Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2011

thuộc tính Pháp lệnh 15/2011/UBTVQH12

Pháp lệnh 15/2011/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15/2011/UBTVQH12
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:19/02/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------------------
Pháp lệnh số: 15/2011/UBTVQH12
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
 
 
 
PHÁP LỆNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH KIỂM SÁT VIÊN
 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
 
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân số 34/2002/QH10;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011);
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân số 03/2002/PL-UBTVQH11.
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân:
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3.
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân;
c) Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự bao gồm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương đồng thời là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.
2. Mỗi cấp Viện kiểm sát được bố trí các ngạch Kiểm sát viên khác nhau. Số lượng Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”
2. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 18.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.”
3. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 19.
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất là năm năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện Kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện Kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.”
4. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 20.
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất là năm năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười lăm năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.”
5. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21.
Trong trường hợp cần thiết, người đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân hoặc người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Kiểm sát nhân dân, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại các điều 18, 19 hoặc Điều 20 của Pháp lệnh này, thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp hoặc Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân hoặc Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp hoặc Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự hoặc Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.”
6. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22.
1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Các Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân;
c) Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.
2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.”
7. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 24.
1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân gồm có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) làm Chủ tịch, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đại diện Lãnh đạo Sở Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia cấp tỉnh là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm;
b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện Kiểm sát nhân dân có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao miễn nhiệm;
c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức.”
8. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25.
1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự gồm có Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương làm Chủ tịch, đại diện Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm;
b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao miễn nhiệm;
c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 28 của Pháp luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức.”
9. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 30.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định:
a) Điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương này đến Viện kiểm sát nhân dân địa phương khác không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến Viện kiểm sát nhân dân địa phương và ngược lại;
b) Biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát nhân dân địa phương khác không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát nhân dân địa phương và ngược lại;
c) Trong trường hợp cần thiết, điều động, biệt phái Kiểm sát viên từ Viện Kiểm sát nhân dân này đến Viện kiểm sát nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định:
a) Điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân này đến Viện kiểm sát nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền quyết định:
a) Điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát quân sự này đến Viện kiểm sát quân sự khác cùng cấp sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát quân sự khác.”
Điều 2.
1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
2. Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
 

 

 
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phú Trọng
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Công báo tiếng Anh
Ordinance 15/2011/UBTVQH12 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Ordinance 15/2011/UBTVQH12 PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất