Chỉ thị 11/CT-TTg giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh do dịch Covid-19

thuộc tính Chỉ thị 11/CT-TTg

Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/CT-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:04/03/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Doanh nghiệp, Chính sách, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Dành 250.000 tỷ đồng hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19

Đây là nội dung được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Chỉ thị 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 ngày 04/3/2020.

Để tập trung phòng chống, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cộng đồng doanh nghiệp:

Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước cần kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng).

Tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết tháng 6 hoặc tháng 12 năm 2020 và không tính lãi phạt chậm nộp theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Đáng chú ý, Bộ Công Thương có nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục bảo đảm thông quan; hỗ trợ các tỉnh biên giới để hoạt động thông quan hàng hóa được thuận lợi.

Xem chi tiết Chỉ thị11/CT-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

-----------------

Số: 11/CT-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2020

 

 

 

CHỈ THỊ

Về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19

-----------

 

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, công tác phòng, chống và kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona gây ra (dịch Covid-19) đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, điều trị phục hồi cho tất cả người nhiễm dịch, không để lây lan, được nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ngày càng lan rộng, có nguy cơ bùng phát tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới và tác động, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và nhiều nước, đối tác lớn của Việt Nam. Ở trong nước, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách, nhiều lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, ăn uống, lưu trú, giải trí, nhất là du lịch bị ảnh hưởng rõ rệt. Một số ngành, lĩnh vực sản xuất bước đầu bị ảnh hưởng, có nơi thiếu hụt lao động tạm thời, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào, gây đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trên địa bàn có dịch phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động.

Trong bối cảnh đó, trước tình hình nhiều người Việt Nam trở về và khách quốc tế đến từ vùng dịch và từ nhiều nước chưa có thông tin rõ ràng về dịch bệnh, chúng ta không được chủ quan, phải tiếp tục tập trung cao độ, thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch, làm tốt công tác cách ly, không để dịch lây lan, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của nhân dân; đồng thời có ngay những giải pháp cụ thể, hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, nỗ lực cao nhất thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Để tập trung phòng chống, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là các bộ, cơ quan trung ương và địa phương) và đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước:

I. TINH THẦN CHỈ ĐẠO HÀNH ĐỘNG

1. Quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30 tháng 01 năm 2020, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2020 và các công điện của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch đề ra tại các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia, các Ban chỉ đạo địa phương phòng chống dịch Covid-19.

2. Tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh nguy hiểm này đang bùng phát, lan rộng ở nhiều quốc gia như hiện nay; có các phương án, giải pháp phù hợp nhằm ứng phó với mọi tình huống, không để bị động bất ngờ. Đồng thời, thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 đã đề ra theo Kết luận của Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

3. Tập trung phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập của nền kinh tế, của từng ngành, lĩnh vực và khu vực doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, sắp xếp, tổ chức lại và phục hồi, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, bù đắp, giảm thiểu các thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra, hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững hơn, có sức đề kháng và khả năng thích ứng với các biến động từ bên ngoài và bên trong, nhất là các thách thức an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đón bắt thời cơ, thu hút đầu tư và các nguồn lực bên ngoài từ nhiều quốc gia, khu vực phục vụ phát triển đất nước.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử

a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng).

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2019.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.

- Trình ngay Thủ tướng Chính phủ quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money).

b) Bộ Tài chính

- Trình Chính phủ ban hành Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020.

- Khẩn trương trình Chính phủ về việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

- Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế và chi ngân sách nhà nước, trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30 nghìn tỷ đồng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung nghiên cứu, sớm có các giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số phát triển các sản phẩm trong thương mại điện tử - kinh tế số, giao vận, chuyển phát, fintech, thanh toán điện tử... trên môi trường số; đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành và đề nghị cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân triển khai ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống kinh tế, xã hội.

d) Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết tháng 6 hoặc tháng 12 năm 2020 và không tính lãi phạt chậm nộp theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

đ) Đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam theo thẩm quyền xem xét, hướng dẫn thời điểm đóng kinh phí công đoàn phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

2. Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp

a) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn ngay các đơn vị kinh doanh cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt..., báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020.

b) Bộ Tài chính

- Chỉ đạo cơ quan thuế, cơ quan hải quan xem xét không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời không để doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này vi phạm pháp luật.

- Khẩn trương báo cáo Chính phủ trong tháng 3 năm 2020 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, góp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người dân.

- Xây dựng hồ sơ dự án Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2020.

c) Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, không thanh tra ngoài kế hoạch, trừ trường hợp đặc biệt được giao.

Đề nghị Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh khó khăn.

d) Các bộ, ngành, địa phương:

- Trong phạm vi và lĩnh vực quản lý, rà soát để ban hành theo thẩm quyền việc giảm phí, lệ phí đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hoặc đề xuất phương án giảm phí, lệ phí và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3 năm 2020 để tổng hợp, xử lý.

- Chưa thực hiện điều chỉnh tăng giá trong Quý I và Quý II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp do Nhà nước định giá thuộc lĩnh vực quản lý.

- Tập trung tái cấu trúc nghiệp vụ các thủ tục hành chính cấp độ 3, 4 tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng cắt giảm mạnh chi phí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

3. Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu

a) Bộ Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các cơ quan liên quan rà soát, báo cáo về thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, đề xuất các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước; dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; có biện pháp bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020.

- Có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hoá các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới; tích cực khai thác cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA); chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chủ động triển khai các kế hoạch, giải pháp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (từ giữa năm 2020), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan tiếp tục bảo đảm thông quan, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh biên giới để hoạt động thông quan hàng hoá được thuận lợi.

- Phối hợp với các địa phương phát triển mạnh các vùng sản xuất, các khu công nghiệp, khu kinh tế để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước; đề xuất các chính sách ưu đãi phù hợp, trước hết là đối với ngành dệt may, da giày và các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19; có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan chỉ đạo tập trung đẩy mạnh sản xuất, chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản; có biện pháp cụ thể để giảm giá thịt lợn; đề xuất các giải pháp tăng cường truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc và các nước khác; nghiên cứu cơ hội và chuyển đổi phương thức kinh doanh tiêu thụ, xuất khẩu các ngành nông, lâm, thủy sản chủ lực; trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 3 năm 2020.

c) Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế, cơ quan hải quan đẩy nhanh việc thực hiện và cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như thông quan, hoàn thuế, gia hạn nộp thuế...; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng chính sách kiểm soát dịch bệnh để gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020.

d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chủ động thực hiện các giải pháp vượt qua khó khăn, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020, góp phần thúc đẩy các ngành, lĩnh vực liên quan và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ, ngành liên quan tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch năm 2020 của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trên tinh thần tạo mọi thuận lợi, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

4. Khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cấp quốc gia; phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp về du lịch xây dựng và triển khai Chương trình kích cầu du lịch nội địa; tăng cường truyền thông, quảng bá, tiếp thị, phát triển các sản phẩm mới để thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là khách du lịch từ các vùng không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh; đồng thời tập trung phát triển mạnh du lịch nội địa ở các vùng, miền của đất nước.

b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công An, Tài chính và các cơ quan liên quan mở rộng diện xét và cải tiến thủ tục cấp thị thực điện tử, đề xuất việc miễn phí thị thực đối với khách du lịch đi theo Chương trình du lịch trọn gói đến hết năm 2020, trước hết là các vùng, quốc gia không có dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020.

c) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không; rà soát, xử lý đúng pháp luật về giảm giá, phí, lệ phí, chi phí của ngành hàng không; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy nhanh tiến độ kết nối hàng không trực tiếp với các thị trường trọng điểm.

d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương đưa Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch vào hoạt động.

đ) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường truyền thông về du lịch an toàn, hình ảnh quốc gia thân thiện, có trách nhiệm gắn với các kết quả tích cực trong phòng chống dịch Covid-19 được các tổ chức quốc tế và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

5. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh

a) Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao hết kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 ngay trong tháng 3 năm 2020; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và năm 2020 (bao gồm vốn ODA); tập trung chỉ đạo, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng, phát huy tối đa công suất thiết kế, hiệu quả kinh tế - xã hội. Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thường xuyên kiểm tra, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ, khối lượng và chất lượng công trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan chuẩn bị tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 3 năm 2020; trong đó thể hiện rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong triển khai thực hiện, giải ngân theo kế hoạch.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020, kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân, bảo đảm giải ngân hết số vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020; có chế tài xử lý nghiêm nếu để chậm trễ.

- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương trình Chính phủ ban hành chương trình cắt giảm các quy định, điều kiện, thủ tục gây khó khăn, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021-2025; triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước để tận dụng tốt các cơ hội phát triển, nhất là đón bắt thời cơ dịch chuyển các dòng vốn đầu tư từ các nước.

c) Bộ Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về việc chuyển đổi từ đầu tư theo hình thức đối tác công tư sang đầu tư công đối với các dự án trọng điểm, như dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, các dự án thành phần của dự án đầu tư xây dựng một số đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; xem xét việc áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư, chỉ định thầu, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, báo cáo Chính phủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2020 để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Khẩn trương hoàn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân, thực hiện các dự án đầu tư công quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội như các dự án Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Đường Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020...; không được để chậm trễ như vừa qua.

d) Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo sớm hoàn thành các dự án công nghiệp quy mô lớn, góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Dự án Nhiệt điện Long Phú I, Dự án Nhiệt điện Sông Hậu I, các dự án điện khí, năng lượng tái tạo, hệ thống truyền tải điện; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn 2045; xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện; không được để thiếu điện cho sản xuất và đời sống trong giai đoạn 2021 - 2025.

đ) Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hoá, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nhất là về đất đai, đầu tư, xây dựng, tín dụng, thuế, hải quan...; có kế hoạch cụ thể đẩy nhanh thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ; công bố công khai việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp để biết và giám sát thực hiện.

6. Tập trung xử lý vướng mắc về lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương tập trung xử lý, giải quyết các vướng mắc về lao động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020 các vấn đề sau:

- Tình hình lao động, việc làm trong các doanh nghiệp; có biện pháp đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và các giải pháp để động viên tinh thần của người lao động; có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

- Thực trạng và giải pháp quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo từng địa phương, nhất là lao động đến từ vùng dịch hoặc di chuyển qua vùng dịch; có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài.

7. Đẩy mạnh thông tin truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và chủ trì cùng các Bộ ngành, địa phương:

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông kịp thời cung cấp thông tin chính thống, công khai, minh bạch, khách quan về kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền các giải pháp của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động, đồng bộ, quyết liệt phòng chống, ứng phó với diễn biến của dịch và tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, sức khoẻ và đời sống của nhân dân.

- Tăng cường truyền thông các chủ đề “Sống an toàn”, “Việt Nam an toàn”, trong đó khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung quán triệt, khẩn trương có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này; làm tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 theo tinh thần Chỉ thị này; tuyệt đối tránh xin cho, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xử lý những vướng mắc phát sinh, định kỳ hàng tháng báo cáo tình hình thực hiện, đề xuất giải pháp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 hàng tháng để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai và kết quả thực hiện Chỉ thị này.

2. Đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân có biện pháp động viên mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân hăng hái khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2020.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chỉ thị này; báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi sát tình hình kinh tế - xã hội; rà soát, đánh giá tác động, ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra trên các lĩnh vực và kiến nghị, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có giải pháp, đối sách phù hợp, kịp thời./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Vàn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KTTH (2b).

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

-----------------

No. 11/CT-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

-----------------

Hanoi, March 04, 2020

 

 

DIRECTIVE

On urgent tasks and solutions to remove difficulties for production and business, ensure social security in response to the Covid-19 epidemic

-----------

 

With the fierce participation of both the political system and the efforts and determination of the entire Party, the entire people and our army, the prevention and control of acute respiratory infections caused by new strain Coronavirus (hereinafter referred to as the Covid-19 epidemic) has achieved important initial results.  The Secretariat of the Party Central Committee, the Government, the Prime Minister have timely directed all levels and sectors to focus on drastically, synchronously and effectively implementing many tasks and solutions to prevent and combat epidemics with the spirit "fighting against epidemic as fighting against enemy”, restoring treatment to all infected people, not letting them spread, highly appreciated by the people of the country and the international community.

However, the Covid-19 epidemic continues to be complicated, unpredictable, and increasingly widespread, at risk of outbreaks in many countries and regions around the world and has a great impact on the global economy and many countries and major partners of Vietnam. In our country, the Covid-19 has been affecting to many aspects of economic and social life. Activities of import, export, circulation and transportation of goods and passengers and many service sectors such as health, education, catering, accommodation, entertainment and especially tourism are clearly affected. Some industries and sectors of production are initially affected, with temporary labor shortages, disruption of supply chains of input materials, causing disruptions in production and business activities. Many enterprises, especially small and medium-sized enterprises and enterprises in localities where having epidemic have to narrow their production and business or suspend their operations.

In this context, given the situation of many returning Vietnamese and international visitors from the epidemic areas and from many countries without clear information about the epidemic, we must not be subjective, continue to highly concentrate and drastically implement measures to prevent and control the epidemic, do isolation work, keep the epidemic from spreading, affecting the health and life of the people. At the same time, having immediately specific and effective solutions to remove difficulties for production and business, ensure social security, and make the best effort to achieve the set socio-economic development targets.

In order to focus on preventing and minimizing the impact of the Covid-19 epidemic, removing difficulties for production and business, performing socio-economic development tasks, ensuring social security, security and safety for the entire life and health of the people, the Prime Minister requests ministers, heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies, Chairpersons of the People s Committees of provinces and centrally run cities, Chairperson of the Members Council, General Directors of economic groups and State-owned corporations (hereinafter referred to as ministries, central agencies and localities) and asks the business community and people of the whole country:

I. SPIRIT OF ACTION DIRECTION

1. To thoroughly grasp the guiding spirit of the Secretariat of the Party Central Committee in the Official Dispatch No. 79-CV/TW dated January 30, 2020, the Prime Minister s Directive No. 05/CT-TTg dated January 28, 2020 January 2020, the Directive No. 06/CT-TTg dated January 31, 2020, the Directive No. 10/CT-TTg dated February 25, 2020 and the Official Notices of the Prime Minister; drastically implement measures to prevent and control epidemics in the steering documents of the Government, the Prime Minister and the National Steering Committee, and the local Steering Committees for the prevention and control of the Covid-19 epidemic.

2. To concentrate to implement the "dual task" which is both prevention of the epidemic and achieving socio-economic development. Not to be subjective, neglected and irresponsible in directing the prevention and control of the Covid-19 epidemic in the context of this dangerous disease out breaking and wide spreading in many countries today. There must have appropriate plans and solutions to cope with all situations, not to be passive. Concurrently, to immediately implement measures to support subjects and enterprises that are affected by the epidemic; contribute to remove difficulties for the production and business, ensure social security; effort to implement targets and tasks of the socio-economic development in 2020 set out under the Conclusion of the Central Government and Resolutions of the National Assembly and the Government.

3. To focus on analyzing and assessing the limitations and inadequacies of the economy, of each industry, field and enterprise sector of various economic sectors to accelerate the process of restructuring, re-arranging, re- organizing and to recover, promote production and business activities, to offset and minimize the losses caused by the Covid-19 epidemic, towards an independent, autonomous and more sustainable development economy, have resistance and ability to adapt to external and internal fluctuations, especially non-traditional security challenges, climate change, natural disasters and epidemics. At the same time, to well prepare necessary conditions to seize the opportunities, attract investment and external resources from many countries and regions for the country s development.

II. SPECIFIC TASKS AND SOLUTIONS

1. To remove difficulties, facilitate to access the capital, credit, finance, tax, commerce and electronic payment

a) The State Bank of Vietnam shall:

- To timely direct and guide credit institutions to balance, adequately and promptly meet capital needs for production and business, accelerate administrative procedure reform, shorten the time for loan application approval, improve access to loans of customers; promptly apply supportive measures such as rescheduling time limit of payment, exemption and reducing of paying interest rate, keeping the debt group, reducing fees... for customers who are in difficulties due to the effects of the Covid-19 epidemic (firstly, the credit support package is about VND 250 trillion).

- To preside, coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and relevant agencies to urgently propose appropriate credit policies to remove difficulties for those affected by the Covid-19 epidemic and report to the Prime Minister in March 2019.

- To continue to deploy solutions to promote non-cash payment; programs of reduction and exemption of electronic payment service fee to directly support service users, especially online payment fees for public administrative services.

- To submit the Prime Minister for a special decision on the pilot use of telecommunications accounts to pay for small-value services (Mobile Money service).

b) The Ministry of Finance shall:

- To submit the Government to promulgate the Decree on the extension of tax payment and land rent for subjects affected by the Covid-19 epidemic, report to the Government and the Prime Minister in March 2020.

- To urgently submit the Government about the exemption and reduction of tax, fee and charge to remove difficulties for subjects affected by the Covid-19 epidemic.

- To review, propose the competent agencies about measures of tax and State budget spending, foremost the support package of about VND 30 trillion to help solve difficulties for production and business, ensure social security to respond to the Covid-19 epidemic, and submit to the Prime Minister in March 2020.

c) The Ministry of Information and Communications shall focus on researching, and soon having measures to promote digital technology enterprises to develop products in the fields of e-commerce - digital economy, shipping, delivery, fintech, and electronic payment... in a digital environment. At the same time, to request all levels and sectors and requires enterprise community and the people to apply them in the socio-economic life.

d) The Vietnam Social Insurance shall preside and coordinate with relevant agencies to guide the suspension of contribution of social insurance for subjects affected by the Covid-19 epidemic until the end of June or December, 2020 according to its competence and regulations of law and the interest of such late payment shall not be applied.

dd) To propose the Vietnam General Confederation of Labor, within its competence, to consider and guide the appropriate time of payment of the union dues in order to remove difficulties for enterprises and organizations affected by the Covid-19 epidemic.

2. To review and cut administrative procedures and reduce expenses for enterprises

a) The Ministry of Transport shall preside and coordinate with relevant agencies to direct and guide business units to cut administrative procedures reduce logistics costs for maritime, aviation, road, inland waterway and railway, etc. and report the Prime Minister in March 2020.

b) The Ministry of Finance shall:

- To direct tax agencies and customs agencies to not organize periodical examination in 2020 for an enterprise showing no sign of violation in order to facilitate such enterprise to focus on settling difficulties, maintain production and business activities; concurrently, do not let enterprises take advantage of this policy to break the law.

- To urgently report the Government in March 2020 to submit the National Assembly Standing Committee the draft Resolution on adjusting the level of family income tax deduction, contributing to reducing tax obligations for the people.

- To formulate the project dossier of the National Assembly s Resolution on some policies on corporate Income tax, supporting small and medium-sized enterprises and submit the Government in March 2020.

c) The Government Inspectorate, Inspectorates of Ministries, sectors and localities shall strictly follow the Prime Minister s Directive No. 20/CT-TTg dated May 17, 2017, without inspection outside the plan, except for special cases as assigned.

To propose the State Audit and functional agencies to facilitate localities, enterprises and the people in such difficult context.

d) Ministries, sectors and localities shall:

- Within its scope and management fields, to review and promulgate according to its competence the reduction of charges and fees for those affected by epidemic, or propose the plan of reduction of fees and charges and send them to the Ministry of Finance before March 15, 2020 for consolidation and processing.

- Not to raise price in the Quarter I and Quarter II of 2020 with goods which are inputs to production of enterprises with prices set by the State in the field of management.

- To focus on re-structuring the professional administrative procedures at levels 3 and 4 integrated with the National Public Service Portal in the direction of drastically cutting costs and creating favorable conditions for people and enterprises.

3. To facilitate for production and business and promote import and export

a) The Ministry of Industry and Trade shall:

- To preside and coordinate with Ministries of: Agriculture and Rural Development, Construction and relevant agencies to review and report on the current situation and demand for input materials, propose solutions to diversify and ensure sufficient supply for domestic production activities; forecast the demand of domestic and international market; take measures to ensure raw materials for production and business and plans to organize production, distribution, circulation and supply of goods to meet consumer demand; consolidating the domestic market, supporting removing difficulties for retail activities; and report to the Prime Minister in March 2020.

- To have measures to promote import and export, improve the effectiveness of trade promotion, diversify import and export markets and find new markets; actively exploit opportunities of free trade agreements (FTA); prepare necessary conditions, proactively deploy plans and solutions to export goods to the EU market after the EVFTA Agreement takes effect (from mid-2020), and report to the Prime Minister in March 2020.

- To strengthen inspect and strictly handle cases of smuggling, commercial fraud and speculation on goods, causing artificial scarcity, counterfeit goods and pirated goods in the market, especially essential commodities in epidemic prevention and control such as masks, dry hand sanitizers, and medical supplies.

- To preside and coordinate with the Ministry of Finance and relevant agencies to continue ensuring customs clearance, promptly removing difficulties in the import and export of goods; cooperate and support border provinces to facilitate goods clearance activities.

- To coordinate with localities to develop production areas, industrial parks and economic zones to be more proactive in supplying raw materials in the country; propose appropriate preferential policies, firstly for the textile, footwear and sectors heavily affected by the Covid-19 epidemic; have mechanisms to encourage production of domestic accessories and intermediate products to replace imports.

b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall preside and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and relevant agencies to direct to promote the production and processing of agro, forestry and seafood; have specific measures to reduce pork price; propose measures to enhance traceability for agricultural products to promote official export to China and other countries; study opportunities and transform business modes of consumption and export of key agricultural, forestry and fishery industries; and submit to the Prime Minister before March 20, 2020.

c) The Ministry of Finance shall direct tax agencies and customs agencies to speed up the implementation, reform and simplify administrative procedures for those affected by the Covid-19 epidemic such as customs clearance, tax refund, and extension of tax payment deadline, etc.; promptly rectify and strictly handle acts of taking advantage of disease control policies to cause difficulties for enterprises in customs clearance, import and export of goods, and report to the Prime Minister in March 2020.

d) The President of Council members, General Directors of groups and State-owned corporations shall proactively implement solutions to overcome difficulties, encourage to innovate, creative and effort to successfully implement production and business tasks and targets in 2020, promote relevant sectors and industries and perform socio-economic development tasks. The State Capital Management Committee in enterprises and related Ministries and branches shall step up, direct, guide, inspect and urge the implementation of the 2020 plans of State-owned corporations in the spirit of create all favorable conditions to promote production and business development.

4. Expeditiously recover and develop tourism and aviation

a) The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall promote to deploy national tourism promotion activities; coordinate with professional associations in tourism to develop and implement a program to stimulate inland tourism; strengthen communication, promotion, marketing and development of new products to attract international tourists, especially tourists from regions not affected by the epidemic; at the same time, to focus on developing strongly domestic tourism in regions of the country.

b) The Ministry of Foreign Affairs shall preside and coordinate with Ministries of: Culture, Sports and Tourism, Public Security, Finance and relevant agencies to expand the review and improve electronic visa procedures, propose visa-free travel for tourists traveling under the Package Travel Program by the end of 2020, first of all, regions and countries that do not have the epidemic and report to the Prime Minister in March 2020.

c) The Ministry of Transport shall preside and coordinate with relevant Ministries and branches to have specific measures to remove difficulties for aviation; review and handle according to laws on reduction of price, fee, charge and expense of the aviation; coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism to speed up the direct connection between aviation with key markets.

d) The Ministry of Finance shall preside and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in urgently putting the Tourism Development Assistance Fund into operation.

dd) The Ministry of Information and Communications shall preside and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and Ministries, branches, localities, news agencies and press agencies in promoting communication on safe tourism and a friendly, responsible country with positive results in the prevention and control of the Covid-19 epidemic, highly appreciated by international organizations and the international community.

5. To speed up the implementation, disburse investment capital and improve the business environment

a) Ministries, central agencies and localities shall urgently complete investment procedures, distribute investment capital plans from the State budget of 2020 in March 2020; accelerate the implementation and disbursement of the remaining public investment plan for 2019 and 2020 (including ODA); focus on directing and soon completing and putting into use large and important infrastructure works, maximizing design capacity and socio-economic efficiency. To request Ministries, branches, localities, State-owned corporations to regularly examine and have solutions to remove difficulties in order to ensure the schedule, volume and quality of construction works.

b) The Ministry of Planning and Investment shall:

- To preside and coordinate with the Ministry of Finance and relevant agencies to organize the National online Conference of the Government on promote to disburse public investment capital in March 2020, which clearly stating responsibility of each organization and individual, especially the leader in implementation, disbursement according to plans.

- To regularly examine, evaluate the implementation of public investment plan for 2002, promptly guide to solve difficulties in order to accelerate the implementation, disbursement, ensure to disburse the remain public investment capital for 2019 and the planning capital for 2020; strictly handle if there s delay.

-To preside and coordinate with Ministries, branches, central agencies and localities to urgently submit the Government to promulgate the program of cutting down regulations, conditions, procedures that cause difficulties and hinders production and business activities in the period of 2021-2025; to deploy measures to improve business environment, attract domestic and foreign investors to make good use of development opportunities, especially to seize the opportunity to shift investment flows from other countries.

c) The Ministry of Transport shall:

- To preside and coordinate with: The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and relevant agencies to study and propose the competent authorities the transition from public-private partnership investment to public investment for key projects, such as the My Thuan - Can Tho highway project, component projects of a construction investment project on some sections of the North-South Eastern expressway in the 2017-2020 period; consider the application of investor designation, contractor appointment, strictly comply with law provisions to accelerate the project implementation, and report the Government before March 15, 2020 to report to the competent authorities as prescribed.

- To urgently complete the procedures and promote the disbursement and implementation of large-scale, important public investment projects which have spillover effects, create motivation for socio-economic development like projects of expansion of Tan Son Nhat International Airport, Noi Bai Airport, the construction project of Long Thanh International Airport, North - South Eastern Expressway in the 2017-2020 period, etc.; do not be late as the past.

d) The Ministry of Industry and Trade shall focus on directing to complete large-scale industrial projects, contribute to promote the growth, in which there are the Thai Binh 2 thermal power plant project, Long Phu I thermal power project, Hau River I thermal power project and projects of electricity, gas, recycled energy, power transmission systems; accelerate the planning of national electricity development in the period 2021 - 2030 with a vision to 2045; handle according to its competence or promptly report to competent authorities to handle problems in the course of implementation. It is prohibited to lack electricity for production and life in the 2021-2025 period.

dd) Ministries, branches and localities shall continue to promote the simplification, cut down administrative procedures, business conditions, immediately solve difficulties and problems, create favorable conditions for production and business, especially in terms of land, investment, construction, credit, tax, customs, etc.; have specific plans to accelerate the implementation of solutions to improve the business investment environment, enhance competitiveness in the spirit of the Government s Resolution No. 02/NQ-CP of January 01, 2020; publicize the settlement of administrative procedures for people and enterprises to know and supervise.

6. To focus on handling problems on labor

The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall preside and coordinate with agencies and localities to urgently focus and handle, solve problems on labor, and report the Prime Minister in March 2020 about the following problems:

- Labor and employment situation in enterprises; take measures to diversify forms of propaganda and solutions to motivate employees morale; have plans to support appropriate labor training and support workers who are laid off, lose their jobs due to the effects of the Covid-19 epidemic.

- The situation and solution of the management of foreign employees who are working in Vietnam in each locality, especially employees from or traveling to the epidemic areas; have plans to support enterprises to find alternative labor sources in case of shortage of shortage and foreign experts.

7. To promote communication information

The Ministry of Information and Communications shall preside and coordinate with the Central propaganda and Ministries and localities:

- To direct media agencies to timely provide official, public, transparent and objective information on the results of the prevention and control of the Covid-19 epidemic in Vietnam; promote the propagation of solutions of the Government, Ministries, branches and localities in proactively, synchronously and drastically preventing and controlling the evolution of epidemic and focusing on removing difficulties and promoting production and business, ensuring social security, health and life of the people.

- To enhance communication on topics of "Safe living" and "Safe Vietnam", which affirms that Vietnam is a safe destination and always creates favorable conditions for tourists and domestic and international investors.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Ministries, central agencies and localities shall focus on thoroughly and urgently having specific programs and action plans and directing agencies, units, cadres, civil servants, officials and employees under the scope of management to immediately implement the tasks stated in this Directive; to well carry out the work of guiding, propagating and mobilizing the enterprise community and people on mechanisms, policies, solutions to support and remove difficulties for production and business, ensure social security to cope with the Covid-19 epidemic in the spirit of this Directive; absolutely avoid asking for, causing difficulties and troubles for the people and enterprises; actively coordinate with relevant Ministries and agencies in handling arising problems, report monthly on the implementation status, propose solutions, send them to the Ministry of Planning and Investment and the Government Office before 20th every month to synthesize and report to the Government and the Prime Minister.

The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies, the Chairpersons of the People s Committees of provinces and municipalities, the Chairpersons of the Council members, General Directors of State-owned corporations are directly responsible to the Government and the Prime Minister for the implementation and results of the implementation of this Directive.

2. To propose the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, the Association of Small and Medium-sized Enterprises, the professional associations, the social organizations and the people s union to have measures to encourage all economic sectors and people of all strata to enthusiastically overcome difficulties, emulate production labor, strive to successfully fulfill their tasks by 2020.

3. The Ministry of Planning and Investment shall preside and coordinate with Ministries, branches and localities to follow, urge and synthetize the implementation of the tasks and solutions stated in this Directive; report the Government at the monthly Government meeting and promptly report to the Prime Minister arising problems.

The Ministry of Planning and Investment and Ministries, branches and localities shall regularly follow the socio-economic status; examine and assess the impact and affect and the extent of damage caused by epidemic in all fields and recommend, propose the Government and the Prime Minister to have appropriate and timely solutions and measures./.

 

 

THE PRIME MINISTER

 

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Directive 11/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Directive 11/CT-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất