Quyết định 2957/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

thuộc tính Quyết định 2957/QĐ-BYT

Quyết định 2957/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2957/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành:10/07/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sử dụng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu ngay khi nghi ngờ mắc bệnh

Ngày 10/7/2020, Bộ Y tế đã ra Quyết định 2957/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Theo đó, thời gian ủ bệnh của bạch hầu họng từ 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng; Thời kỳ khởi phát, người bệnh thường sốt 37,5o - 38oC, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu; Vào ngày thứ 2-3 của bệnh, người bệnh sốt 38o - 38,5o, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ;…

Bên cạnh đó, nguyên tắc điều trị bao gồm: Phát hiện sớm, cách ly khi phát hiện ca bệnh; Sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD) và kháng sinh ngay (penicillin G, erythromycin, azithromycin) để ngăn chặn các biến chứng để giảm tử vong; Theo dõi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các biến chứng; Chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

Cụ thể, sử dụng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD) ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, không phụ thuộc vào lứa tuổi và cân nặng. Cần test trước khi tiêm, nếu dương tính thì áp dụng phương pháp giải mẫn cảm (Besredka);…

Ngoài ra, tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh; Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh;…

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định2957/QĐ-BYT tại đây

tải Quyết định 2957/QĐ-BYT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

Số: 2957/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH HẦU

-----

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Xét biên bản họp ngày 09/7/2020 của Hội đồng chuyên môn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Điều 2. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Trường Sơn

 

HƯỚNG DẪN

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH HẦU
(Ban hành kèm theo Quyết định số         /QĐ-BYT ngày     tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên. Bệnh thường găp ở trẻ em < 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim. Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bệnh bằng vắc-xin.

2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Vi khuẩn bạch hầu là cầu trực khuẩn gram (+), hình chuỳ dài 1-9 µm, rộng 0,3 - 0,8 µm, không di động, không có vỏ, không tạo nha bào. Trực khuẩn bạch hầu sống lâu ở giả mạc và họng của bệnh nhân. Trong điều kiện thiếu ánh sáng vi khuẩn sống tới 6 tháng và tồn tại lâu trên các đồ chơi của trẻ bị bạch hầu, áo choàng của nhân viên y tế...Vi khuẩn bạch hầu chết ở nhiệt độ 58oC trong vòng 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn chết trong vài giờ.

3. LÂM SÀNG

Hay gặp nhất là bạch hầu họng (70%), bạch hầu thanh quản (20-30%), bạch hầu mũi (4%), bạch hầu mắt (3-8%), bạch hầu da...

3.1. Bạch hầu họng

3.1.1. Thời gian ủ bệnh: từ 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng.

3.1.2. Thời kỳ khởi phát:

- Người bệnh thường sốt 37,5o - 38oC, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu.

- Khám họng: Họng hơi đỏ, a-my-dan có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên. Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.

3.1.3. Thời kỳ toàn phát: Vào ngày thứ 2-3 của bệnh.

- Toàn thân: Người bệnh sốt 38o - 38,5o, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ.

- Khám họng: có giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên a-my-dan; trường hợp nặng giả mạc lan trùm lưỡi gà và màn hầu. Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì vài giờ sau mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường.

- Hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.

3.2. Bạch hầu ác tính

Có thể xuất hiện sớm ngày 3-7 ngày đầu của bệnh. Bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng sốt cao 39-40oC, giả mạc lan rộng, khắp hầu họng và môi. Hạch cổ sưng to biến dạng dẫn đến hình cổ bạnh, có nhiều biến chứng sớm viêm cơ tim, suy thận và tổn thương thần kinh.

3.3. Bạch hầu thanh quản

- Ít gặp bạch hầu thanh quản đơn thuần, thường là bạch hầu họng-thanh quản.

- Bệnh cảnh lâm sàng bao gồm: viêm thanh quản cấp (ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở chậm thì hít vào, có tiếng rít thanh quản) giai đoạn muộn sẽ dẫn đến ngạt thở.

4. CẬN LÂM SÀNG

4.1. Xác định căn nguyên

+ Bệnh phẩm: lấy dịch hầu họng ngoáy ở vùng rìa xung quanh giả mạc (tăm bông lấy bệnh phẩm được bảo quản trong môi trường Amies hoặc môi trường Stuart, vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt).

+ Nhuộm soi tìm vi khuẩn hình thái bạch hầu: Trực khuẩn gram (+), hình chuỳ.

+ Nuôi cấy trên môi trường thạch máu, môi trường chọn lọc Loeffle (Tellurite kali) (hoặc môi trường Cystine tellurite blood agar - CTBA) tìm vi khuẩn bạch hầu, xác định độc tố bạch hầu (Toxigenicity testing bằng VD: Elek test).

+ Dùng kĩ thuật PCR xác định gen độc tố bạch hầu ở cơ sở có điều kiện thực hiện.

4.2. Các xét nghiệm thường quy và theo dõi, phát hiện các biến chứng

(công thức máu, men gan, men tim, ure, creatinine, điện giải, glucose máu, khí máu nếu cần, điện tâm đồ, tổng phân tích nước tiểu, XQ ngực…)

5. CHẨN ĐOÁN

5.1. Ca bệnh nghi ngờ

- Lâm sàng: Có bệnh cảnh lâm sàng của bệnh bạch hầu, giả mạc vùng hầu họng ở vùng tổn thương.

- Dịch tễ học: Người bệnh có đi và đến từ vùng đang có dịch bạch hầu hoặc ở vùng từng có ổ dịch bạch hầu trong 5 năm gần đây.

5.2. Chẩn đoán xác định

Ca bệnh nghi ngờ kèm theo xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu dương tính

5.3. Chẩn đoán phân biệt

5.3.1. Các viêm a-my-dan hốc mủ có giả mạc mủn do các nguyên nhân khác như:

- Liên cầu nhóm A

- Bệnh viêm họng Vincent

- Epstein-Barr vi rút (EBV)

- Nấm họng candida

5.3.2. Các viêm thanh quản do nguyên nhân khác

- Viêm thanh quản do vi rút

- Áp xe thành sau họng

- Phản vệ

5.3.3. Biến chứng bạch hầu với các căn nguyên khác gây

- Viêm cơ tim

- Viêm thận

- Liệt thần kinh

6. ĐIỀU TRỊ

6.1. Nguyên tắc điều trị

- Phát hiện sớm, cách ly khi phát hiện ca bệnh

- Sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD) và kháng sinh ngay (penicillin G, erythromycin, azithromycin) để ngăn chặn các biến chứng để giảm tử vong

- Theo dõi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các biến chứng

- Chăm sóc toàn diện cho người bệnh

6.2. Điều trị cụ thể

6.2.1. Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD)

Sử dụng ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, không phụ thuộc vào lứa tuổi và cân nặng. Cần test trước khi tiêm, nếu dương tính thì áp dụng phương pháp giải mẫn cảm (Besredka)

- Bạch hầu hầu họng hoặc thanh quản trong 2 ngày đầu: 20.000 - 40.000 UI

- Bạch hầu mũi họng: 40.000 - 60.000 UI

- Bạch hầu ác tính: 80.000 - 100.000 UI

Trong thể nặng, có thể xem xét truyền tĩnh mạch SAD (cần theo dõi sát các dấu hiệu phản vệ và chuẩn bị sẵn sàng để cấp cứu phản vệ nếu xảy ra). Cách thức truyền: Pha toàn bộ SAD trong 250 - 500ml muối 0,9% truyền tĩnh mạch chậm 2-4 giờ.

* Phương pháp Besredka

a) Tiêm 0,1 ml huyết thanh bạch hầu và đợi 15 phút. Nếu không có phản ứng thì tiêm thêm 0,25 ml huyết thanh bạch hầu. Nếu không có phản ứng sau 15 phút thì tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch phần còn lại.

b) Nếu người bệnh có biểu hiện sự nhạy cảm khi thử phản ứng, thì không nên dùng toàn bộ liều. Tiến hành giải mẫn cảm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

6.2.2. Kháng sinh

- Penicillin G: 50.000 - 100.000 đơn vị/kg/ngày chia 2 lần, tiêm bắp 14 ngày cho đến khi hết giả mạc.

- Hoặc Erythromycin uống: trẻ em 30-50mg/kg/ngày; người lớn 500mg x 4 lần/ngày dùng 14 ngày cho đến khi hết giả mạc.

- Hoặc Azithromycin: trẻ em: 10-12mg/kg/ngày, người lớn: 500mg/ngày x 14 ngày.

6.2.3. Các điều trị khác

- Hỗ trợ hô hấp: Thông thoáng đường thở (nếu khó thở thanh quản độ II cần chỉ định mở khí quản giúp thông thoáng đường thở). Sử dụng Oxy liệu pháp sớm nếu có suy hô hấp, nếu không đáp ứng với Oxy có thể thở máy không xâm nhập/xâm nhập tùy mức độ với trường hợp có suy hô hấp.

- Hỗ trợ tuần hoàn: đảm bảo cung cấp đầy đủ nước điện giải theo nhu cầu có tính đến bù trừ nếu sốt cao, khó thở, nôn… Trong những trường hợp có sốc (da lạnh, dấu hiệu làm đầy mao mạch ≥ 3 giây, HA tâm thu < 90 mmHg ở người lớn, nước tiểu < 0,5ml/kg/giờ) sau bù dịch đủ (áp lực tĩnh mạch trung tâm 12-14 cm H2O, hoặc đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới,....không hiệu quả) nên sử dụng thuốc vận mạch để đảm bảo huyết áp trung bình ≥ 65mmHg và Lactat máu < 2 mmol/l. Chú ý đánh giá quá tải dịch.

- Cân bằng nước điện giải.

- Nếu bệnh nhân có rối loạn nhịp tim (block nhĩ thất cấp 2 Mobitz II có thể dùng máy tạo nhịp tạm thời Pacemaker ngoài da hoặc qua tĩnh mạch cảnh.

- Với trường hợp viêm cơ tim điều trị theo phác đồ viêm cơ tim, nếu viêm cơ tim nặng hoặc có sốc tim không đáp ứng với trợ tim có thể dùng ECMO V-A cho bệnh nhân nếu có điều kiện.

- Bệnh nhân có suy đa tạng, suy thận có thể lọc máu liên tục (CVVH) nếu có chỉ định.

- Có thể sử dụng corticoid trong trường hợp bạch hầu ác tính, và bạch hầu thanh quản có phù nề nhiều.

- Đảm bảo dinh dưỡng: tĩnh mạch hoàn toàn hay kết hợp qua đường tiêu hóa tùy thuộc tình trạng người bệnh.

6.2.4. Tiêu chuẩn xuất viện và theo dõi điều trị

- Bệnh nhân ổn định sau 2 - 3 tuần điều trị

- Soi cấy kiểm tra 2 lần âm tính và không biến chứng.

- Phải tiêm phòng bạch hầu sau khi xuất viện

- Theo dõi tiếp ngoại trú đủ 60-70 ngày

7. PHÒNG BỆNH

- Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.

- Rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn.

- Phòng bệnh bằng vắc-xin bạch hầu: trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vắc-xin đa giá: bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ. Bắt đầu tiêm từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi.

- Với người tiếp xúc: Xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày.

+ Tiêm 1 liều đơn benzathine penicillin (trẻ ≤ 5 tuổi 600.000 đơn vị; trẻ > 5 tuổi 1.200.000 đơn vị).

+ Hoặc uống Erythromycin (trẻ em 40mg/kg/ngày, 10mg/lần cách 6 giờ) trong 7 ngày. Người lớn 1g/ngày, 250mg/lần mỗi 6 giờ.

+ Hoặc Azithromycin: trẻ em 10-12mg/kg 1 lần/ngày, tối đa 500mg/ngày. Điều trị trong 7 ngày. Người lớn: 500mg/ngày, trong 7 ngày.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH
--------

No. 2957/QD-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, July 10, 2020

 

 

DECISION

ON PROMULGATING THE GUIDANCE ON DIAGNOSIS AND TREATMENT OF DIPHTHERIA

---------

THE MINISTER OF HEALTH

 

Pursuant to the Government s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Considering the professional councils meeting minutes dated July 09, 2020 on amending and supplementing the Guidance on the diagnosis and treatment of diphtheria;

At the proposal of the Director of the Medical Services Administration - the Ministry of Health,

DECIDES:

 

Article 1.Issuing together with this Decision the Guidance on the diagnosis and treatment of diphtheria.

Article 2.The Guidance on the diagnosis and treatment of diphtheria shall be applied in state and private medical examination and treatment establishments nationwide.

Article 3.This Decision takes effect on the signing and issuing date.

Article 4.Mr./Ms.: The Director of the Medical Services Administration; Chief of the Ministry Office; Chief Inspector of the Ministry Inspectorate; Directors and General Directors of Departments and Directorates of the Ministry of Health; Directors of hospitals or institutes with patient beds of the Ministry of Health; Directors of Health Departments of provinces and centrally run cities; Heads of medical units of ministries and branches; Heads of relevant units shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Truong Son

 


GUIDANCE

ON DIAGNOSIS AND TREATMENT OF DIPHTHERIA

(Attached to the Decision No. /QD-BYT of the Minister of Health dated July, 2020)

 

1. OVERVIEW

Diphtheria is an infectious-toxic disease caused byCorynebacterium diphtheriaebacillus (also called asKlebs-Leofflerbacillus), spreads through respiratory tract and may become an epidemic.  This disease often affects children less than 15 ages and subjects who are not immune to diphtheria because they have not been fully vaccinated. This bacteria often localizes in and damages the upper respiratory tract (including nose, throat, larynx), causes the formation of tough, sticky pseudo-membrane and produces exotoxins that cause systemic intoxication (such as heart, kidney, nerves) and may cause the death due to respiratory obstruction and myocarditis. The disease has the specific treatment with antibiotics and serum anti diphtheriae (SAD) and can be prevented with vaccines.

2. CAUSAL AGENTS

Corynebacterium diphtheriae is a gram positive, rod-shaped, nonmotile, non-capsulated, non spore-forming bacillus with a length of 1 to 9 µm and width of 0.3 to 0.8 µm. The bacillus can be long-lived on the pseudo-membrane and throat of patients. In low light condition, the bacteria can live up to 6 months and be long-lived on toys of affected children, blouses of medical staff, etc. The diphtheria bacteria shall be dead at 58oC within 10 minutes and under the sunlight within several hours.

3. CLINICAL FEATURES

The most popular types of diphtheria are pharyngeal diphtheria (70%), laryngeal diphtheria (20-30%), nasal diphtheria (4%), ocular diphtheria (3-8%), cutaneous diphtheria, etc.

3.1. Pharyngeal diphtheria

3.1. The incubation period:varies from 2 to 5 days without any clinical symptoms.

3.1. The initial symptom onset:

- Patients often have fever with 37.5o- 38oC, sore throat, malaise, weakness, eat less, have bluish skin and nasal discharge from one or both nares with blood or not.

- Throat examination: May see reddish throat reddish throat, translucent white points being pseudo-membranes on one of tonsils. May touch a small and motile node in the neck and there is no pain.

3.1.3. The whole symptom onset:This period occurs in the second to third day of the duration of the disease.

- Body examination: Patients often have fever with 38o- 38.5oC, painful swallowing, pale skin, much weakness, loss of appetite, fast pulse, slightly lower blood pressure.

- Throat examination: Pseudo-membranes extend to affect one or both of tonsils; in severe cases, pseudo-membranes extend to affect the uvula and soft palate. Firstly, pseudo-membranes are ivory white; after that, they become straw-colored, are firmly adhere to mucosa, can come off leading to bleeding, they can regrow quickly if dislodged, after only several hours. Pseudo-membranes are tough, insoluble in water. Mucosa surrounding pseudo-membranes is normal.

- The lymph nodes of the jaw become inflamed and edematous. Patients have massive nasal discharge with white nose mucus or pus.

3.2. Malignant diphtheria

It can appear soon, from the 3rdto 7thday of the disease. Serious toxic infection illness with high grade fever of 39 - 40oC, pseudo-membranes extend throughout pharynx and lips. Massive and deformed swollen cervical lymph nodes cause broaden form and may produce soon complications as myocarditis, kidney failure, nerve lesions.

3.3. Laryngeal diphtheria

- Patients rarely affected only laryngeal diphtheria, but pharyngeal and laryngeal diphtheria.

- Clinical illness includes: To be acute laryngitis (to have barking cough, hoarse voice, inspiratory dyspnea and have whistle in the larynx), in the later stage, it can lead to the suffocation.

4. PARA-CLINICAL

4.1. Identifying roots

+ Specimens: To collect the pharyngeal fluid from the edge of the pseudo-membrane area (swabs used to collect specimens shall be stored in Amies or Stuart medium, immediately transported to the laboratory as soon as possible).

+ Staining for diphtheria morphology bacteria:Rod-shaped Gram-positive bacillus (+).

+ Culturing in Blood agar medium, Loeffler selective medium (Tellurite kali) (orCystine tellurite blood agar - CTBA medium) for diphtheria bacteria, identifying diphtheria toxin (TestingToxigenicity by Elek test, for example).

+ Using Polymerase chain reaction technique (PCR) to identify diphtheria toxin gene at conditional establishments.

4.2. Regular tests and monitor, detection of complications

(Blood formula, liver enzymes, cardiac enzymes, urea, creatinine, electrolytes, blood glucose, blood gases if needed, Electrocardiogram (ECG), total urinalysis, Chest X-ray, etc.)

5. DIAGNOSIS

5.1. Suspected case

- Clinical: Having clinical illness of diphtheria, pharyngeal pseudo-membranous lesions.

- Epidemiology: Patients have traveled to and come from areas where there is diphtheria disease or lived in areas there have been diphtheria outbreaks in the last 05 years.

5.2. Definitive diagnosis

Suspected cases accompanied with testing for positive diphtheria bacteria.

5.3. Differential diagnosis

5.3.1. Purulent tonsillitis with a piece of pseudo-membrane dislodged due to many causes such as:

- Group A streptococcus

- Vincent’s Angina

- Epstein-Barr virus (EBV)

- Oral candida

5.3.2. Laryngitis due to other causes

- Viral laryngitis

- Retropharyngeal abscess

- Anaphylaxis

5.3.3. Complications from diphtheria due to other causes

- Myocarditis

- Kidney failure

- Nerve paralysis

6. TREATMENT

6.1. Treatment principles

- Early detection, isolation upon detecting infected case

- Immediately using serum anti diphtheriae (SAD) and antibiotics (penicillin G, erythromycin, azithromycin) to prevent from complications and reduce death

- Monitoring, early detecting and timely handling complications

- Providing comprehensive care to patients

6.2. Specific treatment

6.2.1. Serum anti diphtheriae (SAD)

Using immediately upon suspicion of infection. Dosage of SAD shall be depended on the seriousness of the disease, regardless of the age and weight. It is required to test before injection, if the result is positive, the desensitization method (Besredka) shall be applied

- Pharyngeal diphtheria or laryngeal diphtheria in the first 02 days: 20,000 - 40,000 IU

- Naso-pharyngeal diphtheria: 40,000 - 60,000 IU

- Malignant diphtheria: 80,000 - 100,000 IU

In extensive form, SAD intravenous infusion may be considered (it is required to strictly monitor anaphylaxis signs and prepare for anaphylaxis emergency which may occurs). Infusion methods: To mix the whole SAD in 250 - 500 ml of 0.9% sodium chloride and carry out slowly intravenous administration in 2 to 4 hours.

* Besredka method

a) To inject 0.1 ml of diphtheria serum and wait 15 minutes. If there is no reaction, then inject a further 0.25 ml of diphtheria serum. If there is no reaction after 15 minutes, intramuscular or intravenous injection shall be applied to the rest of the product.

b) If a patient demonstrates sensitivity on testing, then do not administer entire dose. Proceed with desensitization according to the Ministry of Health’s instruction.

6.2.2. Antibiotics

- Penicillin G: 50,000 - 100,000 units/kg/day divided in equal doses, intramuscularly for 14 days, until the pseudo-membrane disappears.

- Or oral Erythromycin: Children: 30 - 50 mg/kg/day; Adults: 500 mg x 4 times/day for 14 days, until the pseudo-membrane disappears.

- Or Azithromycin: Children: 10 - 12 mg/kg/day; Adults: 500 mg/day x 14 days.

6.2.3. Other treatment

- Respiratory support: Airway ventilation (for laryngeal dyspnea of level II, a tracheostomy shall be indicated for airway ventilation). Oxygen therapy shall be early applied if there is any sign of respiratory distress, if oxygen is not helpful, non-invasive/invasive ventilation may be applied, depending on the seriousness of the respiratory distress case.

- Circulation support: To ensure to provide adequate electrolyte water as needed, taking account of hydration if there is high grade fever, shortness of breath and vomiting, etc. In case of shock (cold extremities, signs of capillary refill ≥ 3 seconds, systolic blood pressure < 90 mmHg in adults, urine < 0.5ml/kg/hour) after full hydration (central venous pressure is from 12 - 14 cm H2O, or invectively measuring the inferior vena cava diameter, etc.), vasopressors should be used to ensure an average blood pressure ≥ 65mmHg and blood lactate < 2 mmol/l. Fluid overload assessment must be noted.

- Electrolyte water balance.

- If a patient show any sign of cardiac arrhythmia (type 2 Second-degree AV block), the temporary cardiac pacemaker may be inserted via skin or through jugular vein.

- For cases of myocarditis treated according to myocarditis regimen, if the myocarditis is severe or there is a cardiogenic shock that does not respond to inotropes, venoarterial extracorporeal membrane oxygenation (VA-ECMO) may be used for patients if possible.

- For patients with multi-organ failure, kidney failure, continuos veno-venuos hemofiltration (CVVH) may be applied if there is designation.

- Corticosteroids may be used for cases of malignant diphtheria and laryngeal diphtheria with a lot of oedema.

- Ensuring enough nutrition: Only through vein or combination with gastrointestinal tract, depending on the patient status.

6.2.4. Hospital discharge standards and treatment monitoring

- Patients is stable after from 2 - 3 weeks of treatment.

- Staining, culturing and testing result is negative for two times and there is no complication.

- Patients must get immunization against diphtheria after hospital discharge

- To be monitored outside the hospital for 60 - 70 days in full

7. DISEASE PREVENTION

- All cases of suspicion with diphtheria must be sent to hospitals for isolation until their testing result is negative for two times.

- Each specimen is taken 24 hours apart and no later than 24 hours after antibiotic treatment. If conditions for testing are not available, patients must be isolated after 14 days of antibiotic treatment.

- To wash hands in a proper manner by soap or antiseptic solution.

- Patients’ houses, in-house tools, equipment and clothes must be disinfected and sanitized.

- Disease prevention by diphtheria vaccine: in the national expanded program on immunization, using combined vaccine: Diphtheria - Whooping cough - Tetanus for children. Immunization shall be applied when a child is 2 - 3 months old, each child shall be immunized twice, each immunization shall be taken 1 month apart with dose of 1 ml per time. Then, such child shall be immunized again once a year, until he/she is 5 years old.

- For those who in contact with infected people: To take bacteria testing and monitor for 7 days.

+ To inject 1 single dose of benzathine penicillin (for children aged ≤ 5 years: 600,000 units; for those > 5 years: 1,200,000 units).

+ Or using oral erythromycin (For children: 40 mg/kg/day, 10 mg per dose, every 6 hours) in 7 days. For adults: 1 g/day, 250 mg per dose, every 6 hours.

+ Or azithromycin: For children: 10 - 12 mg/kg, once a day with a maximum dose of 500 mg/day per day. Treat for 7 days. For adults: 500 mg/day, for 7 days.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 2957/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 2957/QD-BYT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe