Nghị định 57/CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá

thuộc tính Nghị định 57/CP

Nghị định 57/CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:57/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:31/05/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 57/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 57/CP NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 1997 QUY ĐỊNH

VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐO LƯỜNG

VÀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 7 năm 1990;

Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990; Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. - Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, đối tượng bị xử phạt hành chính, hình thức xử phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá.
Điều 2. - Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá là những hành vi vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về đo lường và chất lượng hàng hoá do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá đều bị xử phạt theo nghị định này. Tổ chức và cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá trên lãnh thổ Việt Nam cũng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp có điều ước Quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 3. - Việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khác quy định tại Nghị định này như sau:
a) Người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng những hình thức xử phạt và các biện pháp khác đã được pháp luật quy định:
b) Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với những vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ;
c) Phạt tiền: Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và nhân thân của người vi phạm để quyết định mức phạt tiền trong khung phạt tiền đã dược quy định.
Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì có thể phạt thấp hơn, nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã dược quy định.
Vi phạm có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến mức cao nhất của khung phạt tiền đã được quy định.
d) Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và nhân thân của người vi phạm, tổ chức cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và một hoặc nhiều trong các biện pháp sau đây:
- Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, các loại giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời phải báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm hành chính trong phạm vi pháp luật quy định cho phép.
- Tạm thời đình chỉ hoạt động kinh doanh nếu xét thấy có thể gây hậu quả về an toàn, vệ sinh, môi trường và kinh tế; tạm thời đình chỉ việc sản xuất, sửa chữa, kiểm định phương tiện đo lường vi phạm Pháp lệnh về đo lường; đình chỉ việc sử dụng hoặc đưa vào lưu thông phương tiện đo lường không hợp pháp và hàng hoá bao gói sẵn theo định lượng không đạt yêu cầu về đo lường.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
- Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
- Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người.
e) Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính về đo lường và chất lượng hàng hoá gây ra được tiến thành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên có hành vi gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại. Đối với những thiệt hại về vật chất do vi phạm hành chính về đo lường và chất lượng hàng hoá gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng mà không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường, những thiệt hại có giá trị từ trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 4.- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; thời hạn trên được tính là hai năm đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán hàng giả, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng. Trong thời hạn trên nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói trên.
Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính là một năm kể từ ngày cá nhân, tổ chức thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.
Điều 5.- Trường hợp các hành vi vi phạm Pháp luật về đo lường và chất lượng hàng hoá có dấu hiệu cấu thành tội phạm và có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, vệ sinh, an toàn môi trường, tài sản của Nhà nước và của nhân dân thì cơ quan thụ lý phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra hình sự để xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự.
CHƯƠNG II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ - HÌNH THỨC
VÀ MỨC XỬ PHẠT
MỤC 1
CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐO LƯỜNG, HÌNH THỨC
VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 6.- Vi phạm quy định về đo lường trong việc sản xuất phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định Nhà nước thì bị xử phạt như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sản xuất phương tiện đo khi chưa được cấp gấy chứng nhận đăng ký sản xuất tại cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường;
b) Sử dụng giấy chứng nhận đăng ký sản xuất phương tiện đo đã hết thời hạn có giá trị;
c) Sản xuất phương tiện đo khi chưa được duyệt mẫu.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Bị buộc phải đăng ký duyệt mẫu hoặc đăng ký sản xuất phương tiện đo trong một thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó vẫn chưa đăng ký;
b) Không thực hiện việc kiểm định ban đầu phương tiện đo khi xuất hàng hoặc trước khi đưa vào sử dụng;
c) Cho mượn giấy chứng nhận đăng ký sản xuất phương tiện đo.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phương tiện đo không đạt yêu cầu về đo lường (kết quả kiểm định không đạt yêu cầu).
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sản xuất phương tiện đo nhưng không ghi khắc đúng các quy định về đơn vị đo lường hợp pháp;
b) Phương tiện đo của chính cơ sở sản xuất được uỷ quyền kiểm định không đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đã đăng ký.
5. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm Điều này:
a) Vi phạm Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 của Điều này bị buộc tạm thời đình chỉ sản xuất cho đến khi hoàn chỉnh thủ tục đăng ký sản xuất;
b) Vi phạm Điểm b Khoản 2 của Điều này buộc phải đình chỉ lưu thông cho đến khi thực hiện xong việc kiểm định ban đầu;
c) Vi phạm Khoản 3, Điểm b Khoản 4 của Điều này buộc phải sửa chữa, hiệu chỉnh những phương tiện đo đã sản xuất cho đúng với các chỉ tiêu kỹ thuật đã đăng ký;
d) Vi phạm Điểm a Khoản 4 của Điều này buộc phải tịch thu hoặc huỷ bỏ những phương tiện đo ghi khắc không đúng các quy định về đơn vị đo lường hợp pháp.
Điều 7.- Vi phạm quy định về đo lương trong việc sửa chữa phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định Nhà nước thì bị xử phạt như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sửa chữa những phương tiện đo không đúng với nội dung đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường;
b) Không thực hiện việc kiểm định ban đầu.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa phương tiện đo nhưng không đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường.
3. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với hành vi vi phạm Điều này:
a) Vi phạm Điểm b Khoản 1 của Điều này buộc phải thực hiện việc kiểm định ban đầu;
b) Vi phạm Khoản 2 của Điều này bị buộc đình chỉ hoạt động sửa chữa cho tới khi hoàn thành thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường.
Điều 8.- Vi phạm quy định về đo lường trong việc buôn bán phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định Nhà nước thì bị phạt như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Buôn bán phương tiện đo chưa được duyệt mẫu;
b) Buôn bán phương tiện đo chưa đăng ký sản xuất;
c) Buôn bán phương tiện đo chưa kiểm định ban đầu.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán phương tiện đo không đạt yêu cầu về đo lường.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phương tiện đo mà không xin phép cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
4. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Bị buộc phải bồi thường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b) Vi phạm Điểm b, c Khoản 1 của Điều này buộc phải thực hiện việc đăng ký sản xuất và kiểm định ban đầu;
c) Vi phạm Khoản 2 của Điều này buộc phải đình chỉ bán các phương tiện đo không đạt yêu cầu về đo lường;
d) Vi phạm Khoản 3 của Điều này buộc phải đình chỉ nhập khẩu cho đến khi hoàn thành xong thủ tục xin phép.
Điều 9.- Vi phạm quy định về đo lường trong việc sử dụng phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định Nhà nước thì bị xử phạt như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sử dụng phương tiện đo không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định bị mờ hoặc tem bị rách, nát;
b) Sử dụng chứng chỉ kiểm định đã hết thời hạn có giá trị;
c) Vi phạm phép đo nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn về tài sản.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sử dụng phương tiện đo chưa được kiểm định;
b) Có sự gian lận trong việc sử dụng các chứng chỉ kiểm định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Bị buộc phải kiểm định phương tiện đo trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó vẫn không thực hiện;
b) Phương tiện đo không đạt yêu cầu về đo lường.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gian lận khi thực hiện các phép đo.
5. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b) Vi phạm Điểm a Khoản 2 của Điều này buộc phải đình chỉ sử dụng và thực hiện việc kiểm định đối với các phương tiện đo đó;
c) Vi phạm Điểm b Khoản 3 của Điều này buộc phải đình chỉ sử dụng để sửa chữa, hiệu chỉnh và kiểm định lại đối với phương tiện đo đó;
d) Vi phạm Khoản 4 của Điều này buộc phải đình chỉ sử dụng và tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm định đến 6 tháng đối với phương tiện đo đó.
Điều 10.- Vi phạm quy định về đo lường trong việc sản xuất hàng hoá bao gói sẵn theo định lượng thì bị xử phạt như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không ghi định lượng trên bao gói theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng bao gói sẵn không đủ định lượng.
3. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, gian lận trong ghi nhãn hoặc đóng gói gây nhầm lẫn về định lượng thực của hàng hoá trên bao gói.
4. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b) Vi phạm Khoản 2, 3 của Điều này buộc phải tạm thời đình chỉ sản xuất và đóng gói lại đúng định lượng.
Điều 11.- Vi phạm quy định về đo lường trong việc buôn bán hàng hoá bao gói sẵn (được sản xuất, bao gói theo quy mô công nghiệp) theo định lượng thì bị xử phạt như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng hoá không ghi định lượng trên bao gói theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng bao gói sẵn không đủ định lượng.
3. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với hành vi vi phạm Điều này:
Vi phạm Khoản 2 của Điều này buộc đình chỉ lưu thông và buộc áp dụng biện pháp khắc phục.
MỤC 2
CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ, HÌNH THỨC
VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 12.- Vi phạm các quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng và đăng ký chất lượng hàng hoá trong việc sản xuất hàng hoá thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng hoặc chất lượng tự nguyện đăng ký thì bị xử phạt như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sử dụng bảng đăng ký chất lượng hàng hoá đã hết thời hạn hiệu lực;
b) Hàng hoá có những thay đổi so với nội dụng đã đăng ký mà không thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sản xuất hàng hoá mà không có tiêu chuẩn về chất lượng hoặc thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng mà không đăng ký chất lượng;
b) Bị buộc phải đăng ký chất lượng trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó vẫn chưa đăng ký;
c) Sản xuất hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng đã tự nguyện đăng ký.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng đăng ký.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng hoá thuộc diện tiêu chuẩn Việt nam bắt buộc áp dụng có chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng đã đăng ký.
5. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Vi phạm Điểm a, b Khoản 2 của Điều này còn buộc phải đăng ký chất lượng;
b) Vi phạm Điểm c Khoản 2 và Khoản 3 của Điều này còn buộc phải tạm thời đình chỉ xuất xưởng và buộc phải tái chế lô hàng vi phạm;
c) Vi phạm Khoản 4 của Điều này bị buộc phải bồi thường do hành vi vi phạm gây ra, buộc tái chế hoặc tiêu huỷ hàng hoá có chất lượng kém có khả năng gây thiệt hại cho sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường, buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bênh do hành vi vi phạm gây ra.
Điều 13.- Vi phạm các quy định về chứng nhận hợp chuẩn trong việc sản xuất hàng hoá thì bị xử phạt như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng hoá thuộc danh mục chứng nhận hợp chuẩn bắt buộc và đã được chứng nhận hợp chuẩn nhưng giấy chứng nhận hợp chuẩn đã hết thời hạn có giá trị.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sản xuất hàng hoá thuộc danh mục phải chứng nhận hợp chuẩn nhưng không đăng ký chứng nhận hợp chuẩn;
b) Không đăng ký chứng nhận hợp chuẩn đúng hạn khi buộc phải đăng ký chứng nhận hợp chuẩn trong thời gian nhất định;
c) Sản xuất hàng hoá chứng nhận hợp chuẩn tự nguyện mà có mức chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng đã được chứng nhận;
d) Sản xuất hàng hoá chưa được chứng nhận hợp chuẩn mà đóng dấu hay dán tem hợp chuẩn hoặc quảng cáo là đã được chứng nhận hợp chuẩn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng hoá thuộc diện tiêu chuẩn Việt nam bắt buộc áp dung có chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng đã được chứng nhận.
4. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Vi phạm Điểm a, b Khoản 2 của Điều này thì buộc phải đăng ký chứng nhận hợp chuẩn trong thời hạn nhất định;
b) Vi phạm Điểm c Khoản 2 của Điều này phải tạm thời đình chỉ xuất xưởng và tái chế lô hàng vi phạm;
c) Vi phạm Khoản 3 của Điều này bị buộc phải bồi thường do hành vi vi phạm gây ra đến 1.000.000 đồng; buộc tái chế hoặc tiêu huỷ hàng hoá có chất lượng kém có khả năng gây thiệt hại cho sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm gây ra, bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp chuẩn đến sáu tháng và tạm thời đình chỉ sản xuất các hàng hoá trên.
Điều 14.- Vi phạm về chất lượng hàng hoá trong buôn bán thì bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Buôn bán hàng hoá thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng nhưng chưa đăng ký;
b) Buôn bán hàng hoá thuộc danh mục phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nhưng chưa có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Buôn bán hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng đã đăng ký;
b) Buôn bán hàng hoá đã quá thời hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hoá có các chỉ tiêu chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng đã đăng ký hoặc đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường
4. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm Điều này:
a) Vi phạm Khoản 3 của Điều này thì sẽ bị tạm đình chỉ lưu thông; b) Vi phạm Khoản 4 của Điều này bị buộc phải bồi thường do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tái chế hoặc tiêu huỷ hàng hoá có chất lượng kém có khả năng gây thiệt hại cho sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm gây ra.
Điều 15.- Vi phạm trong việc sản xuất, buôn bán hàng giả nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sản xuất hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở khác đã dược bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà chưa được chủ nhãn hiệu hàng hoá đồng ý;
b) Sản xuất hàng hoá có nhãn sản phẩm giống hệt hoặc tương tự với nhãn sản phẩm của cơ sở khác đã đăng ký chất lượng;
c) Sản xuất hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó nhưng không gây độc hại đến con người, ô nhiễm môi trường.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó, gây độc hại đến sức khoẻ con người, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Buôn bán hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở khác đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà chưa được chủ nhãn hiệu hàng hoá đồng ý;
b) Buôn bán hàng hoá có nhãn sản phẩm giống hệt hoặc tương tự với nhãn sản phẩm của cơ sở khác đã đăng ký chất lượng.
c) Buôn bán hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó nhưng không gây độc hại đến con người, ô nhiễm môi trường.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó, gây độc hại đến sức khoẻ con người, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến uy tín Quốc gia.
5. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm Điều này:
a) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b) Tịch thu phương tiện sản xuất, buôn bán và toàn bộ hàng hoá liên quan đến vụ vi phạm;
c) Vi phạm Khoản 2, 4 của Điều này bị buộc tiêu huỷ hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm gây ra.
Điều 16.- Vi phạm các quy định kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trong việc kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng thì bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Không đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng khi kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc danh mục kiểm tra Nhà nước về chất lượng;
b) Không đến đăng ký đúng hạn khi bị buộc phải đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng trong thời hạn quy định.
2. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu có chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng theo quy định của Nhà nước nhưng chưa vi phạm các quy định bắt buộc về an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường.
3. Phạt từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hàng hoá có chất lượng kém, vi phạm các quy định bắt buộc về an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường;
b) Cố tình trốn tránh việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
4. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm Điều này:
a) Vi phạm Khoản 1 của Điều này buộc phải đăng ký việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng trong thời hạn nhất định, tạm thời bị đình chỉ xuất nhập khẩu cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký;
b) Vi phạm Khoản 2 của Điều này phải tạm đình chỉ xuất nhập khẩu và phải tái chế lô hàng vi phạm;
c) Vi phạm Điểm a Khoản 3 của Điều này còn buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; tạm thời đình chỉ xuất, nhập khẩu, lưu thông hàng hoá đó trên thị trường; buộc tái chế hoặc tiêu huỷ nếu hàng hoá đó gây hại cho sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường.
CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
Điều 17.- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hàng hoá:
1. Thanh tra viên chuyên ngành Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hàng hoá đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người.
2. Chánh thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hàng hoá cấp tỉnh quy định tại Pháp lệnh Đo lường và Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lay lan dịch bênh do vi phạm hành chính gây ra;
h) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người;
i) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.
3. Chánh thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chánh thanh tra chuyên ngành Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
h) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người;
i) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.
Điều 18.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá của Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định tại các Điều 26, 27, 28 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 19.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá của các cơ quan Cảnh sát, Hải quan, Quản lý thị trường và các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác theo quy định tại các Điều 29, 30, 33, 34 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 20.- Uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính:
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 17 của Nghị định này và tại các Điều 26, 27, 28; các Khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 29; các khoản 2 và 3 Điều 30; các Khoản 2, 3 và 4 Điều 33; các Khoản 2 và 3 Điều 34 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính vắng mặt hoặc được sự uỷ quyền của họ, thì cấp phó của những người đó có thẩm quyền xử lý theo thẩm quyền của họ.
Điều 21.- Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá thuộc đối tượng quản lý ở địa phương mình.
2. Các cơ quan thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá thuộc đối tượng quản lý của mình.
3. Trong trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
Điều 22.- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá theo các Điều 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 54, 55, 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
CHƯƠNG IV
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 23.- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đo lường, chất lượng hàng hoá
1. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân và tố cáo hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định đó hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án có thẩm quyền.
3. Thủ tục, trình tự, thời hạn, thẩm quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại thực hiện theo Điều 88 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các quy định trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
4. Giải quyết tố cáo:
- Tố cáo về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do cấp trên trực tiếp của người đó xem xét, giải quyết.
- Khi nhận được tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết phải xem xét, giải quyết kịp thời và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, nếu là trường hợp phức tạp thì trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo.
Điều 24.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính:
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của Pháp luật.
Điều 25.- Xử lý vi phạm đối với người bị xử lý vi phạm hành chính:
Người bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26.- Nghị định này có hiệu lực sau 1 tháng kể từ ngày ký. Những quy định về kiểm tra xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả trong Nghị định số 140/HĐBT ngày 25 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng; những quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá trong Nghị định số 327/HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 và Nghị định số 115/HĐBT ngày 13 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng, đều bị bãi bỏ.
Điều 27.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
No. 57-CP
Hanoi, May 31, 1997
DECREE
ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MEASUREMENT AND QUALITY OF GOODS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Measurements of July 6, 1990;
Pursuant to the Ordinance on the Goods Quality of December 27, 1990;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Decree provides for the administrative violations, the objects of administrative sanctions, the forms of sanction, the competence and procedures of sanctions against administrative violations; the complaints and denunciations and the settlement of the complaints and denunciations concerning the sanctions against administrative violations in the field of measurement and quality of goods.
Article 2.- Scope and objects of regulation:
1. Administrative violations in the domain of measurement and quality of goods are acts in violation of the management regulations of the State concerning measurement and quality of goods committed by an organization or individual whether intentionally or unwillingly which are not serious enough to be examined for penal liability.
2. All organizations or individuals that commit administrative violations in the domain of measurement and quality of goods shall be sanctioned according to this Decree.
A foreign organization or individual that commits an act of administrative violation in the domain of measurement and quality of goods on Vietnamese territory shall also be sanctioned according to this Decree, unless otherwise stipulated in an international convention which Vietnam has signed or acceded to.
Article 3.- The application of other forms and measures of sanction outside those stipulated in this Decree shall be effected as follows:
a/ The person competent to hand the sanction can apply only the other forms and measures of sanction already defined by law;
b/Warning: this sanction applies only to minor violations, for the first time and with extenuating factors;
c/ Fines: The level of fine shall be determined on the basis of the character and seriousness of the violations and the personal records of the offender and within the prescribed framework of fines.
A violation with extenuating factors may enjoy a low fine but not lower than the lowest level in the framework of fines already stipulated.
A violation with aggravating factors may be handed the highest fine in the framework already stipulated.
d/ Depending on the character and seriousness of the violation and the personal records of the offender, the offending organization or individual may be subjected to one or several forms of additional sanction and one or many of the following measures:
- Stripping for a limited or unlimited time of the permits, certificates and other papers issued by competent State agencies in the domain of measurement and quality of goods. If he or she detects that the permit issued does not fall within the competence of the issuer or the permit contains provisions contrary to law, the person with sanctioning competence shall have to retrieve it immediately and report it to the competent State agency.
- Confiscation of evidences and means used in the administrative violation and within the limit prescribed by law.
- Temporary suspension of business activities if the violation is deemed liable to affect the safety, hygiene and environment and the economy; temporary suspension of the production, repair and test of the means of measurement which violate the Ordinance on Measurement; suspension of the use or the circulation of the illegal means of measurement or goods which have been packaged not in conformity with the quantity prescribed by measurement norms.
- Forcible implementation of measures to overcome the pollution of living environment, spread of disease caused by the administrative violation.
- Forcible compensation for the damage caused by the administrative violation.
- Forcible destruction of the agents causing damage to human health.
e/ Principles for compensation of damage:
The compensation of damage caused by administrative violations in the domain of measurement and quality of goods is effected on the principle between the offender and the victimized party. For the material damage caused by an administrative violation of measurement and quality of goods valued up to 1,000,000 VND, if the two parties cannot agree on the compensation, the person with sanctioning competence shall decide the level of compensation. If the damage exceeds 1,000,000 VND, the case shall be settled according to the civil legal proceedings.
Article 4.- The statute of limitation for a sanction against administrative violation in the domain prescribed in this Decree is one year from the date the violation is committed. This limitation shall be two years for the violations in the domain of production and trading of faked goods, trading of exports and imports which come under State control of the quality. Within that time limit if the offending individual or organization commits a new violation or deliberately evade or obstructs the sanction, the aforesaid limitation shall no longer apply.
The offending individual or organization shall be regarded as not yet subject to administrative sanction for one year after this individual or organization completes the implementation of the sanction or has not relapsed from the date when the implementation of the sanction has become ineffective.
Article 5.- In case the violations of legislation on measurement and quality of goods show signs of components of crime and are likely to cause serious consequences to lives, hygiene and environmental safety, or the property of the State and the people, the handling agency shall have to send the dossier to the criminal investigative agency for handling in accordance with the provisions of the Penal Code.
Chapter II
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE DOMAIN OF MEASUREMENT AND QUALITY
OF GOODS -- FORMS AND LEVELS OF SANCTION
Section 1. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE DOMAIN OF MEASUREMENT, FORMS AND LEVELS OF SANCTION:
Article 6.- A violation of the regulations on measurement in the production of the measurement means which must be expertised by the State shall be subject to the following sanctions:
1. Warning or a fine of 100,000 VND to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Producing means of measurement without license of production at the State management agency on measurement;
b/ Using a license for production of a measurement means which has expired its validity;
c/ Producing a measurement means before its model is approved.
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Forcible registration for model or production license of measurement means within a certain time limit but failing to register after expiry of that time limit;
b/ Failing to carry out initial test use of the measurement means before taking the goods out of the store or before putting it into use;
c/ Lending the license of this measurement means to another person.
3. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for the act of producing a measurement means not up to mark for measurement (failing in the test measurement).
4. A fine of 5,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Producing a measurement means without writing or carving on it truthfully the regulations on lawful units of measurement;
b/ The measurement means of the production establishments assigned to check the means does not meet the registered technical norms.
5. Additional sanctions and other measures with regard to the acts of violations prescribed in this Article:
a/ A violation of Item 1 and Point a of Item 2 of this Article shall lead to the temporary suspension of the production until the procedures for registration of license are completed;
b/ A violation of Point b, Item 2 of this Article shall lead to the forcible suspension of the circulation of the goods until the initial expertise is completed;
c/ A violation of Item 3 and Point b of Item 4 of this Article shall lead to the forcible repair and readjustment of the measurement means already produced in order to make it comply with the registered technical norms;
d/ A violation of Point a of Item 4 of this Article shall lead to the confiscation or destruction of the measurement means on which the inscriptions or carvings do not comply with the norms on legal measurement units.
Article 7.- A violation of the regulations on measurement in the repair of the measurement means which must be expertised by the State shall be subject to the following sanctions:
1. Warning or a fine of 100,000 VND to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ The repair of the means does not comply with the contents already registered at the State managerial agency on measurement;
b/ Failure to effect the initial expertise.
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for the acts of repair of the measurement means without registering at the State managerial agency for measurement.
3. Additional sanctions and other measures against violations of this Article:
a/ A violation of Point b, Item 1 of this Article shall lead to the forcible carrying out of the initial expertise;
b/ A violation of Item 2 of this Article shall lead to the forcible suspension of the repairs until the procedures of registration at the State managerial agency on measurement are completed;
Article 8.- A violation of the regulations on measurement on the trading of measurement means which must go through State expertise shall be subject to the following sanctions :
1. Warning or a fine of 100,000 VND to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Trading in measurement means of which the models have not been approved;
b/ Trading in measurement means which have not been registered for production;
c/ Trading in measurement means which have not gone through initial expertise.
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for acts of trading in measurement means not up to the measurement norms.
3. A fine of 2,000,000 VND to 10,000,000 VND for acts of importing measurement means without permission of the competent State managerial agency on measurement.
4. Additional forms of sanction and other measures against acts of violations of this Article:
a/ Forcible compensation for damage caused by the administrative violation;
b/ A violation of Points b and c of Item 1 of this Article shall lead to the forcible carrying out of the production registration and initial expertise;
c/ A violation of Item 2 of this Article shall lead to the suspension of the sale of the measurement means that does not meet the requirements on measurement;
d/ A violation of Item 3 of this Article shall lead to the suspension of the import until the procedures of application for permit are completed.
Article 9.- The violation of the regulations on measurement in the use of measurement means that must go through State expertise shall be subject to the following sanctions:
1. Warning or a fine of 100,000 VND to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Using measurement means without certificate of expertise or with an indiscernible seal of expertise or with a torn or shattered stamp;
b/ Using an expertise certificate which has expired its validity;
c/ Violating the measurement permit without causing property damage or causing no serious property damage .
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Using a measurement means which has not been expertised;
b/ Committing a fraudulent act in the use of expertise certificates.
3. A fine of 2,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Forcible expertise of the measurement means within a given period but after which the measure is still not carried out;
b/ The measurement means does not meet the requirements in measurement.
4. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for a fraudulent act in the conduct of a measurement.
5. Additional sanctions and other measures against the violations of this Article:
a/ Forcible compensation for the damage caused by the administrative violation;
b/ A violation of Point a, Item 2 of this Article shall lead to the suspension of the use of the measurement means and its forcible expertise;
c/ A violation of Point b, Item 3 of this Article shall lead to the forcible suspension of the use of the measurement means in order to repair, readjust and expertise it;
d/ A violation of Item 4 of this Article shall lead to the forcible suspension and stripping for six months of the right to use the certificate of expertise of the measurement means.
Article 10.- A violation of the regulations on measurement in the production of packaged goods according to quantity norms indicated on the package shall be subject to the following sanctions:
1. Warning or a fine of 100,000 VND to 500,000 VND for failing to indicate the prescribed quantity on the package.
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for producing packaged goods which fall short of the quantity indicated on the package.
3. A fine of 2,000,000 to 10,000,000 VND for an act of fakery or fraudulence in the inscriptions on the label or on the package which cause misunderstanding about the real quantity of the goods inside the package.
4. Additional sanctions and other measures against violations of this Article:
a/ Compensation for the damage caused by the administrative violation;
b/ A violation of Items 2 and 3 of this Article shall lead to the temporary suspension of production and forcible repackaging in conformity with the posted quantity.
Article 11.- A violation of the regulations on measurement in the trading of packaged goods (produced and packaged by industrial methods) with a prescribed quantity shall be subject to the following sanctions:
1. Warning or a fine of 50,000 to 200,000 VND for an act of trading of goods without posting the quantity on the package as prescribed.
2. A fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND for an act of trading of packaged goods which fall under the posted quantity.
3. Additional sanctions and measures against violations of this Article.
A violation of Item 2 of this Article shall lead to the forcible suspension of the circulation of the goods and forcible implementation of remedial measures.
Section 2. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE DOMAIN OF GOODS QUALITY, FORMS AND LEVELS OF SANCTION:
Article 12.- A violation of the regulations on the publication of the quality norms and registration of goods quality in the production of goods in the categories to be registered for quality registration or the quality of which is willingly registered by the producer shall be subject to the following sanctions:
1. Warning or a fine of 100,000 VND to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Using a goods quality registration which has expired its validity;
b/ There have been changes in the goods compared with the contents already registered but the producer fails to inform in time to the State managerial agency on goods quality.
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Producing goods without quality criteria or failing to register the quality of the goods in the categories which must be registered for quality;
b/ Failing to register the quality of goods which need to be registered after a given period after expiry of that period;
c/ Producing goods with quality lower than that willingly registered by the producer.
3. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for an act of producing goods with quality lower than that already registered.
4. A fine of 5,000,000 VND to 20,000,000 VND for an act of producing goods which belong to the categories which must comply with Vietnamese standards but the quality of which falls under the registered mark.
5. Additional sanctions and other measures against the violations of this Article:
a/ Violation of Points a and b of Item 2 of this Article shall also lead to the forcible new registration of quality;
b/ A violation of Point c of Item 2 and Item 3 of this Article shall also lead to the forcible temporary suspension of the delivery of goods and the remaking of the substandard lot of goods;
c/ A violation of Item 4 of this Article shall lead to the forcible compensation for the damage caused by the violation, forcible re-manufacture or destruction of the substandard goods likely to cause damage to human health, cause pollution to the environment, forcible overcoming of the pollution of the environment, or the spread of disease caused by the violation.
Article 13.- A violation of the regulations on the certification of standards in the production of goods shall lead to the following sanctions:
1. Warning or a fine of 100,000 VND to 500,000 VND for an act of using a certificate of standard which has expired its validity to produce goods in the categories which must be certified and has been certified as conformable to standard.
2. A fine of 500,000 VND to 2.000.000 VND for one of the following acts:
a/ Failure to register for a certificate of standardization in the production of goods which must be registered for standardization;
b/ Failure to register for a certificate of standardization of goods which must be registered for standardization within a given time-limit;
c/ Willingly producing goods with a certificate of standardization with an actual quality lower than that already certified;
d/ Producing goods which have not been certified as up to standard but which is stamped or stuck with a stamp of standardization and is advertised as having been certified as up to standard.
3. A fine of 5,000,000 VND to 20,000,000 VND for an act of producing goods in the categories listed under forcible Vietnam standard but with an actual quality lower than the already certified standard.
4. Additional sanctions and other measures against the violations of this Article:
a/ A violation of Points a and b of Item 2 of this Article shall lead to the forcible registration for a certificate of standardization within a given time limit;
b/ A violation of Point c Item 2 of this Article shall lead to the temporary forcible suspension of delivery of goods and re-manufacture of the faulty lot of goods;
c/ A violation of Item 3 of this Article will lead to the forcible compensation of the damage caused by the violation of up to 1.000,000 VND, forcible remanufacture or destruction of the substandard goods which are likely to cause damage to human health, pollution to the environment, and spread of disease, stripping of the right to use the certificate of standardization for up to six months and temporary suspension of the manufacture of such goods.
Article 14.- Violations of goods quality in trading shall be subject to the following sanctions:
1. A fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to register goods for trading in the categories that must be registered for quality;
b/ Failing to secure a certificate for goods in trading in the categories which must be certified as up to Vietnamese standards.
2. A fine of 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Trading in goods with actual quality lower than that already registered;
b/ Trading in goods which have expired their usage date.
3. A fine of 5,000,000 VND to 20,000,000 VND for an act of trading in goods with actual quality norms lower than that already registered or which have been certified as up to Vietnam standard but which violate the regulations on safety, hygiene and environment safety.
4. Additional sanctions and other measures against the violations of this Article:
a/ A violation of Item 3 of this Article shall lead to the temporary suspension of the circulation of the faulty goods;
b/ A violation of Item 4 of this Article shall lead to the forcible compensation for the damage caused by the violation, forcible remanufacture or destruction of the substandard goods that may cause damage to human health, pollution of the environment and the spread of disease caused by the violation.
Article 15.- A violation in the production or trading of faked goods but not serious enough as to warrant an examination for penal liability shall be subject to the following sanctions:
1. A fine of 2,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Producing goods bearing the trade mark identical or similar to that of another establishment which has been given industrial copyright and without the consent of the owner of this trade mark;
b/ Producing goods with a trade mark identical or similar to that of another establishment which has registered for quality;
c/ Producing goods with utilization quality at variance with the origin, natural properties, name and utilization without however causing damage to human health or causing pollution to the environment.
2. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for the production of goods of which the utilization value varies with the origin, natural properties, name and use, which are noxious to human health, causes pollution to the environment or which adversely affects the prestige of the country.
3. A fine of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following activities:
a/ Trading in goods with a trade mark identical or similar to that of another establishment which has been granted industrial property right but which has not received the consent of the owner of this trademark;
b/ Trading in goods with a trade mark identical or similar to that of another establishment which has registered for quality;
c/ Trading in goods with utilization quality not conforming to its origin, natural properties, name and use but without being noxious to human or causing pollution to the environment.
4. A fine of 5,000,000 VND to 20,000,000 VND for the trading of goods with the utilization value which do not conform to its origin, natural properties, name and use and which is noxious to human health, causes pollution to the environment and affects the prestige of the country.
5. Additional sanctions and other measures against the violations of this Article:
a/ Forcible compensation for the damage caused by the administrative violation;
b/ Confiscation of the means of production and trading and all the goods related to the violation;
c/ A violation of Items 2 and 4 of this Article shall lead to the forcible destruction of the goods that damage human health, forcible carrying out of remedial measures against the pollution of the environment or the spread of disease caused by the violation.
Article 16.- The violations of the regulations on State control over the quality of imported and exported goods in the trading of imports and exports in the categories that must go through State quality control shall be subject o the following sanctions:
1. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failure to register for State quality control in dealing with imports and exports in the categories subject to State quality control;
b/ Failure to come to the registration center in time to register the goods for State quality control within the prescribed time limit.
2. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for the trading of import and export goods with actual quality lower than the quality prescribed by the State but not yet violating the prescriptions for safety, hygiene and environmental protection.
3. A fine of 5,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ The goods have a low quality, violate the compulsory prescriptions for safety, hygiene and environmental protection;
b/ Deliberately evading State control over the quality of import and export goods.
4. Additional sanctions and other measures against violations of this Article:
a/ Violation of Item 1 of this Article shall lead to the forcible registration for State quality control within a given time, temporary suspension of import and export until completion of the registration procedures;
b/ Violation of Item 2 of this Article shall lead to the temporary suspension of import and export and forcible re-manufacture of the faulty lot of goods;
c/ Violation of Point a, Item 3 of this Article shall also lead to the forcible compensation for the damage caused by the administrative violation; forcible temporary suspension of import and export and circulation of the faulty lot of goods on the market, forcible remanufacture or destruction of the goods if they cause damage to human health or cause pollution to the environment.
Chapter III
COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF MEASUREMENT AND QUALITY OF GOODS
Article 17.- Competence for sanctioning administrative violations in the domain of standard measurement and quality of goods:
1. The specialized Inspector of the Standard - Measurement - Quality of Goods on mission has the right:
a/ To serve a warning;
b/ To order a fine up to 200,000 VND ;
c/ To confiscate evidences and means used to commit the administrative violation valued up to 500,000 VND;
d/ To force restoration of the original state which is changed by the administrative violation;
e/ To force the carrying out of measures to overcome the pollution of the living environment and the spread of disease caused by the administrative violation;
f/ To force the destruction of the agents damaging to human health.
2. The specialized Chief Inspector, the Head of the agency assigned to carry out specialized inspection in Standard, Measurement and Quality at the provincial level stipulated at the Ordinance on Measurement and the Ordinance on the Quality of Goods have the right:
a/ To serve a warning;
b/ To order a fine up to 10,000,000 VND;
c/ To confiscate the evidences and means used in the administrative violation;
d/ To strip the right to use the permit under their competence;
e/ To force the restoration of the initial state changed by the administrative violation;
f/ To force the carrying out of measures to overcome the pollution of the living environment and the spread of disease caused by the administrative violation;
g/ To force the destruction of the agents damaging to human health;
h/ To force the compensation of damage up to 1,000,000 VND caused by the administrative violation.
3. The specialized Chief Inspector of the Ministry of Science, Technology and Environment. the specialized Chief Inspector of the General Department for Measurement, Standardization and Quality under the Ministry of Science, Technology and Environment have the right:
a/ To serve a warning;
b/ To order a fine up to 20,000,000 VND;
c/ To confiscate the evidences and means used in the administrative violation;
d/ To strip the right to use the permit under their competence;
e/To force the restoration of the initial stage which has been changed by the administrative violation;
f/ To force the carrying out of measures to overcome the pollution of the living environment and the spread of disease caused by the administrative violation;
g/ To force the destruction of the agents damaging to human health;
h/ To force the compensation for the damage up to 1,000,000 VND caused by the administrative violation.
Article 18.- Competence in sanctioning administrative violations in the domain of measurement and quality of goods of the Peoples Committees of various levels shall comply with Articles 26, 27 and 28 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.
Article 19.- The competence in sanctioning the administrative violations in the domain of measurement and quality of goods of the Police, Customs and market management agencies and the other specialized inspection agencies shall comply with Articles 29, 30, 33 and 34 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.
Article 20.- Assignment of power in handling administrative violations;
In the absence of the persons competent to handle the administrative violations stipulated at Items 2 and 3 of Article 17 of this Decree and at Articles 26, 27 and 28 and Items 3, 4, 5 and 6 and 7 of Article 29 and Items 2 and 3 of Article 30, Items 2, 3 and 4 of Article 33, Items 2 and 3 of Article 34 of the Ordinance on Handling Administrative Violations or with their empowerment, the deputy heads have the competence to handle the violations according to their competence.
Article 21.- Principles of assignment of power in sanctioning administrative violations:
1. The Peoples Committees at all levels have the competence to sanction the administrative violations in the domain of measurement and quality of goods within their managerial power in the locality.
2. The specialized inspection agencies have the competence to sanction the administrative violation in the domain of measurement and quality of goods with regard to the persons and organizations under their management.
3. In case the administrative violation in the domain of measurement and quality of goods comes under the sanctioning competence of many agencies, the sanction shall be carried out by the first agency to handle the case.
Article 22.- The procedures for sanctioning the administrative violations in the domain of measurement and quality of goods shall comply with Articles 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 54, 55 and 56 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.
Chapter IV
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 23.- Complaints, denunciations and settlement of complaints and denunciations in the domain of measurement and quality of goods;
1. Citizens have the right to denounce to the competent State agencies the administrative violations by any organization and individual and denounce the violations by the persons with competence to sanction the administrative violations in the domain of measurement and quality of goods.
2. An organization or an individual that is sanctioned for administrative violation or their legal representative has the right to protest against the person who has issued the sanctioning order within ten days from the receipt of the decision. In case the complaining organization or individual does not agree with the decision to settle the complaint, they may protest to the immediate higher level of the person who has issued that decision or initiate an administrative lawsuit at the competent court.
3. The procedure, process, time limit and competence of complaining and settling the complaint shall comply with Article 88 of the Ordinance on Handling Administrative Violations and the provisions of the Ordinance on the Procedures to Settle Administrative Lawsuits.
4. Handling of denunciations:
- A denunciation against an unlawful act of the person competent to handle administrative violations shall be examined and settled by the immediate higher level of that person.
- Upon receiving a denunciation, the person with competence to settle it shall have to examine and settle it in time and reply in writing within 15 (fifteen) days or 30 (thirty) days if it is a complicated case as from the date of receiving the denunciation.
Article 24.- Handling a violation by the person with authority to handle an administrative violation:
The person authorized to handle an administrative violation who exacts bribes, or who condones, covers up or refrains from punishing, or does not handle it in time or below the prescribed level or beyond the prescribed level, shall, depending on the character and seriousness of the violation, be subject to disciplinary measures or be examined for criminal liability. If they cause material damage, they shall have to pay compensations as prescribed by law.
Article 25.- Handling of violation in case the offender commits an administrative violation:
A person who is subject to a sanction for an administrative violation and who has an act of resisting the person on mission, who delays or evades the implementation of the sanction or takes other acts of violation shall, depending on the character, seriousness of the violation, be subjected to administrative sanction or be examined for penal liability. If they cause material damage, they shall have to pay compensation as prescribed by law.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 26.- This Decree takes effect one month after its signing. The provisions on the inspection of the handling of the production and trading of faked goods in Decree No.140-HDBT of April 25, 1991 of the Council of Ministers, the regulations on the handling of administrative violations in the domain of measurement and quality of goods in Decree No.327-HDBT of October 19, 1991 and Decree No.115-HDBT of April 13, 1991 of the Council of Ministers are now annulled.
Article 27.- The Ministers , the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

  
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER





Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 57/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất