Quyết định 14/1999/QĐ-TTg của Bộ Y tế về việc thành lập Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế

thuộc tính Quyết định 14/1999/QĐ-TTg

Quyết định 14/1999/QĐ-TTg của Bộ Y tế về việc thành lập Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:04/02/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 14/1999/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 14/1999/QĐ-TTG
NGÀY 04 THÁNG 02 NĂM 1999 VỀ VIỆC THÀNH LẬP CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC BỘ Y TẾ

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để tăng cường công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Thành lập Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế để giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước.

Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do Ngân sách Nhà nước cấp. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.

 

Điều 2. Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:

1. Soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để giúp Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, các quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc góp ý kiến với cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật, nghiệp vụ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận các cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Xây dựng danh mục các thực phẩm phải đăng ký chất lượng để Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và tổ chức thực hiện việc đăng ký chất lượng thực phẩm.

Cấp, thu hồi giấy đăng ký chất lượng và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo thẩm quyền đối với thực phẩm sản xuất trong nước, bao gồm cả thực phẩm qua sản xuất công nghiệp.

4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tổ chức kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

5. Tham gia, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng, chống sản xuất, lưu thông thực phẩm không bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Phối hợp với các tổ chức liên quan của Bộ Văn hóa - Thông tin trong việc quản lý thông tin quảng cáo đối với thực phẩm dùng cho trẻ em, người bệnh, người già, phụ nữ có thai và những thực phẩm cần được quản lý đặc biệt; tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

7. Thực hiện hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân công của Bộ Y tế.

8. Quản lý tổ chức, công chức, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

Điều 3. Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.

Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về các nhiệm vụ được phân công.

Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm quy định cụ thể nhiệm vụ, tổ chức, biên chế của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sau khi có sự thỏa thuận của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

 

Điều 4. Nhiệm vụ quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương do Sở Y tế thực hiện.

 

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng Bộ Y tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 14/1999/QD-TTg
Hanoi, February 04, 1999
 
DECISION
ON THE ESTABLISH-MENT OF THE DEPARTMENT FOR MANAGEMENT OF FOOD QUALITY, HYGIENE AND SAFETY UNDER THE MINISTRY OF HEALTH
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to enhance the management over food quality, hygiene and safety;
At the proposals of the Minister of Health and the Minister-Head of the Government Commission for Organization and Personnel,
DECIDES:
Article 1.- To establish the Department for Management of Food Quality, Hygiene and Safety under the Ministry of Health to assist the Minister of Health in performing the function of State management over food quality, hygiene and safety throughout the country.
The Department for Management of Food Quality, Hygiene and Safety has the legal person status, its own seal and bank account(s); its operation fund shall be allocated by the State budget. The Department’s head office is located in Hanoi city.
Article 2.- The Department for Management of Food Quality, Hygiene and Safety has the following principal tasks and powers:
1. To compile or take part in the compilation of legal documents on food quality, hygiene and safety, in order to assist the Minister of Health in promulgating them according to his competence or proposing them to the Government and the Prime Minister for consideration and decision.
2. To elaborate or take part in the elaboration of food quality standards, the technical processes and norms for ensuring food quality, hygiene and safety, which shall be promulgated by the Minister of Health or by the competent agency at its proposal.
To promulgate according to its competence documents guiding the implementation of technical and professional standards, processes and norms on food quality, hygiene and safety; and grant certificates to the establishments that are fully qualified for ensuring food hygiene and safety .
3. To formulate the list of foods subject to the quality registration, so that the Minister of Health can promulgate it and organize the food quality registration.
To grant and withdraw quality registration papers and food hygiene and safety certificates according to its competence for home-made foods, including those produced industrially.
4. To organize the control and inspection of the observance of the law provisions on food quality, hygiene and safety.
To organize the inspection of quality, hygiene and safety of imported foods according to provisions of law.
5. To join and coordinate with the concerned agencies in the prevention of and combat against the production and circulation of foods not up to the prescribed food quality, hygiene and safety.
6. To coordinate with the relevant organizations of the Ministry of Culture and Information in the management of information and advertisement on foods for children, sick and elderly people, pregnant women and foods subject to special management; and organize the propaganda and popularization on the food quality, hygiene and safety.
7. To undertake the international cooperation in the field of food quality, hygiene and safety as assigned by the Ministry of Health.
8. To manage the personnel organization, public employees, property and operation fund assigned to it according to the provisions of law and power authorization by the Minister of Health.
Article 3.- The Department for Management of Food Quality, Hygiene and Safety shall have its Director and a number of Deputy Directors appointed by the Minister of Health.
The Director shall be answerable to the Minister of Health for all activities of the Department. The Deputy Directors shall assist the Director and be answerable to the Director for their assigned tasks.
The Minister of Health shall have to specify the tasks, organizational structure and personnel staff of the Department for Management of Food Quality, Hygiene and Safety after consulting the Minister-Head of the Government Commission for Organization and Personnel.
Article 4.- The task of managing food quality, hygiene and safety in the localities shall be performed by the provincial/municipal Health Services.
Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its signing. All the previous stipulations which are contrary to this Decision are now annulled.
The Minister of Health, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 14/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất