Thông tư 04/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ

thuộc tính Thông tư 04/2006/TT-BXD

Thông tư 04/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2006/TT-BXD
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành:18/08/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quy định về khu đô thi mới - Ngày 18/8/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 04/2006/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP. Theo đó, việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án KĐTM chỉ được tiến hành khi quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt và thoả mãn các điều kiện sau: Khu đất của dự án đã được xác định trong quy hoạch xây dựng được duyệt, Đã xác định được bên mời thầu và hồ sơ mời thầu, Giá sàn tiền sử dụng đất đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt, trong trường hợp khu vực đất của dự án đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng, Có phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư... Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác được xác định trong Quyết định cho phép đầu tư là các công trình có chuyển giao cho các tổ chức chuyên nghiệp của địa phương quản lý vận hành, thì bên nhận chuyển giao công trình được kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu trong suốt quá trình thi công, đồng thời được tham gia nghiệm thu hoàn thành công trình... Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng dự án KĐTM, UBND cấp tỉnh quy định mức bảo lãnh đấu thầu cho phù hợp, nhưng tối đa không quá 3% giá trị tiền sử dụng đất đối với khu vực dự án... Chủ đầu tư dự án KĐTM có trách nhiệm bảo hành công trình đối với bên nhận chuyển giao theo thời gian thoả thuận giữa hai bên thông qua biên bản chuyển giao, nhưng không được ít hơn 12 tháng kể từ ngày chuyển giao. Các chủ đầu tư có trách nhiệm bảo hành công trình nhà chung cư và nhà ở do mình đầu tư xây dựng trong KĐTM đối với bên mua căn hộ hoặc nhà ở theo thời gian thoả thuận, nhưng không được ít hơn 12 tháng kể từ ngày bán... Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trong dự án KĐTM được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được huy động khi chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng và bắt đầu triển khai xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn đầu tư được xác định trong Quyết định cho phép đầu tư. Các lần huy động tiếp theo được thực hiện phù hợp với tiến độ đầu tư xây dựng, nhưng tổng số tiền huy động không vượt quá 70% giá trị hợp đồng... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư04/2006/TT-BXD tại đây

tải Thông tư 04/2006/TT-BXD

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 04/2006/TT-BXD NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ KHU ĐÔ THỊ MỚI BAN HÀNH

THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 02/2006/NĐ-CP NGÀY 05/01/2006 CỦA CHÍNH PHỦ

 

 

 

- Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu đô thị mới;

Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế khu đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 02/CP) như sau:

 

I. Một số nội dung về trình tự hình thành, phát triển khu đô thị mới (sau đây viết tắt là KĐTM) quy định tại Điều 6 của Nghị định 02/CP:

1. Về quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6:

a) Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc) có trách nhiệm tổ chức lập và thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu vực có dự án KĐTM trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt là cơ sở hình thành và phát triển dự án KĐTM.

2. Về lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và lập dự án KĐTM quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6:

a) Trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt, chủ đầu tư dự án KĐTM (đã được lựa chọn thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu) có trách nhiệm lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trình cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Tuỳ theo quy mô dự án và năng lực của cơ quan quản lý xây dựng ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án KĐTM.

Trường hợp khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 nếu chủ đầu tư có những đề xuất điều chỉnh so với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 nhằm mang lại hiệu quả cho dự án nhưng không ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường thì chủ đầu tư và cơ quan thẩm định có thể thoả thuận trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

c) Trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt, chủ đầu tư dự án KĐTM có trách nhiệm lập dự án KĐTM theo quy định tại mục III của Thông tư này trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định cho phép đầu tư hoặc tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép đầu tư theo phân cấp tại Điều 15 của Nghị định 02/CP.

Trường hợp khi lập dự án KĐTM nếu chủ đầu tư có những đề xuất điều chỉnh so với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 nhằm mang lại hiệu quả cho dự án, nhưng không gây ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan, môi trường và đấu nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật thì chủ đầu tư và cơ quan thẩm định có thể thoả thuận trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cho phép đầu tư.

3. Về Dự án cấp 2 quy định tại khoản 2 Điều 6:

a) Chủ đầu tư dự án KĐTM được kêu gọi các chủ đầu tư cấp 2 đầu tư xây dựng vào dự án KĐTM sau khi đã hoàn thành công trình hạ tầng kỹ thuật ở mức đủ điều kiện để phục vụ cho việc triển khai xây dựng và vận hành các dự án cấp 2.

Chủ đầu tư dự án KĐTM được quyền ưu tiên cho các chủ đầu tư cấp 2 (kể cả các dự án công cộng do Nhà nước đầu tư) có thời gian triển khai dự án sớm và tiến độ thực hiện dự án nhanh, nhằm đạt được mục tiêu sớm phủ kín mặt bằng của dự án KĐTM.

b) Sau khi dự án KĐTM đã được phê duyệt, thì những dự án cấp 2 (kể cả các trường hợp do chủ đầu tư cấp 1 đầu tư và các công trình công cộng do Nhà nước đầu tư) có quy mô nhóm A được đầu tư vào dự án KĐTM nếu tuân thủ đúng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được duyệt thì chủ đầu tư các dự án này không phải thực hiện thủ tục xin phép đầu tư mà chỉ cần gửi thiết kế cơ sở tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành của pháp luật về xây dựng để tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt dự án.

II. Về chủ đầu tư dự án KĐTM quy định tại Điều 11 của Nghị định 02/CP:

1. Về vốn đầu tư thuộc sở hữu của chủ đầu tư tham gia vào dự án KĐTM quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11:

a) Vốn đầu tư thuộc sở hữu của chủ đầu tư là vốn thực có của chủ đầu tư tính đến năm gần nhất, được xác định thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp kèm theo quyết toán thuế hoặc báo cáo kiểm toán. Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì phải có xác nhận của ngân hàng về năng lực tài chính của doanh nghiệp.

b) Tổng mức đầu tư dự án KĐTM được lập theo quy định hiện hành, bao gồm: Chi phí tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất; chi phí cho bồi thường giải phóng mặt bằng; hỗ trợ tái định cư (nếu có); chi phí cho xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào (bao gồm: Hệ thống giao thông; hệ thống cấp nước, thoát nước; hệ thống cung cấp điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng, trừ các công trình đi qua KĐTM do Nhà nước đầu tư) cho toàn bộ dự án.

2. Về phương thức lựa chọn chủ đầu tư dự án KĐTM quy định tại khoản 2 Điều 11:

2.1. Trường hợp đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án KĐTM:

2.1.1. Điều kiện để tổ chức đấu thầu:

Việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án KĐTM chỉ được tiến hành khi quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt và thoả mãn các điều kiện sau:

a) Khu đất của dự án đã được xác định trong quy hoạch xây dựng được duyệt.

b) Đã xác định được bên mời thầu và hồ sơ mời thầu đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

c) Giá sàn tiền sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong trường hợp khu vực đất của dự án đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng.

d) Có phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong trường hợp khu vực đất của dự án chưa được bồi thường, giải phóng mặt bằng.

2.1.2. Bên mời thầu:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Xây dựng hoặc Chính quyền đô thị trực thuộc tỉnh làm bên mời thầu (trường hợp không thành lập Ban quản lý phát triển KĐTM) để tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án KĐTM.

b) Bên mời thầu trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Tổ chuyên gia giúp việc. Thành phần Tổ chuyên gia gồm đại diện các Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc) và các cơ quan khác có liên quan đến dự án.

2.1.3. Trình tự tổ chức đấu thầu:

Việc tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án KĐTM được thực hiện theo trình tự sau:

a) Lập kế hoạch đấu thầu.

b) Lập hồ sơ mời thầu.

c) Tổ chức đấu thầu.

d) Đánh giá hồ sơ dự thầu.

đ) Thẩm định trình phê duyệt kết quả đấu thầu.

2.1.4. Quy định về thời gian tổ chức đấu thầu:

a) Thời gian thông báo mời đấu thầu tối thiểu 10 ngày làm việc trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.

b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu 45 ngày làm việc kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu.

c) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu nhưng tối đa không quá 180 ngày làm việc kể từ thời điểm đóng thầu nêu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp cần thiết bên mời thầu có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá 30 ngày làm việc và phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

d) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày làm việc kể từ ngày đóng thầu đến ngày bên mời thầu báo cáo kết quả đấu thầu trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2.1.5. Kế hoạch đấu thầu:

Bên mời thầu lập kế hoạch đấu thầu trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Kế hoạch đấu thầu bao gồm: Nội dung, thời gian và hình thức đấu thầu.

2.1.6. Hồ sơ mời thầu:

Trên cơ sở kế hoạch đấu thầu đã được duyệt, bên mời thầu lập hồ sơ mời thầu trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Nội dung hồ sơ mời thầu gồm 2 phần:

a) Phần thông tin và chỉ dẫn cần thiết cho nhà đầu tư:

- Địa điểm của dự án.

- Quy mô, ranh giới và diện tích chiếm đất của dự án.

- Các đặc điểm về mặt bằng của dự án: Địa hình, địa chất, hiện trạng khu đất.

- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu đất có dự án.

- Các thông tin về đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án.

- Trường hợp khu vực đất của dự án đã được giải phóng mặt bằng thì phải cung cấp thông tin về giá khởi điểm tiền sử dụng đất bao gồm: Tiền sử dụng đất theo khung giá quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tiền giải phóng mặt bằng, tiền xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật (nếu có).

- Các chỉ dẫn cần thiết khác như về số lượng, quy cách hồ sơ dự thầu, thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, các yêu cầu về bảo lãnh đấu thầu.

- Các điều kiện tiên quyết loại bỏ hồ sơ dự thầu: Hồ sơ dự thầu nộp không đúng thời hạn theo quy định trong hồ sơ mời thầu; bảo lãnh đấu thầu; tính hợp lệ, tính pháp lý của hồ sơ dự thầu; khả năng tài chính; giá bỏ thầu (trong trường hợp khu đất của dự án đã được giải phóng mặt bằng) và các điều kiện tiên quyết khác.

- Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu.

b) Phần yêu cầu nhà đầu tư kê khai đề xuất về:

- Khả năng tài chính, phương án huy động vốn.

- Hệ thống tổ chức quản lý dự án, kinh nghiệm thực hiện dự án.

- Tiến độ thực hiện dự án.

- Các phương án quản lý KĐTM trong quá trình thực hiện đầu tư và sau khi đầu tư xong.

- Các yêu cầu về xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở trong đó có nhà ở cho đối tượng chính sách và cho người có thu nhập thấp.

- Các yêu cầu về nghĩa vụ, đóng góp của nhà đầu tư đối với Nhà nước.

- Giá bỏ thầu tiền sử dụng đất đối với trường hợp khu đất dự án đã được giải phóng mặt bằng hoặc đã xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật (nếu có).

- Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư trong trường hợp khu đất dự án chưa được giải phóng mặt bằng.

- Các đề xuất sơ bộ về quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 nhằm mang lại hiệu quả đầu tư cho Nhà nước và cho chủ đầu tư.

- Các đề xuất khác của nhà đầu tư (nếu có).

2.1.7. Thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu:

Sau khi hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt, bên mời thầu thông báo mời thầu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (đối với trường hợp tổ chức đấu thầu rộng rãi) hoặc gửi thư mời thầu trực tiếp cho các nhà đầu tư (đối với trường hợp tổ chức đấu thầu hạn chế). Nội dung mời thầu theo mẫu tại phụ lục số 1 của Thông tư này.

2.1.8. Hồ sơ dự thầu:

Hồ sơ dự thầu bao gồm đơn dự thầu theo mẫu tại phụ lục số 2 của Thông tư này, các tài liệu pháp lý có liên quan, các đề xuất của nhà đầu tư theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và các đề xuất khác của nhà đầu tư.

2.1.9. Bảo lãnh đấu thầu:

Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng dự án KĐTM, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bảo lãnh đấu thầu cho phù hợp, nhưng tối đa không quá 3% giá trị tiền sử dụng đất đối với khu vực dự án.

Bảo lãnh đấu thầu theo mẫu tại phụ lục số 3 của Thông tư này.

2.1.10. Đánh giá hồ sơ dự thầu:

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và điều kiện nêu trong hồ sơ mời thầu và được xác định theo thang điểm (bao gồm cả tiêu chí về giá bỏ thầu tiền sử dụng đất, trong trường hợp khu đất của dự án đã được giải phóng mặt bằng). Tuỳ theo quy mô, tính chất của dự án, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định thang điểm cho từng tiêu chí sau:

a) Trường hợp khu đất dự án chưa được giải phóng mặt bằng:

- Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm quản lý dự án của nhà đầu tư.

- Đánh giá về những nội dung kê khai theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và những đề xuất của nhà đầu tư.

- Đánh giá những đề xuất của nhà đầu tư về phương án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và các đề xuất khác mang lại hiệu quả cho dự án, đóng góp cho Nhà nước.

b) Trường hợp khu đất dự án đã được giải phóng mặt bằng:

- Đánh giá những nội dung như nêu tại điểm a mục này.

- Đánh giá về giá bỏ thầu tiền sử dụng đất, tiền giải phóng mặt bằng, tiền đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật (nếu có).

c) Nhà đầu tư nào có điểm đánh giá cao nhất được mời vào đàm phán thương thảo.

d) Trường hợp đàm phán không đạt kết qủa, bên mời thầu mời nhà đầu tư có điểm tổng hợp cao liền kề vào để thương thảo cho tới khi lựa chọn được nhà đầu tư trúng thầu.

2.1.11. Thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu:

a) Tổ chuyên gia lập báo cáo kết quả xét thầu gửi bên mời thầu thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

b) Sau khi phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu thông báo công khai kết quả đấu thầu và có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại (nếu có).

2.2. Trường hợp chỉ định chủ đầu tư dự án KĐTM:

2.2.1. Điều kiện được áp dụng hình thức chỉ định thầu:

Việc áp dụng hình thức chỉ định chủ đầu tư dự án KĐTM do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, trong trường hợp dự án KĐTM cần phải được thực hiện nhanh để đáp ứng yêu cầu phát triển nhà ở của địa phương.

2.2.2. Trình tự thực hiện:

a) Bên mời thầu mời trực tiếp nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của dự án.

b) Bên mời thầu cung cấp cho nhà đầu tư hồ sơ yêu cầu của mình để nhà đầu tư làm căn cứ lập hồ sơ đề xuất.

c) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất theo thời hạn quy định trong hồ sơ yêu cầu để bên mời thầu thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận chủ đầu tư.

2.2.3. Bên mời thầu:

Bên mời thầu và Tổ chuyên gia giúp việc được xác định theo quy định tại điểm 2.1.2, mục II của Thông tư này.

2.2.4. Nội dung hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu:

Gồm 2 phần:

a) Phần các thông tin và chỉ dẫn về dự án KĐTM:

- Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực có dự án.

- Các thông tin về hiện trạng khu đất, bao gồm tài liệu về điều kiện tự nhiên và các điều kiện khác có liên quan đến dự án.

b) Phần yêu cầu nhà đầu tư kê khai đề xuất về:

- Phương án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.

- Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (nếu có).

- Tiến độ thực hiện dự án.

- Các yêu cầu về xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở trong đó có nhà ở cho đối tượng chính sách và cho người có thu nhập thấp.

- Các yêu cầu về nghĩa vụ, đóng góp của nhà đầu tư đối với Nhà nước.

- Các yêu cầu về khả năng tài chính, huy động vốn để thực hiện dự án.

- Các phương án quản lý KĐTM trong quá trình thực hiện đầu tư và sau khi đầu tư xong.

- Các yêu cầu khác đối với nhà đầu tư (nếu có).

2.2.5. Hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư:

Hồ sơ đề xuất do nhà đầu tư lập, bao gồm đơn dự thầu, các tài liệu pháp lý có liên quan, đề xuất phương án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và các đề xuất khác theo nội dung của hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu.

2.2.6. Thẩm định hồ sơ đề xuất và chấp thuận chủ đầu tư:

a) Tổ chuyên gia có trách nhiệm xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư theo các nội dung sau:

- Xem xét phương án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 do nhà đầu tư đề xuất với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đã được duyệt về vị trí, ranh giới, quy mô các khu chức năng; các chỉ tiêu về mật độ, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng; chỉ giới đường đỏ; chỉ giới xây dựng; các yêu cầu về kỹ thuật; sự kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án; sự hài hoà về cảnh quan, kiến trúc với khu vực.

- Xem xét sự hợp lý của hồ sơ đề xuất với yêu cầu của bên mời thầu.

b) Tổ chuyên gia tổng hợp kết quả xem xét hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư, làm rõ những nội dung phù hợp và những nội dung cần đàm phán.

c) Trường hợp phương án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 do nhà đầu tư lập có những đề xuất điều chỉnh so với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 nhằm mang lại hiệu quả cho dự án thì Tổ chuyên gia phải ghi nhận để đàm phán thương thảo, mà không được đưa ra các điều kiện gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

d) Bên mời thầu mời nhà đầu tư đến đàm phán thương thảo. Nội dung đàm phán phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ những nội dung thoả thuận bao gồm nội dung đã thống nhất và những nội dung mà nhà đầu tư phải chỉnh sửa liên quan đến quy hoạch và những nội dung đề xuất của nhà đầu tư trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và chấp thuận chủ đầu tư dự án KĐTM.

Trường hợp sau khi đàm phán không thể đi đến thống nhất thì bên mời thầu báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định việc chỉ định nhà đầu tư khác.

III. Về lập dự án đầu tư KĐTM quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định 02/CP:

Nội dung của dự án KĐTM bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở:

1. Phần thuyết minh:

a) Sự cần thiết đầu tư và cơ sở pháp lý của dự án.

b) Chủ đầu tư, hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án.

c) Diện tích, ranh giới, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư.

d) Phương thức giao đất, chuyển nhượng, thuê đất.

đ) Quy mô dự án.

e) Giải trình kinh tế - kỹ thuật, xác định hiệu quả kinh tế - xã hội.

g) Phân giai đoạn đầu tư và kinh doanh; xác định nguồn vốn, tiến độ và biện pháp thực hiện của từng giai đoạn.

h) Phương án tổ chức thực hiện các dịch vụ và dịch vụ đô thị được đầu tư theo dự án KĐTM trong quá trình đầu tư, kinh doanh và sau kinh doanh.

i) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án.

k) Yêu cầu đối với Nhà nước về đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và công trình hạ tầng kỹ thuật của Nhà nước đi qua dự án, việc đầu tư các công trình hạ tầng xã hội và trụ sở cơ quan hành chính.

l) Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chuyển giao không bồi hoàn.

m) Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và mối quan hệ giữa chủ đầu tư dự án KĐTM và các chủ thể có liên quan.

n) Các đề xuất về hỗ trợ và ưu đãi cho dự án.

o) Đề xuất về quản lý hành chính, đơn vị hành chính mới và phương án chuyển giao quản lý hành chính cho chính quyền địa phương.

2. Phần thiết kế cơ sở:

a) Thiết kế cơ sở được lập cho hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án.

b) Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được duyệt là cơ sở để lập thiết kế cơ sở của dự án.

IV. Về hồ sơ dự án KĐTM trình xin phép đầu tư quy định tại Điều 14 của Nghị định 02/CP:

Hồ sơ dự án bao gồm:

a) Tờ trình xin phép đầu tư theo mẫu tại phụ lục số 4 của Thông tư này.

b) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn chủ đầu tư dự án KĐTM của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được duyệt.

d) Dự án đầu tư KĐTM theo hướng dẫn tại mục III của Thông tư này.

V. Về thẩm định dự án và quyết định cho phép đầu tư quy định tại Điều 15 của Nghị định 02/CP:

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Xây dựng (trường hợp không thành lập Ban quản lý phát triển KĐTM) là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Chính quyền đô thị nơi có dự án KĐTM và các cơ quan có liên quan tổng hợp báo cáo để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư đối với các dự án KĐTM có quy mô sử dụng đất từ 200 ha trở lên hoặc để Uỷ ban nhân cấp tỉnh xem xét quyết định cho phép đầu tư đối với những dự án KĐTM còn lại kể cả các dự án khu dân cư không thuộc dự án KĐTM.

a) Nội dung thẩm định dự án phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định 02/CP và các cam kết đã thoả thuận trong quá trình đàm phán lựa chọn chủ đầu tư.

b) Thẩm định thiết kế cơ sở:

Nội dung thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành.

- Đối với các dự án KĐTM do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép đầu tư thì thiết kế cơ sở của dự án do Sở Xây dựng tổ chức thẩm định.

- Đối với các dự án KĐTM do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư thì thiết kế cơ sở của dự án do Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định.

2. Sở Xây dựng lập báo cáo kết quả thẩm định dự án KĐTM trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét cho phép đầu tư hoặc để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư.

Báo cáo kết quả thẩm định dự án gồm các nội dung sau:

a) Tóm tắt những nội dung chủ yếu của dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Nghị định 02/CP.

b) Những nội dung thực hiện theo cam kết đã được nêu trong biên bản khi đàm phán lựa chọn chủ đầu tư.

c) Tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan và đánh giá, nhận xét, kiến nghị.

d) Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở và ý kiến của các cơ quan có liên quan.

VI. Về quản lý chất lượng xây dựng công trình quy định tại Điều 5 của Nghị định 02/CP:

1. Về trách nhiệm đối với chất lượng xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 5:

a) Các chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức hệ thống bộ máy để quản lý chất lượng xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình thuộc dự án do mình đầu tư vào dự án KĐTM.

b) Tuỳ thuộc vào nội dung của hợp đồng giữa chủ đầu tư dự án KĐTM (chủ đầu tư cấp 1) với chủ đầu tư thứ phát mà chủ đầu tư dự án KĐTM có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư của chủ đầu tư thứ phát.

2. Về tham gia quản lý chất lượng và nghiệm thu công trình đối với công trình có chuyển giao quy định tại khoản 3 Điều 5:

Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác được xác định trong Quyết định cho phép đầu tư là các công trình có chuyển giao cho các tổ chức chuyên nghiệp của địa phương quản lý vận hành, thì bên nhận chuyển giao công trình được kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình, đồng thời được tham gia nghiệm thu hoàn thành công trình sẽ chuyển giao cho mình.

VII. Về bảo hành, bảo trì công trình quy định tại Điều 5 và Điều 19 của Nghị định 02/CP:

1. Về bảo hành công trình quy định tại khoản 4 Điều 5 và khoản 1 Điều 19:

a) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình do mình thực hiện theo thời gian thoả thuận với chủ đầu tư dự án KĐTM hoặc chủ đầu tư thứ phát thông qua hợp đồng và theo quy định của pháp luật về xây dựng.

b) Chủ đầu tư dự án KĐTM có trách nhiệm bảo hành công trình đối với bên nhận chuyển giao theo thời gian thoả thuận giữa hai bên thông qua biên bản chuyển giao, nhưng không được ít hơn 12 tháng kể từ ngày chuyển giao.

c) Các chủ đầu tư có trách nhiệm bảo hành công trình nhà chung cư và nhà ở do mình đầu tư xây dựng trong KĐTM đối với bên mua căn hộ hoặc nhà ở theo thời gian thoả thuận giữa hai bên thông qua hợp đồng mua bán, nhưng không được ít hơn 12 tháng kể từ ngày bán.

Các quy định khác về bảo hành công trình như trách nhiệm bảo hành, mức tiền bảo hành, … thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

2. Về bảo trì công trình quy định tại khoản 3 Điều 5:

a) Ban quản lý KĐTM do chủ đầu tư dự án KĐTM thành lập có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo trì công trình do mình quản lý và sử dụng theo quy định hiện hành về bảo trì công trình, đối với nhà chung cư việc bảo trì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

b) Người quản lý và sử dụng công trình nhận chuyển giao chịu trách nhiệm thực hiện bảo trì công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

VIII. Về huy động vốn để xây dựng nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định 02/CP:

1. Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trong dự án KĐTM được thực hiện nhiều lần thông qua hợp đồng giữa bên bán và bên mua, lần đầu chỉ được huy động khi chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng và bắt đầu triển khai xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn đầu tư được xác định trong Quyết định cho phép đầu tư. Các lần huy động tiếp theo được thực hiện phù hợp với tiến độ đầu tư xây dựng, nhưng tổng số tiền huy động không vượt quá 70% giá trị hợp đồng.

2. Chủ đầu tư phải sử dụng đúng mục đích tiền huy động của người mua. Quyền, nghĩa vụ của bên bán và bên mua phải được thể hiện bằng văn bản thông qua hợp đồng.

IX. Xử lý chuyển tiếp:

1. Các nhà đầu tư đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho lập quy hoạch chi tiết xây dựng dự án KĐTM hoặc giao cho thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trước ngày Nghị định 02/CP có hiệu lực, thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục giao cho các nhà đầu tư này làm chủ đầu tư dự án KĐTM mà không phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư dự án KĐTM theo quy định của Nghị định 02/CP. Chủ đầu tư dự án KĐTM có trách nhiệm tổ chức lập dự án để trình xin phép đầu tư theo quy định của Nghị định 02/CP và hướng dẫn của Thông tư này.

2. Đối với những dự án đang thực hiện dở dang, nếu chủ đầu tư dự án KĐTM thấy cần thiết phải điều chỉnh lại một số quy định trước đây cho phù hợp với những quy định của Nghị định 02/CP thì kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án để được xem xét chấp thuận.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết.

 

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Hồng Quân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 1

( Ban hành theo Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

______________________________________________________________

 

 

THƯ­ MỜI THẦU

 

….., ngày ….. tháng …. năm …..

 

 

Kính gửi: ……………………….. (tên và địa chỉ của nhà đầu t­ư)

 

 

1. (Bên mời thầu) chuẩn bị tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu t­ư dự án KĐTM (ghi rõ tên, địa chỉ dự án; tóm tắt nội dung dự án; điều kiện được tham dự thầu). (Tên bên mời thầu) xin mời (tên nhà đầu tư­) tới tham dự thầu.

 

2. Nhà đầu t­ư đ­ược mua một bộ hồ sơ mời thầu tại (ghi rõ địa chỉ nơi bán hồ sơ) trong thời gian (ghi rõ thời gian bán hồ sơ) với một khoản lệ phí là …… (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

 

3. Hồ sơ dự thầu được nộp vào thời gian (ghi rõ ngày, giờ) tại (ghi rõ địa chỉ).

 

4. Hồ sơ dự thầu phải kèm theo một bản bảo lãnh dự thầu là (ghi rõ giá trị bằng số, chữ và loại tiền) và phải đư­ợc chuyển đến (ghi rõ địa chỉ nộp) trư­ớc … giờ, ngày …. tháng …. năm …..

 

5. Hồ sơ dự thầu đư­ợc mở vào … giờ, ngày …. tháng …. năm …. tại (ghi địa điểm mở thầu).

 

Đại diện bên mời thầu

(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 2

( Ban hành theo Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

______________________________________________________________

 

 

ĐƠN DỰ THẦU

 

 

Kính gửi: ………………… (Bên mời thầu)

 

 

1. Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của (Bên mời thầu) tổ chức lựa chọn chủ đầu tư­ dự án KĐTM (tên dự án), chúng tôi, ngư­ời ký tên d­ưới đây đề nghị được tham dự thầu để thực hiện dự án KĐTM (tên dự án).

 

2. Chúng tôi xác nhận tài liệu kèm theo đây là bộ phận trong hồ sơ dự thầu của chúng tôi.

 

3. Nếu chúng tôi đư­ợc lựa chọn làm chủ đầu tư­ dự án KĐTM (tên dự án) chúng tôi cam kết thực hiện đúng các nội dung đã ký kết với bên mời thầu.

 

4. Hồ sơ dự thầu của chúng tôi có hiệu lực đến ngày ….. tháng …. năm …

5. Hồ sơ dự thầu này cùng với văn bản phê duyệt kết qủa lựa chọn chủ đầu tư, văn bản thông báo trúng thầu của (Bên mời thầu) sẽ hình thành một hợp đồng ràng buộc giữa hai bên.

 

 

…….., ngày …. tháng …. năm ……

Đại diện nhà đầu t­ư

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 3

( Ban hành theo Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

______________________________________________________________

 

 

MẪU BẢO LàNH ĐẤU THẦU

 

 

……., ngày … tháng …. năm …..

 

 

Kính gửi: …………… (tên Bên mời thầu)

 

 

Ngân hàng ….. (ghi tên ngân hàng) có trụ sở tại …. (ghi địa chỉ ngân hàng) chấp thuận gửi cho …. (ghi tên Bên mời thầu) một khoản tiền là …. (ghi rõ giá trị bằng số, chữ và loại tiền) để bảo lãnh cho nhà đầu t­ư (tên nhà đầu tư­) tham dự đấu thầu lựa chọn chủ đầu t­ư dự án KĐTM (tên dự án).

 

Ngân hàng chúng tôi xin cam kết trả cho ….. (ghi tên Bên mời thầu) số tiền nói trên ngay khi nhận đ­ược văn bản yêu cầu của Bên mời thầu khi nhà đầu tư­ vi phạm các điều kiện sau:

 

- Nếu nhà đầu tư­ rút hồ sơ dự thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu đã đư­ợc quy định trong hồ sơ mời thầu.

 

- Nếu nhà đầu tư­ đã đư­ợc Bên mời thầu thông báo trúng thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà nhà đầu t­ư từ chối đàm phán hoặc/và không có khả năng nộp hoặc từ chối bảo lãnh đấu thầu.

 

Bảo lãnh này có giá trị kể từ ngày nhà đầu tư­ nộp hồ sơ dự thầu đến sau 30 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

 

 

Tên ngân hàng bảo lãnh

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 4

( Ban hành theo Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

______________________________________________________________

 

Chủ đầu tư: …… CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…., ngày……tháng……năm ……

 

TỜ TRÌNH XIN PHÉP ĐẦU TƯ

 

Dự án KĐTM ……………………

 

Kính gửi: (cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư)

 

-         Căn cứ Nghị định 02/2006-NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu đô thị mới

-         Căn cứ pháp lý khác có liên quan

……… (tên chủ đầu tư) ….. trình ….(cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư) cho phép đầu tư dự án KĐTM (tên dự án), với các nội dung sau:

1.      Tên dự án:

2.      Chủ đầu tư:

3.      Địa điểm:

4.      Ranh giới:

5.      Diện tích chiếm đất:

6.      Mục tiêu đầu tư:

7.      Nội dung đầu tư:

8.      Hình thức đầu tư;

9.      Tổng mức đầu tư:

10.  Nguồn vốn đầu tư

11.  Thời gian thực hiện:

12.  Phân giai đoạn đầu tư:

13.  Phương thức giao đất:

14.  Những đề xuất ưu đãi của Nhà nước:

15.  Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:

16.  Các nội dung khác:

17.  Kết luận:

….(chủ đầu tư)….trình ………(cơ quan cho phép đầu tư)…. xem xét cho phép đầu tư dự án KĐTM này.

Nơi nhận Chủ đầu tư

- Như trên (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

- Lưu

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 04/2006/TT-BXD

Hanoi, August 18, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE NEW URBAN CENTER REGULATION PROMULGATED TOGETHER WITH THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 02/2006/ND-CP OF JANUARY 5, 2006

Pursuant to the Government's Decree No. 36/2003/ND-CP of April 4, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;

Pursuant to the Government's Decree No. 02/2006/ND-CP of January 5, 2006, on the implementation of the New Urban Center Regulation;

The Ministry of Construction hereby guides the implementation of a number of contents of the New Urban Center Regulation promulgated together with the Government's Decree No. 02/2006/ND-CP of January 5, 2006 (hereinafter referred to as Decree 02/CP for short), as follows:

I. A NUMBER OF CONTENTS ON THE ORDER OF FORMING AND DEVELOPING NEW URBAN CENTERS (HEREINAFTER ABBREVIATED TO NUC) SPECIFIED IN ARTICLE 6 OF DECREE NO. 02/CP:

1. On the urban construction detailed plannings defined at Point a, Clause 1, Article 6:

a/ Based on the urban construction general plannings already approved by competent authorities, provincial/municipal Construction Services or Planning-Architecture Services (for provinces and cities where exist the Planning ' Architecture Services) shall have to organize the elaboration and appraisal of the blueprints of urban construction detailed plannings of 1/2,000 scale in areas where exist NUC projects and submit them to provincial-level People's Committees for approval.

b/ The approved urban construction detailed plannings of 1/2,000 scale shall serve as a basis for formation and development of NUC projects.

2. On the elaboration of detailed construction plannings of 1/500 scale and the formation of NUC projects, provided for at Point b, Clause 1 of Article 6:

a/ Based on the approved urban construction detailed plannings of 1/2,000 scale, NUC project investors (already selected through bidding or constructor designation) shall have to elaborate the construction detailed plannings of 1/500 scale and submit them to competent bodies for approval under the decentralization by provincial-level People's Committees.

b/ Depending on the project size and capabilities of local construction management bodies, provincial-level People's Committees shall decentralize the approval of construction detailed plannings of 1/500 scale of NUC projects to district-level People's Committees.

In cases where upon the elaboration of construction detailed plannings of 1/500 scale, investors propose adjustments to the construction detailed plannings of 1/2,000 scale, aiming to bring about higher efficiency to projects without affecting landscape and the environment, the investors and the appraisal bodies may reach agreement before submitting them to competent bodies for consideration and approval.

c/ Based on the approved construction detailed planning of 1/500 scale, NUC project investors shall have to form NUC projects according to the provisions of Section III of this Circular and submit them to provincial-level People's Committees for organization of appraisal and permission of investment or for appraisal and submission to the Prime Minister for consideration and permission of investment according to the decentralization specified in Article 15 of Decree No. 02/CP.

In cases where upon the formation of NUC projects, investors propose adjustments to the construction detailed plannings of 1/500 scale, aiming to bring about higher efficiency to projects without affecting the architecture, landscape, environment and connection with technical infrastructure, the investors and the appraisal bodies may reach agreement before submitting them to competent bodies for consideration and permission of investment.

3. On grade-2 projects defined in Clause 2, Article 6:

a/ NUC project investors may call on grade-2 investors to make construction investment in NUC projects after the completion of technical infrastructure satisfying the conditions to service the construction and operation of grade-2 projects.

NUC project investors may give priority to grade-2 investors (including those of public projects invested by the State) that can deploy the projects soon and execute the projects at a quick speed, with a view to early achieving the objective of full coverage of the NUC project grounds.

b/ After NUC projects are approved, grade-2 projects (including works invested by grade-1 investors and public works invested by the State) of group-A scale, which are invested in the NUC projects and comply with the approved construction detailed plannings of 1/500 scale, these projects' investors shall not have to carry out procedures to apply for investment permission but only have to send the base designs to competent state bodies according to current regulations on construction for appraisal before approving the projects.

II. ON NUC PROJECT INVESTORS DEFINED IN ARTICLE 11 OF DECREE NO. 02/CP:

1. On investment capital owned by investors participating in NUC projects defined at Point b, Clause 1 of Article 11:

a/ Investment capital of investors means the investors' actual capital by the latest year, which is determined through the enterprises' financial statements enclosed with tax finalizations or auditing reports. For newly-set up enterprises, the banks' certification of their financial capability is required.

b/ The NUC total investment shall be projected according to current regulations, including expenses for land use or land rent; expenses for ground clearance compensation; resettlement supports (if any); expenses for construction of technical infrastructures inside the fences (including traffic systems, water supply and drainage systems; daily-life electricity supply systems, public-lighting systems, excluding State-invested works running through the NUCs) for the whole projects.

2. On the modes of selecting NUC project investors, provided for in Clause 2, Article 11:

2.1. In case of bidding for selection of NUC project investors:

2.1.1. Conditions for organization of biddings:

The organization of biddings to select investors for execution of NUC projects shall be carried out only when the construction detailed plannings of 1/2,000 scale have been approved and the following conditions are met:

a/ The project land area is identified in the approved construction plannings.

b/ The bid solicitor has been identified and the bidding dossier has been approved by the provincial-level People's Committee.

c/ The land use floor price has been approved by the provincial-level People's Committee, in case the project land area has been compensated and ground-cleared.

d/ The scheme on compensations, ground clearance and resettlement has been approved by the provincial-level People's Committee, in case the project land area has not yet been compensated and ground-cleared.

2.1.2. Bid solicitors:

a/ The president of the provincial-level People's Committee shall assign the Construction Service or the administration of the urban center under the province to act as bid solicitor (in case of non-establishment of an NUC development management board) for organizing biddings to select NUC project investors.

b/ The bid solicitor shall propose the provincial-level People's Committee to decide on setting up assisting a specialists' group. The specialists' group shall be composed of representatives of the Construction Service, Natural Resource and Environment Service, Planning and Investment Service, Finance Service, Planning-Architecture Service (for cities where exist Planning-Architecture Service) and of other agencies involved in the projects.

2.1.3. Order of organizing biddings:

A bidding for selection of NUC project investors shall be organized in the following order:

a/ Elaborating a bidding plan.

b/ Compiling the bidding dossier.

c/ Organizing the bidding.

d/ Evaluating bids.

e/ Appraising and submitting the bidding results for approval.

2.1.4. Provisions on the time of organizing biddings:

a/ The time for notifying a bid invitation shall be at least 10 working days before the distribution of the bidding dossier.

b/ The time for bid preparation shall be at least 45 working days after the distribution of the bidding dossier.

c/ The valid time of bids is specified in the bidding dossier, which shall not exceed 180 working days after the bidding closure stated in the bidding dossier. In case of necessity, the bid solicitor may request the extension of the valid time of bids for not more than 30 working days and with the approval of the provincial-level People's Committee.

d/ The time for bid evaluation shall be 45 working days at most from the date the bidding is closed to the date the bid solicitor submits the report on bidding results to the provincial-level People's Committee for approval.

2.1.5. Bidding plans:

The bid solicitor shall draw up a bidding plan and submit it to the provincial-level People's Committee for approval. A bidding plan shall indicate the contents, time and form of bidding.

2.1.6. Bidding dossiers:

Based on the approved bidding plan, the bid solicitor shall compile a bidding dossier and submit it to the provincial-level People's Committee for approval. The contents of a bidding dossier shall cover two sections:

a/ Necessary information and instructions for investors:

- The project location.

- The project size, boundary and land area.

- The characteristics of the project ground: Terrain, geology, current status of the land plot.

- The construction detailed planning of 1/2,000 on the project land area.

- Information on investment in construction of infrastructures inside and outside the project fence.

- Where ground clearance has been carried out for the project land area, the information on initial land use levies must be supplied, including land use levies according to the price bracket set by the provincial-level People's Committee, ground clearance expenses and technical infrastructure construction expenses (if any).

- Other necessary instructions on the quantity and specifications of bids, the valid time of bids and requirements on bid guarantee.

- The prerequisites for bid rejection: Bids are submitted not on schedule set in the bidding dossier; the bid guarantee, the validity and legality of bids; financial capability; bid offers (in cases where the project land area has been ground-cleared) and other prerequisites.

- Criteria for bid evaluation.

b/ Investors' declarations and proposals on:

- The financial capability and capital mobilization plan.

- The system of project-managing organization, experience in project execution.

- The project execution schedule.

- Plans on management of NUC during and after the investment.

- Requirements on construction of technical infrastructure, social infrastructure and dwelling houses including those for policy beneficiaries and low-income earners.

- Requirements on investors' obligations and contributions to the State.

- The land use levy bid prices for cases where the ground clearance has been made for, or technical infrastructure has been built on, the project land areas (if any).

- Plans on ground clearance compensation, resettlement supports in cases where ground clearance has not yet been carried out for the project land area.

- Preliminary proposals on the construction detailed planning of 1/500 scale, aiming to bring about investment efficiency for the State and investors.

- Other proposals of investors (if any).

2.1.7. Bid invitation letters or bidding notification:

After the bidding dossier is approved, the bid solicitor shall widely notify the bid solicitation on the mass media (for open bidding) or send bid invitation letters directly to investors (for restricted bidding). The contents of bidding invitation shall comply with the form set in Appendix 1 to this Circular (not printed herein).

2.1.8. Bids

A bid shall comprise an application for participation in bidding, made according to the form set in Appendix 2 to this Circular (not printed herein), relevant legal documents, the investor's proposals as requested by the bidding dossier and other proposals.

2.1.9. Bid guarantee

Depending on the size and characteristics of each NUC project, the provincial-level People's Committee shall set an appropriate bid guarantee level which, however, shall not exceed 3% of the land use levy for the project area.

Bid guarantee shall be made according to the form set in Appendix 3 to this Circular (not printed herein).

2.1.10. Bid evaluation

The evaluation of bids shall be based on the evaluation criteria and conditions stated in the bidding dossier and be determined according to a mark scale (including the criteria on bid prices offered for land use levies, in cases where ground clearance has been carried out for the project land area). Depending on the size and characteristics of projects, the provincial-level People's Committee shall set the mark scale for each of the following criteria:

a/ In cases where ground clearance has not been carried out for the project land area:

- Evaluation of the capability and project management experience of investors.

- Evaluation of the declared contents as required in the bidding dossier and proposals of investors.

- Evaluation of investors' proposals on the construction detailed planning of 1/500 scale and other proposals which bring about efficiency for the project, and contributions to the State.

b/ In cases where ground clearance has been carried out for the project land area:

- Evaluation of the contents mentioned at Point a of this Section.

- Evaluation of bid prices offered for land use levies, ground clearance expenses, investments in construction of technical infrastructure (if any).

c/ The investor who gets the highest mark shall be invited to negotiations.

d/ In cases where negotiations fail, the bid solicitor shall invite the investor with the immediate lower aggregate mark to negotiations until a bid-winning investor is selected.

2.1.11. Appraisal, approval of bidding results:

a/ The specialists' group shall make a report on bid examination and send it to the bid solicitor for appraisal and submission to the provincial-level People's Committee for consideration and approval.

b/ After the bidding results are approved, the bid solicitor shall publicize the bidding results and have to settle complaints (if any).

2.2. In case of designation of NUC project investors:

2.2.1. Conditions for application of the mode of designation of contractors:

The application of the mode of designation of NUC project investors shall be decided by the provincial-level People's Committee, in cases where NUC projects must be quickly executed to meet local housing development requirements.

2.2.2. Implementation order

a/ The bid solicitor directly invites the investor with full capability and experience suitable to the project requirements.

b/ The bid solicitor supplies the investor with its requirements for the latter to use as a basis for compilation of a proposal dossier.

c/ The investor submits the proposal dossier within the required time limit for the bid solicitor to appraise and submit it to the provincial-level People's Committee to decide on recognition of the investor.

2.2.3. Bid solicitors

The bid solicitor and the assisting specialists' group shall be identified under the provisions of Point 2.1.2, Section II of this Circular.

2.2.4. Contents of the bid solicitor's requirement dossier:

A requirement dossier shall cover 2 sections:

a/ Information and instructions on the NUC project:

- The dossier of the construction detailed planning of 1/2,000 scale of the project area.

- Information on the current status of the land area, including documents on natural conditions and other conditions related to the project.

b/ Investor's declarations and proposals on:

- The scheme on the construction detailed planning of 1/500 scale.

- The scheme on ground clearance compensation, resettlement supports (if any).

- The project execution schedule.

- Requirements on the construction of technical infrastructure, social infrastructure, dwelling houses including those for policy beneficiaries and low-income earners.

- Requirements on the investor's obligations, and contributions to the State.

- Requirements on financial capability, capital mobilization for project execution.

- Schemes on NUC management during and after the investment.

- Other requirements on the investor (if any).

2.2.5. Investors' proposal dossiers:

The proposal dossier shall be compiled by the investor, comprising an application for participation in bidding, relevant legal documents, proposal on the scheme on the construction detailed planning of 1/500 scale and other proposals made according to the contents of the requirement dossier of the bid solicitor.

2.2.6. Appraisal of proposal dossiers and approval of investors:

a/ The specialists' group shall have to examine and evaluate the proposal dossier of the investor according to the following contents:

- The blueprint of the construction detailed planning of 1/500 scale, proposed by the investor with the approved construction detailed planning of 1/2,000 scale, regarding the position, boundaries and size of functional quarters; criteria on density, land use coefficients, construction foundation level, red-line demarcation; construction demarcation; technical requirements; the connection of technical infrastructure inside and outside the project fence; the harmony of landscape and architecture with the area.

- The proposal dossier's compatibility with the requirements of the bid solicitor.

b/ The specialists' group shall sum up the results of examination of the proposal dossier of the investor, clarifying the satisfactory contents and those to be negotiated.

c/ In case the blueprint of the construction detailed planning of 1/500 scale, elaborated by the investor, contains proposed adjustments to the construction detailed planning of 1/2,000 scale, aiming to bring about efficiency for the project, the specialists' group must acknowledge them for negotiations and must not impose conditions which cause harms to the investor.

d/ The bid solicitor shall invite the investor to negotiations. The negotiation contents must be recorded in a minutes, clearly stating the agreed contents and the contents to be amended and adjusted by the investor in relation to the planning and proposals of the investor. The minutes shall be submitted to the provincial-level People's Committee for approval and recognition of the NUC project investor.

Where no agreement can be reached after negotiations, the bid solicitor shall report such to the provincial-level People's Committees for considering and deciding on the designation of another investor.

III. ON THE FORMULATION OF NUC INVESTMENT PROJECTS PROVIDED FOR IN CLAUSE 2, ARTICLE 13 OF DECREE NO. 02/CP:

The contents of an NUC project include an explanation section and a base design

1. The explanation section

a/ The investment necessity and legal bases of the project.

b/ The investor, investment form, project management mode.

c/ The project land area, boundaries, plan on ground clearance and resettlement.

d/ Mode of land assignment, transfer, lease.

e/ The project size.

f/ Econo-technical explanations, projected socio-economic benefits.

g/ Investment and business phases; capital sources, implementation schedule and measures to be implemented in each phase.

h/ The scheme on the provision of services and urban services invested under the NUC project in the process of investment and business and post-business activities.

i/ Preliminarily projected total investment of the project.

j/ Requirements on the part of the State regarding investment in the construction of technical infrastructure outside the fence and the State's technical infrastructure running through the project, investment in social infrastructure and offices of administrative bodies.

k/ Technical infrastructure and social infrastructure, which are transferred without compensations.

l/ Tasks and responsibilities of, and the relationship between, the NUC project investor and relevant entities.

m/ Proposals on supports and preferences for the project.

n/ Proposals on administrative management, new administrative unit and the scheme on transfer of administrative management to the local administration.

2. The base design:

a/ The base design shall be drawn up for the system of technical infrastructure of the project.

b/ The approved construction detailed planning of 1/500 scale shall serve as the basis for drawing up the base design of the project.

IV. ON NUC PROJECT DOSSIERS OF APPLICATION FOR INVESTMENT PERMITS, DEFINED IN ARTICLE 14 OF DECREE NO. 02/CP:

A project dossier shall comprise:

a/ The application for investment permit, made according to the form set in Appendix 4 to this Circular (not printed herein).

b/ The decision approving the result of selection of the NUC project investor, issued by the provincial-level People's Committee.

c/ The approved construction detailed planning of 1/500 scale.

d/ The NUC investment project as guided in Section III of this Circular.

V. ON APPRAISAL OF PROJECTS AND DECISIONS TO PERMIT INVESTMENT, PROVIDED FOR IN ARTICLE 15 OF DECREE 02/CP:

1. The provincial-level People's Committee shall assign the provincial/municipal Construction Service (in case of non-establishment of NUC development management boards) to act as the principal body for organizing the project appraisal, having the responsibility to gather written comments of the urban administration of the locality where the NUC project is located and relevant agencies and sum them up in a report to be sent to the provincial-level People's Committee for submission to the Prime Minister for consideration and permission of investment with regard to NUC projects using 200 ha of land or more or for the provincial-level People's Committee to consider and decide on investment permission with regard to the remaining NUC projects, including population quarter projects other than NUC projects.

a/ The appraised project contents must satisfy the requirements specified in Clause 1, Article 13 of Decree No. 02/CP and the commitments made in the course of negotiations on selection of investors.

b/ Appraisal of base designs:

The contents of appraisal and reports on results of appraisal of base designs shall comply with current legal provisions on construction.

- For NUC projects with investment decided by provincial-level People's Committees, the appraisal of their base designs shall be organized by provincial/municipal Construction Services.

- For NUC projects with investment decided by the Prime Minister, the appraisal of their base designs shall be organized by the Construction Ministry.

2. Provincial/municipal Construction Services shall make reports on NUC project appraisal results and submit them to provincial-level People's Committees for consideration and permission of investment or for submission to the Prime Minister for consideration and permission of investment.

A project appraisal result report shall include the following contents:

a/ Summary of major contents of the project as provided for in Clause 3, Article 15 of Decree No. 02/CP.

b/ The realization of commitments stated in the minutes of negotiations on selection of the investor.

c/ A sum-up of comments made by agencies, remarks and proposals.

d/ The report on the results of appraisal of the base design and comments of relevant bodies.

VI. ON MANAGEMENT OF WORK CONSTRUCTION QUALITY PROVIDED FOR IN ARTICLE 5 OF DECREE NO. 02/CP:

1. Responsibility for work construction quality provided for in Clause 1 of Article 5:

a/ Investors shall have to organize the apparatus systems to manage the work construction quality under the provisions of law on construction with regard to works under the NUC projects they have invested in.

b/ Depending on the contents of contracts between NUC project investors (grade-1 investors) and secondary investors, the NUC project investors shall have to inspect the quality management of the construction of works under the investment projects of secondary investors.

2. Participation in quality management and test and acceptance of works, for to be-transferred works specified in Clause 3 of Article 5:

For technical infrastructure, social infrastructure and other works identified in decisions permitting the investment and are to be transferred to local professional organizations for management and operation, the transferees may inspect the contractors' performance throughout the course of construction and may also participate in the test and acceptance of completed works to be transferred to them.

VII. ON WORK WARRANTY, MAINTENANCE PROVIDED FOR IN ARTICLE 5 AND ARTICLE 19 OF DECREE NO. 02/CP:

1. Work warranty provided for in Clause 4 of Article 5 and Clause 1 of Article 19:

a/ Construction contractors shall have to provide warranty for works they have constructed within the time agreed with the NUC project investors or secondary investors under contracts and legal provisions on construction.

b/ NUC project investors shall have to provide work warranty for transferees within the period agreed upon by the two parties in the transfer minutes, which shall not be shorter than 12 months as from the date of transfer.

c/ Investors shall have to provide warranty for condominiums and residential houses in NUC, which they have made the construction investment in, for purchasers of apartments or residential houses within the period agreed upon by the two parties in the trading contracts, which shall not be shorter than 12 months as from the date of sale.

Other provisions on work warranty such as warranty liability, warranty money levels,' shall comply with the provisions of law on construction and relevant laws.

2. Work maintenance provided for in Clause 3 of Article 5:

a/ NUC management boards set up by NUC project investors shall have to organize the maintenance of works they have managed and used under current regulations on work maintenance; for condominiums, the maintenance must also comply with the provisions of law on housing.

b/ The work transferee-managers and users shall have to perform the work maintenance according to the provisions of law on construction.

VIII. ON MOBILIZATION OF CAPITAL FOR CONSTRUCTION OF RESIDENTIAL HOUSES, PROVIDED FOR IN CLAUSE 2, ARTICLE 23 OF DECREE NO. 02/ND:

1. The mobilization of capital for investment in construction of residential houses in NUC projects shall be carried out many times through contracts between sellers and buyers; the first mobilization may be conducted only when investors have completed the ground clearance and started building the technical infrastructure according to the investment phases determined in investment permission decisions. Subsequent mobilizations shall comply with the construction investment progress, ensuring that the total mobilized capital amount shall not exceed 70% of the contractual value.

2. Investors must use for proper purposes the money mobilized from buyers. The rights and obligations of the sellers and buyers shall be expressed in written contracts.

IX. TRANSITIONAL HANDLING:

1. For investors assigned by provincial-level People's Committees to elaborate detailed plannings on NUC construction projects or to carry out ground clearance before the effective date of Decree No. 02/CP, provincial-level People's Committees shall continue to assign them to act as NUC project investors without having to organize biddings to select NUC project investors as provided for by Decree No. 02/CP. NUC project investors shall have to organize the formulation of projects to be submitted for investment permission according to Decree No. 02/CP and the guidance in this Circular.

2. For unfinished projects, if NUC project investors deem it necessary to readjust a number of previous provisions to comply with the provisions of Decree No. 02/CP, they may propose such to the provincial-level People's Committees of the localities where exist the projects for consideration and approval.

This Circular shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO." In the course of implementation, agencies, organizations and individuals shall report any arising problems to the Ministry of Construction for consideration and settlement.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 04/2006/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất