Nghị định 37/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại

thuộc tính Nghị định 37/2006/NĐ-CP

Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:37/2006/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:04/04/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Xúc tiến thương mại - Ngày 04/4/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Theo đó, việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại... Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường... Việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng. Trong trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước... Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 180 ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 ngày... Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn trao giải thưởng, giải thưởng khôngcó người trúng thưởng của chương trình khuyến mại may rủi phải được trích nộp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định37/2006/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 37/2006/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 37/2006/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHÚ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Lluật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo  đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm khuyến mại; quảng cáo thương mại; hội chợ, triển lãm thương mại.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại.
2. Các tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, các đối tượng có quyền hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 91, Điều 103, Điều 131 Luật Thương mại khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này.
3. Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Thương mại được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Nghị định này như thương nhân, trừ các hoạt động được quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 34 và Điều 36 Nghị định này.
Điều 3. Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Luật Thương mại và Nghị định này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật.
Chương II KHUYẾN MẠI
Mục 1
NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI,  HẠN MỨC TỐI ĐA GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA,  DỊCH VỤ DÙNG ĐỂ KHUYẾN MẠI VÀ MỨC GIẢM GIÁ TỐI ĐA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐƯỢC KHUYẾN MẠI
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện khuyến mại
1. Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
2. Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).
4. Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng dùng để khuyến mại.
5. Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
6. Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch và của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
7. Không dược dùng thuốc chữa bệnh cho người, kế cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại.
Điều 5. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại
1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định này.
2. Tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng đế khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Điều 7 Nghị định này.
3. Giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại phải bỏ ra để có được hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hoá hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại đế mua hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
b) Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
Điều 6. Mức giảm giá tối đa đối với bàng hoá, dịch vụ được khuyến mại
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vưọt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
Mục 2
CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI
Điều 7. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
1. Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường.
2. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.
3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu.
Điều 8. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá, tặng cho khách hàng, dịch vụ không thu tiền và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó.
Điều 9. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó
1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
3. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiếu.
4. Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mười lăm) ngày.
5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.
Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ
1. Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng là phiếu để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác.
2. Giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo một đơn vị hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng trong thời gian khuyến mại phải tuân thủ quy định hạn mức tối đa về giá trị vật chất dùng để khuyến mại quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Nội dung của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại.
Điều 11. Bán hàng, cung ứng địch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
1. Nội dung của phiếu dự thi phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại.
2. Nội dung của chương trình thi không được trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Việc tổ chức thi và mở thưởng phải được tổ chức công khai, có sự chứng kiến của đại diện khách hàng và phải được thông báo cho Sở Thương mại nơi tổ chức thi, mở thưởng.
4. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tổ chức thi và trao giải thưởng theo thể lệ và giải thưởng mà thương nhân đã công bố.
Điều 12. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi
1. Việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng. Trong trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
2. Trong trường hợp việc trúng thưởng được xác định trên cơ sở bằng chứng trúng thưởng kèm theo hàng hóa, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo về thời gian và địa điểm thực hiện việc đưa bằng chứng trúng thưởng vào hàng hoá cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
3. Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của nhà nước đế làm kết quả xác định trúng thưởng;
b) Vé số dự thưởng phải in đủ các nội dung về số lượng vé số phát hành, số lượng giải thưởng, giá trị từng loại giải thưởng, địa điểm phát thưởng, thời gian, địa điểm mở thưởng và các nội dung liên quan quy định tại Điều 97 Luật Thương mại;
c) Việc mở thưởng chỉ áp dụng cho các vé số đã được phát hành.
4. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 180 (một trăm tám mươi) ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày.
5. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thường, giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được trích nộp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước theo quy đinh tại khoản 4 Điều 96 Luật Thương mại.
6. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể việc thực hiện khoản 5 Điều này.
Điều 13. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên
1. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ quy định về thông báo các thông tin liên quan tại Điều 97 Luật Thương mại; có trách nhiệm xác nhận kịp thời, chính xác sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên.
2. Thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ghi rõ tên của thẻ hoặc phiếu;
b) Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên, việc mua hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Trong trường hợp không thể ghi đầy đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho khách hàng khi khách hàng bắt đầu tham gia vào chương trình;
c) Các nội dung liên quan được quy định tại Điều 97 của Luật Thương mại.
Điều 14. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác
Đối với chương trình khuyến mại mà hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại được mua, bán hoặc cung ứng qua intemet và các phương tiện điện tử khác, thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ các quy định về khuyến mại của Luật Thương mại và Nghi đinh này.
Mục 3
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI
Điều 15. Thông báo về việc tổ chức thực hiện khuyến mại
 1. Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Mục 2 Chương này phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.
2. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm:
a) Tên chương trình khuyến mại;
b) Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
c) Hình thức khuyến mại;
d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại;
đ) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại;
e) Khách hàng của chương trình khuyến mại;
g) Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại.
3. Đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố quy định tại Điều 11 Nghị định này, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình  khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm:
ạ) Gửi báo cáo bằng vãn bản đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại về kết quả trúng thưởng;
b) Thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.
Điều 16. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi
1. Chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mạng tính may rủi quy định tại Điều 12 Nghị định này phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thấm quyền sau đây:
a) Sở Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Bộ Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao gồm: tên chương trình khuyến mại; địa bàn khuyến.mại; hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thời gian khuyến mại; khách hàng của chương trình khuyến mại;
b) Thể lệ chương trình khuyến mại;
c) Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng;
d) Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;
đ) Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có);
e) Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).
3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền quy đinh tại khoản 1 Điều này xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiên chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Văn bản xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên chương trình khuyến mại;
b) Hình thức khuyến mại;
c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại;
d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;
đ) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; tổng trị giá giải thưửng;
e) Thời gian khuyến mại;
g) Địa bàn tổ chức khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
h) Xử lý giải thưởng tồn đọng;
i) Thể lệ chương trình khuyến mại;
k) Các nghĩa vụ khác của thương nhân thực hiện khuyến mại.
5. Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi thực hiện chương trình khuyến mại.
6. Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này về kết quả chương trình khuyến mại và việc xử lý 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng (nếu có).
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chương trinh khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.
Điều 17. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện các chương trình khuyến mại bằng hình thức khác
1. Các chương trình khuyến mại ngoài các hình thức quy định tại Mục 2 Chương này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
2. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, Bộ Thương mại xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện khuyến mại kèm theo bản sao văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
5. Trong vòng 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả chương trình khuyến mại.
Điều 18. Công bố kết quả và trao thưởng chương trình khuyến mại
Trong trường hợp chương trình khuyến mại có trao giải thưởng, thời hạn công bố kết quả và trao giải thưởng không được vượt quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc chương trình khuyến mại.
Điều 19. Chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại
Thương nhân thực hiện khuyến mại không được chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thấm quyền xác nhận, trừ các trường hợp quy định dưới đây:
1. Trong trường hợp bất khả kháng, thương nhân có thể chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn nhưng phải thông báo công khai tới khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
2. Trường hợp thương nhân bị cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền buộc đình chỉ thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn theo quy định tại Điều 20 Nghi định này.
Điều 20. Đình chỉ thực hiện chương trình khuyến mại
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền có quyền đình chỉ việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của thương nhân nêu phát hiện có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định tại Điều 100 Luật Thương mại và Điều 4 Nghị định này;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung trong thể lệ chương trình khuyến mại đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
2. Thương nhân có chương trình khuyến mại bị đình chỉ có nghĩa vụ công bố công khai việc chấm dứt chương trình khuyến mại và thực hiên đầy đủ các cam kết với khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại đó, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thương nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên; thuốc chữa bệnh để khuyến mại dưới mọi hình thức, khi bị đình chỉ việc thực hiện chương trình khuyến mại phải chấm dứt toàn bộ việc thực hiện chương trình khuyến mại.
Chương III QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
Mục 1
NỘI DUNG CỦA SẢN PHẨM QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
Điều 21. Bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động quảng cáo thương mại
1. Việc sử dụng sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đó.
2. Thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Sản phẩm quảng cáo thương mại có nội dung so sánh với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh.
Điều 23. Bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại
1. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em.
2. Không được lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm của trẻ em để đưa vào nội dung sản phẩm quảng cáo các thông tin sau đây:
a) Làm giảm mềm tin của trẻ em vào gia đình và xã hội;
b) Trực tiếp đề nghị, khuyến khích trẻ em yêu cầu cha mẹ hoặc người khác mua hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo;
c) Thuyết phục trẻ em về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo sẽ có lợi thế hơn những trẻ em không sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo,
d) Tạo cho trẻ em suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
Điều 24. Quảng cáo thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan đến y tế
Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến dược phẩm, văc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về y tế.
Điều 25. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng
Quảng cáo thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống cây trồng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan và không được chứa đựng các nội dung sau:
1. Khẳng định về tính an toàn, tính không độc hại nhưng không có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Khẳng định về hiệu quả và tính năng của thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng nhưng không có cơ sở khoa học.
3. Sử dụng tiếng nói, chữ viết hoặc hình ảnh vi phạm quy trình và phương pháp sử dụng an toàn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 26. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hóa
Ngoài những loại hàng hoá không thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hoá, thương nhân chỉ được phép quảng cáo thương mại đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn quy định kỹ thuật tương ứng sau khi hàng hóa đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Mục 2
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
Điều 27. Trách nhiệm đối với nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại
1. Thương nhân kinh doanh quảng cáo thương mại phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung sản phẩm quảng cáo của mình vi phạm các nội dung quảng cáo bị cấm tại Luật Thương mại và các nội dung về sản phẩm quảng cáo được quy định tại Nghị định này; phải chấp hành đúng các quy định về sử dụng phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Người đứng đầu cơ quan quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền tin, báo điện tử và các loại xuất bản phẩm chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo thương mại được quảng cáo trên phương tiện quảng cáo mà mình quản lý.
Điều 28. Đình chỉ thực hiện quảng cáo thương mại
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại phối hợp với cơ quan cấp phép thực hiện quảng cáo đình chỉ quảng cáo thương mại trong trường hợp phát hiện nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại vi phạm quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp quảng cáo thương mại bị đình chỉ, thương nhân có sản phẩm quảng cáo thương mại và cơ quan quản lý phương tiện quảng cáo có nghĩa vụ tuân thủ quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước nêu tại khoản 1 Điều này.
Chương IV HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
Mục 1
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU  TẠI HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
Điều 29. Ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
1. Hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
2. Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
Điều 30. Trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật
1. Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thấm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được trưng bày để so sánh với hàng thật phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
3. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi được trưng bày phải niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 31. Sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại
1. Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có quyền chọn tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại.
2. Trường hợp tên, chủ.đề của hội chợ, triển lãm thương mại sử dụng những từ ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển lãm thương mại thì thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký;
b) Có bằng chứng chứng minh uy tín, danh hiệu của thương nhân, tố chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký.
Điều 32. Cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
Việc cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hoá, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 33. Tạm nhập tái xuất hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mục 2
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC, THAM GIA  HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
Điều 34. Tổ chức Hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
1. Việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải được đăng ký tại Sở Thương mại, nơi dự kiến tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm.
2. Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên.quan đến thương mại chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm. Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì Sở Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
3. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa bàn; Sở Thương mại tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó.
4. Trường hợp việc hiệp thương quy định tại khoản 3 Điều này không đạt kết quả, Sở Thương mại quyết đinh xác nhận đăng ký cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại căn cứ vào các cơ sở sau đây:
a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tương tự đã thực hiện;
b) Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự;
d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
5. Trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản báo cáo Sở Thương mại về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký tại Sở Thương mại.
Điều 35. Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Sở Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày, trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tùy thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
2. Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, Sở Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
Điều 36. Tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ỏ nước ngoài
1. Việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải được đăng ký tại Bộ Thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức.
2. Bộ Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức. Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký, Bộ Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
3. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa điểm ở nước ngoài, Bộ Thương mại tố chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại thực hiện việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
4. Trường hợp việc hiệp thương theo quy định tại khoản 3 Điều này không đạt kết quả, Bộ Thương mại quyết định xác nhận cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài dựa trên các cơ sở sau đây:
a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài đã thực hiện;
b) Năng lực tổ chức hội chợ, triền lãm thương mại ở nước ngoài;
c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự ở nước ngoài;
d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
5. Trong vòng 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển.lãm thương mại tại nước ngoài phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài theo những nội dung đã đăng ký tại Bộ Thương mại.
6. Thương nhân tự tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của mình không phải tuân thủ các quy định tại khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.
Điều 37. Thay đối, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Bộ Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tuỳ thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
2. Bộ thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, Bộ Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
Điều 38. Nội dung đăng ký tố chức hội chợ, triển lãm thương mại
Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định lại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này bao gồm:
1. Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, bao gồm: tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có); thời gian, địa.điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
3. Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có).
Chương V THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 39. Thanh tra, kiếm tra
1. Trong quá trình thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, thương nhân. tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại độc lập phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt đông xúc tiến thương mại phải đảm bảo thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
2. Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng việc kiểm tra, thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động xúc tiến thương mại, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Xử lý vi phạm
Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại vi phạm Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Khiếu nại, tố cáo
1. Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiên hà của cán bộ, công chức nhà nước. Việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại, phải bồi thường theo quy đinh của pháp luật.
Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 43. Tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghi định này.

TM. Chính phủ

Thủ tướng

Phan Văn Khải

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.37/2006/ND-CP

Hanoi, April 04, 2006

 

DECREE

DETAILING THE COMMERCIAL LAW REGARDING TRADE PROMOTION ACTIVITIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Commercial Law dated June 14, 2005;

At the proposal of the Minister of Trade,

HEREBY DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.

Scope of regulation

This Decree details the implementation of the Commercial Law regarding a number of trade promotion activities, including sales promotion, commercial advertising, trade fairs and exhibitions.

Article 2.

Subjects of application

1. Traders that directly conduct trade promotion activities and traders that provide trade promotion services.

2. Organizations engaged in commerce-related activities, and subjects entitled to conduct trade promotion activities defined in Articles 91, 103 and 131 of the Commercial Law, when conducting trade promotion activities, shall comply with the provisions of this Decree..

3. Individuals engaged in independent and regular commercial activities without having to make business registration defined in Clause 3, Article 2 of the Commercial Law shall be entitled to conduct trade promotion activities specified in this Decree like traders, except for activities specified in Articles 11, 12, 13, 34 and 36 of this Decree.

Article 3.

State management of trade promotion activities

1. The Ministry of Trade shall be answerable to the Government for performing the function of state management of trade promotion activities specified in the Commercial Law and this Decree.

2. Ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall, within their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Trade in performing the state management of trade promotion activities.

3. Provincial/municipal People's Committees (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees) shall, within their respective tasks and powers, direct provincial/municipal Trade Services or Trade-Tourism Services (hereinafter collectively referred to as provincial/municipal Trade Services) in performing the state management of trade promotion activities according to the provisions of laws.

Chapter II

SALES PROMOTION

Section 1. PRINCIPLES OF SALES PROMOTION, MAXIMUM VALUE OF GOODS AND SERVICES USED FOR SALES PROMOTION, AND MAXIMUM DISCOUNT RATE FOR PROMOTED GOODS AND SERVICES

Article 4.

Principles of sales promotion

1. Sales promotion programs must be conducted in a lawful, honest, public and transparent manner and must not harm legitimate interests of consumers, other traders, organizations and/or individuals.

2. Discriminatory treatment of customers participating in the same sales promotion program is prohibited.

3. Promoting traders must secure favorable conditions for prize-winning customers to receive prizes and are obliged to clearly and quickly settle complaints about their sales promotion programs (if any).

4. Promoting traders are responsible for guaranteeing the quality of promoted goods and/or services and those used for sales promotion.

5. It is prohibited to abuse customers’ trust and take advantage of ignorance or inexperience of customers to conduct sales promotion for self-seeking purposes of any traders, organizations or individuals.

6. Sales promotion must not be conducted in a way that creates direct comparisons between one's goods and/or services and those of other traders, organizations or individuals for the purpose of unfair competition.

7. Curative medicines for human use (including those already permitted for circulation) must not be used for sales promotion.

Article 5.

Maximum value of goods or services used for sales promotion

1. Material value used for sales promotion for a unit of promoted goods or service must not exceed 50% of the price of such promoted goods or service unit before the sales promotion, except for sales promotion in the forms specified in Articles 7, 8, 11, 12 and 13 of this Decree.

2. The total value of goods and/or services used for sales promotion conducted by traders under a sales promotion program must not exceed 50% of the total value of such promoted goods and/or services, except for sales promotion in the forms specified in Article 7 of this Decree.

3. The value of goods and/or services used for sales promotion means expenses paid by promoting traders to procure such goods and services at the time of sales promotion, falling into one of the following cases:

a) Where promoting traders neither directly produce, import goods nor provide services used for sales promotion, such expenses shall be equal to the prices paid by promoting traders to purchase such goods or services.

b) Where goods or services used for sales promotion are those directly produced, imported or provided by promoting traders themselves, the said expenses shall be equal to the production costs or import prices of such goods or services.

Article 6.

Maximum discount rate for promoted goods or services

The maximum discount rate for a promoted goods or service must not exceed 50% of the price of such goods or service immediately before the sales promotion.

Article 7.

Giving of sample goods or provision of sample services free of charge to customers for trial use

1. Sample goods given or sample services provided to customers for trial use must be those which traders are selling or providing or going to sell or provide on the market in accordance with law.

2. When receiving sample goods or sample services, customers shall not have to make any payment.

3. Traders that conduct sales promotion in the form of giving sample goods or providing sample services shall bear responsibility for the quality of such sample goods or sample services and supply customers with sufficient information on the use of sample goods or sample services.

Article 8.

Presentation of goods as gifts or free-of-charge provision of services to customers without accompanied goods sale and purchase or service provision

Traders that conduct sales promotion in the form of presentation of goods as gifts or free-of-charge provision of services to customers without accompanied goods sale and purchase or service provision shall bear responsibility for the quality of goods presented as gifts or services provided free of charge to customers and must notify such customers of sufficient information on the use of such goods or services.

Article 9.

Sale of goods or provision of services at prices lower than their previous prices

1. Where sales promotion is conducted in the form of discount, the discount rate of promoted goods or service applied at any time during the period of sales promotion shall comply with the provisions of Article 6 of this Decree.

2. It is prohibited to discount goods or services the sale prices or charge rates of which are specifically set by the State.

3. It is prohibited to discount goods or services to lower than the minimum level in cases where the State has set price frames or minimum prices for such goods or services.

4. The total duration of sales promotion programs conducted in the form of discount for a certain goods or service mark shall not exceed 90 (ninety) days in a year; the duration of a sales promotion program must not exceed 45 (forty five) days.

5. It is prohibited to take advantage of this form of sales promotion to dump goods and/or services.

Article 10.

Sale of goods or provision of services together with goods purchase or service use coupons

1. Goods purchase or service use coupons given together with goods sold or services provided by a trader are those used for purchasing goods or receiving services from such trader or from another trader or organization.

2. The maximum value offered on a goods purchase or service use coupon given together with a unit of goods sold or service provided during the period of sales promotion shall comply with the regulations on the maximum material value used for sales promotion specified in Article 5 of this Decree.

3. Goods purchase or service use coupons must contain relevant information specified in Article 97 of the Commercial Law.

Article 11.

Sale of goods or provision of services together with promotional contest entry forms to customers for the purpose of selecting prize winners according to rules and prizes already announced

1. Promotional contest entry forms must contain relevant information specified in Article 97 of the Commercial Law.

2. Contents of promotional contests must not be contrary to the historical, cultural, ethical traditions and fine customs and practices of Vietnam.

3. Promotional contests and prize-awarding days must be organized publicly, witnessed by representatives of customers and notified to provincial/municipal Trade Services of localities where such contests and prize-awarding days are organized.

4. Promoting traders must organize promotional contests and the award of prizes according to the rules and prizes they have announced.

Article 12.

Sale of goods or provision of services together with customers' participation in promotional games of chance

1. The prize-drawing of promotional games of chance must be organized publicly, under the announced rules and witnessed by customers. Where the prizes are valued at VND 100 million or more each, traders must notify such to competent state management agencies in charge of commerce defined in Clause 1, Article 15 of this Decree.

2. Where the prize winning shall be determined on the basis of proofs of winning that accompany the promoted goods, promoting traders must notify the time and places of inserting the winning proofs into the goods to competent state management agencies in charge of commerce defined in Clause 1, Article 15 of this Decree.

3. Sales promotion programs being promotional games of chance and involving the issuance of prize-drawing tickets must comply with the following regulations:

a) Such tickets must be in a form different from that of lottery tickets exclusively issued by the State and State lottery prize results must not be used for determining the prize-winning results of such promotional games of chance.

b) Tickets must be fully printed with the quantity of issued tickets, the number of prizes, the value of each prize, place of prize awarding, time and place of prize drawing, and relevant contents specified in Article 97 of the Commercial Law;

c) The prize drawing shall only apply to already issued tickets.

4. The total duration of sales promotion for a certain goods or service mark shall not exceed 180 (one hundred and eighty) days in a year, while a sales promotion program shall not last more than 90 (ninety) days.

5. Within 30 (thirty) days after the expiration of the prize-awarding time limit, 50% of the announced prize value of a promotional game of chance without any winner must be remitted into the state budget according to the provisions of Clause 4, Article 96 of the Commercial Law.

6. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Trade in guiding in detail the implementation of Clause 5 of this Article.

Article 13.

Organization of frequent shopper programs

1. Promoting traders shall comply with the regulations on notification of relevant information specified in Article 97 of the Commercial law; and shall be responsible for promptly and accurately confirming the participation by customers in frequent shopper programs.

2. A shopper card or a coupon acknowledging the goods or service purchase must fully contain the following principal contents:

a) Title of the card or coupon;

b) Conditions for and method of acknowledging the shopper's participation in the frequent shopper program and the goods or sen/1ce purchase by such shopper. Where the contents specified at this Point cannot be fully stated, they must be promptly and fully supplied to shoppers upon their participation in such program;

c) Relevant contents specified in Article 97 of the Commercial Law.

Article 14.

Goods or service sales promotion on the Internet and other electronic media

For sales promotion programs whereby promoted goods or services are purchased, sold or provided via the Internet or other electronic media, promoting traders shall comply with the sales promotion provisions of the Commercial Law and this Decree.

Section 2. ORDER AND PROCEDURES FOR REGISTRATION OF SALES PROMOTION

Article 15.

Notice on organization of sales promotion

1. Traders that conduct sales promotion in the forms specified in Section 2 of this Chapter must send written notices on sales promotion programs to provincial/municipal Trade Services of localities where such sales promotion programs are to be organized at least 7 (seven) working days before conducting such sales promotion.

2. Contents of a notice on sales promotion program include:

a) Title of the sales promotion program;

b) Location where the promotion is to be conducted; sale places under the sales promotion program;

c) Sales promotion form(s);

d) Promoted goods and/or services and those used for sales promotion;

e) Time of starting and time of ending the sales promotion program;

f) Customers of the sales promotion program;

g) Structure and total value of prizes of the sales promotion program.

3. For a sales promotion in the form of sale of goods or provision of services together with promotional contest entry forms to customers for the purpose of selecting prize winners according to the announced rules and prizes specified in Article 11 of this Decree, promoting traders shall, within 7 (seven) working days after the expiration of the prize-awarding time limit of the sales promotion program, have the responsibility:

a) To send a written report on prize-winning results to the provincial/municipal Trade Service of the locality where the sales promotion was organized;

b) To publicize prize-winning results on at least a mass medium in the province or centrally-run city where the sales promotion program was organized and at sale places covered by the sales promotion program.

Article 16.

Order and procedures for registration of sales promotion programs to be conducted in form of goods sale or service provision accompanied with customers' participation in promotional games of chance

1. Sales promotion programs in form of goods sale or service provision accompanied with customers' participation in promotional games of chance specified in Article 12 of this Decree must be registered with the following competent state management agencies in charge of commerce:

a) Provincial/municipal Trade Services, for sales promotion programs conducted within a given province or centrally-run city;

b) The Ministry of Trade, for sales promotion programs conducted within two or more provinces or centrally-un cities.

2. A dossier for registration of a sates promotion program comprises:

a) A written request for conducting a sales promotion program, made according to a form set by the Ministry of Trade. Contents to be registered for a sales promotion program, stating the title of the sales promotion program; location of sales promotion; promoted goods and/or services; goods and/or services used for sales promotion; sales promotion duration; customers of the sales promotion program;

b) Rules of the sales promotion program;

c) Specimen of prize-drawing tickets, for sales promotion programs involving the issuance of prize-drawing tickets;

d) Pictures of promoted goods and goods used for sales promotion;

e) Specimen of prize-winning proofs (if any);

f) Copies of certificates of quality of promoted goods and goods used for sales promotion according to the provisions of law (if any).

3. Within 7 (seven) working days after receiving valid dossiers for registration of sales promotion programs, the competent state management agencies in charge of commerce defined in Clause 1 of this Article shall consider and certify in writing the traders' registration of sales promotion programs. In case of refusal to give certification, they must notify such in writing, clearly stating the reasons therefor.

4. A written certification of registration of a sales promotion program must contain the following:

a) The title of the sales promotion program;

b) Form of sales promotion;

c) Name, address and telephone number of the trader conducting the sales promotion program;

d) Promoted goods and/or services;

e) Goods and/or services used for sales promotion; total value of prizes;

f) Sales promotion duration;

g) Location where sales promotion is organized; sale places covered by the sales promotion program;

h) Disposal of prizes without winner;

i) Rules of the sales promotion program;

j) Other obligations of the promoting trader.

5. Where the Ministry of Trade certifies the sales promotion programs, traders conducting such sales promotion programs must send written notices to the provincial/municipal Trade Services of localities where such sales promotion programs are to be conducted, enclosed with copies of the Trade Ministry's written certifications before conducting such programs.

6. Within 45 (forty five) days after the expiration of the prize-awarding time limit of a sales promotion program, the promoting trader must report in writing to the competent state management agency in charge of commerce defined in Clause 1 of this Article on the sales promotion results and the disposal of 50% of the value of the prize without any winner (if any).

Promoting traders shall be responsible for publicizing prize-winning results on at least a mass medium in provinces or centrally-run cities where their sales promotion programs are organized and at sale places covered by their sales promotion programs.

Article 17.

Order and procedures for registration of sales promotion programs to be conducted in other forms

1. Sales promotion programs conducted in forms other than those specified in Section 2 of this Chapter shall be conducted only after they are approved in writing by the Ministry of Trade.

2. Dossiers for registration of sales promotion programs shall cover the contents specified in Clause 2, Article 16 of this Decree.

3. Within 7 (seven) working days after receiving valid dossiers of requesting the registration of sales promotion programs, the Ministry of Trade shall consider and certify in writing the registration of sales promotion programs to be conducted by traders. In case of refusal to certify the registration, it must notify such in writing, clearly stating the reasons therefor.

4. Before conducting sales promotion programs, traders shall send written notices thereon enclosed with copies of the Trade Ministry's written approval to the provincial/municipal Trade Services of localities where such programs are organized.

5. Within 45 (forty five) days after the expiration of the prize-awarding time limit of a sales promotion program, the promoting trader must report in writing to the Ministry of Trade on the results of his/her sales promotion program.

Article 18.

Announcement of results and award of prizes of sales promotion programs

For sales promotion programs with prizes, the time limit for announcing results and awarding prizes must not exceed 30 (thirty) days after the end of such sales promotion programs.

Article 19.

Termination of sales promotion programs

Promoting traders must not terminate their sales promotion programs ahead of the time limit already announced or certified by competent state management agencies, except the following cases:

1. In force majeure circumstances, traders may terminate their sales promotion program ahead of time but must publicly notify such to customers and competent state management agencies in charge of commerce.

2. Where traders are ordered by competent state management agencies in charge of commerce to stop their sales promotion programs ahead of time according to the provisions of Article 20 of this Decree.

Article 20.

Stoppage of sales promotion programs

1. Competent state management agencies in charge of commerce may fully or partially stop sales promotion programs when detecting one of the following violations:

a) Violation of the provisions of Article 100 of the Commercial Law and Article 4 of this Decree;

b) Failure to observe :or failure to properly or fully observe sales promotion program rules already registered with competent state management agencies in charge of commerce.

2. Traders having their sales promotion programs stopped are obliged to publicly announce the termination of their sales promotion programs and fulfill all their commitments with customers who have participated in such sales promotion programs, except for the cases specified in Clause 3 of this Article.

3. Traders that use goods or services banned from business; goods or services restricted from business; goods not yet permitted for circulation or services not yet permitted for provision; alcohol or beer as gifts for under-18 persons; cigarettes and/or alcohol of an alcoholic volume of 30o or higher; or curative medicines for sales promotion in any form, when having their sales promotion programs stopped, must fully terminate such sales promotion programs.

Chapter III

COMMERCIAL ADVERTISEMENT

Section 1. CONTENTS OF COMMERCIAL ADVERTISEMENT PRODUCTS

Article 21.

Protection of intellectual property rights in commercial advertisement activities

1. The use of commercial advertisement products containing subject matters eligible for protection of intellectual property rights must be authorized by owners of such subject matters.

2. Traders may register for protection of intellectual property rights to commercial advertisement products according to the provisions of law.

Article 22.

Commercial advertisement products with contents of comparison with counterfeit goods or intellectual property right-infringing goods

Traders may incorporate a comparison between their goods and counterfeit goods or intellectual property right-infringing goods in commercial advertisement products after obtaining the competent state management agency's certification that such counterfeit goods or intellectual property right-infringing goods are used for comparison

Article 23.

Protection of children in commercial advertisement activities

1. Commercial advertisements for nutritious products for children shall comply with the provisions of law on trading and use of nutritious products for children.

2. It is prohibited to take advantage of children's ignorance and inexperience to incorporate in advertisement products the following items of information:

a) Those, which may abate children's confidence in family and society;

b) Those, which directly suggest or stimulate children to ask their parents or other persons to purchase advertised goods or services;

c) Those which make children believe that the use of advertised goods or services may give them certain advantages over those who do not use such goods or services;

d) Those, which form in children ideas, words or acts against morality, fine traditions and customs, or badly affect children's health, safety or normal development.

Article 24.

Commercial advertisement for goods or services related to healthcare

Commercial advertisement for goods or services related to pharmaceuticals, vaccines, medical biologicals, medical equipment and instruments, curative methods and medicines, and functional foods shall comply with the provisions of law on healthcare.

Article 25.

Commercial advertisements for goods or services related to veterinary drugs, plant protection drugs, fertilizers, livestock feed, livestock breeds and/or plant varieties

Commercial advertisements for goods or services related to veterinary drugs, plant protection drugs, fertilizers, livestock feed, livestock breeds and plant varieties shall comply with the relevant provisions of law and must not contain the following:

1. Affirmation of the safety and intoxicity of such goods or services without any certification of competent state management agencies.

2. Affirmation of effect and utility of veterinary drugs, plant protection drugs, fertilizers, livestock feed, livestock breeds or plant varieties without any scientific ground.

3. Verbal or written words or images in violation of proedures and methods for safe administration of veterinary drugs or plant protection drugs.

Article 26.

Commercial advertisements for goods subject to the application of technical standards and regulations on quality

Apart from goods not subject to technical standards and regulations on goods quality, traders may only conduct commercial advertisements for goods subject to relevant technical standards and regulations after such goods are issued technical standard or regulation conformity certificates by competent state management agencies or have their quality standards published.

Section 2. RESPONSIBILITIES TO CONDUCT COMMERCIAL ADVERTISEMENTS

Article 27.

Responsibility for contents of commercial advertising products

1. Traders engaged in commercial advertising business shall bear responsibility before law if the contents of their advertisement products violate the Commercial Law's provisions on prohibited advertising contents and this Decree's provisions on contents of advertisement products; and shall strictly comply with the current provisions of law on use of advertising means.

2. Heads of agencies managing the mass media, communication means, online newspapers and various kinds of publications shall bear responsibility for commercial advertisement products published on advertising means under their management.

Article 28.

Stoppage of commercial advertisement

1. State management agencies in charge of commerce shall coordinate with agencies licensing advertising activities in stopping commercial advertisements where they detect that commercial advertisement products contain illegal contents.

2. Where commercial advertisements are stopped, traders owning commercial advertisement products and agencies managing advertising means are obliged to abide by decisions of the state management agencies defined in Clause 1 of this Article.

Chapter IV

TRADE FAIRS AND EXHIBITIONS

Section 1. GOODS AND SERVICES DISPLAYED OR INTRODUCED AT TRADE FAIRS AND EXHIBITIONS

Article 29.

Labeling of goods to be displayed or introduced at trade fairs and exhibitions in Vietnam

1. Goods to be displayed or introduced at trade fairs and exhibitions in Vietnam must be labeled according to the provisions of law on goods labeling.

2. Goods temporarily imported for display or introduction at trade fairs and exhibitions in Vietnam must comply with the provisions of law on goods labeling.

Article 30.

Display of counterfeit goods and intellectual property right-infringing goods for comparison with genuine goods

1. The display of counterfeit goods and intellectual property right-infringing goods for comparison with genuine goods must be approved by the state management agencies in charge of commerce according to the provisions of law.

2. Counterfeit goods and intellectual property right-infringing goods must be certified as such by the state management agencies in charge of commerce according to the provisions of law if they are to be displayed for comparison with genuine goods.

3. Counterfeit goods and intellectual property right-infringing goods on display must be shown with clear notices that they are counterfeit or infringing objects.

Article 31.

Use of names and themes of trade fairs and exhibitions

1. Traders and organizations engaged in commerce-related activities, when organizing trade fairs or exhibitions, shall have the right to choose the names and themes of such trade fairs or exhibitions.

2. Where names and themes of trade fairs or exhibitions contain certain words and expressions to popularize the quality and titles of goods or services or the reputation and titles of traders, organizations or individuals participating in such trade fairs or exhibitions, traders and organizations engaged in commerce-related activities, when organizing such trade fairs or exhibitions, shall comply with the following regulations:

a) There are evidences to prove that the quality and titles of goods or services participating in such trade fairs or exhibitions are suitable to the registered names and themes of such trade fairs or exhibitions;

b) There are evidences to prove that the reputation and titles of traders, organizations or individuals participating in trade fairs or exhibitions are suitable to the registered names and themes of such trade fairs or exhibitions.

Article 32.

Conferment of awards and grant of certificates of quality or titles to goods or services, certificates of reputation or titles of traders, organizations or individuals participating in trade fairs or exhibitions

The conferment of awards and grant of certificates of quality or titles to goods or services or certificates of reputation or titles of traders, organizations or individuals participating in trade fairs or exhibitions shall comply with relevant provisions of law.

Article 33.

Temporary import and re-export of goods and services for participation in trade fairs or exhibitions in Vietnam; temporary export and re-import of goods and services for participation in overseas trade fairs or exhibitions

The temporary import and re-export of goods and services for participation in trade fairs and exhibitions in Vietnam; temporary export and re-import of goods and services for participation in overseas trade fairs or exhibitions shall comply with the provisions of customs law and other relevant provisions of law.

Section 2. ORDER AND PROCEDURES FOR REGISTRATION FOR ORGANIZATION OF OR PARTICIPATION IN TRADEFAIRS AND EXHIBITIONS

Article 34.

Organization of trade fairs or exhibitions in Vietnam

1. The organization of trade fairs or exhibitions must be registered with provincial/municipal Trade Services of localities where such trade fairs or exhibitions are to be organized before the first day of October of the year preceding the year of organization thereof.

2. Provincial/municipal Trade Services shall certify in writing the registration for organization of trade fairs or exhibitions by traders or organizations engaged in commerce-related activities before the first day of November of the year preceding the year of organization of such trade fairs or exhibitions. Where they refuse to certify the registration for organization of trade fairs or exhibitions, provincial/municipal Trade Services must notify such in writing and clearly state the reasons for refusal before the deadline specified in this Clause.

3. Where two or more traders or organizations engaged in commerce-related activities register for organization of trade fairs or exhibitions under the same name and theme, on the same date and at the same venue, provincial/municipal Trade Services shall organize consultations to select traders or organizations engaged in commerce-related activities to organize such trade fairs or exhibitions.

4. Where the consultations mentioned in Clause 3 of this article fails, provincial/municipal Trade Services shall decide to certify the registration for a trader or organization engaged in commerce-related activities to organize the trade fair or exhibition on the following grounds:

a) Results of organization of similar trade fairs or exhibitions;

b) Capability to organize trade fairs or exhibitions;

c) Experience in organizing trade fairs or exhibitions under the same name and theme or similar trade fairs or exhibitions;

d) Appraisals by concerned goods line associations.

5. Within 30 (thirty) days after the end of a trade fair or exhibition, traders or the organizations engaged in commerce-related activities must report in writing to provincial/municipal Trade Services on the results of organization of such trade fair or exhibition according to the contents registered with provincial/municipal Trade Services.

Article 35.

Modification and supplementation of contents of registration for organization of trade fairs or exhibitions in Vietnam

1. In case of modification or supplementation of contents of the registration for organization of a trade fair or exhibition, traders or organizations engaged in commerce-related activities must send a written notice thereon to the provincial/municipal Trade Service at least from 30 (thirty) to 45 (forty five) days before the opening date of such trade fair or exhibition, depending on the registration contents guided by the Ministry of Trade.

2. The provincial/municipal Trade Service shall certify in writing the modification or supplementation of the registration for organization of a trade fair or exhibition within 10 (ten) working days after receiving the valid registration. Where it refuses to certify the modification or supplementation, the provincial/municipal Trade Service shall reply in writing and clearly state the reasons therefor within the time limit specified in this Clause.

Article 36.

Organization of participation by traders, organizations or individuals in overseas trade fairs or exhibitions

1. The organization of participation by traders, organizations or individuals in an overseas trade fair or exhibition must be registered with the Ministry of Trade before the first day of October of the year preceding the year of organization of such trade fair or exhibition.

2. The Ministry of Trade shall certify in writing the registration for organization of participation by traders, organizations or individuals in an overseas trade fair or exhibition before the first day of November of the year preceding the year of organization of such trade fair or exhibition. Where it refuses to certify the registration, the Ministry of Trade must notify the refusal in writing and clearly state the reasons therefor within the time limit specified in this Clause.

3. Where two or more traders or organizations engaged in commerce-related activities register for organization of trade fairs or exhibitions under the same name or theme or at the same time and venue overseas, the Ministry of Trade shall organize consultations to select a trader or organization engaged in commerce-related activities to organize the participation by other traders, organizations or individuals in such overseas trade fairs or exhibitions.

4. Where the consultations mentioned in Clause 3 of this Article fail, the Ministry of Trade shall decide to give the certification to a trader or organization engaged in commerce-related activities permitting it to organize the participation by other traders, organizations or individuals in the overseas trade fairs or exhibitions on the following grounds:

a) Results of organization of overseas trade fairs or exhibitions;

b) Capability to organize overseas trade fairs or exhibitions;

c) Experience in organizing trade fairs or exhibitions under the same name and theme or similar overseas trade fairs or exhibitions;

d) Appraisals by concerned goods line associations.

5. Within 30 (thirty) days after the end of an overseas trade fair or exhibition, traders or organizations engaged in commerce-related activities and organizing the participation by other traders, organizations or individuals in such overseas trade fair or exhibition must report in writing to the Ministry of Trade on the results of organization of participation in the overseas trade fair or exhibition according to the contents already registered with the Ministry of Trade.

6. Traders that organize by themselves overseas trade fairs or exhibitions for their goods and/or services shall not have to comply with the provisions of Clauses 1, 2, 3 and 5 of this Article.

Article 37.

Modification and supplementation of contents of registrations for organization of overseas trader fairs and exhibitions

1. In case of modification or supplementation of contents of the registration for organization of an overseas trade fair or exhibition, traders or organizations engaged in commerce-related activities must send a written notice thereon to the Ministry of Trade at least from 30 (thirty) to 45 (forty five) days before the opening date of such trade fair or exhibition, depending on the registration contents guided by the Ministry of Trade.

2. The Ministry of Trade shall certify in writing the modification or supplementation of the registration for organization of an overseas trade fair or exhibition within 10 (ten) working days after receiving the valid registration. Where it refuses to certify the modification or supplementation, the Ministry of Trade shall reply in writing and clearly state the reasons therefore within the time limit specified in this Clause.

Article 38.

Contents to be registered for organization of trade fairs and exhibitions

A dossier of registration for organization of a trade fair or exhibition defined in Clause 1, Article 34 and Clause 1, Article 36 of this Decree comprises:

1. A written registration for organization of a trade fair or exhibition, made according to a form set by the Ministry of Trade. Contents to be registered for organization of a trade fair or exhibition stating names and addresses of traders or organizations engaged in commerce-related activities that organize the trade fair or exhibition; the name and theme of the trade fair or exhibition (if any); the time and venue of the trade fair or exhibition; the intended scope of the trade fair or exhibition.

2. A copy of the business-investment registration certificate, the establishment decision or another decision of equivalent legal validity as provided for by law.

3. Evidences proving that the quality and titles of goods or services or the reputation or titles of traders, organizations or individuals participating in the trade fair or exhibition are compatible with the name and theme of such trade fair or exhibition (if any).

Chapter V

INSPECTION, EXAMINATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 39.

Inspection and examination

1. In the course of conducting trade promotion activities, traders and organizations engaged in commerce-related activities and individuals engaged in independent commercial activities must submit to the inspection and examination by competent agencies according to the provisions of Vietnamese law. The inspection and examination of trade promotion activities must be conducted according to proper functions and powers and comply with the provisions of law on inspection and examination.

2. State officials and civil servants who take advantage of inspection and examination to seek personal benefits, harass or cause troubles to persons engaged in trade promotion activities shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they

must pay compensations therefor according to the provisions of law.

Article 40.

Handling of violations

If violating this Decree, traders and organizations engaged in commerce-related activities and individuals engaged in commercial activities shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to the provisions of law.

Article 41.

Complaints and denunciations

1. Traders and organizations engaged in commerce-related activities and individuals engaged in commercial activities may lodge their complaints or denunciations about illegal decisions and acts of state officials or civil servants causing troubles to them. The lodging and settlement of complaints and denunciations shall comply with the provisions of law on complaints and denunciations.

2. Persons competent to settle complaints and denunciations who fail to settle lodged complaints and denunciations, show irresponsibility in the settlement or make unlawful settlement shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they must pay compensations therefor according to the provisions of law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 42.

Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

2. Decree No. 32/1999/ND-CP dated May 5, 1999, on sales promotion, commercial advertisement, trade fairs and exhibitions, shall cease to be effective as from the effective date of this Decree.

Article 43.

Organization of implementation

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to guide and implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 37/2006/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất