Quyết định 3869/QĐ-BYT 2019 về khảo sát hài lòng Người bệnh và Nhân viên y tế

thuộc tính Quyết định 3869/QĐ-BYT

Quyết định 3869/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng Người bệnh và Nhân viên y tế
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3869/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành:28/08/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ Y tế ban hành 05 mẫu phiếu khảo sát hài lòng Người bệnh và NV y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 3869/QĐ-BYT về việc ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng Người bệnh và Nhân viên y tế ngày 28/8/2019.

Theo đó, Bộ Y tế ban hành 05 mẫu phiếu khảo sát; 01 hướng dẫn phương pháp khảo sát hài lòng người bệnh, người mẹ và nhân viên y tế; 01 mẫu phiếu thông tin chung của bệnh viện đăng ký tham gia khảo sát.

Cụ thể, 05 mẫu phiếu khảo sát gồm: Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh nội trú; Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh ngoại trú; Phiếu khảo sát ý kiến của nhân viên y tế; Phiếu khảo sát ý kiến người mẹ sinh con tại bệnh viện; Phiếu khảo sát thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Mỗi bệnh viện được cung cấp một mã số, tên đăng nhập và mật khẩu để nhập thông tin trên phần mềm trực tuyến nhập số liệu khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế tại địa chỉ http://chatluongbenhvien.vn.

Ít nhất 3 tháng/lần, bệnh viện tự thực hiện khảo sát tùy theo quy mô bệnh viện, độ hài lòng người bệnh có thể lựa chọn thời gian khảo sát trong 01 ngày đến 01 tháng cho đến khi khảo sát đủ cỡ mẫu theo yêu cầu. Đối với bệnh viện có người bệnh nội trú/người mẹ trên 3000 lượt/ngày, áp dụng công thức tính cỡ mẫu điều tra cắt ngang, mỗi đợt khảo sát tối thiểu 300 người…

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định3869/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ

-------------

Số: 3869/QĐ-BYT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2019

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng
Người bệnh và Nhân viên y tế

-----------------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này các mẫu phiếu khảo sát, hướng dẫn phương pháp và phần mềm khảo sát hài lòng như sau:

a) Mẫu số 1: Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh nội trú;

b) Mẫu số 2: Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh ngoại trú;

c) Mẫu số 3: Phiếu khảo sát ý kiến của nhân viên y tế;

d) Mẫu số 4: Phiếu khảo sát ý kiến người mẹ sinh con tại bệnh viện;

đ) Mẫu số 5: Phiếu khảo sát thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ;

e) Hướng dẫn phương pháp khảo sát hài lòng người bệnh, người mẹ và nhân viên y tế;

g) Mẫu phiếu thông tin chung của bệnh viện đăng ký tham gia khảo sát.

h) Phần mềm trực tuyến nhập số liệu khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế tại địa chỉ http://chatluongbenhvien.vn/.

Điều 2. Các mẫu phiếu khảo sát hài lòng và hướng dẫn phương pháp khảo sát được áp dụng chung cho toàn bộ các bệnh viện Nhà nước và tư nhân.

Điều 3. Giao triển khai thực hiện:

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

- Làm đầu mối hướng dẫn các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện khảo sát hài lòng người bệnh, người mẹ và nhân viên y tế;

- Kiểm tra, giám sát các đơn vị; tổng hợp, phân tích số liệu và báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế kết quả chỉ số hài lòng người bệnh và nhân viên y tế hằng năm.

2. Sở Y tế, Y tế các Bộ, ngành

- Đôn đốc, kiểm tra các bệnh viện trực thuộc thực hiện khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế theo đúng hướng dẫn kèm theo Quyết định này;

- Tổng hợp, phân tích kết quả chỉ số hài lòng chung của các đơn vị.

3. Các bệnh viện công lập và tư nhân

- Triển khai khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế tích cực, thường xuyên, khoa học;

- Nhập và tổng hợp số liệu, kết quả; ghi nhận, rà soát, phân tích các ý kiến chưa hài lòng;

- Giải quyết, khắc phục kịp thời các kiến nghị của người bệnh và nhân viên y tế và lập kế hoạch, triển khai hoạt động cải tiến chất lượng trong phạm vi thẩm quyền, phù hợp với nguồn lực của bệnh viện.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 5. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các ông (Bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như điều 5;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Lưu: VT, KCB (02).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Viết Tiến

 

 

BỘ Y TẾ

MẪU SỐ 1

(RÚT GỌN)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ

 

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh, Bộ Y tế và bệnh viện tổ chức khảo sát để tìm hiểu nguyện vọng người bệnh. Các ý kiến quý báu này sẽ giúp ngành y tế khắc phục khó khăn, từng bước cải tiến chất lượng để phục vụ người dân tốt hơn. Bộ Y tế bảo đảm giữ bí mật thông tin và không ảnh hưởng đến việc điều trị. Xin trân trọng cảm ơn!

 

1. Tên bệnh viện:.................................................................... 2. Ngày điền phiếu.............................

3. Người trả lời  a.Người bệnh  b. Người nhà

4. Tên khoa nằm điều trị trước ra viện...................................... 5. Mã khoa (do BV ghi)......................

THÔNG TIN NGƯỜI BỆNH

A1. Giới tính:  1.Nam   2. Nữ

A2. Tuổi.........................................      

A3. Số di động (bắt buộc):

A4. Tổng số ngày nằm viện ...ngày

A5. Ông/Bà có sử dụng thẻ BHYT cho lần điều trị này không?     1. Có   2. Không

 

 

ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG DịCH VỤ Y TẾ

Ông/Bà đánh dấu gạch chéo vào một số từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ hài lòng hoặc nhận xét từ rất kém đến rất tốt cho từng câu hỏi dưới đây:

là:

là:

là:

là:

là:

Rất không hài lòng

Không hài lòng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng

hoặc: Rất kém

hoặc: Kém

hoặc: Trung bình

hoặc: Tốt

hoặc: Rất tốt

 

 

A. Khả năng tiếp cận

A1.

Các sơ đồ, biển báo chỉ dẫn đường đến các khoa, phòng trong bệnh viện rõ ràng, dễ hiểu, dễ tìm.

A2.

Thời gian vào thăm người bệnh được thông báo rõ ràng.

A3.

Các khối nhà, cầu thang, buồng bệnh được đánh số rõ ràng, dễ tìm.

A4.

Các lối đi trong bệnh viện, hành lang bằng phẳng, dễ đi.

A5.

Người bệnh hỏi và gọi được nhân viên y tế khi cần thiết.

B. Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị

B1.

Quy trình, thủ tục nhập viện rõ ràng, công khai, thuận tiện.

B2.

Được phổ biến về nội quy và những thông tin cần thiết khi nằm viện rõ ràng, đầy đủ.

B3.

Được giải thích về tình trạng bệnh, phương pháp và thời gian dự kiến điều trị rõ ràng, đầy đủ.

B4.

Được giải thích, tư vấn trước khi yêu cầu làm các xét nghiệm, thăm dò, kỹ thuật cao rõ ràng, đầy đủ.

B5.

Được công khai và cập nhật thông tin về dùng thuốc và chi phí điều trị.

C. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh

C1.

Buồng bệnh nằm điều trị khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ phù hợp như quạt, máy sưởi, hoặc điều hòa.

C2.

Giường bệnh, ga, gối đầy đủ cho mỗi người một giường, an toàn, chắc chắn, sử dụng tốt.

C3.

Nhà vệ sinh, nhà tắm thuận tiện, sạch sẽ, sử dụng tốt.

C4.

Được bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phòng ngừa trộm cắp, yên tâm khi nằm viện.

C5.

Được cung cấp quần áo đầy đủ, sạch sẽ.

C6.

Được cung cấp đầy đủ nước uống nóng, lạnh.

C7.

Được bảo đảm sự riêng tư khi nằm viện như thay quần áo, khám bệnh, đi vệ sinh tại giường... có rèm che, vách ngăn hoặc nằm riêng.

C8.

Căng-tin bệnh viện phục vụ ăn uống và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu đầy đủ và chất lượng.

C9.

Môi trường trong khuôn viên bệnh viện xanh, sạch, đẹp.

D. Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế

D1.

Bác sỹ, điều dưỡng có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.

D2.

Nhân viên phục vụ (hộ lý, bảo vệ, kế toán...) có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.

D3.

Được nhân viên y tế tôn trọng, đối xử công bằng, quan tâm, giúp đỡ.

D4.

Bác sỹ, điều dưỡng hợp tác tốt và xử lý công việc thành thạo, kịp thời.

D5.

Được bác sỹ thăm khám, động viên tại phòng điều trị.

D6.

Được tư vấn chế độ ăn, vận động, theo dõi và phòng ngừa biến chứng.

D7.

Nhân viên y tế không có biểu hiện gợi ý bồi dưỡng.

E. Kết quả cung cấp dịch vụ

E1.

Cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, chất lượng.

E2.

Trang thiết bị, vật tư y tế đầy đủ, hiện đại, đáp ứng nguyện vọng.

E3.

Kết quả điều trị đáp ứng được nguyện vọng.

E4.

Ông/Bà đánh giá mức độ tin tưởng về chất lượng dịch vụ y tế.

E5.

Ông/Bà đánh giá mức độ hài lòng về giá cả dịch vụ y tế.

G1

Đánh giá chung, bệnh viện đã đáp ứng được bao nhiêu % so với mong đợi của Ông/Bà trước khi nằm viện?

(điền số từ 0% đến 100% hoặc có thể điền trên 100% nếu bệnh viện điều trị tốt, vượt quá mong đợi của Ông/Bà)

................. %

G2

Nếu có nhu cầu khám, chữa những bệnh tương tự, Ông/Bà có quay trở lại hoặc giới thiệu cho người khác đến không?

1. Chắc chắn không bao giờ quay lại

2. Không muốn quay lại nhưng có ít lựa chọn khác

3. Muốn chuyển tuyến sang bệnh viện khác

4. Có thể sẽ quay lại

5. Chắc chắn sẽ quay lại hoặc giới thiệu cho người khác

6. Khác (ghi rõ)...............................................................

H

Ông/Bà có ý kiến gì khác, xin ghi rõ?

 

         
 

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ÔNG/BÀ!

 

 

 

BỘ Y TẾ

MẪU SỐ 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ

 

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh, Bộ Y tế và bệnh viện tổ chức khảo sát để tìm hiểu nguyện vọng người bệnh. Các ý kiến quý báu này sẽ giúp ngành y tế khắc phục khó khăn, từng bước cải tiến chất lượng để phục vụ người dân tốt hơn. Bộ Y tế bảo đảm giữ bí mật thông tin và không ảnh hưởng đến việc điều trị. Xin trân trọng cảm ơn!

 

1. Tên bệnh viện:.................................................................... 2. Ngày điền phiếu..........................................

THÔNG TIN NGƯỜI BỆNH

A1.

Giới tính:  1.Nam   2. Nữ

A2

Tuổi:.........................................

A3

Số di động (bắt buộc):

A4.

Ước tính khoảng cách từ nơi sinh sống đến bệnh viện:............................. km

A5.

Ông/Bà có sử dụng thẻ BHYT cho lần khám bệnh này không?                            1. Có   2. Không

 

 

ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG DịCH VỤ Y TẾ

Ông/Bà đánh dấu gạch chéo vào một số từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ hài lòng hoặc nhận xét từ rất kém đến rất tốt cho từng câu hỏi dưới đây:

là:

Rất không hài lòng hoặc: Rất kém

là:

Không hài lòng hoặc: Kém

là:

Bình thường hoặc: Trung bình

là:

Hài lòng hoặc: Tốt

là:

Rất hài lòng hoặc: Rất tốt

 

 

A. Khả năng tiếp cận

A1.

Các biển báo, chỉ dẫn đường đến bệnh viện rõ ràng, dễ nhìn, dễ tìm.

A2.

Các sơ đồ, biển báo chỉ dẫn đường đến các khoa, phòng trong bệnh viện rõ ràng, dễ hiểu, dễ tìm.

A3.

Các khối nhà, cầu thang được đánh số rõ ràng, dễ tìm.

A4.

Các lối đi trong bệnh viện, hành lang bằng phẳng, dễ đi.

A5.

Có thể tìm hiểu các thông tin và đăng ký khám qua điện thoại, trang tin điện tử của bệnh viện (website) thuận tiện.

B. Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị

B1.

Quy trình khám bệnh được niêm yết rõ ràng, công khai, dễ hiểu.

B2.

Các quy trình, thủ tục khám bệnh được cải cách đơn giản, thuận tiện.

B3.

Giá dịch vụ y tế niêm yết rõ ràng, công khai.

B4.

Nhân viên y tế tiếp đón, hướng dẫn người bệnh làm các thủ tục niềm nở, tận tình.

B5.

Được xếp hàng theo thứ tự trước sau khi làm các thủ tục đăng ký, nộp tiền, khám bệnh, xét nghiệm, chiếu chụp.

 

B6.

Đánh giá thời gian chờ đợi làm thủ tục đăng ký khám.

B7.

Đánh giá thời gian chờ tới lượt bác sỹ khám.

B8.

Đánh giá thời gian được bác sỹ khám và tư vấn.

B9.

Đánh giá thời gian chờ làm xét nghiệm, chiếu chụp.

B10.

Đánh giá thời gian chờ nhận kết quả xét nghiệm, chiếu chụp.

C. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh

C1.

Có phòng/sảnh chờ khám sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè; kín gió và ấm áp vào mùa đông.

C2.

Phòng chờ có đủ ghế ngồi cho người bệnh và sử dụng tốt.

C3.

Phòng chờ có quạt (điều hòa) đầy đủ, hoạt động thường xuyên.

C4.

Phòng chờ có các phương tiện giúp người bệnh có tâm lý thoải mái như ti-vi, tranh ảnh, tờ rơi, nước uống...

C5.

Được bảo đảm sự riêng tư khi khám bệnh, chiếu chụp, làm thủ thuật.

C6.

Nhà vệ sinh thuận tiện, sử dụng tốt, sạch sẽ.

C7.

Môi trường trong khuôn viên bệnh viện xanh, sạch, đẹp.

C8.

Khu khám bệnh bảo đảm an ninh, trật tự, phòng ngừa trộm cắp cho người dân.

D. Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế

D1.

Nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng) có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.

D2.

Nhân viên phục vụ (hộ lý, bảo vệ, kế toán...) có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.

D3.

Được nhân viên y tế tôn trọng, đối xử công bằng, quan tâm, giúp đỡ.

D4.

Năng lực chuyên môn của bác sỹ, điều dưỡng đáp ứng mong đợi.

E. Kết quả cung cấp dịch vụ

E1.

Kết quả khám bệnh đã đáp ứng được nguyện vọng của Ông/Bà.

E2.

Các hóa đơn, phiếu thu, đơn thuốc và kết quả khám bệnh được cung cấp đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và được giải thích nếu có thắc mắc.

E3.

Đánh giá mức độ tin tưởng về chất lượng dịch vụ y tế.

E4.

Đánh giá mức độ hài lòng về giá cả dịch vụ y tế.

F

Đánh giá chung bệnh viện đã đáp ứng được bao nhiêu % so với mong đợi trước khi tới khám bệnh?

(điền số từ 0% đến 100% hoặc có thể điền trên 100% nếu bệnh viện điều trị tốt, vượt quá mong đợi của Ông/Bà)

....................%

G

Nếu có nhu cầu khám bệnh, Ông/Bà có quay trở lại hoặc giới thiệu cho người khác đến không?

1. Chắc chắn không bao giờ quay lại

2. Không muốn quay lại nhưng có ít lựa chọn khác

3.Có thể sẽ quay lại

4. Chắc chắn sẽ quay lại hoặc giới thiệu cho người khác

5. Khác (ghi rõ)............................................................

       
 

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

 

BỘ Y TẾ

MẪU SỐ 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

 

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và cải tiến môi trường làm việc của nhân viên y tế, Bộ Y tế và bệnh viện tổ chức khảo sát để tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng của nhân viên y tế. Bộ Y tế bảo đảm giữ bí mật thông tin. Rất mong Quý đồng nghiệp trả lời đầy đủ, khách quan, chính xác. Xin trân trọng cảm ơn!

 

1. Tên bệnh viện:................................................................. 2. Ngày điền phiếu..............................

THÔNG TIN NGƯỜI ĐIỀN PHIẾU

A1.

Giới tính:          1. Nam              2. Nữ

A2.

Tuổi:...............................

A3.

Chuyên môn đào tạo chính:

1. Bác sỹ                             

2. Dược sỹ

3. Điều dưỡng, hộ sinh

4. Kỹ thuật viên

5. Khác (ghi rõ)...

A4.

Bằng cấp cao nhất của Ông/Bà:

1. Trung cấp

2. Cao đẳng

3. Đai học                           

4. Cao học, CKI

5. Tiến sỹ, CKII

6. Khác (ghi rõ)...

A5.

Số năm công tác trong ngành Y:....................................

A6.

Số năm công tác tại bệnh viện hiện nay:.........................

A7.

Vị trí công tác hiện tại:

1. Lãnh đạo bệnh viện

2. Trưởng khoa/phòng/ trung tâm

3. Phó khoa/phòng

4. NV biên chế/hợp đồng dài hạn

5. Hợp đồng ngắn hạn

6. Khác (ghi rõ)....

 

A8.

Phạm vi hoạt động chuyên môn:

1.Khối hành chính

2. Cận lâm sàng

3. Nội

4. Ngoại

5. Sản

6. Nhi

7. Truyền nhiễm

8. Chuyên khoa lẻ (mắt, TMH, RHM...)

9. Các khoa không trực tiếp KCB

10. Dược

11. Dự phòng

12. Khác (ghi rõ)...

A9.

Anh/Chị có được phân công kiêm nhiệm nhiều công việc không?

 

1. Không kiêm nhiệm

2. Kiêm nhiệm 2 công việc

3. Kiêm nhiệm từ 3 công việc trở lên

A10.

Trung bình Anh/Chị trực mấy lần trong một tháng?............................ lần

               
 

 

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG VỀ BỆNH VIỆN

Quý đồng nghiệp đánh dấu gạch chéo vào một số từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ hài lòng hoặc nhận xét từ rất kém đến rất tốt cho từng câu hỏi dưới đây:

là:

là:

là:

là:

là:

 

Rất không hài lòng

Không hài lòng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng

 

hoặc: Rất kém

hoặc: Kém

hoặc: Trung bình

hoặc: Tốt

hoặc: Rất tốt

 

 

 

 

A. Sự hài lòng về môi trường làm việc

 

A1.

Phòng làm việc khang trang, sạch sẽ, thoáng mát.

 

A2.

Trang thiết bị văn phòng, bàn ghế làm việc... đầy đủ, các thiết bị cũ, lạc hậu được thay thế kịp thời.

 

A3.

Có bố trí phòng trực cho NVYT.

 

A4.

Phân chia thời gian trực và làm việc ngoài giờ hành chính hợp lý.

 

A5.

Các trang bị bảo hộ cho NVYT (quần áo, khẩu trang, găng tay..) đầy đủ, không bị cũ, nhàu nát, không bị hạn chế sử dụng.

 

A6.

Môi trường học tập tạo điều kiện cho NVYT cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ: thư viện, phòng đọc, tra cứu thông tin, truy cập internet...

 

A7.

Môi trường làm việc bảo đảm an toàn cho NVYT.

 

A8.

Bệnh viện bảo đảm an ninh, trật tự cho NVYT làm việc.

 

A9.

Người bệnh và người nhà có thái độ tôn trọng, hợp tác với NVYT trong quá trình điều trị.

 

B. Sự hài lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp

 

B1.

Lãnh đạo có năng lực xử lý, điều hành, giải quyết công việc hiệu quả.

 

B2.

Lãnh đạo phân công công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo của nhân viên.

 

B3.

Lãnh đạo quan tâm, tôn trọng, đối xử bình đẳng với các NVYT.

 

B4.

Lãnh đạo lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp NVYT.

 

B5.

Lãnh đạo động viên, khích lệ nhân viên khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tiến bộ trong công việc.

 

B6.

Đồng nghiệp có ý thức hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ chung.

 

B7.

Môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết.

 

B8.

Đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong công việc.

 

B9.

Đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

 

C. Sự hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi

 

C1.

Các quy định, quy chế làm việc nội bộ của bệnh viện rõ ràng, thực tế và công khai.

 

C2.

Môi trường làm việc tại khoa/phòng và bệnh viện dân chủ.

 

C3.

Quy chế chi tiêu nội bộ công bằng, hợp lý, công khai.

 

C4.

Việc phân phối quỹ phúc lợi công bằng, công khai.

 

C5.

Mức lương tương xứng so với năng lực và cống hiến.

 

C6.

Chế độ phụ cấp nghề và độc hại xứng đáng so với cống hiến.

 

C7.

Thưởng và thu nhập tăng thêm ABC xứng đáng so với cống hiến.

 

C8.

Cách phân chia thu nhập tăng thêm công bằng, khuyến khích nhân viên làm việc tích cực.

 

C9.

Bảo đảm đóng BHXH, BHYT, khám sức khỏe định kỳ và các hình thức hỗ trợ ốm đau, thai sản đầy đủ.

 

C10.

Tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng đầy đủ.

 

C11.

Có phong trào thể thao, văn nghệ tích cực.

 

C12.

Công đoàn bệnh viện hoạt động tích cực.

 

D. Sự hài lòng về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến

 

D1.

Khối lượng công việc được giao phù hợp.

 

D2.

Công việc chuyên môn đáp ứng nguyện vọng bản thân.

 

D3.

Bệnh viện tạo điều kiện cho NVYT nâng cao trình độ chuyên môn.

 

D4.

Bệnh viện tạo điều kiện cho NVYT học tiếp các bậc cao hơn.

 

D5.

Công khai các tiêu chuẩn cho các chức danh lãnh đạo.

 

D6.

Bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo dân chủ, công bằng.

 

D7.

Có cơ hội thăng tiến khi nỗ lực làm việc.

 

E. Sự hài lòng chung về bệnh viện

 

E1.

Cảm thấy tự hào khi được làm việc tại bệnh viện.

 

E2.

Đạt được những thành công cá nhân khi làm việc tại bệnh viện.

 

E3.

Tin tưởng vào sự phát triển của bệnh viện trong tương lai.

 

E4.

Sẽ gắn bó làm việc tại khoa, phòng hiện tại lâu dài.

 

E5.

Sẽ gắn bó làm việc tại bệnh viện lâu dài.

 

E6.

Mức độ hài lòng nói chung về lãnh đạo bệnh viện.

 

E7.

Tự đánh giá về mức độ hoàn thành công việc tại bệnh viện.

 

                   
 

 

G. Anh/Chị có ý kiến hoặc đề xuất nào khác với Bộ Y tế và lãnh đạo bệnh viện?

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình cung cấp thông tin của Quý đồng nghiệp!

 

 

BỘ Y TẾ

MẪU SỐ 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI MẸ SINH CON TẠI BỆNH VIỆN

 

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của bà mẹ sinh con tại bệnh viện, Bộ Y tế và bệnh viện tổ chức khảo sát để tìm hiểu sự trải nghiệm của bà mẹ trong quá trình sinh con. Các ý kiến quý báu này sẽ giúp ngành y tế cải tiến chất lượng tốt hơn. Bộ Y tế bảo đảm giữ bí mật thông tin cá nhân. Trân trọng cm ơn!

 

1. Tên bệnh viện:...............                                            2. Ngày điền phiếu: ....................

3. Tên các khoa đã nằm điều trị: ...................................................(điền tất cả các khoa nếu có)

.....................................................................................................................................................

4. Mã khoa (do BV ghi).............................

5. Mã số người mẹ ...................................  (do người mẹ tự điền nếu đã được bệnh viện biết mã hoặc NVYT điền sau).

THÔNG TIN NGƯỜI BỆNH

A1. Tuổi

A2. Số điện thoại di động:

A3. Tổng số ngày nằm viện ...ngày

A4. Vào viện này lần thứ mấy:

A5. Chị có sử dụng thẻ BHYT cho lần điều trị này không?                                       1. Có            2. Không

A6. Cách sinh con? 1. Đẻ thường                   2. Mổ đẻ cấp cứu

                               3. Mổ đẻ có chuẩn bị   4. Hình thức khác (ghi rõ)

A7. Trong lần mang thai này, Chị có đến khám thai tại                          1. Số lần đến khám thai..............

bệnh viện không? Nếu có, Chị khám bao nhiêu lần?                               2. Chỉ đến sinh, không khám

                                                                                                                  3. Không nhớ

 

ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ

Chị vui lòng chọn một ô từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ hài lòng từ rất kém đến rất tốt cho từng câu hỏi dưới đây:

là:

là:

là:

là:

là:

Rất không hài lòng

Không hài lòng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng

hoặc: Rất kém

hoặc: Kém

hoặc: Trung bình

hoặc: Tốt

hoặc: Rất tốt

 

 

A. Khả năng tiếp cận

A1.

Có biển báo, chỉ dẫn đến các khoa, phòng rõ ràng, dễ hiểu, dễ tìm.

A2.

Có thể gọi và hỏi được nhân viên y tế khi cần thiết (kể cả ngoài giờ hành chính).

B. Quy trình khám và nhập viện

B1.

Quy trình khám, xét nghiệm và nhập viện dễ dàng, thuận tiện.

B2.

Thời gian chờ đợi làm các thủ tục, dịch vụ chấp nhận được.

C. Cung cấp thông tin, truyền thông và tư vấn

C1.

Được cung cấp thông tin yêu cầu xét nghiệm, siêu âm... trước sinh.

C2.

Được thông tin, tư vấn về quá trình sinh con và các nguy cơ tai biến có thể xảy ra.

 

C3.

Được truyền thông, tư vấn phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, chăm sóc sơ sinh, chế độ dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ.

D. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh

D1

Giường đệm cho mẹ và con an toàn, không nằm ghép.

D2

Được cung cấp chăn, ga, gối, váy, tã đầy đủ, sạch sẽ cho mẹ và con.

D3

Nhà vệ sinh, nhà tắm sạch sẽ, có giấy, xà phòng, nước đầy đủ.

D4

Buồng bệnh thông thoáng, sạch sẽ, có quạt, máy sưởi hoặc điều hòa.

D5

Được bảo đảm riêng tư khi thay quần áo, thăm khám, vệ sinh tại giường như có rèm che, vách ngăn di động hoặc nằm buồng riêng.

 

Có các dịch vụ tiện ích khác cho bà mẹ, em bé như gội đầu tại chỗ, tắm gội mát-xa, đạt chất lượng tốt.

E. Thái độ ứng xử của nhân viên y tế

E1

Bác sỹ có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.

E2

Điều dưỡng, hộ sinh có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.

E3

Nhân viên phục vụ (hộ lý, bảo vệ, kế toán...) có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.

E4

Nhân viên y tế không gợi ý bồi dưỡng (nếu có gợi ý điền 1, không gợi ý điền 5)

G. Năng lực chuyên môn của nhân viên y tế

G1

Bác sỹ có trình độ chuyên môn, kỹ năng thăm khám tốt.

G2

Điều dưỡng, hộ sinh có trình độ chuyên môn tốt, chăm sóc chu đáo.

G3

Bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh phối hợp tốt và xử lý công việc thành thạo, kịp thời.

H. Kết quả nằm viện

H1

Sinh đẻ an toàn, điều trị và chăm sóc tốt.

H2

Cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ.

H3

Giá cả dịch vụ y tế phù hợp, tương xứng với số tiền bỏ ra.

K1

Đánh giá chung, bệnh viện đáp ứng được bao nhiêu % so với mong đợi của Chị trước khi nằm viện? (điền số từ 0% đến 100% hoặc có thể điền trên 100% nếu bệnh viện tốt, vượt quá mong đợi).

.................. %

K2

Nếu có sinh lần sau, Chị có quay lại hoặc giới thiệu cho người khác không?

1. Chắc chắn không quay lại

2. Không muốn quay lại nhưng có ít lựa chọn khác

3. Có thể sẽ quay lại

4. Chắc chắn sẽ quay lại hoặc giới thiệu cho người khác

5. Khác (ghi rõ).......................................................

K3

Chị có thêm ý kiến gì khác trong quá trình sinh con tại bệnh viện không?

(Chị ghi rõ bất kỳ ý kiến khen hoặc chê, bình luận hoặc góp ý cho bệnh viện và Bộ Y tế)

 

       
 

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CHỊ VÀ CHÚC MẸ KHỎE BÉ NGOAN!

 

 

BỘ Y TẾ

MẪU SỐ 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC HIỆN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

 

Nhằm mục tiêu nâng cao công tác dinh dưỡng và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, Bộ Y tế khảo sát việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện và sau khi ra viện. Các ý kiến sẽ giúp ngành y tế từng bước cải tiến chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Bộ Y tế và bệnh viện bảo đảm giữ bí mật thông tin cá nhân. Xin trân trọng cảm ơn!

 

1. Tên bệnh viện:....................................................................... 2. Ngày điền phiếu...............

3. Tên khoa đã nằm điều trị...................................... 4. Mã khoa (do BV ghi)...........................

5. Mã người bệnh (do bệnh viện quy định).........................................................

THÔNG TIN NGƯỜI BỆNH

A1. Tuổi

A2. Số di động:

A3. Chị vào viện này lần thứ mấy:

A4. Chị vào viện được mấy ngày........

A5. Chị sinh lần này là lần thứ mấy?

A6. Chị đẻ thường hay mổ đẻ......

A7. Cháu sinh ngày                  /           /

 

 

 

THỰC HIỆN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

B1

Chị có nhìn thấy ‘‘Quy định thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ" tại bệnh viện không? Nếu có thì ở đâu?

(có thể đánh dấu vào nhiều số nếu phù hợp)

1. Khoa khám

2. Phòng chờ sinh

3. Phòng/khoa sau sinh

4. Phòng tư vấn

5. Nơi khác, ghi rõ...............................

6. Không nhìn thấy

B2

Chị có nhìn thấy tranh ảnh, tờ rơi tuyên truyền về nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện không? Nếu có thì ở đâu?

(có thể đánh dấu vào nhiều số nếu phù hợp)

1. Khoa khám

2. Phòng chờ sinh

3. Phòng/khoa sau sinh

4. Buồng bệnh

5. Phòng tư vấn

6. Nơi khác, ghi rõ...............................

7. Không nhìn thấy

B3

Chị có được bệnh viện tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ không? Nếu có thì khi nào?

(có thể đánh dấu vào nhiều số nếu phù hợp)

1. Bệnh viện không tư vấn

2. Tư vấn khi khám thai tại bệnh viện

3. Tư vấn trước sinh

4. Tư vấn sau sinh

5.Thời điểm khác, ghi rõ...............

B4

Lý do chị không được bệnh viện tư vấn?

1. Do không khám thai tại bệnh viện

2. Do sinh cấp cứu

3. Do nhân viên y tế bỏ qua không tư vấn

4. Lý do khác, ghi rõ.................................................

5. Có được bệnh viện tư vấn

B5

Nếu đã được tư vấn, Chị có hiểu nội dung nuôi con bằng sữa mẹ do bệnh viện tư vấn không? Mức độ hiểu như thế nào?

1. Bệnh viện không tư vấn

2. Có được tư vấn nhưng không hiểu

3. Có hiểu nhưng không nhớ phải làm gì

4. Có hiểu và có nhớ cần làm gì

5. Có hiểu và rất tâm đắc với ý nghĩa NCBSM

6. . Khác, ghi rõ........................

B6

Khi sinh con, ước tính sau bao nhiêu phút thì 2 Mẹ Con được ‘‘cắt dây rốn”?

1. Cắt dây rốn ngay sau khi sinh

2. Cắt dây rốn chậm: ước tính số phút................

3. Không nhớ, không biết số phút

4. Khác, ghi rõ.........................

B7

Sau khi sinh, Chị và Con có được nhân viên y tế cho thực hiện “da kề da" không? Nếu có trong khoảng thời gian bao lâu?

1a. Có được thực hiện “da kề da”

1b. Ước tính “da kề da” trong bao nhiêu phút....

2a. Không được thực hiện “da kề da”

2b. Lý do không thực hiện.............       

B8

Con của chị được bú mẹ lần đầu sau bao nhiêu phút kể từ khi sinh ra (ước tính số phút nếu chị nhớ)

Ghi rõ ước tính số phút nếu nhớ:           phút

1. Bú ngay lập tức sau khi sinh

2. Trong khoảng 30 phút

3. Trong vòng khoảng 1 giờ

4. Trong vòng khoảng 2 giờ

5. Từ 2 giờ đến 24 giờ

6. Sau 1 ngày

7. Mẹ không có sữa nên phải bú sữa ngoài

8. Lý do khác, ghi rõ...................

B9

Chị có được hỗ trợ thực hành cho con bú mẹ không? Nếu có đó là ai?

(có thể đánh dấu vào nhiều số nếu phù hợp)

1. Hộ sinh, điều dưỡng

2. Bác sỹ

3. Người nhà

4. Người khác, ghi rõ   

5. Không có ai hỗ trợ

B10

Nếu có, Chị được hỗ trợ thực hành cho con bú bằng hình thức nào?

(có thể đánh dấu vào nhiều số nếu phù hợp)

1. Trực tiếp hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú đúng cách

2. Mát-xa vú

3. Thực hành vắt sữa (bằng tay hoặc máy)

4. Thông tắc tia sữa

5. Khác, ghi rõ 

B11

Trong thời gian ở bệnh viện, Chị có cho Con ăn thức ăn gì khác không? Nếu có, đó là gì (ví dụ như mật ong, chanh, muối, bột, thuốc ...)?

1. Chỉ cho bú sữa mẹ hoàn toàn (100%)

2. Cho uống thêm nước

3. Xin/mua sữa của các bà mẹ khác

4. Cho uống thêm sữa công thức

5. Cho ăn thêm các thức ăn khác

6. Cho uống thuốc bổ, thực phẩm chức năng

7. Cho uống thuốc điều trị bệnh

B12

Nhân viên y tế có gợi ý mua sữa bột cho Con không?

1. Có

2. Không

B13

Theo Chị, lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ là gì?

Ghi rõ các lợi ích: .............................................................................................................................................................................................................................................

B14

Theo Chị, trẻ cẩn được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất mấy tháng và kéo dài bao lâu?

1. Ít nhất tháng

2. Kéo dài trong            tháng

B15

Chị có kiến nghị gì với bệnh viện và nhân viên y tế để việc nuôi con bằng sữa mẹ được thực hiện tốt hơn?

Ghi rõ các kiến nghị ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN VÀ CHÚC MẸ KHỎE BÉ NGOAN! KẾT THÚC PHỎNG VẤN.

-----------------------------

PHN C. CÂU HỎI THEO DÕI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ SAU RA VIỆN

(không bắt buộc bệnh viện và bà mẹ thực hiện khảo sát).

 

Việc khảo sát tình hình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi ra viện sẽ cung cấp thông tin có giá trị, giúp bệnh viện và Bộ Y tế cải tiến chất lượng hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ, nâng cao chất lượng dân số và sức khỏe trẻ em.

Phương pháp thực hiện: bệnh viện phân công cho nhân viên phụ trách khảo sát gọi điện cho người mẹ đều đặn mỗi tuần 1 lần và điền thông tin trên phần mềm trực tuyến từ khi trẻ ra viện cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi.

C1

Số di động người mẹ:

C2. Ngày gọi điện phỏng vấn:

C3

Gọi điện vào tuần thứ mấy sau khi sinh:

Tuần thứ...

C4

Trong vòng 1 tuần qua, ngoài sữa mẹ, chị có cho Con bú, ăn uống thức ăn gì khác không? Nếu có, đó là gì (ví dụ như mật ong, chanh, muối, bột, thuốc...)?

1. Chỉ cho bú sữa mẹ hoàn toàn (100%)

2. Cho uống thêm nước

3. Chỉ cho bú sữa xin/mua của các bà mẹ khác

4. Cho bú thêm sữa bột

5. Cho ăn thêm các thức ăn khác

6. Cho ăn hoàn toàn ngoài sữa mẹ

7. Cho uống thuốc điều trị bệnh

8. Cho uống thuổc bổ, thực phẩm chức năng

9. Khác, ghi rõ

C5

Lý do của việc cho ăn, uống các thức ăn ngoài sữa mẹ?

1. Do sữa mẹ không đủ

2. Do nhu cầu của trẻ

3. Do cháu bị ốm/bị bệnh

4. Lý do khác, ghi rõ    

C6

Chiều cao, cân nặng Con của Chị so với Biểu đồ tăng trưởng trẻ em như thế nào?

1. Thấp còi độ 1

2. Thấp còi độ 2

3. Đạt chuẩn

4. Vượt chuẩn cấp 1

5. Vượt chuẩn từ cấp 2 trở lên

 

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI MẸ VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ CÁC MẪU PHIẾU SỐ 1, 2, 3, 4, 5

(Áp dụng cho bệnh viện Nhà nước, tư nhân tự tiến hành khảo sát hài lòng và
các đoàn kiểm tra, đánh giá chất
lượng bệnh viện cuối năm, đột xuất)

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3869/QĐ-BYT ngày 28/08/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

1. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT HÀI LÒNG VÀ MẪU PHIẾU ÁP DỤNG

Các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh điều trị nội trú (không áp dụng với các trung tâm y tế huyện có một chức năng dự phòng, trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực) thực hiện các mẫu phiếu khảo sát cho các đối tượng sau:

- Người bệnh điều trị nội trú: mẫu phiếu số 1;

- Người mẹ sinh con tại bệnh viện: mẫu phiếu số 4, mẫu phiếu số 5;

- Người đi khám bệnh tại bệnh viện, người bệnh ngoại trú: mẫu phiếu số 2;

- Nhân viên y tế, các vị trí quản lý, lãnh đạo các khoa/phòng, thành viên ban giám đốc của bệnh viện: mẫu phiếu số 3.

2. HƯỚNG DẪN THÔNG TIN TRONG CÁC MẪU PHIẾU

Các ô trống trên cùng: dùng để điền mã số phiếu, do nhân viên khảo sát điền theo quy định của Bộ Y tế và quy ước của bệnh viện. Việc điền mã phiếu chính xác giúp ích cho công tác thống kê, lưu trữ và kiểm tra, giám sát khảo sát hài lòng của cơ quan quản lý.

Việc ghi mã phiếu cần tuân thủ theo quy định sau:

Các ô từ thứ nhất đến thứ 5 là mã số của bệnh viện do Bộ Y tế cấp, trong đó hai số đầu là mã tỉnh, ô thứ 3 là mã tuyến/loại hình bệnh viện và hai ô thứ 4, 5 là thứ tự bệnh viện. Năm ô tiếp theo ghi mã do bệnh viện tự quy định cho phù hợp với đặc thù của từng bệnh viện (ví dụ như ô thứ 6 dùng để ghi mã số lượt khảo sát trong quý hoặc trong năm; ô thứ 7 ghi mã số khảo sát viên hoặc ghi mã số đối tượng người bệnh, các ô 8, 9, 10 ghi số thứ tự phiếu được khảo sát trong mỗi lượt). Các bệnh viện cần có quy định bằng văn bản cách đánh mã từ ô thứ 6 đến ô thứ 10 để bảo đảm việc đánh mã số phiếu được áp dụng thống nhất, bo đảm thuận tiện trong quản lý và tra cứu thông tin khi cần thiết. Việc đánh mã số được thực hiện đồng thời trên phiếu ghi bằng giấy và phiếu điện tử trên phần mềm trực tuyến.

Người thực hiện khảo sát, người bệnh, nhân viên y tế điền thông tin theo các cách như sau:

- Điền thông tin vào các chỗ trống có yêu cầu điền;

- Khoanh tròn vào các số từ 1 đến 5 của câu hỏi đánh giá hài lòng;

- Khoanh tròn vào số thứ tự các trả lời của câu hỏi có nhiều lựa chọn;

- Các câu hỏi ý kiến khác: người bệnh, người mẹ và nhân viên y tế trả lời thông tin với độ dài không hạn chế.

3. KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH DO BỆNH VIỆN THỰC HIỆN

3.1. Mục tiêu chung

Xác định những vấn đề người bệnh chưa hài lòng khi khám và điều trị tại bệnh viện để tiến hành cải tiến chất lượng, từng bước phục vụ người bệnh tốt hơn, đáp ứng sự hài lòng và mong đợi của người bệnh.

3.2 Yêu cầu

1. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, trung thực khi tiến hành khảo sát.

2. Xác định được nhng vấn đề người bệnh chưa hài lòng.

3. So sánh được mức độ hài lòng giữa các đối tượng người bệnh khác nhau, điều trị tại các khoa khác nhau.

4. Sử dụng kết quả khảo sát để tiến hành cải tiến chất lượng bệnh viện.

5. Theo dõi liên tục sự hài lòng người bệnh để liên tục cải tiến chất lượng.

3.3. Phương pháp khảo sát đối với bệnh viện tự thực hiện

3.3.1. Thiết kế khảo sát: Điều tra cắt ngang.

3.3.2. Chu kỳ khảo sát: ít nhất 3 tháng 1 lần.

3.3.3. Thời gian khảo sát: Tùy theo quy mô của bệnh viện, đội khảo sát hài lòng người bệnh có thể lựa chọn thời gian khảo sát như sau:

- Trong 1 hoặc 2 ngày trong tuần (trừ thứ 7 và chủ nhật).

- Trong 1 tuần, 2 tuần hoặc trong 1 tháng (cho đến khi khảo sát đủ cỡ mẫu theo yêu cầu).

3.3.4. Cỡ mẫu

3.3.4.1. Đối với khảo sát người bệnh nội trú/người mẹ:

1. Đối với bệnh viện có người bệnh nội trú/người mẹ trên 3000 lượt/ngày, áp dụng công thức tính cỡ mẫu điều tra cắt ngang, mỗi đợt khảo sát ti thiểu 300 người.

2. Đối với bệnh viện có người bệnh nội trú/người mẹ từ 1000 đến 2999 lượt/ngày, áp dụng công thức tính cỡ mẫu điều tra cắt ngang, mỗi đợt khảo sát ti thiểu 200 người.

3. Đối với bệnh viện có người bệnh nội trú/người mẹ dưới 1000 lượt/ngày, mỗi đợt khảo sát tối thiểu 100 người.

4. Đối với bệnh viện có người bệnh nội trú/người mẹ dưới 100 lượt/tháng, khảo sát toàn bộ người bệnh/người mẹ nội trú trong vòng 1 tháng.

5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu của khảo sát người mẹ sinh con tại bệnh viện phụ sản (hoặc khoa phụ sản, khoa đ, khoa sinh của bệnh viện đa khoa) áp dụng tương tự như khảo sát người bệnh nội trú.

6. Người mẹ sinh con tại bệnh viện có thể phỏng vấn cả hai mẫu phiếu số 4 và số 5 hoặc một mẫu phiếu, tùy thuộc vào tình trạng sức khe và sự sẵn sàng hợp tác của người mẹ.

3.3.4.2. Đối với khảo sát người đi khám bệnh, người bệnh ngoại trú (gọi chung là người bệnh ngoại trú)

Việc chọn mẫu người bệnh ngoại trú áp dụng căn cứ trên số lượt người bệnh ngoại trú đến khám trung bình trong 1 ngày.

1. Đối với bệnh viện có trên 5000 lượt khám trong 1 ngày: Khảo sát ít nhất 300 người bệnh ngoại trú cho 1 đợt khảo sát.

2. Đối với bệnh viện có từ 500 lượt đến 4999 lượt khám trong 1 ngày: Khảo sát ít nhất 200 người bệnh ngoại trú cho 1 đợt khảo sát.

3. Đối với bệnh viện có từ 100 lượt đến 499 lượt khám trong 1 ngày: Khảo sát ít nhất 100 người bệnh ngoại trú cho 1 đợt khảo sát.

4. Đối với bệnh viện có dưới 100 lượt khám trong 1 ngày: Khảo sát toàn bộ người bệnh ngoại trú trong 2 ngày trong tuần (trừ thứ 7 và chủ nhật).

3.3.5. Phương pháp chọn mẫu

3.3.5.1 Đối với khảo sát người bệnh nội trú:

Để bảo đảm tính ngẫu nhiên, đại diện, đồng thời giúp bệnh viện xác định những vấn đề người bệnh chưa hài lòng, việc chọn mẫu người bệnh nội trú thực hiện như sau:

1. Đối với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú trên 1000 lượt/ngày:

Mỗi đợt khảo sát chọn tối thiểu 3 khoa lâm sàng, trong đó có 1 khoa có công suất sử dụng giường bệnh cao, 1 khoa trung bình và 1 khoa thấp. Các đợt khảo sát tiếp theo chọn lần lượt các khoa khác. Nếu bệnh viện có khoa dịch vụ hoặc điều trị theo yêu cầu thì cũng được chọn khảo sát như các khoa điều trị khác.

Trong mỗi khoa, chọn người bệnh theo phương pháp như sau:

Lấy danh sách người bệnh đang nằm điều trị (bằng phần mềm hoặc bằng số). Mỗi đợt khảo sát lựa chọn lần lượt 1 hoặc nhiều chữ cái từ A, B, C... đến X, Y.

Chọn tên người bệnh theo chữ cái đầu của tên. Trong 1 ngày có thể chọn 1, 2, 3... chữ cái tùy số lượng người bệnh nằm điều trị, nhưng cần bảo đảm toàn bộ người bệnh có cùng chữ cái đầu của tên đều được vào danh sách. Ví dụ trong 1 ngày khảo sát chọn chữ cái H cần bảo đảm toàn bộ người bệnh có tên Hà, Hạnh, Hương, Huy, Hân, Hoan, Hoa, Hùng, Hoàng... đều được đưa vào danh sách.

Trong danh sách đã lập, chọn người bệnh chuẩn bị xuất viện để phỏng vấn; loại trừ nhng người bệnh không thể trả lời hoặc những người đang nằm viện chưa có đủ thông tin để trả lời.

Tiến hành khảo sát cho đủ số lượng người bệnh theo quy dịnh (300 hoặc 200).

2. Đối với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú dưới 1000 lượt/ngày, chọn mẫu tương tự cho đủ 100 người bệnh.

3. Đi với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú dưới 100 lượt/tháng, chọn mẫu khảo sát toàn bộ người bệnh nội trú trong vòng 1 tháng hoặc cho đến khi đủ 100 phiếu, tùy điều kiện nào đến trước.

Yêu cầu:

Bệnh viện cần có sổ hoặc phần mềm theo dõi việc khảo sát hài lòng, trong đó có các thông tin như lập kế hoạch, thời gian tiến hành các đợt khảo sát, tên khoa khảo sát và tên các chữ cái sẽ chọn trong từng đợt khảo sát, phân công người thực hiện... Tên chữ cái được chọn để khảo sát lần lượt từ A, B, C... đến X, Y.

Sau khi thực hiện xong mi đợt khảo sát, bệnh viện cần ghi lại các thông tin liên quan đến đợt khảo sát, ví dụ như chữ cái chọn, số lượng người khảo sát trên thực tế, các khó khăn, vướng mắc phát sinh...

Việc chọn mẫu theo chữ cái đầu của tên người bệnh là công việc rất quan trọng. Các bệnh viện cần tuân thủ thực hiện thống nhất trên toàn quốc với cùng một phương pháp chọn mẫu giống nhau để bảo đảm tính ngẫu nhiên, khoa học.

3.3.5.2. Đối với khảo sát người bệnh ngoại trú:

Căn cứ trên kh năng, nguồn lực, cơ sở vật chất, bố trí khoa khám bệnh và tình hình người bệnh đến khám trên thực tế, bệnh viện tự xây dựng phương án chọn mẫu cho phù hợp và ti ưu nhất trong khả năng, điều kiện của bệnh viện (ví dụ có thể chia nhỏ số đợt khảo sát làm nhiều ngày trong tuần và nhiều tuần trong năm). Tuy nhiên, tất cả các phương án chọn mẫu cần bảo đảm hai nguyên tắc quan trọng:

1. Bảo đảm việc chọn mẫu mang tính ngẫu nhiên.

2. Bảo đảm thông tin thu thập khách quan, trung thực.

Để chọn mẫu ngẫu nhiên, bệnh viện có thể chọn ngẫu nhiên người bệnh theo số phiếu đăng ký khám, căn cứ trên số lượt khám trung bình trong ngày để chọn hệ số k cho phù hợp.

Ví dụ bệnh viện khám 1000 lượt/ngày, số phiếu cần khảo sát trong 1 ngày là 100, vậy hệ số k = 10. Đội khảo sát chọn mẫu cách nhau 10 người, lấy toàn bộ những người bệnh có đuôi là số 1, ví dụ 11, 21, 31, 41...

Nếu bệnh viện khám 1000 lượt/ngày nhưng nhân lực khảo sát hạn chế, mỗi ngày chỉ khảo sát 20 phiếu ngoại trú thì hệ số k = 50, cách 50 người chọn một người, các số khám được chọn là 0050, 0100, 0150, 350, 500...

Việc chọn hệ số k do bệnh viện tự quyết định, nhưng cần bảo đảm số người bệnh ngoại trú có đại diện những người đăng ký khám đầu tiên cho đến những người đăng ký cuối cùng trong ngày vì mức độ hài lòng của những người đến đăng ký khám sớm so với người đăng ký khám muộn s có khác biệt.

Bệnh viện có thể tự xây dựng phương án chọn mẫu khác, nhưng cần bảo đảm tính ngẫu nhiên và đại diện khi chọn người khảo sát. Bệnh viện cần có quy định bằng văn bản nếu có phương án chọn mẫu riêng khác với Hướng dẫn này.

Nếu người đi khám bệnh tự điền phiếu: bệnh viện có thể phát phiếu cho người bệnh đồng thời ngay từ khi phát số khám bệnh. Trước khi ra viện người bệnh nộp lại phiếu cho điều tra viên hoặc b phiếu vào thùng phiếu xin ý kiến.

Nếu bệnh viện tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh: thực hiện sau khi người bệnh nhận thuốc tại nhà thuốc, hoặc nếu không mua thuốc thì sau khi người đi khám thực hiện xong toàn bộ quy trình khám bệnh và trước khi ra về.

3.3.6. Điều tra, khảo sát viên

Nhân lực thực hiện công tác khảo sát hài lòng bao gồm các đối tượng sau:

1. Nhân viên phòng Quản lý chất lượng và thành viên mạng lưới Quản lý chất lượng (lưu ý không mặc trang phục y tế hoặc đeo bin tên khi phỏng vấn);

2. Nhân viên phòng Công tác xã hội, chăm sóc khách hàng;

3. Người điều tra, khảo sát chuyên nghiệp được ký hợp đồng với bệnh viện;

4. Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đng y, dược;

5. Tình nguyện viên;

6. Người bệnh tự điền phiếu (sau khi được hướng dn chi tiết).

4. KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH DO ĐOÀN CƠ QUAN QUẢN LÝ THỰC HIỆN

4.1. Thiết kế khảo sát: Điều tra cắt ngang.

4.2. Chu kỳ khảo sát: ít nhất 1 năm 1 lần vào đợt kiểm tra, đánh giá bệnh viện cuối năm (và giữa năm nếu cơ quan quản lý có thực hiện).

4.3. Thời gian khảo sát: Căn cứ theo quy mô của bệnh viện, tình hình thực tế và trưởng đoàn kiểm tra, đánh giá xem xét, quyết định; đội khảo sát hài lòng người bệnh có thể lựa chọn thời gian khảo sát như sau:

1. Khác thời điểm đoàn kiểm tra, đánh giá đến bệnh viện (ví dụ khảo sát trước 1, 2, 3 ngày hoặc 1, 2 tuần, hoặc cử người khảo sát độc lập với đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và cung cấp kết quả cho đoàn).

2. Cùng thời điểm đoàn kiểm tra, đánh giá đến bệnh viện.

Lưu ý: Các đoàn ưu tiên chọn cách 1 để thực hiện khảo sát.

4.4. Cỡ mẫu:

4.4.1. Khảo sát người bệnh nội trú:

1. Đối với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú trên 30 lượt/ngày, khảo sát ít nhất 30 người bệnh nội trú.

2. Đối với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú dưới 30 lượt/ngày, khảo sát toàn bộ người bệnh nội trú đã và đang nằm điều trị từ 3 ngày trở lên.

4.4.2. Khảo sát người bệnh ngoại trú:

Khảo sát ít nhất 30 người bệnh ngoại trú.

Lưu ý: Trong trường hợp đoàn đánh giá gặp khó khăn, hạn chế về thời gian, nhân lực, kỹ năng phng vấn... không thể thu thập đủ 30 người bệnh; các đoàn có thể giảm số lượng người bệnh nội trú và ngoại trú cần khảo sát. Trưởng đoàn và thư ký đoàn chịu trách nhiệm quyết định số lượng người bệnh nhưng không thp hơn 10 người bệnh nội trú và 10 người bệnh ngoại trú và cần ghi rõ lý do không thu thập đủ 30 phiếu trong biên bn, báo cáo.

4.5. Phương pháp chọn mẫu

4.5.1. Khảo sát người bệnh nội trú:

Để bảo đảm tính ngẫu nhiên, đại diện, đồng thời giúp bệnh viện xác định nhưng vấn đề người bệnh chưa hài lòng, việc chọn mẫu thực hiện như sau:

1. Đối với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú trên 1000 lượt/ngày:

Chọn tối thiểu 3 khoa lâm sàng, trong đó có 1 khoa có công suất sử dụng giường bệnh cao, 1 khoa trung bình và 1 khoa thấp.

Trong mỗi khoa, chọn người bệnh theo phương pháp như sau:

- Lấy danh sách người bệnh (bằng phần mềm hoặc bằng sổ).

- Chọn tên người bệnh theo chữ cái đầu của tên. Trong 1 ngày có thể chọn 1, 2, 3... chữ cái tùy số lượng người bệnh nm điều trị, nhưng cần bảo đảm toàn bộ người bệnh có cùng chữ cái đầu của tên đều được vào danh sách. Ví dụ trong 1 ngày khảo sát chọn chữ cái H cần bảo đảm toàn bộ người bệnh có tên Hà, Hạnh, Hân, Hoan, Huy, Hương, Hoa, Hùng, Hoàng... đều được đưa vào danh sách.

- Trong danh sách đã lập, chọn người bệnh chun bị xuất viện để phỏng vấn; loại trừ những người bệnh không thể trả lời hoặc những người đang nằm viện chưa có đủ thông tin để trả lời.

- Tiến hành khảo sát cho đủ 30 người bệnh, có th mỗi khoa khảo sát 10 người bệnh nội trú. Nếu số lượng người bệnh ở 3 khoa đã chọn không đ 30 người tiếp tục chọn thêm các khoa khác cho đủ cỡ mẫu ti thiểu 30 người.

2. Đối với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú dưới 1000 lượt/ngày, chọn mẫu tương tự tại các khoa khác nhau cho đ 30 người bệnh.

3. Đối với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú dưới 30 lượt/ngày, chọn mẫu toàn bộ người bệnh nội trú chuẩn bị xuất viện.

4.5.2. Khảo sát người bệnh ngoại trú:

Tùy theo tình hình thực tế, đoàn khảo sát căn cứ trên nhân lực ca đoàn để chọn người bệnh ngoại trú theo phương án số phiếu đăng ký khám hoặc tên chữ cái như phương pháp chọn mẫu do bệnh viện tự khảo sát. Việc chọn mẫu cần bảo đảm nguyên tắc chọn số hoặc chọn tên người đi khám bệnh (dựa trên số đăng ký khám) trước khi gặp người cần khảo sát. Đoàn cần chọn đủ 30 người và dự phòng thêm ít nhất 10 người. Điều tra viên cần tránh tình trạng đi thng ra khu khám bệnh và xem người bệnh nào “có vẻ” hợp tác tốt hoặc “có vẻ” có nhiều “bức xúc” để phỏng vấn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả và đưa ra nhận định không phù hợp với thực tế.

5. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT HÀI LÒNG

5.1. Cách tính điểm hài lòng (áp dụng chung cho các đối tượng khảo sát)

- Các lựa chọn trả lời của người bệnh từ 1 đến 5 trong các câu hỏi khảo sát hài lòng được tính điểm tương ứng từ 1 đến 5.

- Điểm hài lòng trung bình chung bằng điểm trung bình của tất cả các mẫu phiếu khảo sát (so với điểm tối đa là 5).

- Công thức tính điểm hài lòng trung bình chung:

Tử số = [(Tổng số điểm của tất cả các câu hỏi khảo sát hài lòng của người thứ 1) / (Tổng số câu hỏi)] + [(Tổng số điểm của tất cả các câu hỏi khảo sát hài lòng của người thứ 2) / (Tổng số câu hỏi)] + [(Tổng số điểm của tất cả các câu hỏi khảo sát hài lòng của người thứ n) / (Tổng số câu hỏi)].

Mẫu số = Tổng số người được khảo sát.

- Điểm trung bình của từng khía cạnh bằng điểm trung bình các câu hỏi thuộc từng khía cạnh của tất cả các mẫu phiếu khảo sát (so với điểm tối đa là 5).

5.2. Cách tính tỷ lệ hài lòng (áp dụng chung cho các đối tượng khảo sát)

- Cách tính tỷ lệ hài lòng chung (tối đa 100%):

+ Tử số = {[(Tổng số câu hỏi có trả lời mức 4 + Tổng số câu hỏi trả lời mức 5 của người thứ 1) / (Tổng số câu hỏi)] + [(Tng số câu hỏi có trả lời mức 4 + Tổng số câu hỏi trả lời mức 5 của người thứ 2) / (Tổng số câu hỏi)] + [(Tổng số câu hỏi có trả lời mức 4 + Tổng số câu hỏi trả lời mức 5 của người thứ n) / (Tổng số câu hỏi)]} x 100.

Mẫu số = Tổng số người được khảo sát.

- Tỷ lệ hài lòng theo từng khía cạnh: áp dụng cách tính tương tự.

5.3. Chỉ số hài lòng toàn diện

Cách tính chỉ số hài lòng toàn diện:

+ Tử số = {(Người thứ 1 có toàn bộ các câu trả lời hài lòng ở mức 4 hoặc 5) + (Người thứ 2 có toàn bộ các câu trả lời hài lòng ở mức 4 hoặc 5) + (Người thứ n có toàn bộ các câu trả lời hài lòng ở mức 4 hoặc 5)} x 100

(Tử số loại trừ những người có trả lời bất kỳ câu nào mức 1, 2, 3);

+ Mẫu số = Tổng số người được khảo sát.

5.4. Tỷ lệ đáp ứng so với mong đợi

Được tính bằng tỷ lệ trung bình chung của toàn bộ đối tượng được khảo sát. Các bệnh viện có thể tính thêm các chỉ số khác do bệnh viện xây dựng và quy định.

6. NHẬP SỐ LIỆU, VIẾT BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ

6.1. Nhập số liệu

Bệnh viện và đoàn đánh giá có thể lựa chọn các cách sau:

1. Phỏng vấn và điền thông tin trên phiếu in giấy, sau đó nhập số liệu vào máy tính bằng các phần mềm văn phòng (ví dụ excel, epidata), sau đó phân tích số liệu.

2. Phỏng vấn và điền thông tin vào phần mềm trực tuyến bằng điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn. Phần mềm sẽ tự động phân tích và chiết xuất kết quả cho các bệnh viện và đoàn kiểm tra theo yêu cầu.

6.2. Bệnh viện viết báo cáo

Bệnh viện chiết xuất kết quả trên phần mềm trực tuyến, chiết xuất số liệu và phân tích sâu thêm các góc cạnh khác (nếu có người phân tích số liệu). Bệnh viện có thể so sánh tỷ lệ hài lòng và ý kiến phản ánh của người bệnh giữa các khoa lâm sàng, sau đó viết báo cáo. Trong báo cáo có xác định những vấn đề chính làm người bệnh chưa hài lòng, có phụ lục các góp ý, bình luận chi tiết của người bệnh. Dựa trên các phát hiện từ khảo sát, bệnh viện lập danh sách các vấn đề ưu tiên cần cải tiến chất lượng.

6.3. Đoàn kiểm tra, đánh giá viết báo cáo

Sau khi tiến hành khảo sát, nhân viên được phân công khảo sát tiến hành nhập số liệu và chiết xuất kết quả trên phần mềm trực tuyến.

Kết quả khảo sát sự hài lòng người bệnh của đoàn khảo sát cần so sánh với kết quả tự khảo sát của bệnh viện.

Kết quả khảo sát sự hài lòng người bệnh của đoàn khảo sát được công bố cùng với kết quả đánh giá theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện.

Nếu kết quả khảo sát tỷ lệ hài lòng rất cao, không phù hợp với kết quả đánh giá chất lượng: Đoàn đánh giá không công bố kết quả chỉ số hài lòng, chỉ cần công b các ý kiến của người bệnh và các phát hiện đáng chú ý trong khảo sát. Đoàn cần rút kinh nghiệm, rà soát lại phương pháp và quá trình khảo sát có được triển khai một cách khách quan, trung thực, khoa học... theo đúng hướng dẫn không. Ví dụ nếu đoàn chỉ khảo sát hài lòng vào đúng ngày đoàn đến kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện thì tỷ lệ hài lòng sẽ có sai số do ảnh hưng bởi nhiều nguyên nhân, tác động.

Lưu ý: chỉ số hài lòng toàn diện (comprehensive satisfaction indicator) chỉ số được đưa vào hoạt động khảo sát hài lòng của Bộ Y tế từ năm 2019 theo Quyết định này để theo dõi việc cải tiến chất lượng, không bt buộc bệnh viện và đoàn khảo sát của cơ quan quản lý công b kết qu chỉ số hài lòng toàn diện.

7. KHẢO SÁT HÀI LÒNG NHÂN VIÊN Y TẾ

7.1. Bệnh viện tự thực hiện khảo sát hài lòng nhân viên y tế

Bệnh viện khảo sát hài lòng của nhân viên y tế trên nguyên tc khoa học, khách quan, trung thực, không ghi tên người điền phiếu, bảo đảm bí mật thông tin.

Bệnh viện tự khảo sát tiến hành theo hình thức chọn mẫu toàn bộ các lãnh đạo, nhà quản lý, nhân viên của bệnh viện hoặc khảo sát lần lượt từng khoa.

Việc khảo sát và điền phiếu được thực hiện bằng hình thức nhập số liệu trực tiếp trên phần mềm trực tuyến hoặc tự điền phiếu bản giấy. Đơn vị được giao khảo sát sử dụng các thùng phiếu để nhân viên y tế điền xong sẽ bỏ vào thùng phiếu.

Việc thu thập phiếu thực hiện ít nhất 1 lần trong 1 năm, mỗi đợt khảo sát có thể kéo dài từ 1, 3 ngày đến 2 tuần.

Các phương pháp phân tích, viết báo cáo sự hài lòng nhân viên y tế thực hiện tương tự như hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh.

Bộ phận phụ trách khảo sát chiết xuất kết quả trên phần mềm trực tuyến hoặc b sung các phương pháp phân tích số liệu khác.

Lưu ý:

Bộ phận được phân công khảo sát hài lòng nhân viên y tế có trách nhiệm bảo đảm giữ bí mật 100% thông tin của người được phỏng vn, kế cả trong trường hợp Ban giám đốc yêu cầu cung cấp thông tin liên quan để tìm người được phỏng vấn.

Nếu bệnh viện tiến hành "Khảo sát hài lòng nhân viên y tế” trong bối cảnh các nhân viên y tế và lãnh đạo khoa/phòng "lo sợ” bị lộ bí mật thông tin, có thể bị trù dập vì tr lời các ý kiến không hài lòng thì bộ phận được phân công khảo sát hài lòng nhân viên y tế không cần thực hiện khảo sát, nhưng cần ghi rõ lý do: "không khảo sát được do bệnh viện mất dân chủ nội bộ”.

7.2. Đoàn đánh giá thực hiện khảo sát hài lòng nhân viên y tế

Đoàn đánh giá của cơ quan quản lý kiểm tra việc triển khai “Khảo sát hài lòng nhân viên y tế” do bệnh viện tự thực hiện trong năm trên phn mm trực tuyến và kiểm tra các s sách, biên bản, báo cáo... về khảo sát hài lòng nhân viên do bệnh viện tự thực hiện.

Việc khảo sát của Đoàn được thực hiện như sau:

- Chọn ngẫu nhiên các nhân viên y tế đại diện các khoa/phòng:

+ Chọn khoa có nhiều nguồn thu, khoa ít nguồn thu, khoa đông người bệnh và khoa ít người bệnh, khoa có người bệnh điều trị và khoa/phòng gián tiếp hoặc không có người bệnh;

+ Chọn nhân viên y tế có đại diện bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, các chức danh quản lý;

- Chọn cỡ mẫu khảo sát ít nhất 30 người.

Đoàn thực hiện khảo sát theo 3 phương pháp sau: (thành viên đoàn tự lựa chọn phương pháp phù hợp):

1. Hướng dẫn nhân viên y tế tự điền trên phần mềm trực tuyến (đăng nhập sẵn bằng tài khoản khảo sát của cơ quan quản lý);

2. Phát phiếu giấy cho nhân viên y tế tự điền, hẹn thời gian và thu lại phiếu;

3. Phỏng vấn nhân viên y tế trực tiếp tại không gian, địa điểm riêng biệt và không có nhân viên khác của bệnh viện cùng dự phỏng vấn, sau đó nhập số liệu trên phần mềm trực tuyến.

Lưu ý:

Đoàn đánh giá của cơ quan qun lý thực hiện khảo sát hài lòng nhân viên y tế có trách nhiệm bảo đảm giữ bí mật 100% thông tin của người được phỏng vấn, kế cả trong trường hợp Ban giám đốc yêu cầu cung cấp thông tin liên quan để tìm người được phỏng vấn, tránh nh hưng nhân viên y tế sau khi khảo sát.

Nếu Đoàn đánh giá không có đ kỹ năng, nghiệp vụ để thực hiện khảo sát hài lòng nhân viên y tế khách quan, dân chủ, khoa học và có nguy cơ không giữ được bí mật thông tin của nhân viên y tế thì Đoàn không tiến hành khảo sát và ghi rõ vào biên bản kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện.

8. TÀI KHOẢN KHẢO SÁT HÀI LÒNG

8.1. Sở Y tế, Y tế Bộ, ngành

Toàn bộ các Sở Y tế đều được cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu để khảo sát hài lòng do cơ quan quản lý thực hiện.

Tài khoản của Sở Y tế có th xem được việc khảo sát của toàn bộ các bệnh viện trực thuộc nhưng không thay đi được thông tin.

8.2. Bệnh viện

Mỗi bệnh viện được cung cấp một mã số bệnh viện để nhập phiếu, đồng thời được cung cấp tên đăng nhập và mật khu.

Đối với các bệnh viện mới thành lập, Sở Y tế điền thông tin của bệnh viện theo Mẫu đăng ký và gửi v Cục Quản lý Khám, chữa bệnh bằng văn bản hoặc thư điện tử theo địa chỉ: chatluongbenhvien@gmail.com.

Bệnh viện tự nhập thông tin theo Mẫu đăng ký đề nghị cấp tài khoản khảo sát hài lòng trên phần mềm trực tuyến.

Nếu bệnh viện có thay đổi thông tin, ví dụ như đi tên bệnh viện, quy mô, đầu mi phụ trách; các bệnh viện tự cập nhật thông tin trên phần mềm trực tuyến.

Ghi chú:

Trong quá trình triển khai thực hiện khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế, nếu bệnh viện hoặc các đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện gặp khó khăn, vướng mắc; đ nghị liên hệ với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phòng Quản lý chất lượng và Ch đạo tuyến để được giải đáp.

9. MẪU ĐĂNG KÝ ĐỀ NGHỊ CẤP TÀI KHOẢN KHẢO SÁT HÀI LÒNG

9.1. Thông tin của Sở Y tế

1. Tên Sở Y tế:

2. Họ tên người điền thông tin của Sở:

3. Chức danh:

4. Số điện thoại di động:

5. Địa chỉ hộp thư điện tử để gửi tài khoản:

9.2. Thông tin của Bệnh viện

1. Tên bệnh viện (ghi rõ ràng, đầy đủ là bệnh viện, viện hoặc trung tâm y tế):

2. Mã bệnh viện do Bộ Y tế/S Y tế cấp để thực hiện KCB BHYT:

3. Tuyến:

4. Hạng:

5. Loại hình bệnh viện* (lựa chọn từ 1 đến 9 theo hướng dẫn bên dưới)

6. Số giường theo kế hoạch được giao hoặc đã phê duyệt:

7. S giường thực kê (ghi theo số liệu bệnh viện tự thống kê trước thời điểm đăng ký):

8. Tổng số nhân viên y tế toàn bệnh viện (ghi theo số liệu bệnh viện tự thống kê trước thời điểm đăng ký):

9. Tổng số bác sỹ toàn bệnh viện (tính gộp cả bác sỹ chính quy, chuyên tu và sau đại học):

10. Tổng số điều dưỡng, nữ hộ sinh toàn bệnh viện (tính gộp cả trung cấp, cao đng, đại học):

11. Bình quân số lượt khám bệnh trong 1 ngày (tính bình quân 1 tháng trước đăng ký):

12. Bình quân số lượt người bệnh nội trú trong 1 ngày (tính bình quân 1 tháng trước đăng ký):

13. Họ tên người điền thông tin của bệnh viện:

14. Chức danh:

15. Số điện thoại di động:

16. Địa chỉ hộp thư điện tử của bệnh viện để liên hệ (hộp thư chung hoặc cá nhân được phân công):

* Loại hình bệnh viện điền số từ 1 đến 9 theo nội dung sau:

1. Bệnh viện công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

2. Bệnh viện công tự bảo đảm chi thường xuyên;

3. Bệnh viện công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

4. Bệnh viện công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên;

5. Bệnh viện tư nhân có chủ sở hữu trong nước;

6. Bệnh viện tư nhân có chủ sở hữu nước ngoài;

7. Bệnh viện tư nhân, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;

8. Loại hình khác, ghi rõ;

9. Bệnh viện công được giao tự chủ toàn phn.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF HEALTH
____________________

No. 3869/QD-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
____________________________

Hanoi, August 28, 2019

DECISION

Promulgating forms and guidance for
patient and
health worker satisfaction surveys

_________________________

THE MINISTER OF HEALTH

 

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the Ministry of Health’s Circular No. 19/2013/TT-BYT dated July 12, 2013, on guiding the quality management of medical examination and treatment services at hospitals;

At the request of the Director of the Department of Medical Services Administration, the Ministry of Health,

 

DECIDES:

 

Article 1. Survey forms, guidance of methods and software for satisfactory survey are promulgated together with this Decision as follows:

a) Form No. 1: Survey form for inpatients’ opinions;

b) Form No. 2: Survey form for outpatients’ opinions;

c) Form No. 3: Survey form for health workers’ opinions;

d) Form No. 4: Survey form for mothers giving birth at hospitals;

dd) Form No. 5: Survey form on breastfeeding practices;

e) Guidance on methods for satisfaction survey of patients, mothers and health workers;

g) General information forms of hospitals registering to participate in surveys.

h) The online software to enter data of patient and health worker satisfaction surveys at http://chatluongbenhvien.vn/.

Article 2. Satisfaction survey forms and guidance of survey methods shall be commonly applied to both state and private hospitals.

Article 3. Assigning to implement:

1. The Department of Medical Services Administration shall

- Act as a focal point to guide relevant units in conducting satisfaction surveys of patients, mothers and health workers;

- Inspect and supervise units; synthesize, analyze data and report to the Ministry of Health's leadership on the results of the annual patient and health worker satisfaction indicator.

2. Departments of Health and health ministries and branches shall

- Urge and inspect hospitals under its management to conduct patient and health worker satisfaction surveys in accordance with guidance attached to this Decision;

- Synthesize and analyze the results of the general satisfaction indicator of units.

3. Public and private hospitals shall

- Conduct actively, regularly and scientifically patient and health worker satisfaction surveys;

- Enter and summarize data and results; record, review and analyze unsatisfactory comments;

- Resolve and fix promptly recommendations from patients and health workers and plan, implement quality improvement activities within the scope of authority and in accordance with the hospital's resources.

Article 4. This Decision takes effect from the date of signing and issuance.

Article 5. Chief of the Ministry’s Office; Director of the Department of Medical Services Administration; Directors of Departments, heads of relevant units and the men and women named in Article 1 shall be responsible for implementing this Circular./.

 


 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER



Nguyen Viet Tien

 

 

MINISTRY OF HEALTH

FORM NO. 1

(COMPACT)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SURVEY FORM FOR INPATIENTS’ OPINIONS

Aiming to improve the quality of medical examination and treatment and meet patient satisfaction, the Ministry of Health and hospitals shall organize surveys to learn about patients' opinions. These valuable opinions shall help the health sector overcome difficulties and gradually improve quality to better serve the people. The Ministry of Health must ensure that information is kept confidential and must not affect treatment. Thank you very much!

1. Name of the hospital:  ……………………………………….. 2. Date of filling out form …………………………

3. Respondent      a. Patient     b. Family member

4. Name of the department for treatment before discharge from the hospital …………..….. 5. The department code (recorded by the hospital) ………………

PATIENT’S INFORMATION

A1. Gender: 1. Male 2. Female

A2. Age………

A3. Mobile number (required):

A4. Total number of days in hospital...days

A5. Do you use your health insurance card for this treatment?    1. Yes 2. No

EVALUATION OF THE USE OF MEDICAL SERVICES

Please mark with a cross on a number from 1 to 5, corresponding to the level of satisfaction or comment from very poor to very good for each question below:

  is:

  is:

 is:

 is:

 is:

Very dissatisfied

Not satisfied

Normal

Satisfied

Very satisfied

or: Very poor

or: Poor

or: Medium

or: Good

or: Very good

 

A. Accessibility

A1.

Diagrams and signs giving directions to departments and rooms in the hospital are clear, easy to understand and find.

A2.

Time to visit patients is clearly announced.

A3.

Building blocks, stairs, and patient rooms are clearly numbered and easy to find.

A4.

The hospital walkways and corridors are flat and easy to walk.

A5.

Patients can ask questions and call health workers when necessary.

B. Transparency of information and procedures of medical examination and treatment

B1.

Processes and procedures of hospital admission are clear, public and convenient.

B2.

While in the hospital, the patient/patient’s family member is informed clearly and completely about the rules and necessary information.

B3.

The patient/patient’s family member is explained clearly and completely the disease condition, method of treatment and expected treatment time.

B4.

The patient/patient’s family member is explained and advised clearly and completely before requesting tests, explorations, and high-tech tests.

B5.

Information on medication use and treatment costs is made public and updated

C. Facilities and means to serve patients

C1.

The treatment room is commodious, clean, and has adequate temperature control equipment such as fans, heaters, or air conditioners.

C2.

Each person has a bed including hospital bed, sheets and pillows which are safe, sturdy, and in good condition.

C3.

Toilets and bathrooms are advantageous, clean, and well used.

C4.

The patient/patient’s family member is guaranteed safety, security, order, theft prevention, peace of mind while in hospital.

C5.

The patient is provided with adequate, clean clothing.

C6.

The patient/patient’s family member is provided fully with hot and cold drinking water.

C7.

While in the hospital, privacy is guaranteed such as changing clothing, medical examination, going to the toilet in bed, etc. with curtains, partitions or lying separately.

C8.

The hospital canteen serves food and essential living needs with complete and high quality.

C9.

The environment within the hospital campus is green, clean, and beautiful.

D. Behavioral attitudes and professional capacity of health workers

D1.

Doctors and nurses have proper speech, attitude, and communication.

D2.

Service workers (nurses, security guards, accountants...) have proper speech, attitude, and communication.

D3.

The patient/patient’s family member is respected, treated fairly, cared for, and helped by health workers.

D4.

Doctors and nurses combine well and handle fluently and promptly work.

D5.

The patient is examined and encouraged by doctors in the treatment room.

D6.

The patient is got advice on diet, exercise, monitoring and preventing complications.

D7.

Health workers do not have signs of suggesting fostering.

E. Results of supplying service

E1.

Dispensing drugs and guidelines for use of medicines are conducted fully and with quality.

E2.

Medical equipment and supplies are complete, modern, and meeting expectations.

E3.

Treatment results met expectations.

E4.

Evaluation of your level of confidence in the quality of medical services.

E5.

Evaluation of your satisfaction with the price of medical services.

G1

Overall evaluation, how many percentages of your expectations do the hospital meet before you are hospitalized?

(filling out the number from 0% to 100% or filling out over 100% if the hospital provides good treatment, exceeding your expectations)

………..%

G2

If you need examination or treatment for similar diseases, will you come back or recommend it to others?

1. Definitely never come back

2. Will not want to go back but have few other options

3. Want to transfer to another hospital

4. Maybe will come back

5. Will definitely come back or recommend to others

6. Others (specify) …………………………………

H

Do you have any other opinions, please specify?

 

         

THANK YOU VERY MUCH!

 

MINISTRY OF HEALTH

FORM NO. 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SURVEY FORM FOR OUTPATIENTS’ OPINIONS

Aiming to improve the quality of medical examination and treatment and meet patient satisfaction, the Ministry of Health and hospitals shall organize surveys to learn about patients' opinions. These valuable opinions shall help the health sector overcome difficulties and gradually improve quality to better serve the people. The Ministry of Health must ensure that information is kept confidential and must not affect treatment. Thank you very much!

1. Name of the hospital:  ………………………………………………. 2. Date of filling out form …………………………

PATIENT’S INFORMATION

A1.

Gender: 1. Male 2. Female

A2

Age: …………………

A3.

Mobile number (required):

A4.

Estimating the distance from residence to the hospital:  …….km

A5.

Do you use your health insurance card for this medical examination?    1. Yes 2. No

EVALUATION OF THE USE OF MEDICAL SERVICES

Please mark with a cross on a number from 1 to 5, corresponding to the level of satisfaction or comment from very poor to very good for each question below:

 is:

  is:

 is:

 is:

 is:

Very dissatisfied

Not satisfied

Normal

Satisfied

Very satisfied

or: Very poor

or: Poor

or: Medium

or: Good

or: Very good

 

A. Accessibility

A1.

Signs and directions to the hospital are clear, easy to see and find.

A2.

Diagrams and signs giving directions to departments and rooms in the hospital are clear, easy to understand and find.

A3.

Building blocks, stairs are clearly numbered and easy to find.

A4.

The hospital walkways and corridors are flat and easy to walk.

A5.

Patients can find out information and register conveniently for examination via phone or the hospital's website.

B. Transparency of information and procedures of medical examination and treatment

B1.

The medical examination process is clearly posted, public, and easy to understand.

B2.

Processes and procedures of medical examination are reformed to be simple and convenient.

B3.

Service prices are clearly and publicly listed.

B4.

Health workers welcome and guide patients warmly and enthusiastically through procedures.

B5.

Patients are lined up in order after completing registration procedures, payment, medical examination, testing, and screening.

B6.

Patients evaluate the waiting time for medical registration procedures.

B7.

Patients evaluate the waiting time for for a doctor's visit.

B8.

Patients evaluate the time taking to be examined and consulted doctors.

B9.

Patients evaluate the waiting time for tests and scans.

B10.

Patients evaluate the waiting time to receive test and imaging results.

C. Facilities and means to serve patients

C1.

There is clean, airy examination waiting rooms/lounges in the summer; airtight and warm waiting rooms/lounges in winter.

C2.

Waiting rooms have enough chairs for patients and are good to use.

C3.

Waiting rooms have fans (air conditioners) fully and operate regularly.

C4.

Waiting rooms have facilities to help patients feel comfortable such as television, pictures, leaflets, drinking water, etc.

C5.

Privacy is guaranteed during medical examinations, scans, and procedures.

C6.

Toilets are commodious, well-used, and clean.

C7.

The environment within the hospital campus is green, clean, and beautiful.

C8.

The medical examination area ensures security, order and prevents theft for people.

D. Behavioral attitudes and professional capacity of health workers

D1.

Health workers (doctors and nurses) have proper speech, attitude, and communication.

D2.

Service workers (nurses, security guards, accountants, etc.) have proper speech, attitude, and communication.

D3.

The patient is respected, treated fairly, cared for, and helped by health workers.

D4.

The professional capacity of doctors and nurses meets expectations.

E. Results of supplying service

E1.

Medical examination results have met Mr./Mrs.'s wishes.

E2.

Invoices, receipts, prescriptions and medical examination results are provided fully, clearly, transparently. Getting an explanation if there are any questions.

E3.

Evaluation of your level of confidence in the quality of medical services.

E4.

Evaluation of your satisfaction with the price of medical services.

F

Overall evaluation, how many percentages of your expectations do the hospital meet before coming for medical examination?

(filling out the number from 0% to 100% or filling out over 100% if the hospital provides good treatment, exceeding your expectations)

………..%

G

If you need medical examination, will you come back or recommend it to others?  

1. Definitely never come back

2. Will not want to go back but have few other options

3. Want to transfer to another hospital

4. Maybe will come back

5. Will definitely come back or recommend to others

6. Others (specify) …………………………………

       

THANK YOU VERY MUCH!

 

MINISTRY OF HEALTH

FORM NO. 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SURVEY FORM FOR HEALTH WORKERS’ OPINIONS

Aiming to improve the quality of medical examination and treatment and improve the working environment of health workers, the Ministry of Health and hospitals organize the survey to find out opinions and aspirations of health workers. The Ministry of Health guarantees to keep information confidential. We hope that our colleagues will answer fully, objectively and accurately. Thank you very much!

1. Name of the hospital:  ……………………….. 2. Date of filling out form …………………………

RESPONDENT’S INFORMATION

A1.

Gender: 1. Male 2. Female

A2.

Age: ………..

A3.

Major:

1. Doctor

2. Pharmacist

3. Nurse, midwife

4. Technician

5. Other (specify) ...

A4.

Your highest degree:

1. Professional secondary school

2. College

3. University

4. Master's degree, specialist level I

5. Doctorate, specialist level II

6. Other (specify) ...

A5.

Number of years working in the medical industry: …………….

A6.

Number of years working at the current hospital: ……………

A7.

Current work position:

1. Hospital leader

2. Head of department/room/center

3. Deputy Head of department/room

4. Permanent/long-term contract worker

5. Short-term contract worker.

6. Other (specify) ...

A8.

Scope of professional operations:

1. Hospital administration blocks

2. Subclinical

3. Internal medicine

4. Surgery

5. Antenatal

6. Pediatrics

7. Infection

8. Odd specialties (ophthalmology, otolaryngology, odonto-stomatology, etc.)

9. Departments do not directly conduct medical examination and treatment

10. Pharmacy

11. Prevention

12. Other (specify), etc.

A9.

Are you assigned to concurrent multiple jobs?

1. Not concurrent multiple jobs

2. Concurrent 2 jobs

3. Concurrent 3 jobs or more

A10.

On average, how many times are you on duty in a month?................ times

               

EVALUATION OF HOSPITAL SATISFACTION

Please mark with a cross on a number from 1 to 5, corresponding to the level of satisfaction or comment from very poor to very good for each question below:

 is:

  is:

 is:

 is:

 is:

Very dissatisfied

Not satisfied

Normal

Satisfied

Very satisfied

or: Very poor

or: Poor

or: Medium

or: Good

or: Very good

 

A. Satisfaction with the working environment

A1.

The office is commodious, clean, and airy.

A2.

Office equipment, desks and chairs, etc. are full; old and outdated equipment is replaced promptly.

A3.

There is an on-call room for health workers.

A4.

Duty time and working hours outside of office hours are divided reasonably.

A5.

Protective equipment for health workers (clothing, masks, gloves, etc.) is complete, not old, wrinkled, and not restricted in use.

A6.

The learning environment creates conditions for health workers to update knowledge and improve qualifications: library, reading room, information lookup, internet access, etc.

A7.

The working environment ensures safety for health workers.

A8.

The hospital ensures security and order for health workers to work.

A9.

Patients and family members have the attitude of respect and cooperation with health workers during the treatment process.

B. Satisfaction with the direct leader and co-workers

B1.

The leader has the ability to handle, manage, and resolve work effectively.

B2.

The leader assigns tasks in conformity with the training expertise of workers.

B3.

The leader cares, respects and treats health workers equally.

B4.

The leader listens to and receives comments and suggestions from health workers.

B5.

The leader motivates and encourages workers when completing tasks well and making progress at work.

B6.

Co-workers have a sense of cooperation to complete common tasks.

B7.

The working environment is friendly and united.

B8.

Co-workers share experience and support each other at work.

B9.

Co-workers care and support each other in life.

C. Satisfaction with internal regulations, wages, welfares

C1.

Internal working regulations of the hospital are intelligible, practical and public.

C2.

The working environment at the department/room and hospital is democratic.

C3.

Internal spending regulations are fair, reasonable and public.

C4.

The distribution of welfare funds is fair and public.

C5.

Salaries commensurate with ability and dedication.

C6.

Employment and hazardous allowances are worthy of dedication.

C7.

Bonuses and increased income are worthy of ABC compared to dedication.

 

C8.

The division of increasing income is fairness and encourages employees to work actively.

C9.

Payment of social insurance, health insurance, periodic health checks and other support forms of sickness and maternity are fully guaranteed.

C10.

The sightseeing and relaxation is organized fully.

C11.

There are active movements of sports and arts.

C12.

The hospital union is active.

D. Satisfaction with job, learning and advancement opportunities

D1.

The amount of assigned work is appropriate.

D2.

The professional work meets personal aspirations.

D3.

The hospital creates conditions for health workers to improve their professional qualifications.

D4.

The hospital creates conditions for health workers to continue studying at higher levels.

D5.

Standards for leadership positions are made public

D6.

Leadership positions are appointed democratically and fairly.

D7.

There are opportunities for advancement when working hard.

E. General satisfaction with the hospital

E1.

Health workers feel proud to work at the hospital.

E2.

Health workers achieve personal success while working at the hospital.

E3.

Health workers believe in the future development of the hospital.

E4.

Health workers will work at the current department or room for a long time.

E5.

Health workers will work at the hospital for a long time.

E6.

General satisfaction with the hospital leaders.

E7.

Self-evaluation of the level of job completion at the hospital.

G. Do you have any other opinions or suggestions for the Ministry of Health and hospital leaders?

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

The hospital sincerely thanks our co-workers for their enthusiasm in providing information!

 

MINISTRY OF HEALTH

FORM NO. 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SURVEY FORM FOR MOTHERS GIVING BIRTH AT THE HOSPITAL

With the goal of improving the quality of medical examination and treatment and meeting the satisfaction of mothers giving birth at the hospital, the Ministry of Health and the hospital organized a survey to learn about mothers' experiences during childbirth. These valuable opinions will help the health industry improving quality better. The Ministry of Health ensures the confidentiality of personal information. Sincerely thank you!

1. Name of the hospital:  …………………………………. 2. Date of filling out form …………………………

3. Names of departments treated: ………………..….. (Filling out all departments if applicable)

………………………………………………………………………………………………………

4. The department code (recorded by the hospital) ………………

5. The mother's code ................................... (If the hospital knows the code, the mother can fill it out by herself or the health worker can fill it out in later).

PATIENT’S INFORMATION

A1.

Age

A2. Mobile number:

A3.

Total number of days in hospital...days

A4. How many times have you been to this hospital?

A5.

Do you use your health insurance card for this treatment?

1. Yes 2. No

A6.

How to give birth?  1. Normal birth              2. Emergency cesarean section

 

                              3. Preparing cesarean section 4. Other methods (specify)

A7

During this pregnancy, do you go to the hospital for prenatal check-ups? If yes, how many times have you been examined?

1. Number of prenatal check-ups …….

2. Only for birth, no examination

3. Do not remember

         

EVALUATION OF THE USE OF MEDICAL SERVICES

Please mark with a cross on a number from 1 to 5, corresponding to the level of satisfaction or comment from very poor to very good for each question below:

 is:

  is:

 is:

 is:

 is:

Very dissatisfied

Not satisfied

Normal

Satisfied

Very satisfied

or: Very poor

or: Poor

or: Medium

or: Good

or: Very good

 

A. Accessibility

A1.

Diagrams and signs giving directions to departments and rooms are clear, easy to understand and find.

A2.

Calling and asking health workers when necessary (even outside of office hours).

B. The process of examination and hospitalization

B1.

The process of examination, testing and hospitalization is easy and convenient.

B2.

Waiting time for procedures and services is allowable.

C. Providing information, communication and advices

C1.

Be provided with requested information about prenatal testing, supersonic, etc.

C2.

Be received information and advices about the childbirth process and possible risks of complications.

C3.

Be received communication and advices on detecting dangerous signs, newborn care, nutrition and breastfeeding.

D. Facilities and means to serve patients

D1.

Mattress beds for mother and child are safe and do not lie together.

D2.

Full, clean blankets, sheets, pillows, dresses, and diapers are provided for mother and child.

D3.

Toilets and bathrooms are clean and have enough paper, soap, and water.

D4.

The patient room is airy, clean, and has a fan, heater or air conditioner.

D5.

When changing clothing, examining, and cleaning at the bed, privacy is guaranteed with curtains, mobile partitions, or a private room.

 

There are other convenient services for mothers and babies such as on-site shampooing, bathing and massage, of good quality.

E. Attitude of health workers

E1.

Doctors have appropriate speech, attitude, and communication.

E2.

Nurses and midwives have appropriate speech, attitude, and communication.

E3.

Service workers (nurses, security guards, accountants, etc.) have appropriate words, attitude, and communication.

E4.

Health workers do not suggest training (if there is a suggestion, fill out 1, if not, fill out 5).

G. The professional capacity of health workers

G1

Doctor have professional qualifications and good examination skills.

G2

Nurses and midwives have good professional qualifications and provide attentive care.

G3

Doctors, nurses, and midwives coordinate well and handle work competently and promptly.

H. The result of hospitalization

H1

Safe birth, good treatment and care.

H2

Dispensing fully medicine and complete instructions on medicine use.

H3

The price of medical services is reasonable, commensurate with the amount of money spent.

K1

Overall evaluation, how many percentages of your expectations do the hospital meet before you are hospitalized?

(filling out the number from 0% to 100% or filling out over 100% if the hospital provides good treatment, exceeding your expectations)

………..%

K2

If you have next labor (if any), will you come back or recommend it to others?  

1. Definitely never come back

2. Will not want to go back but have few other options

3. Maybe will come back

4. Will definitely come back or recommend to others

5. Others (specify) …………………………………

K3

Do you have any other opinions about giving birth at the hospital?

 

(Please clearly state any compliments or criticisms, comments or suggestions for the hospital and the Ministry of Health)

 

       

THANK YOU RESPECTFULLY AND WISH YOU HEALTHY AND GOOD BABY!

 

MINISTRY OF HEALTH

FORM NO. 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SURVEY FORM ON BREASTFEEDING PRATICES

 

Aiming to improve nutrition and breastfeeding practices, the Ministry of Health surveys breastfeeding practices at the hospital and after leaving the hospital. Opinions will help the health industry to gradually improve quality, contribute to improving the quality of the population. The Ministry of Health and hospitals ensure the confidentiality of personal information. Thank you very much!

1. Name of the hospital: …………………………………….. 2. Date of filling out form …………………………

3. Name of department stayed ………………..….. 4. The department code (recorded by the hospital) ………………

5. Patient’s code (assigned by hospital) ……………………………..

PATIENT’S INFORMATION

A1. Age

A2. Mobile number:

A3. How many times have you been to this hospital?

A4. You have been in the hospital for .... days

A5. This is the ….. birth

A6. You gave normal birth or cesarean section......

A7. Your baby’s date of birth

 

BREASTFEEDING PRATICES

B1.

Have you seen the “Regulations on Breastfeeding” at the hospital? If having regulations, where are them?

(You can tick as many numbers as appropriate)

1. Examination department

2. Birth waiting room

3. Postpartum room/department

4. Consulting room

5. Other places, clearly state...................................

6. Not visible

B2.

Have you seen pictures or leaflets promoting breastfeeding at the hospital? If having pictures or leaflets, where are them?

(You can tick as many numbers as appropriate)

1. Examination department

2. Birth waiting room

3. Postpartum room/department

4. Patient’s room

5. Consulting room

6. Other places, clearly state...................................

7. Not visible

B3.

Have you received breastfeeding advices from the hospital? If having advices, where are them?

(You can tick as many numbers as appropriate)

1. The hospital does not provide advices

2. Giving advices during pregnancy check-ups at the hospital

3. Prenatal advices

4. Postpartum advices

5.Other times, clearly state............

B4.

Why do you not get advices by the hospital?

1. Because there is no prenatal check-up at the hospital

2. Due to emergency cesarean section

3. Because health workers do not give advices

4. Other reasons, clearly state................................................... .......

5. Getting advices of the hospital

B5

If you have been advised, do you understand advices of breastfeeding by the hospital? What is the level of understanding?

1. The hospital does not provide consultation

2. I gets advices but do not understand

3. I understand but do not remember what to do

4. I understand and remember what to do

5. I understands and is very interested in the meaning of breastfeeding

6. Other, please specify........................

B6.

When giving birth, it is estimated that after how many minutes will the mother and child "cut the umbilical cord"?

1. Cutting the umbilical cord immediately after birth

2. Cutting the umbilical cord slowly: estimated number of minutes............

3. Do not remember, do not know the number of minutes

4. Other, specify clearly........................

B7.

After giving birth, are you and your baby allowed by health workers to conduct "skin-to-skin contact"? If so, for how long?

1a. Is skin-to-skin conduct possible?

1b. Estimating how many minutes "skin to skin" lasts....

2a. Do not conduct “skin-to-skin”

2b. Reasons for not im conducting.............

B8.

How many minutes after birth do your baby breastfeed for the first time (estimating the number of minutes if you remember)

Specifying the number of minutes if you remember: …… minutes

1. Breastfeeding immediately after birth

2. For about 30 minutes

3. Within about 1 hour

4. Within about 2 hours

5. From 2 hours to 24 hours

6. After 1 day

7. The mother has no milk so the baby has to drink formula

8. Other reasons, clearly state...................

B9.

Do you receive support to practice breastfeeding? If so, who is it?

(You can tick as many numbers as appropriate)

1. Midwives, nurses

2. Doctors

3. Family members

4. Other (specify)………………….

5. None

B10.

If yes, in what form do you receive support for breastfeeding practice?

(You can tick as many numbers as appropriate)

1. Directly guiding mothers to breastfeed their babies properly

2. Breast massage

3. Practice milking (by hand or machine)

4. Uncloging milk ducts

5. Other, specify

B11.

While in the hospital, do you feed your child any other food? If yes, what is it (such as honey, lemon, salt, powder, medicine, etc.)?

1. Only breastfeeding exclusively (100%)

2. Giving more water to drink

3. Asking/buying milk from other mothers

4. Giving more formula milk

5. Feeding other foods

6. Giving supplements and functional foods

7. Giving medicine to treat the disease

B12.

Do health workers suggest buying powdered milk for your child?

1. Yes

2. No

B13.

In your opinion, what are the benefits of breastfeeding?

Clearly state the benefits:

……………………………………………………………

……………………………………………………………

B14.

In your opinion, children should be exclusively breastfed for at least several months and for how long?

1. At least ……… months

2. Lasts for …… .. months

B15.

What recommendations do you have for the hospital and health workers to make breastfeeding better?

Clearly write recommendations …………………………… ..

…………………………………………………......

………………………………………………………

THANK YOU AND WISH YOU HEALTHY AND GOOD BABY! END OF INTERVIEW.

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

 

PART C. QUESTIONS FOR FOLLOWING BREASTFEEDING AFTER LEAVING FROM THE HOSPITAL

(the hospital and the mother are not required to conduct the survey).

 

Surveying the breastfeeding situation after leaving from the hospital will provide valuable information, helping hospitals and the Ministry of Health to improve the quality of breastfeeding activities, improve population quality and children's health.

Implementation method: The hospital shall assign workers in charge of the survey to call the mother regularly once a week and fill out information on the online software from the time the child leaves from the hospital until the child is 6 months old.

C1.

Mother's mobile number:

C2. The dated of calling for the interview:

C3.

Calling in the…week after birth

The…week (ordinal number)

C4.

During the past week, besides breast milk, did you breastfeed or eat any other food? If yes, what is it (such as honey, lemon, salt, powder, medicine, etc.)?

1. Only breastfeeding exclusively (100%)

2. Giving more water to drink

3. Only feeding milk asked/bought from other mothers

4. Giving more formula milk

5. Feeding other foods

6. Feeding exclusively in addition to breast milk

7. Giving medicine to treat the disease

8. Giving supplements and functional foods

9. Other, specify

C5.

What is the reason for feeding and drinking foods other than breast milk?

1. Due to insufficient breast milk

2. Due to the child's needs

3. Because the child is sick

4. Other reasons, clearly state

C6.

How does your child's height and weight compare to the child growth chart?

1. Stage 1 stunting

2. Stage 2 stunting

3. Meet standards

4. Exceeds standards of level 1

5. Exceeds standards from level 2 or higher

 

GUIDANCE ON THE CONDUCT AND METHOD OF SATISFACTION SURVEY OF PATIENTS, MOTHERS AND HEALTH WORKERS IN FORM NO. 1, 2, 3, 4, 5

(Applicable to state and private hospitals that conduct satisfaction surveys by their own and inspection and evalation teams of the quality of hospitals at the end of the year or unexpectedly)

(Appendix issued together with the Minister of Health’s Decision No. 3869/QD-BYT dated August 28, 2019)

 

1. SATISFACTION SURVEY SUBJECTS AND APPLICATION FORM

Hospitals and medical facilities with inpatient beds (not applicable to district medical centers with a preventive function, medical stations, and regional general clinics) conduct survey forms for the following subjects:

- Patients receiving inpatient treatment: form No. 1;

- The mother giving birth at the hospital: form No. 4, form No. 5;

- People going for medical examination at the hospital, outpatients: form No. 2;

- Health workers, management positions, leaders of departments/rooms, members of a Board of Directors for a Hospital: form No. 3.

2. GUIDANCE ON INFORMATION IN FORMS

The blank boxes at the top are: used to fill out the form code, filled out by the survey worker according to regulations of the Ministry of Health and conventions of hospitals. Filling out the correct form code shall help for statistics, storage, inspection, and monitor of satisfaction surveys by management agencies.

Recording form codes must comply with the following regulations:

The first to fifth boxes are the hospital codes issued by the Ministry of Health, in which the first two numbers are the province code, the third box is the hospital code/type and the fourth and fifth boxes are the order of the hospital. The next five boxes are recorded codes determined by the hospital to suit the characteristics of each hospital (for example, the sixth box is used to record the survey code in the quarter or year; the seventh box is written the surveyor's code or the patient's code; eighth, ninth, and tenth boxes is written numerical order of forms surveyed in each turn). Hospitals need to have written regulations on how to code from the sixth to tenth boxes to ensure the coding of form codes is applied uniformly, ensuring convenience in managing and looking up information when necessary. The coding is done simultaneously on paper forms and electronic forms on online software.

Persons conducting surveys, patients, and medical staff shall fill information in the following methods:

- Filling out the required blanks;

- Circling numbers 1 to 5 of the question conducting satisfaction;

- Circling number of ordinal number of answers to questions having multiple choice;

- Other opinion questions: patients, mothers and health workers answer information with unlimited length.

3. PATIENT SATISFACTION SURVEYS CONDUCTED BY HOSPITALS

3.1. General objective

Identifying issues with which patients are not satisfied when they are examined and treated at hospitals to improve quality, gradually serve patients better, and response to patient’s satisfaction and expectations.

3.2. Requirements

1. Ensuring scientificity, objectivity, and honesty when conducting surveys.

2. Identifying issues that patients are not satisfied with.

3. Comparing the level of satisfaction between different patient objects treated at different departments.

4. Using survey results to improve hospital quality.

5. Continuously monitoring patient satisfaction to continuously improve quality.

3.3. The survey method is conducted themselves by hospitals

3.3.1. Survey design: Cross-sectional survey.

3.3.2. Survey cycle:  at least once every 3 months.

3.3.3. Survey time:  Depending on the size of the hospital, the survey team shall choose the survey time as follows:

- During 1 or 2 days a week (except Saturday and Sunday).

- In 1 week, 2 weeks or in 1 month (until full survey sample size upon request).

- During 1 week, 2 weeks or 1 month (until the survey has the required sample size).

3.3.4. Sample size

3.3.4.1. For inpatients/mothers surveys:

1. For hospitals with more than 3,000 inpatients/mothers/day, apply the formula for calculating cross-sectional sample size, with a minimum of 300 people per survey.

2. For hospitals with inpatients/mothers from 1,000 to 2,999 visits/day, apply the formula for calculating cross-sectional sample size, with a minimum of 200 people per survey.

3. For hospitals with less than 1,000 inpatients/mothers/day, each survey should include at least 100 people.

4. For hospitals with less than 100 inpatients/mothers/month, all inpatients/mothers shall be surveyed within 1 month.

5. The sample size and sampling method of the survey of mothers giving birth at obstetric hospitals (or the obstetrics department of the general hospital) are similar to the survey of inpatients.

6. The mother giving birth at the hospital can be interviewed in both forms 4 and 5 or one form, depending on the mother's health condition and willingness to cooperate.

The mother giving birth at the hospital shall be interviewed for both forms No. 4 and 5 or one form, depending on the mother's health condition and willing cooperation.

3.3.4.2. For surveys of people going for medical examination and outpatients (hereinafter referred to as outpatients)

The selection of the sample of outpatients is based on the average number of outpatients visited per day.

1. For hospitals with more than 5,000 visits per day: surveying at least 300 outpatients for 1 survey period.

2. For hospitals with from 500 to 4999 visits per day: surveying at least 200 outpatients for 1 survey period.

3. For hospitals with from 100 to 499 visits per day: surveying at least 100 outpatients for 1 survey period.

4. For hospitals with less than 100 visits per day: surveying all outpatients on 2 days of the week (except Saturday and Sunday).

3.3.5. Sampling methods

3.3.5.1. For inpatient surveys:

To ensure randomness and representation, and at the same time to help the hospital to identify the dissatisfaction of patients, sampling methods are conducted as follows:

1. For hospitals with over 1,000 inpatients/day:

Each survey shall select at least 3 clinical departments, including 1 department with high bed-occupancy,1 department with medium bed-occupancy and 1 department with low bed-occupancy. Subsequent surveys will select other departments in turn. If the hospital has a service or treatment department on request, it will also be selected for survey like other treatment departments.

In each department, selecting patients according to the following method:

Getting a list of patients being treated (by software or by number). Each survey selects respectively 1 or more letters from A, B, C, etc. to X, Y.

Selecting the patient's name according to the first letter of the first name. In one day, the hospital can choose 1, 2, 3, etc. letters depending on the number of patients being treated, but the hospital needs to ensure that all patients having the same first letter of the first name are on the list. For example, the assurance of all patients named Ha, Hanh, Han, Hoan, Huong, Huy, Hoan, Hoa, Hung, Hoang, etc are included in the list for 1 day when conducting the survey and selecting the letter H

From the established list, patients who are to be discharged from the hospital patients for interviews are selectd; excluding patients who cannot answer or those who are hospitalized and do not have enough information to answer.

Conducting a survey to satisfy the required number of patients (300 or 200).

2. For hospitals with less than 1,000 inpatients/day, select a similar sample for enough 100 patients.

3. For hospitals with less than 100 inpatients/month, select a sample to survey all inpatients within 1 month or until there will be enough 100 forms, whichever comes first.

Requirements:

The hospital shall need to have a book or software to monitor the satisfaction survey. Such a book or software includes information such as planning, time to conduct the survey, name of the department selected to survey and names of letters selected in each round, assigning people to conduct, etc. Letter names are selected for survey respectively from A, B, C, etc. to X, Y.

After completing each survey, the hospital shall need to record information related to the survey, such as selected letters, the actual number of surveyors, and any arsing difficulties and problems, etc.

Selecting a sample based on the first letter of the patient's first name is a very important task. Hospitals shall need to comply with conducting uniformly nationwide with the sampling method to ensure randomness and science.

3.3.5.2. For outpatient survey:

According to the ability, resources, facilities, arranging medical examination departments and the actual situation of patients coming for examination, the hospital shall build its plan of the sampling method to be most appropriate and optimal within the hospital's capabilities and conditions (For example, the number of round surveys can be divided into several days of the week and several weeks of the year). However, all sampling plans shall need to ensure two important principles:

1. Ensuring random samples.

2. Ensuring collected information is objective and honest.

To select a random sample, the hospital shall randomly select patients according to numbers of medical registration forms according to the average number of examinations per day to select the appropriate k coefficient.

For example, the hospital shall examine 1,000 times/day, the number of forms for survey in one day is 100, so the coefficient k = 10. The survey team shall select a sample of 10 people apart, taking all patients with the number ending in 1, for example 11, 21, 31, 41, etc.

In the case of a hospital with 1,000 examinations/day but limited survey workers, only 20 outpatient forms shall be surveyed each day, the coefficient k is 50. In this case, for every 50 people, choosing one person, the selected examination numbers are 0050, 0100, 0150, 350, 500, etc.

The choice of the k coefficient shall be decided by the hospital, but it is necessary to ensure that the number of outpatients is representative of those who registered for examination at the beginning of the day and those who registered for examination at the end of the day. There shall be a difference between the satisfaction level of those who register early compared to those who register late.

Hospitals shall develop their sampling plans, but shall need to ensure randomness and representation when selecting surveyors. Hospitals can need to have written regulations if they have a separate sampling plan that differs from this Guideline.

If the person going for medical examination fills out the form themselves, the hospital shall issue the form to the patient at the same time as the medical examination number is issued. Before leaving the hospital, the patient shall return the form to the investigator or put it in the form box for comments.

If the hospital conducts a direct interview with the patient, the interview shall be done after the patient receives medicine at the pharmacy. In case the patient does not buy medicine, the interview shall be conducted after the patient completes the entire medical examination process and before leaving.

3.3.6. Investigators, surveyors

Human resources conducting the satisfaction survey include the following subjects:

1. Workers of the quality management department and members of the Quality Management network (note: those shall avoid wearing medical attire or name badges during the interview);

2. Workers of the customer care and social work department;

3. Professional investigators and surveyors are contracted with the hospital;

4. Students of medical and pharmaceutical universities and colleges;

5. Volunteers;

6. Patients shall fill out the form by themselves (after receiving detailed instructions).

4. PATIENT SATISFACTION SURVEY CONDUCTED BY A TEAM OF MANAGEMENT AGENCY

4.1. Survey design:  Cross-sectional study.

4.2. Survey cycle at least once a year during the year-end hospital inspection and evaluation (and mid-year if conducted by the management agency).

4.3. Survey time:  According to the size of the hospital, the actual situation and the consideration and decision of the head of the inspection and evaluation team; the patient satisfaction survey team shall select the survey time as follows:

1. Differ from the time when the inspection and evaluation team arrives at the hospital (for example, surveying before 1, 2, 3 days or 1 or 2 weeks, or appointing an independent surveyor of the team inspecting and evaluating hospital quality and providing results to the team).

2. At the same time when the inspection and evaluation team arrives at the hospital.

Notes: Teams shall prioritize choosing method 1 to conduct the survey.

4.4. Sample size:

4.4.1. For inpatient survey:

1. For hospitals with more than 30 inpatients/day, the survey shall be conducted at least 30 inpatients.

2. For hospitals with less than 30 inpatients/day, the survey shall be conducted for all inpatients who have been treated for 3 days or more.

4.4.2. For outpatient survey:

Surveying at least 30 outpatients.

Notes: In case the evaluation team has difficulties, limitations in time, human resources, and interviewing skills lead to the inability to collect 30 patients; teams shall reduce the number of inpatients and outpatients who need to be surveyed. The head and secretary of team shall be responsible for deciding on the number of patients but not less than 10 inpatients and 10 outpatients and must clearly state the reason for not collecting 30 forms in minutes and reports.

4.5. Sampling methods

4.5.1. For inpatient survey:

With the goal of ensuring randomness and representation, and at the same time helping the hospital to identify patients’ dissatisfaction, the sampling method is conducted as follows:

1. For hospitals with over 1,000 inpatients/day:

Selecting at least 3 clinical departments, including 1 department with high bed-occupancy,1 department with medium bed-occupancy and 1 department with low bed-occupancy.

In each department, selecting the patients according to the following method:

- To get a list of patients (by a software or book).

- To select the patient's name according to the first letter of the first name. In one day, the hospital can choose 1, 2, 3, etc. letters depending on the number of patients being treated, but the hospital needs to ensure that all patients having the same first letter of the first name are on the list. For example, the assurance of all patients named Ha, Hanh, Han, Hoan, Huy, Huong, Hoa, Hung, Hoang, etc. are included in the list for 1 day when conducting the survey and selecting the letter H

- In the established list, patients who are to be discharged from the hospital patients are selected for interview; excluding patients who cannot answer or those who are hospitalized and do not have enough information to answer.

- To conduct a survey for enough 30 patients, each department shall survey 10 inpatients. If the number of patients in three selected departments is not enough 30 people, other departments shall be selected continuously to satisfy the minimum sample size of 30 people.

2. For hospitals with less than 1,000 inpatients/day, select similar samples in different departments to have 30 patients.

3. For hospitals with less than 30 inpatients/day, select a sample of all inpatients preparing to be discharged.

4.5.2. For outpatient survey:

Depending on the actual situation and the team's human resources, the survey team shall select outpatients according to the plan of the number of medical registration forms or letter names as the sampling method conducted itself by the hospital. Sampling shall need to ensure the principle of selecting numbers or names of people going for medical examination (based on medical registration number) before meeting the person to be surveyed. The team shall need to select 30 people and reserve at least 10 more people. Investigators shall need to avoid going straight to the examination area and seeing which patients "seem" to be cooperating well or "seem" to have a lot of "frustration" to interview. This will affect the results and make judgments inconsistent with reality.

5. ANALYSIS OF DATA OF SATISFACTION SURVEYS

5.1. Calculating satisfaction scores (generally applicable to survey subjects)

- The patient's response options from 1 to 5 in satisfaction survey questions are scored from 1 to 5, respectively.

- The overall average satisfaction score is equal to the average score of all survey forms (compared to the maximum score of 5).

- Formula to calculate the overall average satisfaction score:

Numerator = [(Total score of all satisfaction survey questions of the first person) / (Total number of questions)] + [(Total score of all satisfaction survey questions of the second person) / (Total number of questions)] + [(Total score of all satisfaction survey questions of the nth person) / (Total number of questions)].

Denominator = Total number of people surveyed.

- The average score of each aspect is the average score of questions belonging to each aspect of all survey forms (compared to the maximum score of 5).

5.2. Calculating satisfaction rate (generally applicable to survey subjects)

- Calculating overall satisfaction rate (maximum 100%):

+ Numerator = {[(Total number of questions having answeres at level 4 + Total number of questions having answeres at level 5 of the first person) / (Total number of questions)] + [(Total number of questions having answeres at level 4 + Total number of questions having answeres at level 5 of the second person) / (Total number of questions)] + [(Total number of questions having answeres at level 4 + Total number of questions having answeres at level 5 of the nth person) / ( Total number of questions)]} x 100.

Denominator = Total number of people surveyed.

- Satisfaction rate for each aspect: applying the same calculation method.

5.3. Overall satisfaction indicator

Calculating the comprehensive satisfaction indicator:

+ Numerator = {(The first person has all satisfactory answers at level 4 or 5) + (The second person has all satisfactory answers at level 4 or 5) + (The nth person has all satisfactory answers at 4 or 5)} x 100

(The numerator excludes those who answered any of questions in levels 1, 2, 3);

+ Denominator = Total number of people surveyed.

5.4. Response rate compared to expectations

Response rate compared to expectations is calculated by the overall average rate of all surveyed subjects. Hospitals shall calculate other indicators developed and regulated by the hospital.

6. ENTERING DATA, WRITING REPORTS AND PUBLISHING RESULTS

6.1. Entering data

Hospitals and evaluation teams shall select from the following methods:

1. Interviewing and filling out information on paper forms, then entering data into the computer by using the office software (such as excel, data), then analyzing data.

2. Interviewing and filling out information in the online software by using phones, tablets, or desktop computers. The software shall automatically analyze and extract results for hospitals and evaluation teams as required.

6.2. Hospitals writing reports

The hospital shall extract results on online software, extract data and analyze other aspects in more depth (if someone analyzes the data). The hospital shall compare satisfaction rates and patient feedback between clinical departments, then write reports. The report shall have the identification of main issues making patients unsatisfied, and the appendix with detailed comments and suggestions from patients. According to the findings from the survey, the hospital shall create the list of prioritized issues that need to improve quality.

6.3. Inspection and evaluation teams writing reports

After conducting the survey, the worker who shall be assigned to conduct the survey shall enter data and extract results on the online software.

The result of the survey team's patient satisfaction survey shall need to be compared with the result of the hospital's survey.

The result of the survey team's patient satisfaction survey shall be published along with the evaluation result according to the set of criteria for hospital quality.

If the result of the satisfaction rate survey is very high and inconsistent with the quality evaluation results: the evaluation team shall not publish the result of the satisfaction indicator, only need to publish the patients' opinions and notable findings in the survey. The team shall need to learn from experience and review whether the survey method and process were conducted objectively, honestly, scientifically, etc. according to guidance. For example, if the team only surveys satisfaction on the day when the team comes to inspect and evaluate the hospital quality, the satisfaction rate shall be inaccurate due to the influence of many causes and impacts.

Note: the comprehensive satisfaction indicator shall be the indicator that has been included in satisfaction survey activities of the Ministry of Health since 2019 according to this Decision to monitor quality improvement. Hospitals and survey teams of management agencies shall be not required to publish the results of the comprehensive satisfaction indicator.

7. HEALTH WORKER SATISFACTION SURVEYS

7.1. The hospital conducting its health worker satisfaction survey

The hospital shall conduct the health worker satisfaction survey based on scientific, objective, honest principles, not writing the name of the respondent, ensuring confidentiality of information.

The hospital shall conduct itself the survey in the form of sampling all leaders, managers, and workers of the hospital or conduct the survey with each department respectively.

Surveying and filling out forms are conducted by entering data directly on the online software or filling out itself forms on papers. The unit assigned to conduct the survey used the form box for health workers to fill out and put in the form box.

The collection of survey forms shall be conducted at least once a year, each survey shall extend from 1 to 3 days to 2 weeks.

The methods of analyzing and writing reports on health worker satisfaction shall be conducted similarly to guidance for patient satisfaction surveys.

The department being in charge of the survey shall extract results on the online software or add other data analysis methods.

Notes:

The department assigned to conduct the health worker satisfaction survey shall be responsible for ensuring that 100% of the interviewee's information shall be kept confidential, even in cases where the Board of directors requests relevant information to find the interviewee.

If a hospital conducts a "health worker satisfaction survey" in the situation that health workers and leaders of departments fear of revealing confidentiality of information and possibly being reprimanded for responding to unsatisfactory opinions, the department assigned to conduct the health worker satisfaction survey shall not need to conduct the survey, but the reason must be clearly stated: "the survey can not be done because the hospital lost internal democracy".

7.2. The evaluation team conducting the health worker satisfaction survey

The evaluation team of the management agency shall inspect the conduct of the “health worker satisfaction survey” conducted by the hospital during the year on the online software and examine books, minutes, reports, etc about the worker satisfaction survey conducted by the hospital.

The team’s survey shall be conducted as follows:

- Randomly selecting health workers representing departments/rooms:

+ Selecting departments with many sources of revenue, departments with few sources of revenue, departments with many patients and departments with few patients, departments with patients being treated and departments/rooms with indirect or no patients;

+ Selecting health workers with representatives of doctors, pharmacists, nurses, technicians, and management positions;

- Selecting a survey sample size of at least 30 people.

The team shall conduct the survey according to the following 3 methods: (members of the team shall select the appropriate method):

1. Guiding health workers to fill out the online software by themselves (pre-login with the authority’s survey account);

2. Distributing paper forms for health workers to fill out, setting a time, and collecting forms;

3. Interviewing health workers directly in a separate space and location without other health workers attending the interview, then entering data on the online software.

Notes:

The management agency's evaluation team conducting the health worker satisfaction survey shall be responsible for ensuring that 100% of the interviewee's information shall be kept confidential, even in cases where the Board of directors requests relevant information to find the interviewee.

If the evaluation team does not have enough skills and expertise to conduct objectively, democratically, and scientifically the health worker satisfaction survey and have a risk of not being able to keep the confidentiality of information of health workers, the team shall not conduct surveys and clearly record them in minutes of inspection and evaluation of hospital quality.

8. THE SATISFACTION SURVEY ACCOUNT

8.1. Department of Health and Health ministries, branches

All Departments of Health shall be provided with login names and passwords for the satisfaction survey conducted by the management agency.

The account of the Department of Health shall view surveys of all affiliated hospitals but can not change the information.

8.2. Hospitals

Each hospital shall be provided with a hospital code to enter the form, and also provided with a login name and password.

For newly established hospitals, the Department of Health shall fill out the hospital's information according to the registration form and send it to the Department of Medical Services Administration in writing or by email at: chatluongbenhvien@gmail.com.

The hospital shall automatically enter information according to the registration form to request a satisfaction survey account on the online software.

If hospitals change information, for example changing the hospital name, scale, and focal point, hospitals themselves update their information on the online software.

Notes:

During the conduct of the patient and health worker satisfaction survey, if the hospital or the quality inspection and evaluation team of the hospital encounters difficulties or problems, such hospital or team shall contact the Department of Medical Services Administration, Department of Quality Management and Line Direction for answers.

9. APPLICATION FORM FOR SATISFACTION SURVEY ACCOUNT

9.1. Details of the Department of Health

1. Name of Department of Health:

2. Full name of person filling out the Department’s information:

3. Position:

4. Phone number:

5. Email address to send the account:

9.2. Details of the hospital

1. Name of the hospital (clearly and fully stating hospital, institute or medical center):

2. Hospital code issued by the Ministry of Health/Department of Health to conduct medical examination and treatment under health insurance:

3. Level:

4. Rank:

5. Type of hospital* (selecting from 1 to 9 according to guidance below)

6. Number of beds according to the assigned or approved plan:

7. Actual number of beds (according to the hospital's statistical data before the application date):

8. Total number of health workers in the hospital (according to the hospital's statistical data before the application date):

9. Total number of doctors in the entire hospital (including regular, specialized and postgraduate doctors):

10. Total number of nurses and midwives in the entire hospital (including post-secondary school, college and university):

11. Average number of medical examinations per day (averaged in 1 month before registration):

12. Average number of inpatients per day (averaged in 1 month before registration):

13. Full name of person filling out the hospital’s information:

14. Position:

15. Phone number:

16. Hospital’s email address (shared or personal email assigned):

* Type of hospital, filling out numbers from 1 to 9 according to the following content:

1. Public hospitals covering their current expenditures and investment expenditures;

2. Public hospitals covering their current expenditures;

3. Public hospitals covering part of their current expenditures;

4. Public hospitals’ current expenditures covered by the State;

5. Private hospitals having domestic owners;

6. Private hospitals having foreign owners;

7. Private, joint-venture, and affiliated hospitals in domestic and foreign;

8. Other types, clearly stating;

9. Public hospitals assigned full autonomy.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 3869/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất