Nghị định 53/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú và quản chế

thuộc tính Nghị định 53/2001/NĐ-CP

Nghị định 53/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú và quản chế
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:53/2001/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:23/08/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 53/2001/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 53/2001/NĐ-CP NGÀY  23 THÁNG 8 NĂM 2001

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT CẤM CƯ TRÚ VÀ QUẢN CHẾ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để thi hành các hình phạt cấm cư trú và quản chế quy định tại các Điều 37, 38, 57, 69 của Bộ Luật Hình sự năm 1999 và các Điều 227, 235, 237, 238 của Bộ Luật Tố tụng hình sự ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cấm cư trú là hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án phạt tù, buộc người đó không được tạm trú và thường trú từ một năm đến năm năm ở một số địa phương nhất định, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Quản chế là hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ Luật Hình sự quy định, buộc người đó phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.
Điều 2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Uỷ ban nhân dân cấp xã) thi hành các hình phạt cấm cư trú, quản chế có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp quản lý chặt chẽ, giám sát, giáo dục, tạo điều kiện giúp đỡ người bị kết án làm ăn, sinh sống, ngăn chặn không để họ tiếp tục vi phạm pháp luật và thi hành nghiêm chỉnh bản án của Toà án.
Điều 3. Việc thi hành hình phạt cấm cư trú và quản chế phải đúng đối tượng, đúng quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự và Nghị định này.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người bị thi hành các hình phạt cấm cư trú, quản chế (sau đây viết gọn là người bị cấm cư trú, người bị quản chế).
CHƯƠNG II
THI HÀNH HÌNH PHẠT CẤM CƯ TRÚ
MỤC A
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ CẤM CƯ TRÚ
Điều 4.
1. Người bị cấm cư trú có nghĩa vụ:
a) Không được cư trú ở những nơi đã bị cấm theo quyết định của Toà án, mà phải cư trú ở nơi khác;
b) Trình diện Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi được đến cư trú, xuất trình giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, bản nhận xét về kết quả chấp hành án phạt tù của Trại giam;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương nơi đến cư trú.
2. Người bị cấm cư trú mà cố ý không chấp hành các quy định về cấm cư trú mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo Điều 304 của Bộ Luật Hình sự.
Điều 5. Người bị cấm cư trú có quyền:
1. Khi có lý do chính đáng, có thể được phép đến địa phương đã bị cấm cư trú nơi có thân nhân, gia đình đang sinh sống hoặc quê quán nếu được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đó; thời gian lưu trú do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định, nhưng mỗi lần không được quá năm ngày.
2. Được tự do lựa chọn nơi cư trú ngoài những nơi đã bị cấm theo quy định của pháp luật; không bị hạn chế việc đi lại, hành nghề hoặc làm công việc nếu không có bản án hoặc quyết định khác của Toà án cấm hành nghề hoặc làm công việc đó và không thuộc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo Nghị định số 08/2001/NĐ-CP  ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ.
3. Khi thấy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này, đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình đang cư trú làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại theo quy định của pháp luật.
Điều 6.
1. Người bị cấm cư trú có đủ các điều kiện dưới đây thì có thể được xét giảm hoặc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại:
a) Đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn cấm cư trú;
b) Tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương;
c) Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang cư trú đề nghị.
2. Việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại chỉ được thực hiện sau khi có quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đó đến cư trú.
3. Khi trở về địa phương mà trước đó đã bị cấm cư trú, người được miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại phải xuất trình với Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định của Toà án cho miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Điều 7. Người đã chấp hành xong hình phạt cấm cư trú kể cả các trường hợp đã được miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú theo quy định của pháp luật.
MỤC B
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN
THI HÀNH HÌNH PHẠT CẤM CƯ TRÚ
Điều 8.
1. Cơ quan thi hành hình phạt cấm cư trú là chính quyền cấp xã nơi người bị kết án đến cư trú.
2. Hai tháng trước khi người bị cấm cư trú hết hạn chấp hành hình phạt tù, giám thị trại giam thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã  nơi bị cấm cư trú, nơi người bị cấm cư trú sẽ đến cư trú và Công an cấp huyện về:
- Họ và tên, tuổi, quê quán của người bị cấm cư trú;
- Ngày, tháng, năm chấp hành xong hình phạt tù;
- Nhận xét về kết quả chấp hành án phạt tù;
- Thời hạn và nơi cấm cư trú;
- Những thông tin cần thiết khác để quản lý, giáo dục, tạo điều kiện cho người bị cấm cư trú làm ăn, sinh sống, cải tạo.
Trường hợp chưa rõ nơi người bị cấm cư trú sẽ về cư trú, giám thị trại giam giao bản nhận xét kết quả chấp hành án phạt tù cho người đó và yêu cầu họ xuất trình cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đến cư trú.
3. Hồ sơ thi hành hình phạt cấm cư trú do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập gồm có:
- Trích lục hoặc bản sao bản án của Tòa án;
- Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù;
- Tài liệu về quá trình chấp hành hình phạt cấm cư trú;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Điều 9. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị cấm cư trú không được đến cư trú có trách nhiệm:
1. Theo dõi, không để người bị cấm cư trú trở về thường trú, tạm trú tại địa phương trong thời gian bị cấm cư trú.
2. Khi thấy người bị cấm cư trú có mặt tại địa phương, phải kiểm tra, lập biên bản và buộc họ rời khỏi địa phương (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này) và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang quản lý người bị cấm cư trú.
3. Tiếp nhận, tạo điều kiện giúp đỡ người đã chấp hành xong thời hạn cấm cư trú làm ăn, sinh sống.
Điều 10. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị cấm cư trú đến cư trú có trách nhiệm:
1. Tiếp nhận, quản lý, giáo dục, tạo điều kiện để họ làm ăn, sinh sống, lao động, học tập bình thường, giúp họ trở thành người có ích cho xã hội và báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án.
2. Khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 6 của Nghị định này, làm văn bản đề nghị hoặc nhận xét kèm theo tài liệu có liên quan nếu có gửi Công an cấp huyện để làm các thủ tục chuyển Toà án nhân dân cấp huyện nơi chấp hành án xem xét, quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cho người bị cấm cư trú.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị cấm cư trú đến cư trú cuối cùng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cấm cư trú cho người bị cấm cư trú và gửi bản sao cho Toà án đã ra quyết định thi hành án, Toà án và Công an cấp huyện nơi người bị cấm cư trú đến cư trú.
CHƯƠNG III
THI HÀNH HÌNH PHẠT QUẢN CHẾ
MỤC A
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ QUẢN CHẾ
Điều 11.
1. Người bị quản chế có nghĩa vụ:
a) Trở về địa phương mà bản án chỉ định là nơi quản chế ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù và trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã, xuất trình giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù;
b) Chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;
c) Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;
d) Khi Uỷ ban nhân dân các cấp yêu cầu, phải có mặt tại địa điểm quy định và trả lời các vấn đề có liên quan, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;
đ) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội.
2. Người bị quản chế vi phạm quy định về quản chế thì có thể bị xử lý như sau:
a) Trường hợp sau khi chấp hành xong hình phạt tù không đến trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã đúng thời hạn mà không có lý do chính đáng, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã triệu tập đến để lập biên bản và buộc chấp hành các quy định về quản chế;
b) Trường hợp cố ý không chấp hành quy định về quản chế mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo Điều 304 của Bộ Luật Hình sự.
Điều 12. Người bị quản chế có quyền:
1. Sinh sống cùng gia đình tại địa phương nơi quản chế;
2. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc lao động thích hợp, trừ những nghề hoặc công việc nhất định đã bị cấm theo quyết định của Toà án và những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo Nghị định số 08/2001/NĐ-CP  ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ; được hưởng mọi thành quả lao động do mình làm ra theo quy định của pháp luật;
3. Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế;
4. Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
Điều 13.
1. Nếu có lý do chính đáng, được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành hình phạt quản chế đồng ý và có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này, người bị quản chế được rời khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế trong thời hạn nhất định để giải quyết việc cá nhân. 
2. Thời hạn người bị quản chế được phép rời khỏi phạm vi địa phương nơi quản chế do người có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định, nhưng mỗi lần không được quá năm ngày.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép cho người bị quản chế rời khỏi nơi quản chế quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi quản chế;
b) Trưởng Công an cấp huyện cấp giấy phép đi lại trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thi hành hình phạt quản chế hoặc tuy ra ngoài phạm vi đó nhưng chỉ đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh liền kề với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi quản chế;
c) Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quản chế và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
4. Giấy phép được cấp theo quy định tại khoản 3 Điều này có giá trị một lần. Trường hợp người bị quản chế hàng ngày phải đến một nơi nhất định ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn để học tập, lao động, chữa bệnh hoặc vì lý do chính đáng khác thì có thể được xem xét cấp giấy phép theo từng tháng.
5. Khi rời khỏi nơi quản chế, người bị quản chế có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng các quy định ghi trong giấy phép;
b) Trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình đến và xuất trình giấy phép làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định;
c) Trở về địa phương nơi quản chế đúng thời hạn ghi trong giấy phép và trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã.
6. Người bị quản chế rời khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm các quy định ghi trong giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và thời gian này không được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt quản chế.
Điều 14.
1. Người bị quản chế có đủ các điều kiện dưới đây thì có thể được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại:
a) Đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn quản chế;
b) Thành khẩn hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và quy định về quản chế;
c) Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế đề nghị.
2. Việc miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại chỉ được thực hiện sau khi có quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện nơi chấp hành án.
3. Người đã được miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại phải xuất trình với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú quyết định của Toà án về việc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
MỤC B
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THI HÀNH HÌNH PHẠT QUẢN CHẾ
Điều 15.
1. Cơ quan thi hành hình phạt quản chế là chính quyền cấp xã nơi quản chế.
2. Hai tháng trước khi người bị kết án quản chế hết hạn chấp hành hình phạt tù, giám thị trại giam thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế và Trưởng Công an cấp huyện về:
- Họ và tên, tuổi, quê quán của người bị quản chế;
- Ngày, tháng, năm chấp hành xong hình phạt tù;
- Nhận xét về kết quả chấp hành hình phạt tù;
- Thời hạn quản chế;
- Những thông tin cần thiết khác để quản lý, giáo dục, tạo điều kiện cho người bị quản chế làm ăn, sinh sống, cải tạo.
Điều 16. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế có trách nhiệm:
1. Tiếp nhận, ghi vào sổ theo dõi việc người bị quản chế trình diện; lập hồ sơ quản lý, theo dõi người bị quản chế.
2. Quản lý, giáo dục, tạo điều kiện để người bị quản chế làm ăn, sinh sống, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội và báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án.
3. Định kỳ ba tháng một lần, nhận xét, đánh giá, làm báo cáo chung về quá trình chấp hành án của những người bị quản chế, gửi Trưởng Công an cấp huyện.
4. Khi xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 14 của Nghị định này, làm văn bản đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại cho người bị quản chế kèm theo các tài liệu có liên quan nếu có để gửi Công an cấp huyện làm thủ tục chuyển Toà án cấp huyện xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
5. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn quản chế cho người bị quản chế theo mẫu thống nhất.
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn quản chế được gửi cho Toà án đã ra quyết định thi hành án, Toà án và Công an cấp huyện nơi quản chế.
Điều 17. Hồ sơ thi hành hình phạt quản chế do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, gồm có:
a) Trích lục hoặc bản sao bản án của Toà án;
b) Giấy chứng nhận đã chấp hành hình phạt tù;
c) Tài liệu về quá trình chấp hành hình phạt quản chế;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
Điều 18. Công an các đồn, phường, Công an xã nơi quản chế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã các việc sau:
1. Nắm tình hình di biến động và quá trình chấp hành chính sách, pháp luật và các quy định về quản chế của người bị quản chế; xử lý các vi phạm về quản chế theo thẩm quyền;
2. Tiếp nhận và xử lý theo thẩm quyền các tin báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật do người bị quản chế cung cấp;
3. Lập hồ sơ cá nhân đối với người bị quản chế;
4. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể quần chúng và nhân dân địa phương thu thập thông tin, tài liệu có liên quan để đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 20.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Điều 21. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 53/2001/ND-CP

Hanoi, August 23, 2001

 

DECREE

GUIDING THE ENFORCEMENT OF THE RESIDENCE BAN AND PROBATION PENALTIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

In order to ensure the enforcement of the residence ban and probation penalties specified in Articles 37, 38, 57 and 69 of the 1999 Penal Code and Articles 227, 235, 237 and 238 of the June 9, 2000 Criminal Procedure Code;

At the proposals of the Minister of Public Security and the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-Residence ban is an additional penalty applicable to persons who are sentenced to imprisonment, prohibiting them from temporarily or permanently residing for between one year and five years in certain localities as from the date they have completely served their imprisonment sentences.

Probation is an additional penalty applicable to persons who are sentenced to imprisonment for infringing upon the national security, to dangerous recidivists or other cases provided for by the Penal Code, forcing them to reside, earn their living and reform themselves in a certain locality for between one year and five years after the date they have completely served their imprisonment sentences, under the supervision and education by the local administrations and people.

Article 2.-The People’s Committees of communes, wards and townships (hereinafter referred to as commune-level People’s Committees for short) that enforce the residence ban and probation penalties shall have to coordinate with Vietnam Fatherland Front and its members at the same level in closely managing, supervising, educating, helping and creating conditions for the convicted persons to earn their living, thereby preventing them from continuing to commit law violations, and to strictly implement the court judgments.

Article 3.-The residence ban and probation penalties must be enforced to the right subjects and in accordance with the provisions of the Penal Code, the Criminal Procedure Code and this Decree.

All acts of infringing upon the life, health, honor, dignity and property of the persons subject to residence ban or probation penalty (hereinafter referred to as persons subject to residence ban and probationers for short) are strictly forbidden.

Chapter II

ENFORCEMENT OF THE RESIDENCE BAN PENALTY

Section A. OBLIGATIONS AND RIGHTS OF PERSONS SUBJECT TO RESIDENCE BAN

Article 4.-

1. Persons subject to residence ban shall have the obligation:

a/ Not to reside in places banned under court decisions but to reside in other places;

b/ To present themselves to the commune-level People’s Committees of the places where they are allowed to reside, produce the certificates of their complete serving of imprisonment penalty and the prison’s written remarks on the results of their serving of imprisonment sentences;

c/ To strictly observe the policies and laws of the State and regulations of the administrations of the localities where they reside.

2. Persons subject to residence ban, who deliberately disobey the regulations on residence ban after necessary coercive measures have been applied, shall be examined for penal liability for non-execution of judgments under Article 304 of the Penal Code.

Article 5.-Persons subject to residence ban shall have the rights:

1. When having plausible reasons, to possibly get permission to travel to localities banned to them to visit their relatives or families who are living there or to their native places if they get the consent of the commune-level People’s Committees of such places; the duration of their stay shall be decided by the commune-level People’s Committees of the destination places but must not exceed five days each time.

2. To choose on their own will their residence places other than the places banned to them according to the provisions of law; not to be subject to any restrictions on their travel, occupation practicing or job doing provided that there are no other court judgments or decisions banning them from practicing such occupations or doing such jobs, and such occupations or jobs do not fall under conditional business lines and trades prescribed in the Government’s Decree No. 08/2001/ND-CP of February 22, 2001.

3. When deeming that they meet all the conditions prescribed in Article 6 of this Decree, to propose the commune-level People’s Committees of the places where they are residing to carry out the procedures to request the competent authorities to consider and exempt them from serving the residence ban for the remaining period according to law provisions.

Article 6.-

1. Persons subject to residence ban who meet all the following conditions may be considered for commutation of or exemption from serving the residence ban for the remaining period:

a/ Having served at least half of the residence ban duration;

b/ Having actively labored, studied, strictly observed the policies and laws of the State and regulations of the local administrations;

c/ It is so proposed by the presidents of the commune-level Peoples Committees of the places where they are residing.

2. The exemption from the remaining residence ban duration shall be effected only after there are decisions of the People’s Courts of the districts where they reside.

3. Upon returning to the localities where they were previously banned from residing, the persons who enjoy exemption from the remaining residence ban duration must produce to the commune-level People’s Committees the court decisions exempting them from serving the residence ban for the remaining period.

Article 7.-Those who have completely served the residence ban penalty, including cases where they enjoy exemption from the remaining residence ban duration shall have the right to choose on their own will their residence places according to the provisions of law.

Section B. RESPONSIBILITIES OF THE AGENCIES ENFORCING THE RESIDENCE BAN PENALTY

Article 8.-

1. The agencies that enforce the residence ban penalty are the commune-level administrations of the places where the convicted persons come to reside.

2. Two months before the persons subject to residence ban completely serve their imprisonment penalty, the prison superintendents shall notify in writing the commune-level People’s Committees of the places where such persons shall come to reside and the district-level police offices of:

- The full names, ages and native places of the persons subject to residence ban;

- The date, when they shall have completely served their imprisonment penalty;

- Remarks on results of their serving of the imprisonment sentence;

- Duration of the residence ban and places banned from residence;

- Other necessary information for managing, educating and creating conditions for the persons subject to residence ban to earn their living and reform themselves.

Where the persons subject to residence ban have not yet decided on their residence places, the prison superintendents shall hand over the written remarks on the results of their serving of the imprisonment sentence to such persons and ask them to produce such remarks to the commune-level People’s Committees of the places where they will reside.

3. Dossiers of enforcement of the residence ban penalty compiled by the commune-level People’s Committees consist of:

- An extract or copy of the court judgment;

- A certificate of complete serving of the imprisonment penalty;

- Documents on the residence ban penalty-serving process;

- Other related materials.

Article 9.-The commune-level People’s Committees of the places where the persons subject to residence ban are not allowed to reside shall have the to:

1. Monitor and ban the persons subject to residence ban from permanently or temporarily residing in their localities during the time they are banned from residence therein.

2. When detecting persons subject to residence ban appear in their localities, check, make records thereof and force them to go out of the localities (except for cases specified in Clause 1, Article 5 of this Decree) and notify such to the commune-level People’s Committees which are managing them.

3. Receive and create conditions for the persons who have completely served the residence ban duration to earn their living.

Article 10.-The commune-level People’s Committees of the places where the persons subject to residence ban reside shall have to:

1. Receive, manage, educate and create conditions for such persons to earn their living, labor and study normally, help them become useful citizens of the society and notify such to the chief judges of the courts that have issued the judgment execution decisions.

2. When all conditions specified in Article 6 of this Decree are met, make written proposals or remarks attached with any relevant materials and send them to the district-level police offices for carrying out the procedures to transfer them to the district-level People’s Courts of the places where the persons subject to residence ban are serving their sentences for consideration and decision to commute or exempt these persons from serving the penalty in the remaining period.

3. The commune-level People’s Committees of the last places where the persons subject to residence ban reside shall have to issue certificates of their complete serving of the residence ban penalty to them and send copies thereof to the courts which have issued the judgment execution decisions, the district-level courts and polices office of the places where these persons will reside.

Chapter III

ENFORCEMENT OF THE PROBATION PENALTY

Section A. OBLIGATIONS AND RIGHTS OF PROBATIONERS

Article 11.-

1. Probationers shall have the obligation:

a/ To return to the localities which are mandated in the judgments to be their probation places immediately after they have completely served their imprisonment penalty, present themselves to the commune-level People’s Committees and produce the certificates of their complete serving of the imprisonment penalty;

b/ To submit to the management, supervision and education by the local administrations and people; not to leave their probation places without permission;

c/ Once in the first week of every month, to present themselves and report to the commune-level People’s Committees of their probation places on their observance of the probation regulations;

d/ When the People’s Committees of different levels request, to be present at the designated places and answer all related questions; in case of absence, there must be plausible reasons;

e/ To strictly observe the policies and laws of the State and regulations of the local administrations; to actively labor, study and reform themselves to become useful to the society.

2. Probationers who violate the probation regulations may be handled as follows:

a/ If, after having served their imprisonment penalty, they fail to present themselves to the commune-level People’s Committees on time without plausible reasons, the commune-level People’s Committees shall summon them up, make records thereof and force them to comply with the probation regulations;

b/ If they still deliberately disobey the probation regulations after necessary coercive measures have been applied, they shall be examined for penal liability for non-execution of judgements according to Article 304 of the Penal Code.

Article 12.-Probationers shall have the right:

1. To live together with their families in the localities where they are put on probation.

2. To select appropriate occupations or jobs, except for certain occupations and jobs banned under the court decisions and the conditional business lines and trades specified in the Government’s Decree No. 08/2001/ND-CP of February 22, 2001 and enjoy all labor yields they have generated according to the provisions of law.

3. To freely travel within the communes, wards or townships where they are put on probation.

4. To be considered for exemption from serving the remaining probation duration according to the provisions of Article 14 of this Decree.

Article 13.-

1. If they have plausible reasons, get the consent of the commune-level People’s Committees of the places where they serve their probation penalty and the written permission of the competent authorities specified in Clause 3 of this Article, the probationers may travel out of the communes, wards or townships where they are put on probation for a given period to settle personal matters.

2. The period during which the probationers are permitted to travel outside the localities where they are put on probation shall be decided by competent authorities but must not exceed five days each time.

3. The competence to grant permits to the probationers for travel outside the probation places is prescribed as follows:

a/ The presidents of the commune-level People’s Committees of the probation places grant permits for travel within the urban district, rural district, provincial town or city where the persons are put on probation;

b/ The heads of the district-level police offices grant permits for travel within the province or centrally-run city where the probation penalty is enforced or travel out of such territory only to an urban district, a rural district, town or provincial city of another province adjacent to the urban district, rural district, provincial town or city of the province where the persons are put on probation;

c/ The directors of the provincial-level police offices grant permits for travel out of the province or centrally-run city where the persons are put on probation, which is other than the case specified at Point b, Clause 3 of this Article.

4. Permits granted under the provisions of Clause 3 of this Article shall be valid for single travel. Where the probationers have to travel daily to a certain place outside the commune, ward or township for study, labor, medical treatment or other plausible reasons, they may be considered and granted permits with month-long validity.

5. When travelling outside the probation places, the probationers shall have to:

a/ Comply with the stipulations inscribed in the permit;

b/ Present themselves to the commune-level People’s Committees of the places where they visit, produce their permits and carry out the procedures for temporary residence registration according to regulations;

c/ Return to the localities where they are put on probation within the time limit inscribed in their permits and present themselves to the commune-level People’s Committees.

6. The probationers who travel outside the communes, wards or townships where they are put on probation without permit or violate the stipulations inscribed in their permits without plausible reasons shall be handled according to law provisions and this period shall not be included in the probation penalty-serving duration.

Article 14.-

1. The probationers who meet all the following conditions may be considered for exemption from serving the remaining probation period:

a/ Having served at least half of the probation period;

b/ Having shown sincere repentance, actively labored, studied and strictly observed the policies and laws of the State, regulations of the local administrations as well as the probation regulations;

c/ They are proposed by the presidents of the commune-level People’s Committees of their probation places.

2. The exemption from the remaining probation duration shall be effected only after there are decisions thereon issued by the district-level People’s Courts of the places where the judgments are served.

3. The persons who are exempt from the remaining probation period must produce to the commune-level People’s Committees of the places where they reside the court decisions to exempt them from the remaining penalty duration.

Section B. RESPONSIBILITIES OF THE AGENCIES ENFORCING THE PROBATION PENALTY

Article 15.-

1. The probation penalty-enforcing agencies are the commune-level administrations of the probation places.

2. Two months before the persons sentenced to probation fully serve their imprisonment penalty, the prison superintendents shall notify in writing the commune-level Peoples Committees of the probation places and the heads of the district-level police offices of:

- The full names, ages and native places of the probationers;

- The date, when such persons shall have completely served their imprisonment penalty;

- Remarks on results of their serving of the imprisonment penalty;

- The probation duration;

- Other information necessary for the management, education and creation of conditions for the probationers to earn their living and reform themselves.

Article 16.-The commune-level People’s Committees of the probation places shall have to:

1. Receive and record in the monitoring book the probationers’ presentation; compile dossiers for managing and monitoring them.

2. Manage, educate and create conditions for the probationers to earn their living, study and reform themselves to become useful citizens of the society and report such to the chief judges of the courts that have issued judgment execution decisions.

3. Once every three months, give remarks, assess and make general reports on the judgment-serving process of the probationers and send them to the district-level police offices.

4. When deeming that all conditions prescribed in Article 14 of this Decree are met, make written proposals for the probationers to enjoy exemption from serving the remaining probation period, enclosed with related materials, if any, and send them to the district-level police offices to carry out the procedures for their transfer to the district-level police offices for consideration and decision according to law provisions.

5. Grant certificates of complete serving of the probation period to the probationers, made according to the set form.

The certificates of complete serving of the probation period shall be sent to the courts that have issued judgment execution decisions, the district-level courts and police offices of the probation places.

Article 17.-Each dossier of probation penalty enforcement compiled by the commune-level People’s Committee consists of:

a/ An extract or copy of the court’s judgment;

b/ A certificate of complete serving of the imprisonment penalty;

c/ Materials on the probation penalty-serving process;

d/ Other relevant materials.

Article 18.-The commune or ward police offices of the probation places shall have to assist the commune-level People’s Committees in the following tasks:

1. Grasping the situation and process of observance of the policies and laws and probation regulations by the probationers; handling violations of probation according to their competence.

2. Receiving and processing according to their competence information and reports denouncing law-breaking acts, supplied by the probationers.

3. Compiling personal dossiers of the probationers.

4. Coordinating with the local mass organizations and people in gathering relevant information and materials so as to propose on exemption from the remaining probation period according to law provisions.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19.-Those who violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.

Article 20.-

This Decree takes effect 15 days after its signing. The previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.

2. The Ministry of Public Security shall have to supervise and urge the implementation of this Decree.

Article 21.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities as well as the concerned agencies shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 53/2001/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất