Phân bón là gì? Kinh doanh phân bón cần đáp ứng điều kiện nào?

Phân bón là gì mà các loại cây trồng đều phải cần có nó để có thể phát triển mạnh mẽ và cho năng suất cao. Việc sản xuất, buôn bán phân bón được nhà nước kiểm soát như thế nào? Loại phân bón như thế nào mới được đưa ra thị trường để tiêu thụ?


1. Phân bón là gì? Bao gồm những loại nào?

Khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt năm 2018 đã định nghĩa về khái niệm phân bón là gì như sau:

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản, phân bón là những chất được sử dụng để bón vào đất nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho đất, cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, từ đó cho năng suất thu hoạch cao.

Theo Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, phân bón được phân loại thành các nhóm sau:

- Nhóm phân bón hóa học (phân bón vô cơ): Gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản.

Nhóm này được phân loại thành:

  • Phân bón đa lượng.
  • Phân bón trung lượng.
  • Phân bón vi lượng .
  • Phân bón vô cơ cải tạo đất.
  • Phân bón hóa học nhiều thành phần (phân bón vô cơ nhiều thành phần).

- Nhóm phân bón hữu cơ: Gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý như làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm hoặc sinh học như ủ, lên men, chiết.

Nhóm này được phân loại thành:

  • Phân bón hữu cơ
  • Phân bón hữu cơ cải tạo đất.
  • Phân bón hữu cơ nhiều thành phần.

- Nhóm phân bón sinh học: Gồm các loại phân bón được sản xuất nhờ quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học.

Nhóm này được phân loại thành:

  • Phân bón sinh học.
  • Phân bón vi sinh vật (còn gọi là phân bón vi sinh).
  • Phân bón sinh học cải tạo đất.
  • Phân bón sinh học nhiều thành phần.
phan bon la gi


2. Các hành vi bị cấm liên quan đến sản xuất, buôn bán phân bón

Cùng với khái niệm phân bón là gì, Điều 9 Luật Trồng trọt năm 2018 cũng liệt kê các hành vi cấm cá nhân, tổ chức thực hiện, bao gồm:

- Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu phân bón và sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán.

- Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.

- Cung cấp thông tin về phân bón sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố.

- Thực hiện trái phép dịch vụ khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng phân bón.


3. Điều kiện để phân bón được lưu hành trên thị trường

Theo quy định tại Điều 36 Luật Trồng trọt năm 2018, phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Trừ trường hợp sau:

- Phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng nhưng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu;

- Phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm và có thể được gia hạn.

Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực phân bón tại Việt Nam) đều được đứng tên đăng ký công nhận lưu hành phân bón nhưng mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng.


4. Kinh doanh phân bón cần đáp ứng điều kiện gì?

Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện nên việc kinh doanh mặt hàng này cũng được quản lý chặt chẽ. Do đó, ngoài thuật ngữ phân bón là gì, cá nhân, tổ chức cũng cần nắm được các điều kiện kinh doanh phân bón.

4.1. Điều kiện sản xuất phân bón

Căn cứ Điều 41 Luật Trồng trọt năm 2018, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Điều kiện để được cấp loại giấy này được quy định như sau:

- Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất phân bón

- Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón.

- Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do cá nhân, tổ chức sản xuất.

- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế về quản lý chất lượng.

- Khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm được bố trí riêng biệt.

- Người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được cấp cho cá nhân, tổ chức đủ điều kiện có thời hạn là 05 năm và có thể được cấp lại khi hết hạn.

>> Gọi ngay tổng đài tư vấn 1900.6192 của LuatVietnam để được hỗ trợ về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
phan bon la gi
Sản xuất phân bón cần đáp ứng điều kiện gì? (Ảnh minh họa)

4.2. Điều kiện buôn bán phân bón

Theo Điều 42 Luật trồng trọt năm 2018, tổ chức, cá nhân muốn buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Riêng trường hợp buôn bán phân bón do tự cá nhân, tổ chức sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Cá nhân tổ chức muốn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng.

- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón.

- Người trực tiếp buôn bán phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón. Trừ trường hợp người bán có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.


5. Cá nhân, tổ chức sử dụng phân bón cần chú ý gì?

Theo quy định tại Điều 54 Luật Trồng trọt năm 2018, tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có quyền được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng; yêu cầu cơ sở mua bán phân bón hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng nội dung của nhãn phân bón; được bồi thường thiệt hại theo quy định.

Tuy nhiên, những cá nhân, tổ chức này cũng phải thực hiện nghĩa vụ sau:

- Sử dụng phân bón theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn;

- Sử dụng phân bón bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, vật nuôi, môi trường, an toàn thực phẩm với nguyên tắc đúng loại đất, đúng loại cây, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách.

Trường hợp sử dụng phân bón không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn, cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt cảnh cáo (theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2018/NĐ-CP).

Trường hợp sử dụng phân bón không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cá nhân sẽ bị phạt từ 500.000 - 01 triệu đồng, tổ chức bị phạt gấp đôi từ 01 - 02 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 11 Nghị đinh 55/2018/NĐ-CP).


6. Vi phạm về kinh doanh phân bón bị phạt thế nào?

Ngoài thông tin về phân bón là gì, LuatVietnam cũng muốn cung cấp thêm cho bạn đọc quy định về mức phạt vi phạm khi kinh doanh phân bón.

6.1. Mức phạt do vi phạm về sản xuất phân bón 

Căn cứ Điều 6 Nghị định 55/2018/NĐ-CP, hành vi vi phạm về sản xuất phân bón bị phạt hành chính như sau:

Stt

Hành vi

Mức phạt

1

Không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm.

Cảnh cáo

2

- Không có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

- Không có kệ hoặc bao lót để xếp đặt phân bón thành phẩm;

- Không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm trong 02 năm liên tiếp hoặc không thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Không có phòng thử nghiệm được công nhận mà không có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất ra.

05 - 10 triệu đồng

3

- Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học;

- Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

10 - 15 triệu đồng

4

- Không lưu mẫu sản phẩm của từng lô phân bón xuất xưởng theo quy định về thời gian bảo quản mẫu lưu;

- Không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm theo quy định về thời gian của từng lô phân bón sản xuất đã xuất xưởng;

- Không có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương (trừ cơ sở mới thành lập chưa tròn 01 năm kể từ ngày thành lập; cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón).

15 - 20 triệu đồng

5

Sử dụng dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng không đáp ứng quy trình công nghệ theo đúng đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

20 - 25 triệu đồng

6

- Không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón ra lưu thông trên thị trường;

- Không thực hiện thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

25 - 30 triệu đồng

7

Sản xuất phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa.

60 - 70 triệu đồng

8

- Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón

10 - 80 triệu đồng

9

Sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị dưới 200 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100 triệu đồng trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình.

80 - 90 triệu đồng

6.2 Mức phạt do vi phạm về buôn bán phân bón

Căn cứ Điều 7 Nghị định 55/2018/NĐ-CP, hành vi vi phạm về buôn bán phân bón bị phạt hành chính như sau:

Stt

Hành vi

Mức phạt

1

- Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP trong quá trình hoạt động;

- Xếp đặt chung, để lẫn phân bón với một trong các loại hàng hóa khác như lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y;

- Buôn bán phân bón trong giai đoạn đang nghiên cứu, khảo nghiệm, dự án sản xuất thử nghiệm khi chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

01 - 03 triệu đồng

2

- Tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;

- Buôn bán phân bón trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán hoặc tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;

- Buôn bán phân bón đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

05 - 07 triệu đồng

3

Buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

07 - 10 triệu đồng

4

Buôn bán phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa.

10 - 15 triệu đồng

5

Buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón hết hạn sử dụng

Cảnh cáo - 100 triệu đồng

phan bon la gi
Xử phạt vi phạm khi sử dụng, kinh doanh phân bón không đúng quy định (Ảnh minh họa)

7. Sản xuất, buôn bán phân bón giả bị phạt tù bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 195 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi nếu thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 195 hoặc một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.

- Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.

Cá nhân bị phạt như sau:

- Khung 1: Phạt tiền từ 100 triệu - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Buôn bán qua biên giới;
  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150 - dưới 500 triệu đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng.

- Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 - dưới 3 tỷ đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 02 tỷ đồng.

- Khung 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thiệt hại về tài sản 03 tỷ đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 02 tỷ đồng trở lên.

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

* Pháp nhân thương mại phạm tội bị phạt như sau:

- Khung 1: Phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng.

- Khung 2: Phạt tiền từ 03 - 06 tỷ đồng.

- Khung 3: Phạt tiền từ 06 - 09 tỷ đồng.

- Khung 4: Phạt tiền từ 09 - 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 100 - 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Phân bón là gì?” cùng những kiến thức pháp lý liên quan đến việc kinh doanh, sử dụng phân bón. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Tặng voucher du lịch giá rẻ: Ham rẻ mất tiền oan

Tặng voucher du lịch giá rẻ: Ham rẻ mất tiền oan

Tặng voucher du lịch giá rẻ: Ham rẻ mất tiền oan

Vào mùa cao điểm, khi nhu cầu du lịch của người dân tăng cao cũng là thời điểm để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong đó, thủ đoạn lừa đảo tặng voucher du lịch đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây cũng là một trong các chiêu trò lừa đảo qua mạng người dân cần đặc biệt cảnh giác.