Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa Nghị định 59 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật

thuộc tính Nghị định 32/2020/NĐ-CP

Nghị định 32/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:05/03/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thông báo kết luận kiểm tra việc thi hành pháp luật trong 15 ngày

Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Theo đó, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành phải có văn bản thông báo kết luận kiểm tra gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra trong vòng 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Kết luận kiểm tra phải có đầy đủ nội dung về nhận xét, đánh giá kết quả đạt được, tổn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó trong thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, xử lý các hành vi sai phạm…

Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cụ thể, cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật làm việc theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc, trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Cộng tác viên có trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin, điều tra, khảo sát, tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/5/2020.

Nghị định này làm hết hiệu lực một phần Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Xem chi tiết Nghị định32/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 32/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23
tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Bổ sung khoản 4 vào Điều 6 như sau:
“4. Quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
a) Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
b) Các tổ chức quy định tại khoản 3 Điều này được huy động tham gia làm cộng tác viên phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cá nhân được huy động tham gia làm cộng tác viên phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
c) Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
2. Bổ sung Điều 10a sau Điều 10 như sau:
“Điều 10a. Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật
1. Trên cơ sở kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.
2. Căn cứ quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tác động tích cực, tác động tiêu cực của việc thi hành các quy định của pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.”
3. Bổ sung Điều 11a sau Điều 11 như sau:
“Điều 11a. Xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Hằng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của bộ, ngành, địa phương mình, gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30 tháng 01 để theo dõi, tổng hợp.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trước ngày 01 tháng 01 của năm kế hoạch.”
4. Bổ sung khoản 3, khoản 4 vào Điều 12 như sau:
“3. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành:
a) Căn cứ vào Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành;
b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành phải nêu rõ nội dung, kế hoạch làm việc của đoàn kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành được thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra chậm nhất là 07 ngày làm việc, trước ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra; giải trình những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra liên ngành. Đoàn kiểm tra liên ngành xem xét, xác minh, kết luận về những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra;
d) Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành phải có văn bản thông báo kết luận kiểm tra gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
Kết luận kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau đây: nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong thi hành pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; kiến nghị việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với sai phạm (nếu có) của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thi hành pháp luật.
4. Kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:
a) Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
b) Việc bảo đảm các điều kiện về biên chế, kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
c) Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
d) Việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
đ) Công tác phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
e) Việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.”
5. Bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 vào Điều 14 như sau:
“3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong báo cáo hằng năm gửi Bộ Tư pháp.
4. Chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải báo cáo bằng văn bản về tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại và xử lý hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Đối với các kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu tại báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm do Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình xử lý các kiến nghị này gửi Bộ Tư pháp trong quý I năm sau kỳ báo cáo.
5. Trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc quyết định áp dụng pháp luật chưa bảo đảm tính chính xác, vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới văn bản theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Điều 118, Điều 119 và Điều 120 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”
6. Khoản 5 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.”
7. Khoản 6 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.”
8. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Hằng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.”
9. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 18. Phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Căn cứ yêu cầu cụ thể của từng hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp đề nghị các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:
a) Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử;
b) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cung cấp thông tin, kiến nghị của nhân dân thông qua hoạt động giám sát tình hình thi hành pháp luật;
c) Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các đoàn luật sư cung cấp ý kiến, kiến nghị của các luật gia, luật sư về các vấn đề pháp lý liên quan đến tình hình thi hành pháp luật;
d) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội nghề nghiệp cung cấp ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp, các hội viên về tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn, áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản pháp luật và các vấn đề có liên quan khác;
đ) Các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp ý kiến phản ánh của dư luận xã hội về tình hình thi hành pháp luật.”
Điều 2. Bãi bỏ khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 16 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2020.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đng;

- Th tướng, các Phó Th tướng Chính phủ

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tng Bí thư;

- Văn phòng Ch tch nước;

- Hội đng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện kim sát nhân dân tối cao;

- Kim toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận T quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn th;

- VPCP; BTCN, các PCN, Trợ TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, PL (2b)

 

TM. CHÍNH PHỦ




Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Công báo tiếng Anh
Decree 32/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 32/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất