Quyết định 75/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

thuộc tính Quyết định 75/2000/QĐ-TTg

Quyết định 75/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:75/2000/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:28/06/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 75/2000/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 75/2000/QĐ-TTG
NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2000 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ VỀ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi;

Căn cứ Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam kèm theo Quyết định này.

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

ĐIỀU LỆ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ)

CHƯƠNG I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.

 

Điều 2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh là Deposit Insurance of Vietnam, viết tắt là DIV.

 

Điều 3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tư cách pháp nhân; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội; có vốn điều lệ do Nhà nước cấp là 1.000 tỷ đồng Việt Nam và được bổ sung từ nguồn thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng nhà nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; có bảng cân đối tài sản và được lập các quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Điều 4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn, tự bù đắp chi phí và được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.

 

Điều 5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quản trị và điều hành bởi Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc.

 

Điều 6. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.

CHƯƠNG II
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

MỤC I
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

 

Điều 7. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sau:

1. Thu phí bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

2. Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền.

3. Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

4. Cho vay hỗ trợ, bảo lãnh cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vay vốn để có nguồn chi trả tiền gửi và mua lại nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ. Tổng mức vốn dùng để thực hiện các nghiệp vụ này do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt nam quyết định.

5. Vay vốn của các tổ chức tín dụng và tổ chức khác để giải quyết khó khăn tạm thời về vốn hoạt động. Trong trường hợp cần thiết việc vay vốn này được thực hiện với sự bảo lãnh của Chính phủ.

6. Tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường năng lực hoạt động.

7. Trong trường hợp đặc biệt, khi gặp khó khăn về vốn hoạt động, được vay hoặc tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước.

8. Được mua trái phiếu Chính phủ; trái phiếu, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng nhà nước; gửi tiền tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng nhà nước nhằm bảo đảm an toàn vốn, bảo tồn vốn, bù đắp chi phí. Việc sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các trái phiếu, tín phiếu trên đây do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định.

9. Tổ chức tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi đối với công chúng; hướng dẫn, đào tạo, tư vấn về các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi và các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm tiền gửi. Thực hiện dịch vụ trao đổi thông tin phục vụ cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

10. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

 

MỤC II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 8. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiệm vụ:

1. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng đúng mục đích vốn, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao.

2. Thực hiện cam kết về chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán.

3. Thực hiện các cam kết đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và các cam kết khác thuộc trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

4. Hoạt động theo đúng quy định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và Điều lệ này; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi; giữ bí mật số liệu tiền gửi và các tài liệu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động về bảo hiểm tiền gửi phù hợp với nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao.

6. Nghiên cứu và đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.

7. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

8. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

9. Chịu sự kiểm tra và tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, báo cáo và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo đó.

 

Điều 9. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quyền:

1. Quản lý, sử dụng vốn điều lệ; vốn bổ sung từ nguồn thu phí của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và nguồn vốn tiếp nhận, đi vay theo quy định.

2. Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý theo quy định pháp luật.

3. Yêu cầu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp tài liệu, thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động, kinh doanh theo định kỳ hay đột xuất; thực hiện các biện pháp chấn chỉnh vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và nguy cơ mất khả năng chi trả.

4. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

5. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước có biện pháp xử lý đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả.

6. Chấm dứt bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi.

7. Tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản.

8. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi.

9. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

10. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ VÀ ĐIỀU HÀNH

 

Điều 10. Bộ máy tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm có Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành gồm Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

 

MỤC I
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT

 

Điều 11. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định của Điều lệ này.

 

Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị

1. Nhận vốn, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển dài hạn về bảo hiểm tiền gửi.

3. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

4. Thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án vay, sử dụng vốn tài trợ đặc biệt của Chính phủ và phương án thay đổi mức phí bảo hiểm tiền gửi và mức tiền được bảo hiểm tối đa.

5. Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; phương án vay và sử dụng vốn vay của các tổ chức khác.

6. Phê duyệt phương án hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và phương án chi trả tiền bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị tuyên bố chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán.

7. Phê duyệt phương án đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Điều lê và quy định tại quy chế quản lý tài chính.

8. Quyết định hoặc trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt phương án hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước.

9. Có ý kiến hoặc kiến nghị với Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh chế độ tài chính và chế độ tiền lương của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

10. Quyết định hoặc đề nghị khen thưởng đối với tổ chức và cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; khen thưởng đối với đơn vị và cá nhân trong Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; thông qua và giám sát thực hiện các quy định về lao động, tiền lương trong nội bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

11. Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

12. Phê duyệt phương án tổ chức bộ máy điều hành, biên chế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; quyết định mở chi nhánh, Văn phòng đai diện của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật thành viên Ban Kiểm soát, Giám đốc chi nhánh, Giám đốc Văn phòng đại diện của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

13. Phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm và kế hoạch đổi mới công nghệ, trang thiết bị của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

14. Thông qua báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

15. Phê duyệt kế hoạch hoạt động của Ban Kiểm soát.

16. Ban hành nội quy về bảo vệ nội bộ và bảo mật trong hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

17. Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về khiếu nại và tố cáo liên quan đến Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

18. Phê duyệt chương trình nghiên cứu và hợp tác khoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi; tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

19. Ban hành Quy chế về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

20. Phê duyệt và quyết định các vấn đề khác theo thẩm quyền.

 

Điều 13. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên chuyên trách là Chủ tịch, một uỷ viên kiêm Tổng giám đốc, một uỷ viên kiêm Trưởng Ban Kiểm soát; hai uỷ viên kiêm nhiệm là Thứ trưởng Bộ Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Hội đồng quản trị hoặc được thay thế hoặc bị miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị trong những trường hợp sau:

a) Khi có quyết định nghỉ hưu, điều chuyển hoặc bố ttrí công tác khác;

b) Xin từ nhiệm nếu có lý do chính đáng;

c) Không đủ năng lực đảm nhiệm công việc;

d) Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị quy định tại Điều 12 của Điều lệ này.

4. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị:

a) Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ ít nhất mỗi quý một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Khi cần thiết Hội đồng quản trị có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc của Tổng giám đốc, hoặc của Trưởng Ban Kiểm soát, hoặc do thành viên khác của Hội đồng quản trị đề nghị được Chủ tịch Hội đồng quản trị chấp thuận;

b) Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì tất cả các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng, Chủ tịch uỷ quyền cho một thành viên khác trong Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp. Trong trường hợp cần thiết mà không thể tổ chức họp, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể xin ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản;

c) Các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 4/5 tổng số thành viên tham dự;

d) Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị chỉ có hiệu lực khi có ít nhất 3/5 tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành hoặc có ý kiến tán thành bằng văn bản.

Thành viên Hội đồng quản trị có ý kiến thống nhất với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình nhưng vẫn phải chấp hành nghị quyết, quyết định đó và được quyền báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

Nội dung và kết luận của cuộc họp Hội đồng quản trị phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người chủ trì cuộc họp và Trưởng ban Kiểm soát hoặc một thành viên Hội đồng quản trị khác có mặt tại cuộc họp;

đ) Khi Hội đồng quản trị họp để xem xét những vấn đề liên quan đến các Bộ, ngành, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể mời đại diện có thẩm quyền của các Bộ, ngành liên quan dự họp;

e) Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đối với tất cả các đơn vị (các Ban, phòng tại trụ sở Hà Nội, chi nhánh và Văn phòng đại diện) và cá nhân thuộc tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

g) Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị bao gồm tiền lương, phụ cấp và các chi phí hoạt động khác được hạch toán vào chi phí quản lý của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Tổng giám đốc bảo đảm các điều kiện và phương tiện làm việc cần thiết cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và bộ phận giúp việc.

5. Hội đồng quản trị sử dụng bộ máy điều hành và con dấu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ của mình.

 

Điều 14. Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị thành lập bộ máy giúp việc có không quá 5 cán bộ chuyên trách và một số cán bộ bán chuyên trách giúp việc cho các thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định, lựa chọn, thay thế, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và quy định chức năng nhiệm vụ của bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị.

 

Điều 15. Quyền lợi và trách nhiệm của Hội đồng quản trị

1. Các thành viên chuyên trách được xếp lương cơ bản theo ngạch viên chức nhà nước và hưởng lương, tiền thưởng theo quy định của chế độ tiền lương, tiền thưởng như đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

2. Thành viên Hội đồng quản trị không được:

a) Lợi dụng chức vụ để trục lợi hoặc có hành động chiếm đoạt cơ hội hoạt động và làm thiệt hại lợi ích của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

b) Hành động vượt quá quyền hạn của mình quy định trong Điều lệ này.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được:

a) Nhân danh cá nhân để thành lập các doanh nghiệp và tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp đó;

b) Nhân danh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quan hệ hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh do vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con giữ chức danh quản lý, điều hành trong các đơn vị này.

4. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được giữ chức vụ Trưởng phòng kế toán, thủ quỹ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

5. Các thành viên Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trong trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm Điều lệ, quyết định sai hoặc vượt thẩm quyền, lạm dụng chức quyền gây thiệt hại cho hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và nhà nước thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất đối với các thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật.

 

Điều 16. Ban Kiểm soát

1. Ban Kiểm soát có 3 thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm được thành lập để giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều hành hoạt động, chấp hành pháp luật và Điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Các thành viên Ban Kiểm soát (ngoài Trưởng ban) do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát.

2. Thành viên Ban Kiểm soát là người không phải vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng phòng kế toán của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Các thành viên này không được kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy điều hành của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

3. Thành viên Ban Kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Được đào tạo về các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, kinh tế, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng và hiểu biết pháp luật;

b) Có thâm niên công tác về các lĩnh vực nói trên không dưới 5 năm;

c) Không có tiền án, tiền sự.

4. Nhiệm kỳ của thành viên Ban Kiểm soát là 5 năm. Thành viên Ban Kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại. Trong quá trình công tác, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế.

5. Tiền lương, tiền thưởng của các thành viên Ban Kiểm soát thực hiện theo quy định của chế độ tiền lương, tiền thưởng như đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

 

Điều 17. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam kiểm soát toàn bộ hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và pháp luật trong hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm mục dích nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, quyền lợi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; thường xuyên báo cáo với Hội đồng quản trị về kết quả kiểm tra, giám sát và kiến nghị các biện pháp xử lý;

b) Tiến hành công việc một cách độc lập theo trương trình đã được Hội đồng quản trị thông qua;

c) Xem xét trình Hội đồng quản trị giải quyết các khiếu nại của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

d) Ban Kiểm soát được sử dụng bộ máy kiểm soát nội bộ và phương tiện làm việc của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ của mình;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị giao.

 

MỤC II
TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC

 

Điều 18. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc

1. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

2. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc.

3. Văn phòng và các ban, phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.

 

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc

1. Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu đã định. Giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các chi nhánh, Văn phòng đại diện (nếu có) của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Kiến nghị Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác.

2. Sử dụng có hiệu quả và phát triển vốn theo phương án được Hội đồng quản trị phê duyệt.

3. Xây dựng chiến lược phát triển về bảo hiểm tiền gửi, kế hoạch hoạt động hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, dự án hợp tác với nước ngoài, phương án liên kết kinh tế để trình Hội đồng quản trị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện khi đã được phê duyệt.

4. Điều hành các hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

5. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt quy chế và các dịnh mức lao động, tiền lương phù hợp với các quy định chung của Nhà nước.

6. Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc chi nhánh, Giám đốc Văn phòng đại diện Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Trưởng, Phó ban, phòng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Phó Giám đốc chi nhánh, Văn phòng đại diện của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

7. Trình Hội đồng quản trị mô hình tổ chức cùng với biên chế bộ máy và phương án điều chỉnh khi thay đổi và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, Văn phòng đại diện sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt.

8. Trình Hội đồng quản trị phê duyệt quy định về khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

9. Tổ chức điều hành hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo nghị định, quyết định của Hội động quản trị; báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

10. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về việc cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định, trừ những khoản tự nguyện vì mục đích nhân đạo và công ích.

11. Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát; chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản trị.

12. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.

13. Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng thanh toán do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó; sau đó phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

14. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 

MỤC III
CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

 

Điều 20.

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có chi nhánh, Văn phòng đại diện ở những nơi cần thiết. Chi nhánh, Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chi nhánh, Văn phòng đại diện do Tổng giám đốc quy định sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt.

2. Chi nhánh, Văn phòng đại diện là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng nhà nước hoặc Kho bạc Nhà nước.

CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

 

Điều 21. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ tài chính trong hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật.

Năm tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

 

Điều 22. Vốn hoạt động

1. Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:

a) Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 1.000 tỷ đồng, do Nhà nước cấp;

b) Nguồn vốn bổ sung từ thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm;

c) Các nguồn vốn khác.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được sử dụng vốn hoạt động vào các mục đích trái với quy định của pháp luật.

3. Khi có sự tăng hoặc giảm vốn hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối tài sản và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được điều chỉnh trên thực tế.

 

Điều 23. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập và sử dụng các quỹ để bảo đảm cho quá trình hoạt động và phát triển phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Điều 24. Tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

1. Hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi, thực hiện nguyên tắc bảo đảm an toàn và phát triển vốn hoạt động.

2. Chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và các cam kết tài chính khác (nếu có) của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

3. Thực hiện hạch toán, kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định.

4. Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định của pháp luật.

5. Phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê.

6. Chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính và các hoạt động kinh doanh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

7. Chế độ tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ý kiến của Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

8. Chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước.

 

CHƯƠNG V
QUAN HỆ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN VÀ CÁC TỔ CHỨC
CÓ LIÊN QUAN

 

Điều 25. Quan hệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với Bộ Tài chính

1. Chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính về việc tuân thủ các chế độ tài chính, kế toán, tổ chức bộ máy hạch toán, kế toán.

2. Chịu sự quản lý của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu trong các lĩnh vực sau:

a) Xác định vốn và các nguồn lực khác mà Nhà nước giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quản lý, sử dụng;

b) Kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả, phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao trong quá trình hoạt động;

c) Thanh tra, kiểm tra nội dung báo cáo kết quả hoạt động tài chính và quyết toán hàng năm.

3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra về các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.

4. Được quyền đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính có liên quan đến Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

 

Điều 26. Quan hệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong các lĩnh vực:

a) Chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi;

b) Thực hiện các nội dung liên quan khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Chấp hành và phối hợp trong một số lĩnh vực:

a) Giám sát và kiểm tra các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

b) Chế độ thông tin và báo cáo về các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi;

c) Áp dụng các biện pháp xử lý đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

 

Điều 27. Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

1. Giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và có thẩm quyền:

a) Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị khi cần thiết;

b) Nhận các loại báo cáo định kỳ và đột xuất, bao gồm cả báo cáo của Ban Kiểm soát, nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trong trường hợp phát hiện những sai phạm trong các báo cáo, không đồng ý với nội dung nghị quyết của Hội đồng quản trị, thì trực tiếp làm việc với Hội đồng quản trị xem xét để thống nhất xử lý hoặc điều chỉnh lại nội dung nghị quyết, trường hợp các sai phạm trong hoạt động và nội dung Nghị quyết của Hội đồng quản trị trái với Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các văn bản pháp luật khác thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

 

Điều 28. Quan hệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với các Bộ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan này trong các lĩnh vực thuộc chức năng, thẩm quyền pháp luật đã quy định.

 

Điều 29. Quan hệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với chính quyền địa phương các cấp: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước và chấp hành các quy định hành chính của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.

 

Điều 30. Quan hệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật; thúc đẩy và hỗ trợ nhau trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ trong quản lý và kinh doanh.

 

CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 31. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Điều 32. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện điều lệ này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 75/2000/QD-TTg
Hanoi, June 28, 2000
 
DECISION
RATIFYING THE ORGANIZATION AND OPERATION CHARTER OF VIETNAM DEPOSIT INSURANCE
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Government’s Decree No .89/1999/ND-CP of September 1st, 1999 on deposit insurance;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 218/1999/QD-TTg of November 9, 1999 on the establishment of Vietnam Deposit Insurance;
At the proposals of Vietnam State Bank Governor and Vietnam Deposit Insurance�s Managing Board,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the Organization and Operation Charter of Vietnam Deposit Insurance, enclosed herewith.
Article 2.- This Decision takes effect after its signing.
Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the chairman of the Managing Board of Vietnam Deposit Insurance shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung
 
CHARTER
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF VIETNAM DEPOSIT INSURANCE
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 75/2000/QD-TTg of June 28, 2000)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Vietnam Deposit Insurance is a State-run financial organization set up under the Prime Minister’s Decision No. 218/1999/QD-TTg of November 9, 1999, with a view to protecting the legitimate rights and interests of money depositors, contributing to maintaining the stability of organizations participating in deposit insurance as well as the safe and healthy development of banking operations.
Article 2.- Vietnam Deposit Insurance has its international transaction name in English as Deposit Insurance of Vietnam, abbreviated to DIV.
Article 3.- DIV has the legal person status, has its head office located in Hanoi, has its charter capital of 1,000 billion VND allocated by the State and supplemented from the deposit insurance premium amount collected annually and has its own seal; is entitled to open accounts at the State Bank, the State Treasury as well as domestic and foreign credit institutions prescribed by law; has the balance sheet and is entitled to set up funds according to law provisions.
Article 4.- DIV operates for non-profit purposes, ensuring the capital safety, self-financing and enjoying tax exemption according to law provisions.
Article 5.- DIV is managed and administered by the Managing Board, the Control Commission and the general director.
Article 6.- The Communist Party of Vietnam organization as well as socio-political organizations within DIV shall operate according to the Constitution and law.
Chapter II
CONTENTS OF OPERATION, TASKS AND POWERS
SECTION I. CONTENTS OF OPERATION
Article 7.- DIV may conduct the following professional operations:
1. Collecting the deposit insurance premiums from the deposit insured.
2. Paying insurance to money depositors.
3. Monitoring, supervising and inspecting the observance of regulations on deposit insurance and regulations on safety in operation of the deposit insured.
4. Lending capital in support of, and providing guaranty for, the deposit insured to borrow capital for deposit payment, and buying debts of the deposit insured in case such debts are secured by properties under the provisions of the Government’s Decree No.89/1999/ND-CP of September 1st, 1999. The total capital amount used for the performance of these operations shall be decided by DIV’s Managing Board.
5. Borrowing capital from credit institutions and other organizations to settle temporary difficulties regarding its operating capital. When necessary, such capital borrowing shall be effected with the Government’s guaranty.
6. Receiving financial supports from organizations and individuals inside and outside the country to enhance its operating capacity.
7. In special cases of lacking operating capital, borrowing or receiving the special support capital from the State’s source.
8. Buying the Government bonds and the State Bank or State credit institutions’ bonds and credit bills; depositing money at the State Treasury, Vietnam State Bank or State-run credit institutions in order to ensure the capital safety, capital preservation and cover expenses. The use of its idle capital for investment in the above-mentioned bonds and bills shall be decided by DIV’s Managing Board.
9. Organizing propagation on deposit insurance to the public; guiding, training and providing consultancy on deposit insurance operations as well as operations related to deposit insurance. providing information exchange services for DIV’s operations.
10. Carrying out other operations when permitted by the Prime Minister.
SECTION II. TASKS AND POWERS
Article 8.- DIV has the tasks to:
1. Receive, manage and use for the right purposes capital, land and other sources allocated by the State.
2. Fulfill commitments on insurance payment to money depositors when a deposit insured has to terminate its operations under the written decision of the competent State agency and falls into the insolvency.
3. Fulfill commitments to the deposit insured and other commitments which fall under DIV’s responsibility.
4. Operate in strict compliance with the Government’s stipulations on deposit insurance and this Charter; take responsibility for the results of the deposit insurance activities; keep secret the deposit data and documents related to deposit insurance of the deposit insured according to law provisions.
5. Elaborate the development strategy and operation plan on deposit insurance in conformity with the tasks assigned by the Prime Minister.
6. Study and propose to the competent State agencies the promulgation or amendment and/or supplement of the regulations related to deposit insurance activities as well as regulations on safety in banking operations.
7. Renovate and modernize technologies and managerial mode in conformity with the development requirements of DIV.
8. Perform the obligations towards laborers according to the provisions of law.
9. Submit to the inspection and abide by the regulations on examination, inspection and audit by the competent State agencies according to the provisions of law.
10. Observe the State’s regulations on the management of capital, assets and funds as well as the accounting, auditing, statistical and reporting regimes and take responsibility for the accuracy of the reports thereon.
Article 9.- DIV has the right:
1. To manage and use its charter capital; capital supplemented from the source of insurance premiums collected from the deposit insured as well as the sources of capital received and borrowed according to regulations.
2. To assign, lease, mortgage or pledge assets under its management according to law provisions.
3. To request the deposit insured to regularly or irregularly provide documents, information and reports on their operation and business situation; to apply measures for handling the violations of regulations on safety in banking operations and the danger of insolvency.
4. To conduct the regular or irregular inspection of the observance of the Government’s regulations on deposit insurance as well as the regulations on safety in operations of the deposit insured.
5. To propose the State Bank to take measures for dealing with the deposit insured that violate the regulations on safety in banking operations and are in danger of insolvency.
6. To terminate the deposit insurance for the deposit insured that violate the provisions of Clause 1, Article 10 of the Government’s Decree No.89/1999/ND-CP of September 1st, 1999 on deposit insurance.
7. To take part in the management and liquidation of assets of the bankrupt deposit insured.
8. To propose the competent State agencies to elaborate, amend and/or supplement undertakings and policies on deposit insurance.
9. To cooperate with domestic and foreign organizations in order to enhance the operational capacity of DIV and the deposit insured.
10. To select, hire, arrange, employ and train laborers; to choose forms of wage payment and commendation, and exercise other rights prescribed by law.
11. To exercise other rights and powers provided for by law.
Chapter III
ORGANIZATION, MANAGEMENT AND ADMINISTRATION
Article 10.- DIV’s organizational apparatus is composed of the Managing Board, the Control Commission and the executive apparatus, comprising the general director and the assisting apparatus.
Section I. MANAGING BOARD AND CONTROL COMMISSION
Article 11.- The Managing Board shall perform the management function and take responsibility for annual operations of DIV according to the provisions of this Charter.
Article 12.- Tasks and powers of the Managing Board
1. To receive capital, land and other resources assigned by the State.
2. To submit to the Prime Minister for ratification the long-term deposit insurance development strategy.
3. To inspect and supervise operations of DIV.
4. To approve and submit to the Prime Minister for ratification the plan on borrowing and using the Government’s special support capital as well as the plan on adjusting the deposit insurance premium and the maximum insured deposit amount.
5. To ratify the annual operation plan of DIV; and the plan on borrowing and using capital borrowed from other organizations.
6. To approve the plan on support for the deposit insured as well as plan on the payment of insurance money at the deposit insured which are declared to terminate their operations and insolvent.
7. To approve the plan on investment of the temporarily idle capital as prescribed by the Charter as well as the financial management regulations.
8. To decide or submit to the State Bank Governor for decision the plan on cooperation with domestic and foreign organizations.
9. To give its opinions or propose to the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to submit such opinions to the Prime Minister for ratification or adjustment of the DIV’s financial and wage regimes.
10. To decide or propose commendation and reward for organizations and individuals that make great contributions to DIV; to commend and reward units and individuals within DIV; to approve and supervise the implementation of the labor and wage regulations within DIV.
11. To propose the State Bank Governor and the Minister-Head of the Government Commission for Organization and Personnel to submit to the Prime Minister the appointment, dismissal, commendation or discipline of members of the Managing Board and the general director. To submit to the State Bank Governor the appointment, dismissal, commendation or discipline of the deputy general directors of DIV.
12. To ratify the plan on organization of DIV’s executive apparatus and payroll; to decide the opening of DIV’s branches and representative offices as well as the section assisting the Managing Board; to decide the appointment, dismissal, commendation or discipline of members of the Control Commission, directors of branches and representative offices of DIV.
13. To ratify the annual financial plan and plan on renovation of DIV’s technologies and equipment.
14. To approve DIV’s annual financial statements and operation reports.
15. To ratify the operation plan of the Control Commission.
16. To issue regulations on internal protection and confidentiality in the operations of DIV.
17. To handle complaints and denunciations related to DIV according to its competence or report such to the competent authorities for handling.
18. To ratify the scientific- technical research and cooperation programs in service of the deposit insurance activities; to organize the personnel training and fostering.
19. To issue the Regulation on organization and operation of DIV’s Managing Board.
20. To ratify and decide other issues according to its competence.
Article 13.- Organizational structure and working regime of the Managing Board
1. DIV’s Managing Board is composed of 5 members, including 3 full-time members being its chairman, the general director and the head of the Control Commission; and 2 part-time members being a Vice-Minister of Finance and a Deputy Governor of the State Bank.
2. The Managing Board’s term is 5 years. The members of the Managing Board may be re-appointed. A member of the Managing Board may be replaced or dismissed at the proposal of the chairman of the Managing Board in the following cases:
a/ He/she gets a decision on retirement, job transfer or other posting;
b/ He/she asks for resignation with plausible reasons;
c/ He/she is no longer capable of performing his/her duty;
d/ He/she has breached law or DIV’s Charter.
3. The chairman of the Managing Board shall have to organize the performance of tasks and exercise of powers of the Managing Board as prescribed in Article 12 of this Charter.
4. Working regime of the Managing Board:
a/ The Managing Board adopts the collective working regime and regularly meets at least once a quarter to consider and decide matters within its tasks and powers. When necessary, the Managing Board may hold extraordinary meetings at the request of its chairman or the general director, or the head of the Control Commission or at the request of other member(s), with the consent of the chairman;
b/ The chairman of the Managing Board shall convene and chair all its meetings. In case of his absence with plausible reasons, the chairman may authorize another member of the Managing Board to convene and chair a meeting. Where a meeting is necessary but cannot be held, the chairman of the Managing Board may ask for written opinions of the other members;
c/ All meetings of the Managing Board must be attended by at least 4/5 of the total of its members;
d/ The Managing Board’s resolutions and decisions shall take effect only when they are voted for or approved in writing by at least 3/5 of the total number of the Managing Board members.
If a member of the Managing Board disagrees with the Managing Board’s resolution(s) or decision(s), he/she may reserve his/her opinion but still has to abide by such resolution(s) or decision(s) and can report such to the competent State agency for settlement.
The contents and conclusions of a meeting of the Managing Board must be recorded in a minutes signed by the meeting’s chairman as well as the head of the Control Commission or another member of the Managing Board who is present at the meeting;
e/ When DIV’s Managing Board meets to consider issues related to different ministries and/or branches, it may invite competent representatives of such ministries or branches to attend the meeting;
f/ The resolutions and decisions of the Managing Board shall be binding to all units (departments and sections at the head office in Hanoi, branches and representative offices) and individuals within DIV;
g/ The expenses for operations of the Managing Board, the Control Commission as well as the assisting section of the Managing Board, including wages, allowances and other operational expenses, shall be accounted into DIV’s managerial costs. The general director shall ensure necessary working conditions and facilities for the Managing Board, the Control Commission and the assisting section.
5. The Managing Board shall use the DIV’s executive apparatus and seal to perform its tasks.
Article 14.- Assisting section of the Managing Board
The Managing Board shall set up an assisting section composed of no more than 5 full-time and a number of part-time cadres who shall assist the part-time members of the Managing Board. The chairman of the Managing Board shall decide, select, replace, reward or discipline the personnel and determine the functions as well as tasks for the assisting section of the Managing Board.
Article 15.- Interests and responsibilities of members of the Managing Board
1. The full-time members shall be paid with the basic salary according to scale of State employee ranks and grades and enjoy wages as well as bonuses according to the wage and bonus regime prescribed for DIV.
2. The members of the Managing Board must not:
a/ Abuse their positions for self-seeking or commit acts of appropriating operational opportunities and causing harm to DIV’s interests;
b/ Act beyond their competence provided for in this Charter.
3. The chairman of the Managing Board and the general director of DIV are not allowed to:
a/ Set up enterprises in their own names, and take part in the management and administration of such enterprises;
b/ Establish, in the name of DIV, relations through economic contracts with private enterprises, limited liability companies, joint-stock companies or partnerships where their husbands, wives, parents or offspring hold the managerial or executive positions.
4. The wives, husbands, parents, offspring and siblings of the chairman or members of DIV’s Managing Board or general director are not allowed to hold the positions of chief accountant and cashier of DIV.
5. Members of the Managing Board shall take responsibility before law for resolutions and decisions of the Managing Board. Any member who fails to fulfil his/her assigned tasks, violates the Charter, makes wrong or ultra vires decisions or abuses his/her powers, thus causing harm to DIV’s operations and the State, shall have to take responsibility and pay material compensation for the damage he/she has caused according to the provisions of law.
Article 16.- Control Commission
1. The Control Commission, which is composed of 3 full-time and a number of part-time members, is set up to assist the Managing Board in supervising and inspecting all DIV’s activities, including the management of operations and observance of law and its Charter. The members of the Control Commission (except for its head) shall be appointed and dismissed by the chairman of the Managing Board at the proposal of the Control Commission’s head.
2. A member of the Control Commission must not be the wife, husband, father, mother, offspring or sibling of the general director, deputy general director or chief accountant of DIV. Such members must not concurrently hold any positions in DIV’s executive apparatus.
3. Members of the Control Commission must fully meet the following criteria:
a/ Having been trained in the fields of accountancy, auditing, economics, insurance, finance or banking and having law knowledge;
b/ Having worked in the above-mentioned fields for not less than 5 years;
c/ Having no criminal records.
4. A term of a Control Commission member is 5 years. The Control Commission members may be re-appointed. During their work, if failing to fulfil their tasks, they shall be replaced.
5. Wages and bonuses of the Control Commission members shall comply with the provisions of the wage and bonus regime prescribed for DIV.
Article 17.- The Control Commission shall take responsibility before DIV’s Managing Board for the control of all DIV’s operations and have the following tasks and powers:
a/ To inspect and supervise the observance of undertakings, resolutions and decisions of the Managing Board and laws in the DIV’s operations, with a view to raising the efficiency of DIV’s operations, ensuring safety for the State’s assets as well as interests of the DIV and the deposit insured; to regularly report to the Managing Board on the results of inspection and supervision, and propose handling measures;
b/ To carry out its work independently under the program already ratified by the Managing Board;
c/ To consider complaints of organizations and individuals, which are related to DIV’s operations before submitting them to the Managing Board for settlement;
d/ To use DIV’s internal control apparatus and working facilities to perform its tasks;
e/ To perform other tasks assigned by the Managing Board.
Section II. GENERAL DIRECTOR AND ASSISTING APPARATUS
Article 18.- General director and assisting apparatus
1. The general director shall represent the legal person of DIV, take responsibility before the Managing Board and law for the administration of DIV’s operations.
2. The deputy general directors shall assist the general director in running one or a number of fields of operation of DIV under the general director’s assignment and be answerable to the general director.
3. DIV’s office, its professional and specialized departments and sections shall have the function of advising and assisting the Managing Board and the general director in managing and running the work.
Article 19.- Tasks and powers of the general director
1. To sign, together with the chairman of the Managing Board, the reception of capital (including debts), land and other resources assigned by the State for management and use by the DIV according to the set objectives. To allocate resources received from the State to DIV’s branches and representative offices (if any) according to the plan approved by the Managing Board. To propose to the Managing Board the plan on adjustment of capital and other resources.
2. To efficiently use and develop capital under the plan approved by the Managing Board.
3. To elaborate DIV’s deposit insurance development strategy and annual operation plan, projects on cooperation with foreign countries and plan on economic partnership, submit them to the Managing Board and the competent State authorities and organize the implementation thereof when they are ratified.
4. To administer the DIV’s operations and take responsibility for its operations’ results.
5. To work out and submit to the Managing Board for ratification the regulations, labor and wage norms in conformity with the general regulations of the State.
6. To propose the Managing Board to appoint, dismiss, reward or discipline the directors of DIV’s branches or representative offices. To decide the appointment, dismissal, reward or discipline of the heads and deputy heads of DIV’s departments and sections as well as the deputy directors of DIV’s branches or representative offices.
7. To submit to the Managing Board the organizational model together with the apparatus staff and adjustment plan therefor in case of any changes, and organize the realization thereof after they are ratified. To issue the Regulation on organization and operation of the branches and representative offices after it is ratified by the Managing Board.
8. To submit to the Managing Board for ratification the regulations on commendation and discipline applicable within DIV.
9. To organize the administration of DIV’s operations according to the resolutions and decisions of the Managing Board; to report to the Managing Board and the competent State agencies on the results of DIV’s operations.
10. To refuse and denounce all requests of any individuals or organizations to supply resources not prescribed by law, except for voluntary contributions for charity and public-utility purposes.
11. To fully supply documents at the request of the Managing Board and the Control Commission; to prepare documents for meetings of the Managing Board.
12. To submit to the inspection and supervision of the performance of his/her executive tasks by the Managing Board, the Control Commission and the competent State bodies.
13. To decide the application of measures beyond his/her jurisdiction in urgent cases (the deposit insured become insolvent due to natural calamities, enemy sabotage, fires or incidents) and take responsibility for such decisions; then to report immediately such to the Managing Board and the competent State bodies.
14. To exercise other rights prescribed by law.
Section III. BRANCHES, REPRESENTATIVE OFFICES
Article 20.-
1. The DIV may set up its branches and/or representative offices where necessary. Such branches and representative offices shall be DIV’s dependent units. Their functions, tasks and powers shall be determined by the general director after they are approved by the Managing Board.
2. The branches and representative offices shall be the dependent cost-accounting units that have their own seals and be entitled to open their own accounts at the State Bank, State-run credit institutions or State Treasury.
Chapter IV
FINANCE OF DEPOSIT INSURANCE OF VIETNAM
Article 21.- DIV is an independent cost-accounting unit with financial autonomy in its operations in accordance with the provisions of law.
A fiscal year of DIV starts on January 1st and ends on December 31 of the solar year.
Article 22.- Operating capital
1. DIV’s operating capital includes:
a/ The charter capital of 1,000 billion VND, allocated by the State;
b/ The capital source added annually from the collected deposit insurance premium amount;
c/ The other capital sources.
2. DIV is not allowed to use its operating capital for purposes contrary to the provisions of law.
3. In case of an increase or decrease of its operating capital, DIV must make the prompt adjustment in its balance sheet and report to the competent State agency on its actually adjusted capital amount.
Article 23.- DIV shall be entitled to set up and use funds to ensure its operation and development process in accordance with the provisions of law.
Article 24.- Finance of DIV
1. To operate on the principle of financial autonomy and self-balancing of its revenues and expenditures, ensuring safety and development of the operating capital.
2. To take responsibility for the payment of debts and fulfillment of other financial commitments (if any) of DIV.
3. To effect the accountancy accounting according to the system of accounting accounts prescribed by the Finance Ministry.
4. To take responsibility for elaboration of DIV’s financial plans, financial statements and balance sheet as prescribed by law.
5. To strictly abide by the Ordinance on Accounting and Statistics.
6. To submit to the inspection and supervision of its finance and business activities by the competent State bodies as prescribed by law.
7. To effect the wage and remuneration regime as well as the expenditure of wage nature of DIV according to the Prime Minister’s decision at the proposal of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and opinions of DIV’s Managing Board.
8. DIV’s financial regime shall be decided by the Prime Minister based on the proposal of the Finance Ministry and opinions of the State Bank.
Chapter V
DIV’S RELATIONSHIPS WITH THE COMPETENT STATE BODIES AND CONCERNED ORGANIZATIONS
Article 25.- DIV’s relationship with the Finance Ministry
1. To submit to the State management by the Finance Ministry over its the observance of the financial and accounting regimes as well as the organization of its accounting and accountancy apparatus.
2. To submit to the management by the Finance Ministry which shall act in its capacity as the agency assigned by the Government to perform a number of functions of the owner in the following domains:
a/ To determine capital and other resources assigned by the State to DIV for management and use;
b/ To inspect the efficient use and development of capital and other resources assigned to DIV in its operation process;
c/ To examine and inspect the contents of the annual financial statements and final account settlements.
3. To submit to examination and inspection of other matters which fall under the competence of the Finance Ministry.
4. To be entitled to propose solutions to financial mechanisms and policies related to DIV.
Article 26.- DIV’s relationship with the Vietnam State Bank
1. To submit to the management by the State Bank in the following domains:
a/ The observance of the regulations on deposit insurance;
b/ The implementation of other relevant contents prescribed by the State Bank Governor;
2. To obey to and coordinate with the latter in a number of domains:
a/ The supervision and inspection of the deposit insured;
b/ The regime of information and reporting on matters related to the deposit insurance activities as prescribed in the Government’s Decree on deposit insurance;
c/ The application of measures to handle the deposit insured.
Article 27.- The Prime Minister authorizes the State Bank Governor:
1. To supervise operations of DIV’s Managing Board and have the competence:
a/ To attend the Managing Board’s meetings when necessary;
b/ To receive regular and irregular reports, including reports of the Control Commission and resolutions of the Managing Board. If detecting any errors in the reports, disagreeing with the contents of the Managing Board resolutions, to work directly with the Managing Board for consideration of the uniform handling or readjustment of such resolutions’ contents. Where the errors in the operations and contents of resolutions of the Managing Board are contrary to the Government’s Decree on deposit insurance and other legal documents, such must be reported to the Prime Minister for consideration and decision.
2. To perform a number of other specific tasks assigned by the Prime Minister.
Article 28.- DIV’s relationship with the ministries and competent State management bodies: DIV shall submit to the State management by these agencies in the fields coming under their respective functions and jurisdiction prescribed by law.
Article 29.- DIV’s relationship with the local administrations of all levels: DIV shall submit to the State management by and observe the administrative regulations of, the People’s Councils and People’s Committees of all levels according to the provisions of law.
Article 30.- DIV’s relationship with the deposit insured: to exercise the rights and perform the functions according to this Charter and the provisions of law; to promote and support each other in the application of scientific and technical progresses in management and business.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 31.- Any amendments and/or supplements to this Charter shall be submitted by DIV’s Managing Board to the Prime Minister for decision.
Article 32.- The chairman of DIV’s Managing Board shall take responsibility for organization of implementation of this Charter.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 75/2000/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất