Quyết định 864/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020 (đoạn từ Điện Biên đến Kon Tum).
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 864/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 864/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/07/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 864/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 864/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020
(đoạn từ Điện Biên đến Kon Tum)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình số 34/TTr-BXD ngày 05 tháng 5 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020 (đoạn từ tỉnh Điện Biên đến tỉnh Kon Tum),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020 (đoạn từ tỉnh Điện Biên đến tỉnh Kon Tum) với những nội dung chính như sau:
1. Phạm vi nghiên cứu
Vùng biên giới Việt - Lào bao gồm 10 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, có tổng diện tích đất tự nhiên là 95.240,85 km2, có ranh giới tiếp giáp các tỉnh như sau:
- Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Quảng Ngãi;
- Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
- Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai;
- Phía Bắc giáp các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Ninh Bình.
2. Tính chất vùng
- Có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng đối với cả nước;
- Cửa ngõ giao lưu phát triển kinh tế đối ngoại (dịch vụ, thương mại cửa khẩu) của khu vực phía Đông và Tây của cả nước;
- Vùng phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học. Vùng phát triển công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp;
- Vùng phát triển các công trình thủy điện, thủy lợi quan trọng;
- Vùng du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng cấp quốc gia và quốc tế.
3. Các dự báo phát triển vùng
- Dự báo dân số đến năm 2010 đạt: khoảng 14.850.000 người (trong đó dân số đô thị khoảng 3.660.000 người); năm 2020 là khoảng 16.700.000 người (trong đó dân số đô thị khoảng 7.050.000 người);
- Dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị: đến năm 2010 khoảng 84.000 ha, bình quân 230 m2/người, đến năm 2020 khoảng 158.000 ha, bình quân 225 m2/người.
4. Định hướng phát triển không gian vùng
a) Khung phát triển vùng: gồm hai hệ thống chính:
- Hệ thống hành lang kinh tế chiến lược quốc gia và quốc tế là: trục Bắc Nam (quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh) và 11 trục hành lang kinh tế Đông Tây gồm các quốc lộ 6, quốc lộ 217, quốc lộ 7, quốc lộ 8, quốc lộ 9, quốc lộ 12A, quốc lộ 49, quốc lộ 14 (14D + 14B) và quốc lộ 40, trong đó:
+ Trục hành lang chính có vai trò chủ đạo phát triển đô thị và công nghiệp, vận tải, thương mại - du lịch là trục quốc lộ 1A; trục hành lang có vai trò phát triển đô thị, dịch vụ vận tải, thương mại - du lịch, công nghiệp, vùng nguyên liệu là trục kinh tế quốc gia và quốc tế Đông - Tây (quốc lộ 7, quốc lộ 8, quốc lộ 9, quốc lộ 12, quốc lộ 14B);
+ Trục hành lang thứ cấp là: trục hành lang quốc gia và vùng (quốc lộ 6, quốc lộ 279, quốc lộ 24, quốc lộ 49) phát triển đô thị, công nghiệp - du lịch - nông lâm nghiệp.
- Hệ thống đường bảo vệ an ninh, quốc phòng và phục vụ phát triển kinh tế: gồm đường hành lang biên giới, đường ra biên giới và đường tuần tra biên giới trong đó đường hành lang biên giới có vai trò chủ đạo liên kết toàn bộ hệ thống. Trên trục hành lang biên giới phát triển các đô thị nhỏ, vùng nông - lâm - nghiệp, công nghiệp chế biến quy mô nhỏ.
b) Phân vùng tổ chức không gian và định hướng phát triển hệ thống đô thị
- Phân vùng tổ chức không gian
+ Vùng núi Tây Bắc: gồm hai tỉnh Điện Biên và Sơn La: chức năng chính của vùng là bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, trồng rừng và phát triển rừng, khai thác nguồn lợi từ rừng, vùng phát triển thủy lợi, thủy điện. Phát triển các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (chè, cà phê, bò sữa, bò thịt, hoa quả, thực phẩm), vùng nông nghiệp công nghệ cao chăn nuôi đại gia súc. Phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, bột giấy; du lịch văn hoá lịch sử và sinh thái. Phát triển dịch vụ thương mại - du lịch gắn với cửa khẩu; xây dựng các đô thị vừa và nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
+ Vùng núi cao phía Tây các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam: chức năng chủ yếu là vùng bảo vệ môi trường quốc gia, bảo vệ an ninh, quốc phòng biên giới phía Tây, vùng phát triển và khoanh nuôi rừng, trồng cây nguyên liệu, dược liệu, cây công nghiệp dài ngày; dịch vụ thương mại cửa khẩu, du lịch sinh thái - lịch sử - văn hoá. Vùng phát triển thủy điện - thủy lợi. Cửa ngõ giao lưu quốc tế phía Tây của đất nước. Phát triển đô thị quy mô vừa và nhỏ, khu kinh tế thương mại cửa khẩu gắn với các cửa khẩu quốc gia và quốc tế.
+ Vùng trung du gò đồi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam: chức năng của vùng là công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, vùng trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày để cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp trong nước và xuất khẩu, chăn nuôi đại gia súc; vùng phát triển đô thị trung bình và nhỏ
+ Vùng đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam: chức năng chủ yếu là vùng động lực phát triển kinh tế với mũi nhọn là các ngành công nghiệp, dịch vụ, vùng phát triển các đô thị lớn cấp trung tâm vùng, tiểu vùng (thành phố: Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà, Huế, Tam Kỳ).
+ Khu vực phía Tây tỉnh Kon Tum: có chức năng bảo vệ, tu bổ, khoanh nuôi rừng đi với phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản (cao su, cà phê, tinh bột sắn); trồng cây công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi đàn đại gia súc. Phát triển đô thị trung bình và nhỏ gắn với cụm công nghiệp dọc trục đường giao thông chính (đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 40, quốc lộ 24), xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y để phát triển kinh tế.
- Hệ thống cửa khẩu biên giới: nâng cấp một số cửa khẩu hiện có và mở thêm một số cửa khẩu mới tại những khu vực có điều kiện thích hợp.
c) Định hướng phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn
- Định hướng phát triển hệ thống đô thị
+ Vùng trung du gò đồi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam: tổng số đô thị trong vùng đến năm 2020 là 39 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại III; 8 đô thị loại IV; 30 đô thị loại V;
+ Vùng phía Tây Bắc (tỉnh Điện Biên và Sơn La): tổng số đô thị là 30, thành phố Điện Biên Phủ và Sơn La trở thành đô thị loại II có vai trò động lực và là đô thị trung tâm vùng;
+ Khu vực phía Tây (tỉnh Kon Tum): tổng số đô thị là 16, trong đó thành phố Kon Tum là đô thị loại II; động lực thúc đẩy phát triển vùng Tây Nguyên là Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; thành phố Kon Tum (đô thị động lực vùng tỉnh).
- Dự kiến phát triển các đô thị mới
+ Từ năm 2007 - năm 2010 phát triển thêm 95 đô thị.
+ Từ năm 2011 - năm 2020 phát triển thêm 25 đô thị.
- Các hành lang phát triển kinh tế kỹ thuật - đô thị chủ đạo
+ Hành lang phát triển kinh tế và đô thị hoá dọc hai bên quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển có chức năng là trục phát triển kinh tế chủ đạo của vùng, bao gồm phát triển đô thị, các khu công nghiệp lớn, khu kinh tế tổng hợp (Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây, Chu Lai), cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây), sân bay quốc tế và nội địa (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Chu Lai);
+ Hành lang phát triển kinh tế và đô thị hoá dọc đường cao tốc mới và đường Hồ Chí Minh có chức năng chủ yếu là phát triển kinh tế vùng phía Tây, hỗ trợ và chuyển dịch đầu tư công nghiệp và đô thị từ vùng đồng bằng ven biển. Trên tuyến bố trí các đô thị động lực của vùng trung du và miền núi, các khu công nghiệp quy mô vừa (chủ yếu công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, giấy...);
+ Hành lang phát triển kinh tế và đô thị hoá dọc hai bên quốc lộ 6, quốc lộ 279 có chức năng là trục phát triển kinh tế chủ đạo của vùng Tây Bắc;
+ Hành lang phát triển kinh tế và đô thị hoá dọc hai bên quốc lộ 217, quốc lộ 7, quốc lộ 8, quốc lộ 9; quốc lộ 40, đường Hồ Chí Minh: có chức năng chính là trục phát triển dịch vụ thương mại - vận tải - du lịch, phát triển khu công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, vùng nguyên liệu cây công nghiệp dài ngày.
- Hành lang kinh tế quốc phòng: chức năng chủ yếu là kết hợp bảo vệ an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế. Dọc tuyến sẽ hình thành hệ thống đô thị nhỏ, các trung tâm cụm xã cung cấp dịch vụ cho vùng nông thôn, xây dựng các khu kinh tế quốc phòng.
- Các khu dân cư nông thôn
+ Quy mô dân số nông thôn: dự kiến dân số nông thôn toàn vùng đến năm 2010 khoảng 11.185.000 người; đến năm 2020 khoảng 9.650.000 người.
+ Các định hướng phát triển chính:
. Hình thành các trung tâm cụm xã có chức năng là trung tâm dịch vụ thương mại - nông, lâm nghiệp - công nghiệp cho một cụm xã; các thị tứ là trung tâm dịch vụ thương mại;
. Nâng cấp các tuyến đường giao thông trục chính liên xã, liên huyện để kết nối với hệ thống giao thông tỉnh và quốc gia, tạo thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế;
. Thực hiện các chương trình đầu tư thủy lợi kết hợp thủy điện nhỏ;
. Lập quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, khu vực có đất sản xuất và phát triển kinh tế tại các vùng đồng bằng, trung du, miền núi để ổn định dân cư.
5. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng
a) Chuẩn bị kỹ thuật
- Xây dựng các hồ chứa đầu nguồn để giảm, cắt lũ, phòng lũ; xây dựng và củng cố các tuyến đê sông, đê biển, kè phù hợp với các yêu cầu và đặc thù của từng vùng; cải tạo lòng sông, hướng chảy một cách hợp lý để thông thoáng dòng lũ, hạn chế xói lở.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các dạng thiên tai, hệ thống thông tin liên lạc giữa các cấp chính quyền; bảo vệ rừng nguyên sinh, trồng mới rừng, rừng phòng hộ ven biển, bảo đảm độ che phủ trung bình đạt (45 ÷ 50)%, giảm thiểu các nguy cơ ngập lũ, lũ quét, lũ bùn đá, tránh xói lở công trình, hạn chế quá trình bào mòn hữu cơ của đất; sử dụng đất một cách hợp lý.
- Đường bộ
+ Đầu tư nâng cấp các trục tuyến quốc lộ, hệ thống trục đường theo hướng Bắc - Nam gồm quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc - Nam, đường Đông Trường Sơn.
+ Hệ thống trục Đông - Tây: quốc lộ 217, quốc lộ 7, quốc lộ 48, quốc lộ 8, quốc lộ 8 nằm trong hệ thống đường xuyên Á với Lào, quốc lộ 12A, quốc lộ 9, quốc lộ 14B, quốc lộ 14D, quốc lộ 14B, quốc lộ 24, quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 279, quốc lộ 43, quốc lộ 32B, quốc lộ 4G.
+ Xây dựng hệ thống đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng vùng ven biên giới.
+ Xây dựng hệ thống đường ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng vùng ven biển.
- Đường sắt
+ Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn đường sắt xuyên Á. Xây dựng mới một số tuyến đường sắt liên kết với hệ thống đường sắt thành mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh kết nối hợp lý với mạng lưới đường bộ quốc gia và hệ thống cảng biển.
+ Nghiên cứu dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc vận tải hành khách xuyên Việt khổ 1,435 m, xây dựng các đường nhánh vào các hệ thống cảng biển chính, tới các khu vực phát triển trong vùng.
- Đường biển:
+ Nâng cấp hệ thống cảng biển: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Hòn La, Cửa Việt, Chân Mây, Kỳ Hà.
- Đường thuỷ:
+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường thủy nội địa bảo đảm khai thác vận tải thủy cho các địa phương.
- Hàng không
+ Nâng cấp sân bay Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế.
+ Nâng cấp, cải tạo các sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới đạt cấp 4C; sân bay Chu Lai nâng cấp thành sân bay quốc tế đạt cấp 4E;
+ Nâng cấp các sân bay vùng biên giới phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng: sân bay Điện Biên Phủ tiếp tục nâng cấp đạt cấp 3C phục vụ bay nội địa và có các hoạt động bay quốc tế. Nâng cấp, cải tạo sân bay Nà Sản đạt cấp 4C phục vụ nội địa.
c) Quy hoạch cấp nước
- Cấp nước đô thị
+ Đến năm 2010 có 85% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 60 - 165 l/người/ngày đêm; năm 2020 có 100% dân số đô thị được cấp nước với tiêu chuẩn 100 - 200 l/người/ngày đêm.
+ Mở rộng, nâng cấp các công trình cấp nước hiện có và xây dựng nhà máy nước cho các đô thị mới; nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mặt, một số vùng có nước ngầm sẽ kết hợp nước mặt và nước ngầm.
+ Xây dựng nhiều hồ kết hợp thủy điện, thủy lợi và là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt để khắc phục đặc thù điều kiện tự nhiên của vùng về mùa khô thiếu nước và nhiều vùng bị nhiễm mặn.
+ Sử dụng nguồn nước: sông Chu - Thanh Hoá; sông Lam, sông Hiếu, sông Bùng, sông Cả - Nghệ An; hồ Bộc Nguyên, hồ Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh; hồ Phú Vinh - Quảng Bình; hồ Tích Tường, hồ Đập Trấm - Quảng Trị; sông Hương, hồ Tả Trạch, Khe Bôghe, hồ Thủy Yêm, Thủy Cam - Thừa Thiên Huế; hồ Phú Ninh - Quảng Nam để đưa nước về các đô thị gặp khó khăn về nguồn cung cấp nước.
- Cấp nước nông thôn
+ Tiêu chuẩn cấp nước 60 - 100 l/người/ngày đêm, đạt tỷ lệ cấp nước sạch 75 - 90% dân số.
+ Xây dựng mô hình cấp nước tập trung, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước hiện có tại các điểm dân cư.
+ Xây dựng các công trình chứa nước như bể chứa, hộc đá, hồ, đào giếng để dự trữ nước cho vùng nông thôn miền núi.
d) Định hướng cung cấp năng lượng
Đến năm 2010 bảo đảm 100% số xã và 95% số thôn bản trong vùng có điện lưới quốc gia, trong đó:
- Nguồn điện
+ Nguồn thủy điện: thực hiện theo Quy hoạch điện VI, dự kiến đến năm 2020 sẽ xây dựng 29 nhà máy thủy điện với tổng công suất 7560 MW. Trong đó, các nhà máy thủy điện có công suất trên 100 MW là: Sơn La 2400 MW, Lai Châu 1200 MW, Huội Quảng 540 MW, Nậm Chiến 196 MW, Nậm Na 300 MW, Hua Na 195 MW, Bản Vẽ 300 MW, Đắc Mi 1 - 250 MW, A Lưới 120 MW, sông Tranh 160 MW, sông Bung 2 (160 MW).
+ Nguồn nhiệt điện: thực hiện theo Quy hoạch điện VI, trong đó có dự án nhà máy nhiệt điện lớn: Nhiệt điện Nghi Sơn công suất 1800 MW (Thanh Hoá), Nhiệt điện Vũng Áng công suất 3600 MW (Hà Tĩnh) .
+ Nguồn điện từ Lào: năm 2015 sẽ nhập khẩu điện từ nhà máy thủy điện SêKaMan của Lào bằng đường dây 220 KV thông qua trạm 500/220 KV Đà Nẵng. Từ thủy điện Nậm Mô (Lào) bằng đường dây 220 KV đấu nối với trạm 220 KV Đô Lương.
- Đường dây truyền tải điện: đồng thời với việc mở rộng nâng công suất các công trình điện hiện có, phát triển lưới điện 500 KV và 220 KV cùng các trạm 500 KV, 220 KV trên địa bàn Vùng biên giới Việt - Lào.
- Sử dụng nguồn năng lượng khác: nghiên cứu phát triển xây dựng hệ thống điện năng, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, biôgas và các dạng năng lượng khác đáp ứng nhu cầu dùng điện cho đồng bào dân tộc, đặc biệt là các thôn bản ở vùng sâu, vùng xa, các xã không thể đầu tư điện lưới quốc gia, vùng không có tiềm năng xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ.
đ) Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường
- Các điểm đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và các khu dịch vụ
+ Xây dựng hệ thống thoát nước riêng và nửa riêng, có trạm xử lý nước thải tập trung cho các đô thị loại III trở lên, các khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước chung trong giai đoạn đầu và nửa riêng trong giai đoạn dài hạn, sử dụng hồ sinh học để xử lý nước thải sẽ áp dụng cho các thị trấn.
- Các thị tứ, cụm dân cư nông thôn: xây dựng hệ thống thoát nước chung.
- Định hướng quy hoạch thu gom xử lý chất thải rắn
+ Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn công nghiệp cấp vùng liên tỉnh: toàn vùng dự kiến quy hoạch bốn khu liên hợp xử lý chất thải rắn công nghiệp cấp vùng liên tỉnh tại các địa điểm sau: xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá; xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; xã Hương Văn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; Dốc Sỏi, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (vị trí này nằm ngoài ranh giới nghiên cứu).
+ Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn cấp vùng tỉnh, cấp liên đô thị, cấp đô thị: tỉnh Điện Biên: Quy hoạch khu liên hợp xử lý chất thải rắn cấp vùng tỉnh tại xã Thanh Luông, huyện Điện Biên; Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn cấp đô thị phục vụ cho các thị trấn huyện Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa và thị xã Mường Lay.
- Định hướng quy hoạch nghĩa trang tập trung: mở rộng, cải tạo nghĩa trang nhân dân hiện có của các tỉnh, các thành phố, thị xã, thị trấn.
6. Định hướng phát triển không gian khu vực giáp biên giới
a) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính
- Dự báo dân số vùng biên giới
+ Tổng dân số khu vực giáp biên giới dự báo đến năm 2010: khoảng 1.510.000 người. Trong đó dân số đô thị 315.000 người; dân số nông thôn 1.195.000 người.
+ Tổng dân số đến năm 2020: khoảng 1.957.000 người. Trong đó dân số đô thị 627.000 người; dân số nông thôn khoảng 1.330.000 người. Mật độ dân số đạt khoảng 45 - 50 người/km2.
- Mật độ đô thị:
+ Mật độ đô thị đến năm 2010 đạt 1,58 đô thị/1000 km2 diện tích đất tự nhiên;
+ Mật độ đô thị đến năm 2020 đạt 1,75 đô thị /1000 km2 diện tích đất tự nhiên.
b) Các định hướng phát triển vùng:
- Khung phát triển khu vực giáp biên giới
Khung phát triển chính của khu vực giáp biên giới là các hệ thống đường giao thông chiến lược quốc gia: đường hành lang biên giới, các trục đường quốc lộ theo hướng Đông Tây (quốc lộ 6, quốc lộ 279, quốc lộ 217, quốc lộ 7, quốc lộ 8A, quốc lộ 9, quốc lộ 21A, quốc lộ 14B, quốc lộ 14D, quốc lộ 40, quốc lộ 24), liên kết khu vực giáp biên giới với vùng biển phía Đông theo hướng Đông Tây, các nước ASEAN về phía Tây, và các đô thị cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu gắn với các cửa khẩu quốc gia, quốc tế.
Khung phát triển thứ cấp dựa trên các trục giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên đô thị kết nối đến các trục giao thông chiến lược chính gắn kết các đô thị trong vùng, gắn đô thị với vùng nông thôn.
Hệ thống bảo vệ an ninh khu vực biên giới bao gồm các đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giới và đường ra biên giới. Trên hệ thống đường này là đồn biên phòng gắn với thôn bản, các đô thị, thị tứ và trung tâm cụm xã, các khu kinh tế quốc phòng, các cửa khẩu vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ an ninh, quốc phòng và bảo vệ rừng, môi trường thiên nhiên.
- Phát triển hệ thống đô thị khu vực giáp biên giới
+ Hệ thống đô thị động lực cấp 1: phía Tây Bắc là thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên); thị xã Mộc Châu, thị xã Sông Mã (tỉnh Sơn La); khu vực phía Tây các tỉnh miền Trung là: thị xã Con Cuông (tỉnh Nghệ An), thành phố Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), thị xã Khâm Đức (tỉnh Quảng Nam); khu vực tỉnh Kon Tum là thành phố cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum); các đô thị này có chức năng là trung tâm kinh tế tổng hợp (văn hoá, dịch vụ thương mại cửa khẩu, dịch vụ du lịch, bưu chính, ngân hàng, dịch vụ vận tải, công nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế, hướng nghiệp dạy nghề)... thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên giới.
+ Hệ thống đô thị động lực cấp 2: bao gồm thị trấn Mường Nhé, Mường Chà, Pú Tửu (tỉnh Điện Biên); thị trấn Mai Sơn, Sốp Cộp, Yên Châu (tỉnh Sơn La); thị trấn Quan Sơn, Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa); thị trấn Mường Xén, Hòa Bình, Kim Sơn (tỉnh Nghệ An); thị xã Hương Sơn, thị trấn Vũ Quang, Tây Sơn (tỉnh Hà Tĩnh); thị trấn Quy Đạt (tỉnh Quảng Bình); thành phố Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị); thị trấn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế); thị trấn Tây Giang (tỉnh Quảng Nam); thị trấn Đăk Glêi, Sa Thầy (tỉnh Kon Tum).
Các đô thị này có chức năng là trung tâm kinh tế văn hoá, dịch vụ thương mại cửa khẩu, trung tâm bưu chính, ngân hàng, phát triển nông nghiệp - nông thôn, dịch vụ nông - lâm - công nghiệp, chăm sóc y tế, giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề, trường dân tộc nội trú, trung tâm công nghiệp, dịch vụ vận tải, chợ đầu mối thu mua nông - lâm - sản... thúc đẩy phát triển kinh tế cho các tiểu vùng.
+ Các đô thị động lực cấp 3: gồm thị trấn Apachải (tỉnh Điện Biên), Lóong Luông, Chiềng Khương, Mường Lầm (tỉnh Sơn La); thị trấn Tén Tần (tỉnh Thanh Hoá); thị trấn Thanh Thủy, Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An); thị trấn Tà Rụt (tỉnh Quảng Trị); thị trấn Ađớt (tỉnh Thừa Thiên Huế); thị trấn Chà Vài (tỉnh Quảng Nam).
Các đô thị này có chức năng là trung tâm dịch vụ thương mại gắn với cửa khẩu thúc đẩy phát triển khu vực dân cư các xã giáp biên.
Phân bố hệ thống đô thị khu vực giáp biên giới: hệ thống đô thị của toàn vùng đến năm 2010 là 55 đô thị trong đó có 1 đô thị loại III, 4 đô thị loại IV, 50 đô thị loại V; đến năm 2020 là 59 đô thị trong đó có: 3 đô thị loại II, 2 đô thị loại III; 8 đô thị loại IV; 46 đô thị loại V.
- Phát triển xây dựng các khu vực cửa khẩu
Nâng cấp cải tạo và xây dựng mới hệ thống giao thông lên cửa khẩu và cơ sở vật chất cho 34 cửa khẩu, nâng cấp 2 cửa khẩu từ quốc gia lên cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Lóong Sập và Nam Giang; 4 cửa khẩu phụ lên cửa khẩu quốc gia là Lạnh Bánh, Tén Tần, Thanh Thủy, Thông Thụ; mở mới 7 cửa khẩu phụ là Mường Lèo, Nà Khi, Sắng, Kham, Táo, Khang, N9.
Hình thành các khu kinh tế cửa khẩu: Khu kinh tế cửa khẩu Điện Biên gắn với cửa khẩu quốc tế Tây Trang (tỉnh Điện Biên); Khu kinh tế cửa khẩu Lóong Sập gắn với cửa khẩu quốc tế Lóong Sập (tỉnh Sơn La); Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo gắn với cửa khẩu quốc tế Na Mèo (tỉnh Thanh Hoá); Khu kinh tế cửa khẩu Nậm Cắn gắn với cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An); Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo gắn với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh); Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo gắn với cửa khẩu quốc tế Cha Lo (tỉnh Quảng Bình); Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo gắn với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị); Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang gắn với cửa khẩu quốc gia Nam Giang (tỉnh Quảng Nam); Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum); Khu kinh tế cửa khẩu Ađớt (tỉnh Thừa Thiên Huế) để làm động lực thúc đẩy đồng đều sự phát triển kinh tế cho các vùng dọc theo biên giới.
- Phát triển dân cư nông thôn khu vực giáp biên giới
Ngoài dân cư hiện có, thực hiện chương trình đưa dân ra sát vùng biên giới, cụ thể đối với các tỉnh:
Tỉnh Điện Biên thực hiện di dân lòng hồ thủy điện Sơn La đến tái định cư các khu vực xã giáp biên giới thuộc huyện Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên. Xây dựng Khu kinh tế quốc phòng Mường Nhé và Mường Chà;
Tỉnh Sơn La di dân tái định cư lòng hồ thủy điện Sơn La ra khu vực biên giới huyện Sốp Cộp, Mộc Châu, Yên Châu. Hình thành Khu kinh tế quốc phòng sông Mã.
Tỉnh Thanh Hoá di dân nội vùng ra biên giới, ổn định dân cư và sắp xếp lại 15 xã biên giới, hình thành Khu kinh tế quốc phòng Mường Lát.
Tỉnh Nghệ An: thực hiện tái định cư cho số hộ dân di dời do xây dựng thủy điện Bản Lả. Xây dựng Khu kinh tế quốc phòng Kỳ Sơn, mô hình kinh tế hình thành các tổng đội thanh niên xung phong, các trang trại kinh tế gia đình.
Các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam thực hiện di dân nội tỉnh, ổn định dân cư, xây dựng mô hình kinh tế trang trại nông lâm nghiệp, lập làng thanh niên lập nghiệp phát triển kinh tế lâm nghiệp, hình thành các Khu kinh tế quốc phòng Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị), A So - A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Tỉnh Kon Tum, thực hiện di dân kinh tế mới từ các tỉnh phía Bắc vào huyện Sa Thầy, Đăk Glâi với số lượng lớn (khoảng 3 vạn dân) để phát triển kinh tế và giữ đất vùng biên giới. Hình thành Khu kinh tế quốc phòng Mô Rây.
c) Giao thông
Xây dựng hệ thống đường hành lang biên giới và đường đến các cụm trung tâm xã giáp biên, gồm:
- Đường hành lang biên giới:
Tuyến hành lang biên giới đoạn qua vùng biên giới Việt - Lào được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi. Theo đó hướng tuyến sẽ đi song song với đường biên giới và cách từ 5 - 30 km. Đối với các tuyến đường hành lang biên giới là các quốc lộ, tỉnh lộ thì quy mô của các tuyến đường tuần thủ theo Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải đường bộ và dự báo lưu lượng xe trên các tuyến đó.
- Đường tuần tra và đường ra biên giới:
Thông tuyến đường tuần tra biên giới, đồng thời cải tạo các đoạn đường dân sinh hiện có đảm bảo lưu thông xe cơ giới, bố trí hệ thống rãnh dọc thoát nước, kè đá giữ đất tại các điểm có sạt lở. Những đoạn có địa hình thuận lợi có thể làm được đường ôtô thì làm theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn. Đối với khu vực có địa hình đặc biệt khó khăn có thể xây dựng đường đi bộ, đường đất cho bộ đội biên phòng đi lại tuần tra đường biên, bảo đảm cho tuyến được liên hoàn.
- Các tuyến đường ra biên giới:
Dự kiến đến năm 2010: xây dựng toàn bộ đường tuần tra dọc biên giới và từ mỗi đồn biên phòng xây dựng đường ra biên giới.
Đến năm 2020: hoàn thành nâng cấp, xây dựng các tuyến đường nhánh nối từ đường vành đai biên giới đến các đồn biên phòng và các chốt trọng điểm, khu dân cư. Xây dựng toàn bộ các đường xương cá ra các cột mốc biên giới và xây dựng thêm các đường từ đồn biên phòng ra biên giới.
Đối với các đường ra biên giới là các quốc lộ, tỉnh lộ thì quy mô của các tuyến đường này tuân thủ theo Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ. Đối với các đường ra biên giới còn lại thì quy mô dự kiến là đường cấp V miền núi.
d) Chuẩn bị kỹ thuật
Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về các tai biến thiên nhiên, lập bản đồ dự báo các khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở, cháy rừng... xác định vùng lòng hồ thủy lợi, thủy điện.
Xây dựng các công trình phòng lũ như các hồ thủy lợi, thủy điện đầu nguồn. Xây dựng các công trình ổn định nền: ta luy, tường chắn có chỉ tiêu kỹ thuật đúng với cấp công trình và tính chất, đặc thù của đất.
Xây dựng hệ thống cầu, cống, đập tràn đúng cấp tại những vị trí đường giao thông đi qua địa hình chia cắt, các khe tụ thủy, tránh làm nghẽn dòng lũ.
Bảo vệ rừng, trồng mới rừng, nhằm tăng độ che phủ, điều tiết nước mặt, giảm thiểu các nguy cơ lũ, lũ quét, tránh xói lở nền công trình, hạn chế quá trình bào mòn hữu cơ của đất. Tăng cường độ che phủ, tối thiểu > 50%.
đ) Định hướng cấp nước
- Khu vực đô thị
Khai thác nước ngầm phục vụ một số đô thị khu vực biên giới. Các đô thị còn lại khai thác nguồn nước mặt. Xây dựng các hồ chứa nước nhỏ, xây dựng hồ thủy điện tại sông có tiềm năng kết hợp với việc giải quyết nước cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt.
- Khu vực nông thôn
Dùng hình thức giếng khoan đường kính nhỏ Unicef, giếng khoan, giếng đào, tại các vùng xa nguồn nước mặt. Các khu vực bị rải chất độc hoá học trong chiến tranh tại khu vực giáp biên từ Quảng Trị tới Kon Tum không dùng nước ngầm làm nguồn nước sinh hoạt.
Xây dựng các hồ chứa nước nhỏ để trữ nước. Khai thác nước tự chảy, khe suối, mạch nước, nước mưa cho ăn uống và sinh hoạt.
e) Định hướng cấp năng lượng khu vực vùng biên
- Đối với đô thị, khu kinh tế cửa khẩu: điện được cung cấp từ nguồn điện của mạng lưới quốc gia thông qua các trạm biến áp 110 KV hiện có và xây dựng mới.
- Đối với điểm dân cư nông thôn: các xã và cụm xã, vùng nông thôn được cung cấp điện từ điện lưới quốc gia, còn những khu vực cách xa nguồn điện lưới quốc gia sẽ được cung cấp tư các nguồn thủy điện nhỏ, nghiên cứu phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng Biôgas.
g) Quy hoạch thoát nước thải, vệ sinh môi trường
- Định hướng quy hoạch thoát nước thải
+ Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng và riêng hoàn toàn, có trạm xử lý nước thải đối với các thành phố, thị xã, khu kinh tế cửa khẩu.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước chung hoặc nửa riêng, xử lý nước thải bằng hồ sinh học tự nhiên đối với các thị trấn, khu dân cư vùng ven biên giới.
- Định hướng thu gom và xử lý chất thải rắn
+ Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh có diện tích phù hợp (khoảng 1,5 - 2 ha) đối với các khu kinh tế cửa khẩu, thị trấn và các điểm dân cư vùng ven biên giới.
+ Chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại phát sinh trong khu vực này sẽ đưa về các khu xử lý chất thải rắn cấp vùng liên tỉnh, cấp vùng tỉnh.
- Định hướng quy hoạch nghĩa trang tập trung
Các thị trấn và các điểm dân cư vùng ven biên giới sẽ quy hoạch nghĩa trang tập trung có diện tích 1 - 1,5 ha.
7. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 5 - 10 năm và cơ chế chính sách xây dựng vùng
a) Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 5 - 10 năm
Nâng cấp và đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho các đô thị động lực phía Tây và khu vực giáp biên giới gồm thị trấn Pú Tửu, Tuần giáo, Mộc Châu, Hát Lót, Ngọc Lạc, Thái Hoà, Con Cuông, Phố Châu, Tây Sơn, Tiến Hoá, Khe Sanh, A Lưới, Thạch Mỹ, Khâm Đức, Plây Kần, Sa Thầy để đủ năng lực đảm nhận vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.
Lập quy hoạch hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn trên địa bàn các tỉnh hiện chưa lập hoặc đến nay quy hoạch không còn phù hợp; hình thành một số đô thị mới.
Lập quy hoạch chung các khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị khu vực giáp biên giới.
Nâng cấp và ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng các đô thị là trung tâm cấp vùng, tiểu vùng.
Xây dựng hệ thống cửa khẩu đường biên gắn với khu kinh tế thương mại cửa khẩu. Xây dựng các trung tâm cụm xã; xây dựng hạ tầng các khu tái định cư để thực hiện giai đoạn I đưa dân ra biên giới.
- Thực hiện các chương trình sắp xếp ổn định dân cư khu vực biên giới.
Quy hoạch bố trí lại các đồn, trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng khu vực.
Đầu tư phát triển các trục hành lang kinh tế - kỹ thuật: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6, quốc lộ 7, quốc lộ 8, quốc lộ 9. Xây dựng hệ thống đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giới, đường ra biên giới; giai đoạn II đường Hồ Chí Minh; các tuyến đường giao thông liên kết các tỉnh để tạo thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh biên giới.
Xây dựng nhà máy nước mới tại thị trấn Mộc Châu (Sơn La) công suất: 10.000 m3/ngày đêm.
Xây dựng nhà máy nước tại thị trấn Lam Sơn (Thanh Hoá) công suất 8.400 m3/ngày đêm.
Lập dự án đầu tư xây dựng 3 khu liên hợp xử lý chất thải rắn cấp vùng liên tỉnh trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch (đã xác định ở trên).
Lập dự án đầu tư xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải rắn cấp vùng tỉnh của 10 tỉnh.
Lập dự án đầu tư xây dựng các nghĩa trang cấp vùng tỉnh của 10 tỉnh.
b) Cơ chế chính sách phát triển vùng
Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông liên kết đô thị với đô thị, liên kết đô thị với các trung tâm cụm xã, trung tâm xã bằng nguồn vốn của Chính phủ.
Xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, các cơ sở đào tạo, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, nhà ở đô thị và một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị... theo hình thức BOT, BT, FDI.
Tập trung nguồn vốn ODA, vốn ngân sách để phát triển hệ thống giao thông ra các cửa khẩu cả hai phía Việt Nam và Lào.
Thu hút vốn ODA để đầu tư các công trình lớn như: hệ thống giao thông, các công trình thủy điện, thủy lợi cấp vùng, hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường, xây dựng các nhà máy nước, nhà máy chế biến rác, xây dựng hệ thống lưới điện, nâng cấp và xây dựng một số cầu đường.
Xây dựng chính sách khai thác hiệu quả nguồn vốn thu từ quỹ đất đô thị để tập trung xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở đối với các đô thị khu vực sát biên giới và khu kinh tế cửa khẩu.
Huy động sự đóng góp của nhân dân, xã hội hoá một số dự án như đường giao thông nông thôn, liên phường, xã, điểm vui chơi phường, nhà văn hoá thôn.
Huy động nhiều nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục, y tế, phát thanh truyền hình, các khu kinh tế cửa khẩu, các khu kinh tế quốc phòng, phát triển khoa học công nghệ cho cả vùng đô thị và nông thôn.
Ưu tiên vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực thực hiện chương trình tái định cư, ổn định dân cư, di dân ra sát biên giới theo quy hoạch.
Củng cố hoàn thiện mạng lưới dịch vụ thương mại trên địa bàn, lấy trung tâm xã làm trung điểm phân phối và tiêu thụ hàng hoá. Ưu tiên đầu tư xây dựng các chợ đường biên, các trung tâm thương mại đầu mối vùng và liên vùng, các trung tâm thương mại - du lịch cấp quốc gia và cấp tỉnh ở các cửa khẩu dọc đường biên.
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu thương mại, du lịch, khai thác tối đa lợi thế cửa khẩu.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý các cấp tại địa phương để đủ năng lực thực hiện quản lý phát triển đô thị, các khu kinh tế cửa khẩu và nông thôn khu vực biên giới.
Có chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp đặc biệt công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện, thủy lợi, gia công lắp ráp tại khu vực cửa khẩu và đô thị biên giới.
Tăng cường công tác quản lý lưu vực hệ thống sông chính cấp quốc gia và liên quốc gia; tiểu lưu vực thuộc các sông nội tỉnh và liên tỉnh; thành lập các cơ quan quản lý và khai thác các công trình đầu mối cấp tỉnh và cấp liên tỉnh.
c) Tổ chức thực hiện
Giao Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo và đôn đốc thực hiện các chương trình, các dự án quy hoạch xây dựng được triển khai theo Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Các Bộ, ngành khác có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ngành phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện biên giới tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình dự án cụ thể thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã biên giới chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chương trình, các dự án quy hoạch xây dựng theo chức năng, quyền hạn của mình và có trách nhiệm vận động, tuyên truyền, hỗ trợ đồng bào các dân tộc vùng biên giới thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng để chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cấp vùng. Tạo điều kiện huy động nguồn vốn ODA và các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng; Công an, Nội vụ, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum và các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Së XD 10 tỉnh trong vùng biên giới Việt Nam - Lào; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, - Lưu: Văn thư, KTN (5b). |
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng |
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 864/QD-TTg |
Hanoi,July 9, 2008 |
APPROVING THE CONSTRUCTION PLANNING FOR VIETNAM-LAOS BORDER REGION (THE SECTION FROM DIEN BIEN TO KON TUM) UP TO 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 08/ 2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;
At the proposal of the Minister of Construction in Report No. 34/TTr-BXD of May 5, 2008, on the approval of the construction planning for Vietnam-Laos border region (the section from Dien Bien to Kon Tum) up to 2020,
DECIDES:
Article 1.- To approve the construction planning for Vietnam-Laos border region (the section from Dien Bien to Kon Tum) up to 2020 with the following principal contents:
1. Scope of study
Vietnam-Laos border region covers 10 provinces, namely Dien Bien, Son La. Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, QuangTri, Thua Thien Hue. Quang Nam and Kon Tum, with a total land area of 95,240.85 km2. Its boundaries are identified as follows:
- To the east, it borders on the EastSea and Quang Ngai province;
- To the west, it borders on the Lao People's Democratic Republic;
- To the south, it borders on Gia Lai province;
- To the north, it borders on Lai Chau, Yen Bai, Phu Tho, Hoa Binh and Ninh Binh provinces.
2. Characteristics of the region
- Having a strategic position of particular importance for national defense and security;
- Being a gateway for the development of foreign economic exchange (border-gate trade and services) in the country's eastern and western regions;
- Being a region for forestry development and headwater forest protection and biodiversity; a region for minerals processing and exploitation and construction materials production and agricultural development:
- Being a region for development of important hydro-electric and irrigation works;
- Being a national- and international-level region for cultural, historical, ecological and convalescent tourism.
3. Regional development forecasts
- The population is expected to reach around 14,850,000 (including 3,660,000 urban inhabitants) by 2010; and around 16,700,000 (including 7,050,000 urban inhabitants) by 2020;
- Land demand for urban construction is estimated at around 84,000 ha, or an average 230m2/person, by 2010; and around 158,000 ha, or an average 225m2/person, by 2020.
4. Spatial development orientations for the region
a/ The regional development framework comprises two main systems:
- The national and international strategic economic corridor being the north-south axis (national highway 1 and Ho Chi Minh road) and 11 east-west economic corridors, including national highways 6, 217, 7, 8, 9, 12A, 49, 14 (14D+14B) and 40, of which:
+ Highway 1A axis will be the main corridor, playing the key role in developing urban centers, industries, transport, trade and tourism; the national and international east-west economic corridor (national highways 7, 8, 9, 12 and 14B) will play the role of developing urban centers, transport services, trade-tourism, industries and raw materials zones;
+ The national and regional axis (national highways 6,279,24 and 49) will be the secondary corridor for developing urban centers and industry, tourism, agriculture and forestry.
- A road system for defense and security maintenance and economic development comprises the border corridor, border-bound roads and border patrol roads, of which the border corridor plays the leading role in linking the entire system. To develop small urban centers, agro-forestry zones and small-scale processing industries on the border corridor.
b/ Spatial division and orientations for urban center development
- Spatial division
+ The northwestern mountainous region, covering Dien Bien and Son La provinces: Its main functions will be maintaining defense and security and protecting the ecological environment, planting and developing forests, exploiting forest resources, and developing irrigation and hydro-electricity. To develop concentrated and specialized production zones (tea, coffee, dairy cows, beef cows, fruits and foods) and hi-tech farming and ranching. To develop construction- materials, repair engineering and pulp industries; and cultural, historical and ecological tourism. To develop border-gate trade-tourist services; to build small and medium urban centers to promote rural economic development.
+ The high mountainous region west of Thanh Hoa. Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue and Quang Nam provinces: Its major functions will be protecting the national environment and maintaining defense and security on the western border, zoning off areas for forest regeneration and development, raw-material, pharmaceutical and perennial industrial tree planting; developing border-gate trade services and cultural-historical-ecological tourism. It is a region for hydro-electric and irrigation development and the country's western gateway for international exchange. To develop small- and medium-sized urban centers and border-gate trade-economic zones attached to national and international border-gates.
+ The hilly midland region, covering Thanh Hoa, Nghe An. Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue and Quang Nam provinces: Its functions will be processing agro-forest products, manufacturing construction materials, exploiting minerals, growing short-term and perennial industrial crops to supply raw materials for domestic industrial development, export and ranching; and developing small- and medium-sized urban centers;
+ The coastal plain region, covering Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue and Quang Nam provinces: It functions mainly as motive force for economic development with industries and services being the spearhead, and development of regional and sub-regional urban areas (Thanh Hoa, Vinh, Ha Tinh, Dong Hoi, Dong Ha, Hue and Tarn Ky cities).
+ The western region in Kon Tum province: It functions to protect, restore, and regenerate forests in association with developing agro-forestry product processing (rubber, coffee and tapioca); growing industrial and agricultural crops and ranching. To develop small- and medium-sized urban centers attached to industrial clusters along the trunk roads (Ho Chi Minh road and national highways 40 and 24), and to build Bo Y international border-gate economic zone for economic development.
- Border-gate system: To upgrade a number of existing border-gates and open some new ones in areas where conditions permit.
c/ Orientations for development of urban-center and rural population quarter systems
- Orientations for urban-center system development
+ The number of urban centers in the hilly midland region, covering Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue and Quang Nam provinces totals 39 by 2020, including 1 grade-III, 8 grade-IV and 30 grade-V urban centers;
+ The number of urban centers in the northwestern region (Dien Bien and Son La provinces) totals 30, with Dien Bien Phu and Son La cities becoming grade-II motive urban centers and regional urban hubs;
+ The western region (Kon Tum province): The number of urban centers totals 16, with Kon Tum city being a grade-II urban center; Bo Y international border-gate economic zone will play the key role in promoting development of the Central Highlands; and Kon Tum city will be a provincial urban hub;
- Plan on new urban-center development
+ From 2007 to 2010: To develop 95 new urban centers.
+ From 2011 to 2020: To develop 25 new urban centers.
- Key econo-technical and urban development corridors
+ The economic and urbanization development corridor on both .sides of, national highway 1A and the coastal route functions as the region's key economic development axis, including development of urban centers, major industrial parks, economic complexes (Nghi Son, southeastern Nghe An, Vung Ang, Hon La, Chan May and Chu Lai), seaports (Nghi Son. Cua Lo, Vung Ang, Hon La and Chan May) and domestic and international airports (Vinh, Dong Hoi, Phu Bai and Chu Lai);
+ The urbanization and economic development corridor along the new expressway and Ho Chi Minh road will function mainly to develop the western region's economy, support and shift urban and industrial investment from the coastal plain region. On the corridor, to build motive urban centers of the midland and mountainous regions, medium-sized industrial parks (mostly for agro-forestry product processing and production of construction materials, chemicals, fertilizers and paper);
+ The urbanization and economic development corridor on both sides of national highways 6 and 279 will function as the leading economic development axis of the northwestern region;
+ The urbanization and economic development corridor on both sides of national highways 217, 7, 8, 9 and 40 and Ho Chi Minh road will function mainly as an axis for developing trade-transport-tourist services, small- and medium-sized industrial parks and perennial industrial crop materials zones.
- A defense and economic corridor will function mainly to combine defense and security protection with economic development. Along the corridor, to form a system of small urban centers and commune cluster centers to provide services for rural areas, and to build defense economic zones.
- Rural population quarters
+ Rural population: The region's rural population is estimated at around 11,185,000 by 2010; and around 9,650.000 by 2020.
+ Principal development orientations:
To form commune cluster centers, each functioning as a center for trade-agricultural-forestry-industrial services for a commune cluster; and townships being trade service centers;
To upgrade inter-commune and -district roads for link with provincial and national traffic systems, facilitating economic exchange for development;
To implement investment programs on small irrigation cum hydro-electric works;
To formulate planning on rural population quarters and areas with land for production and economic development in plain, midland and mountainous areas for resettlement of inhabitants.
5. Orientations for wide-area technical infrastructure development
a/ Technical preparations
- To build reservoirs upstream to reduce, stop and prevent floods; to build and consolidate systems of river and sea dykes and embankments suitable to requirements and characteristics of each region; to dredge riverbeds and regulate flows properly to free the flood flow and limit erosion.
- To build a natural disaster early warning system and communication network between administrations of different levels; to protect primeval forests, plant forests and coastal protection forests to reach an average coverage of 45-50%, to reduce risks for flooding, flash floods, debris floods and prevent erosion of works, reduce organic degradation of soil; and to use land rationally.
b/ Transport planning
- Roads
+ To invest in upgrading national highways and north-south roads, including national highway 1A, Ho Chi Minh road, north-south expressway and eastern Truong Son road.
+ East-west axis system: National highways 217, 7, 48, 8, 12A. 9. 14B, 14D, 24, 6. 37, 279, 43, 32B and 4G with national highway 8 on the trans-Asia road system to Laos.
+ To build a system of border corridor roads and border patrol roads in service of socio-economic development and defense and security maintenance in the border region.
+ To build a system of coastal roads in service of socio-economic development and defense and security maintenance in the coastal region.
- Railway
+ To upgrade Hanoi-Ho Chi Minh rail route up to trans-Asia railway standards. To build a number of rail routes connected with the existing railway system in order to form a complete railway network reasonably linked with the national road and seaport systems.
+ To study a project to build a transnational express railway of 1,435m gauge, to build feeder roads leading to main seaport systems and developed areas in the region.
- Seaway:
+ To upgrade the seaport system: Nghi Son. Cua Lo, Vung Ang. Hon La. Cua Viet, Chan May and Ky Ha.
- Waterway:
+To improve and upgrade the inland waterway system to ensure local exploitation of waterway transportation.
- Airway
+ To upgrade Phu Bai into an international airport.
+To upgrade and improve Vinh and Dong Hoi airports to grade 4C; and Chu Lai into an international airport of grade 4E;
+ To upgrade border airports in service of economic development and defense and security protection: To continue upgrading Dien Bien Phu airport up to grade 3C for domestic and international flights. To upgrade and renovate Na San into a grade-4C airport for domestic flights,
c/ Water supply planning
- Urban water supply
+ To supply 60-165 liters of clean water/ person/day for 85% of the urban inhabitants by 2010, and 100-200 liters/person/day for 100% of the urban inhabitants by 2020.
+ To expand and upgrade existing water supply works and build water plants for new urban centers; water supply sources will be mainly surface water and surface and ground water for some regions having ground water.
+ To build reservoirs in combination with hydro-electricity and irrigation, which will be water supply sources for daily-life activities to tackle the region's water shortage in the dry season and its saline areas.
+ To use water sources from Chu river in Thanh Hoa; Lam, Hieu. Bung and Ca rivers in Nghe An; Boc Nguyen and Ke Go reservoirs in Ha Tinh; Phu Vinh reservoir in Quang Binh; Tich Tuong and Dap Tram reservoirs in Quang Tri, Huong river and Ta Trach, Khe Boghe, Thuy Yem and Thuy Cam reservoirs in Thua Thien Hue; and Phu Ninh reservoir in Quang Nam, for supply to urban centers lacking water supply sources.
- Rural water supply
+ To supply 60-100 liters of clean water/ person/day for 75-90% of the population.
+ To build concentrated water supply models, to renovate and upgrade existing water supply works in population quarters.
+ To build water storage works such as tanks, stone water containers, reservoirs and wells for water storage in mountainous rural areas.
d/ Power supply orientations
To ensure that 100% of the communes and 95% of the villages and hamlets in the region will have access to the national power grid, in which:
- Power sources
+ Hydro-power sources: To comply with power planning VI. to expectedly build 29 hydro-electric plants with a total capacity of 7,560 MW by 2020, including plants of over 100 MW capacity, namely Son La with 2,400 MW; Lai Chau, 1,200 MW; Huoi Quang, 540MW; Nam Chien, 196 MW; Nam Na, 300 MW; Hua Na, 195 MW; Ban Ve, 300 MW; Dac Mi 1,250 MW; A Luoi. 120 MW; TranhRiver. 160 MW; and BungRiver 2,160 MW.
+ Thermo-power sources: To comply with power planning VI, including such major thermo-electric plant projects as Nghi Son with a capacity of 1,800 MW (Thanh Hoa). Vung Aug. 3,600 MW (Ha Tinh).
+ Power sources from Laos: By 2015, to import electricity from Laos' SeKaMan hydro-electric plant through a 220KV transmission line via a 500/220 KV transformer station in Da Nang and from Nam Mo hydro-electric plant (Laos) through a 220KV transmission line connected with Do Luong 220KV transformer station.
- Transmission lines: Together with raising the capacity of existing power works, to develop 500 KV and 220 KV electric grids and 500 KV and 220 KV transformer stations in the Vietnam-Laos border region.
- Other sources of energy: To study and develop systems of electric, solar, wind and biogas energy and other forms of energy to meet electricity demand of ethnic minority people, especially those in deep-lying and remote areas and communes unable to invest in national electric grids and regions having no potential for building small and medium hydro-electric works.
e/ Planning on wastewater drainage and environmental sanitation
- Urban points, industrial parks, tourist and service areas
+ To build separate and semi-separate water drainage systems with concentrated wastewater treatment stations for urban centers of grade III or higher, coastal economic zones and border-gate economic zones.
+ To build common water drainage systems initially and semi-separate systems in the longer-term period, to use biological reservoirs for wastewater treatments in townships.
- To build common water drainage systems for townships and rural population clusters.
- Orientations for planning on solid waste collection and treatment
+ To build regional-and inter-provincial complexes for industrial solid waste treatment: The entire region is expected to build four regional and inter-provincial complexes for industrial solid waste treatment in Tan Truong commune of Tinh Gia district, Thanh Hoa province; Ky Trinh commune of Ky Anh district, Ha Tinh province: Huong Van commune of Huong Tra district, Thua Thien Hue province; and Doc Soi of Binh Son district, Quang Ngai province (this location lies outside the scope of study).
+ To build provincial-, inter-urban-, and urban-level solid waste treatment complexes in Dien Bien province: To plan a provincial-level solid waste treatment complex in Thanh Luong commune of Dien Bien district; to plan urban-level solid waste treatment zones for townships of Muong Nhe, Muong Cha and Tua Chua districts and Muong Lay town.
- Orientations for concentrated cemetery planning: To expand and upgrade existing people's cemeteries of provinces, cities, towns and townships.
6. Orientations for spatial development of the bordering area
a/ Principal econo-technical norms
- Forecast on the bordering area's population
+ The bordering area's total population is estimated at around 1,510,000 by 2010, including 315,000 urban inhabitants and 1,195,000 rural inhabitants.
+ The total population is estimated at around 1.957,000 by 2020. including 627,000 urban inhabitants and 1.330,000 rural inhabitants. The population density will reach around 45-50 persons/km2
- Urban density:
+ The urban density will reach 1.58 urban centers/1.000 km2 of the natural land area by 2010;
+ The urban density will reach 1.75 urban centers/1,000 km2 of the natural land area by 2020;
b/ Regional development orientations:
- Development framework of the bordering area
The main development framework of the bordering area will be national strategic road systems, including the border corridor roads, national highways in the east-west direction (national highways 6, 279, 217, 7, 8A, 9, 21 A, 14B, 14D, 40 and 24) linking the bordering area with the eastern sea to the east-west, ASEAN countries to the west and border-gate urban centers and economic zones attached to national and international border-gates.
The secondary development framework will be inter-provincial, -district, -commune, and -urban roads leading to strategic trunk roads and linking urban centers within the region as well as with rural areas.
The security protection system in the bordering area will include the border corridors, border patrol roads and border-bound roads. On this road system, there will be border-guard stations attached to hamlets, urban centers, district centers, commune-cluster centers, defense economic zones and border-gates for both socio-economic development and security and defense protection, forest and natural environment protection.
- Development of bordering urban-center systems
+ A system of grade-I motive urban centers: To the north-west will be Dien Bien Phu city (Dien Bien province); Moc Chau and Song Ma towns (Son La province); to the west of central provinces will be Con Cuong town (Nghe An province), Lao Bao city (Quang Tri province), Kham Duc town (Quang Nam province); in Kon Tum region will be Bo Y border-gate city (Kon Tum province); these urban centers will function as general economic hubs (culture, border-gate trade services, tourist services, post, banking, transport services, industry, education-training, healthcare and vocational training) to boost economic development of the border area.
+ A system of grade-2 motive urban centers include Muong Nhe, Muong Cha and Pu Tuu townships (Dien Bien province); Mai Son Sop Cop and Yen Chau townships (Son La province); Quan Son and Muong Lat townships (Thanh Hoa province); Muong Xen, Hoa Binh and Kim Son townships (Nghe An province); Huong Son town and Vu Quang and Tay Son townships (Ha Tinh province); Quy Dat township (Quang Binh province); Lao Bao city (Quang Tri province); A Luoi township (Thua Thien Hue province); Tay Giang township (Quang Nam province); and Dak Glei and Sa Thay townships (Kon Tum province).
These urban centers will function as centers for economy, culture, border-gate trade services, post, banking, agricultural-rural development, agricultural-forestry-industrial services, healthcare, education, vocational training, ethnic minority boarding schools, industry and transport services, and wholesale markets for agro-forestry products to boost economic development of sub-regions.
- Grade-3 motive urban centers will comprise Apachai township (Dien Bien province), Loong Luong, Chieng Khuong and Muong Lam townships (Son La province): Ten Tan township (Thanh Hoa province); Thanh Thuy and Nam Can townships (Nghe An province); Ta Rut township (QuangTri province); Adot township (Thua Thien Hue province); and Cha Vai township (Quang Nam province).
These urban centers will function as trade and service centers attached to border-gates, boosting the development of population quarters of bordering communes.
Bordering urban-center systems: The entire region will have 55 urban centers by 2010, including 1 grade-III, 4 grade-IV and 50 grade-V urban centers; and 59 urban centers by 2020, including 3 grade-II, 2 grade-III, 8 grade-IV and 46 grade-V urban centers.
- Development of border-gate area construction
To upgrade and build roads leading to border-gates and material foundations for 34 border-gates, to upgrade two border-gates from national into international ones, namely Loong Sap and Nam Giang; 4 sub-border-gates into national border-gates, namely Lanh Banh, Ten Tan, Thanh Thuy and Thong Thu; open 7 new sub-border-gates, namely Muong Leo, Na Khi, Sang, Kham, Tao, Khang and N9.
To form border-gate economic zones: Dien Bien border-gate economic zone attached to Tay Trang international border-gate (Dien Bien province); Loong Sap border-gate economic zone attached to Loong Sap international border-gate (Son La province); Na Meo border-gate economic zone attached to Na Meo international border-gate (Thanh Hoa province); Nam Can border-gate economic zone attached to Nam Can international border-gate (Nghe An province); Cau Treo border-gate economic zone attached to Cau Treo international border-gate (Ha Tinh province); Cha Lo border-gate economic zone attached to Cha Lo international border-gate (Quang Binh province); Lao Bao special trade-economic zone attached to Lao Bao international border-gate (Quang Tri province); Nam Giang border-gate economic zone attached to Nam Giang national border-gate (Quang Nam province); Bo Y international border-gate economic zone (Kon Tum province); and Adot border-gate economic zone (Thua Thien Hue province), which will act as motive force for equal economic development of areas along the border.
- Development of rural population in the bordering area
Apart from the existing population, to relocate inhabitants to bordering areas, specifically:
Dien Bien province shall relocate inhabitants of the basin of Son La hydro-electric station reservoir to the bordering communes of Muong Nhe, Muong Cha and Dien Bien districts. To build Muong Nhe and Muong Cha defense economic zones;
Son La province shall relocate inhabitants of the basin of Son La hydro-electric station reservoir to border areas of Sop Cop, Moc Chau and Yen Chau districts. To form Song Ma defense economic zone.
Thanh Hoa province shall relocate local inhabitants to border areas, resettle inhabitants and reorganize 15 bordering communes, to form Muong Lat defense economic zone.
Nghe An province shall resettle inhabitants from Ban La hydro-electric station project site. To build Ky Son defense economic zone and develop youth volunteer squads' economic models and household farms.
Ha Tinh. Quang Binh. Quang Tri, Thua Thien Hue and Quang Nam provinces shall relocate and resettle local inhabitants, build agro-forestry farm economy models; set up villages of youth developers of forestry economy and form Khe Sanh (Quang Tri province) and A So-A Luoi (Thua Thien Hue province) defense economic zones.
Kon Tum province shall relocate around 30,000 new economic settlers from northern provinces to Sa Thay and Dak Glai districts for economic development and border land protection. To form Mo Ray defense economic zone.
c/ Transport
To build a system of border corridors and roads leading to bordering commune cluster centers, comprising:
- The border corridor:
The border corridor along the Vietnam-Laos border will be built up to the grade-VI mountainous road standards. The corridor will run parallel with the borderline at a distanced 5-30 km. National highways and provincial roads being the border corridors shall be built according to the road transport development planning and forecasts on traffic flow on these roads.
- Patrol roads and border-bound roads:
To open the border patrol route and simultaneously upgrade existing civil roads to ensure the motor vehicle flow, arrange water drainage sewer systems and stone embankments in erosion-hit areas. To build roads for cars by rural road standards on sections with favorable terrains. To build roads for pedestrians and earth paths for border-guard forces patrol to ensure connection of the entire route.
- Border-bound routes:
By 2010, to expectedly build the entire patrol road along the border and build border-bound roads from each border-guard station.
By 2020, to complete upgrading and building feeder roads linking the border corridor with border-guard stations, key posts and population quarters. To build fishbone roads leading to border markers and additional roads from border-guard stations to the border.
Sizes of border-bound roads being national highways and provincial roads will conform with the road transport development planning. Remaining border-bound roads are expected to be grade-V mountain roads.
d/ Technical preparations
To set up natural disaster early warning systems, make maps on areas facing high risks for flash floods, landslides and forest fires and basins of irrigation and hydro-electric reservoirs.
To build flood prevention works such as upstream irrigation and hydro-electric reservoirs. To build foundation consolidating works such as talus and blocking walls according to technical norms suitable to the work level and the soil nature and properties.
To build a system of bridges, sluices and spillways of proper levels on road sections running through divided terrains and stagnant rivulets so as not to block the flood flow.
To protect and plant forests to increase the coverage rate, to regulate surface water, to minimize risks for floods and flash floods, to avoid erosion of work foundations, to reduce the organic degradation of soil. To raise the forest coverage rate to at least > 50%.
e/ Water supply orientations
- Urban areas
To exploit ground water for supply for a number of urban centers in the border area. To exploit surface water for supply for remaining urban centers. To build small reservoirs and reservoirs for hydro-electricity on rivers having potentials, combined with water supply for agriculture, hydro-electricity and daily-life activities.
- Rural areas
To use UNICEF-style artesian wells of small diameter, artesian wells and wells in areas far from surface water sources. Not to use ground water for daily life activities in border areas sprayed with toxic chemicals during the wartime from Quang Tri to Kon Tum.
To build small reservoirs for water storage. To exploit running water, streams, fountains and rainwater for drinking and daily life activities.
f/ Orientations for power supply for the border area
- For urban centers and border-gate economic zones: To supply power from national electric grids via existing and to be-built 110 KV transformer stations.
- For rural population quarters: To supply power from national electric grids for commune, commune clusters and rural areas, to supply power from small hydro-electric works for areas far from national electric grids, to study and develop solar, wind and biogas energy for these areas.
g/ Planning on wastewater drainage and environmental sanitation
- Wastewater drainage planning orientations
+ To build semi-separate and separate water drainage systems, to have wastewater treatment stations for cities, towns and border-gate economic zones.
+ To build common or semi-separate water drainage systems, to treat wastewater with natural biological lakes for townships and border population quarters.
- Orientations for solid waste collection and treatment
+ To build hygienic landfills of appropriate areas (around 1.5-2 ha) for border-gate economic zones, townships and border population quarters.
+ To treat industrial and hazardous solid wastes generated in the region at inter-provincial- and provincial-level solid waste treatment zones.
- Orientations for concentrated cemetery planning
To plan concentrated cemeteries of 1-1.5 ha area for border townships and population quarters.
7. Prioritized investment programs and projects in 5-10 years and mechanisms and policies for regional construction
a/ Prioritized investment programs and projects in 5-10 years
To upgrade and invest in building infrastructure for western motive urban centers and bordering areas, including Pu Tuu, Tuan Giao, Moc Chau, Hat Lot, Ngoc Lac. Thai Hoa. Con Cuong, Pho Chau, Tay Son, Tien Hoa. Khe Sanh. A Luoi, Thach My, Kham Duc. PlayKan and Sa Thay townships, to enable them to play the motive role in promoting regional economic development.
To adopt planning on systems of urban centers and rural population quarters in provinces which have not adopted such plannings or whose plannings are no longer suitable; and to form a number of new urban centers.
To formulate a general planning on border-gate economic zones and bordering urban centers.
To upgrade and prioritize investment in infrastructure of urban centers being regional- or sub-regional-level centers.
To build a system of border-gates attached to border-gate trade-economic zones. To build commune cluster centers and infrastructure for resettlement areas to relocate inhabitants to the border in phase I.
- To implement resettlement programs in the border region
To plan and rearrange border-guard posts and stations suitable to requirements and tasks of each area.
To invest in developing econo-technical corridors: national highways 1A, 6, 7, 8 and 9 and Ho Chi Minh road. To build systems of border corridors, border patrol roads and border-bound roads; Ho Chi Minh road, phase II; traffic routes linking provinces to facilitate economic exchange and development and border security protection.
To build a water plant in Moc Chau township (Son La) with a daily capacity of 10,000 m3.
To build a water plant in Lam Son township (Thanh Hoa) with a daily capacity of 8,400 m3
To formulate an investment project to build three inter-provincial-level solid waste treatment complexes within the scope of study (identified above).
To formulate investment projects to build provincial solid waste treatment complexes for 10 provinces.
To formulate investment projects to build provincial cemeteries for 10 provinces.
b/ Mechanisms and policies on regional development
To prioritize the development of transport systems linking urban centers, and linking urban centers with commune and commune-cluster centers with government funds.
To formulate incentive mechanism and policies to attract domestic and foreign investment in developing border-gate economic zones, economic zones, industrial parks, tourist centers, training institutions, specialized healthcare centers, trade centers, recreational centers, urban housing and a number of technical infrastructures in urban centers in the form of BOT, BT or FDI.
To concentrate ODA and budget funds on developing border-gate-bound transport systems from both Vietnam and Lao sides.
To attract ODA funds for investment in such major works as transport systems, regional hydro-electric and irrigation works, water drainage systems and environmental sanitation, construction of water plants, garbage processing plants and electric grid systems, upgrading and construction of a number of bridges and roads.
To formulate polices to efficiently exploit capital from urban land funds for the construction of infrastructure works of bordering urban centers and border-gate economic zones.
To mobilize people's contributions and socialize a number of projects such as inter-commune or -ward and rural roads, ward entertainment centers and village cultural centers.
To mobilize funding sources for infrastructure development in service of education, healthcare, television-radio broadcast, border-gate economic zones, defense-economic zones, and scientific and technological development for both urban and rural areas.
To prioritize budget funds for infrastructure investment in areas resettling and relocating inhabitants to the border under planning.
To consolidate and complete local trade and service networks with commune centers being intermediary points for goods distribution and sale. To prioritize investment in building border markets, regional and inter-regional key trade centers and national- and provincial-level trade-tourism centers in border-gates.
To increase cooperation on border economic development, expand trade and tourism exchange and take the full advantage of border-gates.
To concentrate on training local administrators of all levels to be qualified for managing urban, border-gate economic zone and rural development in the border region.
To adopt incentive policies to attract domestic and foreign investment in industries, especially agro-forestry product processing, mining, hydro-electric and irrigation development and sub-contract assembly in border-gates and border urban centers.
To increase management of basins of national-and transnational-level main rivers; sub-basins of provincial and inter-provincial rivers; to set up agencies for management and exploitation of provincial- and inter-provincial key works.
c/ Organization of implementation
To assign the Ministry of Construction to act as the key agency responsible for organizing, directing and urging the implementation of construction planning programs and projects under the construction planning for Vietnam-Laos border region, approved by competent state agencies.
Other concerned ministries and branches shall, based on their respective functions, tasks and powers, coordinate with the Ministry of Construction and the People's Committees of border provinces and districts in directing the implementation of specific projects falling under their management scope.
The People's Committees of border provinces, districts and communes shall organize and direct the implementation of construction planning programs and projects according to their functions and powers and mobilize, propagate and support ethnic minority people in the border region to seriously implement guidelines and policies of the Party and State.
To set up a steering committee for regional construction planning and investment to direct the implementation of regional investment programs and projects. To facilitate the raising of ODA funds and funds from economic sectors and non-overnmental organizations.
Article 2.-This Decision takes effect from the date of its signing.
Article 3- The Ministers of Construction; Planning and Investment, Industry and Trade; Agriculture and Rural Development; Transport; Finance; Natural Resources and Environment; Defense; Public Security; Home Affairs; Culture, Sports and Tourism; and Education and Training, the presidents of the People's Committees of 10 provinces, namely Dien Bien, Son La, Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam and Kon Tum, and other concerned organizations shall implement this Decision.
|
PRIME MINISTER |
DECISION
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây