Nghị định 52/2012/NĐ-CP VPHC trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

thuộc tính Nghị định 52/2012/NĐ-CP

Nghị định 52/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:52/2012/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:14/06/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phạt đến 20 triệu đồng hành vi san, chiết ga trái phép
Ngày 14/06/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; đáng chú ý, mức phạt cao nhất đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, san, chiết ga, hàng nguy hiểm về cháy nổ trái phép lên đến 20 triệu đồng.
Cụ thể, Nghị định quy định mức phạt đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ từ 10 - 20 triệu đồng, tăng 02 lần so với quy định cũ. Đây cũng là mức phạt được áp dụng cho các hành vi sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép quy định; không thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định; xây dựng công trình vi phạm khoảng cách ngăn cháy…
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy nêu trên còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm gây ra; buộc khôi phục tình trạng ban đầu; di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định...
Nghị định cũng cho phép người có thẩm quyền xử phạt hoặc cơ quan tiến hành xử phạt có quyền thông báo công khai về vi phạm hành chính, quyết định xử phạt đến cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cá nhân vi phạm công tác hoặc cư trú và đến cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi tổ chức vi phạm đăng ký hoạt động trong một số trường hợp.
Nghị định này thay thế Nghị định số 123/2005/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2012.

Xem chi tiết Nghị định52/2012/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------------------

Số: 52/2012/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC

PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy,

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, nguyên tắc xử phạt, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, trình tự, thủ tục xử phạt, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy hoặc có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy chưa được quy định tại Nghị định này nhưng đã được quy định trong các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các nghị định đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ hạng mục công trình, công trình xây dựng trái phép;
c) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra;
d) Buộc giảm khối lượng, số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo định mức quy định;
đ) Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
5. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên lãnh thổ Việt Nam có thể bị trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được áp dụng có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT
Điều 5. Hành vi vi phạm trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy;
b) Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn.
c) Trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
b) Không chấp hành nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy;
c) Không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho những người trong phạm vi quản lý của mình;
d) Ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ nội dung hoặc không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí, niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành hoặc ban hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này gây ra;
b) Buộc ban hành, phổ biến, niêm yết các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy đúng quy định đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 2, Khoản 4 Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các kiến nghị về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;
b) Không cử người có trách nhiệm tham gia Đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
c) Không tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không thực hiện các kiến nghị về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;
c) Gây cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy của cơ quan chức năng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau khi cơ sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ sở vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện để đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.
Điều 7. Hành vi vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc thống kê, báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
b) Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy không đủ tài liệu theo quy định;
c) Không cập nhật những thông tin thay đổi liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không đúng khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xây dựng, thành lập hồ sơ, sổ sách theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng, khối lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc di chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định;
b) Không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ của các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ra môi trường xung quanh theo quy định;
b) Không có phương án hoặc thiết bị xử lý sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và các chất lỏng dễ cháy khác;
c) San, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ sang các thiết bị chứa không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng nguy hiểm cháy nổ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm hư hỏng, nhàu nát Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
b) Không mang theo Giấy phép vận chuyển khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
c) Không bóc, gỡ biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đã được di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển;
d) Làm mất Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng đã thông báo kịp thời với cơ quan chức năng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không đúng theo quy định;
b) Dừng, đỗ phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ở những nơi không được phép theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trong suốt thời gian được phép vận chuyển theo quy định;
b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép theo quy định;
c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng, chủng loại quy định trong giấy phép;
b) Không niêm yết biểu trưng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển theo quy định;
c) Không chấp hành các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm quyền khi bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện vận chuyển theo quy định;
d) Bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
đ) Bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đang trên đường vận chuyển sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
e) Chữa, tẩy xóa Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
g) Làm mất Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không báo cho cơ quan chức năng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
b) Làm giả hoặc sử dụng giấy phép giả để vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm a, Điểm b Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc sắp xếp lại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
c) Buộc di chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 5 Điều này.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí nơi đun nấu, thờ cúng không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
b) Mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm;
b) Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, lắp đặt, quản lý, sử dụng điện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng điện tại cơ sở.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị điện không theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống chiếu sáng sự cố;
b) Thay đổi thiết kế hoặc thay đổi kết cấu, thông số chủ yếu của hệ thống điện, thiết bị điện mà không được người hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
c) Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy;
d) Sử dụng thiết bị điện quá tải so với thiết kế;
đ) Sử dụng thiết bị điện ở những nơi đã có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng thiết bị điện không đảm bảo yêu cầu phòng cháy, nổ theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ;
b) Không có nguồn điện dự phòng theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều này gây ra.
Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều này gây ra.
Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công, xây dựng công trình.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào sử dụng không đảm bảo một trong các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với công trình không thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thi công, lắp đặt không đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt;
b) Không trình hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà, công trình trong quá trình thi công, sử dụng theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” theo quy định;
b) Chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy mà chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khắc phục các điều kiện để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thi công, lắp đặt lại hạng mục phòng cháy và chữa cháy theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
c) Buộc tổ chức khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo quy định;
b) Không tổ chức vệ sinh công nghiệp dẫn đến khả năng tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây tường ngăn cháy, vách ngăn cháy hoặc làm cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy khác không bảo đảm yêu cầu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm trần, sàn, vách ngăn, mái che hoặc tập kết vật liệu dễ cháy ở những nơi không được phép theo quy định;
b) Làm nhà ở trong rừng hoặc ven rừng không đảm bảo an toàn về chống cháy lan theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;
b) Xây dựng công trình vi phạm khoảng cách ngăn cháy.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không làm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy theo quy định;
b) Làm mất tác dụng ngăn cháy của tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 5 Điều này gây ra;
b) Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều này;
c) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này gây ra.
Điều 16. Xử phạt vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi thiết kế cửa thoát nạn không mở theo hướng thoát nạn, lắp gương trong cầu thang thoát nạn.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;
b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng các thiết bị chiếu sáng sự cố, biển báo, biển chỉ dẫn trên lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cứu nạn theo quy định;
b) Không có thiết bị thông gió, thoát khói theo quy định cho lối thoát nạn;
c) Không có thiết bị chiếu sáng sự cố trên lối thoát nạn hoặc có nhưng không đủ độ sáng theo quy định hoặc không có tác dụng;
d) Thiết kế, xây dựng cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn không đủ số lượng, diện tích, chiều rộng hoặc không đúng theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng của lối thoát nạn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gây ra.
Điều 17. Hành vi vi phạm về phương án chữa cháy của cơ sở
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không quản lý phương án chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu theo quy định;
b) Không phổ biến phương án chữa cháy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không trình phê duyệt phương án chữa cháy theo quy định;
b) Không tham gia thực tập phương án chữa cháy theo quy định;
c) Không bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy theo quy định;
d) Không thực tập đầy đủ các tình huống chữa cháy trong phương án chữa cháy đã được phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xây dựng phương án chữa cháy theo quy định;
b) Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này gây ra.
Điều 18. Hành vi vi phạm về thông tin báo cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi để phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy hỏng hoặc mất tác dụng.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định;
b) Báo cháy chậm, không kịp thời; báo cháy không đầy đủ.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Báo cháy giả;
b) Không báo cháy hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy;
c) Đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin không kịp thời khắc phục những hỏng hóc đối với thiết bị tiếp nhận thông tin báo cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi đã có yêu cầu bằng văn bản.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này gây ra.
Điều 19. Hành vi vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Làm che khuất phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ theo quy định;
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định;
c) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định;
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định;
c) Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy dùng vào mục đích khác;
d) Không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình theo quy định;
b) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 4 và Khoản 5 Điều này gây ra;
b) Buộc khắc phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này gây ra.
Điều 20. Hành vi vi phạm về công tác chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vào khu vực chữa cháy khi không được phép của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy theo quy định;
b) Không bố trí đường giao thông, vị trí tiếp cận tòa nhà, công trình và các khoảng trống khác cho xe chữa cháy và các phương tiện chữa cháy cơ giới khác hoạt động theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy;
b) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy của người có thẩm quyền;
c) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
d) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;
đ) Không bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy;
b) Lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại đến sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều này gây ra.
Điều 21. Hành vi vi phạm về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, học tập, bồi dưỡng và huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi làm hỏng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động về phòng cháy và chữa cháy.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
b) Sử dụng người làm lực lượng chữa cháy cơ sở, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới 4 chỗ ngồi trở lên, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng chưa qua lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận đã qua lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này gây ra.
Điều 22. Hành vi vi phạm về thành lập, tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không đảm bảo số lượng về con người, thời gian trong một ca trực, kíp trực về an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Lực lượng chữa cháy cơ sở không sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ sở.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không tổ chức phân trực tại cơ sở theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành không đảm bảo yêu cầu theo quy định;
b) Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hay chuyên ngành theo quy định.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này gây ra.
Điều 23. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy và thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của đơn vị thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mà không đủ tư cách pháp nhân, năng lực chuyên môn kỹ thuật theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi của cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy khi chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo hoặc tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoán cải xe ô tô chữa cháy, tàu, thuyền chữa cháy chuyên dùng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi của đơn vị thi công, lắp đặt hạng mục phòng cháy và chữa cháy mà không đủ tư cách pháp nhân, năng lực chuyên môn kỹ thuật theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này gây ra.
Điều 24. Hành vi vi phạm về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không có biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất cho đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định;
b) Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành;
c) Cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không tách riêng hợp đồng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói theo quy định;
d) Không trích nộp phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Điều 25. Hành vi để xảy ra cháy, nổ tại hộ gia đình
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại dưới 25.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại trên 50.000.000 đồng nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 26. Xử phạt cá nhân, tổ chức để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 10.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi do thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại trên 50.000.000 đồng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 27. Xử phạt trục xuất
Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 18, 20 và Điều 21 của Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương 3.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
3. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
4. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
5. Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh và Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
6. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
e) Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu hàng hóa, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
8. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
c) Tịch thu hàng hóa, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt hành chính của các cơ quan khác
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì có quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 28; Khoản 1, 2 và 3 Điều 29 Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.
Điều 32. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể, trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
3. Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân đang xử lý đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm về phòng cháy và chữa cháy theo Nghị định này mà phát hiện cá nhân, tổ chức đó còn có hành vi vi phạm hành chính được quy định trong các Nghị định khác của Chính phủ thì có quyền xử phạt hành chính về hành vi đó.
Chương 4.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 33. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
2. Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản được quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
b) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là phạt tiền trên 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để ra quyết định xử phạt theo đúng quy định.
c) Biểu mẫu để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được áp dụng thống nhất theo biểu mẫu quy định trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt đã được quy định. Khi phạt tiền, phải công bố cho người bị phạt biết khung hình phạt và mức phạt cụ thể.
4. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính nếu bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.
Điều 34. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thì áp dụng các biện pháp tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Điều 35. Thu nộp tiền phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền về vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy phải nộp tiền phạt đúng thời hạn tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc thu nhận tiền phạt phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành theo đúng quy định.
2. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Người bị phạt có quyền chưa nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành theo đúng quy định.
Điều 36. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Khi xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt hoặc cơ quan tiến hành xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có quyền thông báo công khai về hành vi vi phạm hành chính, quyết định xử phạt đến cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cá nhân vi phạm công tác hoặc cư trú và đến cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi tổ chức vi phạm đăng ký hoạt động.
Điều 37. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chỉ được thực hiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy và phải thực hiện theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Điều 38. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo đúng quy định tại Điều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Điều 39. Khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền.
Mọi cá nhân đều có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi trái pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 40. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2012 và thay thế Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Điều 41. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND và UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No: 52/2012/ND-CP

Ha Noi, June 14, 2012

 

DECREE

REGULATIONS ON SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE AREA OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING

Based on the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Based on the Law on fire prevention and fighting dated June 29, 2001;

Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated July 2, 2002 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated April 2, 2008;

At the proposal of the Minister of Public Security;

The Government issues the Decree stipulating the sanction of administrative violations in the area of fire prevention and fighting.

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree stipulates the acts of administrative violation, sanctioning principle, forms of sanction, fines, remedial measures, the sanctioning competence, order, procedures for sanction, complaints, denunciation and settlement of complaint and denunciation about the sanctioning of administrative violations in the area of fire prevention and fighting.

2. The acts of administrative violations in the area of fire prevention and fire fighting or in relation with the area of fire prevention and fighting not regulated in this Decree but having been regulated in other decrees of the Government on handling of administrative violations shall be sanctioned for administrative violations as regulated in those decrees.

Article 2. Subject of application

Individuals and organizations committing administrative violations in the area of fire prevention and fighting in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be sanctioned under the provisions of this Decree and other provisions of the relevant law on sanction of administrative violations.

Article 3. Principle of sanction of administrative violations

The principle of sanction of administrative violations in the area of fire prevention and fighting shall comply with the provisions in the Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations

Article 4. Form of sanction of administrative violations

1. For each administrative violation in the area of fire prevention and fighting prescribed in this Decree, the individuals, organizations violating shall be subject to one of the following forms of sanction:

a) Caution;

b) Fine.

2. Depending on the nature and seriousness of violations, the individuals and organizations with administrative violations in the area of fire prevention and fire fighting can be subject to one or more additional forms of sanction as follows:

a) Being deprived of the license use right and practice certificate;

b) Being confiscated the exhibit and means used for administrative violations.

3. In addition to the forms of sanctions, the additional sanctions specified in clause 1 and clause 2 of this Article, the individuals and organizations committing administrative violations in the area of fire prevention and fighting can be subject to one or many remedial measures as follows:

a) Coersively performing the remedial measures of the environmental pollution due to administrative violations.

b) Coercively restoring the initial state altered due to administrative violations or coercively dismantling the work items or the unauthorized building works;

c) Coercively remedying unsafe conditions due to administrative violations;

d) Coercively reducing the quantity and amount of the dangerous substances and goods at risk of fire and explosion under the prescribed rate;

dd) Coercively removing the dangerous substances at risk of fire and explosion due to administrative violations to storage and location as prescribed;

e) Other remedial measures are regulated in Chapter II of this Decree.

4. Those who commit acts of administrative violations in the area of fire prevention and fighting and cause damages to organizations and individuals, in addition to administrative sanctions as stipulated in clause 1, 2 and 3 of this Article, they also make compensation for damage under the provisions of civil law.

5. Foreigners who commit acts of administrative violations in the area of fire prevention and fighting in the territory of Vietnam may be expelled from the Socialist Republic of Vietnam. The expulsion applied may be the form of administrative sanction or additional sanction. The competence, order and procedures for applying the sanction of expulsion shall comply with the provisions of current law on sanction of expulsion by administrative procedures.

Chapter 2.

ACTS OF ADMINSTRATIVE VIOLATION AND FORM OF SANCTION

Article 5. Acts of violation in the issuance and dissemination and organization of implementation of the regulations and rules on fire prevention and fighting

1. A caution or fine between VND 100,000 and 200,000 for one of the following acts:

a) Failing to fully abide by the rules and regulations on fire prevention and fighting;

b) Frustrating or letting the rules, regulations, signboards, ban signal, instruction board about fire prevention and fighting be old and fuzzy, the letters and instruction symbols cannot be seen clearly;

c) Equipping the rules, regulations, signboards, ban signal, instruction board about fire prevention and fighting is not in conformity with the specification as prescribed.

2. A fine between VND 200,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) Failing to place and list the regulations, signboards, ban signal, instruction board about fire prevention and fighting as prescribed.

b) Failing to observe the rules and regulations on fire prevention and fighting;

c) Failing to disseminate the rules and regulations on fire prevention and fighting to the people within its management;

d) Issuing the rules and regulations on fire prevention and fighting with inadequate content or non-conformity with the dangerous characteristics of fire and explosion of the facility.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the acts of non-placement and listing of the rules on fire prevention and fighting.

4. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for the acts of non-promulgation or promulgation of regulations and rules on fire prevention and fighting contrary to the legal normative documents of the State.

5. Remedial measures:

a) Coercively restoring the initial state altered due to administrative violations as prescribed in point b, clause 1 of this Article.

b) Coercively promulgating, disseminating and listing the rules and regulations on fire prevention and fighting in conformity with the acts prescribed in point a, c and d, clause 2 and 4 of this Article.

Article 6. Act of violation of regulation on safety inspection of fire prevention and fighting

1. A fine of between VND 100,000 and 200,000 for the acts of not presenting record and materials to serve the inspection of the fire prevention and fighting.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) Performing incompletely or not in a timely manner the recommendations on fire prevention and fire fighting compulsory in writing by the competent agencies;

b) Failing to send the responsible person to take part in the inspection Team for the safety of fire prevention and fire fighting as prescribed.

c) Failing to organize the inspection of the safety of fire prevention and fighting as prescribed.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to organize the implementation of guiding and directing documents on fire prevention and fighting of the competent authorities.

b) Failing to perform the recommendations on fire prevention and fighting of which the competent authorities have made requirements in writing;

c) Obstructing the inspection activities and checking in the area of fire prevention and fire fighting of the competent authorities.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for the acts after the facility is approved and accepted of the fire prevention and fighting, before putting the facility into operation, the facility’s head has no written announcement and sign no commitment that the facility has met all requirements and maintained the conditions to ensure the safety of fire prevention and fighting in the course of using the house, works and business and production operations as prescribed.

Article 7. Act of violation on record of management of work of fire prevention and fighting

1. A caution or fine of between VND 100,000 and 200,000 for one of the following acts:

a) Failing to perform the statistics and report on the work of fire prevention and fighting as prescribed;

b) The record of management and monitoring of the activity of fire prevention and fighting has not adequate materials as prescribed;

c) Failing to update the changed information related to the fire prevention and fighting in the record of management and monitoring of fire prevention and fighting of the facility.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for the acts of failing to make the record of management and monitoring of fire prevention and fighting as prescribed;

Article 8. Act of violation of regulations on fire prevention and fighting in management and preservation and use of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion

1. A caution or fine of between VND 100,000 and 200,000 for the acts of not having books and records of monitoring and management of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion as prescribed.

2. A fine of between VND 1,000,000 to 2,000,000 for act of preservation, placement and arrangement of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion exceeding the quantity, volume or arrangement of improper gap, not by each group of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion as prescribed.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for the acts of using equipment and means containing dangerous substances and goods at risk of fire and explosion without any certificate of inspection or guarantee of safety conditions on fire and explosion as prescribed.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for the acts of illegal storage of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion

5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for the acts of illegal use of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion

6. Form of additional sanction:

Confiscating dangerous substances and goods at risk of fire and explosion for the acts prescribed in the clause 4 and 5 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Coercively building and formulating the record and books of monitoring and managing dangerous substances and goods at risk of fire and explosion for the acts prescribed in the clause 1 of this Article.

b) Coercively preserving, arranging and placing and reducing amount and volume of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion as prescribed for the acts prescribed in the clause 2 of this Article;

c) Coercively removing dangerous substances and goods at risk of fire and explosion to storage and location as prescribed in clause 3 of this Article.

Article 9. Act of violation of regulations on fire prevention and fighting in the production and business of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion

1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) There’s no measure and means to prevent accumulation of static electricity as prescribed;

b) There’s no measure for natural ventilation or without mandatory ventilation equipment as prescribed.

2. A fine of between VND 5,000.000 and 10,000.000 for one of the following acts:

a) Failing to install the device of detection and leaking treatment of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion into the surrounding environment as prescribed;

b) There’s no plan or device to tackle the crack and break of tank, equipment, pipeline containing oil, petroleum products and other flammable liquids;

c) Extracting and filling dangerous substances and goods at risk of fire and explosion at improper place or extracting and filling dangerous substances and goods at risk of fire and explosion to the containers of wrong type and discordant with dangerous substances and goods at risk of fire and explosion.

3. A fine of between VND 10,000.000 and 20,000.000 for the acts of production, business, extraction and filling of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion without any license as prescribed.

4. A fine of between VND 20,000.000 and 25,000.000 for the acts of production, business of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion in the list of banned trading

5. Form of additional sanction:

Confiscating the dangerous substances and goods at risk of fire and explosion for the acts prescribed in clause 3 and 4 of this Article.

6. Remedial measures:

Coercively taking remedial measures of the environmental pollution as prescribed for the acts prescribed at Point a, b of this Article.

Article 10. Act of violation of regulations on transportation of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion

1. A caution a fine of between VND 100,000 and 200,000 for one of the following acts:

a) Making damage and rumpling of transportation license of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion.

b) Failing to bring the transportation license of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion as prescribed;

c) Failing to take off and remove logos of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion affixed on means of transporation when dangerous substances and goods at risk of fire and explosion have been removed from means of transporation.

d) Losing the transportation license of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion but having notified promptly to the competent authorities.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to arrange dangerous substances and goods at risk of fire and explosion on means of transporation as prescribed.

b) Stopping or parking means of transporation of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion in places prohibited as prescribed.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to fully maintain the conditions on the safety of fire prevention and fighting upon using the motorized means to transport dangerous substances and goods at risk of fire and explosion during the time permitted for transportation as prescribed.

b) Transporting other goods together with dangerous substances and goods at risk of fire and explosion on the same means of transportation without any permission as prescribed.

c) Carrying person without duties on the means of transportation of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion.

4. A fine of between VND 5,000.000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Transporting dangerous substances and goods at risk of fire and explosion exceeding the amount and volume and types prescribed in the license;

b) Failing to list the transporation logo of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion on means of transportation as prescribed.

c) Failing to observe the conditions on the safety of fire prevention and fighting or failing to comply with the instruction of the competent operator upon loading or unloading, pumping, transfering dangerous substances and goods at risk of fire and explosion from the means of transportation as prescribed;

d) Loading, unloading, pumping, transfer dangerous substances and goods at risk of fire and explosion at the site not ensuring the safety conditions on fire prevention and fighting as prescribed;

dd) Loading, unloading, pumping, transfer dangerous substances and goods at risk of fire and explosion on the way of transportation to other means without permission of competent agencies;

e) Correcting and erasing the transportation license of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion;

g) Losing the transportation license of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion without notification to the competent agencies;

5. A fine of between VND 10,000.000 and 15,000,000 for one of the following acts:

a) Transporting dangerous substances and goods at risk of fire and explosion without transportation license of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion.

b) Falsifying or using false license to transport dangerous substances and goods at risk of fire and explosion

6. Form of additional sanction:

a) Depriving the use right of transportation license of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion for the acts prescribed at Point e, clause 4 of this Article;

b) Confiscating dangerous substances and goods at risk of fire and explosion for the acts prescribed at Point b, clause 1, Point b, clause 5 of this Article;

7. Remedial measures:

a) Coercively re-arranging dangerous substances and goods at risk of fire and explosion as prescribed for the acts regulated at Point a, clause 2 of this Article.

b) Coercively reducing the amount, volume and types of dangerous substances and goods at risk of fire and explosion as prescribed at point a, clause 3 of this Article;

c) Coercively removing dangerous substances and goods at risk of fire and explosion to the storage and location as prescribed for the acts regulated at Point a, b, clause 5 of this Article.

Article 11. Act of violation of regulations on fire prevention and fighting in use of fire and heat source, fire or heat generating equipment and tool

1. A caution or fine of between VND 100,000 and 200,000 for one of the following acts:

a) Arranging the cooking and worship place that does not guarantee the safety of fire prevention and fighting as prescribed;

b) Bringing matches, lighters, cell phones, electronic devices or fire or heat generating equipment and tool in areas where prohibited.

2. A caution or fine of between VND 200,000 and 500,000 for the acts of using fire and heat source, fire or heat generating equipment and tool without ensuring a safe distance from fire prevention and fighting as prescribed.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Using other fire source, cell phones, electronic devices or fire or heat generating equipment and tool in areas where prohibited.

b) Welding, cutting metal without safety measures for fire prevention and fighting as prescribed.

Article 12. Act of violation of regulations on fire prevention and fighting

1. A caution or fine of between VND 100,000 and 200,000 for the acts without any provision on fire prevention and fighting in the use of electricity at facility.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for the acts of not using electrical equipment in conformity with the manufacturer’s instruction

3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to maintain the regular operation of the emergency lighting system;

b) Changing the design, structure or key parameters of power system, electrical equipment without the acceptance from the competent person or agency;

c) Installing and using of electrical wires, electrical cables or switching equipment, protection equipment or power consumption equipment without ensuring the safety for fire prevention and fighting;

d) Using overload electrical equipment as compared with design;

dd) Using electrical equipment in places where prohibited.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Using electrical equipment does not guarantee the requirements for fire prevention and and explosion as prescribed in dangerous environment of fire and explosion;

b) There is no redundant power supply as prescribed.

5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of failing to design and install electrical systems to serve the fire prevention and fighting, rescue and salvage as prescribed.

6. Remedial measures

Coercively remedying the unsafe condition due to administrative violations prescribed in Clauses 3, 4 and 5 of this Article.

Article 13. Act of violation of regulations on the safety of fire prevention and fighting in design, performance, checking and maintenance of lightning protection system

1. A fine of between VND 100,000 and 200,000 for the acts of having no monitoring record of lightning protection system as prescribed.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for the acts of failing to periodically check the lightning protection system as prescribed.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the acts of failing to remedy the shortcomings and damages to counteract the effect of lightning protection systems.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for the acts of failing to install lightning protection systems for house and work subject to the installation of lightning protection systems as prescribed.

5. Remedial measures:

Coercively remedying the unsafe conditions due to administrative violations prescribed in clause 3 of this Article.

Article 14. Act of violation of regulations on fire prevention and fighting in investment and construction

1. A fine of between VND 100,000 and 200,000 for the acts of having no measures and means to ensure the safety on fire prevention and fighting during the process of performance and building of works.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for the acts of failing to design the fire prevention and fighting system for the works subject to having design on fire prevention and fighting.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for the acts of putting the house and building into use without ensuring one of the conditions on the safety of fire prevention and fighting for the works not subject to approval of the fire prevention and fighting as prescribed.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Performing and installing not in conformity with the design of fire prevention and fighting that has been appraised and approved by the competent agencies;

b) Failing to submit record for re-appraisal upon renewal, expansion, modification of the nature of use of the house and building during the process of performance and use as prescribed.

5. A fine of between VND 10,000,000 to 15,000,000 for one of the following acts:

a) Organizing the performance and building of works subject to the appraisal and approval on fire prevention and fighting without having “ Certificate of appraisal and approval on fire prevention and fighting” as prescribed.

b) Newly fabricating or converting means of motor vehicle with the special requirements on ensuring the fire prevention and fighting without any appraisal and approval from the competent authorities.

6. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for the acts of putting the house and building into operation and use without organization of the acceptance of fire prevention and fighting as prescribed.

7. Remedial measures:

a) Coercively remedying the conditions to ensure the safety on fire prevention and fighting for the acts prescribed in clause of this Article;

b) Coercively re-performing and re-installing the items of fire prevention and fighting in accordance with the approved design on fire prevention and fighting for the acts specified at Point a, Clause 4 of this Article;

c) Coercively organizating the remedy of unsafety due to administrative violation or coercively organizing the acceptance from the state management agency on fire prevention and fighting for the acts prescribed in clause 6 of this Article.

Article 15. Act of violation of regulations on safe distance on fire prevention and fighting

1. A caution or fine of between VND 100,000 and 200,000 for one of the following acts:

a) Placement and arrangement of materials and goods without ensuring safe distance on fire prevention, fighting and stopping as prescribed;

b) Failing to organize industrial hygiene leading to the possibility to create an environment at risk of fire and explosion

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for the acts of building fire resistant wall, fire resistant partition or fire resistant door and other fire resistant measures without ensuring the requirements as prescribed.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Building the ceiling, floor, wall, roof or gathering of combustible materials in places prohibited as prescribed;

b) Building house in forest or along forest edge without ensuring the safety on fire prevention and fighting as prescribed.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to clean up flammable substances in the safety corridor of oil, gas and petroleum products pipelines;

b) Building works violating fire resistant distance.

5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to buil fire resistant wall, partition and door and fire resistant measures as prescribed;

b) Counteracting the effect of fire resisting of the fire resistant wall, partition and door and fire resistant measures.

6. Remedial measures:

a) Coercively restoring the initial state altered due to administrative violations as prescribed in point a, clause 1, point b, clause 5 of this Article.

b) Coercively dismantling the unauthorized building works for the acts specified at Point b, Clause 3, Clause 4 of this Article;

c) Coercively remedying the unsafe conditions due to administrative violations specified in Clause 2, Point a, Clause 3, Point a, Clause 4, Point a, Clause 5 of this Article;

Article 16. Sanction of violations of regulations on escape in fire prevention fighting

1. A caution or fine of between 100,000 and 200,000 for the acts of design of exit doors that do not open in the direction of escape; mounting the mirror in the escape stairs.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) Placing and arranging materials, goods, vehicles and other objects obstructing the exits;

b) Removing, dismounting or damaging the emergency lighting equipment, signboards, instruction board on the emergency exits;

c) Failing to install signboards, instruction board on the emergency exits;

3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) There is inadequate rescue equipment and tool as prescribed;

b) There is no ventilation and smoke exhausting equipment as prescribed for the exits;

c) There is no emergency light equipment on the emergency exits or there is but not enough brightness as prescribed or not working.

d) Designing and building exit doors, emergency exits, emergency staircase in sufficient amount, area, width or not in conformity with regulations.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for the acts of lock, choke and block of emergency exits.

5. A fine of between VND 15,000,000 and 25,000,000 for the acts of counteracting of emergency exits.

6. Remedial measures:

Coercively remedying the unsafety conditions due to administrative violations prescribed in clause 1, 2, 3, 4, and 5 of this Article.

Article 17. Act of violation on fire fighting of the facility

1. A caution or fine of between VND 100,000 and 200,000 for the acts of failing to control the fire fighting plan as prescribed.

2. A fine of VND 500,000 and 1,000,000 for one of the following acts:

a) Making the fire fighting plan not satisfying the requirements as prescribed;

b) Failing to disseminate the fire fighting plan as prescribed;

3. A fine of VND 1,000,000 and 2,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to submit the plan for approval as prescribed;

b) Failing to take part in the practice of fire fighting plan as prescribed;

c) Failing to supplement and adjust the fire fighting plan as prescribed;

d) Failing to fully practice the fighting circumstances in the fire fighting plan as approved.

4. A fine of VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to make the fire fighting plan as prescribed;

b) Failing to organize practice of the fire fighting plan as prescribed;

5. Remedial measures:

Coercively remedying the unsafe conditions due to administrative violations as prescribed in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 18. Act of violation on fire alarm information

1. A caution or fine of between VND 100,000 and 200,000 for the acts of letting means and equipment of fire alarm break down or not work.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) There is no command and equipment of fire alarm as prescribed;

b) Slowly fire alarming, not in a timely manner and incompletely.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) False fire alarm;

b) Failing to alarm fire or prevent and hinder the fire alarm;

c) The unit providing information service does not remedy promptly the breakdown of the fire alarm information receiving equipment of the fire prevention and fighting police agencies upon requested in writing.

4. Remedial measures:

Coercively remedying the initial conditions altered due to administrative violation in clause 1 of this Article.

Article 19. Act of violation on equipment, maintenance and use of means of fire prevention and fighting.

1. A fine of between VND 100,000 and 200,000 for one of the following acts:

a) Moving and changing the installation location of the means of fire prevention and fighting according to the design approved by competent authority;

b) Obscuring means of fire prevention and fighting.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) Failing to periodically check and maintain the system and means of fire prevention and fighting as prescribed;

b) Equipping means of fire prevention and fighting inadequately or unsynchronously as prescribed;

c) Failing to equip the motor vehicles with 4 seat or more, specialized motor vehicles to transport dangerous substances and goods at risk of fire and explosion with means of fire prevention and fighting as prescribed.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Equipping, installing and using means of fire prevention and fighting whose quality, type and model have not been inspected as prescribed;

b) Failing to equipping with means of fire prevention and fighting in conformity with the dangerous nature of fire and explosion of the facility as prescribed;

c) Using means of fire prevention and fighting in the standing position of fire fighting used for other purposes;

d) Failing to reserve water for fire fighting as prescribed.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to equip with common means of fire prevention and fighting for house and building as prescribed;

b) Losing, damaging or counteracting the effect of means of fire prevention and fighting

5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for the acts of failing to equip and install fire alarm and fighting system as prescribed;

6. Remedial measures:

a) Coercively remedying the unsafe condition due to administrative violations prescribed in clause 2, 3, point a, clause 4 and 5 of this Article.

b) Coercively restoring the initial condition altered due to administrative violations prescribed at point b, clause 4 of this Article.

Article 20. Act of violation on fire fighting

1. A caution or fine of between VND 100.000 and 200.000 for the acts of entering the area of fire fighting without permission of the competent person.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for the acts of failing to promptly perform the saving of life and property or fire fighting.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to readily and completely prepare the force, means, water resources and other conditions to serve the fire fighting as prescribed;

b) Failing to arrange traffic roads, access location to the building, works and other spaces for fire fighting vehicles and other motor means of fire fighting to operate as prescribed.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to comply with the order of the person in chage of fire fighting;

b) Failing to comply with the mobilization order for fire fighting of the competent person;

c) Hindering the activities of the force and means of fire prevention and fighting ;

d) Failing to participate in remedying the consequence of the fire upon requirement of the competent person;

dd) Failing to protect the spot of the fire as prescribed.

5. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to organize the escape and human rescue or fire fighting;

b) Taking advantage of fire fighting to cause harm to health and legal property of the citizens and of the state.

6. Remedical measures:

Coercively remedying the unsafe condition due to administrative violations prescribed in Clause 3 of this Article.

Article 21. Act of violation on propagation, dissemination of the law, knowledge, learning, fostering and training on fire prevention and fighting

1. A caution or fine of between VND 100,000 to 200,000 for the acts of damaging banners, slogans, billboards, posters, placards, propagation and promotion pictures on fire prevention and fighting.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) Failing to organize the propagation and dissemination of the law and knowledge on fire prevention and fighting as prescribed;

b) Make use of persons as a grassroots fire fighting force, the operator controlling motor vehicles with four seats or more, the operator controlling motor vehicle transporting dangerous substances and goods at risk of fire and explosion, but they have not completed training and fostering class in fire prevention and fighting or not granted certificate of completion of training course on fire prevention and fighting as prescribed.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the acts of failing to organize the training and fostering of fire prevention and fighting as prescribed;

4. Remedial measures:

Coercively restoring the initial condition altered due to administrative violations prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 22. Act of violation on establishment, organization and management of the grassroots force of fire prevention and fighting and specialized force of fire prevention and fighting

1. A caution or fine of between VND 100,000 and 200,000 for one of the following acts:

a) Failing to ensure the number of people and time in a shift and attendance crew on the safety of the fire prevention and fighting;

b) The grassroots fire fighting force cannot use proficiently the means of fire prevention and fighting equipped at the facility.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for the acts of failing to allot shift at the facility as prescribed prescribed.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for one of the following acts:

a) Formulating the grassroots or specialized team of fire prevention and fighting not in conformity with the requirements as prescribed;

b) Failing to manage and maintain the activities of the grassroots or specialized team of fire prevention and fighting as prescribed;

4. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for the acts of failing to take part in the activities of the fire prevention and fighting upon requirements from the competent person.

5. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the acts of failing to formulate the grassroots or specialized team of fire prevention and fighting as prescribed;

6. Remedial measures:

Coercively remedying the unsafe condition due to administrative violations prescribed in Clause 1, 2, 3 and 5 of this Article.

Article 23. Act of violation of regulations in the activities of production and business of means of fire prevention and fighting and design on fire prevention and fighting.

1. A caution or fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for the acts of the design unit on fire prevention and fighting without any legal entity and technical qualification as prescribed.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for the acts of individuals and organizations operating the business of means and equipment of fire prevention and fighting without satisfying the requirements on material and technical facility and training or practicing the techniques on fire prevention and fighting.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the acts of conversion of fire fighting vehicles, specialized fire fighting ships and boats without permission of competent agencies.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for the acts of the unit performing and installing the work items of fire prevention and fighting without adequate legal entity and technical qualication as prescribed.

5. Remedial measures:

Coercively remedying the unsafe condition due to administrative violations prescribed in Clause 2, 3 and 4 of this Article.

Article 24. Acts of violations of compulsory fire and explosion insurance

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the acts of business of compulsory fire and explosion insurance without measures of precaution and limit of damage to the subjects participating in compulsory fire and explosion insurance as prescribed.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) The facility subject to buying compulsory fire and explosion insurance but fails as prescribed.

b) Buying compulsory fire and explosion insurance not in conformity with the principle, premium schedule of compulsory fire and explosion insurance issued by the Ministry of Finance.

c) The facility is subject to buying compulsory fire and explosion insurance but fails to separate the contract of compulsory fire and explosion insurance in the package contract as prescribed.

d) Failing to deduct the payment of compulsory fire and explosion insurance in order to contribute fund for the activities of fire prevention and fighting as prescribed;

Article 25. Act for the occurrence of fire and explosion in the household

1. A fine of 200,000 VND to 500,000 for the acts of unintentional violation of safety regulations on fire prevention and fighting upon the occurrence of fire and explosion but without causing any damage or with the damage under VND 25,000,000.

2. A fine of VND 500,000 to 1,000,000 for the acts of unintentional violation of safety regulations on fire prevention and fighting upon the occurrence of fire and explosion causing damage of between VND 25,000,000 and 50,000,000.

3. A fine of VND 2,000,000 to 3,000,000 for the acts of unintentional violation of safety regulations on fire prevention and fighting upon the occurrence of fire and explosion causing damage of over VND 50,000,000 but without being prosecuted for criminal liability.

Article 26. Sanctioning individuals and organizations upon occurrence of fire and explosion.

1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for the acts of violation of safety regulations on fire prevention and fighting for the occurrence of fire and explosion causing damage of less than VND 2,000,000.

2. A fine of between VND 500,000 and 3,000,000 for the acts of unintentional violations of safety regulations for fire prevention and fighting for the occurrence of fire and explosion causing damage of between VND 2,000,000 and under 10,000,000.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for the acts of unintentional violations of safety regulations for fire prevention and fighting for the occurrence of fire and explosion causing damage of between VND 10,000,000 and under 25,000,000.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the acts of unintentional occurrence of fire and explosion causing damage of between VND 25,000,000 and 50,000,000.

5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for the acts of irresponsibility causing fire and explosion but not serious enough for criminal liablity prosecution.

6. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for the acts of unintentionally causing fire and explosion with damage over VND 50,000,000 without criminal liability prosecution.

Điều 27. Sanction of expulsion

Foreigners who commit acts of administrative violation specified in Articles 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 18, 20 and 21 of this Decree shall, depending on the seriousness of the violation, be subject to the form of sanction of expulsion from the Socialist Republic of Vietnam.

Chapter 3.

COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 28. Competence to sanction administrative violations of People’s Public Security

1. People’s police officer who is on duty has the right:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine up to VND 200,000.

2. Station chief, captain of the competent persons as prescribed in clause 1 of this Article may:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine up to VND 500,000.

3. Police chief of commune, ward and townlet (hereafter referred to as communal level) has the right

a) To impose a caution;

b) To impose a fine up to VND 2,000,000.

c) To confiscate exhibit and means used for administrative violations valued up to VND 2,000,000;

d) Coercively restoring the initial condition altered due to administrative violations.

4. Police chief of district, town and provincial run city (hereafter referred to as district level) has the right:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine up to VND 10,000,000.

c) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;

d) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;

dd) To apply remedial measures prescribed in this Decree.

5. Head of Division of fire prevention and fighting, rescue and salvage, Head of police Division on administrative management of social order, Head of police Division of road and rail traffic, Head of police Division of waterway, Head of police Division of prevention of environmental crime, Head of police Division of criminal investigation of the social order, provincial-level police and Head of district-level police Division of fire prevention and fighting under the Service of fire prevention and fighting within their functions, duties and power have the right:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine up to VND 10,000,000.

c) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;

d) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;

dd)To apply remedial measures prescribed in this Decree;

6. Directors of police of central-run cities and provinces (hereafter referred to as provincial level), Director of police Service of fire prevention and fighting have the right:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine up to VND 30,000,000.

c) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;

d) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;

dd) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;

e) Directors of provincial –level police have the right to apply the form of sanction of expulsion as assigned by the Minister of Public Security.

7. Head of Department of fire prevention and fighting, rescue and salvage, Head of police Department on administrative management of social order, Head of police Department of road and rail traffic, Head of police Department of waterway, Head of police Division of prevention of environmental crime, Head of police Division of criminal investigation of the social order within their functions, duties and power have the right:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine to a maximum level specified in point a, clause 2, Article 14 of the Ordinance amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008;

c) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;

d) To confiscate goods and means used for administrative violations

dd) To apply remedial measures prescribed in this Decree;

8. Minister of Public Security shall decide to apply the form of sanction of expulsion

Article 29. Competence to sanction administrative violations of Chairman of People’s Committee of all levels

1. Chairman of communal-level People’s Committee has the right:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine up to VND 2,000,000

c) To confiscate exhibit and means used for administrative violations valued up to VND 2,000,000;

d) Coercively restoring the initial condition altered due to administrative violations;

2. Chairman of district-level People’s Committee has the right:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine up to VND 30,000,000

c) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;

d) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;

dd) To apply remedial measures prescribed in this Decree;

3. Chairman of provincial-level People’s Committee has the right:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine to a maximum level specified in point a, clause 2, Article 14 of the Ordinance amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008;

c) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;

d) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;

dd) To apply remedial measures prescribed in this Decree;

Article 30. Competence to sanction administrative violations of other agencies

Apart from persons with sanctioning competence prescribed in Article 28 and Article 29 of this Decree, the persons having competence to sanction under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2002 and the Ordinance Amending and Supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008 while performing functions, duties under their respective management area and detecting the administrative violation specified in this Decree shall may sanction as prescribed by law.

Article 31. Authorized to sanction administrative violations in the area of fire prevention and fighting

Persons who has competence to sanction administrative violations prescribed in Clause 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of Article 28; clause 1, 2 and 3 of Article 29 of this Decree may authorize his deputy to exercise the competence to sanction administrative violations. The authorization must be made in writing. The deputy authorized must take responsibility for his decisions on sanctioning of administrative violations before his superior and law.

Article 32. Principle to determine competence to sanction administrative violations

1. The competence to sanction administrative violations in accordance with this Decree is the competence applicable to an administrative violation. In the case of fines, the sanctioning competence shall be determined based on the maximum level of the fine fine bracket prescribed for each specific act of violation. In case of administrative violation under the competence of many persons, the sanction shall be made by the first person who handles the case.

2. In the case of sanctioning a person who commits many acts of administrative violation, the sanctioning competence shall be determined according to the following principles:

a) If the form and level of sanction prescribed for every act are under the competence of the sanctioning person, the sanctioning competence still belongs to that person;

b) If the form and level of sanction prescribed for one of the acts exceed the competence of the sanctioning person, that person must transfer the violation case to the sanctioning competent level.

3. In case the person with sanctioning competence as a people’s police officer who is dealing with individuals and organizations in violation of fire prevention and fighting prescribed in this Decree but detects that individual or organization also commits acts of administrative violations stipulated in other Decrees of the Government, he shall have the right to sanction such act of administrative violation.

Chapter 4.

ORDER AND PROCEDURE FOR SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATION

Article 33. Order and procedures for sanction of administrative violation

1. Upon detecting administrative violation in the area of fire prevention and fighting, the person with sanctioning competence must give order to stop that act of violation.

2. Order and procedure for the sanction of administrative violation are implemented as follows:

a) For administrative violation but the form of sanction is a caution or a fine up to VND 200,000 the person with sanctioning competence shall decide to sanction on the spot under the simple procedures prescribed in the Article 54 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations Ordinance 2002 and amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008;

b) For administrative violations sanctions but the form of sanction is a fine of over VND 200,000 the person with sanctioning competence shall make records of administrative violations as stipulated in Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2002 and Ordinance amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008 and make a decision on sanction prescribed in Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, 2002; if the violation exceeds the sanctioning competence of the person making record, that person must send the record to persons with sanctioning competence to make sanctioning decision as prescribed.

c) Form for sanctioning administrative violation in the area of fire prevention and fighting are applied uniformly under the form prescribed in the area of security and order and social safety.

3. When imposing a fine, the level of sanction for a specific administrative act is the average level of the fine bracket for that act specified in this Decree; in case the violations with extenuating circumstances then the fine may be slightly reduced, but not lower than the minimum level of the fine bracket; n case the violations with aggravating circumstances, the level of fine may be increased, but not exceed the maximum amount of the fine bracket prescribed. When imposing fines, the person who is fined must be known the fine bracket and specific level of fine.

4. The minor person between full 16 years and under 18 years upon committing administrative violation, if the administrative sanction is fines, the fine level shall not exceed one-half of the fine level for adults; in case they do not have money for thee fines, his parents or guardian must pay instead.

Article 34. Application of measures to prevent administrative violations and ensure the sanction of administrative violations in the area of fire prevention and fighting

In case of necessity to promptly prevent the administrative violations or to ensure the sanction of administrative violations in the area of fire prevention and fighting, the measure of temporary detention of people and exhibits and means of administrative violations shall apply; searching body, transportation vehicles, and objects and places where the exhibits and means of administrative violations are concealed in accordance with the Ordinance on Handling of administrative Violations Ordinance 2002 and amended supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008.

Article 35. Collection of fines of administrative violations

1. Individuals and organizations imposed fines for administrative violations in the area of fire prevention and fighting must pay fines in a timely manner at the State Treasury specified in the sanctioning decision, except for payment of fines made on the spot prescribed in Article 54 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations Ordinance 2002 and amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008 and having received fine receipts. The collection of fines must use receipts issued by the Ministry of Finance in accordance with regulations.

2. In remote areas, on river or sea, areas where travel is difficult or non-working hours, the individuals and organizations sanctioned may make fine payment to person with sanctioning competence. Person with sanctioning competence shall have to collect fines on the spot and pay into the State Treasury as stipulated in clause 3, Article 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2002. The sanctioned person is entitled delay the fine payment if there is no fine receipt issued by the Ministry of Finance as prescribed.

Article 36. Compliance with decision on sanction of administrative violations

1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the area of fire prevention and fighting must abide by the sanctioning decision within 10 days from the date of receiving the sanction decision. If exceeding that time limit but individuals and organizations sanctioned do not voluntarily execute the sanctioning decision, they shall be enforced as prescribed by law.

2. Individual who is fined from VND 500,000 or more may postpone the execution of the fine as prescribed in Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2002.

3. When necessary, the person with santioning competence or the sanctioning agency for individuals and organizations that commit acts of administrative violations in the area of fire prevention and fighting have the right to publicly announce the acts of administrative violations, the sanctioning decision to the local agency, organization or authorities where the violating individuals are working or residing and to the direct superior management agency or local authorities organizations where the violating organizations register their activities.

Article 37. Depriving the license use right and certificate of practice

The deprivation of the license use right and certificate of practice is only be made for acts of violation prescribed in this Decree, other decrees of the Government on sanction of administrative violations related to fire prevention and fighting shall comply with the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations Ordinance 2002 and amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008.

Article 38. Transfer of records of violations with criminal signs for criminal liability prosecution

In case considering the violation cases for making sanctioning decisions, if finding the violations bearing the signs of crime or for the case where the santioning decision has been made, if later detecting violations with the signs of crime but the limitation for criminal liability prosecution has not expired, the record of the violation with the signs of crime must be transferred to the competent agency conducting criminal proceedings in accordance with the provisions in Article 62 of the Ordinance on Handling of administrative violations 2002.

Article 39. Complaint and denunciation

1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the area of fire prevention and fighting or their legal representatives have the right to appeal against decisions on sanctioning of administrative violations, decisions to apply preventive measures and guarantee of the handling of administrative violations of the competent persons.

Individuals have the right to make denunciation to the competent State agencies on the acts contrary to the law on sanction of administrative violations in the area of fire prevention and fighting.

2. The complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.

3. The lawsuits against decisions on sanction of administrative violations, decisions on the application of preventive measures and guarantee of the handling of administrative violations in the area of fire prevention and fighting shall comply with the provisions of law on administrative proceedings.

Chapter 5.

IMPLEMENTATION PROVISION

Article 40. Effect

This Decree takes effect as from August 5, 2012 and supersedes the Decree No. 123/2005/ND-CP dated October 5, 2005 prescribing the sanctio of administrative violations in the area of fire prevention and fighting.

Article 41. Responsibility for implementation

1. Minister of Public Security is responsible for organizing the implementation, guidance, inspection and urge of the implementation of this Decree.

2. The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of agencies under the government, Chairman of People’s Committee of central run provinces and cities and other organizations and individuals are liable to implement this Decree. /.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 52/2012/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất