Quyết định 2968/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola

thuộc tính Quyết định 2968/QĐ-BYT

Quyết định 2968/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2968/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thị Xuyên
Ngày ban hành:08/08/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh Ebola

Ngày 08/08/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 2968/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola, khẳng định thời gian ủ bệnh trung bình là 02 - 21 ngày; các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do vi rút Ebola bao gồm: Người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết; thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bệnh; nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân và nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
Người nhiễm bệnh thường có các triệu chứng như: Sốt cấp tính; đau đầu, đau mỏi cơ; nôn/buồn nôn; tiêu chảy; đau bụng; viêm kết mạc; phát ban; xuất huyết; chảy máu nơi tiêm truyền; ho máu, chảy máu chân răng... Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
Để tránh lây nhiễm vi rút Ebola, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt; khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời; đặc biệt, tại các cơ sở điều trị, cần thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn.
Người tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân được yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân, rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh; hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng và phải được theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Xem chi tiết Quyết định2968/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------
Số: 2968/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2014
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DO VI RÚT EBOLA
-------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
 
 
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tại Công văn số 409/BVNĐTW ngày 8/8/2014 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola,
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola.
Điều 2. Giao Hội đồng chuyên môn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola thành lập theo Quyết định số 2929/QĐ-BYT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu, cập nhật hướng dẫn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola phù hợp theo diễn biến của bệnh dịch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để b/cáo);
- Văn phòng CP (để b/cáo)
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Các Thứ trưởng (để ph/hợp chỉ đạo);
- Website Bộ Y tế, website Cục QLKCB;
- Lưu: VT, KCB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên
 
HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DO VI RÚT EBOLA
(Ban hành kèm Quyết định số 2968/QĐ-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
 
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch. Vi rút có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng.
- Vi rút Ebola là một trong ba giống thuộc họ Filoviridae family (filovirus), cùng với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau là:
+ Zaire ebolavirus (EBOV)
+ Sudan ebolavirus (SUDV)
+ Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
+ Taï Forest ebolavirus (TAFV).
+ Reston ebolavirus (RESTV)
Trong đó BDBV, EBOV, và SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi, trong khi RESTV và TAFV chưa từng gây dịch.
- Đối tượng nguy cơ mắc bệnh:
+ Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…)
+ Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh
+ Nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân
+ Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân
II. Triệu chứng
1. Lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh trung bình là 2-21 ngày
- Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
+ Sốt cấp tính
+ Đau đầu, đau mỏi cơ
+ Nôn/buồn nôn
+ Tiêu chảy
+ Đau bụng
+ Viêm kết mạc
- Phát ban: Ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.
- Triệu chứng xuất huyết
+ Đi ngoài phân đen
+ Chảy máu nơi tiêm truyền
+ Ho máu, chảy máu chân răng
+ Đái máu
+ Chảy máu âm đạo
2. Xét nghiệm
- Công thức máu: thường có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
- Hóa sinh máu: tăng AST, ALT. Creatinin máu và ure có thể tăng trong thời gian tiến triển của bệnh
- Đông máu: rối loạn đông máu nội quản rải rác
- Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu
- Xét nghiệm phát hiện căn nguyên: tìm kháng nguyên, kháng thể, PCR và nuôi cấy vi rút. Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là máu được bảo quản trong môi trường vận chuyển và tuân theo quy định an toàn vận chuyển vi rút lây truyền qua đường máu.
IV. Chẩn đoán ca bệnh Ebola:
1. Ca bệnh nghi ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng:
+ Tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của bệnh nhân được xác định hoặc nghi nhiễm Ebola
+ Sống hay đi tới vùng dịch Ebola đang lưu hành
+ Trực tiếp xử lý, tiếp xúc với dơi, chuột hoặc động vật linh trưởng từ các vùng dịch tễ
- Có biểu hiện lâm sàng của bệnh
2. Ca bệnh xác định:
Là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR dương tính.
3. Chẩn đoán phân biệt:
- Bệnh do vi rút Ebola cần phải phân biệt với:
+ Sốt xuất huyết Dengue
+ Bệnh do Streptococcus suis
+ Nhiễm trùng huyết do não mô cầu
+ Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn
+ Leptospira
+ Sốt rét có biến chứng
V. Điều trị
1. Nguyên tắc điều trị:
- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ
- Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.
2. Điều trị hỗ trợ:

Triệu chứng
Xử trí
Sốt > 38oC
- Hạ nhiệt bằng Paracetamol: 10-15mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ, không quá 60mg/kg cân nặng/ngày.
- Tránh dùng các NSAIDs (Diclofenac, Ibupropen,…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu.
Đau
- Giảm đau bằng Paracetamol (nếu mức độ nhẹ) hoặc Morphin (nếu mức độ trung bình hoặc nặng).
- Tránh dùng các NSAIDs (Diclofenac, Ibupropen,…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu.
Tiêu chảy, nôn, có dấu hiệu mất nước
- Cho uống Oresol ngay cả khi không có dấu hiệu mất nước.
- Theo dõi sát các dấu hiệu mất nước và bù dịch tương ứng theo phác đồ.
- Buồn nôn và nôn rất thường gặp. Các thuốc chống nôn có thể làm giảm triệu chứng và giúp bệnh nhân uống được Oresol. Đối với người lớn: Chlorpromazine 25-50mg, tiêm bắp 4 lần/ngày hoặc Metoclopramide 10mg, tiêm tĩnh mạch/uống 3 lần/ngày đến khi bệnh nhân hết nôn. Đối với trẻ em trên 2 tuổi: dùng Promethazine, chú ý theo dõi các dấu hiệu ngoại tháp.
Co giật
- Dùng Diazepam để cắt cơn giật, người lớn: 20mg, trẻ em: 0,1-0,3mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm. Sau đó khống chế cơn giật bằng Phenobacbital, người lớn: 10mg/kg, trẻ em: 10-15mg/kg, truyền tĩnh mạch chậm trong 15 phút.
Dấu hiệu của chảy máu cấp/tái nhợt mức độ trung bình đến nặng/các dấu hiệu cấp cứu của sốc giảm khối lượng tuần hoàn
- Truyền máu và các chế phẩm của máu.
Sốc, suy đa tạng (nếu có)
- Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, duy trì huyết áp, lợi tiểu.
- Lọc máu, hỗ trợ ECMO khi có chỉ định
3. Lưu ý với một số nhóm bệnh nhân:
- Phụ nữ mang thai: có nguy cơ sảy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao. Việc chỉ định dùng oxytocin và các can thiệp sau sinh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn nhằm giúp bệnh nhân cầm máu.
- Phụ nữ cho con bú: vi rút Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú.
4. Tiêu chuẩn xuất viện:
Bệnh nhân được xuất viện khi:
- ≥ 3 ngày không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải vi rút ra môi trường như: đi ngoài phân lỏng, ho, chảy máu,…
- Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt, tình trạng bệnh nhân ổn định, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày.
- Trong trường hợp làm được xét nghiệm:
+ Kết quả PCR vi rút Ebola âm tính (từ ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát).
+ Nếu xét nghiệm PCR vi rút Ebola âm tính 2 lần liên tiếp, làm cách nhau tối thiểu 48 giờ, trong đó có ít nhất 1 xét nghiệm làm vào ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát mà các triệu chứng lâm sàng không cải thiện, có thể chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực cách ly để tiếp tục chăm sóc.
VI. Phòng lây nhiễm vi rút Ebola
1. Nguyên tắc
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.
- Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời.
- Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây.
- Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế.
2. Đối với người bệnh
- Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.
- Vi rút Ebola tiếp tục được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ vì vậy cần tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện.
- Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.
3. Đối với người tiếp xúc gần:
- Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng.
- Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ebola. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
4. Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị:
- Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
5. Khử trùng xử lý môi trường và chất thải bệnh viện:
Tuân thủ qui trình về xử lý môi trường, chất thải theo qui định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác.
6. Vắc xin phòng bệnh đặc hiệu:
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với vi rút Ebola.
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

Decision No.2968/QD-BYT dated August 8, 2014 of the Ministry of Health guiding the diagnosis and treatment on disease caused by Ebola virus

Pursuant to the Government s Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of National Hospital of Tropical Diseases in Dispatch No. 409/BVNDTW dated August 08, 2014 providing Guidance on diagnostic and treatment of diseases caused by Ebola virus,

At the request of Medical Service Authority – the Ministry of Health,

DECIDES:

Article 1.Guidance on diagnosis and treatment of EBOLA virus diseases is issued with this Decision

Article 2.The Guidance shall be updated by the Council established under Decision No. 2929/QD-BYT dated August 07, 2014 of the Ministry of Health.

Article 3.This Decision takes effect on the signing date.

Article 4.Chief of the Ministry Office , Director of Medical Service Authority, Chief Inspector of the Ministry of Health, Departments of the Ministry of Health, Directors of hospitals affiliated to the Ministry of Health; Directors of Services of Health, heads of health authorities of other Ministries, heads of relevant units shall implement this Decision./.

For the Minister of Health

The Deputy Minister

Nguyen Thi Xuyen

 

GUIDANCE

DIAGNOSIS AND TREATMENT OF EBOLA VIRUS DISEASE

(Issued with the Decision No. 2968/QD-BYT dated August 08, 2014 of the Ministry of Health)

I. OVERVIEW

- Ebola virus disease (once called Ebola hemorrhagic fever) is a severe infectious disease with the fatality rate of up to 90%.  The disease is spread due to direct contact with tissues, blood, and bodily fluids of infected animals or humans, which could lead to an outbreak. The virus can be transmitted from human to human due to direct contact with bloods through wounds on the skin or mucous membranes, with bodily secretions and fluids (feces, urine, saliva, semen) of infected patients. People can also be infected Ebola when touching tools or belongings of infected patients such as clothing, linens, used needles.

- Ebola virus is one of three genera of Filoviridae family (filovirus). The other two are Marburgvirus and Cuevavirus. There are five species of ebolaviruses including:

+ Zaire ebolavirus (EBOV)

+ Sudan ebolavirus (SUDV)

+ Bundibugyo ebolavirus (BDBV)

+ Taï Forest ebolavirus (TAFV).

+ Reston ebolavirus (RESTV)

BDBV, EBOV, and SUDV have caused major epidemics in Africa, while RESTV and TAFV have never caused any epidemic.

- Targets of infection:

+ Hunters and people who live in the forest and come into contact with infected or infected dead animals (chimpanzees, apes, monkeys, antelopes, porcupines, fruit bats, etc.)

+ Family members of the patients or people having close contact with the infected patients

+ Undertakers and people having physical contact with the infected patients’ dead bodies.

+ Health workers who directly take care of infected patients

II. Symptoms

1. Clinical symptoms

- The incubation period varies between 2 and 21 days

- Common symptoms include:

+ Acute fever

+ Headache, muscle pain and weariness

+ Vomiting/nausea

+ Diarrhoea

+ Stomach pain

+ Conjunctivitis

- Rash: initially a dark red color as small as pins at hair follicles, then maculopapular rash with clear boundaries, and ultimately spread usually within the first week of infection.

- Haemorrhage symptoms

+ Black stool

+ Bleeding from injection sites

+ Coughing up blood, gingival bleeding

+ Blood in urine

+ Vaginal bleeding

2. Testing

- Blood formula: usually leucopenia, thrombocytopenia

- Increase in AST, ALT Creatinine and urea in blood may increase while the disease develops

- Coagulation: disseminated intravascular coagulation

- Urine test: proteinuria

- Test for causes: looking for antigens, antibodies, PCR, and virus culture Samples used for testing are blood that are preserved during transport medium and conformable with regulations on transport of blood-borne viruses.

IV. Ebola diagnosis

1. Suspected cases:

- Having an epidemiological link within 03 weeks before symptoms are observed:

+In direct contact with blood or bodily fluids of patients with confirmed or suspected Ebola virus disease

+ Living in or going to epidemic areas

+ In direct contact with bats, rats, or primates from epidemic areas

- - Having clinical symptoms of the disease

2. Confirmed cases:

Confirmed cases are suspected cases that are confirmed by positive PCR test.

3. Distinguishing diagnosis:

- Ebola virus disease must be distinguished from:

+ Dengue hemorrhagic fever

+ Streptococcus suis disease

+ Septicemia due to meningococcal disease

+ Septicemia and septic shock

+ Leptospira

+ Malaria with complications

V. Treatment

1. Principles of treatment

- No specific treatment exists; treatment is primarily supportive in nature.

- All suspected cases must undergo examination at hospitals, isolated, and sampled to test. Confirmed cases must be hospitalized and completely isolated.

2. Supportive treatment:

Symptom

Response

Fever > 38oC

- Reduce temperature with Paracetamol: 10-15 mg/kg of body weight every 4 – 6 hours, not more than 60 mg/kg of body weight per day

- Avoid using NSAIDs (Diclofenac, Ibuprofen, etc.) or medicines that contain Salicylate medicines because they will worsen coagulation.

Pain

- Reduce pain with Paracetamol (if pain is mild) or morphine (if pain is moderate or severe)

- Avoid using NSAIDs (Diclofenac, Ibuprofen, etc.) or medicines that contain Salicylate medicines because they will worsen coagulation.

Diarrhoea, vomiting, showing signs of dehydration

- Administer Oresol even when there are no signs of dehydration

- Monitor the signs of dehydration and carry out rehydration according to the treatment regimen

- Vomiting and nausea are very common. Antiemetics might help reduce the symptoms and enable the patient to take Oresol For adults: Chlorpromazine 25-50mg, intramuscular injection 4 times per day; or Metoclopramide 10mg, intravenous injection or oral administration 3 times per day until vomiting stops. For children over 2 years: administer Promethazine, monitor signs

Convulsions

- Use Diazepam to stop the convulsion. Adults: 20 mg; Children: 0.1 – 0.3 mg/kg, slow intravenous injection. Then suppress the convulsion with Phenobacbital. Adults: 00 mg/kg; Children: 10 - 15 mg/kg, slow intravenous injection for 15 minutes.

Signs of acute bleeding/paleness, emergency signs of hypovolemic shock

- Transfuse blood and blood products

Shock, multiple organ dysfunction (if any)

- Ensure the circulatory volume, fluid balance; maintain blood pressure and urine production.

- Filter blood, perform ECMO is necessary

3. Cautions to some groups of patients

- Pregnant women face a very high risk of miscarriage/preterm delivery, and postpartum bleeding. The administration of oxytocin and postpartum intervention must comply with instruction in order to stop the bleeding.

- Breastfeeding women: Ebola virus can be transmitted through breast-milk. If the mother is suspected of having Ebola virus disease, the mother and her children must be hospitalized and isolated until they are treated. The mother should stop breastfeeding.

4. Criteria for discharge

A patient shall be discharged when:

- There is no fever for at least 3 days without signs of discharge of virus into the environment such as watery stool, coughing, bleeding, etc.

- Clinical symptoms are reduced, the patient’s condition is stable, and the patient can do everyday activities himself/herself.

- With regard to test results:

+ Negative PCR test (from the 3rdday after first symptoms)

+ If clinical symptoms are not reduced after 2 negative PCR tests that are carried out at an interval of 48 hours, one of which is carried out on the 3rdday or later from first symptoms, the patient may be taken care of outside the isolation ward.

VI. Prevention of Ebola virus prevention

1. Principles

- Takes measures to prevent and control contamination.

- Examine and isolate people suspected of Ebola infection.

- Medical facilities must take standard prevention measures and prevention according to routes of transmission.

- Provide information and reports the cases in accordance with Circular No. 48/2010/TT-BYT dated December 31, 2010 of the Ministry of Health.

2. Patients

- Isolate and treat patients at medical facilities in accordance with instructions of the Ministry of Health.

- Use personal protective equipment to minimize transmission.

- Avoid coming into contract with or moving patients; use personal protective equipment and specialized vehicles when it is necessary to move patients. Contaminated, dumped items, and excrements of patients must be treated and sterilized as prescribed.

- Ebola virus can be able to persist in semen and breast-milk, thus it is necessary to inform patients of how to prevent transmission after they are discharged.

- Dead bodies must be handled in accordance with Circular No. 02/2009/TT-BYT dated May 26, 2009 on guidelines for hygienic burial and cremation.

3. People in close contact:

- Wear personal protective equipment when taking care of patients (N95 facemask, safety glasses, hats, gloves, boots, clothing); wash hands with soap or antiseptic solutions after being in contact with patients.

- Avoid being contact with patients

- Practice proper personal hygiene, regularly wash hands with soap; use antiseptics for the nasal route.

- Make a list of people in close contact and monitor their health for 21 days from the last contact. Inform the people in contact of the signs of the disease, prevention and treatment so that they can avoid infection, monitor their own health, and recognize symptoms of Ebola virus diseases themselves. Notify the nearest medical facility if the symptoms are observed for timely diagnosis and treatment.

4. Transmission prevention at treatment facilities:

- Adhere to regulations on classifying, isolating, and treating patients, take measures for controlling contamination, provide personal protective equipment for health workers, caretakers, and other patients at the facility in accordance with instructions of the Ministry of Health.

5. Sterilization, environmental remediation, and waste treatment at hospitals:

Comply with the procedures of environmental remediation and waste treatment applied to isolated areas for highly infectious diseases.

6. Vaccines:

No vaccine against Ebola virus is currently available.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2968/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất