Thông tư 97/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

thuộc tính Thông tư 97/2007/TT-BTC

Thông tư 97/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:97/2007/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:08/08/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Chứng khoán

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán - Ngày 08/8/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 97/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo đó, các tình tiết sau sẽ được xem xét để giảm nhẹ việc xử phạt vi phạm: chủ động ngăn chặn vi phạm tiếp diễn, làm giảm bớt thiệt hại; tự nguyện khắc phục hậu quả; tự nguyện bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra sẽ do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét, quyết định; vi phạm do thiếu hiểu biết; do bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; do bị xúi giục, lôi kéo, ép buộc thì phải có cơ sở bằng chứng để chứng minh… Bên cạnh đó, sẽ tăng nặng nếu vi phạm nhiều lần là trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng trước đó chưa bị xử phạt hành chính; tái phạm là trường hợp trước đó đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa đến thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó. Chủ tịch UBCKNN có quyền xử phạt tiền tối đa đến 70 triệu đồng… Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư97/2007/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 97/2007/TT-BTC NGÀY 08 THÁNG 08 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 36/2007/NĐ-CP

NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

 

 

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP  ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này áp dụng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP  ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (dưới đây viết tắt là Nghị định số 36/2007/NĐ-CP).

1.2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 36/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính

2.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2.2. Người ra quyết định xử phạt phải căn cứ vào hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hình thức và mức xử phạt quy định tại chương II của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 6 Nghị định số    36/2007/NĐ-CP để quyết định áp dụng hình thức xử phạt, mức phạt, kể cả hình thức phạt bổ sung hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đó.

2.3. Việc áp dụng mức phạt tiền, kể cả khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, đều không được thấp hơn hoặc vượt quá khung phạt tiền đã quy định. Việc xác định mức trung bình của khung tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2.4. Đối với một hành vi vi phạm hành chính, chỉ được áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Các hình thức xử phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

3. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

3.1. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 6 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP.

3.2. Một số tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với một số tình tiết giảm nhẹ như: chủ động ngăn chặn vi phạm tiếp diễn, làm giảm bớt thiệt hại; tự nguyện khắc phục hậu quả; tự nguyện bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra sẽ do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét, quyết định; vi phạm do thiếu hiểu biết; do bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; do bị xúi giục, lôi kéo, ép buộc thì phải có cơ sở bằng chứng để chứng minh.

b) Đối với tình tiết tăng nặng như: vi phạm nhiều lần là trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng trước đó chưa bị xử phạt hành chính; tái phạm là trường hợp trước đó đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa đến thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó.

II. HÀNH VI VI PHẠM

1. Một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:

1.1. Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 9: “Lập hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch, gây hiểu lầm hoặc  không có đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật”, là việc tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành lập hồ sơ, cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ hoặc che giấu sự thật về những nội dung quan trọng liên quan đến Giấy đăng ký chào bán, bản cáo bạch, điều lệ, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành hoặc Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, cam kết bảo lãnh (nếu có) và các tài liệu liên quan khác.

1.2. Điểm b khoản 2 Điều 9: “Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép phát hành chứng khoán ra công chúng”, là việc tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành sử dụng những thông tin không chính xác so với nội dung trong bản cáo bạch để quảng cáo, chào mời về chứng khoán trước khi được phép phát hành ra công chúng, ảnh hưởng đến giá chứng khoán và quyết định đầu tư của nhà đầu tư.

1.3. Khoản 3 Điều 9: “Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và các tổ chức cá nhân xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng”, là việc cố ý tạo ra những tài liệu không đúng về những nội dung quan trọng liên quan đến Giấy đăng ký chào bán, bản cáo bạch, điều lệ, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành hoặc Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, cam kết bảo lãnh (nếu có) và các tài liệu liên quan khác. Những tài liệu này gây hiểu lầm, có ảnh hưởng đến quyết định cấp giấy chứng nhận phát hành chứng khoán ra công chúng của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và quyết định đầu tư của nhà đầu tư.

1.4. Điểm a khoản 2 Điều 10: “Không nộp hồ sơ đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng”, là việc công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ thực góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên không nộp hồ sơ công ty đại chúng cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng.

1.5. Điểm b khoản 2 Điều 10: “Hồ sơ công ty đại chúng đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có những thông tin sai lệch hoặc không có đủ thông tin cần thiết”, là việc công ty đại chúng cố ý hoặc vô ý lập hồ sơ, cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ hoặc che dấu sự thật về những nội dung quan trọng liên quan đến điều lệ công ty; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý, cơ cấu cổ đông và báo cáo tài chính năm gần nhất.

1.6. Khoản 2 Điều 13: “Tổ chức niêm yết, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán, tổ chức, cá nhân xác nhận hồ sơ niêm yết có sự giả tạo trong hồ sơ niêm yết, gây hiểu lầm nghiêm trọng” là việc cố ý tạo ra những tài liệu không đúng về Giấy đăng ký niêm yết, bản cáo bạch, điều lệ, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết, hợp đồng tư vấn (nếu có) và các tài liệu liên quan khác. Những tài liệu này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định cấp phép niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán và sự đánh giá, quyết định đầu tư của nhà đầu tư.

1.7. Khoản 1 và khoản 2 Điều 14 quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán được hiểu là ngoài Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán.

1.8. Khoản 2 Điều 18 quy định việc tổ chức giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán là việc tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán phải tuân thủ đúng Quy chế giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

1.9. Khoản 1 Điều 26: Gian lận hoặc lừa đảo trong giao dịch chứng khoán trên thị trường là hành vi của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức thực hiện các hành vi cụ thể về các khoản giao dịch như sau:

a) Trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các hoạt động tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót các thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các dịch vụ chứng khoán;

b) Trực tiếp tham gia vào việc công bố những thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ các thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường;

c) Trực tiếp hay gián tiếp tham gia giao dịch thao túng giá, giao dịch tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo; cố ý cung cấp tài liệu giả, làm giả, làm sai lệch tài liệu hoặc tiêu huỷ tài liệu giao dịch để lừa đảo, dụ dỗ khách hàng mua, bán chứng khoán.

1.10. Khoản 1 Điều 27: Giao dịch nội bộ trong giao dịch chứng khoán là hành vi của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức có được thông tin nội bộ có giá trị và sử dụng thông tin đó trước khi thông tin được công bố ra công chúng để mua, bán cho chính mình hoặc cung cấp cho bên thứ ba để hưởng hoa hồng với khoản thu trái pháp luật lớn từ thông tin nội bộ có giá trị mà có được.

1.11. Khoản 1 Điều 28: Giao dịch thao túng thị trường chứng khoán là hành vi của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức thực hiện các hành vi giao dịch để làm cho mọi nhà đầu tư khác hiểu sai lệch về thị trường, cụ thể về các khoản giao dịch như sau:

a) Tạo ra giao dịch vòng tròn, tức là người này bán cho người kia, sau một vòng giao dịch trở về người bán ban đầu, nhưng giữa các người bán và người mua đều không thu được lợi nhuận, chỉ nhằm tạo ra cho loại chứng khoán đó thường xuyên có giao dịch mua bán trên thị trường;

b) Tạo ra giao dịch giữa người bán và người mua nhưng không hưởng lợi nhuận, các chi phí về giao dịch đó đều do người thứ ba chi trả;

c) Giao dịch để tạo cho mức giá của loại chứng khoán đó được duy trì ổn định (không tăng, không giảm trên thị trường) được coi đó là giao dịch nhằm duy trì ổn định giá trên thị trường;

d) Giao dịch để nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường.

1.12. Điểm b khoản 2 Điều 33: “Không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xảy ra các sự kiện bất thường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán”, là việc Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời các sự kiện bất thường về sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng tài chính, hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ chứng khoán của tổ chức mình dẫn đến ảnh hưởng biến động giá chứng khoán trên thị trường.

1.13. Khoản 1 Điều 34: “Hành vi trì hoãn, trốn tránh, không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử theo yêu cầu của Đoàn thanh tra và thanh tra viên”, là việc không cung cấp hoặc cố tình kéo dài thời gian cung cấp các hồ sơ tài liệu, dữ liệu điện tử theo yêu cầu của Đoàn thanh tra, thanh tra viên; không bố trí, bố trí không kịp thời hoặc bố trí người không có trách nhiệm làm việc với Đoàn thanh tra; không cung cấp đúng thực tế các thông tin báo cáo, chứng từ sổ kế toán và những hồ sơ tài liệu khác theo yêu cầu của Đoàn thanh tra; và các hành vi trì hoãn, trốn trách khác theo quy định của pháp luật.

            2. Các hành vi vi phạm khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP.

III. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1.1. Chánh Thanh tra chứng khoán có quyền

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm mà không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả.

1.2. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có quyền

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Nghị định 36/2007/NĐ-CP;

d) Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 và khoản 2 Điều 14 Nghị định 36/2007/NĐ-CP.

1.3. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm 1.1 và 1.2 khoản này vắng mặt thì được uỷ quyền cho cấp phó trực tiếp bằng văn bản để xử phạt vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 36 Nghị định 36/2007/NĐ-CP và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Quyết định xử phạt

2.1. Quyết định xử phạt phải do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ký và đóng dấu.

2.2. Trong trường hợp một tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều loại hành vi vi phạm khác nhau, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ ra một quyết định xử phạt. Trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của từng tổ chức, cá nhân để ra quyết định xử phạt riêng đối với từng đối tượng này.

2.3. Trong trường hợp hình thức, mức xử phạt vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu về hành vi vi phạm lên người có thẩm quyền xử phạt cao hơn trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất hồ sơ vi phạm.

Hồ sơ vi phạm bao gồm:

- Biên bản về vi phạm hành chính (bản gốc);

- Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính (bản gốc);

- Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm đó;

- Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);

- Các tài liệu cần thiết khác.

2.4. Quyết định xử phạt được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và đăng công khai trên trang điện tử của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

3. Đình chỉ hành vi vi phạm

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thì Trưởng đoàn Thanh tra phải có văn bản ra lệnh tạm đình chỉ hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP. Trưởng đoàn Thanh tra, kiểm tra phải báo cáo ngay bằng văn bản cho Chánh Thanh tra hoặc Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm.

4. Chuyển giao vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

4.1. Cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra đối với các cá nhân, tổ chức nếu phát hiện có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và đề xuất xử lý bằng văn bản tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để giải quyết.

Hồ sơ bao gồm: Biên bản về việc vi phạm hành chính (bản gốc), các chứng từ tài liệu, dữ liệu, tang vật… có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thu thập được trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra.

4.2. Trong trường hợp các vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do các cơ quan quản lý Nhà nước chuyển đến, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ hồ sơ tài liệu về vụ việc vi phạm hành chính đó và xử lý như sau:

a) Trường hợp hồ sơ tài liệu, biên bản vụ việc vi phạm hành chính chuyển đến không đúng thủ tục quy định tại Điều 38 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn này thì chuyển trả lại hồ sơ, tài liệu cho cơ quan lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu sửa đổi, bổ sung đầy đủ. Thời hạn chuyển trả hồ sơ đối với những hồ sơ phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung là 15 ngày làm việc, kể từ ngày ký công văn chuyển hồ sơ.

b) Trường hợp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính thì thanh tra, kiểm tra xác minh, bổ sung chứng cứ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu thấy có đủ cơ sở chứng minh, kết luận về hành vi vi phạm hành chính.

5. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để theo dõi việc chấp hành quyết định xử phạt

Sau khi Chánh Thanh tra, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc thanh tra viên phải chuyển quyết định xử phạt, hồ sơ vi phạm và các tài liệu có liên quan khác cho bộ phận có chức năng để theo dõi việc chấp hành quyết định xử phạt.

6. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2007 và các hướng dẫn trong Thông tư này.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn, chỉ đạo Thanh tra chứng khoán quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc xử phạt vi phạm hành chính.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

  THỨ TRƯỞNG

   Trần Xuân Hà

 

 

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF FINANCE
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 97/2007/TT-BTC

Hanoi, August 8th, 2007

 

CIRCULAR

GUIDING IMPLEMENTATION OF DECREE 36/2007/ND-CP OF THE GOVERNMENT OF MARCH  08th, 2007 ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE OFFENCES IN SECURITIES AND SECURITIES MARKET SECTOR

Pursuant to the Law on Securities dated 29 June 2006;

Pursuant to the Ordinance on Dealing with Administrative Offences dated 2 July 2002;

Pursuant to Decree 134/2003/ND-CP of the Government dated 14 November 2003 implementing the Ordinance on Dealing with Administrative Offences dated 2 July 2002;

Pursuant to Decree 36/2007/ND-CP of the Government dated 8 March 2007 on penalties for administrative offences in the securities and securities market sector;

Pursuant to Decree 77/2003/ND-CP of the Government dated 1 July 2003 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

The Ministry of Finance provides the following guidelines on Decree 36/2007/ND-CP:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Governing scope and applicable entities:

1.1 Governing scope:

This Circular applies to administrative offences in the securities and securities market sector as stipulated in Decree 36/2007/ND-CP of the Government dated 8 March 2007 on penalties for administrative offences in the securities and securities market sector (hereinafter referred to as Decree 36).

1.2 Applicable entities:

Any Vietnamese organization or individual or any foreign organization or individual participating in investment in securities and activities on the Vietnamese securities market, or any other organization or individual involved in securities market activities, who intentionally or unintentionally breaches the provisions of the law on securities and securities market but not to the level justifying criminal prosecution, shall be dealt with for an administrative breach in accordance with the provisions of Decree 36 and this Circular.

2. Applicable forms of penalty for an administrative offence:

2.1 The applicable forms of penalty for an administrative offence and the measures for remedying consequences shall be as stipulated in article 7 of Decree 36.

2.2 The person issuing the penalty decision shall rely on the act constituting the administrative offence in the securities and securities market sector, the forms and levels of penalties stipulated in Chapter II of Decree 36, and on any mitigating or aggravating circumstances as stipulated in article 6 of Decree 36 in order to issue a decision on the form and level of the penalty including forms of additional penalty or application of measures for remedying consequences appropriate to the nature and seriousness of the breach.

2.3 A specific fine, including a case with mitigating or aggravating circumstances, shall not be lower or higher than the levels of fine within the framework stipulated for such offence. The average of the levels of fine within any one stipulated framework shall be calculated in accordance with article 24 of Decree 134/2003/ND-CP of the Government dated 14 November 2003 implementing the Ordinance on Dealing with Administrative Offences.

2.4 Only one of the two main forms of penalty, namely a warning or a fine, shall be imposed for an act constituting an administrative offence. Forms of additional penalty may not be independently applied but may only accompany application of the main form of penalty.

3. Mitigating and aggravating circumstances:

3.1 The mitigating or aggravating circumstances of an administrative offence in the securities and securities market sector shall be as stipulated in article 6 of Decree 36.

3.2 The following guidelines shall apply to a number of mitigating or aggravating circumstances:

(a) The person authorized to impose a penalty decision shall consider and make a decision on a number of cases of mitigating circumstances such as taking the initiative to prevent a continuation of the offence; mitigating loss; voluntarily redressing the consequences; or voluntarily paying compensation for loss caused by ones act. There must be evidence to prove mitigating circumstances in cases where the offence was committed due to a lack of understanding; the offence was committed during spiritual or material dependency; or the offence was committed due to incitement, enticement or under compulsion.

(b) The aggravating circumstance that the offender has committed a number of offences means the offender has committed a number of administrative offences in the securities and securities market sector but has not yet been subject to an administrative penalty; repeat offence means the offender has committed a previous administrative offence in the securities and securities market sector and was administratively penalized for it but before expiry of the [statutory] period after which an administrative offence shall be deemed not to have been committed, the offender continued to conduct an act constituting an administrative offence in such sector.

II. CONDUCT IN BREACH

1. The following guidelines shall apply to a number of acts in breach as stipulated in Decree 36:

1.1 The expression in clause 1 of article 9 Preparing an application file for registration of a public offer of securities containing incorrect, misleading or incomplete information which is required by law and the expression in clause 2(a) of article 9 Deliberate announcement of information which is incorrect or which hides the truth means that an issuing organization, the director or general director, a deputy director or deputy general director, the chief accountant or an affiliated person of the issuing organization, the underwriter or the consultant advising on preparation of the application file provides information which is inaccurate, incomplete or which hides the truth about important items relevant to the certificate of registration of the offer, the prospectus, the charter, the resolution of the general meeting of shareholders passing the offer tranche, or the decision of the board of management, of the members council or of the company owner passing the offer plan, the undertaking to underwrite (if any), or other relevant data.

1.2 The expression in clause 2(b) of article 9 Using information outside the prospectus in order to conduct market research prior to receiving permission to undertake the public issue of securities means that an issuing organization, the director or general director, a deputy director or deputy general director, the chief accountant or an affiliated person of the issuing organization, the underwriter or the consultant uses information which is inaccurate compared to the contents of the prospectus in order to advertise [or] offer securities prior to receiving permission to undertake the public issue, affecting the price of securities and the investment decision of investors.

1.3 The expression in clause 3 of article 9 The issuing organization, the director or general director, the chief accountant or any other affiliated person of the issuing organization, the underwriter, the consultant advising on the issue, the auditing organization which provided approval, the signatory to the audit report or any organization or individual who certified the application file for registration of the public offer of securities which contains false information means intentionally creating incorrect data about important items relevant to the certificate of registration of the offer, the prospectus, the charter, the resolution of the general meeting of shareholders passing the offer tranche, or the decision of the board of management, of the members council or of the company owner passing the offer plan, the undertaking to underwrite (if any), or other relevant data. Such data caused misunderstanding, and affected the decision of the State Securities Commission to issue the certificate of registration of the public offer and the investment decision of investors.

1.4 The expression in clause 2(a) of article 10 Failing to lodge a file with the State Securities Commission within ninety days of the date of its becoming a public company means a company which has shares owned by at least one hundred (100) investors excluding institutional investors and which has paid-up charter capital of ten (10) billion Vietnamese dong or more fails to lodge a public company file with the State Securities Commission within ninety days of the date of its becoming a public company.

1.5 The expression in clause 2(b) of article 10 The public company file registered with the State Securities Commission contains incorrect or incomplete information as required means that the public company intentionally or unintentionally prepared a file [and/or] provided information which is inaccurate, incomplete or which hides the truth about important items relevant to the company charter; the business registration certificate; [or] summarized information about the scale of the business operation, management apparatus, shareholding structure and financial statements for the most recent year.

1.6 The expression in clause 2 of article 13 A listing organization or the director or general director, deputy director or deputy general director, chief accountant or any other affiliated person of the listing organization, the consultancy organization advising on the listing, the auditing organization which provided approval, the signatory to the audit report or any organization or individual who certified the application file for listing containing false information which caused serious misunderstanding means intentionally creating incorrect data about the certificate of registration of listing, the prospectus, the charter, the resolution of the general meeting of shareholders passing the listing, the consultancy contract (if any) or other relevant data. Such data seriously affected the decision of the Stock Exchange or Securities Trading Centre to issue permission for listing and the appraisal and investment decision of investors.

1.7 Clauses 1 and 2 of article 14 on organization of a securities trading market means that no organization or individual is permitted to organize a securities trading market outside the Stock Exchange or a Securities Trading Centre.

1.8 Clause 2 of article 18 on organizing securities trading at a securities company means that any trading of securities listed at a Securities Trading Centre must correctly comply with the Trading Rules of the Securities Trading Centre.

1.9 Clause 1 of article 26 on acting fraudulently or cheating during securities trading on the market means specific conduct by an individual investor or institutional investor regarding a transaction as follows:

(a) Directly or indirectly participating in activity creating false information or excluding essential information causing serious misunderstanding and affecting the operation being securities issuing, listing, trading, business, investment or services;

(b) Directly participating in announcement of false information aimed at enticing or inducing the purchase or sale of securities, or failing to promptly announce complete information about an event affecting the market price of securities;

(c) Directly or indirectly participating in price rigging, in trading to create an artificial securities price, or in false trading; intentionally providing false data or, falsifying or destroying data on transactions in order to cheat or induce clients to purchase or sell securities.

1.10 Clause 1 of article 27 on inside trading during securities trading means conduct by an individual investor or institutional investor which has valuable inside information and which uses such information before it is publicly announced in order to purchase or sell securities for itself or which provides such information to a third party in order to receive a commission on a large illegal gain made from valuable inside information.

1.11 Clause 1 of article 28 on trading in order to manipulate the price of securities means an individual investor or institutional investor conducts a transaction in order to cause all other investors to misunderstand the market, and in particular the following transactions:

(a) Creating a circular [or round robin] transaction, namely the offender sells to another person and after a circle the transaction returns to the initial seller but there is no profit received by any of the sellers or purchasers and the aim was only to create regular transactions of sale and purchase of such type of securities;

(b) Conducting transactions between sellers and purchasers but without any profit and with all transaction fees paid by a third party;

(c) Trading in order to create a constant price for such type of securities (the market price neither increases nor reduces), deemed to be trading in order to maintain a constant market price;

(d) Trading in order to create a new opening or closing price for such type of securities on the market.

1.12 The expression in clause 2(b) of article 33 Failing to report or reporting outside the time-limit on the occurrence of an unusual event which seriously affects financial capacity and ability to conduct the business operation or provide securities services means that the Stock Exchange, a Securities Trading Centre, a Securities Depository Centre, a public company, a listing organization, a securities company, a fund management company, a securities investment company or a custodian bank fails to report or reports outside the time-limit on the occurrence of an unusual event which seriously affects its own financial status, business operation or provision of securities services resulting in a fluctuation of the price of securities on the market.

1.13 The expression in clause 1 of article 34 Delaying, hiding or failing to provide prompt and complete information, data or databases at the request of an inspection group or an inspector means failing to provide or intentionally delaying the time of providing data files or databases at the request of an inspection group or an inspector; failing to arrange or failing to promptly arrange for someone to work with the inspection group or arranging for an unauthorized person to work with the inspection group; failing to provide the information actually reported, actual accounting source vouchers and other files requested by the inspection group; or other acts of delaying or hiding information as stipulated by law.

2. Other acts in breach shall be interpreted as stipulated in Decree 36.

III. AUTHORITY AND PROCEDURES FOR IMPOSING PENALTIES

1. Authority to impose administrative penalties:

1.1 The head of the Securities Inspectorate shall have authority:

(a) To impose a warning;

(b) To impose a fine up to seventy million VND for a breach for which an additional penalty or a measure in order to remedy consequences is not applied.

1.2 The chairman of the State Securities Commission shall have authority:

(a) To impose a warning;

(b) To impose a fine up to seventy million VND;

(c) To impose additional penalties and measures in order to remedy consequences as stipulated in clauses 2 and 3 of article 7 of Decree 36;

(d) To impose fines for the conduct in breach as stipulated in clauses 3 and 4 of article 9 and in clause 2 of article 14 of Decree 36.

1.3 Delegation of authority to impose penalties for administrative offences:

If the person authorized to impose penalties as stipulated in clauses 1.1 and 1.2 above is absent, then such person shall have authority to delegate authority to his or her direct deputy by providing a written authorization. Such authorization must be implemented in accordance with article 36 of Decree 36 and the law on dealing with administrative offences.

2. Penalty decisions:

2.1 A penalty decision must be signed and sealed by the person authorized to impose administrative penalties.

2.2 Only one penalty decision shall be issued in the case of any one offending individual or organization committing a number of different offences. In the case of a number of offending individuals and/or organizations jointly committing one breach, then the person authorized to impose administrative penalties shall rely on the nature and seriousness of the breach by each offender to issue a separate penalty decision in respect of each offending individual or organization.

2.3 If the form and level of penalty exceed the jurisdiction of an authorized person, then such authorized person must transfer the entire file to the higher level authorized person within five working days from completion of such file.

The file shall comprise:

- Minutes of an administrative offence (original);

- Penalty decision (original);

- File and data relevant to the administrative offence;

- Minutes of confiscation of exhibits and means used to commit the administrative breach (if any);

- Other essential data.

2.4 A penalty decision must be sent to the offending organization or individual and to the body collecting fines, and published on the website of the State Securities Commission, within a time-limit of three working days from the date of issuance of the decision.

3. Cessation of conduct constituting an administrative breach:

If during the course of a check or inspection there is detection of conduct in breach in the securities and securities market sector, the head of the inspection group shall issue a temporary written order for the cessation of such administrative breach pursuant to article 37 of Decree 36 and immediately provide written notice to the head of the Securities Inspectorate or to the chairman of the State Securities Commission to issue a [permanent] decision for the cessation of such administrative breach.

4. Transferring cases to a person authorized to impose administrative penalties:

4.1 If a competent State body, during the course of a check or inspection of an organization or individual, detects conduct constituting an administrative breach in the securities and securities market sector which exceeds the jurisdiction of such body to impose penalties, then it shall transfer the entire file with its written proposal to the State Securities Commission for the latter to resolve the matter.

The file shall comprise the minutes of an administrative offence (original); and the source vouchers, other data files, exhibits and so forth relevant to the administrative offence in the securities and securities market sector which were collated during the course of the check or inspection of such organization or individual.

4.2 The State Securities Commission shall be responsible to receive the transfer from a competent State body of any file on a case of an administrative offence in the securities and securities market sector, and deal with it as follows:

(a) If the data and minutes of the case as received fail to comply with article 38 of Decree 36 and these guidelines, then the State Securities Commission shall, within fifteen working days from the date of the letter transferring the file [to the SSC], return the file and require the competent State body which prepared the minutes of an administrative breach to amend or add to the file to make it complete.

(b) If the data and evidence [provided] is insufficient to provide grounds for imposing a penalty for an administrative offence, then the Inspectorate shall seek or obtain additional evidence and if it is sufficient to make such a conclusion then the Inspectorate shall issue a decision imposing a penalty for an administrative offence.

5. Transferring files on offences in order to monitor compliance with the penalty decision:

After the head of the Securities Inspectorate or the chairman of the State Securities Commission has issued a decision imposing a penalty for an administrative offence, the inspection group or inspector shall transfer the file on the offence to the section [or department] with the function of monitoring compliance with the decision imposing the penalty.

6. Order and procedures for imposing administrative penalties:

Any person authorized to impose penalties for administrative offences in the securities and securities market sector must correctly comply with the order and procedures for imposing administrative penalties as stipulated in the Ordinance on Dealing with Administrative Offences, Decree 134, Decree 36 and this Circular.

IV. IMPLEMENTING PROVISIONS

1. This Circular shall be of full force and effect fifteen (15) days after the date of its publication in the Official Gazette.

2. The State Securities Commission shall instruct and guide the Securities Inspectorate to strictly comply with all regulations on imposing penalties for administrative offences.

3. Any problems arising during implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for its resolution.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha -

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 97/2007/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất