Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy

thuộc tính Nghị định 116/2021/NĐ-CP

Nghị định 116/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:116/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:21/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Y tế-Sức khỏe, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

06 đối tượng được hỗ trợ 95% chi phí cai nghiện ma túy tự nguyện

Ngày 21/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2021/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Theo đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 95% chi phí cai nghiện ma túy tự nguyện và thuốc chữa bệnh thông thường tại cơ sở cai nghiện cho các đối tượng sau: Thương binh; Người bị nhiễm chất độc hóa học và suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Người thuộc hộ nghèo; Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; Trẻ em mồ côi; Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.

Đáng chú ý, Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ khả năng cân đối ngân sách và dự kiến số lượng người tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở công lập thuộc phạm vi quyết định mức hỗ trợ cao hơn, đối tượng mở rộng hơn ngoài chế độ trên. Mức hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân ít nhất bằng 70% định mức đối với người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quy định 02 điều kiện để được giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc, đó là: Giảm thời hạn từ 01-03 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở;…

Nghị định này có hiệu lưc từ ngày 01/01/2022.

Nghị định này làm hết hiệu lực của:

Nghị định 147/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

Nghị định 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh

Nghị định 94/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy

Nghị định 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng...
 

Xem chi tiết Nghị định116/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

__________

Số: 116/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy,
Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy
và quản lý sau cai nghiện ma túy

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm 2021;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy và Luật Xử lý vi phạm hành chính về:
1. Điều kiện hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy công lập; thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; thủ tục đăng ký, công bố tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
2. Quy trình cai nghiện ma túy.
3. Cai nghiện ma túy tự nguyện.
4. Cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Quản lý sau cai nghiện ma túy.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ cai nghiện ma túy là hoạt động do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
2. Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy là thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy với người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi về việc cung cấp, sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện.
3. Không đăng ký cai nghiện tự nguyện hoặc không đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là việc người nghiện hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác định, thông báo là nghiện ma túy mà không đăng ký cai nghiện tự nguyện hoặc không đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện đúng thời hạn trên thì thời hạn được tính lại kể từ thời điểm sự kiện bất khả kháng chấm dứt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Không thực hiện cai nghiện tự nguyện hoặc không thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là việc người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định cai nghiện tự nguyện, quyết định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế của cơ quan có thẩm quyền mà không thực hiện cai nghiện, điều trị theo đăng ký. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện đúng thời hạn trên thì thời hạn được tính lại kể từ thời điểm sự kiện bất khả kháng chấm dứt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy, chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là việc người đang trong thời gian cai nghiện tự nguyện, thời gian điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế mà không tuân thủ các quy định chuyên môn về cai nghiện ma túy; tự ý rời khỏi cơ sở cai nghiện từ 05 ngày làm việc trở lên, không đến điều trị tại cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế từ 05 ngày làm việc trở lên hoặc không chấp hành 10 liệu trình điều trị liên tục mà không có lý do.
6. Tái nghiện là trường hợp người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện ma túy bắt buộc hoặc kết thúc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế có hành vi sử dụng ma túy trái phép, được cơ quan có thẩm quyền xác định là nghiện ma túy.
7. Có tiến bộ rõ rệt là việc người trong thời gian cai nghiện ma túy nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, quy trình cai nghiện, tích cực lao động, học tập; không sử dụng ma túy trái phép, được cơ sở cai nghiện ma túy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nghiện ma túy đăng ký cai nghiện công nhận.
8. Lập công là hành vi của người đang cai nghiện ma túy đã dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
9. Quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú là biện pháp hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy phòng, chống tái nghiện, hòa nhập cộng đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy
1. Việc tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy phải được thực hiện theo quy định tại Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy phải tôn trọng quyền, nghĩa vụ của người cai nghiện, người sau cai nghiện ma túy; bảo đảm bí mật cá nhân của người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy; chỉ cung cấp thông tin liên quan cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho việc tổ chức cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người tự nguyện cai nghiện, người sau cai nghiện ma túy và tổ chức, cá nhân tham gia công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy.
Điều 5. Bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống dịch bệnh và điều trị bệnh tại cơ sở cai nghiện
1. Khi phát sinh vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, phòng, chống dịch bệnh và điều trị bệnh tại cơ sở cai nghiện, cơ sở cai nghiện đề nghị trung tâm y tế, cơ quan công an cấp huyện nơi đặt trụ sở của cơ sở cai nghiện phối hợp giải quyết.
2. Trường hợp cần thiết hoặc ngoài khả năng xử lý của các cơ quan cấp huyện thì cơ sở cai nghiện báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đề nghị Sở Y tế, Công an cấp tỉnh cử người để phối hợp giải quyết. Trường hợp cơ quan được đề nghị không cử người hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Chương II
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP; THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN; THỦ TỤC CÔNG BỐ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP DỊCH VỤ CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG
Mục 1
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
Điều 6. Điều kiện cơ sở vật chất
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập (sau đây gọi tắt cơ sở) phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
1. Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, tiếp cận cơ sở y tế; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt; có tường bao, biển tên cơ sở.
2. Cơ sở vật chất
a) Diện tích đất tự nhiên cho 01 đối tượng: 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi;
b) Diện tích phòng ở bình quân 06 m2/đối tượng; đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 08 m2/đối tượng.
3. Cơ cấu khối công trình của cơ sở cai nghiện gồm:
a) Khối hành chính, quản trị gồm: khu làm việc, hội trường, phòng ở của nhân viên;
b) Khối nhà ở của người cai nghiện: tổ chức các khu riêng biệt theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 35 Luật Phòng, chống ma túy;
c) Khối đơn vị chức năng gồm: y tế, giáo dục, trị liệu tâm lý, nhà thăm gặp thân nhân, khu vực lao động trị liệu, lao động sản xuất (nếu có);
d) Khu vực nhà ăn, bếp và kho;
đ) Sân chơi, tập thể thao phải có diện tích tối thiểu bằng 25% tổng diện tích sử dụng của cơ sở.
4. Các tiêu chuẩn chuyên môn khác:
a) Các công trình xây dựng, trang thiết bị phải bảo đảm cho người nghiện ma túy là người khuyết tật và người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tiếp cận và sử dụng thuận tiện, an toàn; đáp ứng các điều kiện về môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở phải bảo đảm các tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng đối với người cai nghiện; bảo đảm cho người cai nghiện được tiếp cận về văn hóa, thể dục, thể thao và giải trí phù hợp với truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của đối tượng.
Điều 7. Điều kiện trang thiết bị của cơ sở
1. Có các trang thiết bị phục vụ cho việc đón tiếp, ăn, ở, sinh hoạt của người cai nghiện và trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động chuyên môn theo quy trình cai nghiện ma túy.
2. Danh mục trang thiết bị, phương tiện tối thiểu của cơ sở cai nghiện quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
Điều 8. Điều kiện nhân sự
1. Viên chức của cơ sở cai nghiện phải có chuyên ngành đào tạo thuộc một trong các ngành nghề sau: y, dược, công tác xã hội, tâm lý, sư phạm, luật, kinh tế và các ngành nghề khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trong đó:
a) Có ít nhất một người chịu trách nhiệm, phụ trách một giai đoạn của quy trình cai nghiện tại Chương III Nghị định này, có trình độ chuyên môn phù hợp;
b) Người phụ trách y tế là y sĩ, bác sĩ, đã được đào tạo, tập huấn về xác định tình trạng nghiện, điều trị và cai nghiện ma túy.
2. Vị trí việc làm lãnh đạo quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số người làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mục 2
THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN
Điều 9. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện (sau đây gọi tắt là cơ sở cai nghiện) khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp.
nhayTheo Luatvietnam cụm từ tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có thể được hiểu là “1. Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật.”. Bạn đọc có thể tham khảo thêm.nhay
2. Có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của hoạt động cai nghiện ma túy theo quy định tại Khoản 1,2,4 Điều 6 Nghị định này và điểm e Khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống ma túy. Trường hợp thuê cơ sở vật chất thì thời hạn thuê phải còn ít nhất 02 năm kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
3. Có trang thiết bị, phương tiện tối thiểu theo danh mục quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
4. Nhân sự làm việc tại cơ sở cai nghiện phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này. Người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở cai nghiện phải có trình độ từ đại học trở lên, đã được đào tạo, tập huấn về điều trị, cai nghiện ma túy hoặc có thời gian làm công tác cai nghiện, điều trị nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện từ 02 năm trở lên.
5. Có phương án tài chính bảo đảm duy trì các hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện.
Điều 10. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện trong địa bàn quản lý.
Điều 11. Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Văn bản chấp thuận đặt trụ sở cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ sở cai nghiện ma túy đặt trụ sở theo Mẫu số 02a, 02b Phụ lục II Nghị định này;
d) Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị quy định tại Khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định này;
đ) 01 bản chính danh sách nhân viên theo Mẫu số 03 Phụ lục II, kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ; 01 bản lý lịch tóm tắt của người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật theo Mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định này, 01 bản sao giấy xác nhận đã được đào tạo, tập huấn về điều trị, cai nghiện ma túy hoặc giấy xác nhận thời gian làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở;
e) 01 bản phương án tài chính của cơ sở để bảo đảm duy trì hoạt động cai nghiện ma túy theo Mẫu số 05 Phụ lục II Nghị định này.
2. Trình tự thực hiện:
a) Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc phương thức điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp gửi hồ sơ theo phương thức điện tử, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ bản gốc của hồ sơ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, các điều kiện hoạt động và quyết định cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện theo Mẫu số 06 Phụ lục II Nghị định này, gồm các nội dung sau: tên cơ sở; hình thức tổ chức của cơ sở; họ, tên người đứng đầu hoặc người chịu trách nhiệm theo pháp luật; địa điểm trụ sở chính và các cơ sở (nếu có); phạm vi dịch vụ cai nghiện thực hiện; thời gian làm việc hằng ngày của cơ sở.
Điều 12. Điều kiện, hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
1. Cơ sở cai nghiện đề nghị cấp lại giấy phép cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là giấy phép) khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép bị mất, hỏng;
b) Cơ sở cai nghiện thay đổi người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật;
c) Thay đổi địa điểm trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
d) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 bản chính biên bản xác nhận giấy phép bị mất, hỏng theo Mẫu số 07 Phụ lục II Nghị định này của cơ sở cai nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này;
c) 01 bản lý lịch tóm tắt của người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở cai nghiện theo Mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định này, kèm theo các văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định này đối với trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này;
d) Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trụ sở mới theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định này đối với trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này;
đ) Báo cáo kết quả khắc phục việc đình chỉ hoạt động của cơ sở cai nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này theo Mẫu số 08 Phụ lục II Nghị định này.
3. Trình tự thực hiện:
a) Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc phương thức điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp gửi hồ sơ theo phương thức điện tử, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ bản gốc của hồ sơ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này và quyết định cấp lại giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 13. Đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện có thời hạn
1. Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện bị đình chỉ hoạt động cai nghiện có thời hạn trong các trường hợp sau:
a) Không đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
b) Không thực hiện cung cấp dịch vụ sau 03 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động;
c) Có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện với thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
3. Thủ tục đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện có hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập biên bản theo Mẫu số 09 Phụ lục II và xem xét, quyết định đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện theo Mẫu số 10 Phụ lục II Nghị định này;
b) Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm hoàn trả chi phí cai nghiện và giải quyết các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người cai nghiện theo hợp đồng dịch vụ cai nghiện khi bị đình chỉ hoạt động.
4. Khi hết thời hạn đình chỉ, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện phải báo cáo kết quả khắc phục việc đình chỉ hoạt động cho Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi ra quyết định đình chỉ. Việc cấp lại giấy phép hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
Điều 14. Thu hồi giấy phép hoạt động
1. Cơ sở cai nghiện bị thu hồi giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bản đề nghị dừng hoạt động cai nghiện ma túy theo Mẫu số 11 Phụ lục II Nghị định này;
b) Không có biện pháp khắc phục khi bị đình chỉ hoạt động theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống ma túy, gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần đối với người cai nghiện;
d) Sau 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép mà cơ sở cai nghiện tự nguyện chưa tổ chức hoạt động cai nghiện ma túy hoặc ngừng hoạt động 06 tháng liên tiếp không có lý do, trừ trường hợp phải tạm dừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng; bị giải thể hoặc vi phạm các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy:
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thu hồi giấy phép của cơ sở cai nghiện ma túy đối với trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm theo quy định tại điểm b, c và d Khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập biên bản theo Mẫu số 09 Phụ lục II và xem xét, quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo Mẫu số 12 Phụ lục II Nghị định.
c) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo việc thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho Sở Y tế, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện đóng trụ sở và các cơ quan khác có liên quan.
3. Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm hoàn trả chi phí cai nghiện và giải quyết các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người cai nghiện theo hợp đồng dịch vụ cai nghiện khi bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Mục 3
THỦ TỤC CÔNG BỐ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP DỊCH VỤ CAI NGHIỆN MA TÚY
TỰ NGUYỆN TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG
Điều 15. Phạm vi dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện
1. Các dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng gồm:
a) Tư vấn, hỗ trợ người nghiện ma túy xây dựng kế hoạch cai nghiện;
b) Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác cho người nghiện ma túy;
c) Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy;
d) Tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy.
2. Căn cứ các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này, tổ chức, cá nhân đăng ký cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ theo phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 16. Điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án; không trong thời hạn cấm hành nghề hoặc công việc.
2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
a) Có cơ sở vật chất để thực hiện việc tiếp nhận, cung cấp dịch vụ cai nghiện theo phạm vi dịch vụ đăng ký. Trường hợp cung cấp dịch vụ nội trú, cơ sở phải đáp ứng các điều kiện về phòng ở, các tiêu chuẩn chuyên môn khác quy định tại điểm b Khoản 2 và Khoản 4 Điều 6 Nghị định này;
b) Có trang thiết bị để thực hiện các dịch vụ cai nghiện theo quy định tại Mục A Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
3. Về nhân sự:
a) Có ít nhất 01 người chịu trách nhiệm chính thực hiện việc cung cấp dịch vụ, có trình độ chuyên môn, ngành nghề đào tạo phù hợp;
b) Nhân sự phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
Điều 17. Hồ sơ, trình tự đăng ký, công bố tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
1. Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng gồm:
a) Văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Mẫu số 13 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với tổ chức cung cấp dịch vụ);
c) Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cung cấp dịch vụ;
d) 01 bản chính danh sách nhân viên theo Mẫu số 03 Phụ lục II, kèm theo 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ, phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 03 tháng tại thời điểm nộp hồ sơ của từng nhân viên; lý lịch tóm tắt của người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở cung cấp dịch vụ theo Mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định này;
đ) Dự kiến quy trình cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
2. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua phương thức điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi cá nhân cư trú. Trường hợp gửi hồ sơ theo phương thức điện tử, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ bản gốc của hồ sơ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và công bố tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Mẫu số 14 Phụ lục II Nghị định này. Trường hợp không đủ điều kiện công bố phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc công bố tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng phải được niêm yết công khai tại trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn.
Điều 18. Đình chỉ việc cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
1. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng bị đình chỉ có thời hạn trong các trường hợp sau:
a) Không đảm bảo các điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này;
b) Không thực hiện cung cấp dịch vụ sau 06 tháng kể từ ngày công bố;
c) Có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đình chỉ việc cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
3. Thủ tục đình chỉ việc cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm lập biên bản theo Mẫu số 15 Phụ lục II Nghị định này báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện theo Mẫu số 16 Phụ lục II Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân bị đình chỉ hoạt động có trách nhiệm hoàn trả chi phí sử dụng dịch vụ cai nghiện và giải quyết các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người cai nghiện theo hợp đồng dịch vụ cai nghiện khi bị đình chỉ.
4. Khi hết thời hạn đình chỉ, tổ chức, cá nhân thực hiện việc đăng ký, công bố lại theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Điều 19. Điều kiện, hồ sơ, trình tự công bố lại đối với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
1. Điều kiện công bố lại:
a) Thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở cung cấp dịch vụ; thay đổi địa điểm cung cấp dịch vụ;
b) Hết thời hạn đình chỉ cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Hồ sơ đề nghị công bố lại gồm:
a) Văn bản đề nghị công bố lại của tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 13 Phụ lục II Nghị định này;
b) Lý lịch tóm tắt người đại diện theo pháp luật của tổ chức cung cấp dịch vụ theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo các văn bằng, chứng chỉ, phiếu lý lịch tư pháp hoặc địa điểm trụ sở mới của cơ sở cung cấp dịch vụ đối với trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này; báo cáo kết quả khắc phục việc đình chỉ cung cấp dịch vụ đối với trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này theo Mẫu số 17 Phụ lục II Nghị định này.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định và công bố lại tổ chức cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Mẫu số 14 Phụ lục II Nghị định này. Trường hợp không đủ điều kiện công bố phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Việc công bố lại đối với tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng phải được niêm yết công khai tại trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn.
Điều 20. Trình tự đăng ký, công bố đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, cơ sở cai nghiện ma túy công lập
1. Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, cơ sở cai nghiện ma túy công lập gửi văn bản đề nghị công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến cung cấp dịch vụ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc công bố theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
Điều 21. Đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng cho đơn vị sự nghiệp công lập
1. Căn cứ vào nhu cầu cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Mẫu số 18 Phụ lục II Nghị định này.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập được đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự theo quy định tại Nghị định này và các quy định hiện hành về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí nguồn lực cho đơn vị sự nghiệp công lập được lựa chọn để đặt hàng, giao nhiệm vụ và niêm yết công khai danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập tại trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn.
Chương III
QUY TRÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY
Điều 22. Tiếp nhận, phân loại
1. Thực hiện các thủ tục tiếp nhận người cai nghiện theo nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện.
2. Thu thập thông tin cá nhân của người nghiện ma túy để tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện, gồm: độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, loại ma túy sử dụng, mức độ sử dụng, trình độ học vấn, nghề nghiệp và các vấn đề khác về bản thân, gia đình người nghiện ma túy theo Mẫu số 19 Phụ lục II Nghị định này.
3. Thông tin về phương pháp cai nghiện, chương trình cai nghiện; tư vấn, giải đáp các thắc mắc cho người nghiện ma túy.
4. Phân loại đối tượng và tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện ma túy theo Mẫu số 20 Phụ lục II Nghị định này.
Điều 23. Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác
1. Khám, xây dựng bệnh án đối với người cai nghiện; chú ý các dấu hiệu rối loạn tâm thần, bệnh cơ hội.
2. Xác định loại ma túy, liều lượng ma túy người nghiện sử dụng để xây dựng phác đồ điều trị cắt cơn, giải độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Tư vấn tâm lý đối với người nghiện trước khi điều trị cắt cơn, giải độc.
4. Thực hiện phác đồ điều trị theo các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp tâm lý và các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng; kết hợp điều trị cắt cơn, giải độc với điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh cơ hội khác.
Điều 24. Giáo dục, tư vấn phục hồi hành vi, nhân cách
1. Tổ chức dạy văn hóa, học tập các chuyên đề: giáo dục công dân, sức khỏe và cộng đồng, pháp luật, đạo đức, truyền thống dân tộc và chuyên đề phù hợp khác với số lượng, trình độ học vấn người cai nghiện.
2. Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý nhằm điều trị các rối loạn tâm thần, nâng cao kỹ năng sống, giá trị sống, tư duy tích cực, kỹ năng tự quản lý bản thân cho người cai nghiện.
3. Kết hợp việc học tập, trị liệu với việc tư vấn, khuyến khích người cai nghiện tham gia các hoạt động lao động sinh hoạt hàng ngày tại cơ sở để tạo ý thức, thói quen tốt trong sinh hoạt.
4. Tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, thể thao, các chương trình sinh hoạt tập thể, trò chơi vận động cho người cai nghiện.
Điều 25. Lao động trị liệu, học nghề
1. Tổ chức các hoạt động lao động trị liệu nhằm giúp người cai nghiện cải thiện về sức khỏe thể chất, tâm trí, tăng cường ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động, nâng cao tinh thần tự lập và giúp người cai nghiện nhận thức được giá trị của lao động.
2. Căn cứ vào số lượng, sức khoẻ, độ tuổi, giới tính, trình độ, thời gian, nguyện vọng của người cai nghiện để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Điều 26. Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cai nghiện theo các mục tiêu; đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất, tâm thần của người cai nghiện ma túy;
2. Xác định nơi cư trú của người cai nghiện để chuẩn bị thực hiện biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; tư vấn các biện pháp phòng, chống tái nghiện cho người nghiện cai nghiện ma túy; kỹ năng từ chối sử dụng ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng.
3. Cung cấp thông tin về biện pháp quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng và các chính sách hỗ trợ hòa nhập của nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy; giới thiệu, cung cấp thông tin, địa chỉ dịch vụ công tác xã hội, nhóm sinh hoạt đồng đẳng tại địa phương cho người cai nghiện ma túy.
4. Phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người cai nghiện ma túy.
5. Hướng dẫn người cai nghiện ma túy xây dựng kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng theo Mẫu số 21 Phụ lục II Nghị định này. Kế hoạch cần xác định mục tiêu, nguyện vọng của người cai nghiện ma túy, hoàn cảnh thực tế, sự hỗ trợ của các nguồn lực, năng lực bản thân người cai nghiện ma túy, chọn việc làm phù hợp với sức khỏe và kỹ năng lao động của bản thân.
Điều 27. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình cai nghiện
1. Căn cứ quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25 và Điều 26 của Nghị định này và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự của đơn vị, cơ sở cai nghiện xây dựng, ban hành quy trình cai nghiện ma túy.
2. Quy trình cai nghiện ma túy phải phù hợp với phân loại người nghiện ma túy, thời gian cai nghiện của đối tượng, độ tuổi, giới tính, sức khỏe và trình độ học vấn của đối tượng cai nghiện.
Chương IV
CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN
Mục 1
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CAI NGHIỆN VÀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG
Điều 28. Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác định nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là người nghiện ma túy) phải đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp, người không có nơi cư trú ổn định thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi người nghiện ma túy tham gia điều trị hoặc chấm dứt điều trị, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nghiện đó đăng ký để quản lý hoặc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc.
3. Địa điểm cai nghiện tự nguyện:
a) Tại gia đình, cộng đồng;
b) Tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
4. Hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện gồm:
a) 01 bản đăng ký cai nghiện tự nguyện theo Mẫu số 22 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 bản sao Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền;
c) 01 bản phôtô một trong các loại giấy tờ tùy thân: căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) của người nghiện ma túy.
5. Trình tự thực hiện đăng ký cai nghiện tự nguyện:
a) Người nghiện ma túy, người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này tại điểm tiếp nhận đăng ký cai nghiện của Ủy ban nhân dân cấp xã; xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân để đối chiếu.
b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu giấy tờ tùy thân và vào sổ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện theo Mẫu số 23 Phụ lục II Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn người đăng ký hoàn thiện, bổ sung hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện.
Điều 29. Tiếp nhận đăng ký cai nghiện tự nguyện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí địa điểm, nhân sự tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn việc đăng ký cai nghiện tự nguyện.
2. Địa điểm tiếp nhận đăng ký cai nghiện tự nguyện phải có trang thiết bị cần thiết cho việc đón tiếp, lưu hồ sơ đăng ký.
Điều 30. Quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng hoặc quyết định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đăng ký cai nghiện tự nguyện, đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thẩm định hồ sơ đăng ký cai nghiện, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
2. Quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Mẫu số 24 Phụ lục II Nghị định này phải được gửi cho cá nhân, gia đình người cai nghiện, các đơn vị cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.
Điều 31. Thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
1. Người cai nghiện ma túy, người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Thực hiện cai nghiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Phối hợp với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện, cơ sở cai nghiện tự nguyện hoàn thiện kế hoạch cai nghiện và thực hiện kế hoạch cai nghiện với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ và trợ giúp của gia đình. Tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trong quá trình thực hiện kế hoạch cai nghiện ma túy của cá nhân;
c) Trả chi phí sử dụng dịch vụ cai nghiện tự nguyện cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ theo hợp đồng sử dụng dịch vụ.
2. Gia đình và người đại diện hợp pháp của người cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm:
a) Quản lý, hỗ trợ, động viên người cai nghiện thực hiện kế hoạch cai nghiện;
b) Tạo điều kiện vật chất, tinh thần để người cai nghiện ma túy phục hồi sức khỏe, tâm lý; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em tham gia học tập (đối với người dưới 18 tuổi), học nghề, tạo việc làm, sinh kế giúp người cai nghiện hòa nhập cộng đồng, xã hội;
c) Trả chi phí cai nghiện theo hợp đồng sử dụng dịch cai nghiện (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi).
3. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm:
a) Thông báo công khai, minh bạch về loại dịch vụ, quy trình thực hiện dịch vụ, giá cung cấp dịch vụ đối với người cai nghiện, gia đình người nghiện;
b) Tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn người cai nghiện xây dựng kế hoạch cai nghiện theo quy trình cai nghiện quy định tại Chương III Nghị định này;
c) Thực hiện đúng quy định chuyên môn theo quy trình cai nghiện, chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ cung cấp;
d) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ, hoàn thành dịch vụ.
Điều 32. Nội dung quản lý cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Hướng dẫn thực hiện công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:
a) Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân về chính sách, pháp luật phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy; đối tượng, trình tự, thủ tục đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
b) Rà soát, thống kê số người nghiện ma túy để xây dựng kế hoạch quản lý cai nghiện ma túy tự nguyện; huy động Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, đội công tác xã hội tình nguyện, cá nhân tình nguyện trong địa bàn tham gia quản lý, hỗ trợ người cai nghiện tự nguyện;
c) Lập danh sách người cai nghiện tự nguyện; phân công cán bộ quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả đối với người cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
d) Niêm yết công khai tại điểm đăng ký cai nghiện danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện. Yêu cầu các tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện niêm yết công khai, minh bạch về các nội dung: loại dịch vụ, quy trình thực hiện dịch vụ, giá dịch vụ;
đ) Tạo điều kiện để người cai nghiện ma túy tham gia các hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trên địa bàn; ưu tiên các hoạt động tạo việc làm, tạo sinh kế cho người cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
2. Quản lý người đang cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi thay đổi nơi cư trú:
a) Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi thay đổi nơi cư trú phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ra quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển đi chuyển hồ sơ của người cai nghiện tự nguyện cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển đến để tiếp tục quản lý, hỗ trợ.
Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị tiếp tục quản lý, hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Mẫu số 25 Phụ lục II Nghị định này; quyết định cai nghiện tự nguyện.
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện điểm a, b Khoản 2 Điều này.
3. Cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:
a) Khi kết thúc thời hạn cai nghiện tự nguyện, người được phân công theo dõi, quản lý người cai nghiện đánh giá kết quả cai nghiện tự nguyện và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
b) Giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Mẫu số 26a Phụ lục II Nghị định này, 01 bản gửi người cai nghiện ma túy, gia đình người cai nghiện ma túy (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi), 01 bản gửi Cơ quan công an cấp xã để thực hiện quản lý sau cai nghiện ma túy.
Điều 33. Xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về điều trị, cai nghiện ma túy tự nguyện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Trưởng Công an cấp xã lập biên bản hành vi vi phạm theo Mẫu số 27 Phụ lục II Nghị định này để làm căn cứ lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau:
a) Người nghiện ma túy không đăng ký cai nghiện tự nguyện;
b) Người đã có quyết định cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng mà không thực hiện cai nghiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy;
c) Người sử dụng trái phép chất ma túy trong thời gian cai nghiện tự nguyện;
d) Người nghiện ma túy không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị khi đăng ký điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
2. Hồ sơ, trình tự đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định này.
Điều 34. Điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và chế độ hỗ trợ người cai nghiện tự nguyện
1. Căn cứ số lượng người cai nghiện tự nguyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công ít nhất 01 người để thực hiện nhiệm vụ tư vấn tâm lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
2. Kinh phí đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho điểm tiếp nhận đăng ký cai nghiện tự nguyện thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Kinh phí lập, xét duyệt hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện; hỗ trợ người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý, xã hội, người được giao quản lý, hỗ trợ đối tượng cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Chế độ hỗ trợ:
a) Người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, đối tượng quản lý sau cai nghiện ma túy tại cấp xã được hưởng thù lao hàng tháng. Mức thù lao tối đa là 0,6 (không phẩy sáu) lần mức lương cơ sở hiện hành;
b) Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn theo quy định tại Điều 22, 23 và Điều 24 của Nghị định này thì được nhà nước hỗ trợ một lần kinh phí cai nghiện, mức tối thiểu bằng mức lương cơ sở hiện hành.
5. Nội dung chi, mức chi quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Mục 2
THỦ TỤC TIẾP NHẬN, THỰC HIỆN CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN
Điều 35. Thủ tục tiếp nhận người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy
1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên có nhu cầu cai nghiện ma túy được tiếp nhận cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện.
2. Hồ sơ tiếp nhận cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện gồm:
a) 01 bản đăng ký tự nguyện cai nghiện theo Mẫu số 22 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 bản phôtô một trong các loại giấy tờ tùy thân: căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy khai sinh (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) của người cai nghiện.
3. Trình tự thực hiện:
a) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này tại cơ sở cai nghiện ma túy; xuất trình bản chính một trong các loại giấy tờ tùy thân để đối chiếu;
b) Cơ sở cai nghiện ma túy tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu và tư vấn kế hoạch cai nghiện ma túy; thông tin về các dịch vụ cai nghiện ma túy hiện có tại cơ sở, mức chi phí sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy của cơ sở, các khoản chi phí, đóng góp khác và chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện (nếu có);
c) Người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và đại diện cơ sở cai nghiện ma túy thỏa thuận, thống nhất ký kết hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy;
d) Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy phải được gửi: 01 bản cho người nghiện ma túy người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện đăng ký cai nghiện tự nguyện theo quy định.
Điều 36. Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện
1. Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy gồm các nội dung chính sau:
a) Chủ thể của hợp đồng: tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy với người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi về việc cung cấp, sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Đối tượng của hợp đồng (loại dịch vụ, hình thức cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy ...);
c) Mức giá sử dụng dịch vụ, hình thức;
d) Quyền, nghĩa vụ của cơ sở cai nghiện, của người cai nghiện trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ cai nghiện;
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; các trường hợp bồi thường thiệt hại, giảm chi phí sử dụng dịch vụ; các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc tiếp tục hợp đồng dịch vụ;
e) Thời điểm có hiệu lực, chấm dứt hợp đồng.
2. Hình thức hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy theo Mẫu số 28 Phụ lục II Nghị định này.
Điều 37. Thực hiện hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có trách nhiệm:
a) Bảo đảm người cai nghiện ma túy có mặt tại cơ sở cai nghiện ma túy trong toàn bộ thời gian sử dụng dịch vụ theo hợp đồng đã ký kết;
b) Tuân thủ các nội quy, quy chế và các hướng dẫn, quy định nghiệp vụ của cơ sở cai nghiện ma túy;
c) Trả chi phí sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy theo hợp đồng.
2. Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, phân loại, tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện theo quy trình cai nghiện quy định tại Chương III Nghị định này. Tổ chức cai nghiện, cung cấp dịch vụ cai nghiện theo hợp đồng đã ký;
b) Thực hiện đúng các quy định về chuyên môn nghiệp vụ, chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ cung cấp;
c) Thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ.
Điều 38. Kết thúc hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy
1. Trước khi kết thúc thời gian cung cấp dịch vụ cai nghiện theo hợp đồng, cơ sở cai nghiện đánh giá kết quả cai nghiện ma túy; phối hợp với người cai nghiện hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi để làm các thủ tục thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.
2. Giám đốc (hoặc người đứng đầu) cơ sở cai nghiện ma túy cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện cho người nghiện ma túy theo Mẫu số 26b Phụ lục II Nghị định này.
Giấy xác nhận phải gửi cho người nghiện ma túy, cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện đăng ký cai nghiện tự nguyện để thực hiện quản lý sau cai nghiện ma túy.
3. Đối với người cai nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm thông báo, bàn giao người cai nghiện ma túy cho cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp.
Điều 39. Chế độ, chính sách đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 95% chi phí cai nghiện ma túy và thuốc chữa bệnh thông thường đối với các đối tượng sau:
a) Thương binh;
b) Người bị nhiễm chất độc hóa học và suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
c) Người thuộc hộ nghèo;
d) Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa;
đ) Trẻ em mồ côi;
e) Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ khả năng cân đối ngân sách và dự kiến số lượng người tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở công lập thuộc phạm vi quản lý quyết định:
a) Mức hỗ trợ cao hơn, đối tượng mở rộng hơn ngoài chế độ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này;
b) Mức hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân ít nhất bằng 70% định mức đối với người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Mức hỗ trợ chỗ ở cho người nghiện ma túy tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
4. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước.
5. Nội dung chi, mức chi quy định tại Điều này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chương V
CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC
Mục 1
THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
Điều 40. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là hồ sơ đề nghị)
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện người nghiện ma túy thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy, các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
2. Việc xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống ma túy.
Điều 41. Thành phần hồ sơ đề nghị
1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:
a) 01 bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 30 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 biên bản vi phạm một trong các hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký cai nghiện, cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai nghiện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Mẫu số 27 Phụ lục II Nghị định này;
c) 01 bản sao Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền;
d) 01 bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 31 Phụ lục II Nghị định này;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc làm văn bản đề nghị theo Mẫu số 29 Phụ lục II Nghị định này kèm theo các tài liệu quy định tại điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
a) Các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Văn bản xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định của cơ quan Công an có thẩm quyền.
Điều 42. Thông báo về việc lập hồ sơ, chuyển hồ sơ đề nghị
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ quy định tại Điều 40 của Nghị định này thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc, kèm 01 bản sao bộ hồ sơ theo Mẫu số 32 Phụ lục II Nghị định này gửi cho người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
2. Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên người vi phạm;
b) Lý do lập hồ sơ đề nghị;
c) Quyền của người được thông báo;
d) Thời gian đọc hồ sơ.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ
a) Công an cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị kèm hồ sơ cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp có hành vi vi phạm; Công an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản đề nghị kèm hồ sơ cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi lập hồ sơ đề nghị.
b) Hồ sơ đề nghị phải đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, bản sao lưu tại cơ quan lập hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 43. Trình tự xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan lập hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu thành phần hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 41 của Nghị định này.
a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện trả lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung theo Mẫu số 33 Phụ lục II Nghị định này; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Văn bản đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi Tòa án nhân dân cùng cấp. Văn bản nêu rõ tên cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người bị đề nghị áp dụng biện pháp này sẽ phải thi hành theo Mẫu số 34 Phụ lục II Nghị định này;
b) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 41 của Nghị định này.
Hồ sơ đề nghị phải được đánh bút lục và lập thành 02 bản, bản gốc chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện, bản sao lưu tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Trường hợp Tòa án có văn bản đề nghị làm rõ một số nội dung trong hồ sơ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Tòa án, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan lập hồ sơ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mục 2
QUẢN LÝ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
Điều 44. Đối tượng quản lý
1. Người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bị áp dụng biện pháp quản lý bằng một trong hai hình thức quy định tại Điều 45 Nghị định này.
2. Thời hạn quản lý được tính từ thời điểm lập hồ sơ cho đến thời điểm người có thẩm quyền đưa đối tượng đi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án.
3. Thời gian quản lý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội đối với đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này được trừ vào thời hạn cai nghiện bắt buộc.
Điều 45. Hình thức quản lý
1. Quản lý tại gia đình được áp dụng đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột từ đủ 18 tuổi trở lên) đồng ý quản lý, đại diện gia đình xác nhận bằng văn bản theo Mẫu số 35 Phụ lục II Nghị định này
2. Quản lý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở quản lý) được áp dụng đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định hoặc có nơi cư trú ổn định nhưng gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột từ đủ 18 tuổi trở lên) không đồng ý quản lý, đại diện gia đình xác nhận bằng văn bản theo Mẫu số 35 Phụ lục II Nghị định này.
Điều 46. Quyết định quản lý
1. Căn cứ quy định tại Điều 44, 45 Nghị định này, cơ quan lập hồ sơ quyết định giao quản lý người nghiện trong thời gian lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 36 Phụ lục II Nghị định này. Quyết định này phải được gửi ngay cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy, cơ sở quản lý để thực hiện.
2. Quyết định phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giao quản lý hoặc tên, địa chỉ của cơ sở quản lý; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được quản lý; lý do, thời hạn, trách nhiệm của người được quản lý, trách nhiệm của người hoặc cơ quan, tổ chức quản lý và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú.
Điều 47. Thi hành quyết định quản lý
1. Cơ quan ban hành quyết định quản lý có trách nhiệm đưa người nghiện ma túy đến cơ sở quản lý. Trường hợp người nghiện ma túy đang trong tình trạng rối loạn tâm thần hoặc mắc bệnh phải điều trị thì phải đưa đến cơ sở y tế để điều trị ổn định trước khi bàn giao cho cơ sở quản lý.
2. Hồ sơ bàn giao gồm:
a) Quyết định quản lý theo quy định tại Điều 46 Nghị định này;
b) Lý lịch tóm tắt của đối tượng, có xác nhận của cơ quan lập hồ sơ.
3. Thủ tục bàn giao:
a) Đại diện cơ quan ban hành quyết định quản lý bàn giao người bị quản lý;
b) Đại diện cơ sở quản lý đối chiếu người, hồ sơ và lập biên bản giao nhận theo Mẫu số 37 Phụ lục II Nghị định này. Biên bản phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú hoặc nơi đối tượng có hành vi vi phạm, cơ quan lập hồ sơ.
Điều 48. Trách nhiệm của gia đình, cơ sở quản lý và người nghiện ma túy trong thời gian quản lý
1. Gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Không để người được quản lý tiếp tục vi phạm pháp luật;
b) Bảo đảm sự có mặt của người được quản lý khi có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Báo cáo kịp thời với cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định giao quản lý trong trường hợp người được quản lý bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Cơ sở quản lý có trách nhiệm quản lý, giáo dục, tư vấn, điều trị hội chứng cai, điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh khác đối với người nghiện ma túy.
2. Người nghiện ma túy được quản lý có trách nhiệm:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng; khi đi khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn để ở lại địa phương khác phải thông báo cho gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý biết về địa chỉ, thời gian tạm trú tại đó;
b) Có mặt tại trụ sở của cơ quan lập hồ sơ khi được yêu cầu.
c) Tuân thủ nội quy, quy chế của cơ sở quản lý.
3. Cơ quan ban hành quyết định quản lý người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Thông báo cho gia đình, cơ sở quản lý và người nghiện ma túy về quyền và nghĩa vụ của họ trong thời gian quản lý;
b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ gia đình, cơ sở quản lý trong việc giám sát người nghiện ma túy trong thời gian quản lý;
c) Khi được thông báo về việc người nghiện ma túy bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan quyết định quản lý phải có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Khi được thông báo về việc người nghiện ma túy bỏ trốn, cơ quan ban hành quyết định quản lý phải phối hợp với cơ sở quản lý, gia đình người nghiện để truy tìm, áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để đưa đối tượng về nơi quản lý.
Trường hợp người nghiện ma túy được giao gia đình quản lý mà bỏ trốn thì cơ quan ban hành quyết định hủy quyết định quản lý người nghiện ma túy tại gia đình và áp dụng hình thức quản lý tại cơ sở quản lý.
Điều 49. Bảo đảm cơ sở vật chất, nhân sự cho việc quản lý người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội, chế độ đối với người bị quản lý
1. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ quản lý người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội được giao quản lý người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này; bố trí khu vực dành riêng để thực hiện việc quản lý.
3. Trong thời gian quản lý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội, người nghiện ma túy được hưởng các chế độ ăn, ở, sinh hoạt, hỗ trợ y tế như đối tượng thuộc cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội.
Mục 3
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỪ ĐỦ 12 TUỔI ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI
Điều 50. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện người nghiện ma túy thuộc đối tượng quy định tại Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy, các cơ quan có thẩm quyền lập sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống ma túy.
Điều 51. Thành phần hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có nơi cư trú ổn định:
a) 01 biên bản vi phạm một trong các hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký cai nghiện, cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Mẫu số 27 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 bản lý lịch tóm tắt của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 30 Phụ lục II Nghị định này;
c) 01 bản sao Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền;
d) 01 bản tường trình của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc bản tường trình của người đại diện hợp pháp của họ theo Mẫu số 31 Phụ lục II Nghị định này;
đ) 01 bản ý kiến bằng văn bản của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo Mẫu số 38 Phụ lục II Nghị định này;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc làm văn bản đề nghị theo Mẫu số 29 Phụ lục II Nghị định này kèm theo các tài liệu quy định tại điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không có nơi cư trú ổn định:
a) Các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Văn bản xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định của cơ quan Công an có thẩm quyền.
3. Đối với người nghiện ma túy người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật:
a) Các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Điều 52. Thông báo về việc lập hồ sơ, chuyển hồ sơ đề nghị
Trình tự , thủ tục, nội dung thông báo về việc lập hồ sơ, chuyển hồ sơ đề nghị đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
Điều 53. Trình tự xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trình tự xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi:
a) Văn bản đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi gửi Tòa án nhân dân cấp huyện theo Mẫu số 39 Phụ lục II Nghị định này. Nội dung văn bản đề nghị phải nêu rõ tên cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người bị đề nghị áp dụng biện pháp này sẽ phải thi hành; điều kiện, hoàn cảnh gia đình, thân nhân của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, đề xuất phương án quản lý đối với từng trường hợp cụ thể để bảo đảm các quyền của trẻ em trong thời gian cai nghiện ma túy.
b) Hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 51 Nghị định này.
Hồ sơ đề nghị phải được đánh bút lục và lập thành 02 bản, bản gốc chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện, bản sao lưu tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Trường hợp Tòa án có văn bản đề nghị làm rõ một số nội dung trong hồ sơ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Tòa án, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan lập hồ sơ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mục 4
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
Điều 54. Đưa người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (sau đây gọi chung là quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc)
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Trường hợp người nghiện ma túy không chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan Công an cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để đưa người phải chấp hành đến cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này thì thời hạn được tính lại kể từ thời điểm sự kiện bất khả kháng chấm dứt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp cơ sở cai nghiện không còn khả năng tiếp nhận đối tượng thì thời hạn được phép kéo dài không quá 03 tháng. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định biết và nêu rõ lý do.
Điều 55. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân sự để thực hiện việc tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Khi tiếp nhận, cơ sở phải kiểm tra, đối chiếu người với hồ sơ tiếp nhận, giấy tờ tùy thân của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; kiểm tra sơ bộ tình trạng sức khỏe và lập biên bản giao, nhận giữa cơ quan Công an cấp huyện và cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Biên bản giao, nhận ghi rõ tình trạng sức khỏe; số lượng tài liệu, hồ sơ; tư trang, đồ dùng cá nhân của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 40 Phụ lục II Nghị định này.
3. Hồ sơ tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:
a) Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi của Tòa án nhân dân cấp huyện;
b) Bản sao lý lịch tóm tắt của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do cơ quan lập hồ sơ cung cấp.
4. Đối với người cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, cơ sở phải bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân sự tiếp nhận phù hợp độ tuổi, giới tính của trẻ em.
Điều 56. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
1. Người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng theo Mẫu số 41 Phụ lục II Nghị định này.
2. Người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở.
3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn nhưng không tự nguyện chấp hành việc trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an cấp huyện áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm tiếp tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 57. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng, có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận trên cơ sở ý kiến đề nghị của Công an cấp xã.
2. Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành. Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu để xác định thời điểm các điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn.
3. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó tự nguyện cai nghiện, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không nghiện ma túy;
c) Phụ nữ đang mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
4. Hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định gồm:
a) Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có xác nhận của cơ quan lập hồ sơ theo Mẫu số 42a, 42b Phụ lục II Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1 và 3 Điều này.
5. Thủ tục đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định:
a) Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện của Tòa án nhân dân cấp huyện, người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chấp hành quyết định gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hoãn, miễn theo quy định tại Khoản 4 Điều này đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để xem xét, giải quyết theo quy định;
b) Người phải chấp hành quyết định hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp phải gửi 01 bộ bản sao hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định cho cơ quan Công an cấp huyện, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Điều 58. Đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Điều kiện giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc:
a) Giảm thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở;
b) Giảm thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, lập công, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên theo quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở.
2. Điều kiện tạm đình chỉ thi hành quyết định:
Người ốm nặng phải điều trị nội trú hơn 10 ngày tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên. Trường hợp người ốm nặng sau khi sức khỏe phục hồi mà thời hạn chấp hành quyết định còn từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành.
3. Điều kiện miễn chấp hành phần thời gian thi hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Người trong thời gian tạm đình chỉ thi hành quyết định nếu người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công;
b) Người mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài từ 06 tháng trở lên;
c) Phụ nữ mang thai;
d) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đang cai nghiện bắt buộc mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc và bị Tòa án xử phạt tù nhưng không được hưởng án treo thì được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 43 Phụ lục II Nghị định này;
b) Danh sách người đang chấp hành được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại theo Mẫu số 44 Phụ lục II Nghị định này;
c) Các tài liệu chứng minh người người đang chấp hành quyết định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này.
5. Trình tự thực hiện:
a) Định kỳ 03 tháng hoặc khi có đối tượng quy định tại Khoản 2, 3 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm rà soát, lập hồ sơ, danh sách đối tượng đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị, danh sách đối tượng được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được niêm yết, thông báo công khai đối với toàn thể người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ít nhất 05 ngày làm việc;
c) Sau thời hạn niêm yết, thông báo công khai, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để xem xét, giải quyết.
Điều 59. Tạm thời đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định theo Mẫu số 45 Phụ lục II Nghị định này và đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
Yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thể hiện bằng văn bản gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc trước khi đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi cơ sở. Văn bản yêu cầu phải có các nội dung sau: họ tên người cai nghiện, lý do và thời gian đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở.
2. Cơ quan có yêu cầu đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu trách nhiệm đưa người cai nghiện đi và đưa người cai nghiện trở lại cơ sở đúng thời hạn đã ghi trong quyết định tạm đình chỉ đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở. Khi giao, nhận người cai nghiện phải lập biên bản theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp cần gia hạn thì Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc về việc gia hạn.
Điều 60. Lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục đối với người bị áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vi phạm pháp luật tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời gian đang chấp hành quyết định, người cai nghiện có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở.
2. Thủ tục lập hồ sơ đề nghị đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
Điều 61. Giải quyết trường hợp người cai nghiện chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời gian đang chấp hành quyết định, nếu người cai nghiện bị chết thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở, cơ quan y tế gần nhất và thân nhân người cai nghiện ma túy để lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết. Việc lập biên bản phải có người cai nghiện làm chứng.
Trong trường hợp người cai nghiện chết không có thân nhân hoặc sau 24 giờ kể từ khi thông báo mà thân nhân của người cai nghiện chết không có mặt thì lập biên bản có sự chứng kiến của 02 người cai nghiện.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo ngay cho thân nhân người cai nghiện chết biết để mai táng. Trường hợp không có thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24 giờ thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí mai táng do Nhà nước bảo đảm; mức hỗ trợ chi phí mai táng tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội theo Nghị định số 20/2021 /NĐ-CP ngày 15/03/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 62. Hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi biết ngày người cai nghiện hết thời hạn chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc.
2. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 46 Phụ lục II Nghị định này và gửi bản sao cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
3. Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không có gia đình đến đón thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm đưa về bàn giao tại gia đình hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú theo Mẫu số 47 Phụ lục II Nghị định này.
4. Người đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) và phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở cai nghiện bắt buộc cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày về địa phương, người đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
Điều 63. Thủ tục chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội
1. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở đối với các đối tượng sau:
a) Người sau cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không rõ cha, mẹ, không có nơi nương tựa hoặc không xác định được nơi cư trú;
b) Người sau cai nghiện ốm yếu không có khả năng lao động, không xác định được nơi cư trú.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị đưa người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
Mục 5
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC
Điều 64. Chế độ quản lý
1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi chung là người cai nghiện) phải cai nghiện, học tập, lao động và sinh hoạt dưới sự quản lý, giám sát của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Căn cứ vào quy mô của cơ sở cai nghiện bắt buộc, thời hạn chấp hành quyết định, đặc điểm nhân thân, tình trạng nghiện ma túy, tình trạng sức khoẻ, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn của người cai nghiện, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc sắp xếp vào đội, tổ phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý, cai nghiện. Mỗi đội, tổ phải có người của cơ sở cai nghiện trực tiếp phụ trách.
3. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xây dựng quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Kết quả đánh giá người cai nghiện là cơ sở để xem xét, đề nghị giảm thời hạn, miễn thời gian chấp hành quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc.
Điều 65. Chế độ ăn, mặc và đồ dùng sinh hoạt cá nhân
1. Định mức tiền ăn hàng tháng của người cai nghiện bằng 0,8 mức lương cơ sở hiện hành. Ngày lễ, Tết dương lịch người cai nghiện được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết nguyên đán người cai nghiện được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường; chế độ ăn đối với người cai nghiện bị ốm do Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định theo chỉ định của nhân viên y tế điều trị, nhưng không thấp hơn 03 lần tiêu chuẩn ngày thường.
2. Định mức tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và băng vệ sinh đối với người cai nghiện nữ hàng năm của người cai nghiện bằng 0,9 mức lương cơ sở hiện hành.
3. Các định mức quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều này là mức tối thiểu, căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh định mức cho phù hợp.
Điều 66. Chế độ cai nghiện ma túy
1. Người cai nghiện được cai nghiện, phục hồi, trị liệu về tâm lý, sức khỏe theo quy trình, các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện ma túy do cơ sở cai nghiện ma túy tổ chức.
2. Căn cứ quy trình cai nghiện quy định tại Chương III Nghị định này và điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự hiện có của cơ sở cai nghiện, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình cai nghiện, các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện theo quy định.
Điều 67. Chế độ khám, chữa bệnh
1. Cơ sở cai nghiện bắt buộc phải định kỳ sáu tháng một lần tổ chức kiểm tra, khám sức khỏe cho người cai nghiện và thường xuyên có biện pháp đề phòng dịch bệnh; phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm cho người cai nghiện.
2. Người cai nghiện bị ốm được điều trị tại phòng y tế của cơ sở cai nghiện. Trường hợp người cai nghiện bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của cơ sở cai nghiện thì được đưa đi bệnh viện hoặc đưa về gia đình để điều trị. Giám đốc cơ sở cai nghiện phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người cai nghiện.
3. Chi trả chi phí điều trị:
a) Trường hợp người cai nghiện được tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa về gia đình điều trị, thì gia đình phải chi trả toàn bộ kinh phí khám, chữa bệnh.
b) Trường hợp người cai nghiện có bảo hiểm y tế thì kinh phí khám, chữa bệnh cho người cai nghiện do bảo hiểm y tế chi trả theo quy định. Trường hợp người cai nghiện không có bảo hiểm y tế thì kinh phí khám, chữa bệnh cho người cai nghiện do ngân sách nhà nước đảm bảo trong dự toán chi của cơ sở cai nghiện ma túy. Cơ sở cai nghiện bắt buộc trực tiếp thanh toán tiền viện phí cho bệnh viện nơi người cai nghiện được điều trị.
c) Trường hợp người cai nghiện bị thương tích do tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn thì cơ sở cai nghiện phải tổ chức điều trị và làm thủ tục để thực hiện chế độ trợ cấp theo quy định.
4. Trong thời gian điều trị tại bệnh viện, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, không để người cai nghiện trốn hoặc vi phạm pháp luật. Thời gian điều trị bệnh của người cai nghiện được tính vào thời gian chấp hành quyết định. Một ngày điều trị bệnh được tính bằng một ngày chấp hành quyết định.
Điều 68. Chế độ lao động, lao động trị liệu
1. Thời gian lao động, lao động trị liệu của người cai nghiện ma túy không quá 08 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.
2. Trường hợp cơ sở cai nghiện tổ chức lao động hoặc phối hợp với người sử dụng lao động để tổ chức lao động thì phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật lao động; người cai nghiện phải đăng ký với cơ sở cai nghiện và được hưởng thành quả của lao động theo quy định.
Điều 69. Chế độ thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của người cai nghiện
1. Người cai nghiện được thăm gặp người thân tại phòng thăm gặp của cơ sở cai nghiện bắt buộc, một tuần một lần, mỗi lần không quá 02 giờ và tối đa không quá 03 thân nhân. Trường hợp gặp lâu hơn phải được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đồng ý và tối đa không quá 04 giờ.
 Người cai nghiện có vợ hoặc chồng, được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, cho phép thăm gặp tại phòng riêng của cơ sở cai nghiện bắt buộc một lần trong tháng và tối đa không quá 48 giờ cho một lần gặp. Căn cứ quy mô và điều kiện, cơ sở cai nghiện xây dựng, tổ chức phòng riêng để học viên thăm gặp vợ hoặc chồng.
2. Cơ sở cai nghiện xây dựng quy chế thăm gặp theo theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Người cai nghiện được nhận và gửi thư, nhận tiền, quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hóa phẩm bị cấm). Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm kiểm tra thư và các loại quà trước khi trao cho người cai nghiện. Riêng tiền hoặc giấy tờ có giá, người cai nghiện phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở cai nghiện bắt buộc và được sử dụng theo quy chế của cơ sở cai nghiện.
Điều 70. Chế độ chịu tang
1. Khi bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì người cai nghiện được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa là 05 ngày, không bao gồm thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
2. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ chịu tang:
a) Gia đình người cai nghiện làm đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: họ tên, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với người cai nghiện, thời gian đề nghị cho người cai nghiện được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để người cai nghiện sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang theo Mẫu số 48 Phụ lục II Nghị định này.
b) Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.
Quyết định cho phép về chịu tang phải gồm các nội dung: họ tên, thời gian được về chịu tang; trách nhiệm của gia đình trong việc đón, đưa trả về cơ sở cai nghiện, quản lý người cai nghiện trong thời gian về chịu tang. Quyết định được gửi cho gia đình người cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để phối hợp quản lý và lưu trong hồ sơ người cai nghiện theo Mẫu số 49 Phụ lục II Nghị định này.
3. Gia đình người cai nghiện có trách nhiệm đón người cai nghiện về và bàn giao người cai nghiện lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa, đón người cai nghiện do gia đình người cai nghiện chi trả. Việc giao và nhận người cai nghiện giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ của người cai nghiện.
4. Cơ sở cai nghiện phải kiểm tra sức khỏe, tình trạng sử dụng ma túy khi tiếp nhận người cai nghiện. Trường hợp quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm theo quy định của pháp luật.
Điều 71. Chế độ khen thưởng, kỷ luật
1. Trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người cai nghiện có tiến bộ hoặc có thành tích xuất sắc thì được khen thưởng bằng một trong các hình thức sau:
a) Biểu dương khen thưởng;
b) Đề nghị giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người cai nghiện có hành vi gây rối trật tự, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy chưa đến mức bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau:
a) Phê bình;
b) Cảnh cáo;
c) Đưa vào quản lý tại khu dành riêng đối với người có hành vi gây rối trật tự, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
3. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ban hành quy chế khen thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mục 6
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 12 TUỔI ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC
Điều 72. Chế độ quản lý; ăn, mặc và đồ dùng sinh hoạt cá nhân; cai nghiện, hỗ trợ phục hồi; khám, chữa bệnh; thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà; chế độ chịu tang; khen thưởng, kỷ luật
1. Các chế độ: quản lý; ăn, mặc và đồ dùng sinh hoạt cá nhân; cai nghiện, hỗ trợ phục hồi; khám, chữa bệnh; thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà; chế độ chịu tang; khen thưởng, kỷ luật đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được thực hiện như đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Mục 5 Chương V của Nghị định này.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc phải xây dựng, tổ chức thực hiện các dịch vụ hỗ trợ theo quy trình cai nghiện phù hợp với độ tuổi, sức khỏe của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Điều 73. Chế độ học văn hoá
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được học văn hoá theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc học văn hoá đối với người chưa phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc; đối với các bậc học khác thì tùy thuộc khả năng và điều kiện thực tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc để tổ chức dạy, học theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo tại địa phương tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 74. Chế độ lao động trị liệu
1. Người cai nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia lao động trị liệu theo quy trình cai nghiện do cơ sở cai nghiện ma túy tổ chức, thì thời gian lao động trị liệu như sau:
a) Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi thì thời gian lao động không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 20 giờ trong một tuần.
b) Đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì thời gian lao động không quá 06 giờ trong một ngày và không quá 30 giờ trong một tuần.
2. Khi tổ chức lao động trị liệu, cơ sở cai nghiện phải bố trí công việc, nơi làm việc cho người cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định của Bộ Luật lao động và bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Mục 7
ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO VIỆC ÁP DỤNG, THI HÀNH BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC THUỘC CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
Điều 75. Điều kiện bảo đảm cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, tổ chức hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Kinh phí lập hồ sơ, tổ chức đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn; kinh phí bảo đảm ăn, mặc, ở, học tập, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng bệnh, khám, chữa bệnh của người cai nghiện; kinh phí tổ chức đưa người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi khi chấp hành xong quyết định về địa phương mà không có thân nhân đến đón và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do ngân sách Nhà nước đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách.
3. Cơ sở cai nghiện bắt buộc được tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất, chuyên môn, kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; được tham gia hợp đồng, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ học tập, sinh hoạt, khám, chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy cho người đang chấp hành quyết định.
Điều 76. Chế độ đối với viên chức, người lao động làm việc tại các Cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc được hưởng trợ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi theo nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nhân sự do cơ quan công an, y tế được điều động, cử đến làm việc, hỗ trợ tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 06 tháng trở lên được hưởng các chế độ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Viên chức, người lao động trong cơ sở cai nghiện bắt buộc được trang bị phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ, trang phục thống nhất để thực hiện nhiệm vụ cai nghiện ma túy, quản lý học viên theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Chế độ quy định Khoản 1, 2 Điều này theo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chương VI
QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI NƠI CƯ TRÚ
Điều 77. Lập hồ sơ, thủ tục đề nghị quản lý sau cai nghiện ma túy
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người nghiện ma túy trình báo về việc hoàn thành cai nghiện tự nguyện, hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện ma túy cư trú hoặc nơi phát hiện hành vi vi phạm (đối với người nghiện không có nơi cư trú ổn định) lập hồ sơ, đưa vào danh sách quản lý sau cai nghiện ma túy.
Công an cấp xã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp lập hồ sơ quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
2. Hồ sơ quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú gồm:
a) Văn bản đề nghị của Trưởng cơ quan Công an cấp xã gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo Mẫu số 50 Phụ lục II Nghị định này;
b) Bản lý lịch tóm tắt của người bị đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện theo Mẫu số 30 Phụ lục II Nghị định này, kèm theo một trong các loại giấy tờ sau: giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện; giấy xác nhận hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; giấy xác nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 78. Quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trưởng cơ quan Công an cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú theo Mẫu số 51 Phụ lục II Nghị định này.
2. Quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú phải ghi rõ ngày, tháng, năm ký quyết định; họ, tên, chức vụ của người ký quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị quản lý sau cai nghiện; thời hạn và nơi thi hành quyết định, cơ quan có trách nhiệm thi hành quyết định.
3. Quyết định phải gửi cho người sau cai nghiện hoặc đại diện gia đình người sau cai nghiện, người đại diện theo pháp luật đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, Trưởng Công an cấp xã, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã.
Điều 79. Chế độ quản lý sau cai nghiện ma túy
1. Quản lý cư trú đối với người sau cai nghiện ma túy:
a) Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp lập danh sách người bị quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú theo Mẫu số 52 Phụ lục II Nghị định này;
b) Người bị quản lý sau cai nghiện ma túy khi vắng mặt tại nơi cư trú phải báo cáo với Công an cấp xã, nói rõ lý do vắng mặt, thời gian vắng mặt. Trường hợp không báo cáo thì thời gian vắng mặt không được tính vào thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy;
c) Khi người bị quản lý sau cai nghiện ma túy thay đổi nơi cư trú thì công an cấp xã nơi chuyển đi có trách nhiệm thông báo cho công an cấp xã nơi chuyển đến trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người đó chuyển khỏi địa phương để đưa vào danh sách và phối hợp quản lý theo Mẫu số 53 Phụ lục II Nghị định này.
2. Tư vấn, giúp đỡ, phòng, chống tái nghiện ma túy:
a) Người bị quản lý sau cai nghiện ma túy được giúp đỡ, phòng, chống tái nghiện ma túy trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy;
b) Người bị quản lý sau cai nghiện ma túy được tư vấn, trợ giúp về tâm lý, các thủ tục pháp lý; hướng dẫn làm thủ tục đăng ký cư trú, cấp căn cước công dân, cấp phiếu lý lịch tư pháp; hướng dẫn chấp hành pháp luật, nghĩa vụ công dân; hỗ trợ kinh phí, cho vay vốn, tổ chức học tập, dạy nghề, tìm kiếm, giới thiệu việc làm; tạo các điều kiện cần thiết khác giúp người sau cai nghiện ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện;
c) Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức xét nghiệm chất ma túy đối với người sau cai nghiện ma túy.
3. Căn cứ vào điểm a, b và c Khoản 2 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong quyết định; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với người sau cai nghiện có hành vi vi phạm pháp luật, sử dụng ma túy trái phép.
Điều 80. Chính sách hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy
1. Người bị quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tiếp tục đi học ở các bậc học phổ thông tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Thủ tục miễn giảm được thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
2. Người sau cai nghiện khi tham gia đào tạo nghề nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo quy định của pháp luật về đào tạo nghề ngắn hạn.
3. Người sau cai nghiện được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng các nguồn tín dụng khác để hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với người sau cai nghiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
4. Căn cứ vào Khoản 1, 2, 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trên cơ sở nhu cầu hỗ trợ của người sau cai nghiện; hướng dẫn, hỗ trợ người sau cai nghiện hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị theo quy định của pháp luật.
Điều 81. Hết thời hạn quản lý sau cai nghiện
Khi hết thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú theo Mẫu số 54 Phụ lục II Nghị định này và đưa người bị quản lý ra khỏi danh sách quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú.
Điều 82. Điều kiện bảo đảm cho việc quản lý sau cai nghiện
1. Kinh phí bảo đảm cho lập hồ sơ, tổ chức quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú; kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ xã hội đối với người sau cai nghiện và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc quản lý sau cai nghiện do ngân sách Nhà nước đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách.
2. Nội dung chi, mức chi cho việc lập hồ sơ, tổ chức quản lý sau cai nghiện ma túy; mức chi hỗ trợ xã hội đối với người sau cai nghiện ma túy theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chương VII
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY
Điều 83. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy. Chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương, các cơ sở cai nghiện bắt buộc trong phạm vi cả nước tổ chức thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện tự nguyện; biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện tự nguyện; biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn việc thành lập, tổ chức hoạt động; vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, định mức số lượng người làm việc của cơ sở cai nghiện bắt buộc; ban hành các văn bản hướng dẫn, nội quy cơ sở cai nghiện bắt buộc để tổ chức thực hiện; xây dựng, ban hành các tài liệu chuyên môn về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
4. Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành khác có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy (quản lý người cai nghiện, sau cai nghiện ma túy, mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện); triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
6. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo về cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.
Điều 84. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan
1. Bộ Công an
a) Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Công an các cấp trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp tổ chức đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn theo quy định; phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có yêu cầu; phối hợp thực hiện công tác quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú;
b) Chỉ đạo Công an địa phương tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác bảo vệ, sử dụng công cụ hỗ trợ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm quy chế, nội quy của người cai nghiện, cấp giấy chứng nhận cho lực lượng bảo vệ của các cơ sở cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế
a) Nghiên cứu các bài thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy;
b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tổ chức dạy và học tại cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra chất lượng học tập, tổ chức thi và cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình học cho người cai nghiện; thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với người sau cai nghiện ma túy.
4. Bộ Tài chính:
a) Tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương để thực hiện công tác áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, công tác cai nghiện ma túy tự nguyện và quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành;
b) Quy định, hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
5. Bộ Nội vụ:
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng tôn giáo các cấp theo chức năng chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về cai nghiện ma túy và các cơ quan liên quan cùng cấp hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia hoạt động cai nghiện ma túy.
Điều 85. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự cho các cơ sở cai nghiện công lập; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự để tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan khác. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút người vào làm việc tại các cơ sở cai nghiện công lập; chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia công tác cai nghiện ma túy tự nguyện.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy; chỉ đạo các cơ sở bảo trợ xã hội trong việc tiếp nhận đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động khi chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong việc tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở cai nghiện hoạt động trên địa bàn và có chính sách hỗ trợ những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tìm việc làm, sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
4. Xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh đối với người có sai phạm trong việc tổ chức thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy thuộc phạm vi quản lý.
5. Hàng năm, bố trí kinh phí cho việc tổ chức thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; kinh phí hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định tại Nghị định này.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 86. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
- Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
- Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy.
- Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
- Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Nghị định số 80/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
- Chương III của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 87. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy phép hoạt động đã được cấp cho cơ sở cai nghiện tự nguyện trước khi Nghị định này có hiệu lực thì còn giá trị cho đến hết thời hạn của giấy phép. Sau khi hết thời hạn, cơ sở cai nghiện tự nguyện phải thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, người phụ trách y tế của cơ sở cai nghiện ma túy quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 8 Nghị định này phải là bác sĩ đã được đào tạo, tập huấn về xác định tình trạng nghiện, điều trị và cai nghiện ma túy.
Điều 88. Biểu mẫu sử dụng trong cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy
1. Ban hành kèm theo Nghị định này danh mục trang thiết bị phục vụ công tác cai nghiện ma túy (Phụ lục I) và Danh mục các mẫu, biểu để sử dụng thống nhất trong việc tổ chức thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy (Phụ lục II).
2. Các trang thiết bị trong danh mục tại Phụ lục I Nghị định này là tối thiểu, căn cứ quy mô tiếp nhận của cơ sở cai nghiện ma túy công lập, điều kiện thực tế của địa phương để bố trí phù hợp, bảo đảm yêu cầu của công tác cai nghiện ma túy.
Điều 89. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KGVX (3b). vt

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Vũ Đức Đam

Phụ lục I

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN TỐI THIỂU CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP

(Kèm theo Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)

______________

 

TT

Tên trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

A

TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH CAI NGHIỆN

 

 

I

Trang thiết bị thực hiện các hoạt động tiếp nhận, phân loại người cai nghiện

 

 

1

Bàn làm việc (đón tiếp)

Cái

01

2

Điện thoại

Cái

01

3

Máy vi tính + Máy in

Bộ

02

4

Ti vi

Cái

01

5

Ghế băng

Cái

02

6

Máy bộ đàm

Bộ

01

7

Giá để hồ sơ

Cái

01

8

Ghế đơn

Cái

02

9

Điều hòa nhiệt độ

Cái

01

10

Máy lọc nước

Chiếc

01

11

Tủ đựng tài liệu

Cái

01

12

Bảng ghi thông tin, hoạt động

Cái

01

II

Trang thiết bị y tế thực hiện các hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác

Phòng

 

1

Giường bệnh

Cái

02

1

Giường cấp cứu

Cái

01

2

Tủ đầu giường

Cái

02

3

Bàn khám bệnh

Cái

01

4

Đèn bàn khám bệnh

Cái

01

5

Huyết áp kế

Cái

01

6

Ống nghe bệnh

Cái

01

7

Nhiệt kế

Cái

01

8

Máy hút đờm dịch

Cái

01

9

Máy điều trị viêm mũi

Cái

01

10

Máy hủy bơm kim tiêm

Cái

01

11

Máy hút ẩm

Cái

01

12

Máy xông mũi họng

Cái

01

13

Máy điện châm

Cái

01

14

Bộ dụng cụ châm cứu

Bộ

01

15

Bộ dụng cụ khám nha, tai, mũi, họng

Bộ

01

16

Nồi hấp tiệt trùng

Cái

01

17

Tủ sấy dụng cụ tiệt trùng

Cái

01

18

Bình ô xy kèm mặt nạ thở

Cái

01

19

Đèn soi bóng đồng tử

Cái

01

20

Đèn đội đầu soi tai, mũi, họng

Cái

01

21

Tủ bảo quản thuốc

Cái

01

22

Hệ thống lọc nước công nghiệp

Hệ thống

01

23

Kính hiển vi

Cái

01

24

Búa thử phản xạ

Cái

01

25

Bóp bóng người lớn

Cái

01

26

Bàn tiểu phẫu

Cái

01

27

Bộ dụng cụ tiểu phẫu

Bộ

01

28

Bộ dụng cụ rửa dạ dày

Bộ

01

29

Bộ đặt nội khí quản

Bộ

01

30

Bộ dụng cụ thụt tháo

Bộ

01

31

Cọc treo dịch truyền inox

Cái

01

32

Túi cấp cứu

Cái

01

33

Dây cố định bệnh nhân

Cái

01

34

Túi chườm nóng lạnh

Chiếc

01

35

Vòi rửa mắt khẩn cấp

Cái

01

36

Cân trọng lượng có thước đo chiều cao

Cái

01

37

Bàn để dụng cụ

Cái

01

38

Cáng tay

Cái

01

39

Cáng đẩy

Cái

01

40

Xe đẩy cấp phát thuốc

Cái

01

41

Tủ đựng thuốc cấp cứu

Cái

01

42

Khay quả đậu 825ml thép không gỉ

Cái

01

43

44

Khay quả đậu 475ml thép không gỉ

Cái

01

Khay đựng dụng cụ nông

Cái

01

45

Khay đựng dụng cụ sâu

Cái

01

46

Hộp hấp bông gạc hình trống

Cái

01

47

Hộp hấp dụng cụ có nắp

Cái

01

48

Bát đựng dung dịch thép không gỉ

Cái

01

49

Thùng nhôm đựng nước có vòi

Cái

01

50

Cốc đựng dung dịch có chia độ

Cái

05

51

Kẹp phẫu

Cái

01

52

Kẹp phẫu tích không mấu

Cái

01

53

Kẹp Korcher có mấu và khoá hãm

Cái

01

54

Kẹp phẫu tích thẳng kiểu Mayo

Cái

01

55

Kéo thẳng, nhọn

Cái

01

56

Kéo thẳng tù

Cái

01

57

Kéo cong nhọn/nhọn 145mm

Cái

01

58

Kéo thẳng nhọn/tù 145mm

Cái

01

59

Kéo cong tù 145mm

Cái

01

60

Kéo cắt bông gạc

Cái

01

61

Kẹp kim Mayo 200mm

Cái

01

62

Cán dao số 4

Cái

01

63

Lưỡi dao mổ số 21 - hộp 5 lưỡi

Hộp

01

64

Đèn Clar

Bộ

01

65

Đèn pin

Cái

01

66

Bô tròn

Cái

01

67

Vịt đái nữ

Cái

01

68

Vịt đái nam

Cái

01

69

Thông tiểu nam, nữ các loại

Cái

01

70

Bốc tháo thụt, dây dẫn

Cái

01

71

Ghế đẩu quay

Cái

10

72

Các bộ nẹp chân, tay

Bộ

05

73

Garo cho tiêm truyền và garo cầm máu

Cái

05

74

Xoong luộc dụng cụ

Cái

01

III

Trang thiết bị thực hiện hoạt động giáo dục, tư vấn phục hồi hành vi, nhân cách

 

 

 

Giáo dục, tư vấn

 

 

1

Máy chiếu

Cái

01

2

Màn chiếu

Cái

01

3

Máy tính xách tay

Cái

01

4

Đèn bàn

Cái

01

5

Máy trợ giảng

Cái

01

6

Tăng âm

Bộ

01

7

Tủ sách

Cái

01

8

Bàn, ghế

Bộ

02

 

Thiết bị phục hồi sức khỏe

 

 

1

Máy tập đa năng điện

Cái

01

2

Xe đạp tập

Cái

01

3

Giàn tạ đa năng

Cái

01

4

Máy chạy bộ

Cái

01

5

Máy vật lý trị liệu đa năng

Chiếc

01

6

Máy châm cứu dò huyệt

Cái

01

7

Bàn bóng bàn kèm lưới vợt

Bộ

01

8

Thảm và bộ cầu lông

Bộ

01

9

Dụng cụ thể thao khác

Cái

 

IV

Trang thiết bị thực hiện hoạt động lao động trị liệu, học nghề

 

 

1

Thiết bị dạy nghề: Theo danh mục trang thiết bị đào tạo nghề của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo nghề sơ cấp.

 

 

2

Thiết bị lao động trị liệu: Theo nhu cầu tổ chức loại hình lao động trị liệu của cơ sở

 

 

V

Trang thiết bị thực hiện hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng

Phòng

 

1

Điện thoại

Cái

01

2

Máy vi tính + Máy in

Bộ

01

3

Bàn làm việc (tư vấn)

Cái

01

4

Ghế băng

Cái

05

5

Ghế đơn

Cái

01

6

Ti vi

Cái

01

7

Giá sắt để hồ sơ

Cái

01

8

Điều hòa nhiệt độ

Cái

01

9

Máy lọc nước

Chiếc

01

10

Tủ đựng tài liệu

Cái

01

11

Bảng đen

Cái

01

B

TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO SINH HOẠT CỦA NGƯỜI CAI NGHIỆN

 

 

I

Trang thiết bị phục vụ phòng ở của người cai nghiện

Phòng

 

1

Quạt điện

Cái

01

2

Tủ nhiều ngăn

Cái

02

3

Giường tầng sắt

Cái

Theo quy mô cơ sở

4

Giường đơn sắt

Cái

Theo quy mô cơ sở

5

Bình đun nước nóng

Cái

01

6

Ti vi (phòng ở)

Cái

01

7

Tủ cá nhân

chiếc

01

8

Camera an ninh giám sát

Bộ

01

9

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy

Bộ

01

10

Hệ thống phát thanh nội bộ

Bộ

01

11

Bảng theo dõi quân số học viên

Cái

01

II

Trang thiết bị phục vụ phòng ăn tập thể

 

 

1

Hệ thống chụp hút mùi inox

Cái

01

2

Bếp hầm đôi Inox

Cái

01

3

Bếp gas

Cái

01

4

Bàn ra đồ ăn inox

Cái

01

5

Bàn sơ chế cắt, chặt, băm

Cái

01

6

Thùng rác inox

Cái

05

7

Giá inox để gia vị, chai lọ

Cái

01

8

Nồi quân dụng

Cái

01

9

Chảo nhôm công nghiệp

Cái

01

10

Bồn nước inox

Cái

01

11

Đèn diệt côn trùng

Chiếc

01

12

Bếp chiên nhúng

Chiếc

01

13

Chậu rửa inox công nghiệp

Cái

01

14

Tủ nấu cơm Gas và điện

Cái

01

15

Nồi nấu canh công nghiệp điện

Cái

01

16

Máy mài dao tự động

Cái

01

17

Máy thái thịt tự động

Cái

01

18

Máy xay thịt tự động

Cái

01

19

Lò vi sóng

Cái

01

20

Tủ đông bảo quản thức ăn

Cái

01

21

Tủ mát bảo quản đồ ăn thừa

Cái

01

22

Tủ lưu mẫu thực phẩm

Chiếc

01

23

Xe đẩy đồ ăn inox

Cái

01

24

Xe thu dọn đồ ăn

Cái

01

25

Quạt hơi nước công nghiệp

Cái

01

26

Hệ thống bình nước nóng năng lượng mặt trời

Cái

01

27

Máy lọc nước

Chiếc

01

28

Cây lọc nước nóng lạnh

Cái

01

29

Giá để bát đĩa inox

Cái

01

30

Bàn, ghế phòng ăn

Bộ

Theo quy mô cơ sở

31

Cân đồng hồ

Cái

01

32

Khay đựng cơm

Cái

01

C

TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO VIỆC BẢO VỆ, QUẢN LÝ NGƯỜI CAI NGHIỆN

 

 

1

Camera giám sát ngày và đêm (Theo dõi toàn cơ sở cai nghiện)

Hệ thống

01

2

Tháp đèn di động

Cái

01

3

Máy dò kim loại cầm tay

Cái

01

4

Bộ đàm cầm tay

Bộ

01

5

Ống nhòm ngày và đêm

Cái

01

6

Áo khoác gile quân cảnh

Bộ

01

7

Gậy cao su

Cái

01

8

Thiết bị báo động (còi, đèn chớp, nút bấm)

Bộ

01

9

Thiết bị, công cụ hỗ trợ (Theo quy định của ngành Công an)

Bộ

01

D

TRANG THIẾT BỊ DÙNG CHUNG CỦA CƠ SỞ

 

 

1

Máy bơm nước điện

Cái

01

2

Máy phát điện dưới 50 KVA

Cái

01

3

Đèn sạc xách tay

Cái

01

4

Loa phóng thanh cầm tay

Cái

01

5

Máy vi tính + Máy in

bộ

01

6

Tivi

Cái

01

7

Điện thoại

Cái

01

8

Máy bộ đàm

Bộ

01

9

Bàn làm việc

Cái

Theo quy mô cơ sở

10

Giá sắt để hồ sơ

Cái

01

11

Ghế

Cái

the

12

Ghế băng

Cái

01

13

Điều hòa nhiệt độ

Cái

01

14

Máy lọc nước

Chiếc

01

15

Tủ đựng tài liệu

Cái

01

16

Bảng đen

Cái

01

17

Bếp điện

Cái

01

18

Lò sưởi điện

Cái

01

19

Xe cứu thương

Chiếc

01

20

Máy sấy công nghiệp

Chiếc

01

21

Máy giặt công nghiệp

Chiếc

01

22

Xe đẩy đồ vải inox

Cái

01

23

Hệ thống âm thanh sinh hoạt tập thể

Bộ

01

Phụ lục II

CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY

(Kèm theo Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)

_____________

 

TT

Nội dung biểu mẫu

I

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY

Mẫu số 01

Văn bản đề nghị cấp (cấp lại) giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Mẫu số 02a

Văn bản đề nghị chấp thuận đặt trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy

Mẫu số 02b

Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc chấp thuận đặt trụ sở cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Mẫu số 03

Danh sách nhân viên của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Mẫu số 04

Lý lịch tóm tắt của cá nhân hoặc người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Mẫu số 05

Phương án tài chính của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Mẫu số 06

Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Mẫu số 07

Biên bản của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện về việc xác nhận giấy phép hoạt động bị mất (hoặc hỏng).

Mẫu số 08

Báo cáo khắc phục việc đình chỉ hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Mẫu số 09

Biên bản vi phạm các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Mẫu số 10

Quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Mẫu số 11

Văn bản của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện xin dừng hoạt động cai nghiện ma túy.

Mẫu số 12

Quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

II

ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP DỊCH VỤ CAI NGHIỆN MA TÚY

Mẫu số 13

Văn bản đề nghị công bố (công bố lại) đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng của tổ chức, cá nhân đề nghị.

Mẫu số 14

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố (công bố lại) cơ sở đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Mẫu số 15

Biên bản về hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Mẫu số 16

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy đối với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Mẫu số 17

Báo cáo khắc phục việc đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Mẫu số 18

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng đối với cho đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền.

III

QUY TRÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY

Mẫu số 19

Phiếu thu thập thông tin cá nhân của người cai nghiện ma túy.

Mẫu số 20

Kế hoạch cai nghiện ma túy cá nhân (đánh giá kế hoạch cai nghiện ma túy).

Mẫu số 21

Kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện.

IV

CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN

Mẫu số 22

Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện (bao gồm kế hoạch, đánh giá kế hoạch cai nghiện dự kiến) của người nghiện hoặc người đại diện hợp pháp.

Mẫu số 23

Sổ theo dõi đăng ký cai nghiện tự nguyện.

Mẫu số 24

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Mẫu số 25

Văn bản đề nghị tiếp tục quản lý, hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi thay đổi nơi cư trú.

Mẫu số 26a

Giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

Mẫu số 26b

Giấy xác nhận hoàn thành cung cấp dịch vụ, hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện

Mẫu số 27

Biên bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về hành vi vi phạm các quy định pháp luật về điều trị thay thế, cai nghiện tự nguyện của người tham gia điều trị thay thế, cai nghiện tự nguyện.

Mẫu số 28

Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy.

V

CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC

Mẫu số 29

Văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 30

Tóm tắt lý lịch của người nghiện ma túy.

Mẫu số 31

Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 32

Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 33

Văn bản trả hồ sơ bổ sung của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

Mẫu số 34

Văn bản đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 35

Bản cam kết (đồng ý hoặc không đồng ý) quản lý người nghiện ma túy trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của gia đình, người đại diện hợp pháp.

Mẫu số 36

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an về việc giao quản lý người nghiện ma túy trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 37

Biên bản giao, nhận người nghiện ma túy trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc giữa cơ quan giao và cơ sở quản lý.

Mẫu số 38

Ý kiến của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp (đồng ý hoặc không đồng ý, ý kiến khác) về việc đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi.

Mẫu số 39

Văn bản đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi.

Mẫu số 40

Biên bản giao, nhận người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 41

Quyết định truy tìm đối tượng của cơ quan công an, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 42a

Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 42b

Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người đại diện hợp pháp đối với người nghiện từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi.

Mẫu số 43

Văn bản đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 44

Danh sách đối tượng đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

Mẫu số 45

Quyết định của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tạm đình chỉ thi hành quyết định theo yêu cầu của cơ quan tố tụng hình sự.

Mẫu số 46

Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 47

Biên bản bàn giao người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi của Cơ sở cai nghiện bắt buộc cho gia đình hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Mẫu số 48

Đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang của gia đình người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mẫu số 49

Quyết định của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc được về chịu tang.

VI

QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY

Mẫu số 50

Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy của Trưởng Công an cấp xã.

Mẫu số 51

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy.

Mẫu số 52

Danh sách đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú.

Mẫu số 53

Thông báo của Trưởng công an cấp xã về việc tiếp tục quản lý, hỗ trợ đối với người đang bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện khi thay đổi nơi cư trú.

Mẫu số 54

Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Mẫu 01. Văn bản đề nghị cấp (cấp lại) Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2

_______

Số: ..../...3….

V/v Đề nghị cấp (cấp lại) Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

….4...., ngày... tháng... năm…

 

 

 

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ....5....

 

1. Tên cơ sở viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa):

Tên cơ sở viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………………….

Tên cơ sở viết tắt (nếu có): …………………………………………….

2. Địa chỉ trụ sở chính:

Điện thoại:................................................... ;E-maiI:......

Trang thông tin điện tử (nếu có):..........................................................................

3. Người đại diện theo pháp luật:................................................................

Chức danh:......................................................................... .............................

Số điện thoại liên lạc:..........................................................................................................................................

4. Quyết định thành lập (cho phép thành lập) cơ sở cai nghiện số ... ngày … tháng ... năm ... của   …..

hoặc Mã số doanh nghiệp: ………….. đăng ký lần đầu ngày.....tháng.... năm......... , thay đổi lần thứ .. ..(nếu có) ngày... tháng ... năm..... nơi cấp……....

Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp/cấp lại Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy.

Cơ sở cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Hồ sơ kèm theo gồm:

1) …………………………………

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu….

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

____________

1 Tên quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy

3Chữ viết tắt tên cơ sở cai nghiện ma túy

4 Địa danh

5 Tên tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương

Mẫu 02a. Văn bản đề nghị chấp thuận đặt trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN …..2

________

Số: .../....3….

V/v Đề nghị chấp thuận đặt trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

….4...., ngày... tháng... năm….

 

 

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân ......5....

 

1. Tên cơ sở viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa).

Tên cơ sở viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có)..............................................

Tên cơ sở viết tắt (nếu có)................... .....................................................

2. Người đại diện theo pháp luật:

Chức danh: ………………………………………………….

Số điện thoại liên lạc:..........................................................................................................................................

3. Quyết định thành lập (cho phép thành lập) cơ sở cai nghiện số ... ngày ... tháng ... năm ... của.....

Hoặc Mã số doanh nghiệp:................................ đăng ký lần đầu ngày …tháng…. năm................... thay đổi lần thứ ....(nếu có) ngày... tháng ... năm ..............................  nơi cấp …….                       

Đề nghị Ủy ban nhân dân.................... 5......... chấp thuận đặt trụ sở cơ sở cai nghiện ma túy3................................. tại địa chỉ: .....6……       

Cơ sở cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Hồ sơ kèm theo gồm:

1)............................................. ........................................................

2)......................... ........................................

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu …

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

_____________

1 Tên quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy

3 Chữ viết tắt tên cơ sở cai nghiện ma túy

4 Địa danh

5 Tên Ủy ban nhân dân huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh/ thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

6 Ghi rõ địa chỉ dự kiến đặt trụ sở cơ sở cai nghiện ma túy

Mẫu 02b. Văn bản chấp thuận đặt trụ sở cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

UBND CẤP HUYỆN ….1…..

_______

Số: ..../…..

V/v Chấp thuận đặt trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…2…, ngày... tháng... năm…

 

 

Kính gửi: ………….3…..

 

Sau khi nghiên cứu, xem xét Văn bản số: ..../.... ngày.............. tháng .... năm…. của ………. 3….. đề nghị chấp thuận đặt trụ sở cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Ủy ban nhân dân..................................... chấp.. thuận cho................ 3……. đặt trụ sở cơ sở cai nghiện ma túy tại:........................... 4……...

Đề nghị........................ 3 ……….. thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và các quy định pháp luật khác có liên quan./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu ….

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

__________

1 Tên Ủy ban nhân dân huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh/ thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

2 Địa danh

3 Tên cơ quan chủ quản hoặc cơ sở cai nghiện ma túy

4 Ghi rõ địa chỉ (số nhà, tổ/xóm/phường/ xã/huyện/tỉnh)

Mẫu 03. Danh sách nhân viên của cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN …2….

________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

 

 

DANH SÁCH NHÂN VIÊN CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội....3....

 

1. Tên cơ sở viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa):....................................

Tên cơ sở viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):……………………………

Tên cơ sở viết tắt (nếu có):.............................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:

Điện thoại:................................. ;E-mail:…………….

Trang thông tin điện tử (nếu có): …………………………..

3. Người đại diện theo pháp luật:.............................

Chức danh: …………………………………………………..

Số điện thoại liên lạc:................................................................................ .........................................................................................................................

Cơ sở cam kết nội dung thông tin về nhân viên trong danh sách kèm theo là chính xác.

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Số CCCD/ CMT/HC

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Vị trí nghiệp vụ

Kinh nghiệm làm việc

Thông tin về hợp đồng lao động

Ngày ký

Công việc

Thời gian làm việc

Thời hạn hợp đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

______________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)

2 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có) vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

3 Tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

Mẫu 04. Lý lịch tóm tắt của cá nhân, người đứng đầu/người đại diện theo pháp luật của cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

Ảnh 4x6

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

….1...., ngày... tháng...năm….

           

 

 

LÝ LỊCH TÓM TẮT
của cá nhân, người đứng đầu/người đại diện theo pháp luật của cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

__________

 

I. SƠ LƯỢC VỀ BẢN THÂN

1. Họ và tên:................................................. ..................... Giới.. tính:              

2. Tên gọi khác:.....................................

3. Sinh ngày tháng .... năm............................

4. Nơi thường trú/tạm trú:              

5. Nơi ở hiện tại:              

6. Số CCCD/CMND/HC:...............................................................

Ngày cấp:..../...... /................ ; Nơi cấp:.......................................

7. Trình độ đào tạo (ghi rõ trình độ, tên ngành đào tạo cao nhất).              

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, LÀM VIỆC

1. Quá trình học tập, công tác

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Đã học và tốt nghiệp những trường nào, ở đâu hoặc làm những công việc gì (kể cả hợp đồng lao động) trong cơ quan, đơn vị, tổ chức nào, ở đâu (kê khai những điểm chính, điểm liên quan đến kinh nghiệm về công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện)

 

 

 

2. Đào tạo, bồi dưỡng về chẩn đoán, xác định nghiện ma túy và điều trị, cai nghiện ma túy

Tên cơ sở/khóa/lớp đào tạo, bồi dưỡng

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian đào tạo (từ tháng... năm.... đến tháng..... năm....)

Hình thức đào tạo

Văn bằng, chứng chỉ

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.

 

XÁC NHẬN 2

(ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

NGƯỜI KHAI

(ký, ghi rõ họ tên)

 

 

____________

1 Địa danh

2 Xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc UBND cấp xã nơi cư trú

Mẫu 05. Phương án tài chính của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN …2….

________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…3…., ngày…tháng…năm…

 

 

 

PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

 

I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ

1. Tên cơ sở viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): …………………..

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Địa chỉ trụ sở chính:......................................

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị (Khái quát toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở): ..........................

3. Tổ chức bộ máy, nhân sự

- Tổng số nhân viên: ………………………………..

- Cơ cấu tổ chức bộ máy: …………………………..

II. PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG

1. Mục tiêu/ định hướng phát triển (dự kiến số lượt dịch vụ/người nghiện được tiếp nhận trong 3 năm, 5 năm): ……..          

2. Các dịch vụ cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện tự nguyện

- Cung cấp dịch vụ tại cơ sở cai nghiện:                

- Cung cấp dịch vụ tại gia đình, cộng đồng: ……………………………

- Các dịch vụ khác:..........................................................................

3. Giá dịch vụ cai nghiện dự kiến: …………………..

III. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

1. Phương án về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 03 năm đầu: ……………

2. Phương án tài chính khác:                                     

IV. KẾT LUẬN

…………………..

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

__________

1   Tên quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

3   Địa danh

Mẫu 06. Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

UBND CẤP TỈNH ...1....

SỞ LĐTBXH .....

__________

Số: ..../GP-HĐCNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....2....,   ngày …tháng...năm....

 

 

 

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy và Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Theo đề nghị của Chi Cục trưởng/Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội,

 

CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY

 

CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY..............................   3……………..

Tên cơ sở viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt (nếu có); ………………..

1. Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................

Điện thoại:................................................ ;E-mail:…………………………….

Trang thông tin điện tử (nếu có)…………………….

2. Người đại diện theo pháp luật:

Chức danh: ……………………………………………….

Số CCCD/CMND/HC:................................................. Ngày... cấp:..... /........... /.... ;

Nơi cấp: …………………………………

3. Loại hình thức cơ sở:........................................................   4                 

4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:......................................... 5...................                  

5. Thời gian làm việc hàng ngày:............................................. 6                 

6. Hiệu lực của giấy phép:............................................. 7………

 

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

______________

1 Tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

2 Địa danh

3  Ghi rõ tên cơ sở cai nghiện ma túy

4  Ghi loại hình tổ chức cơ sở theo giấy phép, đăng ký thành lập (doanh nghiệp, cơ sở khác...)

5  Phạm vi dịch vụ cai nghiện được phép cung cấp (theo đăng ký)

6  Ghi rõ thời gian làm việc của cơ sở (8/24 giờ hoặc 24/24 giờ)

7  Ghi rõ ngày, tháng, năm thời điểm bắt đầu, kết thúc (nếu có)

Mẫu 07. Biên bản xác nhận giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy bị mất, hỏng

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN …2….

________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…3…., ngày…tháng…năm…

 

 

 

BIÊN BẢN

Xác nhận giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy bị mất (hoặc hỏng)

________

 

Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày..../..../.... tại.....................4...............................

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên:............................ 5............................. Chức vụ:                  

Cơ quan:..........................................................................................................................................

2. Với sự chứng kiến của6:

Họ và tên:.......................................................... Nghề nghiệp:...................................................

Số CCCD/CMND/HC:............................................................ ......... .

Ngày cấp:..../........ /................. ;   Nơi cấp:........................................

Tiến hành lập biên bản với nội dung sau:

1. Tên cơ sở: ........................................................................ ; Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy số: .... /GP-HĐCNMT, cấp ngày............................... tại: …..  

2. Xác nhận Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy bị: ...7...           

3. Lý do:.............................................. 8.............................                   

Biên bản lập xong hồi.................. giờ................. cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký xác nhận dưới đây.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

_____________                                                                            

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

3 Địa danh

4 Ghi rõ địa danh xã, huyện, tỉnh

5 Họ, tên người lập biên bản.

6 Ghi rõ họ tên, nghề nghiệp của người chứng kiến

7 Ghi rõ bị mất hoặc hư hỏng

8 Ghi rõ lý do bị mất hoặc hư hỏng

Mẫu 08. Báo cáo khắc phục hậu quả việc đình chỉ hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN …2….

________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…3…., ngày…tháng…năm…

 

 

 

BÁO CÁO

Khắc phục hậu quả việc đình chỉ hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy

_____________

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội .....

 

Thực hiện Quyết định số:............. /QĐ-SLĐTBXH ngày ... tháng .... năm ... của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy có thời hạn đối với cơ sở cai nghiện ma túy.......... Cơ sở cai nghiện............................................................... là đơn vị báo cáo kết quả khắc phục hậu quả đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy như sau:

1. Hành vi vi phạm và kết quả khắc phục (ghi rõ từng hành vi vi phạm theo biên bản và kết quả khắc phục của cơ sở cai nghiện ma túy)

……………………………………………………….

2. Kết quả giải quyết đối với người cai nghiện theo hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy trong thời gian cơ sở bị đình chỉ hoạt động (bồi thường thiệt hại, hoàn trả chi phí cai nghiện....')

………………………….

3. Các vấn đề khác:

………………………….

4. Kiến nghị:...........................................................................................

………………………….

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu …

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

_________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

3 Địa danh

Mẫu 09. Biên bản vi phạm các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

UBND CẤP TỈNH ...1....

SỞ LĐTBXH .....

__________

Số: ..../BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....1....,   ngày …tháng...năm....

 

                                                        

 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 

Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày..../..../................... , tại....................... 2..................................

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên:.......................... 3............................... Chức    vụ:                

Cơ quan:..........................................................................................................................................

2. Với sự chứng kiến của4:

a) Họ và tên:........................................................... Nghề   nghiệp:                 

Nơi ở hiện nay:..........................................................................................................................................

b) Họ và tên:........................................................... Nghề   nghiệp:                 

Nơi ở hiện nay:........................................................... ...........................................................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với:

1. Tên cơ sở: ....................................................................... ; Giấy phép hoạt động cai nghiện số: ..../GP-HĐCNMT cấp ngày.......................................... tại: ……  

Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:..........................................................................................................................................

Chức danh:............................... ........................................................

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính:...................................... 5                 

3. Quy định tại Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

4. Ý kiến trình bày của đại diện tổ chức vi phạm:......................................                  

5. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):                 

6. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

 

____________

1 Tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

2 Ghi rõ địa danh xã, huyện, tỉnh

3 Họ, tên người lập biên bản

4 Ghi rõ họ tên, nghề nghiệp của người chứng kiến

5 Ghi cụ thể hành vi vi phạm

 

7. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm:................................ 1….

8. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) ....2... đại diện cơ sở vi phạm có quyền gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình đến ông (bà)................ 3.......................... .để thực hiện quyền giải trình.

Biên bản lập xong hồi.... giờ.... phút, ngày.................. /...... /........... gồm........... tờ, được lập thành ..... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)…….4...... là cá nhân vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

Trường hợp cá nhân vi phạm không ký biên bản

Lý do ông (bà)............................. 2.......................... đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản:............................................. 4..........................                

 

 

 

CÁ NHÂN VI PHẠM

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)

 

 

 

___________________

1 Ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng

2 Họ, tên người vi phạm

3 Ghi rõ họ, tên, chức vụ, địa chỉ người có thẩm quyền giải quyết

4 Ghi rõ lý do

Mẫu 10. Quyết định đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

UBND CẤP TỈNH ...1....

SỞ LĐTBXH .....

__________

Số: ..../ QĐ-SLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....2....,   ngày …tháng...năm....

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy có thời hạn đối với cơ sở cai nghiện ma túy ....3….

______________

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Biên bản số:.................... /BB-VPHC   ngày ....tháng .... năm .... về hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy.. 2......;

Theo đề nghị của Chi Cục trưởng/Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở................................. 2.. ;

Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy số:  ..../GP-HĐCNMT, cấp ngày …/...../.... tại: ......

1. Lý do đình chỉ:................................................. 4.......................................

2. Thời hạn đình chỉ:............. tháng, từ ngày......... /...... /.... đến ngày........ /...... /                  

Điều 2. Cơ sở cai nghiện ma túy.......................... phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí cai nghiện và giải quyết các quyền, lợi ích khác của người cai nghiện theo hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Sở, Cơ sở cai nghiện ma túy có tên tại Điều 1, Chi Cục trưởng/Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội, các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 2;

- Lưu VT

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

________________

1 Tên tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương

2 Địa danh

3 Ghi rõ tên cơ sở cai nghiện ma túy

4 Ghi rõ lý do đình chỉ theo quy định của Nghị định số .../2021/NĐ-CP ngày….

Mẫu 11. Văn bản đề nghị xin dừng hoạt động cai nghiện ma túy

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN …2….

________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…3…., ngày…tháng…năm…

 

 

 

ĐỀ NGHỊ

Dừng hoạt động cai nghiện ma túy

__________

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ....4.....

 

1. Cơ sở: ................................. 2..................................... ; Giấy phép hoạt động cai nghiện số: ...../GP-HĐCNMT, cấp ngày... …./...... /......................... tại ………    

Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:..........................................................................................................................................

Chức danh:............................... ............................................................

2. Đề nghị dừng hoạt động cai nghiện ma túy từ ngày:....................... /...... /                  

3. Lý do :                  

………………………..

Cơ sở.............. 2 ……. cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

______________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

3 Địa danh

4 Tên tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương

Mẫu 12. Quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

UBND CẤP TỈNH ...1....

SỞ LĐTBXH .....

__________

Số: ..../ QĐ-SLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....2....,   ngày …tháng...năm....

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở cai nghiện ma túy ...3....

________________

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Biên bản số: .../BB-VPHC ngày ....tháng .... năm .... về hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy.......................... 2…....

Theo đề nghị của Chi Cục trưởng/Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Thu hồi Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy số: ...../GP-HĐCNMT do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp ngày ..../...../..... của cơ sở cai nghiện ma túy ....2....;

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………….

Người đại diện theo pháp luật: ………………………………

2. Lý do thu hồi:....................................................... 4..................... .

Điều 2. Cơ sở cai nghiện ma túy ……. phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí cai nghiện và giải quyết các quyền, lợi ích khác của người cai nghiện theo hợp đồng dịch vụ cai nghiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Sở, Cơ sở cai nghiện ma túy có tên tại Điều 1, Chi Cục trưởng/Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội, các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 2;

- Lưu VT.

 

__________

1 Tên tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương

2 Địa danh

3 Ghi rõ tên cơ sở cai nghiện ma túy

4 Ghi rõ lý do thu hồi theo quy định của Nghị định số ..../2021/NĐ-CP ngày….

Mẫu 13. Văn bản đề nghị công bố (công bố lại) đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng của tổ chức, cá nhân đề nghị

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ …………….2

________

Số: ..../…3….                    

V/v đề nghị công bố (công bố lại) cơ sở đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…4…., ngày…tháng…năm…

 

 

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân .....5.......

 

1. Họ, tên cá nhân/cơ sở cung cấp dịch vụ (chữ in hoa):

Địa chỉ cung cấp dịch vụ:...................................

Điện thoại:................................................ ;   E-mail: ……………….

Người đại diện theo pháp luật (đối với cơ sở): ……………………….

Chức danh:...................................................... số   điện thoại liên lạc: ........

2. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.................................. 5 công bố/công bố lại đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy.

a) Phạm vi dịch vụ:........................................................ 6.................................... ,

b) Loại hình cung cấp dịch vụ:...................... 7…………….

Cơ sở cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.

3. Hồ sơ kèm theo gồm:

1).............................................. .............................................................

2).......................................................................... ......................................................................................

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu….

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

 

___________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);

2 Tên cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy;

3 Chữ viết tắt tên cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy;

4 Địa danh

5 Ghi rõ tên cấp Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

6 Ghi rõ dịch vụ cai nghiện ma túy dự kiến cung cấp;

7 Ghi rõ dịch vụ nội trú hay ngoại trú.

Mẫu 14. Quyết định công bố (công bố lại) cơ sở đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN …1.....

__________

Số: ..../ QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....1....,   ngày …tháng...năm....

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Công bố tổ chức/cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

_____________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN ......2......

 

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Biên bản thẩm định ................ ngày............ /...../.......... của..........

Theo đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Cơ sở/cá nhân dưới đây đủ điều điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:

1. Họ, tên cá nhân/cơ sở cung cấp dịch vụ (chữ in hoa):

Điện thoại:................................................. ;   E-mail: ……………..

Người đại diện theo pháp luật (đối với cơ sở): ………………………..

Chức danh:...................................................... số điện thoại:...................................................................................

2. Phạm vi dịch vụ:.......................................... 3……………

3. Loại hình cung cấp dịch vụ:..........................   4………….

4. Địa chỉ cung cấp dịch vụ: …………………………

5. Giá dịch vụ (dự kiến): …………………….

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, tổ chức/cá nhân có tên tại Điều 1, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

___________

1 Địa danh;

2 Ghi rõ địa danh cấp Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

3 Ghi rõ dịch vụ cai nghiện ma túy dự kiến cung cấp;

4 Ghi rõ dịch vụ nội trú hay ngoại trú.

 

Mẫu 15. Biên bản hành vi vi phạm các quy định pháp luật về cai nghiện ma túy của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN....1.......

____________

Số: .../BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

…..1... ngày.... tháng... năm.....

 

 

 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Về hành vi vi phạm các quy định pháp luật về cai nghiện ma túy của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

____________

 

Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày..../..../....., tại......1...........

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

I. Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên:............................ 2............................ Chức vụ:                 

Cơ quan:..........................................................................................................................................

2. Họ và tên:............................ 3............................ Chức vụ:                   .........................................

Cơ quan:..........................................................................................................................................

3. Với sự chứng kiến của4:

a) Họ và tên:.......................................................... Nghề nghiệp:                  

Nơi ở hiện nay:..........................................................................................................................................

b) Họ và tên:.......................................................... Nghề nghiệp:                  

Nơi ở hiện nay:..........................................................................................................................................

II. Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với:

1. Họ, tên cá nhân/cơ sở cung cấp dịch vụ (chữ in hoa):                 

Điện thoại:.............................................. ;E-mail:................................................... .........................................................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật (đối với cơ sở):..........................................................................................................................................

Chức danh:..................................................... số... điện thoại liên lạc:......................................................................................

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính:...................................... 5                  

…………………

 

 

________________

1 Ghi rõ địa danh cấp Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

2 Họ, tên người lập biên bản;

3 Họ, tên người lập biên bản;

4 Ghi rõ họ tên, nghề nghiệp của người chứng kiến;

5 Ghi cụ thể hành vi vi phạm;

 

3. Quy định tại Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy;

4. Ý kiến trình bày của đại diện tổ chức vi phạm:

…………………………….

5. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):

……………………………..

6. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

7. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm: ....1.....       

8. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) .......2...... đại diện cơ sở vi phạm có quyền gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình đến ông (bà) .......3…….. để thực hiện quyền giải trình.

Biên bản lập xong hồi.... giờ.... phút, ngày................... /.... /...........   gồm........ tờ, được lập thành ..... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà).... 4........ là cá nhân vi phạm......... bản,.......bản lưu hồ sơ.

Trường hợp cá nhân vi phạm không ký biên bản

Lý do ông (bà).............................. 2........................... đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản:................................... 4...........................  

……………………………..

 

CÁ NHÂN VI PHẠM

(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

 

 

_____________

1 Ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng

2 Họ tên người vi phạm;

3 Ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ người có thẩm quyền giải quyết;

4 Ghi rõ lý do.

Mẫu 16. Quyết định đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy đối với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN....1.......

____________

Số: .../QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

…..1... ngày.... tháng... năm.....

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Đình chỉ hoạt động cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng

________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN....1....

 

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số:................... /BB-VPHC, ngày........... /...../............................

Theo đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở................................. 2 ; theo Quyết định số: ...../QĐ-UBND ngày ...../..../...... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện....

2. Lý do đình chỉ:.................................................   3                 

…………………………

……………………….

…………………………

3. Thời hạn đình chỉ:............ tháng, từ ngày........ /.... /........ đến ngày....... /...... /                 

Điều 2. sở..................... 2................... phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí cai nghiện và giải quyết các quyền, lợi ích khác của người cai nghiện theo hợp đồng dịch vụ cai nghiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, tổ chức/cá nhân có tên tại Điều 1, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

____________

1Ghi rõ địa danh cấp Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

2Ghi rõ tên cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy;

3 Ghi rõ lý do đình chỉ theo quy định của Nghị định số .../2021/NĐ-CP ngày…     

Mẫu 17. Báo cáo khắc phục việc đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ..................... 2

_________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

....3...., ngày …tháng...năm....

 

 

BÁO CÁO

Khắc phục hậu quả việc đình chỉ hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

__________

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân ............. 4       

 

Thực hiện Quyết định số: ..../QĐ-UBND ngày ... tháng .... năm….. của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ........ về việc đình chỉ hoạt động cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy.

Cơ sở báo cáo kết quả khắc phục hậu quả đình chỉ hoạt động cai nghiện ma túy như sau:

1. Hành vi vi phạm và kết quả khắc phục (ghi rõ từng hành vi vi phạm theo biên bản và kết quả khắc phục của cơ sở cai nghiện ma túy).

………………………………

…………………………….

2. Kết quả giải quyết đối với người cai nghiện theo hợp đồng dịch vụ cai nghiện trong thời gian cơ sở bị đình chỉ hoạt động (bồi thường thiệt hại, hoàn trả chi phí cai nghiện....).

………………………………

…………………………….

3. Các vấn đề khác:                 

………………………………

…………………………….

4. Kiến nghị: ………5……

………………………………

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

___________________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện;

3 Địa danh;

4 Ghi rõ địa danh cấp Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

5 Ghi rõ kiến nghị công bố lại hoặc không.

Mẫu 18. Quyết định giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng đối với đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền.

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN....1.......

____________

Số: .../QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

…..1... ngày.... tháng... năm.....

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

___________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN.....1.....

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm ngày 30 tháng 3 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Đặt hàng, giao nhiệm vụ cho đơn vị sự nghiệp công lập dưới đây cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:

1. Tên đơn vị sự nghiệp công lập (chữ in hoa):                  

Người đại diện:................................................................... Chức danh:......................................................................................................

2. Phạm vi dịch vụ cai nghiện tự nguyện:.......................... 2                   

3. Loại hình cung cấp dịch vụ:.......................................... 3                   

4. Địa chỉ cung cấp dịch vụ:.............................................. 4                   

5. Giá dịch vụ (dự kiến):......................................................................                    

Điều 2. Việc cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy thực hiện theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho đơn vị thực hiện. Đơn vị phải bảo đảm thực hiện theo quy định pháp luật về cai nghiện ma túy.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, tổ chức/cá nhân có tên tại Điều 1, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

___________

1 Ghi rõ tên địa danh cấp Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

2 Ghi rõ dịch vụ cai nghiện ma túy dự kiến cung cấp;

3 Ghi rõ dịch vụ nội trú hay ngoại trú;

4 Ghi địa chỉ cụ thể của đơn vị sự nghiệp.

Mẫu 19. Phiếu thu thập thông tin của người cai nghiện ma túy

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ..................... 2

_________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

....3...., ngày …tháng...năm....

 

 

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY

 

I. THÔNG TIN VỀ NHÂN THÂN

1. Họ, tên (viết in hoa):......................................................................... ;   2. Giới tính:…

3. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………..

4. Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ……………………………………..

Ngày cấp: ..../....... /….

Nơi cấp: …………………

5. Nơi cư trú:                                     

6. Quốc tịch:.................................... ;   Dân tộc...................... ; Tôn giáo

7. Đối tượng chính sách:

8. Người khi cần báo tin:....................................................... ;    Điện thoại:

Mối quan hệ:.................................... ;    Địa chỉ:………………

II. THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH

1. Họ, tên bố:....................................................................... ; Tuổi……………

Địa chỉ ………………………………..

2. Họ, tên mẹ:...................................................................... ;  Tuổi:…..

Địa chỉ........................................................... ............................... ..................................................................................

3. Họ, tên vợ/chồng:............................................................. ;    Tuổi:……..

Địa chỉ ……………………………………

4. Họ, tên con thứ nhất:........................................................ ;     Tuổi:

Địa chỉ ………………………………………………..

5. Họ, tên con thứ hai:.......................................................... ;     Tuổi:

Địa chỉ …………………………………………………………………

III. THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE, Y TẾ

1. Tiền sử bệnh lý:

a) Đã từng mắc các bệnh cơ thể (HIV, lao, gan mật, hen, dị ứng, tim mạch, nội tiết, tiết niệu - sinh dục, ngoại khoa, bệnh da liễu, dị ứng....): Có □ Không □

Nếu , ghi rõ:

- Thời gian phát hiện bệnh:........................................ ;... Thời gian điều trị:....               

- Kết quả hiện tại:               

b) Đã từng mắc các bệnh tâm thần (lo âu, trầm cảm, ý tưởng và hành vi tự sát, tâm thần phân liệt, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn nhân cách; thời gian phát hiện bệnh, điều trị và kết quả)    Có □     Không □

Nếu , ghi rõ:

- Thời gian phát hiện bệnh:............................... ; Thời gian điều trị:               

- Kết quả hiện tại: .............................................                

c) Tiền sử bệnh gia đình (bệnh tâm thần, nghiện ma túy, nghiện rượu, lao                   ):

Có □         Không □

Nếu , ghi rõ:

- Tổng số người mắc bệnh:......................... ;.. Mối quan hệ (bố, mẹ, anh, chị, em, con): ……

d) Tình trạng gia đình (bạo lực trong lạm dụng tình dục, xung đột thường xuyên giữa các thành viên trong gia đình....) Có □     Không □

Nếu , ghi rõ:

- Tần suất xảy ra: Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Hiếm khi □

3. Tình trạng sức khỏe hiện tại

a) Chiều cao:......................... m...................... ; Cân nặng:                  kg

b) Nhịp tim:.............................. ; Huyết áp:                  

c) Bệnh mãn tính (huyết áp cao, tiểu đường............. ):............................................                    .......................................................................

d) Các dấu hiệu thể chất:                  

đ) Các dấu hiệu tâm thần:..........................................................................................................................................

Kết luận:..........................................................................................................................................

IV. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT GÂY NGHIỆN, CAI NGHIỆN

1. Các chất gây nghiện đã và đang sử dụng

Chất gây nghiện đã sử dụng

Tuổi lần đầu sử dụng

Tuổi lần đầu tiêm chích

Tổng thời gian sử dụng

Trong 1 tháng trở lại đây

Số ngày sử dụng

Số lần sử dụng

Cách sử dụng*

Tổng số tiền/ngày

CDTP**:

 

 

 

 

 

 

 

ATS****

 

 

 

 

 

 

 

Ecxtasy

 

 

 

 

 

 

 

Cần sa

 

 

 

 

 

 

 

Benzodiazepine

 

 

 

 

 

 

 

Phenobarbital

 

 

 

 

 

 

 

Rượu

 

 

 

 

 

 

 

Thuốc lá

 

 

 

 

 

 

 

Chất khác

 

 

 

 

 

 

 

 

(*) Cách sử dụng:

1 = Uống,                              2= Hít,                    3= Hút,          4= Tiêm tĩnh mạch

(**) CDTP (Chất dạng thuốc phiện):

1= Thuốc phiện,                    2= Morphine,        3= Heroin

(***)ATS:

1= Amphetamine,                  2= Methamphetamin

1. Lịch sử cai nghiện

TT

Năm

Địa điểm (*)

Thời gian

Phương pháp (**)

Lý do tái nghiện

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 (*) Địa điểm:

1= Cơ sở cai nghiện 2= Tại gia đình và cộng đồng; 3= Cơ sở cai nghiện tự nguyện;                                                        

4= Bệnh viện;                         5= Khác.

(**) Phương pháp:

1= Hỗ trợ điều trị cắt cơn bằng thuốc an thần kinh; 2= Châm cứu;

3= Thuốc y học cổ truyền; 4= Phục hồi chức năng tại Trung tâm;

5= Hỗ trợ bằng thuốc Naltrexone;                         6= Không sử dụng thuốc; 7= Khác.

V. THÔNG TIN VỀ QUAN HỆ XÃ HỘI

1. Trình độ học vấn:.......................................... ;   Văn bằng, chứng chỉ:                  

2. Nghề nghiệp: ...................................... ;.. Trình độ chuyên môn cao nhất:                    

3. Tình trạng hôn nhân:

Chưa kết hôn □                               Đã kết hôn □                                 Ly dị □

4. Tình trạng pháp lý (tiền án, tiền sự, giấy tờ tùy thân....)....................................                    

5. Tình trạng việc làm:

Có việc làm □                                  Việc làm ổn định □                         Thất nghiệp □

 

NHÂN VIÊN Y TẾ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NHÂN VIÊN XÃ HỘI

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

_________

1Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

3 Địa danh

 

Mẫu 20. Kế hoạch cai nghiện ma túy

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ..................... 2

_________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

 

 

 

KẾ HOẠCH CAI NGHIỆN MA TÚY

_________

 

Người cai nghiện:................................................................ ;   Tuổi....... ; Giới tính....................................................................................................

Ngày tiếp nhận:                          ngày......... tháng….. năm................

Ngày dự kiến kết thúc:               ngày......... tháng ……năm..............

I. ĐIỀU TRỊ Y TẾ

1. Đánh giá: (loại ma túy sử dụng, hội chứng cai, rối loạn tâm thần, các bệnh lý khác qua thăm khám...)

…………………………..

2. Mục tiêu: (xác định rõ các mục tiêu của việc điều trị y tế đối với người cai nghiện trên cơ sở đánh giá ở điểm 1)

…………………………..

3. Kế hoạch điều trị:

3.1. Điều trị cắt cơn, giải độc: (phác đồ điều trị3; Địa điểm thực hiện; Thời gian thực hiện Người phụ trách/thực hiện).

3.2. Điều trị rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy: (phác đồ điều trị; Địa điểm thực hiện; Thời gian thực hiện Người phụ trách/thực hiện).

3.3. Điều trị các bệnh lý khác: (phác đồ điều trị; Địa điểm thực hiện; Thời gian thực hiện Người phụ trách/thực hiện).

II. HỖ TRỢ PHỤC HỒI

1. Đánh giá: (các ảnh hưởng của ma túy đối với thể chất, tâm thần của người cai nghiện ma túy)

…………………………..

2. Mục tiêu: (xác định rõ các mục tiêu của việc điều trị, hỗ trợ phục hồi thể chất, tâm thần trên cơ sở đánh giá ở điểm 1)

…………………………..

3. Kế hoạch thực hiện:

3.1. Điều trị phục hồi hành vi: (phương pháp/cách thức thực hiện; địa điểm thực hiện; thời gian thực hiện; người phụ trách/thực hiện).

3.2. Điều trị phục hồi tâm thần: (phương pháp/cách thức thực hiện; địa điểm thực hiện; thời gian thực hiện; người phụ trách/thực hiện).

III. GIÁO DỤC, TƯ VẤN PHỤC HỒI HÀNH VI, NHÂN CÁCH

1. Đánh giá: (nhận thức, mức độ rối loạn hành vi, nhân cách, các yếu tố ảnh hưởng từ gia đình, cộng đồng, nơi làm việc...)

…………………………..

2. Mục tiêu: (xác định rõ các mục tiêu của việc giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách đối với người cai nghiện trên cơ sở đánh giá ở điểm 1)

…………………………..

3. Kế hoạch thực hiện:

3.1. Giáo dục chuyên đề: (lựa chọn chuyên đề phù hợp trình độ nhận thức của người cai nghiện; phương pháp/cách thức thực hiện; địa điểm thực hiện; thời gian thực hiện; người phụ trách/thực hiện).

3.2. Trị liệu tâm lý: (lựa chọn phương pháp trị liệu tâm lý (tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm, thiền,...) phù hợp với cá nhân của người cai nghiện; địa điểm thực hiện; thời gian thực hiện; người phụ trách/thực hiện).

3.3. Hoạt động thể thao, văn hóa, sinh hoạt tập thể: (tổ chức, khuyến khích người cai nghiện tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, sinh hoạt tập thể).

IV. LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU, HỌC NGHỀ

1. Đánh giá: (tình trạng sức khỏe, giới tính, nghề nghiệp, kỹ năng lao động của người cai nghiện)

…………………………..

2. Mục tiêu: (xác định các mục tiêu trên cơ sở đánh giá ở điểm 1)

…………………………..

3. Kế hoạch thực hiện:

3.1. Lao động trị liệu: (tổ chức các hoạt động lao động trị liệu phù hợp với sức khỏe, giới tính, kỹ năng lao động của người cai nghiện).

3.2. Học nghề: (tổ chức dạy nghề theo nhu cầu của người cai nghiện và khả năng thực hiện của cơ sở).

V. ĐÁNH GIÁ, CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP

1. Đánh giá kế hoạch cai nghiện theo các mục tiêu (từ I đến IV): (đánh giá kết quả theo các mức độ: Tốt - Đạt - Không đạt).

2. Cung cấp thông tin cho người cai nghiện (biện pháp quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng; các chính sách hỗ trợ; thông tin, địa chỉ dịch vụ công tác xã hội, nhóm sinh hoạt đồng đẳng).

3. Tư vấn cho người cai nghiện xây dựng kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng.

 

NGƯỜI CAI NGHIỆN

(ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI TƯ VẤN

(ký, ghi rõ họ, tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ.....

(ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

 

_____________

1Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);

2Tên cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện;

3Ghi rõ loại phác đồ điều trị được áp dụng đối với người cai nghiện do Bộ Y tế ban hành.

 

Mẫu 21. Kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ SỞ..................... 2

_________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

 

 

 

KẾ HOẠCH

TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY

____________

 

Họ và tên:........................................... ;   Tuổi........ ; Giới tính.....................................................

Nơi cư trú sau cai nghiện:........................................................................................................

I. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁI HÒA NHẬP

1. Tình trạng sức khỏe                 

2. Quan hệ gia đình, xã hội                   

3. Việc làm, sinh kế sau cai nghiện                  

II. MỤC TIÊU (lựa chọn các mục tiêu ưu tiên)

1. Phòng, chống tái nghiện ma túy                                       

2. Tiếp tục điều trị phục hồi sức khỏe                  

3. Học tập, học nghề                  

4. Việc làm, sinh kế                  

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN (dự kiến chi tiết các hoạt động cần làm để đạt được mục tiêu lựa chọn)

1. Phòng, chống tái nghiện ma túy                 

2. Tiếp tục điều trị phục hồi sức khỏe                  

3. Học tập, học nghề....................................................................................                   

4. Việc làm, sinh kế...................................................................................                   

IV. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN (xác định nguồn lực hiện có và đề xuất nhu cầu hỗ trợ từ chính quyền và các chính sách của Nhà nước)

1. Bản thân, gia đình .....................................................................                  

2. Hỗ trợ từ chính quyền nơi cư trú/khác                  

 

NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN

(ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI TƯ VẤN

(ký, ghi rõ họ, tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ.....

(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

 

 _____________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện.

Mẫu số 22. Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện

ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP XÃ....1.......

____________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

…..2... ngày.... tháng... năm.....

 

 

 

ĐĂNG KÝ CAI NGHIỆN MA TUÝ TỰ NGUYỆN

Kính gửi: UBND....1....

 

1. Thông tin người đăng ký:

- Họ và tên (Viết in hoa):............................................................................               

- Ngày, tháng, năm sinh:........................ ....................................

- Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:..................................................... ngày.... cấp

nơi cấp......................................................................................... .

- Nơi cư trú: ……………………………………………

- Số điện thoại: ………………………………………..

- Quan hệ với người tự nguyện cai nghiện:..................... 3…………….

2. Thông tin người cai nghiện ma túy tự nguyện:

- Họ và tên (viết in hoa):.................. .

- Ngày, tháng, năm sinh:.................................................................

- Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:................................................... ngày... cấp..............

Nơi cấp.............................................................................................

- Nơi cư trú: …………………………………………….

- Điện thoại liên hệ:........................................................................

3. Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện với các nội dung sau:

3.1. Địa điểm cai nghiện dự kiến (lựa chọn và đánh dấu X vào hình thức đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện phù hợp):

a) Tự nguyện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng                 □

(Dự kiến kế hoạch cai nghiện theo điểm 3.3)

 

 

 

____________

1 Tên Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn

2 Địa danh

3Ghi rõ là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con ruột

 

b) Tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện                 □

Ghi rõ tên cơ sở cai nghiện: ………………………………….

3.2. Thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện dự kiến:................. 1.......... tháng.

3.3. Dự kiến kế hoạch cai nghiện tự nguyện2:

TT

Nội dung

Địa điểm thực hiện

1

Xây dựng kế hoạch cai nghiện.

Tại gia đình, cộng đồng (Ghi rõ địa chỉ nhà (tổ, thôn, xóm, bản):

……………………

□ Tại cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện: (ghi rõ tên, địa chỉ)

………………………………

2

Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần.

Tại gia đình, cộng đồng (Ghi rõ địa chỉ nhà (tổ, thôn, xóm, bản):

……………………

Tại cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện: (ghi rõ tên, địa chỉ)

……………………

3

Phục hồi hành vi, nhân cách.

Tại gia đình, cộng đồng (Ghi rõ địa chỉ nhà (tổ, thôn, xóm, bản):

……………………

□ Tại cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện: (ghi rõ tên, địa chỉ)

……………………

4

Học nghề, dự kiến kế hoạch hòa nhập

□ Tại gia đình, cộng đồng (Ghi rõ địa chỉ nhà (tổ, thôn, xóm, bản):

……………………

□ Tại cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện: (ghi rõ tên, địa chỉ)

……………………

 

4. Cam kết của người cai nghiện ma túy:

- Thực hiện đúng quy trình, thời gian cai nghiện theo đăng ký.

- Tuân thủ quy định quản lý của UBND cấp xã, hướng dẫn của đơn vị cung cấp dịch vụ cai nghiện trong quá trình thực hiện kế hoạch cai nghiện ma túy của cá nhân (nếu sử dụng dịch vụ cai nghiện).

- Không sử dụng ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.

5. Cam kết của đại diện gia đình hoặc người đại diện theo pháp luật:

- Quản lý, hỗ trợ, động viên người cai nghiện ma túy thực hiện kế hoạch cai nghiện theo đăng ký; không để người cai nghiện sử dụng ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.

- Tạo điều kiện vật chất, tinh thần để người cai nghiện ma túy phục hồi sức khỏe, tâm lý; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em tham gia học tập (đối với người dưới 18 tuổi), học nghề, tạo việc làm, sinh kế giúp người cai nghiện hòa nhập cộng đồng, xã hội./.

 

 

 

NGƯỜI ĐĂNG KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ TIẾP NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

______________

 

1Thời gian đăng ký tối thiểu là 06 tháng

2 Trường hợp đăng ký cai nghiện tại cơ sở cai nghiện thì không phải điền điểm 3.3 này

Mẫu số 23. Sổ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện

ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP XÃ....1.......

____________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

 

 

 

 

SỔ ĐĂNG KÝ CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN

QUYỂN SỐ:         

Mở ngày............... tháng............. năm            

 

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Số CCCD/ CMND/Hộ chiếu

Nơi cư trú

Thời gian cai nghiện

Địa điểm cai nghiện

Ghi chú

1

2

3

 

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Tính từ ngày 01 tháng 01 năm.............................. đến ngày 31 tháng 12 năm........................................................................................ )

1. Tổng số người đăng ký cai nghiện tự nguyện:                        

2. Tổng số người đang trong thời gian cai nghiện tự nguyện:                        

3. Tổng số người hoàn thành cai nghiện tự nguyện:                                                 

 

NGƯỜI LẬP

(Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)

….Ngày…tháng ....năm….

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

______________                        

1 Tên Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn

Mẫu số 24. Quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP XÃ....1.......

____________

Số: ...../QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

…..2....... ngày.... tháng... năm ....

 

 

                                                                                

QUYẾT ĐỊNH

Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

_____

CHỦ TỊCH UBND....1....

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Theo đề nghị của Trưởng Công an xã, phường…..

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng đối với:

1. Ông (bà) 3.......................................... Giới................................. tính..

Ngày, tháng, năm sinh:............................................................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:................................................................ ngày cấp........................

nơi cấp:........................................... ............................................................................

Nơi cư trú:..................................................................................................................................

2. Thời gian cai nghiện: từ ngày.......................... /....... /.............. đến.. ngày...... /                              /......................................................

Điều 2. Giao cho: ....................................... 4.................................... và gia đình ông (bà): ......5 ……. phối hợp hỗ trợ, quản lý ông (bà):.............. 2....... thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện theo đăng ký.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày............................ tháng..... năm.....................................

Ông/bà có tên tại Điều 1, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu VT Ủy ban nhân dân

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

__________

1Tên Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn

2 Địa danh

3Ghi rõ họ, tên người cai nghiện tự nguyện

4Ghi rõ họ, tên, đơn vị người được giao quản lý.

5 Ghi rõ họ, tên đại diện gia đình

Mẫu số 25. Văn bản đề nghị tiếp tục quản lý, hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi thay đổi nơi cư trú

ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP XÃ....1.......

____________

Số: ...../UBND-….

V/v Tiếp tục quản lý, hỗ trợ người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình; cộng đồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

…..2....... ngày.... tháng... năm ....

 

 

 

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân .....3….

 

Ông (bà): .............................. 4......... đang thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Quyết định số: ../QĐ-UBND ngày .....tháng ….năm         ….. của UBND ......5..... (kèm theo). Nay chuyển đến cư trú tại:................ …….6..

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, đề nghị Ủy ban nhân dân  .......3..... tiếp nhận, quản lý, hỗ trợ cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng đối với: Ông(bà):.....4......theo quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý đơn vị./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Ông, bà.............

- Lưu...............

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

____________

1 Tên Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn;

2 Địa danh;

3 Tên UBND xã/phường/thị trấn nơi người cai nghiện chuyển đến

4 Ghi rõ họ tên người cai nghiện tự nguyện

5 Tên UBND xã/phường/thị trấn nơi người cai nghiện chuyển đi

6 Ghi rõ địa chỉ (số nhà, tổ/thôn/xóm/phường/xã/huyện…)

Mẫu số 26a. Giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP XÃ....1.......

____________

Số:                    /GXN-CNTN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

…..2....... ngày.... tháng... năm ....

 

                                                                                           

 

GIẤY XÁC NHẬN

Hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

__________

 

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Quyết định số:......................... /QĐ-UBND ngày…. tháng..... năm ….của UBND xã ...... về việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

Căn cứ kết quả cai nghiện tự nguyện của ông (bà):.......................................... 3...............................................................

 

XÁC NHẬN:

 

1. Ông (bà).......................................... 3.................................... ; Giới tính                           

Ngày, tháng, năm sinh:.................................... .....................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:.......................... ngày.. cấp:........................................................

nơi cấp:.................................. :................................................................................................

Nơi cư trú:..............................................................................................................................

2. Xác nhận: Hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Thời gian: từ ngày.................. tháng........ năm........ đến ngày.......... tháng...................................... năm..........

 

Nơi nhận:

- Người cai nghiện tự nguyện;

- ……4;

- Lưu….

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

_____________

1 Tên Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn

2 Địa danh

3 Ghi rõ họ, tên người cai nghiện

4Ghi rõ họ, tên đại diện gia đình

 

Mẫu số 26b. Giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện/cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY2

______

Số:        …./GXN-CNTN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

….3.................... , ngày.... tháng... năm....

 

 

 

GIẤY XÁC NHẬN

Hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

__________

CƠ SỞ CAI NGHIỆN/CƠ SỞ CCDVCNMT ....2.....

 

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Quyết định số:............................ /QĐ-UBND ngày ….tháng..... năm ….của UBND xã............... về việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

Căn cứ Hợp đồng dịch vụ cai nghiện số............................ /HĐCN ngày…. tháng..... năm … giữa Cơ sở............................ Và ông (bà) về việc cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

Căn cứ kết quả cai nghiện tự nguyện của ông (bà):............................................ 4..............................................

 

XÁC NHẬN:

 

1. Ông (bà) 4.......................................... ;....................... Giới tính  

Ngày, tháng, năm sinh:.............................................................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:.......................................................... ngày   cấp:..........................

nơi cấp:....................................................................................................................................

Nơi cư trú: …………..

2. Xác nhận: Hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện/Hoàn thành sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Thời gian: từ ngày...................... tháng....... năm......... đến ngày......... tháng................. năm.........

 

Nơi nhận:

- Ông bà…..4

- Đại diện gia đình...5,

- Công an xã/phường/thị trấn...;

- Lưu….

 

GIÁM ĐỐC/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy

3 Địa danh

4 Ghi rõ họ, tên người cai nghiện

5 Ghi rõ họ, tên đại diện gia đình

Mẫu số 27. Biên bản vi phạm về cai nghiện tự nguyện, quản lý sau cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và điều trị nghiện chất

ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP XÃ....1.......

____________

Số:                    /BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

…..2....... ngày.... tháng... năm ....

 

 

 

BIÊN BẢN VI PHẠM
Về cai nghiện ma túy tự nguyện, quản lý sau cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

________

 

Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày..../..../............. , tại........................ 3.............................................

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ tài liệu vi phạm quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế................................................ 4................................................................................................................

I. Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên:....................................... 5............................

Chức vụ:..................................................................... ....................................................................

Cơ quan:..........................................................................................................................................

2. Với sự chứng kiến của6:

a) Họ và tên:..................................................................... Nghề nghiệp:....

Nơi ở hiện nay:.................................................................................................

b) Họ và tên:.................................................................. ..   Nghề nghiệp:....

Nơi ở hiện nay:..............................................................................................

II. Tiến hành lập biên bản vi phạm với các nội dung sau:

1. Họ và tên:........................................... 7........................ Giới tính:…..

- Ngày, tháng, năm sinh:..../..../.............................................. Quốc.. tịch:                           

- Nghề nghiệp:                           

- Nơi ở hiện tại:  

- Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:..................................................................... ngày cấp:                                     

nơi cấp:..........................................................................................................................

 

__________                                                                              

1 Tên Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn

2 Địa danh

3 Ghi rõ địa danh xã, huyện, tỉnh

4Văn bản thông báo của Cơ sở cai nghiện, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc tài liệu xác minh của cơ quan Công an xác định trong thời gian cai nghiện tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy.

5 Họ, tên người lập biên bản.

6 Ghi rõ họ tên, nghề nghiệp của người chứng kiến.

7Ghi rõ họ, tên người cai nghiện ma túy tự nguyện.

 

2. Họ và tên của cha/mẹ/người giám hộ/người đại diện hợp pháp: ....1….

3. Đã có các hành vi vi phạm:........................................................... 2                                       

4. Quy định tại Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy;

5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm:                                       

6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):                                       

7. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

8. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm: ......3……                         

Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

9. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)                                        ….4.....là cá nhân vi phạm có quyền gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình đến ông (bà)....5..... để thực hiện quyền giải trình.

Biên bản lập xong hồi.... giờ.... phút, ngày ..../..../..... gồm.................. tờ, được lập thành..... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)............. 4....... là cá nhân vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

Trường hợp cá nhân vi phạm không ký biên bản

Lý do ông (bà).................................................... 4.......................... cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản:

1) ............................... 6............................ ..................................

 

CÁ NHÂN VI PHẠM

(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

 

 

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN….

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên, đóng dấu)

 

 

 

________________

1Trường hợp người cai nghiện từ 12 đến dưới 18 tuổi

2Ghi cụ thể hành vi vi phạm

3Ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng

4Họ, tên người vi phạm

5Ghi rõ họ, tên, chức vụ, địa chỉ người có thẩm quyền giải quyết

6Ghi rõ từng lý do

Mẫu số 28. Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY

…..2…..

______

Số: …./HĐDVCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

….3.................... , ngày.... tháng... năm....

 

HỢP ĐỒNG

Dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

_______

 

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy số…. /GP-HĐCN ngày.... tháng ….năm..................... do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố .....cấp;

Căn cứ khả năng thực hiện của Cơ sở......................... 2........ và nhu cầu sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện của ông (bà).................... 4........

Hôm nay, ngày..................... tháng..... năm.............. tại.........................................................

Chúng tôi gồm:

I. BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ (BÊN A)

1. Tên cơ sở: ..............                           

2. Họ, tên người đại diện theo pháp luật (viết in hoa):                          

Chức danh:..................................................... ;   Điện thoại:...................... ;.. Fax:...................

3.  Số tài khoản:........................................ mở tại ngân hàng.....................................................

4. Mã số thuế:                          

II. NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ (BÊN B)

1. Người cai nghiện/ sử dụng dịch vụ cai nghiện tự nguyện:

Họ và tên (viết in hoa):.............................. ;   Giới tính:..............................................................

Ngày, tháng, năm sinh:............................................................................... ................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:...................................................... ngày    cấp:.................................

nơi cấp:.........................................................................................................................................

Nơi cư trú:....................................................................................................................................

Số điện thoại liên hệ:...................................................................................................................

2. Đại diện gia đình, người đại diện theo pháp luật (đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi)

Họ và tên (viết in hoa):.................................................................... ;   Giới tính:...........................

Ngày, tháng, năm sinh:........................... ,.................................................................

- Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:.............................................. ngày cấp:........................

nơi cấp:....................................................................................... ..... ......................................

Nơi cư trú:...............................................................................................................................

Số điện thoại liên hệ:..............................................................................................................

Hai bên thống nhất ký hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện với các điều khoản sau:

Điều 1. Bên A chịu trách nhiệm cung cấp cho bên B dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện với các nội dung sau:

1. Nội dung dịch vụ:

- Phạm vi (loại) dịch vụ:                                    

…………………………..

- Hình thức cung cấp dịch vụ:                                    

…………………………..

- Thời gian, địa điểm cung cấp, sử dụng dịch vụ:                                    

…………………………..

2. Chi phí sử dụng dịch vụ và hình thức, địa điểm trả chi phí sử dụng dịch vụ:....

…………………………..

3. Chế độ hỗ trợ đối với người tự nguyện cai nghiện (đối với cơ sở cai nghiện ma túy công lập).

Điều 2. Quyền, trách nhiệm các bên trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

1. Quyền, trách nhiệm của cơ sở cai nghiện trong việc cung cấp dịch vụ:

…………………………..

2. Quyền, trách nhiệm của người cai nghiện, gia đình người cai nghiện trong việc sử dụng dịch vụ.

…………………………..

Điều 3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; các trường hợp bồi thường thiệt hại, giảm chi phí sử dụng dịch vụ; các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc tiếp tục hợp đồng dịch vụ.

Điều 3. Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng.

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày...................... tháng........ năm............đến ngày….tháng......năm..........

2. Thanh lý hợp đồng:                                         

Điều 4. Các điều khoản thỏa thuận khác (nếu có)

 

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

_______

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy

3 Địa danh

4 Họ tên người cai nghiện/sử dụng dịch vụ

Mẫu số 29. Văn bản đề nghị xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CQ, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ2

______

Số:…./ĐN-CNBB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

….3...., ngày.... tháng... năm....

 

 

 

ĐỀ NGHỊ

Xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

________

Kính gửi: Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:...................... 4........

 

…….2................................... trân trọng đề nghị Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:............ 4..............

Xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với:

1. Họ và tên (viết in hoa);............................................................ ; Giới tính:               

Tên gọi khác (nếu có):................................................. .................................................

Ngày, tháng, năm sinh:................................................................................. ................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ................................................ ngày  cấp: .........................

nơi cấp:                                   

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay:............................. ,........................................................

Nghề nghiệp:................................................................................................ ..................

Nơi làm việc:.................................................................................................. ................

2. Lý do đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (ghi rõ hành vi vi phạm, điều khoản vi phạm):

………………….                                  

3. Hồ sơ đề nghị kèm theo gồm:

1) ............... ......................

2)........................

 

Nơi nhận:

- Như trên

- Lưu:...........

 

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN
LẬP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

________

1Tên cơ quan, tổ chức chủ quản (nếu có);

2 Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Công an nơi lập hồ sơ

3Địa danh

4Nơi người nghiện cư trú hoặc có hành vi vi phạm

 

Mẫu số 30. Lý lịch tóm tắt của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ảnh 4x6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

….1.................... , ngày.... tháng... năm....

 

 

LÝ LỊCH TÓM TẮT
của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

______

 

I. PHẦN BẢN THÂN NGƯỜI NGHIỆN

1. Họ và tên (viết in hoa):..................................................................   ;... Giới tính:                         

Tên gọi khác (nếu có):....................................................................................................

2. Ngày, tháng, năm sinh:                         

3. Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:....................................................... ngày.. cấp:                         

nơi cấp:........ .............................................................................................

4. Nơi cư trú2 hoặc chỗ ở hiện nay:                         

5. Trình độ đào tạo:........................................................... 3                         

6. Nghề nghiệp4:                         

7. Nơi làm việc/học tập:...................................................................................                          

II. THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH

1. Họ, tên bố5:.........................................................................................   ;Tuổi:                         

Nghề nghiệp:..............................................................................................................................

Nơi cư trú2 hoặc chỗ ở hiện nay:.................. ..................................................................................

2. Họ, tên mẹ:..........................................................................................   ;Tuổi:                         

Nghề nghiệp:................................................................................. ................................................

Nơi cư trú2 hoặc chỗ ở hiện nay:..................................................................................................

3. Họ, tên vợ/chồng:.................................................................................. ;Tuổi:                           

Nghề nghiệp:.................................................................................................................................

Nơi cư trú2 hoặc chỗ ở hiện nay:.......................................................................................................

4. Họ, tên con: ………Tuổi ……..

Nghề nghiệp:....................................................................................................................................

Nơi cư trú2 hoặc chỗ ở hiện nay:.........................................................................................................

III. TIỀN ÁN, TIỀN SỰ, QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG, CAI NGHIỆN MA TÚY

12. Tiền án (nếu có thì ghi rõ số lần, tội danh; không có thì ghi không):

……………………..

13. Tiền sự (nếu có thì ghi rõ số lần, hành vi; không có thì ghi không):

……………………..

14. Loại ma túy đã sử dụng (ghi tên loại ma túy sử dụng):

……………………..

15. Hình thức sử dụng ma túy (nuốt, chích, hít....):

……………………..

16. Thời điểm sử dụng ma túy lần đầu (ghi ngày, tháng, năm):

……………………..

17. Cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng (ghi rõ số lần, địa điểm, cơ sở cai nghiện tự nguyện; không có thì ghi chưa):

……………………..

18. Quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan quyết định):

……………………..

19. Đã bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan quyết định, tên cơ sở cai nghiện bắt buộc):

……………………..

20. Tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone (có hoặc không):..................................... ................................... Nếu có, thời điểm tự chấm dứt điều trị hoặc bị đưa ra khỏi chương trình điều trị (ghi rõ ngày, tháng, năm):    

……………………..

Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH

(ký, ghi rõ họ, tên, mối quan hệ với người khai)

 

NGƯỜI KHAI

(ký, ghi rõ họ, tên)

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN LẬP HỒ SƠ

(ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

 

 

_________

1 Địa danh

2Viết theo nơi cư trú ghi tại CCCD/CMND/Hộ chiếu. Trường hợp không ở tại nơi cư trú thì ghi chỗ ở thường xuyên hiện tại

3Ghi rõ trình độ phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học hoặc tên ngành đào tạo (VD: 12/12, cử nhân Luật/...)

4 Ghi rõ nghề nghiệp đang làm, không có thì ghi không. Trường hợp còn đang đi học thì ghi rõ là học sinh/sinh viên

5Hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật đối với người từ 12-18 tuổi

Mẫu số 31. Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

............................................... 1...., ngày... tháng... năm.....

BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

________

 

1. Họ và tên (viết in hoa):................................................................... ;    Giới tính:                         

Tên gọi khác (nếu có):................................................. ......................................................

Ngày, tháng, năm sinh:............... ...............................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ........................................................ ngày   cấp: ....................

nơi cấp:...................................................................................................

Nơi cư trú2 hoặc chỗ ở hiện nay:.............................................................................................

Trình độ đào tạo:........................................................... 3..................................... .....................

Nghề nghiệp4:....................................................................................................... .....................

Nơi làm việc/học tập:............................................................................................ ......................

2. Tôi xin tường trình về hành vi sử dụng ma túy trái phép của bản thân như sau:

(loại ma túy đã từng sử dụng; hình thức sử dụng; tần suất sử dụng hàng ngày, tuần; lý do sử dụng ma túy; thời điểm sử dụng ma túy lần đầu; thời điểm lần cuối sử dụng ma túy): ....................................................................

………………………………………

3. Các biện pháp cai nghiện (tự nguyện và bắt buộc) đã thực hiện (có hoặc không):........; Nếu CÓ, ghi rõ số lần, địa điểm, tên cơ sở cai nghiện tự nguyện: …..         

4. Tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone (có hoặc không):........; Nếu CÓ, thời điểm tự chấm dứt điều trị hoặc bị đưa ra khỏi chương trình điều trị (ghi rõ ngày, tháng, năm):……

 

NGƯỜI TƯỜNG TRÌNH

(ký, ghi rõ họ, tên)

 

___________

1 Địa danh

2 Viết theo nơi cư trú ghi tại căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu. Trường hợp không ở tại nơi cư trú thì ghi chỗ ở thường xuyên hiện tại

3 Ghi rõ trình độ phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học, ngành đào tạo (VD: 12/12, cử nhân Luật/...)

4 Ghi rõ nghề nghiệp đang làm, không có thì ghi không. Trường hợp còn đang đi học thì ghi rõ là học sinh/sinh viên

Mẫu số 32. Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CQ, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ2

______

Số:…./TB-3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

….4...., ngày.... tháng... năm....

 

 

 

THÔNG BÁO

Về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

_______________

Kính gửi: Ông (bà).....5.....

 

.....2..... thông báo tới Ông (bà) về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc đối với:

1. Họ và tên (viết in hoa).......................... 6............................... ;   Giới tính:...                  

Tên gọi khác (nếu có):..................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:.................................................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: .............................................. ngày.... cấp: .......................

nơi cấp:........................................................................................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay:.................................................................................

Nghề nghiệp:.............................................................................................................

Nơi làm việc:.............................................................................................................

2. Căn cứ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (ghi rõ hành vi vi phạm, điều khoản vi phạm):

3. Hồ sơ đề nghị kèm theo gồm:

1)................ ....................... ..................................

2).........................................................................................................................

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo này, Ông/bà ...4.... có quyền được đọc, ghi chép các nội dung cần thiết. Hết thời hạn trên,...... 2.... sẽ   tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với …5……

Thông báo./.

 

Nơi nhận:

- Như trên

- Lưu: …..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN LẬP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

________________

1Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);

2Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Công an nơi lập hồ sơ

3Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản

4Địa danh

5Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp

6Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Mẫu số 33. Văn bản đề nghị bổ sung hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN ...1....

PHÒNG LĐTBXH ....

______

Số: ..../LĐTBXH

V/v Đề nghị bổ sung hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

….2..., ngày.... tháng... năm....

 

 

 

Kính gửi: ……3……

 

Ngày...... tháng......... năm................. , Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được hồ sơ, Văn bản số: /ĐN-CNBB....... của ....2…… về việc đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với:

Họ và tên (viết in hoa):....................... 4................................... ; Giới tính:..................................

Tên gọi khác (nếu có);...................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:................................................................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ................................................ ngày cấp: .........................................

nơi cấp:................................................................................... .......................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay:....................................................................................................

Sau khi xem xét, đối chiếu, hồ sơ đề nghị trên còn thiếu các nội dung sau:

1).........................................

2)......................................................

Đề nghị................... 2................... bổ sung hồ sơ trước ngày… tháng ….năm..... để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện hồ sơ, thực hiện các thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:.................

 

TRƯỞNG PHÒNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

__________

1Tên Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

2Địa danh

3Cơ quan lập hồ sơ đề nghị

4Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở CNBB

 

Mẫu số 34. Văn bản đề nghị xem xét, áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN ...1....

PHÒNG LĐTBXH ....

______

Số: ..../ĐN-CNBB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

….2..., ngày.... tháng... năm....

 

 

 

ĐỀ NGHỊ

Xem xét, áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

______

Kính gửi: Toà án Nhân dân ....3……

 

Tôi là:.........................................................................................

Chức vụ: Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

1. Đề nghị Toà án Nhân dân............. 2....... xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc đối với:

Họ và tên (viết in hoa):......................... 4.................................... ;.... Giới tính:.......................

Tên gọi khác (nếu có): ………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………..

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: .................................................. ngày. cấp: ...............................

nơi cấp:..................................................................................................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: …………………………………

2. Hồ sơ đề nghị kèm theo gồm:

1)...........................................  

2)..................................................................

3. Ông (bà):.................. 3 ……. chịu trách nhiệm thi hành tại Cơ sở cai nghiện bắt buộc ...5.../.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:.................

 

TRƯỞNG PHÒNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1Tên Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

2 Địa danh

3 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

4Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở CNBB

5Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở cai nghiện bắt buộc

Mẫu số 35. Bản xác nhận ý kiến của gia đình về việc quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

......... 1......... , ngày....... tháng         năm.....

BẢN XÁC NHẬN
Về việc quản lý người nghiện ma túy trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

_________

Kính gửi:.....2.....

 

1. Tôi tên là (viết in hoa);.......................... 3................................ ; Giới tính:                  

Ngày, tháng, năm sinh:..................................................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ...................... ’......................... ngày    cấp: ……………..

nơi cấp:..........................................................................................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay:.................................... ....................................................

Điện thoại liên lạc:...........................................................................................

2. Quan hệ với người nghiện ma túy được quản lý:................................... 4                  

3. Xác nhận:...................... 5…….. quản lý người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc đối với:

Họ và tên (viết in hoa):........................ 6...................................... ; Giới tính:...................

Tên gọi khác (nếu có):...................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ................................................. ngày   cấp: .........................

nơi cấp:...................................................................................... .....................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay:.......................................................................................

4. Thời gian quản lý: từ ngày............... tháng...... năm .... đến khi người có thẩm quyền đưa đối tượng đi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc theo quyết định của Tòa án./.

 

NGƯỜI XÁC NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

________

1   Địa danh

2Cơ quan lập hồ sơ

3Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

4Ghi rõ là vợ/chồng/ cha/mẹ/anh/ chị/em ruột

5Ghi rõ Đồng ý hoặc Không đồng ý

6Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Mẫu số 36. Quyết định quản lý người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CQ, TC2

______

Số:        …./QĐ-QLNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

….3...., ngày.... tháng... năm....

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc quản lý người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

_______

TÊN CQ, TC, CÁ NHÂN CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH2

 

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ bản xác nhận ngày ....tháng............... năm.......... của Ông (bà).............................................

Theo đề nghị của................................................... 4.............................................. ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Quản lý có thời hạn đối với người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

1. Người bị quản lý:

Họ và tên (viết in hoa):.................. 5.................................... ;    Giới tính:....................

Tên gọi khác (nếu có):...............................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:..............................................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ................................... ngày  cấp: ...................................

nơi cấp:..................................................................... ..................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay:.................................. ..............................................

2. Tổ chức (hoặc đại diện gia đình) được giao quản lý:

Cơ sở.......... ....................... ......... 6.. ....................................................

Hoặc

Họ và tên là (viết in hoa):.......................... 7................................. ;    Giới tính:...............

 

 

_________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);

2Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Công an lập hồ sơ

3 Địa danh

4Đơn vị tham mưu, giúp việc cho cơ quan, tổ chức ban hành quyết định

5 Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cơ sở cai nghiện bắt buộc

6 Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở được giao quản lý người nghiện ma túy

7Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cơ sở cai nghiện bắt buộc

 

Ngày, tháng, năm sinh:.................... ....... :....................... ............................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ............................................. ngày cấp: ...........................

nơi cấp:.... .........................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay:....................................................................................

Điện thoại liên lạc:.........................................................................................................

Quan hệ với người nghiện ma túy được quản lý:..................................... 1.................

3. Thời gian quản lý: từ ngày........... tháng .....năm........... đến khi người có thẩm quyền đưa đối tượng đi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án.

4. Người bị quản lý, tổ chức (hoặc đại diện gia đình) được giao quản lý thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông (bà)....................... 4 ……. và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 2;

- ....;

- Lưu: VT, ….

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

__________________

1Ghi rõ là vợ/chồng/ cha/mẹ/anh/ chị/em ruột

Mẫu số 37. Biên bản giao, nhận hồ sơ, người bị quản lý trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

BIÊN BẢN

Về việc giao, nhận hồ sơ, người bị quản lý trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

_________

 

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Quyết định số: …/QĐ-QLNN ngày....tháng.....năm.....của......1…..về việc quản lý người nghiện ma túy trong thời gian trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc,

1. Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày …./...../............ tại.......... 2.... chúng tôi gồm:

a) Đại diện bên giao:

Họ và tên:........................................................................ ;.... Chức vụ:...........................

Cơ quan:.................................................... 2...................................................................

b) Đại diện bên nhận:

Họ và tên:......................................................................... ;.. Chức vụ:............................

Cơ quan:.................................................... 3....................................................................

Hoặc

Họ và tên:.................................................. 3.................... ;. Giới tính:..............................

Ngày, tháng, năm sinh:.......................................................... .........................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ................................................. ngày.. cấp: ........................

nơi cấp:................. .........................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay:................... 3.................................................................

Điện thoại liên lạc:...................................................... .....................................................

Quan hệ với người nghiện ma túy được quản lý:....................................... 4...................

2. Tiến hành giao, nhận giao, nhận hồ sơ, người bị quản lý trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

a) Người bị quản lý:

 

 

 

___________

1 Cơ quan ban hành quyết định quản lý

2 Ghi rõ địa chỉ cơ sở quản lý hoặc gia đình quản lý

3 Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở CNBB

4 Ghi rõ là vợ/chồng/ cha/mẹ/anh/ chị/em ruột

 

Họ và tên (viết in hoa):....................... 1................................. ; Giới tính:..................................

Tên gọi khác (nếu có):............................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:...........................................................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ............................................. ngày cấp: .......................................

nơi cấp:...................................................................................................................................

b) Tình trạng người bị quản lý: (tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải quan sát ghi những đặc điểm chung, tình trạng sức khỏe, những dấu hiệu bất thường về thể chất, tâm thần của người bị quản lý tại thời điểm giao, nhận): ……….          

………………..

c) Hồ sơ kèm theo gồm:

1)................................................ ............................................................

2)........................ ....................................

d) Tư trang, đồ dùng cá nhân cơ sở quản lý (ghi rõ từng loại):                  

…………………….

3. Biên bản này gồm trang, được lập thành bản có giá trị pháp lý như nhau, được lập xong vào lúc giờ ngày ….tháng ….năm.....Hai bên đã thống nhất các nội dung giao, nhận và cùng ký xác nhận.

Bên giao giữ........... bản; Bên nhận giữ................ bản./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

((Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu (nếu có))

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

((Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu (nếu có))

 

                                                        

______________

1 Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở CNBB

Mẫu số 38. Bản xác nhận ý kiến của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

.....1 ....., ngày ..... tháng .... năm .....

 

 

BẢN XÁC NHẬN

Ý kiến của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi

______________

Kính gửi: .............. 2 ...............

 

1. Tôi tên là (viết in hoa): ..................... 3 .....................; Giới tính: .....................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMT/HC: ......................................... Ngày cấp: ..................................

Nơi cấp: ............. ......................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ..............................................................................................

Điện thoại liên lạc: ...................................................................................................................

2. Quan hệ với người nghiện ma túy: ......................................... 4........................

3. Tôi........... 5 ......... áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với:

Họ và tên (viết in hoa):.................. 6 ........................... ; Giới tính:    ..........................................

Tên gọi khác (nếu có): ..............................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMT/HC: ..........................; Ngày cấp: ......................

Nơi cấp: ...................................................................................................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ...............................................................................................

 

4. Ý kiến khác (nếu có):                  

                       

 

ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

________________

1 Địa danh

2 Cơ quan lập hồ sơ đề nghị

3 Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở CNBB

4 Ghi rõ là Bố/ Mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

5 Ghi rõ Đồng ý hoặc Không đồng ý.

6 Người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở CNBB

Mẫu số 39. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN 1

PHÒNG LĐTBXH..............

_______

Số:       /ĐN-CNBB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....2...., ngày ..... tháng ..... năm ......

 

 

 

ĐỀ NGHỊ

Xem xét, áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi

____________

Kính gửi: Toà án Nhân dân              3       

 

Tôi là: ........................................................... ;

Chức vụ: Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đề nghị Toà án Nhân dân............ 3 ... xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc đối với:

1. Họ và tên (viết in hoa):............................... 4 ........... ; Giới tính:                       

Tên gọi khác (nếu có): ....... .....................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: .......................................... ngày cấp:   ................................................

nơi cấp: .................................................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ....................................................................................................

2. Hoàn cảnh gia đình: .......................                   

3. Phương án quản lý tại cơ sở cai nghiện:                   

4. Hồ sơ đề nghị kèm theo gồm:

1) ..................................................................... ....................................

2) ..................... ...................

5. Ông (bà): ...................................... 4 chịu trách nhiệm thi hành tại Cơ sở cai nghiện bắt buộc .......................

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ................

TRƯỞNG PHÒNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

_____________________

1 Tên Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

2 Địa danh

3 Tòa án nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

4 Ghi rõ họ, tên người bị xem xét, áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi

Mẫu số 40. Biên bản giao, nhận hồ sơ, người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

1 , ngày ..... tháng .... năm .....

 

 

BIÊN BẢN

Về việc giao, nhận hồ sơ, người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

____________

 

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Quyết định số: ......./QĐ-........ ngày....tháng ..... năm ..... của Toà án nhân dân huyện .............................. về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc,

 

1. Hôm nay, hồi.... giờ .... phút, ngày ..../.... /...... tại Cơ sở cai nghiện bắt buộc chúng tôi gồm:

a) Đại diện bên giao:

Họ và tên: ........................................; Chức vụ: ......................

Cơ quan: Công an huyện................................ 2 ......................................................

b) Đại diện bên nhận:

Họ và tên: ........................................; Chức vụ: ......................

Cơ sở cai nghiện bắt buộc ......................................................................................

2. Tiến hành giao, nhận giao, nhận hồ sơ, người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với các nội dung sau:

a) Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

Họ và tên (viết in hoa); ............................................... ; Giới tính:     ........................

Tên gọi khác (nếu có); .............................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ......................................... ngày cấp:   .......................

nơi cấp: ............................................................................................. .....................

b) Tình trạng: (cơ sở tiếp nhận phải quan sát ghi những đặc điểm chung, tình trạng sức khỏe, những dấu hiệu bất thường về thể chất, tâm thần của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quản lý tại thời điểm giao, nhận): ................................

..............................................................................................................................

c) Hồ sơ kèm theo gồm:

1) ................................................................... ............................................................

2) .................................................................... ...............................

d) Tư trang, đồ dùng cá nhân của người nghiện ma túy (ghi rõ từng loại):

1) ................................................................................................... .............................

2) .................................................................... ...............................

3. Biên bản này gồm trang, được lập thành .......bản có giá trị pháp lý như nhau, được lập xong vào lúc ........... giờ, ngày ..... tháng .... năm ..... hai bên đã thống nhất các nội dung giao, nhận và cùng ký xác nhận.

Bên giao giữ ........... bản; Bên nhận giữ ........... bản./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

 

________________

1 Địa danh

2 Công an huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Mẫu số 41. Quyết định truy tìm người đã có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN

TÊN CQ, TC QUYẾT ĐỊNH

_______

Số:       /QĐ-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....1...., ngày ..... tháng ..... năm ......

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Truy tìm người đã có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn

_______________

TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC QUYẾT ĐỊNH...................................... 2

 

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Quyết định số: ......./QĐ-........ ngày....tháng .....năm..... của Toà án nhân dân huyện .............................. về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Theo đề nghị của ...............................................................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Truy tìm người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn có lai lịch và đặc điểm nhận dạng như sau:

1. Họ và tên (viết in hoa): ............................................ ; Giới tính:                   

Tên gọi khác (nếu có): ...................................... ...............................................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

SỐ CCCD/CMT/HC: ............................................................ cấp: ....................

Nơi cấp:............................................................................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ....................................................................

2. Đặc điểm nhận dạng:

Chiều cao: .................................... m; Cân nặng :    ........................................... kg

Đặc điểm riêng biệt: ..........................................................................................

3. Các mối quan hệ

- Họ, tên bố: ............................................................................. ; Tuổi:                 

Nghề nghiệp......................................................................................................... ;

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ..........................................................................

Điện thoại liên hệ: ................................................................................................

- Họ, tên mẹ: .................................................................... ; Tuổi:                   

Nghề nghiệp: .............................. ...............................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ........................................................................

Điện thoại liên hệ: ..............................

- Các mối quan hệ liên quan khác: ···························································

·········································································································

4. Đã bỏ trốn khỏi ................................... hồi .......... giờ ........... ngày ...... tháng ..... năm .....

Khi phát hiện đối tượng có lai lịch nêu trên, yêu cầu báo ngay cho:

- Ông (bà); ............................................................ ; Điện thoại:                   

Địa chỉ: ..................................................................................................

- Cơ quan: ............................................................. ; Điện thoại:                   

Địa chỉ: ..................................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông (bà) ..............................................    chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 2;

-...............;

- Lưu: VT,.....

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

_______________

1 Địa danh

2 Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức quyết định

Mẫu số 42a. Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

.... 1 ....., ngày ..... tháng .....năm.....

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xem xét hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

___________

Kính gửi: Tòa án Nhân dân ..............                      2

 

1. Tôi tên là (viết in hoa):............................................. ; Giới tính:                     

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMT/HC: ........................... ; Ngày cấp: .. ..........................................

Nơi cấp: .............................................................................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ........................................................................

Điện thoại liên hệ: ............................................

2. Tôi làm đơn này đề nghị Tòa án nhân dân huyện 2 xem xét hoãn/miễn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Quyết định số: ......./QĐ-........ ngày ..../.... /...... với lí do sau:

1) ............................................... ............................................

Tài liệu xác nhận kèm theo gồm:

1) ...............................................................................................................

Kính đề nghị Tòa án nhân dân huyện........................ 2 xem xét, chấp thuận./.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN LẬP HỒ SƠ

(ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ, đóng dấu)

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký, ghi rõ họ, tên)

 

 

 

 

________________

1 Địa danh

2 Tòa án nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

 

Mẫu số 42b. Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....... 1 , ngày ..... tháng .... năm .....

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xem xét hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

 

Kính gửi: Tòa án Nhân dân..................... 2

 

1. Tôi tên là (viết in hoa): .............................................. ; Giới tính:                    

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMT/HC: ................... ; Ngày cấp: .....................................

Nơi cấp: ..........................................................................................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ....................................................................................

Điện thoại liên hệ: ..............................................................................

Quan hệ với người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: ...............................................

2. Tôi làm đơn này đề nghị Tòa án nhân dân....................... 2 ............. xem xét hoãn/miễn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với:

Họ, tên (viết in hoa):.................................................... ; Giới tính:    ...................................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMT/HC: ..........................; Ngày cấp: ......................

Nơi cấp: ......................................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: .......................................................................................

là người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Quyết định số: ......./QĐ-........ ngày ..../.... /...... của Tòa án nhân dân huyện. ................. 2 với lí do sau:

1) ........................................................................................................................................

Tài liệu xác nhận kèm theo gồm:

1) : ................... ....................................

Kính đề nghị Tòa án nhân dân huyện..................... 2 ......... xem xét, chấp thuận./.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN LẬP HỒ SƠ

(ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ, đóng dấu)

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký, ghi rõ họ, tên)

 

 

 

_______________

1 Địa danh

2 Tòa án nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi ra quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Mẫu số 43. Đề nghị (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY

…….2……

_______

Số:       /ĐN-CSCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....3...., ngày ..... tháng ..... năm ......

 

 

 

ĐỀ NGHỊ

Xem xét (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

___________

Kính gửi: Toà án Nhân dân .............4 ...............

 

Tôi là: ................................................................................;

Chức vụ: Giám đốc Cơ sở .................... 2.........................;

 

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ kết quả cai nghiện của người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc,

Đề nghị Toà án Nhân dân............. 2 ...............xem xét, quyết định (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các đối tượng sau: (Danh sách, tài liệu chứng minh kèm theo).

Kính đề nghị Tòa án nhân dân............. 2 ..............xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

 

__________________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản (nếu có);

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy

3 Địa danh

4 Tòa án nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi ra quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Mẫu số 44. Danh sách đối tượng được đề nghị (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY

.......2.......

_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....3...., ngày ..... tháng ..... năm ......

 

 

 

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG

Đề nghị giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn chấp hành phần thời gian còn lại
tại cơ sở cai nghiện bắt buộc

(Kèm theo Văn bản số: ...................... ngày .../..../.....

của Giám đốc Cơ sở................................... 2.................................... )

 

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Số CCCD/ CMND/ HC

Số Quyết định đưa vào CSCN

Thời gian cai nghiện bắt buộc

Lý do đề nghị (giảm/ tạm đình chỉ/miễn)

Tài liệu chứng minh

(Phụ lục...)

Thời gian đã chấp hành

Thời gian còn lại

Thời gian đề nghị (giảm/ tạm đình chỉ/miễn)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

--------------------

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy

3 Địa danh

Mẫu số 45. Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY

.......2.......

_______

Số: ......./QĐ-CSCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....3...., ngày ..... tháng ..... năm ......

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Tạm đình chỉ thi hành Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc

____________

GIÁM ĐỐC CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY............................... 2 .............

 

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Văn bản số: ...................... ngày .../..../...... của ......................... về việc..................;

Theo đề nghị của .... ............................................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Tạm đình chỉ thi hành Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc đối với:

1. Họ, tên (viết in hoa):........................ 4 .................................. ; Giới tính:                  

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ...................... ngày cấp: ...................... ..............................

nơi cấp: ............................................ ........................................................

- Họ và tên cha/mẹ/người giám hộ/người đại diện hợp pháp: .......................................

Địa chỉ liên hệ: ................................................................................................................

Số điện thoại: ..................................................................................................................

2. Thời hạn tạm đình chỉ: từ ngày: ..../.... /...... đến ..../.... /......

3. Cơ quan................... 4 ................... có trách nhiệm đưa người được tạm đình chỉ đi và trở lại cơ sở cai nghiện đúng thời hạn khoản 2 Điều này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông (bà)....................... 5  ........................  chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 2;

- Lưu: VT, ......

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

_______________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy

3 Địa danh

4 Ghi rõ họ, tên người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Mẫu số 46. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY

.......2.......

_______

Số: ......./CN-CSCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....3...., ngày ..... tháng ..... năm ......

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Chấp hành xong Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

_____________

GIÁM ĐỐC CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY.......................................................... 2 ............

 

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Quyết định số: ......./QĐ-........ ngày /...../.... của Tòa án nhân dân huyện .............................. về việc ................... ;

Theo đề nghị của .........................................................................

 

CHỨNG NHẬN

 

1. Họ, tên (viết in hoa):........................ 4 .................................... ; Giới tính: ...........

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMT/HC:...............................Ngày cấp:..................... Nơi cấp: ....................

- Họ và tên cha/mẹ/người giám hộ/người đại diện hợp pháp: ......................................

Địa chỉ liên hệ: ................................................................................................................

Số điện thoại: ..................................................................................................................

2. Chứng nhận: Chấp hành xong Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thời gian chấp hành: từ ngày: ..../.... /...... đến ..../.... /......

 

Nơi nhận:

- Ông (bà)..... 4....;

- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

______________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy .

3 Địa danh

4 Ghi rõ họ, tên người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở bắt buộc

Mẫu số 47. Biên bản giao, nhận người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

1......., ngày ..... tháng .... năm .....

 

 

BIÊN BẢN

Về việc giao, nhận người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

____________

 

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Quyết định số: ......./QĐ-....., ngày....tháng .....năm...... của Toà án nhân dân huyện .............................. về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc,

Căn cứ Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc số: ......../CN-CNBB ngày ....tháng.... năm của Giám đốc cơ sở cai nghiện    ;

 

1. Hôm nay, hồi.... giờ .... phút, ngày ....../...../.... tại .................... chúng tôi gồm:

a) Đại diện bên giao:

- Họ và tên: ........................................; Chức vụ: ......................

- Cơ quan: Cơ sở cai nghiện........................... 2                 

b) Đại diện bên nhận:

- Họ và tên: ........................................; Chức vụ: ......................

- Đại diện ..........................................................

2. Tiến hành giao, nhận người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với các nội dung sau:

a) Người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

Họ và tên (viết in hoa):................................................. ; Giới tính:    ............................

Tên gọi khác (nếu có): ..................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMT/HC: ..........................; Ngày cấp: ......................

Nơi cấp: .........................................................................................

b) Tình trạng: (đại diện gia đình, UBND khi tiếp nhận phải quan sát ghi những đặc điểm chung, tình trạng sức khỏe, những dấu hiệu bất thường về thể chất, tâm thần của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quản lý tại thời điểm giao, nhận): ..........................................................................................................................................

3. Tư trang, đồ dùng cá nhân bàn giao:

4. Biên bản này gồm ..... trang, được lập thành .......bản có giá trị pháp lý như nhau, được lập xong vào lúc ........... giờ ngày ..... tháng .... năm ..... Hai bên đã thống nhất các nội dung giao, nhận và cùng ký xác nhận.

Bên giao giữ ........... bản; Bên nhận giữ ........... bản./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ (mối quan hệ), đóng dấu)

 

 

 

____________

1 Địa danh

Mẫu số 48. Đơn đề nghị cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

....1..... . , ngày ..... tháng .... năm .....

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang

____________

Kính gửi: Giám đốc cơ sở                        2

 

1. Tôi tên là (viết in hoa):......................... 3 .................. ; Giới tính:                     

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMT/HC: ................................  ; Ngày cấp:    ...................

Nơi cấp: ……………………………………………

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ………………….

Điện thoại liên hệ: …………………………………..

Quan hệ với người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: ..........................

2. Tôi làm đơn này đề nghị Giám đốc cơ sở........................ 2 ............ xem xét, cho phép người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dưới đây được về chịu tang ..................

1. Họ, tên (viết in hoa):....................... 4 ........... ; Giới tính: ………

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMT/HC: ...............................  ; Ngày cấp: ……………….

Nơi cấp: ……………………………………

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ……………………………..

3. Thời gian chịu tang: từ ngày: ..../.... /...... đến ..../.... /......

4. Tôi xin cam kết quản lý, giám sát không để...................... 4 .................. sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang. Gia đình tôi sẽ có trách nhiệm đón, đưa trở lại cơ sở khi hết thời gian chịu tang. Mọi chi phí đưa đón người cai nghiện do tôi chi trả.

Kính đề nghị Giám đốc cơ sở..................... 2 ............. xem xét, giải quyết./.

 

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ/PHƯỜNG

(ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ, đóng dấu)

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký, ghi rõ họ, tên)

 

 

Mẫu số 49. Quyết định cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY

.......2.......

_______

Số: ......./QĐ-CSCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....3...., ngày ..... tháng ..... năm ......

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang

_____________

GIÁM ĐỐC CƠ SỞ CAI NGHIỆN............................. 2

 

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm ngày 30 tháng 3 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Xét Đơn đề nghị cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang của Ông (bà) .......................................................... ngày.....tháng..... năm ;

Theo đề nghị của .............................................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc dưới đây được về chịu tang.

1. Họ, tên (viết in hoa):......................... 4 .................................. ; Giới tính:                  

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMT/HC: ..........................; Ngày cấp: ......................

Nơi cấp: ........................................................................................................................................

- Họ và tên cha/mẹ/người giám hộ/người đại diện hợp pháp: ................. ....................................

Địa chỉ liên hệ: ..............................................................................................................................

Số điện thoại: ...............................................................................................................................

2. Thời hạn về chịu tang: từ ngày: ..../.... /...... đến ..../.... /......

Điều 2. Ông/bà...................... 4 .......... có trách nhiệm quản lý, giám sát không để người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc sử dụng trái phép chất ma tuý và có các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang; đón, đưa trở lại cơ sở khi hết thời gian chịu tang và chi trả mọi chi phí đón, đưa trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông (bà).................. 4,5,6 ................. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- .............;

- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

________________

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản (nếu có)

2 Tên cơ sở cai nghiện ma túy

3 Địa danh

4 Ghi rõ họ, tên người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc

Mẫu số 50. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

CÔNG AN

CẤP XÃ....... 1 .........

________

Số: ......../ĐN-CNBB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

2......., ngày... tháng... năm .....

 

 

 

ĐỀ NGHỊ

Xem xét, quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

___________

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn:................ 3...

 

Tôi là: .............................................................................

Chức vụ: Trưởng Công an 1 ................................

 

Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn:....................... 3 ................. xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện đối với:

1. Họ và tên (viết in hoa):......................... 4; Giới tính: ................

Tên gọi khác (nếu có): ……………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ...................... ngày cấp .........................................

nơi cấp .................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ………………………………..

Nghề nghiệp:...................................... ; Nơi làm việc/học tập: ...................................

Họ, tên ....5 ................................................................................ ;Tuổi: ......................

Nghề nghiệp: ............................................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: . .................... .........................................................

2. Lý do:........................................................ 6

3. Thời hạn: từ ngày ..../.... /...... đến ngày ..../.... /......

4. Các biện pháp quản lý, hỗ trợ:............................................ 1

5. Dự kiến cơ quan/tổ chức/ cá nhân chịu trách nhiệm, thực hiện quản lý, hỗ trợ:                

6. Hồ sơ đề nghị kèm theo gồm:

1).......................................................................................

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: .........

TRƯỞNG CÔNG AN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

________________

1 Tên Công an xã/phường/thị trấn

2 Địa danh

3 Địa danh cấp xã nơi người nghiện cư trú

4 Người bị đề nghị xem xét, quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú

5 Bố, mẹ, vợ/chồng/con hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật đối với người từ 12-18 tuổi

6 Ghi rõ điều khoản theo Nghị định Nghị định số ..../2021/NĐ-CP ngày... tháng ... năm 2021

1 Đề nghị các biện pháp phòng, chống tái nghiện, các giúp đỡ về tâm lý, pháp lý; các chính sách hỗ trợ như vay vốn, học nghề, tìm kiếm việc làm; biện pháp bảo vệ quyền trẻ em

Mẫu số 51. Quyết định về việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP XÃ .........1..........

_______

Số:       /QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

....2...., ngày ..... tháng ..... năm ......

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

____________

CHỦ TỊCH UBND                      1

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Theo đề nghị của Trưởng Công an ............................................... ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú đối với người có tên sau đây:

1. Họ và tên (viết in hoa):.............................................................. 3; Giới tính:                   

Tên gọi khác (nếu có): ........................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ...................... ngày cấp ................. ........................................

nơi cấp .......... ................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ..........................................................................................

Nghề nghiệp: ............................................    Nơi làm việc/học tập: .......................................

Họ, tên: ......................... 4.............................................. ;Tuổi: ................................

Nghề nghiệp:...................................... ; Nơi làm việc/học tập: ...................................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ......................................................................

2. Thời hạn quản lý: từ ngày / đến ngày ..../.... /......

Điều 2. Giao cho:............ 1 và gia đình ông (bà): ..........2........phối hợp hỗ trợ ông (bà):................. 3 trong toàn bộ thời gian quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ..... tháng .... năm .....

Ông/bà có tên tại Điều 1, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 2;

- Lưu: VT,.....

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

_____________

1 Tên Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn

2 Địa danh

3 Người bị quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

4 Bố, mẹ, vợ/chồng/con hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật đối với người từ 12-18 tuổi

Mẫu số 52. Danh sách người bị quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP XÃ .........1..........

_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

 

DANH SÁCH NGƯỜI BỊ QUẢN LÝ

SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI NƠI CƯ TRÚ

___________

 

QUYỂN SỐ:.......

Mở ngày ..... tháng .... năm .....

 

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Số CMT/ CCCD

Nơi cư trú

Thời gian quản lý sau cai nghiện

Tổ chức/cá nhân, được giao QL

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Tính từ ngày 01 tháng 01 năm.... đến ngày 31 tháng 12 năm ......)

 

4. Tổng số người có quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú:            

5. Tổng số người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú: ...................

6. Tổng số người hoàn thành xong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú:      

 

 

NGƯỜI LẬP

(Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)

....... , ngày ..... tháng ....năm...

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

________________

1 Tên Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn

Mẫu số 53. Thông báo về việc tiếp tục quản lý, hỗ trợ đối với người đang bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện khi thay đổi nơi cư trú

CÔNG AN

CẤP XÃ .........1..........

_______

Số:       /............

V/v phối hợp quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

......2......, ngày.... tháng ...năm.....

 

 

 

Kính gửi: Công an                  ...................... 3

 

Ông (bà):...................... 4 .................. đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện theo Quyết định số: ......./QĐ-UBND ngày ..... tháng .... năm ..... của UBND xã................. 5 ................ (kèm theo). Nay chuyển đến cư trú tại: ...............6............

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, đề nghị cơ quan Công an.......... 3............ tiếp nhận, quản lý, hỗ trợ trong thời gian quản lý sau cai nghiện đối với: Ông(bà):                4 theo quy định của pháp luật về quản lý sau cai nghiện ma túy.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý đơn vị./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Ông (bà)..... 4 ......;

- Lưu: .........

TRƯỞNG CÔNG AN.........

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

________________

1 Tên Công an xã/phường/thị trấn

2 Địa danh

3 Tên Công an xã/phường/thị trấn nơi người cai nghiện chuyển đến

4 Ghi rõ họ, tên người bị quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

5 Tên Công an xã/phường/thị trấn nơi người cai nghiện chuyển đi

6 Ghi rõ địa chỉ (số nhà, tổ/thôn/xóm/phường/xã/huyện...)

Mẫu số 54. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP XÃ .........1..........

_______

Số: ......../GXN-CNTN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

......2....., ngày.... tháng... năm......

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Chấp hành xong Quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

_____________

CHỦ TỊCH UBND...................................................................... 1

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

Căn cứ Quyết định số: ......./QĐ-UBND ngày.... tháng ..... năm ..... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân...1 về việc quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú;

Theo đề nghị của .......................................

 

CHỨNG NHẬN:

 

1. Họ và tên (viết in hoa) .................. 3 ................; Giới tính:....................

Tên gọi khác (nếu có): .................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ...................................................... :

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ...................... ngày cấp ............................

nơi cấp .....................

Nơi cư trú hoặc chỗ ở hiện nay: ....................................................

Nghề nghiệp:...................................... ; Nơi làm việc/học tập: ...................................

2. Chứng nhận: Đã chấp hành xong thời hạn quản lý sau sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú. Thời gian: từ ngày ..../.... /...... đến ngày ..../.... /......

 

Nơi nhận:

- Ông (bà) .....3.......;

- Lưu: .............

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

____________

1 Tên Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn

2 Địa danh

3 Ghi rõ họ, tên người chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

___________

No. 116/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_____________________

Hanoi, December 21, 2021

 

DECREE

Detailing a number of articles of the Law on Drug Prevention and Control, Law on Handling of Administrative Violations on drug addiction treatment and post-treatment management

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012; Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Handling of Administrative Violations dated November 13, 2020;

Pursuant to the Law on Drug Prevention and Control dated March 30, 2021;

At the proposal of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates the Decree detailing a number of articles of the Law on Drug Prevention and Control, Law on Handling of Administrative Violations on drug addiction treatment and post-treatment management.

 

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree details a number of articles of the Law on Drug Prevention and Control and the Law on Handling of Administrative Violations on:

1. Operation conditions of public drug addiction treatment establishments; procedures for grant and revocation of operation licenses of voluntary drug addiction treatment establishments; procedures for registration and announcement of organizations and individuals qualified to provide services of family/community-based voluntary drug addiction treatment.

2. Process of drug addiction treatment.

3. Voluntary drug addiction treatment.

4. Compulsory drug addiction treatment for drug addicts aged full 18 years or older who are subject to the administrative remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments.

5. Compulsory drug addiction treatment for drug addicts aged between full 12 years and under 18 years.

6. Post-treatment management.

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to agencies, organizations and individuals participating in or related to drug addiction treatment and post-treatment management.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Drug addiction treatment service means an activity conducted by an organization or individual that fully meets the conditions prescribed by law in order to support drug addicts undergoing family/community-based voluntary drug addiction treatment.

2. Drug addiction treatment service contract means the agreement between an organization or individual providing drug addiction treatment service and a drug addict or a legal representative of drug addict aged between full 12 years and under 18 years on provision and use of voluntary drug addiction treatment service.

3. Failure to register for voluntary drug addiction treatment or failure to register for treatment of opioid addiction with alternatives means that a drug addict or a legal representative of drug addict aged between full 12 years and under 18 years, within 05 working days after being identified and notified by the competent authority as a drug addict, fails to register for voluntary drug addiction treatment or fails to register for treatment of opioid addiction with alternatives as prescribed by law. If it is not possible to comply with the above time limit due to a force majeure event, the time limit shall be redetermined from the termination of such force majeure event under the competent authority’s decision.

4. Failure to undergo voluntary drug addiction treatment or failure to undergo treatment of opioid addiction with alternatives means that a drug addict aged full 12 years or older, within 05 working days from the date of issuance of decision on voluntary drug addiction treatment or decision on treatment of opioid addiction with alternatives by the competent authority, fails to undergo registered drug addiction treatment. If it is not possible to comply with the above time limit due to a force majeure event, the time limit shall be redetermined from the termination of such force majeure event under the competent authority’s decision.

5. Arbitrary termination of voluntary drug addiction treatment process, termination of process of treatment of opioid addiction with alternatives means that the person undergoing voluntary drug addiction treatment, process of treatment of opioid addiction with alternatives does not comply with professional regulations on drug addiction treatment; leaves at his/her own will the drug addiction treatment establishment for 05 working days or more, fails to go to the establishment for treatment of opioid addiction with alternatives for 05 working days or more, or fails to comply with 10 continuous treatment courses without a good reason.

6. Addiction relapse means that the person completed voluntary drug addiction treatment, compulsory drug addiction treatment or completed treatment of opioid addiction with alternatives commits illegal drug use and is identified as a drug addict by the competent authority.

7. Having made remarkable progress means that persons undergoing the drug addiction treatment strictly abide by the rules, regulations and process of drug addiction treatment, actively work and study; not use illegal drugs, and are recognized by drug addiction treatment establishments, commune-level People's Committees where drug addicts register for drug addiction treatment.

8. Making merit means that persons undergoing drug addiction treatment have act of bravery in saving lives or property of the State, of the collective or of other people; have valuable technical innovations in labor and production, which are recognized by competent authorities at the provincial level or higher; have particularly outstanding achievements in the movement of “All people protect national security” and awarded certificates of merit from the public security or the People's Committee at the district level or higher.

9. Post-treatment management in the places of residence means a measure to support persons having undergone drug addiction treatment in addiction relapse prevention and control and integration into the community under the decision of the chairperson of the commune-level People's Committee in accordance with law.

Article 4. Principles of organization of drug addiction treatment, post-treatment management

1. Organization of drug addiction treatment and post-treatment management must comply with the provisions of the Law on Drug Prevention and Control, the Law on Handling of Administrative Violations, this Decree and other relevant laws.

2. During performance of drug addiction treatment and post-treatment management, agencies, organizations and individuals must respect the rights and obligations of persons undergoing drug addiction treatment and persons having undergone drug addiction treatment; keep personal information of persons undergoing drug addiction treatment and persons having undergone drug addiction treatment confidential; only provide relevant information to competent individuals, agencies and organizations.

3. The State ensures provision of resources for organization of voluntary and compulsory drug addiction treatment; adopt policies to encourage and support persons undergoing voluntary drug addiction treatment, persons having undergone drug addiction treatment, and organizations and individuals participating in drug addiction treatment and post-treatment management.

Article 5. Assurance of security and order, epidemic prevention and control and disease treatment at drug addiction treatment establishments

1. Upon the occurrence of complicated problems of security and order, disease prevention and control and disease treatment at the drug addiction treatment establishment, the drug addiction treatment establishment shall request combination of district-level public security or health center where the drug addiction treatment establishment is located for settlement.

2. In case of necessity or beyond the handling capacity of district-level agencies, the drug addiction treatment establishment shall report to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs; then, the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall request the department of health and the public security at the provincial level to send personnel to coordinate with the drug addiction treatment establishment in settlement. In case any required agency does not send its personnel, it must reply in writing and clearly state the reasons.

 

Chapter II

OPERATION CONDITIONS OF PUBLIC DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS; PROCEDURES FOR GRANT, RE-GRANT AND REVOCATION OF OPERATION LICENSES OF VOLUNTARY DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS; PROCEDURES FOR ANNOUNCEMENT OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS QUALIFIED TO PROVIDE SERVICES OF FAMILY/COMMUNITY-BASED VOLUNTARY DRUG ADDICTION TREATMENT

 

Section 1

OPERATION CONDITIONS OF PUBLIC DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS

 

Article 6. Conditions on physical foundations

Public drug addiction treatment establishments (hereinafter referred to as establishments) must ensure the following minimum conditions on physical foundations:

1. The establishments must be located at convenient locations for traffic access and access to health establishments; provided with electricity and clean water for daily life; with protection walls, nameplate of the establishments.

2. Physical foundations

a) Natural land area for each subject: 80 m2/subject in urban area, 100 m2/subject in rural area, 120 m2/subject in mountainous area;

b) Average room area is 06 m2/subject; for subjects with required care for 24/24, the average room area is 08 m2/subject.

3. The structure of building block of the drug addiction treatment establishments includes:

a) Administrative and management block includes: working areas, halls and accommodations of employees;

b) Residential block of the persons undergoing drug addiction treatment: organized under separate zones as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 35 of the Law on Drug Prevention and Control;

c) Functional unit block includes: health care zone, education zone, psychotherapy zone, family-visiting room, therapeutic labor zone and production zone (if any);

d) Dining area, kitchen and warehouse;

dd) Playground, sports ground must have an area of at least 25% of total usable area of the establishment.

4. Other professional standards:

a) Construction works and equipment must be convenient and safe for drug addicts who are the disabled and persons aged between full 12 years and under 18 years; meet the conditions on environment, fire prevention and fighting according to the provisions of law;

b) The establishments must comply with health, hygiene, clothing and nutrition standards for persons undergoing drug addiction treatment; ensure that persons undergoing drug addiction treatment can access to culture, physical training, sports and recreation in accordance with traditions, beliefs and religions within the framework of Vietnamese law, age and characteristics of the subjects.

Article 7. Conditions on the establishment's equipment

1. Have equipment for reception, dining, accommodation and living activities of the persons undergoing drug addiction treatment and necessary equipment for professional activities under the drug addiction treatment process.

2. List of minimum equipment and means of drug addiction treatment establishments specified in Appendix I to this Decree.

Article 8. Conditions on personnel

1. Public employees of the drug addiction treatment establishments must have training majors in one of the following professions: medicine, pharmacy, social work, psychology, pedagogy, law, economics and other professions under the functions and tasks of the establishment, in which:

a) There is at least one person responsible for, in charge of, one stage of the drug addiction treatment process in Chapter III of this Decree, with appropriate professional qualifications;

b) The person in charge of health is a physician or doctor who has been trained in determination of state of drug addiction and drug addiction treatment.

2. Leadership and management positions, specialized professional titles, structure of public employees by professional titles and norms of number of people working at public drug addiction treatment establishments shall comply with the guidance of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs.

 

Section 2

PROCEDURES FOR GRANT, RE-GRANT AND REVOCATION OF OPERATION LICENSES OF VOLUNTARY DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS

 

Article 9. Conditions for grant of operation licenses for voluntary drug addiction treatment

An establishment shall be granted operation license for voluntary drug addiction treatment (hereinafter referred to as drug addiction treatment establishment) when it fully meets the following conditions:

1. It is established, organized and operated in accordance with the provisions of law.

2. Its physical foundations meet the drug addiction treatment operation requirements as prescribed in Clauses 1, 2 and 4, Article 6 of this Decree and at Point e, Clause 3, Article 36 of the Law on Drug Prevention and Control. In case of leasing physical foundations, the remaining lease term must be at least 02 years from the time of submitting the application for operation license.

3. It is equipped with the required equipment and means according to the list specified in Appendix I to this Decree.

4. Personnel working at drug addiction treatment establishment must satisfy the conditions and standards specified in Clause 1, Article 8 of this Decree. The head or legal representative of the drug addiction treatment establishment must have university qualification or higher, have been provided training and further training in drug addiction treatment, or have experience in drug addiction treatment at drug addiction treatment establishments for at least 02 years.

5. It has financial plan to ensure the maintenance of drug addiction treatment activities of such drug addiction treatment establishment.

Article 10. Authority to grant, re-grant and revoke operation licenses

The Director of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall grant, re-grant and revoke operation licenses for voluntary drug addiction treatment establishments in the respective geographical areas under their management.

Article 11. Dossiers, order and procedures for granting operation licenses

1. A dossier of request for grant of operation license includes:

a) Written request for grant of drug addiction treatment license for voluntary drug addiction treatment establishment, made according to Form No. 01, Appendix II of this Decree;

b) 01 copy of decision on establishment, approval of establishment or certificate of enterprise registration;

c) Written approval of the headquarters of the voluntary drug addiction treatment establishments of the chairpersons of the People's Committee of the district, town, city directly under the province or centrally run city (hereinafter referred to as district level) where the drug addiction treatment establishments are located, according to Forms No. 02a and 02b, Appendix II of this Decree;

d) Documents proving the satisfaction of conditions for physical foundations and equipment specified in Clauses 2 and 3, Article 9 of this Decree;

dd) 01 original list of employees according to Form No. 03, Appendix II, enclosed with copies of diplomas and certificates; 01 resume of the head or the legal representative, made according to Form No. 04, Appendix II of this Decree, 01 copy of certificate of completion of training, further training in drug addiction treatment, or certificate of working time at the drug addiction treatment establishment of the head, the legal representative of such establishment;

e) 01 copy of the establishment's financial plan for continuing drug addiction treatment according to Form No. 05, Appendix II of this Decree.

2. Order of implementation:

a) Voluntary drug rehabilitation establishment must send 01 set of documents specified in Clause 1 of this Article in person, by post or by electronic means to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs. In case of sending dossiers by electronic means, the drug addiction treatment establishment shall keep all the originals of the dossiers and take responsibility before law for accuracy and truthfulness of such dossiers;

b) Within 15 working days from the date of receipt of complete and valid dossiers, the Director of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall organize appraisal of dossiers, operating conditions and make decision on the grant of operation license for drug addiction treatment. In case of refusal to grant operation license, it must reply in writing, clearly stating the reasons.

3. Operation license for voluntary drug addiction treatment, made according to Form No. 06, Appendix II of this Decree, includes the following details: establishment name; organizational form of the establishment; full name of the head or the legal representative; locations of head office and establishments (if any); scope of performed drug addiction treatment services; the establishment's daily working hours.

Article 12. Conditions, dossiers, order and procedures for re-grant of operation licenses for drug addiction treatment

1. Drug addiction treatment establishments shall request the re-grant of drug addiction treatment license (hereinafter referred to as license) in one of the following cases:

a) Lost or damaged license;

b) Change of the head or the legal representative of the drug addiction treatment establishment;

c) Change of location of the head office of the voluntary drug addiction treatment establishment;

d) Expiration of time limit for operation suspension as prescribed in Article 13 of this Decree.

2. A dossier of request for re-grant of license includes:

a) Written request for re-grant of the license, made according to Form No. 01, Appendix II of this Decree;

b) 01 original copy of the drug addiction treatment establishment’s minutes on confirmation on license loss or damages, made according to Form No. 07, Appendix II of this Decree, for the case specified at Point a, Clause 1 of this Article;

c) 01 resume of the head or the legal representative of the drug addiction treatment establishment, made according to Form No. 04, Appendix II of this Decree, enclosed with diplomas and certificates as prescribed in Clause 4, Article 9 of this Decree, for the case specified at Point b, Clause 1 of this Article;

d) Documents proving the satisfaction of conditions on physical foundations and equipment at the new head office as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 9 of this Decree, for the case specified at Point c, Clause 1 of this Article;

dd) Report on the results of remedying the suspension of operation of the drug addiction treatment establishment, for the case specified at Point d, Clause 1 of this Article, made according to Form No. 08, Appendix II of this Decree.

3. Order of implementation:

a) Voluntary drug rehabilitation establishment must send 01 set of documents specified in Clause 2 of this Article in person, by post or by electronic means to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs. In case of sending dossiers by electronic means, the drug addiction treatment establishment shall keep all the originals of the dossiers and take responsibility before law for accuracy and truthfulness of such dossiers;

b) Within 10 working days from the date of receipt of complete and valid dossiers, the Director of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall organize appraisal of dossiers, conditions specified in Clause 2 of this Article and make decision on the re-grant of operation license for drug addiction treatment. In case of refusal to re-grant operation license, it must reply in writing, clearly stating the reasons.

Article 13. Definite-term suspension of voluntary drug addiction treatment

1. A voluntary drug addiction treatment establishment shall have its drug addiction treatment activities suspended for a definite term in the following cases:

a) Fail to meet the operation conditions specified in Article 9 of this Decree;

b) Fail to provide services after 03 months from the date of grant of operation license;

c) Commit acts of violating the provisions of the law on drug addiction treatment;

d) Other cases as prescribed by law.

2. Under nature and seriousness of the violation, the Director of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall decide to suspend the operation of the voluntary drug addiction treatment establishment for 3 to 6 months.

3. Procedures for suspension of voluntary drug addiction treatment:

a) Within 05 working days from the date of detecting violations as prescribed in Clause 1 of this Article, the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall make minutes according to Form No. 09, Appendix II and consider, decide to suspend voluntary drug addiction treatment according to Form No. 10, Appendix II of this Decree;

b) Drug addiction treatment establishment shall refund drug addiction treatment costs and exercise other lawful rights and interests of persons undergoing drug addiction treatment under the drug addiction treatment service contract when its operation is suspended.

4. Upon the expiration of the suspension period, the voluntary drug addiction treatment establishment must report the results of remedying the suspension to the Director of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs where the suspension decision is issued. The re-grant of operation license shall comply with the provisions of Article 12 of this Decree.

Article 14. Revocation of operation license

1. The drug addiction treatment establishment's license shall be revoked in one of the following cases:

a) Have written request for suspension of drug addiction treatment according to Form No. 11, Appendix II of this Decree;

b) Fail to take remedial measures upon operation suspension as prescribed in Article 13 of this Decree;

c) Fail to fulfill the responsibilities specified in Clause 3, Article 36 of the Law on Drug Prevention and Control, causing serious material and spiritual damage to the persons undergoing drug addiction treatment;

d) After 06 months from the date of grant of the license, the voluntary drug addiction treatment establishment has not organized drug addiction treatment activities or ceased its operation for 06 consecutive months without reason, except the cases of having to suspend operations due to force majeure events; is dissolved or violates its obligations as prescribed by law.

2. Procedures for revocation of drug addiction treatment license:

a) Within 02 working days, the Director of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall consider and decide to revoke the license of the drug addiction treatment establishment for the case specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Within 05 working days from the date of detecting violations specified at Points b, c and d, Clause 1 of this Article, the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall make minutes according to Form No. 09, Appendix II and consider and decide to revoke the license of drug addiction treatment according to Form No. 12, Appendix II of the Decree.

c) The Director of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall notify the revocation of the drug addiction treatment license to the Department of Health, the provincial-level public security, and the district-level People's Committee of the locality where the voluntary drug addiction treatment establishment’s head office is located and other relevant agencies.

3. Voluntary drug addiction treatment establishment shall refund drug addiction treatment costs and exercise other lawful rights and interests of persons undergoing drug addiction treatment under the drug addiction treatment service contract when its operation license is revoked.

 

Section 3

PROCEDURES FOR ANNOUNCEMENT OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS QUALIFIED TO PROVIDE SERVICES OF FAMILY/COMMUNITY-BASED VOLUNTARY DRUG ADDICTION TREATMENT

 

Article 15. Scope of voluntary drug addiction treatment service

1. Family/community-based voluntary drug addiction treatment services include:

a) Provision of counseling and support for drug addicts in formulating drug addiction treatment plans;

b) Detoxification, and treatment of mental disorders and other pathological signs for drug addicts;

c) Education, counseling, and behavioral rehabilitation for drug addicts;

d) Organization of therapeutic labor, vocational training and support for community integration for drug addicts.

2. Under the conditions specified in Article 16 of this Decree, organizations and individuals shall register to provide one or more services within the scope specified in Clause 1 of this Article.

Article 16. Conditions for providing services of family/community-based voluntary drug addiction treatment

Organizations and individuals providing family/community-based voluntary drug addiction treatment services must satisfy the following conditions:

1. Organizations are established, organized and operate in accordance with law; individuals are not during the period of being examined for penal liability or serving the criminal judgment of the court; not during the period of prohibition from practicing or working.

2. Conditions on physical foundations and equipment:

a) Have physical foundations to receive and provide drug addiction treatment services according to the registered service scope. In case of providing inpatient services, the establishment must satisfy the conditions for accommodation and other professional standards specified at Point b, Clause 2 and Clause 4, Article 6 of this Decree;

b) Have equipment to provide drug addiction treatment services as prescribed in Section A, Appendix I of this Decree.

3. Conditions on personnel:

a) There is at least 01 person in charge of providing the services, with appropriate professional qualifications and training;

b) Personnel must meet the conditions and standards specified in Clause 2, Article 8 of this Decree.

Article 17. Dossier, order of registration, announcement of organizations and individuals qualified to provide family/community-based voluntary drug addiction treatment services

1. Dossiers for registration of providing family/community-based voluntary drug addiction treatment services include:

a) Written request of organizations or individuals for announcement of eligibility to provide family/community-based voluntary drug addiction treatment services, made according to Form No. 13, Appendix II of this Decree;

b) 01 copy of decision on establishment, approval of establishment or certificate of enterprise registration (for service providers);

c) Documents proving the satisfaction of conditions for physical foundations and equipment for service provision;

d) 01 original list of employees according to Form No. 03, Appendix II, together with 01 copy of diplomas, certificates, and criminal records certified within 03 months at the time of submission of dossiers of each employee; resume of the head or the legal representative of the service provider, made according to Form No. 04, Appendix II of this Decree;

dd) Estimated process of providing family/community-based voluntary drug addiction treatment services.

2. Order of implementation:

a) Organizations and individuals send 01 set of dossiers in person, by post or by electronic means as prescribed in Clause 1 of this Article to the district-level People's Committee of the locality where the organization is headquartered or where the individual resides. In case of sending dossiers by electronic means, the organizations, individuals shall keep all the originals of the dossiers and take responsibility before law for accuracy and truthfulness of such dossiers;

b) Within 10 working days from the date of receipt of valid registration dossiers, the chairpersons of the district-level People's Committees shall organize appraisal and announce organizations and individuals eligible to provide services of family/community-based voluntary drug addiction treatment under Form No. 14, Appendix II of this Decree. In case of ineligibility for announcement, a written reply must be given clearly stating the reason.

3. The announcement of organizations and individuals eligible to provide family/community-based voluntary drug addiction treatment services must be publicly posted on the website of the district-level People's Committee, the head office of the commune-level People's Committee and announced on mass media in the locality.

Article 18. Suspension of provision of family/community-based voluntary drug addiction treatment services

1. Organizations and individuals providing family/community-based voluntary drug addiction treatment services shall be suspended for a definite time in the following cases:

a) Fail to meet the conditions for providing family/community-based voluntary drug addiction treatment services as prescribed in Article 16 of this Decree;

b) Fail to provide services after 06 months from the date of announcement;

c) Commit acts of violating the provisions of the law on drug addiction treatment;

d) Other cases as prescribed by law.

2. Under the nature and seriousness of the violation, the chairperson of the district-level People's Committee shall decide to suspend the provision of family/community-based voluntary drug addiction treatment services for 3 to 6 months.

3. Procedures for suspension of provision of voluntary drug addiction treatment services:

a) Within 05 working days from the date of detecting violations as prescribed in Clause 1 of this Article, the head of the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall make minutes according to Form No. 15, Appendix II of this Decree to report to the Chairperson of the district-level People's Committee. Within 05 working days from the date of making minutes, the chairperson of the district-level People's Committee shall consider and decide to suspend the provision of voluntary drug addiction treatment services according to Form No. 16, Appendix II of this Decree;

b) Organizations and individuals subject to operation suspension shall refund the cost of using drug addiction treatment services and exercise other lawful rights and interests of the persons undergoing drug addiction treatment under the drug addiction treatment service contract upon suspension.

4. Upon the expiration of the suspension period, organizations and individuals shall re-register and announce them according to the provisions of Article 19 of this Decree.

Article 19. Conditions, dossiers and order for re-announcement for organizations and individuals providing family/community-based voluntary drug addiction treatment services

1. Conditions on re-announcement:

a) Change of the legal representative of the service provider; change of the service provision location;

b) Expiry of the period of suspension of provision of voluntary drug addiction treatment services under the decision of the chairperson of district-level People's Committee.

2. Dossiers of request for re-announcement include:

a) Written request for re-announcement of organizations or individuals, made according to Form No. 13, Appendix II of this Decree;

b) Resume of the legal representative of the service-providing organization, made according to Form No. 04, Appendix II, enclosed with diplomas, certificates, and criminal records or new head office location of the service provider for the case specified at Point a, Clause 1 of this Article; report on the results of remedying the suspension of service provision in the case specified at Point b, Clause 1 of this Article, under Form No. 17, Appendix II of this Decree.

3. Within 10 working days from the date of receipt of valid dossiers, the chairpersons of district-level People's Committees shall appraisal and re-announce organizations and individuals eligible to provide family/community-based voluntary drug addiction treatment services under Form No. 14, Appendix II of this Decree. In case of ineligibility for announcement, a written reply must be given clearly stating the reason.

4. The re-announcement of organizations and individuals eligible to provide family/community-based voluntary drug addiction treatment services must be publicly posted on the website of the district-level People's Committee, the head office of the commune-level People's Committee and announced on mass media in the locality.

Article 20. Order of registration and announcement of voluntary drug addiction treatment establishments and public drug addiction treatment establishments

1. Voluntary drug addiction treatment establishments and public drug addiction treatment establishments shall send written request for announcement of eligibility to provide family/community-based voluntary drug addiction treatment services to the chairpersons of the district-level People's Committees of the localities where the services are expected to be provided.

2. The chairpersons of the district-level People's Committees shall make the announcement in accordance with Clause 2, Article 17 of this Decree.

Article 21. Order and assignment of provision of family/community-based voluntary drug addiction treatment services to public non-business units

1. Based on the demand for family/community-based voluntary drug addiction treatment and the functions, tasks and actual conditions, the chairpersons of the district-level People's Committees shall decide to order and assign public non-business units under their management to provide one or more family/community-based voluntary drug addiction treatment services according to Form No. 18, Appendix II of this Decree.

2. Public non-business units under order or assignment to provide family/community-based voluntary drug addiction treatment services must satisfy the conditions of physical foundations, equipment and personnel as prescribed in this Decree and current regulations on bidding, ordering and assigning tasks to provide the state budget-based public products and services.

3. Chairpersons of the district-level People's Committees shall arrange resources for selected public non-business units and publicly notify the list of such public non-business units on the website of the district-level People's Committees, headquarters of commune-level People's Committees and announce on mass media in the locality.

 

Chapter III

PROCESS OF DRUG ADDICTION TREATMENT

 

Article 22. Receipt and classification

1. Carry out procedures for receiving persons undergoing drug addiction treatment according to the rules and regulations of drug addiction treatment establishments and voluntary drug addiction treatment service providers.

2. Collect personal information of drug addicts to advise on formulating drug addiction treatment plans, including: age, gender, health status, type of drug used, level of use, educational qualifications, occupation and other issues of the drug addicts and their families according to Form No. 19 Appendix II of this Decree.

3. Provide information on drug addiction treatment methods, drug addiction treatment programs; counsel and answer questions for drug addicts.

4. Classify subjects and advice on formulating drug addiction treatment plans according to Form No. 20, Appendix II of this Decree.

Article 23. Detoxification, and treatment of mental disorders and other pathological signs

1. Examine and develop medical records for drug addicts; Pay attention to signs of mental disorders, opportunistic illnesses.

2. Determine the type of drug and drug dosage used by drug addicts to develop a treatment regimen for detoxification according to the guidance of the Ministry of Health.

3. Perform psychological counseling for drug addicts before detoxification.

4. Implement treatment regimens according to regulations and professional guidelines of the Ministry of Health. Combine the use of drugs with psychological measures and physical therapy and rehabilitation measures; combine detoxification with treatment of mental disorders and other opportunistic illnesses.

Article 24. Education, counseling, and behavioral rehabilitation

1. Organize education, and learning of topics: civic education, health and community, law, ethics, national traditions and other relevant topics in accordance with the number and qualifications of persons undergoing drug addiction treatment.

2. Organize psychotherapy activities to treat mental disorders, improve life skills, life values, positive thinking, self-management skills for persons undergoing drug addiction treatment.

3. Combine study and therapy with counseling and encouraging persons undergoing drug addiction treatment to participate in daily labor activities at the establishment to create awareness and good habits in daily life.

4. Organize and perform cultural activities, sports, programs of collective activities, physical games for persons undergoing drug addiction treatment.

Article 25. Therapeutic labor, vocational training

1. Organize therapeutic labor activities to help persons undergoing drug addiction treatment improve their physical and mental health, enhance their sense of organization and discipline at work, improve their self-reliance and help persons undergoing drug addiction treatment to realize the value of labor.

2. Based on the number, health, age, gender, qualifications, time, and aspirations of persons undergoing drug addiction treatment, organize career orientation and vocational training activities under the actual conditions at the establishments according to the Law on Vocational Education.

Article 26. Preparation for community reintegration.

1. Assess the results of the implementation of the drug addiction treatment plan by the objectives; assess physical and mental health status of persons undergoing drug addiction treatment;

2. Determine the place of residence of the persons undergoing drug addiction treatment to prepare for the implementation of post-treatment management measures; advise measures on drug addiction relapse prevention and control for persons undergoing drug addiction treatment; skills to refuse to use drugs upon community reintegration.

3. Provide information on community-based post-treatment management measures and the state's integration support policies for persons having undergone drug addiction treatment; introduce, provide information, address of social work services, local peer groups for persons undergoing drug addiction treatment.

4. Disseminate policies, laws, information on socio-economic situation, labor market, counseling, life skills education, support psychological issues, support legal procedures to equip with necessary knowledge and improve the ability of persons undergoing drug addiction treatment to self-solve difficulties and problems.

5. Guide persons undergoing drug addiction treatment to develop community reintegration plans according to Form No. 21, Appendix II of this Decree. The plans should identify the goals and aspirations of the persons undergoing drug addiction treatment, the actual situation, the support of resources, the own capacity of persons undergoing drug addiction treatment, choose jobs suitable to their health and working skills.

Article 27. Development and implementation organization of the drug addiction treatment process

1. Develop and issue drug addiction treatment process under the provisions of Articles 22, 23, 24, 25 and 26 of this Decree and physical foundations, equipment, personnel of the drug addiction treatment establishments and units.

2. The drug addiction treatment process must be consistent with the classification of drug addicts, the drug addiction treatment period of subjects, age, gender, health and qualifications of the persons undergoing drug addiction treatment.

 

Chapter IV

VOLUNTARY DRUG ADDICTION TREATMENT

 

Section 1

PROCEDURES FOR REGISTRATION OF DRUG ADDICTION TREATMENT AND ORGANIZATION OF FAMILY/COMMUNITY-BASED VOLUNTARY DRUG ADDICTION TREATMENT

 

Article 28. Registration of voluntary drug addiction treatment, treatment of opioid addiction with alternatives

1. Within 05 working days from the date of receipt of results of determination of drug addiction from the competent authority, drug addicts aged full 12 years or older (hereinafter referred to as drug addicts) must register voluntary drug addiction treatment or register treatment of opioid addiction with alternatives at the commune-level People's Committees of the localities where such persons reside. In case, the person has no stable place of residence, such person must register at the commune-level People's Committee of the locality where such person commits illegal acts and conducts drug addiction treatment at public drug addiction treatment establishment after having decision of the competent authority.

2. Procedures and dossiers for registration of treatment of opioid addiction with alternatives shall comply with the regulations of the Government. Within 5 working days after the drug addicts participate in treatment or terminate treatment, the opioid addiction treatment establishment shall notify the chairpersons of the commune-level People's Committees of the locality where the drug addicts register to manage or prepare dossiers of requesting the application of compulsory drug addiction treatment measures.

3. Voluntary drug addiction treatment locations:

a) At family, community;

b) At public drug addiction treatment establishments or voluntary drug addiction treatment establishments.

4. A dossier for registration of voluntary drug addiction treatment includes:

a) 01 registration form for voluntary drug addiction treatment according to Form No. 22 Appendix II of this Decree;

b) 01 copy of the result sheet on determination of state of drug addiction issued by the competent agency;

c) 01 copy of one of the identification papers: citizen identification card or identity card, passport, birth certificate (for persons aged between full 12 years and under 18 years) of drug addicts.

5. Procedures for registration of voluntary drug addiction treatment:

a) Drug addicts, legal representatives of drug addicts aged between full 12 years and under 18 years shall submit 01 set of dossiers as prescribed in Clause 4 of this Article at the commune-level People's Committee's point of receiving registration for drug addiction treatment; produce the original of the identification papers for comparison.

b) The recipient shall check the dossiers, compare the identification papers and enter the code of voluntary drug addiction registration according to Form No. 23, Appendix II of this Decree. In case of invalid dossiers, the recipient shall guide the registrant to complete and supplement the application for registration of voluntary drug addiction treatment.

Article 29. Receipt of registration for voluntary drug addiction treatment

1. Chairpersons of the commune-level People's Committees shall arrange locations, personnel to receive dossiers, guide the registration of voluntary drug addiction treatment.

2. The place to receive registration for voluntary drug addiction treatment must have necessary equipment for reception and record keeping.

Article 30. Decision on family/community-based voluntary drug addiction treatment or decision on treatment of opioid addiction with alternatives

1. Within 03 working days from the date of receiving registration for voluntary drug addiction treatment, registration for treatment of opioid addiction with alternatives, the commune-level public security office shall assist the Chairperson of same-level People’s Committee in assessment of drug addiction treatment registration dossiers, submit to the Chairperson of the commune-level People's Committee for decision on family/community-based voluntary drug addiction treatment or treatment of opioid addiction with alternatives.

2. Decision on family/community-based voluntary drug addiction treatment or treatment of opioid addiction with alternatives according to Form No. 24, Appendix II of this Decree must be sent to persons undergoing drug addiction treatment and their families, units providing family/community-based voluntary drug addiction treatment services and related organizations and individuals for implementation.

Article 31. Implementation of family/community-based voluntary drug addiction treatment

1. Persons undergoing drug addiction treatment, legal representatives of the persons undergoing drug addiction treatment shall:

a) Carry out drug addiction treatment according to the decision of the chairperson of the commune-level People's Committee;

b) Coordinate with organizations and individuals providing voluntary drug addiction treatment services and voluntary drug addiction treatment establishments to complete the drug addiction treatment plan and implement the drug addiction treatment plan with the professional support of the organizations or individuals providing services and family support. Comply with guidance of specialized agency in the process of implementing the individual's drug addiction treatment plan;

c) Pay the cost of using voluntary drug addiction treatment services to organizations and individuals providing services under service use contracts.

2. Families and legal representatives of persons undergoing voluntary drug addiction treatment shall:

a) Manage, support and encourage persons undergoing drug addiction treatment to implement drug addiction treatment plans;

b) Create material and spiritual conditions for persons undergoing drug addiction treatment to recover their health and psychology; implement appropriate support, intervention and protection measures in accordance with the law on child protection in participating in learning (for those aged under 18 years), vocational training, create jobs, livelihoods to help persons undergoing drug addiction treatment in society, community integration;

c) Pay drug addiction treatment costs under the contract of using drug addiction treatment services (for persons aged between full 12 years and under 18 years).

3. Organizations and individuals providing services of family/community-based voluntary drug addiction treatment, and voluntary drug addiction treatment establishments shall:

a) Publicly and transparently announce the service type, the service performance process, and the service provision price for persons undergoing drug addiction treatment and families of drug addicts;

b) Receive, advise and guide persons undergoing drug addiction treatment in developing drug addiction treatment plans under the drug addiction treatment process specified in Chapter III of this Decree;

c) Strictly comply with professional regulations according to the drug addiction treatment process, take responsibility for the quality of provided services;

d) Notify the commune-level People's Committee such persons have registered for family/community-based voluntary drug addiction treatment when the persons undergoing drug addiction treatment use the service or voluntarily terminate the service use or complete the service.

Article 32. Contents of family/community-based voluntary drug addiction treatment management of the commune-level People's Committees

1. Guidance on the implementation of family/community-based voluntary drug addiction treatment:

a) Propagate and disseminate to the people about policies and laws on drug prevention and control and drug addiction treatment; subjects, order and procedures for registration of family/community-based voluntary drug addiction treatment;

b) Review and make statistics on the number of drug addicts to develop voluntary drug addiction treatment management plan; mobilize the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, voluntary social work teams and volunteers in the locality to participate in management and support of persons undergoing voluntary drug addiction treatment;

c) Make a list of persons undergoing voluntary drug addiction treatment; assign staff to manage, monitor and evaluate results for persons undergoing family/community-based voluntary drug addiction treatment;

d) At the drug addiction treatment registration point, publicly notify list of organizations and individuals eligible to provide family/community-based voluntary drug addiction treatment services, and voluntary drug addiction treatment establishments. Request the organization and individuals providing drug addiction treatment services to publicly and transparently notify the following contents: service type, service performance process, service price;

dd) Create conditions for persons undergoing drug addiction treatment to participate in activities of mass organizations and social organizations in the locality; prioritize activities creating jobs and livelihoods for persons undergoing family/community-based voluntary drug addiction treatment.

2. Management of persons undergoing family/community-based voluntary drug addiction treatment when they change their place of residence:

a) Upon of change of place of residence, persons undergoing family/community-based voluntary drug addiction treatment must notify to the chairpersons of the commune-level People's Committees where voluntary drug addiction treatment decisions are made;

b) Chairpersons of the commune-level People's Committees of the locality from which they leave shall transfer dossiers of persons undergoing voluntary drug addiction treatment to the chairpersons of the commune-level People's Committees of the locality to which they move for continuing management and support.

A dossier includes: written request for continuing management and support for persons undergoing family/community-based voluntary drug addiction treatment under Form No. 25, Appendix II of this Decree; decision on voluntary drug addiction treatment.

c) Commune-level public security offices shall assist the chairpersons of the same-level People's Committees in implementation of Points a and b, Clause 2 of this Article.

3. Grant of certificate of completion of family/community-based voluntary drug addiction treatment:

a) At the end of the voluntary drug addiction treatment period, the person assigned to monitor and manage the person undergoing drug addiction treatment shall evaluate the results of voluntary drug addiction treatment and request the chairperson of the commune-level People's Committee to grant certificate of completion of family/community-based voluntary drug addiction treatment;

b) Certificate of completion of family/community-based voluntary drug addiction treatment is made according to Form No. 26a, Appendix II of this Decree, 01 copy is sent to the person undergoing drug addiction treatment, her/his family (for persons aged between full 12 years and under 18 years), 01 copy is sent to the commune-level public security office for post-treatment management.

Article 33. Handling of cases of violations of the law on voluntary drug addiction treatment

1. Chairperson of commune-level People's Committee or Chief of commune-level public security shall make record of violations according to Form No. 27, Appendix II of this Decree as a basis for preparation of dossiers for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments in the following cases:

a) Drug addicts who do not register for voluntary drug addiction treatment;

b) Persons who have had a decision on family/community-based voluntary drug addiction treatment but fail to undergo drug addiction treatment or terminate at their own will the voluntary drug addiction treatment process;

c) Illegal drug users during voluntary drug addiction treatment;

d) Drug addicts who fail to undergo or terminate treatment at their own will when registering for treatment of opioid addiction with alternatives.

2. Dossier and order of requesting the application of compulsory drug addiction treatment measures shall comply with the provisions of Section 1, Chapter V of this Decree.

Article 34. Conditions for organization of family/community-based voluntary drug addiction treatment and support regime for people undergoing voluntary drug addiction treatment

1. Based on the number of persons undergoing voluntary drug addiction treatment, the chairperson of the commune-level People's Committee shall assign at least 01 person to perform psychological counseling, social work, management, and support for persons undergoing family/community-based voluntary drug addiction treatment.

2. Funds for investment, renovation and upgrading of physical foundations, procurement of equipment for point of receiving registration for voluntary drug addiction treatment under the commune-level People's Committee, public non-business units providing family/community-based drug addiction treatment services shall comply with the law on public investment, state budget, management and use of public property and current regulations on financial autonomy mechanism applicable to public non-business units.

3. Funds of preparation, review and approval of dossiers for registration of voluntary drug addiction treatment; support for the persons in charge of psychological counseling, social work, the persons in charge of management of and support for the persons undergoing family/community-based drug addiction treatment, and other funds to serve the organization of family/community-based voluntary drug addiction treatment shall be paid by the State budget according to the decentralization of the Law on State Budget.

4. Support regime:

a) Commune-level persons in charge of psychological counseling, social work, management, and support for persons undergoing family/community-based voluntary drug addiction treatment, persons subject to post-treatment management shall receive monthly remuneration. The maximum remuneration is 0.6 (zero point six) times of the current base salary;

b) Upon completing at least 03 stages as prescribed in Articles 22, 23 and 24 of this Decree, persons undergoing family/community-based voluntary drug addiction treatment will receive the State’s one-time support of drug addiction treatment expenses, with the minimum amount equal to the current base salary.

5. Expenditure contents and levels are specified in Clauses 3 and 4 of this Article under the guidance of the Ministry of Finance.

 

Section 2

PROCEDURES FOR RECEIVING AND PERFORMING VOLUNTARY DRUG ADDICTION TREATMENT AT DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS AND SUPPORT REGIMES FOR PERSONS UNDERGOING VOLUNTARY DRUG ADDICTION TREATMENT

 

Article 35. Procedures for receiving persons undergoing voluntary drug addiction treatment at drug addiction treatment establishments

1. Drug addicts aged full 12 years or older with drug addiction treatment demand may receive voluntary drug addiction treatment at drug addiction treatment establishments.

2. A dossier of receipt of voluntary drug addiction treatment at drug addiction treatment establishments includes:

a) 01 registration form for voluntary drug addiction treatment according to Form No. 22, Appendix II of this Decree;

b) 01 copy of one of the identification papers: citizen Identification card, identity card, passport or birth certificate (for persons aged between full 12 years and under 18 years) of persons undergoing drug addiction treatment.

3. Order of implementation:

a) Drug addicts aged full 18 years, legal representatives of drug addicts aged between full 12 years and under 18 years shall submit 01 set of dossiers as prescribed in Clause 2 of this Article at drug addiction treatment establishments; produce the original of one of the identification papers for comparison;

b) Drug addiction treatment establishments shall receive dossiers, check, compare and advise drug addiction treatment plans; provide information on drug addiction treatment services available at the establishments, cost of using the establishments' drug addiction treatment services, other expenses, contributions and support regime for persons undergoing drug addiction treatment (if any);

c) Drug addicts or legal representatives of the drug addicts aged between full 12 years and under 18 years and the representatives of the drug addiction treatment establishments shall reach an agreement and sign the drug addiction treatment service contract;

d) For drug addiction treatment service contract: 01 copy is sent to drug addicts, legal representatives of drug addicts aged between full 12 years and under 18 years, 01 copy is sent to the commune-level People's Committees of the localities where persons undergoing drug addiction treatment register for voluntary drug addiction treatment according to regulations.

Article 36. Voluntary drug addiction treatment service contract

1. Drug addiction treatment service contract includes the following main contents:

a) Subject of the contract: organizations and individuals providing drug addiction treatment service and drug addicts or legal representatives of drug addicts aged between full 12 years and under 18 years on provision and use of voluntary drug addiction treatment service;

b) Object of the contract (type of service, form of service provision, time and location of drug addiction treatment, etc.);

c) Service use price, form;

d) Rights and obligations of drug addiction treatment establishments and persons undergoing drug addiction treatment in providing and using drug addiction treatment services;

dd) Liability for breach of contract; cases of compensation for damage, reduction of service use costs; cases of unilateral termination of the performance of the service contract or renewal of the service contract;

e) Date of validity and termination of the contract.

2. Form of drug addiction treatment service contract shall be according to Form No. 28, Appendix II of this Decree.

Article 37. Performance of drug addiction treatment service contract

1. Drug addicts aged full 18 years or older or legal representatives of drug addicts aged between full 12 years and under 18 years shall:

a) Make sure that persons undergoing drug addiction treatment are present at drug addiction treatment establishments during the entire period of service use under the signed contract;

b) Comply with the internal rules, regulations, and instructions and professional regulations of drug addiction treatment establishments;

c) Pay the cost of using drug addiction treatment services under the contract.

2. Drug addiction treatment establishments shall:

a) Receive, classify and advise on the formulation of drug addiction treatment plans according to the drug addiction treatment process specified in Chapter III of this Decree. Organize drug addiction treatment and provide drug addiction treatment services under signed contracts;

b) Strictly comply with professional regulations, take responsibility for the quality of provided services;

c) Notify in writing to the commune-level People's Committees of the localities where such persons register for family/community-based voluntary drug addiction treatment when the persons undergoing drug addiction treatment use the service or voluntarily terminate the use of the service.

Article 38. End of drug addiction treatment service contract

1. Before the end of the period of providing drug addiction treatment services under the contract, the drug addiction treatment establishments shall evaluate the results of drug addiction treatment; coordinate with persons undergoing drug addiction treatment or legal representatives of drug addicts aged between full 12 years and under 18 years to carry out procedures for contract liquidation in accordance with law.

2. Directors (or the heads) of drug addiction treatment establishments shall issue certificates of completion of voluntary drug addiction treatment to drug addicts according to Form No. 26b, Appendix II of this Decree.

The certificates must be sent to drug addicts, parents or guardians, legal representatives of drug addicts, commune-level People's Committees of the localities where persons undergoing drug addiction treatment register for voluntary drug addiction treatment to carry out post-treatment management.

3. For persons undergoing drug addiction treatment aged between full 12 years and under 18 years, drug addiction treatment establishments shall notify and handover persons undergoing drug addiction treatment to their parents or guardians or legal representatives.

Article 39. Regimes and policies for persons undergoing voluntary drug addiction treatment at drug addiction treatment establishments

1. The State shall pay expenses for medicines for detoxification, and treatment of mental disorders for persons undergoing voluntary drug addiction treatment at public drug addiction treatment establishments.

2. The State shall support 95% of expenses of drug addiction treatment and common medicines for the following subjects:

a) Veterans;

b) Persons infected with toxic chemicals and with their working capacity reduced by 81% or higher;

c) Persons subject to poor households;

d) Lonely old people without support;

dd) Orphaned children;

e) People with severe and especially severe disabilities.

3. Provincial-level People's Councils, based on their ability to balance the budget and quantity of participants in voluntary drug addiction treatment at public establishments under their management shall decide:

a) The higher support level, the subjects extended beyond the regime specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Level of support for monthly meals, clothing and personal-use items is at least 70% of the norm for drug addicts subject to the administrative remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments;

c) Level of support for accommodation for drug addicts participating in voluntary drug addiction treatment at voluntary drug addiction treatment establishments.

4. Funds for the implementation of regimes and policies for persons undergoing voluntary drug addiction treatment at drug addiction treatment establishments shall be paid by the local budget according to the decentralization of the Law on State Budget.

5. Expenditure contents and levels are specified in this Article under the guidance of the Ministry of Finance.

 

Chapter V

COMPULSORY DRUG ADDICTION TREATMENT

 

Section 1

PROCEDURES FOR PREPARRATION OF DOSSIERS OF REQUEST FOR APPLICATION OF THE ADMINISTRATIVE REMEDY OF CONSIGNMENT INTO COMPULSORY DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS

 

Article 40. Prepare dossiers of request for application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments (hereinafter referred to as dossiers of request)

1. Within 05 working days from the date of detection of drug addicts specified in Article 32 of the Law on Drug Prevention and Control, competent agencies shall prepare dossiers of request for application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments according to the provisions of Article 103 of the Law on Handling of Administrative Violations (amended and supplemented in 2020).

2. The identification of drug addicts without stable place of residence shall comply with the provisions of the Decree detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Drug Prevention and Control.

Article 41. Components of dossiers of request

1. For drug addicts with stable residence:

a) 01 resume of the person proposed to apply the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments according to Form No. 30, Appendix II of this Decree;

b) 01 minutes of violation of one of the illegal acts on registration of drug addiction treatment, family/community-based voluntary drug addiction treatment, post-treatment management, and treatment of opioid addiction with alternatives according to Form No. 27, Appendix II of this Decree;

c) 01 copy of the result sheet on determination of state of drug addiction issued by the competent agency;

d) 01 report of the person proposed to apply the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments according to Form No. 31, Appendix II of this Decree;

dd) Chairpersons of the commune-level People's Committees, the public security offices shall prepare dossiers of request for application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments and make a written request according to Form No. 29, Appendix II of this Decree enclosed with the documents specified at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article and other relevant documents (if any).

2. For drug addicts without stable place of residence:

a) Documents specified in Clause 1 of this Article;

b) Document on identification of the drug addict without stable place of residence, issued by the competent public security office.

Article 42. Notice of preparation of dossiers and transfer of dossiers of request

1. After completing the preparation of dossiers of request, the dossier-making agency specified in Article 40 of this Decree shall notify in writing the preparation of dossiers of request for application of compulsory drug addiction treatment measures, enclosed with 01 copy of dossier set according to Form No. 32, Appendix II of this Decree to drug addicts or their legal representatives.

2. Written notice of the preparation of dossiers of request for application of the measure of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments includes the following basic contents:

a) Full name of the violator;

b) Reason for preparing dossiers of request;

c) Right of the person to be notified;

d) Time limit for reading the dossiers.

3. Within 03 working days from the date of receiving the notice, the drug addicts or their legal representatives have the right to read the records and take notes of the necessary contents.

4. Within 01 working day from the date of expiration of reading the dossiers

a) The provincial-level public security office shall send written request enclosed with the dossiers to the head of the Division of Labor, Invalids and Social Affairs of the locality where the person requested to apply the measure commits a violation; the district-level public security office, the chairperson of the commune-level People's Committee shall send written request enclosed with the dossiers to the head of the Division of Labor, Invalids and Social Affairs of the locality where the dossiers of request are made.

b) The dossiers of request shall be numbered and made in two copies, the original is sent to the head of the Division of Labor, Invalids and Social Affairs, other copy is archived at the dossier-making agency in accordance with the law on archiving.

Article 43. Order of consideration and decision on the transfer of dossiers of request for application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments

1. Within 02 working days from the date of receipt of the dossiers of request from the dossier-making agency, the head of Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall check and compare the composition of the dossiers of request according to the provisions of Article 41 of this Decree.

a) In case of valid dossiers, the head of the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall transfer the dossiers to the district-level People's Court for consideration and decision on application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments;

b) In case of invalid dossiers, the head of the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall return the dossiers to the dossier-making agency for supplement according to Form No. 33, Appendix II of this Decree; duration of supplement is 2 working days from the date of receipt of the dossiers.

Within 02 working days from the date of receipt of additional documents, the head of the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall transfer the dossiers to the district-level People's Court for consideration and decision on application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments.

2. Dossiers to request the district-level People's Court to consider application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments:

a) Written request of the head of the Division of Labor, Invalids and Social Affairs for consideration and application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments shall be sent to the same level People's Court. The document must specify the name of the compulsory drug addiction treatment establishments that the person proposed to apply this remedy according to Form No. 34, Appendix II of this Decree;

b) Dossiers of request of application for the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments specified in Article 41 of this Decree.

The dossiers of request shall be numbered and made into 02 copies, the original is transferred to the district-level People's Court, other copy is archived at the Division of Labor, Invalids and Social Affairs in accordance with the law on archiving.

3. In case the Court makes a written request for clarification of a number of contents in the dossier, within 2 working days from the date of receipt of the Court's written request, the head of the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for coordinating with the dossier-making agency in making a written reply, clearly stating the reason.

 

Section 2

MANAGEMENT OF DRUG ADDICTS DURING PENDING COMPLETION OF PROCEDURES FOR REQUEST FOR CONSIGNMENT INTO COMPULSORY DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS

 

Article 44. Subjects under management

1. Drug addicts during pending completion of procedures for request for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments shall be subject to management measures in one of two forms specified in Article 45 of this Decree.

2. The management time limit is counted from the time of making the dossier until the competent person sends the subject to apply the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments according to the decision of the Court.

3. Management period at the compulsory drug addiction treatment establishments or the centers, the establishments receiving the social subjects for the subjects specified in Clause 1 of this Article shall be deducted from the compulsory drug addiction treatment period.

Article 45. Forms of management

1. Family-based management shall be applied to drug addicts with stable place of residence, and their families (father, mother, spouse, siblings aged full 18 years or older) agree to manage and the representative of their families confirms in writing under Form No. 35, Appendix II of this Decree

2. Management at compulsory drug addiction treatment establishments or centers or establishments receiving the social subjects (hereinafter referred to as management establishments) shall be applied to drug addicts who do not have a stable place of residence or have stable place of residence but their families (father, mother, spouse, siblings aged full 18 years or older) do not agree to manage, the representative of their families confirms in writing under Form No. 35, Appendix II of this Decree.

Article 46. Management decision

1. Under the provisions in Articles 44 and 45 of this Decree, the dossier-making agency shall decide to assign management of the drug addicts during the preparation of dossiers to compulsory drug addiction treatment establishments, according to Form No. 36, Appendix II of this Decree. This decision must be sent immediately to drug addicts, drug addicts' families, and management establishments for implementation.

2. The decision must clearly state: date of the decision; full name and position of the decider; full name, date of birth, place of residence of the person in charge of management or name and address of the management establishment; full name, date of birth, place of residence of the manager; reasons, time limits, responsibilities of the manager, responsibilities of the manager or managing agency or organization, and responsibilities of commune-level People’s Committee of the locality where the subject resides.

Article 47. Execution of management decisions

1. The agency making management decisions shall bring drug addicts to management establishments. In case the drug addict is in state of mental disorder or has disease requiring treatment, he/she must be taken to medical establishment for stable treatment before handing over to the management establishment.

2. Handover dossiers include:

a) Management decision according to the provisions of Article 46 of this Decree;

b) Resume of the subject, certified by the dossier-making agency.

3. Handover procedures:

a) The representative of the agency issuing the management decision shall hand over the person under management;

b) The representative of the management establishment shall compare people, documents and make minutes of handover according to Form No. 37, Appendix II of this Decree. The minutes must be sent to the commune-level People's Committee of the locality where the subject resides or the place where the subject commits a violation, where the agency makes dossier.

Article 48. Responsibilities of families, management establishments and drug addicts during the management period

1. Families, agencies and organizations assigned to manage drug addicts have the following responsibilities:

a) Not let the person under management continue to violate the law;

b) Ensure the presence of the person under management upon decision on consignment into compulsory drug addiction treatment establishments;

c) Promptly report to the competent agency or person that has issued the decision to assign the management in case the person under management escapes or commits illegal acts;

d) Management establishments are responsible for management, education, counseling, treatment of withdrawal syndrome, treatment of mental disorders and other diseases for drug addicts.

2. Drug addicts under management shall:

a) Strictly abide by the provisions of law on temporary residence and temporary absence; when leaving the commune, ward or township to stay in another locality, they must notify the family, agency or organization in charge of management of the address and duration of temporary stay there;

b) Be present at the head office of the dossier-making agency when requested.

c) Comply with the rules and regulations of the management establishment.

3. The agency making decision on management of drug addicts shall:

a) Notify families, management establishments and drug addicts of their rights and obligations during the management period;

b) Take measures to support families, management establishments in supervising drug addicts during the management period;

c) Upon receiving notice of drug addicts' escape or illegal acts, the management decision-making agency must take handling measures according to its competence or notify in writing the competent handling agency according to the provisions of the law.

4. Upon receiving notice of drug addicts' escape, the management decision-making agency must coordinate with the management establishments and the drug addicts' families to track down and apply necessary coercive measures as prescribed by law to bring the subject back to the place of management.

In case of escape of the drug addicts under the management of their families, the management decision-making agency shall cancel the decision on family-based management of drug addicts and apply the management form at the management establishments.

Article 49. Assurance of physical foundations and personnel for the management of drug addicts at compulsory drug addiction treatment establishments, centers, and establishments for receiving social subjects, and regimes for those under management

1. Based on the actual situation of the locality, the chairperson of the provincial-level People's Committee shall assign the drug addicts management during pending completion of procedures for request for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments to the compulsory drug addiction treatment establishments or centers, establishments receiving the social subjects under their management.

2. Compulsory drug addiction treatment establishments or centers or establishments receiving social subjects assigned to manage drug addicts during pending completion of procedures for request for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments must ensure the following conditions on physical foundations, equipment and personnel as prescribed in Articles 6, 7 and 8 of this Decree; arrange dedicated zone for management.

3. During the management period at the compulsory drug addiction treatment establishments or the centers, the establishments receiving social subjects, drug addicts are entitled to the same meals, accommodation, living activities and medical support as those of compulsory drug addiction treatment establishments or centers or establishments receiving social subjects.

 

Section 3

ORDER AND PROCEDURES FOR PREPARATION OF DOSSIERS OF APPLICATION FOR CONSIGNMENT INTO COMPULSORY DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS FOR DRUG ADDICTS AGED BETWEEN FULL 12 YEARS AND UNDER 18 YEARS

 

Article 50. Preparation of dossiers of request for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments

Within 05 working days from the date of detection of drug addicts specified in Article 33 of the Law on Drug Prevention and Control, competent agencies shall prepare dossiers of request for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments according to the provisions of Article 34 of the Law on Drug Prevention and Control.

Article 51. Components of dossiers of request for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments

1. For drug addicts aged between full 12 years and under 18 years with stable place of residence:

a) 01 minutes of violation of one of the illegal acts on registration of drug addiction treatment, family/community-based voluntary drug addiction treatment and treatment of opioid addiction with alternatives according to Form No. 27,, Appendix II of this Decree;

b) 01 resume of the person proposed to apply the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments according to Form No. 30, Appendix II of this Decree;

c) 01 copy of the result sheet on determination of state of drug addiction issued by the competent agency;

d) 01 report of drug addicts aged between full 12 years and under 18 years or their legal representative's report according to Form No. 31, Appendix II of this Decree;

dd) 01 written opinion of the parent, guardian or legal representative according to Form No. 38, Appendix II of this Decree;

e) Chairpersons of the commune-level People's Committees, the public security offices shall prepare dossiers of request for application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments and make a written request according to Form No. 29, Appendix II of this Decree enclosed with the documents specified at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article and other relevant documents (if any).

2. For drug addicts aged between full 12 years and under 18 years without stable place of residence:

a) Documents specified in Clause 1 of this Article;

b) Document on identification of the drug addict without stable place of residence, issued by the competent public security office.

3. For drug addicts aged between full 12 years and under 18 years directly detected, investigated and handled by the district-level public security offices or provincial-level public security offices in cases of law violations:

a) Documents specified in Clause 1 of this Article;

b) Other relevant documents (if any).

Article 52. Notice of preparation of dossiers and transfer of dossiers of request

The order, procedures, and content of notice on making and transferring dossiers of application for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments for persons aged between full 12 years and under 18 years shall comply with the provisions of Article 42 of this Decree.

Article 53. Order of consideration and decision on the transfer of dossiers of request for application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments

1. The order of consideration and decision on transfer of dossiers of application for the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments for persons aged between full 12 and under 18 years shall comply with the provisions of Clause 1, Article 43 of this Decree.

2. Dossiers to request the district-level People's Court to consider and decide to consign drug addicts between full 12 years and under 18 years into compulsory drug addiction treatment establishments:

a) Written request of the head of the Division of Labor, Invalids and Social Affairs on consideration and decision on consigning drug addicts between full 12 years and under 18 years into compulsory drug addiction treatment establishments, sent to the district-level People's Court under Form No. 39, Appendix II of this Decree. The content of the written request must clearly state the name of the compulsory drug addiction treatment establishments that the person proposed to apply this measure will have to perform; condition, situation of families and relatives of drug addicts aged between full 12 years and under 18 years, propose management plan for each specific case to ensure the rights of children during drug addiction treatment.

b) Dossiers of application for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments specified in Article 51 of this Decree.

The dossiers of request shall be numbered and made into 02 copies, the original is transferred to the district-level People's Court, other copy is archived at the Division of Labor, Invalids and Social Affairs in accordance with the law on archiving.

3. In case the Court makes a written request for clarification of a number of contents in the dossier, within 2 working days from the date of receipt of the Court's written request, the head of the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for coordinating with the dossier-making agency in making a written reply, clearly stating the reason.

 

Section 4

EXECUTION OF THE DECISION ON CONSIGNMENT INTO COMPULSORY DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS

 

Article 54. Consignment of person subject to decision on consignment into compulsory drug addiction treatment establishments, decision on consigning drug addicts aged between full 12 years and under 18 years into compulsory drug addiction treatment establishments (hereinafter referred to as the decision on consignment into compulsory drug addiction treatment establishments)

1. Within 05 days from the date of receipt of the decision on consignment into compulsory drug addiction treatment establishments of the district-level People's Court, the district-level public security office, in combination with the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall consign the person subject to decision into compulsory drug addiction treatment establishments.

2. In case drug addicts fail to comply with the decision on consignment into compulsory drug addiction treatment establishments, the district-level public security offices shall decide to apply necessary coercive measures as prescribed by law to consign such subjects into the compulsory drug addiction treatment establishments.

3. If it is not possible to comply with the time limit specified in Clause 1 of this Article due to force majeure event, the time limit shall be redetermined from the termination of such force majeure event under the competent authority’s decision. In case the drug addiction treatment establishments is no longer able to receive the subject, the time limit may be extended for no more than 03 months. The Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall notify in writing the district-level People's Court that issued the decision and clearly state the reasons therefor.

Article 55. Procedures for receiving persons consigned into compulsory drug addiction treatment establishments

1. Compulsory drug addiction treatment establishments are required to arrange locations, equipment and personnel to receive people consigned into compulsory drug addiction treatment establishments.

2. When receiving, the establishments must check and compare the persons with the received dossiers and personal papers of the persons consigned into the compulsory drug addiction treatment establishments; preliminary examination of health status and making of handover minutes between the district-level public security offices and the compulsory drug addiction treatment establishments.

Handover minutes shall clearly state health status; number of documents and records; personal belongings of persons consigned into compulsory drug addiction treatment establishments according to Form No. 40, Appendix II of this Decree.

3. Dossiers for receiving persons consigned into compulsory drug addiction treatment establishments

a) The district-level People's Court's decision on application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments or decision on consigning persons aged between full 12 years and under 18 years into compulsory drug addiction treatment establishments.

b) Copy of resume of the person subject to the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments, the person aged between full 12 years and under 18 years consigned into compulsory drug addiction treatment establishments, provided by the dossier-making agency.

4. For persons undergoing drug addiction treatment aged between full 12 years and under 18 years, the establishments must arrange locations, equipment and personnel to receive persons by age and gender.

Article 56. Search for escaped subjects subject to the measure of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments

1. If persons subject to the decision on application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments escape before being consigned into the establishments, the district-level public security office where the dossiers are made shall issue a decision to search for such persons according to Form No. 41, Appendix II of this Decree.

2. If persons subject to the decision at compulsory drug addiction treatment establishments escape, the directors of the compulsory drug addiction treatment establishments shall issue a decision to track down such subject. The district-level public security offices of localities where the drug addiction treatment establishments are located shall have to coordinate with the compulsory drug addiction treatment establishments in tracing the subjects down in order to bring them back to the establishments.

3. In case escaped persons subject to the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments are found but fail to voluntarily comply with the return to compulsory drug addiction treatment establishments, the district-level public security offices shall apply the prevention measures and ensure continued consignment into compulsory drug addiction treatment establishments.

4. The time of escape shall not be counted into the time limit for serving the decision on application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments.

Article 57. Postponement or exemption from execution of the decision on application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments

1. The persons subject to the decision but in pending completion of procedures for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments may be postponed the execution of decisions in the following cases:

a) Be seriously ill, certified by medical examination and treatment establishment at the district level or higher;

b) Families facing special difficulties certified by the chairpersons of the commune-level People's Committees of the localities where such persons reside on the basis of the recommendation of the commune-level public security offices.

2. When the conditions for postponing the execution of the decision no longer exist, the decision may continue to be executed. The commune-level public security offices shall collect information and documents to determine when the conditions for postponement of decision execution are no longer available.

3. The persons subject to the decision but in pending completion of procedures for consignment into compulsory drug addiction treatment establishments may be exempted from decision execution in the following cases:

a) Suffer from fatal disease certified by medical examination and treatment establishments at the district level or higher;

b) During postponement of decision execution specified in Clause 1 of this Article that such person voluntarily undergo drug addiction treatment and certified by the competent authority as not drug addicts;

c) Pregnant women certified by medical examination and treatment establishments at the district level or higher.

4. A dossier of request for postponement or exemption from decision execution includes:

a) Application form for postponement or exemption from decision execution of the person subject to the execution or parent, guardian, or legal representative of the person aged between full 12 years and under 18 years, certified by the agency making the application according to Forms No. 42a and 42b Appendix II of this Decree;

b) Documents proving that the subjects are eligible for postponement or exemption from decision execution as prescribed in Clauses 1 and 3 of this Article.

5. Procedures for requesting postponement or exemption of decision execution:

a) Within 2 working days from the date of receipt of the decision to consign into the drug addiction treatment establishments of the district-level People's Court, the person subject to the decision execution or the legal representative of the person aged between full 12 years and under 18 years subject to the decision execution must send 01 set of dossiers of request for postponement or exemption as prescribed in Clause 4 of this Article to the district-level People's Court where the decision to apply the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments is made for consideration and settlement according to regulations;

b) The person subject to the decision execution or the parent, guardian, or legal representative must send 01 set of copies of the application for postponement or exemption from decision execution to the district-level public security office, the head of the Division of Labor, Invalids and Social Affairs.

Article 58. Proposal to reduce the time limit, temporarily suspend or exempt from serving the remaining time at the compulsory drug addiction treatment establishments

1. Conditions for reduction of the compulsory drug addiction treatment period:

a) Reduce the time limit from 01 to 03 months for those who have served half of the compulsory drug addiction treatment period at the drug addiction treatment establishment, and have at least the last 3 months with being classified as good or higher in the regulations on management and assessment of learning outcomes and drug addiction treatment at the establishment.

b) Reduce the time limit from 03 to 06 months for those who have served half of the compulsory drug addiction treatment period at the drug addiction treatment establishment, make merit and have at least the last 3 months with being classified as good or higher in the regulations on management and assessment of learning outcomes and drug addiction treatment at the establishment.

2. Conditions for temporary suspension of decision execution:

Severely ill persons with required inpatient treatment for more than 10 days at health establishment at the district level or higher. In case the person becomes seriously ill after his/her health recovery, but the time limit for decision execution is 03 months or more, he/she must continue to comply with decision execution.

3. Conditions for exemption from the decision execution period at compulsory drug addiction treatment establishments:

a) Persons during the period of temporary suspension of execution of the decision if such persons have made remarkable progress or made merits;

b) Persons suffering from serious diseases requiring long-term treatment for 06 months or more;

c) Pregnant women;

d) Persons aged between full 14 years or more and undergoing compulsory drug addiction treatment are detected to have committed a crime before or during their execution of the decision on compulsory drug addiction treatment and are sentenced by the court to imprisonment but are not entitled to suspended sentence, they shall be exempted from executing the remaining duration of the decision on consignment to compulsory drug addiction treatment establishments.

4. Dossiers of request include:

a) Written request for reduction of time limit, temporary suspension, exemption from serving the remaining time at the compulsory drug addiction treatment establishments of the director of the compulsory drug addiction treatment establishments according to Form No. 43, Appendix II of this Decree;

b) List of current executioners proposed to reduce the time limit, temporary suspension or exemption from serving the remaining time according to Form No. 44, Appendix II of this Decree;

c) Documents evidencing the person subject to the decision execution as subjects specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

5. Order of implementation:

a) Every 3 months or when there are subjects specified in Clauses 2 and 3 of this Article, the director of the compulsory drug addiction treatment establishments shall review, prepare dossier and list of subjects requesting reduction of the time limit or temporary suspension, exemption from serving the remaining time at the compulsory drug addiction treatment establishments;

b) Dossier of application, list of subjects proposed to reduce the time limit, temporarily suspend or exempt from serving the remaining time at the compulsory drug addiction treatment establishments must be posted up and publicly announced to all persons undergoing drug addiction treatment at the drug addiction treatment establishments for at least 5 working days;

c) After the time limit for posting and public announcement, the director of the compulsory drug addiction treatment establishments shall send 01 set of documents as prescribed in Clause 4 of this Article to the district-level People's Court of the locality where the compulsory drug addiction treatment establishments are located for consideration and settlement.

Article 59. Temporary transfer of persons undergoing drug addiction treatment out of compulsory drug addiction treatment establishments at the request of the criminal proceedings agency

1. At the request of the criminal proceedings agency, the director of the compulsory drug addiction treatment establishments shall decide to suspend the execution of the decision according to Form No. 45, Appendix II of this Decree and taking him/her out of the compulsory drug addiction treatment establishments to participate in the proceedings in the cases related to such person.

The request of the criminal proceedings agency must be made in writing to the director of compulsory drug addiction treatment establishments before taking the person serving the decision out of the establishment. The written request must contain the following contents: full name of the persons undergoing drug addiction treatment, the reason and the time when the persons undergoing drug addiction treatment is taken out from the establishments.

2. The agency with request to take the persons undergoing drug addiction treatment out of the drug addiction treatment establishment shall take the persons undergoing drug addiction treatment away and return the persons undergoing drug addiction treatment to the establishment within the time limit specified in the decision on temporary suspension of sending the persons undergoing drug addiction treatment out of the establishment. When delivering, receiving persons undergoing drug addiction treatment, it must make a record according to current regulations.

3. In case of the extension is required, the head of the competent criminal proceedings agency must send a written request to the director of the compulsory drug addiction treatment establishments for extension.

Article 60. Preparation of dossiers of sending to educational institutions for persons subject to administrative measures of sending to compulsory drug addiction treatment establishments and violating the law at compulsory drug addiction treatment establishments

1. During the execution of the decision, if the persons undergoing drug addiction treatment commits any of the violations specified in Clause 1, Article 94 of the Law on Handling of Administrative Violations, the director of the drug addiction treatment establishment is required to prepare a dossier of request for consignment to the educational institution and send it to the head of the district-level public security office of the locality where the compulsory drug addiction treatment establishments is located.

2. Procedures for making dossiers of request for the subjects specified in Clause 1 of this Article comply with the law on handling of administrative violations regarding the application of the measure of consignment to educational institution.

Article 61. Settlement of the case where the person undergoing drug addiction treatment dies during the execution of the decision at the compulsory drug addiction treatment establishment

1. During the decision execution, if the persons undergoing drug addiction treatment dies, the director of compulsory drug addiction treatment establishments must notify in writing the investigating agency, the People's Procuracy, the district-level People's Court of the locality where the drug addiction treatment establishment is located, the nearest health agency and the relatives of the persons undergoing drug addiction treatment shall make minutes on confirming the cause of death. The establishment the minutes must be witnessed by the persons undergoing drug addiction treatment.

In case the persons undergoing drug addiction treatment dies without relatives or after 24 hours from the date of notification but the relatives of the dead persons undergoing drug addiction treatment are not present, a record shall be made in the presence of 02 persons undergoing drug addiction treatment.

2. Compulsory drug addiction treatment establishments are responsible for immediately notifying the relatives of the dead persons undergoing drug addiction treatment for funeral. In case there are no relatives or relatives do not come within 24 hours, the director of compulsory drug addiction treatment establishment is responsible for funeral arrangements. Funeral expenses are guaranteed by the State; minimum support level for funeral expenses is equal to 20 times the standard social support level in accordance with Decree No. 20/2021/ND-CP dated March 15, 2021 prescribing social assistance policies for social protection beneficiaries.

Article 62. Expiration of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments

1. At least fifteen days before the expiration of consignment to compulsory drug addiction treatment establishments, the director of the compulsory drug addiction treatment establishment shall notify the district-level People's Court where the decision has been made, the commune-level People's Committee of the locality where dossier is made, the family’s representative (father, mother, spouse, sibling), the legal representative of the person aged between full 12 years and under 18 years knows the date of expiration of the time limit for serving the compulsory drug addiction treatment measure.

2. The director of the compulsory drug addiction treatment establishments shall issue certificate of completion of the execution of the decision on consignment to the compulsory drug addiction treatment establishments according to Form No. 46, Appendix II of this Decree and send copy to the district-level People's Court of the locality where the decision was made, the Division of Labor, Invalids and Social Affairs, the commune-level People's Committees of the localities where persons having undergone drug addiction treatment reside, family representatives (father, mother, spouse, siblings), legal representatives of persons aged between full 12 and under 18 years.

3. For persons aged between full 12 and under 18 years completed the execution of the decision but have no family to pick them up, the director of the compulsory drug addiction treatment establishment shall have to take them back and hand them over to their family or the commune level People's Committee of the locality where persons having undergone drug addiction treatment reside according to Form No. 47, Appendix II of this Decree.

4. The person completed the execution of the decision shall be entitled to receive back the money and objects deposited in the depository, the diplomas and certificates of qualifications and vocational training (if any); get meal expenses, and a set of casual clothes (if they don't have one) and must return the mats, blankets, nets and supplies, equipment used for study, work or daily life lent by compulsory drug addiction treatment establishments; If lost, they are responsible for compensation.

5. Within 05 working days from the date of return to the locality, the persons completed the execution of the decision must report to the commune-level People's Committee and the public security offices where they reside.

Article 63. Procedures for consigning people who have completed the compulsory drug addiction treatment measure into social protection establishment

1. Director of the compulsory drug addiction treatment establishment shall report to the Director of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs and make a dossier requesting the consignment of the subject into the social protection establishment where the compulsory drug addiction treatment establishment is located with the following objects:

a) Persons having undergone drug addiction treatment aged between full 12 and under 18 years, without unknown parents, place of support or place of residence;

b) Persons having undergone drug addiction treatment is ill, unable to work, unable to determine the place of residence.

2. Dossier and procedures for requesting the transfer of persons completed the compulsory drug addiction treatment measure to social protection establishment shall comply with the provisions of the law on social protection.

 

Section 5

REGIME FOR PERSONS UNDERGOING DRUG ADDICTION TREATMENT SUBJECT TO THE MEASURE OF SENDING TO COMPULSORY DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS

 

Article 64. Management regimes

1. Persons subject to the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments (hereinafter referred to as persons undergoing drug addiction treatment) must undergo drug addiction treatment, study, work and live under the management and supervision of compulsory drug addiction treatment establishments.

2. Under the size of the compulsory drug addiction treatment establishments, the time limit for execution of the decision, personal characteristics, state of drug addiction, health status, gender, age, and education level of the persons undergoing drug addiction treatment, directors of drug addiction treatment establishments shall arrange them into teams or groups in accordance with the requirements of drug management and drug addiction treatment. Each team, group must have a person from the drug addiction treatment establishment directly in charge.

3. Directors of compulsory drug addiction treatment establishments shall develop regulations on management and assessment of learning and drug addiction treatment results at the establishments and organize the implementation according to the guidance of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs. Result of evaluation of persons undergoing drug addiction treatment is the basis for considering and proposing to reduce the time limit or exempt the decision execution time for compulsory drug addiction treatment.

Article 65. Regime for meals, clothing and personal-use items

1. The norm of monthly meal allowance of the persons undergoing drug addiction treatment is equal to 0.8 of the current base salary. On holidays and calendar new year holiday, persons undergoing drug addiction treatment can eat no more than 03 times of weekday standards; On lunar new year holiday, persons undergoing drug addiction treatment can eat no more than 05 times of weekday standards; The meals for sick persons undergoing drug addiction treatment shall be decided by the director of the compulsory drug addiction treatment establishment as indicated by the medical staff, but not less than 03 times of weekday standards.

2. The amount of blanket, curtains, mats, pillows, clothes, personal items and sanitary napkins for female persons undergoing drug addiction treatment is equal to 0.9 of the current base salary.

3. The norms specified in Clause 1, Clause 2 of this Article are the minimum norm, and based on the specific conditions of each locality, the People's Committee shall request the provincial-level People's Council for adjusting the norms accordingly.

Article 66. Regime of drug addiction treatment.

1. Persons undergoing drug addiction treatment are entitled to drug addiction treatment, rehabilitation, psychological and health treatment according to the process, and drug addiction treatment support services organized by drug addiction treatment establishments.

2. Based on the drug addiction treatment process specified in Chapter III of this Decree and the existing physical foundations and personnel conditions of the drug addiction treatment establishments, the director of the compulsory drug addiction treatment establishments shall develop and organize the implementation of the drug addiction treatment process, addiction treatment support services as prescribed.

Article 67. Health care regime

1. Compulsory drug addiction treatment establishments must periodically organize medical examination and examination for persons undergoing drug addiction treatment and regularly take measures to prevent epidemics; HIV/AIDS prevention and control and infectious diseases for persons undergoing drug addiction treatment.

2. The sick persons undergoing drug addiction treatment are treated in the medical room of the drug addiction treatment establishments. In case the persons undergoing drug addiction treatment are seriously ill beyond the treatment capacity of the drug addiction treatment establishments, they may be taken to a hospital or sent home for treatment. The director of the drug addiction treatment establishment must report to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs and notify the father, mother or guardian of person undergoing drug addiction treatment.

3. Payment of treatment costs:

a) In case the person undergoing drug addiction treatment is temporarily suspended from the execution of the decision to send her/him home for treatment, the family must pay the entire medical examination and treatment expenses.

b) In case the person undergoing drug addiction treatment has health insurance, the expenses for medical examination and treatment for the persons undergoing drug addiction treatment shall be covered by the health insurance according to regulations. In case the persons undergoing drug addiction treatment do not have health insurance, the funding for medical examination and treatment for the persons undergoing drug addiction treatment shall be covered by the state budget in the expenditure estimate of the drug addiction treatment establishment. The compulsory drug addiction treatment establishment directly pays the hospital fees to the hospital where the person undergoing drug addiction treatment is treated.

c) In case the person undergoing drug addiction treatment is injured due to a labor accident, natural disaster or fire, the drug addiction treatment establishment must organize treatment and carry out procedures to implement the allowance regime as prescribed.

4. During the treatment period at the hospital, the drug addiction treatment establishment is responsible for strict management, not allowing the persons undergoing drug addiction treatment to escape or violate the law. The treatment time of the persons undergoing drug addiction treatment is included in the time of execution of the decision. One day of treatment is counted as one day of execution of the decision.

Article 68. Therapeutic labor and working regime

1. The working and therapeutic hours of persons undergoing drug addiction treatment must not exceed 08 hours in a day and 48 hours in a week.

2. In case the drug addiction treatment establishment organizes labor or cooperates with the employer to organize labor, it must comply with the provisions of the labor law; persons undergoing drug addiction treatment must register with drug addiction treatment establishments and enjoy the fruits of their labor as prescribed.

Article 69. Regime of visiting relatives, receiving, sending letters, receiving money, gifts from persons undergoing drug addiction treatment

1. Persons undergoing drug addiction treatment can visit relatives at visiting room of the compulsory drug addiction treatment establishment, once a week, no more than 02 hours each, with no more than 03 relatives. In case of meeting longer than that must be approved by the director of the compulsory drug addiction treatment establishment and not more than 04 hours.

 The person undergoing drug addiction treatment with spouse is approved by the director of the compulsory drug addiction treatment establishment to consider, allow visit in a private room of the compulsory drug addiction treatment establishment once a month and for a maximum of 48 hours per visit. Under the size and conditions, the drug addiction treatment establishment shall build and organize separate rooms for students visit their spouse.

2. The drug addiction treatment establishment shall develop visitation regulations according to the instructions of Minister of Labor, Invalids and Social Affairs.

3. The person undergoing drug addiction treatment is allowed to receive and send letters, receive money, gifts (except for alcohol, beer, cigarette, stimulants, objects and prohibited cultural products). The drug addiction treatment establishment shall check mail and kind of gift before giving to the person undergoing drug addiction treatment. For money or valuable papers, the persons undergoing drug addiction treatment must send it to the depository department of the compulsory drug addiction treatment establishments and use it according to the regulations of the drug addiction treatment establishments.

Article 70. Funeral regime

1. Upon death of mother, spouse, or child, the person undergoing drug addiction treatment is allowed to return home. The maximum time for mourning is 05 days, excluding travel time and is counted in the time limit for executing the decision.

2. Procedures for handling the mourning regime:

a) The family of person undergoing drug addiction treatment makes an application for the persons undergoing drug addiction treatment for mourning, certified by the commune-level People's Committees of the localities where person undergoing drug addiction treatment resides to send to the director of the compulsory drug addiction treatment establishments. Application must include the following contents: full name, citizen identification number or identity card number, place of residence, relationship with the persons undergoing drug addiction treatment, the proposed time for the persons undergoing drug addiction treatment to return home for mourning, and commitment on management and supervision so that the persons undergoing drug addiction treatment will not be allowed to use illegal drugs or commit other illegal acts during the mourning period according to Form No. 48, Appendix II of this Decree.

b) Within 01 day after receiving the application as prescribed in Clause 1 of this Article, director of drug addiction treatment establishment shall consider and decide whether to send the persons undergoing drug addiction treatment home for mourning or not.

The decision on mourning must include the following contents: full name, mourning period; responsibilities of the family in the pick-up and drop-off to the drug addiction treatment establishment, and the management of the persons undergoing drug addiction treatment during the mourning period. The decision is sent to the persons undergoing drug addiction treatment's family, the commune-level People's Committees of the localities where such persons reside to coordinate in managing and keeping in the persons undergoing drug addiction treatment's file according to Form No. 49, Appendix II of this Decree.

3. The persons undergoing drug addiction treatment's family is responsible for picking up the persons undergoing drug addiction treatment and handing it over to the compulsory drug addiction treatment establishments and arising costs when the funeral period is over. Delivery and receipt of persons undergoing drug addiction treatment between the compulsory drug addiction treatment establishments and the family must be recorded in writing and kept in the file of the persons undergoing drug addiction treatment.

4. Drug addiction treatment establishments must check their health and drug use status when receiving persons undergoing drug addiction treatment. In case after the time limit for mourning is over, the persons undergoing drug addiction treatment do not return to the compulsory drug addiction treatment establishments, the director of the compulsory drug addiction treatment establishments shall issue decision on tracing according to the provisions of law.

Article 71. Reward and discipline regime

1. During serving the decision to apply the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments, persons undergoing drug addiction treatment made progress or had excellent achievements shall be rewarded in one of the following forms:

a) Praise and reward;

b) Request to reduce the term or exempt from serving the remaining time;

c) Other forms as prescribed by law.

2. During the execution of the decision to apply the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments, the person undergoing drug addiction treatment who has committed acts of disorderly conduct, violates the rules and regulations of the drug addiction treatment establishment, has not yet reached the use the measure of consignment to compulsory education institution shall be disciplined in one of the following forms:

a) Criticism;

b) Warning;

c) Consignment of the person into management at a reserved area for people who cause disorderly behavior or violate the rules and regulations of drug rehabilitation establishments.

3. Directors of compulsory drug addiction treatment establishments shall promulgate regulations on reward and discipline for persons undergoing drug addiction treatment under the guidance of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

 

Section 6

REGIME FOR PERSONS AGED BETWEEN FULL 12 YEARS AND UNDER 18 YEARS AT COMPULSORY DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS

 

Article 72. Regime of management; meals, clothing and personal-use items; drug addiction treatment, support for recovery; medical examination and treatment; visiting relatives, receiving, sending letters, receiving money and gifts; funeral regime; reward, discipline

1. Regimes: management; meals, clothing and personal-use items; drug addiction treatment, support for recovery; medical examination and treatment; visiting relatives, receiving, sending letters, receiving money and gifts; funeral regime; reward and discipline for persons aged between full 12 and under 18 years shall be applied as subjects subject to the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments specified in Section 5, Chapter V of this Decree.

2. Compulsory drug addiction treatment establishments must develop and organize the implementation of support services according to the drug addiction treatment process under age and health of persons aged between full 12 years and under 18 years.

Article 73. Education regime

1. Persons aged between full 12 years and under 18 years consigned into the compulsory drug addiction treatment establishments may receive education programs according to the program of the Ministry of Education and Training. Education for those who have not yet universalized elementary education is compulsory; for other levels of education, under the actual capacity and conditions of the compulsory drug addiction treatment establishments, it may organize teaching and learning according to the provisions of law.

2. Compulsory drug addiction treatment establishments shall coordinate with local education and training management agencies in organizing semester exams, at the end of the school year, transfer education level and grant diplomas in accordance with regulations of the Ministry of Education and Training.

3. Scores, school records, dossiers and forms related to teaching and learning at compulsory drug addiction treatment establishments comply with regulations of the Ministry of Education and Training.

Article 74. Therapeutic labor regime

1. For persons undergoing drug addiction treatment aged between full 12 years and under 18 years, when participating in therapeutic labor according to the drug addiction treatment process organized by drug addiction treatment establishments, the duration of therapeutic labor is as follows:

a) For persons aged between full 12 years and under 15 years, the working time shall not exceed 04 hours per day and be not more than 20 hours per week.

b) For persons aged between full 15 years and under 18 years, the working time shall not exceed 06 hours per day and be not more than 30 hours per week.

2. When organizing therapeutic labor, drug addiction treatment establishments must arrange jobs and workplaces for persons undergoing drug addiction treatment aged between full 12 years and under 18 years in accordance with the provisions of the Labor Code and ensure occupational safety and hygiene in accordance with the provisions of law.

 

Section 7

CONDITIONS FOR APPLICATION AND ENFORCEMENT OF THE REMEDY OF CONSIGNMENT INTO COMPULSORY DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS AND REGIMES AND POLICIES FOR PUBLIC EMPLOYEES OF COMPULSORY DRUG ADDICTION TREATMENT ESTABLISHMENTS

 

Article 75. Conditions for application and enforcement of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments

1. Expenses for investment in infrastructure construction and procurement equipment, physical foundations, organization and operation of compulsory drug addiction treatment establishments shall comply with the provisions of law on public investment, state budget, management and use of public property and current regulations on financial autonomy for public non-business units.

2. Funds for preparation of dossiers, organization of sending people to compulsory drug addiction treatment establishments; tracing; funds for meals, clothing, accommodation, study, vocational training, cultural and artistic activities, physical training and sports, disease prevention, medical examination and treatment of persons undergoing drug addiction treatment; funds for sending persons aged between full 12 years and under 18 years when they have finished serving the decision to return to their locality without relatives’ pick-up, and other expenses for the application and implementation of the measure of consignment of persons into the compulsory drug addiction treatment establishments shall be paid by the State budget according to the decentralization of the State Budget Law.

3. Compulsory drug addiction treatment establishments may receive material, professional and technical assistance from domestic and foreign organizations and individuals; may enter into contracts and associate with organizations and individuals in economic activities in accordance with the law to create funding sources to support the procurement of equipment, means and supplies in service of learning, daily life, medical examination and treatment, and organizing drug addiction treatment for people currently serving decisions.

Article 76. Regime for officials and public employees working at compulsory drug addiction treatment establishments

1. Officials and public employees working at compulsory drug addiction treatment establishments are entitled to special allowances and preferential allowances according to their occupations in accordance with current law.

2. Personnel assigned and dispatched by public security and health agencies to work and support at compulsory drug addiction treatment establishments for 6 months or more are entitled to the regimes specified in Clause 1 of this Article.

3. Officials and workers in compulsory drug addiction treatment establishments are equipped with support means, equipment and tools, uniform clothes to perform drug addiction treatment, manage students under the guidance of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs.

4. The regime prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article follows the guidance of the Ministry of Finance.

 

 

Chapter VI

POST-TREATMENT MANAGEMENT IN PLACES OF RESIDENCE

 

Article 77. Preparation of dossiers and procedures for requesting management of drug addiction treatment

1. Within 03 working days from the date the drug addict reports on the completion of voluntary drug addiction treatment, completion of treatment of opioid addiction with alternatives, serving the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments, the chairpersons of the commune-level People's Committees of the localities where persons having undergone drug addiction treatment reside or where violations are detected (for addicts without stable place of residence) shall prepare dossiers and put them on the list of post-treatment management.

Commune-level public security offices shall assist the chairpersons of the same-level People's Committees to prepare dossiers of post-treatment management at their place of residence for the subjects specified in Clause 1 of this Article.

2. Records of post-treatment management at place of residence include:

a) Written request of the head of the commune-level public security offices sent by chairpersons of the same-level People's Committees according to Form No. 50, Appendix II of this Decree;

b) Resume of the person proposed for application of post-treatment management measures, made according to Form No. 30, Appendix II of this Decree, together with one of the following papers: certificate of completion of voluntary drug addiction treatment; Certificate of completion of treatment of opioid addiction with alternatives; paper certifying of completion of decision to consign into compulsory drug addiction treatment establishments.

Article 78. Decision on post-treatment management at the place of residence

1. Within 02 working days from the date of receipt of the written request of the Head of the commune-level public security offices, chairpersons of commune-level People's Committees shall consider and decide on post-treatment management at their residences according to Form No. 51, Appendix II of this Decree.

2. The decision on post-treatment management at the place of residence must clearly state the date of its signing; full name and position of the person signing the decision; full name, date of birth, occupation, place of residence of the person being managed after drug addiction treatment; time limit and place of decision execution, the agency responsible for implementing the decision.

3. The decision must be sent to the person having undergone drug addiction treatment or to the representative of the person having undergone drug addiction treatment's family or to the legal representative of the person aged between full 12 years and under 18 years, the head of the commune-level public security offices, civil servant in charge of Labor, Invalids and Social Affairs at commune level.

Article 79. Post-treatment management regime

1. Residence management for person having undergone drug addiction treatment:

a) Commune-level public security offices help the same-level People's Committees develop the list of persons subject to post-treatment management at their residence according to Form No. 52, Appendix II of this Decree;

b) Persons subject to post-treatment management while absent from residence must report to commune-level public security offices, clearly stating the reason for the absence, the time of absence. In case of failure to report, the time of absence shall not be counted into the post-treatment management period;

c) When person subject to post-treatment management changes his/her place of residence, the commune-level public security office of the locality from which he/she leaves shall notify thereof to the commune-level public security office of the locality to which he/she moves within 5 working days after he/she leaves the locality for the latter to include him/her in the list of drug addicts and persons subject to post-treatment management and coordinate in management according to Form No. 53, Appendix II of this Decree.

2. Counseling, assistance, and prevention and control of drug addiction relapse:

a) Persons subject to post-treatment management receive assistance, prevention and control of drug relapse during the period of post-treatment management;

b) Persons subject to post-treatment management are provided with counseling, psychological support and legal procedures; guiding the procedures for registration of residence, issuance of citizen identification, judicial records; guiding the observance of the law and civic obligations; financial support, loans, organization study, vocational training, job search and introduction; creating other necessary conditions to help persons having undergone drug addiction treatment stabilize their lives, integrate into the community, and prevent and control relapse;

c) Periodically or irregularly organize drug testing for persons having undergone drug addiction treatment.

3. Based on Points a, b and c, Clause 2 of this Article and the actual conditions of the locality, the chairperson of the commune-level People's Committee shall assign organizations and individuals in charge of educating and assisting the persons completed the execution of the decisions; promptly detect, prevent and handle persons having undergone drug addiction treatment committing illegal acts or using drugs.

Article 80. Support policy for persons having undergone drug addiction treatment

1. Persons subject to post-treatment management at their places of residence aged between full 12 years and under 18 years while continuing to attend high school at educational institutions of the national education system, they are entitled to tuition fee exemption or reduction and support for study expenses. The procedures for exemption and reduction are implemented according to Decree No. 81/2021/ND-CP dated August 27, 2021 of the Government stipulating the mechanism of collection and management of tuition fees for educational institutions under the national education system and policies on tuition fee exemption and reduction, support for study expenses; service prices in the field of education and training.

2. After having undergoing drug addiction treatment, when participating in vocational training, they are entitled to training support policies in accordance with the law on short-term vocational training.

3. Persons having undergone drug addiction treatment are entitled to loans for job creation from the National Employment Fund, and are given priority to register to participate in public employment policies in accordance with the law on policies to support job creation and the National Fund on job creation.

Based on the local socio-economic situation, the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall coordinate with relevant agencies to advise the provincial People's Committee to use other credit sources to support giving preferential loans to persons having undergone drug addiction treatment to develop production and create jobs.

4. Under Clauses 1, 2, 3 of this Article, the chairpersons of the commune-level People's Committees on the basis of the support needs of persons having undergone drug addiction treatment; shall guide, support persons having undergone drug addiction treatment complete the application dossiers and procedures according to the provisions of law.

Article 81. Expiration of post-treatment management

When the term of post-treatment management expires, the chairpersons of the commune-level People's Committees shall issue certificate of completion of the execution of the decision on post-treatment management at the place of residence, made according to Form No. 54, Appendix II of this Decree and remove the person under management from the list of post-treatment management at the place of residence.

Article 82. Conditions for assurance of post-treatment management

1. Funds to ensure the preparation of dossiers, organization of post-treatment management at the place of residence; funds for the implementation of policies on support social welfare for persons having undergone drug addiction treatment and other funds for post-treatment management shall be paid by the State budget according to the decentralization of the Budget Law.

2. Expenditure contents and levels for the preparation of dossiers and organization of post-treatment management; expenditure level for social support for persons having undergone drug addiction treatment shall comply with the guidance of the Ministry of Finance.

 

Chapter VII

RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES IN IMPLEMENTATION ORGANIZATION OF DRUG ADDICTION TREATMENT

 

Article 83. Responsibilities of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

1. Promulgate according to its competence or submitted to competent state agencies for promulgating legal documents on drug addiction treatment and post-treatment management. Direct the sector of Labor, Invalids and Social Affairs in localities, compulsory drug addiction treatment establishments nationwide, organize family/community-based drug addiction treatment; drug addiction treatment at voluntary drug addiction treatment establishments; measures of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments.

2. Regularly urge, examine and inspect the organization and implementation of drug addiction treatment in families and communities; drug addiction treatment at voluntary drug addiction treatment establishments; measures of consignment to compulsory drug addiction treatment establishments, ensuring compliance with law provisions.

3. Guide the establishment and organization of activities; job positions, standards of specialized professional titles, norms of the number of people working for compulsory drug addiction treatment establishments; promulgate guiding documents and rules of compulsory drug addiction treatment establishments for implementation; formulate and promulgate professional documents on drug addiction treatment and post-treatment management; organize training, further training for staffs working in drug addiction treatment and post-treatment management.

4. Coordinate with the Supreme People's Court, the Ministry of Public Security, the Ministry of Health, the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training and other relevant ministries and sectors, the provincial-level People's Committee, agencies and implementation organization of drug addiction treatment and post-treatment management.

5. Develop database on drug addiction treatment and post-treatment management (management of persons undergoing drug addiction treatment, post-treatment management, network of compulsory drug addiction treatment establishments, voluntary drug addiction treatment establishments, establishments providing voluntary drug addiction treatment services); deploy information technology application in drug addiction treatment and post-treatment management.

6. Implement the regime of statistics, information and reports on drug addiction treatment and post-treatment management according to the provisions of law.

7. Implement international cooperation in the field of drug addiction treatment and post-treatment management according to the provisions of law.

Article 84. Responsibilities of relevant ministries and sectors

1. Ministry of Public Security

a) Guide and direct public security agencies at all levels in collecting documents and making dossiers of request for application of the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments; combine organization of consignment of people with decisions into compulsory drug addiction treatment establishments; investigate escaped subjects according to regulations; combine security and order at compulsory drug addiction treatment establishments upon request; coordinate in the implementation of post-treatment management at their residence;

b) Direct local public security to organize training, further training in protection, use of support tools, application of measures to prevent persons undergoing drug addiction treatment’ violations of regulations and rules, grant certificates to security forces of drug addiction treatment establishments as prescribed by law.

2. Ministry of Health

a) Research drug addiction remedies and methods;

b) Coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in guiding the prevention and control of epidemics, medical examination and treatment and periodical health checks for persons subject to the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments.

3. Ministry of Education and Training:

a) Coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in guiding the organization of teaching and learning at compulsory drug addiction treatment establishments;

b) Direct the Department of Education and Training to guide, check the quality of study, organize exams and grant degrees, certificates or diplomas corresponding to the study program to persons undergoing drug addiction treatment; implement policies on tuition fee exemption and reduction, support educational expenses for persons having undergone drug addiction treatment.

4. Ministry of Finance:

a) Summarize and submit to competent authorities for allocating non-business funds from the central budget for the application of the measure of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments, voluntary drug addiction treatment and post- treatment management in accordance with the Law on State Budget and current guiding documents;

b) Prescribe and guide the management and use of non-business funds from the state budget to implement the regime of applying the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments, and family/community-based voluntary drug addiction treatment, drug addiction treatment establishments and post-treatment management.

5. Ministry of Home Affairs:

Direct specialized agencies in charge of religion and belief at all levels according to their functions to assume the prime responsibility for, and coordinate with specialized agencies in drug addiction treatment and the same level related agencies in guiding and inspecting religious organizations and individuals in participation in drug addiction treatment.

Article 85. Responsibilities of provincial-level People's Committees

1. Ensure the conditions of physical foundations, equipment and personnel for public drug addiction treatment physical foundations; direct district-level People's Committees to ensure condition in physical foundations, equipment and personnel to organize family/community-based voluntary drug addiction treatment according to the provisions of this Decree and other relevant laws. Develop mechanisms and policies to support and attract people to work at public drug addiction treatment establishments; policy on encouraging organization, individuals participating in voluntary drug addiction treatment.

2. Direct specialized agencies to organize professional training and further training for civil servants, public employees and employees engaged in drug addiction treatment and post-treatment management; direct social protection establishments in accepting minors whose residence cannot be determined or sick people without working capacity when they have finished serving the remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments.

3. Regularly guide and direct district-level, commune-level People's Committees and relevant local authorities to carry out drug addiction treatment and post-treatment management; promptly settle complaints and denunciations in the organization of drug addiction treatment and post-treatment management in accordance with law; create favorable conditions for drug addiction treatment establishments to operate in the localities and adopt policies to support those who have finished serving the decision on consignment into compulsory drug addiction treatment establishments to find a job, settle down soon, integrate into the community.

4. Timely and strictly discipline people who commit violations in the organization and implementation of drug addiction treatment and post-treatment management within the scope of their management.

5. Annually, allocate funds for the organization of drug addiction treatment and post-treatment management; funding support for persons undergoing voluntary drug addiction treatment as prescribed in this Decree.

 

Chapter VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 86. Effect

1. This Decree takes effect from January 1, 2022.

2. The following documents cease to be effective from the effective date of this Decree:

- Decree No. 147/2003/ND-CP dated December 2, 2003 of the Government stipulating the conditions and procedures for licensing and managing the operation of voluntary drug addiction treatment establishments.

- Decree No. 135/2004/ND-CP dated June 10, 2004 of the Government stipulating the regime of applying the measure of consignment into medical treatment establishments and organizing the operation of medical treatment establishments according to the Ordinance on Handling of Administrative Violations and regimes applicable to minors and those who voluntarily enter medical treatment establishments.

- Decree No. 94/2009/ND-CP dated October 26, 2009 of the Government detailing the implementation of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Drug Prevention and Control on post-treatment management.

- Decree No. 94/2010/ND-CP dated September 9, 2010 of the Government on organization of family and community-based drug addiction treatment.

- Decree No. 94/2011/ND-CP dated October 18, 2011 of the Government amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 147/2003/ND-CP dated December 2, 2003 regulating on conditions and procedures for licensing and managing operations of voluntary drug addiction treatment establishments.

- Decree No. 221/2013/ND-CP dated December 30, 2013 of the Government stipulating the regime of application of administrative handling measures of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments.

- Decree No. 136/2016/ND-CP dated September 9, 2016 of the Government amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 221/2013/ND-CP dated December 30, 2013 regulating the regime of application of administrative remedy of consignment into compulsory drug addiction treatment establishments.

- Decree No. 80/2018/ND-CP dated May 17, 2018 of the Government amending and supplementing a number of article of the Decree No. 147/2003/ND-CP dated December 2, 2003 of the Government stipulating the conditions and procedures for licensing and managing the operation of voluntary drug addiction treatment establishments;

- Chapter III of the Government’s Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 amending and supplementing decrees related to business investment conditions and administrative procedures under the state management of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

Article 87. Transitional provisions

1. Operation licenses issued to voluntary drug addiction treatment establishments before the effective date of this Decree are still valid until the expiration of such licenses. After the expiration of operation licenses, the voluntary drug addiction treatment establishments must perform procedures for grant of operation licenses in accordance with the provisions of this Decree.

2. From January 1, 2025, the persons in charge of health of the drug addiction treatment establishments specified in Point b, Clause 1, Article 8 of this Decree must be doctors who has been trained in determination of state of drug addiction and drug addiction treatment.

Article 88. Forms for use in drug addiction treatment and post-treatment management

1. To promulgate the list of equipment for drug addiction treatment (Appendix I) and list of forms for uniform use in the implementation organization of drug addiction treatment and post-treatment management (Appendix II) together with this Decree.

2. The equipment listed at Appendix I of this Decree are required, and arranged under suitable arrangements based on the reception scale of public drug addiction treatment establishments, actual conditions of the locality, under the requirements of drug addiction treatment.

Article 89. Responsibility for implementation

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government agencies, the chairpersons of the People's Committees of centrally affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER

VICE PRIME MINISTER

 

 

 

Vu Duc Dam

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 116/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 116/2021/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Nghị định 116/2021 có hiệu lực từ ngày nào?

Nghị định này có hiệu lưc từ ngày 01/01/2022.

Những ai được hỗ trợ chi phí cai nghiện ma túy tự nguyện?

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 95% chi phí cai nghiện ma túy tự nguyện và thuốc chữa bệnh thông thường tại cơ sở cai nghiện cho các đối tượng sau: Thương binh; Người bị nhiễm chất độc hóa học và suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Người thuộc hộ nghèo; Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; Trẻ em mồ côi; Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.

Điều kiện để được giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc là gì?

- Giảm thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở;

- Giảm thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, lập công, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên theo quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở.

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

Quyết định 1944/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030

An ninh trật tự

văn bản mới nhất