Nghị định 49/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự

thuộc tính Nghị định 49/CP

Nghị định 49/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:49/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:15/08/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 49/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 49/CP NGÀY 15 THÁNG 08 NĂM 1996 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ, ngày 30 tháng 09 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, ngày 6 tháng 7 năm 1995;

Để bảo đảm thống nhất việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự xử phạt theo Nghị định này.

 

Điều 2.- Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

 

Điều 3.- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử lý là phạt tiền thì phải được cộng lại thành mức phạt chung.

 

Điều 4.- Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ Việt Nam bị xử phạt theo Nghị định này, trừ những trường hợp điều ước Quốc tề mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

 

 

CHƯƠNG II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT

 

Điều 5.- Hành vi vi phạm trật tự công cộng:

1- Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b. Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tàu, thuyền, xe lửa và các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

c. Thả diều, bóng bay, chơi máy bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, hành lang bảo vệ đường dây tải điện;

d. Có cử chỉ thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

e. Gây rối trật tự ở trong cơ quan, xí nghiệp, trụ sở các tổ chức xã hội, khu dân cư hoặc ở nơi công cộng khác;

g. Làm mất trật tự ở các rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, ở nhà ga, bến tàu, bến xe, trên các phương tiện giao thông vận tải trên đường phố và ở nơi công cộng khác, ở khu vực cửa khẩu, cảng.

2- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ, có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự người thi hành công vụ;

b. Xúi dục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ;

c. Gây rối trật tự tại phiên toà, nơi thi hành án, hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo vũ khí thô sơ: dao, lê, mã tấu, dây xích, côn, gậy...

b. Dùng thủ đoạn tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c. Đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Vi phạm các điểm b, c khoản 1, điểm a khoản 3 thì bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; vi phạm các điểm a, b, e khoản 1, điểm c khoản 2, các điểm b, c khoản 3 nếu gây tổn thương về sức khoẻ hoặc gây thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

 

Điều 6.- Hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong giờ nghỉ đêm của nhân dân từ 22 giờ đến 5 giờ sáng;

b. Không thực hiện các quy định về sự yên tỉnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác;

c. Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc tụ tập đông người để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

 

Điều 7.- Hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, xí nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung, gây tắc cống rãnh;

b. Đổ nước hoặc để nước bẩn chảy ra làm mất vệ sinh khu tập thể, hè đường, nhà ga, bến tàu, bến xe và trên các phương tiện giao thông;

c. Vứt rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì gây ô nhiễm ra nơi công cộng, vào chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt;

d. Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung;

e. Để gia súc, các loại động vật khác phóng uế gây mất vệ sinh ở nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Đổ rác hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng;

b. Để trâu, bò, ngựa, chó hoặc gia súc khác chạy rông trong thành phố, trên đường quốc lộ, nơi công cộng;

c. Làm nhà vệ sinh không đúng quy định gây mất vệ sinh chung;

d. Lấy, vận chuyển phân trong thành phố, thị xã từ 6 giờ đến 22 giờ hoặc để rơi vãi không đảm bảo vệ sinh;

e. Để gia súc gây thương tích cho người khác.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Chôn người chết vì bệnh dịch, bốc mộ, di chuyển người chết, hài cốt trái quy định, không đảm bảo vệ sinh;

b. Bán gia súc hoặc thịt gia súc có bệnh dịch.

4. Vi phạm điểm c khoản 2 buộc khắc phục tình trạng gây mất vệ sinh, tháo dỡ công trình vệ sinh; vi phạm điểm b khoản 3 buộc tiêu huỷ gia súc và thịt gia súc có bệnh dịch.

 

Điều 8.- Hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Mặc quần áo lót nơi hội họp đông người, nơi làm việc ở các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội;

b. Không có vé mà vào những nơi quy định phải có vé;

c. Vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, xí nghiệp hoặc những nơi công cộng khác;

d. Có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hoá ở nơi công cộng;

e. Hút thuốc ở những nơi quy định "Cấm hút thuốc";

g. Làm hoen bẩn trụ sở các cơ quan, tổ chức, trường học, bệnh viện, các biển hiệu, biển quảng cáo, panô, áp phích; làm hư hại hoa, cây cối, thảm cỏ, ở công viên, vườn hoa và ở các công trình văn hoá công cộng khác.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Lợi dụng sự mê tín của người khác để thu lời bất chính hoặc làm tổn hại đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác;

b. Tổ chức các lễ hội, các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao theo quy định phải xin phép mà không xin phép.

3. Vi phạm điểm g khoản 1 thì buộc khôi phục lại tình trạng đã bị thay đổi. Vi phạm điểm a khoản 2 thì có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện.

 

Điều 9.- Hành vi vi phạm quy định về đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng, đối với một trong những hành vi sau:

a. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời những quy định về đăng ký hộ khẩu khi thay đổi nơi cư trú;

b. Không thực hiện đúng quy định về khai báo những thay đổi nhân khẩu trong hộ gia đình như: trẻ em mới sinh, có người chết, người mất tích;

c. Không thực hiện những quy định về khai báo tạm trú, tạm vắng, hoặc những thay đổi khác về hộ tịch, hộ khẩu.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Tẩy, xoá, sửa chữa sổ hộ khẩu hoặc làm sai lệnh một trong các nội dung trong sổ hộ khẩu;

b. Sử dụng sổ hộ khẩu để thực hiện hành vi trái pháp luật;

3.- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi sau:

a. Khai man, giả mạo hồ sơ để đăng ký hộ khẩu;

b. Làm giả sổ hộ khẩu;

c. Cho người nước ngoài thuê chỗ ở, làm việc mà không khai báo với cơ quan Công an hoặc không có giấy chứng nhận về an ninh trật tự.

4. Vi phạm điểm a khoản 3 nếu đã đăng ký hộ khẩu phải huỷ bỏ kết quả đăng ký hộ khẩu; Vi phạm điểm b khoản 3 phải tịch thu tang vật vi phạm.

 

Điều 10.- Hành vi vi phạm quy định về cấp và quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước), giấy chứng nhận quân nhân, công nhân quốc phòng (gọi tắt là giấy chứng minh) và các giấy tờ đi lại khác:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Không mang theo giấy chứng minh khi đi lại; không xuất trình giấy chứng minh khi có yêu cầu kiểm tra;

b. Đến khu vực quy định cần có giấy phép mà không có hoặc giấy phép không có giá trị;

c. Không làm giấy chứng minh sau khi đã được thông báo về thời gian, địa điểm cấp giấy chứng minh;

d. Không thực hiện đúng quy định về nộp lại, cấp hoặc đổi giấy chứng minh.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Tẩy xoá, sữa chữa giấy chứng minh hoặc giấy phép đi lại khác;

b. Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn giấy chứng minh, giấy phép đi lại khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

c. Cố ý bỏ lại giấy chứng minh sau khi bị kiểm tra, tạm giữ.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Khai man, giả mạo hồ sơ để được cấp giấy chứng minh hoặc giấy phép đi lại khác;

b. Làm giả giấy chứng minh hoặc các giấy phép đi lại khác;

4. Vi phạm điểm a khoản 2; điểm a, b khoản 3 bị tịch thu giấy chứng minh hoặc giấy phép đi lại.

 

Điều 11.- Hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, và vi phạm các quy định về pháo, đồ chơi nguy hiểm:

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b. Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không có giấy phép hoặc giấy phép không còn giá trị sử dụng;

c. Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ và gia hạn các loại giấy phép của các loại vụ khí, công cụ hỗ trợ;

d. Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

e. Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;

g. Không giao nộp vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ theo quy định;

h. Sử dụng các loại đồ chơi đã bị cấm;

i. Đốt pháo hoặc sử dụng bất cứ vật gì khác thay pháo.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Mượn, cho mượn vũ khí, công cụ hồ trợ hoặc giấy phép sử dụng;

b. Sữa chữa, tẩy xoá, làm mất giấy phép sử dụng, giấy phép vận chuyển các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ;

c. Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ gây nổ trái quy định;

d. Dùng vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ để săn bắn, đánh bắt cá;

e. Dùng các loại súng, cung nỏ hoặc các phương tiện khác để săn bắn ở thành phố, thị xã, nơi tập trung đông người;

g. Để mất vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Mua bán, vận chuyển vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ với số lượng nhỏ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép những không còn giá trị;

b. Kinh doanh các loại phế liệu, phế phẩm có lẫn vũ khí, vật liệu nổ với số lượng nhỏ;

c. Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

d. Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thuỷ lôi để lấy thuốc nổ trái phép;

e. Sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển pháo, thuốc pháo, đồ chơi nguy hiểm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, đồ chơi đã bị cấm mà không có giấy phép;

b. Mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ với số lượng lớn;

c. Vận chuyển vũ khí quân dụng, thể thao, vật liệu nổ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc giấy phép không còn giá trị.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Sản xuất, chế tạo vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;

b. Mang vào, mang ra lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Vi phạm các điểm b, e, g, h, i khoản 1; điểm c, d, e khoản 2; điểm a, d, e khoản 3, khoản 4, khoản 5 có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Vi phạm điểm a, b khoản 2; điểm b, c khoản 3 có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép. Vi phạm điểm d, e khoản 2 có thể bị buộc bồi thường thiệt hại.

 

Điều 12.- Hành vi vi phạm các quy định về quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Kinh doanh không đúng nội dung, địa điểm quy định trong giấy phép hành nghề kinh doanh đặc biệt;

b. In, nhân bản các tài liệu không có giấy phép hoặc quá số lượng cho phép (đối với băng đĩa nhạc, băng đĩa hình, phim, tranh, ảnh, sách, báo, lịch thì xử phạt theo NĐ 88/CP ngày 14/12/1995).

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: a. Hành nghề kinh doanh đặc biệt mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;

b. Dùng cơ sở kinh doanh nghề đặc biệt để hoạt động trái pháp luật hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh để có những hành vi vi phạm pháp luật.

3. Vi phạm các điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 thì bị tước quyền sử dụng giấy phép; vi phạm điểm b khoản 1 có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện.

 

Điều 13.- Hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu, chưa có giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu;

b. Mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị không được phép của người có thẩm quyền;

c. Để mất con dấu đang sử dụng;

d. Nộp con dấu quá hạn quy định khi có quyết định thu hồi con dấu của cơ quan có thẩm quyền;

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Cá nhân, tổ chức tiến hành khắc dấu mà chưa đủ thủ tục khắc dấu theo quy định hoặc chưa có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền;

b. Khắc dấu cho cá nhân, tổ chức mà không có giấy phép khắc dấu của cơ quan Công an;

c. Mang con dấu từ nước ngoài vào để sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đăng ký theo quy định;

d. Không nộp lại con dấu khi có quyết định thu hồi của cấp có thẩm quyền;

e. Đóng dấu vào tài liệu giấy tờ chưa ghi nội dung hoặc vào các tài liệu khi chưa có chữ ký của người có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng con dấu của nước ngoài tại Việt Nam mà chưa được phép hoặc chưa đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

4. Vi phạm khoản 2, khoản 3 có thể bị tịch thu con dấu. Vi phạm điểm a, b khoản 2 có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép.

 

Điều 14.- Hành vi vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, thi hành án, thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy chế về giáo dục tại xã phường, thị trấn; quản chế hành chính.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Vi phạm các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn như: Bắt, giam giữ, tạm giam, bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm;

b. Vi phạm nghĩa vụ của người tham gia tố tụng như: Không cung cấp tài liệu, vật chứng theo yêu cầu hợp pháp của cơ quan và người tiến hành tố tụng, không thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng, người phiên dịch, người bào chữa, người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án; vi phạm các quy định về bảo quản vật chứng, niêm phong, kê biên tài sản;

c. Vi phạm quy chế, chế độ thi hành các bản án hình sự như: án treo, quản chế, cấm cư trú, cư trú bắt buộc, cải tạo không giam giữ, thi hành án phạt tù, cố ý không chấp hành hoặc cản trở việc thi hành các bản án dân sự, hành chính, lao động.

 

Điều 15.- Hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy:

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những quy định về phòng cháy, chữa cháy;

b. Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ; không thực hiện đúng quy định về bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy;

c. Không sữa chữa đúng thời hạn những sơ hở thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy khi đã được cơ quan có trách nhiệm yêu cầu sửa chữa;

d. Không tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ; không có nội quy phòng cháy, chữa cháy, biển "Cấm lửa" ở những nơi có nguy hiểm cháy, nổ;

e. Thông tin báo cháy giả hoặc sai sự thật;

g. Đào bới, xê dịch, tháo dỡ hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến hệ thống cấp nước chữa cháy công cộng;

h. Vi phạm quy định về đốt nương rẫy, gây cháy rừng;

i. Gây trở ngại cho việc chữa cháy;

k. Không thực hiện hoặc trì hoãn việc thực hiện lệnh huy động người, phương tiện vào việc chữa cháy;

l. Đặt hàng hoá hoặc bất cứ vật gì khác gây cản trở lối vào chữa cháy, nơi lấy nước chữa cháy và cản trở lối thoát nạn;

m. Sử dụng lửa trần, sử dụng các thiết bị, máy móc có khả năng phát sinh tia lửa, đốt rác, đốt vàng mã, thắp hương thờ cúng, hút thuốc lá, thuốc lào, hoặc ném tàn thuốc lá hoặc bất cứ vật gì khác có lửa ở khu vực "Cấm lửa";

n. Tự ý sử dụng các phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào các mục đích khác;

o. Sử dụng các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phải kiểm định mà chưa được cơ quan phòng cháy, chữa cháy kiểm định, xác nhận về chất lượng;

p. Để vật tư, hàng hoá, chất dễ cháy khác trong phạm vi khoảng cách ngăn cháy;

q. Điều khiển phương tiện trở khách, chở xăng, dầu, vật liệu nổ, chất lỏng dễ cháy mà không trang bị đầy đủ phương tiện dụng cụ chữa cháy theo quy định;

r. Không thống kê vật liệu nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ theo mẫu quy định;

s. Không dập tắt nguồn lửa trần hoặc không tắt, không rút phích điện đối với các thiết bị tiêu thụ điện cần phải tắt ở nơi làm việc, cửa hàng, sạp hàng, phòng thí nghiệm... trước khi đóng cửa ra về;

t. Lắp đặt sử dụng hệ thống điện, thiết bị điện, tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy;

u. Người điều khiển phương tiện trở khách mà để hành khách mang chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ lên phương tiện trở khách;

v. Khi có cháy mà không báo cháy hoặc báo cháy chậm cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy;

x. Không có phương án chữa cháy hoặc có nhưng không đầy đủ; không tổ chức thực tập phương án chữa cháy theo định kỳ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: a. Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sửa chữa các phương tiện, dụng cụ và hoá chất chữa cháy;

b. Vi phạm các quy định về sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng chất dễ cháy; vi phạm các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy về sử dụng điện;

c. Đưa công trình vào sử dụng khi chưa bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy hoặc chưa được nghiệm thu theo quy định;

d. Tự ý thay đổi tính chất sử dụng của công trình hoặc thay đổi các đồ vật, kết cấu làm cản trở lối thoát nạn hoặc gây khó khăn trong việc sử dụng các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy trong công trình;

e. Sử dụng dây chuyền sản xuất các loại hàng hoá, thiết bị hoặc vận hành thiết bị, máy móc có khả năng cháy mà không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy;

g. Vi phạm các quy định về nhập khẩu, xuất khẩu phương tiện chữa cháy, các mặt hàng dễ cháy, nổ, độc;

h. Thi công công trình không đúng thiết kế về an toàn phòng cháy, chữa cháy đã được phê duyệt;

i. Gây ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

k. Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng dễ cháy, nổ, độc mà không có giấy chứng nhận của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền hoặc có những không còn giá trị sử dụng;

l. Sử dụng lửa trần và thiết bị phát sinh tia lửa để sữa chữa, thay thế thiết bị công trình ở những nơi "Cấm lửa", nơi có nhiều chất dễ cháy mà không thực hiện đúng quy trình, quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy;

m. Không tham gia chữa cháy khi có điều kiện về lực lượng, phương tiện chữa cháy;

n. Sử dụng các phương tiện, hoá chất chữa cháy bị cấm sử dụng;

o. Để mất giấy ký hiệu "M", giấy vận chuyển vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: a. Vi phạm các quy định về sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng chất độc mạnh, chất phóng xạ;

b. Xây dựng các công trình theo quy định phải phê duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy mà không có phê duyệt của cơ quan phòng cháy, chữa cháy;

c. Sử dụng vật liệu nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ thuộc danh mục các chất cấm lưu hành tại Việt Nam;

d. Không thiết kế, thi công hệ thống cấp nước chữa cháy đồng bộ với hệ thống thi công cấp nước đô thị;

e. Hành nghề tư vấn phòng cháy, chữa cháy, thiết kế thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy mà chưa được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hành nghề;

g. Sử dụng các công trình xăng dầu, khí đốt mà không có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn chống cháy, nổ, độc hại, phòng chống sự cố xảy ra;

h. Điều khiển tàu, thuyền nước ngoài vào lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.

4. Vi phạm các điểm q, u khoản 1; các điểm a, b, g, k, n khoản 2; các điểm a, c khoản 3 có thể bị tước quyền sử dung giấy phép, có thể tịch thu tang vật vi phạm. Vi phạm quy định tại các điểm g, h, l, p khoản 1; điểm d, h khoản 2 buộc phải khôi phục tình trạng đã bị thay đổi hoặc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra. Vi phạm điểm t khoản 1; điểm l khoản 2; điểm b, g khoản 3 phải đình chỉ thi công và buộc thực hiện các quy định về thiết kế phòng cháy, chữa cháy.

 

Điều 16.- Hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác.

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

a. Trộm cắp vặt;

b, Gây hư hại tài sản của người khác;

c. Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác;

d. Mua, bán, cất giữ tài sản người khác mà biết rõ tài sản đó do người khác vi phạm pháp luật mà có;

e. Gian lận trong khi mua, bán, trao đổi hàng hoá hoặc ép buộc người khác mua hàng trái với ý muốn của họ.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Làm giả, buôn bán các loại vé;

b. Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên trở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

3. Vi phạm các điểm a, d, e khoản 1; điểm a khoản 2 bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Vi phạm điểm b khoản 1 điều này phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.

 

Điều 17.- Hành vi gây hư hại đến các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự:

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Tự ý đào bới hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến đê, đập, kè, cống, hầm, đường sắt hoặc các công trình công cộng khác;

b. Tự ý xê dịch, tháo gỡ hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu cơ quan, cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan Nhà nước và các công trình công cộng khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm quy định về bảo vệ công trình an ninh trật tự.

3. Vi phạm quy định tại các điểm ở khoản 1 và khoản 2 điều này buộc khôi phục tình trạng đã bị thay đổi.

 

Điều 18.- Hành vi vi phạm quy chế vùng biển thuộc lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Cặp mạn tàu, thuyền, giao dịch với tàu nước ngoài; mua, bán, vận chuyển, trao đổi hàng hoá trái phép;

b. Không chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Tiến hành các hoạt động khai thác, nghiên cứu, thăm dò, du lịch và các hoạt động khác không đúng địa điểm, phạm vi, tính chất, nghề nghiệp và các quy định ghi trong giấy phép;

b. Không chấp hành nội quy bến đậu, cảng biển và các quy định khác về trật tự an toàn trên biển.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: a. Điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về đi lại, ra vào các vùng biển thuộc lãnh thổ Việt Nam, đi vào khu vực cấm hoặc vào khu vực phải có giấy phép mà không có giấy phép;

b. Hoạt động khai thác, nghiên cứu, thăm dò và các hoạt động khác trái phép trên vùng biển Việt Nam;

c. Tàu ngầm, phương tiện ngầm đi, đậu trong lãnh hải không đi nổi, không đậu nổi hoặc không treo cờ (Quốc kỳ) theo quy định.

4. Vi phạm điểm a khoản 1 bị tịch thu hàng hoá. Vi phạm điểm a khoản 2; các điểm a, b khoản 3 có thể bị tịch thu tang vật phương tiện vi phạm. Vi phạm điểm a, b khoản 2; các điểm a, b khoản 3 điều này có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép.

 

Điều 19.- Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới, cột mốc, dấu hiệu biên giới quốc gia.

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: a. Làm hư hại hoặc có bất cứ hành động gì khác có hại tới cột mốc, dấu hiệu trên đường biên giới;

b. Vi phạm các quy đinh về chăn, thả gia súc qua biên giới; xâm canh, xâm cư;

c. Đốt nương, rẫy trong vành đai biên giới, làm hư hại các biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm thay đổi đường biên giới quốc gia.

3. Vi phạm điểm a khoản 1; khoản 2 điều này buộc khôi phục tình trạng đã bị thay đổi. Vi phạm điểm c khoản 1 điều này buộc bồi thường thiệt hại.

 

Điều 20.- Hành vi vi phạm quy chế quản lý khu vực biên giới, cửa khẩu:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Cư trú. đi lại, hành nghề trái phép trong khu vực biên giới;

b. Không khai báo hoặc che dấu, giúp đỡ người khác đi lại, cư trú, hành nghề trái phép ở khu vực biên giới;

c. Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ vành đai biên giới.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: a. Không chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng bảo vệ, kiểm soát biên giới, cửa khẩu;

b. Dùng phương tiện đưa, đón người, chuyên trở hàng hoá trong khu vực cửa khẩu không đúng nơi quy định hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm;

c. Người, phương tiện ra vào biên giới, cửa khẩu không có giấy tờ theo quy định;

d. Điều khiển phương tiện giao thông trong khu vực biên giới mà đi quá phạm vi được phép;

e. Người được phép qua lại biên giới nhưng đi vượt quá phạm vi quy định.

3. Vi phạm điểm a khoản 1; các điểm c, d khoản 2 điều này có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

 

Điều 21.- Hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Làm hư hỏng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu dùng để xuất cảnh, nhập cảnh;

b. Người nước ngoài, người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài sửa chữa, thay đổi chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận thường trú, nhập cảnh không khai báo theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú ở Việt Nam quá thời hạn mà không được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cho phép;

c. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đi vào các khu vực cấm, các khu vực Nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;

d. Nhập cảnh, xuất cảnh mà không xuất trình giấy tờ khi nhà chức trách Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu khác của nhà chức trách về kiểm tra người, hành lý theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Sữa chữa, thay đổi hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, thị thực hoặc khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, thị thực, chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận thường trú; dùng hộ chiếu, thị thực không còn giá trị để nhập cảnh, xuất cảnh;

b. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh không có hộ chiếu, thị thực hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và thị thực theo quy định;

c. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh không đúng cửa khẩu ghi trong thị thực mà không được phép của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;

d. Công dân Việt Nam xuất cảnh có thời hạn tự ý ở lại nước ngoài quá thời hạn được phép;

e. Trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

a. Giúp đỡ, chứa chấp, che dấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;

b. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh, tạm trú hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam không đúng với mục đích xin nhập cảnh;

c. Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh nhưng không thực hiện đúng mục đích, nội dung, chương trình đã đăng ký với cơ quan chức năng khi bảo lãnh hoặc khi làm thủ tục cho khách vào Việt Nam.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

a. Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay thị thực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận thường trú;

b. Làm giả hộ chiếu, thị thực, chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận thường trú, dấu kiểm chứng;

c. Sử dụng hộ chiếu, thị thực, chứng nhận tạm trú, chứng nhận thường trú, dấu kiểm chứng hoặc các giấy tờ giả khác để xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnh;

d. Trốn vào Đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức Quốc tế đóng tại Việt Nam.

5. Vi phạm một trong các điểm của Điều này có thể bị thu hồi hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; đối với người nước ngoài có thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại các điểu 14, 15 và 16 của Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

 

Điều 22.- Hành vi vi phạm các quy định về phòng chống và kiểm soát ma tuý:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Hút, tiêm chích, hít hoặc bằng các hình thức khác để sử dụng trái phép các chất ma tuý;

b. Xúi dục người khác sử dụng chất ma tuý.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, khách sạn, quán trọ, nhà nghỉ, câu lạc bộ và các cơ sở khác để cho người khác sử dụng chất ma tuý trong khu vực mình quản lý;

b. Vi phạm các quy định về trồng cây có chứa chất ma tuý.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Sản xuất, mua, bán dụng cụ tiêm, chích, hút, sử dụng chất ma tuý;

b. Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác hút, tiêm, chích, sử dụng chất ma tuý;

c. Môi giới cho người khác tiêm, chích, hút ma tuý hoặc bằng hình thức khác sử dụng chất ma tuý;

d. Vi phạm các quy định về điều chế, tồn trữ, vận chuyển, phân phối, trao đổi các tiền chất, thuốc chữa bệnh có chứa chất ma tuý;

e. Mua, bán chất hướng thần, tiền chất trái quy định;

g. Kê đơn, cấp thuốc hoặc mua, bán thuốc có chứa chất ma tuý không đúng quy định;

h. Được phép cất giữ, sử dụng thuốc có chất ma tuý và chất hướng thần mà chuyển cho người khác không được phép cất giữ, sử dụng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Vi phạm các quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh các chất ma tuý, những hàng hoá, vật phẩm, thuốc tân dược có chứa chất ma tuý, chất hướng thần, tiền chất;

b. Gửi hàng hoá, vật phẩm có chất ma tuý qua đường bưu điện;

c. Chào hàng, nhận lời chào hàng có chứa chất ma tuý, chất hướng thần trái phép;

d. Vi phạm các quy định về tồn trữ, phân phối, vận chuyển các chất ma tuý, vật phẩm có chứa chất ma tuý, chất hướng thần, tiền chất; e. Được phép dùng vật phẩm có chất ma tuý, chất hướng thần trong nghiên cứu khoa học, y học mà sử dụng không đúng quy định;

g. Sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma tuý chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Vi phạm một trong các điểm điều này có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Vi phạm điểm a khoản 2; các điểm d, e, g khoản 3; các điểm a, c, d, e khoản 4 có thể tước quyền sử dụng giấy phép.

 

Điều 23.- Hành vi mại dâm:

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Bán dâm;

b. Lạm dụng tình dục.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Mua dâm;

b. Cung cấp địa điểm cho hoạt động mại dâm.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Dẫn dắt hoạt động mại dâm;

b. Che dấu, bảo vệ cho các hành vi mua dâm, bán dâm;

c. Vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã bị xử phạt hành chính mà còn tái phạm.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

a. Sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh;

b. Dùng các thủ đoạn khống chế, đe doạ người mua dâm, bán dâm để đòi tiền, cưỡng đoạt tài sản.

5. Đối với hành vi môi giới, chứa chấp mại dâm thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 NĐ 88/CP ngày 14 tháng 12 năm 1995.

6. Vi phạm các khoản 1, 2, 3, 4 điều này bị tịch thu toàn bộ tiền do vi phạm mà có.

 

Điều 24.- Hành vi đánh bạc:

Cá nhân, tổ chức có hành vi đánh bạc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt theo Điều 20 Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống tệ nạn xã hội.

 

Điều 25.- Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, mua bán, sử dụng rượu, bia:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Say rượu ở công sở, nơi làm việc, trong các khách sạn, nhà hàng, quán ăn, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng; b. Xúi dục, tạo điều kiện cho trẻ em (dưới 16 tuổi) uống rượu bia;

c. Chủ khách sạn, nhà hàng, quán ăn bán các loại rượu và nước uống có độ cồn từ 14 độ trở lên cho người chưa thành niên; bán rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuối;

d. Bán, uống rượu, bia trong các trường phổ thông.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Vi phạm quy định ở khoản 1 đã bị xử phạt hành chính mà còn tái phạm;

b. Say rượu gây mất trật tự công cộng.

 

Điều 26.- Hành vi xâm phạm quyền trẻ em mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Ngược đãi, ruồng bỏ trẻ em;

b. Sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật;

c. Lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ;

d. Bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm, độc hại, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển của trẻ em.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Giao, nhận trẻ em làm con nuôi trái quy định của pháp luật;

b. Kích động, lôi kéo, xúi dục trẻ em vi phạm pháp luật;

c. Sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác mà không được phép;

d. Lạm dụng tình dục trẻ em.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em và các nguồn tài chính khác dành cho việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em vào mục đích khác.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Kê khai lý lịch, giấy tờ sai sự thật để giao, nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài;

b, Làm thủ tục cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trái quy định của pháp luật.

 

Điều 27.- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tài liệu mật Nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Không lập danh mục bí mật Nhà nước theo đúng quy định;

b. Không đăng ký với cơ quan quản lý khoa học và công nghệ Nhà nước các phát minh, sáng chế giải pháp hữu ích có nội dung thuộc bí mật Nhà nước;

c. Soạn thảo, in ấn, sao chụp tài liệu thuộc độ tuyệt mật, tối mật, mật không đúng quy định;

d. Không đánh số, đặt bí số, bí danh hoặc ký hiệu mật và không tổ chức thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, bảo vệ theo quy định đối với những danh mục xác định thuộc phạm vi bí mật Nhà nước;

e. Không thực hiện các quy định về công bố, phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng danh mục bí mật Nhà nước;

g. Không thực hiện đúng quy định về vận chuyển, giao nhận, sử dụng tài liệu mật Nhà nước;

h. Không thực hiện đúng quy định về thống kê, cất giữ, bảo quản tài liệu mật Nhà nước;

i. Thanh lý, tiêu huỷ các tài liệu mật không theo đúng quy định;

k. Vào khu vực cấm, nơi bảo quản, lưu giữ tài liệu mật Nhà nước mà không được phép;

m. Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Làm lộ, chiếm đoạt, làm mất tài liệu mật;

b. Lợi dụng việc bảo vệ tài liệu mật Nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong hành vi tiêu huỷ trái phép tài liệu mật Nhà nước.

 

Điều 28.- Hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông:

1. Việc xử phạt các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị được áp dụng theo quy định tại Nghị định 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ.

2. Việc xử phạt các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt, đường thuỷ nội địa được áp dụng theo quy định tại các Nghị định 39/CP và 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, đường thuỷ nội địa.

 

CHƯƠNG III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

 

Điều 29.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Cảnh sát, cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, bộ đội biên phòng.

1. Chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.

3. Trưởng Công an Phường có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá đến 500.000 đồng;

d. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng;

e. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm;

g. Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mất sự yên tĩnh chung;

4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c. Tước quyền sử dụng các loại giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

5. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng cảnh sát giao thông trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng xuất cảnh, nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm ở Trung ương, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp Đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Chỉ huy trưởng Tiểu khu Biên phòng, chỉ huy trưởng Hải đoàn Biên phòng, Trưởng đồn Công an, trưởng đồn Biên phòng có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c. Tước quyền sử dụng giấy phép trong các lĩnh vực, phạm vi thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. 6. Giám đốc công an tỉnh có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c. Tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển, giấy phép lưu hành phương tiện giao thông, giấy phép sử dụng vũ khí, chất nổ và các loại giấy phép khác do ngành Công an cấp, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

7. Cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Cục trưởng Cục quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông trật tự, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chỉ huy trưởng bộ đội Biên phòng cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 30.- Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

b. Buộc bồi thường thiệt hạn do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng;

e. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g. Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mất sự yên tĩnh chung;

h, Tiêu huỷ những vật phẩm độc hại gây ảnh hưởng cho sức khoẻ con người;

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c. Quyết định áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép.

Điều 31.- Ngoài những người quy định tại Điều 29, Điều 30 của Nghị định này; những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt, nhưng phải thực hiện đúng các quy định của Điều 37 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 32.- Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính:

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 của Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Nghị định này vắng mặt hoặc được sự uỷ quyền của họ thì cấp phó của những người đó có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của họ. Việc uỷ quyền phải thực hiện theo đúng quy định của Điều 36 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 33.- Cảnh cáo.

Hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, được quyết định bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có quy định hình thức phạt cảnh cáo.

Khi xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền xử phạt thông báo quyết định xử phạt cảnh cáo đến chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm cư trú hoặc công tác.

Điều 34.- Thủ tục, biện pháp phạt tiền.

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người thực hiện quyền xử phạt phải nói rõ cho người vi phạm biết điều khoản, tên văn bản pháp luật mà họ đã vi phạm, mức độ trách nhiệm, hình thức xử phạt áp dụng đối với hành vi của họ.

2. Khi quyết định xử phạt đến 20.000 đồng, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và trao cho người bị phạt 1 bản để thi hành và 1 bản gửi cho nơi thu tiền phạt.

3. Nếu áp dụng mức phạt từ trên 20.000 đồng, người thi hành công vụ phải lập biên bản theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp hồ sơ đã rõ ràng, người vi phạm có điều kiện nộp ngay tiền phạt, người có thẩm quyền phải quyết định ngay việc xử phạt. Trường hợp phức tạp cần điều tra, xác minh làm rõ những tình tiết liên quan đến việc xử phạt thì trong thời gian 30 ngày kể từ ngày lập biên bản, người có thẩm quyền phải ra Quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt phải được gửi đến tổ chức, người bị phạt và nơi thu tiền phạt. Nếu mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên thì phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và thi hành Quyết định xử phạt theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

- Bộ Nội vụ quy định thống nhất mẫu biên bản, mẫu Quyết định xử phạt và mẫu các văn bản, Quyết định khác áp dụng trong quá trình xử lý vi phạm hành chính về an ninh trật tự; hướng dẫn việc tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện vi phạm.

4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt tiền về vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự phải nộp tiền phạt tại nơi quy định ghi trong Quyết định xử phạt. Nghiêm cấm người xử phạt thu tiền phạt tại chỗ.

5. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực mà tổ chức và người bị xử phạt không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 35.- Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn.

1. Tất cả các loại giấy phép, giấy chứng nhận (gọi chung là giấy phép) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân hoặc tổ chức để tiến hành hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đều có thể bị áp dụng hình thức phạt này, nếu vi phạm hành chính có liên quan trực tiếp đến quy tắc, thể lệ, chế độ sử dụng giấy phép đó.

2. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mà hành vi đó có quy định tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, người ra Quyết định xử phạt phải trả lại giấy phép cho cá nhân, tổ chức đó.

3. Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;

- Giấy phép có nội dung trái pháp luật;

- Người có hành vi vi phạm hành chính đã vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép đó khi xét thấy không thể cho tiếp tục sử dụng.

4. Khi cần Quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, người thi hành công vụ phải lập biên bản, ghi rõ lý do tước quyền sử dụng giấy phép theo các nội dung quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Việc tước quyền sử dụng giấy phép chỉ được thực hiện khi có Quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại Điều 29, Điều 30 của Nghị định này. Quyết định tước quyền sử dụng giấy phép phải được gửi cho người bị xử phạt ngay khi thực hiện Quyết định và phải thông báo cho cơ quan cấp loại giấy phép đó biết.

Trường hợp việc tước giấy phép không thuộc thẩm quyền của cơ quan xử phạt thì cơ quan tiến hành xử phạt kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định.

Điều 36.- Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

1. Tịch thu tang vật, tiền, phương tiện vi phạm sung vào công quỹ của Nhà nước mà người vi phạm sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Đối với những tang vật, phương tiện thuộc quyền sở hữu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc của người khác bị người vi phạm chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép để thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

- Khi tịch thu tang vật, tiền, phương tiện vi phạm hành chính, người thi hành công vụ phải tiến hành lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Nội vụ và giao cho người bị xử phạt một bản.

Điều 37.- Áp dụng hình thức xử phạt.

1. Ngoài các hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung quy định tại các điều khoản trong chương này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng những biện pháp khác theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập. Hình thức phạt bổ sung và việc áp dụng các biện pháp hành chính khác chỉ được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 38.- Người có thẩm quyền xử phạt mà vi phạm quy định về xử phạt vi phạm hành chính tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường.

 

Điều 39.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị định số 141/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng; thay thế các quy định về xử phạt đối với hành vi mua dâm, bán dâm được quy định tại Điều 4 và hành vi sử dụng, sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển các chất ma tuý quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 5 Nghị định 53/CP ngày 28/6/1994.

 

Điều 40.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết và tổ chức thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 49-CP
Hanoi ,August 15 ,1996
 
DECREE
ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF SECURITY AND ORDER
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
In order to ensure uniformity in the sanctioning of administrative violations in the domain of security and order;
At the proposal of the Minister of the Interior,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- All individuals and organizations committing administrative violations in the domain of security and order shall be sanctioned according to this Decree.
Article 2.- The use of measures to prevent and handle administrative violations in the domain of security and order shall comply with the principles, process, procedures and competences defined in the Ordinance on the handling of administrative violations and this Decree.
Article 3.- An act of administrative violation shall be sanctioned only once. If an individual or organization commits many acts of administrative violation, the competent person shall decide the form of sanction against each of these acts; if all the sanctions are fines, the overall sanction is the sum of all the fines.
Article 4.- A foreign individual or organization that commits an act of administrative violation in the domain of security and order within the territory, the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall be sanctioned according to this Decree unless otherwise provided for in the international conventions which Vietnam has signed or acceded to.
Chapter II
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE DOMAIN OF SECURITY AND ORDER AND THE FORMS OF SANCTION
Article 5.- Violations of public order:
1. A fine of 50,000 to 200,000 VND for one of the following acts :
a/ Fighting or instigating others to fight;
b/ Throwing bricks, earth, stone, sand or any other object into houses, onto a ship, boat, train and other means of transport, or at a person, article or property of another person;
c/ Flying kites or balloons, directing remote control toy planes or other flying objects in the airport area, or the protection corridor of electricity transmission lines;
d/ Displaying a crude, provocative or teasing gesture or any other act which hurts the honor and dignity of another person;
e/ Causing disturbances in an agency, enterprise or the office of a social organization, a population center or another public place;
f/ Causing disturbances at the theaters, movie houses, cultural houses, clubs, places for art performances or the organization of physical culture and sport activities, at the railway stations, ports, bus stations or on the means of communication and transport in city streets and other public places, or in the border gate or port areas.
2. A fine of 200,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Obstructing the work or failing to comply with the request of the persons on duty, or using abusing words or acts that hurt the honor of the persons on duty;
b/ Instigating others not to comply with the request of the persons on duty;
c/ Causing public disorder at the court, the place of verdict enforcement, or any other acts which obstructs the trying activities or the execution of the verdicts.
3. A fine of 1,000,000 to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Disturbing public order while carrying rudimentary weapons like knives, bayonets, scimitars, chains, cudgels, sticks...
b/ Using any tricks to create such a circumstance as to force another person to hand in money or property;
c/ Threatening or using force against the persons on duty but not seriously enough to be examined for penal liability.
4. For violations mentioned in Points b and c Item 1, or Point a Item 3, the evidences and means of violation shall be confiscated; for violations of Points a, b and e Item 1, Point c Item 2, Points b and c Item 3, the offenders shall have to pay compensation if they cause injuries to the health or damage of property.
Article 6.- Acts of disturbing the common tranquility:
A fine of 100,000 to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Causing a big noise or a din or uproar during the night time rest of the people from 22hrs to 5 am;
b/ Failing to comply with the regulations on the tranquility of hospitals, sanatoria or schools and other places;
c/ Using loudspeakers, gongs, drums, whistles, bugle or gathering in large numbers at a public place for a promotion activity without permission of the competent agencies.
Article 7.- Acts which affect the common sanitation:
1. To serve a warning or to hand a fine of 20,000 to 100,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to comply with the regulations on the clearance of garbage and draining of gutters within and around dwelling houses, public offices, enterprises or army barracks thus affecting the common sanitation and causing clogging of the drainage system;
b/ Throwing water or letting filthy water run out thus affecting the sanitation within apartment buildings, on the pavements, at the railway and bus stations and on the means of public transport;
c/ Throwing garbage and dead animals, waste material or any other object that cause pollution at public places or the places of public fountains, drinking water wells, ponds and lakes regularly used by the population in their daily life;
d/ Urinating or defecating in the streets and other public passages;
e/ Letting domestic and other animals urinate or defecate at public places thus affecting sanitation at these places.
2. A fine of 100,000 to 300,000 VND for one of the following acts:
a/ Throwing garbage or any other things into sewage collecting holes or the public drainage system;
b/ Letting buffaloes, oxen, horses, dogs or other animals range freely in the city, on highways and at public places;
c/ Building latrines at variance with regulations thus affecting public saniatation;
d/ Collecting or transporting night-soil in the towns and cities from 6 hrs to 22 hrs or to let it drop on the ground, thus affecting sanitation;
e/ Letting domestic animals cause injuries to other persons.
3. A fine of 300,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Burying a person who dies of epidemics, exhuming a grave and moving the remains of the dead at variance with the prescriptions thus affecting public sanitation;
b/ Selling diseased animals or their meat.
4. For violations of Point c Item 2, the offender is obliged to overcome the unsanitary state, dismantle the latrine; for violations of Point b Item 3, the offender is obliged to destroy the diseased animal and its meat.
Article 8.- Violations of the regulations on civilized lifestyle:
1. Warning or a fine of 20,000 to 100,000 VND for one of the following acts:
a/ Wearing undergarments at places of gathering, working places in State offices or offices of economic and social organizations;
b/ Entering without tickets places where tickets are required;
c/ Violating the protection rules of offices, enterprises or other public places;
d/ Using rude, obscene and other uncultured language or gestures at public places;
e/ Smoking at places where the "no smoking" notice has been put up;
f/ Smearing the offices of the agencies, organizations, schools, hospitals, signboards, advertisement billboards, panels, posters; damaging the flowers, trees, meadows at the public parks, garden flowers and other public cultural centers.
2. A fine of 200,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Misusing the superstition of others to make illicit profit or to damage their health, honor and dignity;
b/ Organizing without permission festivals or other cultural and artistic activities or physical culture and sport activities which must be permitted by law.
3. For violations of Point g Item 1, the offender is obliged to restore the state that has been altered. For violations of Point a Item 2, the offender may have the evidences and means of violation confiscated.
Article 9- Violations of the regulations on the management of permanent residence and household registration:
1. Warning or a fine of 20,000 to 100,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to comply with or comply not fully or not in time with the regulations on registration of permanent residence when changing the place of residence;
b/ Failing to comply with the regulations on the changes in the number of persons in the family such as: newborns, deaths or missing;
c/ Failing to comply with the regulations on the declaration of temporary stay or absence or other changes concerning residence and household registration.
2. A fine of 100,000 to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Making erasions or corrections to the household register or altering one of the contents of the household register;
b/ Using the household register to carry out unlawful acts.
3. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Making a false declaration or faking a dossier in order to be registered in a household register;
b/ Faking a household register;
c/ Letting a house to a foreigner for use as dwelling or working place without declaring to the Public Security service or without a certificate of security and order.
4. The violator of Point a Item 3 shall have to annul the result of the household registration if he/she has registered in the household register. If he/she violates Point b Item 3 he/she shall have the evidences of violation confiscated.
Article 10.- Violations of the regulations on the issue, management and use of the people�s identity card, certificate of armyman or defense worker (collectively referred to as identity card) and other traveling documents :
1. Warning or a fine of 20,000 to 100,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to carry the identity card when traveling; failing to produce the identity card when requested by the control officer;
b/ Entering without permit or with an invalidated permit an area where an entry permit is required;
c/ Failing to fill the procedure for an identity card after being notified of the time and place of the issue of identity cards;
d/ Failing to observe strictly the regulations on the remittance, re-issue or change of identity cards.
2. A fine of 100,000 to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Making erasions or corrections to the identity card or other traveling documents;
b/ Hiring, borrowing, leasing or lending one�s identity card and other traveling documents for the performance of law-breaking acts;
c/ Deliberately abandoning the identity card after being checked and taken into temporary custody.
3. A fine of 500,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Making a false declaration or faking a dossier in order to be issued an identity card or other traveling permits;
b/ Faking the identity card or other traveling permits.
4. The violator of Point a Item 2 and Points a and b Item 3 shall have his/her identity card or traveling permit confiscated.
Article 11.- Violations of the regulations on the management of the use of weapons, explosives, support devices and of the regulations on firecrackers and dangerous toys:
1. A fine of 50,000 to 200,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to fully declare or register the weapons, explosives and support devices to the competent agency;
b/ Using weapons, explosives or support devices without permit or permits which are no longer valid;
c/ Failing to carry out or to carry out not in time and not fully the regulations on periodical control of weapons and support devices and the extension of permits for weapons and support devices;
d/ Violating the regime of maintenance of weapons, explosives and support devices;
e/ Handing weapons, support devices or explosives to persons who have no conditions or criteria to use them;
f/ Failing to hand over weapons, support devices or explosives as prescribed;
g/ Using banned kinds of toys;
h/ Exploding firecrackers or using any other devices in replacement of firecrackers.
2. A fine of 200,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Borrowing or lending weapons, support devices or use permits;
b/ Correcting, erasing or losing use permits and transport permits of weapons, support devices or explosives;
c/ Using weapons and explosives to cause an explosion contrarily to prescriptions;
d/ Using weapons, support devices and explosives for hunting and fishing;
e/ Using firearms, bows, crossbows or other means for hunting in the cities, towns and other crowded places;
f/ Losing weapons, support devices or explosives.
3.A fine of 1,000,000 to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Buying, selling or transporting rudimentary weapons or support devices in small quantities without permit or with an invalidated permit;
b/ To conduct business in various kinds of waste material or substandard goods mixed with weapons, explosives or suppot devices;
c/ Violating the regulations on safety in the transportation of weapons, explosives or support devices;
d/ Sawing or dismantling bombs, mines, shells, hand-grenades or torpedoes for illegal extraction of gunpowder;
e/ Producing, stocking, trading in or transporting firecrackers, firecracker powder and dangerous toys which, however, is not serious enough to be examined for penal liability.
4. A fine of 5,000,000 to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Manufacturing or repairing without permit rudimentary weapons, support devices and toys on the ban list;
b/ Illegally trading in or transporting rudimentary weapons and support devices in large quantities;
c/ Transporting military weapons, sport weapons and explosives without permit or without complying with the prescriptions in the permit or with invalidated permits.
5. A fine of 10,000,000 to 50,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Illegal manufacturing or designing of military weapons or sport or hunting rifles;
b/ Illegally taking in and out of Vietnamese territory military weapons, sport weapons and hunting rifles, different kinds of firecrackers or dangerous toys which, however, is not serious enough to be examined for penal liability.
6. Violations of Points b, e, g, h, and i Item 1; Point c, d and e Item 2; Points a, d and e of Item 3, Item 4 and Item 5 may lead to the confiscation of the evidences and means of violation. Violations of Points a and b Item 2; Points b and c Item 3 may lead to the stripping of the right to use permits. Violations of Points d and e Item 2 are liable to forcible compensation for damage.
Article 12.- Violations of the regulations on the management of the special businesses:
1. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Conducting business not in comformity with the contents and places prescribed in the operating permits for special businesses;
b/ Printing and copying documents without permit or in excess of the permitted quantities (concerning music tapes and discs, video tapes, films, pictures, photos, books, newspapers and calendars, sanctions shall be handed according to Decree No.88-CP of December 14, 1995).
2. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Conducting a special business without a certificate of qualification in the domain of security and order;
b/ Using the establishment of the special business to conduct unlawful activities, or creating conditions for others to use the establishment in order to conduct law-breaking activities.
3. Violations of Points a and b Item 1, Points a and b Item 2 shall lead to the stripping of the right to use the permit; violations of Point b Item 1 may lead to the confiscation of evidences and means of violation.
Article 13.- Violations of the regulations on the management and use of seals.
A fine of 100,000 to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Using a seal which has not been registered for the model or which has not been granted a certificate of registration;
b/ Taking the seal out of the agency or unit without authorization of the competent person;
c/ Losing the seal in use;
d/ Remitting the seal in arrears with the prescribed time after a decision has been issued by the competent agency to retrieve the seal.
2. A fine of 500,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ An individual or organization that has a seal made before filling all the procedures prescribed for seal making or having got a permit from the competent Public Security service;
b/ Making a seal for an individual or an organization without a permit of the Public Security service for seal making;
c/ Bringing in a seal from abroad for use on Vietnamese territory without permission of the competent agency or without registering as prescribed;
d/ Failing to remit the seal after a decision has been issued by a competent authority to retrieve the seal;
e/ Affixing the seal to a document or paper without any contents or to documents which are not yet signed by the competent person.
3. A fine of 2,000,000 to 5,000,000 VND for an act of using seals of foreign countries in Vietnam without permission or before registering with the competent agency.
4. A violation of Item 2 and Item 3 may lead to the confiscation of the seal. A violation of Points a and b Item 2 may lead to the stripping of the right to use the permit.
Article 14.- Violations of the regulations on criminal proceedings, administrative proceedings, the execution of verdicts or the decisions of handling administrative violations:
1. A fine of 100,000 to 500,000 VND for a violation of the regulations on re-education at the commune, ward or township or on administrative forcible residence.
2. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Violation of the regulations on the use of preventive measures such as: arrest, temporary custody, temporary detention, bail, ban from leaving the place of residence, pledging money or valued property to stand security for an offender;
b/ Violating the obligation of a participant in a court proceeding such as: failing to supply documents and evidences at the legal request of the agency and the person conducting the proceedings; failing to carry out the obligations of a witness, translator, attorney or the person having rights and interests related to the case; violating the regulations on the maintenance of evidences, the sealing or inventorizing of properties;
c/ Violating the rules and regimes in the execution of criminal verdicts such as: suspended sentences, house arrest, ban on residence, forcible residence, reformation without detention, serving prison sentences, refusing to carry out or obstructing the carrying out of civil, administrative and labor verdicts.
Article 15.- Violations of the regulations on the prevention and fight against fires:
1. A fine of 200,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to carry out or carrying out inadequately the regulations on the prevention and fight against fires;
b/ Failing to procure or inadequately procure oneself with equipments; failing to correctly observe the regulations on the maintenance and repair of equipments and tools for the prevention and fight against fires;
c/ Failing to remedy on schedule the weaknesses and inadequacies in the prevention and fight against fires in spite of the relevant request of the responsible agency;
d/ Failing to organize the on-the-spot fire fighting force; failing to work out an internal rule on the prevention and fight against fires, and to put up the "No Fire" sign at the places vulnerable to fires and explosions;
e/ Giving false or untrue fire alarm;
f/ Digging, moving, dismantling or doing any other acts which damage the public water supply system for the fight against fires;
g/ Violating the regulations on burning bushes to grow crops and causing forest fires;
h/ Obstructing the fight against fires;
i/ Failing to carry out or delaying the carrying out of the order for mobilization of human power and equipments for fire fighting;
j/ Placing goods or any other things thus obstructing the way to the place to fight fire, or the place to take water for fire fighting or obstructing the exit from a fire;
k/ Using unprotected fire, or equipments and machinery likely to spark fire, burning garbage or votive paper, lighting joss-sticks for worship, smoking cigarette or water bubble pipe or throwing cigarette stubs or any other burning things in a "No Fire" area;
l/ Using without authorisation specialized means for fire fighting for other purposes;
m/ Using fire prevention and fighting equipments requiring check-up without prior examination and quality certification by the fire preventing and fighting agency;
n/ Placing materials, goods or inflammable substances within the safety corridor against fire;
o/ Driving a means to transport passengers, gasoline, oil, explosives and inflammable liquids without being fully equipped with the prescribed fire-fighting equipments and tools;
p/ Failing to inventorize all the explosives, strong toxics and radioactive matters according to the prescribed form;
q/ Failing to put out the source of unprotected fire or to switch off or unplug the electricity-consuming equipments which need to be switched off at the working place, shop, sales stand, laboratory... before closing the door and going home;
r/ Installing and using an electric system, electric equipment and electricity-consuming system without meeting the safety standard for fire prevention and fighting;
s/ The driver of a passenger transport means who lets passengers take inflammable, explosive or radioactive substances onto the means;
t/ Failing to report to the fire police or report belatedly to the fire police when a fire breaks out;
u/ Failing to work out or work out inadequately a plan against fires; failing to hold periodical drills against fires.
2. A fine of 2,000,000 to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Violating the regulations on the manufacture, trading and repair services for the means, instruments and chemicals against fires;
b/ Violating the regulations on the manufacture, maintenance, transportation and use of inflammables; violating the regulations on fire prevention and fighting in the use of electricity;
c/ Putting a construction into use while not yet ensuring the conditions for the prevention and fight against fire, or while the construction has not been tested on completion as prescribed;
d/ Changing without authorization the utilization character of a project or changing the furniture and structures which results in the obstruction to the emergency exit or creates difficulties for the use of the fire fighting equipment of the project;
e/ Using a chain for the production of inflammable goods or equipment or operating inflammable machines and equipment without ensuring safety against fires;
f/ Violating the regulations on the import and export of fire fighting equipments and inflammable, explodable and toxic goods;
g/ Building a project at variance with the ratified design in terms of safety against fires;
h/ Causing a fire but not seriously enough to warrant examination for penal liability;
i/ Producing or trading in inflammable, explodable and toxic goods without a certificate of the competent fire police or with an invalidated certificate;
j/ Using unprotected sources of fire and fire sparking equipment in the repair and replacement of equipments at the "No Fire" places or places containing many inflammable substances without complying strictly with the process and regulations on safety against fires;
k/ Failing to take part in the fight against fire even when fire fighting force and means are available;
l/ Using fire fighting means and chemicals which have been banned from use;
m/ Losing the "M" insignia, the permit for the transportation of explosives, radioactive matters and toxic substances.
3. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Violating the regulations on the production, maintenance, transportation and use of strong toxics and radioactive matters;
b/ Building projects without the ratification by the fire agency of the anti-fire design although such ratification has been prescribed;
c/ Using explosives, strong toxics and radioactive matters on the list of the substances banned from circulation in Vietnam;
d/ Failing to design or to build an anti-fire water supply system fitting in with the system of water supply in urban areas;
e/ Conducting consultancy in fire prevention and fighting, designing and installing an anti-fire system without certification of qualification by the fire police;
f/ Using petrol and gas projects without technical solutions to ensure safety against fire, explosion, toxicity and other contingencies;
g/ Piloting foreign ships and boats into the territorial waters and territory of Vietnam without ensuring safety against fire.
4. Violations of Points q and u Item 1; Points a, b, g, k and n Item 2; Points a and c Item 3 may lead to the stripping of the right to use the permit and the confiscation of the evidences of violation. Violations of the regulations in Points g, h, l and p Item 1; Points d and h Item 2 shall lead to the forcible restoration of the state that has been altered or compensation for damage caused by the administrative violation. Violations of Point t Item 1, Point l Item 2; Points b and g Item 3 shall lead to the forcible suspension of the construction and the forcible observance of the regulations on anti-fire designing.
Article 16.- Acts causing damage to the property of others:
1. A fine of 50,000 to 200,000 VND for one of the following acts which are not serious enough to warrant examination for penal liability:
a/ Petty theft;
b/ Causing damage to the property of others;
c/ Illegally appropriating the property of others;
d/ Buying, selling and hiding the property of another person while knowing perfectly that the property comes from a law-breaking act of that person;
e/ Committing fraud in buying, selling or exchanging goods or forcing others to buy goods against their will.
2. A fine of 200,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Faking or trading in tickets of various kinds;
b/ Hustling others or causing troubles to others while carrying, transporting or keeping baggages at landing stages, bus stations, airports, sea ports, railway stations and other public places.
3. Violations of Points a, d and e Item 1; Point a, Item 2 shall lead to the confiscation of the evidences and means of violation. Violations of Point b Item 1 of this Article shall lead to forcible compensation for damage.
Article 17.- Acts causing damage to public utilities and security and order installations:
1. A fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Digging without authorisation or any other acts that damage dykes, dams, embankments, culverts, tunnels, railways or other public utilities;
b/ Moving or dismantling without authorization or any other acts that damage the warning signs, direction signs, name signs of agencies, telephone or telegraph posts, lamp posts, fences of State agencies or other public utilities.
2. A fine of 2,000,000 to 10,000,000 VND for the violation of the regulations on the protection of security and order installations.
3. Violations of the regulations in the points of Item 1 and Item 2 of this article shall lead to the forcible restoration of the state that has been altered.
Article 18.- Violations of the statute of the sea areas in the territory, the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam:
1. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Lightering at and conducting transactions with foreign ships; conducting illicit purchases, sales, transportation and exchange of goods;
b/ Failing to comply with or obstructing the control and inspection by the patrol and control force on the sea;
2. A fine of 10,000,000 to 50,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Conducting activities in the exploitation, research, exploration, tourism and other acts outside the places, scope, character and professions defined in the permit;
b/ Failing to comply with the internal rules for the landing stages, sea ports and other regulations concerning order and safety on the sea.
3. A fine of 50,000,000 to 100,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Driving a means in violation of the regulations on the movement, entry and exit from the sea areas on the Vietnamese territory, entering off-limit areas or entering without permit areas which require a permit of entry;
b/ Conducting activities of exploitation, research, exploration and other illegal activities on the sea areas of Vietnam;
c/ Submarine and other submarine means moving and anchoring in the Vietnamese territorial waters without surfacing or without flying the Vietnamese flag as prescribed.
4. Violations of Point a, Item 1 shall lead to the confiscation of goods. Violations of Point a Item 2, Points a and b, Item 3 may lead to the confiscation of the evidences and means of violation. Violations of Points a and b, Item 2 and Points a and b, Item 3 of this Article may lead to the stripping of the right to use the permit.
Article 19.- Violations of the regulations on the management and protection of the national border line, marker posts and signs.
1. A fine of 200,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Damaging or any other acts that damage the national boundary marker posts or signs;
b/ Violating the regulations on the tending and leading of cattle across the border, tilling the land or building habitation on the other side of the national border;
c/ Burning undergrowth to cultivate within the border corridor, or damaging signposts of the border area, the border corridor and the off-limit area.
2. A fine of 2,000,000 to 10,000,000 VND for the acts of altering the national border line.
3. Violations of Points a of Item 1 and Item 2 of this Article shall lead to forcible restoration of the state that has been altered. Violations of Point c Item 1 of this Article shall lead to forcible compensation for damage.
Article 20.- Violations of the Regulations on the management of the border and border gate areas:
1. A fine of 100,000 to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Residing, traveling or doing business illegally in the border areas;
b/ Failing to declare, covering up or helping others to reside, travel and do business illegally in the border areas;
c/ Violations of regulations on the management and protection of the border corridor.
2. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to comply with or obstructing the inspection and control by the force defending and controlling the border and border gates;
b/ Using means to transport and receive persons, transporting goods within the border gate areas at variance with prescriptions or failing to obey the guidance of the responsible persons;
c/ Persons or means exiting from or entering the border and border gates without the prescribed papers;
d/ Driving a means of transport beyond the allowed limit within the border area;
e/ Persons who are allowed to cross the border but go beyond the prescribed limit.
3. Violations of Point a, Item 1, Points c and d, Item 2 of this Article may lead to the confiscation of evidences and means of violation.
Article 21.- Violations of the regulations on exit, entry and transit :
1. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Damaging the passport or other valuable papers that can replace the transport in entering or leaving Vietnam;
b/ Foreigners or Vietnamese having settled abroad who correct or alter the certificate of temporary residence, permanent residence, or who enter Vietnam without declaring as prescribed or use a certificate of temporary residence in Vietnam which has expired without permission from the agency managing entries and exits;
c/ Foreigners or Vietnamese who have settled abroad and who enter the off-limit areas, or enter without permit or travel beyond the allowed territorial or time limit;
d/ Entering or leaving Vietnam without producing traveling documents when requested by the Vietnamese authorities; failing to comply with other requests of the authorities concerning body and baggage checks as prescribed by law.
2. A fine of 2,000,000 to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Correcting, altering the form and contents of the passport or visa or making untruthful declaration in order to be granted a passport or visa, certificate of temporary or permanent residence; using an invalidated passport or visa to enter or leave Vietnam;
b/ Entering, leaving or transiting through Vietnam without passport, visa or other papers that can stand for the passport or visa as prescribed;
c/ Entering, leaving or transiting through Vietnam at a border gate other than that designated in the visa without permission from the agency managing entries and exits;
d/ Vietnamese citizens who are permitted to leave for abroad within a time limit but who deliberately stay abroad beyond the permitted term;
e/ Hiding in a means of entry or exit with the aim of entering Vietnam or leaving for abroad.
3. A fine of 10,000,000 to 20,000,000 VND for one of the following acts which are not serious enough to warrant examination for penal liability:
a/ Helping, sheltering, hiding and otherwise creating conditions for other persons to leave for abroad, to stay back in a foreign country or to cross the national border illegally;
b/ Foreigners or Vietnamese having settled abroad who enter or temporarily reside to do business or conduct other activities in Vietnam at variance with the aim of the application for entry;
c/ A Vietnamese individual or organization that stands security for or who fill the procedures for foreigners or Vietnamese having settled abroad to enter Vietnam without complying with the aim, contents and program already registered with the specialized agency when standing security or filling procedures for their entry in Vietnam.
4. A fine of 20,000,000 to 50,000,000 VND for one of the following acts which is not serious enough to warrant examination for penal liability:
a/ Faking a file or papers in order to be granted a passport or other papers that can stand for the visa of exit, entry or transit or the certificate for temporary or permanent residence;
b/ Counterfeiting a passport, visa, certificate of temporary or permanent residence or the seal of control;
c/ Using a faked passport, visa, or certificate of temporary or permanent residence, or a control seal or any other faked papers to leave, enter or transit through Vietnam;
d/ Seeking shelter in a foreign embassy or consulate or the office of an international agency or organization based in Vietnam.
5. Violation of one of the points of this Article may lead to the confiscation of the passport or paper that can stand for the passport, confiscation of the evidences and means of violation; for a foreigner it may lead to expulsion from Vietnamese territory as stipulated in Articles 14, 15 and 16 of the Ordinance on entry and exit, residence and traveling of foreigners in Vietnam.
Article 22.- Violations of the regulations on the prevention, fight and control of narcotics:
1. A fine of 100,000 to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Smoking, injecting or inhaling or any other forms of illegal use of narcotics;
b/ Instigating others to use narcotics.
2. A fine of 500,000 to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ The owner or the manager of a restaurant, hotel, inn, rest house, club and other establishments who lets others use narcotics in the area under his/her management;
b/ Violations of the regulations on the planting of narcotic-containing plants.
3. A fine of 1,000,000 to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Producing, buying or selling instruments for the injection, smoking or other forms of using narcotics;
b/ Providing the place and means for others to smoke, inject or use narcotics in other forms;
c/ Acting as intermediary for others to inject, smoke of use narcotics in any forms;
d/ Violating the regulations on the preparation, storing, transportation, distribution and exchange of base substances and narcotic-containing medicaments;
e/ Buying and selling psychotropic and base substances at variance with prescriptions;
f/ Giving recipes and supplying medicaments or buying and selling narcotic-containing medicaments at variance with prescriptions;
g/ Delivering without authorization narcotic-containing medicaments and psychotropic substances for keeping or use to others.
4. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Violating the regulations on the procedures for the export, import, and transit transportation of narcotics, goods, merchandises and medicaments containing narcotics, soporific or base substances;
b/ Sending by mail goods and objects containing narcotics;
c/ Offering for sale or accepting such offer goods containing narcotics and psychotropic at variance with prescriptions;
d/ Violating regulations on the storing, distribution and transportation of narcotics, narcotic containing articles, psychotropic and base substances;
e/ Using at variance with prescriptions after being authorized to use articles containing narcotics or psychotropic or base substances for scientific or medical research;
f/ Producing, buying, selling, transporting or storing narcotics but not seriously enough to warrant examination for penal liability.
5. Violation of one of the points in this Article may lead to confiscation of evidences and means of violation. Violation of Point a Item 2; Points d, e and f Item 3, Points a, c, d and e Item 4 may lead to the stripping of the right to use the permit.
Article 23.- Acts of prostitution:
1. A fine of 50,000 to 200,000 VND for one of the following acts:
a/ Prostituting;
b/ Sexual abuse.
2. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Buying sex;
b/ Providing a place for prostitution activities.
3. A fine of 2,000,000 to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Procuring prostitutes;
b/ Sheltering and protecting prostitution activities;
c/ Relapsing in the violations of stipulations in Item 1, Item 2 of this Article which have led to administrative sanctions.
4. A fine of 30,000,000 to 50,000,000 VND for one of the following acts which are not serious enough to warrant examination for penal liability:
a/ Using the activities in buying and selling sex and other sex activities as a means of business;
b/ Using measures of coercion and threat to extort money and expropriate the sex buyers and sellers.
5. The acts of procuring and sheltering prostitution shall be sanctioned according to the provisions in Article 18 of Decree No.88-CP of December 14, 1995.
6. Violations of Items 1, 2, 3 and 4 of this Article shall lead to the confiscation of all the money earned from the act of violation.
Article 24.- Acts of gambling:
An individual or organization that commits acts of gambling which is not serious enough to warrant examination for penal liability shall be sanctioned under Article 20 of Decree No.88-CP of December 14, 1995 of the Government on sanctioning administrative violations in the cultural, cultural service activities and on the prevention and fight against social evils.
Article 25.- Violations of the regulations on the production, buying, selling and use of alcohol and beer:
1. A fine of 100,000 to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Getting drunk at the office or working place, in hotels, restaurants and other eating places, on means of transport and public places;
b/ Instigating and creating conditions for children (under 16) to drink alcoholic beverages including beer;
c/ The owner of a hotel, restaurant and eatery who sells liquors and other beverages having an alcoholic volume of 14 degrees upward to the juniors; or selling liquors and beer to children under 16 years old;
d/ Selling and drinking liquors and beer in the general education schools.
2. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Relapse in the violation of the regulations in Item 1 which has led to administrative sanction;
b/ Getting drunk and causing public disorder.
Article 26.- Violations of the rights of the child which is not serious enough to warrant examination for penal liability:
1. A fine of 1,000,000 to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Maltreating and repudiating a child;
b/ Using child labor in contravention of law;
c/ Enticing children to gamble, drink alcoholic beverages, smoke and use stimulants harmful to their health;
d/ Selling to children or allowing them to use noxious cultural products or toys or allowing them to play games harmful to their development.
2. A fine of 5,000,000 to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Delivering or receiving a child as adoptive child in contravention of law;
b/ Inciting, enticing or instigating children to break law;
c/ Using without authorization the material establishments and public means designed for the educational, entertainment and recreation activities of children for other purposes;
d/ Committing sex abuse against children.
3. A fine of 10,000,000 to 50,000,000 VND for the act of using the child protection fund and other financial sources designed for the protection, care and education of children for other purposes.
4. A fine of 50,000,000 to 100,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Making untruthful declarations on resumes and other documents in order to deliver or receive Vietnamese children as adoptive children of foreigners;
b/ Filling procedures for foreigners to receive Vietnamese children as adoptive children at variance with law.
Article 27.- Violations of regulations on the protection of State confidential documents but not seriously enough to warrant examination for penal liability.
1. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to draw up a list of State secrets as prescribed;
b/ Failing to register with a State agency for management of science and technology inventions, innovations and useful solutions related to State secrets;
c/ Preparing, printing, copying documents classified as top secrets, very confidential or confidential at variance with prescriptions;
d/ Failing to number, giving a code number, a code name or a code sign and failing to organize the full implementation of the regime of management and protection as prescribed with regard to the items already classified as State secrets;
e/ Failing to carry out the regulations on the publication, popularization, circulation, study and use of the list of State secrets;
f/ Failing to carry out the regulations on the transportation, delivery and reception and use of State confidential documents;
g/ Failing to carry out correctly the regulations on inventorizing, keeping and maintaining State confidential documents;
h/ To liquidate or destroy the confidential documents at variance with prescriptions;
i/ Entering the off limit areas, the places for the maintenance and keeping of State confidential documents without authorization;
j/ Shooting films, taking photographs or drawing plans of an off limit area.
2. A fine of 2,000,000 to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Disclosing, appropriating or losing confidential documents;
b/ Misusing the protection of State confidential documents to hide law- breaking acts.
3. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND for an act of unlawfully destroying a State confidential document.
Article 28.- Violations of traffic order and safety:
1. The sanctioning of violations of traffic order and safety on land roads and in urban areas shall conform with the regulations in Decree No.49-CP of July 26, 1995 of the Government.
2. The sanctioning of violations of traffic order and safety in railway and inland water transport shall conform with Decree No.39-CP and No.40-CP of July 5 1996 of the Government on sanctioning administrative violations in the domain of railway and inland water transport.
Chapter III
SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURE
Article 29.- Competence of the Police, the agencies managing exists and entries and of the border guards in the sanctioning of the administrative violations.
1. Members of the People�s Police and the Border Guard on duty have the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 100,000 VND.
2. The station head or head of group of the competent person defined at Item 1 of this Article has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 200,000 VND;
c/ To order forcible compensation for the damage up to 500,000 VND caused by the administrative violation.
3. The Chief of the ward Police has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 200,000 VND;
c/ To confiscate the evidences and means valued up to 500,000 VND used to commit the administrative violation;
d/ To force the compensation for the damage up to 500,000 VND caused by the administrative violation;
e/ To force the restoration of the initial state which has been altered by the violation;
f/ To order suspension of the activities causing pollution of the living environment, spread of epidemics and causing uproarious noise thus breaking the common tranquility.
4. The Chief of the district Police has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 2,000,000 VND;
c/ To strip the right to use various kinds of permits under his jurisdiction, confiscate the evidences and means used in the administrative violation and take other measures defined in Item 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
5. The Chief of Police Section for the administrative management of social order, the Chief of the Police Section for traffic order, the Chief of the Police Section for Prevention and Fight against Fires, the Chief of the Section of Crime Police, the Chief of the Section for Exists and Entries, the Heads of the Special Police units at the Center, the Heads of the Mobile Police Units from company level upward operating in an independent manner, the Head of the Police station at a border gate, export processing zone, the Commander of the Border Military Sector, the Commander of the Border Naval Group, the Head of the Police Station, the Head of the Border Guard Station have the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 2,000,000 VND;
c/ To strip the right to use the permit in the areas and domains under their jurisdiction, confiscate the evidences and means used in the administrative violation and take other measures stipulated in Item 3 Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
6. The Director of the Police at provincial level has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 20,000,000 VND;
c/ To strip the right to use the driving license, the circulation permit of the transport means, the permit of using a weapon or explosive and other permits issued by the Police, confiscate the evidence and means used in the administrative violation and take other measures stipulated at Item 3 Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
7. The Heads of the Economic Police Department, the Head of the Police Department for Prevention and Fight against Fires, the Head of the Crime Police Department, the Head of the Department for Management of Exits and Entries, the Head of the Police Department for Traffic Order, the Head of the Police Department for Administrative Management of Social Order, the Commander of the Border Guard of provincial level, shall within their competence, have the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 20,000,000 VND;
c/ To strip the right to use permits under their jurisdiction, confiscate evidences and means used in the administrative violation and take other measures stipulated in Item 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Article 30.- Competence of the People�s Committees at various levels in handling administrative violations:
1. The President of the People�s Committee of the commune, ward or township ( commune level for short) has the right :
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 200,000 VND;
c/ To confiscate the evidences and means valued up to 500,000 VND used in the administrative violation;
d/ To force compensation up to 500,000 VND for damage caused by the administrative violation;
e/ To force the restoration to the original state that has been altered by the administrative violation;
f/ To order the cessation of activities causing environmental pollution, spread of epidemics and causing uproarious noise thus disrupting the common tranquility;
g/ To destroy noxious objects that affect human health.
2. The President of the People�s Committee of a district, town or city under the province (hereafter referred to as district level) has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 10,000,000 VND;
c/ To decide the use of supplementary sanctions and measures stipulated at Item 2 and Item 3 of Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, except for the stripping of the right to use permits issued by State agencies of higher level, in which case the President of the People�s Committee of district level shall issue a decision to stop the act of violation and propose to the competent State agency to revoke the permit.
3. The President of the People�s Committee of a province or a city directly under the Central Government (hereafter referred to as provincial level) has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To fine up to 100,000,000 VND;
c/ To use various forms of supplementary sanction and measures stipulated in Item 2 and Item 3 of Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, except for the stripping of the right of permits issued by the State agencies, in which case the President of the People�s Committee of provincial level shall issue a decision to stop the act of violation and propose to the competent State agency to revoke the permit.
Article 31.- Besides the persons stipulated in Article 29, Article 30 of this Decree, if the persons having the competence to impose sanctions as stipulated in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations detect administrative violations defined in this Decree that, under the domain and occur in the territory under their management, they may impose sanctions but have to comply with the stipulations of Article 37 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Article 32.- Delegation of right to impose sanctions against administrative violations:
In case where the persons having the competence to administer sanctions against administrative violations as stipulated in Items 3, 4, 5, 6 and 7 of Articles 29, 30 and 31 of this Decree are absent or with their delegation of powers, their deputies shall have the competence to administer sanctions according to their competence. The delegation of powers must comply strictly with the stipulations of Article 36 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Article 33.- Warnings:
Warning is a form of sanction applied to an individual or organization that commits small administrative violations for the first time or with attenuating circumstances. It shall be decided in writing or other forms stipulated in the legal documents on the sanctioning of administrative violations including the sanction by warning.
When it is deemed necessary, the agency with competence to sanction shall notify the local administration or the agency or organization where the offender resides or works of the decision to serve a warning.
Article 34.- Procedures and measures of fining:
1. Upon detecting an administrative violation, the user of the right to sanction shall have to tell clearly the offender the item and name of the legal document which he/she has violated, the level of responsibility, the form of fining applied to his/her act of violation.
2. When deciding to fine up to 20,000 VND, the person competent to fine shall issue a fining decision as stipulated in Item 2, Article 48 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and deliver to the fined person a copy for implementation and another copy to the fine collection bureau.
3. If the fine exceeds 20,000 VND the person on duty shall make a written report as stipulated in Article 47 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations. If the case is clearly established and the offender can pay the fine, the competent person shall decide the fining right away. In complicated cases which require investigation and determination of the circumstances related to the fining, within 30 days after the report is made, the competent person shall issue the fining decision as stipulated in Article 48 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations. The fining decision shall be sent to the organization, the fined person and the fine collection bureau. If the fine is 2,000,000 VND and more, the decision shall be sent to the People�s Procuracy of the same level.
The procedure of applying preventive measures and implementing the fining decision shall conform to the provisions of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
The Ministry of the Interior shall provide for the unified form of the report, the form of the fining decision and of the documents and other decisions applied in the process of handling administrative violations in the domain of security and order. It shall direct the procedures for temporary detention of the circulation permit of the means of transport, the driving license, and other necessary papers related to the evidences and means of violation.
4. An individual or organization that is fined for administrative violations in the domain of security and order shall have to pay the fine at the place written in the Fining Decision. The fining person is strictly forbidden to collect the fine on the spot.
5. Within 5 days after the fining decision takes effect, if the organization or person subject to the fine does not voluntarily implement the decision, they shall be forced to do so as stipulated in Article 55 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Article 35.- Stripping the right to use the permit within a given period or indefinitively:
1. All the permits and certificates (collectively referred to as permit) issued by the competent State agencies to the individuals or organizations for operation in all domains of the economic and social life may be subject to this form of sanction if the administrative violation is directly related to the rules, regulations and regime of using these permits.
2. Stripping of the right to use a permit within a given period shall apply to individuals and organizations that commit administrative violations which warrant the stripping of the right to use the permits within a given period. Upon expiry of this period, the person who issues the fining decision shall have to return the permit to that individual or organization.
3. Stripping of the right to use the permit indefinitively shall apply to the following cases:
- The permit is issued by a non- competent person;
- The permit �s contents are contrary to law;
- The offender has violated the rules for using the permit to the extent that it is deemed impossible to allow him/her to continue the use of the permit.
4. When the need arises to decide to strip the right to use a permit, the competent person shall have to order the immediate cessation of the act of violation. The person on duty must make a written report in which the reason for stripping the right to use the permit must be clearly stated as stipulated in Article 50 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
The stripping of the right to use the permit can be done only when a written decision of the competent person has been issued as stipulated in Articles 29 and 30 of this Decree. Such decision must be sent to the sanctioned person right at the moment the Decision is executed and must be notified to the agency which issued the permit.
In case the stripping of the right to use the permit does not fall within the competence of the sanctioning agency, the agency which conducts the sanctioning shall propose to the competent agency to issue the decision.
Article 36.- Handling the evidences and means of administrative violations:
1. Confiscation of the evidences, money and means of violation used by the offender to commit the act of administrative violation and remitting them to the State public fund.
With regard to the evidences and means under the ownership of a State agency, a social organization or another person which has been appropriated or illegally used by the offender to carry out his/her administrative violation, the competent agency shall return them to the owner or their lawful manager.
- When confiscating the evidences, money and means of committing the administrative violations, the person on duty shall have to make a report according to the unified form prescribed by the Ministry of the Interior and deliver a copy to the sanctioned person.
Article 37.- Application of the sanctioning form:
1. Apart from the forms of main sanction and supplementary sanction stipulated in the clauses of this Chapter, an individual or organization that commits an administrative violation may be subject to other measures as stipulated in Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
2. The form of main sanction shall be applied independently. The supplementary sanction and the use of other administrative measures shall apply along with the main sanction.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 38.- If the person competent to hand the sanction violates the regulations on handling administrative violations, he/she shall be, depending on the character and extent of the violation, disciplined or examined for penal liability; if the violation causes material damage, he/she shall have to make compensation.
Article 39.- This Decree takes effect on the date of its signing and replaces Decree No.141-HDBT of April 25, 1991 of the Council of Ministers; replaces the regulations on sanctions against the acts of buying and selling sex stipulated in Article 4 and the acts of using, producing, buying, selling, stocking and transporting narcotics stipulated in Items 1, 2 and 3 of Article 5 of Decree No.53-CP of June 28, 1994.
Article 40.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
The Minister of the Interior shall provide detailed guidance for, and organize the implementation, of this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 49/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe