Thông tư 78/2013/TT-BQP các biện pháp trong phòng, chống mua bán người

thuộc tính Thông tư 78/2013/TT-BQP

Thông tư 78/2013/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định các biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:78/2013/TT-BQP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thành Cung
Ngày ban hành:25/06/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Hình sự

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

Số: 78/2013/TT-BQP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG VÀ CẢNH SÁT BIỂN

TRONG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ;

Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chng mua bán người;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định các biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người như sau:

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định những biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán (gọi tắt là nạn nhân) ở khu vực biên giới, biển và hải đảo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan, đơn vị, cá nhân của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ phòng, chống tội phạm mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân.
2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong phòng, chống tội phạm mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân.
Điều 3. Nguyên tắc tiến hành các biện pháp trong phòng, chống mua bán người
1. Chỉ tiến hành các biện pháp phòng, chống mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan; giải cứu, tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
2. Tiến hành các biện pháp phòng, chống mua bán người phải đảm bảo yêu cầu chính trị, nghiệp vụ, pháp luật; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.
3. Phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống mua bán người.
Điều 4. Kinh phí đảm bảo
1. Nguồn kinh phí thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển do ngân sách nhà nước bảo đảm hàng năm cho Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Cục Cảnh sát biển thống nhất với các cơ quan chức năng quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật.
Chương 2.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
Điều 5. Biện pháp phòng ngừa xã hội
1. Triển khai các kế hoạch, chương trình phòng ngừa tội phạm mua bán người tại khu vực biên giới, biển và hải đảo theo quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, địa bàn quản lý của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng; đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan ở khu vực biên giới, biển và hải đảo.
3. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân ở khu vực biên giới; phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự, phòng ngừa, tố giác tội phạm, xây dựng địa bàn lành mạnh.
4. Cung cấp kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người; thông tin về thủ đoạn mua bán người, hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng, cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống mua bán người.
Điều 6. Biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ
1. Tiến hành các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người.
2. Nghiên cứu đánh giá tình hình, xác định nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm mua bán người trên địa bàn quản lý để chủ động có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh nhằm xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội mua bán người.
3. Phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục, răn đe người phạm tội, người có liên quan đến tội phạm mua bán người, đối tượng có tiền án, tiền sự về mua bán người ở khu vực biên giới, biển và hải đảo.
4. Tổ chức tiếp nhận, xác minh các thông tin, tài liệu, tin báo tố giác tội phạm mua bán người do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật khiếu nại, Luật tố cáo và pháp luật về phòng, chống mua bán người.
5. Tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu, trên biển và hải đảo nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động của tội phạm mua bán người.
6. Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện quản lý an ninh trật tự khu vực biên giới, biển và hải đảo; quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, lưu trú, tạm vắng; quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ để phòng ngừa mua bán người.
7. Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước và hợp tác quốc tế liên quan đến chức năng, nhiệm vụ phòng, chống mua bán người của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển.
8. Tăng cường hợp tác với cơ quan chức năng của các nước có chung đường biên giới trong tuần tra, kiểm soát biên giới, trao đổi thông tin để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người.
9. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi phạm tội mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan.
Điều 7. Phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới, biển và hải đảo.
2. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát theo quy định để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán người, bóc gỡ, triệt phá các đường dây tổ chức tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân, truy bắt đối tượng phạm tội.
3. Tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để xử lý đối tượng phạm tội mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc điều tra, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán người.
5. Phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng triển khai các kế hoạch đấu tranh trấn áp tội phạm, điều tra phát hiện bóc gỡ, triệt phá các đường dây tổ chức tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo thẩm quyền trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống mua bán người.
7. Áp dụng các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của nạn nhân và người thân thích của họ, người tố giác, người làm chứng.
Chương 3.
TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XÁC ĐỊNH VÀ BẢO VỆ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
Điều 8. Tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân
1. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển giải cứu, tiếp nhận nạn nhân do nước ngoài trao trả, tiếp nhận trình báo của nạn nhân tự trở về, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Việc xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu, chứng cứ sau:
a) Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
b) Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
c) Thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
d) Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
đ) Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;
e) Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi liên quan mua bán người cung cấp;
g) Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;
h) Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.
Điều 9. Bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ
1. Nạn nhân được Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển giải cứu, tiếp nhận do nước ngoài trao trả, khi có yêu cầu và có căn cứ cho rằng nạn nhân, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, danh dự, sức khoẻ, nhân phẩm, tài sản thì tùy trường hợp cụ thể và điều kiện thực tế để áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ, bảo đảm an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ theo quy định tại Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012.
2. Người thân thích của nạn nhân bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha kế, mẹ kế, con đẻ, con nuôi, cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu nội; cháu ngoại của nạn nhân.
3. Các biện pháp bảo vệ.
a) Giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ;
b) Giữ bí mật các thông tin đời tư, đặc điểm nhận dạng, nơi cư trú, làm việc, học tập và thông tin khác có liên quan đến người được bảo vệ;
c) Bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc học tập, đi lại của người được bảo vệ và những nơi cần thiết khác;
d) Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ;
đ) Bố trí nơi tạm lánh cho người được bảo vệ;
e) Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
a) Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm thuộc Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng; Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Cụm trưởng Cụm Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Cảnh sát biển thuộc lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp quy định tại Khoản 3 Điều này và tổ chức thực hiện.
Khi cấp trưởng quy định tại điểm này vắng mặt, thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
b) Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ quy định tại điểm a Khoản 4 Điều này có quyền yêu cầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ.
Điều 10. Hỗ trợ nạn nhân
1. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển khi giải cứu hoặc chủ trì tiếp nhận nạn nhân do nước ngoài trao trả, có trách nhiệm hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong trường hợp cần thiết theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm:
a) Bố trí chỗ ở tạm thời, hỗ trợ ăn, mặc và các vật dụng thiết yếu khác;
b) Chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ tâm lý xóa bỏ mặc cảm;
c) Hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường, hướng dẫn làm thủ tục nhận chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật đối với nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú.
2. Nạn nhân không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, sau khi tiếp nhận, làm các thủ tục chuyển ngay nạn nhân đến cơ quan chức năng để thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân theo quy định.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này.

 Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đầu mi trực thuộc Bộ;
- Văn phòng BQP (NCTH);
- Vụ Pháp chế BQP;
- Công báo;
- Lưu: VT; Th78b.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tưng Nguyễn Thành Cung

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất