Nghi định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

thuộc tính Nghị định 42/2019/NĐ-CP

Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:42/2019/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:16/05/2019
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Khai thác thủy sản bằng tàu dài trên 24m trái phép, phạt đến 01 tỷ đồng

Đây là nội dung được Chính phủ thông qua tại Nghi định 42/2019/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản ngày 16/5/2019.

Theo đó, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng nếu không đăng ký nuôi trồng thủ sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực. Bên cạnh đó, đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật về điều kiện nuôi trồng thủy sản theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

Đặc biệt, mức phạt cao nhất lên đến 01 tỷ đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi sau đây:

Thứ nhất, sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam hoặc không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất 24m trở lên theo quy định.

Thứ hai, khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/7/2019.

Nghị định này:
- Làm hết hiệu lực Nghị định 103/2013/NĐ-CP
- Làm hết hiệu lực một phần Nghị định 41/2017/NĐ-CPNghị định 64/2018/NĐ-CP
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 119/2017/NĐ-CP
- Hướng dẫn Luật Thủy sản 2017

Xem chi tiết Nghị định42/2019/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 42/2019/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, bao gồm: Tàu cá, ngư cụ, công cụ kích điện, chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc, thủy sản và sản phẩm thủy sản khai thác, giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng;
b) Buộc chuyển giao thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý;
c) Buộc thả bổ sung thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các phân khu chức năng trong Khu bảo tồn biển, môi trường sống của thủy sản, khu vực biển, vùng đất cảng cá, vùng nước cảng cá và công trình cảng cá;
đ) Buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản, loài thủy sản, sản phẩm thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
e) Buộc tái xuất giống thủy sản, loài thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu;
g) Buộc tái chế thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
h) Buộc chủ tàu cá chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước;
i) Buộc tháo dỡ tàu cá thuộc diện cấm phát triển hoặc tàu cá được đóng mới, cải hoán không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền;
k) Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ quốc tịch;
l) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm;
m) Buộc tái xuất tàu cá.
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá; không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản; cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản hoặc hệ sinh thái thủy sinh hoặc khu vực thủy sản tập trung sinh sản hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống; phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm hoặc gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản
1. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.
2. Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đã được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
2. Khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.
3. Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.
4. Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thả đủ số lượng cá thể loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản xuất được vào vùng nước tự nhiên trong thời gian quy định khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản để nghiên cứu tạo nguồn giống và sản xuất giống thủy sản.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chuyển giao thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Buộc thả bổ sung thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại vùng đệm của khu bảo tồn biển như sau:
a) Thả phao trái phép;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác hoạt động trái phép;
d) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép;
đ) Xây dựng trái phép công trình hạ tầng;
e) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trái phép.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển như sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt như sau:
a) Hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIỐNG THỦY SẢN
Điều 10. Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
c) Không ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
b) Công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định,
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển mục đích sử dụng giống thủy sản nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản, giống thủy sản bố mẹ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về xuất khẩu giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng, trường hợp không đủ điều kiện để thả lại môi trường sống của chúng thì tiêu hủy theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa và buộc cải chính tên giống thủy sản trong các tài liệu đã thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 13. Vi phạm quy định về gửi thông tin sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường
1. Lưu thông thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên thị trường khi chưa gửi thông tin đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin dưới 3 sản phẩm;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 10 sản phẩm trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái chế sản phẩm nếu đáp ứng yêu cầu tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở mua bán, nhập khẩu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Nơi bày bán, bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;
b) Không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất theo quy trình sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm, an toàn sinh học bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất dưới 5 sản phẩm;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 10 sản phẩm đến dưới 15 sản phẩm;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 15 sản phẩm trở lên.
2. Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất dưới 3 sản phẩm;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 10 sản phẩm trở lên.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần không có tên trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái chế nếu đáp ứng quy định của mục đích tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và sản phẩm được sản xuất trong nước quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không thuộc Phụ lục của Công ước CITES
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không ghi chép vào sổ theo dõi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục của Công ước CITES không đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu thủy sản không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN
Điều 20. Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
e) Cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
e) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
g) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc ghi không chính xác so với yêu cầu của Tổ chức nghề cá khu vực hoặc báo cáo sai một cách nghiêm trọng đối với quy định của Tổ chức nghề cá khu vực khi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
h) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.
3. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;
c) Tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn;
d) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
đ) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
e) Sử dụng tàu cá vi phạm quy định về quản lý và bảo tồn tại vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của các Tổ chức nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên;
g) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo quy định;
h) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trường hợp tái phạm;
i) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a, b và điểm h khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ và i khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 và điểm đ, e và điểm g khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển ven bờ tỉnh khác.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khai thác thủy sản tại vùng lộng hoặc vùng khơi.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng khơi.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng lộng.
6. Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định tại các khoản 3,4 và 5 Điều này.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3,4, 5 và 6 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 10% đến dưới 20% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 20% đến 30% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai “thác thủy sản vượt từ 30% trở lên hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác vượt quá hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản trong trường hợp tái phạm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Tịch thu ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về chuyển tải thủy sản hoặc hỗ trợ cho tàu cá khai thác bất hợp pháp
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét để chuyển tải thủy sản từ tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu cá được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu thủy sản khai thác bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo khai thác thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét theo quy định;
b) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không có, không ghi, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định, trong trường hợp tái phạm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi đưa tàu vào vùng biển Việt Nam theo quy định;
b) Cập không đúng cảng được ghi trong Giấy phép hoạt động thủy sản, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không mang đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Không có hoặc không ghi hoặc ghi không đầy đủ hoặc không nộp: nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
đ) Không tiếp nhận giám sát viên hoặc trả giám sát viên không đúng địa điểm hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi hoạt động không đúng vùng, nghề, lĩnh vực hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với trường hợp có Giấy phép khai thác thủy sản;
b) Tịch thu chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về treo cờ quốc tịch và treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc treo không đúng quy định đối với tàu cá Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc treo không đúng quy định đối với tàu cá nước ngoài.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Mục 6. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TÀU CÁ, CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ
Điều 31. Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không đúng thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định hoặc không đúng với nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá (không áp dụng đối với trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam)
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá có đặc điểm, thông số kỹ thuật không đúng với giấy phép nhập khẩu.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ trang thiết bị an toàn tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khi hoạt động khai thác thủy sản.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ trang thiết bị an toàn tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên khi hoạt động khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên khi hoạt động khai thác thủy sản.
Điều 34. Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ký, sử dụng con dấu và ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá không đúng quy định.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả kiểm tra hoặc thực hiện đăng kiểm không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu hoặc đăng kiểm cho tàu cá không có dấu hiệu nhận biết theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;
b) Đăng kiểm tàu cá không đúng với nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;
c) Thực hiện đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không duy trì đầy đủ điều kiện theo quy định;
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Thẻ Đăng kiểm viên tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và các điểm a, b, c khoản 5 Điều này.
Điều 35. Vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
1. Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá mà không có sự giám sát của đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không trang bị thiết bị thông tin liên lạc theo quy định;
b) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không thực hiện quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá cho cơ quan quản lý để thực hiện kiểm tra theo quy định;
đ) Không thực hiện kẹp chì khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định hoặc không thông báo mẫu kẹp chì cho cơ quan quản lý theo quy định;
e) Không thực hiện bảo mật dữ liệu giám sát hành trình tàu cá đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 36. Vi phạm quy định về đánh dấu tàu cá
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.
Điều 37. Vi phạm quy định về đăng ký tàu cá
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không viết số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký tàu cá hoặc không đăng ký lại tàu cá theo quy định.
Điều 38. Vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thuyền viên trên tàu cá không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối một trong các hành vi sau đây:
a) Thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định
b) Không có Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định.
4. Đối với hành vi không mua bảo hiểm cho thuyền viên tàu cá bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên dưới 3 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 3 dưới 5 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 5 đến dưới 10 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 10 thuyền viên trở lên làm việc trên tàu cá.
Điều 39. Vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ các thông tin theo quy định cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi vào hoặc rời cảng cá theo quy định.
b) Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên không cập cảng cá có tên trong Danh sách cảng cá chỉ định để bốc dỡ thủy sản;
c) Không tuân thủ nội quy và sự điều động của tổ chức quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá và phương tiện khác gây hại đến công trình cảng cá.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy, tháo dỡ, làm thay đổi các công trình, trang thiết bị của cảng cá.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm vùng đất, vùng nước, công trình cảng cá.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 40. Vi phạm quy định về quản lý cảng cá
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thu nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải, báo cáo khai thác thủy sản;
b) Không ban hành nội quy của cảng cá và thông báo công khai tại cảng cá;
c) Không bố trí địa điểm làm việc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật tại cảng cả;
d) Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp;
đ) Không thực hiện giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng cá;
e) Đưa cảng cá vào hoạt động khi chưa được công bố mở cảng cá theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xác nhận thủy sản, sản phẩm thủy sản bốc dỡ qua cảng hoặc xác nhận không đúng quy định về nguồn gốc thủy sản từ khai thác bốc dỡ tại cảng cá.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi để tàu cá khai thác bất hợp pháp bốc dỡ thủy sản tại cảng cá.
Mục 7. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN THỦY SẢN
Điều 41. Vi phạm quy định về thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép loài thủy sản có tên trong nhóm II của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hoặc thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp không rõ nguồn gốc, xuất xứ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 20 kg;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg đến dưới 200 kg;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 200 kg đến dưới 500 kg;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 500 kg trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản có tên trong nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp không rõ nguồn gốc, xuất xứ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg đến dưới 500 kg;
e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 500 kg trở lên.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, mua bán, sơ chế, bảo quản, vận chuyển thủy sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 42. Vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản
1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi xuất khẩu trái phép loài thủy sản không đáp ứng được điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu lô hàng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất loài thủy sản hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng trường hợp đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Mục 8. CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN
Điều 43. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thu thập số liệu về hoạt động thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Điều 44. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ được cấp và vi phạm khác trong lĩnh vực thủy sản
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ được cấp trong lĩnh vực thủy sản.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
b) Cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin, dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định của pháp luật;
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 45. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 và Điều 53 của Nghị định này.
2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan được quy định tại các Điều 47, 48 và Điều 49 của Nghị định này; công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.
Điều 46. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 47. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và điểm k khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, Chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 48. Thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d và k khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền 1.000.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, h, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 49. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, h, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 50. Thẩm quyền của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 51. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e và g khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e và g khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e và g khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 52. Thẩm quyền của thanh tra
1. Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này.
2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản, Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 53. Thẩm quyền của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 54. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp huyện:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1 Điều 27; khoản 1 Điều 28; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 36; khoản 1 Điều 37; khoản 1 và khoản 2 Điều 38; khoản 1 Điều 39; khoản 1 Điều 40 và điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; các khoản 1, 2 và các điểm a, b khoản 3 Điều 8; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 21; khoản 1 và khoản 2 Điều 23; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b khoản 2, khoản 3 Điều 41; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân:
a) Chiến sĩ Công an nhân dân xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định này;
b) Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều 38 Nghị định này;
c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19; khoản 1 Điều 37 và khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định này;
d) Trưởng Công an cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 7; khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2 Điều 8; các khoản 1, 2 Điều 10; Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; các khoản 1, 2 Điều 15; Điều 17; Điều 19; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 21; khoản 1 Điều 23; các khoản 1, 2 Điều 25; Điều 27; khoản 1, 2 và các điểm a, b khoản 3 Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; các khoản 1, 2 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; các khoản 1, 2 Điều 40; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
đ) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
e) Giám đốc Công an cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 và khoản 2 và các điểm a, b khoản 3 Điều 8; Điều 10; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 21; các khoản 1, 2 Điều 23; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b khoản 2 Điều 41; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này;
g) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; điểm a khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 23; Điều 28; Điều 29; khoản 1 Điều 33; Điều 41; Điều 43; khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng:
a) Chiến sĩ Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định này;
b) Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 27; khoản 1 Điều 37; các khoản 1, 2 Điều 38 Nghị định này;
c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; điểm a, b khoản 1 Điều 7; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 8; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 21; khoản 1 Điều 23; Điều 27; các khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 3 Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; khoản 1,2 và khoản 3 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
d) Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30, Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển:
a) Cảnh sát viên Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều 38 Nghị định này;
b) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 Điều 27; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 37; khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định này;
c) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 6; điểm a, b khoản 2 Điều 8; khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 25; các khoản 1, 2, 3 Điều 27; khoản 1 Điều 28; Điều 30; khoản 1 Điều 33; khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 37; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b khoản 4 Điều 38 và khoản 1 Điều 43 Nghị định này;
d) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 6; các điểm a, b khoản 1 Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c khoản 2 Điều 8; các khoản 1, 2 Điều 25; Điều 27; các khoản 1, 2 và các điểm a, b khoản 3 Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; các khoản 1, 2 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; các điểm a, b khoản 1 Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 8; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 23; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; các điểm a, b khoản 1 Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43; khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
e) Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 6; Điều 7; Điều 8; khoản 1 Điều 9; Điều 21; Điều 23; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
g) Tư lệnh Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan:
a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 15; Điều 18 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 3 Điều 15; Điều 18; Điều 32; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 3 Điều 19; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 và khoản 3 Điều 15; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 32; Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra:
a) Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định này;
b) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 8; Điều 10; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 2 Điều 23; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29, Điều 30; các khoản 1, 2 Điều 31; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 Điều 41; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này;
c) Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và các điểm a và b khoản 2 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
d) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này;
đ) Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này;
e) Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
g) Cục trưởng Cục Thú y xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
9. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư:
a) Kiểm ngư viên xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định này;
b) Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; điểm a, b khoản 2 Điều 8; khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 25; các khoản 1, 2 và 3 Điều 27; khoản 1 Điều 28; khoản 1, khoản 2 Điều 30; khoản 1 Điều 33; khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 37; các khoản 1, 2, 3 và điểm a, điểm b khoản 4 Điều 38; khoản 1, khoản 2 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 40 và khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này;
c) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 6; Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2 Điều 9; Điều 21; Điều 23; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
d) Cục trưởng Cục Kiểm ngư xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 41; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
Điều 55. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản có quyền tạm giữ giấy tờ có liên quan đến phương tiện, chứng chỉ chuyên môn cho đến khi cá nhân, tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bờ hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thẩm quyền.
Trong trường hợp vi phạm mà theo Nghị định này quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bờ hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật phương tiện theo thẩm quyền.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thủy sản được thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 56. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2019, thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
2. Bổ sung cụm từ “thủy sản nuôi” vào sau cụm từ "vật nuôi" tại điểm a khoản 6 Điều 17, khoản 5 Điều 18, khoản 6 Điều 19 và khoản 9 Điều 20 của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
3. Nghị định này bãi bỏ:
a) Các quy định về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
b) Các quy định về hoạt động thủy sản trong Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Điều 57. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
3. Đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thủy sản được phát hiện sau khi Nghị định này có hiệu lực thuộc trường hợp được chuyển tiếp tại Luật Thủy sản và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủy sản thì tiếp tục áp dụng các quy định tại Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản để xử lý đến hết thời gian chuyển tiếp.
Điều 58. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, NN (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

DecreeNo. 42/2019/ND-CP dated May 16, 2019 of the Government on sanctioning administrative violationsonfisheries

Pursuant to the Law onOrganization of the Governmentdated June 19, 2015;

Pursuant to the Law onHandlingof Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law onfisheriesdated November21, 2017;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government promulgates a Decree providing for penalties for administrative violations agaisnt regulations onfisheries.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof regulation

1. This Decree stipulates acts of violations, their sanctions, sanctioning forms, remedial measures and sanctioning jurisdiction of administrative sanctions, fines imposed by authorized title holders, and the power to record administrative violations against regulations onfisheries.

2.Acts of administrative violation in the fields of state management related to fisheries, which are not prescribed in this Decree, shall comply with the provisions of other decrees on sanctioning of administrative violations in such fields.

Article 2.Subjects of application

1.Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as “subjects”) that commit administrative violations specified in this Decree.

2.The organizationsmentionedin Clause 1 of this Article include:

a) Economic organizations that are duly established under the Law on enterprises, consisting of: Private enterprises, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships and their affiliates (including branches and representative offices);

b) Economic organizations that are duly established under the Law onCo-operatives, consisting of: Co-operatives and cooperative unions;

c) Organizations that are duly established under the Law onInvestment, consisting of:Domestic investors, foreign investors and foreign-invested economic organizations; representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;

d) Social organizations, socio-politial organizations, and socio-professional organizations;

dd) Service providers and other organizations as prescribed by laws.

3.Household businesses that are required to register their business as prescribed by law and business families shall incur the same penalties as those incurred by individuals for committing administrative violations specified in this Decree.

Article 3. Prescriptive periods for administrative violations

The prescriptive period for imposition of penalties for fisheries offences is 01 year. The prescriptive period for imposition of penalties for administrative violations against regulations on production, trading, import and export of fishing vessels, aquatic breeds, aquatic feeds, products used for remediation of aquaculture environment and protection ofaquatic resourcesshall be 02 years.

Article 4.Sanction formsand remedial measures

1.The subject that knowingly commits any of the administrative violations in fishing industry shall be fined.

2. Theviolating subject shall, subject to the nature and severity ofeach administrativeviolation, alsoincurone orsome ofadditional penalties as follows:

a)Suspension oflicense or practicing certificate or operationsfor a fixed period;

b) Confiscation ofexhibits and instrumentalities of administrative violations, including: Fishing vessels, fishing gears, electrofishing equipment, chemicals, banned chemicals, toxins, fish and fishery products, certificates, licenses, permits or written approvals whose contents are erased or altered.

3.In addition to theremedial measuresspecifiedin Clause 1 Article 28 of the Law onpenalties foradministrative violations, this Decree also provides remedial measures as follows:

a) Enforced release of live aquatic animals;

b) Enforced transfer of dead aquatic animals of endangered, rare and precious species to regulatory authorities;

c) Enforced additional farming of endangered, rare and precious aquatic species as prescribed;

d) Enforced restoration to original conditions of functional sub-areas of marine protected areas, habitats of aquatic animals, marine areas, land areas, waters and facilities of fishing ports;

dd) Enforced destruction or repurposing of aquatic breeds, aquatic species, fishery products, aquatic feeds and aqua environmental remediation products;

e) Enforced re-export of aquatic breeds, aquatic species, aquatic breeds and aqua environmental remediation products;

g) Enforced recycling of aquatic breeds and aqua environmental remediation products;

h) Fishing vessel owners are compelled to cover costs for bringing their fishermen seized by foreign regulatory authorities into Vietnam;

i) Enforced destruction of fishing vessels which are prohibited from development or the ones built or modified without written approval from regulatory authorities;

k) Enforced flying of the national flag ofthe Socialist Republic of Vietnamor the flag of the ship’s nationality;

l) Enforced return of encroached areas;

m) Enforced re-export of fishing vessels.

Article 5. Fines and power to impose fines

1. The maximum fine for a violation against regulations onfisheriesincurred by an individual is VND 1,000,000,000.

2. The finesprescribed in Chapter II hereof areimposedforadministrative violationscommitted byindividuals, exceptthe administrative violations mentioned in Article 40 hereof.The fine incurred by an organization is twice as much as that incurred by an individual for committing the same administrative violation.

3. The fines imposed by the personsmentionedin Chapter III hereof are incurred by individuals. The fines they may impose upon organizations are twice as much as the fines they impose upon individuals.

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES

Section 1. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ONAQUATIC RESOURCEPROTECTION

Article 6. Violations against regulations on protectionof aquatic habitats

1.The following fines shall be imposed for violations against regulations on protection of aquatic habitats if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure to leave movement pathways of fishes when carrying out fishing operations by using fixed fishing gears in rivers, lakes andlagoons; failure to create migration corridors or movement pathways for aquatic species when building, modifying or demolishing building structures or carrying out other operations affecting the movement of aquatic animals; illegally blocking the natural movement of aquatic species;

b) A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for destroyingaquatic resources, aquatic ecosystems, areas where fishes live in the breeding season, or areas where juvenile fishes live; destroying the habitats of endangered, rare and precious aquatic species or endangered, rare and precious aquatic species that need protection;

c) A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 150,000,000 shall be imposed for encroaching, appropriating or harming protected areas of aquatic resources;

d) A fine ranging from VND 150,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for the acts of exploring/exploiting natural resources or building/demolishing structures underwater or within subaqueous soil that deteriorate or cause loss of aquatic resources or harm the areas where fishes live in the breeding season or where juvenile fishes live or the migration corridors of aquatic species.

2. Additional penalties:

Exhibits and instrumentalitiesfor committing the violations specified in Clause 1 of this Article shall be confiscated.

3. Remedial measures:

The violator is compelled to restore the original condition which is changed byany ofthe violationsspecified in Points a, c and dClause 1 of this Article.

Article 7. Violations against regulations onareas banned from commercial fishing

1.The following fines shall be imposed for commercial fishing in no-take areas or areas banned from commercial fishing for a fixed term if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the commercial fishing using fishing vessels whose length overall is < 12 m or commercial fishing without using fishing vessels;

b) A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the commercial fishing using fishing vessels whose length overall is from 12 m to under 15 m;

c) A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the commercial fishing using fishing vessels whose lengthoverallis from 15 m to under 24 m;

d) A fine ranging from VND40,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed for the commercial fishing using fishing vessels whose lengthoverallis≥ 24 m.

2.The fines imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article and involving fishing vessels used in trawls, light-combined fishing occupations and gears (except squid hand-lining) shall be twice as much as the fines specified in Clause 1 of this Article.

3.Additional penalties:

Fishing gears shall be confiscated in case of commission of any of the violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

a) The violator is compelled to release fishes alive into their habitats in case of commission of any of the violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article;

b)The violator is compelled totransferdead aquatic animals of endangered, rare and precious speciesin group Ito regulatory authoritiesin case of commission of any of the violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 8. Violations against regulations on management of endangered, rare and precious aquatic species

1.A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for failure to comply with the written approval or plan for catching of endangered, rare and precious aquatic species.

2.The following fines shall be imposed for illegal fishing of endangered, rare and precious aquatic species in Group II if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposedfor the violation involving a total catch of < 10 kg;

b) A fine ranging from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed for the violation involvingatotal catch offrom10 kgto under 20 kg;

c) A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the violation involvingatotal catch of from 20 kg to under 50 kg;

d) A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 50 kg to under 100 kg;

dd) A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the violation involvingatotal catch of100 kg.

3. The following fines shall be imposed for illegal fishing of endangered, rare and precious aquatic species in Group I if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the violation involvingatotal catch of < 10 kg;

b) A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the violation involvingatotal catch of from 10 kg to under 20 kg;

c) A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 20 kg to under 50 kg;

d) A fine ranging from VND 60,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 50 kg to under 100 kg;

dd) A fine ranging from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for the violation involving a total catch of ≥ 100 kg.

4.A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for failure to release the required amount of produced aquatic breeds of endangered, rare and precious species into natural waters within the prescribed time limit when obtaining permission from a regulatory authority to catch endangered, rare and precious aquatic species for the purposes of research, creation and production of aquatic breeds.

5. Additional penalties:

The fishing license shall be suspended for03 - 06 monthsin case of commission of any of theviolationsspecified in Points d and ddClauses 2, Points d and dd Clause 3of this Article.

6. Remedial measures:

a) The violator is compelled to release fishes alive into their habitats in case of commission of any of the violations specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) The violator is compelled to transfer dead aquatic animals of endangered, rare and precious species to regulatory authorities in case of commission of any of the violations specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article;

c) The violator is compelled to additionally release endangered, rare and precious aquatic species as regulated in case of commission of the violation specified in Clause 4 of this Article.

Article 9. Violations against regulations on management of marine protected areas (MPAs)

1. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violationswithin the buffer zones of MPAs:

a) Illegally placing buoys;

b) Carrying out investigations or scientific research without the approval from a regulatory authority;

c) Illegally operating fishing vessels, ships or other waterway vehicles;

d) Illegally providing tourist services and other services;

dd) Illegally executing infrastructure works;

e) Carrying out illegal aquaculture or commercial fishing.

2.A fine ranging from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for commission of one of the violations specified in Clause 1 of this Article within service-administrative zones of MPAs.

3. A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 150,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations withinecological restorationzones of MPAs:

a) Committing any of theviolationsspecifiedin Points a, b, cand d Clause 1 of this Article;

b) Performing any prohibited acts in ecological restoration zones.

4. A fine ranging from VND 150,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations withinhighly protectedzones:

a) Committingtheviolationspecified in Point a or Point b Clause 1 of this Article;

b) Performing any prohibited acts in highly protected zones.

5. Remedial measures:

The violator is compelled to restore the original condition which is changed by the violation specified in Pointdd Clause 1 of this Article.

Section 2. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AQUATICBREEDS

Article 10. Violations against regulations on production, raising and testing for aquatic breeds

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failure to submit reports on production and raising of aquatic breeds as prescribed;

b) Failure to submit written notification of using parent aquatic breeds to the relevant provincial fishery authority;

c) Failure to record or keep records of production/ raising of aquatic breeds for tracing purpose.

2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failure to comply with regulations on prescribed time limits for use of parent aquatic breeds;

b) Failure to correctly announce testing results.

3.A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for production/ raising of aquatic breeds without obtaining a Certificate of eligibility as prescribed.

4. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for production/ raising ofparentaquatic breeds without obtaining a Certificate of eligibility as prescribed.

5. Remedial measures:

a) The violator is compelled to repurpose aquatic breeds if they are qualified for the new purpose or destroy aquatic breeds/ parent aquatic breeds if the repurposing cannot be made in case of commission of any of the violations specified in Point a Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article;

b) The violator is compelled to correct testing results in case of commission of the violation specified in Point b Clause 2 of this Article.

Article11. Violations against regulations onexport ofaquatic breeds

1.A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for failure to meet exporting conditions when exporting aquatic breeds of species on the List of aquatic species subject to conditional export, unless permitted by regulatory authorities.

2. Remedial measures:

The violator is compelled to release aquatic breeds alive into their habitats or destroy aquatic breeds if such release cannot be made in case of commission of the violation specified in Clause 1 of this Article.

Article 12. Violations against regulations onnamingof aquatic breeds

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposedfor naming aquatic breeds inconsistently with applicable regulations.

2. Remedial measures:

The violator is compelled to destroy labels and correct names of aquatic breeds specified in relevant documents in case of commission of the violation specified in Clause 1 of this Article.

Section 3. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AQUATIC FEEDS AND AQUA ENVIRONMENTAL REMEDIATION PRODUCTS

Article 13. Violations against regulations on provision of information about aquatic feeds and aqua environmental remediation products

1.The following fines shall be imposed for failure to send required information to theMinistry of Agriculture and Rural Developmentbefore authorizing aquatic feeds and aqua environmental remediation products for marketing:

a) A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure to send information about less than 03 products;

b) A fine ranging from VND10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for failure to send information aboutfrom03 productsto under 05 products;

c) A fine ranging from VND30,000,000 to VND40,000,000 shall be imposed for failure to send information about from 05products to under10products;

d) A fine ranging from VND40,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed for failure to send information about10productsor more.

2. Remedial measures:

The violator is compelled to carry out recycling or repurposing or destruction of products, whichever appropriate, in case of commission of the violation specified in Clause 1 of this Article.

Article14. Violations againstrequirements to be satisfied by establishments manufacturing, trading and importingaquatic feeds and aqua environmental remediation products

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposedupon importing and/or trading establishments for commission of one of the following violations:

a) Failure to display and store aquatic feeds and aqua environmental remediation products separately from pesticides, fertilizers and toxic chemicals;

b) Failure to use appropriate equipment and devices for storing aquatic feeds and aqua environmental remediation products as prescribed.

2.A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for manufacturing aquatic breeds and aqua environmental remediation products without a Certificate of eligibility as prescribed.

3. Remedial measures:

The violator is compelled to carry out repurposing or destruction ofbatches ofproducts, whichever appropriate, in case of commission of the violation specified in Clause 2 of this Article.

Article 15. Violations againstregulations on manufacturing, importing and trading ofaquatic feeds and aqua environmental remediation products

1.The following fines shall be imposed for failure to record or keep records of manufacturing operations according to manufacturing, quality control and biosafety procedures:

a)A fine ranging from VND3,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed for the violation involving less than 5 products;

b) A fine ranging from VND5,000,000 to VND7,000,000 shall be imposed for the violation involvingfrom5to under 10products;

c) A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the violation involving from 10 to under 15 products;

d) A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the violation involving 15 productsor more.

2.The following fines shall be imposed for using raw materials of unknown origin for manufacturing of aquatic feeds and aqua environmental remediation products:

a) A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the violation involving less than 3 products;

b) A fine ranging from VND10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the violation involvingfrom3to under 5products;

c) A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the violation involving from 5 to under 10 products;

d) A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the violation involving 10 productsor more.

3.A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for manufacturing or importing aquatic feeds or aqua environmental remediation products containing ingredients which are not on the List of chemicals, biological, microorganisms and ingredients contained in aquatic feeds permitted for use in Vietnam.

4. Remedial measures:

a)The violator is compelled to carry out recycling or repurposing or destruction of products, whichever appropriate, in case of commission of the violation specified in Clause2 and the violation involving domestically manufactured products specified in Clause 3 of this Article;

b) The violator is compelled to carry out re-export or destruction of imported aquatic feeds and aqua environmental remediation products, whichever appropriate, in case of commission of the violation specified in Clause 3 of this Article.

Article16. Violations against regulations ontesting foraquatic feeds and aqua environmental remediation products

1. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed forfailure to announce correcttesting results.

2. Remedial measures:

The violator is compelled to correct testing results in case of commission of the violation specified in Clause 1 of this Article.

Section 4. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ONAQUACULTURE

Article17. Violations againsteligibility requirements for aquaculture

1.A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for failure to carry out procedures for registration of cage culture or major cultured species.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed forfailure to meet material facilities or technical equipment requirements as prescribed.

3.A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for carrying out marine aquaculture without permission from regulatory authorities as prescribed.

4. Remedial measures:

The violator is compelled to relocate or demolish aquaculture facilities in case of commission of the violation specified in Clause 3 of this Article.

Article 18. Violations against regulations onimport andexport oflive aquatic animals and plants

1.A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for importing live aquatic animals and/or plants for foods, decoration or entertainment without permission from a regulatory authority as prescribed.

2. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for failure to meet exporting conditions when exportinglive aquatic animals and/or plants of species onthe List of aquatic species subject to conditional export, unless permitted by regulatory authorities.

3. Additional penalties:

Aquatic product shipmentsshall be confiscated in case of commission of the violation specified in Clause 1orClause 2 of this Article.

Article 19. Violations against regulations on rearing, breeding and artificial propagation of endangered, rare and precious aquatic species in CITES Appendices

1.A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for failure to record the breeding, rearing and artificial propagation of endangered, rare and precious aquatic species as prescribed.

2. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for failure tocarry out procedures for registration ofthe breeding, rearing and artificial propagation of endangered, rare and precious aquatic speciesin CITES Appendicesas prescribed.

3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for breeding, rearing and artificial propagation of endangered, rare and precious aquatic speciesof unknown origin.

4. Additional penalties:

Aquatic species of unknown originshall be confiscated in case of commission of the violation specifiedinClause3of this Article.

Section 5. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ONCOMMERCIAL FISHING

Article 20. Serious violations against regulations on commercial fishing

1.A fishing vessel owner shall face afine ranging from VND 300,000,000 to VND 500,000,000 for commission of one of the following violations:

a) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when carrying out fishing operations within the territorial waters of Vietnam with fishing vessel of from 15 m to under 24 m in length overall;

b) Using a fishing vessel of ≥ 24 m in length overall to transfer catches from a fishing vessel which is found to carry out fishing operations without fishing license or with an expired one or to facilitate the exploration, search for, trapping or transport of catches of another vessel which is found to carry out illegal fishing, except force majeure events;

c) Failing to install vessel tracking unit (VTU) on a fishing vessel of from 15 m to under 24 m in length overall;

d) Failing to maintain the operation of or knowingly disabling VTU of a fishing vessel of ≥ 24 m in length overall during its operations at sea, except force majeure events;

dd) Failing to record fishing operations, purchase or transshipment of catches carried out by using the fishing vessel of ≥ 24 m in length overall;

e) Providing VTU that fails to meet technical requirements for fishers.

2. A fishing vessel owner shall face a fine ranging from VND 500,000,000 to VND 700,000,000 for commission of one of the following violations:

a) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when carrying out fishingoperationswithin the territorial waters of Vietnam with usingafishing vessel of from 15 m to under 24 m in length overallin case of repeated violation;

b) Using a fishing vessel of ≥ 24 m in length overall to transfercatches from a fishing vessel which is found to carry out fishing operationswithoutafishing license or with an expired one or to facilitate the exploration, search for, trapping or transport ofcatchesof another vessel which is found to carry out illegal fishingin case of repeated violation, except force majeure events;

c) Failing to installVTUon a fishing vessel of from 15 m to under 24 m in length overallin case of repeated violation;

d) Failing to maintain the operation of or knowingly disablingVTUof a fishing vessel of ≥ 24 m in length overall during its operations at seain case of repeated violation, except force majeure events;

dd) Failing to record fishing operations, purchase or transshipment of catches carried out by usingafishing vessel of ≥ 24 m in length overallin case of repeated violation;

e) Hiding, fabricating or destroying evidence of violations against regulations on commercial fishing and protection ofaquatic resources;

g) Failing to keep fishing logbook or recording or reporting fishing operations against requirements of the regional fisheries organization when carrying out fishing operations within the waters under the jurisdiction of the regional fisheries organization;

h) Carrying out fishing operations in excess of total allowable catch approved by the regional fisheries organization.

3. A fishing vessel owner shall face a fine ranging from VND 800,000,000 to VND 1,000,000,000 for commission of one of the following violations:

a) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when carrying out fishingoperationswithin the territorial waters of Vietnam withafishing vessel of24 m in length overall;

b) Failing to obtain a fishing license or written approval or using an expired one when carrying out fishing operations in waters under the jurisdiction of another State or territory or under the jurisdiction of the regional fisheries organization;

c) Operating a foreign fishing vessel in the territorial waters of Vietnam without obtaining a fishing license or using an expired one;

d) Engaging in unauthorized fishing in waters under the jurisdiction of a regional fisheries organization by vessels without nationality, or by those flying the flag of a State not party to that organization;

dd) Engaging in fishing operations inconsistently with regulations on fishing and protection ofaquatic resourcesin international waters beyond the jurisdiction of regional fisheries organizations;

e) Operating fishing vessels against regulations on management and conservation practices in international waters under the jurisdiction of one of regional fisheries organizations to which Vietnam is a Party;

g) Failing to installVTUon a fishing vessel of24 m in length overall;

h) Hiding, fabricating or destroying evidence of violations against regulations on commercial fishing and protection of aquatic resourcesin case of repeated violation;

i) Carrying out fishing operations in excess of total allowable catch approved byregional fisheries organizations in case of repeated violation.

4. Additional penalties:

a) Fish and fishery products which are illegally caught or transshipped shall be confiscated in case of commission of any of the violations specified in Points a and b Clause 1, Points a, b and h Clause 2, Points a, b, c, d, dd and i Clause 3 of this Article;

b) Fishing vessels shall be confiscated in case of commission of any of the violations specified in Points b, c, d, dd and e Clause 3 of this Article;

c) The captain s license or certificate of competence to operate Vietnamese-flagged fishing vessels shall be suspendedfor 06 - 12 months in case of commission ofany of the violationsspecifiedin Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article;

h)The fishing license shall be suspended for 06 - 12 months in case of commission of any of the violations specified in PointgClauses 2, Points dd, e and gClause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

Fishing vessel owners are compelled to cover costs for bringing their fishermen who are seized by foreign regulatory authorities into Vietnam and relevant expenses in case of commission of the violation specified in Point b Clause 3 of this Article.

Article 21. Violations against regulations onfishing zones

1. A fine ranging from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed forengaging in unauthorized fishing operations in coastal zones of another province by fishing vessels of less than 12 m in length overall.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for engaging in fishing operations ininshore or offshore zonesby fishing vessels of less than 12 m in length overall.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed for engaging in fishing operations incoastal or offshore zones by fishing vessels offrom12 mto under 15 min length overall.

4. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for engaging in fishing operations in coastal orinshore zones by fishing vessels of from 15 m to under 24 m in length overall.

5. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for engaging in fishing operations incoastal orinshore zones by fishing vessels of24 m in length overall.

6. The fines imposed for the violations specified in Clauses 3, 4 and 5of this Article and involving fishing vessels used in trawls, light-combined fishing occupations and gears (except squid hand-lining)in coastal zonesshall be twice as much as the fines specified in Clauses 3, 4 and 5of this Article.

7. Additional penalties:

a) The fishinglicenseshall be suspendedfor 06 - 12 monthsin case of commission ofthe violationspecifiedin Clause 6 of this Article;

b) The captain s license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for 01 - 06 months in case of commission of any of the violations specified in Clauses 3, 4, 5 and 6of this Article.

Article 22. Violations against regulations onfishing quotas

1.A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed upon the holder of fishing license if total catch exceeds his/her quota limit by 10% to under 20%.

2. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed upon the holder of fishing license if total catch exceeds his/her quota limit by 20% to under 30%.

3. A fine ranging from VND40,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed upon the holder of fishing license if total catch exceeds his/her quota limit by30%or more.

4. Additional penalties:

a) The exceeding amount of catches shall be confiscated in case of commission of the violation specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article.

b) The fishing license shall be suspended for 06 - 12 months in case of commission of the violation specified in Clause 3 of this Article.

Article 23. Violations against regulations on fishinglicense

1. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when carrying out fishingoperationswithin the territorial waters of Vietnamby afishing vessel of from 06 m to under 12 m in length overall;

b) Using a fishing vessel of less than 15 m in length overall for engaging in a fishing occupation other than the one specified in the fishing license.

2. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when carrying out fishing operations within the territorial waters of Vietnam by a fishing vessel of from 12 m to under 15 m in length overall;

b) Using a fishing vessel of15 m in length overall for engaging ina fishing occupationother than the one specified in the fishing license.

3. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed forrepeatingone of the following violations:

a) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when carrying out fishing operations within the territorial waters of Vietnam with using a fishing vessel of from 12 m to under 15 m in length overall in case of repeated violation;

b) Using a fishing vessel of ≥ 15 m in length overall for engaging ina fishing occupationother than the one specified in the fishing licensein case of repeated violation.

4. Additional penalties:

a) Catchesshall be confiscated in case of commission of any of the violations specified in Clause 1, Clause 2 and Clause 3of this Article;

b) Fishing gears shall be confiscated in case of commission of any of the violations specified in Point b Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article;

c) The captain s license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for 06 - 12 months in case of commission of any of the violations specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 24. Violations against regulations on transshipment or facilitating illegal fishing operations

1.A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for using a fishing vessel ofless than24 m in length overall totransship fish caught by othervessels illegallyor to facilitate the exploration, search for, trapping or transport ofcatchesof another vessel which is found to carry out illegal fishing, except force majeure events.

2. A fine ranging from VND 200,000,000 to VND 300,000,000 shall be imposedifthe violationspecifiedin Clause 1 of this Articleis repeated.

3. Additional penalties:

a) The fishing license, the captain s license or certificate of competence to operate fishing vesselsshall be suspended for 06 - 12 months in case of commission of the violation specified in Clause 2 of this Article;

b) Fish illegally caughtshall be confiscated in case of commission of the violation specified ineitherClause 1orClause 2 of this Article.

Article 25. Violations against regulations on logbooks and reports on fishing operations, purchase and transshipment

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed forcommission ofany of the following violations:

a) Failing to submit reports on fishing operations conducted by a fishing vessel of from 06 m to under 12 m in length overall;

b)Incorrect or insufficient recording offishing operations, purchase or transshipment of catches carried out byafishing vessel ofless than24 m in length overall.

2.A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for failure to keep, record or submit logbooks of fishing operations, purchase or transshipment of catches conducted by a fishing vessel of less than 24 m in length overall.

3. A fine ranging from VND40,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed for failure tohavelogbooksof fishing operations, purchase or transshipment of catches conducted by a fishing vessel offrom 15 m to under24 m in length overallin case of repeated violation.

4. Additional penalties:

The fishing license, the captain s license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for 01 - 03 months in case of commission of the violation specified in Clause 3 of this Article.

Article 26. Violations against regulations on fishing operations carried out by foreign organizations and individuals in territorial waters of Vietnam

1. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failure to inform a regulatory authority of Vietnam before operating vessels into the territorial waters of Vietnam;

b) Failure to enter the ports specified in the license for fishing operations, except force majeure events;

c) Failure to carry on board all documents required by the law of Vietnam;

d) Failure to have or record or provide sufficient information or submit logbooks of fishing operations, purchase or transshipment of catches or failure to comply with regulations on reporting;

dd) Failure to receive supervisors or failure to disembark them at the prescribed locations or failure to ensure working and living conditions for them as regulated by the law of Vietnam.

2.A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for failure to carry out fishing operations in the licensed zones or engaging in a fishing occupation or scope of activity other than the one specified in the license for fishing operations.

3. A fine ranging from VND 200,000,000 to VND 300,000,000 shall be imposed if the violation specified in Clause 1or Clause 2of this Article is repeated.

4. Additional penalties:

a) The licensefor fishing operationsshall be suspended for 03 - 06 months in case of commission of the violation specified in Clause 1 of this Article;

b) The licensefor fishing operationsshall be suspended for 06 - 12 months in case of commission of the violation specified in Clause2 or Clause 3of this Article.

Article 27. Violations against regulations on fishinggears

1.A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for illegally discarding fishing gears into natural waters.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for failure tomark fishing gears or marking of fishing gears against regulations.

3.A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the use of fishing gears which obstructs orcausesdamage toother organizations or individuals carrying out legal fishing operations or anchoring at the place where the fishing gear of another organization or individual is legally placed, except force majeure events.

4.A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for production, trading, transport or storage of fishing gears banned from use in commercial fishing.

5. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed forthe performance of commercial fishing by using banned fishing gears if notliable to criminal prosecution.

6. Additional penalties:

a)Fishing gearsbanned from use in commercial fishingshall be confiscated in case of commission of the violation specified in Clause 4orClause 5 of this Article;

b) The fishing license shall be suspended for 03 - 06 months in case of commission of the violation specified in Clause 5 of this Article.

Article 28. Violations against regulations onuse of electricity in commercial fishing

1.A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the use of electrofishing equipment in case of commercial fishing without fishing vessels.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed forstorage, transport or trading in electrofishing equipment.

3.The following fines shall be imposed for engaging in commercial fishing by using electrofishing equipment or electric current directly from generators on board fishing vessels:

a) A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the violation involving a fishing vessel of less than 12 m in length overall;

b) A fine ranging from VND20,000,000 to VND30,000,000 shall be imposed for the violation involving a fishing vessel offrom12 mto under 15 min length overall;

c) A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the violation involving a fishing vessel of15 m in length overall.

4. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the performance of commercial fishing byusing electricity current (electrofishing nets)if not liable to criminal prosecution.

5. Additional penalties:

a) Electrofishing equipment, generators and fishing gears shall be confiscated in case of commission of any of the violations specified in Clause 1 through 4 of this Article;

b) The fishing license shall be suspended for03 - 06months in case of commission of the violation specified in Clause 3or Clause 4of this Article.

Article 29. Violations against regulations on storage and use of banned substances, banned and toxic chemicals in commercial fishing

1.A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for storage of banned substances, banned and/or toxic chemicals on board fishing vessels.

2. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for the performance of commercial fishing by usingbanned substances, banned chemicals, toxic chemicals or other chemicalsif not liable to criminal prosecution.

3. Additional penalties:

a) The fishing license shall be suspended for 03 - 06 months in case of commission of the violation specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article;

b)Banned substances, banned chemicals, toxic chemicals, other chemicals and fish caughtshall be confiscated in case of commission of the violation specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

The violator is compelled to restore the original condition which is changed by the violation specified in Clause 2 of this Article.

Article 30. Violations against regulations on flying ofnationality flags or national flag ofthe Socialist Republic of Vietnam

1. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposedonVietnamesefishing vesselsfor failure to fly or improperly flying thenational flag ofthe Socialist Republic of Vietnam.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed onforeignfishing vessels for failure to fly or improperly flyingeither the flag of their country of registration orthe national flag of the Socialist Republic of Vietnam.

3. Remedial measures:

The violator is compelled to fly the flag ofthe Socialist Republic of Vietnamor the flag of the ship’s country of registration in case of commission of the violation specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article.

Section 6. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON FISHING VESSELS, FISHING PORTS AND SHELTERED ANCHORAGES

Article 31. Violations against regulations on building and modification of fishing vessels

1.A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for failure to comply with the approved technical designs in case of building or modification of fishing vessels.

2. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for building or modification of fishing vesselswithoutapproved technical designs.

3.A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for building and modification of fishing vessels without Certificate of eligibility to engage in building and modification of fishing vessels as regulated or failure to comply with the Certificate of eligibility to engage in building and modification of fishing vessels.

4.A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for building or modification of fishing vessels without written approval from regulatory authorities.

5. Additional penalties:

TheCertificate of eligibility to engage in building and modification of fishing vesselsshall be suspended for 01 - 03months in case of commission of any of the violations specified in Clauses1, 2 and 3of this Article.

6. Remedial measures:

The violator is compelled to carry out demolition of fishing vessels in case of commission of the violation specified in Clause 2 or Clause 4 of this Article.

Article 32. Violations against regulations on import of fishing vessels (except fishing vessels donated by foreign governments, organizations or individuals)

1.A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for import of a fishing vessel with technical parameters or characteristics different from those specified in the import license.

2. Remedial measures:

The violator is compelled tore-exportfishing vessels in case of commission of the violation specified in Clause1of this Article.

Article 33. Violations against regulations on technical safety of fishing vessels

1.A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure to provide safety equipment or insufficient provision of safety equipment when engaging in commercial fishing by using a fishing vessel of less than 12 m in length overall.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for failure to provide safety equipment or insufficient provision of safety equipment when engaging in commercial fishing by using a fishing vessel of12 m in length overall.

3.A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for failure to obtain a Certificate of technical safety of fishing vessel or using an expired onewhen engaging in commercial fishing by a fishing vessel of12 m in length overall.

Article 34. Violations against regulations onsurveying of fishing vessels

1.A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for inadequate reporting of surveying of fishing vessels as prescribed.

2. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure to submit reports onsurveyingof fishing vessels as prescribed.

3.A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for signing or using specialized seal and records against regulations when preparing documents concerning the surveying of fishing vessels and equipment on board fishing vessels.

4.A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed forfalsifying surveying results or performing surveys inconsistently with national technical regulations on classification and building of ships or carrying out surveying procedures for a fishing vessel without markings as prescribed.

5. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Carrying out surveys of fishing vessels without obtaining a certificate of eligibility to perform surveying of fishing vessels as prescribed;

b) Carrying out inspection of fishing vessels inconsistently with the issued certificate of eligibility to perform surveying of fishing vessels;

c) Failing to maintain the satisfaction of eligibility requirements during the surveying of fishing vessels.

6. Additional penalties:

a)The surveyor card shall be suspended for 03 – 06 months in case of commission of the violation specified in Clause 3 of this Article;

b)The Certificate of eligibility toperform surveyingof fishing vessels shall be suspended for 01 - 03 months in case of commission of any of the violations specified inClause 4 and Points a, b and c Clause 5 of this Article.

Article 35. Violations against regulations on communications equipment and vessel tracking units on board fishing vessels

1.A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for removal of VTUs installed on board a fishing vessel without the supervision of VTU supplier.

2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failure to provide communications equipment as prescribed;

b)Failureto maintain the operation of or knowingly disablingVTU installed on boarda fishing vessel offrom 15 m to under24 m in length overall during its operations at sea, except force majeure events;

c) Failure to comply with procedures in case of VTU failure,except force majeure events;

d) Failure to report or improper reporting of the installation of VTUs on board a fishing vessel to regulatory authorities for inspection as prescribed;

dd) Failure to use lead seal after installing VTUs on board a fishing vessel as prescribed or failure to send the specimen of lead seal to regulatory authorities as prescribed;

e) Failure to maintain confidentiality of vessel monitoring data as prescribed.

3. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed ifany ofthe violationsspecified in Clause 1and Points b, c and dClause 3 of this Article is repeated.

4. Additional penalties:

The captain s license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for 03 - 06 months in case of commission of the violation specified inPoint bClause 2orClause 3 of this Article.

Article 36. Violations against regulations onmarkingof fishing vessels

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed forfailure to mark or improper marking ofthe fishing vesselof from 12 m to under 15 m in length overall.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for failure to mark or improper marking of the fishing vessel of from 15 m to under 24 m in length overall.

3. A fine ranging from VND7,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed for failure to mark or improper marking of the fishing vessel of≥ 24m in length overall.

Article 37. Violations against regulations onregistrationof fishing vessels

1.A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for failure to display registration number or displaying registration number on the fishing vessel inconsistently with regulations.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure tocarry out procedures for registration or re-registration of fishing vessel as prescribed.

Article 38. Violations against regulations on crew members and other persons on board fishing vessels

1.A fine ranging from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed upon a crew member or another person working on board for failure to carry ID subject papers.

2.A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon a crew member working on board whose name is not included in the crew book.

3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed forcommission ofone of the following violations:

a) The captain or chief engineer fails to possess qualifications or certifications as prescribed.

b) Failure to have a crew book on board fishing vessel as prescribed.

4.The following fines shall be imposed for failure to buy insurance for crew members working on board a fishing vessel:

a) A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed upon the vessel owner for failure to buy insurance for less than 03 crew members working on board the fishing vessel;

b) A fine ranging from VND7,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed upon the vessel owner for failure to buy insurance forfrom03to under 05crew members working on board the fishing vessel;

c) A fine ranging from VND10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon the vessel owner for failure to buy insurance for from 05to under10crew members working on board the fishing vessel;

d) A fine ranging from VND15,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed upon the vessel owner for failure to buy insurance for10crew membersor moreworking on board the fishing vessel.

Article39. Violations against regulations on fishing ports and sheltered anchorages

1. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failure to provide notification or provision of inadequate notification of the vessel’s arrival at or departure from the fishing port to the port authority.

b) The fishing vessel of ≥ 15 m in length overall enters ports other than designated fishing ports for unloading of their catches;

c) Failure to comply with internal regulations and shifting orders given by the authority of a fishing port or sheltered anchorage.

2.A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the use of a fishing vessel or any waterway vehicles as a means to cause damage to the port facility.

3.A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for destruction, removal, alteration or replacement of any equipment and systems of the fishing port.

4.A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for unlawful occupation of land, waters or any facilities of the fishing port.

5. Additional penalties:

Exhibitsfor committing the violation specifiedin Clause 3 of this Article shall be confiscated.

6. Remedial measures:

a)The violator is compelled to restore the original condition which is changed by the violation specified in Clause 2or Clause 3of this Article;

b) The violator is compelled to return the land area, waters or facilities unlawfully occupied in case of commission of the violation specified in Clause 4 of this Article.

Article 40. Violations against regulations onfishing portmanagement

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failure to collect logbooks of fishing operations, purchase and transshipment of catches, and reports on fishing operations;

b) Failure to promulgate and post the port’s internal regulations at the fishing port;

c) Failure to provide working place for regulatory authorities to carry out inspection of compliance with laws at the fishing port;

d) Failure to immediately inform regulatory authorities of illegal fishing vessels;

dd) Failure to supervise total catches unloaded at the port;

e) Operating a fishing port before its opening is announced as prescribed.

2.A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure to certify fish and fishery products unloaded at the port or making certification against regulations on origin of catches unloaded at fishing ports.

3.A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for allowing the unloading of catches of illegal origin at the fishing port.

Section 7. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COLLECTION, PRELIMINARY PROCESSING, PROCESSING, PRESERVATION AND TRANSPORT OF FISH AND FISHERY PRODUCTS

Article41. Violations against regulations on collection,trading, handling,preliminary processing, processing,preservationand transport of fish and fishery products

1.The following fines shall be imposed for illegal collection, trading, handling, preliminary processing, processing, preservation or transport of endangered, rare and precious aquatic species in Group II or fish, fishery products and parts thereof of unknown origin of endangered, rare and precious species in Appendix II of CITES if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the violation involvingan amount of fishery productsof < 20 kg;

b) A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the violation involvingan amount of fishery productsof from 20 kg to under 50 kg;

c) A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the violation involvingan amount of fishery productsof from 50 kg to under 100 kg;

d) A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the violation involvingan amount of fishery productsof from 100 kg to under 200 kg;

dd) A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the violation involving an amount of fishery products of from 200 kg to under 500 kg;

e) A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for the violation involvingan amount of fishery productsof ≥ 500 kg.

2. The following fines shall be imposed for illegal collection, trading, handling, preliminary processing, processing, preservation or transport of fish, fishery products and parts thereofofendangered, rare and precious species in Group I orthoseof unknown origin of endangered, rare and precious species in Appendix I of CITES if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the violation involving an amount of fishery products of < 10 kg;

b) A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the violation involving an amount of fishery products of from 10 kg to under 20 kg;

c) A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for the violation involving an amount of fishery products of from 20 kg to under 50 kg;

d) A fine ranging from VND 60,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for the violation involving an amount of fishery products of from 50 kg to under 100 kg;

dd) A fine ranging from VND 70,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for the violation involving an amount of fishery products of from 100 kg to under 500 kg;

e) A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100.000.000 shall be imposed for the violation involving an amount of fishery products of ≥ 500 kg.

3.A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for collection, trading, preliminary processing, processing, preservation or transport of fishery products of unknown origin.

4. Additional penalties:

Fishery productsshall be confiscated in case of commission of the violation specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article.

Article 42. Violations against regulations on import, temporary import, re-export andtransitof fishery products from illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing; export and import of fishery products

1.The following fines shall be imposed for import, temporary import, re-export or transit of fishery products originating from illegal fishing:

a) A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for the shipment of less than 100 kg of fishery products;

b) A fine ranging from VND100,000,000 to VND300,000,000 shall be imposed for the shipment offrom100 kgto under 500 kgof fishery products;

c) A fine ranging from VND 300,000,000 to VND 500,000,000 shall be imposed for the shipment of from 500 kg to under 1,000 kg of fishery products;

d) A fine ranging from VND 500,000,000 to VND 800,000,000 shall be imposed for the shipment of from 1,000 kg to under 2,000 kg of fishery products;

dd) A fine ranging from VND 800,000,000 to VND 1,000,000,000 shall be imposed for the shipment of2,000 kg of fishery products.

2.The following fines shall be imposed for illegal export of fishery products on theList of aquatic species subject to conditional exportwhen they fail to meet prescribed exporting conditions:

a) A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for the shipment of less than 100 kg of fishery products;

b) A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 300,000,000 shall be imposed for the shipment of from 100 kg to under 500 kg of fishery products;

c) A fine ranging from VND 300,000,000 to VND 500,000,000 shall be imposed for the shipment of from 500 kg to under 1,000 kg of fishery products;

d) A fine ranging from VND 500,000,000 to VND 800,000,000 shall be imposed for the shipment of from 1,000 kg to under 2,000 kg of fishery products;

dd) A fine ranging from VND 800,000,000 to VND 1,000,000,000 shall be imposed for the shipment of ≥ 2,000 kg of fishery products.

3.A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for illegal import of aquatic species that are not on the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam if not liable to criminal prosecution.

4. Additional penalties:

Fishery productshipments shall be confiscated in case of commission ofany ofthe violationsspecified in Clause 1,Clause 2and Clause 3of this Article.

5. Remedial measures:

The violator is compelled to carry out re-export or repurposing or destruction of fishery products, whichever appropriate, in case of commission of the violation specified in Clause 3 of this Article.

Section 8. OBSTRUCTION OF STATE MANAGEMENT OF FISHERIES

Article43.Acts of obstructingstate management of fisheries

1.A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for obstruction of investigation or exploration ofaquatic resources, protection ofaquatic resources, or collection or fisheries data collection performed by regulatory authorities.

2.The following fines shall be imposed for failure to bear the inspection of regulatory authorities:

a) A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for failure to bear the inspection of regulatory authorities in respect of aquaculture operations;

b) A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for failure to bear the inspection of regulatory authorities in respect ofcommercial fishing and protection ofaquatic resources.

Article 44. Violations against regulations on certifications, licenses and written approvals and other regulations on fisheries

1.A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for knowingly erasing, altering or falsifying contents of any certifications, licenses or written approvals issued in fisheries sector.

2. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Taking advantage of investigation and assessment ofaquatic resourcesto cause adverse influence on lawful rights and interests of other organizations or individuals;

b) Illegal provision, access or use of data or information aboutaquatic resources;

3. Additional penalties:

Certifications, licenses or written approvals shall be confiscated or revoked in case of commission of the violation specified in Clause 1 of this Article.

Chapter III

SANCTIONING JURISDICTION OF ADMINISTRATIVE SANCTIONS AND IMPOSE PENALTIES

Article 45. Sanctioning jurisdiction of administrative sanctions

The persons below are powered to Sanctioning jurisdiction of administrative sanctions:

1. Theofficialshaving the power to impose administrative penalties mentioned in Article46 through 53of this Decree.

2.Officials and public employees of people’s army or people’s police working at regulatory authorities mentioned in Article 47, Article 48 and Article 49 hereof; officials and public employees who are performing their assigned duties and state management tasks in fisheries sector.

Article 46. Power of Chairpersons of people’s committees

1. Chairpersons of People’s Committees of communes shall have the power to:

a)Impose a fine up to VND 5,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalitiesofadministrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a,b,c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations.

2. Chairpersons of People’s Committees of districts shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, c, dd, e, h and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations andPointsa, b, c, d,dd, e, g, k, l and m Clause 3 Article 4 herein.

3. Chairpersons of People’s Committees of provinces shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administratvie violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations andthose mentionedin Clause 3 Article 4 herein.

Article 47.Power ofpeople’s policeforce

1. Soldiers on duty of people’spoliceforce shall have the power to:

Impose a fine up to VND 500,000.

2. Heads ofpolicestations, and leaders of the soldiers mentioned in Clause 1 of this Article shall have the power to:

Impose a fine up to VND 1,500,000.

3. Heads ofcommune-level police authorities, heads of policestations, heads ofpolicestations atcheckpointsor export processing zones shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 2,500,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations.

4.Heads of district-level police authorities and heads of environmental police departments of provinces shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 25,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd andkClause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and Points a, b, c, d,dd, e, g, i, k,l andm Clause 3 Article 4 herein.

5. Directors of Provincial-level Public Security Departments shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd andiClause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and Points a, b, c, d, dd, e, g, i, k, l and m Clause 3 Article 4 herein.

6.Director of the Traffic Police Departmentshall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administratvie violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations andin Points a, b and dClause 3 Article 4 herein.

Article 48. Power of border guard force

1. Soldiers on duty of border guard force shall have the power to:

Impose a fine up to VND 500,000.

2. Heads of border guard stations, and leaders of the soldiers mentioned Clause 1 of this Article shall have the power to:

Impose a fine up to VND 2,500,000.

3. Heads of border-guardposts, commanders of border-guard flotillas, commanders of border-guard sub-zones, and commanders of port border guards shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 25,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c andddClause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and inPoints a, b, d and kClause 3 Article 4 herein.

4. Commanders of provincial-level border guard force and commanders of border guard fleets affiliated to the Border Guard High Command shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administratvie violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a,b,c, d and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points a, b, d, h, kandlClause 3 Article 4 herein.

Article 49. Powerof coast guardforce

1. Coast guard officers on duty shall have the power to:

Impose a fine up to VND 1,500,000.

2. Coastguard team leaders shall have the power to:

Impose a fine up to VND 5,000,000.

3. Coastguard squad leaders and captains of coastguard stations shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 10,000,000;

b) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations.

4. Commanders of coastguard platoons shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 25,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d andddClause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and inPoints a, b, d, k and lClause 3 Article 4 herein.

5. Commanders in chief of coastguard squadrons shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points a, b, d, k and l Clause 3 Article 4 herein.

6. Commanders of regional coastguard command centers shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 100,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points a, b, d, k and l Clause 3 Article 4 herein.

7. Commanders of Coastguard Headquaters shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administratvie violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, c, d andddClause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points a, b, d, h, k and l Clause 3 Article 4 herein.

Article 50. Power of customs agencies

1. Customs officials on duty shall have the power to:

Impose a fine up to VND 500,000.

2. Team leaders of Customs Branches and team leaders of Post-clearance Audit Branches shall have the power to:

Impose a fine up to VND 5,000,000.

3. Directors of Customs Branches and Post-clearance Audit Branches, leaders of customs enforcement teams affiliated to provincial, inter-provincial or city Customs Departments, leaders of anti-smuggling and control teams, leaders of customs procedure teams, leaders of marine control squads and leaders of intellectual property protection and control teams, affiliated to Anti-smuggling and Investigation Department, Vietnam Customs, shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 25,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points d, dd, g and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and inPoints dd, e, g and mClause 3 Article 4 herein.

4. Directors of Anti-smuggling and Investigation Department and Post-clearance Audit Department affiliated to General Department of Customs, and Directors of Customs Departments of provinces shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Suspend licenses or practicing certificates, or suspend operations for fixed periods;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points d, dd, g and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points dd, e, g and m Clause 3 Article 4 herein.

5. Director General of General Department of Customs shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administratvie violations;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points d, dd, g and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points dd, e, g and m Clause 3 Article 4 herein.

Article 51. Power of market surveillanceforce

1. Market controllers on duty shall have the power to:

Impose a fine up to VND 500,000.

2. Leaders of market surveillance teams shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 25,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Pointsa, dd,e,g and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points dd, e andgClause 3 Article 4 herein.

3. Directors of Provincial Market Surveillance Departments and Director of Market Surveillance Operations Department affiliated to Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and inPoints dd, e and gClause 3 Article 4 herein.

4. Director General of Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administratvie violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points dd, e and g Clause 3 Article 4 herein.

Article 52. Power ofinspectingauthorities

1. On-duty inspectors of agriculture and rural development sector and persons who are assigned to conduct specialized inspections offishery operations, quality control of agricultural products, forest products and aquatic products shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 500,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause.

2. Chief Inspectors of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development, Directors of Sub-departmentsof Fisheriesperforming the function of inspection offishery operations, quality control of agricultural products, forest products and aquatic products; heads of specialized inspections teams of Directorate of Fisheries, National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department; heads of specialized inspections teams of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development; heads of specialized inspections teams of Sub-departments performing the function of inspection offishery operations, quality control of agricultural products, forest products and aquatic products shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and those mentioned in Clause 3 Article 4 herein.

3. Heads of specialized inspection teamsin fisheries sectorestablished by the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 250,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and those mentioned in Clause 3 Article 4 herein.

4. The Chief Inspector of Ministry of Agriculture and Rural Development, Director General of Directorate of Fisheries, Director of Department of Animal Health, Director of the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department (NAFIQAD) shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administratvie violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points a, b, c, d,dd, e, g, i, k,l andm Clause 3 Article 4 herein.

Article 53. Power offisheriesresourcessurveillanceforce

1. Fisheriesresourcessurveillanceofficialson duty shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 500,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

2.Heads of fisheries resources surveillance stations affiliated to regional sub-departments of fisheries resources surveillance shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 10,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points a, b, d,k and l Clause 3 Article 4 herein.

3. Directors ofregional sub-departments of fisheries resources surveillanceshall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 100,000,000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, dand i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points a, b, d, k and l Clause 3 Article 4 herein.

4. Director of Department of fisheries resource surveillance shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;

b) Suspend operations for a fixed period or suspend licenses, certifications or practicing certificates issued by regulatory authorities or institutions;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Points a, b, d, k and l Clause 3 Article 4 herein.

Article 54. Delegation of power to impose penalties

1.Director General ofDirectorate of Fisheriesand Chairpersons of ProvincialPeople s Committees shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Article 6 through 44 hereof.

2. Power to impose penalties of Chairpersons of people’s committeesof communes and of districts:

a)Chairpersons of people’s committeesof communes shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Clauses 1, 2 Article 19, Clause 1 Article 27, Clause 1 Article 28, Clause 1 Article 30, Clause 1 Article 35, Clause 1 Article 36, Clause 1 Article 37, Clause 1 and Clause 2 Article 38, Clause 1 Article 39, Clause 1 Article 40 and Point a Clause 2 Article 43 hereof;

b)Chairpersons of people’s committeesof districtsshall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inClause 1 Article 6, Clause 1 Article 7, Clauses 1, 2 and Points a, b Clause 3 Article 8, Article 12 through 19, Article 21, Clauses 1, 2 Article 23, Article 25, Article 27, Article 28, Clause 1 Article 29, Article 30, Article 33, Article 35 through 40, Points a, b, c, d and dd Clause 1 and Points a, b Clause 2, Clause 3 Article 41, Article 43 and Article 44 hereof.

3. Power to impose penalties ofpeople’s police force:

a) Soldiers on duty of people’s police force shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Clause 1 Article 38 hereof;

b) Heads ofpolicestations, and leaders of the soldiers of people’s police force shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Clauses1, 2Article 38 hereof;

c)Heads ofcommune-level police authorities and heads of policestations shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inClauses 1 and 2 Article 19, Clause 1 Article 37 and Clauses 1, 2 Article 38 hereof;

d) Heads of district-level police authoritiesshall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inPoint a Clause 1 Article 6, Points a, b Clause 1 Article 7, Clause 1 and Points a, b and c Clause 2 Article 8, Clauses 1, 2 Article 10, Article 12, Article 13, Clause 1 Article 14, Clauses 1, 2 Article 15, Article 17, Article 19, Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 21, Clause 1 Article 23, Clauses 1, 2 Article 25, Article 27, Clauses 1, 2 and Points a, b Clause 3 Article 28, Clause 1 Article 29, Article 30, Article 33, Clauses 1, 2 Article 35, Article 36 through 39, Clauses 1, 2 Article 40, Points a, b and c Clause 1 Article 41, Article 43 and Clause 1 Article 44 hereof;

dd) Heads of environmental police departments of provincesshall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inPoint a Clause 1 Article 6 hereof;

e)Directors ofProvincial-level Public Security Departments shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inPoint a Clause 1 Article 6, Clause 1 Article 7, Clauses 1, 2 and Points a, b Clause 3 Article 8, Article 10, Article 12 through 19, Clause 1 through 5 Article 21, Clauses 1, 2 Article 23, Article 25, Article 27, Article 28, Clause 1 Article 29, Article 30, Article 33, Article 35 through 40, Points a, b, c, d and dd Clause 1, Points a, b Clause 2 Article 41, Article 43 and Article 44 hereof;

g) Director of Traffic Police Departmentshall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inArticle 6, Point a Clause 1 Article 7, Clause 1 Article 21, Clause 1 Article 23, Article 28, Article 29, Clause 1 Article 33, Article 41, Article 43, Clause 1 Article 44 hereof.

4.Power to impose penalties ofborder guard force:

a) Soldiers on duty ofborder guardforce shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Clause 1 Article 38 hereof;

b) Heads of border guard stations, and leaders of the soldiersof border guard forceshall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inClause 1 Article 27, Clause 1 Article 37,Clauses 1, 2 Article 38 hereof;

c)Heads of border-guardposts, commanders of border-guard flotillas, commanders of border-guard sub-zones shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Point a Clause 1 Article 6, Points a, b Clause 1 Article 7, Points a, b and c Clause 2 Article 8, Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 21, Clause 1 Article 23, Article 27, Clauses 1, 2 and Points a, b Clause 3 Article 28, Clause 1 Article 29, Article 30, Article 33, Clauses 1, 2 and Clause 3 Article 35, Article 36, Article 37, Article 38, Article 43 and Clause 1 Article 44 hereof;

d)Commanders of provincial-level border guard force and commanders of border guard fleets affiliated to the Border Guard High Command shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Article 6 through 8, Article 21, Article 23 through 30, Article 33, Article 35 through 38, Clause 1 and Point b Clause 2 Article 43 and Clause 1 Article 44 hereof.

5.Power to impose penalties of coast guard force:

a) Coast guard officers on duty shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Clauses1, 2Article 38 hereof;

b) Coastguardteamleaders shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inClause 1 Article 27, Clause 1 Article 30, Clause 1 Article 37, Clauses 1, 2 Article 38 hereof;

c) Coastguard squad leaders and captains of coastguard stations shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inPoint a Clause 1 Article 6, Points a, b Clause 2 Article 8, Clause 1 Article 21, Clause 1 Article 25, Clauses 1, 2, 3 Article 27, Clause 1 Article 28, Article 30, Clause 1 Article 33, Clause 1 Article 35, Article 36, Article 37, Clauses 1, 2, 3 and Points a, b Clause 4 Article 38 and Clause 1 Article 43 hereof;

d) Commanders of coastguard platoonsshallhave the power to impose penalties for the administrative violations specified inPoint a Clause 1 Article 6, Points a, b Clause 1 Article 7, Clause 1, Points a, b, c Clause 2 Article 8, Clauses 1, 2 Article 25, Article 27, Clauses 1, 2 and Points a, b Clause 3 Article 28, Clause 1 Article 29, Article 30, Article 33, Clauses 1, 2 Article 35, Article 36, Article 37, Article 38, Points a, b Clause 1 Article 41, Clause 1 and Point b Clause 2 Article 43 and Clause 1 Article 44 hereof;

dd) Commanders in chief of coastguard squadrons shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Point a Clause 1 Article 6, Clause 1 Article 7,Clauses 1, 2, Points a, b Clause 3 Article 8, Clause 1 through 5 Article 21, Clauses 1, 2 Article 23, Article 25, Article 27, Article 28, Clause 1 Article 29, Article 30, Article 33, Article 35 through 38, Points a, b Clause 1 Article 41, Clause 1 and Point b Clause 2 Article 43, Clause 1 Article 44 hereof;

e)Commanders of regional coastguard command centers shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Pointsa, bClause 1 Article 6,Article7,Article8, Clause 1Article9,Article21,Article23,Article25, Clause 1Article26,Article27 through 30,Article33,Article35 through 39,Article41, Clause 1 and Point b Clause 2Article43 and Clause 1Article44 hereof;

g) Commanders of Coastguard Headquaters shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inArticle 6 through 9, Article 21, Article 23 through 30, Article 33, Article 35 through 39, Article 41, Clause 1 and Point b Clause 2 Article 43 and Clause 1 Article 44 hereof.

6. Power to impose penalties of customs agencies:

a)Directors of Customs Branches and Post-clearance Audit Branches, leaders of customs enforcement teams affiliated to provincial, inter-provincial or city Customs Departments, leaders of anti-smuggling and control teams, leaders of customs procedure teams, leaders of marine control squads and leaders of intellectual property protection and control teams, affiliated to Anti-smuggling and Investigation Department, Vietnam Customs, shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inClause 1 Article 44 hereof;

b)Directors of Anti-smuggling and Investigation Department and Post-clearance Audit Department affiliated to General Department of Customs, and Directors of Customs Departments of provinces shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inClause 3 Article 15, Article 18 and Clause 1 Article 44 hereof;

c) Director General ofGeneral Department of Customs shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inArticle 11, Clause 3 Article 15, Article 18, Article 32, Article 42 and Clause 1 Article 44 hereof.

7.Power to impose penalties of market surveillance force:

a) Leaders of market surveillance teams shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Article12,Article13, Clause 1Article14, Clause 3Article19, Points a, b, c Clause 1Article41 and Clause 1 Article 44 hereof;

b)Directors of Provincial Market Surveillance Departments and Director of Market Surveillance Operations Department affiliated to Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Article11, Clause 1Article14, Clause 2Article15, Clause 1Article18, Clause 3Article19 and Clause 1 Article 44 hereof;

c) Director General of Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Article11, Clause 1Article14, Clauses 2 and 3Article15,Article18, Clause 3Article19,Article32,Article41,Article42 and Clause 1 Article 44 hereof.

8. Power to impose administrative penalties ofinspecting authorities:

a)Inspectors of agriculture and rural development sector and persons who are assigned to conduct specialized inspections offishery operationsshall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inClause 1 Article 38 hereof;

b)Chief Inspectors of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development, heads of specialized inspections teams of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development,Directors of Sub-departmentsof Fisheriesperforming the function of inspection offishery operations,heads of specialized inspections teams of Sub-departments performing the function of inspection offishery operations,andheads of specialized inspections teams of Directorate of Fisheries shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inClause 1 Article 6, Clause 1 Article 7, Clauses 1, 2, Points a, b Clause 3 Article 8, Article 10, Article 12 through 19, Clause 1 through 5 Article 21, Article 22, Clauses 1, 2 Article 23, Article 25, Article 27, Article 28, Clause 1 Article 29, Article 30, Clauses 1, 2 Article 31, Article 33 through 40, Points a, b, c, d and dd Clause 1, Points a, b Clause 2, Clause 3 Article 41, Article 43 and Article 44 hereof;

c) Directors of Branches ofNational Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department (NAFIQAD),heads of specialized inspections teamsofNAFIQAD,heads of specialized inspections teamsof Sub-departmentsperforming the function of inspection of quality of agricultural products, forest products and aquatic products shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inPoints a, b, c, d, dd Clause 1 and Points a, b Clause 2 Article 41 and Clause 1 Article 44 hereof;

d) Heads of specialized inspection teamsin fisheries sectorestablished by the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inArticle 8, Article 10 through 19, Article 31 through 41, Points a, b Clause 1, Points a, b Clause 2, Clause 3 Article 42, Article 43 and Article 44 hereof;

dd) Chief InspectorofMinistry of Agriculture and Rural Development shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Article 8, Article 10 through 19,Article 21 through 23,Article 32through 44 hereof;

e) Director of the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department (NAFIQAD) shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inArticle 41, Article 42 and Clause 1 Article 44 hereof;

g) Director of Department of Animal Health shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inArticle 42 and Clause 1 Article 44 hereof.

9. Power to impose administrative penalties of fisheries surveillance force:

a) Fisheriesresourcessurveillanceofficialsshall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Clause 1 Article 38 hereof;

b) Heads of fisheries resources surveillance stations affiliated to regional sub-departments of fisheries resources surveillanceshall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inPoint a Clause 1 Article 6, Points a, b Clause 2 Article 8, Clause 1 Article 21, Clause 1 Article 25, Clauses 1, 2 and 3 Article 27, Clause 1 Article 28, Clauses 1, 2 Article 30, Clause 1 Article 33, Clause 1 Article 35, Article 36, Article 37, Clauses 1, 2, 3 and Points a, b Clause 4 Article 38, Clauses 1, 2 Article 39, Clauses 1, 2 Article 40 and Clause 1, Point a Clause 2 Article 43 hereof;

c) Directors ofregional sub-departments of fisheries resources surveillanceshall have the power to impose penalties for the administrative violations specified inPoints a, b Clause 1 Article 6, Article 7, Article 8, Clauses 1, 2 Article 9, Article 21, Article 23, Article 25, Clause 1 Article 26, Article 27 through 30, Article 33, Article 35 through 41, Clause 1, Point a Clause 2 Article 43 and Clause 1 Article 44 hereof;

d) Director of Department of fisheries resource surveillance shall have the power to impose penalties for the administrative violations specified in Article 6 through 9, Article 21, Article 23 through 30, Article 33, Article 35 through 39, Article 41, Clause 1 and Point b Clause 2 Article 43 and Clause 1 Article 44 hereof.

Article 55. Implementation ofpreventive measuresand enforcement ofadministrative penalties

1.In cases where only fine is imposed upon the violator, the person authorized to impose penalties for administrative violations against regulations on fisheries is entitled oimpoundwaterway vehicle-related documents and/or professional certificates until the decision on penalty implementation is implemented. If the abovementioned documents are not available, the person authorized to impose penalties is entitled to request the violator to operate the waterway vehicle to shore or to the office of his/her working authority for handling or impound the exhibits and/or instrumentalities within his/her competence.

In case the additional penalty which is confiscation of exhibits/instrumentalities of the violation is imposed for an administrative violation as regulated in this Decree, the person authorized to impose penalties is entitled to request the violator to operate the waterway vehicle to shore or to the office of his/her working authority for handling or impound the waterway vehicle within his/her competence.

2.The implementation of preventive measures and enforcement of administrative penalties shall comply with the authority and procedures specified in the Law on penalties for administrative violations.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 56. Effect

1. This Decreetakes effect onJuly 05, 2019andreplacesthe Government’s Decree No. 103/2013/ND-CPdated September 12, 2013.

2.The phrase “thủy sản nuôi” (“cultured aquatic species”) is added after the phrase “vật nuôi” (“domestic animals”) in Point a Clause 6 Article 17, Clause 5 Article 18, Clause 6 Article 19 and Clause 9 Article 20 of the Government’s Decree No.119/2017/ND-CPdated November 01, 2017.

3.This Decree repeals the following:

a) Regulations on aquatic breeds, aquatic feeds and aqua environmental remediation products in the Government’s Decree No.64/2018/ND-CPdated May 07, 2018;

b) Regulations onfishery operationsin the Government’s Decree No. 41/2017/ND-CP dated April 05, 2017.

Article 57. Transition

1.Violations against regulations on fisheriescommitted before this Decreetakes effectand discovered afterwards or under consideration shall behandled in accordance withregulations that are advantageous to the organizations and individuals at fault.

2.In case where a violator files a complaint against a decision on penalty imposition which is issued or implemented before this Decree takes effect, regulations of the Government s Decree No.103/2013/ND-CPdated September 12, 2013, the Government’s Decree No.41/2017/ND-CPdated April 05, 2017 and the Government’s Decree No.64/2018/ND-CPdated May 07, 2018 shall apply.

3.In case an administrative violation against regulations on fisheries is discovered after the effective date of this Decree and subject to the transition clause specified in the Law on fisheries or its instructional documents, regulations of the Government s Decree No.103/2013/ND-CPdated September 12, 2013, the Government’s Decree No.41/2017/ND-CPdated April 05, 2017 and the Government’s Decree No.64/2018/ND-CPdated May 07, 2018 shall apply until the transition clause expires.

Article 58. Responsibility for guidance and implementation

1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall instruct,organizeand inspectthe implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces shall be responsible for the implementation of this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 42/2019/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất