Thông tư 03/2010/TT-BTP về thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

thuộc tính Thông tư 03/2010/TT-BTP

Thông tư 03/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2010/TT-BTP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hà Hùng Cường
Ngày ban hành:03/03/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP

---------------

Số: 03/2010/TT-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2010

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

 

 

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,

Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ, ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).

Điều 2. Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Thường xuyên, liên tục, toàn diện và kịp thời;

2. Kết hợp việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo ngành, lĩnh vực với việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở phạm vi từng địa phương;

3. Gắn việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức; đồng thời bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Điều 3. Mục đích theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật, kịp thời đôn đốc, tổ chức và hướng dẫn việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

 

Chương II

NỘI DUNG THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

 

Điều 4. Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện trên cơ sở theo dõi, đánh giá về các nội dung sau đây:

1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền;

2. Mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân;

3. Hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật;

4. Tính hợp lý của các quy định pháp luật;

5. Các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật.

Điều 5. Nội dung đánh giá về tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền

1. Số lượng, hình thức văn bản cần được xây dựng, ban hành theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền.

2. Số lượng, hình thức văn bản được xây dựng, ban hành đúng tiến độ.

3. Số lượng, hình thức và tên văn bản xây dựng, ban hành chậm tiến độ; lý do chậm tiến độ.

4. Tình hình ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 6. Nội dung đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân

1. Tình hình chung về việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Các quy định của pháp luật không được tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ không cao trên thực tế.

3. Số lượng, hình thức và mức độ vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.  

4. Tình hình xử lý đối với từng loại vi phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

5. Nguyên nhân của tình trạng không tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ không cao các quy định của pháp luật.

Điều 7. Nội dung đánh giá về hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

1. Mức độ nâng cao nhận thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân sau khi được tuyên truyền phổ biến.

2. Tác động của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân.

3. Các trường hợp vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật.

4. Kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Điều 8. Nội dung đánh giá về tính hợp lý của các quy định pháp luật

Đánh giá sự phù hợp của các quy định pháp luật với các vấn đề sau đây:

1. Điều kiện kinh tế - xã hội;

2. Trình độ dân trí;

3. Truyền thống văn hoá và phong tục tập quán;

4. Yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Điều 9. Nội dung đánh giá về các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật

1. Các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật.

2. Kinh phí dành cho việc tổ chức triển khai thực hiện pháp luật.

3. Thực trạng về tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức làm công tác thi hành pháp luật trong việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất bảo đảm việc thi hành pháp luật.

4. Những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thi hành pháp luật; quản lý và sử dụng kinh phí; tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật.

CHƯƠNG III

CƠ CHẾ VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

 

Mục 1

CƠ CHẾ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

 

 Điều 10. Cơ chế thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo cơ chế sau đây:

1. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước;

2. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo ngành, lĩnh vực;

3. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở địa phương;

4. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở thông tin do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp.

Điều 11. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước

1. Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương và tổng hợp, phân tích, xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp.

2. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương.

Điều 12. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo ngành, lĩnh vực

1. Các Bộ, ngành theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành.

a) Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành.

b) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với tổ chức pháp chế giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực được phân công; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Chương IV Thông tư này, gửi tổ chức pháp chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

2. Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

a) Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

b) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực được phân công; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Chương IV Thông tư này, gửi Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Điều 13. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở địa phương

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình ở địa phương.

1. Sở Tư pháp tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp ở địa phương.

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Chương IV Thông tư này, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 14. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở thông tin do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp

1. Các Bộ, ngành và địa phương theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở thông tin về tình hình thi hành pháp luật do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp.

2. Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp.

Mục 2

CÁCH THỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

 

Điều 15. Cách thức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo các cách thức sau đây:

1. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;

2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật;

3. Thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.

Điều 16. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật

1. Hằng năm, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sáttình hình thi hành pháp luật, trong đó xác định nội dung, lĩnh vực pháp luật và địa bàn điều tra, khảo sát.

2. Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, khảo sát theo kế hoạch và theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cấp trên về từng lĩnh vực cụ thể.

Điều 17. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

1. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành và địa phương.

2. Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, Sở Tư pháp tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành và địa phương.

Điều 18. Thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật

1. Thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thu thập từ các nguồn sau đây:

a) Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Kết quả điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;

c) Kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật;

d) Thông tin do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp;

đ) Các nguồn thông tin khác.

2. Thông tin về tình hình thi hành pháp luật chỉ được sử dụng khi đã được phân tích, đánh giá và xử lý. Việc thu thập, xử lý thông tin phải bảo đảm các quy định của pháp luật về thu thập và bảo mật thông tin.

Chương IV

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

 

Điều 19. Chế độ báo cáo

Báo cáo tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo chế độ sau đây:

1. Báo cáo định kỳ hằng năm;

2. Báo cáo theo chuyên đề;

3. Báo cáo đột xuất.

Điều 20. Báo cáo định kỳ hàng năm

1. Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước trước ngày 25 tháng 12.

2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công phụ trách và trong phạm vi địa phương, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo Chính phủ trước trước ngày 31 tháng 10.

3. Nội dung Báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thi hành pháp luật của các Bộ, ngành và địa phương được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9 và được xây dựng theo mẫu Báo cáo ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Niên hạn báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến ngày 30 tháng 9 của năm thực hiện báo cáo.

Điều 21. Báo cáo chuyên đề

Căn cứ vào Chương trình công tác và Kế hoạch giám sát của Quốc hội; Chương trình công tác trọng tâm của Chính phủ và thực tiễn thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp định hướng một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề.

Điều 22. Báo cáo đột xuất

Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo về tình hình thi hành pháp luật trong các trường hợp sau đây:

1. Theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Khi phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật hoặc thấy cần thiết phải áp dụng một số biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho đời sống xã hội.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 23. Kinh phí thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Kinh phí thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các Bộ, ngành và địa phương được sử dụng trong dự toán chi thường xuyên hằng năm theo quy định về phân cấp ngân sách. Việc lập dự toán, phân bổ kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 25. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành và địa phương theo quy định của Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

Hà Hùng Cường

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE MINISTRY OF JUSTICE
 
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
No.: 03/2010/TT-BTP
Hanoi, March 03, 2010
 
CIRCULAR
GUIDING THE MONITORING OF LAW OBSERVANCE
 
THE MINISTRY OF JUSTICE
 
Pursuant to the Government's Decree No. 93/ 2008/ND-CP of August 22, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Government's Decree No. 24/ 2009/ND-CP of March 5, 2009, detailing and measures for the implementation of the Law on Promulgation of Legal Documents,
The Minister of Justice guides the monitoring of law observance as follows:
 
Chapter I GENERAL PROVISIONS
 
Article 1. Scope and subjects of application
This Circular guides the monitoring of law observance by ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies (below referred to as ministries and branches) and People's Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees).
Article 2. Principles of monitoring law observance
Monitoring of law observance must adhere to the following principles:
1. Regularity, continuity, comprehensiveness and promptness;
2. Branch- and domain-based monitoring in combination with monitoring in each locality;
3. Monitoring in association with performance of functions and tasks of agencies and organizations, while ensuring close coordination among agencies and organizations in the course of monitoring law observance.
Article 3. Purposes of monitoring of law observance
Monitoring of law observance aims to assess the actual situation and effectiveness of law observance; urge, organize and guide in time the implementation of legal documents; and propose the build and measures to raise the effectiveness of law observance.
 
Chapter II
CONTENTS OF MONITORING OF LAW OBSERVANCE
 
Article 4. Contents of monitoring law observance
Monitoring of law observance shall be based on monitoring and assessment of the following:
1. Promulgation of detailing and guiding legal documents, and documents directing, urging and organizing the implementation of legal documents of superior state agencies and competent state agencies at the same level;
2. Law observance by agencies, organizations and individuals;
3. Effectiveness of law propagation and dissemination;
4. Rationality of legal provisions;
5. Measures to organize, and conditions for ensuring, law enforcement.
Article 5. Contents of assessing the promulgation of detailing and guiding documents, and documents directing, urging and organizing the implementation of legal documents of superior state agencies and competent state agencies at the same level
1. Number and forms of documents to be elaborated and promulgated as prescribed in legal
documents of superior state agencies and competent state agencies at the same level.
2. Number and forms of documents elaborated and promulgated on schedule.
3. Number, forms and names of documents elaborated and promulgated behind schedule; and reasons for such delay.

Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 03/2010/TT-BTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất