Thông tư 09/2010/TT-BXD về đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới

thuộc tính Thông tư 09/2010/TT-BXD

Thông tư 09/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:09/2010/TT-BXD
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đình Toàn
Ngày ban hành:04/08/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
----------------

Số: 09/2010/TT-BXD 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Hà Nội,  ngày 04 tháng 8 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC LẬP NHIỆM VỤ, ĐỒ ÁN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI.

-----------------------------------------

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ- CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020,

Bộ Xây dựng quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng xó nông thụn mới nhằm đáp ứng các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới được ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Thông tư này quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong phạm vi ranh giới hành chính xã.
2. Đối tượng lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm: quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; quy hoạch chi tiết trung tâm xã; quy hoạch chi tiết khu dân cư mới, khu tái định cư, cải tạo xây dựng thôn, bản hiện có theo tiêu chí nông thôn mới.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải tuân theo các quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
1. Việc tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng, trừ những trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới bằng văn bản với các nội dung được hướng dẫn tại Thông tư này, đồng thời ban hành Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
a) Cơ quan trình duyệt: Ủy ban nhân dân xã là cơ quan trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
b) Cơ quan thẩm định: Cơ quan quản lý xây dựng huyện hoặc tổ chuyên trách giúp việc do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập có trách nhiệm thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
c) Cơ quan phê duyệt: Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3. Tổ chức tư vấn lập đồ án quy hoạch dựng nông thôn mới chịu trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu và tính toán kinh tế – kỹ thuật thể hiện trong thuyết minh, hồ sơ bản vẽ của đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới được duyệt.
4. Thành phần và nội dung hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới hướng dẫn tại ‘‘Sổ tay hướng dẫn quy hoạch nông thôn mới’’do Bộ Xây dựng ban hành.
Điều 3. Quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
1. Người có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới căn cứ đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt ban hành Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
2. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm quản lý quy hoạch thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; tổ chức công bố, công khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo quy định tại khoản 4 Điều 38 và Điều 39 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và hướng dẫn thêm một số nội dung sau:
a) Nội dung công bố, công khai đối với đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian sản xuất, sinh sống; các khu chức năng trung tâm xã, thôn, bản, khu bảo tồn, tôn tạo các di tích, các khu có yêu cầu riêng.
- Sơ đồ định hướng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Hệ thống công trình công cộng; cơ sở phục vụ sản xuất.
- Khu phát triển mới, khu cải tạo, khu đặc thù, khu bảo vệ, khu cấm xây dựng.
- Sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới dân cư thôn, bản bao gồm khu cải tạo và khu phát triển mới.
- Các bản đồ quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, tổ chức không gian của trung tâm xã, khu dân cư thôn, bản.
- Bản đồ cắm mốc giới, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
- Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
b) Trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai cần được cập nhật và công bố kịp thời, đầy đủ để các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện.
3. Căn cứ vào hồ sơ mốc giới được duyệt, việc tổ chức thực hiện cắm mốc chỉ giới xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP.
4. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện theo Điều 41 Nghị định 08/2005/NĐ-CP.
5. Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt gồm: thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ đúng tỷ lệ theo quy định, đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu trữ tại cơ quan quản lý xây dựng cấp tỉnh, huyện và Uỷ ban nhân dân xã.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. 
Điều 4. Lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
1. Căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng, yêu cầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, dân sinh của từng địa phương, Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới được ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân xã lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới:
a) Đối với phạm vi toàn xã: xác định ranh giới, quy mô sử dụng đất, dự báo quy mô dân số, quy mô xây dựng trên địa bàn toàn xã và của các thôn, bản theo từng giai đoạn quy hoạch; các yêu cầu về bố trí mạng lưới dân cư, mạng lưới các công trình công cộng, công trình phục vụ sản xuất; mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối các thôn, bản với nhau, với vùng sản xuất và các khu động lực có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của xã; yêu cầu về bảo đảm vệ sinh môi trường trong các thôn, bản.
b) Đối với phạm vi trung tâm xã, các thôn, bản: xác định vị trí, ranh giới, quy mô đất xây dựng, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới; yêu c?u xây dựng, định hướng kiến trúc đặc trưng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của khu trung tâm xã, các công trình công cộng cấp xã, công trình phục vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nhà ở từng thôn, bản làm cơ sở để triển khai Quy hoạch chi tiết.
3. Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
a) Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo tính kế thừa, các yêu cầu và nguyên tắc cần điều chỉnh, chỉnh trang đối với các khu chức năng.
b) Trong quá trình tiến hành lập đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, nội dung quy hoạch xây dựng đang triển khai không phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn đã được phê duyệt (tầng cao, mật độ, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật), nhưng không làm thay đổi phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, thì không phải tiến hành lập lại nhiệm vụ quy hoạch. Người có thẩm quyền chỉ phê duyệt lại nhiệm vụ quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất trong đồ án quy hoạch.
Điều 5. Nội dung đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
1. Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã để xác định động lực phát triển, tính chất đặc trưng vùng, miền, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân cư, dự báo những khó khăn vướng mắc trong quá trình quy hoạch xây dựng.
2. Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống, các vùng có tính đặc thù, hệ thống các công trình công cộng, xác định mạng lưới thôn, bản, hệ thống các công trình phục vụ sản xuất.
3. Xác định quy mô diện tích, cơ cấu, ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu về đất đối với hệ thống công trình công cộng, dịch vụ, d đất ở, đất sản xuất , đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhu cầu phát triển. Xác định giải pháp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bố trí các lô đất theo chức năng sử dụng với quy mô đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường.
4. Xác định hệ thống dân cư tập trung thôn, bản trên địa bàn hành chính xã phù hợp với đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa của từng vùng miền, xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể, gồm:
Quy mô, chỉ tiêu cơ bản về đất, nhà ở và công trình công cộng tại thôn, bản.
- Các chỉ tiêu cơ bản của công trình hạ tầng kỹ thuật, cụng trình phục vụ sản xuất chủ yếu trong thôn, bản.
 5. Hệ thống công trình công cộng cấp xã:
- Xác định vị trí, quy mô, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc được xây dựng mới các công trình công cộng, dịch vụ như các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã và ở các thôn, bản phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội và tập quán sinh sống của nhân dân.
- Xác định hệ thống các công trình di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan có giá trị.
6. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất. 
7. Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại trung tâm xã và các thôn, bản, khu vực được lập quy hoạch.
Điều 6. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
1. Việc điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng xó nông thôn mới được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Đối với những xã đã có quy hoạch xây dựng nông thôn được duyệt nhưng chưa đáp ứng các chỉ tiêu về xây d?ng xó nông thôn mới quy định tại Bộ tiêu chí nông thôn mới ban hành tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì Uỷ ban nhân dân xã tổ chức rà soát để điều chỉnh quy hoạch xây dựng cho phù hợp yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
b) Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xuất hiện những vấn đề về chính sách, chủ trương làm thay đổi các dự báo của quy hoạch xây dựng đã được duyệt.
c) Các biến động về địa lý-tự nhiên như: thay đổi ranh giới hành chính, sụt lở, lũ lụt, động đất và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các dự báo về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo quy định của pháp luật.
3. Khi điều chỉnh quy hoạch xây xã nông thôn mới cần tập trung vào những nội dung điều chỉnh, xác định rõ các yêu cầu, giải pháp để đề xuất nội dung điều chỉnh như: sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian cho từng khu vực, giải pháp tổ chức không gian cho từng khu vực, giải pháp cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng, dịch vụ phù hợp với khả năng, nguồn lực và yêu cầu phát triển, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Điều 7. Lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. 
1. Trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Nội dung cơ bản lấy ý kiến tham gia quy hoạch xó nông thôn mới gồm: quy mô, phương án quy hoạch, giải pháp tổ chức không gian sản suất, sinh sống, phân khu sản xuất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật – xã hội, giải phóng mặt bằng (nếu có), giải pháp huy động nguồn lực.
Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt.
2. Trên cơ sở hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và kết quả lấy ý kiến, người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, quyết định lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Điều 8. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
1. Căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
2. Vị trí, ranh giới, quy mô diện tích, quy hoạch;
3. Mục tiêu của đồ án: quy mô dân số, quỹ đất sản xuất, xây dựng và các nhu cầu phát triển, đất xây dựng trung tâm xã, dân cư các thôn, bản; xác định mạng lưới hệ thống dân cư, các vùng đặc thù, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
4. Nội dung, yêu cầu nghiên cứu của đồ án:
a) Yêu cầu về tổ chức không gian sản xuất, sinh sống;
b) Yêu cầu về tổ chức mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã;
c) Yêu cầu nghiên cứu dối với khu trung tâm xã;
d) Yêu cầu nghiên cứu đèi víi dân cư các thôn, bản;
đ) Yêu cầu các hạng mục công trình dự kiến uu tiờn đầu tư xây dựng trên địa bàn xã để đạt các mục tiêu phát triển.
5. Danh mục, số lượng hồ sơ đồ án, kinh phí thực hiện đồ án.
6. Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Điều 9. Nội dung phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới:
1. Vị trí và quy mô quy hoạch:
a) Ranh giới, quy mô diện tích.
b) Quy mô và cơ cấu dân số, lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.
2. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:
a) Cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế, xã hội.
b) Cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý.
c) Định hướng tổ chức không gian sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã.
d) Làm cơ sở pháp lý để xây dựng và quản lý đầu tư.
3. Tiền đề phát triển.
4. Dự báo quy mô Quy hoạch:
a) Quy mô, cơ cấu dân số, lao động.
b) Quy mô, cơ cấu sử dụng đất.
5. Định hướng quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới:
a) Yêu cầu và nguyên tắc về: phân khu chức năng (không gian sản xuất, sinh sống, các khu phát triển, vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn ...).
b) Cơ cấu phân khu chức năng, quỹ đất sản xuất, xây dựng, các khu vực trung tâm xã và hệ thống dân cư thôn, bản.
c) Định hướng quy hoạch xây dựng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc hệ thống trung tâm xã, công trình công cộng và dịch vụ, hệ thống thôn, bản, các điểm dân cư nông thôn tập trung; xác định các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, không phát triển, khu bảo vệ và các nhu cầu khác; xác định ranh giới, quỹ đất xây dựng trung tâm xã, vị trí, qui mô diện tích, qui mô xây dựng; yêu cầu, các chỉ tiêu cơ bản của các công trình công cộng, dịch vụ và cây xanh được xây dựng mới hoặc cải tạo như các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã phù hợp với khả năng, đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.
d) Định hướng phân bổ hệ thống dân cư thôn, bản: xác định quy mô dân số, hệ thống dân cư các thôn, bản, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường của từng khu vực; định hướng cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ tại thôn, bản.
đ) Định hướng quy hoạch xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, công trình đầu mối trong phạm vi xã.
- Xác định qui mô các công trình hạ tầng kỹ thuật trên phạm vi xã.
- Xác định danh mục các công trình, hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng trên địa bàn xã.
6. Các chỉ tiêu về dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã và các thôn, bản.        
7. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí nông thôn mới.
8. Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.
9. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Mục 2. Quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã, các điểm dân cư thôn, bản, các khu xây dựng mới và khu tái định cư nông thôn mới.
Điều 10. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết trung tâm xã, cải tạo thôn, bản và các khu xây dựng mới, khu tái định cư nông thôn mới.
1. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới trung tâm xã.
a) Yêu cầu nghiên cứu về: vị trí, ranh giới, qui mô dân số, diện tích đất, dự báo quy mô xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống các công trình công cộng cấp xã, thôn hoặc liên thôn, bản, khu tái định cư.
b) Yêu cầu và nguyên tắc về: tổ chức không gian, tầng cao, giải pháp kiến trúc công trình công cộng và dịch vụ, cây xanh, các vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn.  
c) Yêu cầu và nguyên tắc, giải pháp Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, môi trường trong khu quy hoạch.
d) Các chỉ tiêu về quy hoạch, kinh tế, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã và trung tâm các thôn, bản.        
e) Danh mục, số lượng hồ sơ, kinh phí, tiến độ thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản, các khu dân cư mới và khu tái định cư.
a) Yêu cầu và nguyên tắc xác định quy mô dân số, quỹ đất xây dựng, tổ chức không gian sản xuất - sinh sống trong thôn, bản, hệ thống công trình công cộng trong thôn, bản, các khu vực định hướng phát triển và đặc thù.
b) Yêu cầu và nguyên tắc xác định mạng lưới, giải pháp cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ sản xuất trong thôn, bản  và môi trường.
c) Chỉ tiêu về quy hoạch, kinh tế, kỹ thuật, đất đai các công trình công cộng và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường thôn, bản.
d) Yêu cầu giải pháp cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các công trình kiến trúc, di tích văn hóa hiện có, hướng dẫn cải tạo, xây mới nhà ở có bản sắc kiến trúc truyền thống.
e) Danh mục, số lượng hồ sơ, kinh phí, tiến độ thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.
Điều 11. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết trung tâm xã, cải tạo thôn, bản và các khu xây dựng mới, khu tái định cư nông thôn mới.
1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới trung tâm xã.
a) Phân tích hiện trạng sử dụng đất, tình hình xây dựng các công trình công cộng cấp xã theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và tiêu chí xây dựng nông thôn mới, dự báo quy mô xây dựng, đất đai, yêu cầu và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cho từng công trình công cộng, công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng cấp xã;
b) Quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc hệ thống các công trình công cộng, tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng trung tâm xã.
c) Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trung tâm xã;
d) Yêu cầu, nguyên tắc, giải pháp cải tạo, xây dựng mới hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, môi trường khu trung tâm xã.
e) Kinh tế và các dự án ưu tiên, giải pháp huy động nguồn lực.
f) Kết luận và kiến nghị.
g) Dự thảo qui định quản lý xây dựng theo Quy hoạch.
2. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản, các khu dân cư mới và khu tái định cư:
a) Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật của khu Quy hoạch chi tiết để xác định động lực phát triển, tính chất đặc trưng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân cư, dự báo những khó khăn vướng mắc trong quá trình quy hoạch xây dựng thôn, bản.
- Xác định quy mô diện tích, cơ cấu, ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu về đất đối với hệ thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhu nhu cầu phát triển thôn, bản hoặc khu Quy hoạch.
- Xác định giải pháp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bố trí các lô đất theo chức năng sử dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường trong thôn, bản hoặc khu Quy hoạch.
b) Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống, các vùng có tính đặc thù, hệ thống các công trình công cộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất trong thôn, bản hoặc khu Quy hoạch.
c) Định hướng giải pháp kiến trúc, hướng dẫn cải tạo xây dựng các công trình công cộng và nhà ở phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội và tập quán sinh sống của nhân dân từng vùng.
d) Quy hoạch tổng mặt bằng bố trí dân cư thôn, bản, khu chức năng sản xuất, sinh sống, các vùng có tính đặc thù, hệ thống các công trình công cộng, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật thống các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất trong thôn, bản hoặc khu Quy hoạch mới phù hợp với đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa của từng vùng miền.
e)  Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể: quy mô, chỉ tiêu cơ bản về đất, công trình xây dựng, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc được xây dựng mới các công trình công cộng, dịch vụ, các công trình di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan có giá trị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, công trình phục vụ sản xuất và nhà ở tại các thôn, bản phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội và tập quán sinh sống của nhân dân.
f) Các dự án ưu tiên đầu tư tại các thôn, bản, khu vực được lập quy hoạch.
g) Kết luận và kiến nghị.
h) Dự thảo Qui định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Điều 12. Lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới. 
1. Quy hoạch chi tiết gắn với lợi ích thiết thực của người dân vì vậy trong quá trình lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức tư vấn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý.
Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt.
Nội dung cơ bản lấy ý kiến nhân dân gồm: tổ chức không gian kiến trúc, hệ thống và quy mô công trình công cộng, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối với khu hiện hữu, giải pháp tổ chức sản xuất, sinh sống đáp ứng yêu cầu phát triển của tương lai.
 2. Trên cơ sở hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và kết quả lấy ý kiến, người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng.
Điều 13. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới.
1. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới trung tâm xã:
a) Vị trí và quy mô quy hoạch: Yêu cầu nghiên cứu về vị trí, ranh giới, quy mô diện tích đất, dự báo quy mô xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống các công trình công cộng cấp xã, thôn hoặc liên thôn, bản; khu tái định cư.
b) Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án: yêu cầu và nguyên tắc về tổ chức không gian, tầng cao, giải pháp kiến trúc công trình công cộng và dịch vụ, cây xanh, các vùng phát triển, vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn. 
c) Yêu cầu và nguyên tắc xác định mạng lưới, giải pháp cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, môi trường trong vùng quy hoạch.
d) Các chỉ tiêu về quy hoạch, kinh tế, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã và trung tâm các thôn, bản.        
e) Danh mục, số lượng hồ sơ, kinh phí, tiến độ thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.
2. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản, các khu dân cư mới và khu tái định cư:
a) Vị trí và quy mô quy hoạch: ranh giới, quy mô diện tích và dự báo quy mô dân số, cơ cấu dân số, lao động của từng thôn, bản hoặc khu quy hoạch theo giai đoạn quy hoạch.
b) Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:
- Yêu cầu cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế, xã hội, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất theo định hu?ng của đồ án quy hoạch chung.
- Định hướng tổ chức không gian sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất làm cơ sở pháp lý để xây dựng và quản lý đầu tư.
c) Định hướng quy hoạch.
- Quy mô dân cư, đất đai, cơ cấu sử dụng dất sản xuất, sinh sống, các công trình công cộng, dịch vụ được xây dựng mới hoặc cải tạo như các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ, điểm tập kết và trung chuyển chất thải rắn, nghĩa trang của mỗi cụm dân cư thôn, bản.
- Định hướng, yêu cầu về phân khu, tổ chức không gian chức năng (không gian sản xuất, sinh sống, các vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn.v.v.); trung tâm thôn, bản, công trình công cộng và dịch vụ, công trình đầu mối và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật trong thụn, b?n.
- Yêu cầu, nguyên tắc, nội dung cải tạo, chỉnh trang, mở rộng hoặc xây dựng mới đối với các khu ở, các công trình phục vụ công cộng đảm bảo phù hợp với khả năng, đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thôn, bản  theo giai đoạn quy hoạch.
d) Các chỉ tiêu về dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thôn, bản hoặc khu Quy hoạch.        
e) Danh mục, số lượng hồ sơ, kinh phí thực hiện đồ án.
f) Tiến độ thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.
Điều 14. Nội dung phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới.
1. Nội dung phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới trung tâm xã:
a) Vị trí và quy mô quy hoạch: vị trí, ranh giới, quy mô diện tích hệ thống trung tâm xã .
b) Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:
- Quy mô Quy hoạch trung tâm xã gồm:
+ Phạm vi, quy mô sử dụng đất, cơ cấu tổ chức không gian các khu chức năng trong hệ thống trung tâm.
+ Vị trí, ranh giới, quy mô sử dụng đất, quy mô xây dưng của từng công trình công cộng cấp xã.
- Định hướng quy hoạch:
+ Định hướng tổ chức không gian kiến trúc tổng thể hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật trong trung tâm xã.
+ Yêu cầu và nguyên tắc phân khu chức năng, xác định các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, không phát triển, khu bảo vệ và các nhu cầu khác trong trung tâm xã.
c) Giải pháp quy hoạch:
+ Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc tổng thể hệ thống công trình công cộng trong trong hệ thống trung tâm xã.
+ Yêu cầu, nguyên tắc, giải pháp tổ chức cải tạo, chỉnh trang, mở rộng xây dựng đối với các công trình phục vụ công cộng, công trình di tích văn hóa, lịch sử tại khu trung tâm xã .
d) Tổng mặt bằng Quy hoạch chi tiết trung tâm xã.
e) Các chỉ tiêu về đất đai, chỉ tiêu về Quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường khu trung tâm xã.
f) Các hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng tại khu trung tâm xã.
g) Quy định quản lý xây dựng trung tâm xã theo quy hoạch.
2. Nội dung phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản, các khu dân cư mới và khu tái định cư:
a) Vị trí và quy mô quy hoạch:
- Ranh giới, quy mô diện tích quy hoạch.
- Quy mô và cơ cấu dân số, lao động, sử dụng đất của thôn, bản, khu quy hoạch  theo từng giai đoạn quy hoạch.
b) Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:
- Cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế, xã hội của thôn, bản đã được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng xã.
- Cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất của thôn, bản.
- Phân khu chức năng, xác định các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, không phát triển, khu bảo vệ và các nhu cầu khác.
- Định hướng tổ chức không gian sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất trong thôn, bản.
- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất.
- Định hướng quy hoạch cải tạo thôn, bản hoặc xây dựng mới.
- Xác định mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật trong thôn, bản.
c) Cải tạo chỉnh trang các thôn, bản: các nội dung cải tạo, chỉnh trang xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ phù hợp với khả năng, đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thôn, bản theo từng giai đoạn quy hoạch.
+ Yêu cầu và nguyên tắc cải tạo, chỉnh trang đối với các thôn, bản; mở rộng xây dựng các công trình phục vụ công cộng, công trình di tích văn hóa, lịch và các công trình phục vụ sản xuất tại thôn, bản.
d) Thiết kế hướng dẫn cải tạo các công trình công cộng, khuôn viên và nhà ở cho từng nhóm hộ phù hợp với tập quán, điều kiện của người dân.
e) Các chỉ tiêu về dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã và các thôn, bản.
e) Các hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng trên địa bàn thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng và tiêu chí nông thôn mới.
f) Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách nhiệm thực hiện.
1. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP.
2. Cơ quan quản lý xây dựng huyện có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch-Kiến trúc (đối với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) bằng văn bản theo định kỳ 6 tháng và hàng năm về kế hoạch, chương trình lập quy hoạch xây dựng và tình hình quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
3. Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch- Kiến trúc (đối với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên, định kỳ về tình hình lập quy hoạch xây dựng, thực hiện theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt và định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo về Bộ Xây dựng.
4. Vụ Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Điều 16. Điều khoản thi hành.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2010 và thay thế cho Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân göi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Bí thư trung ương Đảng.
- Văn phòng Ban chỉ đạo chương trình;
- Hội đồng dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Viện kiểm sát tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND, HĐND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Công báo, Website: Chính phủ; Bộ Xây dựng;
- Lưu: VP, Vụ KTQH, Vụ PC, Vụ KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)

  

 

Nguyễn Đình Toàn

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------

No. 09/2010/TT-BXD

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, August 04, 2010

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR THE FORMULATION OF PLANNING TASKS AND PLANS AND THE MANAGEMENT OF PLANNING ON CONSTRUCTION OF NEW RURAL COMMUNES

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION

 

Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;

Pursuant to the Government s Decree No. 08/ 2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;

Pursuant to the Government s Decree No. 17/ 2008/ND-CP of February 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;

Pursuant to Resolution No. 24/2008/NQ-CP of October 28, 2008, on materialization of the Resolutions of the 7h plenum of the Party Central Committee of the X Congress on agriculture, peasants and rural areas;

Pursuant to the tasks assigned by the Prime Minister in Decision No. 193/QD-TTg of February 2, 2010, approving the Program on review of the planning on construction of a new countryside, and Decision No. 800/QD-TTg of June 4, 2010, approving the national target program on the construction of a new countryside in the 2010-2020 period,

The Ministry of Construction provides for the formulation, evaluation, approval and management of planning on construction of new rural communes, aiming to meet the criteria in the Set of National Criteria for a New Countryside promulgated together with the Prime Minister s Decision No. 491/QD-TTg of April 16, 2009, as follows:

 

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular provides for the formulation, evaluation and approval of planning tasks and plans and management of planning on construction of a new countryside within administrative boundaries of communes.

2. Planning on construction of a new countryside includes planning on the construction of new rural communes; detailed planning on commune centers; detailed planning on new residential areas, resettlement zones and renovation of existing villages or hamlets under the criteria for a new countryside.

3. Organizations and individuals involved in the formulation, evaluation and approval of planning tasks and plans and management of planning on the construction of a new countryside shall comply with this Circular and other relevant legal documents.

Article 2. Organization of the formulation, evaluation and approval of planning tasks and plans on the construction of a new countryside

1. The organization of the formulation, evaluation and approval of planning tasks and plans on the construction of a new countryside must comply with the provisions of the Construction Law and the Government s Decree No. 08/2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning, except special cases decided by the Prime Minister.

2. Competent agencies shall approve in writing planning tasks and plans on the construction of a new countryside with the contents guided in this Circular, and at the same time issue regulations on the management of construction according to planning.

a/ Summiting agencies: Commune-level People s Committees shall submit to district-level People s Committees for approval planning tasks and plans on the construction of a new countryside.

b/ Evaluating agencies: District-level construction management agencies or specialized assisting teams set up by chairpersons of provincial-level People s Committees shall evaluate planning tasks and plans on the construction of a new countryside.

c/ Approving agencies: District-level People s Committees shall approve planning tasks and plans on the construction of a new countryside.

3. Organizations providing consultancy on the formulation of plans on the construction of a new countryside shall take responsibility for research contents and techno-economic calculations expressed in the explanations and drawing dossiers of the approved plans on the construction of a new countryside.

4. The components and contents of dossiers on planning tasks and plans on the construction of a new countryside are guided in the "Manual on new countryside planning" issued by the Ministry of Construction.

Article 3- Management of planning on the construction of a new countryside

1. Persons competent to approve plans on the construction of a new countryside shall base themselves on the approved construction plans to promulgate the regulations on the management of planning on the construction of a new countryside.

2. Commune-level People s Committees shall manage the planning in their respective administrative boundaries; publicize the planning on the construction of a new countryside under Clause 4. Article 38. and Article 39 of Decree No.08/2005/ND-CP and the additional guidance on a number of contents as follows:

a/ To-be-publicized contents of a plan on the construction of a new countryside include:

- The diagram on orientations for develop­ment of production and living spaces; functional zones of commune centers, villages or hamlets, relics conservation and embellishment zones and areas subject to special requirements.

- The diagram on orientations for the technical infrastructure system.

- Systems of public works; production service establishments.

- Areas to be developed, areas to be renovated, peculiar areas, protected areas and construction-free areas.

- The diagram on orientations for development of village o»r hamlet population networks-including areas to be renovated and to be developed.

- Maps of the planning on the construction of a new countryside, organization of the space of commune centers and village or hamlet residential areas.

- Maps on planting of boundary markers redline markers and construction markers.

- Regulations on the management of construction according to planning.

b/ In the course of implementing the planning on the construction of a new countryside. construction investment projects which have been executed and arc being executed should be promptly and fully updated and announced for organizations and individuals to know and supervise their execution.

3. Based on the approved boundary dossiers, the planting of construction markers shall be organized under Article 40 of Decree No. 08/ 2005/ND-CP.

4. Information on construction planning shall be provided under Article 41 of Decree No. 08/ 2005/ND-CP.

5. Files of approved construction planning tasks and plans include general explanations, drawings of a prescribed scale and compact discs (CD) of all contents of the explanations and drawings shall be preserved in provincial- and district-level construction management agencies and commune-level People s Committees.

 

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section I. PLANNING ON THE CONSTRUCTION OF NEW RURAL COMMUNES

Article 4. Formulation of planning tasks on the construction of new rural communes

1. Grounds for the formulation of planning tasks on the construction of new rural communes

Based on socio-economic development tasks, the potential and requirements of building technical infrastructure, social infrastructure and material and technical foundations to serve production and people s life in their respective localities and on the Set of Criteria for a New Countryside promulgated together with the Prime Minister s Decision No. 491/QD-TTg of April 16, 2009. commune-level People s Committees shall formulate the planning tasks on the construction of a new countryside.

2. Contents of a planning task on the construction of new rural communes:

a/ For the whole commune: Determining the boundaries and land use scales, population forecasts and construction scales in the whole commune and all villages or hamlets in each planning stage; requirements on the arrangement of population networks, the networks of public works and production service works; networks of technical infrastructure facilities connecting villages or hamlets with one another and with production zones and dynamic development areas with an effect on the socio-economic development of the commune; and requirements on environmental sanitation in villages or hamlets.

b/ For commune centers, villages or hamlets: Determining the. locations, boundaries and sizes of construction land areas, areas in need of renovation, embellishment and construction: requirements on construction, orientations for typical architecture, major techno-economic targets of commune centers, commune-level public facilities, production service works, public services and houses in each village or hamlet serving as grounds for the implementation of detailed planning.

3. Tasks of adjusting the planning on the construction of new rural communes

a/ The adjustment of the planning on the construction of new rural areas must ensure inheritance and adjustment and embellishment requirements and principles for functional zones.

b/ In the course of formulating a plan on the construction of new rural communes, if the contents of the construction planning being underway does not accord with the approved rural construction planning task (storey height, construction density, economic and technical norms) but this does not require modification of the boundaries, size and nature of the planned area, re formulation of the planning task will not be required. Competent persons shall only re-approve planning tasks to ensure consistence in the plans.

Article 5. Contents of plans on the construction of new rural communes

1. Analysis and assessment of current natural and socio-economic conditions and technical infrastructure facilities of communes in order to determine development motives, typical characteristics of regions and zones and socio economic development orientations; forecasts about population and the use of construction land areas for each residential quarter, and difficulties and problems in the course of planning the construction.

2. Orientations for spatial organization production and living functional sections, peculiar zones, systems of public works, determination of village or hamlet networks and system of production service works.

3. Determination of land areas and boundaries and land use structure, land quotas for systems of public and service facilities, residential land, production land, technical infrastructure facilities and development demands. Determination of solutions to the planning on land use. planning on technical and social infrastructure facilities, arrangement of land lots by use functions with areas meeting the development requirements of each planning stage and environmental protection.

4. Determination of consolidated village or hamlet population systems within the commune administrative boundaries, which are suitable to ecosystems and cultural practices of each region or zone; determination of specific techno-economic norms, including:

- Sizes and basic norms on land areas, houses and public facilities in villages or hamlets.

- Basic norms of technical infrastructure facilities and major production service works in villages or hamlets.

5. Commune-level public work systems:

- Determination of the locations, areas and contents of public or service works to be renovated, embellished or constructed, such as education, health, cultural, physical training and sports, trade and service facilities at the commune level and in villages or hamlets, which are suitable to geographical, economic and socio- cultural conditions and living customs of people.

- Determination of systems of historical and cultural relics and scenic places of value.

6. Planning on networks of technical infrastructure facilities for transport, water drainage and supply, power supply, wastewater drainage, environmental sanitation, communal cemeteries, villages or hamlets and production zones.

7. Determination of priority investment projects in commune centers and villages or hamlets and areas according to planning economic norms.

Article 6. Adjustment of planning on the construction of new rural communes

1. Plans on the construction of new rural communes may be adjusted in the following cases:

a/ For communes with approved new-countryside construction planning which, however, fails to meet the criteria for the construction of a new countryside in the Set of Criteria for a New Countryside promulgated together with the Prime Minister s Decision No. 491/QD-TTg of April 16. 2009. commune-level People s Committees shall scrutinize them for adjustment to suit the requirements of construction of a new countryside.

b/ In the course of implementing the planning on the construction of a new countryside, there appear policy-related matters which alter the forecasts of the approved construction planning.

c/ Geographical and natural changes such as changes of administrative boundaries, landslides, floods and other factors affecting local socio­economic development forecasts.

2. Persons competent to approve construction planning shall decide on the adjustment of the planning on the construction of a new countryside in accordance with law.

3. Upon adjustment of the planning on the construction of new rural communes, efforts should be concentrated on adjusted contents, clearly identifying the requirements and solutions in order to propose the adjustment of contents such as land use. solutions to spatial organization for each zone, solutions to renovation of technical infrastructure facilities, public works and service facilities, suitable to capacity and resources as well as development requirements and techno-

Article 7. Collection of comments on plans on the construction of new rural communes

1. In the course of formulating plans on the construction of new rural communes, the planning consultancy organizations shall coordinate with local administrations in collecting comments of organizations and individuals in areas under the planning through conferences, face-to-face talks or questionnaires on the planning contents for easy public access and discussion. Basic issues put up for public comments on the planning on the construction of new rural communes include planning scale and proposed plans, solutions to organization of production, and living spaces, production areas, socio-technical infrastructure networks and ground clearance (if any) and solutions to mobilizing resources.

Contributed comments shall be fully summarized and reported to competent authorities for consideration before approval.

2. On the basis of dossiers on construction planning tasks and plans and collected comments, persons competent to approve the construction planning shall decide to select the plan on the construction of new rural communes.

Article 8. Contents of approval of tasks of planning the construction of new rural communes

1. Grounds for formulation of tasks of planning the construction of new rural communes:

2. Locations, boundaries, land areas and planning:

3. Targets of the plan: Population, production and construction land areas and development demands, land areas for the construction of commune centers, village or hamlet population quarters: determination of networks of population systems, peculiar zones, technical infrastructure facilities, land and technical infrastructure norms, environmental protection.

4. Research contents and requirements of the plan:

a/ Requirements on organization of production and living spaces:

b/ Requirements on organization of networks of communal technical infrastructure facilities;

c/ Research requirements on commune centers;

d/ Research requirements on village or hamlet population;

e/ Requirements on priority works to be constructed in the communes in order to achieve development targets.

5. List and quantity of plan dossiers and funds for the implementation of plans.

6. Schedule and organization of implementation of the plan on the construction of new rural communes.

Article 9. Contents of approval of plans on the construction of new rural communes:

1. Planning location and scale:

a/ Boundaries and land area.

b/ Size and structure of the population and workforce of the communes in each planning stage.

2. Objectives, contents and requirements of the plan:

a/ Concretization of the socio-economic development orientations.

b/ Reasonable economic structure and form of production organization.

c/ Orientations for organization of production and living spaces, systems of public works, technical infrastructure and production infrastructure of the whole commune.

d/ Serving as legal grounds for construction and investment management.

3. Development prerequisites.

4. Planning scale forecasts:

a/ Population and workforce size and structure.

b/ Land use scale and structure.

5. Orientations of the planning on the construction of new rural communes:

a/ Requirements and principles on functional areas (production and living space, development zones. construction-restricted areas, construction-free areas, conservation areas...).

b/ Structure of functional areas, production and construction land funds, commune center zones and systems of village or hamlet population quarters.

c/ Construction planning orientations, solutions to organization of architectural space of systems of commune centers, public and service works, systems of villages or hamlets, consolidated rural population spots: identification of to-be-developed areas, areas restricted from development or no-development areas, protected areas and other demands; identification of boundaries and land funds for the construction of commune centers, locations, land areas and construction scale; requirements and basic norms on public and service works and tree-grown areas to be constructed or renovated such as education, health, cultural, physical training and sports and trade and service facilities at commune level, which are suitable to the capabilities, characteristics and socio-economic development requirements of communes in each planning stage.

d/ Village or hamlet population distribution orientations: Identification of population sizes, village or hamlet population systems, norms on land and technical infrastructure and environmental protection of each area; orientations for renovation, embellishment and upgrading of education, health, cultural, physical training and sports, and trade and service facilities in villages or hamlets.

e/ Orientations for planning the construction of systems of technical infrastructure facilities, production service infrastructure and key works within communes.

- Determination of the sizes of technical infrastructure facilities in the communes.

- Determination of lists of works and work items to be constructed in the communes.

6. Population, land, technical infrastructure and social infrastructure norms for commune centers and villages or hamlets.

7. List of priority projects in each planning period for achieving the criteria for a new countryside.

8. Schedule and solutions for implementing the construction plan.

9. Regulations on management of construction according to planning.

Section 2. DETAILED PLANNING ON THE CONSTRUCTION OF COMMUNE CENTERS, VILLAGE OR HAMLET POPULATION SPOTS, NEWLY CONSTRUCTED ZONES AND NEW-COUNTRYSIDE RESETTLEMENT ZONES

Article 10. Contents of the tasks of detailed planning on commune centers, village or hamlet renovation, newly constructed zones and new-countryside resettlement zones

1. Contents of the tasks of detailed planning on the renovation or construction of commune centers

a/ Research requirements on locations, boundaries, population sizes, land areas, forecasts about the scale of construction or renovation of systems of communal, village or inter-village/ hamlet public works, and resettlement zones.

b/ Requirements and principles regarding spatial organization, storey height, architectural solutions to public and service works, tree-grown areas, construction-restricted areas, construction-free areas and conservation zones.

c/ Requirements, principles and solutions regarding the planning on systems of technical infrastructure facilities and environmental protection works in the planned areas.

d/ Planning, economic, land, technical infrastructure and social infrastructure norms for commune centers and village or hamlet centers.

e/ List, quantity of dossiers, funds and schedules for implementation of the construction plan.

2. Contents of the tasks of detailed planning on the renovation or construction of villages or hamlets and new population quarters and resettlement zones

a/ Requirements and principles for determining population sizes, construction land funds, organizing production and living spaces in villages or hamlets, systems of public works in villages or hamlets, orientated development areas and peculiar areas.

b/ Requirements and principles for determining networks, solutions to renovation of systems of technical infrastructure facilities and production service works in villages or hamlets and environmental protection works.

c/ Planning, economic, technical and land norms for public works and systems of technical infrastructure facilities and environmental protection works in villages or hamlets.

d/ Requirements on and solutions to renovation, upgrading and embellishment of existing architectural works and cultural relics, and guidance on renovation and construction of houses with traditional architecture.

e/ List and quantity of dossiers, funds and schedules for implementing construction plans.

Article 11. Contents of detailed plans of commune centers, village or hamlet renovation and newly constructed zones and new-countryside resettlement zones

1. Contents of a detailed plan on the renovation or construction of commune centers

a/ Analysis of the current situation of land use, construction of commune-level public works up to the standards, norms and criteria for the construction of a new countryside, forecasts about construction scale, land, requirements and economic as well technical norms for each public work, historical and cultural relic and scenic place at the commune level;

b/ Planning on organization of architectural space of systems of public works, the total land ground planned for the construction of commune centers;

c/ Planning on networks of technical infrastructure facilities of commune centers;

d/ Requirements and principles on and solutions to renovation and construction of systems of public works, technical infrastructure facilities and environmental protection works of commune centers;

e/ Economy and priority projects, resource raising solutions;

f/ Conclusions and recommendations:

g/ Draft regulations on management of construction according to planning.

2. Contents of a detailed plan on the renovation of villages or hamlets, new population quarters and resettlement zones:

a/ Analysis and assessment of the current status of natural and socio-economic conditions. technical infrastructure facilities in the area under the detailed plan for identifying development motives, peculiar characteristics, socio-economic development orientations; forecasts about population size and use of construction land funds for each population spot, forecasts about difficulties and problems to arise in the course of planning the village or hamlet construction.

- Determination of land areas, structure and land use boundaries, land quotas for systems of public works, service facilities, residential land, production land, technical infrastructure land and development demands of planned villages or hamlets or areas,

- Determination of solutions to the land use planning, technical and social infrastructure planning, arrangement of land plots according to use functions to meet the development requirements of each planning stage and environmental protection in villages or hamlets or planned areas;

b/ Orientations for spatial organization, production and living functional zones, peculiar zones, systems of public works and technical infrastructure facilities, system of production and production service works in planned villages or hamlets or areas:

c/ Orientations for architectural solutions, guiding the renovation or construction of public works and houses suitable to geographical economic, social and cultural conditions as well as living customs of people in each area;

d/ Planning on total land ground for arrangement of village or hamlet population, production and living zones, peculiar zones, system of public works and network of technical infrastructure facilities, system of production and production service works in villages or hamlets or newly planned areas, suitable to the ecological characteristics and cultural practices of each area or region;

e/ Determination of specific techno-economic norms: sizes, basic land quotas, construction works, contents of renovation and embellishment or construction of public works, service facilities, historical and cultural relics, scenic places of value, technical infrastructure facilities, tree-grown areas, production service works and houses in villages or hamlets, suitable to geographical, economic, social and cultural conditions and living customs of people;

f/ Priority investment projects in planned villages or hamlets or areas:

g/ Conclusions and recommendations;

h/ Draft regulations on management of construction according to planning.

Article 12. Collection of comments on detailed plans on the construction of a new countryside

1. As a detailed plan is closely associated with people s practical interests, in the course of formulating a detailed plan on construction, consultancy organizations shall coordinate with local administrations in collecting comments of organizations and individuals in the planned areas through meetings, face-to-face talks or questionnaires on the planning contents for easy public access and discussion.

Collected comments shall be fully summarized and reported to competent authorities for consideration before approval.

Public comments shall be collected on the following basic issues: organization of architectural space, system and size of public works, networks of technical infrastructure facilities connected with existing areas, solutions to organization of production and livelihood in response to future development requirements.

2. On the basis of dossiers of construction planning tasks and plans as well as collected comments, persons competent to approve construction planning shall decide to select the construction plan.

Article 13. Contents of approval of tasks of detailed planning on the construction a new countryside

1. Contents of approval of tasks of detailed planning on the renovation or construction of commune centers:

a/ Planning location and scale: Research requirements on locations, boundaries, land area, forecast about the construction or renovation scale of systems of public works of commune, village or inter-village level: and resettlement zones.

b/ Objectives, contents and requirements of the plan: Requirements and principles regarding spatial organization, storey height and architectural solutions to public and service works, tree-grown areas, to-be-developed areas. construction-restricted areas, construction-free zones and conservation zones.

c/ Requirements and principles for determining and solutions lo renovation of systems of technical infrastructure facilities and environmental protection works in the planned areas.

d/ Planning, economic, land, technical infrastructure and social infrastructure norms for commune centers and village or hamlet centers.

e/ List and quantity of dossiers, funds and schedules for implementing construction plans.

2. Contents of approval of tasks of detailed planning on the renovation or construction of villages or hamlets, new population quarters and resettlement zones:

a/ Planning location and scale: boundaries, land areas and forecasts about population size, population and workforce structures of each village, hamlet or planned area in each planning stage.

b/ Objectives, contents and requirements of the plan:

- Requirements on concretization of socio­economic development orientations, economic structure and form of production organization under orientations of the general plan.

- Orientations for organization of production and living spaces, systems of public works, technical infrastructure facilities, production service infrastructure, which serve as legal grounds for construction and investment management.

c/ Planning orientations

- Population size. land, production and livelihood land use structure, public works, service facilities to be constructed or renovated, such as education, health, cultural, physical training and sports, and trade and service works, solid waste collection places, cemeteries of each village or hamlet population cluster.

- Orientations and requirements on functional zones, organization of functional space (production and living spaces, construction-restricted areas, construction-free areas, conservation zones, etc.); village or hamlet centers, public and service works, key works and system of technical infrastructure facilities in villages or hamlets.

- Requirements and principles regarding and the contents of renovation, embellishment, expansion or construction of residential quarters and public service works, which are suitable to the capability, characteristics and socio-economic development requirements of villages or hamlets in each planning stage.

d/ Norms on population, land, technical infrastructure and social infrastructure of planned villages or hamlets or areas.

e/ List and quantity of dossiers and funds for implementing the plan.

f/ Schedule for implementing the construction plan.

Article 14. Contents of approval of detailed plans on the construction of a new countryside

1. Contents of approval of the detailed plans on the renovation or construction of commune centers:

a/ Planning location and scale: Locations, boundaries and land area of the system of commune centers.

b/ Objectives, contents and requirements of the plan:

- The commune center planning scale covers:

+ Land use scope and scale and organizational structure of space of functional zones in the system of centers.

+ Locations, boundaries, land use scale and construction scale of every public work of commune level.

- Planning orientations:

+ Orientations for organization of the general architectural space of the system of public works and technical infrastructure facilities in commune centers.

+ Requirements and principles on functional zones, determination of to-be-developed areas, areas restricted from development and non-development areas, protected areas and other demands in commune centers.

c/ Planning solutions:

+ Solution to organization of the general architectural space of the system of public works in the system of commune centers.

+ Requirements and principles on and solutions to renovation, embellishment, expansion of public service works and cultural and historical relics in commune centers.

d/ Total land ground under the detailed plan on commune centers.

e/ Norms on land, planning, architecture, construction and technical infrastructure facilities as well as environmental protection works in commune centers.

f/ Work items projected for investment construction in commune centers.

g/ Regulations on management of the construction of commune centers according to planning.

2. Contents of approval of detailed plans on the renovation or construction of villages, hamlets, new population quarters and resettlement zones:

a/ Planning locations and scale:

- Planning boundaries and land area.

- Population and workforce size and structure, land use of planned villages or hamlets and areas in each planning stage.

b/ Objectives, contents and requirements of the plan:

- Concretization of socio-economic development orientations of villages or hamlets as stated in the commune construction plan.

- Economic structure and forms of organization of production of villages, hamlets.

- Functional zones, determining to-be-developed areas and areas in which development will be restricted or banned, protected areas and other demands.

- Orientations for organization of production and living spaces, system of public works, technical infrastructure facilities and production service work in villages or hamlets.

- General land use planning.

- Orientations of the planning on the renovation or construction of villages or hamlets.

- Determination of networks of technical infrastructure works in villages or hamlets.

c/ Renovation, embellishment of villages or hamlets: Contents of renovation or embellishment of public works and service facilities, suitable to the capability, characteristics and socio-economic development requirements of villages or hamlets in each planning stage.

+ Requirements and principles on renovation, embellishment of villages or hamlets; expansion of public service works, cultural and historical relics and production service facilities in villages or hamlets.

d/ Designs guiding the renovation of public works, houses and premises for every group of households, suitable to people s customs and conditions.

e/ Norms on population, land, technical infrastructure and social infrastructure in commune centers and villages or hamlets.

f/ Work items projected for investment construction in areas in which construction plans and criteria for a new countryside are implemented.

g/ Regulations on management of construction according to planning.

 

Chapter III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 15. Implementation responsibilities

1. People s Committees at all levels shall, within the ambit of their powers and tasks, perform the state management of construction planning under Article 54 of Decree No. 08/2005/ ND-CP.

2. District-level construction management agencies shall send to provincial-level Departments of Construction or Departments of Planning and Architecture (for Hanoi and Ho Chi Minh City) biannual and annual reports on plans and programs for construction planning and the management of the implementation of construction plans for a new countryside in their localities.

3. Provincial-level Departments of Construction or Departments of Planning and Architecture (for Hanoi and Ho Chi Minh City) shall regularly and periodically inspect the formulation of construction planning, the implementation of the approved planning on constmction of a new countryside and biannually and annually report thereon to the Ministry of Construction.

4. The Architecture and Construction Planning Department shall assist the Minister of Construction in guiding, monitoring and inspecting the implementation of this Circular.

Article 16. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on September 20, 2010, and replaces Circular No. 21/2009/TT-BXD of June 30, 2009, of the Ministry of Construction, on the formulation, appraisal, approval and management of rural construction planning.

2. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Construction for study and settlement.-

 

 

FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION
DEPUTY MINISTER




Nguyen Dinh Toan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 09/2010/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất