Thông tư liên tịch 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP của Bộ Xây dựng và Ban Vật giá Chính phủ về việc hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn

thuộc tính Thông tư liên tịch 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP

Thông tư liên tịch 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP của Bộ Xây dựng và Ban Vật giá Chính phủ về việc hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn
Cơ quan ban hành: Ban Vật giá Chính phủ; Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/1999/TTLT/BXD-BVGCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Lê Văn Tân; Nguyễn Tấn Vạn
Ngày ban hành:16/06/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ XÂY DỰNG - BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ
SỐ 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ VÀ THẨM QUYỀN
QUYẾT ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH ĐÔ THỊ,
KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM DÂN CƯ NÔNG THÔN

 

Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thoả mãn nhu cầu nước sạch cho xã hội, nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn rất cấp bách.

Ngày 28 tháng 4 năm 1997, Bộ Xây dựng - Ban Vật giá Chính phủ đã ban hành Thông tư liên bộ số 02/TTLB hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn. Đến nay, do có những thay đổi về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, nguồn vốn đầu tư và tổ chức quản lý của các nhà máy nước, nên cần thiết phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Thi hành Chỉ thị số 40/1998/CT-TTg ngày 14/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và phát triển cấp nước đô thị, Bộ Xây dựng và Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch, áp dụng thống nhất tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn trong cả nước như sau:

 

A. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH:

 

I. NGUYÊN TẮC VỀ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH:

 

1. Định giá tiêu thụ nước sạch phải thể hiện đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong mối quan hệ mật thiết giữa phát triển kinh tế với đời sống xã hội.

2. Giá tiêu thụ nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ, có xét đến khả năng chi trả của khách hàng và trả nợ vốn vay để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch duy trì và phát triển;

3. Giá tiêu thụ nước sạch được quy định cụ thể và hợp lý cho từng đối tượng tiêu thụ nước sạch: dùng cho sinh hoạt của các hộ dân cư và các cơ quan hành chính sự nghiệp; dùng cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ (là hộ dùng nước sạch để sản xuất, kinh doanh dịch vụ). Giá tiêu thụ nước sạch theo mục đích sử dụng không phân biệt doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam và người nước ngoài.

 

 

II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH VÀ
GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH

 

1. Giá thành sản xuất nước sạch.

Giá thành sản xuất nước sạch bao gồm các khoản mục chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

a- Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm như: Tiền nước thô (đối với các doanh nghiệp phải mua nước thô); Vật liệu phụ cho công tác xử lý nước; Nhiên liệu, động lực;....

Chi phí vật tư được xác định trên cơ sở:

+ Lượng vật tư sử dụng không vượt quá định mức do cấp có thẩm quyền ban hành (Không kể vật tư hao hụt trong thu mua và bảo quản).

+ Giá vật tư: là giá do nhà nước công bố và giá thị trường hợp lý tại thời điểm tính toán.

b- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất nước.

Chi phí tiền lương được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền duyệt và số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch chưa có đơn giá tiền lương thì căn cứ vào định mức lao động, thang bậc lương hiện hành và tính chất công việc để xác định chi phí tiền lương hợp lý, sau khi được cấp có thẩm quyền thẩm định.

Chi phí tiền ăn giữa ca phải chi cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của doanh nghiệp theo các chế độ hiện hành của Nhà nước.

c- Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp, ăn ca trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của cán bộ nhân viên phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên.

Khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng được xác định trên cơ sở:

- Đối với những TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước:

Thực hiện việc quản lý, sử dụng và trích KHTSCĐ theo Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính và các văn bản pháp lý khác có liên quan.

- Đối với những TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn khác:

Thực hiện việc quản lý, sử dụng TSCĐ theo quy định trên; nhưng việc trích KHTSCĐ thực hiện theo thời hạn vay vốn đầu tư của dự án cấp nước bằng vốn vay của nước ngoài, tổ chức tài chính Quốc tế và thời hạn vay vốn của các nguồn vốn khác.

2. Giá thành toàn bộ của nước sạch:

Giá thành toàn bộ của nước sạch bao gồm giá thành sản xuất nước sạch, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

a- Giá thành sản xuất nước sạch (đã nêu ở mục II.1)

b- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ như: tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền ăn giữa ca, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của nhân viên bán hàng; Chi phí quảng cáo, chi phí dịch vụ mua ngoài....

Chi phí bán hàng được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước.

c- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các khoản chi phí có tính chất chung của toàn doanh nghiệp như: Khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp (theo nguyên tắc như ở mục chi phí sản xuất chung); Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, ăn ca trả cho Ban Giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phí khác bằng tiền chung cho toàn doanh nghiệp như: Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, phí kiểm toán, chi phí tiếp tân, giao dịch, trích nộp cấp trên, chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, cải tiến, chi bảo vệ môi trường, chi phí giáo dục, đào tạo, chi y tế cho người lao động của doanh nghiệp, chi phí cho lao động nữ theo chế độ quy định hiện hành.

Giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch bao gồm các khoản mục dưới đây:

 

STT

Nội dung chi phí

Ký hiệu

1

Chi phí vật tư trực tiếp

Cvt

2

Chi phí nhân công trực tiếp

CNc

3

Chi phí sản xuất chung

Csxc

4

Cộng giá thành sản xuất ( 1+2 +3)

CP

5

Chi phí bán hàng:

CB

6

Chi phí quản lý doanh nghiệp

CQ

 

Giá thành toàn bộ (4+5+6)

GTtb

[M(1] 

3. Sản lượng nước thương phẩm:

Sản lượng nước thương phẩm được xác định theo công thức sau:

SLtp = SLsx - SLhh

SLtp: Sản lượng nước thương phẩm;

SLsx: sản lượng nước sản xuất là lượng nước tính theo kế hoạch khai thác trong năm của từng nhà máy nước do UBND tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc Trung ương (trong Thông tư này gọi tắt là UBND tỉnh) quy định.

SLhh: sản lượng nước hao hụt là lượng nước thất thoát, thất thu do thực trạng kỹ thuật và trình độ quản lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch của từng doanh nghiệp cấp nước. Sản lượng nước hao hụt được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với sản lượng nước sản xuất, tỷ lệ sản lượng nước hao hụt cụ thể của từng nhà máy do UBND tỉnh quyết định. Tỷ lệ hao hụt quy định cho đến năm 2000 tối đa không vượt quá 30% đối với hệ thống cấp nước mới là 40% đối với hệ thống cấp nước cũ (trong đó bao gồm nước để sục rửa hệ thống kỹ thuật nhà máy theo quy định). Tỷ lệ hao hụt này sẽ được điều chỉnh theo từng thời gian dựa theo tình hình đầu tư, nâng cấp hệ thống kỹ thuật và quá trình nâng cao năng lực quản lý của các nhà máy.

4. Giá tiêu thụ nước sạch (chưa có thuế giá trị gia tăng).

a- Giá tiêu thụ bình quân.

Giá tiêu thụ bình quân được xác định theo công thức sau:

 

 


Gttbq

 

=

GTtb

 

SLtp

 

+

 

TNct

 

+

 

Ftn

Gttbq: Giá tiêu thụ bình quân;

GTtb: Giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch sản xuất;

SLtp: Sản lượng nước thương phẩm;

TNct: Thu nhập chịu thuế tính trước (tức là lợi nhuận định mức cũ);

Ftn: Chi phí thoát nước .

- Thu nhập chịu thuế tính trước do UBND tỉnh, căn cứ những quy định hiện hành về chế độ quản lý tài chính để quy định cụ thể cho từng doanh nghiệp.

- Chi phí thoát nước: là chi phí được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá thành toàn bộ và được dùng để nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương Chủ tịch UBND tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ chi phí thoát nước nhưng tối thiểu không thấp hơn 10% giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch. Số tiền thu về chi phí thoát nước do UBND tỉnh, căn cứ vào luật ngân sách để quy định việc quản lý, sử dụng nhằm phục vụ cho việc nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, khoản tiền này không thuộc thu nhập của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch.

b- Giá tiêu thụ nước sạch cho từng đối tượng:

Căn cứ vào giá tiêu thụ nước sạch bình quân và lượng nước sạch sử dụng của từng đối tượng ở địa phương để xác định hệ số tính giá cho phù hợp.

Giá tiêu thụ nước sạch được quy định theo phương pháp luỹ tiến. Mức sau cao hơn mức trước để khuyến khích các hộ sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí.

Việc xác định mức giá cụ thể cho từng đối tượng sử dụng phụ thuộc vào lượng nước sử dụng của mỗi loại đối tượng, nhưng phải đảm bảo giá tiêu thụ nước sạch bình quân (ở mục 4.a nêu trên).

Đối với những hộ tiêu thụ nước sạch mà chưa lắp được đồng hồ đo lượng tiêu thụ nước sạch thì tạm thời áp dụng giá khoán với mức tiêu thụ quy định cho một hộ dân cư sử dụng là 20 M3/tháng.

Hệ số tính giá áp dụng cho từng đối tượng sử dụng nước sạch không được vượt quá hệ số tính giá tối đa trong bảng sau:

 

Đối tượng sử dụng nước

Lượng nước sạch sử dụng của các đối tượng trong tháng

Hệ số tính giá tối đa

 

Mức

Tỷ lệ(%)

 

Sinh hoạt các hộ dân cư

16 M3 đầu tiên

SH1

0,8

 

từ trên 16 M3 đến 25M3

SH2

1,0

 

từ trên 25 M3 đến 35 M3

SH3

1,2

 

trên 35M3

SH4

1,5

Cơ quan Hành chính sự nghiệp

Theo thực tế sử dụng

HC

1,2

Các hoạt động sản xuất vật chất

Theo thực tế sử dụng

SX

2

Kinh doanh dịch vụ

Theo thực tế sử dụng

DV

3,5

Bình quân tổng sản lượng nước thương phẩm

 

100

1

 

Trường hợp đặc biệt, đối với doanh nghiệp có sản lượng nước sạch sản xuất ra được tiêu thụ chủ yếu dùng cho sinh hoạt các hộ dân cư, thì hệ số tính giá được phép quy định vượt hệ số tính giá tối đa áp dụng cho 16 M3 đầu tiên để đảm bảo hệ số giá tiêu thụ nước sạch bình quân bằng 1.

Trường hợp nếu tính đúng, tính đủ theo hướng dẫn trên đây, giá tiêu thụ nước sạch cao hơn giá bán hiện hành thì UBND tỉnh cần có giải pháp xử lý dần từng bước, để trong thời gian ngắn giá tiêu thụ nước sạch đảm bảo tính đúng, tính đủ. Trước mắt giá tiêu thụ nước sạch không thấp hơn 75% theo phương án giá đã tính đúng, tính đủ.

 

B. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ
GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH:

 

1. Từng thời kỳ, tuỳ theo tình hình thực tế của việc sản xuất và tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn, Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi phương pháp định giá tiêu thụ nước sạch cho phù hợp.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giá tiêu thụ và giá thanh toán nước sạch (là giá người sử dụng nước phải trả và được xác định bằng giá tiêu thụ nước sạch cộng với thuế giá trị gia tăng) tại địa phương, chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra tình hình chấp hành giá tiêu thụ nước sạch tại đô thị, khu công nghiệp và cụm dân cư nông thôn.

3. Công ty sản xuất - kinh doanh nước sạch trình UBND tỉnh phương án giá tiêu thụ nước sạch. Sở Tài chính - Vật giá tỉnh phối hợp với Sở Xây dựng, hoặc Sở Giao thông - Công chính thẩm định phương án giá tiêu thụ nước sạch trình UBND tỉnh. Hàng năm, các cơ quan chức năng của tỉnh có trách nhiệm rà soát các yếu tố hình thành giá tiêu thụ nước sạch để UBND tỉnh xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

4. Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nước sạch phải thường xuyên kiểm tra tình hình tiêu thụ và thanh toán tiền nước của các hộ tiêu thụ, kịp thời có biện pháp khắc phục tình trạng thất thoát lượng nước và chống thất thu tiền nước.

 

 

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các công ty sản xuất kinh doanh nước sạch lập phương án giá tiêu thụ nước sạch, tổ chức thẩm định phương án giá và quyết định giá tiêu thụ và giá thanh toán nước sạch tại địa phương; đồng thời gửi quyết định này về Bộ Xây dựng và Ban Vật giá Chính phủ để theo dõi.

2. Bộ Xây dựng và Ban Vật giá Chính phủ tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc xây dựng, ban hành và quản lý giá tiêu thụ và giá thanh toán nước sạch theo nội dung của Thông tư này đối với tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 02/TTLB, ngày 28/4/1997.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương phản ảnh kịp thời về Bộ Xây dựng và Ban Vật giá Chính phủ để xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.


 [M(1]

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
THE GOVERNMENT PRICING COMMITTEE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 03/1999/TTLT-BXD-BVGCP
Hanoi, June 16, 1999
 
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE METHOD OF DETERMINING AND COMPETENCE TO DECIDE CONSUMPTION PRICES OF CLEAN WATER IN URBAN AREAS, INDUSTRIAL PARKS AND RURAL POPULATION CLUSTERS
Clean water is a product essential for the daily life, production and service activities of all population strata. The supply of clean water to satisfy the entire society’s demand therefor, especially in urban areas, industrial parks and rural population clusters, has become an extremely imperative issue.
On April 28, 1997, the Ministry of Construction and the Government Pricing Committee issued Joint Circular No. 02/TTLB to guide the method of determining and the competence to decide the consumption prices of clean water in urban areas, industrial parks and rural population clusters. Due to numerous changes in the Law on Enterprise Income Tax and the Law on Value Added Tax, the investment capital sources and management organization in water plants, it is necessary to make appropriate amendments and supplements.
In furtherance of the Prime Minister’s Directive No. 40/1998/CT-TTg of December 14, 1998 on enhancing the management and development of urban water supply, the Ministry of Construction and the Government Pricing Committee hereby jointly guide the method of determining and the competence to decide the consumption prices of clean water to be uniformly applied in urban areas, industrial parks and rural population clusters, as follows:
A. THE PRINCIPLE FOR AND METHOD OF DETERMINING THE CLEAN WATER CONSUMPTION PRICES
I. THE PRINCIPLE FOR DETERMINING CLEAN WATER CONSUMPTION PRICES:
1. The determination of clean water consumption prices must demonstrate the Party’s and the State’s guidelines, viewpoints and policies in the cohesive relationship between the economic development and the social life;
2. The clean water consumption prices must be calculated to correctly and fully cover costs arising in the course of production, distribution and consumption, with the customers’ payment capability and the clean water producing and trading enterprises’ loan repayment capability being taken into account, so that such enterprises can maintain and develop their operation.
3. The clean water consumption prices shall be set specifically and rationally for each kind of clean water consumers: clean water used for daily life by households and administrative and non-business agencies; for production, business and/or services (households using clean water for their production, business and/or service activities). The clean water consumption prices shall be set according to its use purposes, irrespective of whether the consumers are domestic enterprises, foreign-invested enterprises, Vietnamese or foreigners.
II. THE METHOD OF DETERMINING CLEAN WATER PRODUCTION COST AND CONSUMPTION PRICE
I. Clean water production cost:
The clean water production cost includes direct materials cost, direct labor cost and general production cost.
a/ Direct materials cost: is the cost of raw materials, fuel and materials used to directly turn out the product, such as: cost of crude water (for enterprises that have to buy crude water); auxiliary materials for water treatment; fuels and power;...
The materials cost shall be determined on the following basis:
+ The used materials volume, that must not exceed the limits set by the competent authority (excluding materials lost during the course of procurement and preservation).
+ The materials prices: are those publicized by the State and reasonable market prices at the time of calculation.
b/ Direct labor cost: includes amounts paid to laborers directly engaged in water production, including: wages and salaries, remuneration and allowances of wage nature, shift meal grant, social insurance and health insurance premium, and trade union fund.
The wage expense shall be determined on the basis of wage unit prices approved by the competent State agency, and the quantity and quality of finished products. For clean water producing and trading enterprises having no wage unit prices, the labor norms, current wage grades and levels and the job’s characteristics shall serve as bases for determination of reasonable wage expense, after they are evaluated by the competent authority.
The mid-shift meal grant shall be paid to the laborers engaged in business operations of the enterprises according to the current regulations.
The expenses for social insurance, health insurance and trade union fund shall be calculated on the basis of the enterprises’ wage funds according to the State’s current regulations.
c/ General production cost: is general expenses arising at workshops and business sections of enterprises such as: wages, allowances, shift meal grant paid to workshop laborers, expenses for materials, tools and instruments supplied to workshops; social insurance, health insurance and trade union fund for workshop officials and employees; fixed asset depreciation; expenses for services purchased from outside; and expenses in cash other than those mentioned above.
Depreciation of fixed assets used at workshops shall be determined on the following basis:
- For fixed assets created from the State budget’s capital source:
The management, use and depreciation of such fixed assets shall comply with the Ministry of Finance’s Decision No.1062-TC/QD/CSTC of November 14, 1996 and other relevant legal documents.
- For fixed assets created from other capital sources:
The management and use of such fixed assets shall comply with the above-said regulations; but the deduction of their depreciation shall be made according to the terms of water supply projects’ investment loans from foreign countries, international financial institutions and other sources.
2. The overall production cost of clean water:
The overall production cost of clean water includes the clean water production cost, sale expense and enterprise management expense.
a/ The clean water production cost (already mentioned in Section II.1)
b/ Sale expense: includes all expenses related to the sale of product or service such as: wages, allowances of wage nature, mid-shift meal grant, social insurance and health insurance premium and trade union fund for the salesmen; expenses for advertisement and services purchased from outside,...
Sale expense shall be determined according to the State’s current regulations.
c/ Enterprise management expense: includes expenses for the enterprise-managing and-running apparatus and those for the entire enterprise, such as: depreciation of fixed assets used in service of the enterprise-managing and-running apparatus (according to the principle mentioned in section of the general production cost); expenses for wages, remuneration, allowances and shift meal grant paid to the directorate and managerial personnel in various sections and divisions, social insurance, health insurance and trade union fund for the enterprise managing apparatus; expenses for materials and stationery, taxes and fees, expenses for services purchased from outside for the enterprise office and other expenses covered by common fund of the entire enterprise, such as: reserves for possible decrease of prices of goods in stock and bad debts; audit, guest reception and transaction expenses; deducted remittances to the superior authorities; expenses for scientific research and technological renewal; rewards for inventions and innovations, expenses for environmental protection, education, training and laborers’ healthcare, and allowance(s) for female laborers according to the current regimes.
The overall production cost of clean water product includes the following items:
Ordinal Expense contents Symbols number
1 Direct materials expense Cvt
2 Direct labor cost CNC
3 General production cost Csxc
4 Aggregate production cost (1+2+3) CP
5 Goods sale expense: CB
6 Enterprise management expense CQ
Overall production cost (4+5+6) GTtb
3. Commercial water output:
The commercial water output shall be determined according to the following formula:
SLtp = SLsx - SLhh
SLtp: commercial water output;
SLsx: water production output is the water volume calculated according to the annual exploitation plan of each water supply plant set by the People’s Committee of the province or centrally-run city (herein referred to as the provincial People’s Committee).
SLhh: water wastage is the lost water volume for which the charge cannot be collected due to the poor technical conditions and management level of each water supply plant during the process of its clean water production and distribution. The water wastage shall be determined in percentage on the water production output. The specific water wastage percentage of each plant shall be decided by the provincial People’s Committee. The wastage percentage set till the year 2000 must not exceed 30% for the new water supply system and 40% for the old water supply system (including water for washing the plants’ technical systems as prescribed). Such wastage percentage shall be readjusted for each period of time depending on the situation of investment, upgrading of technical systems and the raising of management capability of the plants.
4. Clean water consumption prices (without value added tax).
a/ Average consumption price
The average consumption price shall be determined by the following formula:

Gttbq
=
GTtb
+ TNct + Ftn
SLtp
 
Gttbq: Average consumption price;
GTtb: Overall production cost of clean water product;
SLtp: Commercial water output;
TNct: Pre-calculated taxable income (i.e. former norm profit);
Ftn: Water drainage expense
- The pre-calculated taxable income shall be set for each enterprise by the provincial People’s Committee on the basis of the current regulations on financial management regime.
- Water drainage expense is the one calculated in percentage on the overall production cost for the sewer dredging, regular repair and maintenance of water drainage system. Basing him/herself on the actual conditions of his/her locality, the president of the provincial People’s Committee shall prescribe the specific level of water drainage expense, which must not be lower than 10% of the overall production cost of clean water product. The management and use of collected water drainage charge shall be prescribed on the basis of the State Budget Law by the provincial People’s Committee in service of the sewer dredging, regular repair and maintenance of the water drainage system. Such collection amount shall not be included in the income of the clean water producing and trading enterprises.
b/ Clean water consumption price applicable to each subject:
The appropriate price calculation coefficient shall be determined on the basis of the average clean water consumption price and the clean water volume consumed by each subject in the locality.
The clean water consumption price shall be calculated by the progressive method with higher and higher prices for larger and larger consumed volume of water, in order to encourage households to use water economically and avoid wastefulness.
The specific price for each water consumer shall be determined on the basis of the average water volume used by each kind of consumers, but must not be lower than the average clean water consumption price (mentioned in Section 4.a above).
For households consuming clean water without having had watermeters installed, the presumptive consumption price of 20m3/month/household shall be provisionally applied.
The price calculation coefficient applicable to each clean water consumer must not exceed the maximum price calculation coefficients specified in the following table:

Water consumers or use purposes
Clean water volume consumed by subjects in the month
Maximum price calculation coefficient
Level
Rate %
 
For households’
 
 
 
Administrative and non-business agencies
Material production activities
Service business
First 16 M3
From over 16 M3 to 25 M3
From over 25 M3 to 25 M3
Over 35 M3
According to actually consumed volume
According to actually consumed volume
According to actually consumed volume
SH1
SH2
SH3
SH4
HC
SX
DV
0.8
1.0
1.2
1.5
1.2
2
3.5
Average total commercial water output
100
1
 
In special cases where enterprises produce their clean water chiefly for daily life of households, the applicable price calculation coefficient shall be may be set higher than the maximum price calculation coefficient applicable to the first 16 m3, in order to ensure that the average clean water consumption price coefficient is 1.
In cases where the clean water consumption price, after being accurately and adequately calculated according to the above guidance, is higher the current sale price, the provincial People’s Committee shall have to readjust it step by step, so as to ensure that such clean water consumption price shall soon be accurately and adequately calculated. For the immediate future, the clean water consumption price must not be lower than 75% of that already accurately and adequately calculated.
B. THE COMPETENCE TO DECIDE AND CONTROL CLEAN WATER CONSUMPTION PRICES
1. In each period, basing itself on the actual situation of the production and consumption of clean water in urban areas, industrial parks and rural population clusters, the Ministry of Construction shall assume the prime responsibility and coordinate with the Government Pricing Committee in studying, supplementing and amending the method of determining the clean water consumption price to make it more appropriate.
2. The provincial People’s Committees shall decide the clean water consumption prices and payment prices (to be paid by the water consumers and determined equal to the clean water consumption prices plus value added tax) in their respective localities, and direct the functional bodies in inspecting the observance of the clean water consumption prices in urban areas, industrial parks and rural population clusters.
3. The clean water producing and trading companies shall submit to the provincial People’s Committees plans of clean water consumption prices. The provincial/municipal Finance and Pricing Services shall coordinate with the provincial/municipal Construction Services or provincial/municipal Communication and Public Work Services in evaluating the plans of clean water consumption prices, then submitting them to the provincial People’s Committees. Annually, the provincial functional bodies shall have to revise the factors constituting the clean water consumption price, then propose them to the provincial People’s Committees for appropriate amendments and supplements thereto.
4. Clean water producing and trading enterprises shall have to regularly inspect the water consumption and water charge payment by consuming households, and take timely measures to tackle water wastage and under-collection of water charges.
C. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall direct the clean water producing and trading companies in devising plans on clean water consumption prices, organize the evaluation thereof and decide the clean water consumption prices and payment prices in their respective localities; and at the same time send their decisions to the Ministry of Construction and the Government Pricing Committee for monitoring purpose.
2. The Ministry of Construction and the Government Pricing Committee shall organize the periodical or irregular inspections of the formulation, promulgation and management of clean water consumption and payment prices by all provinces and centrally-run cities as well as clean water producing and trading enterprises according to the provisions of this Circular.
This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces Joint-Circular No.02/TTLB of April 28, 1997.
Any problems arising in the course of implementation of this Circular shall be reported by the localities to the Ministry of Construction and the Government Pricing Committee for study and appropriate amendments and supplements.
 

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
VICE MINISTER




Nguyen Tan Van
THE GOVERNMENT PRICING COMMITTEE
DEPUTY HEAD




Le Van Tan

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe