Thông tư 73A-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 55-CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế doanh thu và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế doanh thu
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 73A-TC/TCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 73A-TC/TCT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành: | 30/08/1993 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 73A-TC/TCT
BỘ TÀI CHÍNH Số: 73A-TC/TCT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 1993 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 73A TC/TCT NGÀY 30-8-1993 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 55-CP NGÀY 28-8-1993 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ DOANH THU VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ DOANH THU
Căn cứ vào Luật thuế doanh thu được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 5 tháng 7 năm 1993.
Căn cứ vào Nghị định số 55-CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế doanh thu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
Theo Điều 1 Luật thuế doanh thu, đối tượng nộp thuế doanh thu bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh; các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài (gọi chung là cơ sở kinh doanh); thuộc các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các hình thức hoạt động, có địa điểm kinh doanh cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hoặc không thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam; nếu có phát sinh doanh thu từ các hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế doanh thu.
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế doanh thu và Điểu 2 Nghị định số 55-CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ, doanh thu các hoạt động sau đây không thuộc diện chịu thuế doanh thu:
1. Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá nông nghiệp thuộc diện nộp thuế nông nghiệp hoặc thuế sử dụng đất nông nghiệp, do người sản xuất trực tiếp bán các sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế, như: phơi, sấy, phân loại để bảo quản.
2. doanh thu tiêu thụ mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do đơn vị trực tiếp sản xuất bán ra.
3. doanh thu xuất khẩu hàng hoá trong các trường hợp cụ thể dưới đây: - Hàng hoá do đơn vị tư sản xuất và trực tiếp xuất khẩu hoặc trực tiếp gia công cho nước ngoài theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài.
- Hàng hoá do đơn vị tự sản xuất bán hoặc uỷ thác cho tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế và giấy phép xuất khẩu.
4. Các khoản thu về phí, lệ phí và đã nộp vào Ngân sách Nhà nước theo Quyết định số 276-CT ngày 28-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Theo quy định Điều 13 Nghị định số 55-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ, tạm thời chưa thu thế doanh thu đối với các hoạt động sau:
1. Các hoạt động in và xuất bản (không kể hoạt động quảng cáo): báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, tạp chí chuyên ngành, áp phích, tranh tuyên truyền cổ động, in và xuất bản chân dung lãnh tụ, làm tượng lãnh tụ, in tiền.
2. Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình kế hoạch bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Hoạt động trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp của các trạm thuỷ nông; duy trì đàn giống gốc gia súc, gia cầm.
3. Phí bảo hiểm học sinh, vật nuôi, cây trồng và các loại bảo hiểm không mang tính kinh doanh như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
4. Kinh doanh trực tiếp giết mổ gia súc đã nộp thuế sát sinh.
5. Bán phế liệu phế phẩm thu hồi đã hạch toán giảm giá thành, phí lưu thông như: trấu trong xay xát gạo, bao bì ngoài vốn thu hồi... Phế liệu phế phẩm không tính thuế theo điểm này, không bao gồm các sản phẩm phụ, phụ phẩm thu được trong quá trình sản xuất sản phẩm chính như: tấm, cám trong xay xát gạo, khô lạc trong sản xuất ép dầu lạc, các hợp chất thu hồi trong khai thác quặng.
6. Các hoạt động: sửa chữa, duy tu bảo dưỡng đường bộ, đường thuỷ, cầu cống, đê đập, hồ, mương máng, kênh, thoát nước thành phố, thị xã; xây dựng nhà tình nghĩa; phục chế các công trình văn hoá, nghệ thuật; giữ gìn vệ sinh môi trường, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh, chiếu sáng đô thị bằng nguồn vốn sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc tiền đóng góp của nhân dân.
7. Thăm dò địa chất, đo đạc lập bản đồ.
8. Bán tài sản cố định (không bao gồm tiền chuyển giao quyền sử dụng đất gắn với nhà xưởng, kho tàng, cừa hàng). Tài sản cố định là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng... đã được ghi váo sổ tài sản cố định của doanh nghiệp để tính khấu hao.
9. Các hoạt động phục vụ bữa ăn hàng ngày trong các trường học, cơ quan, xí nghiệp, lực lượng vũ trang do đơn vị tự tổ chức phục vụ nội bộ. Nếu hoạt động này do đơn vị, cá nhân kinh doanh thì đơn vị, cá nhân phải nộp thuế doanh thu theo Luật thuế doanh thu.
Theo Điều 7 Luật thuế doanh thu, căn cứ tính thuế doanh thu là doanh thu chịu thuế và thuế suất.
Doanh thu chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, bán tài sản là hàng hoá ; tiền gia công, tiền cước vận tải, tiền hoa hồng, tiền dịch vụ... phát sinh trong kỳ nộp thuế, sau khi thực hiện việc bán hàng, trả hàng gia công hoặc cung ứng dịch vụ, chưa trừ một khoản phí tổn nào vá đã hạch toán và kết quả tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Doanh thu chịu thuế được quy định phù hợp với đặc điểm từng hoạt động kinh doanh như sau:
Riêng đối với sản xuất điện, doanh thu tính thuế là doanh thu điện thương phẩm.
Hoạt động xây dựng bao gồm cả các hoạt động xây lắp, làm đường, cầu cống, trang trí nội thất, lắp đặt hệ thống điện, nước, lắp đặt máy móc thiết bị gắn với công trình xây dựng. Riêng lắp đặt máy móc thiết bị toàn bộ gắn với công trình xây dựng, doanh thu tình thuế không tính giá trị máy móc thiết bị.
Các đơn vị kinh doanh thương nghiệp có đủ các điều kiện dưới đây dược áp dụng tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng ghi trên hoá đơn bán hàng với giá mua hàng ghi trên hoá đơn mua hàng:
a) Các điều kiện được áp dụng tính thuế doanh thu trên chênh lệch:
- Đơn vị phải thực hiện đúng Pháp lệnh kế toán thống kê của Hội đồng Nhà nước đã ban hành theo lệnh công bố số 06 LCT-HĐNN ngày 10-5-1988 và các văn bản quy định chi tiết thi hành của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kế.
- Thực hiện đúng chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, thực hiện mua, bán hàng phải có hoá đơn, hoá đơn mua, bán hàng phải là loại hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc loại hoá đơn được Bộ Tài chính công nhận.
- Đăng ký với cơ quan thuế thực hiện nộp thuế doanh thu tính trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng (theo mẫu quy định).
Trường hợp cơ sở mua bán một số hàng hoá nhưng không thể lập được hoá đơn mua, bán hàng như: trực tiếp mua nông sản, thực phẩm tươi sống, thuỷ hải sản, lâm sản của người sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, mua hàng của cá nhân không hoạt động kinh doanh, bán lẻ hàng giá trị nhỏ thì phải ghi chép cập nhật vào bảng kê sổ mua hàng (do cơ quan thuế cấp hoặc xác nhận) để làm căn cứ tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng.
Cơ sở kinh doanh có đủ 3 điều kiện trên sẽ được cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị chấp nhận cho áp dụng tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng.
b) Xác định giá bán hàng và giá mua hàng để tính số chênh lệch.
- Giá bán hàng là giá bán thực tế ghi trên hoá đơn. Đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB).
- Giá mua hàng:
+ Đối với hàng mua trong nước là giá ghi trên hoá đơn mua hàng, kể cả bao bì mua kèm để đóng gói hàng hoá (nếu có). Nhưng không bao gồm chi phí bốc xếp, cước vận chuyển về khó, khoản bảo toàn vốn, cũng như các khoản thuộc chi phí lưu thông của đơn vị.
+ Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập (giá CIF) cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có).
Đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế doanh thu trên số chênh lệch được bù trừ chênh lệch giữa các mặt hàng, nhóm hàng có cùng thuế suất để tính thuế doanh thu phải nộp hàng tháng và được bù trừ giữa các tháng trong cùng quý để tính số thuế doanh thu phải nộp của cả quý.
Trong một đơn vị có hoạt động kinh doanh thương nghiệp, thuế doanh thu đối với kinh doanh thương nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp: nộp thuế trên tổng doanh thu bán hàng hoặc nộp thuế trên số chênh lệch giữa giá bán hàng với giá mua hàng (nếu có đủ điều kiện). Nếu đơn vị có hoạt động kinh doanh khác thì phải hạch toán riêng và nộp thuế doanh thu theo thuế suất của ngành nghề kinh doanh.
a) Những cơ sở có đủ điều kiện sau đây mới được công nhận là đại lý, uỷ thác và được nộp thuế doanh thu tính trên tiền hoa hồng.
- Có giấy phép kinh doanh về hoạt động đại lý, uỷ thác.
- Có hợp đồng giữa bên giao và bên nhận hàng đại lý, uỷ thác. Trong hợp đồng phải ghi rõ số lượng, loại hàng, giá cả và tiền hoa hồng được hưởng.
Hợp đồng đại lý, uỷ thác phải gửi 1bản cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở để theo dõi.
- Thực hiện việc bán hàng đại lý, mua hàng uỷ thác đúng giá ghi trong hợp đồng.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, hạch toán rõ ràng, chính xác doanh thu mua, bán hàng hoa hồng được hưởng về hoạt động đại lý, uỷ thác và các chi phí có liên quan.
Nếu không có đủ các điều kiện nói trên hoặc trường hợp bên nhận uỷ thác trực tiếp bỏ vốn mua hàng hoá để bán thì doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng.
Trường hợp Bên nhận uỷ thác thực hiện khép kín, nhận cả uỷ thác mua và thực hiện luôn cả uỷ thác bán (uỷ thác nhập rồi nhận luôn uỷ thác bán) thì Bên nhận uỷ thác ngoài việc nộp thuế doanh thu trên hoa hồng được hưởng còn phải nộp thay thuế doanh thu cho Bên đi uỷ thác tính trên doanh số bán hàng hoá (sau khi trừ hoa hồng). Thuế doanh thu này được trừ vào tiền thanh toán cho Bên đi uỷ thác.
Trường hợp nhận đại lý, uỷ thác bán hộ cho Bên nước ngoài thì Bên nhận đại lý, nhận uỷ thác ngoài việc nộp thuế của mình trên phần hoa hồng được hưởng còn phải kê khai nộp thuế như sau:
- Nếu Bên nước ngoài thuộc nước đã ký "Hiệp định tránh đánh thuế hai lần" với Việt Nam, Bên nhận đại lý, nhận uỷ thác phải nộp thay thuế doanh thu cho Bên nước ngoài trước khi trả tiền cho Bên nước ngoài và nộp thay thuế lợi tức cho Bên nước ngoài và nộp thay thuế lợi tức cho bên nước ngoài theo thoả thuận ghi trong Hiệp định. Số thuế này được trừ vào
tiền hàng khi trả cho Bên nước ngoài.
- Nếu Bên nước ngoài thuộc nước chưa ký "Hiệp định tránh đánh thuế hai lần" với Việt Nam thì Bên nhận đại lý, nhận uỷ thác phải nộp thay thuế doanh thu cho Bên nước ngoài trước khi trả tiền cho Bên nước ngoài và nộp thay thuế lợi tức cho Bên nước ngoài theo hướng dẫn về thuế lợi tức của Bộ Tài chính. Số thuế này được trừ vào tiền hàng khi trả cho Bên nước ngoài.
b) Cơ sở kinh doanh nhận bán hàng ký gửi phải có giấy phép kinh doanh và kê khai, đăng ký nộp thuế về hoạt động bán hàng ký gửi, phải thực hiện chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn theo quy định của Nhà nước.
Khi nhận hàng ký gửi phải ghi ngay vào sổ, kèm theo chứng từ hoá đơn hoặc giấy gửi bán hàng của người gửi đối với trường hợp không đăng ký kinh doanh: tên, địa chỉ người gửi bán, loại hàng, số lượng và giá trị hàng gửi bán. Hàng tháng cơ sở kinh doanh phải kê khai doanh thu bán hàng ký gửi và hoa hồng được hưởng, thực hiện kê khai nộp thuế doanh thu theo Luật định.
- Bên nhận ký gửi phải nộp thuế doanh thu trên hoa hồng được hưởng.
- Bên đưa ký gửi, nếu là đơn vị sản xuất và là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ở nơi sản xuất. Nếu là mặt hàng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải nộp thuế doanh thu tại nơi nhận ký gửi tính trên doanh thu đã trừ hoa hồng ký gửi, do bên nhận ký gửi nộp thay và trừ vào tiền hàng trước khi trả tiền hàng cho bên đưa ký gửi . (Căn cứ vào chứng từ đã nộp thuế ở nơi nhận ký gửi, bên đưa ký gửi không phải nộp thuế doanh thu ở nơi cơ sở sản xuất kinh doanh nữa).
- Bên đưa ký gửi là tổ chức hoặc cá nhân không đăng ký sản xuất kinh doanh thì mọi trường hợp đều phải nộp thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi nhận ký gửi và do bên nhận ký gửi nộp thay và trừ vào tiền hàng trước khi trả tiền hàng cho bên đưa ký gửi. Đồng thời còn phải nộp thay thuế lợi tức theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
a) Đối với hoạt động kinh doanh bưu điện là tiền thu về cước phí bưu điện (kể cả tiền bán tem), doanh thu lắp đặt, cho thuế bao máy điện thoại, Fax... và doanh thu về các hoạt động dịch vụ bưu điện khác.
b) Đối với hoạt động tín dụng của các tổ chức Ngân hàng (bao gồm các Ngân hàng chuyên doanh, Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng cổ phần), Công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác là khoản chênh lệch giữa thu lãi tiền cho vay, thu lãi tiền đi gửi với trả lãi tiền đi vay, trả lãi tiền gửi của khách hàng.
Đối với hoạt động nghiệp vụ khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng, tín dụng, Công ty tài chính như thanh toán hộ, chuyển tiền... là tiền thu được hoặc hoa hồng được hưởng về hoạt động dịch vụ đó.
c) Đối với hoạt động bảo hiểm là tiền thu về phí bảo hiểm nhận của khách hàng và các khoản thu khác thuộc hoạt động bảo hiểm.
d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản, phương tiện vận tải là tiền thu về cho thuê tài sản, phương tiện vận tải.
Trong trường hợp cho thuê tài sản, phương tiện vận tải có cả người điều khiển... (thuê trọn gói) nếu không tách riêng được tiền cho thuê tài sản và tiền công của người điều khiển thì nộp thuế trên tổng doanh thu trọn gói.
Trường hợp đi thuê phương tiện, tài sản của Bên nước ngoài thì Bên đi thuê phải nộp thay thuế doanh thu tính trên số tiền phải trả về thuê tài sản, thuê phương tiện. Số tiền thuế này được trừ vào số tiền đi thuê tài sản, thuê phương tiện trước khi trả tiền cho Bên nước ngoài.
Riêng thuế lợi tức, đối với lợi tức của Bên nước ngoài có tài sản, phương tiện cho thuê sẽ thực hiện theo "Hiệp định tránh đánh thuế hai lần" đã ký hoặc theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế lợi tức.
e) Đối với hoạt động môi giới là tiền thu về hoạt động đó. Riêng hoạt dộng môi giới vận tải, doanh thu tình thuế không tính tiền cước vận tải chi trả hộ khách hàng được xác định trong hợp đồng (nếu có).
g) Đối với xổ số kiến thiết là doanh thu thực thu về bán vé xổ số kiến thiết (doanh thu theo giá ghi trên vé trừ (-) tiền hoa hồng trả cho đại lý bán vé xổ số theo chế độ.
Đối với các hoạt động sổ số khác là tổng doanh thu chưa trừ khoản chi phí nào.
Đối với doanh thu là loại ngoại tệ khác phải nộp thuế bằng đồng tiền Việt Nam, quy đổi theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm nộp thuế. Trường hợp loại ngoại tệ Ngân hàng không công bố tỷ giá thì quy đổi theo tỷ giá do Bộ Tài chính quy định.
Việc chuyển đổi từ đồng ngoại tệ sang đồng tiền Việt Nam để nộp thuế hoặc làm vốn kinh doanh không thuộc hoạt động kinh doanh ngoại tệ, không phải nộp thuế doanh thu.
- Sản xuất, thương nghiệp đến 6 triệu đồng.
- Ăn uống đến 3 triệu đồng.
- Sản xuất gia công, xây dựng vận tải, dịch vụ đến 2 triệu đồng.
Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh và tài liệu điều tra của cán bộ thuế, kết hợp với việc bàn bạc công khai, dân chủ trong các tổ ngành nghề, có ghi biên bản đề nghị mức doanh thu thu khoán cụ thể đối với từng hộ để xác định hộ được nộp thuế theo mức doanh thu khoán. Mức doanh thu này được dùng làm căn cứ tính thuế trong thời gian 3 tháng. Nếu chưa hết thời hạn trên mà doanh thu thực tế tăng, giảm trên 20% so với doanh thu khoán thì phải điều chỉnh lại mức doanh thu khoán và mức thuế phải nộp. Nếu mức doanh thu vượt mức quy định trên đây phải chuyển sang hộ nộp thuế theo kê khai. Trình tự tiến hành điều chỉnh phải làm đúng nguyên tắc thủ tục như quy định khi xác định mức doanh thu khoán.
Căn cứ vào Điều 9 Luật thuế doanh thu, Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu và Điều 4 Nghị định số 55-CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ thuế suất thuế doanh thu được áp dụng theo Biểu đính kèm (1). Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng thuế suất như sau:
Nguyên tắc chung: Thuế suất thuế doanh thu không áp dụng theo từng đơn vị sản xuất kinh doanh mà theo từng ngành nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đối với các ngành nghề, danh mục sản phẩm sản xuất kinh doanh đã được quy định chi tiết cụ thể trong biểu thuế thì áp dụng theo đúng thuế suất quy định. Cơ sở kinh doanh hoạt động trong nhiều ngành nghề hoặc sản xuất nhiều loại sản phẩm chịu thuế suất thuế doanh thu khác nhau thì cơ sở phải hạch toán riêng doanh thu theo từng ngành nghề hay sản phẩm và nộp thuế doanh thu theo thuế suất từng ngành nghề, sản phẩm. Nếu cơ sở không hạch toán riêng được doanh thu của từng ngành nghề, sản phẩm thì áp dụng thuế suất cao nhất đối với ngành nghề, sản phẩm có sản xuất kinh doanh trên tổng doanh thu.
Việc xác định ngành nghề kinh doanh căn cứ vào bản quy định phân ngành kinh tế quốc dân do Nhà nước ban hành. Trong một số trường hợp thuế suất thuế doanh thu được xác định như sau:
Ví dụ 1: Sản xuất đồ chơi trẻ em bằng cao su, sản phẩm cao su chịu thuế suất 4%, đồ chơi trẻ em thuế suất 0,5%, được áp dụng thuế suất theo đồ chơi trẻ em o,5% đối với doanh thu bán đồ chơi trẻ em.
Sản xuất nhạc cụ bằng gỗ, sản xuất đồ gỗ chịu thuế suất 5%, nhạc cụ thuế suất 1%, được áp dụng thuế sản xuất nhạc cụ 1% đối với doanh thu bán nhạc cụ.
Ví dụ 2: Sản xuất vì kèo sắt, cửa sắt, xét theo công dụng là sán xuất vật liệu xây dựng thuế suất 5%, xét theo ngành nghề là sản phẩm cơ khí tiêu dùng thuế suất 2%, được áp dụng thuế suất 2% đối với doanh thu bán vì kèo sắt, cửa sắt.
Các cơ sở làm dịch vụ sửa chữa cơ khí, điện, điện tử v.v... có hoạt động mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, sản phẩm điện, điện tử, sau đó sửa chữa, tân trang hoàn chỉnh để bán, áp dụng thuế suất ngành, sản xuất trên doanh thu bán sản phẩm.
Ví dụ 1: Công ty, liên hiệp nông công nghiệp chè có trồng chè và chế biến chè, nếu bán chè búp tươi, không phải nộp thuế doanh thu; nếu dùng chè búp tươi chế biến thành chè đen, chè hương đóng gói, đóng hộp... phải nộp thuế doanh thu 6% trên doanh thu bán chè chế biến (theo thuế suất ngành công nghiệp thực phẩm, điểm 15 - Mục 1 Biểu thuế doanh thu).
Ví dụ 2: Công ty thu mua thuốc lá thu mua thuốc lá lá của người trồng thuốc lá, người trồng thuốc lá không phải nộp thuế doanh thu; công ty bán thuốc lá cho cơ sớ chế biến thuốc lá hoặc cơ sở sán xuất thuốc lá điếu, công ty thu mua phải nộp thuế doanh thu 1% trên doanh thu bán thuộc lá lá (theo thuế suất quy định điểm 1 -mục IV Biểu thuế) - Cơ sở chế biến thuốc lá lá, thuốc lá sợi khi bán ra phải nộp thuế doanh thu theo thuế suất 6%.
Khi xuất hàng hoá tiêu thụ, không phân biệt đối tượng mua và phương thức bán hàng, cơ sở sản xuất phải lập hoá đơn hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, ghi rõ giá cả, doanh số bán hàng.
Ví dụ 1: Cơ sở A sản xuất đồ nhựa đóng tại Q.1 thành phố Hồ Chí Minh đồng thời có một cửa hàng bán sản phẩm nhựa do cơ sở sản xuất.
Trong tháng 10-1993 xuất bán 500 sản phẩm nhựa (giả sử cùng loại) trong đó:
- Xuất bán cho khách hàng 400 sản phẩm.
- Xuất cho cửa hàng của cơ sở 100 sản phẩm.
Giá bán cho khách hàng 50 nghìn đồng cho một sản phẩm.
Cơ sở phải phản ánh trên hoá đơn để xác định doanh thu chịu thuế sản xuất.
- Bán cho khách hàng 400 sản phẩm x 50.00đ = 20 triệu đồng.
- Bán cho cửa hàng 100 sản phẩm x 50.000đ = 5 triệu đồng.
Thuế doanh thu phải nộp ở khâu sản xuất là 25 triệu x 4% = 1 triệu đồng.
Cửa hàng bán 100 sản phẩm có doanh thu 6 triệu đồng phải kê khai nộp thuế kinh doanh thương nghiệp: 6 triệu x 2% = 0,12 triệu (trường hợp nộp trên doanh thu). Nếu có đủ điều kiện theo quy định đối với kinh doanh thương nghiệp thì thuế doanh thu đối với cửa hàng được tính trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá xuất kho của cơ sở sản xuất.
Trường hợp cơ sở sản xuất có tổ chức cửa hàng bán giới thiệu sản phấm tại cùng địa phương (quận, huyện), xuất hàng cho cửa hàng theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và doanh thu bán hàng được hạch toán vào doanh thu của đơn vị, đã kê khai nộp thuế theo thuế suất ngành sản xuất thì khong phải nộp thuế doanh thu theo kinh doanh thương nghiệp đối với hàng hoá đó.
Ví dụ 2: Cũng như trường hợp ví dụ 1 nhưng cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm ngay ở cơ sở sản xuất hoặc cùng ở quận 1. Cơ sở dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ chuyển sản phẩm đến cửa hàng bán, doanh thu tiêu thụ sản phẩm nhựa hạch toán vào tổng doanh thu của cơ sở.
Thuế doanh thu cơ sở phải nộp là: (20tr + 6tr) x 4% = 1,040tr đồng.
Cửa hàng không phải nộp thuế doanh thu bán hàng đói với số lượng sản phẩm do cơ sở sản xuất, nếu có kinh doanh mặt hàng khác thì cửa hàng vẫn phải nộp thuế doanh thu kinh doanh mặt hàng khác.
Đối với các hoạt động dịch vụ, nghiệp vụ của tổ chức ngân hàng, tín dụng... áp dụng thuế suất 6%; dịch vụ cầm đồ áp dụng thuế suất 4%; kinh doanh ngoại tệ, nếu tính trên doanh thu thì thuế suất là 0,5%, tính trên số chênh lệch thì thuế suất là 25%.
- Theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật thuế doanh thu, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm: kê khai, đăng ký với cơ quan thuế, kê khai đầy đủ doanh thu kinh doanh nộp thuế theo thời gian ấn định ghi trên thông báo thuế, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. - Theo quy định tại Điều 16 Luật thuế doanh thu, cơ quan thuế có nhiệm vụ và quyền hạn: hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách kế toán, thủ tục kê khai, nộp thuế, kểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, tính thuế, lập sổ thuế, duyệt số thuế và thông báo số thuế phải nộp hàng tháng cho cơ sở kinh doanh. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng từ liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, kiểm tra việc thực hiện luật thuế và thu nộp ngân sách, lập biên bản và xử lý các vụ vi phạm. Xem xét giải quyết đơn khiếu tố... Thực hiện quy định trên, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:
- Cơ sở kinh doanh phải thực hiện kê khai đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương. Các đơn vị trực thuộc, chi nhánh, cửa hàng... của cơ sở kinh doanh phải đăng ký và kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nơi đặt chi nhánh, cửa hàng kinh doanh.
Đối với những cơ sở có hoạt động sản xuất ở một địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), nhưng Văn phòng (trụ sở giao dịch) đóng tại địa phương khác (không có kho tàng nhập, xuất hàng hoá ở địa phương này) thì cơ sở phải kê khai nộp thuê doanh thu hoạt động sản xuất tại địa phương nơi sản xuất.
- Tờ khai đăng ký nộp thuế phải làm 2 bản gửi cơ quan thuế kiểm tra xác nhận. (Một bản trả lại cơ sở kinh doanh, một bản cơ quan thuế lưu hồ sơ theo dõi thực hiện nộp thuế).
- Khi có sự thay đổi các chỉ tiêu đã đăng ký, sát nhập, phân chia, giải thể cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi sát nhập, phân chia, giải thể và phải thanh toán hết số tiền thuế doanh thu phải nộp trước khi có sự thay đổi này.
Ví dụ: Hết tháng 1 phải lập tờ khai thuế doanh thu tháng 1; nhưng chậm nhất ngày 5-2 phải gửi tờ khai thuế đến cơ quan thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh không thực hiện kê khai đầy đủ, đúng hạn doanh thu tính thuế, không thực hiện đúng chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, từ chối cung cấp tài liệu liên quan đến việc tính thuế doanh thu, cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra cò quyền ấn định doanh thu tính thuế và sổ thuế phải nộp. Nếu cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức doanh thu và thuế do cơ quan thuế ấn định có quyền khiếu nại, nhưng trong khi chờ giải quyết vẫn phải nộp thuế theo mức doanh thu và thuế đã ấn định.
Cơ quan thuế căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh doanh, số thuế bình quân phải nộp hàng tháng của cơ sở để quy định ngày định kỳ phải nộp thuế của tháng. Đối với đơn vị có số thuế phải nộp hàng tháng lớn có thể ấn định ngày nộp thuế của tháng theo định kỳ 5, 10, 15 ngày một lần. Căn cứ vào doanh thu phát sinh từng kỳ, đơn vị thực hiện nộp tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước.
Hàng tháng căn cứ vào số thuế phải nọp và ngày ấn định nộp ghi trên thông báo thuế, cơ sở kinh doanh thực hiện nộp tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước. ở những nơi kho bạc chưa tổ chức được điểm thu thuế, thì cơ quan thuế trực tiếp thu và nộp tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước theo quy định. Những cơ sở trong tháng đã tạm nộp theo định kỳ do cơ quan thuế ấn định, có trách nhiệm nộp đủ số thuế còn thiếu của tháng (theo thông báo), nếu nộp thừa được trừ vào số thuế phải nộp của tháng tiếp theo. Trong mọi trường hợp, thời hạn nộp thuế của tháng trước chậm nhất không được quá ngày 15 của tháng sau. Nếu nộp thuế doanh thu của tháng trước sau ngày 15 của tháng sau thì mỗ ngày nộp chậm còn bị phạt 9,2% (hai phần nghìn) trên số tiền nộp chậm.
- Đối với hộ buôn chuyến phải kê khai nộp thuế theo từng chuyến hàng. (Theo quy định điểm 5 - Mục II).
- Đối với cơ sở kinh doanh cố định đi mua nguyên liệu hoặc mua hàng phải có hoá đơn của cơ sở bán hàng do Bộ Tài chính thống nhất phát hành; phải có sổ mua hàng được ghi chép đầy đủ số lượng, giá cả hàng hoá (do cơ quan quản lý thu thuế cơ sở cấp) thì không phải nộp thuế doanh thu về hoạt động buôn chuyến. Trường hợp vận chuyển hàng của cơ sở đi bán hoặc trao đổi với cơ sở khác phải cò hoá đơn hoặc hoá đơn kiểm phiếu xuất kho kèm theo; Nếu không có hoá đơn kèm theo thì phải nộp thuế theo hoạt động buôn chuyến.
- Trường hợp cơ sở đem bán hàng ngoài khu vực được phép kinh doanh, đã nộp thuế về hoạt động buôn chuyến thì phần doanh thu đã nộp thuế này không phải nộp thuế doanh thu ở cơ sở kinh doanh cố định; nếu đã nộp gộp cả thuế doanh thu và thuế lợi tức về hoạt động buôn chuyến thì cũng không phải nộp thuế lợi tức đối với hoạt động buôn bán hàng hoá này. Khi kê khai nộp thuế doanh thu và thuế lợi tức, cơ sở phải xuất trình biên lại, chứng từ chứng minh số thuế đã nộp cho cơ quan thuế quản lý cơ sở.
Để bảo đảm việc tính thuế được thống nhất trong từng địa phương, chống thất thu về giá, cơ quan thuế huyện hoặc cấp tương đương cần tổ chức điều tra nắm biến động vế giá cả thị trường những mặt hàng mà người hoạt động buôn chuyến thường mua bán tại địa phương, thông báo cho các trạm, đội thuế biết để có căn cứ xác định giá tính thuế đối với hoạt động buôn chuyến.
Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách, ghi chép kế toán và sử dụng chứng từ hoá đơn theo quy định; tổ chức việc quản lý thu thuế theo đúng chế độ và quy trình nghiệp vụ.
Căn cứ vào Điều 18 Luật thuế doanh thu và Điều 12 Nghị định số 55-CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ, thủ tục, thẩm quyền xét giảm, miễn thuế doanh thu đối với các trường hợp quy định như sau:
Những người già yếu, tàn tật hoặc kinh doanh nhỏ lặt vặt có mức thu nhập hàng tháng chỉ dảm bảo mức sống tối thiếu cho bản than.
Mức thu nhập làm căn cứ xét miễn thuế đối với các trường hợp nêu trên là 90 nghìn đồng/tháng tính bình quân theo người lao động có trực tiếp sản xuất kinh doanh.
Mức thu nhập được xác định bằng doanh thu thu trừ (-) các khoản chi phí liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh. nhưng không bao gồm tiền lương, tiền công tính cho đối tượng được xét miễn thuế.
Chi cục trưởng Chi cục thuế có trách nhiệm phối hợp với chính quyền phường, xã rà soát xem xét ra quyết định hoặc thông báo các trường hợp được miễn thuế, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi về đối tượng và mức độ sản xuất kinh doanh.
Để có căn cứ xét giảm thuế theo quy định trên đay, cơ sở bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ phải lập và gửi hồ sơ đền cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở. Hồ sơ đề nghị giảm thuế gồm:
- Đơn xin giảm thuế doanh thu của cơ sở bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ nêu rõ lý do xảy ra thiệt hại.
- Biên bản xác nhận mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản, vốn kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền.
- Xác nhận giá trị tài sản, vồn kinh doanh theo đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết toán trước thời điểm xảy ra thiệt hại.
- công văn của cơ quan thuế quản lý đơn vị xác định tỷ lệ thiệt hại và kiến nghị cụ thể mức, thời gian cho giảm thuế.
- Cơ quan thuế quản lý đơn vị phải gửi toàn bộ hồ sơ lên cơ quan thuế cấp trên xem xét, quyết định theo thẩm quyền quy định.
Ví dụ: Ngày 10-3-1994 doanh nghiệp A bị hoả hoạn. Giá trị tài sản kinh doanh bị thiệt hại là 120 triệu đồng. So với tổng giá trị tài sản kinh doanh 600 triệu đồng thì tỷ lệ thiệt hại bằng 20%. Doanh nghiệp A phải ngừng sản xuất để khắc phục hậu quả đến ngày 20-5-1994 mới tiếp tục hoạt động.
- Thuế doanh thu phải nộp của 10 ngày đầu tháng 3-1994 của doanh nghiệp A là 20 triệu.
- Thuế doanh thu phải nộp theo Luật kể từ ngày 20-5-1994 đến ngày 30-8-1994 (3 tháng 10 ngày tiếp theo) là 180 triệu.
Mức thuế được giảm của 3 tháng và những tháng tiếp theo kể từ tháng 5-1994 là 20% (tương ứng với tỷ lệ thiệt hại) nhưng số thuế được giảm tối đa không quá 30% giá trị thiệt hại là 40 triệu. (30% x 120 triệu) và thời gian giảm thuế không quá 12 tháng.
Theo ví dụ trên: Doanh nghiệp A được giảm thuế doanh thu trong tháng 3-1994 là (20 triệu x 20% = 4 triệu và giám các tháng 5, 6, 7, 8 tiếp theo là (180 triệu x 20% = 36 triệu). Như vậy, số thuế doanh nghiệp A được giảm bằng 20%, trong thời gian là 5 tháng với số tiền là 40 triệu đồng.
Hồ sơ xin giảm thuế gồm:
- Đơn xin giảm thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh nêu rõ lý do đề nghị giảm thuế.
- Bản quyết toán tài chính của năm xin giảm thuế kèm theo giải trình quyết toán của cơ sở kinh doanh.
- Biên bản kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của cơ quan thuế địa phương trong đó nêu rõ nguyên nhân lỗ.
- Quyết định phê duyệt phương án nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, chạy thử dây chuyền công nghệ mới (trong đó nêu rõ thời gian, chủng loại và số lượng sản phẩm) của cấp có thẩm quyền. Riêng cơ sở hoạt động nghiên cứu khoa học phải có đầy đủ hồ sơ theo quy đinh hiện hành về quản lý các chương trình, đề tài, đề án nghiên cứu khoa học của Nhà nước, trường hợp hợp đồng được ký kết trực tiếp giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nước ngoài hay giữa tổ chức, cá nhân trong nước với nhau phải có xác nhận của cơ quan quản lý về khoa học Trung ương hoặc tỉnh, thành phố, Bộ chủ quản xác nhận.
- Công văn của cơ quan thuế kiến nghị mức độ giảm thuế.
Trình tự xét giảm thuế:
- Giảm mức trích khấu hao cơ bản cho cơ sở theo quy định tại Điều 14 Quyết định 507-TC/ĐTXD ngày 22-7-1986 của Bộ Tài chính.
- Miễn, giảm khoản thu sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước (nếu có).
- Xét giảm thuế doanh thu theo quy định (sau khi đã xử lý các biện pháp giảm mức trích khấu hao, miễn, giảm thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như nói trên). Trong thời gian chưa được cấp có thẩm quyền xét quyết định cho giảm thuế, cơ quan thuế quản lý đơn vị thuộc đối tượng giảm thuế do bị lỗ nói trên được xét và cho cơ sở được tạm chậm nộp thuế tương ứng với 70% số lỗ và tối đa không quá 50% số thuế phải nộp của thời gian được xét giảm thuế.
Hồ sơ xét giảm thuế gồm:
- Đơn xin giảm thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh nêu rõ mặt hàng sản xuất có ghi trong danh mục mặt hàng cần khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, thời gian bắt đầu sản xuất.
- Xác nhận của cơ quan kiểm tra đo lường chất lượng về quy cách chất lượng sản phẩm sản xuất.
- Công văn của Cục thuế xác nhận về loại sản phẩm sản xuất, thời gian bắt đầu tiêu thụ sản phẩm và kiến nghị mức, thời gian giảm thuế.
Cơ sở sán xuất mới thành lập đi vào hoạt động sản xuất là cơ sở mới được đầu tư xây dựng theo quyết định của cấp có thẩm quyền, được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh. Những cơ sở đã thành lập trước đây nay chia, tách, sát nhập, đổi tên hoặc có đầu tư cải tạo, thay đổi mặt hàng sản xuất không thuộc đối tượng được xét giảm thuế theo quy định này.
Hồ sơ xét giảm thuế gồm:
- Đơn xin giảm thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh nêu rõ thời gian thành lập và thời gian bắt đầu sản xuất, đề nghị thời gian cho giảm thuế.
- Quyết định thành lập doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền (bản sao).
- Phương án sản xuất kinh doanh nắm kế hoạch của đơn vị ghi rõ chỉ tiêu doanh thu, giá thành, thuế, lãi, lỗ.
- Công văn của cơ quan thuế quản lý đơn vị kiểm tra xác nhận, đề nghị giảm thuế.
Đối với các cơ sở được xét giảm thuế doanh thu nêu tại mục IV phần B trên đây nếu còn gặp khó khăn, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được xét kéo dài thêm thời gian giảm thuế, nhưng tổng số thời gian giảm thuế tối đa không quá hai năm, riêng ở miền núi, hải đảo thời gian không quá ba năm.
Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm kiểm tra xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cơ quan thuế cấp trên xét quyết định giảm thuế cho từng trường hợp cụ thể theo quy định dưới đây:
Theo Điều 19 Luật thuế doanh thu, các vi phạm Luật thuế doanh thu bị xử lý như sau:
- Vi phạm lần thứ nhất: phạt một lần;
- Vi phạm lần thứ hai: phạt hai lần;
- Vi phạm lần thứ ba trở lên: phạt ba lần.
Trong trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì lần vi phạm thứ nhất cũng có thể bị phạt từ hai đến ba lần số thuế gian lậu;
Thời gian xác định chậm nộp để tính phạt chậm nộp là:
- Về thuế doanh thu phải nộp của tháng trước nếu quá ngày 15 của tháng tiếp sau cơ sở chưa nộp đủ vào Kho bạc Nhà nước.
- Về các khoản nộp phạt là thời gian do cơ quan thuế ấn định ghi trên thông báo phạt hoặc lệnh thu thuế, thu phạt.
- Trích tiền của tổ chức, cá nhân có tại ngân hàng để nộp thuế, nộp phạt. Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện chế độ ưu tiên trích tài khoán của cơ sở kinh doanh để nộp tiền thuế, tiền phạt vào Ngân hàng Nhà nước ;
- Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn.
- Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm số tiền thuế, tiền phạt còn thiếu.
Cơ quan thuế các cấp khi phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm về Luật thuế doanh thu, phải kiểm tra xác định rõ hành vi vi phạm, mức độ, nguyên nhân vi phạm; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với từng hành vi vi phạm, lập hồ sơ theo quy định. Căn cứ vào thẩm quyền và mức xử lý vi phạm quy định tại Nghị định số 01-CP ngày 18-10-1992 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, cơ quan thuế ra quyết định xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan thuế cấp trên, cơ quan pháp luật xem xét quyết định xử lý.
Theo Điều 24 và Điều 25 Luật thuế doanh thu, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại việc thi hành Luật thuế doanh thu không đúng đối với tổ chức cá nhân mình.
Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan thuế phát hành lệnh thu hoặc quyết định xử lý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được lệnh thu hoặc quyết định xử lý. Trong khi chờ giải quyết, tổ chức, cá nhân khiếu nại vẫn phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuế, tiền phạt đã thông báo.
Nếu tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan thuế giải quyết khiếu nại, hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi đơn thì tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên.
Cơ quan thuế các cấp khi nhận được đơn khiếu nại về thuế của cơ sở nộp thuế phải xem xét giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn. Đối với vụ việc phức tạp, phải điều tra xác minh mất nhiều thời gian, thì cần thông báo cho đương sự biết, nhưng thời gian giải quyết chậm nhất cũng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn.
Theo quy định Điều 26 và Điều 27 Luật thuế doanh thu, cơ quan thuế nhận đơn khiếu nại phải có quyết định với một trong những nội dung sau:
- Không thay đổi quyết định xử lý trước;
- Thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử lý;
- Huỷ quyết định xử lý và đình chí việc xử lý trước.
Trong trường hợp cơ quan thuế thay đổi hoặc huỷ quyết định xử lý trước, cũng như trường hợp có quyết định xử lý của cơ quan thuế cấp trên, cơ quan thuế đã quyết định xử lý trước phải thoái trả tiền thuế, tiền phạt thu không đúng và trả tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) cho cơ sở. Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày thay đổi quyết định xử lý hoặc nhận được quyết định xử lý của cơ quan thuế cấp trên.
Nếu kiểm tra phát hiện và kết luận cò sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về việc tính thuế, xử lý phạt, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu hoặc truy hoàn số tiền thuế, tiền phạt tính không đúng trong thời hạn 3 năm về trước kể từ ngày phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về tính thuế, về xử lý phạt về thuế.
Những quy định khác về thuế doanh thu tại các Thông tư, Văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế cũng như các ngành, địa phương trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Riêng các trường hợp đã quyết định cho giảm thuế doanh thu trước ngày thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế doanh thu được tiếp tục thực hiện theo mức và thời gian giảm thuế đã quyết định.
|
Phan Văn Dĩnh (Đã Ký) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sổ đăng ký thuế:
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VỀ THUẾ (1)
Kính gửi: (2)
1. Tên cơ sở kinh doanh (3)
2. Cơ quan chủ quản
3. Họ tên Giám đốc hoặc chủ sơ sở kinh doanh (4)
4. Quyết định thành lập doanh nghiệp
Số.... ngày... Cơ quan cấp:
- Giấy phép kinh doanh số ngày / / 19..
do ........................cấp
5. Thời gian bắt đầu kinh doanh (5): từ / / 19..
6. Ngành, nghề kinh doanh (6): chính:
Phụ:
7- Mặt hàng hoặc hoạt động kinh doanh: chính:
Phụ:
8. Địa điểm kinh doanh (7): chính
Phụ
Nơi có kho nguyên liệu, kho hàng:
9. Tổng số vốn kinh doanh hoặc đầu tư: đồng
Trong đó: Vốn pháp định
+ Vốn do Ngân sách cấp:
+ Các nguồn vốn khác:
10. Tổng số lao động: người
11. Hình thức kế toán áp dụng:
12. Tài khoản số: tại Ngân hàng:
Tài khoản số: tại kho bạc:
13. Đăng ký nơi nộp thuế: (2)
Xin chịu trách nhiệm về những điểm kê khai trên đây là đúng sự thật và xin chấp hành nghiêm chỉnh trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh được quy định trong các luật thuế.
Ngày......... tháng..... năm |
Ngày..... tháng........ năm |
Xác nhận đã đăng ký thuế, vào sổ
ngày .....tháng...... năm ....
.....thuế (2)
(Lãnh đạo cơ quan thuế ký tên, đóng dấu)
PHẦN HƯỚNG DẪN NỘI DUNG KÊ KHAI ĐĂNG KÝ VỀ THUẾ
1. Đăng ký về thuế theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Luật thuế doanh thu và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Chi cục thuế hoặc Cụ thuế trực tiếp quản lý thu thuế cơ sở kinh doanh.
3. Tên cơ sở kinh doanh: tên xí nghiệp, hợp tác xã... hoặc tên cửa hiệu, cửa hàng.
4. họ, tên giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh: giám đốc, chủ nhiệm, tổ trưởng... (nếu là tổ chức kinh tế) hoặc chủ hộ kinh doanh (nếu là hộ tư nhân, cá thể).
5. Thời gian bắt đầu hoạt động của cơ sở kinh doanh.
6. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, chế biến, gia công, lắp ráp; khai thác, nuôi trồng; xây dựng; vận tải; bán buôn, bán lẻ, đại lý, uỷ thác;
cố định hay lưu động; thường xuyên hay thời vụ...
7. Địa điểm kinh doanh: nơi sản xuất, bán hàng, dịch vụ...
. Vốn kinh doanh kê khai các nguồn vốn tại thời điểm đăng ký.
9. Lao động của cơ sở.
Thay mặt cơ sở kinh doanh; Giám đốc xí nghiệp, công ty, chủ nhiệm hợp tác xã... ký tên ghi rõ họ tên chức vụ, đóng dấu. Nếu là hộ kinh doanh, chủ hộ ký tên ghi rõ họ tên.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...... Ngày ...... tháng ..... năm 19
TỜ KHAI TÍNH THUẾ DOANH THU
Của tháng..... năm 19
- Tên cơ sở kinh doanh (hoặc chủ hộ):
- Ngành nghề kinh doanh:
- Địa điểm kinh doanh:
Tài khoản số:...... tại Ngan hàng:
Tài khoản số ....... Tại Kho bạc:
Số TT |
Nội dung kinh doanh |
Phần kê khai của cơ sở kinh doanh |
Phần kiểm tra của cán bộ thuế |
Phần tính thuế của cơ quan thuế |
||||||
|
|
Doanh thu |
Thuế suất |
Tiền thuế phải nộp |
Doanh thu |
Thuế suất |
Tiền thuế phải nộp |
Doanh thu |
Thuế suất |
Tiền thuế phải nộp |
A |
B |
1 |
2 |
3=1 x 2 |
4 |
5 |
6=4x5 |
7 |
8 |
9=7x8 |
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số thuế phải nộp (viết cả chữ):
- Xin cam đoan tài liệu, số liệu kê khai trên đây là đúng thực tế ; nếu không đúng, cơ sở xin chịu xử lý theo quy định Luật thuế doanh thu.
Duyệt của thủ trưởng cơ quan thuế |
Xác nhận của cán bộ thuế |
Kế toán trưởng |
Giám đốc Hoặc chủ hộ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN HÌNH THỨC NỘP THUẾ DOANH THU
1. Tên đơn vị:
2. Địa chỉ:
3. Kinh doanh mua bán (nhóm ngành hàng):
4. Đang thực hiện hình thức kế toán:
(Nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, Nhật ký sổ cái, hình thức khác...)
Xin đăng ký nộp thuế doanh thu hoạt động kinh doanh thương nghiệp trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng từ ngày... tháng... năm 199...
Đơn vị xin chấp hành đúng những quy định về việc kê khai nộp thuế tại Thông tư số.... TC/TCT ngày... của Bộ Tài chính. Nếu sai phạm đơn vị sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của cục thuế |
Ngày.... tháng.... năm 199 |
Đơn vị được thực hiện nộp
thuế doanh thu trên số chênh lệch
giữa giá bán hàng và giá mua hàng,
từ tháng... năm 199 (Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: Đơn đăng ký lập thành 2 bản: 1 bản đơn vị lưu, 1 bản cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo dõi.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây