Nghị định 91/2012/NĐ-CP vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

thuộc tính Nghị định 91/2012/NĐ-CP

Nghị định 91/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:91/2012/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:08/11/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Vi phạm an toàn thực phẩm phạt tối đa 100 triệu
Ngày 08/11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2012/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về an toàn thực phẩm (ATTP) trong đó có quy định mức phạt tối đa đối với 01 hành vi VPHC về ATTP là 100 triệu đồng.
Đồng thời, Nghị định quy định các khung phạt đối với từng loại VPHC về ATTP, cụ thể như: Phạt từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thịt hoặc sản phẩm chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y hoặc không đạt yêu cầu để chế biến; phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không đảm bảo ATTP hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ…
Riêng đối với các vi phạm về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến, thực phẩm, Nghị định quy định mức phạt khá nặng với khung phạt từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng hoặc không có hạn sử dụng; từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ, đối với các vi phạm về ATTP ở mức độ nghiêm trọng, nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100 triệu đồng thì phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy; tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm… hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra; buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế đối với thực phẩm, nguyên liệu, dụng cụ vi phạm…
Nghị định này làm hết hiệu lực một phần của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2012.

Xem chi tiết Nghị định91/2012/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------
---

Số: 91/2012/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
----------

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
2. Hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là những hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm một cách cố ý hoặc vô ý các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
b) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu;
d) Vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; ghi nhãn thực phẩm;
đ) Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn; cản trở hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
4. Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được quy định tại Nghị định này đồng thời được quy định tại Nghị định khác đã ban hành thì áp dụng theo Nghị định này để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
2. Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi quy định tại Nghị định này trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức tiền phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trong đó bao gồm cả giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo hoặc do cấp sai quy định.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa thực phẩm, phương tiện;
d) Buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế đối với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm; buộc thu hồi, tiêu hủy các tài liệu, phương tiện vi phạm, trừ trường hợp phải thu giữ để làm tang chứng, vật chứng cho việc xử lý tiếp theo;
đ) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này;
e) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải chịu mọi chi phí theo quy định của pháp luật cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 4. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt; xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; lập biên bản vi phạm hành chính; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt; thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính; việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoãn chấp hành quyết định phạt tiền, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để thi hành; việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp lực lượng chức năng có liên quan đã có hệ thống mẫu biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng thống nhất trong toàn lực lượng theo quy định của Chính phủ thì được áp dụng hệ thống mẫu biên bản, quyết định đó nhưng phải đảm bảo thể hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn cho việc xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
MỤC 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỰC PHẨM
Điều 5. Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu để chế biến thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc động vật đang trong thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm;
c) Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào và không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
5. Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 4 Điều này thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100.000.000 đồng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 09 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 09 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dừng sử dụng thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y để thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2, Khoản 3, Điểm a, b Khoản 4 Điều này;
c) Buộc xử lý loại bỏ tạp chất theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với nguyên liệu có chứa tạp chất nhưng không thuộc diện phải tiêu hủy đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy nguyên liệu có chứa tạp chất gây nguy hại đến sức khỏe con người, tạp chất không rõ thành phần, thuộc diện phải tiêu hủy đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc sử dụng phụ gia là chất độc hại để sản xuất, chế biến thực phẩm.
5. Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 4 Điều này thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100.000.000 đồng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 09 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 09 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 2 Điều này thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời Điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100.000.000 đồng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 09 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 09 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là hóa chất không rõ nguồn gốc, bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm; thực phẩm có chứa hóa chất đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về sử dụng vi chất dinh dưỡng trong sản xuất, chế biến thực phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng vào thực phẩm không thuộc danh mục theo quy định của Bộ Y tế;
b) Tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng vào thực phẩm thuộc danh mục theo quy định của Bộ Y tế nhưng sử dụng với hàm lượng vượt quá mức quy định cho phép.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
MỤC 2. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
Điều 9. Vi phạm quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của chủ cơ sở và người trưc tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
1. Xử phạt đối với chủ cơ sở có thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhưng không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo quy định hoặc sử dụng giấy chứng nhận sức khỏe đã quá thời hạn với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có dưới 20 người có thực hiện khám sức khỏe định kỳ nhưng không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo quy định hoặc sử dụng giấy chứng nhận sức khỏe đã quá thời hạn;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 20 người đến dưới 100 người có thực hiện khám sức khỏe định kỳ nhưng không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo quy định hoặc sử dụng giấy chứng nhận sức khỏe đã quá thời hạn;
c) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 100 người đến dưới 500 người có thực hiện khám sức khỏe định kỳ nhưng không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo quy định hoặc sử dụng giấy chứng nhận sức khỏe đã quá thời hạn;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 500 người trở lên có thực hiện khám sức khỏe định kỳ nhưng không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo quy định hoặc sử dụng giấy chứng nhận sức khỏe đã quá thời hạn.
2. Xử phạt đối với chủ cơ sở có hành vi không thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo quy định cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đối với cơ sở vi phạm có dưới 20 người không thực hiện khám sức khỏe định kỳ;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 20 người đến dưới 100 người không thực hiện khám sức khỏe định kỳ;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 100 người đến dưới 500 người không thực hiện khám sức khỏe định kỳ;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 500 người trở lên không thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có hành vi giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa Giấy Chứng nhận khám sức khỏe.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ cơ sở vi phạm sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da hay các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo quy định về khám sức khỏe định kỳ cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh, luân chuyển vị trí làm việc đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da hay các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về kiến thức an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật
1. Xử phạt đối với chủ cơ sở có hành vi vi phạm không thực hiện cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm hàng năm theo quy định cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có dưới 20 người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm hằng năm theo quy định;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 20 người đến dưới 100 người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm hằng năm theo quy định;
c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 100 người đến dưới 500 người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm hằng năm theo quy định;
d) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 500 người trở lên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm hằng năm theo quy định.
2. Xử phạt đối với chủ cơ sở có hành vi vi phạm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo quy định với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có dưới 20 người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 20 người đến dưới 100 người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 100 người đến dưới 500 người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 500 người trở lên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có hành vi giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa Giấy Xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm;
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật mà không có cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm hàng năm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện việc tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện việc bố trí cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật mà không có cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về thực hành an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
1. Xử phạt đối với chủ cơ sở khi cơ sở có người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm có sử dụng bảo hộ lao động chuyên dụng nhưng không đầy đủ hoặc không đúng quy định với các mức sau:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có dưới 20 người vi phạm;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 20 người đến dưới 100 người vi phạm;
c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 100 người đến dưới 500 người vi phạm;
d) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 500 người trở lên vi phạm.
2. Xử phạt đối với chủ cơ sở khi cơ sở có người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm không sử dụng bảo hộ lao động chuyên dụng theo quy định với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có dưới 20 người vi phạm;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 20 người đến dưới 100 người vi phạm;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 100 người đến dưới 500 người vi phạm;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở vi phạm có từ 500 người trở lên vi phạm.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ cơ sở khi cơ sở có người, trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm quy định về điều kiện vệ sinh cá nhân hoặc thực hành vệ sinh trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Không bảo đảm quy định về địa điểm hoặc khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Không có đủ thiết bị, biện pháp phòng, chống côn trùng và động vật gây hại theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Không có đủ trang thiết bị, dụng cụ phù hợp theo quy định để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khác nhau;
b) Không có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng phù hợp theo quy định;
c) Không duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn để sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
b) Quy trình sơ chế, chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm không bảo đảm an toàn hoặc thực phẩm tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm và chất độc hại;
c) Không có biện pháp quản lý chất thải phù hợp trong khu vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm gây ô nhiễm môi trường.
4. Xử phạt đối với hành vi không thiết lập và áp dụng hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP, SSOP) thực hành nông nghiệp tốt (GAP, VietGAP), phân tích nguy cơ và kiểm soát Điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện bắt buộc phải áp dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất ban đầu;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất có hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không bảo quản riêng biệt từng loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm chéo;
b) Không có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình bảo quản theo quy định;
b) Không tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm;
c) Nơi bảo quản có côn trùng, động vật gây hại;
d) Vi phạm các quy định khác của bộ quản lý chuyên ngành về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm chung với các chất độc hại.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, các Điểm a, b và d Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiến hành các biện pháp xử lý, diệt côn trùng và động vật gây hại đối với hành vi quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được bảo quản chung với chất độc hại đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng phương tiện vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm chế tạo bằng vật liệu làm ô nhiễm thực phẩm;
b) Vận chuyển thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng nhưng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
c) Không bảo đảm điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển; vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm chung với các loại hàng hóa khác gây nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
b) Vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vận chuyển được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp xử lý nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm ô nhiễm nhưng chưa đến mức phải tiêu hủy đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm ô nhiễm thuộc diện phải tiêu hủy đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, vận chuyển các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng cấm thu hoạch.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, kinh doanh các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng cấm thu hoạch.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chế biến thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng cấm thu hoạch.
4. Phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất với các mức sau:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người thực hiện hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ hàng có hành vi vận chuyển hoặc thuê người khác vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất do được đưa vào;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thuê, mượn người khác đưa tạp chất vào thủy sản hoặc có hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản.
5. Phạt tiền đối với hành vi khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý khai thác loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người bị cấm dùng làm thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ hàng có hành vi vận chuyển hoặc thuê người khác vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
6. Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm c, d Khoản 4, Điểm c Khoản 5 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100.000.000 đồng.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2, 3, Điểm c, d Khoản 4, Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu lô hàng thủy sản vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5, Điều này; tịch thu lô hàng thủy sản vi phạm và phương tiện, dụng cụ dùng để vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc áp dụng các biện pháp xử lý loại bỏ tạp chất, các biện pháp xử lý khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm đối với lô hàng thủy sản vi phạm nhưng không thuộc diện phải tiêu hủy;
c) Buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản có tạp chất gây nguy hại đến sức khỏe con người, tạp chất không rõ thành phần;
d) Buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Điều 16. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch bằng sản phẩm chưa được kiểm dịch;
c) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định không đúng chủng loại, số lượng ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch;
d) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi về màu sắc, mùi vị;
đ) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị đưa thêm tạp chất nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
2. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn chưa được cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y với các mức sau:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng khi sản phẩm có giá trị đến dưới 500.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn đã qua kiểm tra vệ sinh thú y nhưng không đạt yêu cầu với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi sản phẩm có giá trị đến dưới 500.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.200.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
4. Phạt tiền đối với hành vi kinh doanh động vật trên cạn bị mắc bệnh, chết vì bệnh hoặc sản phẩm của động vật đó khi chưa được cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận được phép tiêu thụ với các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị dưới 500.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 8.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 15.000.000 đến dưới 30.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh sản phẩm động vật mới được tiêm phòng vắc xin chưa đủ thời gian theo quy định;
b) Kinh doanh sản phẩm động vật đã được sử dụng thuốc nhưng chưa đủ thời gian ngừng thuốc cần thiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
c) Kinh doanh sản phẩm động vật đang trong thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có chất tồn dư quá giới hạn cho phép.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh sản phẩm động vật mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch;
b) Kinh doanh sản phẩm động vật bị giết mổ bắt buộc ở dạng tươi sống;
c) Kinh doanh sản phẩm động vật bị mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định phải tiêu hủy;
d) Kinh doanh sản phẩm động vật chết không rõ nguyên nhân, động vật có biểu hiện bị trúng độc, nhiễm độc;
đ) Kinh doanh sản phẩm động vật có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi;
e) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
g) Kinh doanh sản phẩm động vật ở dạng tươi sống được bảo quản bằng hóa chất không được phép sử dụng;
h) Kinh doanh sản phẩm động vật ở dạng tươi sống có tạp chất được đưa vào.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tạm dừng việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch để kiểm dịch theo quy định đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;
c) Buộc thực hiện việc kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Buộc thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định để bảo đảm an toàn thực phẩm khi sử dụng hoặc buộc tiêu hủy đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn đã qua kiểm tra vệ sinh thú y nhưng không đạt yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thực hiện việc kiểm tra, thực hiện việc xử lý theo quy định để bảo đảm an toàn thực phẩm khi sử dụng hoặc buộc tiêu hủy đối với động vật trên cạn bị mắc bệnh, chết vì bệnh hoặc sản phẩm của động vật đó đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vi phạm một trong các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vi phạm chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Sản xuất sản phẩm thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật có sử dụng các hóa chất, chế phẩm cấm sử dụng, không có trong danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt;
b) Kinh doanh sản phẩm thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật có tồn dư hóa chất cấm sử dụng trong trồng trọt.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 3 tháng đến 6 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm đối với tang vật vi phạm tại Khoản 2 Điều này nhưng không thuộc diện phải tiêu hủy;
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm thuộc diện phải tiêu hủy đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Không có biện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;
b) Không đảm bảo vệ sinh đối với dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay;
c) Không có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn vi phạm một trong những hành vi sau:
a) Không tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm theo quy định;
b) Không bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh;
c) Không bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thực phẩm bị ô nhiễm là tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc cấp xã quản lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bày bán thực phẩm không có tủ kính hoặc thiết bị bảo quản không hợp vệ sinh;
b) Bày bán thực phẩm không có bàn hoặc giá cao hơn mặt đất theo quy định;
c) Không có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh;
b) Không bảo đảm vệ sinh nhà ăn, nơi chế biến, kinh doanh;
c) Sử dụng dụng cụ ăn uống làm bằng vật liệu không an toàn, không bảo đảm vệ sinh;
d) Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh;
đ) Không thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày; cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp không thông thoát, gây ứ đọng;
e) Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;
g) Không lưu mẫu thức ăn hoặc lưu mẫu nhưng không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
b) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn để chế biến, kinh doanh thực phẩm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc cấp huyện trở lên quản lý
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Bếp ăn không được, thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều;
b) Thực phẩm không được bày trên thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, không có bàn hoặc giá cao hơn mặt đất theo quy định;
c) Không có dao, thớt riêng cho thực phẩm chín và thực phẩm sống;
d) Không có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường, cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác;
b) Sử dụng dụng cụ ăn uống làm bằng vật liệu không an toàn, hợp vệ sinh;
c) Dùng các chất tẩy rửa không được phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm;
d) Chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh;
đ) Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh;
g) Không có hồ sơ ghi chép, theo dõi hằng ngày hoặc hồ sơ không thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định;
h) Không có hợp đồng trách nhiệm về bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm theo quy định hoặc hợp đồng với cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định đối với nhà ăn, bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn;
k) Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh;
l) Không thu dọn chất thải, rác thải hằng ngày; cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp không thông thoát, gây ứ đọng;
k) Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;
l) Không thực hiện việc giám sát an toàn thực phẩm theo quy định;
m) Không lưu mẫu thức ăn hoặc lưu mẫu nhưng không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
b) Không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định;
c) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ;
d) Chủ nhà hàng ăn uống, khách sạn, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng - tin, bếp ăn tập thể xảy ra ngộ độc thực phẩm; chủ cơ sở nơi có căng - tin, bếp ăn tập thể xảy ra ngộ độc thực phẩm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a, b và c Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm d, Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm do ăn, uống phải thức ăn, đồ uống không bảo đảm an toàn đối với chủ cơ sở nơi có căng - tin, bếp ăn tập thể xảy ra ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm một trong những hành vi sau:
a) Bày bán thực phẩm không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;
c) Nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố không có nguồn gốc rõ ràng;
b) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm;
c) Sử dụng bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm;
d) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chiếu xạ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường không có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc xác nhận;
b) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về vận chuyển, lưu giữ thực phẩm biến đổi gen, sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen không có Giấy Xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc không có tên trong danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy Xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ không thuộc danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ;
c) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ nhưng không tuân thủ quy định về liều chiếu xạ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi, thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn với các mức sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp huyện quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh trở lên quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
2. Xử phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 3 tháng với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp huyện quản lý;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh trở lên quản lý.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký kiểm tra để cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Buộc đăng ký kiểm tra để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
MỤC 3. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KHÁC VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU THỰC PHẨM
Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lưu thông thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhưng chưa có Thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu đạt yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc diện bắt buộc phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định;
b) Nhập khẩu thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ nhưng không có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dừng lưu thông, thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu chưa có Thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu đạt yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này; thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu không được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
c) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 25. Vi phạm các quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có lưu giữ hồ sơ nhưng không đầy đủ theo quy định;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, lưu thông trên thị trường thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm mà không có Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có Giấy nhưng đã hết hiệu lực.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm dụng cụ chứa đựng thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến bị biến chất;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại.
4. Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 3 Điều này thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100.000.000 đồng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa hoặc tái xuất sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
MỤC 4. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO; THÔNG TIN, GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM; GHI NHÃN THỰC PHẨM
Điều 26. Vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng danh nghĩa các cơ quan nhà nước, cơ sở y tế, thầy thuốc, nhân viên y tế trong quảng cáo thực phẩm;
b) Sử dụng tài liệu dành cho cán bộ cơ quan nhà nước, cán bộ y tế để quảng cáo cho cộng đồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo thực phẩm không có Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
b) Quảng cáo thực phẩm nhưng không có Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định;
c) Quảng cáo thực phẩm không đúng với nội dung quảng cáo đã đăng ký, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
d) Quảng cáo thức ăn dùng cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, sữa dành cho trẻ từ 24 tháng tuổi không theo quy định;
đ) Quảng cáo thực phẩm có kèm quảng cáo bình vú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng, quảng cáo thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh dưới mọi hình thức;
b) Quảng cáo thức ăn dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sữa dành cho trẻ dưới 24 tháng tuổi;
c) Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có tác dụng bằng hoặc tốt hơn so với sữa mẹ;
d) Tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không được thẩm định hoặc không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đính chính trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm về quảng cáo đối với hành vi quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điểm a, c Khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy tang vật vi phạm là tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm đã phát tán, còn tồn chưa phát tán;
c) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật về an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp thông tin chính xác về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về ghi nhãn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thực phẩm vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Lưu thông thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; thực phẩm đã qua chiếu xạ; một số thực phẩm biến đổi gen (thuộc đối tượng phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen); sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ mà không thể hiện cụm từ bắt buộc theo quy định;
b) Lưu thông hàng hóa là thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần mà không thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng hóa.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thực phẩm thực hiện biện pháp khắc phục về nhãn hàng hóa đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
MỤC 5. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM; PHÂN TÍCH NGUY CƠ; PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM; TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐỐI VỚI THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN; HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 29. Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở kiểm nghiệm vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Đưa thông tin sai về năng lực kiểm nghiệm hoặc phạm vi được thừa nhận, chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
b) Không thực hiện việc kiểm nghiệm, chế độ báo cáo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm định kỳ theo quy định;
b) Đánh tráo hoặc giả mạo mẫu thực phẩm dùng để kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý nhà nước;
c) Sử dụng sai hoặc giả mạo mã số do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với các chỉ tiêu được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước;
d) Giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến kiểm nghiệm thực phẩm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định đối các hành vi nêu tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm định kỳ theo quy định đối với hành vi nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm và thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện sự cố an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ hoặc lưu giữ không đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các tài liệu khác về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Không báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường; kế hoạch thu hồi và các biện pháp xử lý.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thu hồi, xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn không theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành thu hồi, thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn; báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường; kế hoạch thu hồi và các biện pháp xử lý;
b) Buộc tiến hành thu hồi, thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn. Trường hợp cơ sở cố tình không tiến hành việc thu hồi, thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc thu hồi, thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn và cơ sở vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định.
Điều 32. Xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp hoặc cản trở công tác điều tra, thu thập số liệu phục vụ việc đánh giá hiện trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về quản lý an toàn thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý trì hoãn hoặc trốn tránh không thi hành các quyết định hành chính của người, cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính;
b) Tẩu tán, làm thay đổi, đánh tráo tang vật, phương tiện đang bị kiểm tra hoặc tạm giữ;
c) Lăng mạ, làm nhục người đang làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chứa chấp, tiêu thụ tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra, tạm giữ bị tẩu tán;
b) Hành hung người thi hành công vụ.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi, nộp lại các tang vật, phương tiện bị tẩu tán đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này.
Chương 3.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở thuộc các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ thuộc các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Bộ Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;
đ) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 36. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác
Các lực lượng: Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan; cơ quan Thuế và những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc các cơ quan khác theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì có quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định này.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2012. Các chức danh theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính: Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ, Trưởng đoàn thành tra chuyên ngành cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được xử phạt theo quy định tại Nghị định này từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Bãi bỏ các điều 15, 17 và 18 tại Mục 2 Chương II Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và Khoản 6 Điều 1, Điều 21, Điều 22 tại Mục 4 Chương II Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 38. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thtướng, các Phó Thủ tướng Chính ph;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW vphòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương ca các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Nghị định s 91/2012/NĐ-CP

ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ)

Mu số 01

Biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Mu số 02

Biên bản tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Mu số 03

Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm

Mu s 04

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Mu số 05

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (Theo thtục đơn giản)

Mu số 06

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phm bằng hình thức phạt cảnh cáo

Mu số 07

Quyết định buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt van toàn thực phẩm

Mu số 08

Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Mu số 09

Quyết định tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Mu số 10

Quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cho cơ quan tiến hành tố tụng

Mu số 11

Quyết định hoãn xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Mu s 12

Biên bản niêm phong/mở niêm phong tang vật vi phạm

Mu số 13

Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Mu số 14

Biên bản bàn giao hoặc trả lại giy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Mu số 15

Biên bản làm việc

Mu số 16

Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng đvi phạm hành chính

Mu số 17

Quyết đnh khám phương tiện, đồ vật theo thủ tục hành chính

Mu số 18

Quyết định trả lại hàng hóa, vật phẩm, phương tiện bị tạm giữ

Mu số 19

Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Mu số 20

Quyết định hủy quyết định hoãn xphạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

 

Mu số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

---------

Số: ……../BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
------

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

BIÊN BẢN

Vphạm hành chính về an toàn thực phẩm

Hôm nay, hồi …. giờ ... ngày ... tháng ... năm ………. tại ………………………. 2

Chúng tôi gồm:

1. Ông/bà ……………………………………………. Chức vụ: …………………………

2. Ông/bà ……………………………………………. Chức vụ: …………………………

Với sự chứng kiến của:

1. Ông/bà ……………………………………………. Nghề nghiệp: ……………………

S CMND: ……………………… Ngày cấp …………………. Nơi cấp: .....................

2. Ông (): …………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: …………………………….....................................................................

S CMND: ……………………… Ngày cấp …………………. Nơi cấp: .....................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính

về ……………………………………………………………………………………………

………………………………………………3………………… đối với: …………………

Tổ chức/cá nhân vi phạm …………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………….. 4 …………………………………………………………………

Nghề nghiệp: …………. 5 …………………………………………………………………

Số CMND: …………………. 6 ... Ngày cấp …………….. Nơi cấp ……………………

Đã có những hành vi vi phạm hành chính như sau:

…………………………… 7 ………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Người lập biên bản đã yêu cầu …………………………………… 8 …………………

1. Đình chỉ ngay hành vi vi phạm

2. Các biện pháp ngăn chặn (Nếu có)

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

3 ………….. 9 ……………….. có mặt tại: ………………………………………………

đúng ... giờ …. ngày ... .tháng ... năm ... để giải quyết vụ việc vi phạm.

Biên bản gồm ... trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang và được lập thành 02 bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho….. 10 …….. 01 bản, 01 bản cơ quan lập biên bản giữ.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.

Ý kiến khác (nếu có):

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghrõ họ tên)

 

NGƯỜI LP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI)
(Ký, ghrõ họ tên)

 

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghrõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi địa chỉ nơi xảy ra vi phạm.

3 Ghi theo nội dung vi phạm về an toàn thực phẩm.

4 Ghi cụ thể địa chỉ của tổ chức/cá nhâvi phạm.

5 Đối với cá nhân vi phạm.

6 Đối với cá nhân vi phạm.

7 Mô tả hành vi vi phạm.

8 Tổ chức/cá nhân vphạm.

9 Tổ chức/cá nhân vi phạm.

10 Tổ chức/cá nhân vi phạm.

 

Mu số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

------------

Số: ……../BB-TGTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-----------

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

BIÊN BẢN

Tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phm hành chính về an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều …….. Nghị định số .../………./NĐ-CP ngày …/…/………. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ngày ....tháng ....năm …………. do ………. 2 ……….. chức vụ ……………….. ký;

Để có cơ sở xác minh thêm tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý/hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính,

Hôm nay, hồi .... giờ ... ngày ... tháng ... năm ……. tại …………………………..

Chúng tôi gồm:3

1. ………………………………………… Chức vụ:  ……………………………………

2. ………………………………………… Chức vụ:  ……………………………………

Người vi phạm hành chính là:

Ông (bà)/tổ chức: ... 4 ……………………………………………………………………

Nghề nghiệp: ………………………………………. Năm sinh ..................................

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Số CMND: …………………….. Ngày cấp …………………….. Nơi cấp: ……………

Với sự chứng kiến của:

Ông (bà): ... 5 ………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số CMND: ……………… Ngày cấp ………………… Nơi cấp: ………………………

Tiến hành lập biên bản tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

STT

Tên giấy tờ; tên, nhãn hiệu, quy cách, xuất xứ tang vật, phương tiện

Đơn vị tính

Số lượng

Tình trạng tang vật, phương tiện 6

Ghi chú 7

 

 

 

 

 

 

Ngoài những giấy tờ, tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Biên bản kết thúc vào hồi ……………… giờ cùng ngày được lập thành 02 bản. Một bản được giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm.

Biên bản này gồm ……………. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản. Hoặc có ý kiến bổ sung khác như sau:8

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghrõ họ tên)

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghrõ họ tên)

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghrõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ9
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.

4 Nếu là tổ chức thì ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5 Họ tên người chứng kiến (nếu có). Nếu có đại diện chính quyền cơ sở phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

6 Nếu là phương tiện ghi thêm s đăng ký.

7 Ghi rõ tang vật, phương tiện có niêm phong không, nếu có niêm phong thì phải có ch ký ca người vi phạm.

8 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản.

9 Trong trường hợp niêm phong tang vật mà người vi phạm vắng mặt thì phải có sự tham gia và chữ ký của đại diện chính quyn cơ sở.

 

Mu số 03

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

-------------

Số: ……../BB-KPTVTĐV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-----

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

BIÊN BẢN

Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 45, Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều …………… Nghị định số .../…………/NĐ-CP ngày ... tháng ....năm ....... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Hôm nay, hồi ... giờ, ngày ... tháng ... năm …………… tại ……………………………

Chúng tôi gồm:2

1 …………………………………… Chức vụ: ……………………………………………

2 …………………………………… Chức vụ: ……………………………………………

Với sự chứng kiến của:3

1. Ông (bà): …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số CMND: ……………………….. Ngày cấp …………………. Nơi cấp: ………………

2. Ông (bà): …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số CMND: ……………………….. Ngày cấp …………………. Nơi cấp: ………………

Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: ………………………………………. 4

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải):5

1. Ông/bà: ………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số CMND: ……………………….. Ngày cấp …………………. Nơi cấp: ………………

2. Ông/bà: ………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số CMND: ……………………….. Ngày cấp …………………. Nơi cấp: ……………

Phạm vi khám:……………………………………………………………………………..

Những tang vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:

S TT

Tên tang vật, phương tiện

Số lưng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính kết thúc hồi ... giờ ... ngày ... tháng …………. năm ……………

Biên bản này gồm ………. trang, được người vi phạm, người chứng kiến, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải được giao một bản và một bản lưu hồ sơ.

Biên bản được đọc lại cho mọi người cùng nghe, đồng ý và cùng ký tên vào biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) 6

CHỦ PHƯƠNG TIỆN VN TẢI, ĐỒ VẬT HOẶC NGƯỜI ĐIU KHIN PHƯƠNG TIỆN
(Ký, ghrõ họ tên)

 

NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghrõ họ tên)

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghrõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghrõ họ tên)

NGƯỜI THAM GIA KHÁM
(Ký, ghrõ họ tên)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tnh.

2 Ghi họ tên, chức vụ người lập biên bản.

3 Họ và tên người chứng kiến. Nếu không có chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải thì phải có 02 người chứng kiến.

4 Ghi rõ loại phương tiện vận tải, đồ vật, s bin kim soát (đi với phương tiện).

5 Ghrõ họ tên chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điu khiển phương tiện vận tải.

6 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bn phải tự ghi ý kiến của mình.

 

Mu số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

---------------

Số:        /QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
---------

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều ………….. Nghị định số .../…………./NĐ-CP ngày ... tháng ... năm …………. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do ... 2 …………………………………………

Lập hồi  giờ ... ngày ... tháng ... năm …………… tại …………………………………

Tôi: …….. 3 ...................... Chức vụ: ……………………………………………………

Đơn vị:  ……………………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ………4 ……………. Nghề nghiệp …………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số CMND: …………….. Ngày cấp …………… Nơi cấp ………………………………

Với các hình thức sau:

1. Hình thức xử phạt chính:

Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm .... Khoản .... Điều .... của Nghị định số ….. /..../NĐ-CP. Mức phạt: ………………………………………………………………… đồng.

Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm .... Khoản .... Điều .... của Nghị định số ….. /..../NĐ-CP. Mức phạt: ………………………………………………………………… đồng.

Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm .... Khoản .... Điều .... của Nghị định số ….. /..../NĐ-CP. Mức phạt: ………………………………………………………………… đồng.

Tổng cộng tiền phạt là: …………………………………………………………. đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có): ………………………………………………

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

……………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ………………………………………………………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt trừ trường hợp được hoãn chp hành vì ………………. 5 …………………

Quá thời hạn nêu trên, nếu ông (bà)/tổ chức ……………………………………………………. cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số ……….. của Kho bạc Nhà nước …….. ………. trong vòng mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức ………………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ….. tháng ….. năm 7 ………..

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức:……………………………………………………… để thi hành.

2. Kho bạc ………………………………………………………..…. để thu tiền phạt.

3. ……………………………………………………………………………………………

Quyết định này gm ….. trang, được đóng du giáp lai giữa các trang.

 Nơi nhận:
Như Điều 3;
Lưu hồ sơ XPVPHC.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi họ, tên chức vụ người lập biên bn.

3 Ghi họ, tên người ra Quyết định xử phạt.

4 Nếu là tổ chức: Ghi họ và tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5 Ghi rõ lý do.

6 Ghi rõ tên, địa chỉ của Kho bạc.

7 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.

Mu số 05

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

-----------

Số:         /QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
(Theo thủ tục đơn giản)

Căn cứ Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều ... Nghị định số .../....../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Xét hành vi vi phạm hành chính do ... 2 ……….…………………………… thực hiện;

Tôi: …………. 3 ………………… Chức vụ: ………………………………………………

Đơn vị:  ………………………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt tiền đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ………. 4 …………… Nghề nghiệp …………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số CMND: ………………….. Ngày cấp …………………. Nơi cấp ……………………

Mức tiền phạt là: …………………………………………….. đồng.

(ghi bằng chữ ……………………………………………………………………………..)

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính:5 ……………………………………………………

Quy định tại Điểm ... Khoản ….. Điều ... của Nghị định s .../...../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm …… của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Địa điểm xảy ra vi phạm:

………………………. 6 ……………………………………………………………………

Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

………………………………………………………………………………………………

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ………………………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt là ngày ... tháng ... năm ………. trừ trường hợp ………….. 7

Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức ………………………. cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc nộp tại Kho bạc Nhà nước ……….. 8 …………….. trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức  ……………………….. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đi với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………. để chấp hành.

2. Kho bạc ………………………………………………………..…… để thu tiền phạt

3 ……………………………………………………………………………………………

Quyết định này gồm  ……………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 Nơi nhận:
Như Điều 3;
Lưu hồ sơ XPVPHC.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức bị xử phạt.

3 Họ và tên người ra Quyết định xử phạt.

4 Nếu là tổ chức: Ghi họ tên chức vụ người đại điện cho tổ chức bị xử phạt.

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

6 Ghi rõ địa điểm xảy ra hành vi vphạm hành chính.

7 Ghi rõ lý do theo quy định tại Khoản 5 Điều 57 ca Pháp lệnh xử lý vi phm hành chính.

8 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc.

Mu số 06

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

-------------

Số:           /QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------

…………1…….., ngày … tháng  năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm bằng hình thức phạt cảnh cáo

Căn cứ Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều ……………… Nghị định số .../…../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ..... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Xét hành vi vi phạm hành chính do ……………………………………… thực hiện;

Tôi: …………..2 …………………….. Chức vụ: ………………………………………

Đơn vị:  ……………………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ……….. 3 ………………… Nghề nghiệp …………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Số CMND: …………………… Ngày cấp ……………… Nơi cấp ……………………

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Quy định tại Điểm ... Khoản  …….. Điều ……… của Nghị định số .../....../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Ông (bà)/tổ chức: …………………………………phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này.

Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 Nơi nhận:
Như Điều 2;
Lưu hồ sơ XPVPHC.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)4

____________

1 Ghđịa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Họ tên người ra quyết định.

3 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

4 Người ra quyết định xử phạt vphạm hành chính không được sử dụng con dấu thì quyết định phải được đóng du treo.

Mu số 07

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

-------------

Số: ……../QĐ-KPHQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
------

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Buộc khắc phục hậu quả do vphạm hành chính gây ra trong trường hợp

không áp dụng xử phạt về an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều ... 2 ... Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều ……….. Nghị định số .../………./NĐ-CP ngày…….. tháng ….. năm .... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ........./BB-VPHC do …………………. lập hồi ... giờ ... ngày .... tháng .... năm .... tại ………………………………………………..;

Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi: …….. 3 ……………….. Chức vụ: …………………………………………………

Đơn vị:  ……………………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đi với:

Ông (bà)/tổ chức: …………. 4 ……………………………………………………………

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số CMND/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ………………………………………….

Cấp ngày ………………… tại ……………………………………………………………

Do đã có hành vi vi phạm hành chính: …………………………………………………

5 ……………………………………………………………………………………………

Quy định tại Điểm ……….. Khoản …………. Điều …………. của Nghị định số ……/..../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm;

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Lý do không áp dụng hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung:6 ….

………………………………………………………………………………………………

Biện pháp để khắc phục hậu quả bao gồm:

1. ……………………………………………………………………………………………

2. ……………………………………………………………………………………………

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ………………………….………………………………. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày ... tháng ... năm ....

Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức ………………………………………………… cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Ông (bà)/tổ chức:  ………………………………………………..  có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ….. tháng .... năm ……. 7

Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………. để chấp hành.

2. ……………………………………………………………………………………………

3. ……………………………………………………………………………………………

 Nơi nhận:
Như Điều 3;
Lưu hồ sơ XPVPHC.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tnh.

2 Trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 10, trong trường hợp hết thời hạn ra Quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56 của Pháp lệnh xử lý vphạm hành chính.

3 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

4 Nếu là tổ chức ghi tên ca tổ chức vi phạm.

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi.

6 Ghi rõ lý do không áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính.

7 Ngày ký quyết đnh hoặc ngày do người có thm quyn quyết định.

Mu s 08

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

------------

Số:         /QĐ-CC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-------

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm số ... ngày ... tháng ... năm .... của ………………………………………………………………………..

Tôi: …………. 2 …………………. Chức vụ: ……………………………………………

Đơn vị:  ……………………………………………………………………………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ...3 ………………………………………………………………………

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số CMND/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ……………………………………………

Cấp ngày ……………………. tại  …………………………………………………………

Biện pháp cưỡng chế: ………………4 ………………………………………………….

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức: …………………………….  phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về vic tổ chức thc hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ………………………………………

Quyết định có …………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này được giao cho ông (bà)/tổ chức   ……………………. để thực hiện.

Quyết định này được gửi cho:

1. …………………………………….. để ……………….. 5 ……………………………

2. …………………………………….. để ……………….. 6 ……………………………

 Nơi nhận:
Như Điều 3;
Lưu hồ sơ XPVPHC.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tnh.

2 Ghhọ tên, chức vụ người lập biên bản.

3 Nếlà tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vphạm.

4 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, s tin cưỡng chế, hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.

5 Nếu biện pháp cưỡng chế là khu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phi hợp thực hiện.

6 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vphạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc thực hiện các biện pháp khc phục tình trạng ô nhim môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, hoặc buộc tiêu hủy vật phm gây hại cho sức khỏe con người và vật nuôi thì quyết định được gi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

Mu số 09

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

----------------

Số:          /QĐ-TGTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-----

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều .. .Nghị định số ...../...../NĐ-CP ngày ... tháng ... .năm ………. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Để …………………………………… 2 ……………………………………………………

Tôi: ………...3 …………………………….. Chức vụ: ……………………………………

Đơn vị:  ………………………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:

Ông (bà)/tổ chức: ……….. 4 ………….. Nghề nghiệp: ………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Số CMND: ………………….. Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: ……………….

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính: …………… 5    ……………………………………

Quy định tại Điểm .... Khoản ... Điều ...Nghị định số ………../..../NĐ-CP ngày ….. tháng ... năm... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: …………………………………………………….. để chấp hành.

2. ………………………………………… 6 ………………………………………………

Quyết định này gồm ………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Ý KIN CỦA THỦ TRƯỞNG
NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH7

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tnh.

2 Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vphạm hành chính như đ xác minh tình tiết làm căn cứ quyết đnh xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chn ngay vphạm hành chính. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quđịnh tại Điều 45 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ đ cho rng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.

3 Họ tên người ra Quyết định.

4 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5 Nếu có nhiều hành vthì ghi cụ thể từng hành vi vphạm.

6 Tờng hợp người Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điu 45 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi đ báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ.

7 Thủ trưởng ca người ra quyết định tạm giữ (người tạm giữ không có thm quyn theo quy định tại Điều 45 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính) có ý kiến về việc tạm giữ, đng ý hoặc không đồng ý.

Mu số 10

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

--------------

Số: ……../QĐ-CHS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
----------

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cho cơ quan tiến hành tố tụng

Căn cứ Điều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ………../BB-VPHC ngày ……… tháng …. năm ………..;

Xét thấy hành vi vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều ….. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi: ………………………………. Chức vụ: ……………………………………………

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự: …………………………… 2 ………………………………….. để xem xét, giải quyết.

Hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm gồm ………………..3…………………………… (có biên bản bàn giao kèm theo).

Điều 2. Giao cho ông (bà): ………………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………

Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………

Có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu và tang vật phương tiện vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông (bà) có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 Nơi nhận:
Như Điều 3;
Lưu

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Địa danh hành chính cp tỉnh.

2 Ghi tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3 Ghrõ các hồ sơ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm. Hoặc ghi: “Như biên bản bàn giao kèm theo.

Mu số 11

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

--------------

Số: ……../QĐ-HXPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
---------

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Hoãn xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 65 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số …/…../NĐ-CP ngày ....... tháng …….. năm ……. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số ………../QĐ-XPHC lập ngày .... tháng .... năm ……….. về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm s:

Căn cứ đơn đề nghị của ông (bà) ………………………………………. đã được Ủy ban nhân dân -

Tôi: ……………………………… Chức vụ: ……………………………………………

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hoãn chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm số ………./QĐ-XPHC lập ngày ... tháng ... năm ... đi với:

Ông (bà) ……………………… Dân tộc (Quốc tịch): …………………………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………

Địa ch……………………………………………………………………………………

Số CMND hoặc Hộ chiếu: ……………………….. Ngày cấp ………………………

Nơi cấp …………………………………………………………………………………

Thời gian được hoãn là: ……………………………. ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Điều 2. Ông (bà) ………………… được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ (như biên bản bàn giao hoặc trả lại giy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm về an toàn thực phẩm kèm theo Quyết định này).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quá thời hạn được hoãn nêu tại Điều 1, nếu ông (bà) cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế do ông (bà) chịu.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà) ……………………………………………………….. để chấp hành.

2. Ủy ban nhân dân xã ……………………………………………………………………

3. ……………………………………………………………………………………………

 

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Địa danh hành chính cấp tnh.

Mu số 12

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

---------------

Số: ……../BB-NPMNP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
----------

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

BIÊN BẢN

Niêm phong/mở niêm phong tang vật vi phạm

Hôm nay, hồi ….. giờ ….. ngày …….. tháng ……. năm …………………………….

Tại ………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm:2

1 …………………………………… Chức vụ …………………………………………….

2 …………………………………… Chức vụ …………………………………………….

Đại diện tổ chức/cá nhân là chủ sở hữu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

Ông (bà)/tổ chức: …………………………………………………………………………

Nghề nghiệp ………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….

Số CMND hoặc Hộ chiếu: ……… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ……………….

Với sự chứng kiến của:

1. Ông (bà): …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………

Số CMND hoặc Hộ chiếu: ……….. Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………………

2. Ông (bà): …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………….

Số CMND hoặc Hộ chiếu: ……….. Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………………

Tiến hành niêm phong/mở niêm phong số tang vật, phương tiện tạm giữ theo Quyết định số ….. ngày....tháng ….. năm... của …………………………………………………………………………….3

…………………………………………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………

Số tang vật niêm phong (mở niêm phong) gồm:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Số tang vật trên đã giao cho ông (bà) ……………………………………… thuộc đơn vị  ………………………. chịu trách nhiệm coi giữ và bảo quản.

Biên bản kết thúc vào hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng ………. năm ……………..

Biên bản được lập thành ……………………… bản có nội dung và giá trị như nhau. Đã giao cho chủ sở hữu tang vật, phương tiện 01 bản; người bảo quản 01 bản và 01 bản lưu hồ sơ.

Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có):4

CHỦ SỞ HỮU (SỬ DỤNG)
TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM 

HÀNH CHÍNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI NIÊM PHONG/ 
MỞ NIÊM PHONG
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI BẢO QUẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi rõ tên, chức vụ người lập biên bản.

3 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

4 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bn phải tự ghi ý kiến ca mình, lý do ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

Mu số 13

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

--------------

Số: ……../BB-THTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------

…………1…….., ngày  tháng  năm ………

BIÊN BẢN

Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về an toàn thực phm

Căn cứ Khoản 2, Điều 61 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……..QĐ/XPVP ngày …. tháng ….. năm …..

Hôm nay, vào hồi …………… giờ …….. ngày ……. tháng ……… năm ……………

Tại: ……………………………………………………………………………………………

Hội đồng tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

1. Ông (bà)2 …………………… Chức danh …………………………………………….

Đại diện đơn vị   …………………………………………………………………………….

2. Ông (bà) …………………… Chức danh …………………………………………….

Đại diện đơn vị   ……………………………………………………………………………

3. Ông (bà) …………………… Chức danh …………………………………………….

Đại diện đơn vị   ……………………………………………………………………………

4. Ông (bà) …………………… Chức danh …………………………………………….

Đại diện đơn vị   ……………………………………………………………………………

5. Ông (bà) …………………… Chức danh …………………………………………….

Đại diện đơn vị   ……………………………………………………………………………

Tiến hành tiêu hủy các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau đây:

TT

Tên tang vật, phương tin

ĐV tính

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Hình thức tiêu hủy: ………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Quá trình tiêu hủy có sự chứng kiến của: ……………………………………………

……………………………………………………………………………………………..

Việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kết thúc vào hồi     giờ ….. ngày …... tháng ... năm ………………………

Biên bn này được lập thành ….. bản, cơ quan giải quyết giữ 01 bản.

Những người ký tên dưới đây đã được nghe đọc lại và nhất trí với toàn bộ nội dung biên bản.

Biên bản này gồm ……….. trang, được người làm chứng và các thành viênHội đồng ký xác nhận vào từng trang.

NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG3

____________

1 Địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Ghi rõ họ tên, địa ch, nghề nghiệp người làm chứng. Nếu có đại diện của chính quyn phi ghi rõ họ tên chức vụ.

3 Từng thành viên hội đồng ký và ghi rõ họ tên.

Mu số 14

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

--------------

Số: ……../BB-BGTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-----------

…………1…….., ngày tháng năm ………

 

 

BIÊN BẢN

Bàn giao hoặc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện

vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

 

 

Hôm nay, vào hồi …….. giờ …….. ngày …… tháng …….. năm ……………………

Tại: …………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

Đại diện bên giao tang vật, phương tiện vi phạm:2

Ông (bà): ……………………….. Chức danh: …………………………………………

Thuộc đơn vị: ……………………………………………………………………………..

Đại diện bên nhận tang vật, phương tiện vi phạm:3

Ông (bà):  …………………………………. Quốc tịch: …………………………………

Nghề nghiệp ………………………………………………………………………………

Số CMND hoặc Hộ chiếu s: …….. Ngày cấp: …………… Nơi cấp: ………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Tiến hành lập biên bản bàn giao hoặc trả lại các tang vật, phương tiện vi phạm gồm:

 

TT

Tên giấy t, tang vật, phương tiện

ĐV tính

Slượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

Cộng ……………. khoản

Các ý kiến của bên nhận: ………………………………………………………………

Hai bên đã giao nhận đầy đủ tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết thúc vào hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng …… năm ………………….

Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, những người ký tên dưới đây đã được nghe đọc lại và nhất trí với toàn bộ nội dung biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ……………….. 4 ………………………………

Biên bản này gồm …………. trang, được Đại diện bên nhận và Đại diện bên giao ký xác nhận vào từng trang.

 

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

____________

1 Địa danh hành chính cấp tnh.

2 Ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện bên giao.

3 Ghi rõ họ tên địa chnghề nghiệp người nhận; nếu bên nhận là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

4 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bn phải tự ghi ý kiến của mình, do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

Mu số 15

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

--------------

Số: ……../BB-LV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
---------

…………1…….., ngày tháng năm ………

 

 

BIÊN BẢN LÀM VIỆC

 

 

Hôm nay, hồi ……………. giờ ,.. ngày ……. tháng ….. năm ……………………..

Tại …………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

1.  ………….. Chức vụ: ……………………………. Đơn vị: …………………………

2.  ………….. Chức vụ: ……………………………. Đơn vị: …………………………

Đã làm việc với:

a) Ông (bà): ………………………………….. Năm sinh: …………………………….

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………….

Giấy CMND hoặc Hộ chiếu số: ……………………………… Ngày cấp:  ………….

Nơi cấp: ………………………………………………………………………………….

b) Ông (bà): ………………………………….. Năm sinh: …………………………….

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………

Giấy CMND hoặc Hộ chiếu số: ……………………………… Ngày cấp:  …………

Nơi cấp: …………………………………………………………………………………

Về việc: ………………………………………………………………………………….

Nội dung làm việc: ………………………………………………………………………

Biên bản kết thúc vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng …….. năm ………………

Biên bản được lập thành ….. bản; mỗi bản ……… gồm  …………. trang không tách rời; có nội dung và có giá trị pháp lý như nhau.

Đã giao cho …………………………………………………………………… 01 bản.

Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có):2 ………………………………………………………………………..

 

NGƯỜI THAM GIA LÀM VIỆC
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

Mu s 16

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

-----------------

Số: ……../BB-TTTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
------------

…………1…….., ngày tháng năm ………

 

 

BIÊN BẢN

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính

 

 

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ……… Nghị định số …../……../NĐ-CP ngày …../…../………….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính2 ………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..;

Thực hiện Quyết định số …../ …………ngày ……/……/ …………..của3 ………… về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Hôm nay, hồi .... giờ .... ngày .... tháng .... năm      tại ………………………………

Chúng tôi gồm:4

1. ………………………………………. Chức vụ: …………………………………….;

2. ………………………………………. Chức vụ: …………………………………….;

Người/tổ chức bị tịch thu tang vật, phương tiện là:

Ông (bà)/tổ chức:5 ………………………………………………………………………;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………………………………………………;

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………;

Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:  ………………….;

Ngày cấp: ……………… Cơ quan cấp: …………………………………………………;

Vi sự chứng kiến của:6

1. …………………………………  Nghề nghiệp: ………………………………………;

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………….

Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………. Ngày cấp: …………………

Nơi cp: ……………………………………………………………………………………

2.  ……………………………………. Nghề nghiệp: ………………………………….;

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………

Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………….. Ngày cấp: ………………

Nơi cấp: ……………………………………………………………………………………

Tiến hành lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:

 

STT

Tên tang vật, phương tin b tm giữ7

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện 8

Ghi chú9

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tịch thu thêm thứ gì khác.

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Môt bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm.

Biên bản này gồm ………. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến b sung khác (nếu có): ………………………………………………………..10

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

 

NGƯỜI BỊ TỊCH THU
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ TỊCH THU)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI CHỨNG KIN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tnh nơi lập biên bản như Hà Nội, Đà Nng, ....

2 Ghi lĩnh vực qun lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.

3 Ghi số, ngày, tháng, người ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính làm cơ sở để tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

4 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.

5 Ghi tên, địa ch,... ca cá nhân, tổ chức bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tổ chức thì ghi thêm họ tên, chức vụ ca người đại diện.

6 Họ và tên người chng kiến, nếu đại diện cho chính quyền phi ghi rõ tên cấp chính quyền.

7 Ghi tên ca phương tiện, tang vật và chtịch thu các loại tang vật được ghi trong quyết định xphạt vi phạm hành chính.

8 Nếu là phương tiện phải ghi số đăng ký,

9 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phi có chữ ký ca người vi phạm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đi diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà) ...

10 Ghi cụ thể ý kiến khác nếu có, do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

Mu số 17

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

-------------

Số: ……../QĐ-KPTĐV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-------

…………1…….., ngày tháng năm ………

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Khám phương tiện, đồ vật theo thủ tục hành chính

 

 

Căn cứ Điều …….. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày ….. tháng …… năm ………;

Căn cứ Điều …….. Nghị định số ngày ….. tháng ……..năm ………. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Xét đề nghị của ông (bà):  …………………… Chức vụ: ………………………………

 …………………………… thuộc…………………………………………………………

Để thu thập tang vật, phương tiện vi phạm hành chính xử phạt vi phạm hành chính van toàn thực phẩm;

Tôi:2 ………………………… Chức vụ: ………………………………………………….;

Đơn vị:………………………………………………………………………………………;

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Khám3 ………………………………………………………………………………………….. thuộc4 ……………………………………………… tại khu vực5 …………………………………….

Điều 2. Ông (bà) ………………………………………………………………….  có trách nhiệm thi hành Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật.

 

 Nơi nhận:
- Như Điu 2;
- Lưu ……..

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tnh nơi lập biên bn như Hà Nội, Đà Nng, ....

2 Họ tên người ra quyết định.

3 Ghi tên phương tiện vi phạm (biển kiểm soát), đồ vật bị khám.

4 Ghi tên chsở hữu phương tiện, đồ vật vi phạm.

5 Ghi rõ địa chkhám phương tiện vận tải, đvật.

Mu số 18

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

----------------

Số: ……../QĐ-TLHHVPPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------

…………1…….., ngày tháng năm ………

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Trả lại hàng hóa, vật phẩm, phương tiện bị tạm gi

 

 

Căn cứ Điều .... Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày ... tháng .... năm …………..;

Căn cứ Điều …………. Nghị định số …….. ngày ……… tháng ……….. năm …………….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Căn cbiên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: …………………….;

Xét thấy không cần thiết phải áp dụng Quyết định tạm giữ tang vật phương tiện số ngày ….. tháng .... năm ... của ……………………………………………

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Trả lại2 ……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

cho ông (bà)/tổ chức3 ……………………………………………………………………

Địa chỉ  ……………………………………………………………………………………

Điều 2. Các ông (bà) ………….……………………………………………………………………… có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 Nơi nhận:
- Như Điu 2;
- ……………..
- Lưu ……..

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tnh nơi lập biên bản như Hà Nội, Đà Nng, ....

2 Ghi rõ shàng hóa, vật phẩm, phương tiện do cơ quan hải quan tr li. Nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nhiều thì lập bng thng kê đính kèm Quyết định.

3 Ghi rõ họ tên người được trlại hàng hóa, phương tiện vật phẩm.

Mu số 19

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

--------------

Số: ……../QĐ-TTTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-------

…………1…….., ngày tháng năm ………

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
.......................................2

 

 

Căn cứ Điều ….. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày ... tháng ... năm ………;

Căn cứ Điều ……….. Nghị định số ………. ngày ….. tháng ….. năm .... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Căn cứ biên bản số ……………… ngày ….. tháng ….. năm …………………

do ……………………………………. lập …………………………………………….

Tôi:3 …………………………………………….. Chức vụ: ……………………………..

Đơn vị:……………………………………………………………………………………..

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Tịch thu ……………………………………………………………………….. 4

Điều 2. Trình tự, thủ tục tịch thu hàng hóa, tang vật thực hiện theo quy định tại Điều 60, 61 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002.

Điều 3. Các ông (bà) ……………………………………………………………………. và ông (bà) ………………………. có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 Nơi nhận:
- Như Điu 3;
- ……………..
- Lưu ……..

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản như Hà Nội, Đà Nng, ....

2 Ghi rõ từng trường hợp:

- Không xác định được chủ sở hữu; quá thời hạn không tái xuất; không có người đến nhận; hàng hóa tang vật vi phạm do người dưới 14 tui vận chuyển;

- Tịch thu tang vt vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu thông, lưu hành trong trường hợp quá thời hạn không ra quyết định xử phạt.

3 Họ tên, chức vụ người ra quyết định tịch thu.

4 Ghi rõ hàng hóa, tang vật hoặc phương tiện bị tịch thu.

Mu số 20

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

----------------

Số: ……../QĐ-HQĐHXPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
----

…………1…….., ngày tháng năm ………

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Hủy quyết định hoãn xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

 

 

Căn cứ Luật khiếu nại năm 2001;

Căn cứ Quyết định số ….. ngày ….. tháng …… năm ……………. do ……………

Căn cứ Quyết định hoãn xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm số …………. ngày thángnăm …………….. do …………………………………………………………

Xét cần thiết phải thi hành quyết định hành chính xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Tôi: ……………………………………………………….. 2 Chức vụ:…………………

Đơn vị: ……………………………………………………………………………………

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Hủy Quyết định hoãn xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm số ….. ngày …..  tháng ….. năm ... do ……………………………………. ban hành.

Điều 2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm số ……….. ngày ....tháng .... năm …………….. của ………………………………………… có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Quyết định này.

Điều 3. Các ông (bà) ………………………………. và ông (bà) …………………………………… có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 Nơi nhận:
- Như Điu 3;
- ……………..
- Lưu ……..

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cp tnh nơi lập biên bản như Hà Nội, Đà Nng,...

2 Ghi rõ họ tên người ra quyết định.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 91/2012/ND-CP

Hanoi, November 08, 2012

 

DECREE

ON THE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF FOOD SAFETY

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25th2001;

Pursuant tothe Law of Food safetydatedJune 17th2010;

Pursuant to the Ordinance on Handling administrative violations dated July 02nd2002; the Ordinance on amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Handling administrative violations dated April 02nd2008;

At the proposal of the Minister of Health;

The Government promulgates a Decree onthe penalties for administrative violations of food safety,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1.The Governmentprescribes the acts of violations, the forms and levels of penalties, the remedial measures, and the authority to impose penalties for administrative violationsof food safety.

2. The acts of administrative violations of food safety are acts committed by organizations and individuals that deliberately or unintentionally violate the law regulations on food safety that do not constitute a crime, and must be administratively penalized as prescribed in this Decree.

3.Theacts of administrative violations of food safety prescribed in thisDecreeinclude:

a) The violations of the regulations on food safety assurance;

b) The violations of the regulations on the conditions for food safety during the production and provision of food;

c) The violations of the regulations on safety conditions for imported and exported food;

d) The violations of regulations on the advertisement, information, education, dissemination about food safety, and food labeling;

dd) The violations of the regulations on testing food, analyzing risks, preventing and resolving food safety incidents; tracing origins, recalling and handling unsafe food; obstructing the State management of food safety.

4. The acts of administrative violations of food safety prescribed in this Decree that are already prescribed in other Decrees, this Decree shall apply.

Article 2. Subjects of application

1. This Decree is applicable to the organizations and individuals that commit violations offood safety prescribed, unless otherwise prescribed by the International Agreements to which Vietnam is a signatory.

2. The individuals being public employees and officers that commit the violations prescribed in this Decree during their work shall not be administratively penalized, and shall be subject to disciplinary actions as prescribed by law regulations on public employees and officers.

Article 3. The forms of penalties for administrative violations and remedial measures

1. For each acts of administrative violations of food safety committed, the violating organizations and individuals shall be subject to one of the following primary forms of penalties:

a) Warnings;

b) Fines.

The maximum fines for one acts of administrative violations offood safetyis 100,000,000 VND.

2. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that commit administrative violations are also subject to one of the following forms of additional penalties:

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions; the Reception Note of Declaration of Conformity; the Certificate of the Declaration of Conformity to food safety condition; the Certificate of advertisement contents;

b) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations of food safety, including the documents that are changed, falsified, or improperly issued.

3. Apart from the forms of penalties prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article,the organizations and individuals that commit administrative violationsmust also take one ore more remedial measures as follows:

a) Enforcing the restoration of the original condition that have been changed while committing the violations;

b) Enforcing the implementation of the measures for resolving the environment pollution and the spread of infection caused by the administrative violations;

c) Enforcing the re-export of the foods, and instruments from Vietnam;

d) Enforcing the recall, destruction, or reprocessing the food, food ingredients, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing food that commit violations; enforcing the collection and destruction of the violating documents and instruments, unless they must be kept as evidence for further handling;

dd) Other remedial measures specified in Chapter II of this Decree;

e) The organizations and individuals that commit administrative violations must incur all the cost of remedial measures as prescribed by law.

Article 5. The application of law regulations onpenalties for administrative violations

1. The principle of penalties; handling minors committing administrative violations; mitigating circumstances, aggravating circumstances, the statute of limitations and time limit for penalties; the period considered not being penalized; the method of calculating the time limit and statute of limitations; the application of forms of administrative penalties and remedial measures; the determination of the authority to impose penalties for administrative violations; the records of administrative violations, the decision on imposing penalties; the procedure for imposing fines, collecting fines; the procedure for confiscating and handling exhibits and instruments used during the violations, the implementation of the decisions on imposing penalties, the delay of the implementation of the decisions on imposing fines, enforcing the implementation of the decision on imposing administrative penalties, and transferring the decision on imposing penalties for administrative violations of food safety for implementation; the transfer of violations that denote crimes for criminal prosecution, must comply with law regulations on handling administrative violations.

2. The forms of records and decisions used in the imposition ofpenalties for administrative violations of food safetyare provided in the Annex promulgated together with this Decree.

In case the relevant forces already have uniform system of forms of records and decisions on imposing penalties for administrative violations, that systems of forms may be used, but it must express all the technical requirements for handling administrative violations of food safety.

Chapter 2.

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, FORMS AND LEVELS OF PENALTIES

SECTION 1.THE VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON FOOD SAFETY ASSURANCE

Article5. The violations of the regulations onusing food ingredients

1. Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for using meat or meat products without undergoing or fail the test on veterinary hygiene.

2. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:

a) Using expired food ingredients or food ingredients without expiry date for producing and processing food;

b) Using animal source foods undergoing quarantine for producing and processing food.

3.Fines of from10,000,000 VND to15,000,000 VND for usingingredients that do not ensure food safety or from unknown origins for producing and processing food.

4.Fines of from15,000,000 VND to20,000,000 VND for one of the following acts:

a) Using non-food ingredients for producing and processing food;

b) Using animals that die from diseases, infections or unknown reasons, that must be destructed at the request of competent agencies, for producing and processing food;

c) Using food ingredients that contain impurities, that do not ensure food safety, for producing and processing food.

5. Fines of 7 times of the value of violating food, applicable to the acts prescribed in Clause 4 this Article if the highest fine in the fine bracket prescribed in Clause 4 this Article is smaller than 7 times of the value of violating food at the time of committing violations, but the fine must not exceed 100,000,000 VND.

6. Forms of additional penalties:

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions for 06 - 09 months in case the acts prescribed in Clause 2 and Clause 3 this Article are recommitted;

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditionsfor 09 - 12 monthsin case the acts prescribed in Clause4this Article are recommitted;

7. Remedial measures:

a) Stopping using the meat or meat products without undergoing or fail the test on veterinary hygiene, and have them tested on veterinary hygiene, applicable to the acts prescribed in Clause 1 this Article;

b) Enforcing the destruction the exhibits of violations, applicable to the acts prescribed in Point a Clause 2, Clause 3, Point a and b Clause 4 this Article;

c) Enforcing the removal of the impurities from the ingredients that are exempted from being destructed as prescribed by competent State agencies, applicable to the acts prescribed in Point c Clause 4 this Article;

d) Enforcing the destruction of the ingredients that contain impurities that are dangerous for human health, and impurities composed of unknown constituents, that must be destructed, applicable to the acts prescribed in Point c Clause 4 this Article;

Article 6. The violations of the regulations on using food ingredientsand food processing supplements during the production of food

1.Fines of from3,000,000 VND to 5,000,000 VND forexcessivelyusingthe food additives and food processing supplements in the List of permissible substances during the production of food.single member limited companies.

2.Fines of from10,000,000 VND to20,000,000 VND for usingexpiredfood additives and food processing supplements in the List of permissible substances during the production of food.

3.Fines of from15,000,000 VND to25,000,000 VND for one of the following acts:

a) Using the food additives and food processing supplements from unknown origins for producing and processing food;

b) Using the food additives and food processing supplements not in the List of permissible substances for producing and processing food.

4.Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for using food additives and food processing supplementsthat contain toxic substances, or using toxic substances as food additives during the production of food.

5.Fines of 7 times of the value of violating food, applicable to theactsprescribed in Clause 4 this Article if the highest fine in the fine bracket prescribed in Clause 4 this Article is smaller than 7 times of the value of violating food at the time of committing violations, but the fine must not exceed 100,000,000 VND.

6.Forms of additional penalties:

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions for 06 - 09 months in case the acts prescribed in Clause 2 and Clause 3 this Article are recommitted;

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions for 09 - 12 months in case the acts prescribed in Clause 4 this Article are recommitted;

7.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1 this Article;

b) Enforce the destruction of the exhibits of violations, applicable to the acts prescribed in Clause 2, Clause 3, and Clause 4 this Article.

Article 7. The violations of the regulations on usingchemicalsduring the production of food

1.Fines of from15,000,000 VND to25,000,000 VND for using expiredchemicals, chemicals from unknown origins, or chemicals without expiry date during theproduction of food.

2.Fines of from30,000,000 VND to50,000,000 VND for usingprohibitedchemicals during the production of food.

3.Fines of 7 times of the value of violating food, applicable to theacts prescribed in Clause 2 this Article if the highest fine in the fine bracket prescribed in Clause 2 this Article is smaller than 7 times of the value of violating food at the time of committing violations, but the fine must not exceed 100,000,000 VND.

4.Forms of additional penalties:

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions for 06 - 09 months in case the acts prescribed in Clause 1 this Article are recommitted;

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions for 09 - 12 months in case the acts prescribed in Clause 2 this Article are recommitted;

5.Remedial measures:

Enforcing the destruction of the exhibits of violations being chemicals from unknown origin, chemicalsbanned fromthe production of food; and foods that contain such chemicals, applicable to the acts prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article.

Article 8. The violations of the regulations on usingmicronutrientsduring the production of food

1.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VND for one of the following acts:

a) Adding micronutrients being vitamins, minerals, and other micronutrients not in the List made by the Ministry of Health;

a) Excessively adding micronutrients being vitamins, minerals, and other micronutrients in the List made by the Ministry of Health;

2.Remedial measures:

Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1 this Article.

SECTION 2. VIOLATIONS OF REGULATIONS ONTHE CONDITIONS FOR FOOD SAFETY DURING THE PRODUCTION AND PROVISION OF FOOD

Article 9. Violations of regulations on the standards of health of the premises owner and the people directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods.

1. Penalties imposed on premises owners that organize periodic health examination for the owners and thepeople directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods, but do not carry out every test as prescribed, or use expired certificates of health:

a)Fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND, levied on premises having fewer than 20 people, that organize periodic health examination but do not carry out every test as prescribed, or use expired certificates of health;

a)Fines of from 1,000,000 VND to 2,500,000 VND levied on premises having 20 – 99 people that organize periodic health examination but do not carry out every test as prescribed, or use expired certificates of health;

a)Fines of from 2,500,000 VND to 5,000,000 VND levied on premises having 100 – 499 people that organize periodic health examination but do not carry out every test as prescribed, or use expired certificates of health;

a)Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND levied on premises having 500 or more people that organize periodic health examination but do not carry out every test as prescribed, or use expired certificates of health;

2.Penaltieslevied onpremises owners thatdo notorganize periodic health examination for the owners and the people directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods:

a) Fines of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND levied on premises having fewer than 20 people that do not organize periodic health examination;

a) Fines of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND levied on premises having 20 - 99 people that do not organize periodic health examination;

a) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND levied on premises having 10 - 499 people that do not organize periodic health examination;

a) Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND levied on premises having more than 500 or more people that do not organize periodic health examination.

3.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VNDlevied onpremisesthat forging falsifying the Certificate of health examination.

4. Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND levied on premises owner that employthe peoplesuffering from infections, dermatological diseases, or other disease, as prescribed by the Ministry of Health, todirectlyproduceandtradefoods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods.

5.Forms of additional penalties:

Confiscating the fake and falsified documents, applicable to the acts prescribed in Clause 3 this Article.

6.Remedial measures:

a) Enforcing the tests of the periodic health examination for the owners and the people directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods, applicable to the acts prescribed in Clause 1 this Article;

b) Enforcing the organization of periodic health examination for the owners and the people directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods, applicable to the acts prescribed in Clause 2 this Article;

c) Enforcing the organization of the medical examination and treatment, or changing the positions the people suffering from infections, dermatological diseases, or other diseases, as prescribed by the Ministry of Health, that directly produce and trade foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods, applicable to the acts prescribed in Clause 4 this Article.

Article 10. Violations of regulations onknowledge about food safety ofpeople directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods; of technicians

1.Penaltiesimposed onpremises owners that do notprovide update on the knowledge about food safety annually for the premises owner andthe people directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods:

a) Fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND levied on premises having fewer than 20 people directly producing and trading food that do not update knowledge about food safety annually;

b) Fines of from 1,000,000 VND to 1,500,000 VND levied on premises having 20 - 99 people directly producing and trading food that do not update knowledge about food safety annually;

c) Fines of from 1,500,000 VND to 2,500,000 VND levied on premises having 100 - 499 people directly producing and trading food that do not update knowledge about food safety annually;

d) Fines of from 2,500,000 VND to 5,000,000 VND levied on premises having 500 or more people directly producing and trading food that do not update knowledge about food safety annually;

2.Penaltiesimposed onpremises owners thatfail to present the certificates ofknowledge about food safety annuallyofthe premises owner and the people directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods:

a) Fines of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND levied on premises having fewer than 20 people directly producing and trading food that fail to present the certificates of knowledge about food safety;

b) Fines of from 2,000,000 VND to 3,000,000 VND levied on premises having 20 - 99 people directly producing and trading food that fail to present the certificates of knowledge about food safety;

c) Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND levied on premises having 100 - 499 people directly producing and trading food that fail to present the certificates of knowledge about food safety;

d) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND levied on premises having 500 or more people directly producing and trading food that fail to present the certificates of knowledge about food safety;

3.Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND forforging or falsifying the Certificate of knowledge about food safety.

4.Fines of from1,000,000 VND to3,000,000 VNDlevied onpremises owner that trade foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foodswithout employing technicians or technical officers while their presence is compulsory as prescribed by law.

5.Forms of additional penalties:

Confiscating the fake and falsified documents, applicable to the acts prescribed in Clause 3 this Article.

6.Remedial measures:

a) Enforcing the provision of the update on the knowledge about food safety annually for the owners and the people directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods, applicable to the acts prescribed in Clause 1 this Article;

b) Enforcing the provision of  the knowledge about food safety annually for the owners and the people directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods, applicable to the acts prescribed in Clause 2 this Article;

c) Enforcing the employment of  technicians and technical officers, applicable to the premises owner trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods without employing technicians while their presence is compulsory as prescribed by Clause 4 this Article.

Article 11. Violations of regulations onthe practice of food safetyof people directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods

1.Penaltiesimposed onpremises ownersof which thepeople directly producing and trading foodare not provided with adequate or proper protective equipment:

a) Warnings or fines of from 200,000 VND to 500,000 VND levied on premises having fewer than 20 violating people;

b) Fines of from 500,000 VND to 1,500,000 VND levied on premises having 20 - 99 violating people;

c) Fines of from 1,500,000 VND to 2,500,000 VND levied on premises having 100 - 499 violating people;

d) Fines of from 2,500,000 VND to 5,000,000 VND levied on premises having 500 violating people or more.

2.Penaltiesimposed onpremises ownersof which thepeople directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foodsare not provided with any protective equipment:

a) Fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND levied on premises having fewer than 20 violating people;

b) Fines of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND levied on premises having 20 - 99 violating people;

c) Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND levied on premises having 100 - 499 violating people;

d) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND levied on premises having 500 violating people or more.

3. Fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND levied on premises of which thepeople directly producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foodsviolate the regulations on personal hygiene or hygiene practice while producing and trading food.

4.Remedial measures:

Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1, 2 and 3this Article.

Article 12. Violations of regulations ongeneral food safety conditions, applicable to the premises that produce or tradefoods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods

1.Fines of from1,000,000 VND to3,000,000 VNDlevied onpremises producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foodsthat commit one of the following acts:

a) Not Enforcing compliance with the regulations on the safety distance from the sources of pollutions and other contaminants;

b) Not having enough instruments and measures for preventing pests as prescribed.

2.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VNDlevied onpremises producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods that commit one of the following acts:

a) Not having enough equipment and instruments appropriate for treating ingredients, processing, packing, preserving, and transporting various kinds of foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods, without any protective equipment;

b) Not having antiseptic water, equipment and instruments for cleaning and sterilizing as prescribed;

c) Not maintaining the food safety condition while producing and trading foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods.

3.Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:

a) Using unqualified water for producing and trading food, food additives, food processing supplements;

c) The processes of preparing and making foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods are not safe, or the foods are exposed to pollutants and contaminants;

c) Not taking appropriate measures for managing wastes in the areas where foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods are produced, that cause environment pollution.

4. Penalties for not establishing and applying Good Manufacturing Practices (GMP), Good Hygiene Practices, Sanitation Standard Operating Procedures (GHP, SSOP), Good Agricultural Practices (GAP, VietGAP),Hazard Analysis and Critical Control Points (HACCP) and other advanced methods of food safety management to the production and trading premises while the application is compulsory:

a) Fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND, levied on preliminary-producing premises;

b) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND, levied on premises that prepare, process, and preserve food.

5.Remedial measures:

Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1, 2, 3, and 4this Article.

Article 13. Violations of regulations on food safety conditionsduring the preservation offoods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods

1.Fines of from1,000,000 VND to3,000,000 VND for one of the following acts:

a) Not separately preserving different kinds of foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods, that leads to the risk of cross-contamination.

b) Not having specialized instruments for controlling the temperature, humidity, ventilation, and other special conditions of preservation for various kinds of food.

2.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VND for one of the following acts:

a) Not ensuring food safety during the preservation as prescribed;

b) Not Enforcing compliance with the regulations on the preservation of the food producer;

c) There are pests in preservation areas;

d) Violating other regulations on the food safety conditions during food preservation.

3.Fines of from5,000,000 VND to10,000,000 VND forpreservingfoods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foodstogether with toxic substances.

4.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1, Point a, b, and d Clause 2 this Article.

b) Enforcing the implementation of the measures for controlling and eradicating pests, applicable to the acts prescribed in Point c, Clause 2 this Article;

c) Enforcing the destruction of the exhibits of violations being foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods being preserved together with toxic substances, applicable to the acts prescribed in Clause 3 this Article.

Article 14. Violations of regulations on food safety conditionsduring the transportation offoods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods

1.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VND for one of the following acts:

a) Using vehicles made of materials that contaminate food to transport foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods

b) Transporting food of which the packages are not safe or damaged, deformed during the transportation and contaminate the food.

c) Not maintaining the preservation conditions during the transport; transporting foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods together with other goods that pose risk of contaminating food.

2.Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:

a) Using vehicles that contaminate foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods, vehicles that were used for transporting toxic substances that have not been cleaned, for transporting foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods;

b) Transporting food together with toxic goods.

3.Forms of additional penalties:

Confiscating the exhibits and vehicles used during the administrative violations, applicable to the acts prescribed inClause 2 this Article.

4.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1 this Article;

b) Enforcing the implementation of the measures for ensuring the safety of food, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing contaminated food that are exempted from being destructed, applicable to the acts prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article;

c) Enforcing the destruction of the food, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing contaminated food that must be destructed, applicable to the acts prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article.

Article15.Violations of regulations on the food safetyconditionduring the production and provision offresh food derived from aquatic organisms

1.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VNDfor preserving and transporting the aquatic organisms extracted from premises and areas where the extraction is prohibited.

2.Fines of from5,000,000 VND to7,000,000 VND forcollecting, preparing, and tradingtheaquatic organismsextracted from premises and areas where the extraction is prohibited.

3.Fines of from10,000,000 VND to15,000,000 VND forprocessing aquatic organismsextracted from premises and areas where the extraction is prohibited.

4. Fines of for adding impurities to aquatic organisms, collecting, preparing, preserving, processing, and trading aquatic organisms that contain impurities:

a) Warnings or fines of from 200,000 VND to 500,000 VND levied on people that directly add impurities in aquatic organisms;

b) Warnings or fines of from 200,000 VND to 500,000 VND levied on goods owners that transport or hire other people to transport aquatic organisms that contain impurities, unless otherwise approved by competent State agencies;;

c) Fines of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND for collecting, preparing, preserving, processing, and trading aquatic organisms that contain impurities, which are deliberately added;

a) Warnings or fines of from 200,000 VND to 500,000 VND levied on people that directly add impurities in aquatic organisms;

5.Fines of for collecting, preparing, preserving, processing, and trading aquacultural products that containnatural toxins:

a) Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for the deliberately extracting aquatic organisms that contain natural toxins harmful to human health and banned from being used as food;

b) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND levied on the goods owners that transport or hire other people or transport aquatic organisms that contain natural toxins harmful to human health, unless otherwise approved by competent State agencies;

c) Fines of from 20,000,000 VND to 40,000,000 VND for collecting, preparing, preserving, processing, and trading aquatic organisms that contain natural toxins harmful to human health for food, unless otherwise approved by competent State agencies;

6.Fines of 7 times of the value of violating food, applicable to the acts prescribed inPoint c, d Clause 4, Point c Clause 5this Article if the highest fine in the fine bracket prescribed in Clause4 and Clause 5this Article is smaller than 7 times of the value of violating food at the time of committing violations, but the fine must not exceed 100,000,000 VND.

7.Forms of additional penalties:

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions for 06 - 09 months in case the acts prescribed in Clause 2, 3, Point c, d Clause 4, Point c Clause 5 this Article are recommitted;

b) Confiscating the consignment of aquatic organisms that violate Clause 1, 2, 3, 5 this Article; confiscating the violating consignment of aquatic organisms, the vehicles and instruments used while committing the violations prescribed in Clause 4 this Article.

8.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1, Clause 2, Clause 4, Point a Clause 4, and Point a Clause 5 this Article;

c) Enforcing the removal of the impurities from the ingredients that are exempted from being destructed as prescribed by competent State agencies, applicable to the acts prescribed in Point c Clause 4 this Article;

c) Enforcing the destruction of consignment of aquatic organisms that contain impurities harmful to human health or impurities with unknown composition;

d) Enforcing the destruction of consignment of aquatic organisms that contain natural toxins harmful to human health.

Article 16. Violations of regulations on the food safety conditionwhile producing and trading animals, animal products used as food

1.Fines of from1,500,000 VND to3,000,000 VND for one of the following acts:

a) Trading fresh food derived from terrestrial animals subject to quarantine without certificates of quarantine;

b) Swapping or changing the quantity of fresh foods derived from terrestrial animals subject to quarantine that have been issued with certificate of quarantine with ones without such certificate;

c) Trading fresh foods derived from terrestrial animals subject to quarantine inconsistently with the category and quantity written in the certificate of quarantine;

d) Trading fresh foods derived from terrestrial animals that are rotten or have change in color and smell;

dd) Trading fresh foods derived from terrestrial animals that contain impurities being added deliberately but do not affect the food safety.

2. Penalties for trading fresh foods derived from terrestrial animals without undergoing the test on veterinary hygiene carried out by competent veterinary agencies:

a) Warnings or fines of from 50,000 VND to 10,000 VND, levied on products valued at under 500,000 VND;

b) Fines of from 100,000 VND to 200,000 VND, levied on products valued at 500,000 VND to  under 1,000,000 VND;

c) Fines of from 200,000 VND to 400,000 VND, levied on products valued at 1,000,000 VND to under 2,000,000 VND;

d) Fines of from 300,000 VND to 600,000 VND, levied on products valued at 2,000,000 VND to under 5,000,000 VND;

dd) Fines of from1,000,000 VND to1,500,000 VND, levied on products valued at5,000,000 VND to under10,000,000 VND;

e) Fines of from 1,500,000 VND to 2,500,000 VND, levied on products valued at 10,000,000 VND to under 20,000,000 VND;

g) Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND, levied on products valued at 20,000,000 VND to under 30,000,000 VND;

h) Fines of from 6,000,000 VND to 9,000,000 VND, levied on products valued at 30,000,000 VND to under 70,000,000 VND;

i) Fines of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND, levied on products valued at 70,000,000 VND to under 100,000,000 VND;

k) Fines of from15,000,000 VND to20,000,000 VND, levied on products valued at100,000,000 VNDor above;

3.Penalties for trading fresh foods derived from terrestrial animalsthat fail the test on veterinary hygiene:

a) Fines of from 100,000 VND to 200,000 VND, levied on products valued at under 500,000 VND;

b) Fines of from 200,000 VND to 400,000 VND, levied on products valued at 500,000 VND to under 1,000,000 VND;

c) Fines of from 400,000 VND to 800,000 VND, levied on products valued at 1,000,000 VND to under 2,000,000 VND;

d) Fines of from 600,000 VND to 1,200,000 VND, levied on products valued at 2,000,000 VND to under 5,000,000 VND;

dd) Fines of from2,000,000 VND to3,000,000 VND, levied on products valued at 5,000,000 VND to under 10,000,000 VND;

e) Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND, levied on products valued at 10,000,000 VND to under 20,000,000 VND;

g) Fines of from 6,000,000 VND to 10,000,000 VND, levied on products valued at 20,000,000 VND to under 30,000,000 VND;

h) Fines of from 12,000,000 VND to 18,000,000 VND, levied on products valued at 30,000,000 VND to under 70,000,000 VND;

i) Fines of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND, levied on products valued at 70,000,000 VND to under 100,000,000 VND;

k) Fines of from30,000,000 VND to40,000,000 VND, levied on products valued at 100,000,000 VND or above.

4. Fines for trading terrestrial animals that are infected or die from diseases, or the products thereof without being inspected and approved by competent veterinary agencies:

a) Fines of from 100,000 VND to 300,000 VND, levied on animals and animal products valued at under 500,000 VND;

b) Fines of from 200,000 VND to 500,000 VND, levied on animals and animal products valued at 500,000 VND to under 1,000,000 VND;

c) Fines of from 500,000 VND to under 1,000,000 VND, levied on animals and animal products valued at 1,000,000 VND to under 2,000,000 VND;

d) Fines of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND, levied on animals and animal products valued at 2,000,000 VND to under 5,000,000 VND;

dd) Fines of from2,000,000 VND to4,000,000 VND, levied on animals and animal products valued at5,000,000 VND to under8,000,000 VND;

e) Fines of from 4,000,000 VND to 8,000,000 VND, levied on animals and animal products valued at 8,000,000 VND to under 15,000,000 VND;

g) Fines of from 8,000,000 VND to 15,000,000 VND, levied on animals and animal products valued at 15,000,000 VND to under 30,000,000 VND;

h) Fines of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND, levied on products valued at 30,000,000 VND to under 50,000,000 VND;

i) Fines of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND, levied on products valued at 50,000,000 VND to under 70,000,000 VND;

k) Fines of from30,000,000 VND to40,000,000 VND, levied on products valued at70,000,000 VND to under100,000,000 VND;

l) Fines of from 40,000,000 VND to 70,000,000 VND, levied on products valued at 100,000,000 VND or above.

5.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VND for one of the following acts:

a) Trading products of the animals that have not been inoculated enough as prescribed;

b) Trading products of the animals that took medicines but have not stop taking medicine for long enough as instructed by the producer;

c) Trading animal products undergoing quarantine.

6.Fines of from5,000,000 VND to10,000,000 VNDfor trading fresh animal products that are infected or contain excessive residuum.

7.Fines of from10,000,000 VND to15,000,000 VND for one of the following acts:

a) Trading products of animals having the diseases in the list of infectious diseases to be announced;

b) Trading fresh products of slaughtered animals that must be fresh and living;

c) Trading products of animals having dangerous infectious diseases that must be destructed;

d) Trading products of animals dying from unknown reasons, or animals having symptoms of poisoning;

dd) Trading products of animals that use substances banned from breeding;

e) Producing and trading foods that are banned in order to prevent epidemics;

g) Trading fresh animal products preserved by prohibited chemicals;

h) Trading fresh animal products that contain impurities being deliberately added.

8.Remedial measures:

a) Stopping the transport and trading of fresh food derived from terrestrial animals subject to quarantine to undergo quarantine as prescribed, applicable to the acts prescribed in Point a, b, c Clause 1 this Article;

b) Enforcing the destruction of the exhibits of violations, applicable to the acts prescribed in Point d Clause 1, Clause 6, and Clause 7 this Article;

c) Enforcing the tests on veterinary hygiene as prescribed, applicable to the acts prescribed in Clause 2 this Article;

d) Enforcing the implementation of the measures for ensuring food safety when using, or enforcing the destruction of fresh foods derived from terrestrial animals that fail the test on veterinary hygiene, applicable to the acts prescribed in Clause 3 this Article;

dd)Enforcing the inspection and assurance about the food safety when using or destructingterrestrial animals thatare infected or die of infections, and the products thereof, applicable to the acts prescribed in Clause 4 this Article.

Article 17. Violations of regulations on the food safety condition during the production and provision of fresh food derived fromplants

1.Fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND, levied onpremisesproducing, preparing, processing fresh foods derived from plants that violate one of the food safety conditions.

2.Fines of from1,000,000 VND to3,000,000 VNDfor producing and tradingfresh foods derived from plants thatbreakthe food safetynorms.

3.Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:

a) Producing fresh foods derived from plants using prohibited chemicals and preparations that are not in the permissible list.

b) Producing fresh foods derived from plants that contain residual chemicals banned from farming.

4.Forms of additional penalties:

Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditionsfor3-6monthsin case the acts prescribed in Clause 3 this Article are recommitted;

5.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1 this Article;

b) Enforcing the implementation of the measures prescribed by competent State agencies for ensuring food safety, applicable to the exhibits of violations that are exempted from being destructed prescribed in Clause 2 this Article.

c) Enforcing the destruction of the exhibits of violations that are compelled to be destructed, applicable to the acts prescribed in Clause 2 and Clause 3 this Article.

Article 18. The violations of the regulations on food safetycondition committed by premises that trade processed foods

1.Fines of from500,000 VND to1,000,000 VNDlevied on premises that trade unpacked processed foods that commit one of the following acts:

a) Not taking measures for protecting foods from being rotten, moldy, insects, animals, dirt, and other pollutants;

b) Not ensuring the hygiene of tableware and container of instant foods;

c) Not providing information about the origins and manufacturing dates of foods.

2.Fines of from1,000,000 VND to3,000,000 VND,levied on premises that tradepre-packedprocessed foods that commit one of the following acts:

a) Not Enforcing compliance with the safety conditions of instruments and materials for wrapping and storing food, and the food safety conditions in food preservation as prescribed;

b) Not maintaining the hygiene at the trading location;

c) Not preserving foods in accordance with the instruction of the producers.

3. Forms of additional penalties:Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditionsfor01-03 months in case the acts prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article are recommitted;

4.Remedial measures:

a) Enforcing the destruction of contaminated foods being the exhibits of violations, applicable to the acts prescribed in Point a Clause 1 this Article;

b) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1, and Clause 2 this Article.

Article19. The violations of the regulations on food safetyconditions, committed by premises providing food and beverage services under the management of a commune-level authority

1. Warnings or fines of from500,000 VND to1,000,000 VND for one of the following acts:

a) Displaying foods for sale without show-cases or using unhygienic preserving instruments;

b) Displaying foods for sale without a table or a rack above the ground as prescribed;

c) Not taking measures for preventing pests.

2.Fines of from1,000,000 VND to3,000,000 VND for one of the following acts:

a) Not maintaining the hygiene while processing foods;

b) Not maintaining the hygiene at the eating, processing, and trading areas;

c) Using tableware made of unsafe or unhygienic materials;

d) Not having hygienic instruments for collecting, storing wastes and garbage;

dd) Not collecting wastes and garbage everyday; the drains at the store or the kitchen is clogged;

e) Not having bathrooms and sinks;

g) Not depositing food samples, or the food samples are not properly deposited.

3.Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:

a) Using materials from unknown origins for processing foods;

b) Using unqualified water for producing and trading foods.

4.Forms of additional penalties:

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions for 01 - 03 months in case the acts prescribed in Clause 2 this Article are recommitted;

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions for 03 - 06 months in case the acts prescribed in Clause 3 this Article are recommitted;

5.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1, 2 and 3 this Article;

b) Enforcing the destruction of the exhibits of violations, applicable to the acts prescribed in Point a Clause 2, Point a Clause 3 this Article.

Article 20. The violations of the regulations on food safety conditions, committed by premises providing food and beverage services under the management of adistrict-level authority

1.Fines of from1,000,000 VND to3,000,000 VND for one of the following acts:

a) The kitchen is not designed and organized according to one-way rule;

b) The foods are displayed without hygienic preserving instruments, or tables or racks above the ground as prescribed;

c) Not using separate knives and chopping boards for cooked and raw foods;

g) Not taking measures for preventing pests.

2.Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:

a) Not ensuring the environmental hygiene conditions, not being separated from the bathroom and other sources of pollution;

b) Using tableware made of unsafe or unhygienic materials;

c) Using detergents banned from domestic use and food processing

d) Not while processing foods hygienically and safely;

dd))The eating rooms, eating tables, the work tables, the warehouse where foods are preserved are not safe and hygienic;

g) Not having documents for monitoring every day, or the documents are not adequate as prescribed;

h) Not contracting to be responsible for the food safety and hygiene as prescribed, or the contract signed with the premises doing catering does not set out requirements on food safety and hygiene applicable to canteens, kitchens, and premises that process instant foods;

k) Not having hygienic instruments for collecting, storing wastes and garbage;

l) Not collecting wastes and garbage everyday; the drains at the store or the kitchen is clogged;

k) Not having bathrooms and sinks;

l) Not supervising the food safety as prescribed;

m) Not depositing food samples, or the food samples are not properly deposited.

3.Fines of from5,000,000 VND to10,000,000 VND for one of the following acts:

a) Using unqualified water for producing and trading foods.

b) Not periodically testing water as prescribed;

c) Using materials from unknown origins for processing food;

d) The owners of the restaurants, hotels, premises doing catering, canteens where food poisoning occurs; owners of premises that have canteens where food poisoning occurs.

4.Forms of additional penalties:

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions for 01 - 03 months in case the acts prescribed in Clause 2 this Article are recommitted;

a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions for 03 - 06 months in case the acts prescribed in Point a, b and c Clause 3 this Article are recommitted;

5.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1, 2 and 3 this Article;

b) Enforcing the destruction of exhibits of violations, applicable to the acts prescribed in Point d Clause 2, and Point c Clause 3 this Article;

c) Enforcing the payment of the cost of resolving food poisoning, medical examination and treatment provided for poisoned peopled due to eating or drinking unsafe foods and beverages, applicable to the owners of premises that have the canteens where food poisoning occurs, applicable to the acts prescribed in Clause 3 this Article.

Article21. violations of regulations on the food safety conditionswhile selling foods on the street

1. Warnings or fines of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND, imposed on premises selling foods on the street that commit one of the following acts:

a) Displaying and selling without tables, racks and instruments for ensuring food safety and hygiene;

b) Not having instruments for blocking sunlight, rain, dirt, and pests;

c) The selling location is not separated from sources of pollutions;

d) Not having instruments for preserving foods as prescribed;

2. Fines of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND, imposed on premises selling foods on the street that commit one of the following acts:

a) Using materials from unknown origins for processing food;

a) Using instruments that do not ensure food safety and hygiene for using, processing, storing, and preserving foods;

c) Using packages and materials in direct contact with food that contaminate foods;

d) Using unqualified water for producing and selling foods.

3.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article;

b) Enforcing the destruction of the exhibits of violations, applicable to the acts prescribed in Point a Clause 2 this Article.

Article 22. Violations of regulations on food safety conditionsapplicable to functional foods, genetically modifiedfoods, irradiated foods

1.Fines of from10,000,000 VND to20,000,000 VND for one of the following acts:

a) Producing and selling functional foods first released onto the market without reporting the test on their effect, recognized or certified by competent agencies;

b) Not Enforcing compliance with the law regulations on transporting and storing genetically modified foods and organisms used for food.

2.Fines of from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the following acts:

a) Producing or selling foods derived from generically modified organisms and products of generically modified organisms without the Certificate of generically modified organisms eligible to be used for food, or not in the list  of generically modified organisms eligible for being issued with the Certificate of eligibility to be used for food.

b) Producing and selling food cured by irradiation not in the list of foods allowed to be irradiated;

c) Producing and selling food cured by irradiation without Enforcing compliance with regulations on limit exposure.

3.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article;

b) Enforcing the recall and the change of the use purposes, the recycling, or the destruction of the violating goods, applicable to the acts prescribed in Point a, Clause 1 and Clause 2 this Article.

Article 23. Violations of regulations onthe Certificate of fulfillment of food safety conditions

1. Fines for using expiredCertificatesof fulfillment of food safety conditions:

a) Warning against using Certificates of fulfillment of food safety that have been expired for fewer than 30 days;

b) Fines of from 200,000 VND to 500,000 VND, levied on premises under the management of commune-level authority, that use Certificates of fulfillment of food safety that have been expired for 1 – 3 months;

c) Fines of from 500,000 VND to 1,500,000 VND, levied on premises under the management of district-level authority, that use Certificates of fulfillment of food safety that have been expired for 1 – 3 months;

d) Fines of from 4.000,000 VND to 6,000,000 VND, levied on premises under the management of provincial authority or higher, that use Certificates of fulfillment of food safety that have been expired for 1 – 3 months.

2.Fines fornot havingCertificates of fulfillment of food safety conditions, or using Certificates of fulfillment of food safety conditions that have been expired for more than 3 months:

a) Fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND, levied on premises under the management of commune-level authority;

b) Fines of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND, levied on premises under the management of district-level authority;

c) Fines of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND, levied on premises under the management of provincial authority or above.

3.Fines of from15,000,000 VND to20,000,000 VND for forging or falsifying the Certificate of fulfillment of food safety conditions.

4.Forms of additional penalties:

Confiscating the fake and falsified documents, applicable to the acts prescribed in Clause 3 this Article.

5.Remedial measures:

a) Enforcing the application for a test to be issued with another Certificate of fulfillment of food safety conditions, applicable to the acts specified in Clause 1 this Article.

b) Enforcing the application for a test to be issued with a Certificate of fulfillment of food safety conditions, applicable to the acts specified in Clause 2 this Article.

SECTION3. VIOLATIONS OFOTHERREGULATIONS ON THE FOOD SAFETY CONDITIONWHILE PRODUCING, TRADING, IMPORTING, AND EXPORTING FOODS

Article 24. Violationsof the regulations onfood safety conditions of imported and exported foods

1.Fines of from10,000,000 VND to15,000,000 VND forcirculating importedfoods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods that must undergo the State inspection of food safety without the Notice of satisfactory consignment.

2.Fines of from15,000,000 VND to25,000,000 VND for one of the following acts:

a) Not carrying or the State inspection of food safety for foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods that must undergo the State inspection of food safety as prescribed;

b) Importing functional foods, micronutrient-enriched foods, genetically modified foods, irradiated food without the certificate of free trade or certificate of health as prescribed.

3.Remedial measures:

a) Stopping the trade of, and recalling the foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods, that are imported without the Notice of satisfactory consignment as prescribed in Clause 1 this Article; the foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods that are imported without undergoing the State inspection of food safety prescribed in Point a Clause 2 this Article;

b) Enforcing the State inspection of food safety, applicable to the acts prescribed in Point a Clause 2 this Article;

c) Enforcing the destruction or change of the use purposes of the violating imported goods, applicable to the acts prescribed in Point b Clause 2 this Article.

Article25. Violations of other regulations on the food safety condition while producing, trading, importing, and exporting foods

1. Fines for the violations of regulations on the application for the Declaration of Conformity to the food safety conditions, applicable tofoods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods that mustbe registered for the Declaration of Conformity to the food safety conditions:

a) Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for not depositing or not sufficiently depositing the dossier of application for the Declaration of Conformity to food safety conditions;

b) Fines of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND for importing and trading pre-packed processed foods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foods without the Reception Note of Declaration of Conformity or the Certificate of the Declaration of Conformity with food safety conditions, or using the expired ones.

2.Fines of from25,000,000 VND to30,000,000 VND forproducing, importingfoods, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing foodsthatdo not comply with the corresponding technical regulations on food safety.

3.Fines of from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the following acts:

a) Producing and trading foods, food additives, and food processing supplements that have been rotten;

a) Producing and trading foods, food additives, and food processing supplements that contain toxins;

4.Fines of 7 times of the value of violating food, applicable to the acts prescribed in Clause 3 this Article if the highest fine in the fine bracket prescribed in Clause 3 this Article is smaller than 7 times of the value of violating food at the time of committing violations, but the fine must not exceed 100,000,000 VND.

5.Forms of additional penalties:

Depriving the right to use the Reception Note of Declaration of Conformityor the Certificate of the Declaration of Conformity with food safety condition for06-12 months in case the acts prescribed in Clause 2 this Article are recommitted;

6.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Point a Clause 1 this Article;

b) Enforcing the recall of the circulating products that do not apply for the Declaration of Conformity to food safety conditions, applicable to the acts prescribed in Point b Clause 1 this Article;

c) Enforcing the recall the unsatisfactory products being traded on the market; enforcing the change of the use purposes, the recycling, the destruction, or the re-export of the imported products, applicable to the acts prescribed in Clause 2 this Article;

d) Enforcing the destruction of the exhibits of violations, applicable to the acts prescribed in Clause 3 this Article.

SECTION 4.THE VIOLATIONS OF REGULATIONS ONTHE ADVERTISEMENT,INFORMATION, EDUCATION, DISSEMINATION OF FOOD SAFETY, ANDFOODLABELLING;

Article 26. The violations of the regulations onfood advertisement

1.Fines of from5,000,000 VND to10,000,000 VND for one of the following acts:

a) Impersonating State agencies, medical facilities, doctors, health agents while advertising foods

b) Using documents for State officers and health officers for public advertising.

2.Fines of from10,000,000 VND to20,000,000 VND for one of the following acts:

a) Advertising foods without the Reception Note of Declaration of Conformity or the Certificate of the Declaration of Conformity with food safety condition;

b) Advertising foods without the Certificate of advertisement contents as prescribed;

c) Advertising foods inconsistently with the registered advertisement contents that have been certified by competent State agencies;

d) Improperly advertising foods for kids older than 6 months old and milk for kids older than 24 months old;

dd) Advertising foods together with baby bottles with artificial nipples and pacifiers in any shape or form.

3.Fines of from20,000,000 VND to30,000,000 VND for one of the following acts:

a) Advertising incorrectly that cause confusion for the consumers; advertising foods as substitutes for medicines in any shape or form;

b) Improperly advertising foods for kids older than 6 months old and milk for kids older than 24 months old;

c) Advertising dietary products for small kids that are equivalent to or better than breast milk;

d) Holding fairs, seminars, conventions, or exhibitions to spread audio and video recordings, or data storage devices that present foods, food additives, food processing supplements that have not been examined or inconsistently with the content examined by competent agencies.

4.Forms of additional penalties:

Depriving the right to use the the Certificate of advertisement contentsfor 03 - 06months in case theviolations of the provisions inPoint c, d and ddClause2this Article are recommitted;

5.Remedial measures:

a) Enforcing the rectification the advertisements on means of mass media, applicable to the acts prescribed in Point c Clause 2, Point a, c Clause 3 this Article.

b) Enforcing the recall and destruction of the exhibits of violations being fliers, leaflets, and publications that have been or have not been spread;

c) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article.

Article27. Violations of regulations on the information, education, disseminationaboutfood safety

1.Fines of from500,000 VND to1000,000 VND for one of the following acts:

a) Not providing information about food safety at the request of competent State agencies;

b) Not providing incorrect information about food safety.

2. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for spreading documents that contain incorrectinformation, education, dissemination about food safety.

3.Remedial measures:

a) Enforcing the provision of correct information about food safety at the request of competent State agencies, applicable to the acts prescribed in Clause 1 this Article;

b) Enforcing the recall and destruction of the exhibits of violations, applicable to the acts prescribed in Clause 2 this Article.

Article 28. The violations of the regulations onfood labeling

1.Fines of from10,000,000 VND to20,000,000 VND, levied on the traders in charge of the foods, that commit one of the following acts:

a) Circulating functional foods; food additives, irradiated foods; some genetically modified foods (that must be labeled as prescribed by law regulations on labeling genetically modified foods); the dietary products for small children without using the required phrases;

b) Circulating goods being foods that contain generically modified organisms, products of generically modified organisms that make up more than 5% without expressing the information related o the generically modified organisms on the goods label;

2.Remedial measures:

a) Enforcing the recall of the goods using violating labels from the market, applicable to the acts prescribed in Clause 1 this Article;

b) Compelling the traders in charge of the foods to rectify the goods labels, applicable to the acts specified in Clause 1 this Article.

SECTION 5.VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON TESTING FOOD, ANALYZING RISKS, PREVENTING ANDRESOLVING FOOD SAFETY INCIDENTS; TRACINGTHEORIGINSOFUNSAFE FOOD; OBSTRUCTING THE STATE MANAGEMENT OF FOOD SAFETY.

Article 29. The violations of theregulations on testing foods

1.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VND, levied on testing premises that commit one of the following acts:

a) Wrongly informing the testing capability that has been recognized and appointed to serve the State management of food safety;

b) Not doing the test and not reporting properly.

2.Fines of from5,000,000 VND to10,000,000 VNDlevied on premisesproducingortrading food, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing food that commit one of the following acts:

a) Not testing foods periodically as prescribed;

b) Swapping or forging food samples being tested to serve the State management;

c) Using incorrect the codes or forging the codes provided by competent agencies for the factors being tested to serve the State management;

d) Forging or falsifying the Certificate of analysis results, the sheet of test results, or other documents relevant to food testing.

3.Forms of additional penalties:

Confiscatingthe exhibits of violations, applicable to the acts prescribed in Pointb, c, and dClause 2 this Article.

4.Remedial measures:

a) Enforcing compliance with law provisions, applicable to the acts prescribed in Clause 1 this Article;

b) Enforcing the periodic food tests as prescribed, applicable to the acts prescribed in Point a Clause 2 this Article;

Article 30. Violations of regulations on preventing and resolving food safety incidents, and reducing the risk of unsafe foods

1.Fines of from1,000,000 VND to3,000,000 VNDfor not informing competent agencies when discovering food safety incidents.

2.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VNDfornotadequately taking measures for prevent food safety incidents at the request of competent State agencies.

3.Fines of from5,000,000 VND to10,000,000 VND not adequatelytakingmeasures forreducing the risk of unsafe foods.

4.Remedial measures:

Enforcing the implementation of the measures forpreventing and resolving food safety incidents, applicable to the acts specified in Clause 2 and Clause 3 this Article.

Article 31. Violations of theregulations on tracing the origins of unsafe foods

1.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VND fornot depositing or not completely depositing the documents about the origins of the materials, food additives, food processing supplements, and other documents about the production and trade of foods.

2.Fines of from5,000,000 VND to10,000,000 VND for one of the following acts:

a) Not reporting the unsafe consignments of foods;

b) Not reporting the quantity of products in the consignment of unsafe foods, the quantity of foods in stock and traded; the plan for recalling, and the handling measures.

3.Fines of from10,000,000 VND to20,000,000 VNDfor recalling and handling unsafe foods differently from the request of competent State agencies.

4.Fines of from20,000,000 VND to30,000,000 VND fornotrecalling and handling unsafe foodsat therequest of competent State agencies.

5.Remedial measures:

a) Enforcing the report about the consignment of unsafe foods; reporting the quantity of products in the consignment of unsafe foods, the quantity of foods in stock and traded; the plan for recalling, and the handling measures.

b) Enforcing the recall and the implementation of measures for handling the unsafe foods. If the premises deliberately omit to recall and handle the unsafe foods, the competent State agency shall recall and handle the unsafe food, and the premises must incur the cost of recalling and handling unsafe food.

Article 32. Fines for obstructing the State management of food safety

1.Fines of from500,000 VND to1,000,000 VND fornot cooperating or obstructing the investigation and collection of data serving the assessment of food safety conditions carried out by competent agencies.

2.Fines of from1.000,000 VND to2,000,000 VND for obstructing theinspectioncarried out by competent agenciesin charge of food safety management.

3.Fines of from2,000,000 VND to3,000,000 VND fordeliberately delaying or avoiding implementing the administrative decisions issued by competent agencies or competent persons.

4.Fines of from3,000,000 VND to5,000,000 VND for one of the following acts:

a) Breaking the seal on the exhibits of violation without permission, or changing the scene of the administrative violation without permission;

b) Hiding, changing, swapping the exhibits and instruments being inspected or impounded;

c) Insulting the enforcers.

5.Fines of from5,000,000 VND to7,000,000 VND for one of the following acts:

a) Hiding and trading the exhibits and instruments being inspected or impounded;

b) Assaulting the enforcers

6.Remedial measures:

Enforcing the recall and return ofthehidden and soldexhibits of violations, applicable to the acts prescribed in PointbClause 4andPoint a Clause 5 this Article.

Chapter 3.

AUTHORITY TO IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF FOOD SAFETY

Article 33.Authority to impose penalties for administrative violations of food safetyof the Presidents of People’s Committees at all levels

1. Presidents of People’s Committees of communes are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fined of up to 2,000,000 VND;

c) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations that are valued at up to 2,000,000 VND;

d) Taking the remedial measures prescribed in Point a, b, d, and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.

2.Presidents of People’s Committees ofdistrictsare entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fined of up to 30,000,000 VND;

c) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations;

d) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions; the Reception Note of Declaration of Conformity; the Certificate of the Declaration of Conformity with food safety condition; the Certificate of advertisement contents;

dd) Taking the remedial measures prescribed in Point a, b, d, and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.

3.Presidents of People’s Committees ofprovincesare entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of at the highest rate prescribed in this Decree;

c) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations;

d) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions; the Reception Note of Declaration of Conformity; the Certificate of the Declaration of Conformity with food safety condition; the Certificate of advertisement contents;

dd) Taking the remedial measures prescribed in Clause 3 Article 3 of this Decree.

Article 34. Authority to impose penalties for administrative violations of food safety inspectors or persons appointed as specialized inspectors

1. Inspectors specialized in health, agriculture and rural development, industry and trade, andpersons appointed as food safety inspectorsare entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fined of up to 500,000 VND;

c) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations valued at up to 500,000 VND;

d) Taking the remedial measures prescribed in Point a, b, d, and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.

2. The Chief Inspectors of Services of Health, Services of Agriculture and Rural development, Services of Industry and Trade, Heads of specialized State management agencies affiliated to Services of Health, Services of Agriculture and Rural development, Services of Industry and Trade appointed as specialized inspectors; Chiefs of the specialized Inspectorates affiliated to Services of Health, Services of Agriculture and Rural development, Services of Industry and Trade; Chiefs of the specialized Inspectorates of the State management agencies, specialized in health, agriculture and rural development, industry and trade, that are appointed to carry out the inspections, are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fined of up to 30,000,000 VND;

c) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations;

d) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions; the Reception Note of Declaration of Conformity; the Certificate of the Declaration of Conformity with food safety condition; the Certificate of advertisement contents;

dd) Taking the remedial measures prescribed in Point a, b, d, and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.

3. Chiefs of the ministerial specialized Inspectorates, affiliated to the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural development, the Ministry of Industry and Trade, are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fined of up to 70,000,000 VND;

c) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations;

d) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions; the Reception Note of Declaration of Conformity; the Certificate of the Declaration of Conformity with food safety condition; the Certificate of advertisement contents;

dd) Taking the remedial measures prescribed in Point a, b, d, and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.

4.The Chief Inspectors ofthe Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural development, the Ministry of Industry and Trade, Heads of specialized State management agencies affiliated to the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural development, the Ministry of Industry and Trade, appointed to carry out specialized inspections, are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of at the highest rate prescribed in this Decree;

c) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations;

d) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions; the Reception Note of Declaration of Conformity; the Certificate of the Declaration of Conformity with food safety condition; the Certificate of advertisement contents;

dd) Taking the remedial measures prescribed in Point a, b, d, and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.

Article 35. Authority to impose penalties for administrative violations ofthe Market management agency

1. Officials of the market management agency are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fined of up to 200,000 VND;

2. The Leaders of Market Management Teams are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fined of up to 5,000,000 VND;

c) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations valued at up to 25,000,000 VND;

d) Enforcing the destruction of products harmful to human health, animals, and plants;

dd) Taking the remedial measures prescribed inChapter IIof this Decree.

3.TheDirectors of the Sub-departments ofMarket Management Teams are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fined of up to 20,000,000 VND;

c) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations;

d) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions; the Reception Note of Declaration of Conformity; the Certificate of the Declaration of Conformity with food safety condition; the Certificate of advertisement contents;

dd) Enforcing thedestructionof products harmful to human health, animals, and plants;

e) Taking the remedial measures prescribed in Chapter II of this Decree.

4.The Directors of theDepartments of Market Management Teams are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of at the highest rate prescribed in this Decree;

c) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations;

d) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions; the Reception Note of Declaration of Conformity; the Certificate of the Declaration of Conformity with food safety condition; the Certificate of advertisement contents;

dd) Taking the remedial measures prescribed in Point a, b, and d Clause 3 Article 3 of this Decree.

Article 36. Authority to impose penalties for administrative violationsof other agencies

The Police, the Border guard, the Coastguard, the Customs, the tax authority, and persons competent to impose administrative penalties of other agencies according to the Ordinance on Handling administrative violations are entitled to impose administrative penalties when discovering the administrative violations of food safety according to the Ordinance on Handling administrative violations and this Decree.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 37. Effects

1. This Decree takes effect on December 25th2012. The titles according to the Law on Handling administrative violations: The persons appointed as specialized inspectors; Heads of specialized State management agencies affiliated to Services of Health, Services of Agriculture and Rural development, Services of Industry and Trade appointed as specialized inspectors, Heads of specialized State management agencies affiliated to the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural development, and the Ministry of Industry and Trade appointed as specialized inspectors, Chiefs of ministerial inspectorates, Chiefs of specialized inspectors of Services, Chiefs of specialized inspectorates of State management agencies appointed as specialized inspectors, are entitled to impose penalties as prescribed in this Decree starting from July 01st2013.

2. Article 15, 17, and 18 in Section 2 Chapter II of the Government s Decree No.45/2005/ND-CPdated April 06th2005 on the penalties for administrative violations of health, and Clause 6 Article 1, Article 21, Article 22 in Section 4 Chapter II of the Government s Decree No.31/2010/ND-CPdated March 29th2010, on the penalties for administrative violations of aquaculture, are annulled as from the date this Circular takes effect.

Article 38. Guidance and implementation responsibility

1. The Minister of Health shall guide, organize, and inspect theimplementationof this Decree.

2. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees at all levels, relevant organizations and individuals shall implement this Decree.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 91/2012/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất