Nghị định 08/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

thuộc tính Nghị định 08/2009/NĐ-CP

Nghị định 08/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2009/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:04/02/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Hôn nhân gia đình

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phòng, chống bạo lực gia đình - Ngày 04/02/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ). Theo đó, cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, cơ sở tư vấn về phòng, chống BLGĐ hoặc các mô hình khác về phòng, ngừa BLGĐ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa như đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra BLGĐ có quyền quyết định cấm người gây BLGĐ tiếp xúc với nạn nhân trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ 3 điều kiện sau: Có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Đã có hành vi BLGĐ gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân BLGĐ; Người có hành vi BLGĐ và nạn nhân BLGĐ có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc. Người có hành vi BLGĐ bị cấm đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m (trừ trường hợp giữa người có hành vi BLGĐ và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân) hay bị cấm sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân… Nghị định cũng nêu rõ các chính sách khuyến khích đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống BLGĐ như: Khen thưởng người trực tiếp tham gia phòng, chống BLGĐ có thành tích; người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi BLGĐ, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ; nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để hưởng chính sách như thương binh... Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Nghị định08/2009/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 08/2009/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 02 NĂM 2009 

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

CHÍNH PHỦ
 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;

 

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

NGHỊ ĐỊNH

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình về: chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình; biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã); cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
Điều 2. Chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Hàng năm, căn cứ vào Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, xây dựng kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi địa phương và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
3. Chương trình, kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a. Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình và công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
b. Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của chương trình, kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình;
c. Xác định các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước hoặc của địa phương;
d. Phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
đ. Thống kê số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình;
e. Dự toán kinh phí cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng kết, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.
Chương II
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình
1. Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm ngân sách nhà nước và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
2. Việc bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:
a. Hàng năm, Nhà nước bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
b. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức này.
c. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cấp ngân sách ở địa phương.
Điều 4. Khuyến khích các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình hoặc các mô hình khác về phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa như đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định hiện hành.
2. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, sáng tác, công bố, phổ biến đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị và chất lượng cao về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 5. Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
2. Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật;
3. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định tại Điều này.
Chương III
TƯ VẤN, GÓP Ý, PHÊ BÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
VỀ PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều 6. Tư vấn về gia đình ở cơ sở
1. Ủy ban nhân dân cấp xã xác định và lập danh sách đối tượng để thực hiện hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Căn cứ vào kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình của địa phương và danh sách đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, cộng đồng dân cư tổ chức thực hiện tư vấn về gia đình ở cơ sở.
3. Việc tư vấn về gia đình ở cơ sở được thực hiện thông qua các hình thức:
a. Tư vấn trực tiếp;
b. Tư vấn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
c. Tư vấn thông qua các loại hình khác.
4. Công chức làm công tác tư pháp phối hợp với công chức làm công tác văn hóa - xã hội cấp xã cung cấp, phổ biến tài liệu, thông tin, kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình cho người chuẩn bị kết hôn trước khi được cấp Giấy chứng nhận kết hôn; cung cấp nội dung tư vấn về gia đình ở cơ sở cho cơ quan thông tin đại chúng.
5. Công chức làm công tác văn hóa - xã hội, công chức làm công tác tư pháp, cán bộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi cấp xã, tổ viên của Tổ hòa giải ở cơ sở, nhân viên y tế ở cấp xã đã được tập huấn về tư vấn là người thực hiện tư vấn trực tiếp về gia đình ở cơ sở.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp biên soạn tài liệu về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng nội dung tập huấn, tổ chức tập huấn cho người làm công tác tư vấn về gia đình ở cơ sở trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 7. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư
1. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nếu thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng.
2. Thẩm quyền quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, thành phần tham gia góp ý, phê bình được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Việc tổ chức góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình được bố trí bằng một cuộc họp riêng và vào thời gian thích hợp để các thành phần tham gia cuộc họp có thể tham dự được đông đủ.
3. Sau khi góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư phải lập biên bản cuộc họp và gửi tới công chức làm công tác tư pháp, công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã để lưu trữ, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong trường hợp người đã bị góp ý, phê bình tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.
4. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình cố tình vắng mặt thì cuộc họp góp ý, phê bình vẫn tiến hành. Trong trường hợp này, biên bản góp ý, phê bình được gửi tới người có hành vi bạo lực gia đình và các cá nhân được quy định tại khoản 3 Điều này.
Chương IV
BIỆN PHÁP CẤM TIẾP XÚC THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Điều 8. Biện pháp cấm tiếp xúc
Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây:
1. Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân.
2. Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.
Điều 9. Điều kiện để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời hạn không quá 03 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:
a. Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
b. Đã có hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c. Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là cơ quan Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan Công an; cơ quan nơi làm việc của nạn nhân hoặc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội mà nạn nhân là thành viên.
3. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xác định khi có một trong các căn cứ sau đây:
a. Có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra;
b. Có dấu vết thương tích trên cơ thể nạn nhân có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường hoặc có dấu hiệu rõ ràng về hoảng loạn tinh thần của nạn nhân bạo lực gia đình;
c. Có chứng cứ chứng minh có sự đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình.
4. Nơi ở khác nhau quy định tại điểm c khoản 1 Điều này bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở.
5. Khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người tàn tật.
6. Các trường hợp đặc biệt mà người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình sau khi báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình, bao gồm:
a. Gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi;
b. Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng;
c. Tài sản của gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d. Những trường hợp khác mà phải tiếp xúc theo phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
Điều 10. Nội dung quyết định cấm tiếp xúc
1. Quyết định cấm tiếp xúc phải ghi rõ:
a. Ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định.
b. Họ, tên, địa chỉ của người bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
c. Căn cứ áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
d. Lý do áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
đ. Thời gian áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
e. Người được phân công giám sát việc thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc.
2. Quyết định cấm tiếp xúc phải có chữ ký của người ra quyết định và phải được đóng dấu.
Điều 11. Hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Biện pháp cấm tiếp xúc được hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a. Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình;
b. Biện pháp này không còn cần thiết;
c. Phát hiện những thông tin sai lệch làm căn cứ ra quyết định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc là người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc.
3. Quyết định hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi ngay tới người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
Điều 12. Xử lý hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc
1. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong các trường hợp sau đây:
a. Có đơn đề nghị của nạn nhân bạo lực gia đình;
b. Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc đã bị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Chương V
CƠ SỞ TRỢ GIÚP NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều 13. Hoạt động trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
1. Hoạt động trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là hoạt động nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận nhằm giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, bao gồm:
a. Chăm sóc sức khoẻ; chăm sóc y tế;
b. Tư vấn pháp luật; tư vấn tâm lý;
c. Cung cấp nơi tạm lánh trong trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình không có chỗ ở khác, nhằm tránh những hành vi bạo lực tiếp theo của người gây bạo lực gia đình;
d. Hỗ trợ một số nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình không tự lo được hoặc không có sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu bao gồm cung cấp đồ ăn, nước uống, cung cấp hoặc cho mượn quần áo, chăn màn và các đồ dùng thiết yếu khác.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình hoạt động.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc bảo vệ cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp cần thiết.
Điều 14. Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Điều kiện thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, bao gồm:
a. Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
b. Người đứng đầu cơ sở phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c. Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, bao gồm:
a. Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b. Cơ sở có diện tích tối thiểu là 30m2, có phòng được bố trí là nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình và phải đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;
Điều 15. Tiêu chuẩn đối với nhân viên tư vấn, người làm việc tại cơ quan hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Nhân viên tư vấn phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
b. Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
c. Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Người làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể về tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; việc cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; việc tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 16. Thủ tục đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình chỉ được hoạt động sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:
a. Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
b. Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
c. Giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm đủ điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
d. Xác nhận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa chỉ trụ sở hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
4. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình chỉ hoạt động theo đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ đặt trụ sở, người đứng đầu, nội dung hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì tổ chức, cá nhân đã thành lập cơ sở đó phải làm thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 17. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình trong các trường hợp sau đây:
a. Cơ sở có trụ sở chính đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội thành lập;
b. Cơ sở có trụ sở chính đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập;
c. Cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 18. Tạm đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình trong quá trình hoạt động không còn bảo đảm đủ điều kiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này thì bị tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi bảo đảm đủ điều kiện hoạt động.
2. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp cho cơ sở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy định của pháp luật;
b. Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, cơ sở không hoạt động;
c. Cơ sở thay đổi mục đích hoạt động;
d. Cơ sở bị giải thể.
3. Cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở đó.
Điều 19. Hỗ trợ kinh phí cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ngoài công lập
1. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ngoài công lập được Nhà nước hỗ trợ kinh phí trong các trường hợp sau đây:
a. Cơ sở được thành lập tại địa bàn có nhiều nạn nhân bạo lực gia đình theo xác định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b. Cơ sở được thành lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Việc hỗ trợ kinh phí cho cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình do Ủy ban nhân dân các cấp lập; kinh phí hỗ trợ được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cấp dành cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Kinh phí hỗ trợ cho cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào quy mô, hiệu quả hoạt động của cơ sở, số nạn nhân bạo lực gia đình được trợ giúp hàng năm.
4. Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể các trường hợp được hỗ trợ kinh phí, mức hỗ trợ kinh phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Áp dụng pháp luật đối với các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành
1. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, có đủ điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này thì vẫn được tiếp xúc hoạt động.
2. Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Trường hợp cơ sở không làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn nói trên để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì không được tiếp tục hoạt động.
3. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, không có đủ điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này thì phải làm thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 16 Nghị định này để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 22. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 08/2009/ND-CP

Hanoi, February 4, 2009

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND CONTROL

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 21, 2007 Law on Domestic Violence Prevention and Control;

At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree details and guides the implementation of a number of articles of the Law on Domestic Violence Prevention and Control regarding state policies on domestic violence prevention and control; community counseling, comments and criticism on the prevention of domestic violence; measure of contact forbidding under decisions of presidents of commune/ward/ township People's Committees (below collectively referred to as commune-level People's Committees); and domestic violence victim support facilities.

2. This Decree applies to domestic agencies, organizations, families and individuals and foreign organizations and individuals operating in Vietnam (below referred to as organizations and individuals).

Article 2. Domestic violence prevention and control programs and plans

1. The Ministry of Culture. Spoils and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, formulating a national plan of action on domestic violence prevention and control, to be submitted to the Prime Minister for approval.

2. Annually, based on the national plan of action on domestic violence prevention and control approved by the Prime Minister, the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall formulate national domestic violence prevention and control plans; based on the national plan of action on domestic violence prevention and control approved by the Prime Minister and the domestic violence prevention and control plans adopted by the Ministry of Culture, Sports and Tourism. People's Committees at all levels shal1 make local anti-domestic violence plans and organize the implementation of those plans.

3. A domestic violence prevention and control program or plan has the following major contents:

a/ Assessing the real situation of domestic violence and domestic violence prevention and control work;

b/ Identifying its overall objective and specific targets;

c/ Identifying solutions and tasks to achieve the domestic violence prevention and control objective and targets, based on the national or local socio-economic conditions;

d/ Assigning responsibilities to agencies, organizations and individuals involved in domestic violence prevention and control;

dd/ Making statistics on domestic violence prevention and control;

e/ Making cost estimates for domestic violence prevention and control work.

4. Before December 15 every year. People's Committees at all levels shall review and assess the situation and results of implementation of domestic violence prevention and control plans in localities and report thereon to higher-level People's Committees; People' Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees) shall send reports on results of implementation of domestic violence prevention and control plans to the Ministry of Culture, Sports and Tourism.

The Ministry of Culture. Sports and Tourism shall review, assess and report to the Prime Minister on the implementation of the national action plan on domestic violence prevention and control.

Chapter II

STATE POLICIES ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND CONTROL

Article 3. Funding sources for domestic violence prevention and control

1. Funding sources for domestic violence prevention and control include the state budget and financial supports of domestic and foreign organizations and individuals.

2. The allocation of state budget funds for domestic violence prevention and control is provided for as follows:

a/ Annually, the State shall earmark state budget funds for domestic violence prevention and control work in accordance with the state budget law;

b/ Funds for domestic violence prevention and control activities of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and central bodies of socio-political organizations shall be included in their annual budget expenditure estimates;

c/ Funds for domestic violence prevention and control in localities shall be assured by local budgets and included in their annual budge expenditure estimates.

Article 4. Encouragement of anti-domestic violence activities

1. Domestic violence victim support facilities, counseling centers for domestic violence prevention and control or other non-public facilities for domestic violence prevention and support of domestic violence victims, which are set up and qualified to operate under competent state agencies' regulations, are eligible for socialization encouragement policies like socialized establishments in education, vocational training, healthcare, culture, sports and environmental protection according to current laws.

2. The State encourages and provides financial assistance for the research, composition, publication and dissemination of valuable and quality literary and artistic works against domestic violence.

Article 5. Policies towards people directly involved in domestic violence prevention and control

1. People who are directly involved and record achievements in domestic violence prevention and control will be commended or rewarded under the emulation and commendation law.

2. People with brave actions to save humans or salvage the State's and people's property while directly preventing acts of domestic violence will, if losing their lives, be considered for recognition as martyrs or. if suffering injuries which reduce their working capacity by 21% or more, be considered for enjoying policies like war invalids in accordance with law.

3. People who are directly involved in domestic violence prevention and control and suffer property damage will be paid with damages by provincial-level People's Committees in localities where domestic violence occurs, if the violators are unable to pay such damages. Compensations shall be paid from provincial-level People's Committee budgets for domestic violence prevention and control in localities.

4. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall guide in detail the implementation of this Article.

Chapter III

COMMUNITY COUNSELING, COMMENTS AND CRITICISM ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION

Article 6. Grassroots counseling on family issues

1. Commune-level People's Committees shall identify and make lists of persons for grassroots counseling on family issues according to Clause 3, Article 16 of the Law on Domestic Violence Prevention and Control.

2. Based on local plans on domestic violence prevention and control and lists of persons defined in Clause I of this Article, commune-level People's Committees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Vietnam Fatherland Front and its member organizations and communities in. organizing grassroots counseling on family issues.

3. Grassroots counseling on family issues shall be conducted in the following forms:

a/ In person;

b/ Through the mass media; c/ In other forms.

4. Commune-level civil servants in charge of judicial affairs shall coordinate with those in charge of socio-cultural affairs in providing and disseminating documents, information and knowledge on domestic violence prevention and control to couples before they are given marriage certificates; and provide contents of grassroots counseling on family issues to the mass media.

5. Commune-level civil servants in charge of socio-cultural affairs, civil servants in charge of judicial affairs, officials of the Vietnam Fatherland Front, Vietnam Women's Union, Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam Peasants' Association, War Veterans' Association and Elderly Association; members of grassroots reconciliation teams and commune-level health workers who have been trained in counseling may conduct in-person counseling on family issues at the grassroots.

6. The Ministry of Culture. Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, compiling documents on domestic violence prevention and control; and formulate training programs and organize the training of grassroots counselors on family issues related to domestic violence prevention and control.

Article 7. Community comments and criticism

1. Community comments and criticism apply to persons who commit acts of domestic violence identified in Clause 1, Article 17 of the Law on Domestic Violence Prevention and Control, if the interval between two acts of domestic violence is 12 months or less.

2. The competence to decide on and organize the gathering of community comments and criticism and persons involved in giving comments and criticism is provided for in Clause 2, Article 17 of the Law on Domestic Violence Prevention and Control. Comments and criticism on persons with domestic violence acts shall be gathered through separate meetings at appropriate time so that all related persons can attend.

3. After gathering community comments and criticism on persons with domestic violence acts, heads of communities shall make meeting minutes and send them to commune-level civil servants in charge of judicial affairs and civil servants in charge of socio-cultural affairs for archive and serving as a basis for the application of measures to handle violations, in case the violators repeatedly commit domestic violence acts.

4. If a person with domestic violence acts is deliberately absent from a meeting to gather comments and criticism on him/her, that meeting will still proceed. In this case, the meeting minutes will be sent to such person and individuals defined in Clause 3 of this Article.

Chapter IV

CONTACT FORBIDDING UNDER DECISIONS OF COMMUNE-LEVEL PEOPLE'S COMMITTEE PRESIDENTS

Article 8. Contact forbidding

Forbidding contact with a domestic violence victim means prohibiting a person with domestic-violence acts from committing the following acts:

1. Approaching the victim within a distance of less than 30m, unless there is a partition between the person with domestic violence acts and the victim such as a wall, fence or other partitions which ensure safety for the victim.

2. Using telephones, facsimiles, emails or other means of communication to commit violent acts against the victim.

Article 9. Conditions for commune-level People's Committee presidents to issue decisions on contact forbidding

1. The president of a commune-level People's Committee of the locality where domestic violence occurs shall decide to forbid the violator to contact the victim within 3 days when all the following conditions are met:

a/ There is a petition of the domestic violence victim, his/her guardian or lawful representative or a competent agency or organization. In case a competent agency or organization makes such petition, consent of the domestic violence victim is required;

b/ There have been domestic violence acts which cause harms or threaten to cause harms to the health or life of the domestic violence victim

c/ The person with domestic violence acts and the domestic violence victim reside in different places in the duration of contact forbidding

2. Competent agency or organization defined at Point a. Clause 1 of this Article is the culture, sports and tourism agency; the labor, war invalids and social affairs agency; the police; the agency in which the domestic violence victim works or the socio-political organization, social organization of which the victim is a member.

3. A domestic violence act prescribed at Point b, Clause 1 of this Article is identified on one o' the following grounds:

a/ Written certification issued by a medical examination and treatment establishment regarding the examination and treatment of injuries caused by domestic violence;

b/ Evidence(s) on the victim's body which is (are) visible to naked eyes or the domestic violence victim shows obvious signs of mental disorder.

c/ Evidence on a threat of causing harms to the health or life of the domestic violence victim.

4. Different places defined at Point c. Clause 1 of this Article include houses of relatives, friends reliable addresses or other places where a domestic violence victim voluntarily moves to.

5. When the contact forbidding measure applies, priority must be given to protection of lawful rights and interests of children, women, the elderly and people with disabilities.

6. Special cases in which people with domestic violence acts may contact domestic violence victims after reporting to the heads of communities where the victims reside, include:

a/ There are funerals or weddings in their families;

b/ People suffering from accidents or serious diseases in their families;

c/ Their family property is seriously damaged due to a natural disaster, fire or epidemic;

d/ Other cases in which a contact is necessary according to fine local traditions or customs.

Article 10. Contents of contact forbidding decisions

1. A contact forbidding decision must clearly indicate:

a/ Date of issue, full name and position of the issuer;

b/ Full name and address of the person subject to the measure of contact forbidding;

c/ Grounds for application of the measure of contact forbidding;

d/ Reasons for application of the measure of contact forbidding;

dd/ Duration of application of the measure of contact forbidding;

e/ Person assigned to supervise the enforcement of the measure of contact forbidding.

2. A contact forbidding decision must be signed by the decision issuer and stamped.

Article 11. Removal of the measure of contact forbidding under decisions of commune-level People's Committee presidents

1. The measure of contact forbidding shall be removed in the following cases:

a/ Upon written request of the domestic violence victim;

b/ The measure is no longer necessary; c/ Information serving as grounds for the issue of the decision is discovered to be untruthful.

2. The president of a commune-level People's Committee who has issued a decision to apply the measure of contact forbidding is competent to issue a decision to remove it.

3. A decision to remove the measure of contact forbidding takes effect immediately after its signing and shall be sent to the person with domestic violence acts, the domestic violence victim and the head of the population community where the domestic violence victim resides.

Article 12. Handling of violations of a contact forbidding decision

1. A person with domestic violence acts who breaches a contact forbidding decision may be put into custody according to administrative procedures in the following cases:

a/ Upon written request of the domestic violence victim;

b/ He/she has been warned of by a competent agency, organization or individual but still commits the violation intentionally.

2. The competence, order and procedures for putting people into custody according to administrative procedures comply with the law on handling of administrative violations.

3. Persons with domestic violence acts who breach contact forbidding decisions shall be administratively sanctioned in accordance with law.

Chapter V

DOMESTIC VIOLENCE VICTIM SUPPORT FACILITIES

Article 13. Activities in support of domestic violence victims

1. Activities in support of domestic violence victims are humanitarian and non-profit activities aimed at helping the victims, including:

a/ Providing health and medical care;

b/ Providing legal and psychological counseling;

c/ Providing shelters in case the victims have nowhere to reside, in order to avoid subsequent violent acts of the persons who have committed domestic violence acts;

d/ Supporting some essential needs of the victims in case they can neither afford those needs nor get support from their relatives or friends. Support for essential needs means supplying meals, drinking water or lending clothes, blankets and mosquito nets and other essential utensils.

2. People's Committees at all levels shall create conditions for the operation of domestic violence victim support facilities

3. Commune-level People's Committees shall organize the protection of domestic violence victim support facilities when necessary.

Article 14. Conditions for setting up domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control

1. Conditions for setting up a domestic violence victim support facility:

a/ Having fixed workplaces and funding sources to ensure operation of the facility;

b/ The head of the facility must have full civil act capacity and not be currently serving a court criminal judgment or ruling, a decision on the application of educational measures at commune, ward or township or a decision on sending him/ her to a medical or educational establishment under the law on handling of administrative violations;

c/ Having counselors and workers at the facility who meet the criteria specified in Article 15 of this Decree.

2. Conditions for establishment of a domestic violence victim support facility:

a/ Conditions specified in Clause 1 of this Article;

b/ The establishment has a minimum area of 30 square meters, with rooms arranged as shelters for domestic violence victims, which must satisfy hygienic and environmental requirements.

Article 15. Criteria for counselors and workers at domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control

1. A counselor must fully meet the following criteria:

a/ Having full civil act capacity and good moral qualities;

b/ Having suitable knowledge and experience in counseling and support of victims;

c/ Having professional certificates of care and counseling on domestic violence prevention and control.

2. Workers at domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control must be trained in domestic violence prevention and control.

3. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall specify criteria for counselors; the grant of counselor cards and professional certificates of care and counseling on domestic violence prevention and control, and training in domestic-violence prevention and control.

Article 16. Procedures for registration of operation of domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic-violence prevention and control

1. Domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control may operate only after being granted operation registration certificates.

2. A dossier for operation registration comprises:

a/ An application for operation registration by the domestic violence victim support facility or counseling center for domestic violence prevention and control;

b/ A draft working regulation of the domestic violence victim support facility or counseling center for domestic violence prevention and control;

c/ Papers, documents proving the satisfaction of conditions for the establishment of a domestic violence victim support facility and counseling center for domestic violence prevention and control as specified in Article 14 of this Decree;

d/ Written certification by the commune-level People's Committee regarding the location of headquarters of the domestic violence victim support facility or counseling center for domestic violence prevention and control.

3. Within 30 days after receiving a complete dossier for operation registration from a domestic violence victim support facility or counseling center for domestic violence prevention and control as prescribed in Clause 2 of this Article, the competent state agency shall issue an operation registration certificate; in case of refusal, it must give reasons in writing.

4. A domestic violence victim support facility or counseling center for domestic violence prevention and control shall operate strictly according to the contents of its operation registration certificate. In case of a change in its name, address of its headquarters, its head or operation contents, the organization or individual that has set up that facility or center must fill in procedures for renewal of the operation registration certificate.

5. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall guide in detail procedures for registration of operation of domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control.

Article 17. Competence to grant operation registration certificates to domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control

1. The provincial-level People's Committee shall grant operation registration certificate to a domestic violence victim support facility or counseling center for domestic violence prevention and control in the following cases:

a/ The facility or center is headquartered in a province or centrally run city and set up by a ministry, ministerial-level agency, government-attached agency or central body of a socio-political organization;

b/ The facility or center is located in a province or centrally run city and set up by a foreign organization or individual;

c/ The facility or center is set up by the provincial-level People's Committee.

2. People's Committees of districts, towns or provincial cities shall grant operation registration certificates to domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control which are set up by domestic organizations or individuals and fall into cases other than those specified in Clause 1 of this Article.

Article 18. Suspension, revocation of operation registration certificates of domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control

1. A domestic violence victim support facility or counseling center for domestic violence prevention and control that, in its operation course, no longer satisfies the conditions specified in Article 14 of this Decree shall be suspended until it satisfies the operation conditions.

2. A domestic violence victim support facility or counseling center for domestic violence prevention and control shall have its operation registration certificate revoked in the following cases:

a/ The certificate is granted ultra vires or in contravention of law;

b/ The facility or center fails to commence operation within 12 months after being granted the certificate;

c/ The facility or center changes its purpose of operation;

d/ The facility or center is dissolved.

3. The agency which has granted the operation registration certificate to a domestic violence victim support facility or counseling center for domestic violence prevention and control is competent to issue a decision to suspend or revoke the operation registration certificate of that facility or center.

Article 19. Financial support for domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control

1. A domestic violence victim support facility or counseling center for domestic violence prevention and control may receive the State's financial support in the following cases:

a/ It is set up in a locality with many domestic violence victims as identified by the provincial-level People's Committee;

b/ It is set up in a deep-lying or remote area, area meeting with socio-economic difficulties or exceptional difficulties.

2. Financial support for facilities and centers specified in Clause 1 of this Article shall comply with domestic violence prevention and control plans made by People's Committees at all levels; the support shall be included in their annual budget estimates for domestic violence prevention and control.

2. Financial support for facilities and centers specified in Clause 1 of this Article shall be defined based on the scale and efficiency of operation of the facilities and centers and the number of annual support beneficiaries.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and reach agreement with the Ministry of Culture. Sports and Tourism in, specifying cases eligible for financial support and levels of support according to Clauses 2 and 3 of this Article.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20. Application of law to domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control which were set up before the effective date of this Decree

1. Domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control which were set up before the effective date of this Decree but fully meet the conditions specified in Article 14 of this Decree may continue operation.

2. Within 6 months after this Decree takes effect, a facility or center defined in Clause 1 of this Article shall file an application to a competent agency defined in Article 17 of this Decree in order to be granted an operation registration certificate. If the facility or center fails to file such an application within the above time limit, it may not continue its operation.

3. Domestic violence victim support facilities and counseling centers for domestic violence prevention and control which were set up before the effective date of this Decree shall fill in operation registration procedures under Article 16 of this Decree in order to be granted operation registration certificates.

Article 21. Effect

This Decree takes effect 45 days from the date of its signing.

Article 22. Implementation responsibility

1. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, guiding the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial-level People's Committees and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 08/2009/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BQP-BYT-BTC của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 135/2007/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 05/9/2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 153/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định về khám bệnh, chữa bệnh và tiêu chuẩn vật chất về y tế đối với người đang làm công tác cơ yếu, thực hiện Bảo hiểm y tế bắt buộc đối với thân nhân người đang làm công tác cơ yếu

Y tế-Sức khỏe, Chính sách, Bảo hiểm

văn bản mới nhất