Quyết định 138/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm

thuộc tính Quyết định 138/1998/QĐ-TTg

Quyết định 138/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:138/1998/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:31/07/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 138/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH


CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 138/1998/QĐ-TTG
NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 1998PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH
QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm với những nội dung cụ thể sau:

1. Mục tiêu Chương trình.

a) Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật, xây dựng một môi trường sống lành mạnh, nếp sống và làm việc theo pháp luật; làm giảm một cách cơ bản các loại tội phạm, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

b) Từ năm 1998 đến năm 2000: Làm giảm tội phạm nói chung và làm giảm cơ bản các loại tội phạm nghiêm trọng nói riêng.

c) Từng bước xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các cộng đồng dân cư, trong các nhà trường và gia đình, tạo ra những chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội. Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật trong cộng đồng và đẩy mạnh tính chủ động, sáng tạo của các cấp cơ sở trong công tác phòng, chống tội phạm.

d) Kết hợp chặt chẽ công tác phòng ngừa và chủ động tấn công trấn áp tội phạm, trước hết ở các địa bàn trọng điểm, các đô thị. Tổ chức giáo dục có hiệu quả đối với những người phạm tội, giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng xã hội.

đ) Từng bước làm giảm các loại tội phạm có sử dụng bạo lực, đặc biệt là các tội phạm giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, các tội phạm xâm hại trẻ em, bắt cóc và mua bán phụ nữ, trẻ em, lôi kéo trẻ em vào con đường sử dụng và nghiện hút ma túy, tội phạm người chưa thành niên và các loại tội phạm có tổ chức, có sử dụng vũ khí hoặc có tính chất côn đồ, hung hãn. Kiên quyết truy bắt bọn tội phạm còn lẩn trốn, thực hiện triệt để công tác thi hành án hình sự.

e) Nâng cao hiệu lực điều hành, quản lý của Chính phủ và chính quyền các cấp trong công tác quản lý hành chính Nhà nước về trật tự xã hội và phòng, chống tội phạm.

2. Nội dung Chương trình:

a) Phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư; vận động người phạm tội ra tự thú và truy bắt bọn tội phạm có lệnh truy nã.

b) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của công dân về bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.

c) Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các cộng đồng dân cư, trong từng hộ gia đình, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang.

d) Đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính quốc tế, tội cướp, cướp giật và các hành vi côn đồ hung hãn, các tội hiếp dâm trẻ em, bắt cóc và mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm người chưa thành niên, tội chống người thi hành công vụ.

đ) Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

e) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

g) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, nhất là chống các tội phạm có tính quốc tế và tội phạm là người Việt Nam ở nước ngoài.

3. Các Đề án chủ yếu của Chương trình.

a) Đề án thứ nhất: Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư.

Tập trung vào việc phát động toàn dân xây dựng thôn xóm, đường phố, cơ quan, đơn vị an toàn; xây dựng gia đình văn hóa mới, hòa giải các mâu thuẫn, phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi, vi phạm pháp luật, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, quan tâm giáo dục phòng ngừa tội phạm trong thanh, thiếu niên, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội.

Tăng cường quản lý xã hội ở cơ sở như quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng, phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm ở cơ sở xã, phường. Xây dựng hệ thống tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm ở cơ sở. Tổ chức vận động người phạm tội ra tự thú, tự báo.

Tổ chức vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục người vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư; tổ chức hướng nghiệp, giúp đỡ tạo việc làm, lôi cuốn họ cải tạo họ thành người lương thiện, tái hòa nhập cộng đồng xã hội; phát động các tổ chức đoàn thể xã hội như thanh niên, phụ nữ, mặt trận, gia đình bảo lãnh, cam kết giáo dục thanh niên hư, chậm tiến. Tổ chức quản lý số đối tượng bị quản chế, cấm cư trú, cải tạo không giam giữ, bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo ... không để họ tái phạm tội.

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, Bộ Công an, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các Bộ, ngành khác tham gia.

b) Đề án thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm; tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ an ninh trật tự.

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm trong đó chú trọng việc nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp với thực tiễn phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về trách nhiệm công dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trên truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đưa nội dung bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm vào chương trình giáo dục bắt buộc trong hệ thống nhà trường các cấp.

Bộ Tư pháp chủ trì, Bộ Công an, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tham gia.

c) Đề án thứ ba: Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế.

Tập trung đấu tranh ngăn chặn, phòng, chống các tội phạm có tổ chức hoạt động thành băng, ổ, nhóm, bọn tội phạm chuyên nghiệp, bảo kê nhà hàng, xiết nợ thuê; các tội phạm giết người cướp tài sản, cướp giật, hiếp dâm, tội phạm chống người thi hành công vụ; các tội phạm có tính quốc tế như: lừa đảo quốc tế, buôn lậu, rửa tiền, cướp biển, khủng bố, tội phạm của người Việt Nam ở nước ngoài ... Tổ chức truy bắt những tên tội phạm có lệnh truy nã.

Bộ Công an chủ trì, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành khác tham gia.

d) Đề án thứ tư: Đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên.

Tập trung vào việc ngăn chặn, phòng, chống các tội phạm xâm hại trẻ em như giết trẻ em, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, tổ chức mại dâm trẻ em, tổ chức cho trẻ em dùng chất ma túy ... ngăn chặn, phòng chống tình trạng người chưa thành niên phạm tội trong nhà trường và ngoài xã hội.

Bộ Công an chủ trì, ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành khác tham gia.

4. Để thực hiện tốt các Đề án trên, Bộ Công an chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành cần phải nghiên cứu và tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Tiến hành điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng tình hình tội phạm ở Việt Nam, phân tích nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm, dự báo tình hình phát triển của tội phạm từ nay đến năm 2000 và giai đoạn tiếp theo.

Nghiên cứu thiết lập một hệ thống thống kê tội phạm hình sự thống nhất trong toàn quốc; tổ chức hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học về dự báo tội phạm và phòng chống tội phạm.

- Nâng cao hiệu quả công tác giam giữ, giáo dục cải tạo người phạm tội, tổ chức dạy nghề, mở rộng mô hình các trung tâm dạy nghề cho phạm nhân và xúc tiến việc làm cho họ sau khi mãn hạn tù nhằm giúp người phạm tội mau chóng tái hòa nhập cộng đồng xã hội.

- Xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức chính trị ở cơ sở; tập trung củng cố tổ chức chính quyền và các đoàn thể ở phường, xã. Triển khai đồn công an, xây dựng công an phường, xã là lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Khôi phục và phát triển lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, già làng, tộc trưởng để tổ chức vận động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm ở cơ sở khẩn trương hoàn chỉnh dự án pháp lệnh về lực lượng công an xã, phường để trình ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và nghiên cứu đề xuất, chế độ, chính sách đối với công an xã, phường.

- Nghiên cứu cải tiến tổ chức, trang bị phương tiện và bổ sung chế độ chính sách đối với lực lượng công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trong công tác phòng, chống tội phạm .

- Xây dựng chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật và truyền thông phục vụ phòng, chống tội phạm. Chống văn hóa phẩm độc hại lưu hành trong xã hội và có các hình thức xử lý nghiêm đối với các trung tâm, các điểm buôn bán và cho thuê băng video, sách báo có nội dung đồi trụy, hoặc kích động bạo lực ...

5. Tổ chức thực hiện Chương trình:

Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công an làm Phó Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách cảnh sát nhân dân làm ủy viên thường trực; Thứ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là ủy viên. Mời đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Nội chính Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân tập thể, Hội Cựu chiến binh Việt Nam tham gia Ban Chỉ đạo.

Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm có nhiệm vụ điều hành, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, các địa phương thực hiện Chương trình; quản lý vốn và kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp cho việc thực hiện Chương trình; là đầu mối trong việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm.

Cơ quan thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đặt tại Bộ Công an do đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách cảnh sát nhân dân là ủy viên Thường trực trực tiếp chỉ đạo.

Các Bộ, ngành, cơ quan là thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, có nhiệm vụ nghiên cứu các Đề án đấu tranh phòng, chống tội phạm dưới sự điều hành của Ban chỉ đạo và cử chuyên viên tham gia Cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo.

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm do Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân làm Trưởng ban, các thành viên tương ứng như Ban Chỉ đạo của Chính phủ, giúp ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm ở địa phương.

6. Phân công trách nhiệm.

- Bộ Công an là cơ quan đầu mối chủ trì việc phối hợp các hoạt động theo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Trực tiếp phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể quần chúng nhân dân tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phối hợp với các ngành kiểm sát, tòa án, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các vụ án hình sự.

- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trong quân đội, phối hợp với Bộ Công an kiểm tra công tác quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trong các ngành, các cơ quan, đơn vị ngoài quân đội; tổ chức thu hồi vũ khí, vật liệu nổ tàng trữ trái phép; chỉ đạo bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống tội phạm.

 

- Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp các ngành đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức và lối sống theo pháp luật cho nhân dân. Thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền rộng rãi để các tầng lớp nhân dân thấy tác hại của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác. Vận động nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống những hiện tượng không lành mạnh trong văn hóa, báo chí, văn nghệ, vi phạm các quy tắc xuất bản, phát hành, chiếu phim, truyền hình. Kết hợp với Bộ Công an kiên quyết bài trừ các văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực.

- Bộ Tư pháp chủ trì việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam mở chuyên mục ''tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật'' thường xuyên trên sóng truyền hình và truyền thanh.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền và đưa nội dung bảo vệ an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm vào chương trình giáo dục trong hệ thống nhà trường các cấp, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, đổi mới hoàn thiện chương trình đào tạo cử nhân luật, cán bộ điều tra, kiểm sát, thẩm phán phù hợp với tình hình mới. Trong năm học 1998 - 1999 đưa nội dung giới thiệu Luật Hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các pháp luật khác có liên quan vào chương trình bắt buộc tại các trường phổ thông, trung học, đại học trong toàn quốc. Trực tiếp chủ trì công tác giáo dục giảng dạy pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm trong nhà trường.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo đưa Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm cho các đối tượng là phạm nhân, đối tượng thuộc Trường Giáo dưỡng hết hạn về địa phương, dạy nghề cho các đối tượng đang bị giam giữ trong các trại giam, các cơ sở giáo dục và Trường Giáo dưỡng.

- Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu đề xuất Chính phủ bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và từng bước hiện đại hóa các lực lượng điều tra tội phạm và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác cũng như bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật; đầu tư kinh phí cho việc củng cố các trụ sở, phòng xử án, phương tiện làm việc cho các cơ quan tòa án, kiểm sát, thi hành án và hệ thống các trại giam thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quản lý.

- Các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của các Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm gắn liền với việc triển khai thực hiện các kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và phải coi đây là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên trong chức năng hoạt động quản lý của mình.

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm tại địa phương; lập các Đề án tổ chức đấu tranh và báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm) và báo cáo các vấn đề đột xuất trong quá trình thực hiện về Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

7. Quản lý vốn, kinh phí và các khoản tài trợ để thực hiện Chương trình

Vốn, kinh phí và các khoản tài trợ của Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm được huy động từ nhiều nguồn:

- Từ ngân sách Nhà nước (Chính phủ cấp).

- Kết hợp lồng ghép với các Chương trình, Dự án khác trên địa bàn cụ thể (Chương trình việc làm, Chương trình phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, các Chương trình kinh tế ...).

- Từ các nguồn khác trong và ngoài nước (Viện trợ quốc tế, đóng góp tự nguyện ...).

Vốn do ngân sách Nhà nước cấp hàng năm do Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm lập kế hoạch phân bổ trình Chính phủ quyết định và trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện. Các nguồn kinh phí khác Bộ Công an sẽ phối hợp với các ngành, các chương trình, dự án liên quan và các tổ chức, cơ quan tài trợ để tổ chức thực hiện tại các địa bàn và trong lĩnh vực cụ thể.

 

Điều 2. Giao Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm xây dựng kế hoạch, đề án thực hiện các mục tiêu, nội dung của Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện Chương trình một cách chặt chẽ xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện Chương trình và các dự án một cách phù hợp.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 138/1998/QD-TTg
Hanoi, July 31, 1998
 
DECISION
RATIFYING THE NATIONAL PROGRAM FOR CRIME PREVENTION AND COMBAT
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Decision No. 9/1998/ND-CP of July 31, 1998 of the Government on intensifying the work of crime prevention and combat in the new situation;
At the proposal of the Minister of Public Security,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the national program for crime prevention and combat with the following specific contents:
1. The program's objectives:
a/ To create a big progress in social safety and order, to maintain laws and disciplines, to build a healthy environment as well as law-governed ways of living and working; to basically reduce crimes, actively serving the national construction and development.
b/ From 1998 to 2000: To reduce crimes in general and serious crimes in particular.
c/ To gradually build a healthy living environment in population communities, schools and families, thus creating marked progress in social safety and order. To raise the sense of law observance in communities and promote the initiativeness and creativeness of grassroots levels in the work of crime prevention and combat.
d/ To closely combine prevention with combat and suppression against crimes, first of all in key areas and urban centers. To effectively educate the criminals, helping them quickly reintegrate themselves in the social community.
e/ To step by step reduce violence crimes, particularly murders, robberies, rapes, offenses against officials on duty, child abuse, kidnapping and trafficking women and children, inducing children into drug use and addiction, minors' crimes, organized crimes. To resolutely hunt for the criminals in hiding and resolutely enforce the penal sentences.
f/ To raise the efficiency of the executive and managerial work of the Government and local administration at all levels in the State administrative management over the social order as well as crime prevention and combat.
2. The program's contents:
a/ To mobilize people to participate in giving information on and denouncing criminals; to convert and educate criminals in the population communities, to pursued offenders to report themselves to the authorities and confess their crimes and to hunt for convicts under arrest warrants.
b/ To enhance the dissemination and education of the legislation on crime prevention and combat among population so as to raise the citizens' sense of observance of legislation on the maintenance of social security and order.
c/ To apply synchronous crime-prevention measures in population communities, in each family household, production, business and service establishments, State agencies, social organizations and armed force units.
d/ To combat organized crimes, international crimes, robberies, hooligan and ferocious acts, child rapings, kidnapping and trafficking of women and children, minors' crimes, offenses against officials on duty.
e/ To raise the quality of the education and reformation of criminals and create conditions for them to reintegrate into the social community.
f/ To draw up and perfect legal documents on crime prevention and combat in order to meet the requirements of realities.
g/ To establish international cooperation in the field of crime prevention and combat, particularly the combat against international crimes and crimes committed by overseas Vietnamese.
3. Major projects under the program:
a/ The first project: To mobilize the entire population to participate in preventing, detecting and denouncing crimes; to convert, educate and reform criminals in their families and population communities.
To concentrate efforts on mobilizing the entire population to build safe hamlets, streets, offices and units as well as new cultural families, reconcile contradictions, prevent and combat acts of law offenses in combination with the movement for entire population to unite in building a new life, educating young pioneers and youths, preventing crimes among them, and crimes of murder due to social reasons.
To enhance the social management in localities such as the management of residents, households, temporary stays and temporary absence, launch the mass movement for entire people to participate in detecting, denouncing crimes in communes and wards. To build networks of receiving reports and information on criminals in localities. To organize the mobilization of criminals to report themselves to the authorities and confess their crimes.
To mobilize the entire population to participate in the management and education of law offenders in population communities; to provide vocational guidances and help to create jobs so as to involve and reform them into good citizens for their reintegration into the social community; to mobilize social and mass organizations such as the Youth's Union, the Women's Union, the Front organization and families to guarantee and pledge to educate juvenile delinquents. To control objects being under surveillance, stay prohibition, non-custody reformation, suspended sentences... so that they shall not recidivate.
The Vietnam Fatherland Front is requested to assume to prime responsibility for this project while the Ministry of Public Security, the Vietnam Women's Union, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam War Veterans' Association and other ministries and branches to participate therein.
b/ The second project: To elaborate and perfect the legislation on crime prevention and combat; to enhance law dissemination and education and raise the citizens' responsibility for maintenance of security and order.
To revise, amend, supplement and elaborate legal documents related to the field of crime prevention and combat, with importance being attached to studying and proposing amendments and supplements to the Penal Code, the Criminal Procedure Code, the Ordinance on Handling of Administrative Violations to make them compatible to the realities of crime prevention and combat in the new situation,
To step up the work of law propagation and education regarding the citizens' responsibility for maintaining security and order on radio, television and other means of mass media. To include the contents of security and order maintenance as well as crime prevention and combat in the education curricula at the schools of all levels.
The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for this project while the Ministry of Public Security, the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Education and Training, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court, the Radio "Voice of Vietnam" and the Vietnam Television Station shall participate therein.
c/ The third project: To combat organized crimes, dangerous penal offenses and crimes of international character.
To concentrate on preventing and combating crimes organized by gangs, groups, professional criminals; paid protection of restaurants, shops, hired hand for illegal debt recovery; murders to rob or snatch property of others, rapes, crimes against officials on duty; crimes of international character such as international swindle, smuggle, money cleansing, sea piracy, terrorism, crimes committed by Vietnamese overseas... To hunt for criminals under arrest warrants.
The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for this project; the Ministry of Defense, the Ministry of Justice, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Investment and Planning and other ministries and branches shall participate therein.
d/ The fourth project: To prevent and combat crimes against children, crimes committed by minors.
To concentrate on checking, preventing and combating crimes against children such as child murder, raping, prostitution, organized drug use by children..., checking, preventing and combating crimes committed by minors at schools and in the society.
The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for this project and the Vietnam Committee for Child Care and Protection, the Ministry of Education and Training, the Vietnam Women Union, the Ho Chi Minh Communist Youth Union Central Committee as well as other ministries and branches shall participate therein.
4. In order to well implement the above-mentioned projects, the Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with ministries and branches in studying and implementing the following contents:
- To conduct basic surveys and evaluate the real situation on crimes in Vietnam, analyze the causes thereof, forecast the situation from now till the year 2000 and the subsequent period.
To study the establishment of a national system of criminological statistics; to organize a system of agencies for scientific research on crimes and crime prevention and combat.
- To raise the efficiency of the work of detention and education of criminals, organize job trainings and develop job-training centers for convicts and help them to find jobs after they finish their prison terms in order to help them quickly reintegrate into the social community.
- To build and strengthen the system of grassroots political organizations; to concentrate on consolidation of the ward/commune administrations and mass organizations. To build police stations in wards and communes, making the ward/commune police a force to maintain security and order in localities. To restore and develop the civil guard force, the positions of population group leader, hamlet chief and tribal chief so as to mobilize the masses for the maintenance of security and order, crime prevention and combat in localities; to quickly finalize the Ordinance on Commune/Ward Police for adoption by the National Assembly and propose regimes and policies toward commune/ward police.
- To study the organizational improvement, the provision of equipment, the supplement of regimes and policies for the police force and other law enforcement bodies engaged in crime prevention and combat.
- To work out programs for cultural, art and information activities in service of crime prevention and combat. To combat the circulation of poisonous cultural products in the society and strictly handle centers and/or places trading in and leasing video tapes, books, magazines with decadent contents or incitement of violence...
5. Organizing the implementation of the program:
To set up the Steering Board for the implementation of the national program for crime prevention and combat with the Permanent Deputy Prime Minister as its chairman, the Minister of Public Security in charge of the People's Police Force as its vice-chairman; the vice-ministers of Planning and Investment, Justice, Labor-War Invalids-Social Affairs, Culture-Information, Education and Training and a leading official of the Vietnam Committee for Child Care and Protection as its members. Representatives of the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Party Central Committee's Commission for Internal Affairs, the Vietnam Fatherland Front, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Women's Union, the Peasants' Association, the Vietnam War Veterans' Association are invited to participate in the Steering Board.
The Steering Board for the implementation of the national program for crime prevention and combat is tasked to run, examine, guide and urge the ministries, branches and localities in implementing the program; to manage the capital and funds provided by the State budget for the implementation of the program; and act as a coordinator for international cooperation in crime prevention and combat.
The Standing Body assisting the Steering Board for the implementation of the national program for crime prevention and combat is headquartered at the office of the Ministry of Public Security and directed personally by the Vic-Minister of Public Security in charge of the People's Police Force.
The ministries, branches and agencies acting as members of the Steering Board for implementation of the national program for crime prevention and combat are tasked to study the crime prevention and combat projects under the management of the Steering Board and nominate their experts to join the Standing Body assisting the Steering Board.
- The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall set up their own steering boards for crime prevention and combat, headed by a vice-president of the People's Committee and consisting of members corresponding to members of the Steering Board of the Government, which shall assist the provincial/municipal People's Committees in directing the implementation of the national program for crime prevention and combat in their respective localities.
6. Assignment of responsibility:
- The Ministry of Public Security is the coordinating agency assuming the prime responsibility for coordinated activities under the national program for crime prevention and combat, shall coordinate with ministries, branches and mass organizations in organizing crime prevention and combat, and coordinate with procuracy agencies, courts, investigation bodies in prosecuting and trying in time criminal cases.
The Ministry of Defense shall have to tightly control the management and use of weapons and explosives in the army, coordinate with the Ministry of Public Security in controlling the management and use of weapons and explosives in branches, agencies and units outside the army; to organize the recovery of illegally stored weapons and explosives; to direct the regular army, the border guards, the regional army and militia as well as self-defense forces to coordinate with the People's Police force in crime prevention and combat.
- The Ministry of Culture and Information shall coordinate with branches in stepping up the propaganda for the law-governed ways of living among the population and educating them with the sense thereof. To make people realize through forms of cultural, artistic and propaganda activities the harms caused by crimes, social vices and other law offenses. To mobilize people to actively participate in the struggle against unhealthy phenomena in cultural, press and artistic activities, the violations of regulations on publication, distribution, motion pictures projection, television broadcast. To cooperate with the Ministry of Public Security in resolutely getting rid of cultural products with decadent and violence contents.
- The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility in studying and finalizing legal documents on crime prevention and combat, stepping up law propagation and education. To coordinate with Vietnam Television Station and the Radio Voice of Vietnam in opening special programs on "law propagation, dissemination and education" in their broadcasts.
- The Ministry of Education and Training shall propagate and include the contents of the security and order maintenance and crime prevention and combat in the cirricula of schools at various levels, coordinate with the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court in improving the programs for training of law bachelors, investigators, procurators and judges in compatibility with the new situation. In the 1998-1999 school-year, to include the introduction of the Penal Code, the Ordinance on Handling of Administrative Violations and other relevant legislation into the compulsory education cirricula at general education schools, intermediate vocational institutions, universities and colleges throughout the country. To assume the direct and prime responsibility in teaching legislation on security and order maintenance as well as crime prevention and combat at schools.
- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall direct the introduction of the national program on job creation to convicts and inmates of reformatories who have finished their terms and return to their localities, and the vocational teaching for persons still being detained in camps and reformatories.
- The Ministry of Finance shall have to provide funds for the national program for crime prevention and combat; coordinate with the Ministry of Public Security in studying and proposing to the Government the allocation of funds and the provision of equipment and facilities for, then the gradual modernization of the crime investigation force as well as other law enforcement agencies, and ensure the regimes and policies for law enforcement officials; to provide funds for renovation of working offices, trial rooms, working facilities for courts, procuracy offices, judgement execution bodies and systems of detention camps managed by the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense.
- Members of the steering boards for the implementation of the national program for crime prevention and combat of the ministries and branches shall have to direct the crime prevention and combat work to be linked to the implementation of plans for economic, cultural and social development and consider this a regular important task in their managerial functions.
- The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to direct the work of crime prevention and combat in their respective localities, to draw up plans for organizing the combat and report periodically (bi-annually, annually) and irregularly on matters arising in the course of implementation to the Steering Board for the implementation of the national program for crime prevention and combat.
7. The management of capital, funds and financial aid for the implementation of the program:
The capital, fund and financial aid for the national crime prevention and combat program shall be mobilized from different sources:
- The State budget (allocated by the Government).
- Other programs and projects in specific localities (the employment program, the program for medical, cultural and educational development, economic programs...) which the national program for crime prevention and combat is included into.
- Other sources at home and abroad (international aid, donation...).
For the annual State budget fund, the Steering Board for the implementation of the national program for crime prevention and combat shall draw up the distribution plan to submit it to the Government for decision, then direct the implementation thereof. For other funding sources, the Ministry of Public Security shall coordinate with concerned branches, programs and projects, aid-providing organizations and agencies in the implementation thereof at specific localities and in specific fields.
Article 2.- To assign the Steering Board for the implementation of the national program for crime prevention and combat to elaborate plans for materializing the objectives and contents of the national crime prevention and combat program and the Government's Resolution on intensifying the crime prevention and combat in the new situation.
The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall have to organize, inspect, monitor and urge the implementation of the program, draw up five-year and annual plans for the implementation of the program and projects properly.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing. The chairman of the Steering Board for the implementation of the national crime prevention and combat program, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 138/1998/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe