Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

thuộc tính Nghị định 209/2004/NĐ-CP

Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:209/2004/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:16/12/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở, Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý chất lượng công trình xây dựng - Theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16/12/2004, Chính phủ quy định: người tiếp nhận thông tin phản ánh của nhân dân về chất lượng công trình xây dựng có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản ánh... Nhà thầu khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính trung thực và tính chính xác của kết quả khảo sát, bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do khảo sát sai, sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại... Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại... Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định209/2004/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 209/2004/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 209/2004/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2004

VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

CHÍNH PHỦ

           Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

           Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

           Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng; áp dụng đối với chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2.  Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng
1. Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng.
2. Quy chuẩn xây dựng là cơ sở để quản lý hoạt động xây dựng và là căn cứ để ban hành tiêu chuẩn xây dựng.
3. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn xây dựng đối với các công trình xây dựng dân dụng bao gồm công trình công cộng và nhà ở, công trình công nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật được quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định này.
Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ vào quy chuẩn xây dựng, ban hành tiêu chuẩn xây dựng công trình chuyên ngành thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Những tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam thuộc các lĩnh vực sau đây bắt buộc áp dụng:
a) Điều kiện khí hậu xây dựng;
b) Điều kiện địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn;
c) Phân vùng động đất;
d) Phòng chống cháy, nổ;
đ) Bảo vệ môi trường;
e) An toàn lao động.
Trong trường hợp nội dung thuộc các điểm d, đ, e của khoản này mà tiêu chuẩn Việt Nam chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được phép áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài sau khi được Bộ quản lý ngành chấp thuận bằng văn bản.
5. Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giám sát của nhân dân về chất lượng công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư phải treo biển báo tại công trường thi công ở vị trí dễ nhìn, dễ đọc với nội dung quy định tại Điều 74 của Luật Xây dựng để tạo điều kiện cho nhân dân giám sát.
2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm chất lượng công trình xây dựng thì phải phản ánh kịp thời với chủ đầu tư, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đặt công trình xây dựng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng.
3. Người tiếp nhận thông tin phản ánh của nhân dân có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản ánh.
CHƯƠNG II
PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 4. Phân loại công trình xây dựng
Công trình xây dựng được phân loại như sau:
1. Công trình dân dụng:
a) Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ;
b) Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.
2. Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
3. Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay.
4. Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.
5. Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; công trình chiếu sáng đô thị.
Điều 5. Phân cấp công trình xây dựng
1. Các loại công trình xây dựng được phân theo cấp tại Phụ lục 1 của Nghị định này. Cấp công trình là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình xây dựng.
2. Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG  KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Điều 6. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng
1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt.
2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Mục đích khảo sát;
b) Phạm vi khảo sát;
c) Phương pháp khảo sát;
d) Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến;
đ) Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng;
e) Thời gian thực hiện khảo sát.
Điều 7. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
1. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt.
2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:          
a) Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; 
b) Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.
Điều 8. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
1. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gồm:
a) Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b) Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình;
c) Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng;
d) Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng;
đ) Khối l−ợng khảo sát;
e) Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát;
g) Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;
h) Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình;
i) Kết luận và kiến nghị;
k) Tài liệu tham khảo;
l) Các phụ lục kèm theo.
2. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này và là cơ sở để thực hiện các bước thiết kế xây dựng công trình. Báo cáo phải được lập thành 06 bộ, trong trường hợp cần nhiều hơn 06 bộ thì chủ đầu tư quyết định trên cơ sở thỏa  thuận  với  nhà  thầu khảo sát xây dựng.
3. Nhà thầu khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính trung thực và tính chính xác của kết quả khảo sát; bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do khảo sát sai; sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn  về  khảo sát xây dựng không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
Điều 9. Bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng
1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, nhà thầu khảo sát xây dựng phát hiện các yếu tố khác thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện tài liệu khảo sát không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
c) Trong quá trình thi công, nhà thầu thi công xây dựng phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế và biện pháp thi công. 
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định việc bổ sung nội dung nhiệm vụ khảo sát trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này theo đề nghị của các nhà thầu thiết kế, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 10. Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng về bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng  trong khu vực khảo sát
Trong quá trình thực hiện khảo sát tại hiện trường, nhà thầu khảo sát xây dựng có trách nhiệm:
1. Không được làm ô nhiễm nguồn nước, không khí và gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép;
2. Chỉ được phép chặt cây, hoa màu khi được tổ chức, cá nhân quản lý hoặc sở hữu cây, hoa màu cho phép;
3. Phục hồi lại hiện trường khảo sát xây dựng;
4. Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng, địa điểm khảo sát. Nếu gây hư hại cho các công trình đó thì phải bồi thường thiệt hại.
Điều 11. Giám sát công tác khảo sát xây dựng
1. Trách nhiệm giám sát công tác khảo sát xây dựng:
a) Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát xây dựng;
b) Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. Trường hợp không có đủ điều kiện năng lực thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn giám sát công tác khảo sát xây dựng.
2. Nội dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng:
a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt;
b) Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng.
3. Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng của chủ đầu tư:
a) Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo  sát xây dựng so với hồ sơ dự thầu về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng;
b) Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra phải được ghi chép vào nhật ký khảo sát xây dựng;
c) Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
Điều 12. Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng
1. Căn cứ để nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
a) Hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt;
c) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
d) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
2. Nội dung nghiệm thu:
a) Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
b) Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
c) Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát xây dựng theo hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết. Trường hợp kết quả khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng khảo sát và tiêu chuẩn xây dựng áp dụng nhưng không đáp ứng được mục tiêu đầu tư đã đề ra của chủ đầu tư thì chủ đầu tư vẫn phải thanh toán phần đã nghiệm thu theo hợp đồng.
3. Kết quả nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Nghị định này. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 13. Thiết kế kỹ thuật
1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:
a) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt;
b) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế kỹ thuật;
c) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
d) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dưung được duyệt, bao gồm:
a) Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương án lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ đầu tư;
b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng;
c) Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
Điều 14. Thiết kế bản vẽ thi công
1. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:
a) Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước;
b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng;                     
c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:
a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;
b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình;
c) Dự toán thi công xây dựng công trình.
Điều 15. Yêu cầu về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
1. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.
2. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
Điều 16. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
1. Sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu và xác nhận. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu thi công xây dựng. Biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Nghị định này.
2. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình: 
a) Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;
b) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế các bước trước đó đã được phê duyệt;
c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
d) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình gồm thuyết minh, bản vẽ thiết kế và dự toán, tổng dự toán.
3. Nội dung nghiệm thu:
a) Đánh giá chất lượng thiết kế;
b) Kiểm tra hình thức và số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.
4. Tùy theo tính chất, quy mô và yêu cầu của công trình xây dựng, chủ đầu tư được thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình để thực hiện thẩm tra thiết kế và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra. Trường hợp thiết kế không bảo đảm yêu cầu theo hợp đồng thì nhà thầu thiết kế phải thiết kế lại và chịu mọi chi phí, kể cả chi phí thẩm tra thiết kế.
5. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
Điều 17. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình
1. Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế;
b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.
2. Trường hợp thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở được duyệt thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư được sửa đổi thiết kế. Những người sửa đổi thiết kế phải ký tên, chịu trách nhiệm về việc sửa đổi của mình. 
CHƯƠNG V
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG  CÔNG TRÌNH
Điều 18. Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
1. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình  được  quy định tại Điều 19, Điều 20 của Nghị định này.
3. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 21 của Nghị định này. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
4. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
Điều 19. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu
1. Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu:
a) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
b) Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;
c) Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
d) Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
đ) Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;
e) Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
g) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
h) Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất  lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại.
Điều 20. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của tổng thầu
1. Tổng thầu thực hiện việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này.
2. Tổng thầu thực hiện việc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này đối với nhà thầu phụ.
3. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
4. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công việc do mình đảm nhận.    
Điều 21. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư
1. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư:
a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng;
b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối  với  vật  liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư  hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
- Xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này;
- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;
- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.
2. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với hình thức tổng thầu:
a) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng và tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (EPC):
- Thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đối với tổng thầu và với các nhà thầu phụ;
- Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điểm d khoản 1 Điều này đối với tổng thầu xây dựng;
- Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu phụ.
b) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay:
- Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;
- Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình, chủ đầu tư tiếp nhận tài liệu và kiểm định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm thu.
3. Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện.  
4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả.
5. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của  chủ  đầu tư phải  bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại.
Điều 22. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình     
1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng.
2. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
3. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu. 
Điều 23. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng     
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành:
a) Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
b) Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
3. Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.
4. Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công bộ phận công trình và công trình xây dựng được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài do chủ đầu tư lựa chọn.
Điều 24. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;
e) Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;
g) Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.
2. Nội dung và trình tự  nghiệm thu:     
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;
d) Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu phần xây dựng được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a và Phụ lục 4b của Nghị định này. Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ tên trong biên bản nghiệm thu.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
4. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Điều 25. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn  thi công xây dựng 
1. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 24 của Nghị định này và các kết quả thí nghiệm khác;
b) Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu;
c) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
d) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
đ) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải;
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện;
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
d) Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5a, 5b và 5c của Nghị định này.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác  nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.
Điều 26. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng:
a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 24 của Nghị định  này;
b) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
c) Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;
d) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
đ) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
e) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng:
a) Kiểm tra hiện trường;
b) Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
c) Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ;
d) Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;
đ) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;      
e) Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Biên bản nghiệm thu được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 và Phụ lục 7 của Nghị định này.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm:
a) Phía chủ đầu tư:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Người phụ trách thi công trực tiếp.
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Chủ nhiệm thiết kế.
Điều 27. Bản vẽ hoàn công
1. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.
Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì.
3. Bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận.
Điều 28. Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
1. Đối với các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
a) Các công trình xây dựng công cộng tập trung đông người như nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình xây dựng có chức năng tương tự;
b) Nhà chung cư, nhà làm việc, khách sạn nhiều tầng;
c) Các công trình hóa chất và hóa dầu, công trình kho chứa dầu, khí;
d) Các công trình đê, đập, cầu, hầm lớn.
2. Các công trình quan trọng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ phải kiểm tra và chứng nhận chất lượng.
3. Khuyến khích thực hiện kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn hoạt động kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về  chất lượng đối với công trình xây dựng.
CHƯƠNG VI
BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 29. Bảo hành công trình xây dựng
1. Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại.
2. Mức tiền bảo hành công trình xây dựng:
a) Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo các mức sau:
- 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành;
c) Tiền bảo hành công trình xây dựng, bảo hành thiết bị công trình được tính theo lãi suất ngân hàng do hai bên thoả thuận. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và chủ đầu tư có thể thỏa thuận việc thay thế tiền bảo hành công trình xây dựng bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương.
Điều 30. Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế. Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng;
b) Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng;
c) Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi phí tổn khắc phục;
b) Từ chối bảo hành công trình xây dựng và thiết bị công trình trong các trường hợp sau đây:
- Công trình xây dựng và thiết bị công trình hư hỏng không phải do lỗi của nhà thầu gây ra;
- Chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xây dựng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tháo dỡ;
- Sử dụng thiết bị, công trình xây dựng sai quy trình vận hành.
3. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra hư hỏng công trình xây dựng, sự cố công trình xây dựng kể cả sau thời gian bảo hành, tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII
BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 31. Cấp bảo trì công trình xây dựng
1. Công trình sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài. Công việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo các cấp sau đây:
a) Cấp duy tu bảo dưỡng;
b) Cấp sửa chữa nhỏ;
c) Cấp sửa chữa vừa;
d) Cấp sửa chữa lớn.
2. Nội dung, phương pháp bảo trì công trình xây dựng của các cấp bảo trì thực hiện theo quy trình bảo trì.
Điều 32. Thời hạn bảo trì công trình xây dựng
1. Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu đưa  công  trình xây dựng vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
2. Trường hợp công trình xây dựng vượt quá niên hạn sử dụng nhưng có yêu cầu được tiếp tục sử dụng thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, quyết định cho phép sử dụng trên cơ sở kiểm định đánh giá hiện trạng chất lượng công trình do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện. Người quyết định cho phép sử dụng công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 33. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
1. Đối với công trình xây dựng mới, nhà thầu thiết kế, nhà sản xuất thiết bị công trình lập quy trình bảo trì công trình xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình xây dựng. Đối với các công trình xây dựng đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định lại chất lượng công trình xây dựng và lập quy trình bảo trì công trình xây dựng.
2. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập quy trình bảo trì từng loại công trình xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình xây dựng tương ứng.
Điều 34. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xây dựng trong việc bảo trì công trình xây dựng
Chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình xây dựng trong việc bảo trì công trình xây dựng có trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy trình bảo trì công trình xây dựng.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình xây dựng bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.
CHƯƠNG VIII
SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 35. Nội dung giải quyết sự cố công trình xây dựng
1. Báo cáo nhanh sự cố:
a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình xây dựng đang thi công xây dựng;
b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình xây dựng đang sử dụng, vận hành, khai thác;
c) Gửi báo cáo sự cố công trình xây dựng cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp công trình xây dựng từ cấp I trở lên có sự cố hoặc sự cố ở các công trình xây dựng thuộc mọi cấp có thiệt hại về người thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng còn phải báo cáo người quyết định đầu tư và Bộ Xây dựng.
Mẫu báo cáo nhanh sự cố lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Nghị định này trong thời hạn 24 giờ sau khi xảy ra sự cố.
2. Thu dọn hiện trường sự cố:
a) Trước khi thu dọn hiện trường sự cố phải lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng;
b) Sau khi có đầy đủ hồ sơ xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng được phép tiến hành thu dọn hiện trường sự cố;
c) Trường hợp khẩn cấp cứu người bị nạn, ngăn ngừa sự cố gây ra thảm họa tiếp theo thì người có trách nhiệm quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được phép quyết định tháo dỡ hoặc thu dọn hiện trường xảy ra sự cố. Trước khi tháo dỡ hoặc thu dọn, chủ đầu tư  hoặc chủ quản lý sử dụng phải tiến hành chụp ảnh, quay phim hoặc ghi hình, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu phục vụ công tác điều tra sự cố sau này.
3. Khắc phục sự cố:
a) Sự cố phải được xác định đúng nguyên nhân để khắc phục triệt để;
b) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùy theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo pháp luật;
c) Trường hợp sự cố công trình xây dựng do nguyên nhân bất khả kháng thì chủ đầu tư hoặc cơ quan bảo hiểm đối với công trình xây dựng có mua bảo hiểm phải chịu chi phí khắc phục sự cố.
Điều 36. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng
1. Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng.
Trường hợp phải khảo sát, đánh giá mức độ và nguyên nhân của sự cố, nếu chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình không có năng  lực thực hiện thì phải thuê một tổ chức tư vấn xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của người gây ra sự cố công trình xây dựng.
2. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng bao gồm:
a) Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Nghị định này;
b) Mô tả diễn biến của sự cố;
c) Kết quả khảo sát, đánh giá, xác định mức độ và nguyên nhân sự cố;
d) Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.
CHƯƠNG IX
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 37. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
1. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước. Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Điều 38. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hàng năm thực hiện kiểm tra và báo cáo về tình hình chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi quản lý của mình gửi về Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 39. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định hướng dẫn về quản lý chất lượng công trình xây dựng trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
 




Phan Văn Khải

PHỤ LỤC 1

PHÂN CẤP, PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

 

Mã số

 

Loại công trình

CẤP CÔNG TRÌNH

Cấp

đặc biệt

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

I

CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

I-1

Nhà ở

 

a) Nhà chung cư

 

Chiều cao

≥30 tầng

 

hoặc

 

tổng diện tích sàn (TDTS)

≥ 15.000m2

Chiều cao

 20- 29 tầng

 

hoặc

 

TDTS

10.000 -

<15.000 m2

Chiều cao

 9 - 19 tầng

 

hoặc

 

TDTS

5.000 -

<10.000 m2

Chiều cao

 4 - 8 tầng

 

hoặc

 

TDTS

1.000 -

<5.000 m2

Chiều cao

≤ 3 tầng

 

hoặc

 

TDTS <1.000 m2

 

 

b) Nhà ở riêng lẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I-2

Công trình công cộng

a) Công trình văn hóa:

Thư viện, bảo tàng, nhà triển lãm, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, đài phát thanh, đài truyền hình.

Chiều cao

 ≥30 tầng

 

hoặc

 

nhịp ≥ 96m

 

hoặc

 

 

TDTS ≥ 15.000m

 

 

Chiều cao

20- 29 tầng

 

hoặc

 

nhịp 72 - < 96m

 

hoặc

 

TDTS

10.000 -

<15.000 m2

 

Chiều cao

9 - 19 tầng

 

hoặc

 

nhịp 36- <72m

 

hoặc

 

TDTS

5.000 -

<10.000 m2

 

Chiều cao

4 - 8 tầng

 

hoặc

 

nhịp 12 - <36m

 

hoặc

 

TDTS

 1.000 -

<5.000 m2

 

 

Chiều cao

≤ 3 tầng

 

hoặc

 

nhịp <12m

 

hoặc

 

TDTS  <1.000 m2

 

b) Công trình giáo dục:

Nhà trẻ, trưòng mẫu giáo, trường phổ thông các cấp, trưòng đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và  các loại trường khác.

c) Công trình y tế:

Trạm y tế, bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực, nhà hộ sinh, nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, nhà dưỡng lão, các cơ quan y tế: phòng chống dịch bệnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I-2

 

Công trình công cộng

 

 

d) Công trình thương nghiệp: chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, hàng ăn, giải khát, trạm dịch vụ công cộng

 

Chiều cao

 ≥30 tầng

 

hoặc

 

nhịp ≥ 96m

 

hoặc

 

TDTS ≥ 15.000m2

Chiều cao

20- 29 tầng

 

hoặc

 

nhịp 72 - < 96m

 

hoặc

 

TDTS

10.000 -

<15.000 m2

Chiều cao

9 - 19 tầng

 

hoặc

 

nhịp 36- <72m

 

hoặc

 

TDTS

5.000 -

<10.000 m2

Chiều cao

4 - 8 tầng

 

hoặc

 

nhịp 12 - <36m

 

hoặc

 

TDTS

 1.000 -

<5.000 m2

Chiều cao

≤ 3 tầng

 

hoặc

 

nhịp <12m

 

hoặc

 

TDTS  <1.000 m2

đ) Nhà làm việc: văn phòng, trụ sở

 

e)Khách sạn, nhà khách

 

g) Nhà phục vụ giao thông: nhà ga, bến xe các loại

 

h) Nhà phục vụ thông tin liên lạc: nhà bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiêt bị thông tin, đài lưu không

 

i) Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình.

Chiều cao

> 300m

Chiều cao

200- < 300m

Chiều cao

100m-<200m

Chiều cao

50m-<100m

Chiều cao

<50 m

k) Sân vận động

Sân thi đấu sức chứa >40.000 chỗ, có mái che, tiêu chuẩn quốc tế.

Sân thi đấu sức chứa 20.000 - ≤ 40.000 chỗ, có mái che, tiêu chuẩn quốc tế.

Sân thi đấu sức chứa 10.000 - ≤ 20.000 chỗ

Sân thi đấu sức chứa  ≤10.000 chỗ ngồi

Các loại sân tập cho thể thao phong trào

 

l) Nhà thể thao.

Nhịp ≥96m

hoặc

 có sức chứa >7.500 chỗ

Nhịp 72m -96m

hoặc

 có sức chứa

 5.000 - ≤ 7.500 chỗ

Nhịp 36m - <72m hoặc

có sức chứa

2000 - <5.000 chỗ

Nhịp <36m

hoặc

có sức chứa

< 2.000 chỗ

-

m) Công trình thể thao dưới nước

 

Bể bơi thi đấu có mái che đạt tiêu chuẩn quốc tế, sức chứa > 7.500 chỗ

 

Bể bơi thi đấu có mái che, sức chứa 5.000 - 7.500 chỗ

Bể bơi thi đấu, sức chứa 2.000- <5.000 chỗ

Bể bơi thi đấu, sức chứa <2.000 chỗ

Bể bơi cho thể thao phong trào

 

 

II

CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

II-1

Công trình khai thác than

a) Công trình mỏ than hầm lò

-

Sản lượng > 3 triệu T/năm

Sản lượng 1 - 3 triệu T/năm

Sản lượng 0.3 - <1 triệu T/năm

Sản lượng < 0.3 triệu T/năm

b) Công trình mỏ than lộ thiên

 

-

Sản lượng > 5 triệu T/năm

Sản lượng 2 - 5 triệu T/năm

Sản lượng 0.5 - <2 triệu T/năm

Sản lượng < 0.5 triệu T/năm

c) Công trình chọn rửa, tuyển than.

-

Sản lượng > 5 triệu T/năm

Sản lượng 2 - 5 triệu T/năm

Sản lượng 0.5 - <2 triệu T/năm

Sản lượng < 0.5 triệu T/năm

II-2

Công trình khai thác quặng

a) Công trình mỏ quặng hầm lò

Sản lượng > 5 triệu T/năm

Sản lượng > 1 triệu T/năm

Sản lượng 0.5 - 1 triệu T/năm

Sản lượng < 0.5 triệu T/năm

-

b) Công trình mỏ quặng lộ thiên

-

Sản lượng

> 2 triệu T/năm

Sản lượng 1 - 2 triệu T/năm

Sản lượng

<1 triệu T/năm

-

c) Công trình tuyển quặng, làm giầu quặng.

-

Sản lượng > 3 triệu T/năm

Sản lượng 1 - 3 triệu T/năm

Sản lượng

<1 triệu T/năm

-

II-3

 

Công trình khai thác dầu, khí đốt.

a) Công trình dàn khoan thăm dò, khai thác trên biển

Chiều sâu mực nước biển

> 5 Km

 

Chiều sâu mực nước biển từ 300M đến 5Km

 

Chiều sâu mực nước biển

< 300m

-

-

II-4

Công trình công nghiệp hoá

chất và hoá dầu,

chế biến khí

a) Công trình sản xuất hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng

-

Sản lượng > 500.000 T/năm

Sản lượng >100.000 - 500.000 T/năm

Sản lượng < 100.000 T/năm

-

b) Công trình sản xuất hóa dược, hóa mỹ phẩm.

-

Sản lượng > 300.000 T/năm

Sản lượng >50.000 - 300.000 T/năm

Sản lượng

< 50.000 T/năm

-

c) Công trình sản xuất phân bón (u rê, DAP).

-

Sản lượng > 1 triệu T/năm

Sản lượng >500.000 - 1 triệu T/năm

Sản lượng < 500.000 T/năm

-

II-4

Công trình công nghiệp hoá

chất và hoá dầu,

chế biến khí

 

d) Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

 

Với mọi quy mô

-

-

-

-

đ) Nhà máy lọc hóa dầu

Công suất chế biến dầu thô

> 500 thùng/ngày

Công suất chế biến dầu thô từ 300 - 500 thùng/ngày

Công suất chế biến dầu thô từ 100 -300 thùng/ngày

Công suất chế biến dầu thô

< 100 thùng/ngày

-

e) Nhà máy chế biến khí

Công suất

>10 triệu m3 khí/ngày

 

Công suất từ

5- 10 triệu m3 khí/ngày

Công suất

< 5 triệu  m3 khí/ngày

-

-

II-5

Kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống dẫn khí, dầu

a) Kho xăng, dầu.

Bể chứa có dung tích > 20.000 m3

Bể chứa có dung tích >10.000m3

Bể chứa có dung tích từ

5.000-10.000m3

Bể chứa có dung tích

< 5.000 m3

Bể chứa có dung tích  < 1.000 m3

b) Kho chứa khí hóa lỏng

-

Dung tích bể chứa >10.000m3

Dung tích bể chứa từ

5.000 -10.000 m3

Dung tích bể chứa< 5.000 m3

-

c) Kho chứa vật liệu nổ công nghiệp

 

 

Với mọi quy mô

-

-

-

 

c) Tuyến ống dẫn khí, dầu

-

Tuyến ống ngoài khơi; tuyến ống trên bờ áp lực > 60 bar

Tuyến ống trên bờ áp lực 19 - 60 bar

Tuyến ống trên bờ áp lực

7 - <19 bar

 

 

 

-

II-6

 

Công trình luyện kim

 

a) Công trình công nghiệp luyện kim mầu.

-

Sản lượng 500.000-1 triệu T/năm

Sản lượng 100.000 -<500.000 T/năm

Sản lượng < 100.000 T/năm

-

b) Công trình luyện, cán thép.

Khu liên hợp luyện kim

Sản lượng >1 triệu T/năm

Sản lượng 500.000-1 triệu T/năm

Sản lượng < 500.000 T/năm

-

II-7

Công trình cơ khí, chế tạo

a) Công trình cơ khí chế tạo máy công cụ các loại.

-

Sản lượng >5.000 Cái/năm

Sản lượng 2.500-5.000 Cái/năm

Sản lượng <2.500 Cái/năm

-

b) Công trình chế tạo thiết bị công nghiệp

-

Sản lượng >10.000 T/năm

Sản lượng

5.000 -10.000 T/năm

Sản lượng

< 500.000 T/năm

-

c) Công trình lắp ráp, sửa chữa ô tô xe máy.

-

>10.000

Xe/năm

3.000 -10.000 Xe/năm

< 3.000

Xe/năm

-

II-8

Công nghiệp điện tử-tin học

 

a) Lắp ráp sản phẩm (sản phẩm tương đương TV hay máy vi tính)

 

Sản lượng >

300.000 sf/năm

Sản lượng 200.000 -300.000 sf/năm

Sản lượng 150.000- < 200.000 sf/năm

Sản lượng 100.000 -150.00 sf/năm

Sản lượng < 100.000 sf/năm

b) Chế tạo linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện (sản phẩm tương đương mạch in điện tử hay IC)

 

Sản lượng >

500 triệu sf/năm

Sản lượng

400 -500 triệu sf/năm

Sản lượng

300- < 400 triệu sf/năm

Sản lượng

200 -300 triệu sf/năm

Sản lượng

< 200 triệu sf/năm

 

II-9

 

Công trình năng lượng

 

a) Công trình nguồn nhiệt điện

Công suất > 2.000 MW

Công suất

600- 2.000 MW

Công suất

50- < 600 MW

Công suất

 5 -  50 MW

Công suất

< 5 MW

b) Công trình nguồn thủy điện (phân cấp theo công suất điện năng hoặc theo quy mô hồ chứa và đập chính quy định tại mục các công trình thủy lợi, mã số IV-1, IV-2)

Công suất > 1.000 MW

 

 

 

Công suất 300 - 1.000 MW

 

 

 

Công suất 30

- < 300 MW

 

 

 

Công suất 3 -  < 30 MW

 

 

 

Công suất

< 3 MW

 

 

 

c) Công trình nguồn điện nguyên tử

>1.000 MW

≤1.000 MW

-

-

-

d) Công trình  đường dây và trạm biến áp

-

500 KV

110 KV

35 KV

-

 

 

II-10

 

Công trình công nghiệp nhẹ

 

a) Nhà máy dệt

-

Sản lượng ≥ 25 triệu mét/năm

Sản lượng 5 - < 25 triệu mét/năm

Sản lượng < 5 triệu mét/năm

-

b) Nhà máy in nhuộm

-

Sản lượng ≥ 35 triệu mét/năm

Sản lượng 10 - < 35 triệu mét/năm

Sản lượng < 10 triệu mét/năm

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II-10

 

Công trình công nghiệp nhẹ

 

 

c) Nhà máy sản xuất các sản phẩm may

 

 

 

-

Sản lượng ≥ 10 sản phẩm /năm

 

Sản lượng 2 - < 10 triệu sản phẩm /năm

 

Sản lượng < 2 sản phẩm /năm

 

-

d) Nhà máy thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da

 

 

 

-

 

Sản lượng ≥ 12 triệu đôi ( hoặc tương đương)

/năm

 

 

Sản lượng 1 - < 12 triệu đôi       ( hoặc tương đương)

/năm

 

Sản lượng < 1 triệu đôi ( hoặc tương đương)

/năm

 

 

-

đ) Nhà máy sản xuất  các sản phẩm nhựa

 

 

-

Sản lượng ≥ 15.000 T/năm

Sản lượng 2.000- < 15.000 T/năm

Sản lượng < 2.000 T/năm

-

e) Nhà máy sản xuất đồ sành sứ, thủy tinh

-

Sản lượng ≥ 25.000 T/năm

Sản lượng 3.000- < 25.000 T/năm

Sản lượng < 3.000 T/năm

-

g) Nhà máy bột giấy và giấy

-

Sản lượng ≥ 60.000 T/năm

Sản lượng 25.000 - < 60.000 T/năm

Sản lượng < 25.000 T/năm

-

 

 

 

 

 

 

II-11

 

 

 

 

 

 

 

Công trình chế biến thực phẩm

 

a) Nhà máy sản xuất dầu ăn, hương liệu

-

Sản lượng  ≥ 150.000  T/năm

Sản lượng  50.000 -150.000 T/năm

Sản lượng  < 50.000 T/năm

-

b) Nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát.

-

Sản lượng  ≥ 100 triệu lit/năm

 

Sản lượng 25 - < 100 triệu  lit/năm

 

Sản lượng  < 25 triệu  lit/năm

 

-

c) Nhà máy sản xuất thuốc lá

 

-

Sản lượng

≥ 200 triệu  bao/năm

Sản lượng

50 - < 200 triệu  bao/năm

Sản lượng

< 50 triệu  bao/năm

-

II-11

 

Công trình chế biến thực phẩm

 

d) Nhà máy sữa

-

Sản lượng  ≥ 100 triệu  lít s.phẩm/năm

Sản lượng 30 - < 100 triệu  lít s.phẩm/năm

Sản lượng  < 30 triệu  lít s.phẩm/năm

-

đ) Nhà máy sản xuất bánh kẹo, mỳ ăn liền

-

Sản lượng  > 25.000 T/năm

Sản lượng  5.000 -25.000 T/năm

Sản lượng  < 5.000 T/năm

-

e) Kho đông lạnh

-

Sức chứa  > 1.000  T

Sức chứa

250 -≤1.000 T

Sức chứa

<250  T

-

II-12

 

 

 

 

 

 

Công trình công

nghiệp vật liệu xây dựng

a) Nhà máy sản xuất Xi măng

-

Công suất > 2 triệu T/năm

Công suất 1 - 2 triệu T/năm

Công suất < 1 triệu T/năm

-

b) Nhà máy sản xuất gạch Ceramic, gạch Granit, ốp lát

-

Công suất > 5 triệu m3/năm

Công suất 2 - 5 triệu m3/năm

Công suất < 2 triệu m3/năm

-

c) Nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung.

-

Công suất

> 20 triệu Viên/năm

Công suất

10 - 20 triệu Viên/năm

Công suất

 < 10 triệu Viên/năm

-

d) Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh

-

-

Công suất ≥500.000 s.phẩm/năm

Công suất < 500.000 s.phẩm/năm

-

đ) Nhà máy sản xuất kính

-

Công suất > 20 triệu m2/năm

Công suất 10 - 20 triệu m2/năm

Công suất < 10 triệu m2/năm

-

 

e) Nhà máy sản xuất hỗn hợp bê tông và cấu kiện bê tông

 

 

 

-

 

Công suất > 1 triệu m3/năm

 

 

Công suất 500.000 - 1 triệu m3/năm

 

Công suất < 500.000 m3/năm

 

 

-

III

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

III-1

Đường bộ

a) Đường ô tô cao tốc các loại

Đường cao tốc với lưu lượng xe > 30.000 Xe quy đổi/ ngày đêm

hoặc

tốc độ >100km/h

 

Đường cao tốc với lưu lượng xe từ 10.000-30.000 Xe quy đổi/ngày đêm

hoặc

tốc độ >80km/h

 

Lưu lượng xe từ 3.000-10.000 Xe quy đổi/ ngày đêm

hoặc

tốc độ >60km/h

Lưu lượng xe từ 300-3.000 Xe quy đổi/ngày đêm

hoặc

đường giao thông nông thôn loại A

Lưu lượng xe <300 Xe quy đổi/ ngày đêm

hoặc

đường giao thông nông thôn loại B

b) Đường ô tô, đường trong đô thị

c) Đường nông thôn

III-2

Đường sắt

 

Đường sắt cao tốc

Đường tầu điện ngầm; đường sắt trên cao.

 

Đường sắt quốc gia thông thường

Đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương

-

III-3

Cầu

a) Cầu đường bộ

Nhịp >200m

Nhịp từ

100-200m hoặc sử dụng công nghệ thi công mới, kiến trúc đặc biệt

 

Nhịp từ 50-100m

Nhịp từ  25-50m

Nhịp từ  < 25m

b) Câù đường sắt

III-4

Hầm

a) Hầm đường ô tô

Hầm tầu điện ngầm

 

Chiều dài > 3000m, tối thiểu 2 làn xe ô tô, 1 làn đường sắt

 

Chiều dài từ 1000-3000m, tối thiểu 2 làn xe ô tô, 1 làn đường sắt

Chiều dài từ 100-1000m

Chiều dài <100m

b) Hầm đường sắt

c) Hầm cho người đi bộ

III-5

 

 

 

 

 

 

Công trình đường thủy

 

 

a) Bến, Ụ nâng tầu cảng biển

 

-

Bến,ụ cho tầu >50.000 DWT

Bến, ụ cho tầu 30.000-50.000 DWT

Bến, ụ cho tầu 10.000-30.000 DWT

Bến cho tầu <10.000 DWT

 

b) Cảng bến thủy cho tàu.nhà máy đóng sửa chữa tàu

> 5.000 T

3.000 - 5.000 T

1.500 – 3.000 T

750 -1.500 T

< 750T

III-5

 

Công trình đường thủy

c) Âu thuyền cho tầu

> 3.000 T

1.500 - 3.000 T

750- 1.500 T

200 - 750 T

< 200T

d) Đường  thủy có bê rộng (B) và độ sâu (H ) nước chạy tàu

 

- Trên sông

 

 

B > 120m;

H >5m

 

 

B= 90-<120m

H = 4- <5m

 

B = 70- < 90m

H = 3 - <4 m

 

B= 50- < 70m

H = 2- < 3 m

 

B < 50m

H < 2m

- Trên kênh đào

 

B > 70m;

H >6m

 

B= 50- <70m

H = 5 - < 6 m

B = 40 - <50m

H = 4- < 5m

B= 30 - < 40m

H = 2 - <4 m

B < 30m

H < 3m

III-6

Sân bay

Đường băng cất hạ cánh (phân cấp theo tiêu chuẩn cuả tổ chức ICAO)

IV E

IV D

III C

II B

I A

IV

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

IV-1

Công trình hồ chứa

 

Dung tích >5.000 x 106 m3

Dung tích  từ 1.000 x 106 -5.000 x 106 m3

Dung tích  từ 100 x106 -1.000 x106 m3

Dung tích  từ     1 x 106 -100 x 106 m3

Dung tích

<1 x 106 m3

IV-2

Công trình đập

a) Đập đất, đất - đá

Chiều cao

>100 m

Chiều cao

75  - 100 m

Chiều cao

25 - < 75 m

Chiều cao

15 - < 25 m

Chiều cao

< 15 m

b) Đập bê tông

Chiều cao

 > 150 m

Chiều cao

100 - 150m

Chiều cao

50 - < 100 m

Chiều cao

15 - < 50 m

Chiều cao

<15 m

c) Tường chắn

-

-

Chiều cao

> 50 m

Chiều cao

5 - 50 m

Chiều cao

<5 m

IV-3

Công trình thủy nông

a) Hệ thống thủy nông có sức tưới hoặc sức tiêu trên diện tích: S x 103 ha

Diện tích

> 75

Diện tích

> 50 - 75

Diện tích

10 - < 50

Diện tích

2 - < 10

Diện tích

< 2

b) Công trình cấp nước nguồn cho sinh hoạt, sản xuất có lưu lượng: Q (m3/s)

Lưu lượng

> 20

Lưu lượng

10 - < 20

Lưu lượng

2- < 10

Lưu lượng

< 2

-

IV-4

Đê-Kè

Đê chính, đê bao và đê quai (phân cấp theo quy phạm phân cấp đê của ngành thủy lợi)

 

Đặc biệt

I

II

III

IV

V

CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

V-1

Công trình cấp thoát nước

a) Cấp nước

 

> 500.000 m3/ngày đêm

 

300.000 ữ

500.000 m3/ngày đêm

100.000ữ

< 300.000 m3/ngày đêm

20.000 ữ100.000 m3/ngày đêm

< 20.000 m3/ngày đêm

b) Thoát nước

> 300.000 m3/ngày đêm

300.000ữ

100.000 m3/ngày đêm

50.000ữ

< 100.000 m3/ngày đêm

10.000ữ

< 50.000 m3/ngày đêm

< 10.000 m3/ngày đêm

V-2

Công trình xử lý chất thải

a) Bãi chôn lấp rác

-

500T/ngày

300-< 500 T/ngày

150- < 300 T/ngày

< 150 T/ngày

b) Nhà máy xử lý rác thải

 

> 3.000 T/ngày

1.000ữ< 3.000

T/ngày

300ữ< 1.000 T

/ngày

 

100ữ< 300

/ngày

 

< 100

T/ngày

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

 

BIÊN BẢN SỐ ...........................

NGHIỆM THU KẾT QUẢ KHẢO SÁT XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH .........(ghi tên công trình xây dựng).............

                                                                     

1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi tên công việc khảo sát, bước thiết kế xây dựng công trình)

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Chủ đầu tư :                           (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật :……………………………………...……

b) Nhà thầu giám sát khảo sát xây dựng, nếu có:               (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Họ và tên  người đại diện theo pháp luật:……………………………………………

c) Nhà thầu khảo sát xây dựng:               (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật:……………………………………………

3. Thời gian nghiệm thu :        

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng ......... năm.........       

Kết thúc :           ..........  ngày.......... tháng......... năm..........

Tại ………………………………………………………………………………………….

4. Đánh giá báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:

a) Về chất lượng công tác khảo sát xây dựng (đối chiếu với nhiệm vụ khảo sát  xây dựng);

b) Về quy mô và phạm vi khảo sát (đối chiếu theo hợp đồng khảo sát xây dựng);

c) Về số lượng, hình thức báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;

d) Các vấn đề khác, nếu có.

5. Kết luận:

      - Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

- Yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh và các kiến nghị khác nếu có.

NHÀ THẦU KHẢO SÁT XÂY DỰNG

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo           pháp luật và đóng dấu )

CHỦ ĐẦU TƯ

   (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu)

 

 

NHÀ THẦU GIÁM SÁT KHẢO SÁT XÂY DỰNG

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu )

 

Hồ sơ nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng gồm:

- Biên bản nghiệm thu và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

 

BIÊN BẢN SỐ ...........................

NGHIỆM THU THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

.........(ghi tên công trình xây dựng)............

 

1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ bước thiết kế, đối tượng thiết kế xây dựng công trình)

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Chủ đầu tư :                           (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật :………………………………..…..……

b) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:           (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Họ và tên, chức vụ người đại diện  theo pháp luật ….………………………………………

3. Thời gian nghiệm thu :        

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng ......... năm.........       

Kết thúc :           ..........  ngày.......... tháng......... năm..........

Tại ………………………………………………………………………………………….

4. Đánh giá hồ sơ thiết kế:

       a) Về chất lượng thiết kế xây dựng công trình : (đánh giá sự phù hợp với nhiệm vụ thiết kế và bước thiết kế trước đó đã được phê duyệt);

b) Về khối lượng công việc thiết kế xây dựng công trình: (đối chiếu theo hợp đồng thiết kế );

       c) Về hình thức, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;

d) Các vấn đề khác, nếu có.

5. Kết luận:

      - Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình;

- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thiết kế và các kiến nghị khác nếu có.

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo           pháp luật và đóng dấu)

CHỦ ĐẦU TƯ

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo        pháp luật và đóng dấu)

 

Hồ sơ nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình gồm:

- Biên bản nghiệm thu thiết kế và các phụ lục kèm theo biên bản này;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 4A

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

 

BIÊN BẢN SỐ ...........................

NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH .........(ghi tên công trình xây dựng)............

 

1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu và vị trí xây dựng trên công trình)

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu với nhà thầu phụ.

3. Thời gian nghiệm thu :        

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: …………………

4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 24  Nghị định này).

b) Về chất lượng công việc xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng).

c) Các ý kiến khác nếu có.

d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

5. Kết luận :

      - Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

      - Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

 (của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

 (Ghi rõ họ tên, chức vụ)

 

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP  

(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng gồm:

- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các phụ lục kèm theo nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 4B

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN SỐ ......................

NGHIỆM THU LẮP ĐẶT TĨNH THIẾT BỊ

CÔNG TRÌNH .........(ghi tên công trình xây dựng)............

 
 

1. Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:

- Nêu rõ tên thiết bị, vị trí lắp đặt trên công trình xây dựng.

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ.

3. Thời gian nghiệm thu :        

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: …………………

4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 24  Nghị định này).

b) Về chất lượng lắp đặt thiết bị (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình).

c) Các ý kiến khác nếu có.

d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

5. Kết luận :

      - Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

      - Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

 (Ghi rõ họ tên, chức vụ)

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

 (của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

Hồ sơ nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị gồm:

- Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị và các phụ lục kèm theo, nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 5A

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN SỐ ......................

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH  BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG,

GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH .........(ghi tên công trình xây dựng)............

 
 

 

1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu, vị trí xây dựng trên công trình).

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;

b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.

3. Thời gian nghiệm thu :        

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: ………………………………………………………..

4. Đánh giá bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng đã thực hiện:

a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với Điều 25 của Nghị định này).

b) Về chất lượng xây dựng bộ phận công trình hoặc giai đoạn thi công xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng).

c) Các ý kiến khác, nếu có.

d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

5. Kết luận :

      - Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.

      - Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu khác nếu có.

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

 (của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

 (Ghi rõ họ tên, chức vụ)

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

 (của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

Hồ sơ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng gồm:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng và các phụ lục khác kèm theo;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 5B

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

 

BIÊN BẢN SỐ ......................

NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ ĐƠN ĐỘNG KHÔNG TẢI

CÔNG TRÌNH .........(ghi tên công trình xây dựng)............

 
 

1. Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu bao gồm:

- Nêu rõ tên thiết bị, thời gian chạy thử (bắt đầu, kết thúc) và vị trí lắp đặt trên công trình.

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;

b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng;

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.

3. Thời gian nghiệm thu :        

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: ……………………………………………………….

4. Đánh giá công tác chạy thử  thiết bị đơn động không tải đã thực hiện:

a) Về căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 25 Nghị định này).

b) Về chất lượng chạy thử thiết bị đơn động không tải (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình).

c) Các ý kiến khác nếu có.

d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

5. Kết luận :

      - Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

      - Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

 (Ghi rõ họ tên, chức vụ)

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

Hồ sơ nghiệm thu chạy thử  thiết bị đơn động không tải gồm:

- Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 5C

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN SỐ ......................

NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ  LIÊN ĐỘNG KHÔNG TẢI

CÔNG TRÌNH .........(ghi tên công trình xây dựng)............

 
 

1. Hệ thống thiết bị được nghiệm thu bao gồm:

- Ghi rõ tên hệ thống thiết bị và thời gian chạy thử (bắt đầu, kết thúc), vị trí lắp đặt trên công trình, công trình.

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;

b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng;

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.

3. Thời gian nghiệm thu :        

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: ……………………………………………………….

4. Đánh giá công tác chạy thử thiết bị liên động không tải đã thực hiện:

a) Về căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 25 Nghị định này).

b) Về chất lượng chạy thử thiết bị liên động không tải (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình).

c) Các ý kiến khác nếu có.

d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

5. Kết luận :

      - Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

      - Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂT DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

Hồ sơ nghiệm thu chạy thử thiết bị liên động không tải gồm:

- Biên bản nghiệm thu chạy thử liên động không tải và các phụ lục kèm theo nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 6

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm , ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN SỐ ......................

NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ LIÊN ĐỘNG CÓ TẢI

CÔNG TRÌNH .........(ghi tên công trình xây dựng)............

 
 

1. Hệ thống thiết bị được nghiệm thu bao gồm:

- Nêu rõ hệ thống thiết bị và thời gian chạy thử (bắt đầu, kết thúc)

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Phía chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình : (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

- Người phụ trách thi công trực tiếp :  (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

- Chủ nhiệm thiết kế : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

3. Thời gian nghiệm thu :        

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại:  ……………………………………           

4. Đánh giá công tác chạy thử thiết bị liên động có tải đã thực hiện:

a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 26 Nghị định này).

b) Về chất lượng chạy thử thiết bị liên động có tải (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình).

c) Công suất đưa vào vận hành :

            - Công suất theo thiết kế đã được phê duyệt;

            - Công suất theo thực tế đạt được.

d) Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận :

      - Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu.

      - Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ

và đóng dấu pháp nhân)

 

CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ

và đóng dấu pháp nhân)

 

 

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ và đóng dấu);

NHÀ THẦU THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

Hồ sơ nghiệm thu chạy thử thiết bị liên động có tải gồm:

- Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 7

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

Tên Chủ đầu tư  ............................................................

………………………........................

…………………………………........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

Địa điểm, ngày…....... tháng…....... năm…........

BIÊN BẢN

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

HOẶC CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ  DỤNG

1. Công trình/hạng mục công trình:…………………………………….………………..…………………..

2. Địa điểm xây dựng:

3. Thành phần tham gia nghiệm thu:

a) Phía chủ đầu tư:  (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình : (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

- Người phụ trách thi công trực tiếp :  (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

- Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

- Chủ nhiệm thiết kế : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

4. Thời gian tiến hành nghiệm thu :    

Bắt đầu :             …....... ngày…........ tháng…....... năm…......       

Kết thúc :           ….......  ngày…........ tháng…....... năm…......

Tại: …………………………………………………………..

5. Đánh giá hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng:      

      a) Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu;

      b) Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật);

      c) Các ý kiến khác nếu có.

6.  Kết luận :

            - Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

            - Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có.

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ

và đóng dấu pháp nhân)

 

CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ

và đóng dấu pháp nhân)

 

 

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ và đóng dấu);

NHÀ THẦU THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên,  chức vụ và đóng dấu)

 

                  

Hồ sơ nghiệm thu gồm:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 8

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

Chủ đầu tư/Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình ………………………………….  ………………………………….

Công trình ……………………..

…………………………………..

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                    Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

____________________

 

Địa điểm, ngày......... tháng......... năm..........

      BÁO CÁO NHANH SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Kính gửi :       (tên cơ quan quản lý nhà nước theo quy định)

1. Tên công trình, vị trí xây dựng:

2. Các tổ chức cá nhân tham gia xây dựng:

            a) Nhà thầu khảo sát xây dựng: ….  (ghi tên tổ chức, cá nhân) …………………….................................

b) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình :  ………….  (ghi tên tổ chức, cá nhân)

c) Nhà thầu thi công xây dựng : ………….  (ghi tên tổ chức, cá nhân)

d) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng : ………….(ghi tên tổ chức, cá nhân)

3. Mô tả nội dung sự cố:

Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố

.......................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................

4. Thiệt hại sơ bộ về người và vật chất:

a) Tình hình thiệt hại về người, về vật chất: ...............……………………………..............................

            b) Về nguyên nhân sự cố: ……………………………………………………….…………………

5. Biện pháp khắc phục: …………………………………………………………………...............................

Nơi nhận : 

- Như trên;

- Lưu

 

 

 

 

NGƯỜI BÁO CÁO *

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

* Ghi chú:

            a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng;

            b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác.

PHỤ LỤC 9

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)

Chủ đầu tư/Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng………………………………………………………………….

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

____________________

 

Địa điểm, ngày......... tháng......... năm..........

      BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1. Tên công trình xảy ra sự cố: ……………………………………………………………............................……..

2. Hạng mục công trình xảy ra sự cố: ……………………………………………………...............................……

3. Địa điểm xây dựng công trình: ………………………………….............................…………………………..

4. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố được lập với các nội dung sau:

a) Thời điểm xảy ra sự cố : ……giờ….. ngày…… tháng ….. năm…….

b) Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố………………………

c) Sơ bộ về tình hình thiệt hại về người, về vật chất...……………………….

d) Sơ bộ về nguyên nhân sự cố (nếu có)…………………………………………………..

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN 

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng;

b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác.

Các thành phần tham gia lập biên bản khác gồm:

            - Nhà thầu thi công xây dựng : (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu)

            - Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình : (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu)

            - Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình : (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu)

            - Các thành phần khác, nếu có.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom - Happiness

No.209/2004/ND-CP

Hanoi, December 16th, 2004

DECREE

ON QUALITY MANAGEMENT OF CONSTRUCTION WORKS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;

At the proposal of the Construction Minister;

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1: Scope and subjects of application

This Decree guides the implementation of the Construction Law regarding the quality management of construction works; applies to investors, contractors, organizations and individuals involved in the survey, designing, construction, warranty and maintenance, management and use of construction works in the Vietnamese territory.

Article 2: System of construction standards

1. The system of Vietnamese construction standards consists of construction rules and consists of construction rules and construction standards.

2. Construction rules serve as the basis for the management of construction activities and the promulgation of construction standards.

3. The Construction Ministry shall promulgate construction rules as well as construction standards for civil construction works including public works and dwelling houses, industrial works and technical infrastructures defined in Clause 5, Article 4 of this Decree.

The ministries that manage specialized construction works shall base themselves on the construction rules to pr9omulgate construction standards for specialized works falling under their respective management.

4. Vietnamese construction standards in the following domains must be compulsorily applied:

a. Construction climatic conditions;

b. Hydrogeological, hydrometeorological conditions;

c. Earthquake zoning;

d. Fire and explosion prevention and fighting;

e. Environment protection;

f. Labor safety.

In cases of Points d, e and f of this Clause where Vietnamese standards are unavailable or insufficient, it is permitted to apply foreign standard after they are approved in writing by the branch-managing ministries.

5. The Construction Ministry shall prescribe the application of foreign standards on the Vietnamese territory.

Article 3: Supervision by people of the quality of construction works.

1. Investors must put up signboards in easy-to-see and easy-to-read positions in construction sits, which have the contents prescribed in Article 74 of the Construction Law in order to facilitate the supervision by people.

2. Organization and individuals, when detecting acts of violation related to the quality of construction works, must promptly report them to investors, Peoples Committees of communes, wards or townships where construction works are situated or to competent State management agencies in charge of construction.

3. Recipients of information reported by people shall have to promptly examine and process such information and reply in writing within 15 working days after the date of receiving such information.

Chapter II

CLASSIFICATION AND GRADING OF CONSTRUCTION WORKS

Article 4: Classification of construction works

Construction works are classified as follows:

1. Civil works:

a. Dwelling house, including apartment building and separate houses;

b. Public works, including cultural works; educational works, medical works; trading and service works; office buildings; hotels, guest houses; houses in service of traffic; houses in service of communication, towers for radio and television wave reception and broadcasting; railway stations, bus terminals; sport facilities of all kinds.

2. Industrial works, including coal-mining, ore-mining works; oil and gas-exploitation works; chemical, petrochemical works; petrol, oil and liquefied gas deports and gas and oil distribution pipelines; metallurgical works; mechanical and engineering works; electronics-informatics industrial works; energy works; light industrial works; food industrial works; construction material industrial works; industrial explosive manufacturing works and depots.

3. Traffic works, including road works; railway works; waterway works; bridges; tunnels; airfields.

4. Irrigation works, including: reservoirs; dams; culverts; pumping stations; wells; water pipelines; canals; assorted canal works and embankments

5. Technical infrastructure works, including water supply, water drainage works; waster-water treatment plants; waste treatment works; garbage storing and dumping grounds; garbage treatment plants; urban lighting works.

Article 5: Grading of construction works

1. Construction works are graded according to the levels prescribed in Appendix 1 to this Decree. Work grades shall serve as the basis for the grading and selection of contractors in construction activities; the determination of the number of designing steps and the construction work warranty duration.

2. When the grade of a construction work is prescribed according to many different criteria, it shall be determined according to the highest grades criteria.

Chapter III

QUALITY MANAGEMENT OF CONSTRUCTION SURVEYS

Article 6: Construction surveying tasks

1. Construction surveying tasks shall be elaborated by designing consultancy organizations or construction surveying contractors and approved by investors.

2. Construction surveying tasks must be suitable to the requirements of each type of surveying job and each designing step, and cover the following contents:

a. Surveying purposes;

b. Surveying scope;

c. Surveying methods;

d. Expected volumes of assorted surveying jobs;

e. Applied survey standards;

Article 7: Construction survey technical plans

1. Construction survey technical plans shall be elaborated by construction survey contractors and approved by investors.

2. Construction survey technical plans must satisfy the following requirements:

a. Being suitable to the construction surveying tasks approved by investors;

b. Complying with the applied construction survey standards.

Article 8: Contents of construction survey result reports

1. The contents of a construction survey result report:

a. Major contents of the construction surveying task;

b. Characteristics, size and nature of the work;

c. Position and natural conditions of the construction survey area;

d. Applied construction survey standards;

e. Surveying volume;

f. Surveying process, methods and equipment;

g. Data analysis, survey result evaluation;

h. Proposed technical solutions in service of the designing and construction of the works;

i. Conclusions and recommendations;

j. Reference materials;

k. Enclosed appendices.

2. Construction survey result reports must be checked and accepted by investors according of the provisions of Article 12 of this Decree and shall serve as the basis for carrying out construction designing steps. They must be made in 06 sets; in cases where more than 06 sets are needs, investors shall decide on the number of sets after consulting construction surveying contractors.

3. Construction surveying contractors must be responsible to investors and law for the truthfulness and accuracy of the survey results; compensate for damage caused by their improper performance of surveying tasks, for the increased volumes due to wrong surveys; for damage caused by the use of irrelevant information, materials, regulations and standards on construction surveys, and other acts of violation.

Article 9: Supplementation of construction surveying tasks

1. Construction surveying tasks may be supplemented in the following cases:

a. In the course of conducting construction surveys, construction surveying contractors detect unusual factors that directly affect design solutions;

b. In the course of designing, designing contractors detect that survey documents fail to meet the design requirements;

c. In the course of construction, construction contractors detect unusual factors compared to the survey documents, which directly affect design solutions and construction measures.

2. Investors shall have to consider and decide on the supplementation of surveying contents in the cases defined in clause 1 of this Article at the proposals of designing, construction surveying and/or construction contractors and take responsibility before law for their decisions.

Article 10: Responsibilities of construction surveying contractors for protection of the environment and construction works in the survey areas

In the course of conducting field surveys, construction surveying contractors shall have the responsibilities:

1. Not to pollute water sources, air or cause noise beyond the prescribed limit;

2. To fell trees or crops only when it is so permitted by the organizations of individuals that manage or own such trees or crops;

3. To restore the construction survey sites back to their original conditions;

4. To protect technical infrastructures and other construction works in the survey places or sites. If causing damage to such works, to pay compensation therefore.

Article 11: Supervision of construction surveys

1. Responsibilities for supervising construction surveys:

a. Construction surveying contractors must have a section specialized in self-supervising construction surveys;

b. Investors shall supervise construction surveys on a regular and systematic basis, from commencement till completion of surveys. If not fully capable, investors must hire consultants to supervise construction surveys.

2. Contents of self-supervision of construction surveys by construction surveying contractors:

a. Monitoring and checking the compliance with the construction survey technical plans already approved by investors;

b. Recording monitoring and checking results in construction survey diaries.

3. Contents of supervision of construction surveys by investors:

a. Examining the construction activity capability conditions of construction surveying contractors against the bid document sin terms of manpower, equipment and machinery in service of the surveys, laboratories to be used by construction surveying contractors;

b. Monitoring and examining the survey sits, surveying volumes and the observance of the surveying process according to the approved technical plans. Monitoring and supervising results must be recorded in construction survey diaries;

c. Monitoring and requesting construction surveying contractors to protect the environment and construction works in the survey sites according to the provisions of Article 10 of this Decree.

Article 12: Checking and acceptance of construction survey results

1. Grounds for checking and acceptance of construction survey results:

a. Construction surveying contracts;

b. Construction surveying tasks and technical plans already approved by investors;

c. Applied construction survey standards;

d. Construction survey result reports.

2. Checking and acceptance contents:

a. Assessing the quality of the surveys against the construction surveying tasks and the applied construction survey standards;

b. Checking the construction survey result reports in terms of their presentation and number;

c. Checking and accepting the construction surveying volumes already performed under the signed construction surveying contracts. Where the construction survey results are obtained in accordance with the surveying contracts and applied construction standards but fail to satisfy the investment objectives set by the investors, the investors must still pay for the volumes already checked and accepted in accordance with the contracts.

3. The results of checking and accepting the construction survey result reports must be recorded in writing according to the form prescribed in Appendix 2 to this Decree (not printed herein). Investors shall be accountable before law for he checking and accepting of the construction survey result reports.

Chapter IV

QUALITY MANAGEMENT OF WORK CONSTRUCTION DESIGNS

Article 13: Technical designs

1. Grounds for creation of technical designs:

a. Designing tasks and basis designs in the approved construction investment projects;

b. Reports on the construction survey results at the basic designing step, additional construction survey data and other conditions at the construction sites in service of the technical designing step;

c. Applied construction rules and standards;

d. Other requirements of the investors.

2. Technical design dossiers must accord with basic designs and approved construction investment projects, each consisting of:

a. The written explanation, covering the contents defined in the Governments Decree on management of construction investment projects, reconsidering and clarifying the selected plan on production techniques, technological chains and equipment, comparing economic and technical criteria, checking figures used as the designing basis; technical indications; explicating the contents not yet demonstrated in the design drawings and other contents requested by the investors.

b. Drawing, which must demonstrate in detail major dimensions and technical parameters as well as main materials, ensuring sufficient conditions for the making of cost estimates, total cost estimates and the creation of work construction drawing designs;

c. Cost estimates, total cost estimates for the construction of works.

Article 14: Construction drawing designs

1. Grounds for creation of construction drawing designs:

a. Designing tasks approved by the investors, for cases of one-step designing; the approved basis designs, for cases of two-step designing; the approved engineering designs, for cases of tree-step designing;

b. Applied construction standards and technical indications;

c. Other requirements of the investors.

2. A construction drawing design dossier consists of:

a. The written explanation, which must fully explain the contents not yet demonstrated in the drawings so that builders can correctly follow the designs;

b. Drawings, which must demonstrate in detail all parts of the works, their structures with full dimensions, materials and technical parameters to ensure the precise construction and sufficient conditions for the making of construction cost estimates;

c. Construction cost estimates.

Article 15: Requirements on the specifications of construction design dossiers

1. Construction design drawing must have sizes, scales and title frames and the demonstrated according to construction standards. In the title frame of each drawing three must be the names and signatures of the designers, design employers, design managers, representatives-at-law of the designing contractors and the stamps of the construction designing contractors, except fro cases where designing contractors are independent practitioners.

2. Written explanations, design drawings and cost estimates must be bound into design dossier files according to a uniform format, containing document lists, serial numbers and symbols for reference, and be preserved for a long time.

Article 16: Checking and acceptance of construction design dossiers

1. Design products, before being put to construction, must be check, accepted and certified by investors. Investors must be responsible for design drawings handled to construction contractors. Reports on the checking and acceptance of construction design dossiers shall be made according to the form prescribed in Appendix 3 to this Decree (not printed herein).

2. Grounds for checking and acceptance of construction design dossiers:

a. Construction designing contracts;

b. Approved designing tasks, designing steps;

c. Applied construction rules and standards;

d. Construction design dossiers shall each consist of the written explanation, design drawings, cost estimate or total cost estimate

3. Contents of checking and acceptance

a. Assessing the design quality;

b. Checking the construction design dossiers in terms of their form and quantity.

4. Depending on the nature, size and requirements of construction works, investors may hire fully capable consultants suitable to the type and grade of works to verity the designs and take responsibility for the verification results. Where a design fails to satisfy the requirements as contracted, the designing contractor must redesign and bear all costs, including design verification costs.

5. Construction designing contractors shall be accountable to investors and law for the quality of construction designs and must compensate for damage caused by their use of irrelevant information, documents, construction rules and standards, technical solutions, technologies, thereby affecting the quality of construction works, and other acts of violation.

Article 17: Change of construction designs

1. The approved construction designs may be changed only in the following cases:

a. The construction investment project are adjusted, thus requiring the change of the designs;

b. Irrationalities are detected in the course of construction and if the designs are not changed, the quality of the works, construction progress, construction methods and/or investment efficiency of the projects will be affected.

2. Where the construction design drawings are changed without causing any changes in the approved engineering designs or basic designs, investors or their construction supervising contractors shall be allowed to amend the designs. Those who amend the designs must sign their names and be responsible for the amendment.

Chapter V

MANAGEMENT OF CONSTRUCTION QUALITY

Article 18: Organization of construction quality management

1. Construction quality management includes quality management activities of construction contractors; construction supervision and construction work checking and acceptance by investors; author supervision by construction designing contractors.

2. Construction contractors must have a quality management system to perform the contents of construction quality management as prescribed in Article 19 and Article 20 of this Decree.

3. Investors must organize the construction supervision according to the contents prescribed in Article 21 of this Decree. Where an investor has no fully qualified supervision consultancy organization, it must hire a construction supervision consultant with sufficient construction activity capability conditions to conduct such supervision. Investors shall organize by themselves the checking and acceptance of construction works.

4. Construction designing contractors shall conduct author supervision according to the provisions of Article 22 of this Decree.

Article 19: Construction quality management by contractors

1. Contents of contractors construction quality management:

a. Setting up a quality management system suitable to the requirements, nature and size of construction works, defining the responsibility of each individual builder or building section for managing the quality of construction works;

b. Performing experiments to test construction materials, structures, supplies, equipment and technological equipment before construction and installation into construction works according to design standards and requirements;

c. Planning and conducting the examination of construction methods and progress;

d. Opening, and make entries in, construction diaries according to regulations;

e. Examining labor safety and environmental sanitation inside and outside the construction sites;

f. Checking and accepting internally and making construction completion drawings for completed construction parts, construction items and works;

g. Reporting to investors on the construction progress, quality and volumes, labor safety and environmental sanitation in the construction sites at the investors requirements;

h. Preparing documents to serve as the basis for checking and acceptance according to the provisions of Articles 24, 25 and 26 of this Decree and make written requests for checking and acceptance by investors.

2. Construction contractors must be accountable to investors and law for the quality of jobs they have done; compensate for damage caused by their contract breaches, use for materials of wrong types, poor-quality construction, for failures, environmental pollution and damage caused by their other acts.

Article 20: Construction quality management by general contractors

1. General contractors shall manage the construction quality according to the provisions of Clause 1, Article 19 of this Decree.

2. General contractors shall supervise the quality of construction performed by subcontractors according to the provisions of Clause 1, Article 21 of this Decree.

3. General contractors must be accountable to investors and law for the quality of jobs undertaken by them and done by subcontractors; compensate for damage caused by their contract breaches, use of materials of wrong types, poor-quality construction, for failures, environmental pollution and damage caused by their other acts of violation.

4. Subcontractors shall be accountable to general contractors for the quality of jobs they have done.

Article 21: Construction quality supervision by investors

1. Contents of construction quality supervision by investors:

a. Checking the conditions for commencement of construction of works according to the provisions of Article 72 of the Construction Law;

b. Checking the relevance of the construction contractors capabilities to the bid dossiers and construction contracts, including:

- Checking the construction contractors construction manpower and equipment brought into the construction sites;

- Checking the construction contractors quality management system;

- Checking the permits for use of machinery, equipment and supplies subject to safety requirement in service of construction;

- Checking the construction contractors laboratories and establishments manufacturing construction materials, structures and products in service of the construction.

c. Checking and supervising the quality of supplies, materials and equipment to be installed in the works, which are supplied by the construction contractors according to the design requirements, including:

- Checking the manufacturers quality certificates, the testing results of standard-complying laboratories and the results of equipment quality expertise conducted by organizations recognized by competent State bodies with regard to construction materials, structures, products and equipment to be installed in the works before they are put under construction;

- When doubting the results of the checking of the quality of materials and equipment to be installed in the works, which are supplied by the construction contractors, investors may check by themselves such supplies, materials and equipment.

d. Checking the construction methods applied by the construction of works, including:

- Checking the construction methods applied by the construction contractors;

- Checking and supervising on a regular and systematic basis the process of performance of jobs by the construction contractors at the construction sites. The checking results must be recorded in the investors supervision diaries or checking reports according to regulations;

- Certifying construction completion drawings;

- Checking and accepting construction works according to the provisions of Article 23 of this Decree;

- Collecting and checking documents serving the checking and acceptance of construction jobs, construction parts, construction stages, the checking and acceptance of equipment, the checking and acceptance of each completed construction item and the completed construction work;

- Detecting design errors and irrationalities and redress them or request the designing contractors to redress them;

- Re-expertising the quality of construction parts, construction items and the whole construction works when doubting their quality;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the concerned parties in, settling problems arising in the course of construction of works.

2. Contents of construction quality supervision by investors with regard to general contracts:

a. In case of performance of general construction contracts and general engineering, procurement and construction (EPC) contracts:

- Performing the jobs defined at Point a, Point b and Point c, Clause 1 of this Article with regard to general contractors and subcontractors;

- Checking and supervising general construction contractors according to Point d, Clause 1 of this Article;

- Joining general contractors in checking and supervising the construction by subcontractors.

b. In case of performance of general turnkey contract :

- Investors shall approve the progress of construction of works and the time for checking and acceptance of completed construction works;

- Before checking and accepting completed works, investors shall receive documents and expertise the quality of construction works if deeming it necessary for use as the basis for the checking and acceptance.

3. Investors must notify decisions on the tasks and powers of construction supervisors to construction contractors and construction designing contractors for collaboration.

4. Investors shall have to compensate for their contract breaches to construction contractors; be accountable before law for poor-quality checking and acceptance, thereby distorting the checking and acceptance results, for checking and acceptance of wrong volumes, volumes performed at variance with designs, and other acts of violation. Upon detecting construction quality-related wrong-doing committed by construction contractors, investors must force the contractors to stop construction and ask them to remedy consequences.

5. Investors construction supervision contractors must compensate for damage caused by their contract breaches; be accountable before law and investors for the poor-quality checking and acceptance conducted not in accordance with the applied standards and technical indications, at variance with designs, and other damage-causing acts.

Article 22: Author supervision by construction designing contractors

1. Construction designing contractors shall appoint fully capable persons to conduct author supervision according to regulations in the construction process.

2. When detecting construction performed at variance with designs, persons conducting author supervision must record such in the investors supervision diaries and request compliance with the designs. In case of failure to redress the wrong construction, construction designing contractors shall notify investors thereof in writing. Any design changes in the construction process must comply with the provisions of Article 17 of this Decree.

3. Construction designing contractors shall have to participate in checking and accepting construction works when so requested by investors. Through supervision, if detecting that construction items or construction works are not qualified for acceptance, construction designing contractors must inform investors thereof in writing, clearly stating the reasons for non-acceptance.

Article 23: Organization of checking and acceptance of construction works

1. Construction contractors must organize by themselves the checking and acceptance of construction jobs, particularly hidden jobs and parts; construction parts, construction items and whole works before requesting the checking and acceptance by investors. For construction jobs already checked and accepted but not yet promptly performed, they must be re-checked before being performed. For construction jobs and stages which, after being checked and accepted, are transferred to other contractors for continued performance, they must be certified, checked and accepted by such subsequent contractors.

2. Investors shall have to organize the checking and acceptance of construction works immediately after receiving the construction contractors written requests for checking and acceptance. The checking and acceptance of construction works is phased out as follows:

a. Checking and acceptance of each construction job in the course of construction;

b. Checking and acceptance of completed construction parts or construction stages;

c. Checking and acceptance of completed construction items or construction works before they are put to use.

3. Completed construction items and completed construction works may be put to use only after they are checked and accepted by investors.

4. When investors and/or contractors are foreign persons, the checking and acceptance reports, and the construction completion drawing of completed construction parts or works shall be made in Vietnam and a foreign language selected by investors.

Article 24: Checking and acceptance of construction jobs

1. Grounds for checking and acceptance of construction jobs:

a. Written checking and acceptance requests of construction contracts;

b. Construction drawing design dossiers approved by investors and approved design changes;

c. Applied construction rules ad standards;

d. Technical instruction manuals enclosed with construction contracts;

e. Results of material and equipment quality checks and test performed in the course of construction;

f. Construction diaries, supervision diaries of investors and other documents related to the checked and accepted objects;

g. Reports on the construction contractors internal checking and acceptance of construction jobs.

2. Checking and acceptance contents and order:

a. Checking the object subject to checking and acceptance at the construction sites: construction jobs and equipment statically installed at the sites;

b. Checking the results of tests and measurements which the construction contractors must perform to determine the quality and volumes of construction materials, structures and equipment to be installed in the works;

c. Assessing the compliance of construction jobs and equipment installation with the designs, construction standards and technical instruction manuals;

d. Checking and accepting before allowing the performance of subsequent jobs. The results of checking and acceptance of construction jobs shall be recorded according to the forms prescribed in Appendix 4a and Appendix 4b to this Decree (not printed herein). Persons directly engaged in the checking and acceptance must sign and write their full names in the checking and acceptance reports.

3. Participants in the checking and acceptance:

a. Construction supervisors of investors or construction supervisors of general contractors for general contracts;

b. Construction contractors persons in charge of construction techniques.

In case of general contracts, investors construction supervisors shall participate to oversee the general contractors faults, the construction contractors must remedy consequences and bear all costs, including re-expertising costs. Where jobs are not accepted due to the investors faults, the investors shall have to remedy consequence and indemnify construction contractors for any losses.

Article 25: Checking and acceptance of construction parts or construction stages

1. Grounds for checking and acceptance of construction parts or construction stages:

a. Documents stated at Point a, b, c, d, e and f, Clause 1, Article 24 of this Decree and other experiment results;

b. Reports on the checking and acceptance of jobs belonging to construction parts or construction stages to be checked and accepted;

c. Construction completion drawing of construction parts;

d. Reports on the checking and acceptance of completed construction parts and construction stages, conducted internally by construction contractors;

e. Preparatory work for deployment of subsequent construction stages;

2. Contents and order of checking and acceptance:

a. Checking the objects subject to checking and acceptance at the construction sites: construction parts, construction stages, conducting trial single-action and multiple-action non-load operation;

b. Checking the results of tests and measurements already performed by construction contractors;

c. Checking the construction completion drawings of construction parts;

d. Concluding on the compliance with the approved construction designs and construction standards; allowing the shift to another construction stage. The checking and acceptance results shall be recorded in writing according to the forms prescribed in Appendices 5a, 5b and 5c to this Decree.

3. Participants in the checking and acceptance:

a. Investors persons in charge of the construction supervision sections or general contractors persons in charge of the construction supervision sections in case of checking and accepting construction parts or construction stages accepting construction parts or construction stages performed by subcontractors.

b. Construction contractors persons in charge of construction;

In case of general contracts, investors persons in charge of the construction supervision section shall participate to oversee the general contractors checking and acceptance of job done by subcontractors.

Article 26: Checking and acceptance of completed construction items or construction works before they are put to use.

1. Grounds for checking and acceptance of completed construction items or construction works before they are put to use:

a. Documents stated at Point a, b, c, d, e and f, Clause 1, Article 24 of this Decree;

b. Reports on the checking and acceptance of construction parts or construction stages;

c. Results of experiments, adjustment, and multi-action load operation of the technological equipment system;

d. Construction completion drawings of construction works;

e. Reports on the checking and acceptance of completed construction items or construction works, conducted internally by construction contractors;

f. Competent State bodies written approvals regarding fire and

explosion prevention and fighting; environmental safety and operation safety according to regulations.

2. Contents and order of checking and acceptance of completed construction items or construction works:

a. Inspecting the sites;

b. Checking the construction completion drawings of construction works;

c. Checking the results of trial operation of the entire technological equipment and machine systems;

d. Checking competent State bodies written approvals regarding fire and explosion prevention and fighting; environmental safety and operation safety;

e. Checking the operation procedures and maintenance procedures of construction works;

f. Approving the checking and acceptance for putting construction works to operation and sue. Checking and acceptance reports must be made according to the forms prescribed in Appendix 6 and Appendix 7 to this Decree.

3. Participants in the checking and acceptance include:

a. On the investors side:

- The investors representatives-at-law and persons in charge of the construction supervision sections;

- The construction supervising contractors representative-at-law and persons in charge of the construction supervision sections.

b. On the construction contractors side:

- Representatives-at-law;

- Persons in charge of field construction.

c. On the side of construction designing contractors participating in the checking and acceptance at the request of the construction works investors:

- Representatives-at-law;

- Design managers;

Article 27: Construction completion drawings

1. Construction completion drawings are drawings of completed construction parts or construction works, reflecting the actual dimensions compared to the design dimensions, made on the basis of the approved construction design drawings. All changes compared to the approved designs must be reflected on the construction completion drawings.

Where the actual dimensions and parameters of construction parts or construction works are the same as those of the construction drawing designs, the design drawings in question shall be construction completion drawings.

2. Construction contractors shall have to make construction completion drawings of construction parts and construction works. In such drawings there must be the full names and signatures of their makers. Construction contractors representatives-at-law must sign and affix stamps thereon. Construction completion drawings shall serve as the basis for warranty and maintenance.

3. Construction completion drawings shall be signed for certification by investors’ construction supervisors.

Article 28: Checking and certification of construction quality compliance

1. For construction works where incidents, once occurring, can cause disasters, they must be checked and certified in terms of their quality compliance in order to ensure safety before they are put to operation and use. These works include:

a. Public works where people gather in large numbers, such as theaters, cinemas, circuses, school buildings, stadiums, gymnasiums, department stores, and construction works with similar functions;

b. Apartment buildings, office buildings, multi-story hotels;

c. Chemical and petrochemical works, oil and gas depots;

d. Big dykes, dams, bridges, tunnels;

2. Important works which must have their quality checked and certified at the Prime Ministers requests.

3. It is encouraged to check and certify the construction quality compliance of construction works not mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

4. The Construction Ministry shall guide the checking and certification of the quality compliance of construction works.

Chapter VI

WARRANTY OF CONSTRUCTION WORKS

Article 29: Warranty of construction works

1. The warranty duration shall start from the date the investors sign the reports on checking and acceptance of completed construction items or construction works for being put to use an are prescribed as follows;

a. Not shorter than 24 months, for all types of works of special grade and grade I;

b. Not shorter than 12 months, for other works.

2. Levels of warranty money for construction works:

a. Construction contractors and equipment supply contractors shall have to pay warranty money into investors contracts at the following levels:

- 3% of the contractual value for construction works or construction items specified at Point a, Clause 1 of this Article;

- 5% of the contractual value for construction works or construction items specified at Point b, Clause 1 of this Article.

b. Construction contractors and equipment supply contractors shall only be refunded the warranty money for construction works after the expiration of the duration and after the obtaining the investors certifications of the completion of the warranty work;

c. Warranty money for construction works and their equipment shall enjoy interest agreed upon by the two involved parties, construction contractors and investors may reach agreement on the substitution of the warranty money for construction works with the banks letters of underwriting of equivalent value.

Article 30: Responsibilities of involved parties for warranty for construction works

1. Investors, owners or use managers of construction works shall have the responsibilities:

a. To check the conditions of construction works, detect failures and request construction contracts and/or equipment supply contractors to repair and replace. Where contractors fail to provide proper warranty, investors, owners or use managers of construction works may hire other contractors. Hiring costs shall be paid from the warranty money for construction works;

b. To supervise, check and accept the remedy and repair by construction contractors and equipment supply contractors;

c. To certify the completion of warranty for construction works by construction contractors and equipment supply contractors.

2. Construction contractors and equipment supply contractors shall have the responsibilities;

a. To organize the remedy of failures immediately after receiving the requests of investors, owners or use managers of construction works and bear all costs thereof;

b. To refuse to provide warranty for construction works and their equipment in the following cases:

- Construction works and their equipment are out of order not due to the contractors faults;

- Investors commit violations of construction legislation and therefore are forced by competent State bodies to dismantle;

- Equipment or construction works are used at variance with operation procedures.

3. Construction surveying contractors, construction designing contractors, construction contractors, construction supervising contractors must compensate for damage or incidents caused to construction works due to their faults even after the expiration of the warranty duration and, depending on the seriousness of their violations, may be handled according to law provisions.

Chapter VII

MAINTENANCE OF CONSTRUCTION WORKS

Article 31: Levels of maintenance of construction works

1. Construction works, after being checked, accepted and put to use, must be maintained for long-term operation. The maintenance of construction works shall be carried out at the following levels:

a. Maintenance level;

b. Minor repair level;

c. Medium repair level;

d. Major repair level.

2. The contents and methods of construction work maintenance at different levels shall comply with maintenance procedures.

Article 32: Construction work maintenance duration

1. The construction work maintenance duration shall start from the date of checking, acceptance and putting of construction works to use till the expiry of their useful life prescribed by construction designing contractors.

2. Where construction works are already beyond their useful life but still requested to be further used, competent State management agencies must consider and decided to permit such use on the basis of the expertise and assessment of the works quality conditions conducted by fully capable consultancy organizations. Persons who issue decisions permitting the use of construction works shall be responsible for their decisions.

Article 33: Construction work maintenance procedures

1. For newly built construction works, designing contractors, equipment manufacturers shall work out the maintenance procedures suitable to the types and grades of such construction works. For construction works being in use for which maintenance procedures are unavailable, their owners or use managers must hire consultancy organizations to expertise their quality and work out their maintenance procedures.

2. Construction design contractors shall work out maintenance procedures for each type of construction work on the basic of relevant technical standards for construction work maintenance.

Article 34: Responsibilities of owners or use managers of construction works for construction work maintenance

Owners, use managers of construction works shall have the following responsibilities for construction work maintenance:

1. To organize the maintenance of construction works in accordance with construction work maintenance procedures.

2. To be accountable before law for the degraded quality of construction works due to non-compliance with the prescribed construction work maintenance procedures.

Chapter VIII

INCIDENTS OF CONSTRUCTION WORKS

Article 35: Contents of handling of incidents of construction works

1. Prompt incident reports:

a. Investors make reports on incident occurring at the construction works under construction;

b. Owners or use managers make reports on incidents occurring at construction works being in use, operation or exploitation;

c. Construction work incident reports shall be sent to the provincial-level Peoples Committees State management agencies in charge of construction. Where incidents occur in construction works of grade I or higher grades or incidents occur in construction works of all grades, inflicting damage, construction work owners or use managers must also report such incidents to the investment decision makers and the Construction Ministry.

Prompt incident reports shall be made according to the form prescribed in Appendix 8 to this Decree (not printed herein) within 24 hours after the incidents occur.

2. Clearance of incident scenes:

a. Before clearing the incident scenes, construction work incident dossiers must be compiled;

b. After obtaining full documents for the identification of the causes of construction work incidents, construction contractors, investors or use managers shall be permitted to proceed with the clearance of the incident scenes;

c. In cases where it is urgent to provide medical emergency for victims and prevent incidents from causing subsequent disasters, the responsible persons defined at Points a and b, Clause 1 of this Article shall be permitted to dismantle or clear up the incident scenes, Before doing so, investors or use mangers must take photos, shoot films or record images, gather evidence, and take notes in service of later investigation of the incidents.

3. Remedy of incidents:

a. The causes of incidents must be accurately identified and thoroughly remedied;

b. Organizations or individuals causing construction work incidents shall have to compensate for all damage and bear all expenses for he remedy of incidents, and, depending on the seriousness of their violations, may be handled according to law provisions;

c. Where construction work incidents occur due to force majeure causes, investors or insures, for insured construction works, shall have to bear expenses for the remedy of incidents.

Article 36: Construction work incident dossiers

1. When incidents occur at construction works, investors, owners or use managers shall have to compile dossiers of such construction work incidents.

Where it is necessary to investigate and assess the seriousness and causes of incidents, if construction work investors or use manager are incapable of doing so, they must hire construction consultancy organizations which are fully capable according to regulations to investigate, assess and identify the causes of incidents, clearly determine the liability of persons causing construction work incidents.

2. A construction work incident dossier consists of:

a. The report on the inspection of the incident scene, made according to the form prescribed in Appendix 9 to this Decree;

b. Written description of the occurrence of the incident;

c. Results of investigation, assessment, determination of the seriousness and cause of the incident;

d. Documents on the design and construction of the work, which are related to the incident.

Chapter IX

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 37: State management responsibilities for the quality of construction works

1. The Construction Ministry shall perform the uniform State management over the quality of construction works nationwide. The Ministries managing specialized construction works shall coordinate with the Construction Ministry in managing the quality of specialized construction works.

2. The provincial-level Peoples Committees shall, according to their decentralized powers, have to perform State management over the quality of construction works within the localities under their respective management.

Article 38: Organization of implementation

1. The Ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, and the provincial-level Peoples Committees shall annually examine the quality of construction works under their respective management and send reports thereon to the Construction Ministry for sum-up report to the Prime Minister.

2. The Ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, and the presidents of the provincial-level Peoples Committees shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to organize the implementation of this Decree.

3. The Construction Minister shall assume the prime responsibilities for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, guiding the implementation of this Decree.

Article 39: Implementation effect

This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette. All regulations guiding the management of the quality of construction works, which are contrary to this Decree, are hereby annulled.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 209/2004/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất