Quyết định 4815/QĐ-BYT 2019 phê duyệt Tài liệu Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 4815/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4815/QĐ-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Trường Sơn |
Ngày ban hành: | 15/10/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 15/10/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4815/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam".
Theo đó, Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam được đặt ra trong 07 lĩnh vực bao gồm: Sử dụng thuốc hợp lý; Cung ứng thuốc; Bào chế, sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc; Đảm bảo chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Tổ chức và quản lý; Năng lực giao tiếp – cộng tác; Hành nghề chuyên nghiệp và có đạo đức.
Trong từng lĩnh vực trên, người Dược sĩ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể khác như: Hành nghề theo quy định pháp luật; Luôn đặt sự an toàn, lợi ích của người bệnh lên trên hết; Tôn trọng, bảo vệ quyền của người bệnh và khách hàng; Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong khi hành nghề; Coi trọng việc kết hợp kiến thức y dược học hiện đại với y dược học cổ truyền; Thấu cảm, thương lượng và giải quyết những băn khoăn, lo lắng của người bệnh;…
Bên cạnh đó, Dược sĩ phải đáp ứng các tiêu chí liên quan đến việc triển khai kế hoạch điều trị cho người bệnh; Thực hiện quản lý sử dụng thuốc; Thực hiện phân phối, cấp phát và tông trữ thuốc; Có khả năng thực hiện được việc tổ chức và pha chế một số thuốc tại cơ sở điều trị.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định4815/QĐ-BYT tại đây
tải Quyết định 4815/QĐ-BYT
BỘ Y TẾ ------------ Số: 4815/QĐ-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc --------------------- Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt tài liệu
“Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam”
---------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt tài liệu “Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam” kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam là các năng lực người Dược sỹ Việt Nam cần có khi thực hiện hoạt động hành nghề Dược tại Việt Nam.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục trưởng các Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh; Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường đại học đào tạo ngành Dược học; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như điều 4; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo); - Lưu: VT, K2ĐT(2). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn |
CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA DƯỢC SỸ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số:4815/QĐ-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2019)
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Mở đầu
Trong những năm gần đây số lượng các cơ sở đào tạo nhân lực dược trình độ đại học ngày càng gia tăng, bao gồm các cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài công lập. Tuy nhiên, về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng đầu vào của sinh viên và đặc biệt là cách thức triển khai chương trình đào tạo, năng lực tổ chức đào tạo, phương thức lượng giá, đánh giá người học của mỗi cơ sở là có sự khác biệt. Vì vậy, chất lượng sản phẩm đào tạo, chất lượng hành nghề của dược sỹ sau khi ra trường cũng khác nhau. Để có một mốc chuẩn cho các cơ sở đào tạo có căn cứ hướng tới việc đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp, nhu cầu xã hội; người học có cơ sở để phấn đấu hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu công việc; các đơn vị sử dụng nhân lực dược có căn cứ đánh giá, kiểm soát, xây dựng đội ngũ nhân lực cũng như xây dựng cơ cấu, chế độ lương thưởng phù hợp thì cần có chuẩn năng lực cơ bản dành cho Dược sỹ ở Việt Nam.
Mặt khác, trước nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng, các nhà quản lý, người sử dụng lao động cần phải có một bộ công cụ để kiểm soát, đánh giá, chuẩn hóa chất lượng nguồn nhân lực.
Nhận thức được thực tế đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam với sự tham gia của tất cả các bên liên quan bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, người tuyển dụng, sử dụng lao động, nhà quản lý, nhà chuyên môn, các tổ chức xã hội.
Trong quá trình xây dựng, Ban soạn thảo đã tham khảo chuẩn năng lực của Dược sỹ các nước trong khu vực và trên thế giới để điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, đồng thời, cũng hướng tới sự hội nhập thị trường lao động nhân lực dược của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Có nhiều cách tiếp cận và hiểu khác nhau về năng lực. Theo cách tiếp cận truyền thống, năng lực là khả năng đơn lẻ của một cá nhân, được hình thành dựa trên cơ sở kiến thức, kỹ năng và thái độ. Còn theo Nguyễn Quang Uẩn, năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trung của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt của hoạt động ấy. Nhà tâm lý học người Pháp Denyse Tremblay cho rằng năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Hoặc mới đây, trong tài liệu hội thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo đã giải thích "Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện một loại công việc trong bối cảnh nhất định". Như vậy có thể nói năng lực (Competence) là tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao.
Khung năng lực: là hệ thống cụ thể hóa các hành vi cần thiết của năng lực ở các bậc khác nhau, áp dụng với các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, tổ chức để hoàn thành tốt vai trò/công việc.
Chuẩn năng lực (Competency standard): là những mức trình độ, khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc thực tế, được công nhận qua đánh giá, kiểm định theo những chuẩn năng lực nghề nghiệp.
Năng lực nghề nghiệp (professional competency): là sự phù hợp giữa những thuộc tính tâm sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tóm lại năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố: kiến thức chuyên môn, kỹ năng và trách nhiệm, thái độ hành nghề chuyên nghiệp.
Năng lực và năng lực nghề nghiệp đều không có sẵn mà được hình thành và phát triển liên tục qua học tập, lao động tích cực và thực hành chuyên môn. Năng lực có hai đặc trưng cơ bản: i) Được bộc lộ qua hoạt động; ii) Đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Năng lực nghề nghiệp còn có thể được phân chia thành năng lực cốt lõi và năng lực chuyên môn. Mỗi một hoạt động nghề nghiệp đều cần bốn năng lực cơ bản: năng lực cá nhân, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và năng lực xã hội.
2. Sự cần thiết của Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam
Đối với xã hội:
Tăng cường sự giám sát của xã hội với những cam kết về chất lượng đào tạo của ngành, cơ sở đào tạo.
Hạn chế và khắc phục tình trạng cung cấp dịch vụ y tế không đạt chất lượng hay sai lầm do thiếu năng lực.
Đối với cơ sở sử dụng và quản lý nhân lực:
Chuẩn hóa được năng lực cơ bản của Dược sỹ tại Việt Nam là căn cứ để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, kiểm soát chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng chế độ lương, thưởng, đánh giá hiệu suất làm việc, xác định các lỗ hổng kỹ năng, năng lực để có chiến lược bồi dưỡng, đào tạo lại phù hợp. Chuẩn năng lực cũng là cơ sở quan trọng để đào tạo người lao động, hoạch định việc kế nhiệm cũng như quản lý sự thay đổi.
Là căn cứ quan trọng để có thể triển khai thực hiện kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề Dược sỹ theo xu hướng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Là thông tin quan trọng giúp Bộ Y tế nói riêng và Nhà nước nói chung hoạch định các chính sách, quy định phù hợp trong việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực.
Đối với cơ sở đào tạo và người học
Là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực dược xây dựng chuẩn đầu ra, đổi mới chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp và nhu cầu xã hội.
Là cơ sở cho sinh viên dược phấn đấu và tự đánh giá, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập và sau khi ra trường.
Gắn kết các hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo với thực tế nghề nghiệp.
Đối với hội nhập quốc tế:
Là cơ sở để đối sánh chất lượng nguồn nhân lực Dược, thúc đẩy quá trình hội nhập, công nhận văn bằng giữa các cơ sở đào tạo dược của Việt Nam với các cơ sở đào tạo dược của các nước trong khu vực và trên thế giới.
3. Cơ sở xây dựng Chuẩn năng lực cơ bản của Duợc sỹ Việt Nam
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội.
- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội.
- Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của chính phủ qui định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược.
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
- Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
- Thông tư liên tịch số: 27/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 7/10/2015 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược.
- Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015 của BGD&ĐT ban hành quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
- Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
- Quyết định 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ Tướng Chính Phủ về Phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
- Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ Tướng Chính Phủ về Phê duyệt Khung trình độ Quốc gia.
4. Danh mục các huớng dẫn và chuẩn năng lực tham khảo
1. International Labour Office (2016), “Guideline to develop competency standard”.
2. Commonwealth of Australia (2007), "Research and develop competency standards ”, 07, September 2007.
3. Human Resoure Association (2015), "Khung năng lực xu hướng ứng dụng trong bối cảnh hội nhập”.
4. Pharmaceutical Society of Autralia (2015), "National Competency Standard for Pharmacist in Autralia".
5. Pharmaceutical Council of New Zealand (2010) "Competency standard for the pharmacy framework for pharmacy profession".
6. The pharmaceutical Society of Ireland (2013), "Core Competency framework for pharmacist".
7. Canadian Pharmacy Regulatory Authorities (2014), “Professional Competencies for Canadian Pharmacists at Entry to Practice”
8. International pharmaceutical Federation (2012), FIP education initiative - pharmacy education Taskforce initiatives, A global competency framework.
9. Pharmacy council of Thailand (2002), “Core Competency Framework for pharmacists in Thailand”.
10. Singapore Pharmacetical Council (2011), “Competency standards for Pharmacist in Singapore”.
11. Bộ Y tế (2011), "Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam" ban hành kèm theo quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21/4/2012.
12. Bộ Y tế (2014), "Chuẩn năng lực cơ bản của hộ sinh Việt Nam" ban hành kèm theo quyết định số 342/QĐ-BYT ngày 24/1/2014.
13. Bộ Y tế (2015) "Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sỹ Đa khoa" ban hành kèm theo quyết định 1854/QĐ-BYT ngày 18/5/2015.
14. Bộ Y tế (2015) “Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sỹ Răng Hàm Mặt” ban hành kèm theo quyết định 4575/QĐ-BYT ngày 23/8/2016.
5. Tóm tắt nội dung Dự thảo Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam
Bộ chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ được cấu trúc theo khuôn mẫu chung của các Bộ chuẩn năng lực các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và đối sánh.
Dự thảo chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam được cấu trúc gồm 07 lĩnh vực, 24 tiêu chuẩn và 84 tiêu chí.
Mỗi tiêu chí là một thành phần của tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn là một cấu phần của lĩnh vực, bao hàm một nhiệm vụ của Dược sỹ.
Phần II: CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA DƯỢC SỸ VIỆT NAM
LĨNH VỰC 1. HÀNH NGHỀ CHUYÊN NGHIỆP VÀ CÓ ĐẠO ĐỨC
Tiêu chuẩn 1.1. Hành nghề theo quy định của pháp luật
Tiêu chí 1.1.1. Có kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam, luật Dược và các văn bản qui phạm pháp luật khác liên quan đến hành nghề dược.
Tiêu chí 1.1.2. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, luật Dược và các văn bản qui phạm pháp luật khác liên quan đến hành nghề dược, các quy tắc ứng xử của cán bộ y tế.
Tiêu chí 1.1.3. Hành nghề trong phạm vi chuyên môn được phép, tuân thủ các qui định nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện sức khỏe.
Tiêu chuẩn 1.2. Hành nghề theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chí 1.2.1. Luôn đặt sự an toàn, lợi ích của người bệnh lên trên hết. Tôn trọng, bảo vệ quyền của người bệnh và khách hàng.
Tiêu chí 1.2.2. Tuân thủ các quy tắc đạo đức trong hành nghề và nghiên cứu y sinh dược học. Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong khi hành nghề.
Tiêu chí 1.2.3. Hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước; trung thực, đoàn kết, tôn trọng, hợp tác với đồng nghiệp.
Tiêu chí 1.2.4. Thực hiện trách nhiệm xã hội một cách chuyên nghiệp.
Tiêu chuẩn 1.3. Hành nghề phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế
Tiêu chí 1.3.1. Nhận biết, tôn trọng các điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của địa phương nơi hành nghề.
Tiêu chí 1.3.2. Thích ứng với các hoàn cảnh và điều kiện thực tế để thực hiện các hoạt động chuyên môn độc lập hoặc phối hợp.
Tiêu chí 1.3.3. Tiếp cận người bệnh, khách hàng và cộng đồng một cách khoa học, trách nhiệm, thấu hiểu và đồng cảm.
Tiêu chí 1.3.4. Hành nghề dựa trên nguyên tắc công bằng, không phân biệt các thành phần xã hội.
Tiêu chí 1.3.5. Coi trọng việc kết hợp kiến thức y dược học hiện đại với y dược học cổ truyền.
Tiêu chí 1.3.6. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc, báo vệ sức khoẻ cộng đồng. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoe ban đầu có chất lượng.
Tiêu chuẩn 1.4. Học tập suốt đời
Tiêu chí 1.4.1. Ý thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời; Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp và phục vụ nhu cầu xã hội.
Tiêu chí 1.4.2. Chủ động thu thập, đánh giá và sử dụng các nguồn thông tin phản hồi về công việc của bản thân một cách hệ thống, thường xuyên, có cơ sở khoa học để xác định nhu cầu học tập, phát triển chuyên môn phù hợp.
Tiêu chí 1.4.3. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp.
LĨNH VỰC 2. NĂNG LỰC GIAO TIẾP - CỘNG TÁC
Tiêu chuẩn 2.1. Giao tiếp hiệu quả
Tiêu chí 2.1.1. Có kiến thức và áp dụng hiệu quả các nguyên tắc của giao tiếp với người bệnh, người chăm sóc, khách hàng, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tiêu chí 2.1.2. Lựa chọn được phương thức phù hợp, hiệu quả khi giao tiếp với người bệnh, người chăm sóc, khách hàng khác nhau về tuổi, giới, tôn giáo, văn hoá - xã hội, ngôn ngữ và các đối tượng gặp trở ngại trong giao tiếp.
Tiêu chí 2.1.3. Nhận biết, phân tích và hành động để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc vấn đề tiềm tàng; Quản lý và giải quyết được xung đột.
Tiêu chí 2.1.4. Vận dụng kỹ năng giao tiếp nhằm đạt được kết quả mong muốn với người bệnh, người chăm sóc, khách hàng và đồng nghiệp.
Tiêu chuẩn 2.2. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện, hợp tác, tin tưởng với người bệnh, người chăm sóc, khách hàng, đồng nghiệp và cộng đồng
Tiêu chí 2.2.1. Lắng nghe, chia sẻ thông tin cần thiết, phù hợp và hiệu quả
với người bệnh, người chăm sóc, khách hàng, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tiêu chí 2.2.2. Thấu cảm, thương lượng và giải quyết những băn khoăn, lo lắng của người bệnh, người chăm sóc, khách hàng, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tiêu chí 2.2.3. Hướng dẫn, khuyến khích và thảo luận với người bệnh, người chăm sóc, khách hàng, đồng nghiệp và cộng đồng trong việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề về sức khoẻ trên cơ sở thỏa thuận đồng ý.
Tiêu chuẩn 2.3. Cộng tác có hiệu quả với đồng nghiệp và đối tác
Tiêu chí 2.3.1. Cộng tác với đồng nghiệp và đối tác dựa trên các nguyên tắc chân thành, tôn trọng, quan tâm, chia sẻ, đàm phán và thương lượng.
Tiêu chí 2.3.2. Hiểu được vai trò, trách nhiệm và chuyên môn của người dược sỹ và các thành viên khác trong làm việc nhóm. Tôn trọng ý kiến đóng góp của các thành viên khác.
Tiêu chí 2.3.3. Thúc đẩy làm việc nhóm hiệu quả. Thể hiện và duy trì được vai trò chủ chốt trong làm việc nhóm để giải quyết các vấn đề liên quan đến thuốc.
LĨNH VỰC 3. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
Tiêu chuẩn 3.1. Kỹ năng lập kế hoạch
Tiêu chí 3.1.1. Tham gia thu thập thông tin, xác định vấn đề, mục tiêu và lập kế hoạch cho công việc được phân công.
Tiêu chí 3.1.2. Có khả năng tham gia vào một số qui trình lập kế hoạch chung của đơn vị.
Tiêu chuẩn 3.2. Tổ chức làm việc hiệu quả
Tiêu chí 3.2.1. Mô tả các nguyên tắc tổ chức và có khả năng xác định các vấn đề về nhân lực theo vị trí công tác tại nơi làm việc.
Tiêu chí 3.2.2. Mô tả vai trò của cá nhân trong cơ cấu tổ chức. Thực hiện và góp phần cải tiến, hoàn thiện các thủ tục, quy trình tại nơi làm việc.
Tiêu chí 3.2.3. Thực hiện sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc, theo quy trình và đảm bảo đúng tiến độ công việc theo kế hoạch đề ra.
Tiêu chí 3.2.4. Thực hiện ứng xử, làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp với các nhà quản lý cấp trên và nhân viên cấp dưới (nếu có).
Tiêu chí 3.2.5. Độc lập, tự chủ trong công việc, có ảnh hưởng tích cực tới đồng nghiệp. Nhận thức và chịu trách nhiệm cá nhân tại nơi làm việc.
Tiêu chuẩn 3.3. Thông tin và ra quyết định
Tiêu chí 3.3.1. Có khả năng thu nhận, xử lý thông tin và ra quyết định phù hợp.
Tiêu chí 3.3.2. Truyền đạt thông tin chính xác, đầy đủ và thuyết phục người khác ở nơi làm việc.
Tiêu chuẩn 3.4. Kỹ năng giám sát và đánh giá
Tiêu chí 3.4.1. Có kỹ năng tự đánh giá, giám sát công việc của bản thân, tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển.
Tiêu chí 3.4.2. Có khả năng phát hiện một số vấn đề tồn tại trong công việc, đưa ra được ý kiến đề xuất để khắc phục.
LĨNH VỰC 4. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Tiêu chuẩn 4.1. Quán lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Tiêu chí 4.1.1. Có kiến thức tổng quát về hệ thống quản lý chất lượng thuốc, các nguyên tắc và chuẩn mực áp dụng trong hệ thống quản lý chất lượng thuốc.
Tiêu chí 4.1.2. Có kiến thức cơ bản về các kỹ thuật phân tích thường được sử dụng trong phân tích, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Tiêu chí 4.1.3. Triển khai được việc phân tích, kiểm nghiệm thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo Dược điển Việt Nam.
Tiêu chí 4.1.4. Có khả năng tham gia xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
Tiêu chuẩn 4.2. Đảm bảo chất lượng thuốc trong sản xuất và cung ứng
Tiêu chí 4.2.1. Hợp tác với các bên liên quan để kiểm soát chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất và cung ứng.
Tiêu chí 4.2.2. Có kiến thức và áp dụng được các nguyên tắc thực hành tốt (GPs) trong sản xuất và cung ứng.
Tiêu chí 4.2.3. Tham gia xây dựng và áp dụng các quy trình thao tác chuẩn (SOPs) để đảm bảo chất lượng thuốc.
Tiêu chí 4.2.4. Tham gia các hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc theo yêu cầu thực tế.
Tiêu chuẩn 4.3. Tham gia nghiên cứu đảm bảo chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Tiêu chí 4.3.1. Tham gia đánh giá, phân tích nguy cơ và xu hướng về chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, cung ứng, bảo quản và đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng thuốc.
Tiêu chí 4.3.2. Có khả năng tham gia thực hiện các kỹ thuật phân tích thuốc trong nghiên cứu phát triển thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
LĨNH VỰC 5. BÀO CHẾ, SẢN XUẤT THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Tiêu chuẩn 5.1. Sản xuất, phát triển nguyên liệu làm thuốc
Tiêu chí 5.1.1. Có kiến thức cơ bản về chiết xuất, công nghệ sinh học, bán tổng hợp, tổng hợp trong sản xuất nguyên liệu làm thuốc.
Tiêu chí 5.1.2. Vận dụng các kiến thức về chiết xuất, công nghệ sinh học, bán tổng hợp, tổng hợp trong xây dựng quy trình và sản xuất một số nguyên liệu làm thuốc.
Tiêu chí 5.1.3. Ứng dụng các kiến thức về thực vật, dược liệu, dược học cổ truyền để tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc.
Tiêu chuẩn 5.2. Bào chế, sản xuất thuốc
Tiêu chí 5.2.1. Có kiến thức, kỹ năng về triển khai thực hiện nghiên cứu, phát triển công thức các dạng thuốc.
Tiêu chí 5.2.2. Đánh giá được vai trò, ảnh hưởng của các thành phần trong công thức, qui trình bào chế, sản xuất đến độ ổn định, độ an toàn, sinh khả dụng và hiệu quả điều trị của thuốc.
Tiêu chí 5.2.3. Xây dựng, triển khai quy trình sản xuất một số dạng bào chế quy ước.
Tiêu chí 5.2.4. Có khả năng thực hiện được việc tổ chức và pha chế một số thuốc tại cơ sở điều trị.
Tiêu chí 5.2.5. Vận dụng một cách phù hợp, trách nhiệm và có đạo đức những kiến thức về dạng bào chế, sinh dược học trong lựa chọn và sử dụng thuốc.
LĨNH VỰC 6. CUNG ỨNG THUỐC
Tiêu chuẩn 6.1. Thực hiện được lựa chọn thuốc
Tiêu chí 6.1.1. Có kiến thức về các nguyên tắc xác định nhu cầu và lựa chọn thuốc.
Tiêu chí 6.1.2. Thực hiện lựa chọn thuốc phù hợp với nhu cầu.
Tiêu chuẩn 6.2. Thực hiện được mua sắm thuốc hợp lý và phù hợp với các quy định
Tiêu chí 6.2.1. Có kiến thức về các nguyên tắc mua sắm thuốc.
Tiêu chí 6.2.2. Thực hiện các quy trình, thủ tục trong mua sắm thuốc theo chính sách y tế, chính sách bảo hiểm và các quy định liên quan.
Tiêu chí 6.2.3. Xây dựng kế hoạch dự phòng trong trường hợp thiếu thuốc.
Tiêu chuẩn 6.3. Thực hiện phân phối, cấp phát và tồn trữ thuốc
Tiêu chí 6.3.1. Có kiến thức về hệ thống phân phối thuốc; các nguyên tắc, quy định trong phân phối, cấp phát và tồn trữ thuốc.
Tiêu chí 6.3.2. Cấp phát đúng thuốc, đúng người bệnh, đúng liều, đúng đường dùng và đúng thời gian.
Tiêu chí 6.3.3. Xác định và có giải pháp giảm thiểu các nguy cơ sai sót có thể gặp phải trong phân phối, cấp phát và tồn trữ thuốc.
Tiêu chí 6.3.4. Quản lý tồn trữ thuốc hiệu quả.
Tiêu chí 6.3.5. Đảm bảo hệ thống lưu trữ thông tin, minh chứng phù hợp trong phân phối, cấp phát và tồn trữ thuốc.
Tiêu chí 6.3.6. Lập kế hoạch và triển khai được hoạt động thu hồi, tiêu hủy thuốc theo quy định.
Tiêu chuẩn 6.4. Thực hiện quản lý sử dụng thuốc
Tiêu chí 6.4.1. Vận dụng được các qui định về cung ứng trong quản lý sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế.
Tiêu chí 6.4.2. Vận dụng được một số phương pháp phân tích danh mục thuốc sử dụng tại cơ sở y tế trong quản lý cung ứng thuốc.
LĨNH VỰC 7. SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ
Tiêu chuẩn 7.1. Tham gia xây dựng kế hoạch điều trị cho người bệnh
Tiêu chí 7.1.1. Có khả năng khai thác được các thông tin phù hợp liên quan đến bệnh và thuốc của người bệnh để làm cơ sở xây dựng kế hoạch điều trị.
Tiêu chí 7.1.2. Phân loại người bệnh và lập kế hoạch điều trị bằng các thuốc không kê đơn trong trường hợp bệnh lý/triệu chứng thông thường.
Tiêu chí 7.1.3. Đánh giá được đơn thuốc điều trị ngoại trú của người bệnh và tư vấn, trao đổi được với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý.
Tiêu chí 7.1.4. Tham gia được vào nhóm đa ngành (bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ) để lập kế hoạch điều trị bằng thuốc phù hợp với người bệnh.
Tiêu chuẩn 7.2. Triển khai kế hoạch điều trị cho người bệnh
Tiêu chí 7.2.1. Tư vấn được các thuốc không kê đơn và chế độ dùng thuốc phù hợp cho từng người bệnh trong trường hợp bệnh lý/triệu chứng thông thường đảm bảo an toàn, hiệu quả và kinh tế.
Tiêu chí 7.2.2. Tư vấn được cho người bệnh cách dùng thuốc và các biện pháp tự theo dõi trong trường hợp điều trị ngoại trú. Đảm bảo người bệnh hiểu về việc sử dụng thuốc và biết cách xử trí khi gặp phải các vấn đề trong quá trình dùng thuốc.
Tiêu chí 7.2.3. Phối hợp được với bác sĩ để lựa chọn thuốc và chế độ dùng thuốc phù hợp với từng người bệnh nội trú theo kế hoạch điều trị.
Tiêu chí 7.2.4. Hướng dẫn cách dùng thuốc đảm bảo hiệu quả, an toàn cho nhân viên y tế, người bệnh và hướng dẫn cách theo dõi dùng thuốc.
Tiêu chuẩn 7.3. Theo dõi, giám sát việc sử dụng thuốc trên người bệnh
Tiêu chí 7.3.1. Theo dõi dùng thuốc dựa trên kế hoạch điều trị và diễn biến lâm sàng của người bệnh, tư vấn điều chỉnh kế hoạch điều trị cho người bệnh nếu cần.
Tiêu chí 7.3.2. Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc hoặc tuân thủ điều trị phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc của người bệnh, đề xuất được biện pháp can thiệp phù hợp.
Tiêu chí 7.3.3. Phát hiện, tham gia xử trí và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc và sai sót trong sử dụng thuốc trên người bệnh.
Tiêu chí 7.3.4. Tham gia vào các quy trình cảnh báo và giám sát sử dụng các thuốc có khoảng điều trị hẹp, thuốc nguy cơ cao.
Tiêu chuẩn 7.4. Tham gia các hoạt động thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý tại cơ sở y tế
Tiêu chí 7.4.1. Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện các danh mục thuốc và quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc.
Tiêu chí 7.4.2. Triển khai quy trình thông tin thuốc tại cơ sở y tế.
Tiêu chí 7.4.3. Triển khai quy trình cảnh giác dược tại cơ sở y tế.
Tiêu chí 7.4.4. Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động đào tạo tập huấn liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý.
THE MINISTRY OF HEALTH ------------ No. 4815/QD-BYT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence-Freedom-Happiness ----------------------- Hanoi, October 15, 2019 |
DECISION
On approval of the document on “Core competency standards for Pharmacists in Vietnam”
-----------------------
THE MINISTER OF HEALTH
Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of the Director General of the Administration of Science, Technology and Training,
DECIDES:
Article 1. To approve the document on "Core competency standards for Pharmacists in Vietnam" attached to this Decision.
Article 2. Core competency standards for Pharmacists in Vietnam are the required competencies for the Pharmacists in Vietnam when practicing Pharmacy in Vietnam.
Article 3. This Decision takes effect from the date of issuance.
Article 4. The Chief of the Ministry Office, the Director of the Administration of Science Technology and Training, Directors of Departments, Directors General of Directorates under the Ministry of Health; Directors of Departments of Health of provinces and centrally run cities; Directors of hospitals and institutes with beds; Directors of Academies, Principals of universities offering Pharmacy training; Heads of relevant units are responsible for implementing this Decision./.
|
FOR THE MINISTER THE DEPUTY MINISTER
Nguyen Truong Son |
CORE COMPETENCY STANDARDS FOR PHARMACISTS IN VIETNAM
(Issued together with Decision No. 4815/ QD-BYT dated October 15, 2019)
Part I: GENERAL INTRODUCTION
1. Preface
In recent years, the number of institutions training pharmaceutical human resources at bachelor training level has been increasing, including public and non-public higher education institutions. However, there are differences in training programs, physical foundations, quality of lecturers, and input quality of students and especially the implementation method of the training program, the competency to organize training, and the method of assessment and evaluation of learners of institutions. Therefore, the quality of training products and the quality of pharmacists' practice after graduation are also different. To set the basis for the training institutions to meet professional standards and social needs; for the learners to strive to improve themselves to meet job requirements; for units employing pharmaceutical human resources to evaluate, control, build a human resources team as well as formulate an appropriate structure and compensation regime, the core competency standards for Pharmacists in Vietnam is required.
On the other hand, facing the need for deep regional and international integration, the managers and employers need to have a set of tools to control, evaluate and standardize the quality of human resources.
Recognizing that reality, the Ministry of Health has directed the formulation of core competency standards for Vietnamese Pharmacists with the participation of all relevant parties including experts in the field of training, employers, managers, professionals and social organizations.
During the development process, the Drafting Committee consulted the competency standards of pharmacists from countries in the region and around the world to adjust them to suit Vietnam's circumstances, and at the same time, also aims to integrate the pharmaceutical human resource labor market of countries in the region and around the world.
There are many different approaches and understandings of competency. According to the traditional approach, the competency is a single ability of an individual, formed on the basis of knowledge, skills and attitudes. According to Nguyen Quang Uan, the competency is a combination of unique attributes of an individual that match the specific requirements of a certain activity, to ensure the successful completion of such activity. French psychologist Denyse Tremblay believes that competency is the ability to act, achieve success and demonstrate progress thanks to the ability to mobilize and effectively use an individual's integrated resources when dealing with life's problems. Or recently, in the workshop document of the comprehensive general education program in the program of the Ministry of Education and Training, it was explained that "the Competency is the mobilization of a combination of knowledge, skills and other personal attributes such as interest, belief, will, etc. to perform a type of work in a certain context". Thus, it can be said that the competency is the synthesis of individual human attributes that meets the requirements of activities and ensures that activities achieve high results.
Competency framework: means a system specifying the necessary behaviors of competencies at different levels, applied to different positions in enterprises and organizations for successful completion of roles/jobs.
Competency standard: means levels of qualifications and abilities that meet actual work needs, recognized through assessment and verification under the professional competency standards.
Professional competency: means the compatibility between human psychological and physiological attributes with the requirements set by the profession. Each different career will bring different specific requirements, but in short, the professional competency is made up of 3 components: professional knowledge, skills and responsibilities, professional practice attitudes.
The competency and professional competency are not available but are formed and developed continuously through study, active work and professional practice. The competency has two basic characteristics: i) The competency is revealed through activities; ii) The competency ensures the effectiveness of activities.
The professional competencies can also be divided into core competencies and specialized competencies. Each professional activity requires four core competencies: personal competency, specialized competency, management competency and social competency.
2. Necessity of core competency standards for pharmacists in Vietnam
For society:
Strengthen social supervision with commitments to training quality from the training disciplines and the training institutions.
Limit and overcome the situation of providing unqualified medical services or errors due to lack of competency.
For establishments employing and managing human resources:
Standardizing the core competencies of pharmacists in Vietnam is the basis for assessing the quality of human resources, controlling the quality of human resources, building salary and bonus regimes, evaluating work performance, and determining the gaps in skills and competencies to have appropriate training and further training strategies. The competency standard is also an important basis for employee training, succession planning and change management.
It is an important basis to be able to implement the national exam to grant pharmacist practice certificates under the trend of integration with countries in the region and the world.
This is important information to help the Ministry of Health in particular and the State in general plan appropriate policies and regulations in the arrangement and employment of human resources.
For training institutions and learners
It is an important basis for educational institutions training pharmaceutical human resources to build output standards, innovate training programs, and organize training to meet professional standards and social needs.
It is a basis for pharmacy students to strive and self-evaluate and improve themselves during their studies and after graduation.
Link training activities of training institutions with professional reality.
For international integration:
It is the basis to compare the quality of pharmaceutical human resources, promote the integration process, and recognize diplomas between Vietnamese pharmacy training institutions and pharmacy training institutions of countries in the region and around the world.
3. Basis for formulating core competency standards for pharmacists in Vietnam
- Resolution No. 20-NQ/TW dated October 25, 2017 of the Party Central Committee on enhancement of citizens’ health protection, improvement, and care in new situation.
- Resolution No. 29-NQ/TW dated November 4, 2013 on fundamental and comprehensive innovation of education and training.
- The Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 dated November 23, 2009 of the National Assembly.
- The Law on Pharmacy No. 105/2016/QH13 dated April 6, 2016 of the National Assembly.
- Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 8, 2017 of the Government detailing a number of articles of and providing measures for implementing the Law on Pharmacy.
- Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 amending and supplementing some articles related to business conditions under state management of the Ministry of Health.
- Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of the Government Defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
- Joint Circular No. 27/2015/TTLT-BYT-BNV dated October 7, 2015 of the Ministry of Health - the Ministry of Home Affairs regulating codes and standards for pharmacy professional titles.
- Circular No. 07/2015/TT-BGDDT dated April 16, 2015 of the Ministry of Education and Training promulgating the process of developing, evaluating and validating undergraduate, master and doctorate degree training programs.
- Decree No. 111/2017/ND-CP dated October 5, 2017 of the Government on the provisions of practical training in the field of healthcare service.
- Decision No. 1981/QD-TTg dated October 18, 2016 of the Prime Minister approving the framework of the national education system.
- Decision No. 1982/QD-TTg dated October 18, 2016 of the Prime Minister approving Vietnamese’s national qualifications framework.
4. List of reference guidelines and competency standards
1. International Labour Office (2016), “Guideline to develop competency standard”.
2. Commonwealth of Australia (2007), "Research and develop competency standards”, 07, September 2007.
3. Human Resource Association (2015), "Competency framework - Application trend in the context of integration".
4. Pharmaceutical Society of Australia (2015), "National Competency Standard for Pharmacist in Australia".
5. Pharmaceutical Council of New Zealand (2010) "Competency standard for the pharmacy framework for pharmacy profession".
6. The pharmaceutical Society of Ireland (2013), "Core Competency framework for pharmacist".
7. Canadian Pharmacy Regulatory Authorities (2014), “Professional Competencies for Canadian Pharmacists at Entry to Practice”
8. International pharmaceutical Federation (2012), FIP education initiative - pharmacy education Taskforce initiatives, A global competency framework.
9. Pharmacy council of Thailand (2002), “Core Competency Framework for pharmacists in Thailand”.
10. Singapore Pharmaceutical Council (2011), “Competency standards for Pharmacist in Singapore”.
11. Ministry of Health (2011), "Core competency standards for nurses in Vietnam" issued together with Decision No. 1352/QD-BYT dated April 21, 2012.
12. Ministry of Health (2014), "Core competency standards for midwives in Vietnam" issued together with Decision No. 342/QD-BYT dated January 24, 2014.
13. Ministry of Health (2015) "Core competency standards for general practitioners" issued together with Decision No. 1854/QD-BYT dated May 18, 2015.
14. Ministry of Health (2015) “Core competency standards for odonto-stomatology doctors” issued together with Decision No. 4575/QD-BYT dated August 23, 2016.
5. Summary of the Draft on core competency standards for Pharmacists in Vietnam
The set of core competency standards for pharmacists is structured under the common framework of the sets of competency standards of countries in the ASEAN region and around the world to meet the requirements of integration and comparison.
The draft on core competency standards for Pharmacists in Vietnam is structured into 07 fields, 24 standards and 84 criteria.
Each criterion is a component of the standard, each standard is a component of the field, covering a task of the Pharmacist.
Part II: CORE COMPETENCY STANDARDS FOR PHARMACISTS IN VIETNAM
FIELD 1. PROFESSIONAL AND ETHICAL PRACTICE
Standard 1.1. Practice in accordance with the law
Criterion 1.1.1. Have basic knowledge of the Vietnamese legal system, the Law on Pharmacy and other legal documents related to pharmacy practice.
Criterion 1.1.2. Comply with Vietnamese law, the Law on Pharmacy and other legal documents related to pharmacy practice, and codes of conduct for medical staff.
Criterion 1.1.3. Practice within the permitted professional scope, comply with professional regulations and in accordance with health conditions.
Standard 1.2. Practice according to the code of professional ethics
Criterion 1.2.1. Always put the safety and interests of the patient first. Respect and protect the rights of patients and customers.
Criterion 1.2.2. Comply with the code of professional ethics in biomedical and pharmaceutical practice and research. Be cautious, meticulous, and precise in practice.
Criterion 1.2.3. Cooperate with the state management agencies; be honest, united, respectful, and cooperative with colleagues.
Criterion 1.2.4. Carry out social responsibility professionally.
Standard 1.3. Practice in accordance with actual circumstances and conditions
Criterion 1.3.1. Recognize and respect the economic conditions, customs, practices, beliefs, religion, and culture of the locality in practice.
Criterion 1.3.2. Adapt to actual circumstances and conditions to carry out independent or coordinated professional activities.
Criterion 1.3.3. Approach patients, customers and the community scientifically, responsibly, with understanding and empathy.
Criterion 1.3.4. Practice based on the principle of fairness, non-discrimination of social sectors.
Criterion 1.3.5. Appreciate the knowledge combination of modern medicine and traditional medicine.
Criterion 1.3.6. Actively and proactively propagate knowledge on community health care and protection. Provide the quality primary health care.
Standard 1.4. Lifelong learning
Criterion 1.4.1. Be aware of the importance of lifelong learning; regularly study, improve qualifications, and apply scientific and technological advances to meet career development requirements and serve social needs.
Criterion 1.4.2. Proactively collect, evaluate and use sources of feedback on their work on systematical, regular and scientific basis to identify appropriate learning and professional development needs.
Criterion 1.4.3. Effectively apply information technology and foreign languages in learning, research and career development.
FIELD 2. COMMUNICATION AND COLLABORATION COMPETENCY
Standard 2.1. Efficient communication
Criterion 2.1.1. Have knowledge and effectively apply the principles of communication with patients, caregivers, customers, colleagues and the community.
Criterion 2.1.2. Choose appropriate and effective methods when communicating with patients, caregivers, customers of different ages, genders, religions, socio-cultures, languages, and those with difficulties in communication.
Criterion 2.1.3. Recognize, analyze and act to resolve emerging or potential problems; manage and resolve conflicts.
Criterion 2.1.4. Apply communication skills to achieve desired outcomes with patients, caregivers, customers and colleagues.
Standard 2.2. Building of friendly, cooperative, and trusting relationships with patients, caregivers, customers, colleagues, and the community
Criterion 2.2.1. Listen to and share necessary, appropriate and effective information with patients, caregivers, customers, colleagues and the community.
Criterion 2.2.2. Empathize, negotiate and resolve concerns and worries of patients, caregivers, customers, colleagues and the community.
Criterion 2.2.3. Guide, encourage and discuss with patients, caregivers, customers, colleagues and the community in consent-based decision-making and resolution of health issues.
Standard 2.3. Effective collaboration with colleagues and partners
Criterion 2.3.1. Collaborate with colleagues and partners based on the principles of sincerity, respect, care, sharing, negotiation and bargaining.
Criterion 2.3.2. Understand the roles, responsibilities and expertise of pharmacists and other team members. Respect the opinions of other members.
Criterion 2.3.3. Promote effective teamwork. Demonstrate and maintain the key role in teamwork to resolve drug-related issues.
FIELD 3. ORGANIZATION AND MANAGEMENT
Standard 3.1. Planning skills
Criterion 3.1.1. Participate in collecting information, identifying problems, goals and make planning of assigned work.
Criterion 3.1.2. Have ability to participate in some general planning processes of the unit.
Standard 3.2. Effective organization of work
Criterion 3.2.1. Describe organizational principles and be able to identify human resource issues by position in the workplace.
Criterion 3.2.2. Describe the role of individuals in the organizational structure. Implement and contribute to improving and completing procedures and processes at the workplace.
Criterion 3.2.3. Arrange process-based work priorities and comply with work progress according to the plan.
Criterion 3.2.4. Behave and work effectively and professionally with superior managers and subordinate employees (if any).
Criterion 3.2.5. Be independent and autonomous in work, have a positive influence on colleagues. Be aware of and take personal responsibility in the workplace.
Standard 3.3. Communication and decision-making
Criterion 3.3.1. Have ability to receive, process information and make appropriate decisions.
Criterion 3.3.2. Communicate information accurately, completely and convincingly to others in the workplace.
Standard 3.4. Supervision and assessment skills
Criterion 3.4.1. Have skills in self-assessment, self-monitoring of their own work, and self-learning for improvement and development.
Criterion 3.4.2. Be able to detect some existing problems at work and make suggestions to overcome them.
FIELD 4. ASSURANCE OF THE QUALITY OF DRUGS AND DRUG MATERIALS
Standard 4.1. Management of the quality of drugs and drug materials
Criterion 4.1.1. Have general knowledge of the drug quality management system, principles and standards applied in the drug quality management system.
Criterion 4.1.2. Have basic knowledge of analytical techniques commonly used in analyzing and testing the quality of drugs and drug materials.
Criterion 4.1.3. Implement analysis and testing of drugs and drug materials in accordance with the Vietnam Pharmacopoeia.
Criterion 4.1.4. Have ability to participate in the development and appraisal of quality standards for drugs and drug materials.
Standard 4.2. Assurance of drug quality in production and supply
Criterion 4.2.1. Cooperate with the relevant parties to control drug quality during production and supply.
Criterion 4.2.2. Have knowledge and apply good practice principles (GPs) in production and supply.
Criterion 4.2.3. Participate in developing and applying standard operating procedures (SOPs) to ensure drug quality.
Criterion 4.2.4. Participate in drug quality inspection activities according to actual requirements.
Standard 4.3. Participation in research on assurance of the quality of drugs and drug materials
Criterion 4.3.1. Participate in assessing and analyzing risks and trends in drug quality during the production, supply, storage process and propose measures to ensure drug quality.
Criterion 4.3.2. Have ability to participate in implementing drug analysis techniques in research and development of drugs and drug materials.
FIELD 5. PREPARATION AND PRODUCTION OF DRUGS AND DRUG MATERIALS
Standard 5.1. Production and development of drug materials
Criterion 5.1.1. Have basic knowledge of extraction, biotechnology, semi-synthesis, and synthesis in the production of drug materials.
Criterion 5.1.2. Apply knowledge of extraction, biotechnology, semi-synthesis, and synthesis in development of processes and production of some drug materials.
Criterion 5.1.3. Apply knowledge about plants, drug materials, and traditional pharmacology to create medicinal raw materials.
Standard 5.2. Preparation and production of drugs
Criterion 5.2.1. Have knowledge and skills in conducting research and developing drug formulas.
Criterion 5.2.2. Evaluate the role and influence of materials in the formula, preparation and production process on the stability, safety, availability and treatment effectiveness of the drug.
Criterion 5.2.3. Develop and deploy production processes for a number of conventional forms of preparation.
Criterion 5.2.4. Have ability to organize and prepare some drugs at the treatment establishment.
Criterion 5.2.5. Appropriately, responsibly and ethically apply knowledge about preparation forms and biopharmacy in drug selection and use.
FIELD 6. SUPPLY OF DRUGS
Standard 6.1. Selection of drugs
Criterion 6.1.1. Have knowledge of principles for determining needs and selecting drugs.
Criterion 6.1.2. Make choices of drugs under the needs.
Standard 6.2. Reasonable drug procurement in compliance with regulations
Criterion 6.2.1. Have knowledge of drug procurement principles.
Criterion 6.2.2. Implement processes and procedures in drug procurement according to health policies, insurance policies and related regulations.
Criterion 6.2.3. Develop a backup plan in case of drug shortage.
Standard 6.3. Distribution, dispensing and storage of drugs
Criterion 6.3.1. Have knowledge of drug distribution systems; principles and regulations in distribution, dispensing and storage of drugs.
Criterion 6.3.2. Dispense the right drugs, to the right patient, at the right dose, at the right route and at the right time.
Criterion 6.3.3. Identify and have solutions to minimize the risk of errors that may be encountered in distributing, dispensing and storing drugs.
Criterion 6.3.4. Manage drug inventory effectively.
Criterion 6.3.5. Ensure appropriate information and evidence storage systems in drug distribution, dispensing and storage.
Criterion 6.3.6. Plan and implement drug recall and destruction activities according to regulations.
Standard 6.4. Drug use management
Criterion 6.4.1. Apply the regulations on supply and management of rational, safe, effective and economic use of drugs.
Criterion 6.4.2. Apply a number of methods to analyze drug lists used at health establishments in drug supply management.
FIELD 7. REASONABLE USE OF DRUGS
Standard 7.1. Participation in developing treatment plans for patients
Criterion 7.1.1. Have the ability to exploit appropriate information related to the patient's disease and medications as a basis for developing a treatment plan.
Criterion 7.1.2. Classify the patients and make plan on treatment with non-prescription drugs in common conditions/symptoms.
Criterion 7.1.3. Be able to evaluate patients' outpatient prescriptions and advise and discuss with prescribers in case of discovering unreasonable prescriptions.
Criterion 7.1.4. Participate in a multidisciplinary team (doctors, nurses, pharmacists) to create appropriate drug treatment plans for the patient.
Standard 7.2. Implementation of treatment plans for patients
Criterion 7.2.1. Be able to advise on non-prescription drugs and appropriate medication regimens for each patient in case of common diseases/symptoms to ensure safety, effectiveness and economy.
Criterion 7.2.2. Be able to advise patients on medication use and self-monitoring measures in case of outpatient treatment. Make sure patients understand the use of medication and know how to handle problems during medication use.
Criterion 7.2.3. Coordinate with doctors to select appropriate drugs and medication regimens for each inpatient according to the treatment plan.
Criterion 7.2.4. Give instructions on medication use to ensure effectiveness and safety for medical staff and patients, and instructions on drug use monitoring.
Standard 7.3. Monitoring and supervision on drug use on patients
Criterion 7.3.1. Monitor drug use based on the patient's treatment plan and clinical progress, advise on adjusting the patient's treatment plan if necessary.
Criterion 7.3.2. Identify problems related to drugs or treatment compliance that arise during the patient's medication use, and propose appropriate interventions.
Criterion 7.3.3. Detect, participate in handling and reporting adverse drug reactions and errors in drug use in patients.
Criterion 7.3.4. Participate in warning procedures and monitoring the use of drugs with a narrow treatment range and high-risk drugs.
Standard 7.4. Participating in activities to promote rational drug use at health establishments
Criterion 7.4.1. Participate in developing and supervising the implementation of drug lists and drug use-related procedures and professional instructions.
Criterion 7.4.2. Implement drug information process at the health establishments.
Criterion 7.4.3. Implement pharmacovigilance process at the health establishments.
Criterion 7.4.4. Participate in scientific research and training activities related to rational drug use.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây