Quyết định 358/2003/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 358/2003/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 358/2003/QĐ-BTP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Uông Chu Lưu |
Ngày ban hành: | 15/08/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 358/2003/QĐ-BTP
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP SỐ 358/2003/QĐ- BTP
NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
CỘNG TÁC VIÊN CỦA TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày 06/6/2003 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 734/TTg ngày 06 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách;
Căn cứ Chỉ thị số 05/2001/CT- TTg ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 52/TTLT-TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998 hướng dẫn thi hành Quyết định số 734/TTg ngày 06 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 21/2002/TTLT-BNV-BTC-BTP ngày 26 tháng 12 năm 2002 hướng dẫn chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Quyết định này thay thế Quyết định số 459/1998/QĐ-BTP ngày 03/6/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý.
Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3. Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý, Chánh Văn Phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc sở Tư phápvà Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chụi trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ CỘNG TÁC VIÊN CỦA TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 358/2003/QĐ-BTP
ngày 15/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cộng tác viên.
Cộng tác viên của Cục Trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tổ chức trợ giúp pháp lý) là người có đủ tiêu chuẩn, được tổ chức trợ giúp pháp lý công nhận và cấp thẻ cộng tác viên theo quy định tại Quy chế này.
Khuyến kích chuyên viên pháp lý của các cơ quan và tổ chức, các luật sư, luật gia và cá nhân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này tham gia làm cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý. Các cơ quan và tổ chức động viên, tạo điều kiện để cán bộ, thành viên của mình tích cực tham gia công tác trợ giúp pháp lý.
khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật phối hợp, cộng tác với tổ chức trợ giúp pháp lý trong việc thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý.
Điều 2. mục đích hoạt động trợ giúp pháp lý của cộng tác viên.
Cộng tác viên tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, đối tượng chính sách và đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật, góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động.
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý thực hiện nhiệm vụ tuân theo các nguyên tắc sau:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng cộng tác;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật;
- Bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời và hiệu quả.
CHƯƠNG II
TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CẤP THẺ
CỘNG TÁC VIÊN
Điều 4. Tiêu chuẩn cộng tác viên.
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý phải có đủ những tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
c) Cử nhân luật, người có bằng trung cấp luật đã tham gia công tác pháp luật từ 3 năm liên tục trở lên, trừ những người đang đảm nhiệm các chức danh Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán.
Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, nếu chưa có người đủ điều tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn, tổ viên tổ hoà giải, già làng, trưởng bản, trưởng thôn và các cán bộ chuyên nghành khác được xét làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Có năng lực hành vi đầy đủ; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành hình phạt, người chưa được xoá án, đang bị quản chế hành chính.
Thời gian công tác pháp luật là thời gian mà họ đã làm những công việc với chức danh: Cán sự pháp lý,chuyên viên pháp lý, nghiên cứu viên pháp lý, giảng viên luật;Điều tra viên; kiểm sát viên; Thẩm phán; Thẩm tra viên; Thư ký toà án; chấp hành viên;Công chứng viên; Thanh tra viên; Hội thẩm nhân dân; hộ tịch viên.
Điều 5. Thủ tục công nhận, cấp thẻ và ký hợp đồng cộng tác viên.
1. Thủ tục đề nghị làm cộng tác viên:
Người đề nghị làm cộng tác viên gửi một bộ hồ sơ cho tổ chức trợ giúp pháp lýbao gồm:
a) Đơn đề nghị làm cộng tác viên (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này);
b) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng trung cấp luật và giấy xác nhận thời gian công tác pháp luật của cơ quan nơi người đó đã hoặc đang công tác;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc của cơ quan nơi công tác (có dán ảnh cỡ 4x6);
d) Hai ảnh cỡ 3x4.
2. Thẩm quyền ký hợp đồng cộng tác viên.
Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý ký hợp đồng với cộng tác viên trợ giúp pháp lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Cục.
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở ký hợp đồng với cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm.
Việc ký hợp đồng giữa tổ chức trợ giúp pháp lý và cộng tác viên là luật sư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa tổ chức trợ giúp pháp lý và Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh.
3. Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên.
Cộng tác viên được cấp thẻ theo mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp phát hành (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Quy chế này).
Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý cấp thẻ cho cộng tác viên của Cục Trợ giúp pháp lý.
Giám đốc Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp thẻ cho cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở.
4. Trình tự xem xét ký hợp đồng và cấp thẻ cộng tác viên.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào tiêu chuẩn và nhu cầu sử dụng cộng tác viên, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp xem xét ký kết hợp đồng cộng tác lần đầu (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quy chế này) với thời hạn 06 tháng. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn hợp đồng lần đầu, trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của cộng tác viên, nếu xét thấy cộng tác viên có hiệu quả thì Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý ký hợp đồng và cấp thẻ. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở ký hợp đồng và Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ theo tiêu thẩm quyền với thời hạn tuỳ thuộc vào khả năng và nhu cầu sử dụng cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý.
5. Trong trường hợp không ký hợp đồng với người đã nộp hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên và không cấp thẻ cho cộng tác viên thì tổ chức trợ giúp pháp lý phải thông báo cho người đó bằng văn bản và ghi rõ lý do từ chối.
6. Cán bộ được cơ quan chủ quản giới thiệu làm cộng tác viên theo đề nghị của tổ chức trợ giúp pháp lý được miễn làm thủ tục quy định tại khoản 1 điều này.
CHƯƠNG III
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỘNG TÁC VIÊN
Điều 6. Quyền của cộng tác viên.
Cộng tác viên có các quyền sau đây:
1. Được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo quy định tại Quy chế này;
2. Thực hiện thư vấn pháp luật, hoà giải, đại diện, bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
3. Được yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý;
4. Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
5. Được nhận bồi dưỡng và các chi phí hành hành chính hợp lý khác theo quy định của pháp luật;
6. Được đề xuất, kiến nghị về việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức trợ giúp pháp lý;
7. Được khen thưởng khi có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý;
8. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nghĩa vụ của cộng tác viên.
Cộng tác viên có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý theo phận sự phân công của tổ chức trợ giúp pháp lý; thiết lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định;
2. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý, nội quy, quy chế của tổ chức trợ giúp pháp lý và các quy định pháp luật khác có liên quan;
3. Chịu trách nhiệm trước tổ chức trợ giúp pháp lý và trước pháp luật về việc trợ giúp pháp lý;
4. Giữ gìn uy tín của tổ chức trợ giúp pháp lý và tôn trọng đối tượng trợ giúp pháp lý;
5. Không đòi hỏi và nhận thù lao của đối tượng trợ giúp pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào; không hứa hẹn trước về kết quả sự việc đối với đối tượng trợ giúp pháp lý;
6. Không tiết lộ thông tin, bí mật về vụ việc trợ giúp pháp lý trừ trường hợp đối tượng trợ giúp pháp lý đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác;
7. Không từ chối vụ việc đã nhận trừ các trường hợp quy định tại Điều 8 Quy chế này;
8. Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý; kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý và đề xuất biện pháp giải quyết với lãnh đạo tổ chức trợ giúp pháp lý;
9. Không dùng thẻ cộng tác viên và lấy danh nghĩa cộng tác viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ trợ giúp pháp lý được giao;
10. Nộp lại thẻ cộng tác viên khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi tổ chức trợ giúp pháp lý yêu cầu.
Điều 8. Từ chối không tiếp tục thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý.
1. Cộng tác viên từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng không thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
b) Các đối tượng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ việc giải đáp pháp luật hoặc thực hiện hoà giải; trong trường hợp này, người có đề nghị trước sẽ được ưu tiên trợ giúp, người có đề nghị sau sẽ được cộng tác viên giới thiệu đến tổ chức khác để đề nghị trợ giúp pháp lý;
c) Yêu cầu trợ giúp trái pháp luật và đạo đức xã hội;
d) Đối tượng không cung cấp đầy đủ hoặc cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc;
e) Đối tượng rút đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
g) Đối tượng đang trong tình trạng say rượu hoặc không làm chủ được hành vi của mình do sử dụng các chất kích thích mạnh khác, có hành vi gây rối nơi trợ giúp pháp lý; xúc phạm danh dự của tổ chức trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp; gây khó khăn, cản trở công việc của cộng tác viên trợ giúp pháp lý và vi phạm nội quy, quy chế của tổ chức trợ giúp pháp lý.
2. Cộng tác viên phải từ chối nhận vụ việc hoặc không được tiếp tục thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Cộng tác viên có lợi ích liên quan đến vụ việc hoặc có quan hệ thân thuộc, chịu ảnh hưởng của người có quyền và lợi ích đối kháng với người được trợ giúp pháp lý;
b) Vụ việc đang thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức nơi cộng tác viên làm việc hoặc vụ việc mà cộng tác viên đã tham gia giải quyết nhưng bị khiếu nại.
3. Việc từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý phải được thông báo ngay cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý biết, đồng thời báo cáo lãnh đạo tổ chức trợ giúp pháp lý.
CHƯƠNG IV
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 9. Khen thưởng
Cộng tác viên, cơ quan, tổ chức có thành tích trong hoạt động trợ giúp pháp lý được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 10. Xử lý vi phạm.
Cộng tác viên có hành vi vi phạm luật về trợ giúp pháp lý thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng các hình thức: thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, chấm dứt hợp đồng cộng tác hoặc bị xử lý kỷ luật, chịu trách nhiệm dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Khiếu nại, tố cáo.
Đối tượng trợ giúp pháp lý, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại đối với hành vi vi phạm pháp luật của cộng tác viên trợ giúp pháp lý; cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại , tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Điều khoản thì hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh cần sửa đổi, bổ sung thì các tổ chức trợ giúp pháp lý có trách nhiệm đề xuất để Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và quy định hiện hành của pháp luật./.
MẪU SỐ 01
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày ....... tháng ......... năm 200........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ LÀM CỘNG TÁC VIÊN
Kính gửi: Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý- Bộ Tư pháp
Tên tôi là: ..................................................................Nam/ Nữ:.......................
Sinh ngày........ tháng .........năm .......... Dân tộc:.................. Quốc tịch:..........
Quê quán:.........................................................................................................
Địa chỉ thường trú: ..........................................................................................
Nghề nghiệp: ...................................................................................................
Nơi làm việc.......................................................................................................
Trình độ chuyên môn: ......................................................................................
Thời gian công tác pháp luật: ..........................................................................
Sau khi nghiên cứu Quy chế cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật khác về trợ giúp pháp lý, tôi tự nhận thấy mình đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng trở thành cộng tác viên của Cục Trợ giúp pháp lý. Tôi trân trọng đề nghị Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý xem xét , quyết định.
Hình thức cộng tác: ...........................................................................................
Lĩnh vực pháp luật cộng tác: .............................................................................
Nếu được làm cộng tác viên của Cục Trợ giúp pháp lý, tôi cam đoan tuân thủ Quy chế cộng tác viên, Hợp đồng cộng tác và các quy định khác của pháp luật, thực hiện tốt các công việc được giao.
Ý kiến cơ quan, tổ chức chủ quản (Đối với người đang công tác) - Về thời gian công tác: - Về lĩnh vực pháp luật:
|
Người đề nghị (ký, ghi rõ họ tên) |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
(Địa điểm), ngày ....... tháng ......... năm 200........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ LÀM CỘNG TÁC VIÊN
Kính gửi: Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước......................
Tên tôi là: .....................................................................Nam/ Nữ:....................
Sinh ngày........ tháng .........năm .......... Dân tộc:............ Quốc tịch:................
Quê quán: .......................................................................................................
Địa chỉ thường trú: ..........................................................................................
Nghề nghiệp: ..................................................................................................
Nơi làm việc....................................................................................................
Trình độ chuyên môn: ....................................................................................
Thời gian công tác pháp luật: .........................................................................
Sau khi nghiên cứu Quy chế cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật khác về trợ giúp pháp lý, tôi tự nhận thấy mình đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng trở thành cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý. Tôi trân trọng đề nghị Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý xem xét , quyết định.
Hình thức cộng tác: .........................................................................................
Lĩnh vực pháp luật cộng tác: ...........................................................................
Nếu được làm cộng tác viên của Trung tâm, tôi cam đoan tuân thủ Quy chế cộng tác viên, Hợp đồng cộng tác và các quy định khác của pháp luật, thực hiện tốt các công việc được giao.
Ý kiến cơ quan, tổ chức chủ quản (Đối với người đang công tác) - Về thời gian công tác: - Về lĩnh vực pháp luật:
|
Người đề nghị (ký, ghi rõ họ tên) |
MẪU SỐ 02
BỘ TƯ PHÁPCỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Số ....... /TGPL- HĐCT |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày....... tháng......... năm 200..... |
HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Chúng tôi, một bên là ông (bà):...................................................................
Chức vụ: Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý- Bộ Tư pháp.
Đại diện cho: Cục Trợ giúp pháp lý- Bộ Tư pháp. Điện thoại:
Fax:.........................................................Email:.........................................
Địa chỉ: ......................................................................................................
Và một bên là ông (bà):.......................................... Nam/Nữ:....................
Sinh ngày.................. tháng.................... năm................ Điện thoại:...........
Dân tộc:.......................................................... Quốc tịch:.............................
Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
Chứng minh thư số............ cấp ngày......... tháng............. năm......... tại.......
Nghề nghiệp: ................................................................................................
Nơi làm việc: ................................................................................................
Trình độ chuyên môn: ..................................................................................
Thời gian công tác pháp luật:.......................................................................
Thoả thuận ký kết hợp đồng cộng tác và cam kết thực hiện đúng các điều khoản sau đây:
Điều 1: Thời hạn cộng tác
Ông (bà)..........................................................làm việc theo hợp đồng cộng tác từ ngày ..............tháng ..............năm............ đến ngày............tháng..........năm......
Điều 2: Hình thức cộng tác
Cộng tác theo hình thức: ..................................................................................
Cộng tác theo vụ việc hay dài hạn: ..................................................................
Lĩnh vực pháp luật cộng tác: ...........................................................................
Phạm vi trợ giúp pháp lý cộng tác: .................................................................
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ cộng tác viên
1. Được cấp thẻ cộng tác viên; thời hạn có giá trị của thẻ: từ ngày........ tháng ........ năm............ đến ngày............ tháng ........... năm...............;
2. Thực hiện trợ giúp pháp lý theo lĩnh vực pháp luật, phạm vi và phương thức trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 2 theo đúng thời hạn và yêu cầu chất lượng đã thoả thuận;
3. Được nhận tiền bồi dưỡng và các chi phí hợp lý khác theo đúng quy định của pháp luật;
4. Chịu trách nhiệm vật chất trước Cục Trợ giúp pháp lý đối với thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong vụ việc trợ giúp pháp lý (khoản này không áp dụng đối với các cộng tác viên tình nguyện trợ giúp pháp lỹ miễn phí không nhận bồi dưỡng);
5. Tuân thủ Quy chế cộng tác viên, Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Trợ giúp pháp lý và các quy định khác của pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý.
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng cộng tác viên
1. Phân công vụ việc trợ giúp pháp lý;
2. Nghiệm thu, đánh giá kết quả vụ việc mà bên cộng tác đã hoàn thành;
3. Chi trả tiền bồi dưỡng và thanh toán các khoản chi phí hợp lý để thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
4. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho bên cộng tác;
5. Thực hiện trách nhiệm khác theo thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
Điều 5: Điều khoản chung
1. Những thoả thuận khác: ............................................................................
........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Hợp đồng cộng tác trợ giúp pháp lý có hiệu lực từ ngày.......tháng.........năm ........đến ngày ................. tháng............ năm ....................
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có những thay đổi, bổ sung thì 2 bên cùng bàn bạc giải quyết.
Hợp đồng này làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Cộng tác viên(ký, ghi rõ họ tên) |
Cục trưởng cục trợ giúp pháp lý(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
BỘ TƯ PHÁPCỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Số ....... /TGPL- HĐCT |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập- Tự do- Hạnh phúc
(Địa điểm), ngày....... tháng......... năm 200..... |
HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Chúng tôi, một bên là ông (bà):.........................................................................
Chức vụ: Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý- Bộ Tư pháp.
Đại diện cho: Trung tâm trợ giúp pháp lý.............................. Điện thoại:.........
Fax:.........................................................Email:.................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................
Và một bên là ông (bà):..................................................... Nam/Nữ:.................
Sinh ngày.......... tháng ............ năm................Điện thoại:.................................
Dân tộc:.......................................................... Quốc tịch:..................................
Địa chỉ thường trú: ...........................................................................................
Chứng minh thư số................. cấp ngày......... tháng.............. năm......... tại......
Nghề nghiệp: ......................................................................................................
Nơi làm việc: .....................................................................................................
Trình độ chuyên môn: .......................................................................................
Thời gian công tác pháp luật:.............................................................................
Thoả thuận ký kết hợp đồng cộng tác và cam kết thực hiện đúng các điều khoản sau đây:
Điều 1: Thời hạn cộng tác
Ông (bà)..........................................................làm việc theo hợp đồng cộng tác từ ngày ..............tháng ..............năm............ đến ngày............tháng..........năm......
Điều 2: Hình thức cộng tác
Cộng tác theo hình thức: ..................................................................................
Cộng tác theo vụ việc hay dài hạn: .................................................................
Lĩnh vực pháp luật cộng tác: ..........................................................................
Phạm vi trợ giúp pháp lý cộng tác: ................................................................
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ cộng tác viên
1. Được cấp thẻ cộng tác viên; thời hạn có giá trị của thẻ: từ ngày........ tháng ........ năm............ đến ngày............ tháng ........... năm...............;
2. Thực hiện trợ giúp pháp lý theo lĩnh vực pháp luật, phạm vi và phương thức trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 2 theo đúng thời hạn và yêu cầu chất lượng đã thoả thuận;
3. Được nhận tiền bồi dưỡng và các chi phí hợp lý khác theo đúng quy định của pháp luật;
4. Chịu trách nhiệm vật chất trước Cục Trợ giúp pháp lý đối với thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong vụ việc trợ giúp pháp lý (khoản này không áp dụng đối với các cộng tác viên tình nguyện trợ giúp pháp lỹ miễn phí không nhận bồi dưỡng);
5. Tuân thủ Quy chế cộng tác viên, Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Trợ giúp pháp lý và các quy định khác của pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý.
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng cộng tác viên
1. Phân công vụ việc trợ giúp pháp lý;
2. Nghiệm thu, đánh giá kết quả vụ việc mà bên cộng tác đã hoàn thành;
3. Chi trả tiền bồi dưỡng và thanh toán các khoản chi phí hợp lý để thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
4. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho bên cộng tác;
5. Thực hiện trách nhiệm khác theo thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
Điều 5: Điều khoản chung
1. Những thoả thuận khác: ................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
2. Hợp đồng cộng tác trợ giúp pháp lý có hiệu lực từ ngày.......tháng.........năm ........đến ngày ................. tháng............ năm ....................
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có những thay đổi, bổ sung thì 2 bên cùng bàn bạc giải quyết.
Hợp đồng này làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Cộng tác viên(ký, ghi rõ họ tên) |
Cục trưởng cục trợ giúp pháp lý(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU SỐ 03
MẪU THẺ CỘNG TÁC VIÊN
Thẻ cộng tác viên của Cục trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mầu vàng nhạt, bề ngang 6 cm, bề dài 9cm, gồm 2 mặt. Giữa mặt trước có hình biểu tượng trợ giúp pháp lý. Giữa mặt sau có hình Trống đồng. Ảnh có đóng dấu nổi. Chữ ký của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý và Giám đốc Sở tư pháp đóng dấu thẻ (đường kính 2cm). Thẻ cộng tác viên của Cục và Trung tâm do Bộ Tư pháp phát hành.
THẺ CỘNG TÁC VIÊN CỦA CỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
MẶT TRƯỚC VÀ MẶT SAU
6 cm Ảnh (3x4)
THẺ Số...... Họ và tên........................... Nam/Nữ Ngày sinh................ Số CMND.......... Có giá trị đến ngày.... tháng.... năm.....
Hà Nội, ngày.... tháng... năm.... CỤC TRƯỞNG CỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (ký tên, đóng dấu)
|
9cm
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
1. Không đòi hỏi và nhận thù lao của đối tượng trợ giúp dưới bất kỳ hình thức nào; 2. Chịu trách nhiệm về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý; 3. Không hứa hẹn trước về kết quả vụ việc với đối tượng trợ giúp pháp lý; 4. Không dùng thẻ cộng tác viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao
|
THẺ CỘNG TÁC VIÊN CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
MẶT TRƯỚC VÀ MẶT SAU
6 cm Ảnh (3x4) Độc lập - Tự do - Hạn h phúc
THẺ Số...... Họ và tên........................... Nam/Nữ Ngày sinh................ Số CMND.......... Có giá trị đến ngày.... tháng.... năm.....
Hà Nội, ngày.... tháng... năm.... CỤC TRƯỞNG CỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (ký tên, đóng dấu)
|
9cm
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
1. Không đòi hỏi và nhận thù lao của đối tượng trợ giúp dưới bất kỳ hình thức nào; 2. Chịu trách nhiệm về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý; 3. Không hứa hẹn trước về kết quả vụ việc với đối tượng trợ giúp pháp lý; 4. Không dùng thẻ cộng tác viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao
|
THE MINISTRY OF JUSTICE | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 358/2003/QD-BTP | Hanoi, August 15, 2003 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON COLLABORATORS OF LEGAL AID ORGANIZATIONS
THE MINISTER OF JUSTICE
Pursuant to the Government's Decree No. 62/2003/ND-CP of June 6, 2003 on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 734/TTg of September 6, 1997 on the establishment of organizations providing legal aid for the poor and the social policy beneficiaries;
Pursuant to the Prime Minister's Directive No. 05/2000/CT-TTg of March 1, 2000 on strengthening the legal aid work;
Pursuant to Joint Circular No. 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LDTBXH of January 14, 1998 guiding the implementation of the Prime Minister's Decision No. 734/TTg of September 6, 1997 and Joint Circular No. 21/2002/TTLT/BVN-BTC-BTP of December 26, 2002 guiding the regime of remuneration for collaborators;
At the proposal of the director of the Legal Aid Agency,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on collaborators of legal aid organizations.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
This Decision replaces the Justice Minister's Decision No. 459/1998/QD-BTP of June 3, 1998 promulgating the Regulation on collaborators of legal aid organizations.
The previous stipulations contrary to this Regulation are all hereby annulled.
Article 3.- The director of the Legal Aid Agency, the director of the Office, the heads of the units under the Justice Ministry, and the directors of the Justice Services and the State-run Legal Aid Centers of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| MINISTER OF JUSTICE |
REGULATION
ON COLLABORATORS OF LEGAL AID ORGANIZATIONS
(Promulgated together with the Justice Minister's Decision No. 358/2003/QD-BTP of August 15, 2003)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Collaborators
The collaborators of the Legal Aid Agency and the State-run Legal Aid Centers of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the legal aid organizations) are those who are qualified for such titles, recognized and granted collaborator's cards by the legal aid organizations according to this Regulation.
Legal experts of agencies and organizations, lawyers, jurists and individuals who fully meet the criteria prescribed in Article 4 of this Regulation are encouraged to act as collaborators of legal aid organizations. Agencies and organizations shall encourage and create conditions for their own officials and members to participate in legal aid work.
Lawyers' profession-practicing and legal consultancy-providing organizations are also encouraged to coordinate and cooperate with legal aid organizations in performing the legal aid task.
Article 2.- Purposes of legal aid activities of collaborators
The collaborators' participation in legal aid activities aims to protect the legitimate rights and interests of the poor, social policy beneficiaries and other subjects eligible for legal aid according to law provisions, and to contribute to law dissemination and education to such subjects.
Article 3.- Principles for activities
Legal aid collaborators shall perform their tasks in compliance with the following principles:
- Providing legal aid under collaboration contracts;
- Abiding by the provisions of law;
- Ensuring accuracy, objectivity, justice, timeliness and effectiveness.
Chapter II
CRITERIA AND PROCEDURES FOR RECOGNIZING AND GRANTING OF COLLABORATOR'S CARDS
Article 4.- Collaborator's criteria
Legal aid collaborators must fully meet the following criteria:
a/ Being Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam;
b/ Having good political and ethical qualities;
c/ Being bachelors of law or intermediate-law degree holders who have worked in the legal sector for three consecutive years or more, except for those holding the titles of investigator, procurator or judge.
For highland, deep-lying, remote and island localities, where nobody fully meets the criteria prescribed at this Point, the commune, ward or district township judicial officials, conciliation teams' members, village patriarchs, hamlet chiefs and other specialized officials may be considered for acting as legal aid collaborators;
d/ Having full act capacity; being other than those who are examined for penal liability, serving penalties, have their criminal records not yet remitted, or are subject to the administrative probation.
The periods of working in the legal sector are periods during which they worked as legal consultants, legal experts, legal researchers, law lecturers; investigators; procurators; judges; interrogators; court clerks; executors; notaries public; inspectors; people's jurors; civil status registrars.
Article 5.- Procedures for recognizing, granting collaborator's cards and signing collaboration contracts
1. Procedures for requesting to work as collaborators:
A person requesting to work as collaborator shall send to a legal aid organization a dossier set comprising:
a/ A written request to work as collaborator (made according to the set form);
b/ Copies of the bachelor of law diploma or intermediate law diploma and the written certification of the period of being engaged in legal work by the agency where he/she has worked or is working;
c/ A curriculum vitae certified by the People's Committee of the commune, ward or district town where he/she resides or by his/her agency (stuck with his/her 4 cm x 6 cm photo);
d/ Two 3 cm x 4 cm photos.
2. Competence to sign collaboration contracts:
The director of the Legal Aid Agency shall sign contracts with legal aid collaborators of the Legal Aid Agency at the proposals of the directors of the legal aid centers under the Agency.
The directors of the legal aid centers under the provincial/municipal Justice Services shall sign contracts with legal aid collaborators of their centers.
The signing of contracts between the legal aid organizations and collaborators being lawyers shall be effected on the basis of contracts between such legal aid organizations and lawyers' offices or law partnerships.
3. Procedures for granting collaborator's cards:
Collaborators shall be granted collaborator's cards made according to the set form issued by the Justice Ministry.
The director of the Legal Aid Agency shall grant cards to collaborators of the Legal Aid Agency.
The directors of the Justice Services of the provinces and centrally-run cities shall grant cards to collaborators of the legal aid centers at the proposals of the directors of the legal aid centers under the Justice Services.
4. Order for considering the signing of contracts and granting of collaborator's cards
Within 30 days after receiving complete and valid dossiers, basing himself/herself on the criteria and demand for use of collaborators, the director of the Legal Aid Agency or directors of the legal aid centers under the provincial/municipal Justice Services shall consider and sign first-time collaboration contracts (according to the set form) for a duration of 6 months. Within 45 days after the expiry date of first-time contracts, if appraising that the collaborators have conducted effective collaboration activities, the director of the Legal Aid Agency shall sign contracts and grant collaborator's cards. The directors of the legal aid centers under the provincial/municipal Justice Services shall sign contracts, while the directors of the provincial/municipal Justice Services shall grant cards according to their competence for durations suitable to the capability and collaborator use demand of legal aid organizations.
5. In cases where they refuse to sign contracts with persons who have filed dossiers requesting to work as collaborators and refuse to grant collaborator's cards , the legal aid organizations shall have to notify in writing such persons of the refusal and clearly state the reasons therefor.
6. Officials recommended by their managing agencies to work as collaborators at the proposals of the legal aid organizations shall be exempted from the procedures prescribed in Clause 1 of this Article.
Chapter III
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF COLLABORATORS
Article 6.- Rights of collaborators
Collaborators shall have the following rights:
1. To be granted legal aid collaborator's card according to the provisions of this Regulation;
2. To provide legal consultancy, and perform the conciliation, representation or defense before court to protect legitimate rights and interests of subjects eligible for legal aid according to the provisions of law;
3. To request the concerned agencies, organizations and individuals to supply information and/or documents for the handling of cases subject to legal aid;
4. To be provided with legal knowledge and professional training in legal aid operation;
5. To receive remunerations and other reasonable administrative expenses as provided for by law;
6. To make suggestions and proposals on the expansion and improvement of efficiency of operation of legal aid organizations;
7. To be commended and/or rewarded when recording achievements in the legal aid work;
8. To enjoy other rights provided for by law.
Article 7.- Obligations of collaborators
Collaborators shall have the following obligations:
1. To provide legal aid according to the assignment by the legal aid organizations; make files on legal aid cases and affairs according to the regulations;
2. To comply with the principles for legal aid activities, internal rules and regulations of legal aid organizations and other relevant law provisions;
3. To be responsible to the concerned legal aid organizations and before law for their legal aid;
4. To preserve the prestige of legal aid organizations and respect subjects eligible for legal aid;
5. Not to ask for and receive remunerations from subjects enjoying legal aid in any form; not to give any promise on handling results of cases to subjects enjoying legal aid;
6. Not to disclose information or secrets on legal aid cases, except where so agreed by subjects enjoying legal aid or otherwise provided for by law;
7. Not to reject already accepted cases, except the cases prescribed in Article 8 of this Regulation;
8. To make periodical and extraordinary reports at requests of legal aid organizations; promptly report on problems arising in the course of providing legal aid, and propose handling measures to the leadership of the legal aid organizations;
9. Not to use collaborator's cards and title to conduct activities beyond the scope of the assigned tasks of legal aid;
10. To return collaborator's cards upon their expiration or when the legal aid organizations so request.
Article 8.- Refusal or discontinuation to provide the requested legal aid
1. Collaborators shall refuse or discontinue to provide the requested legal aid in the following cases:
a/ Requesting subjects are ineligible for legal aid;
b/ Requesting subjects have adversary interests in the same case, except for cases of answering law queries or of conciliation; in this case, the first requester shall be prioritized to be provided with legal aid, while the second requester shall be recommended to another organization to file his/her legal aid request;
c/ Legal aid requests are contrary to law and social ethics;
d/ Requesting subjects fail to fully supply or intentionally supply untruthful information or documents on the cases;
e/ Requesting subjects withdraw their written requests for legal aid;
f/ Requesting subjects are being in the state of alcohol intoxication or unable to control their acts due to the use of other strong stimulants, commit acts of causing disturbance at the legal aid places; offend the honor of the legal aid organizations and persons providing the legal aid; cause troubles to or obstruct the work of legal aid collaborators, and violate internal rules or regulations of legal aid organizations.
2. Collaborators must refuse to accept cases or must not continue providing legal aid in the following cases:
a/ They have interests related to the cases or are relatives of or under influence of persons with rights and interests adversary to those of persons to be provided with legal aid;
b/ The cases are falling under the handling competence of the agencies or organizations where they work or the cases have already been handled with their participation but are now subject to complaints.
3. The refusal or discontinuation to provide the requested legal aid must be immediately notified to the legal aid requesters, and concurrently reported to the leadership of the legal aid organizations.
Chapter IV
COMMENDATION, HANDLING OF VIOLATIONS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Article 9.- Commendation
Collaborators, agencies and organizations that record achievements in legal aid activities shall be commended and/or rewarded according to the State's regulations.
Article 10.- Handling of violations
Collaborators who commit acts of violating the legislation on legal aid shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled in the following forms: Withdrawal of legal aid collaborator's cards, termination of collaboration contracts or imposition of disciplines, bearing civil liability or examination for penal liability according to the provisions of law.
Article 11.- Complaints and denunciations
Subjects eligible for legal aid, concerned organizations and individuals shall have the right to lodge complaints about law-breaking acts of legal aid collaborators; individuals shall have the right to denounce law-breaking acts of legal aid collaborators.
Competence and procedures for settling complaints and denunciations shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 12.- Implementation provisions
Any problems or new matters arising in the course of implementation and requiring amendments and/or supplements to this Regulation should be proposed by the legal aid organizations to the director of the Legal Aid Agency for submission to the Justice Minister for consideration and decision on amendments and/or supplements suitable to the practical conditions and current law provisions.
| MINISTER OF JUSTICE |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây