Thông tư 15/1999/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân và Nghị định số 06/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ về cụ thể hoá một số điều trong Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y

thuộc tính Thông tư 15/1999/TT-BYT

Thông tư 15/1999/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân và Nghị định số 06/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ về cụ thể hoá một số điều trong Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15/1999/TT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Ngọc Trọng
Ngày ban hành:31/07/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 15/1999/TT-BYT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ15/1999/TT-BYT NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 1999

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÁP LỆNH HÀNH NGHỀ Y DƯỢC TƯ NHÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 06/CP NGÀY 29/1/1994 CỦA CHÍNH PHỦ  VỀ

CỤ THỂ HOÁ MỘT SỐ ĐIỀU TRONG PHÁP LỆNH HÀNH NGHỀ

Y DƯỢC TƯ NHÂN THUỘC LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ Y

 

- Căn cứ Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân ngày 30/09/1993

- Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ cụ thể hoá một số điều trong Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân.

Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc hành nghề Y tư nhân như sau:

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Hình thức tổ chức các cơ sở hành nghề Y tư nhân:

1. Bệnh viện tư nhân:

- Đa khoa

- Chuyên khoa

2. Phòng khám đa khoa: Là phòng khám có nhiều chuyên khoa.

3. Phòng khám chuyên khoa:

- Phòng khám nội: gồm các loại :

+ Phòng khám nội tổng hợp

+ Các phòng  khám thuộc hệ nội

+ Phòng khám gia đình

+ Phòng tư vấn y tế qua điện thoại

- Phòng khám chuyên khoa ngoại

- Phòng khám chuyên khoa phụ sản - kế hoạch hoá gia đình.

- Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt

- Phòng khám chuyên khoa mắt

- Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng

- Phòng khám chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ

- Phòng khám chuyên khoa điều dưỡng - phục hồi chức năng

- Phòng khám chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh

- Phòng xét nghiệm: Sinh hoá, huyết học, vi sinh, giải phẫu bệnh vi thể.

4. Nhà hộ sinh

5. Dịch vụ Y tế

- Phòng làm răng giả

- Tiêm chích thay băng

- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà.

 

Điều 2: Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh tư và những người hành nghề y tư nhân được khuyến khích và hưởng ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước ngày 20/5/1998. Người đứng đầu các cơ sở khám chữa bệnh tư phải đủ tiêu chuẩn và diều kiện hành nghề phù hợp với từng loại hình theo quy định của Thông tư này.

 

Điều 3: Công chức, sỹ quan tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân không được tham gia thành lập hoặc quản lý bệnh viện tư, cơ sở khám chữa bệnh thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (theo Luật doanh nghiệp khi Luật này có hiệu lực), nhưng được ký hợp đồng với bệnh viện tư, các cơ sở khám chữa bệnh trên để làm việc ngoài giờ hoặc được phép đăng ký hành nghề ngoài giờ dưới các hình thức tổ chức khác nếu các đối tượng đó được thủ trưởng cơ quan đồng ý bằng văn bản.

 

Điều 4: Cơ sở khám chữa bệnh phải có biển hiệu theo quy định, phải công khai, thực hiện đúng giá viện phí và phạm vi hành nghề cụ thể. Phạm vi hành nghề và giá viện phí phải được cấp có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y tư nhân” phê duyệt.

 

Điều 5: Các cơ sở khám chữa bệnh tư chỉ được phép hoạt động sau khi được cấp Y tế có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y tư nhân.

 

Điều 6: Mọi cơ sở hành nghề y tư nhân phải đăng ký và nộp lệ phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y tư nhân theo quy định của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Y tế.

 

CHƯƠNG II

TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN VÀ PHẠM VI HÀNH NGHỀ

CỦA CÁC CƠ SỞ HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN

 

Điều 7: Bệnh viện: Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh có điều trị nội trú và ngoại trú. Bệnh viện có thể là bệnh viện đa khoa hay bệnh viện chuyên khoa.

1. Tiêu chuẩn:

Giám đốc bệnh viện là bác sỹ đa khoa hay chuyên khoa đã thực hành 5 năm tại bệnh viện.

Trưởng khoa là bác sỹ chuyên khoa đã thực hành 5 năm ở cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp, trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa.

2. Điều kiện:

- Bệnh viện ít nhất có 21 giường bệnh.

- Tổ chức, cán bộ cần phù hợp với quy mô bệnh viện.

- Cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế thực hiện theo đúng các quy định trong quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997-BYT-QĐ ngày 19/09/1997.

Bệnh viện phải có đủ:

+ Khoa khám bệnh - khoa cấp cứu.

+ Các khoa điều trị.

+ Các khoa cận lâm sàng.

+ Có đủ điện, nước, thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thồng xử lý chất thải.

+ Trang thiết bị y tế từng khoa (ít nhất phải tương đương tuyến huyện) theo "Quy định danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã" được ban hành kèm theo Quyết định số 1419/BYT-QĐ ngày 23/8/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Phạm vi hành nghề:

Thực hiện theo đúng danh mục kỹ thuật đã được Bộ Y tế cho phép. Bệnh viện phải nhận bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu, chỉ được chuyển viện sau khi đã cấp cứu.

 

Điều 8: Phòng khám đa khoa: Phòng khám đa khoa là cơ sở khám chữa bệnh gồm nhiều phòng khám chuyên khoa (ít nhất có 2) do một giám đốc phụ trách chung.

1. Tiêu chuẩn:

Giám đốc phòng khám đa khoa là bác sỹ đa khoa hay chuyên khoa đã thực hành 5 năm tại bệnh viện; Trưởng phòng khám chuyên khoa là bác sĩ chuyên khoa đã thực hành 5 năm tại  cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp, trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa.

2. Điều kiện:

Cơ sở hạ tầng: phải đảm bảo đủ diện tích. Trang thiết bị phải đủ tiêu chuẩn và điều kiện như phòng khám chuyên khoa. Ngoài các phòng khám chuyên khoa, phòng khám đa khoa nhất thiết phải có phòng đợi, phòng cấp cứu, phòng lưu (phòng lưu tối đa không quá 10 giường lưu và không lưu quá 24 giờ), có đủ công trình vệ sinh, điện nước, xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.

3. Phạm vi hành nghề:

Hành nghề theo danh mục của các chuyên khoa đã được duyệt.

 

Điều 9: Phòng khám nội:

Phòng khám nội gồm các loại:

- Phòng khám nội tổng hợp

- Các phòng khám thuộc hệ nội

- Phòng khám gia đình

- Phòng tư vấn y tế qua điện thoại

1. Tiêu chuẩn:

Người đăng ký hành nghề là bác sỹ đa khoa hay chuyên khoa đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp.

ở các vùng núi cao, y sỹ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám chữa bệnh hay bác sỹ đã thực hành 3 năm được đăng ký hành nghề. Y sỹ không được hành nghề tư vấn qua điện thoại.

2. Điều kiện:

a. Phòng khám nội tổng hợp, các phòng khám thuộc hệ nội phải có dụng cụ chuyên môn tối thiểu, có hộp thuốc cấp cứu và chống choáng (phụ lục 1 và 2) ít nhất phải có 1 buồng khám riêng biệt 10m2, có giường khám, bàn làm việc. Cơ sở phải thoáng mát, ngăn nắp đảm bảo ánh sáng, nước, công trình vệ sinh và tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.

b. Phòng khám gia đình phải có dụng cụ chuyên môn tối thiểu, có hộp thuốc cấp cứu và chống choáng (phụ lục 1 và 2).

3. Phạm vi hành nghề:

a. Phòng khám nội tổng hợp, phòng khám gia đình:

- Tư vấn sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình.

- Quản lý sức khoẻ.

- Sơ cứu, cấp cứu, khám và kê đơn, điều trị các bệnh thông thường, không làm các thủ thuật chuyên khoa. Phát hiện những trường hợp vượt khả năng, chuyển đến phòng khám chuyên khoa hay tuyến trên.

- Khám ngoại: sơ cứu gãy xương, không bó bột, không làm tiểu phẫu.

- Khám sản phụ: khám thai, quản lý thai sản, không đỡ đẻ.

- Khám răng, không nhổ răng.

- Khám tai mũi họng: soi tai mũi họng, không chích rạch viêm tai giữa.

- Làm các xét nghiệm đơn giản bằng giấy thử.

- Lấy bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm, không sinh thiết, không chọc dò.

- Điện tim, siêu âm v.v... không cần phải cấp giấy chứng nhận riêng, nhưng phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đã được thực hành về các chuyên khoa này của các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho phép ghi trong phạm vi hành nghề. Các phòng khám thuộc hệ nội: khám bệnh, chẩn đoán, điều trị các bệnh thuộc chuyên khoa đã được duyệt.

c. Phòng tư vấn qua điện thoại: bác sỹ chỉ tư vấn những chuyên khoa đã được đăng ký và được đào tạo.

 

Điều 10: Phòng khám chuyên khoa ngoại:

1. Tiêu chuẩn:

Người hành nghề là bác sỹ chuyên khoa ngoại, đã thực hành 5 năm ở cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp, trong đó ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa ngoại.

2. Điều kiện:

Ngoài điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này, phòng khám chuyên khoa ngoại phải có dụng cụ tiểu phẫu và phòng tiểu phẫu, phòng cấp cứu và lưu bệnh nhân, cần đặc biệt lưu ý đến kỹ thuật chống nhiễm khuẩn, (phụ lục 3).

3. Phạm vi hành nghề:

- Sơ cứu - cấp cứu ngoại khoa.

- Khám và xử trí các vết thương thông thường.

- Bó bột gãy xương nhỏ.

- Tháo bột theo chỉ định của thầy thuốc bó bột.

- Thắt búi trĩ nhỏ, mổ u nang bã đậu, u nông nhỏ.

- Không chích các ổ mủ lan toả lớn.

 

Điều 11: Phòng khám chuyên khoa phụ sản - phòng kế hoạch hoá gia đình:

1. Tiêu chuẩn:

Người đăng ký hành nghề là bác sỹ  đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp trong đó ít nhất là 3 năm chuyên khoa phụ sản.

ở các vùng núi cao, y sỹ sản khoa hay nữ hộ sinh trung cấp đã thực hành 5 năm chuyên khoa được đăng ký hành nghề.

2. Điều kiện:

Có bàn khám, dụng cụ khám và làm thủ thuật về phụ sản. Ngoài phòng khám có phòng làm thủ thuật. Ngoài thuốc cấp cứu chung, có thuốc cấp cứu chuyên khoa (theo phụ lục 1 ,4).

3. Phạm vi hành nghề:

- Tư vấn giáo dục sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình.

-  Cấp cứu sản phụ khoa.

- Khám thai, quản lý thai sản.

- Khám chữa bệnh phụ khoa thông thường.

- Đặt thuốc âm đạo.

- Đốt điều trị lộ tuyến cổ tử cung.

- Soi cổ tử cung, lấy bệnh phẩm tìm tế bào K.

- Đặt vòng

- Hút thai dưới 15 ngày.

- Đình sản nam không dùng dao.

- Không nạo thai, phá thai, không tháo vòng, không đình sản nữ.

- Không đỡ đẻ tại phòng khám.

Điều 12: Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt:

1. Tiêu chuẩn:

Người đăng ký hành nghề là bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt đã có 5 năm thực hành chuyên khoa tại cơ sở hợp pháp.

ở các vùng núi cao, y sỹ chuyên khoa răng hàm mặt đã thực hành 5 năm hay bác sỹ chuyên khoa đã thực hành 3 năm chuyên khoa.

2. Điều kiện:

- Có đủ dụng cụ, trang thiết bị chuyên khoa răng và làm răng giả (nếu làm răng giả).

- Có đủ phòng tiểu phẫu, phòng làm việc với phạm vi hành nghề (phụ lục 6, 7).

3. Phạm vi hành nghề:

- Khám chữa bệnh thông thường, cấp cứu các vết thương hàm mặt.

- Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ.

- Nắn sai khớp hàm

- Điều trị laze bề mặt.

- Chữa các bệnh viêm quanh răng.

- Chích rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng.

- Làm răng, hàm giả.

 

Điều 13: Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng:

1. Tiêu chuẩn:

Người đăng ký hành nghề là bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng đã thực hành ở bệnh viện 5 năm, trong đó ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa.

2. Điều kiện:

- Có đủ trang thiết bị dụng cụ khám và làm các thủ  thuật chuyên khoa, có phòng tiểu phẫu (phụ lục 8).

3. Phạm vi hành nghề:

- Cấp cứu về tai mũi họng

- Khám chữa bệnh thông thường

+ Viêm xoang, chọc dò xoang, chọc hút dịch u nang.

+ Trích rạch viêm tại giữa cấp.

+ Trích rạch áp xe amidan.

+ Cắt po líp đơn giản, u bã đậu, u nang lành, u mỡ vùng tai mũi họng.

+ Cầm máu cam.

+ Lấy dị vật vùng tai mũi họng. Không lấy dị vật thanh quản, thực quản.

+ Đốt họng bằng nhiệt,  bằng laze.

+ Khâu vết thương vùng đầu cổ dưới 5 cm.

+ Nạo VA.

 

Điều 14: Phòng khám chuyên khoa mắt:

1. Tiêu chuẩn:

Bác sỹ hành nghề là bác sỹ chuyên khoa mắt, thực hành 5 năm tại bệnh viện, trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa mắt.

ở các vùng núi cao, y sỹ chuyên khoa mắt có 5 năm thực hành chuyên khoa mắt được hành nghề.

2. Điều kiện:

- Có đủ dụng cụ khám và làm thủ thuật, có phòng làm tiểu phẫu (phụ lục 9).

- Có đủ thuốc cấp cứu về mắt.

- Có phòng tiểu phẫu.

3. Phạm vi hành nghề:

- Cấp cứu, chữa bệnh thông thường về mắt.

- Tiêm dưới kết mạc, cạnh nhãn cầu, hậu nhãn cầu.

- Lấy dị vật kết mạc, chích chắp lẹo, mổ quặm, mổ mộng.

- Thông rửa lệ đạo.

 

Điều 15: Phòng chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ: là cơ sở thực hiện những dịch vụ thẩm mỹ do thầy thuốc đảm nhiệm.

Các dịch vụ làm đẹp, săn sóc da mặt, trang điểm cô dâu v.v... không thuộc ngành Y tế cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề. Những cơ sở này không được làm xăm môi, xăm mi, hút mụn, những dịch vụ khác gây chảy máu.

1. Tiêu chuẩn:

Người đăng ký hành là bác sỹ đã thực hành 5 năm tại bệnh viện, trong đó ít nhất có 3 năm thực hành chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hay thẩm mỹ.

2. Điều kiện:

- Phải có dụng cụ trang thiết bị phù hợp với phạm vi hành nghề.

- Cơ sở phải đảm bảo vô trùng, có đủ phòng phẫu thuật, phòng lưu, phòng chờ.

3. Phạm vi hành nghề:

- Xăm môi, xăm mi, hút mụn, các dịch vụ chăm sóc gây chảy máu.

- Cấy tóc.

- Nâng gò má thấp, nâng sống mũi.

- Phẫu thuật căng da mặt.

- Xử lý các nếp nhăn mi trên, mi dưới, tạo hình mắt một mí thành hai mí.

 

Điều 16: Phòng chuyên khoa Điều dưỡng - Phục hồi chức năng:

1. Tiêu chuẩn:

Người đăng ký hành nghề là bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng đã thực hành ở cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp 5 năm, trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa Điều dưỡng - Phục hồi chức năng.

2. Điều kiện:

Ngoài quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 9 của Thông tư này, phòng chuyên khoa Điều dướng - Phục hồi chức năng phải có đủ các phòng và dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với phạm vi hành nghề.

3. Phạm vi hành nghề:

- Chăm sóc các hội chứng liệt thần kinh Trung ương và ngoại biên.

- Chăm sóc các bệnh cơ xương khớp mãn tính.

- Chăm sóc sau phẫu thuật cần phục hồi chức năng tiếp tục.

- Thực hiện các kỹ thuật:

+ Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

+ Các phương pháp vật lý trị liệu được duyệt.

+ Hoạt động trị liệu.

 

Điều 17: Phòng chẩn đoán hình ảnh: Phòng chần đoán hình ảnh là cơ sở góp phần chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị bằng các thiết bị X quang, siêu âm, nội soi v.v...

1. Tiêu chuẩn:

Người đăng ký hành nghề phòng chẩn đoán hình ảnh là bác sỹ chuyên khoa X quang đã thực hành 5 năm tại chuyên khoa.

ở các vùng núi cao bác sỹ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa X quang.

2. Điều kiện:

- Có đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân, phòng X quang đạt tiêu chuẩn an toàn bức xạ. Trang thiết bị ít nhất đạt tiêu chuẩn của tuyền huyện (phụ lục 10).

- Cơ sở hạ tầng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn: phải có phòng đợi, buồng chiếu chụp, buồng rửa phim, in ảnh, buồng đọc kết quả v.v... Buồng đặt thiết bị phải cao ít nhất 3,5 m, tường trát barít cửa có ốp tấm chì, nền nhà cao ráo.

3. Phạm vi hành nghề:

- Chẩn đoán X quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ.

- Chuẩn đoán siêu âm doppler.

- Không sử dụng cản quang tính mạch.

- Không chọc dò dưới hướng dẫn của siêu âm, không làm phẫu thuật nội soi, không soi phế quản, không làm các can thiệp X quang chảy máu.

 

Điều 18: Phòng xét nghiệm: Phòng xét nghiệm là cơ sở giúp cho chẩn đoán và theo dõi điều trị: gồm huyết học, hoá sinh, vi sinh, giải phẫu bệnh vi thể.

1. Tiêu chuẩn:

Người đăng ký hành nghề phòng xét nghiệm là bác sỹ hay dược sỹ, cử nhân sinh học, hoá sinh đã thực hành 5 năm chuyên khoa xét nghiệm tại cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp.

ở các vùng núi cao người đăng ký hành nghề là bác sỹ, dược sỹ, cử nhân sinh học, hoá sinh đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ít nhất hai năm thực hành chuyên khoa.

2. Điều kiện:

- Có đủ trang thiết bị y tế chuyên dùng tối thiểu (bằng phòng xét nghiệm tuyến huyện) (Phụ lục 11).

- Cơ sở hạ tầng phải đảm bảo tiêu chuẩn của một labo xét nghiệm, thiết kế kiến trúc và tổ chức phải đảm bảo an toàn lao động theo đúng quy chế công tác khoa xét nghiệm. Ngoài khu vực làm xét nghiệm cần chú ý đến các bộ phận phụ trợ như điện, nước và phòng chống cháy.

3. Phạm vi hành nghề:

Làm các xét nghiệm về huyết học, hoá sinh, vi sinh vật, ký sinh trùng, giải phẫu bệnh (vi thể).

 

Điều 19: Nhà hộ sinh: Nhà hộ sinh là cơ sở đỡ đẻ, quản lý, chăm sóc thai sản.

1. Tiêu chuẩn:

Người đăng ký hành nghề là bác sỹ chuyên khoa phụ sản, nữ hộ sinh trung học đã thực hành 5 năm tại cơ sở sản khoa.

ở các vùng núi cao: bác sỹ, nữ hộ sinh trung học đã thực hành 3 năm tại cơ sở sản khoa được đăng ký hành nghề tư nhà hộ sinh.

Người đăng ký thành lập nhà hộ sinh phải là người hành nghề 100% thời gian (không phải là người chỉ được đăng ký hành nghề ngoài giờ hành chính).

Điều kiện:

- Cơ sở hạ tầng: có phòng chờ đẻ, phòng đẻ, phòng sau đẻ đảm bảo vệ sinh vô khuẩn và thông thoáng.

- Trang thiết bị: phải có bàn đẻ, bộ đỡ đẻ, dụng cụ khám thai và làm thủ thuật, hộp thuốc cấp cứu chung và cấp cứu sản khoa (phu lục 5).

3. Phạm vi hành nghề:

- Khám thai, quản lý thai sản.

- Cấp cứu, sơ cứu sản khoa.

- Tiêm phòng uốn ván.

- Thử protein niệu.

- Đỡ đẻ thường.

- Nạo sót rau sau đẻ, sau sẩy.

- Không được nạo thai, phá thai.

- Nếu có bác sỹ chuyên khoa phụ sản có thể đỡ đẻ khó, giác hút, hút thai dưới 15 ngày, đặt vòng, không tháo vòng và làm các thủ thuật sản khoa loại 1.

 

Điều 20: Dịch vụ y tế:  Dịch vụ y tế trong Thông tư này là các dịch vụ y tế được thực hiện theo đơn của người thầy thuốc.

1. Tiêu chuẩn:

Người đăng ký cơ sở tiêm chích, thay băng là y tá điều dưỡng trung học đã thực hành 2 năm tại cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp.

Người đăng ký phòng làm răng giả là thợ trồng răng đã hành nghề từ năm 1980 về trước có giấy xác nhận của chính quyền địa phương.

Người đăng ký dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với dịch vụ xin đăng ký hành nghề.

2. Điều kiện:

- Cơ sở tiêm chích thay băng:

+ Có phòng rộng ít nhất 8m2.

+ Có đủ dụng cụ và đảm bảo vô trùng.

+ Có hộp thuốc cấp cứu, phòng xử trí sốc phản vệ.

- Phòng làm răng giả: Cơ sở phải đáp ứng theo quy mô, có phòng làm răng riêng hay xưởng làm răng, có dụng cụ làm răng giả (phụ lục 7).

3. Phạm vi hành nghề:

- Dịch vụ tiêm chích, thay băng: chỉ thực thiện theo đơn của bác sỹ không được khám bệnh, kê đơn.

- Dịch vụ làm răng giả : chỉ thực hiện làm răng giả, không được khám chữa bệnh về răng, nhổ răng.

- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà: thực hiện theo đơn của bác sỹ.

 

CHƯƠNG III

THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CƠ SỞ HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN

Điều 21: Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ hành nghề y tư nhân (gọi tắt là giấy chứng nhận đủ tiêu chuần và điều kiện hành nghề).

1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp "giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề" cho bệnh viện tư nhân và các cơ sở khám chữa bệnh thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty (theo Luật doanh nghiệp khi Luật này có hiệu lực).

2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi chung là tỉnh) cấp giấy chứng nhận cho tất cả các loại hình khác, trừ các loại hình quy định tại khoản 1 điều này.

3. Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấn giúp Bộ trưởng trong việc xem xét tiêu chuẩn và điều kiện để cấp giấy chứng nhận. Hội đồng do Thứ trưởng làm Chủ tịch, Vụ trưởng Vụ Điều trị làm Phó chủ tịch thường trực, một đại diện ban chấp hành Hội Y Dược học Việt Nam và các thành viên khác.

4. Sở Y tế tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn giúp Giám đốc Sở xem xét tiêu chuẩn và điều kiện để cấp giấy chứng nhận. Hội đồng do một lãnh đạo Sở làm Chủ tịch, Trưởng phòng nghiệp vụ Y hay Trưởng phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân làm Phó chủ tịch, một đại diện Hội Y dược học  tỉnh và các thành viên khác.

 

Điều 22:

Hồ sơ xin cấp "giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề" do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định:

1. Đơn xin thành lập bệnh viện.

2. Đơn xin thẩm định để xét cấp "Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề".

3. Điều lệ bệnh viện.

4. Luận chứng kinh tế kỹ thuật: Trong nội dung của luận chứng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sự cần thiết phải đầu tư

- Mục tiêu của dự án.

- Tên hiệu, địa điểm, hình thức đầu tư, phương án xây dựng hạ tầng cơ sở.

- Các khu vực, phòng chuyên môn, số giường bệnh.

- Các hạng mục hỗ trợ (điện, nước, phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải, đường đi, cảnh quan).

- Chi phí xây dựng.

- Tiến độ thực hiện.

- Có giấy chứng nhận về xử lý chất thải, an toàn bức xạ, phòng cháy, chữa cháy.

- Trang thiết bị y tế.

- Tên thiết bị, số lượng, giá tiền, tổng giá trị đầu tư cho trang thiết bị.

- Bộ máy quản lý, tổ chức nhân sự, cán bộ.

- Vốn đầu tư và phân tích tài chính.

- Hiệu quả kinh tế, xã hội.

5. Phạm vi hành nghề chi tiết.

6. Danh sách của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc (có lý lịch trích ngang).

7. Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, thời gian thực hành, giấy khám sức khoẻ của Giám đốc, các Trưởng khoa, các bác sỹ, dược sỹ và cán bộ đại học khác (có chứng nhận của công chứng nhà nước), các hợp đồng và chứng nhận liên quan khác.

8. Giấy giới thiệu của Hội y dược học.

 

Điều 23: Thủ tục thẩm định để cấp "Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề" cho các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ký:

1. Sau khi hoàn tất mọi công việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tổ chức nhân sự, Giám đốc các cơ sở hành nghề y tư nhân (theo quy định tại khoản 1, Điều 21) nộp toàn bộ hồ sơ tới Sở Y tế. Giám đốc Sở Y tế tỉnh thành lập đoàn thẩm định có đủ các thành viên cần thiết (trong đó cần có đại diện của Hội Y Dược học) tiến hành thẩm định trực tiếp tại cơ sở xin thẩm định.

2. Nội dung thẩm định:

a. Căn cứ pháp lý.

b. Hồ sơ xin thành lập (theo quy định tại Điều 22).

c. Cơ sở hạ tầng và điều kiện vệ sinh môi trường.

d. Tổ chức - nhân sự.

e. Trang thiết bị dụng cụ y tế.

f. Phạm vi hành nghề cụ thể.

3. Biên bản thẩm định gồm các phần chính:

a. Thời gian và địa điểm.

b. Thành phần:

- Đoàn thẩm định

- Đại diện của cơ sở được thẩm định.

c. Kết quả thẩm định của 6 nội dung (ghi cụ thể).

d. Kết luận và kiến nghị.

4. Sau khi thẩm định xong, Sở Y tế gửi công văn đề nghị kèm theo biên bản thẩm định, cùng toàn bộ hồ sơ của cơ sở được thẩm định về Bộ Y tế.

Tất cả tài liệu đều gửi bản chính, các bản sao đều phải có dấu công chứng nhà nước.

 

Điều 24:

1. Hồ sơ xin cấp "Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề" do Giám đốc Sở Y tế quyết định cho các loại hình y tư nhân:

a. Đơn xin đăng ký hành nghề, nói rõ địa điểm, phạm vi hành nghề.

b. Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên khoa (có chứng nhận của công chứng nhà nước).

c. Sơ yếu lý lịch, phiếu khám sức khoẻ.

d. Giấy phép làm ngoài giờ nếu đang là công chức.

e. Bản diễn giải: địa điểm, cơ sở, trang thiết bị, tổ chức nhân sự và phạm vi hành nghề.

Nếu các cơ sở hành nghề đơn giản thì có thể diễn giải ngay trong đơn.

g. Giấy giới thiệu của Hội Y Dược học.

2. Thủ tục thẩm định để cấp Giấy chứng nhận hành nghề do giám đốc Sở Y tế ký:

a. Các cơ sở hành nghề nộp hồ sơ tới Sở Y tế. Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định trực tiếp tại cơ sở xin hành nghề.

b. Nội dung và biên bản thẩm định theo khoản 2, khoản 3 Điều 23.

 

Điều 25: Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề:

1. Giấy chứng nhận hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định có giá trị 5 năm.

Giấy chứng nhận hành nghề do Giám đốc Sở Y tế quyết định có giá trị 3 năm.

2. Trước khi hết hạn 3 tháng, các cơ sở phải làm thủ tục để xem xét cấp lại giấy chứng nhận.

 

Điều 26:

Giấy chứng nhận hành nghề được gửi và lưu như sau:

- Giấy chứng nhận hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ký làm 4 bản: 1 gửi UBND tỉnh, 1 cho Sở Y tế, 1 cho đương sự, 1 lưu Vụ Điều trị.

- Giấy chứng nhận của các loại hình khác được làm 3 bản: 1 bản lưu tại Sở Y tế, 1 bản gửi đương sự, 1 bản gửi Y tế quận, huyện.

 

CHƯƠNG IV

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI

HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN

 

Ngoài quyền và nghĩa vụ được quy định tại Chương III của Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân và Điều 16 của Nghị định 06/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ về cụ thể hoá một số điều của Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, người hành nghề y tư nhân có quyền và nghĩa vụ sau đây:

 

Điều 27:

1. Quyền:

- Bệnh viện tư nhân được phép tổ chức nhà thuốc, nhưng thủ tục lập nhà thuốc theo đúng quy định của pháp luật.

- Người hành nghề y tư nhân được học tập dài hạn theo các quy định tuyển sinh của nhà nước để nâng cao nghiệp vụ; tham gia hoạt động đều đặn các sinh hoạt và bồi dưỡng chuyên môn của ngành. Người hành nghề y tư nhân được dự tập huấn cập nhật kiến thức, đặc biệt là những dịch bệnh nguy hiểm (sốt rét, tả, thương hàn, HIV/AID...). Sở Y tế tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Hội Y Dược học tỉnh tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức cho những người hành nghề y tư nhân.

- Những cá nhân, đơn vị có thành tích trong phục vụ người bệnh được biểu dương, khen thưởng xứng đáng.

2. Trách nhiệm:

- Phải dành 3% số giường bệnh viện để khám chữa bệnh cho người nghèo; các hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân khác phải tổ chức đợt khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

- Phải treo biển hiệu đúng loại hình, niêm yết công khai biểu giá viện phí, phạm vi hành nghề chi tiết; thực hiện đúng phạm vi hành nghề cho phép và giá viện phí được duyệt.

+ Bệnh viện tư nhân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty phải xây dựng bằng giá viện phí báo cáo Bộ Y tế phê duyệt.

+ Các hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân khác phải xây dựng bảng giá viện phí báo cáo Sở Y tế tỉnh phê duyệt.

- Có tủ thuốc cấp cứu theo quy định, không được vừa kê đơn, vừa bán thuốc, không được kê đơn sử dụng các loại thuốc, áp dụng các kỹ thuật máy móc mới chưa được phép lưu hành.

- Các cơ sở hành nghề y tư nhân có nghĩa vụ tham gia phòng chống dịch và tham gia các chương trình y tế quốc gia. Nghiêm cấm việc lợi dụng các thuốc, dụng cụ của chương trình (được nhà nước bao cấp miễn phí) đem bán để thu lợi.

- Các cơ sở hành nghề y tư nhân phải ký hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước để được hỗ trợ kỹ thuật và chuyển bệnh nhân khi có yêu cầu.

 

CHƯƠNG V

QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN

 

Điều 28:

1. Sở Y tế tỉnh là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hành nghề y tư nhân, có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách, theo dõi quản lý hành nghề y tư nhân. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh v.v... Sở Y tế phải báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình với Bộ Y tế và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ cho phép được giữ nguyên các phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân của Sở Y tế đã được thành lập để giúp Giám đốc Sở quản lý công tác hành nghề y tư nhân của tỉnh.

2. Các trung tâm Y tế quận, huyện tuỳ tình hình có thể có cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm theo dõi, quản lý trực tiếp các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn.

3. Trạm Y tế xã giúp UBND xã, phường có trách nhiệm theo dõi, tạo điều kiện cho các cơ sở hành nghề y tư nhân phát huy tác dụng trong phục vụ sức khoẻ nhân dân, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, cũng như thực hiện các chương trình Y tế.

 

Điều 29:

1. Báo cáo định kỳ của Sở Y tế gửi về Bộ Y tế cần có phần quản lý hành nghề y tư nhân của địa phương.

2. Hàng năm các Sở Y tế có báo cáo riêng về hành nghề y tư nhân về Bộ Y tế.

3. Các bệnh viện tư nhân và các cơ sở khám chữa bệnh thành lập theo luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty phải báo cáo định kỳ về Bộ Y tế.

 

CHƯƠNG VI

KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 30:

Bộ Y tế, Sở Y tế tổ chức kiểm tra thanh tra định kỳ hay đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề y tư nhân. Các tổ chức, cá nhân hành nghề y tư nhân (bao gồm các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài) phải chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra tại cơ sở của mình.

 

Điều 31: Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân hành nghề y tư nhân (bao gồm các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài) vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Thông tư này và vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 46/CP ngày 6/8/1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 32:

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư 07/BYT-TT ngày 30/4/1994 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân và Nghị định số 06/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ về cụ thể hoá một số điều trong Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC THUỐC CẤP CỨU

 

STT

 

Tên thuốc

 

Hàm lượng

 

Số lượng

 

1

 

Aminophyllin

 

Thuốc tiêm 0,24g/5ml

 

05 ống

 

2

 

Aminophyllin

 

Viên nén 300mg

 

10 viên

 

3

 

Atropin sutfat

 

Thuốc tiêm 0,25mg/1ml

 

05 ống

 

4

 

Calci chlorid

 

Thuốc tiêm 500mg/5ml

 

05 ống

 

5

 

Chlorpromazin (Largatyl.Aminazin)

 

Thuốc tiêm 25mg/2ml

 

05 ống

 

6

 

Depersolon

 

Thuốc tiêm 30mg/1ml

 

05 ống

 

7

 

Diazepam

 

Thuốc tiêm 10mg/2ml

 

05 ống

 

8

 

Apinephrin (Adrenalin)

 

Thuốc tiêm 1mg/1ml

 

05 ống

 

9

 

Furosemid

 

Thuốc tiêm 20mg/2ml

 

05 ống

 

10

 

Haloperidol

 

Thuốc tiêm 5mg/1ml

 

05 ống

 

11

 

Isoprenallin

 

Thuốc tiêm 2mg/1ml

 

05 ống

 

12

 

Natri thiosulfat

 

Viên nén 0,33g

 

10 viên

 

13

 

Natri thiosulfat

 

Thuốc tiêm 0,5g/5ml và 2g/10ml

 

05 ống

 

14

 

Nitroglycerin (Trinitrit)

 

Viên nén ngậm 0,5mg

 

10 viên

 

15

 

Nifedipin (Adalate)

 

Viên nén ngậm 0,01g

 

10 viên

 

16

 

Norepinephrine (Nor-adrenalin)

 

Thuốc tiêm 1mg/1ml

 

05 ống

 

17

 

oresol (ors)

 

Gói bột pha 1 lít nước sôi để nguội

 

10 gói

 

18

 

Panthenol

 

Phun sương

 

01 lọ

 

19

 

Papaverin hydrochloric

 

Thuốc tiêm 0,01g/1ml

 

05 ống

 

20

 

Phenobacbital

 

viên nén 100mg

 

10 viên

 

21

 

Phenobacbital

 

Viên nén 10mg

 

10 viên

 

22

 

Pinocarpin nitrat

 

Thuốc nhỏ mắt 2-4%

 

01 lọ

 

23

 

Quinin hydrochlorid

 

Thuốc tiêm 500mg

 

05 ống

 

24

 

Quinoserum

 

Thuốc tiêm 200mg/10ml

 

05 ống

 

25

 

Spartein Sulfat

 

Thuốc tiêm 50mg/1ml

 

05 ống

 

26

 

Than hoạt

 

Gói bột uống

 

10 gói

 

27

 

Vitamin C

 

Thuốc tiêm 100mg/2ml

 

05 ống

 

28

 

Vitamin K

 

Thuốc tiêm 5mg/1ml

 

05 ống

 

29

 

Vitamin B1

 

Thuốc tiêm

 

05 ống

 

 

 

Thuốc cấp cứu sản khoa

 

 

 

 

 

1

 

oxytoxin

 

Thuốc tiêm 5 UI/5ml

 

10 ống

 

2

 

ergotamin

 

Thuốc tiêm 0,5mg/1ml

 

10 ống

 

3

 

Papaverin hydrochloric

 

Thuốc tiêm 0,01g/1ml

 

05 ống

 

4

 

Papaverin

 

Thuốc viên 0,04g

 

20 viên

 

5

 

Kháng sinh

 

 

 

 

 

6

 

Nacl 0,9%

 

Chai 500ml

 

2 chai

 

7

 

Glucose 5%

 

Chai 500ml

 

2 chai

 

 

PHỤ LỤC 2

DỤNG CỤ PHÒNG KHÁM TỔNG QUÁT

 

 

STT

 

Tên dụng cụ

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

1

 

Bàn khám bệnh

 

Cái

 

1

 

2

 

ống khám bệnh

 

-

 

1

 

3

 

Huyết áp kế động mạch

 

-

 

1

 

4

 

ống nghe tim thai

 

-

 

1

 

5

 

Bảng thị lực

 

-

 

1

 

6

 

Búa tim phản xạ

 

-

 

1

 

7

 

Bầu giác

 

-

 

5

 

8

 

Băng ga rô cầm máu

 

-

 

1

 

9

 

Băng huyết áp kế trẻ em

 

-

 

1

 

10

 

Bơm hút máu mủ đạp chân

 

-

 

1

 

11

 

Bơm hút sữa bóp tay

 

-

 

1

 

12

 

Bơm tiêm 20ml - Thuỷ tinh

 

-

 

1

 

13

 

Bơm tiêm 2ml - thuỷ tinh

 

-

 

2

 

14

 

Bơm tiên 5ml- thuỷ tinh -

 

-

 

3

 

15

 

Bơm tiêm insulin 1mk 40/80 DV

 

-

 

1

 

16

 

Canun  trực tràng và âm đạo

 

Bộ

 

1

 

17

 

Cân người lớn

 

Cái

 

1

 

18

 

Cân trẻ em

 

-

 

1

 

19

 

Dây garo để tiêm tĩnh mạch

 

-

 

1

 

20

 

Đè lưỡi

 

-

 

5

 

21

 

Đèn cồn

 

Bộ

 

1

 

22

 

Giá treo bốc

 

Cái

 

1

 

23

 

Bốc thụt

 

-

 

1

 

24

 

Hộp dựng soong luộc dụng cụ

 

-

 

1

 

25

 

Hộp đựng bông

 

-

 

2

 

26

 

Hộp dựng dụng cụ

 

-

 

1

 

27

 

Khay quả đậu

 

-

 

2

 

28

 

Khay đựng dụng cụ

 

-

 

1

 

29

 

Kim châm cứu

 

Bộ

 

5

 

30

 

Kim chích máu đầu ngón tay

 

Cái

 

5

 

31

 

Kim tiêm đồng bộ các loại

 

-

 

21

 

32

 

Kẹp phẫu tích

 

-

 

2

 

33

 

Kéo phẫu tích thẳng

 

-

 

1

 

34

 

Kẹp cầm máu Kocher thẳng

 

-

 

2

 

35

 

Kẹp gắp dụng cụ, bơm tiêm

 

-

 

1

 

36

 

Kẹp cặp ống nghiệm

 

-

 

1

 

37

 

Kẹp kéo lưỡi, đầu lót cao su

 

-

 

1

 

38

 

Nẹp cố định xương gẫy (bộ)

 

Bộ

 

2

 

39

 

Bô ỉa dẹt

 

Cái

 

1

 

40

 

ống nghiệm - thuỷ tinh

 

-

 

5

 

41

 

ống đong chia độ - 100ml

 

-

 

1

 

42

 

Phiến kính 25x75mm

 

Miếng

 

5

 

43

 

Que quấn bông tai mũi, 2 đầu

 

Cái

 

2

 

44

 

Quả thụt trẻ em - cao su

 

-

 

1

 

45

 

Thông niệu đạo Nelaton số 12

 

-

 

1

 

46

 

Túi chườm nóng lạnh

 

-

 

2

 

47

 

Vịt đái

 

-

 

1

 

48

 

Y nhiệt kế

 

-

 

2

 

 

 

Nếu có điều kiện, có thể trang bị các dụng cụ sau:

 

 

 

 

 

49

 

Cặp gấp khúc, khám tai mũi

 

-

 

2

 

50

 

Đèn khám tai mũi họng

 

Bộ

 

1

 

51

 

Gương soi thanh quản, bộ 3 cái

 

Cái

 

1

 

52

 

Loa soi mũi các cỡ

 

-

 

1

 

53

 

Loa soi tai các cỡ

 

Bộ

 

1

 

54

 

Kính soi đáy mắt

 

Cái

 

1

 

55

 

Điện tim

 

Máy

 

1

 

56

 

Siêu âm đen trắng v.v...

 

-

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

DỤNG CỤ PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NGOẠI

 

STT

 

Tên dụng cụ

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

 

 

Dụng cụ tối thiểu

 

 

 

 

 

1

 

Bàn mổ tiểu phẫu

 

Cái

 

1

 

2

 

Bàn để dụng cụ

 

-

 

1

 

3

 

Bàn làm bột bó xương

 

-

 

1

 

4

 

Bộ dụng cụ tiểu phẫu

 

Bộ

 

1

 

5

 

Các dụng cụ nẹp chấn thương

 

-

 

2

 

6

 

Đèn mổ một bóng

 

Cái

 

1

 

7

 

Đèn mổ 4 bóng

 

-

 

1

 

8

 

ống nghe

 

-

 

1

 

9

 

Huyết áp

 

Bộ

 

2

 

10

 

Nhiệt kế

 

Cái

 

2

 

11

 

Găng tay

 

Đôi

 

3

 

12

 

Bơm kim tiêm các loại

 

Bộ

 

1

 

13

 

Kéo cắt băng

 

Cái

 

1

 

14

 

Kéo cắt bột

 

-

 

1

 

15

 

Kẹp mạch máu

 

-

 

 

 

16

 

Kẹp phẫu tích

 

-

 

 

 

17

 

Hộp dụng cụ có nắp

 

-

 

3

 

18

 

Hộp hấp bông gạc hình trụ đường kính 160 mm

 

-

 

4

 

19

 

Nồi hấp 39-50l

 

-

 

1

 

20

 

Nồi luộc dụng cụ

 

-

 

3

 

21

 

Tủ sấy điện 350o

 

-

 

1

 

22

 

Bộ dụng cụ cấp cứu

 

Bộ

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

DỤNG CỤ PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤ SẢN -

KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

 

STT

 

Tên dụng cụ

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

1

 

Bàn khám phụ sản

 

Cái

 

1

 

2

 

Bàn dụng cụ

 

-

 

1

 

3

 

ống nghe 2 tai

 

-

 

1

 

4

 

ống nghe tim thai

 

-

 

1

 

5

 

Huyết áp kế động mạch

 

-

 

1

 

6

 

Thước dây

 

-

 

1

 

7

 

Thước đo khung chậu

 

-

 

1

 

8

 

Y nhiệt kế cặp nách

 

-

 

2

 

9

 

Van âm đạo kiểu SIMS - 2 đầu số 1 Inox

 

-

 

2

 

10

 

Van âm đạo cân nặng ALIVRD 38x75mm

 

-

 

2

 

11

 

Thìa nạo tử cung SIMS - cùn 260x8mm

 

-

 

2

 

12

 

Thìa nạo tử cung SIMS - sắc 260x11mm

 

-

 

2

 

13

 

Thìa nạo tử cung SIMS - cùn 260 x11mm

 

-

 

2

 

14

 

Thìa nạo tử cung SIMS - sắc 260 x9mm

 

-

 

2

 

15

 

Bộ nong tử cung 2 đầu kiểu PARTT bộ 5 cái

 

Bộ

 

2

 

 

 

Bộ đặt vòng

 

 

 

 

 

16

 

Nồi hấp dụng cụ điện

 

Cái

 

1

 

17

 

Khay quả đậu 820mm

 

-

 

8

 

18

 

Cốc 180ml Inox

 

-

 

8

 

19

 

Hộp đựng dụng cụ hấp có nắp

 

-

 

4

 

20

 

Hộp hấp bông gạc

 

-

 

4

 

21

 

Găng mổ

 

-

 

10

 

22

 

Đèn khám phụ khoa

 

-

 

2

 

23

 

Kẹp cặp bông thẳng 20mm

 

-

 

20

 

24

 

Kẹp cặp cổ tử cung thẳng

 

-

 

20

 

25

 

Kéo kiểu SIMS cong 200mm

 

-

 

4

 

26

 

Thước đo tử cung Simpson 300mm có khắc độ

 

-

 

2

 

27

 

Mỏ vịt âm đạo Graveo cỡ nhỏ

 

-

 

6

 

28

 

Mỏ vịt âm đạo Graveo cơ trung

 

-

 

6

 

 

 

Bộ hút điều hoà kinh nguyệt

 

 

 

 

 

29

 

Bơm Karman

 

Cái

 

4

 

30

 

Mỏ vịt nhỏ

 

-

 

4

 

31

 

Mỏ vịt trung

 

-

 

4

 

32

 

Pinee cặp cổ tử cung 2 răng

 

-

 

4

 

33

 

ống hút các cỡ từ 4-6

 

 

 

 

 

34

 

Bình ngâm dụng cụ ống hút, bơm Karman

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

DỤNG CỤ KHÁM THAI - ĐỠ ĐẺ NHÀ HỘ SINH TƯ NHÂN

 

STT

 

Tên dụng cụ

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

1

 

Bàn khám thai

 

Cái

 

1

 

2

 

Bàn đẻ

 

-

 

1

 

3

 

Bàn tiêm và thay băng

 

-

 

1

 

4

 

Bàn để dụng cụ

 

-

 

2

 

5

 

ống nghe 2 tai

 

-

 

1

 

6

 

ống nghe tim thai

 

-

 

1

 

7

 

Huyết áp kế động mạch

 

-

 

1

 

8

 

Thước dây

 

-

 

1

 

9

 

Thước đo khung chậu

 

-

 

1

 

10

 

Y nhiệt kế cắp nách

 

-

 

3

 

11

 

Van âm đạo

 

-

 

5

 

12

 

Túi chườm nóng lạnh

 

-

 

3

 

13

 

Bồn (chậu) tắm cho sơ sinh

 

-

 

2

 

14

 

Bốc - dây - cặp - ống nối - canun

 

Bộ

 

2

 

15

 

Búa phản xạ

 

Cái

 

1

 

16

 

Bếp luộc dụng cụ, bơm tiêm

 

-

 

1

 

17

 

Chậu rửa tay

 

-

 

1

 

18

 

Cân người lớn

 

-

 

1

 

19

 

Cân trẻ sơ sinh

 

-

 

1

 

20

 

Cáng vải

 

-

 

1

 

21

 

Dao cạo

 

-

 

1

 

22

 

Đèn chiếu sáng khi khám thai, đỡ đẻ

 

-

 

2

 

23

 

Đèn cồn

 

-

 

1

 

24

 

Đồng hồ chỉ giờ

 

-

 

1

 

25

 

Giá ống nghiệm

 

-

 

1

 

26

 

Găng cao su số 7 hoặc 6,5

 

Đôi

 

5

 

27

 

Hộp hấp bông gạc

 

Cái

 

4

 

28

 

Hộp đựng và bơm tiêm, kim tiêm 5ml

 

-

 

10

 

29

 

Hộp đựng và bơm tiêm, kim tiêm - 2ml

 

-

 

5

 

30

 

Hộp đựng và bơm tiêm, kim tiêm - 20ml

 

-

 

3

 

31

 

Hộp hấp dụng cụ đỡ đẻ

 

-

 

3

 

32

 

Hộp đựng dụng cụ

 

-

 

2

 

33

 

Khay men 250 x370mm

 

-

 

2

 

34

 

Khay men 200 x 300mm

 

-

 

2

 

35

 

Khay quả đậu

 

-

 

2

 

36

 

Bộ dụng cụ cắt tầng sinh môn

 

Bộ

 

1

 

37

 

Kim khâu da, cỡ các loại

 

Cái

 

10

 

38

 

Kéo thẳng tù

 

-

 

3

 

39

 

Kẹp ckocher thẳng

 

-

 

6

 

40

 

Kẹp cặp kim khâu mổ

 

-

 

1

 

41

 

Kẹp dài gắp dụng cụ bông, gạc

 

-

 

1

 

42

 

Kẹp hình tim

 

-

 

1

 

43

 

Kẹp kéo thai

 

-

 

1

 

44

 

Kẹp phẫu thuật 2 răng

 

-

 

1

 

45

 

Kẹp phẫu tích

 

-

 

1

 

46

 

Lọ đựng cồn iod

 

-

 

2

 

47

 

Lọ đựng thuốc thử nước tiểu hoặc giấy thử protein niệu

 

-

 

2

 

48

 

Lò sưởi điện

 

-

 

2

 

49

 

Nồi hấp chịu áp lực

 

-

 

1

 

50

 

ống hút nhớt, rái cho sơ sinh

 

-

 

1

 

51

 

ống nghiệm thử nước tiểu

 

-

 

10

 

52

 

ống nhỏ giọt để tra thuốc đau mắt

 

-

 

3

 

53

 

Soong luộc bơm tiêm

 

-

 

1

 

54

 

Thông đái nữ

 

-

 

2

 

55

 

Thùng đựng nước chín để rửa tay

 

-

 

1

 

56

 

Tủ đựng thuốc và dụng cụ

 

-

 

1

 

57

 

Tủ sấy hơi nóng

 

-

 

1

 

 

PHỤ LỤC 6

DỤNG CỤ CHO PHÒNG CHỮA RĂNG KHÔNG LÀM RĂNG GIẢ

 

STT

 

Tên dụng cụ

 

Đơn vị tính

 

Số lượng

 

1

 

Bay đánh xi măng bằng agate

 

Cái

 

1

 

2

 

Bay đánh xi măng bằng kim loại

 

-

 

1

 

3

 

Bẩy lòng máng

 

-

 

1

 

4

 

Bẩy chân răng (bộ + cái)

 

Bộ

 

1

 

5

 

Bảy cuống răng

 

Cái

 

1

 

6

 

Bẩy răng khôn

 

-

 

1

 

7

 

Bơm tiêm sắt gây tê răng

 

-

 

1

 

8

 

Chén con thuỷ tinh đựng thuốc

 

-

 

1

 

9

 

Chân gai lấy tuỷ răng các cỡ (Tir nerf)

 

Hộp

 

5

 

10

 

Chân khám răng (sonde dentaire)

 

Cái

 

5

 

11

 

Chân nhãn các cỡ (sonde bisse)

 

Hộp

 

5

 

12

 

Cây ăn chất hàn các loại (bộ 6 cái)

 

Bộ

 

1

 

13

 

Cối chày tán amangam

 

Bộ

 

1

 

14

 

Cái bảo vệ đĩa cắt

 

Cái

 

1

 

15

 

Cái giữ lá chắn (Porte - matrice)

 

-

 

1

 

16

 

Cái lấy amangame (Porte- amangame)

 

-

 

1

 

17

 

Cân đeo máy khoan răng

 

-

 

1

 

18

 

Dụng cụ lấy cao răng (Bộ - cái)

 

Bộ

 

1

 

19

 

Ghế chữa răng

 

Cái

 

1

 

20

 

Giá để các lọ thuốc chữa răng

 

-

 

1

 

21

 

Giá đựng mũi khoan có nắp

 

-

 

1

 

22

 

Gương khám răng và cán gương

 

-

 

5

 

23

 

Gắp thăm răng hình khuỷu

 

-

 

5

 

24

 

Hộp đựng bông

 

-

 

1

 

25

 

Khay quả đậu

 

-

 

3

 

26

 

Kìm nhổ răng cửa hàm trên

 

-

 

1

 

27

 

Kìm nhổ răng cửa hàm dưới

 

-

 

1

 

28

 

Kìm răng hàm nhỏ trên

 

-

 

1

 

29

 

Kìm răng khôn hàm trên (định rõ cơ số với trình độ kỹ thuật được dùng)

 

-

 

1

 

30

 

Kìm chân răng hàm dưới

 

-

 

1

 

31

 

Kìm chân răng hàm trên

 

-

 

1

 

32

 

Kìm nhổ răng trẻ em (bộ 6 cái)

 

Bộ

 

1

 

33

 

Kìm răng hàm hàm dưới

 

Cái

 

2

 

34

 

Kìm răng hàm to trên, trái

 

-

 

1

 

35

 

Kìm răng hàm to trên, phải

 

-

 

1

 

36

 

Kìm răng trên hàm dưới (định rõ cơ số với trình độ kỹ thuật được dùng, được đăng ký hành nghề)

 

-

 

1

 

37

 

Kính đánh xi măng

 

-

 

1

 

38

 

Lọ đựng thuỷ ngân

 

-

 

1

 

39

 

Lò hấp khô

 

-

 

1

 

40

 

Mũi khoan răng hình trụ các loại

 

-

 

1

 

41

 

Mũi khoan răng hình cầu các loại

 

-

 

1

 

42

 

Máy khoan răng

 

-

 

1

 

43

 

Nồi luộc dụng cụ và bếp

 

-

 

1

 

44

 

Nạo ngà răng hai đầu

 

Bộ

 

1

 

45

 

Nạo ổ răng hai đầu (Curette alveólaire)

 

Cái

 

2

 

46

 

ống nhổ tráng men

 

-

 

1

 

47

 

Quả bóp nước

 

-

 

1

 

48

 

Quả bóp hơi nóng

 

-

 

1

 

49

 

Tay khoan hàm dưới

 

-

 

1

 

50

 

Tay khoan hàm trên

 

-

 

1

 

51

 

Thìa dớt amangam

 

-

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 7

DỤNG CỤ BỔ SUNG VÀO PHÒNG CHỮA RĂNG

KHI LÀM RĂNG GIẢ

(Làm răng cầu - chụp - tháo lắp)

 

STT

 

Tên dụng cụ

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

1

 

ấp chụp (Enfonce des couronnes)

 

Cái

 

1

 

2

 

Bay sáp (Spatule à cire)

 

-

 

1

 

3

 

Bàn ép múp (Spesse à moufles)

 

-

 

1

 

4

 

Bể thổi và đèn hàn (Souflerie avec chalumeau)

 

-

 

1

 

5

 

Chén con khuấy nhựa

 

-

 

5

 

6

 

Cây tháo cầu răng (Arrache couronne)

 

-

 

1

 

7

 

Càng cắn (Occluseur)

 

Bộ

 

5

 

8

 

Càng nhai (Articulateur)

 

Cái

 

2

 

9

 

Dao sáp (Couteau à cire)

 

-

 

2

 

10

 

Dao thạch cao

 

-

 

2

 

11

 

Đe (Bigonne)

 

-

 

1

 

12

 

Ê- to (Etau)

 

-

 

1

 

13

 

Kéo cắt kim loại

 

-

 

1

 

14

 

Kẹp gắp dụng cụ

 

-

 

1

 

15

 

Kẹp hàn

 

-

 

1

 

16

 

Kẹp to gắp Mút

 

-

 

1

 

17

 

Kìm bấm (cắt) chì sắt

 

-

 

1

 

18

 

Kìm uốn móc các loại (bộ 5 cái)

 

Bộ

 

1

 

19

 

Lò luộc nhựa

 

Cái

 

1

 

20

 

Lò nung (Microfour four les Cylindres)

 

-

 

1

 

21

 

Mảng che bụi (Augette)

 

-

 

1

 

22

 

Máy mài răng giả (Tour suspendu de laboratoire dentaire)

 

-

 

1

 

23

 

Máy tuột chụp răng

 

-

 

1

 

24

 

Máy đánh bóng răng giả (Moteur à polir)

 

-

 

1

 

25

 

Múp nhỏ (Moufles pour brides et couronnes)

 

-

 

2

 

26

 

Múp to (Moufle)

 

-

 

2

 

27

 

Quang múp nhỏ

 

-

 

1

 

28

 

Quang múp to

 

-

 

2

 

29

 

Que cấy thạch cao

 

-

 

2

 

30

 

Dũa kim khí các loại

 

Bộ

 

1

 

31

 

Dũa nhựa các loại

 

-

 

1

 

32

 

Thìa lấy khuôn các cỡ

 

Cái

 

10

 

33

 

Tua treo (Tour d atelier)

 

-

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 8

CÁC MÁY VÀ DỤNG CỤ PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG

 

STT

 

Tên dụng cụ

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

1

 

Âm thoa 128 - 1096

 

Cái

 

1

 

2

 

Bàn để dụng cụ có bánh xe

 

-

 

1

 

3

 

Bàn để dụng cụ khi khám bệnh

 

-

 

1

 

4

 

Bình phun vilbis

 

-

 

1

 

5

 

Bình phun thốc bột

 

-

 

2

 

6

 

Cốc nhỏ

 

-

 

3

 

7

 

Cán gương thanh quản

 

-

 

2

 

8

 

Cặp Lucae

 

-

 

5

 

9

 

Cắp khuỷu Politzer

 

-

 

5

 

10

 

Dao trích nhọt tai

 

-

 

1

 

11

 

Đè lưỡi gấp khúc

 

-

 

5

 

12

 

Đè lưỡi thẳng

 

-

 

5

 

13

 

Đèn chiếu sáng khi mổ

 

-

 

2

 

14

 

Đèn khám TMH và biến thế

 

-

 

1

 

15

 

Ghế khám và điều trị TMH

 

-

 

1

 

16

 

Ghế có tựa đầu để khám TMH

 

-

 

1

 

17

 

Ghế đẩu quay

 

-

 

1

 

18

 

Gương soi thanh quản

 

-

 

2

 

19

 

Hô hấp bông/gạc

 

-

 

4

 

20

 

Hộp dựng dụng cụ

 

-

 

2

 

21

 

Khay men các cỡ

 

-

 

4

 

22

 

Khay quả đậu

 

-

 

2

 

23

 

Kim chọc hốc hàm

 

-

 

3

 

24

 

Kim rạch màng nhĩ

 

Bộ

 

1

 

25

 

Kim trocart cong

 

Cái

 

3

 

26

 

Kẹp thanh quản Frankel

 

-

 

1

 

27

 

Loa soi mũi các cỡ

 

Bộ

 

2

 

28

 

Loa soi tai các cớ

 

-

 

2

 

29

 

Máu hút máu mủ

 

Cái

 

1

 

30

 

Máy khí dung

 

-

 

1

 

31

 

Máy đốt nhiệt và điện cực đốt cuốn mũi

 

Bộ

 

1

 

32

 

Móc vén amidan

 

-

 

1

 

33

 

Nồi hấp chịu áp lực

 

-

 

1

 

34

 

ống nhổ tráng men có nắp

 

-

 

1

 

35

 

ống thông vòi tai

 

-

 

1

 

36

 

Que quấn bông tai/mũi

 

Cái

 

5

 

37

 

Que quấn bông thanh quản

 

-

 

2

 

38

 

Quả bóp Enéma

 

-

 

1

 

39

 

Quả bóp politzer

 

-

 

1

 

40

 

Thìa lấy ráy tai

 

-

 

2

 

41

 

Thòng lọng cắt políp (đơn giản, không u máu)

 

Cái

 

1

 

42

 

Tủ sấy dụng cụ

 

-

 

1

 

43

 

Vòi cao su của trocart

 

-

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 9

DỤNG CỤ PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT

 

STT

 

Tên dụng cụ

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

1

 

Chế khám mắt

 

Cái

 

1

 

2

 

Bảng thử thị lực

 

-

 

1

 

3

 

Bộ đo nhãn áp Machikob

 

Bộ

 

1

 

4

 

Bộ dụng cụ khám mắt

 

-

 

1

 

5

 

Kính soi đáy mắt

 

-

 

1

 

6

 

Bộ lấy dị vật nông

 

-

 

1

 

7

 

Bộ thông lệ đạo

 

-

 

1

 

8

 

Hộp hấp bông gạc

 

Cái

 

1

 

9

 

Hộp hấp dụng cụ

 

-

 

1

 

10

 

Khay đựng dụng cụ các loại

 

-

 

1

 

11

 

Tủ sấy điện

 

-

 

1

 

12

 

Bàn để dụng cụ

 

-

 

1

 

13

 

Bàn mổ

 

-

 

1

 

 

 

Dụng cụ mổ cặm

 

 

 

 

 

14

 

Kìm kẹp kim

 

Cái

 

1

 

15

 

Kéo công nhọn 12cm

 

-

 

1

 

16

 

Kéo thẳng 12cm

 

-

 

1

 

17

 

Pince Panas

 

-

 

1

 

18

 

Pince 1 răng

 

-

 

1

 

19

 

Kẹp cầm máu Terier

 

-

 

2

 

20

 

Thanh đè mổ quặm

 

-

 

1

 

21

 

Bồ cào - Ratenex

 

-

 

1

 

22

 

Dao mổ quặm + cán kẹp dao

 

-

 

1

 

23

 

Cán dao lam

 

-

 

1

 

 

 

Dụng cụ mổ mộng

 

 

 

 

 

24

 

Kìm kẹp kim (vi phẫu) + kim giác mạc

 

Cái

 

1

 

25

 

Kéo công nhọn

 

-

 

1

 

26

 

Kéo thẳng nhọn +chỉ tự tiêu

 

-

 

1

 

27

 

Panas

 

-

 

1

 

28

 

Pince 1 răng

 

-

 

1

 

29

 

Pince giác mạc

 

-

 

1

 

30

 

Cầm máu Terier

 

-

 

1

 

31

 

Dao mổ mộng + dao tròn

 

-

 

1

 

32

 

Vành mi tự động

 

-

 

1

 

33

 

Móc lác

 

-

 

1

 

34

 

Cán dao lam

 

-

 

1

 

 

 

Bộ chích chắp lẹo

 

 

 

 

 

35

 

Kẹp chích chắp

 

Cái

 

1

 

36

 

Dao chích (cán dao, lưỡi dao lam)

 

-

 

1

 

37

 

Thìa nạo chắp

 

-

 

1

 

38

 

Kéo cong

 

-

 

1

 

39

 

Pince giác mạc:

(Pince 1 răng)

(Kim khâu)

(Kìm cặp kim + Kim khâu)

 

-

 

1

 

 

 

Bộ cấp cứu đơn giản

 

 

 

 

 

40

 

Kìm cặp kim

 

Cái

 

1

 

41

 

Kéo (cong + thẳng)

 

-

 

1

 

42

 

Pince giác mạc 1 răng + pince panas

 

Bộ

 

1

 

43

 

Kim khâu da + khâu kết mạc

 

-

 

1

 

44

 

Chỉ lanh + tự tiêu

 

Bộ

 

1

 

45

 

Kẹp cầm máu

 

-

 

1

 

46

 

Vành mi tự động

 

-

 

1

 

47

 

Móc lác

 

Cái

 

1

 

48

 

Rơ - lô - vô

 

-

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 10

MÁY MÓC, DỤNG CỤ PHÒNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

STT

 

Tên dụng cụ

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

1

 

Máy X quang công xuất 100KV - 100mA hoặc 300mA có chiếu chụp

 

Cái

 

1

 

2

 

Máy siêu âm xách tay có in kết quả

 

-

 

1

 

3

 

Yếm chì

 

-

 

2

 

4

 

Kính chì cho phòng máy

 

-

 

1

 

5

 

Bình phòng chì

 

-

 

1

 

6

 

Bộ cữ Alphab bằng chì

 

Bộ

 

đủ dùng

 

7

 

Cassette 30 x 40 cm tăng quang

 

Cái

 

5

 

8

 

Cassette 24 x 30 cm tăng quang

 

-

 

5

 

9

 

Cassette 13 x 18 cm tăng quang

 

-

 

5

 

10

 

Đèn đọc phim X quang 2 phim

 

-

 

2

 

11

 

Đèn đọc phim X quang 1 phim

 

-

 

2

 

12

 

Đèn đỏ buồng tối

 

-

 

2

 

13

 

Đồng hồ báo phút giây

 

-

 

1

 

14

 

Thùng đựng dung dịch in tráng phim

 

-

 

1

 

15

 

Đo nồng độ dung dịch

 

-

 

1

 

16

 

Khung treo phim bằng inox

 

-

 

15

 

17

 

Sấy phim

 

-

 

1

 

18

 

Tủ lạnh

 

-

 

1

 

19

 

Cốc

 

-

 

2

 

20

 

Bốc thụt tháo và dây dẫn

 

-

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 11

MÁY MÓC, DỤNG CỤ PHÒNG XÉT NGHIỆM

 

STT

 

Tên dụng cụ

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

1

 

Huyết học

 

 

 

 

 

2

 

Tủ lạnh

 

Cái

 

2

 

3

 

Tủ lạnh trữ máu

 

-

 

1

 

4

 

Máy lắc máu có cân để lấy máu

 

-

 

11

 

5

 

Máy chưng cách thuỷ

 

-

 

1

 

6

 

Máy li tâm

 

-

 

1

 

7

 

Máy li tâm Hemotocrete

 

-

 

1

 

8

 

Máy đếm tế bào 4 - 8 th/số

 

-

 

1

 

9

 

Hệ thống thực hiện kỹ thuật ELISA

 

HT

 

1

 

10

 

Máy đong máu

 

Cái

 

1

 

11

 

Bảng đọc Hemotocrete

 

-

 

1

 

12

 

Tủ hấp ướt

 

-

 

1

 

13

 

Tủ sấy khô

 

-

 

1

 

14

 

Hốt phòng thí nghiệm

 

-

 

1

 

15

 

Kính hiển vi

 

-

 

1

 

16

 

Cân chính xác

 

-

 

1

 

17

 

Buồng đếm tế bào máu

 

-

 

1

 

18

 

Buồng đếm dịch não tuỷ

 

-

 

1

 

19

 

Bộ đo  tốc độ huyết trầm

 

Bộ

 

1

 

20

 

ống hút (Potain) hồng cầu

 

Cái

 

50

 

21

 

ống hút (Potain) bạch cầu

 

-

 

50

 

22

 

ống mao quản hematocite

 

-

 

400

 

23

 

Huyết sắc kế

 

-

 

2

 

24

 

Huyết cầu tố kế Shali

 

-

 

2

 

25

 

ống Westergreen +giá đõ

 

-

 

10

 

26

 

Đồng hồ bấm phút

 

-

 

1

 

27

 

Đèn cồn thuỷ tinh

 

-

 

2

 

28

 

Cối chày sứ

 

-

 

1

 

29

 

Chai thuỷ tinh nút dài 100ml, 250ml, 500ml, 1000ml.

 

-

 

40 (10 cho mỗi loại

 

30

 

ống nghiệm các cỡ

 

-

 

200

 

31

 

Pipette 0,1ml

 

-

 

10

 

32

 

Pipette 1ml

 

-

 

10

 

33

 

Pipette 5ml

 

-

 

5

 

34

 

Pipette 10ml

 

-

 

5

 

35

 

Pipette 20ml

 

-

 

2

 

36

 

Giá đựng ống nghiệm các cỡ

 

-

 

20

 

37

 

Pipette Pasteur

 

-

 

2

 

38

 

Lam kính

 

-

 

1000

 

39

 

Hộp lồng thuỷ tinh

 

-

 

20

 

40

 

Phiếu các cỡ

 

-

 

4

 

41

 

ống đong 25ml, 100ml, 250ml

 

-

 

9 (3 cho mỗi loại)

 

42

 

ống nhỏ giọt

 

-

 

10

 

43

 

Bình hút ẩm

 

-

 

2

 

44

 

Tủ ấm 370C

 

-

 

1

 

45

 

ống chích các loại

 

-

 

5

 

46

 

Kim tiêm các cỡ

 

-

 

40

 

47

 

Kim chích đầu ngón tay

 

-

 

1000

 

48

 

Giấy lọc

 

-

 

50

 

49

 

Bình cầu thuỷ tinh các cỡ

 

-

 

10

 

50

 

Sinh hoá

 

 

 

 

 

51

 

Cân tiểu ly

 

Cái

 

1

 

52

 

Máy chưng cách thuỷ 370C

 

-

 

1

 

53

 

Máy quang kế

 

-

 

1

 

54

 

Máy điện di

 

-

 

1

 

55

 

Ph mét

 

-

 

1

 

56

 

Các dụng cụ thuỷ tinh đong đo

 

-

 

đủ dùng

 

57

 

Máy ly tâm

 

-

 

1

 

58

 

Máy lắc

 

-

 

1

 

59

 

Bình hút ẩm

 

-

 

2

 

60

 

Tỷ niệu kế

 

-

 

1

 

61

 

Dụng cụ thuỷ tinh phòng thí nghiệm

 

 

 

Đủ dùng

 

62

 

Chuông thuỷ tinh

 

-

 

1

 

63

 

Tủ ấm 370C

 

-

 

1

 

64

 

Tủ sấy điện 2500C

 

-

 

1

 

65

 

Tủ lạnh

 

-

 

1

 

66

 

Phối hợp với bộ phận huyết học và vi sinh

 

 

 

 

 

 

 

Vi sinh

 

 

 

 

 

67

 

Kính hiển vi

 

Cái

 

2

 

68

 

Autoclave

 

-

 

1

 

69

 

Tủ sấy điện

 

-

 

1

 

70

 

Tủ lạnh

 

-

 

1

 

71

 

Đèn cực tím

 

-

 

1

 

72

 

Lồng cấy

 

-

 

1

 

73

 

Máy  đun khuấy từ

 

-

 

1

 

74

 

Máy cất nước

 

-

 

1

 

75

 

Máy lọc nước

 

-

 

1

 

76

 

Đồng hồ báo thức

 

-

 

1

 

77

 

Cân phân tích

 

-

 

1

 

78

 

Khay Inox

 

-

 

4

 

79

 

Chậu Inox

 

-

 

2

 

80

 

Dao mổ + cán

 

-

 

2

 

81

 

Khuyên dây cấy vi trùng

 

-

 

2

 

82

 

Bơm kim tiêm

 

-

 

5

 

83

 

Chai có vòi xịt

 

-

 

1

 

84

 

Chai có nút nhám thuỷ tinh các cỡ

 

-

 

10

 

85

 

Đèn cồn

 

-

 

2

 

86

 

Đèn sấy lam kính sau khi nhuộm

 

-

 

2

 

87

 

Kính lúp

 

-

 

1

 

88

 

Hộp Petre

 

-

 

6

 

89

 

Pipette Pasteur

 

-

 

2

 

90

 

ống tube có nút vặn các cỡ

 

-

 

10

 

91

 

Bút chì viết trên kính

 

-

 

5

 

92

 

Erlenmeyer (các cỡ)

 

-

 

2

 

93

 

Epronvette (các cỡ)

 

-

 

2

 

94

 

Ballon 500ml, 1000ml, 2000ml

 

-

 

6

 

95

 

Lam kính

 

-

 

1000

 

96

 

Lammelle

 

-

 

1000

 

97

 

Kính kháng ứng Bocrer (làm VDRL)

 

-

 

10

 

98

 

Pipette Serologie 1ml, 2ml, 5ml, 10ml

 

-

 

17

 

99

 

ống tube quay ly tâm 12 x 75mm, 13 x 100mm

 

-

 

300

 

100

 

Chai thuỷ tinh mầu nâu

 

-

 

5

 

101

 

Bình lọc seitz

 

-

 

5

 

102

 

Giấy lọc seitz các loại

 

-

 

50

 

103

 

Lọc Milipore

 

-

 

 

 

104

 

Gạc thấm nước

 

-

 

 

 

105

 

Giấy gói dụng cụ hấp

 

-

 

 

 

106

 

Giấy đo pH

 

-

 

 

 

107

 

Que, đè lưỡi

 

-

 

 

 

108

 

ống mao quản bằng thuỷ tinh

 

-

 

500

 

109

 

Găng tay cao su

 

Bộ

 

20

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 15/1999/TT-BYT
Hanoi, July 31, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON PRIVATE PRACTICE OF MEDICINE AND PHARMACY AND THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 06/CP OF JANUARY 29, 1994 DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON PRIVATE PRACTICE OF MEDICINE AND PHARMACY WITH RESPECT TO THE PRACTICE OF MEDICINE
Pursuant to the September 30, 1993 Ordinance on private practice of medicine and pharmacy;
Pursuant to the Government’s Decree No. 06/CP of January 29, 1994 detailing a number of Articles of the Ordinance on private practice of medicine and pharmacy;
The Ministry of Health hereby guides the private practice of medicine as follows:
Chapter I
THE GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Forms of private medical establishments:
1. The private hospitals
- General hospitals.
- Specialized hospitals.
2. The general consultation clinic means a medical examination clinic with various specialized fields.
3. The specialized medical consultation clinic:
- The internal disease examination clinic, including:
+ The general internal disease examination room.
+ Rooms for examination of internal organs.
+ The family medical consultation room.
+ The via-telephone medical consultancy room.
- The surgical examination room.
- The obstetric examination and family planning room.
- The teeth-jaw- face examination room.
- The eye examination room.
- The ear-nose-throat examination room.
- The plastic surgery examination room.
- The convalescence and functional rehabilitation examination room.
- The image diagnosis-examination room.
- The bio-chemical, hematological, micro-organism and microtamic laboratory.
4. The maternity homes
5. Medical services
- The false teeth-making room
- The injection and bandage replacement
- Healthcare services provided at families.
Article 2.- Enterprises investing in the construction of private medical examination and treatment establishments and private medical practitioners are encouraged to do so and entitled to preferential treatment under the Domestic Investment Promotion Law of May 20, 1998. The heads of private medical examination and treatment establishments must be fully qualified for the occupational practice suited to each forms specified in this Circular.
Article 3.- State officials and on-active-service officers of the People’s Armed Forces are not allowed to participate in the establishment or management of private hospitals and/or medical examination and treatment establishments set up under the Private Enterprises Law and the Companies Law (or under the Law on Enterprises when it comes into force), but they may sign contracts with private hospitals and/or medical examination and treatment establishments to work thereat outside the official working hours or may register to practice their jobs outside the official working hours in other forms of organizations if they are so permitted in writing by their bosses.
Article 4.- The medical examination and treatment establishments must have signboards as prescribed, must publicize and keep to the hospital fee levels as well as the scope of prescribed professional practices. The hospital fee levels and scope of professional practices must be approved by the authorities competent to issue the "certificates of eligibility and qualifications for setting up private medical establishments."
Article 5.- The private medical examination and treatment establishments shall be allowed to start their operation only after being granted the certificates of eligibility and qualifications for setting up private medical establishments by the competent medical authorities.
Article 6.- All private medical establishments shall have to make registration and pay fees for the evaluation of eligibility and qualifications for being granted licenses to set up private medical practice establishments as jointly stipulated by the Ministry of Finance and the Ministry of Health.
Chapter II
CRITERIA, CONDITIONS AND SCOPE OF PROFESSIONAL PRACTICE OF PRIVATE MEDICAL ESTABLISHMENTS
Article 7.- Hospitals: Hospitals are establishments which provide medical examination and treatment for in-patients and out-patients as well. A hospital may be a general hospital or a specialized hospital.
1. Criteria:
The hospital director must be a general or specialized physician who has practiced at hospitals for 5 years.
The department head must be a specialized physician who has practiced at lawful medical examination and treatment establishment(s) for 5 years, including 3 years for the practice of his/her speciality.
2. Conditions:
- A hospital shall have at least 21 beds.
- The organization and personnel should be suitable to the hospital size.
- The infrastructure and medical equipment shall comply with the provisions in the Hospital Regulations issued together with Decision No. 1895/1997-BYT-QD of September 19, 1997.
A hospital must have all the following:
+ The medical examination- emergency department.
+ Therapy departments.
+ The pre-clinical departments.
+ Power and water supply systems, fire-fighting facilities and devices, waste treatment system.
+ Medical equipment for each department (at least equal to the district-level medical network) as prescribed by the "Regulation on lists of medical equipment for the provincial and district general hospitals, the regional general examination rooms, commune health stations", issued together with Decision No. 1419/BYT-QD of August 23, 1996 of the Health Minister.
3. Scope of professional practice:
Shall comply with the list of professional operations permitted by the Ministry of Health. Hospitals must admit patients in emergency cases and may transfer them to other hospitals only after giving them the first-aid and emergency care.
Article 8.- The general consultation clinic means a medical examination and treatment establishment which has many (at least 2) specialized consultation rooms, and is managed by a director.
1. Criteria:
The general consultation clinic director must be a general or specialized physician who has practiced at hospital(s) for 5 years; the specialized consultation clinic head must be a specialized physician who has practiced at lawful medical examination and treatment establishment(s) for 5 years, including 3 years for practice of his/her specialty.
2. Conditions:
Infrastructure: The establishment must have enough land area. Its equipment must be up to the standards and conditions of those for the specialized consultation clinic. In addition to specialized consultation rooms, a general consultation clinic must have the waiting room, emergency room, a confinement room (with not more than 10 beds and the confinement for not more than 24 hours), adequate WCs, power and water supply systems, waste treatment facility in order to ensure the environmental hygiene.
3. Scope of professional practice:
Practicing jobs according to the list of specialties already approved.
Article 9.- The internal disease examination clinic:
The internal disease examination clinic includes the following types:
- The general internal disease consultation room.
- Rooms for examination of internal organs.
- The family medical consultation room.
- The via-telephone medical consultancy room.
1. Criteria:
The medical practice registrants must be general or specialized physicians who have practiced at lawful medical examination and treatments for 5 years.
In high-mountain areas, those assistant-physicians who have practiced at medical examination and treatment establishments for 5 years or physicians who have practiced for 3 years may register for their professional practice. The assistant-physicians must not practice the via-telephone medical consultancy.
2. Conditions:
a/ The general internal disease consultation room and rooms for examination of internal organs must be equipped with minimum professional instruments and the first-aid and anti-shock medicine boxes. Each must have at least 1 separate examination room of 10m2, equipped with the examination bed and a desk. It must be airy, tidy, well lighted, constructed with WC(s) and separately from the family residence area.
b/ The family consultation room must be equipped with minimum professional instruments as well as first-aid and anti-shock medicine boxes.
3. Scope of professional practice:
a/ The general internal disease examination room and the family medical consultation room:
- Health and family planning consultancy.
- Health management.
- Providing first-aids, emergency, examination and making prescriptions, treatment of common diseases, not to practice specialized operations. Upon detection of cases which go beyond its capacity, transferring such patients to specialized clinics or higher-level medical establishments.
- Surgical examination: Providing first-aid to cases of bone fractures, without starch setting and without any minor operations.
- Providing obstetrical examination: fetus check-ups, obstetric management, not providing deliveries.
- Tooth examination, not performing tooth extraction.
- Ear-nose-throat examination; endoscopy; not lancing or slitting inflammation in middle ears.
- Making simple tests with testing papers.
- Taking illness samples and sending them for testing, without puncturing for samples.
- Electrocardiography, microwave diagnosis, etc. Separate certiticates are not required, but the certificates of professional fostering and practice issued by lawful medical examination and treatment establishments are required and such specialties have been permitted for inclusion into the scope of professional practice by the certificate-granting agencies.
b/ Rooms for examination of internal organs: To provide examination, diagnosis and treatment of illnesses under the approved specialties.
c/ The via-telephone medical consultancy room: Physicians only provide consultancy on specialties which have been registered and which they have been trained in.
Article 10.- Surgical examination rooms
1. Criteria:
The practitioners must be surgeons who have practiced their jobs at lawful medical examination and treatment establishments for 5 years, including 3 years for practice of surgery.
2. Conditions:
Besides the conditions on facilities and equipment as well as material foundations prescribed in Article 9 of this Circular, a surgical examination room must be equipped with minor-operation tools and room, the emergency and confinement rooms, with particular attention paid to the sterilizing techniques.
3. Scope of professional practice:
- Providing surgical first-aid and emergency treatment.
- Checking and treating common wounds.
- Starch-setting for minor bone fractures.
- Starch removing at the instruction of starch-setters.
- Thread-cutting small hemorrhoids; operating on cysts.
- Not lancing big diffuse abscesses or sores.
Article 11.- Obstetric examination rooms- Family planning rooms:
1. Criteria:
Those who register for such professional practice must be physicians who have practiced the jobs at lawful medical examination and treatment establishments for 5 years, including at least 3 years for obstetric practice.
In high-mountain regions, assistant-obstetricians or intermediate-level midwives who have practiced obstetrics for 5 years may register for the practice of such jobs.
2. Conditions:
To be equipped with examination couchs, instruments and perform minor-obstetric minor-operations. Apart from the consulting room, there is also the room for performance of minor operations. Apart from the common first-aid medicines, there must be medicines for obstetric emergencies.
3. Scope of professional practice:
- Consultancy on health education and family planning.
- Obstetric emergencies treatment.
- Fetus examination, obstetric management.
- Examination and treatment of common gynaecological diseases.
- Vagina medicament placing.
- Cauterization of uterine cavity.
- Uterine cavity endoscopy.
- IUD placing.
- Under 15 day-embryo siphonage.
- Non-knife vasectomy.
- No abortion, non-embryocide, not removing IUDs, not performing female sterilization.
- Not performing child deliveries at consulting rooms.
Article 12.- Tooth-jaw-face examination rooms:
1. Criteria:
Those who register for such professional practice must be tooth-jaw-face physicians, who have practiced their jobs at lawful establishments for 5 years.
In high-mountain regions, assistant teeth-jaw-face doctors who have practiced the jobs for 5 years or specialized physicians who have practiced such jobs for 3 years may register to practice such jobs.
2. Conditions:
- To be fully equipped with instruments and equipment for dentistry and denture making (if false teeth are made).
- To be equipped with minor-operation room and working room suitable to the scope of professional practice.
3. Scope of professional practice:
- Examination and treatment of common diseases, providing first-aid and emergency treatment of jaw and face wounds.
- Performing minor operations, erasing small wound scars.
- Re-setting jaw joints.
- Facial laser therapy.
- Treatment of tooth and gum diseases.
- Lancing/slitting abscesses, tooth scaling, tooth extraction.
- Making false teeth, dentures.
Article 13.- Ear-nose-throat examination rooms:
1. Criteria:
Those who register to practice the jobs must be ear-nose-throat physicians who have practiced at hospitals for 5 years, including at least 3 years for practice of such jobs.
2. Conditions:
To be fully equipped with instruments and tools for specialized examinations and operations, with the minor-operation room.
3. Scope of professional practice:
- Emergency treatment of ear, nose and throat diseases.
- Examination and treatment of common diseases.
+ Sinusitis, sinus pricking, pricking and siphonating substances from benign tumors.
+ Lancing/slitting inflations in middle ears.
+ Lancing/slitting amygdale abscesses.
+ Cutting simple polypuses, atherosclerosis, cyst, fat excrescene in the ear, nose or throat area.
+ Epistaxis coagulation.
+ Removing extraneous objects from ear, nose, throat areas not removing extraneous objects from larynx, cesophagus.
+ Heat or laser therapy of throat diseases.
+ Suturing neck wounds of under 5cm.
+ Adenoidectomy.
Article 14.- The specialized eye examination rooms:
1. Criteria:
The practitioners must be ophthalmologists who have practiced at hospitals for 5 years, including 3 years for opthalmological practice.
In high-mountain regions, the assistant-ophthalmologists who have had 5 years for opthalmological practice may practice the job.
2. Conditions
- To be fully equipped with instruments and tools for eye examination and treatment.
- To be provided with enough medicines for ophthalmological emergency, treatment.
- To be equipped with minor-operation room.
3. Scope of professional practice:
- Providing emergency and ordinary treatment of eye diseases.
- Giving injections under cornea, close to eyeball, behind eyeball.
- Removing extraneous objects in cornea, lancing styes, entropion surgery.
- Cleaning tear glands.
Article 15.- The specialized plastic and aesthetic surgery rooms mean establishments where beauty services shall be provided by physicians
Beauty services on face skin care, bridal make-ups, etc. are not subject to the eligibility certificates granted by the medical service. Such establishments are not allowed to perform lip puncture, eyelid puncture, black-reads removing, other services which cause bleeding.
1. Criteria:
The practitioners must be physicians who have practiced their jobs at hospitals for 5 years, including 3 years for practicing the plastic surgery or aesthetic surgery.
2. Conditions:
- To be equipped with facilities and equipment suited to the professional practice.
- The establishment must be sterile, furnished with operation room(s), confinement room, waiting room.
3. Scope of professional practice:
- Lip puncture, eyelid puncture, black-reads removing, beauty services which cause bleeding.
- Hair transplanting.
- Raising cheek bones, nose bridges
- Face skin stretching through operation.
- Treating wrinkles on upper and/or lower eye lids, making one-lid eyes into two-lid eyes.
Article 16.- Specialized convalescence and functional rehabilitation clinics.
1. Criteria:
The practitioners must be physicians specialized in functional rehabilitation, who have practiced their jobs at lawful medical establishments for 5 years, including at least 3 years for practicing convalescence and functional rehabilitation.
2. Conditions:
In addition to the requirements prescribed at Point a, Clause 2, Article 9 of this Circular, the convalescence and functional rehabilitation clinic must be fully furnished with rooms and instruments as well as facilities suited to the scope of professional practice.
3. Scope of professional practice
- Tending central and functional nerse syndromes.
- Tending chronic mascular-bone-joint diseases.
- Post- surgery care requiring further functional rehabilitation.
- Performing medical techniques:
+ Massage, digital puncture, acupuncture.
+ Approved physio-therapy methods.
+ Therapy operations.
Article 17.- The image diagnosis room: The image diagnosis room is the establishment where diseases are diagnosed and therapy results are monitored by X-ray, micro-wave radioscopic, endoscopie… equipment.
1. Criteria:
Those who register to practice image diagnosis must be physicians specialized in X-ray and have practiced their jobs for 5 years.
In high-mountain regions, physicians who have practiced their jobs at lawful medical examination and treatment establishments for 5 years, including at least 3 years for practice of X-ray, may register to practice image diagnosis.
2. Conditions:
- To be fully equipped with personal protection devices, the X-ray room up to the radiation safety standards, and equipment reaching the standards of at least district level.
- The infrastructure must be absolutely safe: There must be the waiting room, the X-ray room, the film developing and photo printing room, the film reading room, etc. The equipment room must be at least 3.5m high, have its wall pasted with barite, have the lead door and high and airy floor.
3. Scope of professional practice:
- X-ray diagnosis, topographic examination...
- Doppler microwave diagnosis.
- Non-use of vena optical reflection.
- Non-puncture guided by microwaves, non-performance of endoscopic operations, non-brouchoscopy, non-X intervention which cause bleeding.
Article 18.- The laboratories: The laboratories are establishments assisting the diagnosis and monitoring therapy, covering hematology, biochemistry, micro organism, morbid anatomy.
1. Criteria:
Those who register for lab practice must be physicians or pharmacists, bachelor of biology or bio-chemistry, who have practiced laboratory tests for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments.
In the high-mountain regions, the practitioners must be physicians, pharmacists, bachelor of biology or bio-chemistry, who have practiced at lawful medical examination and treatment establishments for 5 years, including 2 years for specialty practice.
2. Conditions:
- To be equipped with minimum medical equipment (equivalent to the district-level laboratory).
- The infrastructure must be up to the standards of a lab. Its design, architecture and organization must ensure the labor safety as prescribed for scientific experiments. Apart from the laboratory area, attention should be paid to such support areas as power and water supply, fire prevention and fight systems.
3. Scope of professional practice:
Performing blood, bio-chemical, micro-biological and parasitic tests, morbid anatomy.
Article 19.- The maternity homes.
Maternity homes are places for child delivery and obstetric management and care.
1. Criteria:
The practitioners must be obstetricians, intermediate-level midwives who have practiced their jobs at obstetric establishments for 5 years.
In high-mountain regions, the obstetricians and intermediate-level midwives who have practiced their jobs at obstetric establishments for 3 years may register to run private maternity homes.
Persons who register to set up maternity homes must be full-time practitioners (not persons who are allowed to register only to practice their jobs outside the official working hours).
2. Conditions:
- Infrastructure: There must be rooms for waiting, delivery and post-natal cares which must be hygienic, sterile and airy.
- Facility and equipment: There must be delivery tables, delivery kits, instruments for fetus examination and minor-operations, medicine boxes for general emergencies and obstetric emergencies.
3. Scope of professional practice
- Fetus examination, obstetric management.
- Obstetric emergency and first-aid treatment.
- Giving anti-tetanus injection.
- Making proteine test.
- Performing ordinary delivery.
- Post-natal and post-miscarriage placenta remainer scooping.
- Not allowed to perform abortion.
- If obstetricians are available, difficult childbirths, under-15-day embryo siphonage.
IUD placing may be performed; not allowed to remove IUD and perform type-I obstetric operation.
Article 20.- Medical services: The medical services mentioned in this Circular are those provided at doctors’ prescription.
1. Criteria:
Those who register to set up establishments to provide services on injections, bandage changes must be nurses who have practiced their jobs at lawful medical examination and treatment establishments for 2 years.
Those who register to set up denture rooms must be dental technicians who have practiced their jobs before 1980, with the written certification by the local administration.
Those who register to provide healthcare services at home must possess professional degrees suitable to the services applied for.
2. Conditions:
- Injection and bandage change establishments:
+ There must be a room of at least 8m2.
+ Be fully equipped with instruments and ensuring sterilization.
+ Having emergency medicine boxes, room for treating injection shocks.
- The denture rooms: The establishments must satisfy the size requirements, having the separate denture room or workshop equipped with denture instruments.
3. Scope of professional practice:
- Injection, bandage change services; only provided at doctors’ prescription, not allowed to give medical examinations and prescriptions.
- Denture service: only allowed to make false teeth, not to examine and treat dental diseases or to perform tooth extraction.
- Providing healthcare services at home: at doctors’ prescriptions.
Chapter III
COMPETENCE TO GRANT CERTIFICATES OF ELIGIBILITY AND QUALIFICATIONS FOR SETTING UP PRIVATE MEDICAL ESTABLISHMENTS
Article 21.- The competence to grant certificates of eligibility and qualifications for setting up private medical establishments (called "the eligibility and qualification certificate " for short):
1. The Minister of Health shall grant "the eligibility and qualification certificates" to private hospitals and medical examination and treatment establishments set up under the Law on Private Enterprises and the Law on Companies (or under the Law on Enterprises when it takes effect).
2. The directors of the Health Services of the provinces and centrally-run cities (referred collectively to as the provincial level) shall grant the eligibility and qualification certificates to all other forms, except those mentioned in Clause 1, this Article.
3. The Ministry of Health shall set up the Advisory Council to assist the Minister in considering the criteria and conditions for granting the certificates. The Council is composed of a vice minister as its chairman, the director of the Department of Therapy as its permanent vice-chairman, a representative of the Executive Committee of the Vietnam Medicine and Pharmacy Society and others as its members.
4. The provincial-level Health Services shall set up Advisory Councils to assist the Service directors in considering the criteria and conditions for granting the certificates. Such a council is composed of a member of the leadership of the Service as its chairman, the head of the Medical Operation Section or the head of the Section for Management of the Private Medical or Pharmaceutical Establishments as its vice-chairman, a representative of the provincial Medicine and Pharmacy Society and others as its members.
Article 22.- The dossiers of application for the "professional practice eligibility and qualification certificate" shall be decided by the Minister of Health:
1. The application for setting up a hospital.
2. The application for evaluation and consideration for being granted the "professional practice eligibility and qualification certificate".
3. The hospital’s charter
4. The economic and technical feasibility study report: It must contain the following contents:
- The necessity to make investment.
- The objectives of the project.
- The signboard, location, form of investment, plan on infrastructure construction.
- The functional areas and sections, the number of hospital beds.
- Support constructions (electricity and water supply, fire prevention and fighting, waste treatment, paths, scapes.
- The construction costs.
- The implementation tempo.
- The granted certificate of waste treatment, radiation safety, fire prevention and fighting.
- Medical equipment.
- Appellations of equipment, the quantity, prices thereof, the total value of investment in equipment.
- The managerial apparatus, the personnel and organization section.
- The investment capital and financial analysis.
- The social and economic efficiency.
5. The detailed scope of professional practice.
6. The list of the Managing Board and the directorate (with CVs).
7. (Notarized) copies of diplomas, professional certificates, practice duration and health certificates of director, department heads, physicians, pharmacists and other officials of university degree, contracts and other relevant certificates.
8. Recommendation paper of the Medicine and Pharmacy Society.
Article 23.- The procedures for evaluation before granting the "professional practice eligibility and qualification certificates" to medical examination and treatment establishments, signed by the Minister of Health:
1. After completing all work on infrastructure construction, equipment, organization and personnel, the directors of private medical establishments (according to provisions in Clause 1, Article 21) shall submit their full dossiers to the provincial-level Health Services. The directors of the provincial Health Services shall set up the evaluation team composed of necessary members (including a representative of the Medicine and Pharmacy Society) to conduct direct evaluation at the applying establishments.
2. The evaluation contents:
a/ The legal bases.
b/ The dossiers of application for establishment (as prescribed in Article 22).
c/ Infrastructure and environmental hygiene conditions.
d/ Organization- personnel.
e/ Medical equipment and instruments.
f/ Detailed scope of professional practice.
3. The evaluation report shall include the following major details:
a/ Time and revenue.
b/ Composition:
- The evaluation team.
- Representative of the evaluated agency.
c/ The results of evaluation of the six contents (inscribed in details).
d/ Conclusions and proposals.
4. Upon the completion of the evaluation, the provincial-level Health Services shall send the recommendation papers enclosed with the evaluation reports and the complete dossiers of the evaluated establishments to the Ministry of Health.
All documents must be sent in their originals or notarized copies.
Article 24.-
1. The dossiers of application for the "professional practice eligibility and qualification certificates" decided by provincial-level Health service directors for various forms of private medical establishments shall include:
a/ The application for professional practice, clearly stating the location and scope of professional practice.
b/ The (notarized) copies of diplomas, specialty certificates.
c/ CVs and health certificates.
d/ The permits for professional practice outside the official working hours if the applicants are State officials or employees.
e/ The written exposition: location, establishment, equipment, organization and personnel, and scope of professional practice.
This can be stated in the application if the establishment shall perform simple professional practice.
f/ The recommendation paper of the Medicine and Pharmacy Society.
2. The procedures for evaluation to be granted the professional practice certificates signed by the provincial Health Service directors:
a/ The medical practice establishments shall file their dossiers to the provincial-level Health Services which shall set up evaluation teams and conduct the direct evaluation at the applying establishments.
b/ The evaluation contents and report shall comply with Clauses 2 and 3 of Article 23.
Article 25.- Validity duration of the professional practice eligibility and qualification certificates:
1. A professional practice eligibility and qualification certificate granted by the Minister of Health shall be valid for 5 years.
A professional practice eligibility and qualification certificate granted by a provincial-level Health Service director shall be valid for 3 years.
2. Three months before the expiry of their certificates, the establishments shall have to carry out procedures for consideration of the re-granting of their certificates.
Article 26.- The professional practice certificates shall be addressed and kept as follows:
- The professional practice certificate signed by the Minister of Health shall be made in 4 copies: 1 copy is addressed to the provincial People’s Committee, 1 to the provincial-level Health Service, 1 to the involved person and 1 kept at the Department of Therapy.
- The certificate of other forms shall be made in 3 copies: 1 is kept at the provincial-level Health Service, 1 is addressed to the involved person, 1 to the district Health Service.
Chapter IV
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF PRIVATE MEDICAL PRACTITIONERS
Apart from the rights and obligations prescribed in Chapter III of the Ordinance on private practice of medicine and pharmacy and Article 16 of the Government’s Decree No. 06/CP of January 29, 1994 detailing a number of articles of the Ordinance on private practice of medicine and pharmacy, the private medical practitioners shall have the following rights and obligations:
Article 27.-
1. Rights:
- The private hospitals are allowed to organize their own drug stores, but the procedures therefor must comply with the provisions of law.
- The private medical practitioners are allowed to take long-term study courses according to the State’s regulations on enrolment in order to raise their professional skills; and to participate regularly in professional fostering activities of the Health Service. The medical practitioners may attend refresher training courses to update their knowledge, particularly about dangerous epidemics (malaria, cholera, typhoid, HIV/AID…). The provincial/municipal Health Services shall have to coordinate with the provincial/municipal Medicine and Pharmacy Society in organizing training courses to raise the professional skills of the medical practitioners and provide them with update medical knowledge.
- Individuals and units that have merits in serving the patients shall be worthily commended and rewarded.
2. Responsibilities:
- To spare 3% of the hospital beds for poor people; other forms of private medical practice must organize medical examination for poor people free of charge.
- To hang up proper signboards, post up the hospital fee index and detailed scope of professional practice; to strictly comply with the permitted scope of professional practice and the approved hospital fees.
+ The private hospitals and medical examination and treatment establishments set up under the Law on Private Enterprises or the Law on Companies shall have to draw up the hospital fee tables and report them to the Ministry of Health for approval.
+ Various forms of private medical establishments shall have to draw up the hospital fee tables and report them to the provincial-level Health Services for approval.
- To have the medicine cupboards as prescribed; not to make prescription and sell drugs at the same time; not to prescribe the use of new medicines or the application of new techniques and equipment, that have not yet been permitted for circulation.
- Private medical establishments shall have to participate in epidemics prevention and combat and participate in the national medical programs. To forbid the sale of drugs and/or instruments of the programs (free of charge and with the State subsidies) for personal profits.
- Private medical establishments shall have to sign contracts with State-run medical institutions for technical support and transfer of patients when so requested.
Chapter V
MANAGEMENT OF PRIVATE MEDICAL PRACTICE
Article 28.-
1. The provincial-level Health Services shall act as the bodies assisting the provincial People’s Committees to perform their function of State management over the private medical practice, which must have sections or officials in charge of monitoring and managing the private medical practice. In such big cities as Hanoi, Ho Chi Minh City, etc., the municipal Health Services shall have to report to the municipal People’s Committees which shall further report to the Ministry of Health and the Government Commission for Organization and Personnel for permission to retain the already set-up sections for management of private medical practice of the Health Services with a view to helping the Health Service directors to manage the private medical practice in their respective localities.
2. The district Health Centers may appoint full-time or part-time officials in charge of monitoring and directly managing the private medical establishments in the localities, depending on their respective situation.
3. The commune-level Health Stations shall help the commune/ward People’s Committees in monitoring and creating favorable conditions for private medical establishments to bring into full play their effect in serving the people’s health, in primary healthcare as well as in implementing health programs.
Article 29.-
1. The provincial-level Health Services’ periodical reports sent to the Ministry of Health should contain sections on management of the private medical practice in their respective localities.
2 Annually, the provincial-level Health Services shall send their reports on private medical practice to the Ministry of Health.
3. The private hospitals and the medical examination and treatment establishments set up under the Law on Private Enterprises or the Law on Companies shall have to periodically report to the Ministry of Health.
Chapter VI
EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 30.- The Ministry of Health and the provincial-level Health Services shall organize regular or irregular inspection of the compliance with the provisions of law on private medical practice. Organizations and individuals engaged in private medical practice (including foreign-invested establishments) shall have to subject to and create favorable conditions for the examination and inspection and their establishments.
Article 31.- Handling of violations
Organizations and individuals engaged in private medical practice (including foreign invested establishments) that breach laws, violate regulations of this Circular or violate regulations on medical operation and techniques shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively sanctioned according to the provisions of the Government’s Decree No. 46/CP of August 6, 1998 stipulating sanctions against administrative violations in the State management over health activities or examined for penal liabilities, and compensate for damage as prescribed by law.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 32.- This Circular takes effect 15 days after its signing for promulgation and replaces Circular No. 07/BYT-TT of April 30, 1994 of the Minister of Health, guiding the implementation of the Ordinance on Private Practice of Medicine and Pharmacy and the Government’s Decree No. 06/CP of January 29, 1994 detailing a number of articles of the Ordinance on the Private Practice of Medicine and Pharmacy in the field of medical practice.

  
FOR THE MINISTER OF HEALTH
VICE MINISTER




Le Ngoc Trong

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 15/1999/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất