Quyết định 1125/QĐ-TTg 2017 Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020

thuộc tính Quyết định 1125/QĐ-TTg

Quyết định 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1125/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:31/07/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2020, giảm 30% học sinh mắc cận thị, béo phì

Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/07/2017.
Với tổng kinh phí khoảng 19.380 tỷ đồng, Chương trình này tập trung thực hiện 08 dự án thành phần, gồm có: Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến; Tiêm chủng mở rộng; Dân số và phát triển; An toàn thực phẩm; Phòng, chống HIV/AIDS; Bảo đảm máu an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học; Quân dân y kết hợp; Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế.
Với các dự án nêu trên, Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2020, giảm ít nhất 30% tỷ lệ mắc mới các bệnh tật ở trẻ mầm non, học sinh phổ thông như cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân, béo phì, bệnh răng miệng so với tỷ lệ mắc mới năm 2015; Tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi hàng năm được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95%; Tối thiểu 50% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm…
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1125/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 1125/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2017

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về ban hành các nguyên tc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Chương trình), bao gồm các nội dung chính sau:
1. Tên và cơ quan quản lý Chương trình, cơ quan phối hợp
a) Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020.
b) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Y tế.
c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành và các địa phương liên quan.
2. Mục tiêu của Chương trình
a) Mục tiêu tổng quát
Chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời khống chế không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm. Bảo đảm cung cấp máu, an toàn truyền máu và phòng, chống hiệu quả một số bệnh lý huyết học. Khống chế và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường công tác kết hợp quân dân y trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vùng biên giới, biển đảo và vùng trọng điểm an ninh quốc phòng.
Tiếp tục tập trung đầu tư, hoàn thành 26 dự án chuyển tiếp đã được đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 nhưng chưa hoàn thành do thiếu vốn và một số dự án khởi công mới phù hợp với định hướng phát triển của ngành, ưu tiên các tỉnh có khó khăn, các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Theo các dự án thành phần.
3. Phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi thực hiện: Các tỉnh/thành phố trong cả nước, ưu tiên một số địa phương trọng điểm của từng dự án thành phần.
b) Đối tượng thực hiện Chương trình: Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình.
4. Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2016 đến năm 2020.
5. Kinh phí thực hiện Chương trình
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 19.380 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 20.413 tỷ đồng), trong đó:
a) Ngân sách nhà nước:
- Ngân sách trung ương:
+ Vốn đầu tư phát triển: 607 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.640 tỷ đồng);
+ Vốn sự nghiệp: 8.913 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết: 5.000 tỷ đồng.
- Vốn ODA và viện trợ: 4.360 tỷ đồng.
b) Vốn huy động hợp pháp khác: 500 tỷ đồng.
6. Các dự án thành phần của Chương trình: Gồm 08 dự án
nhayĐiểm a Khoản 6 Điều 1 (hoạt động phòng, chống lao) được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 153/QĐ-TTg.nhay
a) Dự án 1: Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Chủ động phòng chống một số dịch bệnh, phát hiện dịch sớm, kịp thời khống chế, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh, tật lứa tuổi học đường;
+ Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:
. Giảm tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 131/100.000 dân;
. Duy trì 100% bệnh nhân phong dị hình tàn tật được chăm sóc y tế, trong đó 50% bệnh nhân tàn tật nặng được phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng. 50% số huyện/thị trong vùng dịch tễ lưu hành đạt 4 tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong tuyến huyện;
. Giảm tỷ lệ mắc sốt rét/1.000 dân ống chế tỷ lệ chết do sốt rét dưới 0,02/100.000 dân;
. Giảm 8% tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trung bình/100.000 dân giai đoạn 2016 - 2020 so với trung bình giai đoạn 2011 - 2015. Khống chế tỷ lệ chết/mắc hàng năm do sốt xuất huyết
. 88% số xã/phường quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt; 80% số xã/phường quản lý bệnh nhân động kinh và 20% số xã/phường quản lý bệnh nhân rối loạn trầm cảm. Quản lý, điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng cho 85% số bệnh nhân tại các xã/phường đã được triển khai;
. 20% số người mắc ung thư khoang miệng, vú, cổ tử cung, đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm; 80% cán bộ y tế hoạt động trong dự án được đào tạo nâng cao nghiệp vụ về phòng chống ung thư; trên 70% tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có cơ sở phòng chống ung thư/ung bướu;
. 50% số người bị tăng huyết áp được phát hiện sớm; 30% số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn;
. 40% số người bệnh đái tháo đường được phát hiện, trong đó 40% được quản lý, điều trị. Khống chế tỷ lệ tiền đái tháo đường ổi;
. Giảm tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8 - 10 tuổi
. 35% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng; 35% số người đã phát hiện bệnh được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn;
. 35% số người bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng; 35% số người bệnh hen phế quản được điều trị: đạt kiểm soát hen, trong đó 15% đạt kiểm soát hoàn toàn;
. Giảm ít nhất 30% tỷ lệ mắc mới các bệnh tật ở trẻ mầm non, học sinh phổ thông như: Cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân, béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường so với tỷ lệ mắc mới năm 2015. Trên 90% số trẻ mầm non, học sinh phổ thông được sàng lọc, tư vấn điều trị cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường; 85% số học sinh ở vùng nguy cơ cao được tẩy giun định kỳ 2 lần/năm.
- Phạm vi thực hiện: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc; ưu tiên một số địa phương trọng điểm theo từng hoạt động.
- Nội dung chủ yếu:
+ Hoạt động phòng, chống lao:
. Tăng cường năng lực xét nghiệm và X - quang phổi, bảo đảm chất lượng theo quy định;
. Triển khai các can thiệp tích cực, phát hiện chủ động, chẩn đoán sớm và quản lý bệnh nhân lao, lao kháng thuốc, bảo đảm chất lượng điều trị, tăng tỷ lệ điều trị thành công, giảm tỷ lệ thất bại, bỏ điều trị, chết;
. Cung ứng đủ thuốc chống lao hàng 1 và hàng 2 trong năm 2016-2018; từ năm 2019 thanh toán thuốc từ Quỹ bảo hiểm y tế cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế, các đối tượng khác chưa được thanh toán thuốc từ Quỹ bảo hiểm y tế do ngân sách chương trình thanh toán;
. Nghiên cứu dịch tễ, điều hành việc thử nghiệm thuốc đặc trị, phác đồ điều trị mới;
. Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống lao;
. Giám sát chuyên môn, hiệu quả hoạt động phòng chống lao tại các tuyến, tăng cường áp dụng hệ thống thông tin điện tử trong quản lý dữ liệu và quản lý chương trình.
+ Hoạt động phòng, chống phong:
. Tổ chức khám phát hiện và đa hóa trị liệu cho bệnh nhân phong mới;
. Phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân phong;
. Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống phong;
. Giám sát chuyên môn hoạt động phòng chống phong ở địa phương;
. Tổ chức loại trừ bệnh phong ở tuyến huyện.
+ Hoạt động phòng, chống sốt rét:
. Mua thuốc điều trị; hóa chất phun, tẩm màn; dụng cụ bảo vệ cá nhân; bổ sung trang thiết bị, bình phun hóa chất, vật tư, hóa chất xét nghiệm chẩn đoán hỗ trợ cho các địa phương;
. Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống sốt rét;
. Điều tra, giám sát ca bệnh/ổ bệnh sốt rét;
. Giám sát dịch tễ sốt rét và giám sát công tác điều trị bệnh nhân.
+ Hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết:
. Giám sát dịch tễ tại các địa bàn trọng điểm;
. Đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống sốt xuất huyết;
. Dự trữ, hỗ trợ vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống sốt xuất huyết cho các địa phương có dịch bùng phát khi có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
+ Hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần:
. Quản lý, điều trị và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm đã được phát hiện ở giai đoạn trước;
. Phát hiện, lập hồ sơ điều trị, quản lý, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm mới;
. Xây dựng các mô hình điểm quản lý bệnh động kinh, trầm cảm;
. Đào tạo, tập huấn chuyên môn phát hiện, quản lý, điều trị và phục hồi chức năng bệnh nhân tâm thần;
. Giám sát chuyên môn hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần.
+ Hoạt động phòng, chống ung thư:
. Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên biệt ghi nhận ung thư do Tổ chức Nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) cung cấp;
. Tổ chức khám sàng lọc ung thư tại cộng đồng;
. Đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh ung thư;
. Triển khai các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư;
. Giám sát chuyên môn hoạt động phòng, chống ung thư;
. Hướng dẫn phòng, chống bệnh ung thư, các yếu tố nguy cơ cho người bệnh và cộng đồng.
+ Hoạt động phòng, chống bệnh tim mạch:
. Nghiên cứu, đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh tim mạch;
. Sàng lọc phát hiện sớm, quản lý người bệnh tăng huyết áp;
. Xây dựng, triển khai mô hình ghi nhận, quản lý người bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tổ chức mô hình sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim;
+ Hoạt động phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng, chống các rối loạn do thiếu Iốt:
. Điều tra, giám sát dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các rối loạn do thiếu Iốt, chất lượng gia vị mặn chứa Iốt trên toàn quốc;
. Phát hiện sớm người mắc bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường để áp dụng các biện pháp quản lý, điều trị;
. Nghiên cứu, đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng, chống các rối loạn do thiếu Iốt;
. Nâng cao năng lực hệ thống phòng xét nghiệm Iốt tại tuyến trung ương, tuyến tỉnh.
+ Hoạt động phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản (BPTNMT&HPQ):
. Đào tạo, tập huấn chuyên môn BPTNMT&HPQ;
. Sàng lọc phát hiện sớm, quản lý người bệnh mắc BPTNMT&HPQ;
. Hỗ trợ trang thiết bị thiết yếu cho các đơn vị triển khai hoạt động về BPTNMT&HPQ;
. Tổ chức mô hình sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh mắc BPTNMT&HPQ ở bệnh viện tại các tuyến để nâng cao kiến thức của người bệnh.
+ Hoạt động Y tế trường học:
. Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh, tật lứa tuổi học đường;
. Thực hiện các hoạt động giáo dục sức khỏe, thay đổi hành vi về phòng, chống bệnh, tật lứa tuổi học đường cho học sinh;
. Thực hiện các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ, tư vấn, chăm sóc, quản lý sức khỏe học sinh. Triển khai khám chuyên khoa, phát hiện các bệnh, tật thường gặp ở lứa tuổi học đường;
. Triển khai các hoạt động cho học sinh tự phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe học đường;
. Giám sát chuyên môn.
- Kinh phí thực hiện dự án 4.481,384 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách nhà nước: Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 1.576 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 735,384 tỷ đồng; vốn ODA và viện trợ 2.150 tỷ đồng;
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 20 tỷ đồng.
b) Dự án 2: Tiêm chủng mở rộng
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Giữ vững các kết quả đã đạt được tiến tới khống chế và loại trừ một số bệnh có vắc xin phòng ngừa; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống tiêm chủng;
+ Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:
. Bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi hằng năm đạt trên 95%;
. Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi và triển khai một số vắc xin mới.
- Phạm vi thực hiện: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
- Nội dung chủ yếu:
+ Duy trì công tác tiêm chủng mở rộng và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng;
+ Mua và cung ứng đủ vắc xin, vật tư tiêm chủng đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ có thai, nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên toàn quốc và các sinh phẩm, vật tư tiêu hao chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng mở rộng;
+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn tiêm chủng mở rộng;
+ Giám sát chuyên môn tiêm chủng mở rộng;
+ Quản lý đối tượng tiêm chủng trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia;
+ Củng cố, nâng cấp dây chuyền lạnh; 4 kho lưu trữ, bảo quản vắc xin đạt tiêu chuẩn thực hành bảo quản thuốc tốt (GSP) tại các Viện Pasteur/Vệ sinh dịch tễ bao gồm hệ thống kho, buồng lạnh, xe lạnh chuyên dụng.
- Kinh phí thực hiện dự án 2.963,195 tỷ đồng, trong đó:
Ngân sách nhà nước: Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương 2.170 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 216,195 tỷ đồng; vốn ODA và viện trợ 577 tỷ đồng.
c) Dự án 3: Dân số và phát triển
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Chủ động duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số về thể chất nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Củng cố, phát triển hệ thống và nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng; quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Giảm tử vong và tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em, thu hẹp chênh lệch các chỉ số sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng, miền trong cả nước;
+ Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:
. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70,1%;
. Nâng tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh lên 50%, tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh lên 80%;
. Khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, phấn đấu đến năm 2020 tỷ số giới tính khi sinh không quá 115 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái;
. Giảm 20% số người chưa thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn;
. 80% người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp; 60% trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi được phát hiện, can thiệp sớm;
. Tối thiểu 50% người cao tuổi được chăm sóc dự phòng toàn diện, khám sức khỏe định kỳ, được điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế;
. Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 14‰;
. Giảm tỷ suất chết mẹ xuống còn 52/100.000 trẻ đẻ sống;
. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
. Tiếp tục cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Phạm vi thực hiện: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc; ưu tiên một số địa phương trọng điểm theo từng hoạt động.
- Nội dung chủ yếu:
+ Hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ):
. Mua, cung cấp phương tiện tránh thai, giấy thấm, hóa chất, thuốc thiết yếu và vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế, dụng cụ y tế/KHHGĐ, trang thiết bị đào tạo;
. Hỗ trợ để củng cố cơ sở vật chất các kho chứa, bảo quản phương tiện tránh thai, các trung tâm tư vấn và dịch vụ DS - KHHGĐ; các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tuyến trung ương, tuyến tỉnh;
. Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số. Củng cố, mở rộng và phát triển dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại vùng có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc dioxin thực hiện dịch vụ sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân. Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; theo dõi, quản lý đối tượng đã sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh;
. Can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS - KHHGĐ và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số;
. Tổ chức can thiệp giảm tình trạng người chưa thành niên, thanh niên mang thai ngoài ý muốn, chú trọng nhà trường, khu công nghiệp, khu chế xuất và các địa bàn đặc thù; củng cố các điểm cung cấp dịch vụ KHHGĐ thân thiện;
. Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển;
. Duy trì, hoàn thiện hệ thống quản lý phương tiện tránh thai, khai thác và cung cấp thông tin chuyên ngành DS - KHHGĐ;
. Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Khuyến khích cộng đồng, tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số; đưa nội dung chính sách dân số vào hương ước, quy ước, vào chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
. Hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại vùng mức sinh cao thực hiện dịch vụ KHHGĐ và xử lý tai biến theo chuyên môn y tế (nếu có). Tư vấn sử dụng, theo dõi, quản lý đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai, KHHGĐ;
. Đẩy mạnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai; xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển;
. Tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, chú trọng công tác thăm, tư vấn tại hộ gia đình và tư vấn nhóm nhỏ cho các đối tượng khó tiếp cận và địa bàn trọng điểm;
. Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ tại các địa bàn trọng điểm, nâng cao nhận thức về mất cân bằng giới tính khi sinh; tổ chức các hoạt động nhân các sự kiện DS - KHHGĐ; tuyên truyền phổ biến, giáo dục về DS - KHHGĐ;
. Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về DS - KHHGĐ;
. Xây dựng mô hình các dịch vụ can thiệp về DS - KHHGĐ;
. Hỗ trợ cộng tác viên thực hiện công tác DS - KHHGĐ;
. Kiểm tra thực hiện quy định về DS - KHHGĐ. Kiểm định, kiểm tra chất lượng phương tiện tránh thai, chất lượng dịch vụ DS - KHHGĐ; quy chuẩn của các cơ sở, điểm cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.
+ Hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng:
. Đào tạo nhân viên y tế hướng dẫn tập luyện tại cộng đồng;
. Xây dựng mô hình phục hồi chức năng tại tuyến y tế cơ sở;
. Sàng lọc phát hiện khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật;
. Mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn của dự án.
+ Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:
. Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn, mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, tại các đơn vị nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe tập trung (trung tâm dưỡng lão...) cho người cao tuổi;
. Đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho cán bộ, nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng;
. Tổ chức khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm ở người cao tuổi.
+ Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản:
. Đào tạo, tập huấn chuyên môn chăm sóc sức khỏe sinh sản;
. Hỗ trợ thực hiện gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu toàn diện;
. Hỗ trợ thiết lập các đơn nguyên sơ sinh và phòng chăm sóc trẻ sơ sinh bằng phương pháp Kangaroo để nuôi dưỡng, điều trị trẻ sơ sinh bệnh lý, trẻ sơ sinh nhẹ cân non tháng;
. Triển khai các can thiệp chăm sóc sức khỏe trẻ em dựa vào cộng đồng; Triển khai mô hình can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tại một số tỉnh trọng điểm;
. Sàng lọc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục; phát hiện sớm, điều trị các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung theo kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung.
+ Hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em:
. Đào tạo, tập huấn và giám sát chuyên môn về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em;
. Hướng dẫn thực hành kỹ thuật chế biến thức ăn và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì; xây dựng mô hình phòng, chống suy dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng;
. Tổ chức các chiến dịch bổ sung vitamin A, chiến dịch phòng, chống suy dinh dưỡng;
. Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội, vùng cần được hỗ trợ khẩn cấp về dinh dưỡng.
- Kinh phí thực hiện dự án 4.921 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách nhà nước: Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 2.195 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 2.430,0 tỷ đồng; vốn ODA và viện trợ 136 tỷ đồng;
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 160 tỷ đồng.
d) Dự án 4: An toàn thực phẩm
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập, phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng;
+ Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:
. Giảm 5% số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể từ 30 người mắc/vụ trung bình giai đoạn 2016 - 2020 so với trung bình giai đoạn 2011 - 2015; tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân;
. 90% phòng kiểm nghiệm thực phẩm của các tỉnh có dân số trên 2 triệu dân, có những khu công nghiệp, có cửa khẩu giao thương hàng hóa và các thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2005;
. 80% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; người tiêu dùng; người quản lý được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm;
. Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm nông sản
. Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm thủy sản
. 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Phạm vi thực hiện: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
- Nội dung chủ yếu:
+ Cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất cho các đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm nghiệm, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
+ Trang bị thiết bị, phương tiện, dụng cụ, hóa chất phục vụ hoạt động chuyên môn về an toàn thực phẩm;
+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn an toàn thực phẩm;
+ Kiểm tra thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm; lấy mẫu, kiểm nghiệm phục vụ thanh tra, hậu kiểm bảo đảm an toàn thực phẩm;
+ Điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm, giám sát nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm; cảnh báo, xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm, kiểm soát an toàn thực phẩm các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố; giám sát dịch tễ học các bệnh truyền qua thực phẩm;
+ Hỗ trợ xây dựng, áp dụng một số mô hình tiên tiến đạt chuẩn về an toàn thực phẩm như: Chợ an toàn thực phẩm, GMP, GHP, VietGAP, HACCP, ISO 22000, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố...
+ Triển khai kỹ thuật và thẩm định phương pháp thử; triển khai phương pháp thử nghiệm quốc tế, khu vực; đánh giá chất lượng phòng kiểm nghiệm.
- Kinh phí thực hiện dự án 2.964 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách nhà nước: Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 1.225 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 1.100 tỷ đồng; vốn ODA và viện trợ 319 tỷ đồng;
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 320 tỷ đồng.
đ) Dự án 5: Phòng, chống HIV/AIDS
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020; giảm số người nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS hàng năm;
+ Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:
. Số trường hợp nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy giảm 25%, do lây nhiễm qua đường tình dục giảm 20%, so với năm 2015;
. 90% số người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV); 90% số người điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế.
- Phạm vi thực hiện: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
- Nội dung chủ yếu:
+ Tăng cường xét nghiệm phát hiện HIV: Mở rộng xét nghiệm sàng lọc HIV, đặc biệt là xét nghiệm tại cộng đồng; giám sát dịch HIV;
+ Mở rộng can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV: Phân phát bơm kim tiêm và bao cao su, ưu tiên các khu vực trọng điểm về HIV; kết hợp phát miễn phí với tiếp thị xã hội bao cao su và truyền thông thay đổi hành vi. Mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; triển khai cấp phát thuốc thay thế theo quy định; thí điểm và mở rộng điều trị Buprenophine;
+ Mở rộng, bảo đảm chất lượng điều trị HIV/AIDS: Kiện toàn mạng lưới các Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS đủ điều kiện để thực hiện khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế theo hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm; mở rộng mạng lưới cấp phát thuốc ARV tại trạm y tế tuyến xã. Tăng cường quản lý chất lượng điều trị HIV/AIDS, kiểm soát tải lượng vi rút. Tăng cường dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; hoàn thiện mạng lưới điều trị đồng nhiễm HIV/Lao, HlV/Viêm gan vi rút. Bảo đảm cung ứng thuốc và giám sát tình hình kháng thuốc ARV.
- Kinh phí thực hiện dự án 2.455 tỷ đồng, trong đó:
Ngân sách nhà nước: Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 877 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 400 tỷ đồng; vốn ODA và viện trợ 1.178 tỷ đồng.
e) Dự án 6: Bảo đảm máu an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Bảo đảm cung cấp máu, an toàn truyền máu và phòng, chống hiệu quả một số bệnh lý huyết học;
+ Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:
. Số lượng máu tiếp nhận đạt 1.700.000 đơn vị trên toàn quốc vào năm 2020;
. 70% các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trong vùng dịch tễ đủ khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh (bệnh Thalassemia);
. 60% bệnh nhân mắc bệnh ưa chảy máu (bệnh Hemophilia) được chẩn đoán và quản lý.
- Phạm vi thực hiện: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
- Nội dung chủ yếu:
+ Triển khai tổ chức vận động hiến máu tình nguyện.
. Tổ chức các hoạt động vận động hiến máu tình nguyện bằng các hoạt động truyền thông đặc thù;
. Tổ chức các sự kiện hiến máu, mô hình tổ chức hiến máu hiệu quả, thiết thực cho các tỉnh/thành phố trong cả nước nhằm tuyển chọn nguồn người hiến máu an toàn;
. Đào tạo đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện trong cả nước;
. Tổ chức các hoạt động tôn vinh người hiến máu, các hội nghị, hội thảo nhằm phối hợp tổ chức hoạt động hiến máu tình nguyện; duy trì nguồn người hiến máu an toàn trên toàn quốc;
. Xây dựng ngân hàng máu sống dựa trên lực lượng hiến máu dự bị và bảo đảm an toàn truyền máu cho vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.
+ Đào tạo, tập huấn chuyên môn về an toàn truyền máu và phòng, chống một số bệnh lý huyết học;
+ Nâng cao chất lượng nội kiểm, triển khai hoạt động ngoại kiểm các xét nghiệm bảo đảm cung cấp máu và truyền máu an toàn;
+ Triển khai các hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học;
+ Giám sát dịch tễ; thực hiện phác đồ điều trị một số bệnh lý huyết học.
- Kinh phí thực hiện dự án 70 tỷ đồng, trong đó:
Ngân sách nhà nước: Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 45 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 25 tỷ đồng.
g) Dự án 7: Quân dân y kết hợp
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Tạo điều kiện cho người dân sinh sống ở khu vực biên giới, biển đảo, vùng trọng điểm quốc phòng an ninh được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao; tăng cường khả năng đáp ứng của ngành y tế trong các tình huống khẩn cấp;
+ Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:
. Nâng cấp 30% phòng khám quân dân y khu vực biên giới, biển đảo, 50% bệnh xá quân dân y đã được thành lập, 100% trạm y tế các xã đảo độc lập; 100% các huyện đảo có phòng mổ trang bị đồng bộ, có thể kết nối mạng;
. Trang bị đồng bộ cho 02 đội cơ động phòng chống sinh học, 01 đội cơ động cấp cứu nhiễm xạ; hỗ trợ 10 tỉnh trọng điểm về quốc phòng an ninh xây dựng lực lượng huy động cơ động theo Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ;
. Đào tạo liên tục cho trên 2.000 quân y sỹ và tổ chức khám chữa bệnh kết hợp dân vận.
- Phạm vi thực hiện: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên một số địa phương trọng điểm theo từng hoạt động.
- Nội dung chủ yếu:
+ Xây dựng mô hình điểm về kết hợp quân dân y tại các tuyến;
+ Hỗ trợ sửa chữa, bổ sung trang thiết bị y tế thiết yếu cho các cơ sở y tế quân dân y khu vực biên giới, biển đảo;
+ Hỗ trợ trang thiết bị y tế cơ bản cho các đơn vị y tế dự bị động viên đáp ứng yêu cầu huấn luyện, diễn tập sẵn sàng động viên;
+ Hỗ trợ công tác huấn luyện, diễn tập lực lượng y tế cơ động đáp ứng yêu cầu can thiệp nhanh trong các tình huống khẩn cấp về y tế;
+ Đào tạo, tập huấn nội dung quân dân y kết hợp;
+ Khám bệnh, chữa bệnh lưu động và theo chiến dịch cho các đối tượng chính sách, người nghèo tại xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng dân tộc và miền núi, các khu vực trọng điểm về quốc phòng, an ninh.
- Kinh phí thực hiện dự án 140 tỷ đồng, trong đó:
Ngân sách nhà nước: Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 100 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 40 tỷ đồng.
h) Dự án 8: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá bảo đảm thực hiện Chương trình hiệu quả. Triển khai các hoạt động truyền thông y tế, chủ động góp phần phòng, chống bệnh tật nâng cao sức khỏe người dân và cộng đồng;
+ Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:
. 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được kiểm tra, giám sát thực hiện triển khai các dự án/hoạt động;
. 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương truyền thông các nội dung của Chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phạm vi thực hiện: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc; ưu tiên một số địa phương trọng điểm theo từng hoạt động.
- Nội dung chủ yếu:
+ Thiết lập và tổ chức thực hiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình, Dự án;
+ Đào tạo, tập huấn về theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và truyền thông về các nội dung của Chương trình;
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông về các nội dung của Chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả truyền thông về công tác an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam);
+ Tổ chức các ngày/tháng cao điểm truyền thông phù hợp với các hoạt động của Chương trình, Dự án;
+ Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông, trang thiết bị công nghệ thông tin;
+ Xây dựng, sản xuất, nhân bản, phát hành các sản phẩm truyền thông;
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn về y tế, dân số và an toàn thực phẩm. Xây dựng, duy trì, triển khai đội truyền thông cơ động; đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm của các nhóm đối tượng;
+ Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu;
+ Khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, điển hình trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.
- Kinh phí thực hiện dự án 778,421 tỷ đồng, trong đó:
Ngân sách nhà nước: vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 725 tỷ đồng (trong đó kinh phí truyền thông về an toàn thực phẩm là 275 tỷ đồng); vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 53,421 tỷ đồng,
7. Nhiệm vụ chi của các nguồn vốn và nguyên tắc phân bổ nguồn vốn trung ương thực hiện Chương trình, Dự án.
nhayĐiểm a Khoản 7 Điều 1 (hoạt động phòng, chống lao) được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 153/QĐ-TTg.nhay
a) Nhiệm vụ chi của các nguồn vốn
- Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước:
+ Nhiệm vụ chi của vốn sự nghiệp ngân sách trung ương:
. Bảo đảm kinh phí cho các bộ, cơ quan trung ương thực hiện các hoạt động của Dự án/chương trình;
. Bảo đảm đủ vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn cho tiêm chủng mở rộng; thuốc chống lao hàng 1 và hàng 2 trong năm 2016 - 2018 (từ năm 2019 thanh toán thuốc từ Quỹ bảo hiểm y tế cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế, các đối tượng khác chưa được thanh toán thuốc từ Quỹ bảo hiểm y tế do ngân sách chương trình thanh toán), thuốc cho bệnh nhân tâm thần; thuốc, hóa chất, bình phun hóa chất, vật tư phòng, chống sốt rét; phương tiện tránh thai cấp cho các đối tượng ưu tiên và tiếp thị xã hội; Vitamin A; mua các vật dụng đặc thù và gia công sản xuất giầy dép chuyên biệt cho bệnh nhân phong, pha chế thuốc bôi ngoài da phục vụ khám phát hiện bệnh phong; thuốc kháng vi rút HIV (ARV) trong năm 2016 - 2018 (từ năm 2019 thanh toán thuốc từ Quỹ bảo hiểm y tế cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế, các đối tượng khác chưa được thanh toán thuốc từ Quỹ bảo hiểm y tế do ngân sách chương trình thanh toán), thuốc nhiễm trùng cơ hội, sinh phẩm xét nghiệm HIV, thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, bơm kim tiêm, bao cao su và các vật dụng khác cho phòng, chống HIV/AIDS; hóa chất, bình phun hóa chất, trang thiết bị, vật tư phòng, chống sốt xuất huyết; trang thiết bị đồng bộ theo yêu cầu của các Dự án;
. Thuê phần mềm tiêm chủng, thuê dịch vụ công nghệ thông tin cho hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia, phần mềm quản lý bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và ARV; thuê kho bảo quản vắc xin, phương tiện tránh thai; mua bảo hiểm kho vắc xin; chi bồi thường tiêm chủng; hỗ trợ công tiêm cho một số tỉnh khó khăn;
. Bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để thực hiện hoạt động của các dự án (trừ các nhiệm vụ chi của vốn ngân sách địa phương quy định tại Điều này).
+ Nhiệm vụ chi của vốn ngân sách địa phương:
. Bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ: Mua vật tư tiêm chủng (trừ bơm kim tiêm và hộp an toàn); vật tư, trang thiết bị, hóa chất thông dụng của Chương trình;
. Tiêu hủy bơm kim tiêm; thuốc, vắc xin, mẫu bệnh phẩm, vật tư, hóa chất hết hạn sử dụng (nếu có) thuộc Chương trình; tiêu hủy thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, chế biến thực phẩm; vật tư, hóa chất phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (đối với hàng vô chủ) phát hiện trong các đợt kiểm tra, thanh tra, giám sát thuộc Chương trình;
. Hỗ trợ chi phí đi lại cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo đến kiểm tra tình trạng bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa từ tuyến huyện trở lên;
. Đầu tư, duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành, cơ sở dữ liệu của các Chương trình, Dự án tại địa phương; chi hỗ trợ cán bộ y tế đưa bệnh nhân lao tới tổ khám, điều trị lao tuyến huyện, hỗ trợ khám, phát hiện bệnh nhân lao phổi và cấp phát thuốc, theo dõi tuân thủ điều trị của bệnh nhân;
. Xây dựng, triển khai mô hình quản lý bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và tâm thần; mô hình phòng chống bệnh tật lứa tuổi học đường; thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, xử lý tai biến theo chuyên môn y tế;
. Đào tạo, tập huấn, diễn tập nâng cao năng lực cho các đối tượng của các Dự án tại tuyến cơ sở; thù lao cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, hỗ trợ cho cán bộ y tế; chi trả công cho người trực tiếp thực hiện các hoạt động xử lý ổ dịch và hoạt động phòng, chống bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết;
. Hỗ trợ quản lý chương trình tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình của địa phương;
. Bố trí vốn đối ứng cho các cơ quan, đơn vị để cùng với ngân sách trung ương triển khai các hoạt động của Dự án; lồng ghép với các Chương trình, Dự án, hoạt động khác có liên quan trên địa bàn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nội dung, hoạt động của Dự án.
+ Nhiệm vụ chi vốn ODA và viện trợ: Theo thỏa thuận của nhà tài trợ và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Nhiệm vụ chi của vốn huy động hợp pháp khác:
Cùng với kinh phí của Chương trình, Dự án để thực hiện các mục tiêu của Chương trình, Dự án.
b) Nguyên tắc phân bổ ngân sách trung ương:
- Vốn đầu tư: Thực hiện theo quy định tại mục VI của Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
- Vốn sự nghiệp:
+ Tập trung phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm của từng Dự án; không phân bổ kinh phí phân tán, dàn trải;
+ Ưu tiên phân bổ các địa phương nằm trong vùng trọng điểm về dịch tễ, vùng có nguy cơ bùng phát dịch, vùng có mức sinh cao, vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao; các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa phương chưa tự cân đối ngân sách, các tỉnh nghèo, miền núi, biên giới, biển đảo, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh có ảnh hưởng lớn do thiên tai (bão, lũ lụt).
8. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình
a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, DS - KHHGĐ. Các chỉ tiêu y tế - dân số phải được đưa vào nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương và phải được ưu tiên đầu tư từ ngân sách địa phương, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách từ trung ương hỗ trợ.
b) Truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng, chống các bệnh, dịch và DS - KHHGĐ trong chương trình.
Triển khai truyền thông các nội dung chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, tập trung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm về các bệnh thường gặp, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, dân số, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, an toàn thực phẩm, phòng, chống HIV/AIDS... trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo giấy, báo điện tử, Internet... từ trung ương tới địa phương;
c) Phương án huy động vốn
Cơ quan thực hiện Chương trình, Dự án ở trung ương và địa phương có trách nhiệm huy động các nguồn lực hợp pháp để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, bao gồm:
- Ngân sách trung ương bố trí kinh phí cho các bộ, cơ quan trung ương và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để thực hiện các Dự án của Chương trình;
- Ngân sách địa phương chủ động bố trí cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện các Dự án của Chương trình; bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ như: Vật tư tiêm chủng, vật tư, trang thiết bị, hóa chất thông dụng của Chương trình; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; thù lao cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, hỗ trợ cho cán bộ y tế; kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình;
- Nguồn vốn đầu tư: Các địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương và nguồn xổ số kiến thiết để đầu tư cho các Dự án thuộc Chương trình;
- Nguồn vốn ODA và viện trợ;
- Nguồn huy động, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
d) Hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế dưới mọi hình thức để huy động hỗ trợ thực hiện Chương trình.
đ) Lồng ghép trong quá trình thực hiện Chương trình
Thực hiện lồng ghép các hoạt động của Chương trình với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành y tế giai đoạn 2016 - 2020 và với các Dự án, Chương trình khác đang cùng được thực hiện trên địa bàn từ tuyến cơ sở như thôn, bản, xã, huyện... tới trung ương trên tất cả 63 tỉnh/thành phố.
e) Điều hành, quản lý thực hiện chương trình
- Thành lập Ban quản lý Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số do Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng ban; thành viên là đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Y tế;
- Cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, các bộ, ngành, địa phương giao cho một cơ quan, đơn vị đầu mối quản lý Dự án với mục tiêu nhằm hoàn thành các hoạt động, công việc của Dự án theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong phạm vi ngân sách được duyệt;
- Ưu tiên sử dụng vốn đầu tư cho các công trình chuyển tiếp giai đoạn 2011 - 2015, trọng tâm thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ chưa tự cân đối được ngân sách và khởi công mới một số công trình trọng điểm, thiết thực của ngành nhằm hoàn thành các chỉ tiêu chuyên môn của các Dự án;
- Mở rộng và tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, ban, ngành đoàn thể và người dân trong việc giám sát thực hiện các hoạt động của Chương trình;
- Các địa phương xác lập cơ chế đầu tư về tài chính theo kế hoạch giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 và hàng năm; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, địa phương phải chủ động bố trí ngân sách, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, khắc phục các khó khăn trên địa bàn theo mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu chuyên môn y tế thuộc trách nhiệm của địa phương mà Chương trình đã đề ra.
g) Nguồn nhân lực thực hiện chương trình
Huy động toàn bộ mạng lưới nguồn nhân lực y tế, từ trung ương tới địa phương trên tất cả các vùng, miền thuộc 63 tỉnh/thành phố tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
9. Tổ chức thực hiện Chương trình
a) Bộ Y tế:
- Chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác nâng, cao năng lực kiểm soát, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình;
- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung và xây dựng các chính sách mới, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của chương trình;
- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực hiện các mục tiêu của năm trước, tình hình dịch bệnh, mục tiêu đặt ra của từng Dự án giai đoạn 2016 - 2020 và số thông báo của Bộ Tài chính dự kiến giao kinh phí ngân sách trung ương bố trí thực hiện Chương trình (vốn sự nghiệp); Bộ Y tế dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ nguồn ngân sách sự nghiệp trung ương chi tiết theo từng Dự án và chi tiết cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, kèm theo thuyết minh nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ của từng dự án gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp;
- Căn cứ vào tình hình thực tế khi triển khai Chương trình, Bộ Y tế có thể đề xuất điều chỉnh kinh phí thực hiện giữa các dự án để đạt được mục tiêu của chương trình.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế và các địa phương tổng hợp nhu cầu, cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Y tế thẩm định các Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, các Dự án vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình;
- Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
c) Bộ Tài chính:
- Đề xuất mức bố trí ngân sách trung ương nguồn kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch trung hạn và hàng năm thực hiện Chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp;
- Thông báo kinh phí sự nghiệp hàng năm thực hiện Chương trình; thẩm định phương án phân bổ kinh phí sự nghiệp của Chương trình và tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán theo quy định;
- Ban hành văn bản quy định quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình;
- Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình,
d) Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Tham gia triển khai Dự án trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực được phân công quản lý;
- Phối hợp với Bộ Y tế thực hiện các nội dung Chương trình trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý;
- Phối hợp với Bộ Y tế, chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách gắn với Chương trình, Kế hoạch phát triển của bộ, ngành; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện ở cơ sở.
đ) Các bộ, ngành khác, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình ở địa phương, đơn vị;
- Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch -trung hạn và hàng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan;
- Bố trí cân đối đủ nguồn vốn từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, phù hợp với chủ trương cơ cấu lại nguồn ngân sách nhà nước lĩnh vực y tế (giảm chi trực tiếp của ngân sách nhà nước cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dành nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, tăng chi y tế dự phòng và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách khác trong lĩnh vực y tế), bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ chi ngân sách địa phương quy định tại khoản 7 Điều này, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương, đơn vị quản lý; định kỳ báo cáo Bộ Y tế tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương, đơn vị; tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình ở địa phương, đơn vị theo quy định;
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các mục tiêu chuyên môn của từng hoạt động, Dự án thuộc Chương trình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph
ủ;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc g
ia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung
ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, CN, NN, QHQT, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX (2).KN

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 1125/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, July 31, 2017

 

 

DECISION

ON APPROVING THE TARGET PROGRAM ON HEALTH AND POPULATION IN THE 2016 - 2020 PERIOD

------------------

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government of June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 18, 2014;

Pursuant to the Law on the State Budget of June 25, 2015;

Pursuant to the Resolution No. 1023/NQ-UBTVQH13 dated August 28, 2015 of the National Assembly Standing Committee on promulgating principles, criteria, and norms for allocation of development investment capital from the state budget in the 2016 - 2020 period;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 60/NQ-CP dated July 08, 2016 on key tasks and solution, accelerating the progress of implementation and disbursement of public investment capital plan for 2016;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 73/NQ-CP dated August 26, 2016 on approving the investment policy for target programs in the 2016 - 2020 period;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 40/2015/QD-TTg dated September 14, 2015 on promulgating principles, criteria, and norms for allocation of development investment capital from the state budget in the 2016 - 2020 period;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment,

 

DECIDES:

 

Article 1.To approve the Target program on Health and Population in the 2016 - 2020 period (hereinafter referred to as the Program), including key contents as follows:

1. Name and agency managing the Program, coordinating agencies

a) Program name: The Target program on Health and Population in the 2016 - 2020 period.

b) Agency managing the Program:  The Ministry of Health.

c) Coordinating agencies: Relevant ministries, branches and localities.

2. Program’s objectives

a) General objectives

To actively prevent and control epidemics, early detect and promptly control the outbreak.  To reduce the morbidity and mortality rates of a number of dangerous infectious diseases, control the rate of rise of common non-communicable diseases and school-age illnesses to ensure public health. To improve the capacity of managing and controlling food safety. To ensure blood supply, safe blood transfusion and effectively prevent and control a number of hematological diseases. To control and reduce the rate of HIV/AIDS infection in the community to reduce the impact of HIV/AIDS on socio-economic development. To maintain the replacement fertility rate, limit the rate of increase in the sex ratio at birth, improve the nutritional status, improve the quality of the population and health care for the elderly. To strengthen the work of combining military and civilian medical personnel in the care and protection of people s health in border areas, islands and key areas of national defense and security.

To continue to in invest, complete 26 transformation projects which have been invested in the 2011 - 2015 period but not yet completed due to lack of capital and some newly-established projects compliance with development orientations of sectors, difficulty provinces, Northern mountainous provinces, Central Highlands, and South West provinces shall be given priority.

b) Specific objectives to 2020: According to component projects.

3. Scope and subjects

a) Scope of implementation: Provinces and cities in the country, some key localities of each component project shall be given priority.

b) Subjects of the Program: Ministries, branches, localities and units assigned the task of implementing projects and activities of the Program.

4. Duration of the Program:From 2016 to 2020.

5. Funding for the Program implementation

Total funding for the Program implementation is VND 19,380 billion (such amount shall be increased if there are additional sources, but not exceed VND 20,413 billion), of which:

a) State budget:

- Central budget:

+ Development investment capital: VND 607 billion such amount shall be increased if there are additional sources, but not exceed VND 1,640 billion);

+ Non-business capital: VND 8,913 billion.

- Local budget capital and lottery: VND 5,000 billion.

- ODA and aid: VND 4,360 billion.

b) Funding mobilized from other legitimate sources: VND 500 billion.

6. Component projects of the Program:08 projects

a) Project 1: Prevention and control of a number of dangerous infectious diseases and common non-communicable diseases

- Objectives:

- General objectives: To actively prevent and control some epidemics, early detect and promptly control the outbreak. To reduce the morbidity and mortality rates of a number of social diseases and dangerous epidemics. To control the growth rate of common non-communicable diseases and school-age illnesses;

+ Specific objectives to 2020:

. To reduce the tuberculosis rate to below 131/100,000 people;

. To maintain 100% of disabled leprosy patients to receive medical care, of which 50% of severely disabled patients are rehabilitated and integrated into the community. 50% of districts/towns in epidemiological areas meet 4 criteria for eliminating leprosy at district/town level;

. To reduce the rate of malaria per 1,000 people < 0.19; to control the malaria death rate to below 0.02/100,000 people;

. To reduce 8% of the average dengue per 100,000 people in the 2016 - 2020 period compared to the 2011 - 2015 period. To control the morbidity and mortality rates every year due to dengue < 0.09%;

. 88% of communes/wards manages schizophrenic patients; 80% of communes/wards manages epilepsy patients and 20% of communes/wards manages depressive disorder patients. To manage, treat and rehabilitate in community for 85% of patients at deployed communes/wards;

. 20% of people with oral, breast, cervical, and colorectal cancers are detected in an early stage; 80% of medical staff working in the project have been trained to improve their skills in cancer prevention; over 70% of provinces/central run cities have cancer/oncology prevention facilities;

. 50% of people with hypertension are early detected; 30% of those diagnosed with the disease are managed and treated according to professional guidance.

. 40% of people suffering diabetes are detected, of which 40% of them are managed and treated. To control the rate of pre-diabetes < 20% in people aged 30 - 69 years and control the rate of diabetes < 10% in people aged 30 - 69 years;

. To reduce the goiter rate for children aged 8 - 10 years < 8%;

. 35% of those suffering chronic obstructive pulmonary disease are detected in early stage before complications; 35% of those diagnosed with the disease are treated according to professional guidance;

. 35% of people suffering asthma are detected and treated in early stage before complications; 35% of those suffering asthma are treated: Control of asthma, of which 15% is completely controlled;

. To reduce at least 30% of the incidence of diseases in preschool children, high school students such as: Myopia, scoliosis, overweight, obesity, oral disease, school psychiatric disorders compared to the 2015 incidence. More than 90% of preschool children, high school students are screened and counseled for treatment of myopia, scoliosis, overweight, obesity, oral disease, school psychiatric disorders; 85% of students in high-risk areas receive deworming periodically 2 times/year.

- Scope of implementation: The project shall be carried out nationwide; some key localities according to each activity shall be given priority.

- Main content:

+ Activities of control and prevention of tuberculosis:

. To strengthen capacity for testing and X-ray of the lungs, ensuring quality according to regulations;

. To implement active interventions, actively detect, early diagnose and manage tuberculosis patients, drug-resistant tuberculosis, ensure the quality of treatment, increase the rate of treatment success, reduce the rate of failure, quitting treatment and death;

. To supply sufficient line-1 and line-2 anti-tuberculosis drugs in the 2016 - 2018 period; from 2019, the Health Fund shall cover such drug payment for those who have health insurance cards, for others who have not yet been paid for such drugs by the Health Insurance Fund, but paid by the program budget;

. To study epidemiology, administer the trial of special treatment drugs and new treatment regimens;

. To study, train and providing professional training about tuberculosis prevention and control;

. To supervise the professional and effectiveness of tuberculosis prevention activities at all levels, increase the application of electronic information systems in data management and program management.

+ Activities of control and prevention of leprosy:

. To organize the examination to detect and provide chemotherapy for new leprosy patients;

. To prevent and control disability, rehabilitate and integrate in the community for leprosy patients;

. To study, train and providing professional training about leprosy prevention and control;

. To supervise the professional and effectiveness of leprosy control and prevention activities in localities;

. To organize to eliminate leprosy at district level.

+ Activities of control and prevention of malaria:

. To buy medicine; spraying chemicals, screen impregnation; personal protective equipment; to supplement equipment, chemical sprayers, materials and chemicals for testing, diagnosis and support for localities;

. To study, train and providing professional training about malaria prevention and control;

. To investigate and supervise malaria cases/outbreaks;

. To supervise epidemiologically the malaria and the treatment.

+ Activities of control and prevention of dengue:

. To epidemiologically supervise in key areas;

. To train and providing professional training about dengue prevention and control;

. To reserve, support supplies, chemicals, equipment for the dengue prevention and control for outbreak areas upon direction of competent authorities.

+ Activities to protect mental health:

. To manage, treat and rehabilitate for schizophrenic, epilepsy and depressive patients who have been detected in an earlier stage;

. To detect, prepare dossiers of treatment, management and rehabilitation for new schizophrenic, epilepsy and depressive patients;

. To build pilot models to manage epilepsy and depression;

. To train and providing professional training to detect, manage, treat and rehabilitate for mental patients;

. Professional supervision of mental health protection activities.

+ Activities of control and prevention of cancer:

. Maintain the data system, specialized cancer registry software provided by the International Agency for Research on Cancer (IARC);

. To organize the cancer examination and screening in the community;

. To providing professional training about cancer prevention and control;

. To implement activities of palliative care activities for people with cancer;

. To professionally supervise cancer prevention and control activities;

. To guide the prevention and control of cancer, risk factors for patients and the community.

+ Cardiovascular disease prevention and control activities:

. To study, train and providing professional training about cardiovascular disease prevention and control;

. To screen for early detecting, managing patients with hypertension;

. To build and deploy the model of receiving and managing patients suffering cerebrovascular accident or myocardial infarction. To organize a club model for patients suffering hypertension, cerebrovascular accident and myocardial infarction;

+ Diabetes and iodine deficiency disorder prevention and control activities:

. To investigate, supervise epidemiologically diabetes, iodine deficiency disorders and quality of salty seasoning containing iodine nationwide;

. To early detect people with diabetes, pre-diabetes to apply management and treatment measures;

. To study, provide professional training about diabetes and iodine deficiency disorder prevention and control activities;

. To improve the capacity of the iodine testing laboratory system at central and provincial levels.

+ Chronic obstructive pulmonary disease and asthma prevention and control activities:

. To train, provide professional training about chronic obstructive pulmonary disease and asthma;

. To screen for early detecting, managing patients with chronic obstructive pulmonary disease and asthma;

. To support essential equipment for units deploying activities on chronic obstructive pulmonary disease and asthma;

. To organize a club model for patients suffering chronic obstructive pulmonary disease and asthma in hospitals at all levels to improve patients’ knowledge.

+ School health activities:

. To study, train and providing professional training about school-age illness prevention and control;

. To carry out activities on health education, changing behaviors about school-age illness prevention and control for students;

. To carry out preventive activities, early detect risks, consult, provide care and manage students’ health. To deploy specialized examination, detect common school-age illnesses;

. To implement activities for students for early detecting school-age illnesses by themselves;

. Professional supervision.

- Funding for implementing the Program is VND 4,481.384 billion, of which:

+ State budget: Non-business capitals covered by central budget: VND 1,576 billion; capitals of local budget and lottery: VND 735.384 billion; ODA and aid: VND 2,150 billion;

Funding mobilized from other legitimate sources: VND 20 billion.

b) Project 2: Expanded immunization

- Objectives:

- General objectives: To keep the achieved results, proceed to control and eliminate a number of diseases with preventive vaccines; consolidate and improve the quality of the immunization system;

+ Specific objectives to 2020:

. To ensure the annual immunization rate for children of under 01 year old is above 95%;

. To maintain the result of eliminating poliomyelitis, infant tetanus, proceed to eliminate measles and deploy some new vaccines.

- Scope of implementation: The Project is implemented nationwide.

- Main content:

+ To maintain the expanded immunization and organize immunization strategies;

+ To purchase and supply sufficient vaccines, immunization supplies for children, pregnant women, women of reproductive age nationwide and biological products, consumable materials used to diagnose contagions in expanded immunization;

+ To study, train, provide professional training about expanded immunization;

+ To professional supervise the expanded immunization;

+ To manage immunization subjects on the national information system on immunization;

+ To consolidate, upgrade the cold chain; 4 storages for preserving vaccines that meet the Standard of Good Storage Practices at Pasteur Institute/Institute of Hygiene and Epidemiology including the system of storage, cold rooms and specialized cold vehicles.

Funding for implementing the Program is VND 2,963.195 billion, of which:

State budget: Non-business capitals covered by central budget: VND 2,170 billion; capitals of local budget and lottery: VND 216.195 billion; ODA and aid: VND 577 billion.

c) Project 3: Population and development

- Objectives:

- General objectives: To actively maintain the replacement fertility rate, improve the quality of the population in term of physique in order to meet the high quality human resource demand, serving the industrialization, modernization and the rapid, sustainable development of our country, control the rate of increase in the sex ratio at birth. To consolidate, develop the system and improve the quality of the community-based rehabilitation service for people with disabilities; to manage, provide health care for the elderly. To reduce the mortality and the malnutrition in mothers, children, to narrow the gap between health indicators of mothers and children of various areas in the whole country.

+ Specific objectives to 2020:

. The rate of using modern contraception methods reaches 70.1%;

. The number of pregnant women who are screened before giving birth is raised to 50%; the number of newborns who are carried out neonatal screening is raised to 80%;

. To control the rate of increase in the sex ratio at birth, strive to 2020, the sex ratio at birth is 115 baby boys/100 baby girls maximum;

. + To decrease 20% of minors and the young with unwanted pregnancies;

. 80% of the disabled wish to approach with appropriate rehabilitation services; 60% of under-6-year-old disabled children are early detected and treated;

. At least 50% of the elderly are provided with comprehensive preventive care, periodic health checks, timely treated at medical establishments;

. To reduce the mortality of under-1-year-old children to 14%;

. To reduce the mortality when giving birth of mothers to 52/100,000 alive newborns;

. To reduce the rate of under-5-year-old malnourished children with a low weight to less than 10%;

. To reduce the rate of under-5-year-old malnourished children with a low weight-for-height to less than 21.8%;

. To improve the lack of micronutrients in pregnant women, women of reproductive age and children of under 5 years old.

- Scope of implementation: The project shall be carried out nationwide; some key localities according to each activity shall be given priority.

- Main content:

+ Population - Family planning activities:

. To purchase, supply contraceptive equipment, absorbent papers, chemicals, essential drugs and consumable supplies, medical equipment, medical/family planning tools, education equipment;

. Support to consolidate the infrastructure for warehouses for storing and preserving contraceptive equipment, family planning advisory and service centers, facilities providing family planning services, facilities providing prenatal and neonatal screening, diagnosis at central and provincial levels;

. To screen innate deformities, diseases, illnesses and improve the population quality. To consolidate, expand and develop the prenatal and neonatal screening, diagnosis service. To support the poor, near poor, social protection beneficiaries and people who live in areas with high risk of dioxin or areas contaminated dioxin to be carried out the prenatal and neonatal screening, diagnosis service and the pre-marital health check-up service. To provide pre-marital health advisory; to monitor and manage those who have carried out the prenatal and neonatal screening, diagnosis;

. To intervene and change behaviors, customary practices of using population - family planning services and other types of services compliance with mentality and customary practices of the ethnic minority people;

. To intervene to reduce the status of minors and the young with unwanted pregnancies, to focus on school, industrial parks, export processing zones and specialized areas; to consolidate points providing friendly family planning services;

. To control the population on islands and in coastal areas;

. To maintain and perfect the contraceptive equipment management system, exploit and provide specialized information about population - family planning;

. To control the speed of increase in the sex ratio at birth. To encourage the community, collective and individuals to implement the population policy in the best manner; to record the population policy content in the village regulations, conventions, educational programs of education and training institutions and staff education and training establishments;

. To support the poor, near poor, social protection beneficiaries and people who live in areas with high fertility to carry out the family planning service and handle complications according to medical expertise (if any). To consult, monitor and manage those who use contraceptive, family planning methods;

. To promote social marketing for contraceptive equipment; socialize the provision of contraceptive equipment and family planning/reproductive health services in urban and developed rural areas;

. To directly propagandize in community through the population collaborator teams, focus on visiting and advising in households and small groups for those who are difficult to meet and those who are living in key areas;

. To organize communication strategies, integrated with providing population - family planning services in key areas, to improve awareness about sex imbalance at birth; to organize activities in population - family planning events; to propagandize, disseminate and educate about population - family planning;

. To study, train, provide training courses to improve knowledge about population - family planning;

. To build a model of population - family planning intervention services;

. To support collaborators carrying out population - family planning works;

. To inspect the implementation of regulations on population - family planning. To verify, inspect the quality of contraceptive equipment, population - family planning services; regulations of facilities, points providing prenatal and neonatal screening and diagnosis services.

+ Rehabilitation activities for people with disabilities in community:

. To train medical staff to provide guidance on exercising in community;

. To build rehabilitation models at medical facilities at grassroots;

. To screen for disability detection and the need of rehabilitation for people with disabilities;

. To purchase equipment for the professional activities of the Project.

+ Health care for the elderly:

. To build a long term health care model, the model of health care in community, in concentrated health care and nurturing units (nursing centers, etc.) for the elderly;

. To educate, train about professional expertise and practical skills for official and employees providing health care services for the elderly in community;

. To organize the medical examination and screening in order to early detect diseases for the elderly.

+ Reproductive health care activities:

. Professional educating and training in reproductive health care;

. To support the implementation of comprehensive essential obstetric emergency service package;

. To support the establishment of neonatal intensive care units and newborn care rooms by Kangaroo method to nurture and treat pathological infants and preterm infants;

. To implement community-based child health interventions; to implement
the reproductive health care intervention model for adolescent and youth in a number of key provinces;

. To screen the genital tract infection; early detect and treat precancerous lesions and cervical cancer according to the national active plan on prevention and control of cervical cancer.

+ Activities to improve the children’s nutritional status:

. To educate, train and supervise professionally about improving the children’s nutritional status;

. To provide technical guidance on processing foods and nutrition care for pregnant women and those who have their under-5-year-old children are malnourished or overweight or obesity; to build specific malnutrition prevention and control model for each region;

. To organize strategies of supplementing vitamin A, or strategies of malnutrition prevention and control;

. To provide nutritional products for pregnant women, lactating women, malnourished children under 5 years old from poor and near poor households and beneficiaries of social protection, areas in need of emergency assistance about nutrition.

- Funding for implementing the Program is VND 4,921 billion, of which:

+ State budget: Non-business capitals covered by central budget: VND 2,195 billion; capitals of local budget and lottery: VND 2,430.0 billion; ODA and aid: VND 136 billion;

Funding mobilized from other legitimate sources: VND 160 billion.

d) Project 4: Food safety

- Objectives:

- General objectives: To control the food safety in the entire established food provision chains, to effectively and actively protect the consumers’ health and rights;

+ Specific objectives to 2020:

. To reduce 50% of collective food poisoning cases from 30 affected people/case on average in the 2016 - 2020 period compared to the 2011 - 2015period; the rate of acute food poisoning in a case of food poisoning is recorded below 7 affected people/100,000 people;

. 90% of food testing laboratories in provinces with the population of over 02 million people, industrial parks, border gates for trading goods and centrally run cities meet the TCVN ISO/IEC 17025:2005 standard;

. 80% of food producers, processing persons, traders; consumers; managers are updated knowledge about food safety;

. The rate of simples exceeding the allowed threshold per total samples tested for food safety in national agricultural product safety monitoring programs < 6%;

. The rate of simples exceeding the allowed threshold per total samples tested for food safety in national sea product safety monitoring programs < 4%;

. 100% of provinces, centrally run cities have the market model ensuring food safety.

- Scope of implementation: The Project is implemented nationwide.

- Main content:

+ To renovate, repair infrastructure for units assigned the task of testing and state management of food safety;

+ To equip devices, tools, means, chemicals for specialized activities regarding food safety;

+ To study, train, provide professional training about food safety;

+ To inspect the implementation of regulations on food safety; to take samples, test for the inspection and post-check to ensure food safety;

+ To investigate, monitor food poisoning, monitor the risk of food contaminant and analyze the risk of food safety; warn and handle food safety incidents, control the food safety of food and beverage service facilities, collective kitchen and street food; to supervise epidemiologically food-borne diseases;

+ To support to build and apply a number of modern and qualified models about food safety such as: Food safety market, GMP, GHP, VietGAP, HACCP, ISO 22000, food and beverage service, collective kitchen and street food, etc.

+ To deploy technique and evaluate the testing method; deploy the international and regional testing method, evaluate the testing laboratory quality.

Funding for implementing the Program is VND 2,964 billion, of which:

+ State budget: Non-business capitals covered by central budget: VND 1,225 billion; capitals of local budget and lottery: VND 1,100 billion; ODA and aid: VND 319 billion;

Funding mobilized from other legitimate sources: VND 320 billion.

dd) Project 5: HIV/AIDS prevention and control

- Objectives:

- General objectives: To control the HIV/AIDS infection rate in the population below 0.3% by 2020; to reduce the number of people newly infected with HIV, the number of people turning into AIDS and the number of people dying due to DIV/AIDS every year;

+ Specific objectives to 2020:

. The number of new HIV infections due to infection through injecting drugs decreased by 25%, due to sexually transmitted infections decreased by 20%, compared to 2015;

. 90% of those infected with HIV know their status; 90% of those who have been diagnosed to be infected with HIV are treated with antiretroviral drugs (ARV); 90% of those who have been treated with ARV have the HIV viral load below the inhibitory threshold.

- Scope of implementation: The Project is implemented nationwide.

- Main content:

+ To strengthen testing for HIV detection: To expand the HIV screening, especially testing in community; HIV epidemiological surveillance;

+ To expand the intervention for harm reduction intervention in the prevention of HIV transmission: To provide syringes with needles and condoms, with priority given to key HIV areas; combining free delivery with condom social marketing and behavior change communication. To expand the treatment of addiction to opium-related substances with substitute substances; to deliver substitute substances as prescribed; to pilot and expand the Buprenorphine treatment;

+ To expand, guarantee HIV/AIDS treatment quality; to strengthen the network of HIV/AIDS outpatient clinics that are eligible to provide medical examination and treatment using health insurance under contracts with the Insurance agency; to expand the network of ARV provision in commune-level health stations. To strengthen the HIV/AIDS treatment quality management, control of viral load. To strengthen the prevention of HIV transmission from the mother to her child; perfect the treatment network for patients infected with HIV and tuberculosis or HIV and viral hepatitis. To ensure to provide medicine and monitor the ARV resistance.

- Funding for implementing the Program is VND 2,455 billion, of which:

State budget: Non-business capitals covered by central budget: VND 877 billion; capitals of local budget and lottery: VND 400 billion; ODA and aid: VND 1,178 billion.

e) Project 6: Ensuring safe blood and prevention and control of some hematological diseases

- Objectives:

- General objectives: To ensure safe blood provision, safe blood transfusion and prevention and control of some hematological diseases;

+ Specific objectives to 2020:

. 1,700,000 units of blood collected in the whole country in 2020;

. 70% of provincial-level general hospitals in the epidemiological area are able to diagnose and treat thalassemia;

. 60% of patients with hemophilia are diagnosed and managed.

- Scope of implementation: The Project is implemented nationwide.

- Main content:

+ To organize and mobilize for voluntary blood donation.

. To organize voluntary blood donation activities by specialized communication activities;

. To organize blood donation events, effective and practical blood donation models for provinces/cities in the country in order to select the safe blood donation resources;

. To train the collaborator and volunteer team propagandizing, mobilizing the voluntary blood donation in the country;

. To organize activities to promote blood donors, to hold conferences and meetings in order to cooperate to organize voluntary blood donation activities; to maintain safe blood donation resources in the whole country;

. To build live blood banks based on the blood donation force and ensure safe blood transfusion for remote areas, border areas and islands.

+ To train, provide professional training course about safe blood transfusion and prevention and control of some hematological diseases;

+ To improve the quality of internal control, implement external testing activities to ensure safe blood supply and safe blood transfusion;

+ To implement activities of scientific research nature;

+ Epidemiological surveillance; implement treatment regimen with some hematological diseases.

- Funding for implementing the Program is VND 70 billion, of which:

State budget: Non-business capitals covered by central budget: VND 45 billion; capitals of local budget and lottery: VND 25 billion.

g) Project 7: Combining military and civilian medical personnel

- Objectives:

- General objectives: To create favorable conditions for people living in border areas, islands, key national defense and security areas to access increasingly high quality health services; strengthen the health sector s responsiveness in emergency situations;

+ Specific objectives to 2020:

. To upgrade 30% of clinics combining military and civilian medical personnel in border areas and islands; 50% of infirmary combining military and civilian medical personnel are established, 100% of health stations in independent island communes; 100% of island districts have operating rooms which are synchronously equipped, with Internet connectivity;

. To synchronously equip for 02 mobile teams for biological prevention, 01 mobile team for radiation emergency; to support 10 key national defense and security provinces to build mobile forces under the Government’s Decree No. 129/2014/ND-CP dated December 31, 2014;

. To continuously provide training courses for more than 2,000 military and civilian medical personnel and organize medical examination combined with mobilization.

- Scope of implementation: The project shall be carried out nationwide, some key localities according to each activity shall be given priority.

- Main content:

+ To build a pilot model combining military and civilian medical personnel at all levels;

+ To support the repairing and supplementing essential medical equipment for medical establishments combining military and civilian medical personnel in border areas and islands;

+ To support basic medical equipment for health reserve unit to meet the requirements of training, exercising for mobilization readiness;

+ To support the training, exercising of mobile health forces to meet the requirements of fast intervention in health emergency situations;

+ To train and exercise the content of combining military and civilian medical personnel;

+ To provide mobile and strategy-based medical examination and treatment for policy beneficiaries, the poor in extremely difficult communes, border communes, communes in safety zones, extremely difficult communes in coastal areas and on islands; region-I, region-II and region-III communes in ethnic and mountainous areas, key national defense and security areas.

Funding for implementing the Program is VND 140 billion, of which:

State budget: Non-business capitals covered by central budget: VND 100 billion; capitals of local budget and lottery: VND 40 billion.

h) Project 8: Monitoring, inspecting, supervising and evaluating the implementation of the Program and medical communication

- Objectives:

- General objectives: To monitor, inspect, supervise the evaluation, ensuring the effective implementation of the Program. To implement medical communication activities, actively contribute to the disease prevention and control, improve health of people and community;

+ Specific objectives to 2020:

. 100% of provinces and centrally run cities are inspected and supervised the implementation of projects/activities;

. 100% of provinces and centrally run cities communicate the Program content on mass media.

- Scope of implementation: The project shall be carried out nationwide; some key localities according to each activity shall be given priority.

- Principal contents:

+ To establish, and organize the implementation of, the system of monitoring, inspecting, supervising and assessing Program, Project;

+ To train, coach activities of monitoring, inspecting, supervising, assessing and communicating contents of the Program;

+ To organize communication activities for contents of the Program via the mass media (including communications on the food safety according to the Government’s Directive No. 13/CT-TTg dated May 09, 2016 and the Coordination Program No. 90/CTrPH/CP-DCTUBTWMTTQVN dated March 30, 2016 of the Government and the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front);

+ To organize the day(s)/month(s) of communication promotion suitable with activities of Program, Project;

+ To purchase equipment serving the communications and information technology equipment;

+ To prepare, manufacture, duplicate and release media products;

+ To organize communication, education, consulting activities on health, population and food safety.  To establish, maintain and deploy the mobile communication team; to assess knowledge, attitude and practice on food safety of subject groups;

+ To build and maintain management information systems and databases;

+ To commend and reward collectives and individuals for their outstanding and typical achievements in the organization and implementation of the Program s contents.

- Expenses for implementing the project are VND 778.421 billion including:

The state budget: VND 725 billion of non-business capitals covered by the central budget (including VND 275 billion for expenses of food safety communication); VND 53.421 billion of local budget capital and construction lottery.

7. Spending tasks of capital sources and principle of central capital source allocation to implement Program, Project.

a) Spending tasks of expense sources

- Spending tasks of state budget:

+ Spending tasks of non-business capitals covered by central budget:

. To ensure expenses for ministries, central agencies to implement activities of the Project/Program;

. To ensure sufficient amount of vaccines, syringes with needles and safety boxes for expanded immunization; first-line and second-line anti-tuberculosis drugs in the period of 2016 - 2018 (from 2019, spending for the drugs shall be paid by the Health Insurance Fund for those who have health insurance cards, and for others who have not yet paid for the drugs from the Health Insurance Fund but paid by the program budget), drugs for the mental patients; drugs, chemicals, chemical sprayers, equipment for prevention and control of malaria; contraceptive supplies for priority beneficiaries and social marketing; Vitamin A; to buy specific items and process specialized footwear for leprosy patients, prepare topical medicine for leprosy examination; antiretroviral (ARV) drugs in the period of 2016 - 2018 (from 2019, spending for the drugs shall be paid by the Health Insurance Fund for those who have health insurance cards, and for others who have not yet paid for the drugs from the Health Insurance Fund but paid by the program budget), opportunistic infection drugs, biological products for HIV diagnostic assay, opioid substitution drugs for opioid addiction treatment, syringes with needles, condoms and other supplies for HIV/AIDS prevention and control; chemicals, chemical sprayers, equipment and supplies for prevention and control of dengue; synchronous equipment as required by the projects;

. To rent immunization software, to rent information technology services for the national immunization information systems, software for managing patients who receive the opioid addiction treatment with opioid substitution drugs and ARVs; to rent a warehouse to preserve vaccines, contraceptive supplies; to purchase vaccine warehouse insurance; to pay for immunization compensation; to support for immunization pay for some provinces with difficulties;

. Targeted transfer for localities to carry out project operations (except for the spending tasks of local budget capital specified in this Article).

+ Spending tasks of local budget capital:

. To ensure expenses for implementing the following tasks: To purchase supplies for immunization (except for syringes with needles and safety boxes); common materials, equipment and chemicals of the Program;

. The destruction of syringes and needles; of expired drugs, vaccines, patient samples, supplies and chemicals (if any) of the Program; destruction of food, raw materials for food production and processing; materials and chemicals serving food production and trading in violation of the law on food safety (for derelict goods) that are detected during the examination, inspection and supervision of the Program;

. To support travel expenses for patients of poor households who come to check their status of diseases at specialized medical facilities at district level or higher;

. To invest, maintain and update specialized management information systems, databases of programs and projects in localities; to pay for supporting medical personnel who brings tuberculosis patients to the district-level tuberculosis examination and treatment team, supporting examination and detection for pulmonary tuberculosis patients and dispensing drugs, monitoring patients’ treatment compliance;

. To develop and implement models for management of diabetes, hypertension, chronic obstructive pulmonary disease, asthma and mental illness; models for school-age illness prevention; to perform family planning services, handle accident according to medical expertise;

. To train, coach, and exercise for improving capacity of the subjects of the projects at the grassroots level; to pay for remuneration of full-time officials, collaborators, and support for health workers; pay for remuneration of the people directly implementing activities of handling outbreaks and activities of the prevention and control of malaria and dengue;

. To support in program management in localities; to inspect, monitor and evaluate the local Program of localities;

. To arrange counterpart fund for agencies and units to join with the central budget to implement activities of the Project; to integrate them with other relevant Programs, Projects and activities in the locality to ensure implementation of the objectives, contents and activities of the Project.

+ Task of spending ODA capital and aid: According to agreement of the sponsor and the approval of the competent authorities.

+ Task of spending other lawful mobilized capitals:

Combined with the expenses of Program, Project to implement objectives of the Program, Project.

b) Principle of central budget allocation:

- For the investment capital: Shall be implemented as prescribed in Section VI of the Government s Decision No. 40/2015/QD-TTg dated September 14, 2015 on stipulating the principles, criteria and norms for allocation of state budget funds for development investment during the 2016-2020 period.

For the non-business capital:

+ To focus on allocating funds for the key tasks of each Project; not to allocate funds widely or in the scattered manner;

+ To prioritize fund allocation for localities in center-point epidemiological areas, areas prone to suffer epidemic outbreak, areas with high level of fertility, and areas with high sex ratio at birth; localities with difficult socio-economic conditions, localities that have not had budget self-balancing capacity, poor provinces, mountainous, border, sea and island areas, the Northwest, the Central Highlands, the Southwest and the Cuu Long River Delta, provinces severely affected by natural disasters (storms, floods).

8. Principal solutions for implementing the program

a) To enhance the roles and responsibilities of the Vietnam Communist Party s executive committees and authorities at all levels in the protection, care and improvement of the people s health, population - family planning. Population-health outcome indicators must be included in the local socio-economic task and prioritized in investment from the local budget, ensuring efficient use of the central state budget support.

b) Communication and education on health, prevention and control of diseases, epidemics and population - family planning in the program.

To communicate contents of the target program on health and population, to propagate the main points of common diseases, communicable diseases, non-communicable diseases, population, family planning, population quality improvement, sex imbalance at birth, food safety, HIV/AIDS prevention and control, etc. on radio and television stations, newspapers, electronic newspapers, Internet, etc. at central to local levels;

c) Capital mobilization plan

Central and local agencies of program and project implementation are responsible for mobilizing legal resources to strive to fulfill the Program s objectives and tasks, including:

- The central budget shall be arranged for fund for ministries and central agencies and targeted transfers to localities for the implementation of the Program s Projects;

- Local budgets shall be actively allocated for local agencies and units to implement the Program s Projects; ensuring funding for the tasks such as: Immunization supplies, common materials, equipment, chemicals of the Program; training, coaching and improving capacity of the contingent of grassroots cadres; remuneration for full-time cadres, collaborators, and support for medical staffs; testing, monitoring and evaluating the Program;

- Investment capital: Local authorities shall actively use local budgets and construction lottery sources to invest in Projects in the Program;

- Source of ODA capital and aid;

- Mobilized sources and contributions from domestic and foreign individuals and organizations and other lawful financial sources.

d) International cooperation

Intensifying cooperation with international organizations in all forms to mobilize support for the Program implementation.

dd) Integration in the Program implementation process

Integrating the Program s activities with strategies, master plans and plans of health sector in the period of 2016 - 2020 and with other projects and programs being implemented in the same locality from the grassroots level such as village, mountain village, commune, district, etc. to the central level throughout 63 provinces/cities.

e) Execution and management of program implementation

- Establishing Management Board of the target program on health and population that is headed by the Minister of Health; its members are representatives of relevant agencies and units under the Ministry of Health;

- Central state management agencies, ministries, branches and localities shall assign a focal agency or unit to manage the Project with the aim of completing the activities and tasks of the Project on schedule, ensuring quality and efficiency and within the approved budget;

- Prioritizing the use of investment capital for the transition projects in the period of 2011 - 2015, with a focus in the northern mountainous provinces, the Central Highlands and the Southwest which have not been able to balance the budget by themselves and starting a number of new major and practical projects of the sector for fulfilling the professional norms of the Projects;

- Expanding and intensifying the participation of socio-political organizations, departments, sectors, unions and people in monitoring the implementation of Program activities;

- Localities shall establish a financial investment mechanism according to the five-year plan in the period of 2016 - 2020 and annual plan; on the basis of the total sources assigned, the locality must actively allocate the budget, direct the formulation of specific action plans for solving the outstanding problems, overcoming difficulties in the locality in accordance with the common and specific goals and quota on medical expertise within the responsibility of the locality that the Program has set out.

g) Human resources for implementing the program

Mobilizing the entire health human resources network, from central to local levels throughout all areas and regions of 63 provinces/cities, to participate in the implementation of the Target Program on Health and Population according to functions and tasks assigned in protection, care and improvement of the people s health.

9. Organization of implementation of the Program

a) The Ministry of Health:

- Assuming the prime responsibility for guiding and organizing the implementation of the program;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development in, improving the capacity of food safety control and assurance;

- Inspecting and evaluating the implementation of the Program; periodically organizing the preliminary summing-up, summing-up and evaluation of the Program s implementation results;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with concerned ministries and branches in, amending, supplementing and developing new policies to ensure the implementation of the program s objectives;

- Annually, based on the implementation of the previous year s objectives, epidemic situation, the targets of each project in the period of 2016 - 2020, and the planned allocation amount of central budget funds for the Program implementation (non-business capital) according to the notice of the Ministry of Finance; the Ministry of Health shall prepare detailed estimated objectives, tasks and plans of central non-business budget sources for each project and for ministries, central agencies and localities, together with explanations of  principles, criteria and norms of allocation for each project, and send to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment for synthesis;

- Based on the actual situation during the implementation of the Program, the Ministry of Health may propose adjustments to funds between projects to achieve the program s objectives.

b) The Ministry of Planning and Investment:

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the Ministry of Finance, the Ministry of Health and localities in, collecting the needs, balancing and allocating development investment capital according to medium-term and annual plans for the program implementation;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the Ministry of Finance and the Ministry of Health in, appraising investment projects financed by the central budget, national and government bonds, ODA loans and preferential loans of foreign donors under the Program;

- Coordinating with the Ministry of Health in inspecting and evaluating the results of the Program implementation.

c) The Ministry of Finance

- Proposing the central budget allocation for the non-business funding sources according to the annual and medium-term plans for the program implementation, and sending them to the Ministry of Planning and Investment for synthesis;

- Announcing annual non-business funding for the Program implementation; appraising the Program s non-business funding allocation plan and including it in the state budget estimate and submit it to a competent authority for approval and assigning the estimate according to regulations;

- Issuing documents regulating the management and use of the non-business funding sources for the implementation of the Program;

- Coordinating with the Ministry of Health in examining, evaluating implementation of the Program,

d) The Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development:

- Performing state management according to the assigned functions and tasks;

- Participating in the implementation of the Project within the scope, contents and tasks related to the domains assigned for management;

- Coordinating with the Ministry of Health in implementing the Program contents within the scope and domains assigned for management;

- Coordinating with the Ministry of Health in reviewing, formulating, guiding the implementation of, mechanisms and policies associated with the ministries and branches development programs and plans; directing, inspecting and actuating the implementation at the grassroots level.

dd) Other ministries, branches, People s Committees of  provinces and centrally-affiliated cities:

- Assuming the prime responsibility for directing, guiding and organizing the implementation of programs at localities and units;

- Formulating annual and medium-term plan targets and tasks of ministries, branches and localities; sending them to the Ministry of Health, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance according to the regulations of the Law on Public Investment, the Law on the State Budget and relevant legal documents;

- Arranging and balancing enough capital sources from the local budget to implement the Program, in line with the policy of restructuring state budget sources in the health sector (reducing direct state budget expenditures for medical examination and treatment institutions according to the price adjustment roadmap of medical examination and treatment services; spending local budget sources to support people to participate in health insurance, increase preventive healthcare expenditures and perform a number of other urgent tasks in the health sector), ensuring funding for the tasks under local budget expenditure tasks as described in Clause 7 of this Article, and submitting them to the People s Council at provincial level for decision;

- Managing, evaluating and organizing pre-acceptance test the results of implementation of projects under the Program managed by the locality or unit; periodically reporting to the Ministry of Health on the progress of program implementation in the locality or unit; organizing the preliminary summing-up and summing-up of the Program in the locality or unit according to regulations;

- Being responsible for the results of the implementation of professional objectives of each activity and project under the Program.

Article 2.This Decision takes effect on the signing date.

Article 3.Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government-attached agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces and central affiliated cities shall take responsibilities for the implementation of this Decision./.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1125/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1125/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất