Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 68/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 68/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 15/01/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kế hoạch thực hiện trong phạm vi vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP. Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cà Mau… Dự báo đến năm 2030, dân số toàn vùng đạt khoảng 18 - 19 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa 35% - 40%.
Quy hoạch định hướng vùng phát triển theo mô hình đô thị nén; hạn chế mở rộng, phát triển đô thị tập trung quy mô lớn và trên diện rộng; không hình thành các vùng đô thị hóa, các dải đô thị hóa liên tục tại các khu vực ngập sâu, giữa đồng bằng và ven biển; phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước; bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mêkông.
Đồng thời, hình thành 06 vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên trọng tâm phát triển nông nghiệp đa dạng và chuyên môn hóa cao, công nghiệp hóa và thương mại hóa nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, gồm: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, dọc sông Tiền - sông Hậu, Tây sông Hậu, Bán đảo Cà Mau và ven biển Đông.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định68/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 68/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 68/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
----------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu phát triển:
- Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
- Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước.
- Phát triển không gian vùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, mang đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mêkông, đảm bảo an ninh quốc phòng.
2. Phạm vi, quy mô:
Phạm vi vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 40.604,7 km2.
3. Tính chất:
- Là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thủy sản, cây ăn trái của quốc gia; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông, thủy sản cho thị trường thế giới.
- Là trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, công nghiệp điện năng, công nghiệp phụ trợ nông nghiệp tầm quốc gia.
- Là trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan đặc trưng vùng hạ lưu sông Mêkông mang tầm quốc gia và quốc tế.
- Là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.
4. Chỉ tiêu dân số, đô thị hóa, đất xây dựng đô thị và nông thôn:
- Dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa: Đến năm 2030 dân số toàn vùng khoảng 18 - 19 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 6,5 - 7,5 triệu người; tương ứng tỷ lệ đô thị hóa 35% - 40% với tốc độ tăng bình quân 2,4% - 3,3%/năm.
- Dự báo đất đai: Đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 70.000 - 90.000 ha, bình quân 90 - 120 m2/người.
5. Mô hình phát triển và cấu trúc không gian:
a) Mô hình phát triển:
Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình đa trung tâm với quy mô trung bình trên cơ sở phát triển các vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng, phù hợp với phân vùng phát triển kinh tế và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhằm phát triển nền nông nghiệp đa dạng, có trình độ chuyên môn hóa cao trên cơ sở công nghiệp hóa và thương mại hóa nông nghiệp. Cụ thể:
- Phát triển hệ thống đô thị trong vùng theo tầng bậc, làm cơ sở hình thành các trung tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát triển theo mô hình đô thị nén; hạn chế mở rộng, phát triển đô thị tập trung quy mô lớn và trên diện rộng; không hình thành các vùng đô thị hóa, các dải đô thị hóa liên tục tại các khu vực ngập sâu, giữa đồng bằng và ven biển.
- Thiết lập không gian dành cho nước (trữ nước, điều tiết nước, thấm nước) theo tầng bậc địa hình trong phạm vi cấp vùng và đô thị.
- Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông thủy - bộ, quản lý nước tích hợp và cân bằng đào đắp trong xây dựng, phát triển đô thị.
- Phát triển và bảo vệ các vùng sinh thái, cảnh quan tự nhiên đặc trưng gắn với chuyển đổi vùng sản xuất nông lâm nghiệp và bảo vệ tài nguyên nước trong vùng.
Hình thành 06 vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên trọng tâm phát triển nông nghiệp đa dạng và chuyên môn hóa cao, công nghiệp hóa và thương mại hóa nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng gồm: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, dọc sông Tiền - sông Hậu, Tây sông Hậu, Bán đảo Cà Mau và ven biển Đông.
b) Cấu trúc không gian vùng:
Căn cứ vào đặc điểm địa lý lãnh thổ đặc thù trong vùng, tác động của biến đổi khí hậu, các định hướng chiến lược phát triển chính của quốc gia và mô hình phát triển vùng, vùng đồng bằng sông Cửu Long được phân thành 03 tiểu vùng với các trục kết nối vùng như sau:
- Các tiểu vùng
+ Tiểu vùng ngập sâu: Gồm một phần các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang, thuộc vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên.
+ Tiểu vùng giữa đồng bằng: Gồm thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long và một phần các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Long An.
+ Tiểu vùng ven biển: Gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và một phần các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Long An.
- Các trục kết nối chính
Các trục chính có vai trò kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển trong vùng, gồm:
+ Các trục chính hướng Đông Bắc - Tây Nam gồm: Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau; quốc lộ 1 (Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau); đường Hồ Chí Minh - N2 (Đức Hòa - Cao Lãnh - Long Xuyên - Rạch Giá); đường ven biển Đông (Mỹ Tho - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau).
+ Các trục chính hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm: Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; trục dọc Sông Hậu đi qua Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Các trục đường cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu có vai trò là các trục xương sống của toàn vùng.
+ Các trục giao thông thủy: Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (qua kênh Xà No), thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (tuyến duyên hải), thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương - Hà Tiên, Cà Mau - Rạch Giá - Hà Tiên và 6 trục ngang kết nối Campuchia và biển Đông qua các sông: Sông Tiền, Sông Hậu, Hàm Luông, Cổ Chiên, Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông.
6. Định hướng phát triển không gian vùng:
a) Định hướng phát triển các tiểu vùng:
- Tiểu vùng ngập sâu: Diện tích chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên của vùng, gồm các huyện, thị xã ở phía Tây tỉnh Long An; phía Bắc các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang và phía Tây Bắc tỉnh Tiền Giang.
Các đô thị trọng điểm gồm: Châu Đốc, Tân Châu (An Giang); Hồng Ngự, Mỹ An (Đồng Tháp); Kiến Tường (Long An).
Trên cơ sở điều kiện địa hình tự nhiên, tính toán để trữ nước ngọt tại vùng ngập sâu, hình thành các khu vực ngập nước theo mùa nhằm chủ động về nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy mặn, giảm ngập lụt tại vùng ngập nông và các đô thị tại tiểu vùng giữa đồng bằng. Tạo lập một số khu vực giữ nước thường xuyên cùng với chuyển đổi sản xuất sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trồng tràm,... Hạn chế mở rộng, phát triển đô thị với quy mô lớn, từng bước chuyển đổi hình thái đô thị thích ứng với điều kiện ngập mới.
- Tiểu vùng giữa đồng bằng: Diện tích chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên của vùng, gồm thành phố Cần Thơ và các huyện, thị xã ở phía Bắc các tỉnh: An Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng; phía Tây các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh (một phần các huyện Càng Long, Cầu Kè); phía Đông Nam tỉnh Long An; phía Tây Nam tỉnh Tiền Giang; phía Nam tỉnh Đồng Tháp và phía Đông Bắc tỉnh Hậu Giang.
Các đô thị trọng điểm gồm: Cần Thơ; Vĩnh Long, Long Xuyên, Bình Minh (Vĩnh Long), Tịnh Biên (An Giang), Ngã Bảy (Hậu Giang), Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp), Bến Tre (Bến Tre), Mỹ Tho, Cai Lậy (Tiền Giang), Tân An, Bến Lức, Đức Hòa (Long An).
Là vùng ngập nông, có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng và chuyên sâu, do đó cần tiết kiệm đất đai trong xây dựng đô thị; phát triển đô thị theo mô hình đô thị nén, hạn chế mở rộng dàn trải, tránh hình thành các vùng đô thị hóa, dải đô thị hóa liên tục, giành quỹ đất để phát triển nông nghiệp. Tổ chức không gian đô thị trong vùng cần thiết lập các không gian dành cho nước (trữ nước, điều tiết nước và thấm nước); cân bằng đào đắp trong xây dựng phát triển đô thị nhằm hạn chế ngập lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tiểu vùng ven biển và hải đảo: Diện tích chiếm khoảng 47% diện tích tự nhiên của vùng, gồm các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu và các huyện, thành phố, thị xã ở phía Tây Nam các tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang; phía Nam các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Long An.
Các đô thị trọng điểm gồm: Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang); Cà Mau, Sông Đốc, Năm Căn (Cà Mau); Bạc Liêu, Giá Rai (Bạc Liêu); Sóc Trăng, Vĩnh Châu, Ngã Năm (Sóc Trăng); Vị Thanh, Long Mỹ (Hậu Giang); Trà Vinh, Duyên Hải (Trà Vinh); Gò Công (Tiền Giang), Cần Giuộc (Long An).
Tại khu vực ven biển chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, cần chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản theo hướng bền vững, gắn với trồng rừng ngập mặn ven biển, khôi phục các hệ sinh thái rừng ở bán đảo Cà Mau, thúc đẩy quá trình bồi lắng và lấn biển tự nhiên. Phát triển đô thị, dân cư tập trung theo hình thái lãnh thổ (giồng cát, bãi bồi) tại vùng ven biển Đông, bán đảo Cà Mau và khu vực ven biển thuộc Tứ giác Long Xuyên.
Tại khu vực hải đảo, xây dựng và phát triển đô thị bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng và quốc gia. Từng bước xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hướng tới hình thành các trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
b) Định hướng phát triển hệ thống đô thị:
Tập trung nâng cao chất lượng đô thị, đáp ứng xu hướng gia tăng dân số tại tiểu vùng giữa đồng bằng; hạn chế quy mô phát triển đô thị tương ứng với giảm dần quy mô dân số tại các tiểu vùng ngập sâu và tiểu vùng ven biển. Phát triển đô thị với quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc thù kinh tế xã hội của vùng để có các giải pháp thích ứng với các tác động biến đổi khí hậu và tác động của thượng nguồn sông Mê kông.
Mạng lưới đô thị được điều chỉnh về tầng bậc để hình thành các trung tâm đô thị của các vùng sinh thái nông nghiệp, nhằm thúc đẩy chuyên môn hóa và đa dạng hóa nền kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp theo đặc trưng và lợi thế của từng vùng sinh thái nông nghiệp. Tổ chức mạng lưới gồm 37 đô thị trọng điểm có vai trò cấp vùng và tiểu vùng, trong đó 14 đô thị phân bố tại tiểu vùng giữa đồng bằng, 18 đô thị tại tiểu vùng ven biển và 5 đô thị tại tiểu vùng ngập sâu. Cụ thể:
- Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc trung ương, có vai trò là trung tâm dịch vụ thương mại, y tế, nghiên cứu đào tạo, văn hóa, du lịch, công nghiệp chế biến của toàn vùng và tiểu vùng giữa đồng bằng.
- Các đô thị loại I có vai trò cấp vùng bao gồm 06 đô thị tỉnh lỵ: Mỹ Tho (Tiền Giang), Tân An (Long An), Long Xuyên (An Giang), Rạch Giá (Kiên Giang), Cà Mau (Cà Mau) và Bạc Liêu (Bạc Liêu). Trong đó:
+ Thành phố Mỹ Tho có vai trò là một trong những trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch của tiểu vùng giữa đồng bằng tại khu vực phía Bắc sông Tiền; một cực phát triển phía Tây Nam của vùng thành phố Hồ Chí Minh; đô thị cửa ngõ giữa vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; trung tâm nông nghiệp công nghệ cao về cây ăn trái và trung tâm dịch vụ du lịch miệt vườn.
+ Thành phố Tân An có vai trò như một cực phát triển phía Đông Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đô thị cửa ngõ giữa vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng.
+ Thành phố Long Xuyên có vai trò là một trong những trung tâm thương mại dịch vụ của tiểu vùng giữa đồng bằng tại khu vực phía Nam sông Hậu; là trung tâm chuyển giao công nghệ về nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là lúa gạo và thủy sản nước ngọt.
+ Thành phố Rạch Giá có vai trò là trung tâm tiểu vùng ven biển tại khu vực phía Tây sông Hậu; là trung tâm kinh tế biển, thương mại dịch vụ của hành lang ven biển Tây.
+ Thành phố Cà Mau có vai trò là trung tâm tiểu vùng ven biển tại khu vực bán đảo Cà Mau; là trung tâm năng lượng và dịch vụ dầu khí quốc gia, trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái, trung tâm chế biến thủy sản của vùng.
+ Thành phố Bạc Liêu có vai trò là trung tâm tiểu vùng ven biển tại khu vực ven biển Đông; là trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản nước lợ, năng lượng sạch.
- Các đô thị loại II có 09 đô thị, gồm 07 đô thị là các trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế xã hội của các tỉnh, gồm: Gò Công (Tiền Giang), Bến Tre (Bến Tre), Vĩnh Long (Vĩnh Long), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trà Vinh (Trà Vinh), Sóc Trăng (Sóc Trăng), Vị Thanh (Hậu Giang) và 02 đô thị du lịch: Phú Quốc (Kiên Giang) và Châu Đốc (An Giang).
- Đô thị loại III và IV có 21 thành phố/thị xã, là các đô thị trực thuộc tỉnh có vai trò trung tâm tiểu vùng thuộc tỉnh, gồm:
+ Các đô thị Sa Đéc (Đồng Tháp), Ngã Bảy (Hậu Giang), Tịnh Biên (An Giang), Bình Minh (Vĩnh Long), Cai Lậy (Tiền Giang), Đức Hòa, Bến Lức (Long An) thuộc vùng giữa đồng bằng.
+ Các đô thị Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang), Sông Đốc, Năm Căn (Cà Mau), Giá Rai (Bạc Liêu), Vĩnh Châu, Ngã Năm (Sóc Trăng), Long Mỹ (Hậu Giang), Duyên Hải (Trà Vinh) và Cần Giuộc (Long An) thuộc tiểu vùng ven biển.
+ Các đô thị Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự, Mỹ An (Đồng Tháp), Kiến Tường (Long An) thuộc vùng ngập sâu.
c) Định hướng phát triển khu dân cư nông thôn:
- Tập trung nguồn lực để xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới tại các điểm dân cư nông thôn gắn với mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phát triển hình thái không gian dân cư nông thôn theo đặc trưng của từng tiểu vùng: Tại tiểu vùng ngập sâu, hình thành các cụm dân cư tập trung với hình thái nhà trên cọc; tại tiểu vùng giữa đồng bằng phát triển các khu dân cư tập trung theo hướng hiện đại hóa và tăng mật độ; tại tiểu vùng ven biển hình thành các khu dân cư tập trung theo hình thức các cụm công trình nổi gắn kết với cảnh quan rừng ngập mặn và không gian nuôi trồng thủy hải sản.
- Định hướng phát triển nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu như: Sử dụng các biện pháp tự nhiên như trồng rừng, mở rộng không gian để trữ, điều tiết và thấm nước; tăng cường giao thông thủy; xây dựng hình thái nhà ở và công trình thích ứng với lũ lụt, cải thiện không gian ở, không gian sinh hoạt cộng đồng truyền thống gắn với các không gian cảnh quan sản xuất đặc thù của địa phương tại khu dân cư vượt lũ; tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo chất lượng sống và điều kiện sản xuất cho người dân. Bảo tồn các làng nghề truyền thống, làng văn hóa, các cộng đồng thiểu số, kết hợp phát triển du lịch.
d) Định hướng phát triển công nghiệp:
- Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm theo hướng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nông nghiệp như sản phẩm hóa chất, cơ khí phục vụ nông nghiệp, thủy sản. Khuyến khích, thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được như năng lượng gió, mặt trời và sinh khối.
- Ưu tiên đầu tư phát triển và khai thác tối đa các khu công nghiệp đã được thành lập đến năm 2030, trong đó tăng cường các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ nông nghiệp, với tổng diện tích các khu công nghiệp tập trung là 15.000 - 17.000 ha, có thể đạt đến 20.000 - 24.000 ha sau năm 2030. Hạn chế mở rộng phát triển thêm các khu công nghiệp khi chưa đạt tỷ lệ lấp đầy cao tại các khu công nghiệp hiện hữu. Rà soát, đánh giá lại các khu công nghiệp đã thành lập nhưng chưa được đầu tư xây dựng để có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đảm bảo sử dụng đất hiệu quả. Hạn chế các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố khu công nghiệp theo các khu vực trọng điểm cụ thể như sau:
+ Các khu công nghiệp đa ngành của vùng chủ yếu phân bổ tại các tỉnh Long An và Tiền Giang, thuộc khu vực tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh, với tổng diện tích khoảng 10.000 ha.
+ Trung tâm công nghiệp chế biến nông - thủy sản và năng lượng của vùng bố trí tại thành phố Cần Thơ với tổng diện tích các khu công nghiệp khoảng 1.500 - 1.800 ha, bao gồm các khu công nghiệp tại Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt.
+ Các trung tâm năng lượng, công nghiệp chế biến thủy hải sản với quy mô khoảng 2.000 - 2.400 ha phân bố chủ yếu tại tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu được phát triển gắn với các trung tâm điện lực, điện gió và khu kinh tế biển.
+ Tại các tỉnh còn lại chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông - ngư nghiệp, công nghiệp phụ trợ nông nghiệp phục vụ địa phương.
- Các cụm công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, làng nghề, phát triển cân bằng dựa trên thế mạnh của địa phương về nông - lâm - ngư nghiệp, bảo vệ môi trường và sinh thái. Giữ gìn và gắn kết các làng nghề truyền thống với phát triển du lịch. Xây dựng hình thái không gian cụm công nghiệp và làng nghề thích ứng với các vùng sinh thái, đặc điểm cảnh quan và biến đổi khí hậu.
đ) Định hướng phát triển du lịch vùng:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm du lịch quốc gia với các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù của vùng sinh thái sông nước, biển đảo.
- Phát triển các khu du lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (đồi núi, rừng, sông hồ...) và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử gồm: Khu du lịch quốc gia Phú Quốc, Năm Căn - Mũi Cà Mau, Tràm Chim - Láng Sen, Núi Sam, Thới Sơn; điểm du lịch quốc gia: Cù lao Ông Hổ, Khu lưu niệm Cao Văn Lầu, bến Ninh Kiều, Ao Bà Om, Hà Tiên, Văn Thánh Miếu...
- Các đô thị Cần Thơ, Phú Quốc và Mỹ Tho là trung tâm du lịch của toàn vùng, trong đó:
+ Thành phố Cần Thơ là trung tâm của không gian du lịch phía Tây, gồm các tỉnh, thành phố: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ. Phát triển du lịch tham quan đất Mũi, Tây Đô; nghỉ dưỡng biển đảo; du lịch sinh thái; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, di tí lịch sử và lễ hội.
+ Thành phố Mỹ Tho là trung tâm của không gian du lịch phía Đông gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh. Phát triển du lịch sông nước, miệt vườn; tham quan làng nghề, di tích lịch sử, cách mạng; du lịch cộng đồng.
- Thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.
- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đảm bảo liên kết giữa các vùng, khu và điểm du lịch trên địa bàn vùng...; hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết nối với các vùng, khu, điểm du lịch trong vùng và các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của vùng.
e) Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ:
- Phát triển trung tâm thương mại - dịch vụ - tài chính cấp vùng tại thành phố Cần Thơ trở thành đầu mối phân phối lưu thông hàng hóa giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và Vương quốc Campuchia, về hàng hóa nông sản như: Lúa gạo, thủy sản, trái cây,... Các trung tâm dịch vụ thương mại cấp tiểu vùng nằm tại các đô thị trọng điểm của tiểu vùng, các khu kinh tế biển và các khu kinh tế cửa khẩu.
- Các trung tâm dịch vụ nằm tại các đô thị trung tâm của các tiểu vùng như: Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Hồng Ngự, Hà Tiên,.., bao gồm các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm nông nghiệp, các trung tâm dịch vụ hàng hóa, hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại gắn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Phát triển các trung tâm dịch vụ kho vận cấp vùng tại thành phố Cần Thơ, phục vụ các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; tại Long An phục vụ các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre. Ngoài ra, hình thành các trung tâm dịch vụ kho vận gắn với cảng biển nước sâu của vùng.
- Các trung tâm thương mại chợ đầu mối: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp - công nghiệp chế biến có quy mô - sản lượng lớn, thuận lợi trong kết nối với hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ; kết cấu gồm: Trung tâm giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối, tổng kho đầu mối.
- Trung tâm của các khu kinh tế trong vùng gắn với các đô thị trọng điểm tại các tiểu vùng, gồm: Phú Quốc (đặc khu kinh tế Phú Quốc), Duyên Hải (khu kinh tế Định An), Năm Căn (khu kinh tế Năm Căn), Tân Châu, Tịnh Biên (khu kinh tế cửa khẩu An Giang), Hà Tiên (khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên), Hồng Ngự (khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp) và Kiến Tường (khu kinh tế cửa khẩu Long An).
g) Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo
- Hình thành các khu đại học tập trung với kết cấu hạ tầng đồng bộ. Ưu tiên dành quỹ đất mở rộng các trường theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia và quốc tế. Các trường đại học có các ngành trọng điểm cho toàn vùng và cả nước như nông nghiệp, công nghệ thực phẩm và sinh học, kinh tế - kỹ thuật.
- Thành phố Cần Thơ là trung tâm đào tạo cấp quốc gia và vùng đồng bằng sông Cửu Long với Đại học Cần Thơ là đại học đa ngành trọng điểm cấp quốc gia và các trường đại học gắn với các ngành y tế, văn hóa, xã hội nhân văn, y tế, kỹ thuật - công nghệ. Tại các tiểu vùng, mạng lưới trường đại học được phân bố tại đô thị tỉnh lỵ của các tỉnh: Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và Bạc Liêu.
- Tập trung phát triển các trường cao đẳng cộng đồng, dạy nghề, y tế, sư phạm, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật xây dựng được phân bố tại thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Tiếp tục hình thành và phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên sâu cấp vùng và quốc gia tại thành phố Cần Thơ, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp (cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản), công nghệ sinh học, môi trường và biến đổi khí hậu. Hình thành trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học tại Phú Quốc hướng tới nghiên cứu bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển đảo gắn với các hoạt động du lịch và giáo dục cộng đồng.
h) Định hướng phát triển y tế và văn hóa, thể dục thể thao
- Y tế:
+ Thành phố Cần Thơ có vai trò trung tâm y tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long với sự tập trung của các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa cấp vùng.
+ Các bệnh viện đa khoa tại các đô thị tỉnh lỵ tạo nên mạng lưới các trung tâm y tế tại địa phương, hỗ trợ cho trung tâm y tế cấp vùng tại thành phố Cần Thơ.
- Văn hóa, thể dục thể thao:
Thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong vùng với nhiều nét văn hóa, lịch sử đặc trưng; tập trung nhiều công trình văn hóa, thể dục thể thao tầm cỡ vùng và quốc gia. Phát triển văn hóa, thể dục - thể thao theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trở thành thương hiệu văn hóa - nghệ thuật của vùng. Hình thành các trung tâm thể dục thể thao cấp vùng tại thành phố Cần Thơ, Cao Lãnh, Tân An; các trung tâm văn hóa gắn với các di sản văn hóa nghệ thuật của vùng tại thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh. Xây dựng và phát triển trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại thành phố Cần Thơ.
i) Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp:
- Các vùng sản xuất chính phân bố theo ba vùng hình thái phát triển thích ứng biến đổi khí hậu - nước biển dâng:
+ Thủy sản nước ngọt và rừng tràm phân bố tại vùng ngập sâu (diện tích tự nhiên khoảng 600.000 ha), trên cơ sở hình thành các khu vực kiểm soát ngập và trữ nước ngọt bằng hệ thống đê:
+ Lúa gạo, rau và trái cây tại vùng giữa đồng bằng (diện tích tự nhiên khoảng 1,5 triệu ha);
+ Nuôi trồng thủy - hải sản kết hợp với phát triển rừng ngập mặn được tập trung tại vùng ven biển (diện tích tự nhiên khoảng 1,9 triệu ha).
- Các vùng rừng và bảo tồn cảnh quan sinh thái: Phục hồi và phát triển hệ thống rừng ngập mặn tại bán đảo Cà Mau, hành lang ven biển Đông và hành lang ven biển Tây, kết nối và gắn liền trong các khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang và Cà Mau; các khu vực rừng tràm tại Tây - Bắc bán đảo Cà Mau (khu vực U Minh Thượng - U Minh Hạ), vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên; rừng sản xuất tại vùng Tây sông Hậu và Bắc Long An. Hình thành các hành lang sinh thái ven sông, kênh, kết nối bảo vệ các khu vực rừng tràm.
- Bảo tồn và phát triển Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang và Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.
- Bảo tồn nghiêm ngặt hệ thống rừng đặc dụng (tổng diện tích 95.000 ha) theo Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Bảo tồn, phát triển và kết nối các vùng cây ăn trái khu vực sông Tiền sông Hậu, từ phía thượng nguồn đến giáp tiểu vùng ven biển Đông, đặc biệt thuộc các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang.
7. Định hướng phát triển hệ thống giao thông:
Trên cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, đầu tư nâng cấp và phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông vùng. Đảm bảo nhu cầu về giao thông vận tải, tạo mối liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa các loại hình vận tải, đặc biệt là giao thông đường thủy và đường bộ. Chú trọng phát triển giao thông công cộng trong các đô thị và kết nối giữa các đô thị trong vùng bằng các phương tiện giao thông hiện đại, thân thiện với môi trường.
a) Đường bộ:
- Hoàn thiện và xây mới các tuyến đường cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ - Cà Mau; Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
- Các quốc lộ hiện hữu cải tạo nâng cấp bao gồm:
+ Các trục dọc gồm các tuyến đường: QL.1, QL.50; QL.60; QL.61; QL.61B; QL.80; QL.N1; QL.N2; QL.50B; ĐT.846; QL.60, QL.Quản Lộ - Phụng Hiệp; QL. 30B.
+ Các trục ngang gồm các tuyến đường: QL.62; QL.30; QL.53; QL.54; QL.63; QL.57; QL.91; QL.91B; QL.Nam sông Hậu (QL.91C); QL.62B; QL.62C; QL.80B.
- Xây mới các tuyến đường quốc lộ tránh đô thị và nâng cấp một số tuyến đường tỉnh quan trọng trong vùng lên quốc lộ gồm: QL.50 (tuyến tránh thị xã Gò Công), QL.60 (tuyến tránh thành phố Trà Vinh), QL.62B (đoạn Tân An - Gò Công), QL.62C (đoạn nối đường Hồ Chí Minh với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau), QL.80B (đoạn nối thành phố Sa Đéc - cửa khẩu Vĩnh Xương), QL.30B (đoạn nối huyện Tân Hồng, Đồng Tháp - QL.1A), đường tỉnh 846 (đoạn nối Cao Lãnh - Tiền Giang).
- Các tuyến quốc lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp II, cấp III đồng bằng.
- Kết nối các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong vùng tạo thành mạng lưới liên hoàn và đấu nối với hệ thống đường cao tốc quốc gia góp phần nâng cao năng lực vận tải của mạng lưới đường bộ.
b) Đường thủy:
- Đường biển: Tập trung cải tạo nâng cấp luồng vào các cảng trên sông Hậu, sông Tiền, vùng bán đảo Cà Mau và ven biển Tây phù hợp với nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách của khu vực. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị quản lý đảm bảo an toàn hàng hải trên các luồng vào cảng; chú trọng đối với tuyến hàng hải quốc tế đến Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu.
- Đường thủy nội địa: Ưu tiên đầu tư phát triển các tuyến đường thủy nội địa kết nối thuận tiện và đồng bộ với giao thông đường bộ nhằm tăng cường năng lực giao thông vận tải trên toàn vùng. Các tuyến vận tải chính gồm:
+ Cấp đặc biệt: Gồm các tuyến: Cửa Tiểu - biên giới Campuchia (đoạn Cửa Tiểu - cửa khẩu Thường Phước, Đồng Tháp); sông Cổ Chiên (đoạn Kênh Trà Vinh - ngã ba Cổ Chiên); Cửa Định An - biên giới Campuchia (đoạn Cửa Định An - ngã ba Tân Châu, An Giang); Vũng Tàu - Thị Vải - Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ (đoạn Bến Đình, Vũng Tàu - Mỹ Tho); sông Hàm Luông (đoạn ngã ba Sông Tiền - Cửa Hàm Luông).
+ Cấp I: Gồm các tuyến: Cửa Định An - biên giới Campuchia (đoạn Tân Châu - biên giới Campuchia; sông Cổ Chiên (đoạn cửa Cổ Chiên - ngã ba kênh Trà Vinh)
+ Cấp II: Gồm tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ (đoạn Mỹ Tho - Cần Thơ)
+ Cấp III: Gồm các tuyến: Sài Gòn - Cà Mau, qua kênh Xà No (đoạn ngã ba kênh Tẻ - cảng Cà Mau); Sài Gòn - Kiên Lương, qua kênh Lấp Vò (đoạn ngã ba kênh Tẻ - Kiên Lương - Hà Tiên); duyên hải Sài Gòn - Cà Mau (đoạn ngã ba kênh Tẻ - cảng Đại Ngãi- Cà Mau); Sài Gòn - Kiên Lương, qua kênh Tháp Mười số 1 (đoạn ngã ba kênh Tẻ - Ba Hòn, Kiên Lương); Mộc Hóa - Hà Tiên (đoạn cảng Mộc Hóa - Hà Tiên); Kênh 28 - kênh Phước Xuyên (đoạn Cái Bè - Sa Rài, Đồng Tháp); Rạch Giá - Cà Mau (đoạn cảng Tắc Cậu - Cà Mau; Sài Gòn - Hà Tiên, qua kênh Tháp Mười số 2 (đoạn ngã ba kênh Tẻ - kênh Tri Tôn, Hậu Giang - kênh Tám Ngàn - Hà Tiên); Cần Thơ - Cà Mau, qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.
- Cảng biển:
+ Định hướng đến năm 2030 tổng lượng hàng hóa qua cảng khoảng 66,5 - 71,5 triệu tấn/năm; trong đó hàng tổng hợp, Container khoảng 21,7 - 26,2 triệu tấn/năm.
+ Cảng tổng hợp quốc gia đầu mối (loại I) gồm: Cảng Cần Thơ, cảng Hòn Khoai (Cà Mau); dự kiến sau năm 2030 hình thành cảng Bạc Liêu.
+ Cảng tổng hợp và chuyên dùng (loại II) tại các địa phương gồm:
. Khu vực sông Tiền gồm các cảng: Cao Lãnh, Sa Đéc (Đồng Tháp); Mỹ Tho (Tiền Giang); Vĩnh Thái (Vĩnh Long); Giao Long (Bến Tre).
. Khu vực sông Hậu gồm các cảng: Mỹ Thới (An Giang); Sông Hậu (Hậu Giang); Đại Ngãi (Sóc Trăng); Trà Cú (Trà Vinh).
. Khu vực bán đảo Cà mau và ven biển Tây gồm các cảng: Năm Căn (Cà Mau); Hòn Chông, Bãi Nò-Hà Tiên, Bình Trị - Kiên Lương, Rạch Giá, Bến Đầm, Dương Đông, An Thới, Mũi Đất Đỏ, Nam Du (Kiên Giang)
+ Hình thành và phát triển cảng chuyên dùng nhập than cho nhiệt điện tại Duyên Hải (Trà Vinh).
+ Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cảng nội địa nhằm hỗ trợ giao thông đường bộ, tạo thành mạng lưới đan kết giao thông thủy - bộ liên hoàn.
c) Đường hàng không:
- Đến năm 2030, các cảng hàng không quốc tế: Cần Thơ, Phú Quốc đạt tiêu chuẩn cấp 4E (tiêu chuẩn của tổ chức hàng không quốc tế ICAO); các cảng hàng không nội địa: Cà Mau, Rạch Giá đạt tiêu chuẩn cấp 4C.
- Các sân bay quân sự hiện có hướng tới trở thành các sân bay phục vụ cứu hộ, quốc phòng.
d) Đường sắt:
Xây dựng và phát triển các tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ và Cần Thơ - Cà Mau tuân thủ theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
đ) Giao thông đô thị và nông thôn:
- Giao thông đô thị:
+ Xây dựng hệ thống giao thông đô thị đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành khác và theo quy hoạch chung xây dựng của các đô thị, đảm bảo diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt tỷ lệ theo quy chuẩn cho các đô thị trong vùng. Bố trí đủ diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các công trình đầu mối; chỉ tiêu về mật độ mạng đường trong đô thị (tỷ lệ giữa tổng chiều dài các tuyến đường trên diện tích đất xây dựng đô thị) đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Phát triển hệ thống giao thông đô thị bền vững trên cơ sở hình thành và kết nối đồng bộ hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ.
+ Tổ chức hệ thống giao thông đô thị tách biệt với giao thông đối ngoại thông qua đường tránh, đường vành đai, đường gom và hệ thống nút giao thông. Hạn chế tối đa các tuyến quốc lộ đi xuyên qua trung tâm đô thị.
+ Tổ chức mạng lưới giao thông công cộng cho các đô thị: Việc lựa chọn loại hình vận tải hành khách công cộng cần khai thác tối đa đặc điểm tự nhiên của các đô thị trong vùng; ưu tiên xây dựng phát triển đa dạng các loại hình vận tải hành khách công cộng gồm: taxi thủy, xe bus nội vùng kết nối giữa Cần Thơ và các đô thị tỉnh lỵ trong vùng; tăng cường phát triển các loại hình giao thông công cộng sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường; hạn chế và từng bước giảm sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
- Giao thông nông thôn:
+ Đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn trong vùng đảm bảo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Mạng lưới giao thông nông thôn kết nối liên thông với các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ đáp ứng nhu cầu về vận tải và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
+ Phát huy lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương, kết hợp giữa giao thông với thủy lợi, nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác, đảm bảo khả năng lưu thông hiệu quả.
+ Xây dựng và cải tạo các tuyến giao thông nông thôn hiện hữu, đảm bảo lưu thông thông suốt, chất lượng mặt đường và các công trình trên đường đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác:
a) Định hướng cao độ nền và thoát nước mặt
- Phân vùng các khu vực chịu ảnh hưởng ngập lụt:
+ Khu vực 1: Là khu vực bị ngập sâu do tác động của lũ sông Mêkông với chiều sâu ngập lũ trung bình từ 2 m trở lên, nằm ở phía Bắc dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, gồm phần lớn diện tích của vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, thuộc các khu vực thuộc các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang.
+ Khu vực 2: Là khu vực bị ngập trung bình do tác động của lũ sông Mêkông với chiều sâu ngập lũ trung bình khoảng 1 m - 2 m, trên địa bàn các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ.
+ Khu vực 3: Là khu vực bị ngập nông do tác động của cả lũ và triều cường, gồm các khu vực thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang.
+ Khu vực 4: Là khu vực ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều.
- Cao độ nền đất xây dựng:
+ Đối với các đô thị tại khu vực 1, 2: Hạn chế san lấp, phát triển đô thị tập trung với quy mô diện tích lớn, khuyến khích phát triển theo tuyến song song với hướng thoát lũ nhằm giảm tác động của lũ đến đô thị. Tại các khu vực đô thị xây dựng mật độ cao, san đắp tập trung toàn bộ khu vực xây dựng kết hợp đê bao chống lũ; tại các khu vực nông thôn, xây dựng mật độ thấp, san đắp cục bộ theo vị trí từng công trình, dành quỹ đất đào hồ, kết nối kênh rạch để đảm bảo tiêu thoát nước.
+ Đối với các đô thị tại khu vực 3: Các đô thị khuyến khích phát triển tập trung theo hình thái đô thị nén; dành quỹ đất đào hồ, kết nối kênh rạch để đảm bảo tiêu thoát nước.
+ Đối với các đô thị tại khu vực 4: Phát triển đô thị tại các khu vực đất giồng, bãi bồi cao ở ven sông, ven biển. Tại các khu vực đô thị xây dựng mật độ cao, san đắp tập trung toàn bộ khu vực xây dựng; các khu vực nông thôn, xây dựng mật độ thấp, san đắp cục bộ theo vị trí từng công trình, dành quỹ đất đào hồ, kết nối kênh rạch, đảm bảo tiêu thoát nước.
+ Đối với các khu cây xanh, khu ở mật độ thấp, tính toán tần suất cho phép ngập phù hợp theo quy phạm nhằm giảm khối lượng, diện tích đào đắp, đảm bảo tiêu thoát nước hiệu quả.
- Thoát nước mặt:
+ Đối với các khu đô thị mới xây dựng hệ thống thoát nước riêng nhằm tái sử dụng nước mưa, tiết kiệm trong đầu tư xử lý nước thải. Đối với đô thị cũ, cải tạo xây dựng hệ thống thoát nước chung và chọn giải pháp cống bao có hố tách dòng để thu gom nước thải dẫn tới trạm xử lý nước thải tập trung của đô thị, từng bước tách dần hệ thống thoát nước thải riêng biệt với nước mưa.
+ Cải tạo, mở rộng kênh rạch và xây dựng hồ điều hòa trong khu vực nội thành, bảo vệ khôi phục các không gian xanh ven các kênh, rạch, sông suối hiện hữu.
- Phòng chống lũ, ngập úng:
Thực hiện việc phòng chống lũ theo quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch chống ngập của từng địa phương. Xây dựng các công trình kiểm soát dòng chảy lũ, các tuyến đê bao chống lũ, hệ thống hồ chứa trạm bơm và cống ngăn triều.
- Phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển:
+ Tổ chức quan trắc, cảnh báo vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở cao. Kiểm soát, hạn chế việc khai thác cát trên sông; nạo vét lòng sông để điều tiết dòng chảy của lũ để đảm bảo không bị ảnh hưởng tới lòng sông.
+ Có biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn dọc biên giới Việt Nam - Campuchia để giữ nước, giảm tốc độ dòng chảy, phòng chống lũ gây xói lở phá hủy mặt phủ tự nhiên.
b) Cấp nước
- Tổ chức hệ thống cấp nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất trong vùng theo quy chuẩn hiện hành. Đảm bảo an toàn cấp nước, phù hợp với điều kiện hiện tại và tương lai, giảm tối đa thất thoát nước.
- Nguồn nước cấp trong vùng chủ yếu sử dụng nước mặt từ hệ thống sông Tiền, sông Hậu. Hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm để cấp nước, chỉ sử dụng nước ngầm để cấp nước cho những khu vực phân tán có khó khăn về nguồn nước mặt, những khu dân cư nông thôn với quy mô nhỏ xa mạng lưới cấp nước của vùng.
- Nhu cầu dùng nước: Tổng nhu cầu dùng nước tới năm 2030 khoảng 3.270.000 m3/ngày đêm, trong đó: Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.890.000 m3/ngày đêm; nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 750.000 m3/ngày đêm; nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 630.000 m3/ngày đêm.
- Mạng lưới cấp nước được xác định trên cơ sở nâng cấp các nhà máy nước hiện hữu, xây dựng mới nhà máy nước nhằm đáp ứng nhu cầu cấp nước tại các đô thị có thuận lợi về nguồn nước. Tại các khu vực ven biển không có khả năng khai thác nước mặt như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh,... xây dựng nhà máy nước cấp vùng với quy mô hợp lý trên biên mặn. Tại các khu vực đã đầu tư xây dựng nhà máy nước công suất lớn cho đô thị, có hồ chứa nước như Kiên Giang, Long An,... xây dựng tuyến ống dẫn nước thô hoặc dẫn nước theo hệ thống kênh mương thủy lợi nhằm giảm việc tập trung xây dựng nhà máy nước lớn dọc hai bên sông Tiền và Sông Hậu. Bổ sung thêm nước sạch từ nhà máy nước cấp vùng cho các khu vực có nhu cầu tiêu thụ nước lớn. Những khu vực nhà máy nước tại các đô thị lớn bị nhiễm mặn vào mùa khô cần xác định vị trí đặt trạm bơm trên biên mặn theo từng kịch bản biến đổi khí hậu.
- Các nhà máy nước cấp vùng gồm: Sông Tiền I (Tiền Giang) công suất 300.000 m3/ngày đêm; Sông Tiền II (Vĩnh Long) công suất 300.000 m3/ngày đêm; cụm nhà máy nước sông Hậu 1 (Cần Thơ) và nhà máy nước Sông Hậu (Hậu Giang) công suất 600.000 m3/ngày đêm; Sông Hậu II (An Giang) công suất 300.000 m3/ngày đêm; Sông Hậu III (An Giang) công suất 150.000 m3/ngày đêm;
c) Cấp điện
- Xây dựng mới và cải tạo mạng lưới điện trong vùng hòa với mạng lưới điện quốc gia đảm bảo đáp ứng cung cấp điện cho sinh hoạt, sản xuất của vùng theo quy hoạch phát triển điện của ngành (tổng sơ đồ VII) và quy hoạch phát triển của các địa phương trong vùng. Đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, liên tục, an toàn trong hiện tại và tương lai. Chú trọng phát triển nguồn năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
- Tổng nhu cầu cấp điện toàn vùng đến năm 2030 khoảng 9.681 MW (trong đó: Khu vực đô thị khoảng 7.019 MW; công nghiệp khoảng 3.504 MW).
- Nguồn điện:
+ Các nhà máy hiện hữu: Trà Nóc (193,5 MW), Ô Môn (600 MW), Cà Mau (1,500 MW), điện gió Bạc Liêu (99 MW).
+ Các nhà máy điện dự kiến: Duyên Hải (4.400 MW), Hậu Giang (5.200 MW), Long Phú (3.600 MW), Kiên Giang (4.400 MW), Long An (1.200 MW), An Giang (2.000 MW).
+ Các khu điện gió tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre.
- Lưới điện:
+ Lưới điện 500 kV:
. Cải tạo nâng công suất các trạm 500 kV hiện hữu: Ô Môn, Mỹ Tho, Trà Vinh. Xây dựng mới các trạm 500 kV: Đức Hòa, Thốt Nốt, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang.
. Các tuyến 500 kV hiện hữu: Phú Lâm - Mỹ Tho - Ô Môn, Nhà Bè - Mỹ Tho - nhiệt điện Duyên Hải. Xây dựng mới các tuyến 500 kV: Đức Hòa - Thốt Nốt, Thốt Nốt - Kiên Giang, Thốt Nốt - Ô Môn - Sóc Trăng, Đức Hòa - Mỹ Tho, Mỹ Tho - Hậu Giang.
+ Các loại năng lượng tái tạo: Phát triển năng lượng gió tại khu vực ven biển Đông; phát triển hệ thống năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối trên toàn vùng.
d) Thông tin liên lạc:
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng, xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm dịch vụ viễn thông chất lượng cao của toàn vùng.
- Dịch vụ thông tin liên lạc có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ.
- Từng bước thực hiện cáp quang hóa toàn vùng với công nghệ hiện đại, công nghệ truyền dẫn tiên tiến đối với mạng truyền dẫn liên tỉnh, nội tỉnh, nội hạt. Phát triển thông tin di động theo hướng tăng dung lượng, mở rộng và nâng cao chất lượng vùng phủ sóng.
- Ứng dụng rộng rãi và hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước, các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng.
đ) Thoát nước và xử lý nước thải:
- Tổng lượng nước thải toàn vùng đến năm 2030 là 1.735.243 m3/ngày trong đó: Nước thải tại các đô thị khoảng 968.823 m3/ngày; nước thải tại các khu công nghiệp khoảng 460.800 m3/ngày.
- Tất cả các đô thị loại V trở lên và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực thượng nguồn sông Tiền, Sông Hậu, từ biên mặn trở lên phải xây dựng khu xử lý nước thải đạt theo tiêu chuẩn hiện hành cho nước thải sinh hoạt và theo tiêu chuẩn hiện hành đối với nước thải công nghiệp trước khi xả ra sông. Các đô thị nằm ngoài khu vực bảo vệ nguồn nước mặt sông Tiền Sông Hậu phải xây dựng khu xử lý nước thải đạt theo tiêu chuẩn hiện hành đối với nước thải sinh hoạt và theo tiêu chuẩn hiện hành đối với nước thải công nghiệp trước khi xả ra sông. Các bãi chôn lấp rác, các khu liên hiệp xử lý rác nằm ở khu vực thượng nguồn sông Hậu, sông Tiền (từ biên mặn trở lên) phải xây dựng khu xử lý nước rỉ rác đạt theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Giải pháp quy hoạch:
+ Các đô thị: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại cho các đô thị, đặc biệt là các đô thị tỉnh lỵ và thành phố Cần Thơ. Các khu đô thị hiện hữu giữ hệ thống cống chung, xây dựng các tuyến cống bao tách dòng để thu nước thải về trạm xử lý, từng bước xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng. Các khu vực xây dựng mới phải xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng.
+ Khu vực nông thôn: Các thị tứ, cụm dân cư nông thôn tập trung xây dựng hệ thống thoát nước chung (nước mưa và nước thải). Xử lý nước thải bằng sinh học tự nhiên tại các hồ, kênh rạch.
+ Khu, cụm công nghiệp: Hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng, xây dựng trạm xử lý nước thải và làm sạch đạt tiêu chuẩn theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN40/2011 trước khi xả ra môi trường.
e) Xử lý chất thải rắn và nghĩa trang
- Xử lý chất thải rắn
+ Tổng lượng chất thải rắn toàn vùng đến năm 2030 khoảng 19.424 tấn/ngày, trong đó: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị khoảng 7.076 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp 4.800 tấn/ngày.
+ Việc thu gom và xử lý chất thải rắn thực hiện theo quy mô vùng tỉnh. Xây dựng khu xử lý chất thải rắn phục vụ trong phạm vi vùng tỉnh với cự ly vận chuyển < 40="" km;="" quy="" mô="" 40="" -="" 50="" ha="" để="" thu="" gom="" và="" xử="" lý="" chất="" thải="" rắn="" cho="" các="" thành="" phố,="" thị="" xã.="" trong="" khu="" xử="" lý="" chất="" thải="" rắn="" của="" các="" tỉnh="" cần="" quy="" hoạch="" các="" ô="" chôn="" lấp="" chất="" thải="" rắn="" độc="" hại="" theo="" quy="" chế="" quản="" lý="" chất="" thải="" nguy="" hại.="" tại="" các="" huyện,="" xây="" dựng="" khu="" xử="" lý="" chất="" thải="" rắn="" phục="" vụ="" trong="" phạm="" vi="" vùng="" huyện,="" cự="" ly="" vận="" chuyển="">< 20="" km,="" quy="" mô="" 10="" -="" 20="" ha="" để="" thu="" gom="" và="" xử="" lý="" rác="" cho="" các="" thị="">trấn và khu vực nông thôn.
- Nghĩa trang: Xây dựng nghĩa trang theo quy mô vùng tỉnh, vùng huyện phù hợp với phong tục, tập quán địa phương.
9. Đánh giá môi trường chiến lược:
a) Các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và rủi ro:
- Phát triển và phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học để phát triển vùng bền vực và thích ứng. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái và bảo tồn; thiết lập các vùng đệm, quản lý thủy văn, bảo vệ thổ nhưỡng; trồng rừng phòng hộ ven biển diện rộng, thực hiện các chương trình lấn biển kết hợp trồng rừng ngập mặn.
- Quản lý nước tổng hợp và tăng cường an ninh nguồn nước. Quy hoạch các hồ, bàu nước tự nhiên, chủ động trữ nước và điều tiết nước trong vùng, sử dụng tuần hoàn và tiết kiệm. Đa dạng nguồn cấp nước để chủ động nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất; tăng cường sử dụng nước mưa và tái phục hồi nguồn nước ngầm.
- Phát triển kinh tế trên cơ sở quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả; tăng cường áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật để tiết kiệm nước, năng lượng và bảo vệ đất đai trong sản xuất nông nghiệp, phát triển đô thị. Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông thủy, bộ đảm bảo nhu cầu vận tải và sử dụng tài nguyên hiệu quả.
- Giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình phát triển đô thị thông qua hiện đại hóa công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, tăng cường tái chế rác thải. Bảo vệ các vùng cảnh quan tự nhiên và các không gian xanh cấp vùng và đô thị. Xử lý triệt để chất thải, kiểm soát và giám sát ô nhiễm môi trường đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Đối với các khu xử lý chất thải rắn, ưu tiên dự án có công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại. Nước thải sinh hoạt đô thị, công nghiệp phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.
- Phát triển năng lượng sạch, tái tạo, từng bước chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, có tính bền vững.
b) Chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc:
- Xây dựng chương trình quản lý tổng hợp các lưu vực trên hệ thống sông Tiền, sông Hậu.
- Xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải phát sinh từ các đô thị, khu, cụm công nghiệp, giao thông vận tải,...
- Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng môi trường vùng, hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm tác động của biến đổi khí hậu như: Cảnh báo mực nước biển, nước sông dâng lên bất thường, hạn hán kéo dài.
Khung cơ chế chính sách phát triển vùng:
Từng bước nghiên cứu xây dựng các chính sách phát triển vùng, trong đó tập trung vào 06 nhóm chính sách sau:
- Liên kết chia sẻ giữa các địa phương trong vùng về đầu tư, khai thác các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Phát triển đô thị, công nghiệp và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
- Tài chính hỗ trợ phát triển hạ tầng vùng.
- Phát triển nguồn nhân lực tạo sự cân bằng, hài hòa lực lượng sản xuất trong vùng.
- Phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp.
- Cơ chế chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:
Ưu tiên phát triển các dự án trọng điểm cấp quốc gia và vùng, làm động lực chính phát triển lan tỏa đến các tiểu vùng trong vùng. Tập trung ưu tiên đầu tư các dự án có vai trò tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng và các tỉnh trong vùng theo từng lĩnh vực cụ thể:
- Về hạ tầng kỹ thuật: Ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật khung kết nối với quốc tế, quốc gia và vùng như: Các tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ - Cà Mau; Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; các tuyến vận tải thủy, cảng biển cấp I, II. Phát triển các công trình thủy lợi để hình thành vùng quản lý ngập và trữ nước ngọt tại Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; các dự án thủy lợi, phòng chống lũ ngăn xâm nhập mặn liên tỉnh. Xây mới và nâng cấp các nhà máy nước cấp vùng gồm cụm nhà máy nước vùng liên tỉnh Sông Hậu 1 và Sông Hậu, Sông Hậu 2, Sông Tiền 2.
- Về hạ tầng xã hội: Đầu tư các dự án trọng điểm về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thể dục thể thao cấp vùng tại thành phố Cần Thơ và các đô thị trọng điểm của các tiểu vùng.
- Về thương mại - dịch vụ, khoa học công nghệ, du lịch: Ưu tiên đầu tư các dự án lớn tại các tiểu vùng, gắn với các đầu mối giao thông quan trọng.
- Về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Ưu tiên đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô, vùng lúa chất lượng cao, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Điều 2. Trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện:
1. Mô hình quản lý phát triển vùng:
Thành lập Ban Chỉ đạo trực thuộc Chính phủ, là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long; Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức, phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong vùng để triển khai thực hiện theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
2. Giao các bộ, ngành:
- Bộ Xây dựng: Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy hoạch; tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng theo dõi việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đề xuất danh mục các quy hoạch xây dựng nhằm triển khai cụ thể hóa Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo và Hội đồng vùng.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xác định danh mục các dự án đầu tư, xây dựng các cơ chế chính sách về tài chính để huy động nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội trọng điểm của vùng.
- Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương lập kế hoạch, giải pháp, cơ chế chính sách phát triển hạ tầng xã hội vùng theo chức năng nhiệm vụ nhằm chia sẻ cơ hội hưởng lợi từ dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo cho các tĩnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Bộ Giao thông vận tải: Tập trung triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của Vùng, ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, đường thủy, cảng biển gắn với các đô thị trọng điểm của vùng.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành và địa phương lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch được duyệt.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương rà soát các quy hoạch phòng chống lũ và xâm nhập mặn theo hướng điều chỉnh bổ sung chức năng sử dụng đất, khai thác hiệu quả quỹ đất và cảnh quan dọc sông để phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an toàn phòng chống lũ. Ban hành hướng dẫn khai thác quỹ đất khu vực hành lang ven sông, ven biển
- Bộ Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các địa phương trong Vùng đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo.
- Phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung, các văn bản pháp luật về thể chế chính sách và cơ chế điều hành, chỉ đạo phát triển vùng.
- Các bộ, ngành theo các chức năng nhiệm vụ xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, các chiến lược phát triển ngành phù hợp với Quy hoạch được duyệt.
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan thuộc trách nhiệm của từng tỉnh, thành phố và triển khai thực hiện theo các chương trình dự án sau khi Quy hoạch này được phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Y tế, Quốc phòng; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER
Decision No. 68/QD-TTg dated January 15, 2018 of the Prime Minister on approving therevision of the construction plan of the Mekong Delta region by 2030 with vision towards 2050
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;
Pursuant to the Government s Decree No. 44/2015/ND-CP dated May 6, 2015 elaborating on certain contents of the construction planning;
Upon the request of the Ministry of Construction,
DECIDES
Article 1. To approve revision of the construction plan of the Mekong Delta region by 2030 with vision towards 2050, including the following main contents:
1. Objectives for development:
- Develop the Mekong Delta region which is oriented towards the green, sustainable growth and climate change adaptation, and which has significant roles and positions in comparison with other nationwide regions and Southeast Asian region.
- Develop the Mekong Delta region to make it become the key one across the nation in such fields as agriculture, fishery and aquaculture; substantially boost the marine economy and ecotourism that provides visits to river landscapes for leisure.
- Develop the regional space to ensure that built-in engineering and social infrastructural facilities are aligned together and are typical of the Mekong Delta with the intention of developing economy, improving the quality of life, protecting characteristic landscape and ecological environment downstream of the Mekong river and assuring national security and defence.
2. Scope and scale:
The Mekong Delta region encompasses the all administrative boundaries of Can Tho city and other 12 provinces such as Long An, Tien Giang, Ben Tre, Dong Thap, Vinh Long, Tra Vinh, Hau Giang, An Giang, Soc Trang, Kien Giang, Bac Lieu and Ca Mau. Total regional area is approximately 40,604.7 km2.
3. Characteristics:
- A region that plays a key role in food, fish and fruit production; that assures national food security and plays a significant role in export of agricultural and fishery products to international markets.
- A region that plays a central role in processing of agricultural, fishery products, electricity energy industry and other auxiliary agricultural industries at the national level.
- A region that plays its role as a center providing various services and typical ecotourism and sightseeing services with a variety of tours downstream of the Mekong river at the national and international level.
- A region that occupies a strategic and significant position in national defence and security.
4. Indices of population, urbanization, land intended for construction of urban and rural areas:
- Forecast on population and urbanization rate: The population in the entire region by 2030 is expected to have between 18 – 19 million of inhabitants of which there will be approximately 6.5 – 7.5 million of urban population; the corresponding urbanization rate will be 35% - 40% and have the average growth rate of 2.4% - 3.3% each year.
- Land forecast: The estimated cover of land intended for urban construction by 2030 is 70,000 – 90,000 ha and averages 90 – 120 m2/resident.
5. Model of development and spatial structure:
a) Model of development:
Develop the Mekong Delta region that adopts the multi-center model on a medium scale based on developing agricultural ecoregions, which are typical, accord with economic development segmentation, reacts to climate change impacts, creating the agriculture industry which is diversified and attains a high specialization level based on agricultural industrialization and commercialization. This comprises the following detailed measures:
- Stratify urban systems in the region as the basis for establishment of centers that promote socio-economic development.
- Use the compact city model for urban development of the region; restrict expansion and development of concentrated urban areas on a large scale and to a large extent; avoid building continuously urbanized zones or strips within areas that are deeply flooded, in the midst of the plain and along the coast.
- Create spaces intended for retaining, controlling and percolating water in topographical layers within the vicinity of a region and urban area.
- Ensure consistency in development of water and land transport systems and integrated water management systems, and keep balanced between excavation and backfilling works during the process of construction and development of urban areas.
- Develop and protect particular and natural landscape zones in conjunction with transforming agro-forestry production sites and protecting water resources within the region.
Create 06 ecological agricultural zones based on the key roles specific to advantages of these zones in creating the agriculture industry which is diversified, has a high level of specialization, and in agricultural industrialization and commercialization, including Dong Thap Muoi, Long Xuyen Quadrangle, Tien and Hau river banks, Western bank of Hau river, Ca Mau peninsula and the East Sea coast.
b) Spatial structure of the region:
Based on particular geographical and territorial characteristics of the region, climate change impacts and main national-level strategic orientations towards development and regional developmental model, the Mekong Delta is divided into 03 Sub-regions having the following regional connection axes:
- Sub-regions
+ Deeply-flooded sub-regions, including part of Long An, Dong Thap, An Giang and Tien Giang province, part of Dong Thap Muoi and part of Long Xuyen Quadrangle.
+ Sub-regions in the midst of the plain, including Can Tho city, Vinh Long province and part of such provinces as An Giang, Kien Giang, Soc Trang, Hau Giang, Dong Thap, Ben Tre, Tien Giang and Long An.
+ Coastal Sub-regions, including Ca Mau, Bac Lieu, Tra Vinh and part of Kien Giang, Soc Trang, Hau Giang, Ben Tre, Tien Giang and Long An province.
- Major connection axes
Major axes playing their roles in connecting economic centers, international border gates and seaports within the region include:
+ Northeast - Southwest axes, including Ho Chi Minh city – Can Tho – Ca Mau expressway; No.1 National Highway (Ho Chi Minh city – Can Tho – Ca Mau); Ho Chi Minh road – N2 (Duc Hoa – Cao Lanh – Long Xuyen – Rach Gia); roads running along the coast of East Sea (e.g. My Tho – Ben Tre – Tra Vinh – Soc Trang – Bac Lieu – Ca Mau).
+ Northwest - Southwest axes, including Ha Tien – Rach Gia – Bac Lieu expressway; axes running along Hau river through Chau Doc – Can Tho – Soc Trang.
Expressway axes, including Ho Chi Minh city – Can Tho – Ca Mau and Ha Tien – Rach Gia – Bac Lieu, function as backbone axes in the whole region.
+ Water traffic axes, including Ho Chi Minh city - Ca Mau (via Xa No canal), Ho Chi Minh city - Ca Mau (on the coastal route), Ho Chi Minh city – Kien Luong – Ha Tien, Ca Mau – Rach Gia – Ha Tien, and 6 horizontal axes connecting Cambodia and the East Sea via Tien, Hau, Ham Luong, Co Chien, Vam Co Tay and Vam Co Dong river.
6. Orientation towards spatial development of the region:
a) Orientation towards development of Sub-regions:
- Deeply-flooded Sub-regions will account for 15% of total natural area of the entire region, including districts and towns to the West of Long An province; to the North of Dong Thap, An Giang province and to the Northwest of Tien Giang province.
There will be key urban areas including Chau Doc, Tan Chau (An Giang province); Hong Ngu, My An (Dong Thap province); Kien Tuong (Long An province).
Natural topographical conditions will be considered to find how to storing freshwater in deeply-flooded areas and create seasonally flooded wetlands which help to actively supply water for agricultural production, tend to push back saltwater, and reduce inundation throughout shallow wetlands and urban areas located in the midst of the plain. Build certain areas for regular water retention and convert into freshwater aquaculture and cajuput production, etc. Restrict expansion and development of urban areas on a large scale and gradually transform urban areas to adjust to new flooding situations.
- Sub-regions in the midst of the plain will account for approximately 38% of total natural area of the entire region, including Can Tho city, districts and towns to the North of An Giang, Kien Giang and Soc Trang province; to the West of Ben Tre, Vinh Long and Tra Vinh province (part of Cang Long and Cau Ke district); to the Southeast of Tien Giang province; to the South of Dong Thap province and to the Northeast of Hau Giang province.
There will be key urban areas to be developed, including Can Tho, Vinh Long, Long Xuyen, Binh Minh (Vinh Long province), Tinh Bien (An Giang province), Nga Bay (Hau Giang province), Cao Lanh, Sa Dec city (Dong Thap province), Ben Tre (Ben Tre province), My Tho and Cai Lay (Tien Giang province), Tan An, Ben Luc and Duc Hoa (Long An province).
Because these Sub-regions are shallowly flooded wetlands and have favorable edaphic conditions for development of the diversified and intensive agriculture industry, it is necessary to exploit land intended for construction of urban areas should be exploited; use the compact city model for urban development, restrict expansion of cities in a quantitative manner, avoid developing continuous urbanized regions or strips and save land for agricultural development. With respect to spatial arrangement of urban areas, it is necessary to create spaces available for retention, control and percolation of water; to keep balanced between excavation and backfilling works during the process of urban development so as to mitigate inundation and react to climate changes.
- Sub-regions running along the coast and on islands will account for approximately 47% of total natural area of the entire region, including Ca Mau, Bac Lieu province, districts, cities and towns to the Southwest of Kien Giang and Hau Giang province; to the South of Soc Trang, Tra Vinh, Vinh Long, Ben Tre, Tien Giang and Long An province.
These Sub-regions will encompass key urban areas, including Rach Gia, Phu Quoc, Ha Tien (Kien Giang province); Ca Mau, Song Doc, Nam Can (Ca Mau province); Bac Lieu, Gia Rai (Bac Lieu province); Soc Trang, Vinh Chau, Nga Nam (Soc Trang province); Vi Thanh, Long My (Hau Giang province); Tra Vinh, Duyen Hai (Tra Vinh province); Go Cong (Tien Giang province), Can Giuoc (Long An province).
In coastal areas inflicted by saltwater invasions, it is necessary to convert agricultural and aqua-cultural production that ensures sustainability and is in conjunction with growing mangrove forests along the coast, recovering forest ecosystems of Ca Mau peninsula and promoting the natural aggradations and sea land reclamation process. Urban and residential concentration areas will be developed to fit into land forms (e.g. arenosols or batters) existing at areas along the coast of the East Sea, Ca Mau peninsula and coastal areas of Long Xuyen Quadrangle.
Construction and development of urban areas located on islands must ensure sustainability and balance between economic development and conservation of historic relics, cultural heritage and environmental protection; maintain national security and defense at the regional and national level. Infrastructure will be gradually constructed and perfected with a view to building premium tourism and service centers in Vietnam and the Southeast Asian region.
b) Orientation towards development of urban systems:
Focus on improving urban quality and reacting to the trend in growth of population residing within Sub-regions located in the midst of the plain; restricting urban development scale and gradually reducing size of population living at deeply-flooded and coastal Sub-regions. Build medium- and small-scale urban areas, depending on natural conditions and socio-economic characteristics of the region, in order to find appropriate solutions to responding to effects of climate change and impacts upstream of the Mekong river.
Urban networks will be layered to form urban centers of agro-ecological zones and serve the purpose of promoting specialization and diversification of the economy and modernizing the agriculture industry, depending on particular characteristics and advantages of these zones. A network of 37 key urban areas at the regional and sub-regional level will be established, including 14 cities situated within mid-plains Sub-regions and 18 cities located within coastal Sub-regions and 5 cities located within deeply-flooded Sub-regions. These cities include the followings:
- Can Tho city will become a class-I urban area that is put under the central government s control and play its role as a trading, healthcare services, research, training, cultural, tourism and processing industry center in the entire region and mid-plains Sub-regions.
- Class-I urban areas will play their roles at the regional level, including 06 town-level urban areas such as My Tho (Tien Giang province), Tan An (Long An province), Long Xuyen (An Giang province), Rach Gia (Kien Giang province), Ca Mau (Ca Mau province) and Bac Lieu (Bac Lieu province). They include the following cities:
+ My Tho city that plays its role as one of the trading and tourism service centers of mid-plains Sub-regions to the North of the Tien river; as a developmental pole to the Southwest of the territory of Ho Chi Minh city; as a gateway city connecting the territory of Ho Chi Minh city and Mekong Delta region; as a hi-tech fruit and rural tourism center.
+ Tan An city that plays its role as a developmental pole to the Northeast of the Mekong Delta region; as a gateway city connecting the territory of Ho Chi Minh city and Mekong Delta region; as a trading and service center at the regional level.
+ Long Xuyen city that plays its role as one of the trading and service centers of mid-plains Sub-regions to the South of the Hau river; as a center for transfer of technologies for the hi-tech agriculture, especially rice and freshwater fish.
+ Rach Gia city that plays its role as a center located within coastal Sub-regions to the West of the Hau river; as a marine economy, trading and service center of the corridor running along the western coast.
+ Ca Mau city that plays its role as a center located within the coastal Sub-regions of the Ca Mau peninsula; as a national energy, oil and gas service, ecotourism service and fish processing center of the region.
+ Bac Lieu city that has its role as a center of coastal Sub-regions running along the coast of the East Sea; as a cultural, tourism, marine economy, brackish-water fish farming and clean energy center.
- Class-II urban areas will comprise 09 cities out of which 07 are town-level centers and socio-economic centers of provinces, including Go Cong (Tien Giang province), Ben Tre (Ben Tre province), Vinh Long (Vinh Long province), Cao Lanh (Dong Thap province), Tra Vinh (Tra Vinh province), Soc Trang (Soc Trang province), Vi Thanh (Hau Giang province) and 02 tourism cities such as Phu Quoc (Kien Giang province) and Chau Doc (An Giang province).
- Class-III and class-IV urban areas will comprise 21 cities/towns and are provincially-controlled cities and play their role as centers of provincially-controlled Sub-regions, including:
+ Such urban areas as Sa Dec (Dong Thap province), Nga Bay (Hau Giang province), Tinh Bien (An Giang province), Binh Minh (Vinh Long province), Cai Lay (Tien Giang province), Duc Hoa and Ben Luc (Long An province), located in the midst of the plain.
+ Urban areas, such as Ha Tien and Kien Luong (Kien Giang province), Song Doc, Nam Can (Ca Mau province), Gia Rai (Bac Lieu province), Vinh Chau, Nga Nam (Soc Trang province), Long My (Hau Giang province), Duyen Hai (Tra Vinh province) and Can Giuoc (Long An province), located within coastal Sub-regions.
+ Urban areas, such as Tan Chau (An Giang province), Hong Ngu and My An (Dong Thap province), Kien Tuong (Long An province), located within deeply-flooded areas.
c) Orientation towards development of rural residential areas:
- Gather resources for construction of new rural areas; build rural areas with a view to both improving old spaces and developing new ones within rural residential locations together with using the agricultural production model that adapts to climate change.
- Use the pattern of rural residential space to fit in with characteristics of each subregion: In deeply-flooded Sub-regions, build residential concentration clusters in the stilt house pattern; in mid-plain Sub-regions, build residential concentrations oriented towards modernization and population density growth; in coastal Sub-regions, build residential concentrations by adopting the form of floating facility cluster in line with mangrove forest landscapes and aqua-cultural production spaces.
- Develop urban areas oriented towards adaptability to climate change, i.e. using natural methods such as afforestation and expansion of spaces for water retention, control and percolation; enhancing water transport; designing houses and facilities adaptable to floods, improving living spaces and spaces intended for traditional community activities in line with spaces intended for design of particular local production landscapes within flood-proof residential areas; focusing on upgrading engineering and social infrastructure with the aim of ensuring the quality of life and providing favorable production conditions for the population. Conserve traditional trade villages, cultural villages, minority communities and develop the tourism industry.
d) Orientation towards industrial development:
- Focus on developing the agro-forestry, aquaculture product and food processing that is in line with raw material production areas, helps to manufacture diversified product lines and expand consumption markets. Develop industries ancillary to the agriculture industry such as manufacturing of chemical and mechanical engineering products used in the agriculture and fishery industry. Encourage and stimulate development of manufacturing of clean energy and renewable energy resources such as wind, solar and biomass energy.
- Prefer investing in development and optimum operation of industrial parks completely established by 2030 with an emphasis on multiplication of those intended for agricultural processing and auxiliary industries of which total area is expected to be 15,000 – 17,000 ha by 2030 and likely to rise to 20,000 – 24,000 ha later on; restrict expansion of existing ones or development of new ones if the occupancy rate for existing industrial parks is not high. Review and re-examine industrial parks which have already been established but of which investment in development has not yet been made in order to draw up the plan for conversion of use of these industrial parks to ensure effective land use. Control industries causing environmental pollution.
- Distribute industrial parks in the following key areas:
+ Multi-disciplinary industrial parks of the region which are mainly distributed in Long An and Tien Giang province or are adjacent to Ho Chi Minh city, and of which total area is expected to be about 10,000 ha.
+ Agro-aquaculture product processing and energy center of the region located in Can Tho city with total area of industrial parks which is expected to be approximately 1,500 - 1,800 ha, including industrial parks located in Tra Noc, O Mon and Thot Not.
+ Energy, aquaculture and fishery product processing centers ranged in size from 2,000 to 2,400 ha that are mainly distributed in Ca Mau, Tra Vinh, Soc Trang, Kien Giang and Bac Lieu province in line with power and wind power centers, and maritime economic zones.
+ Industrial parks intended for processing of agri-aquaculture products and industries ancillary to the agriculture industry in the rest of provinces.
- Medium- and small-sized industrial parks will provide support for the agriculture industry and traditional handicrafts and trade villages, will be developed, based on local advantages, to maintain balance between agriculture, forestry and aquaculture, and will ensure environmental and ecological protection. Conserve traditional trade villages and enhance the link between them and tourism development. Build the spatial patterns of industrial clusters and trade villages which correspond to ecological zones, scenery characteristics and climate change conditions.
dd) Orientation towards regional tourism development:
The Mekong Delta region will become a key national tourism area providing tourism products which are diverse and typical of river and island ecozones.
- Develop national- and regional-level tourist sites and attractions in line with protection of (e.g. alpine, forest, lake, river, etc.) ecosystems and conserve cultural and historic value, including Phu Quoc, Nam Can – Ca Mau Cape, Tram Chim – Lang Sen, Sam Mountain and Thoi Son national tourist sites; national tourist attractions such as Ong Ho Isle, Cao Van Lau Memorial Area, Ninh Kieu Pier, Ba Om Lake, Ha Tien and Van Thanh Temple, etc.
- Urban areas, such as Can Tho, Phu Quoc and My Tho, are planned to become tourist centers of the entire region which will be developed as follows:
+ Can Tho city will become a center of the tourism space to the West, including such cities and provinces as An Giang, Kien Giang, Dong Thap, Hau Giang, Soc Trang, Bac Lieu, Ca Mau and Can Tho; will emerge as a center that provides sightseeing tours around the Cape area and Tay Do, island retreats; ecotours; cultural discovery, historic relic and festival tours.
+ My Tho city will become a center of the tourism space to the East, including Long An, Tien Giang, Ben Tre, Vinh Long and Tra Vinh province; will emerge as a center that develops river and rural tourism; sightseeing tours of trade villages, historical and revolutionary war museums; community tourism.
- Create regional-level tourism routes based on connections between natural and cultural heritage sites.
- Invest in construction of consistent infrastructure and engineering physical facility systems which are ancillary to the tourism industry, ensure the links between tourism regions, zones and attractions within the region; completely build service centers, accommodation and travel facilities connected with tourism areas, sites and attractions in the region and other adjacent ones, and exploit advantages in typical products within the region.
e) Orientation towards trading and service development:
- Develop a regional-level trading – service – financial center in Can Tho city which will play a major role in distribution and circulation of commodities between the Mekong Delta region, Ho Chi Minh city and Cambodia, including the following agricultural commodities: rice, fish and fruit, etc. Trading and service centers at the subregional level will be located at key urban areas within Sub-regions, marine economic zones and border-gate economic zones.
- Service centers will be based at central cities of Sub-regions such as Can Tho, Rach Gia, Ca Mau, Bac Lieu, Hong Ngu, Ha Tien, etc., and comprise agricultural product research and development centers, commodity service, production support and trade promotion centers that are connected with agricultural ecozones.
- Develop logistics and warehousing service centers at the regional level in Can Tho city which serve cities and provinces such as Can Tho city, Vinh Long, Tra Vinh, Hau Giang, An Giang, An Giang, Kien Giang, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau province; those in Long An province which serve Long An, Tien Giang, Dong Thap and Ben Tre province. Additionally develop logistics and warehousing centers connected with deepwater ports within the region.
- Focus on developing trading centers existing in the form of central wholesale market at agricultural production and large-scale and large-quantity processing industry areas which have advantages in connection with the water and land transport systems; which are organized into commodity transaction center, wholesale center, distribution center and central warehouse.
- Develop economic zones within the region connected with key cities located within Sub-regions, including Phu Quoc (Phu Quoc special economic zone), Duyen Hai (Dinh An economic zone), Nam Can (Nam Can economic zone), Tan Chau and Tinh Bien (An Giang bordergate economic zone), Ha Tien (Ha Tien bordergate economic zone), Hong Ngu (Dong Thap bordergate economic zone) and Kien Tuong (Long An bordergate economic zone).
g) Orientation towards scientific research, education and training development:
- Establish concentrated higher-education areas having consistent infrastructure facilities. Prefer using vacant land for expansion of higher education establishments to meet national and international standards. Higher education establishments will provide training in key disciplines for the entire region and the whole nation, including agriculture, food technology, biology, economics and engineering disciplines.
- Can Tho city will become a national- and regional-level training center in which Can Tho University is a key multi-disciplinary higher education establishment at the national level and other higher education establishments connected with medical, cultural, social, humanitarian, healthcare, engineering and technological sectors. In Sub-regions, higher education establishments will be distributed in town-level urban areas within Vinh Long, Long An, Tien Giang, Dong Thap, Tra Vinh, An Giang, Hau Giang, Kien Giang and Bac Lieu province.
- Focus on developing community, vocational, healthcare, pedagogical, economic – engineering and construction engineering training colleges that are distributed within Can Tho city and 12 provinces in the Mekong Delta region.
- Continue to establish and develop intensive scientific research centers at the regional and national level within Can Tho city that concentrate on training in the agriculture sector (e.g. fruits, rice and fishery products), biotechnology, environment and climate change. Build biodiversity research centers within Phu Quoc with orientation towards conducting researches on protection of ecosystems and island biodiversity in line with tourism and community education activities.
h) Orientation towards healthcare, cultural, sports and physical activity development:
- Healthcare sector:
+ Can Tho city plays a role as a medical center of the Mekong Delta region where general hospitals and regional-level specialized hospitals are concentrated.
+ General hospitals located within town-level urban areas create the local network of medical centers that provide support for the regional-level medical center in Can Tho city.
- Culture, sports and physical activities:
Can Tho city and provinces will have typical cultural and historic values; will house a variety of cultural, sports and physical activity facilities at the regional and national level. Develop culture, physical activity and sports that are oriented towards conserving and promoting cultural and traditional values which have been recognized as the cultural and artistic brand of the region. Build regional-level sports and physical activity centers in Can Tho city, Cao Lanh and Tan An; build cultural centers connected with cultural and artistic heritages of the region that exist within Can Tho city, Bac Lieu and Tra Vinh province. Build and develop the international fair and exhibition center in Can Tho city.
i) Orientation towards agricultural and forestry development:
- Main production zones will be distributed in three areas having different ecological patterns to adapt to climate change and sea level rise:
+ Freshwater fish and cajuput forestry production zones distributed in deeply-flooded areas (total area of approximately 600,000 ha) on the basis of building of inundation control areas and freshwater retention dams;
+ Rice, vegetable and fruit farming zones distributed in plains (total natural area of approximately 1.5 million ha);
+ Aquaculture – fishery production zones connected with mangrove forests that are mainly located at the coast (total natural area of approximately 1.9 million).
- Forest and ecological landscape conservation zones: Restore and develop mangrove forests on Ca Mau peninsula, along the coastal corridor of East Sea and West Sea which are connected and joined together inside biosphere reserves of Kien Giang and Ca Mau province; cajuput forests located to the Northwest of Ca Mau peninsula (U Minh Thuong - U Minh Ha area), Dong Thap Muoi and Long Xuyen Quadrangle area; production forests to the West of Hau river and to the North of Long An province. Build ecological corridors running alongside rivers, canals which are connected to one another to protect cajuput forests.
- Conserve and develop Kien Giang biosphere reserve and Ca Mau Cape biosphere reserve.
- Strictly conserve specialized forests (total area of 95,000 ha) according to the planning for development of nationwide specialized forests by 2020 with vision to 2030.
- Conserve, develop and link fruit gardens along Tien and Hau river and from the upstream to the coast of East Sea, especially those located within Tien Giang, Ben Tre, Vinh Long, Can Tho and Hau Giang province.
7. Orientation towards traffic development:
Improve the existing traffic infrastructure to completely develop the traffic system in the region. Ensure satisfaction of traffic and transportation needs, close and consistent connections between transportation modes, especially water and road transport mode. Focus on development of public transportation in urban areas and connection between urban areas within the region by using modern and eco-friendly means of transport.
a) Road transport:
- Improve and build expressway routes such as Ho Chi Minh city – Trung Luong – Can Tho – Ca Mau; Ha Tien – Rach Gia – Bac Lieu; Chau Doc – Can Tho – Soc Trang.
- Improve and upgrade existing national highways, including:
+ Vertical axes including NH.1, NH.50, NH.60, NH.61, NH.61B, NH.80, NH.N1; NH.N2, NH.50B, PR.846, NH.60, NH.Quan Lo - Phung Hiep, NH.30B.
+ Horizontal axes including NH.62, NH.30, NH.53, NH.54, NH.63, NH.57, NH.91; NH.91B, NH.South Hau river (NH.91C), NH.62B, NH.62C, NH.80B.
- Build national highways away from build-up areas and upgrade certain provincial roads within the region to national highways, including NH.50 (detour around Go Cong town), NH.60 (detour around Tra Vinh city), NH.62B (Tan An – Go Cong road segment), NH.62C (the segment connecting Ho Chi Minh road and Ho Chi Minh city - Ca Mau expressway), NH.80B (the segment connecting Sa Dec city and Vinh Xuong border gate), NH.30B (the segment connecting Tan Hong district, Dong Thap and NH.1A), national road No.846 (the segment connecting Cao Lanh and Tien Giang).
- Develop national highways that conform to standards of class-II road and class-III roads in the plains.
- Connect national highways and provincial roads in the region to create an interconnection network and to fit them in the system of national expressways as a way to contribute to improving transportation capacity of road systems.
b) Water transport:
- Sea transport: Focus on improving channels through which vessels enter ports on Hau and Tien river, Ca Mau peninsula and along the coast of West Sea with a view to meeting freight and passenger transportation needs in the region. Provide a large number of engineering facilities and controlling equipment items to ensure maritime safety for vessels sailing on channels to enter ports; pay particular attention to international maritime routes to Cambodia via Tien and Hau river.
- Inland water transport: Prioritize investment in development of inland waterways routes that are connected in a convenient and consistent manner with the road transport system with the aim of promoting traffic and transportation capacity in the region. Main transportation routes will include:
+ Special-class routes, e.g. Tieu estuary - Cambodia boundary (the section running from Tieu estuary to Thuong Phuoc, Dong Thap province); Co Chien river (the section running from Tra Vinh canal to Co Chien junction); Dinh An estuary – Cambodia boundary (the section running from Dinh An estuary – Tan Chau junction, An Giang province); Vung Tau – Thi Vai – Ho Chi Minh city – My Tho – Can Tho (the section running from Ben Dinh, Vung Tau city to My Tho city); Ham Luong river (the section running from Tien river junction to Ham Luong estuary).
+ Class-I routes: Travelling routes from Dinh An estuary to Cambodia boundary (the section running from Tan Chau to Cambodia boundary); Co Chien river (the section running from Co Chien estuary to Tra Vinh canal junction).
+ Class-II routes: Vung Tau – Thi Vai – Ho Chi Minh city - My Tho - Can Tho (the section running from My Tho city to Can Tho city).
+ Class-III routes: Sai Gon – Ca Mau route running through Xa No canal (the section from Te canal junction - Ca Mau port); Sai Gon – Kien Luong route running through Lap Vo canal (the section from Te canal junction – Kien Luong – Ha Tien); Sai Gon sea coast – Ca Mau (the section from Te canal junction – Dai Ngai port – Ca Mau); Sai Gon – Kien Luong route running through Thap Muoi No.1 (the section from Te canal junction to Ba Hon, Kien Luong); Moc Hoa – Ha Tien (the section from Moc Hoa port to Ha Tien); Canal No.28 – Phuoc Xuyen canal (the section from Cai Be to Sa Rai, Dong Thap province); Rach Gia – Ca Mau (the section from Tac Cau port –o Ca Mau); Sai Gon – Ha Tien route running through Thap Muoi canal No.2 (the section from Te canal junction - Tri Ton canal, Hau Giang - Tam Ngan canal - Ha Tien); Can Tho - Ca Mau route running through Quan Lo canal to head for Phung Hiep.
- Sea ports:
+ By 2030, total throughput of goods is estimated at about 66.5 – 71.5 million tons/year out of which general and container freight accounts for 21.7 – 26.2 million tons/year.
+ Major national-level general ports (class-I) including Can Tho port, Hon Khoai port (Ca Mau province); it is expected that Bac Lieu port will be built after 2030.
+ General and specialized ports (class-II) located in the following local jurisdictions:
. Tien river area will include the following ports: Cao Lanh, Sa Dec (Dong Thap province), My Tho (Tien Giang province), Vinh Thai (Vinh Long province), Giao Long (Ben Tre province).
. Hau river area will include the following ports: My Thoi (An Giang province), Hau River (Hau Giang province), Dai Ngai (Soc Trang province), Tra Cu (Tra Vinh province).
. Ca Mau peninsula area and the coast of West Sea will include the following ports: Nam Can (Ca Mau province), Hon Chong, Bai No - Ha Tien, Binh Tri - Kien Luong, Rach Gia, Ben Dam, Duong Dong, An Thoi, Mui Dat Do, Nam Du (Kien Giang province).
+ Build and develop specialized ports intended for import of coal used in thermo power plants located at Duyen Hai (Tra Vinh province).
+ Keep on upgrading and improving inland water ports for the purpose of supporting road transport and creating the network interconnecting water and road transport system.
c) Airlines:
- By 2030, international airports, e.g. Can Tho and Phu Quoc, will meet 4E standards of the International Civil Aviation Organization (ICAO) while domestic airports, e.g. Ca Mau and Rach Gia, will meet 4C standards.
- Existing military aerodromes are expected to become airfields intended for rescue and national defence purposes.
d) Railways:
Construct and develop railway routes connecting Ho Chi Minh city with Can Tho city and Can Tho city with Ca Mau province as per the Prime Minister s Decision No. 1468/QD-TTg dated August 24, 2015 on approval for the revised General Planning for development of rail transport of Vietnam by 2020 with vision to 2030.
dd) Urban and rural traffic:
- Urban traffic:
+ Build urban traffic systems that are aligned with planning schemes in other sectors, conform to general construction planning schemes of cities and ensure the proportion of the traffic land area to the construction land area conforms to regulations applied to urban areas in the region. Save an adequate amount of land intended for static traffic and important facilities; ensure that the indicator showing the density of road networks in urban areas (the proportion of total length of road to urban construction land area) conforms to enforceable regulations and standards. Develop the sustainable urban traffic system based on building and consistent connection of water and land transport systems.
+ Organize the urban traffic system which is separate from the international one by using detours, ring roads, collector roads and intersection systems. Minimize national highways running through city centers.
+ Organize the public traffic network in urban areas under the following principles: It is necessary that the public passenger transport type should be selected to exploit natural characteristics of urban areas in the region; prefer defining and developing various public transport types, including local water taxis and buses connecting Can Tho city with town-level urban areas in the region; enhance development of green and environmentally-friendly public transport types; restrict and gradually reduce use of personal transport vehicles.
- Rural traffic:
+ Invest in development of rural traffic systems in the region to ensure conformity with new rural construction criteria. Rural traffic network will be interlinked with provincial and national roads with the aim of meeting demands for transportation and agricultural and rural modernization.
+ Promote geographical and natural advantages of each local subdivision and develop the traffic system that has integrated functions in the water resource, agro-forestry and other economic sectors, and ensure effective throughput.
+ Construct and improve existing rural traffic routes, ensure that traffic is smooth, and quality of road surface and facilities built on roads must meet applicable technical standards.
8. Orientation towards development of other infrastructure systems:
a) Foundation height and surface water runoff
- Determine zones inflicted by inundation:
+ 1stzone that is a zone deeply flooded due to impacts of Mekong river floods of which the average depth is at least 2 meters, located to the North and running along Vietnam - Cambodia boundary, including most of Dong Thap Muoi and Long Xuyen Quadrangle, and located within Long An, Dong Thap and An Giang province.
+ 2ndzone that is a zone averagely flooded due to impacts of Mekong river floods of which the average depth ranges from about 1m - 2m, and located within Long An, Tien Giang, Vinh Long province and Can Tho city.
+ 3rdzone that is a zone shallowly flooded due to impacts of both floods and high tides and encompasses Long An, Tien Giang, Vinh Long province, Can Tho city and Hau Giang province.
+ 4thzone that is a coastal zone inflicted by high tides.
- Construction foundation height:
+ Urban areas located within 1stand 2ndzone: Restrict earth filling, develop large concentrated urban areas, encourage directional development in parallel with the draining direction with the intention of reducing flood impacts on urban areas. Within urban areas with high construction density, it shall be necessary to carry out large-scale earth filling throughout the entire zone intended for construction of these urban areas in conjunction with building of anti-flood embankments; within rural areas with low construction density, it shall be necessary to carry out small-scale earth filling at each project, save unoccupied land for building lakes and connecting canals or ditches to facilitate water drainage.
+ Urban areas located within 3rdzone: It is advised that these urban areas be developed by adopting the compact city model; save vacant land for construction of lakes and connect canals and ditches to ensure effectiveness in water drainage.
+ Urban areas located within 4thzone: Develop urban areas on riverside and seaside arenosol and battue land. Within urban areas with high construction density, it shall be necessary to carry out large-scale earth filling of the entire zone intended for construction of these urban areas; within rural areas with low construction density, it shall be necessary to carry out small-scale earth filling at each project, save unoccupied land for building lakes and connecting canals or ditches to facilitate water drainage.
+ Within nature zones or those where residential density is low, calculate the allowed frequency of inundation as per regulations in force with the aim of reducing the excavation and earth filling volume and area and ensuring effectiveness in water drainage.
- Water surface runoff:
+ With respect to newly-constructed urban areas, build separate drainage and sewerage systems to reuse storm water and ensure cost-effective investments in wastewater treatment. With respect to old urban areas, improve the general drainage system and select solutions to building culverts with flow separation pits to collect wastewater carried to the centralized urban drainage station, and gradually separate the wastewater drainage system from the storm water one.
+ Improve and expand canals or channels and build balancing reservoirs inside build-up areas, protect and restore green spaces running along existing canals, ditches, rivers or streams.
- Flood and inundation prevention and control:
Flood prevention and control shall be carried out according to specialized planning schemes or anti-flood control planning schemes of specific local subdivisions. Build facilities controlling flood currents, anti-flood dykes and embankments, lakes with pumping stations and tidal barrage.
- Prevention and control of corrosion of river bank or seaside landslides:
+ Conduct observations and give warnings of zones facing high risks of landslide. Control and restrict mining of sand from rivers; dredge river beds to regulate flood flows which are prevented from causing any impacts on such river beds.
+ Apply proper measures to guard upstream protective forests running along Vietnam - Cambodia boundaries to retain water, reduce the speed of flood currents, and prevent floods from causing any corrosion destroying on natural surfaces.
b) Water supply
- Organize the water supply system to meet consumption demands for domestic and industrial tap water in the region under enforceable regulations. Ensure safety for water supply, conform to current and future conditions and minimize water loss.
- Mainly use surface water extracted from Tien and Hau river as sources of water supply for the region. Restrict use of groundwater supply, only use groundwater to supply water to dispersed areas having deficiencies in surface water, small-scale rural residential zones that are distant from the water supply network in the region.
- Total water consumption demand estimated by 2030 will be roughly 3,270,000 m3/day and night, including the volume of water consumed in urban areas which is estimated at about 1,890,000 m3/day and night, the volume of water consumed in concentrated rural areas which is estimated at about 750,000 m3/day and night, and the volume of water consumed for industrial purposes which is estimated at about 630,000 m3/day and night.
- Determine the water supply network on the basis of upgradation of existing water plants and build new water plants in order to meet water supply demands within urban areas having advantages in water sources. At coastal areas where surface water cannot be extracted, such as Ca Mau, Bac Lieu, Soc Trang, Tra Vinh, etc., build regional-level water plants on a scale specific to salinity margins. At areas which have already had water plants having high capacity for supplying water for urban areas, and impounding reservoirs, such as Kien Giang, Long An, etc., build pipelines carrying raw water or water-carrying canals or ditches with the objectives of decreasing construction of large-scale concentrated water plants located at both sides of Hau and Tien river. Provide supplementary water supply from regional-level water plants for areas having great water consumption demands. It shall be necessary to find out proper installation of pumping stations on salinity margins according to specific climate change scenarios in large urban areas where water plants are affected by saltwater invasions. - Regional-level water plants will comprise Tien river I water plant (Tien Giang province) having the output volume of 300,000 m3/day and night; Tien river II water plant (Vinh Long province) 300,000 m3/day and night; the cluster of Hau river 1 water plant (Can Tho city) and Hau river water plant (Hau Giang province) having the output volume of 600,000 m3/day and night; Hau river II water plant (An Giang province) having the output volume of 300,000 m3/day and night; Hau river III water plant (An Giang province) having the output volume of 150,000 m3/day and night;
c) Power supply
- Build and improve electrical grids within the region connected with the national one in order to meet domestic and industrial power supply demands of the region according to the sector-specific power development planning (The master map No.VII) and the planning for development of local subdivisions within the region. Ensure sufficient, continual and safe power supply at the presence and in the future. Focus on promoting natural and eco-friendly renewable energy.
- Total power supply demand of the entire region is estimated at about 9,681 MW by 2030 (including about 7,019 MW of power supply to urban areas and about 3,504 MW of power supply for industrial uses).
- Power sources:
+ Existing power plants: Tra Noc (193.5 MW), O Mon (600 MW), Ca Mau (1,500 MW), Bac Lieu wind power (99 MW).
+ Proposed power plants: Duyen Hai (4,400 MW), Hau Giang (5,200 MW), Long Phu (3,600 MW), Kien Giang (4,400 MW), Long An (1,200 MW), An Giang (2,000 MW).
+ Wind farms located at Ca Mau, Bac Lieu, Soc Trang, Tra Vinh and Ben Tre province.
- Electrical grids:
+ 500kV electrical grid:
. Improve the power generation capacity of existing 500 kV stations, such as O Mon, My Tho and Tra Vinh. Build new 500kV power stations, such as Duc Hoa, Thot Not, Hau Giang, Soc Trang and Kien Giang.
. Existing 500kV transmission lines, including Phu Lam - My Tho - O Mon, Nha Be - My Tho - Duyen Hai thermopower plant. Build new 500kV transmission lines such as Duc Hoa – Thot Not, Thot Not – Kien Giang, Thot Not – O Mon – Soc Trang, Duc Hoa – My Tho, My Tho – Hau Giang.
+ Renewable energy types: Develop the wind energy at areas located along the coast of East Sea; develop solar and biomass energy systems throughout the region.
d) Communications:
- Build and develop modern and safe communications infrastructure systems having large capacity, operating at high speed and reaching a large area, and constructing Can Tho city to become a high-quality communications service center across the region.
- Ensure that communications services have high quality and meet a variety of users’ demands.
- Gradually equip the entire region and the interprovincial, intra-provincial or local transmission network with optical wires, modern technologies and advanced transmission technologies. Develop mobile communications services which are oriented towards increasing capacity, extending and improving quality of coverage areas.
- Widely and effectively apply technology information for regulatory management, economical industries, social, cultural and national defence sectors.
dd) Water drainage and wastewater treatment:
- Total volume of wastewater in the entire region is estimated at about 1,735,243 m3/day by 2030, including about the volume of wastewater discharged from urban areas that are approximately 968,823 m3/day; the volume of wastewater discharged from industrial parks which is approximately 460,800 m3/day.
- All of class-V or higher-class urban areas, industrial parks and industrial clusters located upstream of Tien and Hau river, or from salinity margins on, must construct wastewater treatment zones that ensure that treated wastewater satisfies applicable sewage standards and conforms to standards applicable to industrial wastewater before being discharged into rivers. Urban areas located outside of the defence barrier. All of class-V or higher-class urban areas, industrial parks and industrial clusters located upstream of Tien and Hau river, or from salinity margins on, must construct wastewater treatment zones that ensure that treated wastewater satisfies applicable sewage standards and conforms to standards applicable to industrial wastewater before being discharged into rivers. Landfills and solid waste treatment complexes located upstream of Hau and Tien river (from salinity margins on) must have built-in leachate treatment zones satisfying applicable standards.
- Planning solutions:
+ Urban areas: Apply modern wastewater treatment technologies in urban areas, especially town-level cities and Can Tho city. Maintain shared discharge sewer systems inside existing urban areas, build flow-split sewer systems to carry wastewater to treatment stations, and gradually build separate wastewater drainage systems. Build separate wastewater drainage systems inside new urban areas.
+ Rural areas: Build shared water (both storm water and wastewater) drainage systems inside business districts and concentrated residential clusters. Treat wastewater by applying the biological process at lakes and canals.
+ Industrial zones or clusters: Separate storm water and wastewater drainage systems, build wastewater treatment and clarification stations meeting the Vietnamese regulation QCVN40/2011 before discharge into environment.
e) Solid waste treatment and cemeteries
- Solid waste treatment
+ Total amount of solid waste is estimated at about 19,424 tons/days by 2030, including that of household solid waste, which is expected to be about 7,076 tons/day; that of industrial solid waste which is expected to be 4,800 tons/day.
+ Collection and treatment of solid waste are carried out on a provincial scale. Build solid waste treatment zones transporting solid waste within a province at a distance of less than 40 km; on a scale of 40 - 50 ha for collection and treatment of solid waste within cities or towns. It is necessary to set up the planning for construction of hazardous solid waste landfills inside solid waste treatment zones in accordance with regulations on management of hazardous solid waste. Within rural districts, construct solid waste treatment zones transporting solid waste within a district at a distance of less than 20 km; on a scale of 10 - 20 ha for collection and treatment of solid waste within tow lets and rural areas.
- Cemeteries: Build cemeteries on a provincial or district scale which accord with native customs or practices.
9. Strategic environment assessment:
a) General solutions to preventing, mitigating and correcting impacts and risks:
- Develop and remediate ecosystems and biodiversity for sustainable and adaptable development of the region. Set up the land use and spatial planning based on ecosystem and conservation approaches; create buffer zones and exercise hydrographical management and edaphic defence; plant coastal protective forests to a large extent, implement integrated sea land reclamation and mangrove forest planting programs.
- Perform general water management and promote security for water resources. Set up the planning for natural lakes and ponds, actively store and control water within the region, and use water in a circular and economical manner. Diversify water supply sources to take active control of freshwater sources for household and production purposes; enhance use of storm water and restore groundwater.
- Develop the economy based on effective management and use of natural resources; strengthen application of technologies and technical sciences to save water, energy and protect land intended for agricultural and urban development purposes. Consistently develop the water and road transport system to meet transportation demands and ensure effective use of natural resources.
- Reduce pollution during the process of urban development by modernizing wastewater and solid waste treatment technologies, and boost garbage treatment activities. Protect natural landscapes and green spaces at the regional and urban level. Absolutely treat waste, control and oversee environmental pollution affecting urban, rural zones and industrial parks during the process of infrastructure construction. With respect to solid waste treatment zones, prioritize projects where advanced and modern garbage treatment technologies are used. Urban sewage and industrial wastewater must be treated in conformity with stipulated standard requirements before draining into environment.
- Find more green and renewable energy, and gradually replace fossil energy with renewable energy that is of sustainability.
b) Programs and plans for environmental monitoring in technical, managerial and surveying aspects:
- Put forward the program for general management of basins of Tien and Hau river.
- Set up the program for control of environmental pollution caused by waste disposed of from urban areas, industrial parks and clusters, and transportation activities, etc.
- Establish the system for monitoring of quality of environment in the region, the system of surveying and early warning of climate change, including warning of sea levels and abnormal river water level rise or prolonged drought.
Regulatory framework for regional development:
Gradually research and develop regional development policies which address the following 06 main groups:
- Enhance mutual cooperation between local subdivisions in the region on investment in development of socio-economic infrastructure, engineering infrastructure and environmental protection.
- Foster urban and industrial development and use land in an economical and effective manner.
- Provide finances for regional infrastructure development.
- Stimulate human resource development to ensure balanced and uniform production forces in the region.
- Encourage rural and agricultural production development.
- Grant particular policies and mechanisms to Ho Chi Minh city.
10. Investment preference programs and projects:
Prioritize development of projects of national significance and regional ones which is the main driving force in spreading such development to Sub-regions within the region. Concentrate on giving priority for investment in projects that play their role as the driving force for socio-economic development of the region and provinces thereof specific to particular sectors:
- As regards engineering infrastructure, prioritize development of framework engineering infrastructure having international, national and regional connections, including expressway routes such as Ho Chi Minh city – Trung Luong – Can Tho – Ca Mau; Ha Tien – Rach Gia – Bac Lieu; Chau Doc – Can Tho – Soc Trang; water transport routes and class-I and class-II seaports. Develop water resources management facilities to build areas intended for management of inundation and storage of freshwater in Dong Thap Muoi and Long Xuyen Quadrangle; interprovincial water resources, flood control and salinity invasion prevention projects. Build and improve regional-level water plants, including interprovincial clusters of water plants such as Hau River 1 and Hau River, Hau River 2 and Tien River 2.
- As regards social infrastructure, invest in key medical, educational and training, cultural, sports and physical activity projects at the regional level in Can Tho city and key urban areas within Sub-regions.
- As regards trading, service, science, technology and tourism, prioritize major projects within Sub-regions, which are connected with major traffic junctions.
- As regards agricultural economic and rural development, prioritize investments in development of agricultural economic zones applying high technologies. Develop large-scale mono-cropping areas, high-quality rice cultivation areas and those intended for growing fruits, raising fish having high economic value.
Article 2. Cooperation responsibilities and implementation organization
1. Regional development management model:
Establish the Government-controlled Steering Committee that is an entity giving the Prime Minister advice on performing his directive and managerial tasks in developing the Mekong Delta region. The Steering Committee shall be assigned duties to organize and cooperate with Ministries, centrally-governed sectoral departments and local jurisdictions within the region in implementation under the Proposal for revision of the regional construction planning for the Mekong Delta region by 2030 with vision to 2050.
2. Authorities of ministries and sectoral administrations:
- The Ministry of Construction: Conduct examination and inspection of implementation of the specified Planning; organize activities helping to review and revise the Planning under the direction of the Government and the Prime Minister. Cooperate with ministries, sectoral administrations, People’s Committees of provinces and cities in the region on monitoring of implementation of the Planning. Prepare the proposed list of construction planning schemes for the purpose of actualizing the Planning for submission to the Prime Minister to request his review and grant of his decision. Collaborate with the Ministry of Home Affairs in preparing the proposal for establishment of the Steering Committee and the regional Council.
- The Ministry of Planning and Investment: Collaborate with the Ministry of Finance and Ministries or sectoral administrations in compilation of the list of investment projects and preparation of regulatory policies concerning finances to call for investments in key engineering socio-economic infrastructure facilities within the region.
- The Ministry of Health and the Ministry of Education and Training: Collaborate with ministries, sectoral administrations and local jurisdictions in developing plans, solutions and regulatory policies and mechanisms for development of regional social infrastructure within their jurisdiction in order to share opportunities for gaining benefits from health, educational and training services between Mekong Delta provinces.
- The Ministry of Transport: Focus on executing projects for development of significant traffic infrastructure in the region, prioritize development of expressway, water transport routes and seaports in line with key urban areas within the region.
- The Ministry of Natural Resources and Environment: Cooperate with the Ministry of Construction, ministries, sectoral administrations and local jurisdictions in revision of the planning and plan to use land in conformity with the approved planning.
- The Ministry of Agriculture and Rural Development: Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and local jurisdictions in review of the planning schemes for prevention and control of floods and salinity invasion with a view to adjusting and supplementing functions relating to land use, effective operation of unoccupied land pieces and riverside landscapes to stimulate socio-economic development, and assuring anti-flood safety. Release instructions for exploitation of unoccupied land pieces located along the river banks and sea coasts.
- The Ministry of Home Affairs:
- Preside over and collaborate with the Ministry of Construction and local jurisdictions in the region in preparation of the proposal for establishment of the Steering Committee.
- Collaborate with ministries, sectoral administrations and local jurisdictions in study, review, revision and supplementation of legislative documents related to regulatory institutions, policies, mechanisms and directions for regional development.
- Establish, revise and supplement planning schemes and strategies for sectoral development in accordance with the approved planning within their jurisdiction and competence.
- Organize activities to review and revise relevant planning schemes within the jurisdiction of each province, city and implement activities specified in programs and projects after the Planning is approved.
Article 3.This Decision takes effect on the signing date.
The Ministry of Construction, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Transport, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Health and the Ministry of Defence; People s Committee of Can Tho city, Long An province, Tien Giang province, Ben Tre province, Dong Thap province, Vinh Long province, Tra Vinh province, Hau Giang province, An Giang province, Soc Trang province, Kien Giang province, Bac Lieu province, Ca Mau province, and Heads of relevant entities shall implement this Decision./.
For the Prime Minister
The Deputy Minister
Trinh Dinh Dung
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây