Quyết định 659/QĐ-TTg 2020 Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động

thuộc tính Quyết định 659/QĐ-TTg

Quyết định 659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:659/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:20/05/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu 100% người bị tai nạn lao động được sơ cấp cứu tại nơi làm việc

Ngày 20/5/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 659/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động với mục tiêu 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng. Phấn đấu đến năm 2025, 100% người lao động tiếp xúc với amiăng được quản lý sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; 100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe…

Chương trình dự kiến được triển khai trên toàn quốc từ năm 2020 đến năm 2030 và ưu tiên triển khai đối với các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi, lao động không có hợp đồng... Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đưa ra một số giải pháp để triển khai thực hiện Chương trình có hiệu quả như: Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, nhân lực cho việc giám sát sức khỏe, điều trị, giám định, phục hồi chức năng; Nhân rộng mô hình phòng chống các bệnh truyền nhiễm…

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định659/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_____________

Số: 659/QĐ-TTg

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 – 2030

______________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình “Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung sau đây:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia; là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người lao động, người sử dụng lao động, của hệ thống chính trị và toàn xà hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế làm nòng cốt.

2. Nhà nước giữ vai trò quản lý, xây dựng, hoàn thiện chính sách; tạo môi trường thuận lợi; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích hợp tác công tư, đầu tư tư nhân.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực thi đầy đủ quy định về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

4. Hướng tới thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động thường xuyên, liên tục và toàn diện, đặc biệt là lao động nữ, lao động cao tuổi, lao động không có hợp đồng lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làng nghề, ...; lồng ghép với hoạt động quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở.

5. Đầu tư toàn diện cho công tác dự phòng và điều trị theo phương châm dự phòng tích cực bệnh, tật tại nơi làm việc bằng kiểm soát, loại trừ yếu tố có hại trong môi trường lao động, thay đổi nhận thức, hành vi của người lao động và người sử dụng lao động trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phát triển và duy trì thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ; phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp.

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng, chống bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Các địa phương hoàn thành việc xây dựng được cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030.

b) Quản lý cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp: quản lý được 50% số cơ sở lao động vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

c) Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động: kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.

d) Đến năm 2025: lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở (theo Đề án Xây dựng và phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới). 100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng chống, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc.

đ) Quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (bao gồm cả người lao động tiếp xúc với amiăng): 50% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống và được khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.

e) Đến năm 2025: 100% người lao động tiếp xúc với amiăng được quản lý sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định.

g) 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.

h) Đến năm 2030: 100% người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ).

i) Đến năm 2025 giảm 15% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến năm 2030 giảm 25% so với giai đoạn 2010-2018.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi và đối tượng: Chương trình được triển khai trên toàn quốc, bao gồm các cơ sở lao động, người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động không có hợp đồng lao động và các cơ sở y tế.

2. Thời gian thực hiện: Từ 2020 đến 2030.

IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp liên ngành

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

b) Huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư để thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

2. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật

a) Rà soát, điều chỉnh, bồ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về y tế lao động, vệ sinh lao động.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định chuyên môn, thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, điều trị, phục hồi chức năng.

3. Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật y tế và tin học hóa

a) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho hệ thống kiểm chuẩn - tham chiếu đảm bảo chất lượng quan trắc môi trường lao động, giám sát sức khỏe, sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp; sơ cấp cứu tại nơi làm việc; điều trị, giám định, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

b) Hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp, khám chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ theo từng mục tiêu của Chương trình; ưu tiên đào tạo lại cho cán bộ y tế cơ sở, y tế tại cơ sở lao động về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

d) Triển khai tin học hóa các hoạt động quản lý chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động; đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin từ cơ sở lao động đến tuyến quận huyện, tuyến tỉnh và trung ương.

đ) Củng cố tổ chức y tế cơ sở thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động, kiểm soát yếu tố có hại tại nơi làm việc.

e) Xây dựng hướng dẫn thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động, quản lý yếu tố có hại, hồ sơ sức khỏe cá nhân; nâng cao sức khỏe người lao động tại tuyến cơ sở cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động.

g) Triển khai và nhân rộng mô hình phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phối tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, ...) tại nơi làm việc.

h) Phòng chống hiệu quả các bệnh nghề nghiệp tại một số ngành, nghề (bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp trong ngành y tế, nông nghiệp; bệnh điếc nghề nghiệp tại các ngành cơ khí, chế tạo máy; bệnh amiăng nghề nghiệp trong ngành xây dựng; bệnh nhiễm độc hóa chất nghề nghiệp trong ngành sản xuất da giầy, hóa chất, linh kiện điện tử; bụi phối nghề nghiệp trong các ngành khai thác mỏ, cơ khí, luyện kim, ...); giảm thiểu tiếp xúc với yếu tố có hại tại các cơ sở lao động có nguy cơ.

i) Đánh giá các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện lao động mới; kiểm tra và quản lý thông tin các cơ sở có sử dụng amiăng, thực hiện giám sát, quan trắc môi trường lao động, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp hàng năm theo quy định; cập nhật hồ sơ quốc gia đối với các bệnh liên quan đến amiăng tại các Trung tâm ghi nhận ung thư trên toàn quốc.

k) Rà soát và xây dựng hướng dẫn cho các vấn đề: (i) sức khỏe lao động nữ trong khu công nghiệp, khu chế xuất; (ii) khám chữa bệnh ngoài giờ cho người lao động và chi trả chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động; (iii) hệ thống y tế lao động tại các tuyến bao gồm cả cơ sở sản xuất kinh doanh; (iv) sử dụng kinh phí cho công tác dự phòng bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (v) chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động, người lao động cao tuổi.

l) Nâng cao năng lực sơ cấp cứu tại nơi làm việc, đáp ứng điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

4. Về truyền thông và vận động xã hội

a) Thiết lập hệ thống thông tin truyền thông và củng cố mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe từ trung ương tới địa phương.

b) Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động cho các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân.

c) Sử dụng đa dạng và hiệu quả các kênh và hình thức truyền thông nhằm tăng cường sự tiếp cận hiệu quả tới các đối tượng trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động.

5. Về nguồn lực

a) Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí gồm: Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi của các ngành, các địa phương, đơn vị theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; nguồn ODA, viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ và các nguồn huy động hợp pháp khác.

b) Đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho thông tin, tuyên truyền, tập huấn, nghiên cứu, dự phòng bệnh nghề nghiệp và thu thập số liệu, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu.

c) Phối hợp, lồng ghép nguồn lực của Chương trình với các nguồn lực hiện có (nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ...) và nguồn xã hội hóa.

6. Nghiên cứu, theo dõi, giám sát

a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu; huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức khác.

b) Thiết lập hệ thống giám sát quốc gia quản lý thông tin về sức khỏe người lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều trị và phục hồi chức năng; Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, giám sát và báo cáo y tế lao động và bệnh nghề nghiệp tại các tuyến.

7. Hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG, DỰ ÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH: Được ban hành tại Phụ lục của Quyết định này.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch tổng thể, hằng năm và hướng dẫn xây dựng các Dự án, hoạt động chi tiết, tổ chức thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn quốc.

b) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tình hình thực hiện Chương trình.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Bộ luật lao động, Luật an toàn vệ sinh lao động, các văn bản hướng dẫn Luật và các nội dung liên quan của Chương trình.

b) Chủ trì và phối hợp triển khai các Dự án được phân công trong Chương trình.

3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối và bố trí đủ kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vận động, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình.

4. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động trên cơ sở các nội dung định hướng của Chương trình và điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của từng địa phương.

b) Bảo đảm bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

c) Báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Y tế.

6. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hội Y học lao động Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chương trình, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức, theo dõi, giám sát, kiểm tra công tác tăng cường, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

7. Người sử dụng lao động.

a) Thực hiện các quy định của pháp luật và các nội dung trong Mục tiêu của Chương trình;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị chuyên môn thực hiện các dự án có liên quan;

c) Báo cáo việc thực hiện với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Y tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, PL, TKBT, TH;

- Lưu: VT, KGVX (3b).LT

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2020-2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020)

 

TT

Dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn

1.

Nâng cao năng lực về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Bộ Y tế

Các đơn vị có đủ điều kiện về đào tạo

2020-2030

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

2.

Củng cố tổ chức y tế lao động, người làm công tác y tế và hoạt động sơ cấp cứu tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Bộ Y tế

Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2025

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

3.

Xây dựng hệ thống các Trung tâm kiểm chuẩn - tham chiếu bảo đảm chất lượng kết quả quan trắc môi trường lao động trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Y tế

Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2030

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

4.

Cải thiện gánh nặng lao động, thời gian lao động kéo dài liên tục, yếu tố căng thẳng tại một số nghề, công việc tại một số cơ sở lao động như dệt may, y tế, điện tử, giày da.

Bộ Lao động-TBXH

Bộ Y tế, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2025

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

5.

Đảm bảo điều kiện thực hiện chi trả cho người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp và khi khám chữa bệnh ngoài giờ đối với các cơ sở lao động có đăng ký với cơ quan bảo hiểm y tế.

Bộ Lao động-TBXH

Bộ Y tế, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2022

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

6.

Hướng dẫn và nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe người lao động; thực hiện gói dịch vụ y tế lao động cơ bản cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động.

Bộ Y tế

Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2022

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

7.

Triển khai thí điểm mô hình dịch vụ y tế lao động cơ bản cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động.

Bộ Y tế

Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2025

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

8.

Quản lý sức khỏe nghề nghiệp lồng ghép trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân tại tuyến xã.

Bộ Y tế

Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2025

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

9.

Cải thiện chất lượng bữa ăn ca của người lao động tại một số ngành nghề.

Bộ Y tế

Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2025

Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác

10.

Xây dựng và nhân rộng mô hình phòng chống các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.

Bộ Y tế

Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2030

Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác

11.

Tăng cường vận động chính sách, nâng cao năng lực truyền thông về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động.

Tổng liên đoàn lao động Việt

Nam

Bộ Y tế, Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2030

Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác

12.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống một số bệnh nghề nghiệp phổ biến; tăng cường năng lực điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

Bộ Y tế

Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2030

Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác

13.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bộ Y tế

Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2025

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

14.

Nghiên cứu các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện mới.

Bộ Y tế

Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2030

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

15.

Cập nhật hồ sơ quốc gia về amiăng và sức khỏe con người.

Bộ Y tế

Bộ LĐ-TBXH, Tổng LĐLĐVN, Các Bộ, ngành có liên quan

2020-2025

Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

------------------

No. 659/QD-TTg

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

------------------

Hanoi, May 20, 2020

 

 

DECISION

On approving the Program on care and improvement of employees’ health and occupational disease prevention in the 2020 - 2030 period

-----------------

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Labor Code dated November 20, 2019;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;

Pursuant to the Directive No. 29-CT/TW dated September 18, 2013 of the Central Executive Committee on promoting occupational safety and hygiene in the period of industrialization, modernization and international integration;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 139/NQ-CP dated December 31, 2017 on the implementation of the Resolution No. 20-NQ/TW dated October 25, 2017 of the  Central Committee of the Communist Party of Vietnam on the enhancement of people s health protection, care and improvement in new circumstances;

At the proposal of the Minister of Health,

 

DECIDES:

 

Article 1.To approve the Program on “care and improvement of employees’ health and occupational disease prevention in the 2020 - 2030 period” (hereinafter referred to as the Program) with the following contents:

I. VIEWPOINTS

1. Protecting, providing health care and health improvement for workers is an investment in national development. It also is the duty and responsibility of every employee, employer, the political system and the whole society, requiring the active participation of the committees, authorities, Fatherland Front, unions and sectors, of which the health sector plays a role as the core factor.

2. The State shall play a role of managing, formulating and perfecting policies; create a favorable environment; mobilize and use effectively financial resources, encourage public-private cooperation and private investment.

3. Employers shall be responsible for fully comply with regulations on occupational safety and hygiene in accordance with law provisions.

4. Towards the implementation of protection, care and improvement of employees health regularly, continuously and comprehensively, especially female employees, elderly employees and employees without labor contracts in the fields of agriculture, forestry, fishery, trade villages, etc.; integrating with primary health management and care activities at the grassroots level.

5. To comprehensively invest in prevention and treatment according to the motto of active prevention and control of workplace illnesses by controlling and eliminating harmful factors in the working environment, changing perceptions and behaviors of employees and employers in protecting and improving health, developing and maintaining daily habits, healthy nutrition and clean hygiene; early detection, timely treatment of occupational diseases and other diseases related to occupational disease.

II. PROGRAM S OBJECTIVES

1. General objectives:To protect, take care of and improve employees health, encourage the healthy lifestyle and nutrition at the workplace, prevent and control diseases and occupational diseases for employees, ensuring the quality of human resources, contributing to the sustainable development of the country.

2. Specific objectives

a) Localities shall complete the construction of a database of the working environment and occupational disease monitoring by 2025 and connect to the national data system by 2030.

b) To manage labor facilities with harmful factors causing occupational diseases: To manage 50% of the labor facilities by 2025 and 80% of the labor facilities by 2030.

c) To inspect the monitoring of working environment: To inspect 30% of the labor facilities with harmful factors causing occupational diseases by 2025 and 50% of the labor facilities with harmful factors causing occupational diseases by 2030; 100% of the labor facilities using asbestos shall have their working environment supervised and monitored as prescribed by 2025.

d) By 2025: To integrate the health care services for employees without labor contracts to the primary health care activities at health facilities at the grassroots level (in accordance with the Scheme on construction and development of health facilities in the new circumstances). 100% of the labor facilities shall be consulted about noninfectious diseases, take preventive measures, improve health, practice hygienic nutrition, suit working conditions and increase mobilization at workplaces.

dd) To manage employees health at labor facilities at risk of occupational diseases (including employees exposed to asbestos): 50% of employees working for labor facilities at risk of occupational diseases shall be provided information about harmful factors, preventive measures and shall be examined to early detect occupational diseases by 2025 and 100% of employees working for labor facilities at risk of occupational diseases shall be provided information about harmful factors, preventive measures and shall be examined to early detect occupational diseases by 2030.

e) By 2025: 100% of employees exposing to asbestos shall be managed health, the examination of occupational diseases; 100% of labor facilities using asbestos shall be supervised and monitored the working environment as prescribed.

g) 100% of people suffering from labor accidents and occupational diseases shall be given first aid at the workplace, examined, treated and rehabilitated.

h) By 2030: 100% of employees at industrial parks and export processing zones shall be consulted and provided reproductive health care, HIV/AIDS prevention and breastfeeding (for female employees).

i) By 2025, to reduce 15% of collective food poisoning cases at labor facilities and by 2030, to reduce by 25% in comparison to the period of 2010 - 2018.

III. SCOPE, SUBJECTS AND TIME FOR IMPLEMENTING THE PROGRAM

1. Scope and subjects:The Program shall be implemented nationwide, including labor facilities, employers and employees. Priority should be given to small and medium-sized labor facilities, agricultural areas, trade villages, female employees, elderly employees and employees without labor contracts and health facilities.

2. Implementation period:From 2020 to 2030.

IV. KEY SOLUTIONS AND TASKS

1. To strengthen the inter-sectoral leadership, direction and coordination

a) To strengthen the leadership, direction and coordination of all levels and branches from central to local levels, among relevant agencies, political and social organizations, professional associations, enterprises and non-governmental organizations in implementing the Program s objectives.

b) To mobilize the participation of all political systems, ministries, branches, localities, agencies, enterprise community, mass organizations and population communities to implement the Program s objectives.

2. To perfect the legal and policy systems

a) To review, adjust, supplement and perfect the legal system and policy mechanism on labor health and occupational hygiene.

b) To review, amend and supplement professional regulations; inspect, supervise and monitor the implementation of law regulations on occupational hygiene, take care of and improve employees’ health, prevent and control the occupational disease, provide treatment and rehabilitation.

3. To improve the system providing professional services in medical engineering and computerization

a) To invest and upgrade equipment, facilities and human resources for the calibration - reference system to ensure the quality of working environment monitoring, health monitoring, screening, early detection, early diagnosis of occupational diseases; provision of first aid at the workplace; treatment, assessment and rehabilitation of occupational diseases and occupational accidents.

b) To perfect professional and technical guidelines, national standards and technical regulations on occupational hygiene, limitation of occupational exposure, examination and diagnosis, treatment and rehabilitation of occupational accidents and occupational diseases.

c) To strengthen training to improve management capacity and professional skills for staff in accordance with task requirements for each Program objective; to give priority to retraining for grassroots health officials and health staff in labor facilities on health care services for employees.

d) To deploy computerization for management activities of caring and improving employees’ health; synchronize and connect the information system from the labor facility to the district, provincial and central levels.

dd) To strengthen health organizations providing health care services for employees and control harmful factors at workplaces.

e) To formulate guidance on providing health care services for employees, managing harmful factors and personal health records; improve employees’ health at the grassroots level for small and medium-sized enterprises, craft villages and for employees without labor contracts.

g) To deploy and expand the effective models of prevention and control of infectious and non-communicable diseases (such as cancer, cardiovascular disease, diabetes mellitus, chronic obstructive pulmonary disease and bronchial asthma, etc.) in the workplace.

h) To effectively prevent and control occupational diseases in a number of industries (occupational infections in health and agriculture; occupational deafness in mechanical engineering, machinery manufacturing; occupational asbestos in the construction; occupational poisoning in the production of leather and footwear, chemicals, electronic components; occupational dust exposure in mining, mechanics and metallurgy, etc.); minimize exposure to harmful factors in at-risk workplaces.

i) To assess occupational hygiene factors and occupational diseases arising under new working conditions; check and manage information about facilities using asbestos, supervise and monitor the working environment, make health monitoring records, carry out periodic health examinations and annually occupational disease examination; update national records for asbestos-related diseases at the National Cancer Registry.

k) To review and provide guidelines for the following issues: (i) Female employees’ industrial parks and export processing zones; (ii) overtime medical examination and treatment for employees and payment of occupational disease benefits for employees; (iii) the labor health system at all levels including production and business establishments; (iv) using funds for the prevention of occupational diseases from the labor accident and occupational disease insurance fund; (v) health care for employees without labor contracts and elderly employees.

l) To improve capacity for first aid in the workplace, respond to treatment and rehabilitation for occupational diseases and occupational accidents.

4. Regarding communication and social mobilization

a) To establish an information and communication system, improve the communication network for health education from central to local levels.

b) To disseminate and propagate undertakings, policies and laws on employee health care and promotion for all levels, sectors, unions and people.


c) To diverse and effective use of channels and forms of communication to enhance effective access to the subjects in care and improvement of employees health.

5. Regarding financial resources

a) To effectively use funding sources, including: The State budget included in the expenditure estimates of branches, localities and units according to the provisions of the Law on State Budget; ODA, aid from non-governmental organizations and other lawful mobilizing sources.

b) To ensure a regular budget for information, propaganda, training, research, prevention of occupational diseases and data collection, and report progress on the achievement of the objectives.

c) To coordinate and integrate the Program financial resources with existing resources (health insurance fund, occupational accident and disease insurance fund, etc.) and socialization resource.

6. Researching, monitoring and supervising

a) To promote scientific research, especially in-depth studies; mobilize the broad participation of the scientist community, agencies and other organizations.

d) To establish a national monitoring system on managing employees’ health, occupational accidents, occupational diseases, treatment and rehabilitation; to strengthen the application of information technology in the direction, administration, monitoring and reporting of occupational health and occupational diseases at all levels.

7. International cooperation

To strengthen international cooperation, mobilize the support on finance, technology and experience to implement health care programs for employees and occupational disease prevention programs of international organizations, governments of other countries and foreign non-governmental organizations.

V. ACTIVITIES AND PROJECTS OF THE PROGRAM:Activities and projects of the Program are prescribed in the Appendix attached to this Decision.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Health shall

a) To assume the prime responsibility for and coordinate with relevant ministries and branches, People’s Committees of provinces and centrally-run cities, agencies and organizations in formulating the master plan and annual plans, provide guidance on formulating Projects and detailed activities, organize and implement the Program nationwide.

b) On an annual or irregular basis, to summarize and report to the Prime Minister and competent authorities on the implementation of the Program.

2. The Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs shall

a) To provide guidance for enterprises to implement the Labor Code, the Law on Occupational Safety and Health, documents on detailing Laws and relevant regulations of the Program.

b) To assume the prime responsibility for and coordinate in implementing assigned Projects in the Program.

3. The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall balance and allocate enough funding for the implementation of the Program as prescribed by law.

The Ministry of Planning and Investment shall mobilize domestic and foreign support resources to implement the Program.

4. Other ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Health and relevant ministries and branches in organizing and implementing the Program with the assigned tasks and their competence.

5. People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall

a) To prepare and implement an action plan based on the Program s content and conditions and specific characteristics of each locality.

b) To ensure to allocate funding and mobilize financial resources for the implementation of the Program s tasks.

c) To report the implementation results to the Ministry of Health.

6. To request the Central Committee of Vietnam Fatherland Front, Vietnam General Confederation of Labor, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Central Farmers Union, Vietnam Cooperative Alliance, Vietnam Association of Small and Medium Enterprises, Vietnam Association of Occupational Health, Vietnam Occupational Safety and Health Association and other member organizations of the Vietnam Fatherland Front, social organizations, within their functions and tasks, to participate in organizing the implementation of the Program, promoting communication, education and upgrading awareness, monitoring, supervision, inspection of strengthening work, taking care and improving employees’ health and prevention of occupational diseases.

7. Employers shall

a) To comply with law regulations and contents as prescribed in the Program s objectives;

b) To coordinate with ministries, branches and professional units in implementing related projects;

c) To report the implementation to the state management agencies in accordance with law provisions.

Article 2.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3.The Minister of Health, other ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, Chairpersons of People s Committees of provinces and centrally-run cities and relevant agencies and organizations shall be responsible for the implementation of this Decision./.

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc


LIST OF PRIORITY PROJECTS FOR IMPLEMENTING THE PROGRAM CARE AND IMPROVEMENT OF EMPLOYEES’ HEALTH AND OCCUPATIONAL DISEASE PREVENTION IN THE 2020 - 2030 PERIOD

(Attached to the Decision No. 659/QD-TTg dated May 20, 2020)

 

No.

Project

Presiding authorities

Cooperating authorities

Implementation period

Financial resource

1.

Capacity building on occupational hygiene, health care for employees, prevention of occupational diseases.

The Ministry of Health

Agencies satisfying conditions on education

2020 - 2030

State budget and other legal capital

2.

Consolidating occupational health organizations, health staff and first-aid activities at production and business establishments.

The Ministry of Health

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2025

State budget and other legal capital

3.

Building a system of calibration - reference centers to ensure the quality of working environment observation results nationwide.

The Ministry of Health

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2030

State budget and other legal capital

4.

Improving labor burden, continuous working time, stress factors in some occupations and jobs at some labor facilities such as textiles, healthcare, electronics, leather and footwear.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

The Ministry of Health, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2025

State budget and other legal capital

5.

Ensuring payment conditions for employees with occupational diseases and employees taking medical examination and treatment beyond the working time for labor facilities that have registered with health insurance agencies.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

The Ministry of Health, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2022

State budget and other legal capital

6.

Providing guidelines and improving capacity on employee health care; to carry out the basic labor health service package for small and medium-sized enterprises, trade villages and for employees without contract labors.

The Ministry of Health

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2022

State budget and other legal capital

7.

Piloting the model of basic labor health service for small and medium-sized enterprises, trade villages and for employees without contract labors.

The Ministry of Health

The Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and agencies

2020 - 2025

State budget and other legal capital

8.

Managing occupational health integrated into the personal health management records at the commune level.

The Ministry of Health

The Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and agencies

2020 - 2025

State budget and other legal capital

9.

Improving the meal quality for employees in a number of sectors

The Ministry of Health

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2025

State budget, enterprise capital and other legal capital

10.

Building and expanding the model of prevention and control of infectious and non-communicable diseases in the workplace.

The Ministry of Health

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2030

State budget, enterprise capital and other legal capital

11.

Strengthening mobilization, improving communication capacity on care and improve employees’ health.

The Vietnam General Confederation of Labor

 

The Ministry of Health, Ministry of Labor, War invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2030

State budget, enterprise capital and other legal capital

12.

Building and expanding models of popular occupational disease prevention and control; improving capacity on treatment and rehabilitation of occupational diseases and occupational accidents.

The Ministry of Health

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2030

State budget, enterprise capital and other legal capital

13.

Building the national database on monitoring working environment and occupational diseases.

The Ministry of Health

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2025

State budget and other legal capital

14.

Researching occupational hygiene factors and occupational diseases arising in new conditions.

The Ministry of Health

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2030

State budget and other legal capital

15.

Updating national records on asbestos and human health.

The Ministry of Health

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor, relevant ministries and branches

2020 - 2025

State budget and other legal capital

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 659/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 659/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất