Pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân năm 2003

thuộc tính Pháp lệnh 07/2003/PL-UBTVQH11

Pháp lệnh 07/2003/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hành nghề y, dược tư nhân
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2003/PL-UBTVQH11
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nguyễn Văn An
Ngày ban hành:25/02/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 07/2003/PL-UBTVQH11

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 07/2003/PL-UBTVQH11

NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2003 VỀ HÀNH NGHỀ  Y, DƯỢC TƯ NHÂN

Để bảo đảm an toàn sức khỏe và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân; thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y, dược; thống nhất quản lý và đưa việc hành nghề y, dược tư nhân vào hoạt động theo pháp luật;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân;

Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007) và năm 2003;

Pháp lệnh này quy định về hành nghề y, dược tư nhân.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của Pháp lệnh này được hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 2
1. Hành nghề y, dược tư nhân bao gồm:
a) Hành nghề y;
b) Hành nghề y dược học cổ truyền;
c) Hành nghề dược;
d) Hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế;
đ) Hành nghề trang thiết bị y tế. 
2. Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bao gồm:
a) Cơ sở y, dược tư nhân;
b) Cơ sở y, dược dân lập;
c) Cơ sở y, dược có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 3
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hành nghề y, dược tư nhân là việc cá nhân hoặc tổ chức đăng ký để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh; kinh doanh dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ sở y, dược tư nhân là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và quản lý, điều hành.
3. Cơ sở y, dược dân lập là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân đóng góp và tự quản lý, điều hành.
4. Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này.
5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này.
Điều 4
1. Người đứng đầu cơ sở y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế phải có Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dược, doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế thì người đứng đầu hoặc người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp phải có Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân.
2. Cơ sở y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế; doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 5
1. Cá nhân, tổ chức hành nghề y, dược tư nhân phải tuân theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hành nghề y, dược tư nhân được Nhà nước bảo hộ.
Điều 6
Những người sau đây không được cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân:
1. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Toà án;
2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
3. Đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính;
4. Đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn y, dược;
5. Mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Điều 7
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Lợi dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước để hành nghề y, dược tư nhân;
2. Thuê, mượn Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 8
Nhà nước khuyến khích việc phát triển các cơ sở y, dược tư nhân và tạo điều kiện cho người hành nghề y, dược tư nhân tham gia các hội nghề nghiệp.
CHƯƠNG II
HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN
MỤC 1
ĐIỀU KIỆN CHUNG VỀ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN
Điều 9
Người được cấp Chứng chỉ hành nghề y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có bằng cấp phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi chuyên môn hành nghề;
2. Đã có thời gian thực hành tại cơ sở y, dược;
3. Có đạo đức nghề nghiệp;
4. Có đủ sức khỏe để hành nghề;
5. Có đủ các điều kiện khác theo quy định tại các điều 17, 22, 27 và 31 của Pháp lệnh này tùy theo từng hình thức tổ chức hành nghề;
6. Không thuộc đối tượng quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này.
Điều 10
Cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 9 của Luật doanh nghiệp không được thành lập và quản lý các hình thức tổ chức hành nghề y, dược tư nhân sau:
1. Bệnh viện;
2. Bệnh viện y học cổ truyền;
3. Doanh nghiệp kinh doanh dược, doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế, doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế;
4. Phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh, phòng chẩn trị y học cổ truyền đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp.
Điều 11
Người có Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân chỉ được đứng đầu hoặc chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn một cơ sở y, dược tư nhân phù hợp với phạm vi chuyên môn được quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 12
Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng đội ngũ cán bộ y tế của Nhà nước và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong từng giai đoạn nhất định; trên cơ sở quy định tại các điều 17, 22, 27 và 31 của Pháp lệnh này, Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện về bằng cấp chuyên môn, thời gian thực hành để được cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân tại các vùng đó.
Điều 13
1. Cơ sở y, dược tư nhân phải có đủ người làm công việc chuyên môn, bảo đảm điều kiện về địa điểm, trang thiết bị y tế và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
2. Người làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y, dược tư nhân phải có bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao và phải thực hiện các quy định của pháp luật về lao động.
3. Bộ Y tế quy định cụ thể về điều kiện, phạm vi chuyên môn hành nghề đối với từng hình thức tổ chức hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 14
1. Cá nhân, tổ chức nước ngoài hành nghề y, dược tư nhân tại Việt Nam phải theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và quy định của Pháp lệnh này.
2. Người nước ngoài làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y, y dược học cổ truyền tư nhân phải được Bộ Y tế Việt Nam cho phép.
3. Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo hoặc phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải có trình độ trung cấp trở lên về y; đối với y dược học cổ truyền thì người phiên dịch phải là lương y hoặc có trình độ trung cấp y học cổ truyền trở lên.
4. Bộ Y tế quy định cụ thể về việc hành nghề y, dược tư nhân của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 15
1. Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
a) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề nhưng sau đó lại thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này;
c) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề bị chết;
d) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề vi phạm các quy định của pháp luật về y, dược;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2.Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân hoặc người quản lý chuyên môn của cơ sở dược, vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân không có Chứng chỉ hành nghề;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân được cấp không đúng thẩm quyền;
c) Cơ sở y, dược tư nhân không bảo đảm các điều kiện do Bộ Y tế quy định;
d) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân mà cơ sở y, dược tư nhân không hoạt động;
đ) Cơ sở y, dược tư nhân bị phá sản hoặc giải thể;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định trình tự, thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân.
MỤC 2
HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN
Điều 16
Các hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân bao gồm: 
1. Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa;
2. Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa;
3. Nhà hộ sinh;
4. Cơ sở dịch vụ y tế;
5. Cơ sở dịch vụ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài.
Điều 17
Người được cấp Chứng chỉ hành nghề y tư nhân phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
2. Có một trong các bằng cấp sau đây tùy theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề và phạm vi chuyên môn hành nghề:
a) Bằng tốt nghiệp đại học y, đại học dược, đại học chuyên ngành về sinh học, hoá học;
b) Bằng tốt nghiệp cao đẳng y;
c) Bằng tốt nghiệp trung học y;
3. Đã qua thực hành 5 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 16 của Pháp lệnh này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 2 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề quy định tại khoản 4 Điều 16 của Pháp lệnh này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 18
1. Cá nhân, tổ chức hành nghề y tư nhân có các quyền sau đây:
a) Tiến hành các hoạt động chuyên môn về y theo đúng phạm vi của Chứng chỉ hành nghề y tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân;
b) Ký hợp đồng với cơ sở y tế của Nhà nước và cán bộ y tế để hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật;
c) Ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm về việc khám bệnh, chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế;
d) Ký hợp đồng với người lao động;
đ) Được dự trữ cơ số thuốc cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;
e) Được nhận tài trợ của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật;
g) Tham gia Hội y học hoặc các hội nghề nghiệp khác;
h) Được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức hành nghề y tư nhân có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các quy định về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế;
b) Cấp cứu người bệnh theo khả năng và phạm vi chuyên môn hành nghề, trường hợp không thuộc phạm vi chuyên môn hành nghề phải tiến hành sơ cứu và hướng dẫn chuyển người bệnh đến cơ sở y tế phù hợp;
c) Phục vụ người bệnh chu đáo, tận tình;
d) Tham gia các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ; phòng bệnh và chữa bệnh; phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm; phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS; phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và một số bệnh truyền nhiễm khác có thể gây nguy hại cho sức khoẻ con người và xã hội; hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý;
đ) Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Báo cáo kịp thời với cơ quan y tế địa phương khi phát hiện dịch bệnh, nhiễm độc hàng loạt và phối hợp với các cơ sở y tế khác để nhanh chóng giải quyết hậu quả;
g) Thực hiện các quy định về sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn của Bộ Y tế;
h) Thực hiện việc lập hồ sơ, sổ sách theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin cho các cuộc điều tra y tế khi có yêu cầu; báo cáo thống kê cho cơ quan y tế địa phương về hoạt động chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế và Tổng cục thống kê;
i) Treo bảng hiệu, niêm yết phạm vi hành nghề và thực hiện đúng quy định được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân;
k) Niêm yết thời gian hoạt động, giá khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tư nhân và thực hiện các quy định của pháp luật về giá; 
l) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
m) Thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19
Người hành nghề y tư nhân được khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi chuyên môn hành nghề, được kê đơn nhưng không được bán thuốc.
Điều 20
Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức hành nghề y tư nhân thực hiện các hành vi sau đây:
1. Thực hiện không đúng quy định trong Chứng chỉ hành nghề y tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân;
2. áp dụng các kỹ thuật chuyên môn mới, sử dụng thuốc mới để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh khi chưa được phép của Bộ Y tế;
3. Quảng cáo quá khả năng trình độ chuyên môn và phạm vi hành nghề được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân; quảng cáo không đúng quy định của pháp luật.
MỤC 3
HÀNH NGHỀ Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN TƯ NHÂN
Điều 21
Các hình thức tổ chức hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân bao gồm:
1. Bệnh viện y học cổ truyền;
2. Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
3. Cơ sở dịch vụ điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt, dưỡng sinh, khí công, xông hơi thuốc của y học cổ truyền;
4. Cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền bao gồm cơ sở kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền, cơ sở kinh doanh thuốc phiến y học cổ truyền, cơ sở kinh doanh dược liệu chưa bào chế, đại lý bán thuốc thành phẩm y học cổ truyền;
5. Trung tâm kế thừa, ứng dụng y dược học cổ truyền.
Điều 22
Người được cấp Chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
2. Có một trong các bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn sau đây tùy theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề và phạm vi chuyên môn hành nghề:
a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học về y học cổ truyền;
b) Bằng tốt nghiệp đại học dược hoặc trung học dược và có Giấy chứng nhận đã học dược học cổ truyền;
c) Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn y dược học cổ truyền do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Sở Y tế) cấp;
3. Đã qua thực hành 5 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 của Pháp lệnh này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; 2 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề quy định tại khoản 4 Điều 21 của Pháp lệnh này tại cơ sở y dược học cổ truyền.
Điều 23
1. Cá nhân, tổ chức hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân có các quyền sau đây:
a) Tiến hành các hoạt động chuyên môn về y dược học cổ truyền theo đúng phạm vi của Chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân;
b) Các quyền quy định tại các điểm b, d, e và h khoản 1 Điều 18 của Pháp lệnh này;
c) Ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm về việc khám bệnh, chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế, trừ các hình thức tổ chức hành nghề quy định tại khoản 4 Điều 21 của Pháp lệnh này;
d) Cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền tư nhân được bán thuốc theo đơn hoặc từ chối bán thuốc theo đơn nếu thấy việc sử dụng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng;
đ) Tham gia Hội đông y hoặc các hội nghề nghiệp khác.
2. Cá nhân, tổ chức hành nghề y dược học cổ truyền có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, l và m khoản 2 Điều 18 của Pháp lệnh này;
b) Treo bảng hiệu, niêm yết phạm vi hành nghề và thực hiện đúng quy định được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân;
c) Niêm yết thời gian hoạt động, giá khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y dược học cổ truyền tư nhân và thực hiện các quy định của pháp luật về giá.
Điều 24
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền được khám bệnh, kê đơn, bán thuốc y học cổ truyền cho người bệnh tại cơ sở hành nghề.
Điều 25
Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân thực hiện các hành vi sau đây:
1. Thực hiện không đúng quy định trong Chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân;
2. áp dụng các kỹ thuật chuyên môn mới, sử dụng thuốc mới để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh khi chưa được phép của Bộ Y tế;
3. Sử dụng các hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh;
4. Quảng cáo quá khả năng trình độ chuyên môn và phạm vi hành nghề được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân; quảng cáo không đúng quy định của pháp luật.
MỤC 4
HÀNH NGHỀ DƯỢC TƯ NHÂN
Điều 26
Hình thức tổ chức hành nghề dược tư nhân bao gồm:
1. Doanh nghiệp kinh doanh thuốc;
2. Nhà thuốc;
3. Đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp kinh doanh thuốc;
4. Cơ sở kiểm nghiệm thuốc;
5. Cơ sở bảo quản thuốc.
Điều 27
Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược tư nhân phải có đủ các điều kiện sau:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
2. Có một trong các bằng cấp sau đây tùy theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề và phạm vi chuyên môn hành nghề:
a) Bằng tốt nghiệp đại học dược;
b) Bằng tốt nghiệp trung học dược;
c) Bằng tốt nghiệp sơ học dược;
3. Đã qua thực hành 5 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 26 của Pháp lệnh này tại cơ sở dược; 2 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề quy định tại khoản 3 Điều 26 của Pháp lệnh này tại  cơ sở dược.
Điều 28
1. Cá nhân, tổ chức hành nghề dược tư nhân có các quyền sau đây:
a) Tham gia hoạt động về chuyên môn kỹ thuật có liên quan;
b) Được bán thuốc theo đơn hoặc từ chối bán thuốc theo đơn nếu thấy việc sử dụng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng;
c) Ký hợp đồng với người lao động;
d) Được nhận tài trợ của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật;
đ) Được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
e) Tham gia Hội dược học hoặc các hội nghề nghiệp khác;
2. Cá nhân, tổ chức hành nghề dược tư nhân có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về dược; chỉ được kinh doanh các loại thuốc đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành;
b) Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thực hiện các quy định về sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn của Bộ Y tế;
d) Niêm yết thời gian hoạt động và giá thuốc tại cơ sở dược tư nhân và thực hiện các quy định của pháp luật về giá;
đ) Người đứng đầu nhà thuốc, đại lý bán thuốc phải có mặt khi cơ sở hoạt động;
e) Dự trữ cơ số thuốc cấp cứu thông thường theo quy định của Bộ Y tế;
g) Thực hiện việc lập hồ sơ, sổ sách theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin cho các cuộc điều tra y tế khi có yêu cầu; báo cáo thống kê cho cơ quan y tế địa phương về hoạt động chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế và Tổng cục thống kê;
h) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
i) Thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 29
Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức hành nghề dược tư nhân thực hiện các hành vi sau đây:
1. Kinh doanh thuốc giả, thuốc không được Bộ Y tế cho phép lưu hành, quá hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, không còn nguyên vẹn bao bì, không rõ nguồn gốc xuất xứ;
2. Thực hiện không đúng quy định trong Chứng chỉ hành nghề dược tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược tư nhân;
3. Quảng cáo thuốc không đúng quy định của pháp luật.
MỤC 5
HÀNH NGHỀ VẮC XIN, SINH PHẨM Y TẾ TƯ NHÂN 
Điều 30
Hình thức tổ chức hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân bao gồm:
1. Doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế;
2. Đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế cho doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế;
3. Cơ sở kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế;
4. Cơ sở bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế.
Điều 31
Người được cấp Chứng chỉ hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
2. Có một trong các bằng cấp sau đây tùy theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề và phạm vi chuyên môn hành nghề:
a) Bằng tốt nghiệp đại học dược, đại học y, đại học chuyên ngành về sinh học;
b) Bằng tốt nghiệp cao đẳng y;
c) Bằng tốt nghiệp trung học dược, trung học y;
3. Đã qua thực hành 5 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 30 của Pháp lệnh này tại cơ sở vắc xin, sinh phẩm y tế, dược; 2 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này tại cơ sở vắc xin, sinh phẩm y tế, dược.
Điều 32
1. Cá nhân, tổ chức hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Pháp lệnh này;
b) Tham gia các Hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
2. Cá nhân, tổ chức hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, g, h và i khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh này;
b) Chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về vắc xin, sinh phẩm y tế. Chỉ được kinh doanh các loại vắc xin, sinh phẩm y tế đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành;
c) Niêm yết thời gian hoạt động và giá vắc xin, sinh phẩm y tế tại cơ sở vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân và thực hiện các quy định của pháp luật về giá.
Điều 33
Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân thực hiện các hành vi sau đây:
1. Kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế giả; vắc xin, sinh phẩm y tế không được Bộ Y tế cho phép lưu hành, quá hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, không còn nguyên vẹn bao bì, không rõ nguồn gốc xuất xứ;
2. Thực hiện không đúng quy định trong Chứng chỉ hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân;
3. Quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế không đúng quy định của pháp luật.
MỤC 6
HÀNH NGHỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TƯ NHÂN
Điều 34
Hình thức tổ chức hành nghề trang thiết bị y tế tư nhân bao gồm:
1. Doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế;
2. Đại lý bán trang thiết bị y tế cho doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế;
3. Cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế.
Điều 35
Người đứng đầu hoặc người quản lý chuyên môn của cơ sở hành nghề trang thiết bị y tế tư nhân phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có một trong các bằng cấp sau đây tùy theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề:
a) Bằng tốt nghiệp đại học y, đại học dược, đại học chuyên ngành kỹ thuật;
b) Bằng tốt nghiệp cao đẳng y, cao đẳng chuyên ngành  kỹ thuật;
c) Bằng tốt nghiệp trung học y, trung học dược, trung học chuyên ngành kỹ thuật;
2. Có Chứng chỉ đào tạo chuyên ngành trang thiết bị y tế do các cơ sở đào tạo về kỹ thuật trang thiết bị y tế cấp;
3. Có đạo đức nghề nghiệp;
4. Có đủ sức khỏe hành nghề;
5. Không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 6 của Pháp lệnh này.
Điều 36
1. Cá nhân, tổ chức hành nghề trang thiết bị y tế tư nhân có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Pháp lệnh này;
b) Tham gia các Hội nghề nghiệp;
2. Cá nhân, tổ chức hành nghề trang thiết bị y tế tư nhân có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm b, c, g, h và i khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh này;
b) Chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về trang thiết bị y tế. Chỉ được kinh doanh các loại trang thiết bị y tế đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành;
c) Niêm yết giá trang thiết bị y tế tại cơ sở trang thiết bị y tế tư nhân và thực hiện các quy định của pháp luật về giá.
Điều 37
Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức hành nghề trang thiết bị y tế tư nhân thực hiện các hành vi sau đây:
1. Kinh doanh trang thiết bị y tế giả, trang thiết bị y tế không được Bộ Y tế cho phép lưu hành, nhập khẩu trái phép, quá hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ;
2. Quảng cáo trang thiết bị y tế không đúng quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III
THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ, GIẤY CHỨNG NHẬN  ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ Y,
DƯỢC TƯ NHÂN
Điều 38
Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin,  sinh phẩm y tế tư nhân được quy định như sau:
1. Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin,  sinh phẩm y tế tư nhân phải gửi hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế;
2. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề;
b) Bản sao hợp pháp bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan nơi người đó đang công tác nếu là cán bộ, công chức;
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ do Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên cấp;       
đ) Giấy xác nhận đã qua thực hành ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở y dược học cổ truyền hoặc cơ sở dược hoặc cơ sở vắc xin, sinh phẩm y tế;
e) Văn bản đồng ý cho phép hành nghề y, dược tư nhân của Thủ trưởng cơ quan nếu người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề là cán bộ, công chức và người đang làm việc tại các cơ sở y, dược của Nhà nước.
Điều 39
   Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế  tư nhân được quy định như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân cho cá nhân đăng ký theo các hình thức tổ chức hành nghề sau đây:
a) Bệnh viện;
b) Cơ sở y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề y, y dược học cổ truyền, dược và vắc xin, sinh phẩm y tế  tư nhân cho các cá nhân đăng ký các hình thức tổ chức hành nghề khác, trừ các hình thức tổ chức hành nghề quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp Chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp có giá trị đăng ký hành nghề trong phạm vi cả nước.
Chứng chỉ hành nghề do Giám đốc Sở Y tế cấp có giá trị đăng ký hành nghề trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cấp chứng chỉ; trường hợp chuyển địa điểm hành nghề sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Điều 40
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân:
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân bao gồm:                       
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân;
b) Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân phù hợp với hình thức đăng ký hành nghề; Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản kê khai tổ chức nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật;
d) Đối với doanh nghiệp kinh doanh dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, sản xuất trang thiết bị y tế trừ doanh nghiệp tư nhân ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này còn phải có Điều lệ doanh nghiệp;
đ) Đối với bệnh viện, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này còn phải có Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu của bệnh viện.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề được gửi về Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nơi đặt trụ sở.
Điều 41
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân được quy định như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các hình thức tổ chức hành nghề sau:
a) Bệnh viện;
b) Doanh nghiệp sản xuất thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, cơ sở bảo quản thuốc;
c) Doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế; cơ sở kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế; cơ sở bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế;
d) Doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế;
đ) Cơ sở y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân cho các hình thức tổ chức hành nghề khác, trừ các hình thức tổ chức hành nghề quy định tại khoản 1 Điều này và các hình thức tổ chức hành nghề trang thiết bị y tế.
Điều 42
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Bộ Y tế tổ chức thẩm định với sự tham gia của đại diện Sở Y tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân đối với các hình thức tổ chức hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Pháp lệnh này; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Sở Y tế  tổ chức thẩm định để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân đối với các hình thức tổ chức hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Pháp lệnh này; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Quá thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân mà cơ sở được cấp không hoạt động thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề không còn giá trị và bị thu hồi.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc tổ chức thẩm định, thành phần tham gia thẩm định, thủ tục thẩm định để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 43
Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 3 tháng, nếu muốn tiếp tục hành nghề thì cá nhân, tổ chức phải làm thủ tục đề nghị gia hạn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã cấp. Thời gian gia hạn là 5 năm.
Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp Chứng chỉ hành y, dược tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân phải nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
Điều 44
1. Việc đăng ký kinh doanh của các cơ sở y, dược tư nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân, các cơ sở y, dược tư nhân mới được hoạt động.  
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN
Điều 45
Nội dung quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân bao gồm:
1. Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hành nghề y, dược tư nhân;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân;
3. Cấp và thu hồi Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân;
4. Hướng dẫn việc quản lý giá đối với dịch vụ y, dược tư nhân;
5. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho người hành nghề y, dược tư nhân;
6. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong công tác hành nghề y, dược tư nhân;
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 46
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Sở Y tế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 47
Tổng Hội y dược học Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam và các hội thành viên theo chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia với ngành y tế trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 48
Hội hành nghề y, dược tư nhân là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, là thành viên của Tổng hội y, dược học Việt Nam được thành lập từ trung ương đến địa phương để:
1. Tập hợp người hành nghề y, dược tư nhân;
2. Tổ chức việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và pháp luật, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các hội viên;
3. Giám sát và giúp đỡ các hội viên hành nghề đúng quy định của pháp luật;
4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên;
5. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề có liên quan đến hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 49
Thanh tra nhà nước về y tế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 50
1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 51
Cá nhân, tổ chức hành nghề y, dược tư nhân có thành tích trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 52
Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53
1. Cá nhân, tổ chức đã được cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân trước ngày 01 tháng 6 năm 2003 thì được tiếp tục hành nghề cho đến hết thời hạn quy định trong Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân, sau đó nếu muốn tiếp tục hành nghề thì phải làm thủ tục đề nghị cấp mới theo quy định của Pháp lệnh này;
2. Chính phủ quy định điều kiện, biện pháp để hạn chế và tiến tới cấm cán bộ, công chức hành nghề y, dược tư nhân từ ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Điều 54
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng  6  năm 2003.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân ngày 13 tháng 10 năm 1993.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 55
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom - Happiness
-------

No: 07/2003/PL-UBTVQH11

Hanoi, February 25, 2003

ORDINANCE

ON PRIVATE MEDICAL AND PHARMACEUTICAL PRACTICE
(No. 07/2003/PL-UBTVQH11 of February 25, 2003)

In order to ensure health safety and create favorable conditions for medical examinations and treatments of people; to materialize the policy of socialization and diversification of types of medical and pharmaceutical services; to uniformly manage and put the private medical and pharmaceutical practice into operation according to law;

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No.51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;

Pursuant to the Law on Protection of People’s Health;

Pursuant to Resolution No. 12/2002/QH11 of December 16, 2002 of the XIth National Assembly, the second session, on law- and ordinance-making programs of the XIth National Assembly, for its whole term (2002-2007) as well as for 2003;

This Ordinance prescribes private medical and pharmaceutical practice,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Domestic and foreign organizations as well as individuals, that meet all the conditions prescribed in this Ordinance, shall be entitled to private medical and pharmaceutical practice.

Article 2.-

1. The private medical and pharmaceutical practice covers:

a) Medical practice;

b) Practice of traditional medicine and pharmacy;

c) Pharmaceutical practice;

d) Practice of vaccines and medical bio-products;

e) Practice of medical equipment and facilities.

2. Private medical and/or pharmaceutical practice establishments include:

a) Private medical or pharmaceutical establishments;

b) People-founded medical or pharmaceutical establishments;

c) Foreign-invested medical or pharmaceutical establishments.

Article 3.- In this Ordinance, the following terms and phrases shall be construed as follows:

1. Private medical or pharmaceutical practice means individuals or organizations register to provide medical examination and/or treatment; to deal in pharmaceuticals, vaccines, medical bio-products, medical equipment, under the provisions of this Ordinance and other relevant law provisions.

2. Private medical or pharmaceutical establishments are those registered for business, managed and administered by individuals, family households or enterprises.

3. People-founded medical or pharmaceutical establishments are those set up by organizations, invested with non-state budget capital contributed by organizations and/or individuals, and self-managed and administered.

4. Private medical or pharmaceutical practice certificates are documents granted by competent State management bodies to individuals who fully meets the practicing conditions as prescribed by this Ordinance.

5. Certificates of eligibility for private medical or pharmaceutical practice are documents granted by competent State management bodies to establishments which satisfy all practicing conditions as prescribed by this Ordinance.

Article 4.-

1. The heads of the traditional- medicine or –pharmacy establishments, pharmaceutical, vaccine or medical bio-product establishments must have private medical or pharmaceutical practice certificates. For enterprises dealing in pharmaceuticals, vaccines and/or medical bio-products, the heads or professional managers thereof must have private medical or pharmaceutical practice certificates.

2. Traditional-medicine or- pharmacy establishments, pharmaceutical, vaccine and/or medical bio-product establishments and enterprises manufacturing medical equipment must have certificates of eligibility for private medical or pharmaceutical practice.

Article 5.-

1. Individuals and organizations engaged in private medical or pharmaceutical practice must abide by the provisions of this Ordinance and other relevant law provisions.

2. The legitimate rights and interests of individuals and organizations engaged in private medical or pharmaceutical practice shall be protected by the State.

Article 6.- The following persons shall not be granted private medical or pharmaceutical practice certificates:

1. Persons who are in the period of being banned from professional practice, from performance of work related to medical or pharmaceutical profession under court judgments or decisions;

2. Persons who are being examined for penal liability;

3. Persons who are serving criminal judgments of courts or decisions on the application of administrative measure of being sent to education camps or medical establishments, or on administrative probation;

4. Persons who are being disciplined for violations in medical or pharmaceutical profession;

5. Persons who lose or are restricted in their civil act capacity.

Article 7.- The following acts are strictly forbidden:

1. Abusing the State-run material and technical foundations for the private medical or pharmaceutical practice;

2. Renting or borrowing private medical or pharmaceutical practice certificates.

Article 8.- The State encourages the development of private medical and/or pharmaceutical establishments and create conditions for private medical or pharmaceutical practitioners to join professional associations.

Chapter II

PRIVATE MEDICAL OR PHARMACEUTICAL PRACTICE

Section 1. GENERAL CONDITIONS ON PRIVATE MEDICAL OR PHARMACEUTICAL PRACTICE

Article 9.- Persons who are granted certificates of private practice of medicine, traditional medicine and pharmacy, pharmaceutical, vaccines or medical bio-products must satisfy all the following conditions:

1. Having diplomas compatible with the organizational forms and scope of professional practice;

2 Having practiced for a given period of time at medical or pharmaceutical establishments;

3. Having professional ethics;

4. Having good health for professional practice;

5. Satisfying other conditions as prescribed in Articles 17, 22, 27 and 31 of this Ordinance, depending on each organizational form of professional practice;

6. Not being the subjects prescribed in Article 6 of this Ordinance.

Article 10.- Individuals and organizations prescribed in Article 9 of the Enterprise Law must not set up and manage the following forms of private medical or pharmaceutical organizations:

1. Hospitals;

2. Traditional-medicine hospitals;

3. Enterprises dealing in pharmaceuticals, vaccines, medical bio-products or medical equipment;

4. General or specialized consultation clinics, maternity homes, clinics for therapy with traditional medicine, registered for business under the Enterprise Law.

Article 11.- Those who have private medical or pharmaceutical practice certificates may only head or professionally manage a private medical or pharmaceutical establishment in compatibility with the professional scopes prescribed in the certificates of eligibility for private medical or pharmaceutical practice.

Article 12.- Basing itself on the socio-economic conditions, the actual situation of the contingent of the State medical workers and the medical examination and treatment demands of people in regions facing particularly difficult socio-economic conditions, regions facing difficult socio-economic conditions and regions inhabited by ethnic minority people in each given period, and on the provisions in Articles 17, 22, 27 and 31 of this Ordinance, the Health Ministry shall specify the conditions on professional diplomas and practice duration in order to be granted certificates of private medical or pharmaceutical practice in those regions.

Article 13.-

1. Private medical or pharmaceutical establishments must be adequately staffed with professionals, ensure conditions on location, medical equipment and facilities and other necessary conditions as prescribed by law.

2. The professionals in private medical or pharmaceutical establishments must have diplomas, certificates of professional qualifications compatible with their assigned jobs and must observe the provisions of labor legislation.

3. The Health Ministry shall specify the conditions and scope of professional practice for each organizational form of private medical or pharmaceutical practice.

Article 14.-

1. Foreign individuals and organizations engaged in private medical or pharmaceutical practice in Vietnam must comply with the provisions of legislation on foreign investment in Vietnam and the provisions of this Ordinance.

2. Foreigners performing professional work in private medical establishments, traditional-medicine or –pharmacy establishments must obtain the permission of the Health Ministry of Vietnam.

3. Foreigners directly giving medical examination or treatment to Vietnamese must be fluent in Vietnamese language or have interpreters. The interpreters must have the medical degree of intermediate or higher level; for traditional medicine or pharmacy, the interpreters must be the galenic physicians or have the intermediate or higher degree in traditional medicine.

4. The Health Ministry shall specify the private medical or pharmaceutical practice by foreign individuals and/or organizations in Vietnam.

Article 15.-

1. The private medical or pharmaceutical practice certificates shall be withdrawn in the following cases:

a) They are granted ultra vires;

b) The certificate grantees later fall into one of the cases prescribed in Article 6 of this Ordinance;

c) The certificate grantees die;

d) The certificate grantees violate law provisions on medicine, pharmacy;

e) Other cases prescribed by law.

2. The certificates of eligibility for private medical or pharmaceutical practice shall be withdrawn in the following cases:

a) The heads of private medical, traditional-medicine or - pharmacy, pharmaceutical, vaccine or medical bio-product establishments or professional managers of private pharmaceutical, vaccine or medical bio-product establishments have no practice certificates;

b) The certificates of eligibility for private medical or pharmaceutical practice have been granted ultra vires;

c) The private medical or pharmaceutical establishments fail to satisfy the conditions set by the Health Ministry;

d) Within 12 months as from the date of being granted certificates of eligibility for private medical or pharmaceutical practice, the private medical or pharmaceutical establishments still fail to operate;

e) The private medical or pharmaceutical establishments go bankrupt or dissolve;

f) Other cases prescribed by law.

3. The Government shall prescribe the order and competence to withdraw private medical or pharmaceutical practice certificates and certificates of eligibility for private medical or pharmaceutical practice.

Section 2. PRIVATE MEDICAL PRACTICE

Article 16.- Organizational forms of private medical practice shall include:

1. General hospitals, specialized hospitals;

2. General consultation clinics, specialized consultation clinics;

3. Maternity homes;

4. Medical service establishments;

5. Service establishments for domestic and overseas transportation of patients.

Article 17.- Private medical practice certificate grantees must satisfy the following conditions:

1. The conditions prescribed in Article 9 of this Ordinance;

2. Having one of the following diplomas, depending on the requirements of each organizational form and scope of professional practice:

a) Diploma of graduation from medicine university, pharmacy university, university diploma in biology or chemistry;

b) Medical college graduation diploma;

c) Intermediate medical school diploma;

3. Having practiced for 5 years, for organizational forms of professional practice prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 16 of this Ordinance, at medical examination and treatment establishments; 2 years, for organizational forms of professional practice prescribed in Clause 4, Article 16 of this Ordinance, at medical examination and treatment establishments.

Article 18.-

1. The private medical practitioners being individuals or organizations shall have the following rights:

a) To conduct medical operations within the scope defined in the private medical practice certificates, the private medical practice eligibility certificates;

b) To sign contracts with State-run medical establishments and workers for technical and professional support;

c) To sign contracts with insurance agencies on medical examination and treatment for medically insured persons;

d) To sign contracts with laborers;

e) To reserve the emergency medicine volumes prescribed by the Health Ministry;

f) To receive financial assistance from individuals and organizations according to the provisions of law;

g) To join the Medical Association or other professional associations;

h) To enjoy preferential regimes provided for by law.

2. Private medical practitioners being individuals or organizations shall have the following obligations:

a) To observe the professional and technical regulations of the Health Ministry;

b) To provide emergency treatment to patients according to their respective professional practice capability and scope; where such falls beyond the professional practice scope, to give first-aid and guide the transfer of patients to appropriate medical establishments;

c) To serve the patients attentively, wholeheartedly;

d) To take part in activities of primary healthcare, health protection propagation and guidance; disease prevention and treatment; drug and prostitution prevention and fighting; HIV/AIDS prevention and combat; prevention and combat of sexually transmitted diseases and some other diseases which may cause harms to human health and society; guidance on safe and rational use of medicines;

e) To abide by mobilization decisions of competent State bodies;

f) To promptly report to local medical bodies on detected epidemics, mass poisoning and coordinate with other medical establishments to quickly overcome the consequences;

g) To observe the Health Ministry’s regulations on professional activities, professional fostering;

h) To compile dossiers, books according to law provisions; to supply information in service of medical inspection when so requested; to statistically report to the local medical bodies on professional activities according to the regulations of the Health Ministry and the General Department of Statistics;

i) To put up signboards and post up scope of professional practice and strictly observe the regulations inscribed in the certificates of eligibility for private medical practice;

j) To post up the working time, medical examination and treatment charge rates at private medical establishments and observe the law provisions on prices;

k) To be held responsible before law for their acts of law violation; if causing damage, to pay compensation therefor according to law provisions;

l) To effect professional liability insurance, to fulfill tax and other obligations as provided for by law.

Article 19.- The private medical practitioners may give medical examinations and treatments within their professional practice scopes, may give prescriptions but must not sell medicines.

Article 20.- Private medical practitioners being individuals or organizations are strictly forbidden to perform the following acts:

1. Failing to strictly comply with the regulations in private medical practice certificates, private medical practice eligibility certificates;

2. Applying new professional techniques, using new medicines while giving medical examinations and treatments to patients when not yet so permitted by the Health Ministry.

3. Making advertisements beyond their professional qualifications and practice scopes inscribed in the private medical practice eligibility certificates; making advertisements in contravention of law provisions.

Section 3. PRIVATE PRACTICE OF TRADITIONAL MEDICINE AND/OR PHARMACY

Article 21.- Organizational forms of private practice of traditional medicine and/or pharmacy shall include:

1. Traditional medicine hospitals;

2. Traditional medicine therapy clinics;

3. Service establishments for treatment, convalescence and functional rehabilitation by methods of acupuncture, massage and press on body vital points, light physical exercise, deep-breathing training, medicated inhaling in traditional medicine;

4. Establishments trading in traditional medicines include establishments trading in finished traditional drugs, establishments dealing in loose herbal medicines, establishments trading in unprocessed pharmaceuticals, agents for sale of finished traditional drugs;

5. Centers for traditional-medicine and pharmacy inheritance and application.

Article 22.- Persons granted certificates of practice of traditional medicine or pharmacy must satisfy the following conditions:

1. The conditions prescribed in Article 9 of this Ordinance;

2. Having one of the following diplomas, certificates of professional qualifications, depending on the requirements of each organizational form and scope of professional practice:

a) University or intermediate diploma on traditional medicine;

b) University or intermediate diploma on pharmacy and certificate of training in traditional pharmacy;

c) Certificates of professional qualifications in traditional medicines or pharmacy, granted by the Health Ministry or Health Services of the provinces or centrally-run cities (hereinafter called provincial/municipal Health Services).

3. Having practiced for 5 years, for organizational forms of professional practice prescribed in Clauses 1,2,3 and 5, Article 21 of this Ordinance, at establishments for medical examination and treatment with traditional medicine; 2 years, for the organizational forms of professional practice prescribed in Clause 4, Article 21 of this Ordinance, at traditional-medicine or pharmacy establishments.

Article 23.-

1. Private traditional medicine or pharmacy practitioners being individuals or organizations shall have the following rights:

a) To conduct professional activities in traditional medicine or pharmacy strictly within the scope of private traditional-medicine or-pharmacy practice certificates, private traditional medicine-or-pharmacy practice eligibility certificates;

b) The rights prescribed at Points b, d, f and h, Clause 1, Article 18 of this Ordinance;

c) To sign contracts with insurance agencies on medical examinations and treatments for medically insured persons, except organizational forms of professional practice prescribed in Clause 4, Article 21 of this Ordinance;

d) Private establishments trading in traditional medicines may sell medicines according to prescriptions or refuse to sell medicines according to prescriptions if deeming that the use thereof may adversely affect the users’ health;

e) To join the Eastern Medicine Association or other professional associations.

2. Individuals and organizations practicing traditional medicine or pharmacy shall have the following obligations:

a) The obligations prescribed at Points a, b, c, d, e, f, g, h, k and l of Clause 2, Article 18 of this Ordinance;

b) To put up signboards, post up professional practice scopes and strictly observe the regulations inscribed in the certificates of eligibility for private practice of traditional medicine or pharmacy;

c) To post up the working time, medical examination and treatment charges at their private traditional medicine or pharmacy establishments and observe the law provisions on charges.

Article 24.- Practitioners of medical examination and treatment with traditional medicine and/or pharmacy may give medical examinations, prescriptions and sell traditional medicines to patients at the professional practice establishments.

Article 25.- Private practitioners of traditional medicine or pharmacy, being individuals or organizations are strictly forbidden to perform the following acts:

1. Practicing at variance with the regulations in their private traditional-medicine or pharmacy practice certificates, certificates of eligibility for private practice of traditional medicine or pharmacy;

2. Applying new professional techniques, using new medicines while giving medical examination and/or treatment to patients without permission of the Health Ministry;

3. Employing superstitious practices in medical examination and treatment;

4. Making advertisements beyond their actual professional qualifications and practice scopes inscribed in the certificates of eligibility for private practice of traditional medicine or pharmacy; making advertisements in contravention of law provisions.

Section 4. PRIVATE PHARMACEUTICAL PRACTICE

Article 26.- Organizational forms of private pharmaceutical practice include:

1. Enterprises trading in medicines;

2. Drug stores;

3. Drug sale agents of drug enterprises;

4. Medicine-testing establishments;

5. Medicine preservation establishments.

Article 27.- Private pharmaceutical practice certificate grantees must fully satisfy the following conditions:

1. The conditions prescribed in Article 9 of this Ordinance;

2. Having one of the following diplomas, depending on the requirements of each organizational form and scope of professional practice:

a) University diploma in pharmacy;

b) Intermediate pharmaceutical school diploma;

c) Primary pharmaceutical school diploma;

3. Having practiced for 5 years, for organizational forms of professional practice prescribed in Clauses 1, 2, 4 and 5 of Article 26 of this Ordinance, at pharmaceutical establishments; 2 years, for organizational forms of professional practice prescribed in Clause 3, Article 26 of this Ordinance, at pharmaceutical establishments.

Article 28.-

1. Private pharmaceutical practitioners being individuals or organizations shall have the following rights:

a) To take part in relevant professional and technical activities;

b) To sell medicines according to prescriptions or refuse to sell medicines according to prescriptions if deeming that the use thereof may adversely affect the users’ health;

c) To sign contracts with laborers;

d) To receive financial assistance from individuals and organizations under the provisions of law;

e) To enjoy preferential regimes as provided for by law;

f) To join the Pharmaceutical Association or other professional associations;

2. Private pharmaceutical practitioners being individuals or organizations shall have the following obligations:

a) To comply with the legal documents on pharmacy; only trade in medicines permitted for circulation by the Health Ministry;

b) To abide by the mobilization decisions of competent State bodies;

c) To observe the Health Ministry’s regulations on professional activities, professional fostering;

d) To post up the working time and drug prices at the private pharmaceutical establishments and observe the law provisions on prices;

e) The heads of drug stores, drug sale agents must be present when the establishments are in operation;

f) To reserve common emergency medicine volume prescribed by the Health Ministry;

g) To compile dossiers and books according to law provisions; to supply information in service of medical inspection when so requested; to statistically report to the local medical bodies on their professional activities according to regulations of the Health Ministry and the General Department of Statistics;

h) To be held responsible before law for their acts of violation; to pay compensation for damage, if caused, according to law provisions;

i) To fulfill tax and other obligations according to law provisions.

Article 29.- Private pharmaceutical practitioners being individuals or organizations are strictly forbidden to perform the following acts:

1. Trading in fake medicines, medicines not permitted for circulation by the Health Ministry, having expired use duration, failing to ensure quality, having packages not left intact, having unclear origin;

2. Failing to comply with the provisions in their private pharmaceutical practice certificates, private pharmaceutical practice eligibility certificates;

3. Making advertisements in contravention of law provisions.

Section 5. PRIVATE PRACTICE OF VACCINES, MEDICAL BIO-PRODUCTS

Article 30.- Organizational forms of private practice of vaccine or bio-products include:

1. Enterprises trading in vaccines, medical bio-products;

2. Vaccine, medical bio-product sale agents for enterprises trading in vaccines, medical bio-products;

3. Vaccine, medical bio-product-testing establishments;

4. Vaccine, medical bio-product preservation establishments.

Article 31.- Those who are granted certificates of private practice of vaccines and/or medical bio-products must satisfy all the following conditions:

1. The conditions prescribed in Article 9 of this Ordinance;

2. Having one of the following diplomas, depending on the requirements of each organizational form and scope of professional practice:

a) Medical or pharmaceutical university diploma, university diploma in biology;

b) Medical college diploma;

c) Intermediate medical or pharmaceutical school diploma.

3. Having practiced for 5 years, for the organizational forms of professional practice prescribed in Clause 1, 3 and 4 of Article 30 of this Ordinance, at vaccine, medical bio-product and/or pharmaceutical establishments; 2 years, for the organizational forms of professional practice prescribed in Clause 2 of Article 30 of this Ordinance, at vaccine, medical bio-product and/or pharmaceutical establishments.

Article 32.-

1. Private practitioners of vaccines, medical bio-products being individuals or organizations shall have the following rights:

a) The rights prescribed at Points a, c, d and e of Clause 1, Article 28 of this Ordinance;

b) To join professional associations under the provisions of law.

2. Private practitioners of vaccines and/or medical bio-products being individuals or organizations shall have the following obligations:

a) The obligations prescribed at Point b, c, g, h and i, Clause 2, Article 28 of this Ordinance;

b) To abide by the legal documents on vaccines, medical bio-products. Only to trade in vaccine and/or medical bio-products of the types permitted for circulation by the Health Ministry;

c) To post up the working time and vaccine or medical bio-product prices at the private vaccine and/or medical bio-product establishments and observe the law provisions on prices.

Article 33.- Private practitioners of vaccines and/or medical bio-products being individuals or organizations are strictly forbidden to perform the following acts:

1. Dealing in fake vaccines and/or medical bio-products; vaccines and/or medical bio-products which are not permitted for circulation by the Health Ministry, of expired use duration, of inferior quality, with packages left not intact, or of unidentified origins;

2. Failing to comply with the regulations in their certificates of private practice of vaccines and/or medical bio-products, certificates of eligibility for private practice of vaccines and/or medical bio-products;

3. Advertising vaccines and/or medical bio-products in contravention of law provisions.

Section 6. PRIVATE PRACTICE OF MEDICAL EQUIPMENT

Article 34.- Organizational forms of private practice of medical equipment include:

1. Enterprises dealing in medical equipment;

2. Medical equipment sale agents of medical equipment trading enterprises;

3. Individuals dealing in medical equipment.

Article 35.- The heads or professional managers of private medical equipment trading establishments must satisfy all the following conditions:

1. Having one of the following diplomas, depending on each organizational form of professional practice:

a) Medical or pharmaceutical university diploma, technical university diploma;

b) Medical or technical college diploma;

c) Intermediate medical, pharmaceutical or technical school diploma.

2. Having certificates of professional training in medical equipment, granted by medical equipment training establishments;

3. Having professional ethics;

4. Having good health for professional practice;

5. Not being subjects defined in Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 6 of this Ordinance.

Article 36.-

1. Private medical equipment practitioners being individuals or organizations shall have the following rights:

a) The rights prescribed at Points a, c, d and e, Clause 1, Article 28 of this Ordinance;

b) To join professional associations;

2. Private medical equipment practitioners being individuals or organizations shall have the following obligations:

a) The obligations prescribed at Points b, c, g, h and i, Clause 2, Article 28 of this Ordinance;

b) To observe the legal documents on medical equipment. Only to trade in medical equipment of the types permitted for circulation by the Health Ministry;

c) To post up medical equipment prices at the private medical equipment establishment and observe the law provisions on prices.

Article 37.- Private medical equipment practitioners being individuals or organizations are strictly forbidden to perform the following acts:

1. Trading in fake medical equipment; medical equipment not permitted for circulation by the Health Ministry, illegally imported, with expired use duration, of inferior quality, of unidentified origins;

2. Advertising medical equipment in contravention of law provisions.

Chapter III

PROCEDURES AND COMPETENCE FOR GRANTING PRACTICE CERTIFICATES, PRIVATE MEDICAL OR PHARMACEUTICAL PRACTICE ELIGIBILITY CERTIFICATES

Article 38.- The procedures for granting certificates of private practice of medicine, pharmacy, traditional medicine or pharmacy, vaccines or medical bio-products are prescribed as follows:

1. Persons applying for the granting of certificates of private practice of medicine, pharmacy, traditional medicine or pharmacy, vaccines, medical bio-products must forward their dossiers to the Health Ministry or provincial/municipal Health Services;

2. The dossiers of application for the granting of certificates of private practice of medicine, pharmacy, traditional medicine or pharmacy, vaccines or medical bio-products shall include:

a) The application for practice certificate;

b) The lawful copies of professional diplomas, certificates;

c) The curriculum vitae of the practice certificate applicant with certification by the People’s Committee of the commune, ward or district township where he/she resides or by the head of the agency where such person works as a public servant;

d) The health certificate granted by a health center of the rural district, urban district, provincial capital or town;

e) The written certification of having gone through practice at medical examination and/or treatment establishments, traditional medicine or pharmacy establishments, pharmaceutical establishments, or vaccine, medical bio-product establishments;

f) The written consents of the agency head if the applicant for the practice certificate is a public servant or a person working at a State-run medical or pharmaceutical establishment, permitting the private medical or pharmaceutical practice.

Article 39.- The competence to grant certificates of private practice of medicine, pharmacy, traditional medicine or pharmacy, vaccines or medical bio-products is prescribed as follows:

1. The Health Minister shall grant certificates of private practice of medicine, pharmacy, traditional medicine or pharmacy, vaccines or medical bio-products to individuals who register the following organizational forms of professional practice:

a) Hospitals;

b) Foreign-invested medical, pharmaceutical, traditional medicine or pharmacy, vaccine or medical bio-product establishments in Vietnam.

2. The directors of the provincial/municipal Health Services shall grant certificates of private practice of medicine, pharmacy, traditional medicine or pharmacy, vaccines or medical bio-products to individuals who register the other organizational forms of professional practice, except those prescribed in Clause 1 of this Article.

3. Within 30 days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, the Health Minister or the Health Service directors shall have to grant the practice certificates; if refusing to grant, they must give written replies, clearly stating the reasons therefor.

4. The practice certificates granted by the Health Minister shall be valid for registration of professional practice nationwide.

The practice certificates granted by Health Service directors shall be valid for registration of professional practice within the provinces or centrally-run cities where such certificates are issued; in cases where professional practice locations are moved to other provinces or centrally-run cities, the Health Ministry’s regulations shall be complied with.

Article 40.- The procedures for granting the private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates:

1. A dossier of application for the granting of a private medical or pharmaceutical practice eligibility certificate shall include:

a) The application for granting of certificate of private medical or pharmaceutical practice eligibility certificate;

b) The valid copy of the certificate of private medical or pharmaceutical practice suitable to form of practice registration; the valid copy of the business registration certificate;

c) The list of personnel, professional equipment, material and technical foundations;

d) For enterprises dealing in pharmacy, vaccines and/or medical bio-products, or manufacturing medical equipment, except the private enterprises, apart from the conditions prescribed at Points a, b and c, Clause 1 of this Article, must also have the enterprise charters;

e) For hospitals, in addition to the conditions prescribed at Points a, b and c, Clause 1 of this Article, they must also have the organization and operation charters, the initial operation plans.

2. The dossiers of application for granting of practice eligibility certificates shall be addressed to the Health Ministry or Health Services of the localities where the practice establishments are to be located.

Article 41.- The competence to grant private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates is prescribed as follows:

1. The Health Minister shall grant the practice eligibility certificates to the following organizational forms of professional practice:

a) Hospital;

b) Medicine-producing enterprises, medicine-testing establishments, medicine-preserving establishments;

c) Enterprises producing vaccines, medical bio-products; vaccine and/or medical bio-product- testing establishments; vaccine and/or medical bio-product-preserving establishments;

d) Enterprises manufacturing medical equipment;

e) Foreign-invested medical, pharmaceutical, traditional-medicine or-pharmacy, vaccine, medical bio-product or medical equipment establishments.

2. The Health Service directors shall grant private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates to other organizational forms of professional practice, except for those prescribed in Clause 1 of this Article and organizational forms of medical equipment practice.

Article 42.-

1. Within 30 days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, the Health Ministry shall organize the appraisal with the participation of representatives of the provincial/municipal Health Services in order to grant private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates for the organizational forms of professional practices prescribed in Clause 1, Article 41 of this Ordinance; if refusing to grant, the written replies must be given, clearly stating the reasons therefor.

2. Within 30 days as from the date of receiving the complete valid dossiers, the provincial/municipal Heath Services shall organize the appraisals in order to grant private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates for organizational forms of professional practice prescribed in Clause 2, Article 41 of this Ordinance; if refusing to grant, the written replies must be given, clearly stating the reasons therefor.

3. If past 12 months after being granted the private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates the granted establishments fail to operate, such certificates shall be no longer valid and revoked.

4. The Health Minister shall prescribe the organization of appraisal, the participants therein, the appraisal procedures in order to grant private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates.

Article 43.- The private medical or pharmaceutical practice certificates and the private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates shall be valid for 5 years as from the date of issuance. 3 months before their expiry, if wishing to continue their professional practice, the individuals and organizations shall have to carry out the procedures for the extension thereof at the medical competent State bodies which have granted such certificates. The extension duration shall be 5 years.

Individuals and organizations applying for the granting of private medical or pharmaceutical practice certificates and/or private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates must pay charges and fees therefor as provided for by law.

Article 44.-

1. The business registration of private medical or pharmaceutical establishments shall comply with the provisions of law.

2. Only after being granted the private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates can the private medical or pharmaceutical establishments commence their operation.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OVER PRIVATE MEDICAL OR PHARMACEUTICAL PRACTICE

Article 45.- The contents of State management over private medical or pharmaceutical practice shall include:

1. To promulgate and direct the implementation of strategies, planning and plans on development of private medical or pharmaceutical practice;

2. To promulgate and organize the implementation of legal documents on private medical or pharmaceutical practice;

3. To grant and withdraw private medical or pharmaceutical practice certificates, private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates;

4. To guide the management of private medical or pharmaceutical service charges;

5. To provide professional and technical training and fostering for private medical or pharmaceutical practitioners;

6. To organize and direct the work of emulation and commendation in the private medical and pharmaceutical practice;

7. To inspect and examine the observance of legislation on private medical and pharmaceutical practice; to settle complaints and denunciations and handle violations of law provisions on private medical and pharmaceutical practice.

Article 46.-

1. The Government shall exercise the unified State management over private medical and pharmaceutical practice.

2. The Health Ministry shall be answerable to the Government for the exercise of State management over private medical and pharmaceutical practice.

3. The ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, exercise the State management over private medical and pharmaceutical practice.

4. The People’s Committees at all levels shall have to exercise the State management over the private medical and pharmaceutical practice in their respective localities according to the Government’s assignment. The Health Services shall have to help the provincial/municipal People’s Committees in exercising the State management over private medical and pharmaceutical practice.

Article 47.- Vietnam Confederation of Medicine and Pharmacy, Vietnam Eastern Medicine Association and their member associations shall participate, according to their respective functions and tasks, join the health service in educating the professional ethics and providing professional fostering for private medical and pharmaceutical practitioners.

Article 48.- The Private Medical and Pharmaceutical Practice Association is a socio-professional organization and a member of Vietnam Confederation of Medicine and Pharmacy, which is set up from the central to grassroots levels in order to:

1. Rally private medical and pharmaceutical practitioners;

2. Organize training and fostering to raise the professional and legal knowledge and to educate professional ethics for its members;

3. Supervise and help its members to practice in accordance with law provisions;

4. Protect the legitimate rights and interests of its members;

5. Propose to the State management bodies matters related to the private medical and pharmaceutical practice.

Article 49.- The medical State inspectorate shall perform the function of specialized inspection of private medical and pharmaceutical practice.

Article 50.-

1. Individuals and organizations may lodge complaints; individuals may denounce acts of violating the legislation on private medical and pharmaceutical practice.

2. The settlement of complaints and denunciations shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

Chapter V

COMMENDATION AND VIOLATION HANDLING

Article 51.- Private medical and pharmaceutical practitioners being individuals or organizations, that record achievements in the care for and protection of people’s health, shall be commended and/or rewarded according to law provisions.

Article 52.- Those who violate the provisions of this Ordinance and other relevant law provisions shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor according to law provisions.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 53.-

1. Individuals and organizations, that are granted private medical or pharmaceutical practice certificates, and/or private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates before June 1, 2003, may continue their professional practice till the expiry thereof, prescribed in their private medical or pharmaceutical practice certificates and/or private medical or pharmaceutical practice eligibility certificates, then, if wishing to continue their professional practice, carry out the procedures for the granting of new certificates under the provisions of this Ordinance;

2. The Government shall prescribe the conditions and measures to restrict and to proceed to ban State employees from private medical or pharmaceutical practice as from December 31, 2010.

Article 54.- This Ordinance shall take effect as from June 1, 2003.

This Ordinance shall replace the October 13, 1993 Ordinance on Private Medical and Pharmaceutical Practice.

The previous provisions contrary to this Ordinance shall all be annulled.

Article 55.- The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.

 

 

 

ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nguyen Van An

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 07/2003/PL-UBTVQH11 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất