Thông tư 35/2013/TT-BYT thu hồi chứng chỉ hành nghề y

thuộc tính Thông tư 35/2013/TT-BYT

Thông tư 35/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám, chữa bệnh
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/2013/TT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày ban hành:30/10/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thời gian đình chỉ hoạt động cơ sở khám, chữa bệnh tối đa 12 tháng

Theo Thông tư số 35/2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sai sót chuyên môn kỹ thuật hoặc không đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; không có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đủ 36 tháng phải bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn.
Thời gian đình chỉ hoạt động chuyên môn được ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và khả năng khắc phục của cơ sở đó nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Quá thời gian đình chỉ nêu trên, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa khắc phục được sai sót chuyên môn thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở đó hoặc gia hạn thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng tổng thời gian đình chỉ và thời gian gia hạn đình chỉ tối đa không quá 12 tháng.
Riêng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ hoạt động chuyên môn 12 tháng, nếu đủ thời gian đình chỉ 12 tháng mà cơ sở đó không khắc phục được sai sót chuyên môn kỹ thuật sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động (trường hợp bị đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn) hoặc phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép hoạt động để thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn (trường hợp bị đình chỉ một phần hoạt động chuyên môn).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013.

Xem chi tiết Thông tư35/2013/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

Số: 35/2013/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THU HỒI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ, GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

 VÀ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ,

 CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định:
1. Thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là giấy phép hoạt động).
2. Các trường hợp bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là người hành nghề) và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Thủ tục, thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế)
b) Người hành nghề do Bộ Quốc phòng cấp chứng chỉ hành nghề nhưng có đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc (trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này).
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Hành vi vi phạm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động hoặc bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Người có chứng chỉ hành nghề hành nghề do Bộ Quốc phòng cấp đang hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Đình chỉ một phần hoạt động chuyên môn của người hành nghề là việc người hành nghề không được thực hiện một hoặc một số kỹ thuật chuyên môn thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người hành nghề đó.
2. Đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề là việc người hành nghề không được thực hiện bất kỳ kỹ thuật chuyên môn nào thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người hành nghề đó.
3. Đình chỉ một phần hoạt động chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là việc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được thực hiện một hoặc một số kỹ thuật chuyên môn thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong giấy phép hoạt động hoặc tạm dừng toàn bộ hoạt động chuyên môn của một hoặc một số khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
4. Đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là việc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được thực hiện bất kỳ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nào thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Chương II
THỦ TỤC THU HỒI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ, GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 4. Thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề
1. Khi phát hiện một trong các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh, thủ tục thu hồi được thực hiện như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 của Thông tư này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề theo dấu tiếp nhận của bưu điện, người hành nghề phải nộp bản gốc chứng chỉ hành nghề cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi.
Trường hợp cơ quan ra quyết định thu hồi không phải là cơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề đó thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề đó.
c) Cơ quan ra quyết định thu hồi đăng tải thông tin về việc thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
2. Trường hợp vi phạm quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh, trước khi thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này phải có kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74, Điều 75 Luật khám bệnh, chữa bệnh xác định người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho Giám đốc Sở Y tế thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp người hành nghề có chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cấp nhưng có hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý và thông báo về cơ quan có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề đó.
Điều 5. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Khi phát hiện một trong các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật khám bệnh, chữa bệnh, thủ tục thu hồi được thực hiện như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 của Thông tư này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép hoạt động theo dấu tiếp nhận của bưu điện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải nộp bản gốc giấy phép hoạt động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi;
c) Cơ quan ra quyết định thu hồi đăng tải thông tin về việc thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
2. Trường hợp vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật khám bệnh, chữa bệnh, trước khi thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này, phải có kết luận của Đoàn kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Chương III
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐÌNH CHỈ MỘT PHẦN HOẶC TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ VÀ CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 6. Các trường hợp người hành nghề bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn do sai sót chuyên môn kỹ thuật
1. Người hành nghề vi phạm một trong các quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh đến mức phải bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 29 của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn.
2. Mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật của người hành nghề do Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74, Điều 75 Luật khám bệnh, chữa bệnh xác định và là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề.
Điều 7. Các trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sai sót chuyên môn kỹ thuật hoặc không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh phải bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn.
2. Mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74, Điều 75 Luật khám bệnh, chữa bệnh xác định và là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn trong các trường hợp sau đây:
a) Đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn khi không bảo đảm toàn bộ một trong các điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất hoặc thiết bị y tế hoặc tổ chức, nhân sự theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đình chỉ một phần hoạt động chuyên môn khi không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này.
Chương IV
THỦ TỤC, THỜI GIAN ĐÌNH CHỈ MỘT PHẦN HOẶC TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ VÀ CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 8. Thủ tục đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề
1. Khi phát hiện trường hợp vi phạm quy định tại Điều 6 của Thông tư này, thủ tục đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh ra quyết định đình chỉ một phần hoạt động chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đang hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ và các bộ, ngành khác theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư này;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho Giám đốc Sở Y tế ra quyết định đình chỉ một phần hoạt động chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc do Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cấp chứng chỉ hành nghề nhưng có hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này và thông báo bằng văn bản về cơ quan có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề đó theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư này;
c) Trường hợp cơ quan ra quyết định đình chỉ không phải là cơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề đó;
d) Cơ quan ra quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề đăng tải thông tin về việc đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
2. Trước khi thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này, phải có kết luận về việc người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74, Điều 75 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 9. Thủ tục đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Khi phát hiện trường hợp vi phạm quy định tại Điều 7 Thông tư này, thủ tục đình chỉ đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh ra quyết định đình chỉ một phần hoạt động chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc các Bộ, ngành khác theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 của Thông tư này;
b) Sở Y tế ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 của Thông tư này;
c) Trường hợp cơ quan ra quyết định đình chỉ không phải là cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
d) Cơ quan ra quyết định thu hồi đăng tải thông tin về việc đình chỉ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
2. Trước khi thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này, phải có kết luận của Hội đồng chuyên môn theo quy định tại Điều 74, Điều 75 Luật khám bệnh, chữa bệnh hoặc Đoàn kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 10. Thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề:
a) Thời gian đình chỉ hoạt động chuyên môn được ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và khả năng khắc phục của người hành nghề nhưng tối đa không quá 24 tháng.
b) Trường hợp người hành nghề bị đình chỉ hoạt động chuyên môn dưới 24 tháng: nếu quá thời gian đình chỉ mà người hành nghề chưa khắc phục được sai sót chuyên môn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định gia hạn thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề nhưng tổng thời gian đình chỉ và thời gian gia hạn đình chỉ tối đa không quá 24 tháng hoặc xem xét quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề theo thủ tục quy định tại Điều 4 Thông tư này.
c) Trường hợp người hành nghề bị đình chỉ hoạt động chuyên môn 24 tháng: nếu đủ thời gian đình chỉ 24 tháng mà người hành nghề không khắc phục được sai sót chuyên môn kỹ thuật thì đối với người hành nghề bị đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn phải bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo thủ tục quy định tại Điều 4 Thông tư này; đối với người hành nghề bị đình chỉ một phần hoạt động chuyên môn phải làm thủ tục xin cấp lại chứng chỉ hành nghề để thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn.
2. Thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Thời gian đình chỉ hoạt động chuyên môn được ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và khả năng khắc phục của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng tối đa không quá 12 tháng.
b) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ hoạt động chuyên môn dưới 12 tháng:
Nếu quá thời gian đình chỉ mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa khắc phục được sai sót chuyên môn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định gia hạn thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng tổng thời gian đình chỉ và thời gian gia hạn đình chỉ tối đa không quá 12 tháng hoặc xem xét quyết định thu hồi giấy phép hoạt động theo thủ tục quy định tại Điều 5 Thông tư này.
c) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ hoạt động chuyên môn 12 tháng:
Nếu đủ thời gian đình chỉ 12 tháng mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không khắc phục được sai sót chuyên môn kỹ thuật thì đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn phải bị thu hồi giấy phép hoạt động theo thủ tục quy định tại Điều 5 Thông tư này; đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoạt động chuyên môn phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép hoạt động để thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn.
Điều 11. Thủ tục cho phép người hành nghề được tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn
1. Hồ sơ đề nghị cho phép người hành nghề tiếp tục hoạt động chuyên môn bao gồm:
a) Đơn đề nghị được tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề;
c) Báo cáo về việc khắc phục sai sót chuyên môn kỹ thuật của người hành nghề;
d) Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến sai sót chuyên môn kỹ thuật của người hành nghề trong thời gian bị đình chỉ hoạt động chuyên môn;
đ) Bản sao có chứng thực giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp đối với người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Thủ tục cho phép người hành nghề tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Người hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này về cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn;
b) Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi cho người hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ, trong đó phải nêu cụ thể tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi. Sau khi nhận được hồ sơ bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi cho người hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ vẫn chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục yêu cầu người hành nghề bổ sung cho đến khi hoàn thiện hồ sơ;
d) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định cho phép người hành nghề tiếp tục hoạt động chuyên môn; nếu không cho phép người hành nghề tiếp tục hoạt động chuyên môn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
đ) Cơ quan ra quyết định cho phép người hành nghề tiếp tục hoạt động chuyên môn đăng tải thông tin về việc cho phép người hành nghề tiếp tục hoạt động chuyên môn trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó và có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề đó trong trường hợp cơ quan đã ra quyết định cho phép người hành nghề tiếp tục hoạt động chuyên môn không phải là cơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề đó.
Điều 12. Thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật
1. Hồ sơ đề nghị cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn bao gồm:
a) Đơn đề nghị được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo về việc khắc phục sai sót chuyên môn kỹ thuật hoặc các biện pháp đã thực hiện để bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh và các tài liệu liên quan;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này về cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn;
b) Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hoàn chỉnh hồ sơ, trong đó phải nêu cụ thể tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi. Sau khi nhận được hồ sơ bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung theo quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ vẫn chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bổ sung cho đến khi hoàn thiện hồ sơ;
d) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn; nếu không cho phép tiếp tục hoạt động chuyên môn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thành lập đoàn thẩm định việc khắc phục sai sót chuyên môn kỹ thuật hoặc các biện pháp đã thực hiện để bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
đ) Cơ quan ra quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn đăng tải thông tin về việc cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó và có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó trong trường hợp cơ quan đã ra quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn không phải là cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
VÀ NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 13. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Ngay khi quyết định thu hồi giấy phép hoạt động có hiệu lực, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện các nội dung sau:
a) Không được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh dưới mọi hình thức;
b) Báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về số lượng người bệnh, tình trạng người bệnh và kế hoạch, phương án chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện để tiếp tục khám và điều trị cho người bệnh;
c) Có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh và chuyển người bệnh hiện đang khám và điều trị tại cơ sở mình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện để tiếp tục khám và điều trị cho người bệnh;
d) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định thu hồi, người đứng đầu hoặc đại diện hợp pháp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm nộp lại bản gốc của giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi.
2. Ngay khi quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn có hiệu lực, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện các nội dung sau:
a) Không được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về số lượng, tình trạng người bệnh, phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh và kế hoạch chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đủ điều kiện để tiếp tục khám và điều trị cho người bệnh;
c) Có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh hoặc chuyển người bệnh hiện đang khám và điều trị tại cơ sở mình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện để tiếp tục khám và điều trị cho người bệnh.
Điều 14. Trách nhiệm của người hành nghề
1. Ngay khi quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề có hiệu lực, người hành nghề phải thực hiện các nội dung sau:
a) Không được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh dưới mọi hình thức;
b) Trường hợp tại thời điểm nhận được quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề, người hành nghề đang có người bệnh do mình chăm sóc, điều trị thì phải có trách nhiệm giới thiệu hoặc chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện tiếp tục khám và điều trị để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh;
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định thu hồi, người hành nghề có trách nhiệm nộp lại bản gốc của chứng chỉ hành nghề cho cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi.
2. Ngay khi quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn có hiệu lực, người hành nghề phải thực hiện các nội dung sau:
a) Không được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến phạm vi hoạt động chuyên môn bị đình chỉ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trường hợp tại thời điểm nhận được quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn, người hành nghề đang có người bệnh do mình chăm sóc, điều trị thì phải có trách nhiệm giới thiệu hoặc chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện tiếp tục khám và điều trị để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
Điều 16. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản đã được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Y tế để nghiên cứu, giải quyết./.

 Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo; Cổng TTĐTCP);
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ,
 Thanh tra Bộ, Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, KCB (05 bản).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

PHỤ LỤC 1

MẪU QUYẾT ĐỊNH THU HỒI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT - BYT Ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BỘ Y TẾ
--------

Số:      /QĐ - BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

QUYẾT ĐỊNH

Thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

-------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 41/2011/TT - BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số    /2013/TT-BYT ngày    tháng    năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (hoặc Cục Quản lý y dược cổ truyền),  

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh số……[1]……..của Ông/ Bà…[2]….

Điều 2. Lý do thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:…… ………

Điều 3. Ông/ Bà có tên tại Điều 1 không được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày ….tháng….năm …..

Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông/ Bà Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (hoặc Cục Quản lý Y dược cổ truyền - đối với người hành nghề y học cổ truyền) và các Ông/ Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cơ quan đã cấp CCHN (nếu có);
- Lưu:…

[3]……., ngày     tháng     năm 20….

BỘ TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

SỞ Y TẾ
--------

Số:      /QĐ - SYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

QUYẾT ĐỊNH

Thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

-----------------------------

GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 41/2011/TT - BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số     /2013/TT-BYT ngày    tháng    năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Xét đề nghị của ………………………………………….,  

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh số……[4]……..của Ông/ Bà…[5]….

Điều 2. Lý do thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:……………

Điều 3. Ông/ Bà có tên tại Điều 1 không được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày ….tháng….năm ….đến ngày ….tháng….năm …. dưới bất kỳ hình thức nào và chỉ được tiếp tục hành nghề khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông/ Bà ………………………………………và các Ông/ Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cơ quan đã cấp CCHN (nếu có);
- Lưu:…

……[6]…….., ngày     tháng     năm 20….

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

[1] Số chứng chỉ hành nghề của người hành nghề

[2] Họ tên đầy đủ của người hành nghề

[3] Địa danh nơi ban hành Quyết định

[4] Ghi rõ số chứng chỉ hành nghề của người hành nghề

[5] Ghi họ tên đầy đủ của người hành nghề

[6] Địa danh nơi ban hành Quyết định

PHỤ LỤC 2

MẪU QUYẾT ĐỊNH THU HỒI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2013/TT - BYT Ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BỘ Y TẾ
--------

Số:      /QĐ - BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

QUYẾT ĐỊNH

Thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

--------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 41/2011/TT - BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số     /2013/TT-BYT ngày    tháng    năm    2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (hoặc Cục Quản lý y dược cổ truyền),  

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số……[7]……..của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…[8]….

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật:

Họ tên:……[9]….

Số chứng chỉ hành nghề:………[10]……….Cơ quan cấp:…………………

Điều 2. Lý do thu hồi Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:…………

Điều 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tên tại Điều 1 không được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ ngày ….tháng….năm ….đến ngày ….tháng….năm …. dưới bất kỳ hình thức nào và chỉ được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông/ Bà Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (hoặc Cục Quản lý Y dược cổ truyền - đối với cơ sở y học cổ truyền) và các Ông/ Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cơ quan đã cấp CCHN (nếu có);
- Lưu:…

[11]……., ngày     tháng      năm 20….

BỘ TRƯỞNG 

(Ký tên, đóng dấu)

SỞ Y TẾ
--------

Số:      /QĐ - SYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

QUYẾT ĐỊNH

Thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

----------------------------

GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 41/2011/TT - BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số     /2013/TT-BYT ngày    tháng    năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Xét đề nghị của ………………………………………….,  

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số……[12]……..của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…[13]….

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật:

Họ tên:…[14]…….

Số chứng chỉ hành nghề:………[15]……….Cơ quan cấp:…………………

Điều 2. Lý do thu hồi Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:…………

Điều 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tên tại Điều 1 không được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày ….tháng….năm ….

Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông/ Bà ………………………………………và các Ông/ Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cơ quan đã cấp CCHN (nếu có);
- Lưu:…

……[16]…….., ngày     tháng     năm 20….

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

[7] Số Giấy phép hoạt động của cơ sở KBCB

[8] Tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

[9] Họ tên đầy đủ của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KBCB

[10] Số chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KBCB

[11] Địa danh nơi ban hành Quyết định

[12] Số Giấy phép hoạt động của cơ sở KBCB

[13] Tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

[14] Họ tên của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KBCB

[15] Số chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KBCB

[16] Địa danh nơi ban hành Quyết định

PHỤ LỤC 3

MẪU QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT - BYT Ngày 30 tháng 10 năm 201 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BỘ Y TẾ
--------

Số:      /QĐ - BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

QUYẾT ĐỊNH

Đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật

------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 41/2011/TT - BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số     /2013/TT-BYT ngày    tháng    năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (hoặc Cục Quản lý y dược cổ truyền),  

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với Ông/ Bà…[17]….

Chứng chỉ hành nghề số:……[18]………….. Cơ quan cấp:……………………………..

Phạm vi hoạt động chuyên môn bị đình chỉ:……………………………………

Điều 2. Ông/ Bà có tên tại Điều 1 không được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ ngày ….tháng….năm ….đến ngày ….tháng….năm …. dưới bất kỳ hình thức nào và chỉ được tiếp tục hành nghề khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Điều 3. Ông/ Bà có tên tại Điều 1 phải tham gia các khóa đào tạo liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn về…………………….

Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông/ Bà Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (hoặc Cục Quản lý Y dược cổ truyền - đối với người hành nghề y học cổ truyền) và các Ông/ Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cơ quan đã cấp CCHN (nếu có);
- Lưu:…

[19]……., ngày     tháng     năm 20….

BỘ TRƯỞNG 

(Ký tên, đóng dấu)

SỞ Y TẾ
--------

Số:      /QĐ - SYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

QUYẾT ĐỊNH

Đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật

------------------------

GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 41/2011/TT - BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số     /2013/TT-BYT ngày    tháng    năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Xét đề nghị của ………………………………………….,  

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với Ông/ Bà…[20]….

Chứng chỉ hành nghề số:…………[21]……….Cơ quan cấp:…………………………

Phạm vi hoạt động chuyên môn bị đình chỉ:……………………………………

Điều 2. Ông/ Bà có tên tại Điều 1 không được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ ngày ….tháng….năm ….đến ngày ….tháng….năm …. dưới bất kỳ hình thức nào và chỉ được tiếp tục hành nghề khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Điều 3. Ông/ Bà có tên tại Điều 1 phải tham gia các khóa đào tạo liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn về…………………….

Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông/ Bà ………………………………………và các Ông/ Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cơ quan đã cấp CCHN (nếu có);
- Lưu:…

……[22]…….., ngày     tháng     năm 20….

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

[17] Họ tên đầy đủ của người hành nghề

[18] Số chứng chỉ hành nghề của người hành nghề

[19] Địa danh nơi ban hành Quyết định

[20] Họ tên đầy đủ của người hành nghề

[21] Số chứng chỉ hành nghề của người hành nghề

[22] Địa danh nơi ban hành Quyết định

PHỤ LỤC 4

MẪU QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT - BYT Ngày 30 tháng 10 năm 201 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BỘ Y TẾ
--------

Số:      /QĐ - BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

QUYẾT ĐỊNH

Đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

---------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 41/2011/TT - BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số     /2013/TT-BYT ngày    tháng    năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (hoặc Cục Quản lý y dược cổ truyền),  

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…[23]….

Giấy phép hoạt động số:……[24]…………. Cơ quan cấp:……………………………..

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật:

Họ và tên:……………[25]…………..

Số chứng chỉ hành nghề KBCB:……[26]…… Cơ quan cấp:……………………………

Phạm vi hoạt động chuyên môn bị đình chỉ:…………………………………………

Điều 2. Lý do đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật……………………………..

Điều 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tên tại Điều 1 không được hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ ngày ….tháng….năm ….đến ngày ….tháng….năm …. dưới bất kỳ hình thức nào và chỉ được tiếp tục hành nghề khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông/ Bà Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (hoặc Cục Quản lý Y dược cổ truyền - đối với người hành nghề y học cổ truyền) và các Ông/ Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cơ quan đã cấp CCHN (nếu có);
- Lưu:…

[27]……., ngày     tháng     năm 20….

BỘ TRƯỞNG 

(Ký tên, đóng dấu)

SỞ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ - SYT

 

QUYẾT ĐỊNH

Đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 41/2011/TT - BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số     /2013/TT-BYT ngày    tháng    năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Xét đề nghị của ………………………………………….,  

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…[28]….

Giấy phép hoạt động số:………[29]………. Cơ quan cấp:……………………

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật:

Họ và tên:…………[30]……………..

Số chứng chỉ hành nghề KBCB:……[31]…… Cơ quan cấp:………………

Điều 2. Lý do đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật……………………

Điều 3. ……2…. có tên tại Điều 1 không được hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ ngày ….tháng….năm ….đến ngày ….tháng….năm …. dưới bất kỳ hình thức nào và chỉ được tiếp tục hành nghề khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông/ Bà ……………………….. và các Ông/ Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cơ quan đã cấp CCHN (nếu có);
- Lưu:…

……[32]…….., ngày     tháng     năm 20….

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

[23] Tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

[24] Số Giấy phép hoạt động của cơ sở KBCB

[25] Họ tên đầy đủ của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KBCB

[26] Số chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KBCB

[27] Địa danh nơi ban hành Quyết định

[28] Tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

[29] Số Giấy phép hoạt động của cơ sở KBCB

[30] Họ tên đầy đủ của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KBCB

[31] Số chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KBCB

[32] Địa danh nơi ban hành Quyết định

PHỤ LỤC 5

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC TIẾP TỤC HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

 SAU KHI BỊ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

 ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT - BYT Ngày 30 tháng 10 năm 201 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

......[33]......., ngày tháng năm 20....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Kính gửi: ................................[34].........................................

Họ và tên: ........................................................................................................... …

Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................ …

Chỗ ở hiện nay: [35] ................................................................................................ …

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số:………..…Ngày cấp: ……..…… Nơi cấp:……

Điện thoại: ......................................... Email ( nếu có):...................................................

Chứng chỉ hành nghề số: …………………………………Nơi cấp:…………………………

Bị đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật theo Quyết định số: .............................. …

Lý do bị đình chỉ:………………………………………………………………………………

Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1.

Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo liên tục về chuyên môn

2.

Bản sao Quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật

3.

Báo cáo khắc phục sai sót chuyên môn của người hành nghề

4.

Bản sao có chứng thực giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp (đối với người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cho phép tôi được tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

[33] Địa danh

[34] Tên cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề
[35]
Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

PHỤ LỤC 6

MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC TIẾP TỤC HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH

, CHỮA BỆNH SAU KHI BỊ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

 ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT - BYT Ngày 30 tháng 10 năm 201 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

...........[36]..........
--------

Số: /PTN-....[37].....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......[38]......., ngày     tháng     năm 20....

PHIẾU TIẾP NHẬN

Hồ sơ đề nghị tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

…………[39]………….., đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị của:

Họ và tên: ......................................................................................................... ;

Chỗ ở hiện nay: [40].............................................................................................. ;

Điện thoại: ........................................................................................................ ;

Hồ sơ đề nghị tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

1.

Đơn xin đề nghị tiếp tục được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1.

Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo liên tục về chuyên môn

2.

Bản sao Quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật

3.

Báo cáo khắc phục sai sót chuyên môn của người hành nghề

4.

Bản sao có chứng thực giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp (đối với người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Ngày hẹn nhận kết quả: .......................................................................................   

 

NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên)

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:        ngày    tháng    năm                      Ký nhận

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:        ngày    tháng    năm                      Ký nhận

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:        ngày    tháng    năm                      Ký nhận

 

[36] Tên cơ quan đã ra Quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn

[37] Chữ viết tắt tên cơ quan đình chỉ hoạt động chuyên môn

[38] Địa danh

[40] Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

PHỤ LỤC 7

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC TIẾP TỤC HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH SAU KHI BỊ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT - BYT Ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

......[41]......., ngày     tháng     năm 20....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Kính gửi: .............................[42]............................................

Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:………………………………………………………

Số Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:………………………………………

Địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:………………………………………………

Họ và tên người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: ……………………………..

 + Chứng chỉ hành nghề số: ……………[43]……………………Nơi cấp:………………

+ Điện thoại: ............................................ Email ( nếu có):......................................

Bị đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật theo Quyết định số: …………………….

Lý do bị đình chỉ:……………………………………………………………………………

Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1.

Bản sao Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

2.

Bản sao Quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật

3.

Báo cáo về việc khắc phục sai sót chuyên môn kỹ thuật hoặc điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cho phép ……[44]…… được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

 

GIÁM ĐỐC / NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

[41] Tên địa danh

[42] Tên cơ quan ban hành quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật

[43] Số chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật

[44] Tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật

PHỤ LỤC 8

MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC TIẾP TỤC HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH,

 CHỮA BỆNH SAU KHI BỊ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

 ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT - BYT Ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

...........[45]..........
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /PTN-....[46].....

......[47]......., ngày     tháng     năm 20....

PHIẾU TIẾP NHẬN

Hồ sơ đề nghị tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

…………[48]………….., đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị của:

Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:…………………………………………………………

Địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:…………………………………………………

Họ và tên người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: …………………………………

Điện thoại: ............................................ Email ( nếu có):..............................................

Hồ sơ đề nghị tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

1.

Đơn đề nghị tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

2.

Bản sao Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

3.

Bản sao Quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật

4.

Báo cáo về việc khắc phục sai sót chuyên môn kỹ thuật hoặc điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày hẹn nhận kết quả: ………………………………………………..

 

…………, ngày     tháng     năm 20…

NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên)

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:        ngày    tháng    năm                      Ký nhận

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:        ngày    tháng    năm                      Ký nhận

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:        ngày    tháng    năm                      Ký nhận

 

[45] Tên cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề

[46] Chữ viết tắt tên cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề

[47] Địa danh

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

Circular No. 35/2013/TT-BYT dated October 30, 2013 of the Ministry of Health on revocation of practicing certificates, operating licenses and suspension of medical practitioners and medical facilities from practice

Pursuant to the Law on Medical examination and treatment dated November 23, 2009;

Pursuant to the Government s Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of the Director of the Department of Medical Services,

The Minister of Health promulgates a Circular on revocation of practicing certificates, operating licenses, suspension of medical practitioners and medical facilities frompractice.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular deals with:

1. The procedure for revoking practicing certificates and licenses to provide medical examination and treatment (hereinafter referred to as operating license).

2. The cases in which part of or the entirepracticeof medical practitioners (hereinafter referred to as practitioner) and medical facilities is suspended.

3. The procedure and duration of suspension of part of or the entirepracticeof practitioners and medical facilities.

Article 2. Regulated entities

1. This Circular is applicable to:

a) The practitioners and medical facilities under the management of the Ministry of Health and Services of Health.

b) The practitioners whose practicing certificates are issued by the Ministry of National Defense but working at the medical facilities that are not under the management of the Ministry of National Defense;

c) The medical facilities nationwide (except for the medical facilities mentioned in Point c Clause 2 of this Article).

2. This Circular is not applicable to:

a) Violations committed by practitioners and medical facilities whose practicing certificates or operating licenses are revoked, or whosepracticeis suspended as prescribed by legislation on handling administrative violations;

b) The practitioners whose practicing certificates are issued by the Ministry of National Defense and working at the medical facilities under the management of the Ministry of National Defense;

c) The medical facilities under the management of the Ministry of National Defense.

Article 3. Interpretation of terms

1. Suspension of part of thepracticeof a practitioner means the practitioner being prohibited from performing one or some of the medical procedures written in his practicing certificate.

2. Suspension of the entirepracticeof a practitioner means the practitioner being prohibited from performing all of the medical procedures written in his practicing certificate.

3.Suspension of part of the practice of a medical facility means the medical facility being prohibited from performing one or some of the medical procedures written in its operating license or having the entire operation of one or some of its departments or wards suspended.

4. Suspension of the entirepracticeof a medical facility means the medical facility being prohibited from performing all of the medical procedures written in its operating license.

Chapter II

PROCEDURE FOR REVOKING PRACTICE CERTIFICATES AND OPERATING LICENSES

Article 4. Procedure for revoking the practicing certificate

1. When one of the violations mentioned in Clause 1 Article 29 of the Law on Medical examination and treatment is discovered, the procedure for revocation shall be carried out as follows:

a) The competent authority mentioned in Clause 1 and Clause 2 Article 26 of the Law on Medical examination and treatment shall issue a decision to revoke the practicing certificate under the form in Appendix No. 1 of this Circular;

b) Within 05 working days from the day on which the decision to revoke the practicing certificate is received (according to the date stamp of the post office), the practitioner shall submit the original practicing certificate to the agency that issues the decision.

If the agency that issues the decision on revocation (hereinafter referred to as revoking agency) is not the issuer of the practicing certificate, a written notification shall be sent to the issuer of the practicing certificate.

c) The revoking agency shall post the information about the revocation of the practicing certificate on its website.

2. If Point d Clause 1 Article 29 of the Law on Medical examination and treatment is violated, it is required to obtain a conclusion of the Medical Council prescribed in Article 74 and Article 75 of the Law on Medical examination and treatment that the practitioner commits medical errors that cause serious harm to the health and life of the patient before initiating the procedure mentioned in Clause 1 of this Article.

3. The Minister of Health shall delegate the Director of the Service of Health to revoke the practicing certificate if the practicing certificate is issued by the Ministry of Health or the Service of Health of another province, and notify the issuer of that practicing certificate.

Article 5. Procedure for revoking the operating license of a medical facility 

1. When one of the violations mentioned in Clause 1 Article 48 of the Law on Medical examination and treatment is discovered, the procedure for revocation shall be carried out as follows:

a) The competent authority mentioned in Clause 1 and Clause 2 Article 45 of the Law on Medical examination and treatment shall issue a decision to revoke the operating license under the form in Appendix No. 2 of this Circular;

b) Within 05 working days from the day on which the decision to revoke the operating license is received (according to the date stamp of the post office), the medical facility shall submit the original operating license to the agency that issues the decision on revocation;

c) The revoking agency shall post the information about the revocation of the operating license on its website.

2. If Point b Clause 1 Article 29 of the Law on Medical examination and treatment is violated, it is required to obtain a conclusion from the inspectorate that the medical facility does not meet the conditions prescribed in Article 43 of the Law on Medical examination and treatment before initiating the procedure mentioned in Clause 1 of this Article.

Chapter III

CASES IN WHICH PART OF OR THE ENTIRE MEDICAL PRACTICE OF THE PRACTITIONER OR MEDICAL FACILITY IS SUSPENDED

Article 6. Cases in which the practitioner is suspended from part of or the entirepracticedue to medical errors

1. The practitioner that violates one of the regulations in Clause 1 Article 73 of the Law on Medical examination and treatment without causing serious harm to the health and life of the patient, which lead to the revocation of the practicing certificate according to Point d Clause 1 Article 29 of the Law on Medical examination and treatment, shall has part of or the entirepracticesuspended.

2. The extent of medical errors committed by the practitioner shall be determined by the Medical Council prescribed in Article 74 and Article 75 of the Law on Medical examination and treatment and is the basis for the competent authority to decide to suspend part of or the entirepracticeof the practitioner.

Article 7. Cases in which part of or the entirepracticeof a medical facility is suspended

1. When a medical facility commits medical errors or fails to satisfy one of the conditions prescribed in Article 43 of the Law on Medical examination and treatment, part of or its entirepracticeshall be suspended.

2. The extent of medical errors committed by the medical facility shall be determined by the Medical Council prescribed in Article 74 and Article 75 of the Law on Medical examination and treatment and is the basis for the competent authority to decide to suspend part of or the entirepracticeof the medical facility.

3. The medical facilities shall have part of or the entirepracticesuspended in the cases below:

a) The entirepracticeshall be suspended when one of the conditions pertaining to the scale, infrastructure, equipment, personnel prescribed in the Circular No. 41/2011/TT-BYT dated November 14, 2011 of the Minister of Health is not satisfied.

b) Part of the condition shall be suspended when one of the conditions prescribed in Article 43 of the Law on Medical examination and treatment is not satisfied, except for the cases mentioned in Point a of this Clause.

Chapter IV

PROCEDURE AND DURATION OF SUSPENSION OF PART OF OR THE ENTIRE PRACTICE OF PRACTITIONERS AND MEDICAL FACILITIES

Article 8. Procedure for suspending part of or the entirepracticeof a practitioner

1. When a violation mentioned in Article 6 of this Circular is discovered, the procedure for suspending part of or the entire thepracticeof a practitioner shall be carried out as follows:

a) The Minister of Health shall delegate the Director of the Department of Medical Services to issue the decision to suspend part of thepracticeof the practitioner working at a medical facility under the management of the Ministry of Health and other Ministries under the form in Appendix 3 to this Circular;

b) The Minister of Health shall delegate the Director of the Service of Health to suspend part of thepracticeof the practitioner whose practicing certificate is issued by the Ministry of Health or the Minister of National Defense or a Service of Health of another province, except for the case mentioned in Clause 3 of this Article, and notify the issuer of that practicing certificate under the form in Appendix 3 to this Circular.

c) If the agency that issues the decision on suspension is not the issuer of the practicing certificate, a written notification shall be sent to the issuer of the practicing certificate.

d) The agency that decides the suspension of part of or the entirepracticeof the practitioner shall post the information about such suspension on its website.

2. Before initiating the procedure mentioned in Clause 1 of this Article, it is required to have a conclusion of the Medical Council that the practitioner commits medical errors as prescribed in Article 74 and Article 75 of the Law on Medical examination and treatment.

Article 9. Procedure for suspending part of or the entire operation of a medical facility

1. When a violation mentioned in Article 7 of this Circular is discovered, the procedure for suspending part of or the entirepracticeof a facility shall be carried out as follows:

a) The Minister of Health shall delegate the Director of the Department of Medical Services to issue the decision to suspend part of thepracticeof the medical facility under the management of the Ministry of Health and other Ministries under the form in Appendix 4 to this Circular;

b) The Service of Health shall issue the decision to suspend thepracticeof the medical facility under the form in Appendix 4 to this Circular;

c) If the agency that issues the decision on suspension is not the issuer of the operating license of the medical facility, a written notification shall be sent to the issuer of the operating license.

d) The agency that issues the decision on revocation shall post the information about the suspension of the medical facility on its website.

2. Before initiating the procedure mentioned in Clause 1 of this Article, it is required to obtain a conclusion from the Medical Council (according to Article 74 and Article 75 of the Law on Medical examination and treatment) or Inspectorate that the medical facility does not meet the conditions prescribed in Article 43 of the Law on Medical examination and treatment.

Article 10. Duration of the suspension of part of or the entirepracticeof the practitioner or medical facility

1. Duration of suspension of part of or the entirepracticeof a practitioner:

a) The duration ofpracticesuspension is written in the decision to suspend the practitioner frompractice, depends on the nature and seriousness of the violations, the capacity for rectification of the practitioner, and shall not exceed 24 months.

b) If the is suspended frompracticefor fewer than 24 months: if the practitioner fails to rectify the medical errors, the competent authority shall consider extending the suspension, but the total suspension duration shall not exceed 24 months, or consider revoking the practicing certificate in accordance with Article 4 of this Circular.

b) If the practitioner is suspended frompracticefor 24 months: if the practitioner fails to rectify the medical errors after 24 months, the practitioner shall has his practicing certificate revoked in accordance with Article 4 of this Circular if his entirepracticeis suspended, or must apply for the re-issuance of the practicing certificate to change the scope ofpracticeif part of hispracticeis suspended.

2. Duration of the suspension of part of or the entirepracticeof a medical facility:

a) The duration ofpracticesuspension is written in the decision to suspend the medical facility frompractice, depends on the nature and seriousness of the violations, the capacity for rectification of the medical facility, and shall not exceed 12 months.

b) If the medical facility is suspended frompracticefor fewer than 12 months:

If the medical facility fails to rectify the medical errors after this period, the competent authority shall consider extending the suspension of part of or the entirepracticeof the medical facility, but the total duration shall not exceed 12 months, or consider revoking the operating license in accordance with Article 5 of this Circular.

c) If the medical facility is suspended frompracticefor 12 months:

If the medical facility fails to rectify the medical errors after 12 months, it shall has its operating license revoked in accordance with Article 5 of this Circular if its entirepracticeis suspended, or must apply for re-issuance of the operating license to change the scope ofpracticeif part of itspracticeis suspended.

Article 11. Procedure for permitting a practitioner to return topracticeafter suspension

1. An application for permission for the practitioner to return topracticeconsists of:

a) A written request for permission to return topracticeunder the form in Appendix 5 to this Circular;

b) A certified true copy of the practicing certificate;

c) A report on rectification of medical errors made by the practitioner;

d) The certificate of update of continuous update of medical knowledge related to the medical errors during the suspension;

dd) An authenticated copy of the work permit issued to the foreign practitioner or the Vietnamese practitioner residing abroad by a Vietnam’s labor authority.

2. Procedure for permitting a practitioner to return topractice:

a) The practitioner shall send 01 application prescribed in Clause 1 of this Article to the agency that issued the decision on suspension frompractice;

b) After receiving the application, the agency shall send the practitioner a notice of application receipt according to Appendix 6 to this Circular;

c) The agency shall verify the application within 10 days from the date written on the notice of application receipt. If the application is not valid, the agency shall request the practitioner in writing to supplement it, specifying the necessary changes and additional documents. After the additional documents are received, the agency shall send the practitioner a notice of receipt of additional documents according to Appendix 6 to this Circular. The agency shall request the practitioner to supplement the application until it is complete;

d) Within 20 days from the date of receipt of the valid application written on the notice of application receipt, the agency shall issue a decision to permit the practitioner to return topractice. If the practitioner is not permitted to return topractice, a written explanation must be made.

dd) The agency that issues the decision to permits the practitioner to return topracticeshall post information about such permission on its website and send a written notification to the agency that issued the practicing certificate if the agency that issues the decision to permits the practitioner to return topracticeis not the issuer of the practicing certificate.

Article 12. Procedure for permitting a medical facility to return topracticeafter suspension

1. An application for permission for the medical facility to return topracticeconsists of:

a) A written request for permission to return topracticeunder the form in Appendix 7 to this Circular;

b) A report on the rectification of medical errors, measures taken for ensuring the fulfillment of conditions in Article 43 of the Law on Medical examination and treatment, and relevant documents;

c) A certified true copy of the operating license of the medical facility.

2. Procedure for permitting a medical facility to return topractice:

a) The medical facility shall send 01 application prescribed in Clause 1 of this Article to the agency that issued the decision on suspension frompractice;

b) After receiving the application, the agency shall send the medical facility a notice of application receipt according to Appendix 8 to this Circular;

c) The agency shall verify the application within 10 days from the date written on the notice of application receipt. If the application is not valid, the agency shall request the medical facility in writing to supplement it, specifying the necessary changes and additional documents. After the additional documents are received, the agency shall send the medical facility a notice of receipt of additional documents according to Appendix 8 to this Circular. The agency shall request the medical facility to supplement the application until it is complete;

d) Within 20 days from the date of receipt of the valid application written on the notice of application receipt, the agency shall issue a decision to permit the medical facility to return topractice. If the medical facility is not permitted to return topractice, a written explanation must be made.

The agency may establish a commission to assess the rectification of medical errors or the measures taken to ensure the sufficient conditions of the medical facility where necessary.

dd) The agency that issues the decision to permits the medical facility to return topracticeshall post information about such permission on its website and send a written notification to the agency that issued the operating license to the medical facility if the agency that issues the decision to permits the medical facility to return topracticeis not the issuer of the operating license.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF MEDICAL FACILITIES AND MEDICAL PRACTITIONERS

Article 13. Responsibilities of a medical facility

1. When the decision to revoke the operating license takes effect, the medical facility shall:

a) Stop the provision of medical examination and treatment in any shape or form;

b) Send a report to the superior agency of the quantity of patients, their condition, plans for moving patients to another capable medical facility for further examination and treatment;

c) Implement the plans for maintaining the health of the patients and moving the patients being examined and treated at the facility to another capable medical facility for further examination and treatment.

d) Within 05 working days from the day on which the decision to on revocation is received, the head or legal representative of the medical facility shall return the original operating license to the agency that issues the decision on revocation.

2. When the decision to suspend thepracticetakes effect, the medical facility shall:

a) Stop the provision of medical examination and treatment under the decision of the competent agency;

b) Send a report to the superior agency of the quantity of patients, their condition, plans for maintaining their health and moving patients to another capable medical facility for further medical examination and treatment;

c) Implement the plans for maintaining the health of the patients and moving the patients being examined and treated at the facility to another capable medical facility for further examination and treatment.

Article 14. Responsibilities of a practitioner

1. When the decision to revoke the practicing certificate takes effect, the practitioner shall:

a) Stop the provision of medical examination and treatment in any shape or form;

b) The patients being treated by the practitioner when the decision on revocation of the practicing certificate is received must be transferred to a capable medical facility to ensure their safety and health.

b) Within 05 working days from the day on which the decision to revoke the practicing certificate is received, the practitioner shall return the original practicing certificate to the agency that issues the decision on revocation.

2. When the decision to suspend thepracticetakes effect, the practitioner shall:

a) Stop the provision of suspended medical examination and treatment under the decision of the competent agency;

b) The patients being treated by the practitioner when the decision to suspend the practitioner frompracticeis received must be transferred to a capable medical facility to ensure their safety and health.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 15. Effect

This Circular takes effect on December 15, 2013.

Article 16. Terms of reference

Where the documents cited in this Circular are superseded or amended, the new or amended documents shall prevail.

Article 17. Responsibility for implementation

the Chief of the Ministry Office, the Chief Inspector of the Ministry, the Director of the Department of Medical Services, the Department of Traditional Medicines, Directors of Departments affiliated to the Ministry of Health, heads of units affiliated to the Ministry of Health, Directors of Services of Health, heads of medical agencies affiliated to other Ministries, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.

Units and local governments shall report the difficulties during the implementation of this Circular to the Ministry of Health for consideration and settlement./.

The Minister

Nguyen Thi Kim Tien

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 35/2013/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất