Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón

thuộc tính Nghị định 55/2018/NĐ-CP

Nghị định 55/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:55/2018/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:16/04/2018
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Vi phạm trong kinh doanh phân bón bị phạt đến 200 triệu

Ngày 16/04/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Theo đó, mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính  trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100 triệu đồng, đối với tổ chức là 200 triệu đồng. Cụ thể:

Hành vi xếp đặt chung, để lẫn phân bón với một trong các loại hàng hóa khác như lương thưc, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng. Phạt tiền đến 50 triệu đối với hành vi buôn bán phân bón hết hạn sử dụng mà lô phân bón có giá trị dưới 70 triệu đồng.

Các hành vi như: Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật…; Buôn bán phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa… bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với 01 hành vi vi phạm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón là 01 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Nghị định55/2018/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 55/2018/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2018

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực phân bón không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Nghị định này áp dụng, đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, buôn chuyến, buôn bán lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón là 01 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón, Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón;
d) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón.
3. Nghị định này quy định việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại;
b) Buộc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
c) Buộc thu hồi và trả lại nhà sản xuất phân bón hết hạn sử dụng;
d) Buộc nộp lại số lợi bất chính có được do thực hiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy phân bón;
e) Buộc tái xuất phân bón;
g) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón; kết quả lấy mẫu phân bón; kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón;
h) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu;
i) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm đã tiêu thụ hoặc tẩu tán.
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC PHÂN BÓN
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất phân bón
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
b) Không có kệ hoặc bao lót để xếp đặt phân bón thành phẩm;
c) Không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm trong 02 năm liên tiếp hoặc không thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Không có phòng thử nghiệm được công nhận mà không có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất ra.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học;
b) Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lưu mẫu sản phẩm của từng lô phân bón xuất xưởng theo quy định về thời gian bảo quản mẫu lưu;
b) Không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm theo quy định về thời gian của từng lô phân bón sản xuất đã xuất xưởng;
c) Không có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương (trừ cơ sở mới thành lập chưa tròn 01 năm kể từ ngày thành lập; cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón).
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng không đáp ứng quy trình công nghệ theo đúng đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón ra lưu thông trên thị trường;
b) Không thực hiện thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa.
8. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng loại phân bón được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất phân bón khi đã bị đình chỉ hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón đã hết hạn hoặc bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng địa điểm trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/ Giấy phép sản xuất phân bón;
g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình.
10. Đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khỏi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
11. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, đ khoản 8 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
e) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 10 Điều này;
g) Đình chỉ hoạt động sản xuất phân bón từ 03 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e, g khoản 8 Điều này;
h) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
b) Buộc thu hồi để tiêu hủy phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy hoặc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, 10 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, 10 Điều này.
Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón
1. Hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón gồm: Chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu và hoạt động khác đưa phân bón vào lưu thông áp dụng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP trong quá trình hoạt động;
b) Xếp đặt chung, để lẫn phân bón với một trong các loại hàng hóa khác như lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y;
c) Buôn bán phân bón trong giai đoạn đang nghiên cứu, khảo nghiệm, dự án sản xuất thử nghiệm khi chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;
b) Buôn bán phân bón trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán hoặc tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;
c) Buôn bán phân bón đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa.
6. Hành vi vi phạm về buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón hết hạn sử dụng, mức phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp phân bón có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
n) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
o) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
p) Đối với hành vi buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i, k khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm l, m khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm n khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm o khoản 6 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 12 tháng đến 15 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm p khoản 6 Điều này;
e) Đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 03 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
g) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi trả lại nhà sản xuất phân bón hết hạn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Buộc thu hồi để tiêu hủy phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy phép nhập khẩu phân bón;
b) Đưa vào sản xuất, lưu thông hoặc không bảo quản nguyên trạng phân bón khi chưa có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu.
2. Nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng, nhập khẩu phân bón hết hạn sử dụng, không có Giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp phân bón nhập khẩu quy định phải có giấy phép thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp lô phân bón có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lô phân bón có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp lô phân bón có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp lô phân bón có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tái xuất phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng hoặc không có Giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp phân bón nhập khẩu quy định phải có giấy phép.
Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà phân bón vẫn chưa được tái xuất thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhập khẩu phân bón hết hạn sử dụng.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm đã tiêu thụ hoặc tẩu tán đối với hành vi nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón; phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón để đánh giá chứng nhận hợp quy hoặc phục vụ quản lý nhà nước:
a) Không có Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón hoặc Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu phân bón đã thực hiện việc lấy mẫu phân bón;
b) Không áp dụng phương pháp lấy mẫu theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón; trừ trường hợp phân bón chưa có tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công bố phương pháp lấy mẫu, phương pháp phân tích, thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở đối với loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia.
3. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thử nghiệm phân bón:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước sử dụng phép thử nằm ngoài phạm vi được chỉ định;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc hủy bỏ kết quả lấy mẫu phân bón, kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 3 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón đúng quy định;
b) Không nộp báo cáo định kỳ hàng năm kết quả hoạt động của tổ chức khảo nghiệm phân bón hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện của tổ chức khảo nghiệm phân bón được công nhận trong quá trình hoạt động khảo nghiệm;
b) Không tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả sai so với kết quả khảo nghiệm phân bón.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện khảo nghiệm phân bón hoặc thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa tài liệu khảo nghiệm phân bón;
b) Sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để được công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng phân bón
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng phân bón không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn phân bón.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phân bón không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 12. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g, h, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này,
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 13. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực phân bón
1. Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực phân bón đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng;
đ) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 14. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, trưởng đồn Công an, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và tham nhũng, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng an ninh kinh tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, g, h khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và tham nhũng, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 15. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
1. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 19. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 12, 13, 14 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 20. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 12 đến Điều 18 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức trong các cơ quan được quy định từ Điều 12 đến Điều 18 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực phân bón.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành, trừ khoản 4 Điều 7 của Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 9 năm 2020 đối với tổ chức, cá nhân đã và đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày 20 tháng 9 năm 2017.
2. Nghị định này bãi bỏ Điều 19, 20, 21, 23, 24, 25 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; Khoản 18, 19, 20, 21, 22, 23 Điều 1 Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh phân bón được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà đang xem xét, giải quyết thì xử phạt theo Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính của Nghị định này có quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì xử phạt theo Nghị định này.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).
XH 205

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 55/2018/ND-CP dated April 16, 2018 of the Government prescribing administrative penalties for violations arising in the fertilizer sector

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

In the light of the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government hereby issues the Decree that stipulates administrative penalties for violations arising in the fertilizer sector.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof adjustment

1. This Decree prescribes violating acts, penalty forms, rates and corrective measures to mitigate consequences resulted from administrative violations, authority to impose administrative penalties and authority to issue administrative penalty notices in the fertilizer sector.

2. Fertilizer-sector administrative violations other than those specified in this Decree shall be subject to penalties prescribed in other relevant Decrees of the Government on imposition of administrative penalties for violations arising within its jurisdiction.

Article 2. Subjects of application

1. This Decree shall apply to organizations and individuals committing administrative violations in the fertilizer sector within the territory of Vietnam.

2. Individuals referred to in Clause 1 of this Article include business households bound to apply for business registration under the provisions of the Enterprise Law; family households involved in agricultural, forestry, fishery and salt production industries, and peddlers, merchant dealers, travelling vendors or service providers who earn low income and are exempted from business registration requirements under laws.

3. Organizations referred to in Clause 1 of this Article are comprised of:

a) Economic organizations established under the Enterprise Law, e.g. private enterprises, joint-stock companies, limited liability companies and partnerships;

b) Economic organizations established under the provisions of the Law on Cooperatives, e.g. cooperatives and cooperative alliances;

c) Economic organizations established under the provisions of the Law on Investment, e.g. domestic investors, foreign investors and foreign-invested economic organizations;

d) Public service entities and other organizations prescribed by laws.

Article 3. Statute of limitations for administrative penalties

1. Statute of limitations for administrative penalties for violations arising in the fertilizer sector shall be 01 year while the statute of limitations for those arising in fertilizer manufacturing, export and import operations shall be 02 years.

2. The date on which the statute of limitations for administrative penalties referred to in Clause 1 of this Article commence shall be subject to Point b, c and d Clause 1 Article 6 of the Law on Handling of Administrative Violations.

Article 4. Methods of penalty and corrective measures

1. Organizations and individuals committing administrative violations arising in the fertilizer sector shall be subject to administrative penalties imposed in the form of warnings or monetary fines.

2. Depending on the nature and seriousness of violations, violating organizations and individuals shall face the following supplemental penalties:

a) Definite-term deprivation of the right of use of the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License, the Certificate of fulfillment of fertilizer trading conditions, the Decision on recognition of conformance to fertilizer testing requirements, the Certificate of registration of business scope or the appointment Decision;

b) Definite-term suspension of fertilizer production and trading activities;

c) Confiscation of material objects or equipment used as evidence for administrative violations arising in the fertilizer sector;

d) Seizure of the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License, the Certificate of fulfillment of fertilizer trading conditions, or the fertilizer import License.

3. This Decree prescribes that the following corrective measures may be taken to mitigate consequences:

a) Forcible seizure of fertilizers for retests;

b) Forcible reprocessing of fertilizers without obtaining the Decision on authorization for marketing of fertilizers in Vietnam or transformation of them into input materials for production of finished fertilizer products;

c) Forcible recall and return of expired fertilizers to manufacturers;

d) Forcible disgorgement of ill-gotten gains obtained by commission of administrative violations;

dd) Forcible destruction;

e) Forcible re-export;

g) Forcible annulment of fertilizer test results; fertilizer sampling results; fertilizer quality analysis and test results;

h) Forcible recovery and elimination of documents and materials;

i) Forcible repayment of monetary amounts equal to value of material objects exhibiting violations in the event that they have already been used, removed or concealed.

Article 5. Monetary penalty amounts and authority to impose monetary penalties

1. The maximum amount of monetary penalty imposed on an individual and organization committing an administrative violation arising in the fertilizer sector shall be VND 100,000,000 and VND 200,000,000, respectively.

2. The amount of monetary penalty stipulated herein shall be the amount of penalty for administrative violations committed by individuals. If organizations commit the same violation, the amount of monetary penalty imposed on these organizations shall be 02 times as much as that imposed on individuals.

3. Authority to impose administrative penalties of different office holders which is prescribed herein shall be accepted as authority to impose administrative penalty for an administrative violation committed by individuals; in the case of monetary penalties, authority to impose such penalties on organizations shall be 02 times as much as that on individuals.

Chapter II

VIOLATING ACTS, PENALTY FORMS, RATES AND CORRECTIVE MEASURES TO MITIGATE CONSEQUENCES RESULTED FROM ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ARISING IN THE FERTILIZER SECTOR

Article 6. Violations against fertilizer production regulations

1. Warnings shall be given as a form of penalty for failure to submit annual review reports on fertilizer production, import and export.

2. The amount of monetary penalty ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Do not set up spaces intended for separate storage of raw materials and finished products;

b) Do not install shelves, linings and covers used for handling of finished products;

c) Do not prepare annual review reports on fertilizer production, import and export during 02 consecutive years, or do not make ad-hoc reports upon the request of the relevant regulatory authority;

d) Neither have recognized laboratories nor enter into contracts with appointed testing organizations in order to carry out assessment of indicators for quality of fertilizers manufactured on their own.

3. The amount of monetary penalty ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Persons authorized direct management of manufacturing of fertilizers have not obtained at least a undergraduate degree in such majors as crop farming, plant protection, soil agro-chemistry, agronomy, chemistry and biology;

b) Do not meet the deadline for recall of fertilizers stipulated in competent authority’s decisions.

4. The amount of monetary penalty ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Do not keep samples of specific batches under regulations on the sample storage duration;

b) Do not keep a record of test results under regulations on record-keeping duration of specific fertilizer batches;

c) Do not establish the quality management system compliant with ISO 9001 or equivalent (except fertilizer plants that have been established for fewer than 1 year; or those only specializing in fertilizer packaging).

5. The amount of monetary penalty ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for use of fertilizer manufacturing lines and machinery used from the raw material processing stage to the finished product manufacturing stage which do not comply with the technological process specified in the registration application for the certificate of conformity with fertilizer production requirements with relevant competent authorities.

6. The amount of monetary penalty ranging from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Do not carry out testing and assessment of quality of each batch of finished fertilizers before selling them on the market;

b) Do not recall fertilizers under the decision granted by a competent authority.

7. The amount of monetary penalty ranging from VND 60,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for manufacturing of fertilizers containing factors in excess of the permitted maximum limit.

8. The amount of monetary penalty shall be imposed for violations against regulations on the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License as follows:

a) The amount of monetary penalty ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for violations such as, at one’s free will, marking, erasing, correcting or changing information displayed on the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License;

b) The amount of monetary penalty ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for refusal to give back the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License under the decision granted by a competent authority;

c) The amount of monetary penalty ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for manufacturing of fertilizers of which types are not specified in the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License;

d) The amount of monetary penalty ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for continuation in manufacturing of fertilizers even when such manufacturing activity has been subject to the suspension decision, or the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License has expired, impounded or revoked;

dd) The amount of monetary penalty ranging from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for manufacturing fertilizers at locations which are not specified in the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License;

e) The amount of monetary penalty ranging from VND 60,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for manufacturing fertilizers without obtaining the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License;

g) The amount of monetary penalty ranging from VND 70,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for manufacturing fertilizers with the Decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam which has expired or revoked.

9. The amount of monetary penalty ranging from VND 80,000,000 to VND 90,000,000 shall be imposed for manufacturing fertilizers without obtaining the Decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam that are worth under VND 200,000,000 or to earn illegal gains which are worth less than VND 100,000,000, except for manufacturing of fertilizers for research and testing purposes; manufacturing fertilizers in pilot manufacturing projects or programs for assistance in transfer of engineering and technological advances which are implemented within the project or program execution duration.

10. With respect to manufacturing fertilizers without obtaining the Decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam to the minimum value of VND 200,000,000 or manufacturing fertilizers to earn illegal gains which are worth VND 100,000,000 or above, except for manufacturing of fertilizers for research and testing purposes, or manufacturing fertilizers in pilot manufacturing projects or programs for assistance in transfer of engineering and technological advances which are implemented within the project or program execution duration, the person accorded authority over this case shall promptly send documentation related to this violation to a criminal procedures authority to initiate criminal prosecution process under Article 62 of the Law on Handling of Administrative Violations; if the criminal procedures authority decides not to bring a criminal lawsuit, decides to revoke the decision on filing of a criminal case, decides to suspend the investigation process or decides to terminate the prosecution process, and such manufacturing is proved to be an administrative violation, the amount of monetary penalty for that violation shall range from VND 90,000,000 to VND 100,000,000.

11. Supplemental penalties

a) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License for the period from 03 to 06 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 4 of this Article which is committed in multiple times or repeated;

b) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License for the period from 06 to 09 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 5 and 6 of this Article which is committed in multiple times or repeated;

c) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License for the period from 09 to 12 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 7 of this Article which is committed in multiple times or repeated;

d) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License for the period from 06 to 09 months shall be imposed for any violation referred to in Point c and dd Clause 8 of this Article;

dd) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License for the period from 09 to 12 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 9 of this Article;

e) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License for the period of 24 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 10 of this Article;

g) Termination of fertilizer manufacturing for the period from 03 to 09 months shall be imposed for any violation referred to in Point e and g Clause 8 of this Article;

h) Seizure of the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License shall be imposed for any violation referred to in Point a Clause 8 of this Article.

12. Corrective measures

a) The measure to forcibly recall fertilizers for retests shall be applied to any violation referred to in Point a Clause 6 of this Article;

b) The measure to forcibly recall fertilizers which are then subject to destruction shall be applied to any violation referred to in Clause 7 of this Article;

c) The measure to forcibly destroy, reprocess fertilizers without obtaining the Decision on marketing authorization in Vietnam or convert them into input materials intended for manufacturing of finished fertilizer products shall be applied to any violation referred to in Clause 9 and 10 of this Article;

d) The measure to forcibly disgorge ill-gotten gains shall be applied to any violation referred to in Clause 9 and 10 of this Article.

Article 7. Violations against fertilizer trading regulations

1. Violations against fertilizer trading regulations, including offering for sale, sale, custody, storage, transportation, wholesaling, retailing, export of fertilizers and other efforts in selling fertilizers in the market, shall be subject to Article 7 hereof; violations against regulations on importation of fertilizers shall be subject to Article 8 hereof.

2. The amount of monetary penalty ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to maintain conformity with fertilizer trading requirements set out in Article 19 of the Decree No. 108/2017/ND-CP during the business period;

b) Keeping or storing fertilizers in the same place as or together with other commodities such as foods and beverages, animal feeds, pharmaceuticals and veterinary drugs;

c) Trading fertilizers during the period of research, test, or in pilot manufacturing projects without obtaining the Decision on marketing authorization in Vietnam.

3. The amount of monetary penalty ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) At one’s free will, marking, erasing, correcting or changing information displayed on the Certificate of conformity with fertilizer trading requirements;

b) Trading fertilizers even when such trading activity has been subject to the suspension decision, or the Certificate of conformity with fertilizer trading requirements has expired or withdrawn;

c) Trading fertilizers with the Decision on marketing authorization in Vietnam which has been revoked.

4. The amount of monetary penalty ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for trading fertilizers without obtaining the Certificate of conformity with fertilizer trading requirements.

5. The amount of monetary penalty ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for trading of fertilizers containing factors in excess of the permitted maximum limit.

6. Trading fertilizers without obtaining the Decision on marketing authorization in Vietnam or trading fertilizers which have expired shall be subject to the following penalties:

a) Warning shall be imposed if violating fertilizers are worth less than VND 1,000,000;

b) The amount of monetary penalty ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 1,000,000 to VND 2,000,000;

c) The amount of monetary penalty ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 2,000,000 to less than VND 3,000,000;

d) The amount of monetary penalty ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 3,000,000 to less than VND 5,000,000;

dd) The amount of monetary penalty ranging from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 5,000,000 to less than VND 7,000,000;

e) The amount of monetary penalty ranging from VND 6,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 7,000,000 to less than VND 10.000.000;

g) The amount of monetary penalty ranging from VND 8,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 10,000,000 to less than VND 15,000,000;

h) The amount of monetary penalty ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 15,000,000 to less than VND 25,000,000;

i) The amount of monetary penalty ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 25,000,000 to less than VND 35,000,000;

k) The amount of monetary penalty ranging from VND 25,000,000 to VND 35,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 35,000,000 to less than VND 50,000,000;

l) The amount of monetary penalty ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 50,000,000 to less than VND 70,000,000;

m) The amount of monetary penalty ranging from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 70,000,000 to less than VND 100,000,000;

n) The amount of monetary penalty ranging from VND 60,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 100.000.000 to less than VND 150,000,000;

o) The amount of monetary penalty ranging from VND 70,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for trading a batch of fertilizers worth from VND 150,000,000 to less than VND 200,000,000;

p) With respect to trading fertilizers without obtaining the Decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam to the minimum value of VND 200,000,000, the person accorded authority over this case shall promptly send documentation related to this violation to a criminal procedures authority to initiate criminal prosecution process under Article 62 of the Law on Handling of Administrative Violations; if the criminal procedures authority decides not to bring a criminal lawsuit, decides to suspend the investigation process or decides to terminate the prosecution process, and such trading activity is proved to be an administrative violation, the amount of monetary penalty for that violation shall range from VND 90,000,000 to VND 100,000,000.

7. Supplemental penalties

a) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer trading requirements or suspension of fertilizer trading activities for the period from 01 to 03 months shall be imposed for any violation referred to in Point i and k Clause 6 of this Article which is committed in multiple times or repeated;

b) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer trading requirements or suspension of fertilizer trading activities for the period from 03 to 06 months shall be imposed for any violation referred to in Point l and m Clause 6 of this Article which is committed in multiple times or repeated;

c) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer trading requirements or suspension of fertilizer trading activities for the period from 06 to 09 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 5 and Point n Clause 6 of this Article which is committed in multiple times or repeated;

d) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer trading requirements or suspension of fertilizer trading activities for the period from 09 to 12 months shall be imposed for any violation referred to in Point o Clause 6 of this Article;

dd) Depriving of the right to use the Certificate of conformity with fertilizer trading requirements or suspension of fertilizer trading activities for the period from 12 to 15 months shall be imposed for any violation referred to in Point p Clause 6 of this Article;

e) Suspension of fertilizer trading activities for the period from 03 to 09 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 4 of this Article;

g) Seizure of the Certificate of conformity with fertilizer trading requirements shall be imposed for any violation referred to in Point a Clause 3 of this Article.

8. Corrective measures

a) The measure to forcibly recall expired fertilizers which are then returned to manufacturers shall be applied to any violation referred to in Clause 6 of this Article;

b) The measure to forcibly destroy, reprocess fertilizers without obtaining the Decision on marketing authorization in Vietnam or convert them into input materials intended for manufacturing of finished fertilizer products shall be applied to any violation referred to in Clause 6 of this Article;

c) The measure to forcibly recall fertilizers which are then subject to destruction shall be applied to any violation referred to in Clause 5 of this Article.

Article 8. Violations against fertilizer import regulations

1. The amount of monetary penalty ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) At one’s free will, marking, erasing, correcting or changing information displayed on the fertilizer import License;

b) Manufacturing, marketing or failure to maintain the original state of fertilizers without obtaining the notification of state inspection of quality of imported fertilizers.

2. Import of fertilizers which do not meet quality standards, import of expired fertilizers or fertilizers without the fertilizer import License with respect to those of which import requires the import License shall be subject to the following penalties:

a) The amount of monetary penalty ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for import of a batch of fertilizers worth less than VND 30,000,000;

b) The amount of monetary penalty ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for importing a batch of fertilizers worth from VND 30,000,000 to less than VND 50,000,000;

c) The amount of monetary penalty ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for importing a batch of fertilizers worth from VND 50,000,000 to less than VND 100,000,000;

d) The amount of monetary penalty ranging from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for import of a batch of fertilizers worth at least VND 100,000,000.

3. Supplemental penalties

Seizure of the fertilizer import License shall be imposed for any violation referred to in Point a Clause 1 of this Article.

4. Corrective measures

a) The measure to forcibly re-export fertilizers shall be applied to any violation referred to in Clause 2 of this Article if imported fertilizers do not meet quality standards or do not have the import License which is legally required for import.

After duration of 30 days of receipt of the decision on imposition of penalty from relevant competent authorities, if there is a delay in re-export of violating fertilizers, the person accorded relevant authority as stipulated in Clause 4 Article 13 hereof shall issue the decision on seizure or destruction of objects indicating such violation in accordance with applicable regulations, except if there are sound grounds for such delay.

b) The measure to forcibly re-export or destroy fertilizers shall be applied to any violation referred to in Clause 2 of this Article if these imported fertilizers are expired.

c) The measure to forcibly disgorge the monetary amount equal to the value of material object exhibiting violation if such object has been used or concealed shall be applied to import of fertilizers failing to meet quality standards as prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 9. Violations against regulations on fertilizer product sampling, analysis and testing of quality of fertilizer products

1. The amount of monetary penalty ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations against regulations on fertilizer product sampling for assessment and certification of conformity or for state management purposes:

a) Collecting fertilizer samples without obtaining the Certificate of training in fertilizer sampling or the Certificate of training as a fertilizer sampling technician;

b) Failure to apply the sampling method conforming to national standards for fertilizer sampling, except for fertilizers for which the national fertilizer sampling standard is not available.

2. The amount of monetary penalty ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for failure to declare the sampling method, sample analysis and testing method in conformity with the technical regulations, national standards or fundamental standards for fertilizers for which the technical regulations and national standards are not available.

3. The amount of monetary penalty for violation against fertilizer testing regulations:

a) The amount of monetary penalty ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for analysis and testing of quality of fertilizers intended for state management purposes in which the test used falls outside of the stipulated scope of tests;

b) The amount of monetary penalty ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for analysis and testing of quality of fertilizers intended for state management purposes without obtaining recognition or permission from competent authorities.

4. Supplemental penalties

Depriving of the right to use the Certificate of registration of business scope or the designation decision for the period from 06 to 12 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 3 of this Article.

5. Corrective measures

The measure to forcibly to waive the fertilizer sampling result, fertilizer quality analysis and test result shall be applied to any violation prescribed in Clause 1 and 3 of this Article.

Article 10. Violations against fertilizer testing regulations

1. The amount of monetary penalty ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failure to keep fertilizer testing documentation as legally prescribed;

b) Failure to submit annual review reports on performance of fertilizer testing organizations or ad-hoc reports requested by relevant competent authorities.

2. The amount of monetary penalty ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failure to maintain fulfillment of eligibility conditions of fertilizer testing organizations during the testing process;

b) Failure to comply with technical regulations, standards and processes as well as testing requirements in accordance with applicable regulations.

3. The amount of monetary penalty ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for provision of incorrect test results.

4. The amount of monetary penalty ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for provision of test results even though there is none of fertilizer tests or fertilizer tests do not conform to applicable regulations.

5. The amount of monetary penalty ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Erasing or correcting information included in fertilizer testing documents;

b) Using falsified and misleading documents or materials to obtain recognition of conformance to fertilizer testing requirements which is not so serious that criminal prosecution may be brought.

6. Supplemental penalties

a) Deprivation of the right to use the Decision on recognition of conformity with testing requirements for the period from 06 to 12 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 2 of this Article which is committed in multiple times or repeated;

b) Deprivation of the right to use the Decision on recognition of conformity with testing requirements for the period from 09 to 12 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 4 of this Article;

c) Deprivation of the right to use the Decision on recognition of conformity with testing requirements for the period from 12 to 18 months shall be imposed for any violation referred to in Clause 5 of this Article.

7. Corrective measures

a) The measure to forcibly waive fertilizer test results shall be applied to any violation referred to in Clause 2, 3, 4 and 5 of this Article;

b) The measure to forcibly recall and destroy documents and materials shall be applied to any violation referred to in Clause 5 of this Article.

Article 11. Violations against fertilizer usage regulations

1. Warning penalty shall be imposed for using fertilizers without observing instructions for use printed on fertilizer product labels.

2. The amount of monetary penalty ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for using fertilizes of which origin is not clear.

Chapter III

AUTHORITY TO IMPOSE ADMINISTRATIVE PENALTIES AND ISSUE ADMINISTRATIVE VIOLATION NOTICES

Article 12. Authority to impose penalties delegated to the Chairpersons of all-level People’s Committees

1. The Chairperson of commune-level People’s Committee shall be accorded the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 5,000,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation which is worth up to VND 5,000,000;

d) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point dd Clause 3 Article 4 hereof.

2. The Chairperson of district-level People’s Committee shall be accorded the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation which is worth up to VND 50,000,000;

dd) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point a, b, c, d, dd, g, h and i Clause 3 Article 4 hereof.

3. The Chairperson of province-level People’s Committee shall be accorded the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation;

dd) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Clause 3 Article 4 hereof.

Article 13. Authority to impose penalties delegated to the sector-specific fertilizer inspector

1. The inspector in the agriculture and rural development sector and the person tasked with carrying out inspections in the fertilizer sector when on duty shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation which is worth up to VND 500,000;

d) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point dd Clause 3 Article 4 hereof.

2. The chief inspector of the Department of Agriculture and Rural Development, the Director of the Crop Production and Plant Protection Subdepartment, the Leader of the inspector team in the Agriculture and Rural Development sector, the Leader of the inspector teams specializing in the following sectors, such as Plant Protection Department, Crop Production and Plant Protection Subdepartment, shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation which is worth up to VND 50,000,000;

dd) Seize the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License, the Certificate of fulfillment of fertilizer trading conditions, or the fertilizer import License;

e) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Clause 3 Article 4 hereof.

3. The leader of the sector-specific inspector team subordinate to the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 70,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation which is worth up to VND 70,000,000;

dd) Seize the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License, the Certificate of fulfillment of fertilizer trading conditions, or the fertilizer import License;

e) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Clause 3 Article 4 hereof.

4. The chief inspector of the Ministry of Agriculture and Rural Development, and the Director of the Plant Protection Department shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation;

dd) Seize the Certificate of conformity with fertilizer manufacturing requirements/the fertilizer manufacturing License, the Certificate of fulfillment of fertilizer trading conditions, or the fertilizer import License;

e) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Clause 3 Article 4 hereof.

Article 14. Authority to impose penalties delegated to the People’s Public Security force

1. Officers of the People’s Public Security force when on duty shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000.

2. Heads who supervise the persons referred to in Clause 1 of this Article shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 1,500,000.

3. Sheriffs of commune-level police departments, Commanders of police stations and Heads of police stations at border checkpoints or export processing zones shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 2,500,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

d) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point dd Clause 3 Article 4 hereof.

4. Sheriffs of district-level police departments, Heads of specialized units of the Road and Rail Traffic Police Department, Heads of specialized units of the Water Traffic Police Department; Heads of units of province-level police departments, including Head of social order administrative management unit, Head of order maintenance police unit, Head of police unit for social order crime investigation, Head of police unit for investigation into crimes against economic order and management regulations and corruption, Head of drug crime investigation police unit, Head of road and rail traffic police unit, Head of water traffic police unit, Head of environmental crime prevention and control police unit, Head of internal political security unit, and Head of economic security unit, shall be accorded the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 20,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

dd) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point a, b, dd, g and h Clause 3 Article 4 hereof.

5. Directors of province-level police departments shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

dd) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point a, b, d, dd, g, h and i Clause 3 Article 4 hereof.

6. Director of the Internal Political Security Department, Director of the Economic Security Department, Director of the Cultural and Ideological Security Department, Director of the Information Security Department, Director of the Police Department for Social Order Administrative Management, Director of the Police Department for Investigation into Crimes against Economic Order and Management Regulations and Corruption, Director of the Drug Crime Investigation Police Department, Director of the Road and Rail Traffic Police Department, Director of the Water Traffic Police Department, Director of the Environmental Crime Prevention and Control Police Department, and Director of the High-technology Crime Prevention and Control Police Department, shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation;

dd) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point a, b, d, dd, g, h and i Clause 3 Article 4 hereof.

Article 15. Authority to impose penalties delegated to the Customs authority

1. Team leaders of Customs Subdepartments and team leaders of Post-clearance Inspection Subdepartments shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 5,000,000.

2. Directors of Customs Subdepartments, Directors of Post-clearance Inspection Subdepartments, Leaders of Control Teams of provincial, inter-provincial or centrally-affiliated city Customs Departments, Leaders of Smuggling Control Teams, Leaders of Customers Procedures Teams, Leaders of Maritime Control Teams and Leaders of Intellectual Property Right Control and Protection Teams subordinate to the Smuggling Investigation and Prevention Department, a subsidiary of the General Department of Customs, shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

d) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point dd, e and i Clause 3 Article 4 hereof.

3. Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department, Director of the Post-clearance Inspection Department, a subsidiary of the General Department of Customs, and Directors of the provincial, inter-provincial or centrally-affiliated city Customs Departments, shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

dd) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point dd, e and i Clause 3 Article 4 hereof.

4. Director of the General Department of Customs shall be accorded the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation;

d) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point dd, e and i Clause 3 Article 4 hereof.

Article 16. Authority to impose penalties delegated to the Market Regulatory Authority

1. Market control officers on duty shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000.

2. The Chief of the Market Regulatory Team shall be accorded the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

d) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point b, c and dd Clause 3 Article 4 hereof.

3. Head of the Market Regulatory Subdepartment of the Department of Industry and Trade, Head of the smuggling prevention and control unit, Head of the counterfeit commodity prevention and control unit, and Head of the commodity quality control unit of the Market Regulatory Department, shall be accorded the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

d) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

dd) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point b, c and dd Clause 3 Article 4 hereof.

4. Director of the Market Regulatory Department shall be accorded the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation;

d) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

dd) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point b, c and dd Clause 3 Article 4 hereof.

Article 17. Authority to impose penalties delegated to the Border Guard force

1. Duty holders of the Border Guard force when on duty shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000.

2. Heads who supervise those referred to in Clause 1 of this Article shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 2,500,000.

3. Head of the border guard station, Head of the coast guard group and Chief Commander of the border guard section, and Chief Commander of the maritime port guard force, shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 20,000,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

d) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point b and dd Clause 3 Article 4 hereof.

4. Chief Commander of the province-level border guard, and Chief Commander of coast guard naval squadron of the High Command of the border guard, shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, practicing certificates or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation;

dd) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point b and dd Clause 3 Article 4 hereof.

Article 18. Authority to impose penalties delegated to the Coast Guard Police

1. Coastguard policemen on duty shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 1,500,000.

2. Heads of specialized units of the Coast Guard Police shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 5,000,000.

3. Heads of specialized units of the Coast Guard Police and Heads of stations of the Coast Guard Police shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000;

c) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point dd Clause 3 Article 4 hereof.

4. Heads of marine groups of the Coast Guard Police shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 20,000,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

d) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point b and dd Clause 3 Article 4 hereof.

5. Heads of naval squadrons of the Coast Guard Police shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

d) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point b and dd Clause 3 Article 4 hereof.

6. Regional commanders of the Coast Guard Police shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000;

c) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation of which value does not exceed the monetary penalty amount specified in Point b of this Clause;

d) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point b and dd Clause 3 Article 4 hereof.

7. Commander of the Coast Guard Police shall be vested with the following powers:

a) Impose penalties represented in the form of warning;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000;

c) Deprive of the right to use certificates, licenses or suspend business within a specified duration;

d) Seize any material object or equipment used in commission of administrative violation;

dd) Apply corrective measures to mitigate consequences as stipulated in Point b and dd Clause 3 Article 4 hereof.

Article 19. Delegation of penalty imposition authority

1. Authorized persons of all-level People’s Committees, Specialized inspectors and people’s policemen shall be accorded authority to impose administrative and other supplemental penalties, and apply corrective measures to mitigate consequences arising from administrative violations referred to herein in accordance with regulations on authority laid down in Article 12, 13 and 14 hereof and within their delegated functions, duties and powers.

2. Authorized persons of Customs authorities shall be accorded authority to impose administrative and other supplemental penalties, and apply corrective measures to mitigate consequences arising from administrative violations referred to in Article 8 hereof in accordance with regulations on authority laid down in Article 15 hereof and within their delegated functions, duties and powers.

3. Authorized persons of market regulatory authorities shall be accorded authority to impose administrative and other supplemental penalties, and apply corrective measures to mitigate consequences arising from administrative violations referred to in Article 7 hereof in accordance with regulations on authority laid down in Article 16 hereof and within their delegated functions, duties and powers.

4. Authorized persons of border guard forces shall be accorded authority to impose administrative and other supplemental penalties, and apply corrective measures to mitigate consequences arising from administrative violations referred to in Article 7 and 8 hereof in accordance with regulations on authority laid down in Article 17 hereof and within their delegated functions, duties and powers.

5. Authorized persons of coast guard forces shall be accorded authority to impose administrative and other supplemental penalties, and apply corrective measures to mitigate consequences arising from administrative violations referred to in Article 7 and 8 hereof in accordance with regulations on authority laid down in Article 18 hereof and within their delegated functions, duties and powers.

Article 20. Authority to issue administrative violation notices

1. Such authority shall be delegated to persons accorded authority to impose administrative penalties as provided in Article 12 through Article 18 hereof within their assigned functions, duties and powers.

2. Such authority shall be delegated to public officers and employees working in entities stipulated in Article 12 through Article 18 hereof when on duty within their assigned functions and powers in the fertilizer sector.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21.Effect

1. This Decree takes effect on the signing date, except Clause 4 Article 7 hereof which will take effect on September 20, 2020 with respect to organizations or individuals that have engaged in trades in fertilizers since earlier than September 20, 2017.

2. This Decree shall repeal Article 19, 20, 21, 23, 24 and 25 of the Decree No. 163/2013/ND-CP dated November 12, 2013 on penalties for administrative violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives; Clause 18, 19, 20, 21, 22 and 23 Article 1 of the Decree No. 115/2016/ND-CP dated July 8, 2016 amending and supplementing certain articles of the Government’s Decree No. 163/2013/ND-CP dated November 12, on penalties for administrative violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives.

Article 22. Transitional provision

Fertilizer-sector administrative violations committed and discovered prior to the entry into force of this Decree which are subject to the verification and decision process shall be sanctioned under the Government’s Decree No. 163/2013/ND-CP dated November 12, 2013 on penalties for administrative violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives, and the Decree No. 115/2016/ND-CP dated July 8, 2016 amending and supplementing certain articles of the Decree No. 163/2013/ND-CP dated November 12, 2013, except that administrative violations referred to in this Decree on which lesser legal liabilities are imposed shall be subject to penalties provided in this Decree.

Article 23. Implementation responsibilities

1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall be responsible for providing guidance on and presiding over implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, and Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, shall be responsible for implementing this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 55/2018/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất