Quyết định 844/QĐ-BTP 2021 Kế hoạch kiểm tra liên ngành công tác BTNN 2021
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 844/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 844/QĐ-BTP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Thanh Tịnh |
Ngày ban hành: | 19/05/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 19/5/2021, Bộ Tư pháp đã ra Quyết định 844/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra liên ngành về công tác bồi thường Nhà nước năm 2021.
Theo đó, việc kiểm tra liên ngành về công tác bồi thường Nhà nước được thực hiện từ Quý II đến Quý IV năm 2021. Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ thực hiện kiểm tra các cơ quan ở một số địa phương cấp tỉnh (Lai Châu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Hậu Giang), cụ thể: Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân cấp tỉnh;…
Bên cạnh đó, nội dung kiểm tra bao gồm: Tình hình tổ chức triển khai thi hành Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước năm 2017; Tình hình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường Nhà nước năm 2021; Kết quả thực hiện hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại;…
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định844/QĐ-BTP tại đây
tải Quyết định 844/QĐ-BTP
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 844/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA LIÊN NGÀNH VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2021
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi là Quyết định số 1269/QĐ-TTg);
Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
Trên cơ sở thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ, ngành liên quan;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm tra liên ngành về công tác bồi thường nhà nước năm 2021.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA LIÊN NGÀNH VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 844/QĐ-BTP ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Nắm bắt, đánh giá tình hình triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) năm 2017 theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/08/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2021 theo Công văn số 243/BTP-BTNN ngày 27/01/2021 của Bộ Tư pháp.
1.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
1.4. Hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường nhà nước hoặc tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết.
2. Yêu cầu
Hoạt động kiểm tra phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, toàn diện, tiết kiệm, thực chất và hiệu quả.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nội dung kiểm tra
1.1. Tình hình tổ chức triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/08/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Tình hình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2021 theo Công văn số 243/BTP-BTNN ngày 27/01/2021 của Bộ Tư pháp.
1.3. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác bồi thường nhà nước.
1.4. Việc tổ chức thực hiện các kết luận kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trước đó (nếu có).
1.5. Kết quả thực hiện hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2009 và Luật TNBTCNN năm 2017.
1.6. Dự báo tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong thời gian tới.
1.7. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác bồi thường nhà nước; nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị.
2. Thời gian, cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra và địa điểm kiểm tra
2.1. Thời gian kiểm tra
Việc kiểm tra dự kiến được thực hiện từ Quý II đến Quý IV năm 2021.
2.2. Cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra
Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ thực hiện kiểm tra các cơ quan ở một số địa phương cấp tỉnh (Lai Châu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Hậu Giang), cụ thể:
+ Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
+ Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan Công an cấp tỉnh, Thanh tra cấp tỉnh một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Các cơ quan tại địa phương có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ.
Bên cạnh các địa phương nêu trên, Đoàn kiểm tra có thể kiểm tra tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác có các vụ việc phức tạp, kéo dài hoặc tình hình thực tế phát sinh có tác động đến công tác bồi thường nhà nước.
2.3. Địa điểm tiến hành kiểm tra: dự kiến kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại địa bàn được kiểm tra.
3. Thành phần Đoàn kiểm tra liên ngành
3.1. Thành phần Đoàn kiểm tra tại tỉnh Tây Ninh bao gồm:
- Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng đoàn;
- 01 Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước, Phó Trưởng đoàn;
- 01 đại diện Lãnh đạo cấp Vụ hoặc cấp Phòng các cơ quan, bộ, ngành có liên quan;
- Một số công chức, viên chức các đơn vị thuộc Cục Bồi thường nhà nước.
3.2. Thành phần Đoàn kiểm tra tại các địa phương còn lại bao gồm:
- 01 Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước, Trưởng đoàn;
- 01 đại diện Lãnh đạo cấp Vụ hoặc cấp Phòng các cơ quan, bộ, ngành có liên quan;
- Một số công chức, viên chức các đơn vị thuộc Cục Bồi thường nhà nước.
4. Cách thức tiến hành kiểm tra
4.1. Hình thức tiến hành kiểm tra
Tổ chức buổi làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra và tại cơ quan có phát sinh vụ việc (trong trường hợp xét thấy cần thiết).
Tại các buổi làm việc, Đoàn Kiểm tra nghe báo cáo của các cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra nêu tại mục 2 phần II Kế hoạch về nội dung nêu tại mục 1 phần II Kế hoạch này; kiểm tra chi tiết toàn bộ hồ sơ giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ. Trên cơ sở đó, Đoàn kiểm tra có ý kiến về các nội dung kiểm tra sau khi kết thúc hoạt động kiểm tra.
4.2. Thành phần tham dự cuộc họp kiểm tra liên ngành
a) Thành phần tham dự các buổi làm việc kiểm tra liên ngành bao gồm:
- Đoàn kiểm tra liên ngành;
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Đại diện các cơ quan: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan Công an cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính và đại diện một số Sở ngành liên quan tại địa phương được kiểm tra;
- Đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tại địa phương;
- Đại diện các cơ quan tại địa phương có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả.
- Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mời đại diện lãnh đạo Ban Nội chính tỉnh ủy tham gia và phát biểu tại buổi làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4.3. Tổng hợp, xây dựng kết luận kiểm tra
Sau khi kết thúc hoạt động kiểm tra, Đoàn Kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kết luận kiểm tra. Kết luận kiểm tra được gửi cho các cơ quan có thành viên tham gia Đoàn kiểm tra, các thành viên Đoàn kiểm tra và các cơ quan là đối tượng kiểm tra.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Bộ Tư pháp
a) Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
- Phối hợp với các cơ quan tham gia đoàn kiểm tra thống nhất nội dung, thành phần, cách thức tiến hành kiểm tra, phân công nhiệm vụ của các thành viên đoàn kiểm tra để thực hiện.
- Chuẩn bị các nội dung, tài liệu và chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc đối tượng kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức hoạt động kiểm tra theo Kế hoạch này.
b) Cục Bồi thường nhà nước có trách nhiệm:
- Chủ động phối hợp với Văn phòng Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ, ngành có liên quan tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ tổ chức thực hiện kế hoạch này, bảo đảm sự kết hợp với các hoạt động khác tại cùng địa phương theo Kế hoạch chung của Bộ Tư pháp đã được Bộ trưởng phê quyệt tại Quyết định số 511/QĐ-BTP ngày 31/3/2021.
- Hướng dẫn Sở Tư pháp bằng văn bản để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thuộc nội dung kiểm tra.
2. Đối với các cơ quan, đơn vị có cán bộ tham gia là thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành
- Cử đại diện tham gia là thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đúng chức danh theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
- Chỉ đạo các cơ quan ở địa phương thuộc đối tượng kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý của mình phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung tại mục 1 phần II Kế hoạch này.
3. Đối với cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thuộc đối tượng kiểm tra có trách nhiệm:
- Chỉ đạo, chủ trì phối hợp với các cơ quan nêu tại mục 2 phần II Kế hoạch này xây dựng báo cáo.
- Tổng hợp và xây dựng báo cáo bằng văn bản theo nội dung yêu cầu kiểm tra nêu tại mục 1 phần II Kế hoạch này và hoàn thiện dự thảo báo cáo trước ngày tổ chức họp kiểm tra.
- Triệu tập đại diện lãnh đạo các cơ quan tại địa phương có phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường tham gia buổi họp kiểm tra.
- Mời đại diện các cơ quan tham gia cuộc họp kiểm tra theo nội dung tại mục 4.2 phần II Kế hoạch này.
- Thống nhất với Đoàn kiểm tra về chương trình kiểm tra thực tế tại một số cơ quan trên địa bàn (nếu phát sinh yêu cầu).
- Bố trí địa điểm tổ chức cuộc họp kiểm tra liên ngành.
- Tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra.
b) Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc đối tượng kiểm tra có trách nhiệm:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ tại điểm a mục 3 phần III Kế hoạch này.
- Thực hiện các nội dung phục vụ hoạt động kiểm tra theo hướng dẫn của Cục Bồi thường nhà nước nêu tại điểm b mục 1 phần III Kế hoạch này.
c) Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh, Cục Thi hành án dân sự được kiểm tra có trách nhiệm:
- Xây dựng báo cáo công tác triển khai thi hành Luật TNBTCNN theo nội dung mục 1 phần II Kế hoạch này phục vụ cuộc họp kiểm tra và hướng dẫn của Cục Bồi thường nhà nước tại điểm b mục 1 phần III Kế hoạch này.
- Cử đại diện lãnh đạo và công chức phụ trách công tác bồi thường nhà nước tham dự cuộc họp khi Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra;
- Phối hợp theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triệu tập các cơ quan có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường.
d) Cơ quan tại địa phương có phát sinh vụ việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ
- Cử đại diện lãnh đạo, công chức phụ trách công tác bồi thường nhà nước tham dự cuộc họp kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vụ việc bồi thường để Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra.
- Bố trí địa điểm làm việc tại cơ quan mình, trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra thực tế hồ sơ vụ việc tại trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường của Đoàn kiểm tra hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chậm nhất là 30 ngày tính đến thời điểm tổ chức thực hiện kiểm tra theo thông báo của Bộ Tư pháp, có báo cáo về nội dung vụ việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả gửi về Bộ Tư pháp (thông qua Cục Bồi thường nhà nước) theo hướng dẫn của Cục Bồi thường nhà nước nêu tại điểm b mục 1 phần III Kế hoạch này (gửi kèm theo báo cáo bản sao các giấy tờ, tài liệu về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả).
4. Đối với Đoàn kiểm tra
- Thực hiện hoạt động kiểm tra theo Kế hoạch này.
- Tổng hợp, xây dựng kết luận kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện kiểm tra được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành./.
PHỤ LỤC
DỰ KIẾN ĐỊA PHƯƠNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA LIÊN NGÀNH CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 844/QĐ-BTP ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
STT |
Địa phương kiểm tra |
Thành phần đoàn kiểm tra |
Vụ việc |
Ghi chú |
1 |
Tỉnh Lai Châu |
- 01 Lãnh đạo Bộ Tư pháp; - 01 Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước; - Đại diện một số cơ quan, bộ, ngành có liên quan; - Công chức, viên chức Cục Bồi thường nhà nước. |
Vụ việc của ông Chẻo Sần Pao. |
Lĩnh vực tố tụng |
2 |
Tỉnh Tây Ninh |
- 01 Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước; - Đại diện một số cơ quan, bộ, ngành có liên quan; - Công chức, viên chức Cục Bồi thường nhà nước. |
1. Vụ việc của ông Nguyễn Văn Dũng; 2. Vụ việc của bà Phạm Ngọc Lài; 3. Vụ việc của bà Nguyễn Thị Thanh Thúy; 4. Vụ việc của ông Huỳnh Quốc; 5. Vụ việc của ông Triệu Quốc Hùng; 6. Vụ việc của bà Võ Thị Hồng Nhan; 7. Vụ việc của bà Nguyễn Thị Huệ. |
Lĩnh vực tố tụng (1) và thi hành án dân sự (2-7). |
3 |
Tỉnh Sóc Trăng |
- 01 Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước; - Đại diện một số cơ quan, bộ, ngành có liên quan; - Công chức, viên chức Cục Bồi thường nhà nước. |
1. Vụ việc của ông Ngô Văn Phán; 2. Vụ việc của ông Huỳnh Ngọc Bích; 3. Vụ việc của ông Nguyễn Văn Tư; 4. Vụ việc của ông Đinh Văn Hồng; 5. Vụ việc của ông Đặng Văn Chi; 6. Vụ việc của bà Phạm Thị Mai; 7. Vụ việc của ông Võ Thanh Tùng. |
Lĩnh vực tố tụng |
4 |
Tỉnh Hậu Giang |
- 01 Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước; - Đại diện một số cơ quan, bộ, ngành có liên quan; - Công chức, viên chức Cục Bồi thường nhà nước. |
1. Vụ việc của ông Nguyễn Văn Hừng; 2. Vụ việc của ông Phan Đức Thọ; 3. Vụ việc của ông Nguyễn Hoàng Việt; 4. Vụ việc của ông Nguyễn Văn Hồng. |
Lĩnh vực tố tụng (1,2,3) và thi hành án dân sự (4). |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây