Quyết định 139/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 1998 - 2000

thuộc tính Quyết định 139/1998/QĐ-TTg

Quyết định 139/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 1998 - 2000
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:139/1998/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:31/07/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 139/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 139/1998/QĐ-TTG
NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 1998 PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ 1998-2000

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 743/TTg ngày 14 tháng 11 năm 1995 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phòng, chống và kiểm soát ma túy giai đoạn 1996 - 2000;

Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban Quốc gia phòng chống ma túy tại tờ trình số 60/UBQG ngày 18 tháng 4 năm 1998 về việc đề nghị phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma túy 1998 - 2000,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma túy 1998 - 2000 (kèm theo Quyết định này).

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng chống ma túy, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 


CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
PHÒNG, CHỐNG MA TUỲ GIAI ĐOẠN 1998-2000

(Ban hành kèm theo Quyết định số 139/1998/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 7 năm 1998)

 

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1996-2000; trên cơ sở "Kế hoạch tổng thể phòng, chống và kiểm soát ma tuý giai đoạn 1996-2000", Thủ tướng Chính phủ quyết định triển khai "Chương trình hành động phòng, chống ma tuý 1998-2000" với các mục tiêu, các giải pháp và kế hoạch cụ thể như sau:

 

I. MỤC TIÊU

 

1. Quán triệt phương châm phòng ngừa là chính, nâng cao ý thức tự giác của nhân dân tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, chú trọng vai trò của gia đình trong việc phòng, chống ma tuý; tổ chức cai nghiện có hiệu quả; chặn đứng phát sinh mới tệ nạn nghiện ma tuý, giảm dần (không thấp hơn 50% số nghiện hiện có); đến năm 2000 xoá bỏ về cơ bản tệ nghiện ma tuý đặc biệt là trong học sinh, sinh viên và trẻ em vi thành niên.

2. Không để tái trồng cây thuộc phiện, cây cần sa; đến năm 2000 xoá cơ bản diện tích cây thuốc phiện, cây cần sa còn lại ở Việt Nam.

3. Ngăn chặn có hiệu quả việc buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, quản lý và kiểm soát chặt chẽ các tiền chất; điều tra, khám phá, truy tố, xét xử nghiêm các tội phạm về ma tuý. Xoá bỏ cơ bản các tụ điểm sử dụng trái phép các chất ma tuý.

 

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

 

1. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền:

a) Xây dựng kế hoạch giáo dục tuyên truyền phòng, chống ma tuý phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương.

b) Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền miệng, các loại hình văn hoá nghệ thuật nhằm nâng cao trách nhiệm của các gia đình, nhà trường, cơ quan, xí nghiệp, các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở, làm chuyển biến nhận thức của nhân dân về tác hại của ma tuý, tạo ra phong trào toàn dân lên án tệ nạn này. Mở chuyên mục phòng, chống ma tuý định kỳ hàng ngày, hàng tuần trên Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các báo. Thành lập các đội tuyên truyền xung kích do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì kết hợp với Công an và các ngành có liên quan để tuyên truyền về phòng, chống ma tuý đặc biệt là tuyên truyền trong thanh thiếu niên.

c) Tăng cường công tác truyền thông trực tiếp. Đưa nội dung phòng, chống ma tuý vào hoạt động của các Nhà văn hoá thông tin, Trung tâm thông tin - triển lãm, các đội thông tin lưu động, các đội tuyên truyền xung kích, các câu lạc bộ. Coi trọng các hình thức văn nghệ nhỏ, nhẹ như kịch ngắn, tiểu phẩm, tấu, hề chèo, ngâm thơ, tranh châm biếm,... Củng cố các trạm, hệ thống truyền thanh ở xã, phường, nông lâm trường, xí nghiệp, đơn vị, lực lượng vũ trang nhân dân. Để tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách pháp luật về phòng chống ma tuý. Xây dựng các cụm thông tin cổ động ở những nơi tập trung đông dân để kịp thời thông tin về tác hại của ma tuý và kết quả phòng, chống ma tuý ở địa phương.

d) Xây dựng những tác phẩm nghệ thuật điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, sân khấu có chất lượng cao, tổ chức triển lãm về chủ đề phòng, chống ma tuý để phổ biến rộng rãi.

e) Lồng ghép chương trình giáo dục phòng, chống ma tuý với các chương trình mục tiêu khác. Tạo điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động thể thao, vui chơi lành mạnh để thu hút thanh thiếu niên. Đưa các nội dung giáo dục phòng, chống ma tuý vào giảng dạy nội hoặc ngoại khoá trong nhà trường phù hợp với mục tiêu đào tạo của các cấp học, bậc học. Thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma tuý trong nhà trường.

g) Nghiên cứu, biên doạn tài liệu "Những vấn đề cơ bản về công tác phòng, chống ma tuý" để phổ biến rộng rãi trong toàn dân.

2. Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các tiền chất và xoá bỏ trồng cây có chất ma tuý.

a) Bổ sung và thực hiện nghiêm quy chế quản lý các loại thuốc có chứa chất ma tuý và tiền chất được sử dụng hợp pháp cho mục đích y học, nghiên cứu khoa học công nghệ. Tăng cường trách nhiệm những cơ quan y tế về kiểm soát chất ma tuý hợp pháp. Thực hiện có hiệu quả các dự án về quản lý tiền chất ở Việt Nam. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, buôn bán, phân phối, sử dụng và vận chuyển các loại thuốc có chứa chất hướng thần.

b) Hưởng ứng kế hoạch bỏ trồng cây ma tuý trái phép và phát triển cây thay thế do Liên hợp quốc phát động; tiếp tục vận động, thuyết phục đồng bào các dân tộc vùng cao đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển hướng sản xuất, lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội và các dự án khác trên cùng địa bàn để thay thế cây thuốc phiện, phấn đấu đến năm 2000 xoá bỏ về cơ bản và không để tái trồng cây thuốc phiện và cây cần sa.

c) Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các dự án hợp tác quốc tế thí điểm phát triển kinh tế - xã hội thay thế cây thuốc phiện tại các vùng trọng điểm huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) và huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La).

3. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý.

a) Tập trung lực lượng phát hiện, điều tra, khám phá, ngăn chặn các tổ chức buôn lậu ma tuý. Tăng cường sự phối hợp giữa Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu biên giới, bến cảng, sân bay, hải phận, quốc lộ... và các tuyền đường buôn lậu ma tuý khác. Phối hợp với các cơ quan chống ma tuý quốc tế đấu tranh chống buôn lậu ma tuý quốc tế và rửa tiền.

b) Xoá bỏ các tụ điểm tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý. Trong năm 1998-1999 chú trọng xoá các tụ điểm tổ chức sử dụng ma tuý tại các thành phố, thị xã, thị trấn.

c) Quản lý chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, sử dụng các loại tiền chất, hoá chất có thể sử dụng để sản xuất ma tuý. Ngăn chặn việc buôn bán, sử dụng Amphetamine (ATS) đặc biệt trong thanh thiếu niên.

đ) Thực hiện có hiệu quả dự án về nâng cao năng lực cơ quan hành pháp kiểm soát ma tuý của Tổng cục Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an) và Tổng cục Hải quan. Tăng cường năng lực chiến đấu, hiện đại hoá trang bị, phương tiện làm việc của các đơn vị Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh phòng, chống ma tuý. Tập trung xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an thành lực lượng chủ công trong đầu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý ở Việt Nam.

e) Xây dựng chuyên khoa đào tạo cán bộ phòng, chống ma tuý tại Học viện Cảnh sát nhân dân và các trường Cảnh sát nhân dân do Bộ Công an quản lý để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phòng, chống ma tuý cho các ngành Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội,...

g) Nâng cao năng lực nghiên cứu phân tích các chất ma tuý của các cơ sở giám định tư pháp thuộc Bộ Công an và Bộ Y tế thông qua cung cấp thiết bị và đào tạo cán bộ. Xây dựng Trung tâm quốc gia giám định ma tuý trong Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.

h) Phối hợp chặt chẽ giữa Văn phòng Interpol Việt Nam và tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) và Cảnh sát các nước trong khu vực Đông Nam á (ASEANAPOL) về việc trao đổi thông tin, thu thập tin tức, truy nã tội phạm ma tuý.

4. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý.

a) Phát huy vai trò gia đình và các tổ chức xã hội, tổ chức cai nghiện ma tuý tại cộng đồng, kết hợp công tác cai nghiện ma tuý với việc xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Củng cố các trung tâm cai nghiện ma tuý ở huyện và tỉnh, phổ biến các mô hình cai nghiện tốt. Xây dựng hai trung tâm cai nghiện ma tuý khu vực do Trung ương quản lý; tập trung cai nghiện có hiệu quả cho những phạm nhân nghiện ma tuý đang cải tạo trong các trại giam.

b) Xây dựng và ban hành quy trình cai nghiện thống nhất trên toàn quốc. Nghiên cứu áp dụng các phương pháp cai nghiện và thuốc cai nghiện có hiệu quả cao; nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho những người nghiện ma tuý tại cơ sở chữa bệnh và tại cộng đồng dân cư.

c) Tiếp tục thực hiện kế hoạch số 1413/LN ngày 15 tháng 10 năm 1996 của Liên ngành: Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về "phối hợp liên ngành về phòng ngừa và đấu tranh chống nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên" để năm 2000 xoá bỏ về cơ bản tệ nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên. Năm 1998-1999 tập trung làm giảm tệ nạn này ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.

5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma tuý.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma tuý, trong đó tập trung hoàn thành dự án Luật Phòng chống ma tuý để trình Quốc hội vào năm 2000; bổ sung, sửa đổi Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính... Trong quá trình này, cần chú ý đến sự phù hợp với các Công ước quốc tế.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý.

a) Đàm phán, ký kết các hiệp định hợp tác phòng, chống ma tuý với các nước, trước hết với các nước có chung đường biên giới như Campuchia, Lào, Trung Quốc, các nước ASEAN, các nước Đông á, Mỹ và Châu Âu.

b) Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án phòng, chống ma tuý giữa 6 nước Đông á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Myanma, Thái Lan).

c) Tăng cường hợp tác với Chương trình kiểm soát ma tuý quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP), Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) và các tổ chức quốc tế khác trong công tác phòng, chống ma tuý.

d) Thực hiện các nghĩa vụ về hợp tác quốc tế theo tinh thần 3 Công ước 1961, 1971, 1988 về phòng, chống ma tuý của Liên Hợp quốc.

đ) Tổ chức tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm với các nước, tham gia các Hội nghị, Hội thảo quốc tế về phòng, chống ma tuý nhằm nâng cao trình độ cán bộ và hiệu quả công tác phòng, chống ma tuý ở Việt Nam.

 

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

 

1. Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý.

Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý giúp Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống ma tuý; tổ chức việc phối hợp các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác phòng, chống ma tuý; công tác thi đua, khen thưởng về công tác phòng, chống ma tuý. Văn phòng Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý là bộ máy giúp Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý có trách nhiệm tổng hợp tình hình về công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý, xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác chung về phòng, chống ma tuý dài hạn và ngắn hạn; lập kế hoạch kiểm tra trình Uỷ ban quốc gia; quản lý ngân sách Nhà nước dành cho công tác phòng, chống ma tuý. Là đầu mối quan hệ quốc tế về công tác phòng, chống ma tuý.

2. Bộ Công an

Chủ trì phối hợp với các cơ quan Hải quan, Bộ đội Biên phòng trong đầu tranh chống các tội phạm về ma tuý. Chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân tập trung đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý. Tổ chức các cơ quan giám định hình sự các chất ma tuý thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Phối hợp, hỗ trợ các Bộ, ngành trong công tác phòng, chống ma tuý. Phối hợp với cơ quan cảnh sát và các lực lượng phòng, chống ma tuý của các nước trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý quốc tế. Tổ chức cai nghiện ma tuý cho các phạm nhân nghiện ma tuý đang thụ lý trong các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ thuộc Bộ Công an quản lý.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chỉ đạo và quản lý thống nhất các Trung tâm cai nghiện ma tuý tập trung cấp tỉnh; tổ chức giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng đã cai nghiện. Xây dựng đề án Trung tâm cai nghiện khu vực do Trung ương quản lý. Chỉ đạo thực hiện các dự án về cai nghiện ma tuý.

4. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.

Chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thay thể cây thuốc phiện, cây cần sa gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bào miền núi chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở những vùng xoá bỏ cây thuốc phiện. Chủ trì chỉ đạo thực hiện các dự án thay thế cây thuốc phiện, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo công tác phòng, chống nghiện ma tuý ở vùng núi, vùng dân tộc ít người.

5. Bộ Y tế.

Chỉ đạo nghiên cứu, quản lý sản xuất thuốc cai nghiên và nghiên cứu phương pháp cai nghiện ma tuý; tổ chức khám chữa bệnh cho những người nghiện ma tuý tại cơ sở chữa bệnh hoặc tại cộng đồng dân cư; quản lý và kiểm soát việc sử dụng thuốc phiện và các thuốc gây nghiện khác vào sản xuất được phẩm và nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước. Chủ trì chỉ đạo thực hiện dự án quản lý tiền chất, dự án về các phương pháp giảm cầu ma tuý và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo đưa nội dung giáo dục phòng, chống ma tuý vào chương trình nội hoặc ngoại khoá ở các trường học. Chủ trì đẩy mạnh thực hiện công tác giáo dục phòng, chống ma tuý trong học sinh, sinh viên. Chủ trì thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma tuý trong nhà trường.

7. Bộ Văn hoá - Thông tin

Chỉ đạo thống nhất và kiểm tra, giám sát các cơ quan, đoàn thể làm công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về tác hại của ma tuý và các chủ trương, biện pháp phòng, chống ma tuý. 8. Bộ Tài chính

Phối hợp với Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý đảm bảo đủ và kịp thời nguồn kinh phí chi từ ngân sách Nhà nước theo dự toán hàng năm cho các Bộ, ngành, địa phương; phối hợp kiểm tra, giám sát việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo những quy định hiện hành của Nhà nước.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm cho công tác phòng, chống ma tuý; huy động các nguồn lực khác ở trong và ngoài nước phục vụ cho công tác này; phối hợp phân bổ và quản lý các dự án phòng, chống ma tuý.

10. Tổng cục Hải quan.

Phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng chỉ đạo kiểm soát và ngăn chặn việc vận chuyển ma tuý trái phép vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.

11. Bộ Quốc phòng

Chỉ đạo lực lượng Quân đội nhân dân đặc biệt là Bộ đội Biên phòng phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, Hải quan và các ngành trong công tác phòng, chống ma tuý.

12. Bộ Tư pháp

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức xã hội liên quan hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy pháp luật về phòng, chống ma tuý. Tham gia xây dựng Luật Phòng chống ma tuý. Tổ chức giáo dục pháp luật phòng, chống ma tuý.

 

13. Bộ Ngoại giao

Phối hợp với các Bộ, ngành thành viên Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý.

14. Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam

Phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức phòng, chống lạm dụng ma tuý trong trẻ em.

15. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao tăng cường chỉ đạo công tác truy tố, xét xử các vụ án ma tuý.

16. Đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,.... tăng cường tổ chức, chỉ đạo các tổ chức thành viên; phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức giáo dục phòng, chống ma tuý tại cộng đồng trong công nhân viên chức, trong học sinh, sinh viên và trong gia đình; gắn giáo dục phòng, chống ma tuý với giáo dục phòng, chống mại dâm, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.

17. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống, kiểm soát ma tuý tại địa phương mình.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Tăng cường công tác chỉ đạo và quản lý hoạt động phòng, chống ma tuý.

a) Tăng cường vai trò chỉ đạo của Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý. Thiệt lập hệ thống thông tin quản lý (MIS), giúp lãnh đạo Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý điều phối, giám sát và thực hiện các Chương trình phòng, chống ma tuý.

b) Tăng cường năng lực thu thập thông tin, phân tích số liệu về ma tuý và hoạt động của Văn phòng Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý.

c) Xuất bản Tạp chí "Phòng chống ma tuý" cơ quan thông tin, hướng dẫn công tác phòng, chống ma tuý của Uỷ ban gia phòng, chống ma tuý.

2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức làm công tác phòng, chống ma tuý ở các ngành, các cấp:

a) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hải quan tập trung xây dựng và từng bước hiện đại hoá trang bị, phương tiện của các đơn vị thuộc quyền làm công tác chống tội phạm ma tuý; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội củng cố các cơ sở cai nghiện ma tuý để đến năm 2000 theo kịp trình độ các nước trong khu vực ASEAN.

b) Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội có nhiều hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý, lập Ban Chỉ đạo phòng, chống ma tuý do 1 đồng chí Thứ trưởng (hoặc tương đương) làm Trưởng ban. Có cán bộ chuyên trách giúp việc thuộc biên chế của Bộ, ngành.

c) Ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban, coi nhiệm vụ phòng, chống ma tuý là nhiệm vụ trọng tâm, Giám đốc Công an làm Phó trưởng ban thường trực về phòng, chống ma tuý, các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các ngành, đoàn thể như Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý ở Trung ương. Cơ quan thường trực đặt tại Công an tỉnh, giúp việc Ban chỉ đạo có một số cán bộ chuyên trách thuộc biên chế của Công an tỉnh, thành phố và một số cán bộ kiêm nhiệm của các Sở, Ban, ngành, thành viên.

d) Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban, Trưởng Công an quận, huyện làm Phó Trưởng ban chỉ đạo về phòng, chống ma tuý. Thường trực Ban chỉ đạo đặt tại Đội tham mưu tổng hợp Công an quận, giúp việc Ban Chỉ đạo có một số cán bộ chuyên trách thuộc biên chế của Công an cấp huyện và một số cán bộ kiêm nhiệm thuộc biên chế của các cơ quan thành viên ban Chỉ đạo.

e) ở các xã, phường, thị trấn đã có Ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là Trưởng ban, Trưởng Công an phường, xã làm Phó Trưởng ban về phòng, chống ma tuý, có một số cán bộ Công an phường, xã kiêm nhiệm giúp việc.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phòng, chống ma tuý các ngành, các cấp do Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện theo hướng dẫn của Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý.

3. Kinh phí phòng, chống ma tuý.

Tiếp tục thực hiện điểm 4 Điều 1 Quyết định số 743/TTg ngày 14 tháng 11 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ "về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phòng, chống và kiểm soát ma tuý giai đoạn 1996-2000" và căn cứ vào công tác phòng, chống ma tuý, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định kinh phí chi từ ngân sách Nhà nước hàng năm cho công tác phòng, chống ma tuý.

Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đẩy mạnh xã hội hoá công tác này, chỉ đạo huy động thêm các nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước vào công tác phòng, chống ma tuý.

Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch về quản lý kinh phí phòng, chống ma tuý. Uỷ ban quốc gia phòng, chống ma tuý lập chương trình công tác cụ thể từng quý để thực hiện chương trình này.

Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chương trình hành động này để xây dựng Chương trình công tác phòng, chống ma tuý của Bộ, ngành và địa phương mình và sớm báo cáo Chủ tịch Uỷ ban quốc gia.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 139/1998/QD-TTg
Hanoi, July 31, 1998
 
DECISION
RATIFYING THE 1998-2000 PROGRAM OF ACTION FOR DRUG PREVENTION AND COMBAT
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 743-TTg of November 14, 1995 approving the master plan for drug prevention, combat and control in the 1996-2000 period;
At the proposal of the Chairman of the National Anti-Drug Committee in Report No. 60/UBQG of April 18, 1998 requesting the ratification of the 1998-2000 program of action for drug prevention and combat,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the 1998-2000 program of action for drug prevention and combat (attached to this Decree).
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 3.- The Chairman of the National Anti-Drug Committee, the ministers, heads of the ministerial-level agencies, heads of the agencies attached to the Government, presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Phan Van Khai
 
THE 1998-2000 PROGRAM OF ACTION FOR DRUG PREVENTION AND COMBAT
(Issued together with Decision No. 139/1998/QD-TTg of July 31, 1998)
In furtherance of the VIIIth National Party Congress's Resolution and the 1996-2000 socio-economic development plan; based on the "master plan for drug prevention, combat and control in the 1996-2000 period", the Prime Minister has decided to materialize the "1998-2000 program of action for drug prevention and combat" with the following specific objectives, solutions and plans:
I. OBJECTIVES
1. To thoroughly grasp the guiding principle that prevention is the main task, to raise the people's sense of self-consciousness in order to create a widespread mass movement for drug prevention and combat, with attention being paid to the family's role therein; to efficiently organize detoxification for drug addicts; to immediately stay new drug addicts, gradually reduce their number (to no less than 50% of the current number of drug addicts); to basically eliminate by the year 2000 drug addiction, especially among pupils, students and minors.
2. To prevent the re-planting of opium poppy and marijuana; to basically wipe out by the year 2000 the remaining area of opium poppy and marijuana in Vietnam.
3. To efficiently prevent the trafficking and illegal transport of narcotics, closely manage and control pre-substances; to investigate, discover, prosecute and try drug-related crimes. To basically wipe out dens of illegal drug users.
II. MAJOR TASKS AND SOLUTIONS
1. To step up the education and propaganda work:
a/ To work out education and propaganda plans on drug prevention and combat suited to each kind of object and each locality.
b/ To widely popularize on the mass media and orally cultural and artistic forms, aimed at raising the responsibilities of families, schools, agencies, enterprises, branches and levels, especially the grassroots authorities, thus raising the people's awareness of the harms caused by drug, creating an entire people's movement against this evil. To open daily and/or weekly programs/columns on drug prevention and combat on Vietnam Television, the Radio Voice of Vietnam and newspapers. To set up shock propaganda teams with the Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union assuming the prime responsibility in coordination with the police and the concerned branches in order to propagate for drug prevention and combat, particularly among the youth and youngsters.
c/ To enhance the work of direct communication. To include the drug prevention and combat contents into activities of cultural and information houses, information and exhibition centers, the mobile information teams, the shock propaganda teams, clubs. To attach importance to forms of mini- and light artistic performance such as short plays, mini-drama pieces, comic monologue, Cheo (reformed drama) comedy, recital of poems, cartoons, etc. To strengthen the public-addressing systems in communes, wards, agricultural farms, afforestation and logging camps, enterprises, people's armed forces units for dissemination of lines, policies and legislation on drug prevention and combat. To build information and propaganda groups in populated areas in order to promptly supply information on the harms caused by drugs as well as the results of drug prevention and combat in the localities.
d/ To create artistic, cinematographic, music, painting and theatrical works of high quality, organize anti-drug exhibitions for wide-range popularization.
e/ To combine the education program on drug prevention and combat with other target programs. To create material conditions and bases, organize sport activities and healthy entertainment activities to attract young people. To include the drug prevention and combat contents in curricular or extra-curricular teaching program at schools, suited to the training objectives of each educational level and grade. To implement educational projects on drug prevention and combat in schools.
f/ To study and compile document titled "The fundamentals on drug prevention and combat" for widespread dissemination among the population.
2. To closely manage and control pre-substances and wipe out the growing of narcotics-bearing plants
a/ To supplement and strictly abide by the regulation on the management of narcotics-containing medicines and pre-substances which are legally used for medicinal purposes as well as for scientific and technological research. To raise the responsibility of medicinal agencies in the control of legal narcotics. To efficiently implement projects on the management of pre-substances in Vietnam. To tightly control the production, trading, distribution, use and transport of medicines with psychonoptic agents.
b/ To respond the plan on stopping the illegal growing of narcotics-bearing plants and developing alternatives therefor, which is launched by the United Nations; to continue mobilizing and encouraging high-land people to boost socio-economic development, restructure their economy, switch to new production lines in combination with the implementation of socio-economic programs and projects on the same territory for alternatives for opium poppy, striving by the year 2000 to basically eliminate the growing and prevent the re-growing of opium poppy and marijuana.
c/ To efficiently direct the implementation of pilot international cooperation projects on socio-economic development and alternatives for opium poppy in such key areas as Ky Son district (Nghe An province) and Song Ma district (Son La province).
3. To boost the drug-related crime prevention and combat
a/ To concentrate forces on the detection, investigation, discovery and prevention of drug-trafficking organizations. To enhance the coordination between the Police, Customs and Border Guards in tightly controlling border gates, seaports, airports, territorial waters, national highways, etc., and other drug-trafficking lines. To coordinate with international anti-drug agencies in the combat against international drug trafficking and money cleansing.
b/ To wipe out dens of illegal drug users. In 1998-1999 to focus on the clearance of such dens in cities, provincial capitals, towns and townships.
c/ To strictly control the trading, transport and use of pre-substances and chemicals which may be used for the production of drugs. To prevent the trading and use of amphetamine (ATS), especially by teenagers.
d/ To efficiently implement the project on raising capacity of the law enforcement bodies in charge of drug control under the General Department of People's Police (the Ministry of Public Security) and the General Department of Customs. To enhance the combative capability and modernize the equipment and facilities of the Police's, Customs' and Border Guards' units in the drug prevention and combat. To concentrate on building the police forces for drug-related crime prevention and combat under the Ministry of Public Security into a shock force in the struggle for drug-related crime prevention and combat in Vietnam.
e/ To build specialized departments for training anti-drug officers at the People's Police Academy and people's police training schools run by the Ministry of Public Security, in order to train and foster anti-drug officers for the Police, Customs, Border Guards, War Invalids and Social Affairs Services, etc.
f/ To raise the drug-studying and analyzing capability of juridical expertise establishments under the Ministry of Public Security and the Ministry of Heath through the equipment supply and personnel training. To build the national center for drug expertise in the Criminological Institute under the Ministry of Public Security.
g/ To maintain close coordination between the Vietnam Interpol Office, the International Police (INTERPOL) and the Southeast Asian countries' Police (ASEANAPOL) in the exchange and collection of information and hunting of drug-related offenders.
4. To step up and raise the efficiency of detoxification
a/ To bring into full play the role of the family and social organizations and in organizing the detoxification in the community, combining the work of detoxification with the building of new ways of living in population quarters. To consolidate detoxification centers in districts and provinces, popularizing exemplary detoxification models. To set up two regional detoxification centers run by the Central Government; to focus on the efficient detoxification for drug addicts in detention camps.
b/ To formulate and promulgate a nationwide uniform detoxification process. To study the application of detoxification methods and medicines with high efficiency; to raise the quality of medical examination and treatment for drug addicts at medical establishments and population communities.
c/ To continue the implementation of plan No.1413/LN of October 15, 1996 mapped out jointly by the Ministry of the Interior, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, the Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union and the Vietnam Women's Union, on the "inter-branch coordination in the prevention and combat against drug addiction among pupils, students and teenagers" so as by the year 2000 to basically eliminate the drug abuse by pupils, students and teenagers. In 1998-1999, to concentrate on reducing this social vice in Hanoi, Ho Chi Minh City and other big urban areas.
5. To build and perfect the system of legislation on drug prevention and combat.
To perfect the system of legislation on drug prevention and combat with attention to be paid to the finalization of the Bill on Drug Prevention and Combat for submission to the National Assembly by the year 2000; to amend, supplement the Penal Code, the Criminal Procedures Code, the Ordinance on Organization of Criminal Investigation and the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, etc. In this process, attention should be paid to such documents' conformity with the international conventions.
6. To enhance international cooperation on drug prevention and combat
a/ To negotiate and sign anti-drug cooperation agreements with other countries, first of all with the countries sharing borderlines with Vietnam, such as Cambodia, Laos, China, with ASEAN countries, East-Asian, American and European countries.
b/ To efficiently implement joint drug prevention and combat projects among the 6 East-Asian countries (Vietnam, Laos, Cambodia, China, Myanmar and Thailand).
c/ To enhance cooperation with the United Nations Drug Control Program (UNDCP), the international criminal police (Interpol) and other international organizations in the work of drug prevention and combat.
d/ To fulfill the international cooperation obligations in the spirit of three 1961, 1971 and 1988 United Nations' conventions on drug prevention and combat.
e/ To organize tours, study and exchange of experiences with other countries, to participate in international conferences and seminars on drug prevention and combat, so as to raise Vietnamese officials' skills and the efficiency of drug prevention and combat in Vietnam.
III. ASSIGNMENT OF RESPONSIBILITIES
1. The National Anti-Drug Committee
The National Anti-Drug Committee shall assist the Government in guiding, inspecting and urging the materialization of legal documents of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Government and the Prime Minister on drug prevention and combat; coordinate the ministries, branches and localities in drug prevention and combat; organize the emulation and rewarding in the drug prevention and combat work. The Office of the National Anti-Drug Committee shall act as the Committee's assisting apparatus, which is responsible for summing up the situation on drug prevention, combat and control, working out general long-term and short-term anti-drug programs and plans; working out the inspection plans and submit them to the National Committee; managing the State budget allocations for anti-drug work, and acting as coordinator of international relations in this work.
2. The Ministry of Public Security
To assume the prime responsibility and coordinate with the customs agencies and border guards in the combat against drug-related crimes. To direct the people's police forces to concentrate on drug-related crime prevention and combat. To organize drug-expertizing agencies from the central level to the grassroots. To coordinate with and support the ministries and branches in drug prevention and combat. To coordinate with the police and anti-drug forces of other countries in the fight against international drug-related crimes. To organize detoxification for drug-addicted offenders being kept in prisons, detention camps or custody houses managed by the Ministry of Public Security.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
To direct and manage all provincial-level concentrated detoxification centers; to organize education, vocational training, job creation and re-integration into community for those who have given up drug addiction. To work out a plan on the building of centrally-run regional detoxification centers. To direct the implementation of the detoxification projects.
4. The Committee on Ethnic Minorities and Mountainous Areas
To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the concerned ministries and branches, the People's Committees of the provinces and cities in directing, guiding and inspecting the replacement of opium poppy and marijuana in combination with the socio-economic development program of each locality; to study and propose mechanism and policy to help mountain people restructure their production in areas where opium poppy has been wiped out. To assume the prime responsibility in directing the implementation of projects on alternatives for opium poppy and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in directing the prevention and combat against drug addiction in mountainous areas and areas of ethnic minorities.
5. The Ministry of Health
To direct the study and management of the production of detoxification medicines and study detoxification methods; to organize medical examination and treatment for drug addicts at medical establishments or in population communities; to manage and control the use of opium and other addictive substances in the production of pharmaceuticals and scientific research as stipulated by the State. To assume the prime responsibility in directing the implementation of the project on the management of pre-substances, project on methods for reducing the drug demand and prevention and combat against the contraction of HIV/AIDS in the community.
6. The Ministry of Education and Training
To direct the inclusion of drug prevention and combat contents in the curricular or extra-curricular education at schools. To assume the prime responsibility in enhancing the anti-drug education for pupils and students; and in implementing the projects on anti-drug education in schools.
7. The Ministry of Culture and Information
To uniformly direct, inspect and supervise agencies and mass organizations in carrying out information, propaganda and education among different people's strata on the harms caused by drugs and measures for drug prevention and combat.
8. The Ministry of Finance
To coordinate with the National Anti-Drug Committee in ensuring the full and timely allocation of State budget fund for the ministries, branches and localities in accordance with the annual budget estimate; inspecting and supervising the use of fund and final account settlement of expenditures in accordance with the current stipulations of the State.
9. The Ministry of Planning and Investment
To coordinate with the National Anti-Drug Committee in making the annual budget plans for the anti-drug work; mobilizing other resources from inside and outside the country for this work; allocating funds and managing projects on drug prevention and combat.
10. The General Department of Customs
To coordinate with the People's Police Force and Border Guards in directing the control and prevention of the illegal transport of drugs into Vietnam and from Vietnam abroad.
11. The Ministry of Defense
To direct the People's Army units, especially the Border Guards to coordinate with the People's Police Force, the Customs and other branches in the work of drug prevention and combat.
12. The Ministry of Justice
To coordinate with the concerned ministries, branches, localities and social organizations in perfecting the system of legal documents on drug prevention and combat. To take part in drafting the Bill on Drug Prevention and Combat. To organize education in the legislation on drug prevention and combat.
13. The Ministry for Foreign Affairs
To coordinate with the ministries and branches being members of the National Anti-Drug Committee in strengthening and expanding international cooperation on drug prevention and combat.
14. The Vietnam Committee for Child Protection and Care
To coordinate with the concerned ministries, branches and mass organizations in organizing prevention, combat against drug abuse among children.
15. The Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court are requested to enhance the direction of the prosecution and trial of drug-related cases.
16. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Vietnam Labor Confederation, the Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, the Vietnam War Veterans' Association, the Vietnam Peasants' Association, etc. are requested to enhance the organization and direction of their member organizations; coordinate with the Ministry of Culture and Information in organizing education on drug prevention and combat in the community for State officials and employees, pupils, students and families; to associate the anti-drug education with education on the prevention and combat against prostitution and contraction of HIV/AIDS.
17. The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to direct the implementation of the work of drug prevention and combat in their respective localities.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. To enhance the direction and management of anti-drug activities.
a/ To enhance the directing role of the National Anti-Drug Committee. To establish a management information system (MIS) to assist leaders of the National Anti-Drug Committee in coordinating, supervising and implementing anti-drug programs.
b/ To enhance the capability of collecting information, analyzing drug-related data and operations of the Office of the National Anti-Drug Committee.
c/ To publish the "Phong Chong Ma Tuy" (Drug Prevention and Combat) Magazine which shall act as an information agency of the National Anti-Drug Committee to provide guidance for the work of drug prevention and combat.
2. To perfect the system of anti-drug organizations in different branches and levels.
a/ The Ministry of Public Security, the Ministry of Defense and the General Department of Customs shall focus on building and step by step modernizing equipment and facilities of their attached units that undertake the combat against drug-related crimes; the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall consolidate detoxification establishments in order to catch up with the other ASEAN countries by the year 2000.
b/ The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, mass organizations and social organizations, whose operations are related to the work of drug prevention and combat, shall set up their own steering boards for drug prevention and combat with a vice minister (or an official of equivalent level) as head of such a board. The board's head shall be assisted by full-time personnel on the payroll of the related ministry or branch.
c/ The steering boards for social evils prevention and combat of provinces or cities directly under the Central Government, shall be headed by the presidents or vice presidents of the People's Committees, with the drug prevention and combat as their central task. The Directors of the provincial/municipal Police Department shall act as the standing deputy- heads for drug prevention and combat while the board's members shall include representatives of different branches and mass organizations such as the National Anti-Drug Committee at the central level. Such a board's office shall be placed at the provincial/municipal Police Department and the steering board shall be assisted by a number of full-time personnel on the staff payroll of the provincial/municipal Police Department and part-time personnel from different provincial/municipal services, departments and branches.
d/ The urban and rural districts, provincial capitals and cities shall set up their own steering boards for social evils prevention and combat with the presidents or vice-presidents of the People's Committees as their heads, the district police directors as their deputy heads who are in charge of drug prevention and combat. The steering board's office shall be located at the general advisers' team of the district police. The steering board shall be assisted by a number of full-time officials on the payroll of the district-level police and part-time officials on the payroll of the board's member agencies.
e/ In communes, wards and district towns, there have already existed steering boards for social evils prevention and combat, with the presidents or vice-presidents of the People's Committees as their heads, the ward/commune police directors as their deputy heads who are in charge of drug prevention and combat. Such a board shall be assisted by a number of part-time police officers of wards or communes.
The performance of functions and tasks and the exercising of the powers of the anti-drug agencies of different branches and levels shall be directed by the heads of the branches and presidents of the People's Committees of different levels under guidances of the National Anti-Drug Committee.
3. Fund for drug prevention and combat.
In furtherance of Point 4, Article 1, Decision No.743-TTg of November 14, 1995 of the Prime Minister ratifying "the master plan on drug prevention, combat and control in the 1996-2000 period" and on the basis of the anti-drug work, the Government shall submit to the National Assembly for decision the annual State budget fund for anti-drug activities.
The National Anti-Drug Committee, the ministries, branches and People's Committees of different levels shall promote the socialization of this work, direct the mobilization of other capital sources inside and outside the country for the anti-drug work.
The National Anti-Drug Committee and the Ministry of Finance shall issue a joint circular on the management of the fund for drug prevention and combat. The National Anti-Drug Committee shall work out concrete working program for each quarter in order to implement this program.
The ministries, branches and the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall, basing themselves on this program of action, draw up their own working programs for drug prevention and combat and soon report them to the Chairman of the National Anti-Drug Committee.-
 
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 139/1998/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất