Thông tư 59-BTC/TCT/CS 1991 sửa đổi thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt

thuộc tính Thông tư 59-BTC/TCT/CS

Thông tư 59-BTC/TCT/CS năm 1991 hướng dẫn thi hành Quyết định của HĐNN và Nghị định của HĐBT về việc sửa đổi thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ tài chính ban hành
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:59-BTC/TCT/CS
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành:02/11/1991
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 59-BTC/TCT/CS

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

Số: 59-BTC/TCT/CS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1991

 

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 59-BTC/TCT/CS NGÀY 2-11-1991 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA HĐNN VÀ NGHỊ ĐỊNH CỦA HĐBT VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUẾ DOANH THU VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

 

Căn cứ Quyết định số 472/NQ-HĐNN8 ngày 10-9-1991 của Hội đồng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung thuế suất đối với một số ngành nghề, mặt hàng trong các Luật thuế doanh thu, tiêu thụ đặc biệt và Nghị định số 325/HĐBT ngày 19-10-91 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Quyết định nói trên, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành và chi tiết hoá việc thực hiện như sau:

A- VỀ THUẾ DOANH THU

I- Căn cứ biểu thuế doanh thu ban hành kèm theo Luật thuế doanh thu ngày 30-6-1990 đã được Hội đồng Nhà nước sửa đổi bổ sung trong phiên họp ngày 10-9-1991 và căn cứ vào Điều 1 Nghị định số 325/HĐBT ngày 19-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính hệ thống hóa lại và hướng dẫn cụ thể Biểu thuế về thuế doanh thu kèm theo Thông tư này, thay thế cho "Biểu thuế về thuế doanh thu" kèm theo Thông tư số 45/TC-TCT ngày 4-10-1990 của Bộ Tài chính.

II- Hướng dẫn chi tiết việc áp dụng các thuế suất mới bổ sung, sửa đổi như sau:

MỤC 1. NGÀNH SẢN XUẤT

1. Cơ sở sản xuất ra Clanke bán cho cơ sở khác thì thu thuế doanh thu 5% tính trên doan thu bán Clanke; nếu không bán cho cơ sở khác mà đưa vào sản xuất thành xi măng thì chỉ thu thuế doanh thu trên doanh thu bán xi măng.

2. Cơ sở sản xuất ra nước đá bán cho cơ sở đánh bắt thuỷ sản theo hợp đồng kinh tế để dùng vào việc ướp lạnh, thủy sản tại cơ sở chế biến hoặc trên các tàu thuyền đi biển thì thu thuế doanh thu 2%. Trường hợp không hạch toán được rành mạch phần nước đá bán cho các cơ sở đánh bắt thủy sản thì phải nộp thuế doanh thu 6% trên tổng số doanh thu bán nước đá.

3. In, xuất bản sách, báo các loại:

- Áp dụng thuế suất 0% đối với in, xuất bản các loại: sách chính trị, sách giáo khoa, sách khoa học kỹ thuật, sách phục vụ thiếu nhi (in bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài), các tạp chí chuyên ngành, ảnh lãnh tụ, báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo Thiếu niên, báo Nhi đồng; các loại sách, báo in bằng tiếng dân tộc thiểu số.

- Áp dụng thuế suất 1% đối với in, xuất bản các loại sách, báo khác kể cả in, thu các băng ca nhạc, băng hình, đĩa hát về các chương trình ca khúc chính trị, truyền thống dân tộc, sản xuất phim bản đầu, in tráng phim.

- Áp dụng thuế suất 4% đối với in, xuất bản: văn hoá phẩm (như các loại lịch, bưu ảnh, bưu thiếp...); các loại nhãn, in khác (như các loại biểu mẫu, hoá đơn, chứng từ, vé xổ số...); các hoạt động khác trong ngành in xuất bản (xén, kẻ giấy, làm bản kẽm, sửa chữa bản kẽm ...);

4. Hoạt động gia công tất cả các ngành hàng ghi trong mục I- ngành sản xuất áp dụng thuế suất 6% tính trên toàn bộ tiền gia công do khách hàng trả bao gồm tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, khấu hao, chi phí khác, chi phí về vật liệu phụ (nếu có).

5. Sản xuất các loại con giống gia súc (trâu, bò, lợn, dê, cừu...), gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng...) áp dụng thuế suất 1% trên doanh thu bán con giống

6. Áp dụng thuế suất 1% đối với sản xuất ra các loại công cụ sản xuất bằng các loại nguyên liệu vật liệu (sắt, gỗ, nhựa, cao su...) phục vụ các ngành kinh tế quốc dân, ví dụ như các loại công cụ cầm tay, nông cụ, ngư cụ, dụng cụ nghề muối, nghề rừng, các loại phụ tùng linh kiện của các loại công cụ sản xuất.

7. Cơ sở sản xuất có mua bán các tài sản cố định thì áp dụng thuế suất của ngành thương nghiệp.

MỤC II. NGÀNH VẬN TẢI

- Áp dụng thuế suất 1% đối với vận tải hành khách trong thành phố và thị xã

MỤC III. NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP

1. Áp dụng thuế suất 1% đối với các mặt hàng thiết yếu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu sau đây:

+ Bán các loại lương thực, rau quả, thực phẩm tươi sống (trừ các loại đồ hộp)

+ Bán thuốc chữa bệnh cho người, cho gia súc, gia cầm, gồm cả tân dược, đông dược.

+ Bán các loại nhiên liệu, chất đốt (trừ xăng).

+ Bán các loại: nguyên liệu, vật liệu, vật tư kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu, phế liệu phế phẩm.

+ Bán các loại: máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải (trừ ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi , mô tô, xe máy, xe đạp), dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ y tế, giáo dục (đồ dùng dạy học và dụng cụ học tập); đồ chơi trẻ em, cây giống, con giống, hạt giống.

2. Áp dụng thuế suất 22% đối với các mặt hàng khác sản xuất trong nước (trừ những mặt hàng đã ghi ở điểm 1 trên).

3. Áp dụng thuế suất 4% đối với các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu (trừ những mặt hàng đã ghi cụ thể ở điểm 1 trên).

Riêng:

+ Bán rượu bia: 10%

+ Bán các loại mỹ phẩm, đầu video, xăng: 8%

+ Bán các loại ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi trở xuống, ti vi, xe gắn máy, đồ hộp, các loại nước giải khát: 6%

4. Áp dụng thuế suất thuế doanh thu 2% và thuế suất thuế lợi tức 3% đối vớí kinh doanh buôn chuyến (công chúng là 5%) tính trên trị giá từng chuyến hàng theo giá thị trường tại nơi hàng đi. Trường hợp không kê khai nộp thuế nơi đi thì giá tính thuế là giá nơi đến hoặc nơi phát hiện, nơi bán hàng

5. Hoạt động đại lý bán hàng, bán hàng ký gửi, uỷ thác mua, bán hàng, có đủ điều kiện như đã hướng dẫn tại điểm B-I-4 Thông tư số 45/TC-TCT ngày 4-10-1990 của Bộ Tài chính thì được áp dụng thuế suất 12% tính trên tiền hoa hồng được hưởng. Nếu không có đủ điều kiện như quy định thì áp dụng thuế suất theo từng ngành hàng tính trên doanh thu bán hàng.

6. Đơn vị kinh doanh thương nghiệp được phép áp dụng một trong hai phương pháp tính thuế doanh thu: một là tính thuế doanh thu trên doanh thu bán hàng; hai là tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng.

Những cơ sở bán hàng (trừ buôn chuyến) có sổ sách kế toán, hoá đơn đúng chế độ, được cơ quan thuế công nhận, thì được tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng.

6.1. Thuế suất đối với từng nhóm mặt hàng như sau:

- Kinh doanh muối các loại: 4%

- Phát hành sách báo các loại:4%

- Kinh doanh nông sản, thuỷ sản, rau quả, thực phẩm tươi sống: 10%

- Kinh doanh rượu, bia, hàng điện tử, hàng điện lạnh, xe gắn máy, ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi trở xuống, mỹ phẩm, xăng: 16%

- Kinh doanh vàng, bạc, đá quý:15%

- Kinh doanh các mặt hàng khác: 14%

6.2. Các điều kiện để thực hiện tính thuế doanh thu trên số chênh lệch:

a) Đơn vị phải thực hiện đúng Pháp lệnh kế toán thống kê của Hội đồng Nhà nước đã ban hành kèm theo Lệnh công bố số 06/LCT-HĐNN ngày 10-5-1988 và các văn bản của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê hướng dẫn thi hành Pháp lệnh kế toán thống kê.

b) Thực hiện đúng chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định tại Quyết định số 54/TC-TCT ngày 20-2-1991 của Bộ Tài chính. Thực hiện mua hàng phải có hoá đơn, bán hàng cũng phải xuất hoá đơn: tất cả hoá đơn mua hàng và hoá đơn bán hàng phải là loại hóa đơn do Bộ Tài chính thống nhất phát hành, hoặc loại hoá đơn được Bộ Tài chính công nhận.

c) Đăng ký với cơ quan thuế thực hiện nộp thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng (lập theo mẫu đính kèm Thông tư này).

d) Được Cục thuế hoặc Chi cục thuế trực tiếp quản lý thu thuế công nhận cho từng đơn vị kinh doanh được áp dụng tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng.

Khi đã được cơ quan thuế chấp nhận cho áp dụng phương pháp tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng thì đơn vị kinh doanh có trách nhiệm chấp hành đúng những nội dung đã quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo những quy định hiện hành

6.3. Xác định số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng

a) Công thức xác định số chênh lệch:

Số chênh lệch

=

Tổng giá bán thực tế kỳ hạch toán

-

Tổng giá mua thực tế kỳ hạch toán

- Giá mua = là giá thanh toán thực tế với đơn vị bán, được ghi trên hoá đơn của bên bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (không bao gồm các chi phí vận chuyển, bốc xếp, đóng gói, v.v..)

- Giá bán = là giá thực tế bán được ghi trên hoá đơn bán hàng của đơn vị

- Chênh lệch giữa giá bán và giá mua: bao gồm:

+ Chi phí lưu thông: vận chuyển, bốc xếp... trong khâu thương nghiệp.

+ Chi phí quản lý, tiền lương, khấu hao cơ bản, chi phí khác.

+ Tích luỹ thu được trong khâu thương nghiệp.

b) Xác định chênh lệch theo sổ sách kế toán:

- Sơ đồ kế toán: Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp, tài khoản 40 phản ánh toàn bộ chi phí của khối lượng hàng hoá, vật tư đã được xác định là tiêu thụ; toàn bộ doanh thu tiêu thụ cùng các chi phí và thu nhập khác, làm cơ sở cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong kỳ hạch toán. Số chênh lệch giữa giá bán và giá mua về kế toán được phản ánh là số chênh lệch giữa số phát sinh bên có của tài khoản 40 (đối ứng với phát sinh bên nợ của tài khoản 50, 51, 61) và số phát sinh bên nợ của tài khoản 40 (đối ứng với bên có của các tài khoản 20: mua hàng (trường hợp giao tay 3), TK 23: hàng hoá, TK 25: hàng hoá gửi bán (gửi cho người mua)

Để theo dõi cụ thể từng hoạt động tài khoản 40 được chia ra 5 tiểu khoản:

Tiểu khoản 401: hoạt động sản xuất kinh doanh chính

Tiểu khoản 402: hoạt động sản xuất kinh doanh phụ

Tiểu khoản 403: hoạt động liên doanh liên kết

Tiểu khoản 404: nghiệp vụ tài chính

Tiểu khoản 405: nghiệp vụ khác

Xác định số chênh lệch được biểu thị theo sơ đồ ở ví dụ sau đây:

TK 23

TK 40

TK 50

 

90

 

90

50

50

 

 

TK25

 

TK 51

 

30

30

20

20

100

100

 

TK 20

 

 

TK 61

 

 

10

 

 

10

10

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo sơ đồ trên tính cụ thể số chênh lệch thực tế để xác định số thuế phải nộp của đơn vị như sau:

1. Doanh số bán (50 + 100 + 10) = 160tr

2. Trị giá mua vào của hàng xuất bán (90 + 20 + 10) = 120tr

3. Chênh lệch (1 - 2) = 40 tr

4. Thuế phải nộp = (14% x 40tr) = 5,6 tr

Sổ sách kế toán và kiểm tra qua số sách kế toán

Tuỳ đặc điểm kinh doanh mà từng đơn vị áp dụng các hình thức kế toán khác nhau như: nhật ký, sổ cái, chứng từ ghi sổ hoặc nhật ký chứng từ. Vì vậy khi kiểm tra xác định giá bán và giá mua thực tế cần xem xét việc mở sổ chi tiết theo dõi số phát sinh của tài khoản 40: tiêu thụ và kết quả, và trước hết là kiểm tra việc xác định trị giá mua của hàng xuất bán.

Giá trị vật tư hàng hoá hạch toán trên tài khoản kế toán phản ánh theo giá trị thực tế. Trong thực tế, vật tư hàng hoá của đơn vị được nhập từ nhiều nguồn, nhiều lần và với những giá mua thực tế khác nhau. Vì vậy, tuỳ theo tính chất của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu về trình độ quảnlý mà các đơn vị kinh doanh sử dụng các phương pháp xác định trị giá mua của hàng xuất bán là giá thực tế bình quân gia quyền, giá nhập trước xuất trước hoặc sử dụng giá bình quân kỳ trước. Tuy nhiên trong thực tế nhiều đơn vị kinh doanh thường sử dụng giá hạch toán

Giá hạch toán vật tư hàng hoá là giá quy định thống nhất trong phạm vi đơn vị, được sử dụng ổn định trong thời gian dài ít nhất một kỳ hạch toán hoặc một năm. Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch, giá bán buôn vật tư do Nhà nước quy định. Vật tư hàng hoá nhập và xuất trong kế toán chi tiết (trên chứng từ, sổ chi tiết, bảng kê nhập xuất) đều được đánh giá theo giá hạch toán, kế toán tiến hành điều chỉnh lại giá trị vật tư hàng hoá theo giá thực tế như sau:

Giá trị của vật tư hàng hoá xuất kho theo giá thực tế

=

Giá trị vật tư hàng hoá xuất theo giá hạch toán

x

Hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán

 

 

 

Giá thực tế của vật tư hàng hoá tồn đầu kỳ

+

Giá thực tế vật tư hàng hoá nhập kho trong kỳ

Hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán

=

 

 

 

 

 

Giá hạch toán vật tư, hàng hoá tồn kho đầu kỳ

+

Giá hạch toán vật tư hàng hoá nhập kho trong kỳ

Hệ số vật tư hàng hoá có thể tính cho từng nhóm hàng, từng loại vật tư hàng hoá

Đối với các đơn vị áp dụng hình thức nhật ký chứng từ thì hạch toán hàng hoá, tiêu thụ và hạch toán với người mua trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp được phản ánh trên các bảng kê và sổ chi tiết sau đây:

Bảng kê số 8: Tổng hợp nhập xuất tồn kho hàng hoá

Bảng kê số 9: Tính giá thực tế hàng hoá

Bảng kế số 10: Hàng gửi đi bán (TK 25)

Bảng kế số 11: Thanh toán với người mua (TK 61)

Sổ chi tiết số 3: Tiêu thụ và kết quả

Sổ chi tiết số 4: Thanh toán với người mua

Việc xác định số thuế thực tế phải nộp phải căn cứ vào các sổ sách kế toán như đã nêu trên.

6.4. Tạm nộp thuế doanh thu hàng tháng:

Xác định tỷ lệ chênh lệch giá bán, giá mua làm căn cứ tính thuế doanh thu tạm nộp:

Căn cứ chênh lệch thực tế của 3 tháng trước hoặc năm trước xác định tỷ lệ chênh lệch giá bán, giá mua so với doanh thu thực tế để làm căn cứ tính thuế tạm nộp cho kỳ nộp thuế. Đến cuối quý, cuối năm, khi quyết toán kết quả kinh doanh phải xác định đúng số chênh lệch thực tế để thanh toán số thuế doanh thu phải nộp. Ví dụ: Doanh số bán hàng kỳ trước là 160 triệu.

Trị giá mua của hàng bán ra là 120 triệu

Tỷ lệ chênh lệch giá bán giá mua

=

160-120

100

x

100%

=

25%

- Trường hợp cơ cấu nhóm, mặt hàng thay đổi thì điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp

Tính số thuế doanh thu tạm nộp trong kỳ nộp thuế.

Căn cứ doanh thu bán hàng trong kỳ nộp thuế tỷ lệ tính thuế theo công thức trên và thuế suất của từng nhóm hàng để tính số thuế tạm nộp theo công thức sau

Thuế tạm nộp

=

Doanh thu

x

Tỷ lệ chênh lệch kỳ trước

x

Thuế suất

Ví dụ: Doanh thu bán hàng trong tháng của lô hàng trên là 60 triệu, thuế suất 14%.

Thuế tạm nộp = 60 tr x 25% x 14% = 2,1 triệu

6.5. Quyết toán số thuế phải nộp quý, năm:

a) Căn cứ quyết toán quý của đơn vị để xác định số thuế phải nộp (như hướng dẫn ở điểm 6.3)

b) Tính số thuế phải nộp thêm hoặc thoái trả

Số thuế phải nộp thêm hoặc thoái trả

=

Tổng số thuế phải nộp tính theo quyết toán

-

Tổng số thuế đã tạm nộp

MỤC IV: NGÀNH DỊCH VỤ

1. Đối với các cơ sở được phép kinh doanh ngoại tệ, áp dụng thuế suất 0,5% (năm phần nghìn) trên doanh thu bán ngoại tệ. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh bán hàng có doanh thu là ngoại tệ đã quy đổi ra tiền Việt Nam để nộp thuế doanh thu theo quy định, khi đem bán số ngoại tệ này cho Ngân hàng để lấy tiền Việt Nam thì không coi là kinh doanh ngoại tệ nên không phải nộp thuế doanh thu.

2. Áp dụng thuế suất 1% trên doanh thu của các hoạt động dịch vụ công cộng như: cung cấp nước, chiếu sáng đô thị, kinh doanh công viên, giữ xe đạp, ô tô, xe máy v.v... sáng tác và làm các tượng đài ở các khu công cộng, công viên, phục chế các công trình văn hoá nghệ thuật, bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

3. Áp dụng thuế suất 15% trên doanh thu về các hoạt động môi giới (môi giới về xuất nhập khẩu, về mua, bán tài sản, xây dựng cơ bản, vận tải hàng hoá, hành khách, môi giới vận tải tàu viễn dương, môi giới về đầu tư, vay vốn v.v.)

III. Hướng dẫn thêm một số điểm về thuế doanh thu:

1. Hoạt động xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước, do việc cấp phát vốn thường bị chậm nên tạm thời xác định doanh thu tính thuế là doanh thu đã thu được tiền.

2. Kinh doanh cho thuê tài sản nộp thuế doanh thu trên tiền cho thuê theo thuế suất ngành dịch vụ đối với từng ngành nghề cụ thể trong biểu thuế.

Người thuê tài sản để kinh doanh phải nộp thuế theo ngành nghề kinh doanh

3. Kinh doanh mua bán nhà thì nộp thuế doanh thu 2% trên doanh thu bán nhà; nếu nhà tự xây dựng để bán thì nộp thuế doanh thu theo ngành xây dựng là 3% trên doanh thu bán nhà.

4. Bên bán hàng (kể cả xuất khẩu) đã nộp thuế doanh thu trên doanh thu bán hàng, nếu được bên mua thanh toán bằng vật tư hàng hoá, thì khi đem bán các loại vật tư hàng hoá này vẫn phải nộp thuế doanh thu trên doanh thu bán hàng.

5. Theo điểm 3 Điều 18 của Luật thuế doanh thu, tạm thời chưa thu thuế doanh thu đối với:

- Hoạt động sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng đường sá, cầu cống, đê đập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp;

- Thăm dò địa chất;

- Hoạt động phát hành một số loại sách báo mà ở khâu in, xuất bản đã được miễn thuế (0%) doanh thu.

6. Thuế đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp tác trên cơ sở hợp đồng, theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thi hành theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính số 55/TC-TCT ngày 01-10-1991

B. VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1. Chi tiết thêm về việc áp dụng thuế suất

a) Thuốc lá điếu: Nguyên liệu chủ yếu để xác định thuế suất là sợi thuốc. Thuốc lá điếu có đầu lọc, sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước là thuốc lá sản xuất bằng sợi thuốc do trong nước sản xuất, chế biến.

b) Rượu các loại, bao gồm cả rượu trắng, rượu mầu, các loại rượu hoa quả, cồn thực phẩm dùng pha chế thành rượu để uống

- Rượu trên 40o - 50%

- Rượu từ 30o đến 40o - 40%

- Rượu dưới 30o; kể cả rượu hoa quả các loại; rượu thuốc để uống, được cơ quan y tế cấp giấy phép; các loại rượu từ rỉ đường: 20%

Giá tính thuế đối với rượu các loại, thực hiện theo đúng quy định tại điều Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Điều 5 Nghị định số 352/HĐBT là giá do cơ sở sản xuất bán ra (không trừ vỏ chai, nút chai, bao bì, các loại nhãn).

2. Các thuế suất đối với rượu, thuốc lá ghi trong Thông tư số 43/TC-TCT-CS ngày 13-8-1991 của Bộ Tài chính, có giá trị thi hành từ ngày 01-7-1991 đến hết ngày 30-9-1991. Trong khoảng thời gian này, những cơ sở đã nộp thuế TTĐB đúng với thuế suất trên, thì cuối năm không phải tính lại thuế.

Từ 01-10-1991 áp dụng thuế suất ghi tại Quyết định số 472/NQ- HĐNN8 ngày 10-9-1991 của Hội đồng Nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư này

3. Căn cứ Điều 2 Nghị định số 325/HĐBT ngày 19-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Quyết định số 472/NQ-HĐNN8 ngày 10-9-1991 của Hội đồng Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm về việc giảm, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Những cơ sở sản xuất mới xây dựng hoặc các dây chuyền sản xuất mới đưa vào sử dụng, đang trong giai đoạn sản xuất thử, nếu nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt mà bị lỗ vốn, được Bộ trưởng Bộ Tài chính xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho từng trường hợp cụ thể, theo hồ sơ kê khai của cơ sở và đề nghị của Cục thuế tỉnh, thành phố.

Thời hạn được xét giảm thuế tối đa không quá một năm.

Mức giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tương đương với số bị lỗ vốn, nhưng tối đa không quá 50% số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.

C. HIỆU LỰC THI HÀNH

1. Thông tư nàycó hiệu lực thi hành từ ngày 01-10-1991.

Những hướng dẫn trước đây của Bộ Tài chính về thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt mà trái với Thông tư này, đều bãi bỏ.

2. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các ngành, các địa phương phản ảnh về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.

 

Phan Văn Dĩnh

(Đã Ký)

 

BIỂU THUẾ

 (Kèm theo Thông tư của Bộ Tài chính số 59/TC-TCT-CS ngày 02-11-1991 Hướng dẫn thi hành Quyết định của HĐNN và Nghị định của HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung thuế suất một số ngành nghề, mặt hàng trong các Luật thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt)

 

Ngành, nghề kinh doanh

Thuế suất (%)

I. Ngành sản xuất

 

1. Điện thương phẩm

8

2. Khai thác hầm mỏ gồm cả khai thác dưới hầm hoặc khai thác lộ thiên về quặng mỏ các loại đất, cát, đá, sỏi; sản xuất than bùn, than mịn, xay nghiền khoáng sản

Riêng khai thác than hầm lò

2

1

3. Khai thác dầu mỏ, hơi đốt, vàng, đá quý

Riêng khai thác vàng hầm lò

8

5

4. Luyện kim loại:

a) Luyện, cán, kéo, đúc kim loại đen bao gồm cả tôn, dây cáp các loại, luyện cốc.

b) Luyện, cán, kéo, đúc kim loại màu gồm cả đồng, nhôm, dây điện các loại v.v..

c) Luyện, cán, kéo kim loại quý (vàng, bạc)

2

4

8

5. Sản xuất, lắp ráp cơ khí:

a) Máy móc, thiết bị, chế tạo phương tiện vận tải (trừ xe đạp, xe máy) sản xuất công cụ các loại phục vụ các ngành, công cụ cầm tay, khuôn mẫu, đinh, ốc vít, công tơ, cầu dao điện, phụ tùng (trừ phụ tùng xe đạp, xe máy), linh kiện của các công cụ sản xuất.

b) Sản phẩm cơ khí tiêu dùng gồm khoá, cần, máy khâu, xe đạp, xe máy kể cả trường hợp mua xe hỏng về tân trang, sửa chữa, khôi phục lại để bán, phụ tùng xe đạp, xe máy. Riêng đồ điện cơ khí: bàn là, quạt điện, biến thế điện dưới 15A, bơm nước điện dưới 10m3/h.

1

6

6. Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng, gồm máy thu hình, thu tiếng, máy vi tính, đồng hồ, máy tính dùng pin, máy tính dùng năng lượng mặt trời, âm ly, tăng âm, micrô, loa đài ...

8

7. Sản phẩm hoá chất các loại gồm các loại thuốc đánh răng, nước gội đầu, thuốc nhuộm, thuốc tẩy chất dẻo, keo, tinh dầu, đồ bằng cao su, nhựa, bột giặt, xà phòng các loại, mực in, xi đánh giầy, pin, ắc quy, que hàn điện, sơn, axêtylen.

Riêng: - Mực viết học sinh

- Thuốc trừ sâu, phân bón, các loại hoá chất cơ bản gồm axít, xút, muối hoá chất, phèn, Clo, ôxigen...

6

1

1

8. Thuốc chữa bệnh cho người, cho gia cầm, gia súc gồm đông dược, tân dược, phấn rôm trẻ em, sáp bôi nẻ

1

9. Vật liệu xây dựng gồm vôi, gạch, ngói, vật liệu chịu lửa, kính xây dựng, các loại tấm lợp, giấy dầu, Clanke

Riêng xi măng: - Mác P300 trở lên

- Mác dưới P300

5

10

6

10. Khai thác lâm sản các loại gồm cả khai thác gỗ, cửi, mây, song, tre, nứa, lá, măng, săn bắn thú rừng, đốt than...

4

11. Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ, gồm cưa xẻ gỗ, chế biến sản xuất đồ gỗ, mây, song, tre, nứa, lá, cót ép, sản phẩm bằng mùn cưa v.v...

Riêng dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ y tế, đồ dùng dạy học gồm cả bàn ghế học sinh, bảng, đồ chơi trẻ em

5

1

12. Giấy và sản phẩm bằng giấy, gồm giấy, bìa cứng, làm đèn giấy, hoa giấy, giấy nến, giấy moi, giấy màu các loại, giấy phấn v.v...

Riêng:

- Giấy thếp có kẻ dòng hoặc chưa kẻ dòng, các loại bìa mỏng, vở học sinh

- Bột giấy

4

1

2

13. Gốm, sành, sứ, thuỷ tinh.

Riêng: dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ y tế bằng gốm, sành, sứ, thuỷ tinh sản xuất theo hợp đồng trực tiếp cho các loại xí nghiệp dược phẩm, bệnh viện...

4

1

14. Xay, xát, chế biến lương thực gồm xay xát, chế biến lương thực, nông sản, làm bún, bánh, bánh phở, bánh mì, mì sợi, sản xuất đậu phụ, xay bột v.v...

Riêng mì ăn liền.

2

6

15. Công nghiệp thực phẩm gồm cả sản xuất dầu thực vật, thuốc lào, kem nước đá, nước ngọt, nước khoáng, nước chấm từ thực vật

Riêng:

- Muối

- Nước đá dùng cho đánh bắt thuỷ sản

- Sữa hộp

- Cà phê, chè, mì chính, đường bánh kẹo, đồ hộp khác

6

1

2

4

8

16. Khai thác thuỷ sản, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản

2

17. Chế biến thuỷ sản gồm cả sản xuất mắm tôm, sơ chế cá, tôm, mực khô, sản xuất nước mắm, thuỷ sản đông lạnh...

3

18. Dệt:

a) Chế biến sợi gồm cả ươm, kéo tơ, chỉ v.v... dệt thủ công và bán cơ khí gồm dệt thảm len, đay cói, thêu, đan, móc v.v...

b) Dệt máy: dệt vải, dệt kim, dệt len, gồm cả dệt chăn

c) Sản xuất sợi len, len bằng sợi tổng hợp

4

6

8

19. Sản phẩm may mặc gồm quần áo, ô dù, mũ, màn, chăn, nệm, cốt chăn bông, áo bông v.v..., giầy vải, mũ giầy vải...

4

20. Sản xuất nguyên liệu da gồm thuộc da, nhuộm da v.v.., vải giả da

4

21. Sản phẩm bằng da, bằng vải giả da gồm da, da lông thú (giầy, dép, vali, túi xách, mũi giầy da... trừ cặp học sinh)

6

22. In, xuất bản sách báo các loại, kể cả sản xuất phim bản đầu, in tráng phim, sản xuất các loại băng nhạc, băng hình, đĩa hát các chương trình ca khúc chính trị, truyền thống dân tộc.

Riêng:

- In và xuất bản sách chính trị, sách giáo khoa, sách khoa học kỹ thuật, sách phục vụ thiếu nhi; sách báo in bằng tiếng dân tộc thiểu số, chân dung lãnh tụ, panô, tranh cổ động, tượng lãnh tụ

- In và xuất bản các và hoạt động khác trong ngành in, xuất bản gồm: in chứng từ, sổ sách, các loại lịch, bưu ảnh, bưu thiếp, in ảnh, đóng sách, xén kẻ giấy, làm bản kẽm, sửa bản vẽ, vé sổ xố...

1

0

4

23. Dụng cụ thí nghiệm về khoa học kỹ thuật, dụng cụ y tế, giáo dục, đồ chơi trẻ em, giấy vở học sinh, đồ dùng học tập, phấn viết, mực viết, bút mực, cặp học sinh, đồ chuyên dùng cho y tế, lực lượng vũ trang bằng các loại nguyên, vậtliệu

1

24. Dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ và phụ tùng.

2

25. Thức ăn gia súc, gia cầm

2

26. Hàng mỹ nghệ (tiêu thụ nội địa) gồm tranh sơn mài, tranh lụa, hàng mỹ nghệ, trang trí bằng sành, sứ, gốm, thuỷ tinh, gỗ, mây, song tre, xương, ngà v.v..

8

27. Mỹ phẩm các loại gồm phấn, son, sáp, nước hoa, thuốc nhuộm móng tay, bút chì kẻ lông mày, thuốc nhuộm tóc v.v..

10

28. Sản xuất, chế biến khác gồm đồ dùng văn phòng, hương, nến, diêm v.v...

Riêng gia công tất cả các loại ngành hàng, gồm cả nhận phụ tùng của khách để lắp ráp lấy tiền công (tính trên tiền gia công).

4

6

29. Kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp gồm chăn nuôi (ấp vịt, vớt cá giống, nuôi cá, nuôi ong, nuôi tằm, trang trại chăn nuôi gia cầm, gia súc, nuôi bò sữa...); trồng trọt (trồng hoa, trồng cây cảnh...)

Riêng sản xuất các loại con giống gia súc, gia cầm

2

1

30. Sản xuất các loại công cụ sản xuất như: nông cụ, thừng chão, ngư cụ, dụng cụ phục vụ làm muối, khung cửi, thoi dệt, phương tiện vận tải (trừ xe đạp, xe máy...), các loại phụ tùng, linh kiện của công cụ sản xuất

1

II/ Ngành xây dựng

 

1. Có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị

3

2. Không bao thầu, nguyên vật liệu (bao gồm cả khảo sát, thiết kế, xâydựng nhà xưởng, đường xá, cầu cống hầm lò, nề mộc trang trí nội thất, lắp đặt máy móc, thiết bị, khoan giếng, lắp đặt máy bơm...)

5

III/ Ngành Vận tải

 

1. Vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ, đường sắt

Riêng vận tải bằng phương tiện thô sơ ở miền núi, hải đảo.

2

1

2. Vận tải hành khách, hành lý, vận tải hàng không kể cả hàng hoá, hành lý, hành khách

4

3. Vận tải hành khách nội thành, nội thị, xe điện, xe lam, ô tô buýt, xích lô

1

IV/ Ngành thương nghiệp

 

1. Bán lương thực rau quả, thực phẩm tươi sống (trừ đồ hộp), thuốc chữa bệnh, nguyên liệu, vật liệu, chất đốt, phương tiện vận tải, phụ tùng, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ y tế, giáo dục, đồ chơi trẻ em, các loại cây giống, hạt giống, con giống

1

2. Bán vàng, bạc, đá quý

2

3. Bán các mặt hàng khác sản xuất trong nước (trừ những mặt hàng đã ghi trong điểm 1, điểm 2 của mục IV này)

2

4. Bán các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu khác (trừ những mặt hàng đã ghi trong điểm 1, điểm 2 của mục IV này)

Riêng: - Rượu, bia

- Mỹ phẩm, đầu video, xăng

- Ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi trở xuống, ti vi màu, xe gắn máy, đồ hộp, nước giải khát các loại

4

10

8

6

5. Kinh doanh xuất khẩu

1

6. Cung ứng tàu biển, gồm cả bán vật tư; hàng hoá... cho các tàu biển

4

7. Kinh doanh buôn chuyến

2

8. Đại lý bán hàng, bán hàng ký gửi, uỷ thác mua, bán hàng (tính trên tiền hoa hồng)

12

9. Các cơ sở kinh doanh (trừ buôn chuyến) có sổ sách kế toán, hoá đơn đúng chế độ, được cơ quan thuế công nhận thì được tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng

Riêng: - Kinh doanh muối

- Phát hành sách báo

- Kinh doanh nông sản, rau quả, thực phẩm tươi sống, thủy sản

- Kinh doanh rượu, bia, hàng điện tử, hàng điện lạnh, xe gắn máy, ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi trở xuống, xăng, mỹ phẩm.

14

4

4

10

16

- Kinh doanh vàng, bạc, đá quý

15

V/ Ngành ăn uống

 

1. Quán hàng ăn uống bình dân gồm cơm, phở, bún, bánh món ăn phổ thông của nhân dân lao động; bán nước chè, nước mức, nước giải khát, cà phê...

4

2. Cửa hàng ăn uống cao cấp có tiện nghi phục vụ tốt.

10

VI/ Ngành dịch vụ

 

1. Sửa chữa cơ khí và sửa chữa phương tiện vận tải (gồm cả sửa chữa lớn và sửa chữa nhỏ)

2

2. Dịch vụ khoa học kỹ thuật (gồm chuyển giao công nghệ, bảo hành thiết kế chế tạo máy, đề tài sáng chế phát minh, lập chương trình vi tính v.v...) bưu điện, thông tin, phát thanh truyền hình v.v..

4

3. Tín dụng ngân hàng gồm cả ngân hàng Nhà nước, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng công thương v.v...

Riêng:

a) Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp, hợp tác xã tín dụng nông nghiệp.

b) Tín dụng, Ngân hàng ngoại thương

c) Kinh doanh ngoại tệ

6

4

8

0,5

4. Cầm đồ, bảo hiểm

4

5. Xếp dỡ hàng hoá, cho thuê kho, bến bãi

4

6. Dịch vụ giáo dục (gồm dạy văn hoá, dạy ngoại ngữ, luyện thi dân lập v.v...) dạy nghề (may, đánh máy chữ, chữa vô tuyến v.v...) văn hoá (chiếu phim, vẽ chân dung, ca vũ nhạc kịch, xiếc, múa rối v.v...), y tế (khám, chữa bệnh...) thể dục thể thao (đá bóng, biểu diễn, thi đấu...) tư vấn pháp luật, luật sư, tổ chức, tổ chức biểu diễn nghệ thuật

4

7. Chụp, in, phóng ảnh

6

8. Sửa chữa thiết bị, đồ dùng điện tử (thu hình, thu tiếng ...) máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, tủ đá v.v...

6

9. Chiếu video, quảng cáo, thu băng, sang băng, các loại băng nhựa, băng hình, cho thuê đầu máy video v.v...

8

10. Cho thuê cửa hàng đồ dùng đám cưới, phòng cưới, hội trường, xe hơi v.v...

Riêng: cho thuê nhà (nhà ở hoặc nhà ở có quán hàng, cửa hàng)

8

10

11. Kinh doanh khách sạn (cho thuê phòng ngủ, nhận đặt tiệc trang bị tiện nghi, dụng cụ chuyên dùng tốt), dịch vụ du lịch, tham quan, nghỉ mát kể cả dịch vụ mátxa

10

12. Dịch vụ uốn tóc, nhuộm tóc, máy đo, nhuộm vải, sợi, giặt là, tẩy hấp v.v...

6

13. Mỹ viện: giải phẫu thẩm mỹ v.v...

8

14. Dịch vụ khác gồm dịch vụ sửa chữa (kính, đồng hồ, bút, khoá, máy tính v.v...), dịch vụ sinh hoạt thông thường (may vá, cắt tóc, quán trọ bình dân, cho thuê xe đạp, cho thuê đồ dùng khác, trang điểm, trang trí...)

Riêng dịch vụ công cộng

4

1

15. Dịch vụ đặc biệt:

a) Khiêu vũ, đua ngựa, đua xe (tính trên vé cá cược)

b) Phát hành sổ xố

c) Đại lý tàu biển

d) Môi giới vận tải hàng hải, và các hoạt động môi giới khác

30

30

40

15

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
----------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------
No. 59-BTC/TCT/CS
Hanoi, November 2, 1991
 
CIRCULAR
ON TURNOVER TAX AND SPECIAL SALES TAX MAKING DETAILED PROVISIONS FOR THE IMPLEMENTATION OF THE DECISION OF THE STATE COUNCIL AND THE DECREE OF HE COUNCIL OF MINISTERS ON THE AMENDMENT OF AND ADDITION TO THE LAW ON TURNOVER TAX AND THE LAW ON SPECIAL SALES TAX
Pursuant to Decision No. 472-NQ-HDNN8 of the State Council dated 10 September 1991 on amendments of and additions to the tax rates applicable in respect of a number of business areas and types of goods referred to in the tax laws: Law on Turnover Tax, Law on Special Sales Tax and Decree No. 325-HDBT of the Council of Ministers dated 19 October 1991 making detailed provision for implementation of the above decision.
The Ministry of Finance provides guidance and makes detailed provisions for implementation as follows:
A. TURNOVER TAX
I. The Ministry of Finance, pursuant to the turnover tax rates issued in conjunction with the Law on Turnover Tax dated 30 June 1990 which was amended and added to by the State Council in its meeting dated 10 September 1991, and pursuant to article 1 of Decree No. 325-HDBT of the Council of Ministers dated 19 October 1991 reformulates and issues with this Circular a tariff of turnover taxes to replace those issued with Circular No. 45-TC-TCT of the Ministry of Finance dated 4 October 1990.
II. THE MINISTRY OF FINANCE MAKES DETAILED PROVISIONS FOR THE APPLICATION OF THE NEW AMENDMENTS OF AND ADDITIONS TO THE NEW TAX RATES AS FOLLOWS:
Section 1: Production Branch
1. Where a factory produces and sells clinker to another factory the turnover tax shall be five per cent of the total sale. In the event that the clinker is not sold to another factory but is used to produce cement then tax on turnover of cement shall be collected.
2. Where a factory pursuant to an economic contract produces ice and sells it to a fishing enterprise for freezing sea products either in a factory or at sea, the turnover tax shall be two per cent. Where the quantity of ice sold to the fishing enterprise is not calculated precisely then the factory producing ice shall pay a turnover tax at a rate of six per cent of its total sales of ice.
3. Printing and publishing of all types of books and magazines:
3.1 A turnover tax rate of zero per cent shall apply in respect of the printing and publishing of all types of books on politics, textbooks, books on science and technology, books for children (economics and foreign languages), special magazines for professions, photographs of leaders, people's daily newspapers, the People's Army newspaper, youth newspapers, children's newspapers, and books and newspapers printed in the languages of minorities.
3.2 A turnover of tax rate of one per cent shall apply in respect of the printing and publishing of other types of books and newspapers including recording of musical cassettes, video tapes, discs for political music programs, national tuition, and film production, development and printing.
3.3 A turnover tax rate of four per cent shall apply in respect of the printing and publishing of the following: cultural materials such as calendars, pictures, postcards; trademark labels; other printing materials such as all types of advertisements, forms, vouchers, documents, lottery ickets; other activities of the printing and publishing profession such as cutting, lining, making and repairing printing plates.
4. A turnover tax rate of six per cent shall apply to all products referred to in this section which are processed from raw materials into finished products. This turnover tax rate shall apply to the sum paid by customers which shall reflect the expenses incurred in their production including total wages, fuel, power, depreciation of machinery and any disbursements.
5. A turnover tax rate of one per cent shall apply to the production of breeding animals such as buffalo, cattle, pigs, goats, sheep and poultry such as hens, roosters, ducks, perching ducks and geese. This tax rate shall apply to the turnover upon sale after breeding.
6. A turnover tax rate of one per cent shall apply to the production of moulds or machinery for use in production using raw materials and other materials such as iron, wood, plastic and rubber to serve the various economic sectors: for example tools and implements used for agriculture, fishing, timber, salt production, and accessories and spare parts for production tools and implements.
7. The turnover tax rate applicable to the commerce branch shall apply to the purchase or sale of fixed assets by a manufacturer.
Section 2: Transport Branch
A turnover tax rate of one per cent shall apply to the transport of passengers in cities and provincial capitals.
Section 3: Commerce Branch
1. A turnover tax rate of one per cent shall apply to essential goods produced domestically or imported as follows:
- sale of foods, vegetables, fresh and raw foods (except canned foods);
- sale of pharmaceutical products for human consumption or for treatment of animals and poultry, including western and oriental drugs;
- sale of liquid foods, and materials used for producing energy (except petrol);
- sale of raw materials, other materials, technical materials, fertilizers, pesticide, second hand materials and products; and
- sale of machinery, equipment, accessories, transport vehicles (except passenger cars which have fifteen (15) seats or less, bicycles and motorbikes) experimental, medical and educational instruments (for teaching and practice), children's toys, young plants, seedlings,
seeds and young breeding animals.
2. A turnover tax rate of two per cent shall apply to goods produced domestically (except the goods specifically referred to in sub-clause 1 above).
3. A turnover tax rate of four per cent shall apply to goods imported for consumption (except the goods specifically referred to in clause 1 above).
In particular:
- sale of beer: ten (10) per cent;
- sale of cosmetics, videos, petrol: eight per cent; and
- sale of motor vehicles with fifteen seats or less, televisions,
motorbikes, canned foods, soft drinks: six per cent.
4. A turnover tax rate of two per cent and an income tax rate of three per cent (in total five per cent) shall apply to the business of trade in lots. The amount of tax to be paid shall be calculated on the value of each lot of goods according to their market price at the place of loading. Where a declaration of tax is not made at the place of loading then the value of goods for the purpose of calculating tax to be paid shall be the price of the goods at the unloading place or the place where the goods are discovered or sold.
5. A turnover tax rate of twelve (12) per cent shall apply to the activities of wholesale agencies which are authorized by other persons to sell goods on their behalf pursuant to clause B-I-4 of Circular No. 45-TC-TCT of the Ministry of Finance dated 4 October 1990. The turnover tax shall be calculated on the commission received. If the requirements are not satisfied then the turnover tax rate shall apply to the turnover of the goods sold.
6. Turnover tax in respect of trading businesses shall be calculated on the basis of either:
- the sale price of goods; or
- the difference between the sale price and purchase price of goods.
The calculation of turnover tax based on the difference between the sale price and purchase price of goods shall apply to a shop selling goods (except in the case of trade in lots) which keeps proper books of account and vouchers accepted by the tax office.
6.1. The tax rates applicable to each group of goods is as follows:
- purchase and sale of all types of salt: four per cent;
- publication of books and magazines: four per cent;
- purchase and sale of primary products, sea products, vegetables and fruits, fresh and raw foods: ten (10) per cent;
- purchase and sale of alcohol, beer, electrical goods, refrigerators, air-conditioners, motor-cycles, motor vehicles with fifteen (15) seats or less, cosmetics, petrol: sixteen (16) per cent;
- purchase and sale of gold, silver, precious stones: fifteen (15) per cent; and
- purchase and sale of other goods: fourteen (14) per cent.
6.2 The conditions which apply to the calculation of turnover tax on the basis of the difference between sales and purchase prices are as follows:
(a) Tax payers shall strictly observe the Ordinance on Accounting and Statistics of the State Council promulgated by Order No. 06-LCT-HDNN dated 10 May 1988 and other legal documents issued by the Council of Ministers, Ministry of Finance and General Department of Statistics for its implementation.
(b) Tax payers shall maintain a system of vouchers and document keeping in accordance with the provisions of the Decision No. 54-TC-TCT of the Ministry of Finance dated 20 February 1991. Orders shall be required for the purchase of goods. Invoices shall be issued upon sale of goods. Orders and invoices shall be in the standard forms issued by the Ministry of Finance or in forms acceptable to the Ministry of Finance.
(c) Tax payers who pay turnover tax on the difference between the sale price and purchase price shall register with the tax office(according to the form attached to this Circular).
(d) Tax payers shall obtain approval from the Taxation Department or tax office directly responsible for the collection of turnover tax, for the turnover tax to be collected on the basis of the difference between the sale price and purchase price of goods.
After receiving approval from the tax office for turnover tax to be calculated on the basis of the difference between the sale price and purchase price of goods, the tax payer shall ensure that the calculation takes place in accordance with the stipulated provisions. If the provisions are breached then the tax payer shall be dealt with in accordance with the provisions in force at the time.
6.3 Calculation of the difference between the sale price and purchase price of goods:
(a) Formula for calculation of the difference:
The difference
=
actual total sale price during the period of calculation
-
actual total purchase price during the period of calculation
- purchase price means the actual price paid to the seller and recorded in the invoice of the seller or in the delivery note of the goods (excluding transport fees, loading, unloading and packing
expenses).
- sale price means the actual sale price stated in the invoice of the seller.
- the difference between sale price and purchase price of goods shall include:
+ transport expenses: transport, loading and unloading during trading;
+ management expenses: salaries, depreciation and other expenses;
+ and revenue received during trading.
(b) Determination of the difference according to the books of account:
- chart of accounts: in respect of the trading activities of a business, account No. 40 shall reflect the total amount of expenses incurred in the production of goods or material sold and the value of the total turnover of sales plus other expenses and revenue. The above figures shall be the basis upon which the performance of the enterprise during the period of calculation may be determined. In terms of accounting, the difference between the sale price and purchase price shall be the difference between the figures contained in the credit column of account 40 (entered on a double entry basis with the corresponding debit entries being in the debit column of accounts 50, 51 and 61) and the figures entered in the debit column of account 40 (entered on a double entry basis with the corresponding credit entries being in the credit column of: account 20 recording the purchase of goods (for example by hand delivery recorded in sub-account 3); account 23 recording goods; or account 25 recording goods on consignment).
In order specifically to monitor every activity, account 40 shall be divided into five sub-accounts:
- Sub-account 401 for principal production and business activity.
- Sub-account 402 for auxiliary production and business activity.
- Sub-account 403 for joint venture activity.
- Sub-account 404 for finance transactions.
- Sub-account 405 for other transactions.
The calculation of the difference is demonstrated in the following example:
In accordance with the example in the above diagram the specific calculation of the actual difference as the basis for determination of the tax to be paid by the tax payer is as follows:
1. Sale figure (50 + 100 + 10) = 160 million
2. Cost of goods for sale (90 +20 + 10) = 120 million
3. Difference (1 - 2) = 40 million
4. Tax to be paid = 14% of 40 million = 5.6 million
(c) Books of account and inspection of books of account:
Depending on the nature of its business the tax payer shall comply with the accounting standards relating to daily transactions journals, ledgers and other journals. In order to determine the actual sale price and purchase price a detailed book for account 40 shall be maintained in which entries are made recording sales and results. The purchase price of goods for sale shall be determined first.
The value of materials and goods calculated in the accounts shall reflect their actual value. In reality, the materials and goods of the tax payers will be purchased from many sources, on many occasions and for different actual prices. Due to this the business units shall adopt methods for determining the purchase price of their goods inaccordance with the nature of their business and the level of skill of its management. The value of the purchase price of goods for sale shall be based on the actual sale price, a previous sale price or the average sale price of previous sales. In reality however, many trading businesses use the calculation price.
The calculation price of materials and goods means a standard price fixed within the business and which is used consistently throughout the period of calculation or for one year. The calculation price may be the budgeted price, or price fixed by the State for the sale or purchase of materials.
The quantity of materials and goods to be credited or debited in a detailed account (in vouchers, detailed books, and record of goods received and delivered) shall be valued according to their calculation price. The accounting method to be used in order to adjust the value of materials and goods in accordance with actual price is as follows:
The value of materials and goods leaving the warehouse according to actual price
=
The value of materials and goods according to the calculation price
x
The ratio of the actual price to the account price
 
The ratio between the actual price and the calculation price
=
The actual price of the stock of materials and goods at the start of the period of calculation
+
The actual price of materials and goods added to stock during the period
The calculation price of materials and goods in stock at the beginning of the period of calculation
+
The calculation price of materials and goods added to stock during the period
The ratio of materials and goods may be calculated for each group of goods or each item of goods and materials.
Where tax payers adopt the method of keeping a book of vouchers the calculations relating to goods, their sale and purchases of them for the business shall be recorded in the following detailed lists and books:
List No. 8: total additions to and decreases of stock and the balance remaining
List No. 9: costs of goods sold
List No. 10: goods delivered for sale (Account 25)
List No. 11: payments received from the purchaser (Account 61)
Detailed book No. 3:    sales and results
Detailed book No. 4:    payments from purchasers
The calculation of actual tax to be paid shall be based on the above books of account.
6.4 Monthly payment of provisional turnover tax:
(a) A determination of the ratio of the difference between the sale price and purchase price shall be used as the basis upon which to calculate a provisional payment of turnover tax.
- The actual difference between the purchase price and the sale price for the last three months of the previous year will be used to determine the ratio between the sale price and the purchase price for comparing with the actual turnover in order to calculate provisional tax for the period.
- The actual difference will be determined quarterly and at the end of each year in order to determine the amount of tax to be paid.
For example where goods were sold in the previous period to a value of one hundred and sixty (160) million:
Value of the purchase price for sale is one hundred and twenty (120) million.
The differential ratio between sale price and purchase price
=
160 - 120
x
100%
=
25 %
160
In the event that the composition of goods in the group changes the above ratio shall be adjusted accordingly.
(b) Calculation of provisional turnover tax to be paid during the tax period.
The basis upon which turnover tax shall be calculated on turnover during the tax period and tax rate to be applied in respect of each group of goods in order to calculate the provisional tax payable shall be that contained in the following formula:
Provisional tax
=
turnover
x
new ratio or ratio in the previous period
x
tax rate
In the example referred to above the monthly turnover of goods is $60 million and the tax rate 14%
Provisional tax payment = 25% x 14% x 60 million = 2,1 million
6.5 Calculation of tax paid quarterly and yearly:
(a) The determination of tax paid shall be based on the quarterly calculation of the tax payer (as shown in clause 6.3)
(b) Calculation of additional tax to be paid or refunded:
Tax to be paid or refunded
=
Total tax to be paid in accordance with the calculation
-
Total provisional tax paid
Section 4: Service Branch
1. A turnover tax rate of half of one (0.5) per cent shall be applied to the turnover resulting from the sale of foreign currency by foreign currency trading businesses. Where the turnover of a production business is in foreign currency and that production business converts its foreign currency into Vietnamese currency, such conversion shall not be subject to payment of turnover tax.
2. A turnover tax of one per cent shall apply to turnover resulting from the use of public funds for public service activities such as: water supply; city lighting; parks; the provision of parking facilities for bicycles, motorbikes and motor vehicles; the creation of sculptures in public places, and parks; and cultural restoration and arts projects.
3. A tax rate of fifteen (15) per cent shall apply to turnover resulting from the activities of intermediaries such as export and import agents, property agents, capital construction agents, transport of goods and passengers agents, shipping agents, finance brokers, and investment brokers.
III. Further instructions on turnover tax
1. Where capital construction activity funded by the State isdelayed due to the allocation of funds, the temporary measure for determination of turnover upon which tax may be calculated shall be the amount of funds actually received.
2. Turnover which results from the leasing of property shall be subject to turnover tax levied on the rent collected, in accordance with the specific tax rates of the service branch set out in the tariff.
A person who carries on a business of leased premises shall pay tax in accordance with his type of business.
3. Turnover from purchase and sale of premises shall be subject to turnover tax at a rate of two per cent. If the premises are built and sold by the tax payer turnover tax shall be levied in accordance with the branch of construction at a rate of three per cent on turnover.
4. Where the purchaser makes payment to the seller in the form of materials or goods and the sellers (including exporters) pay turnover tax on the turnover of sale then upon those materials and goods being sold then they shall pay turnover tax on the turnover.
5. The following activities shall, in accordance with clause 3 of article 18 of the Law on Turnover Tax, for the time being not be subject to turnover tax:
- Repairs to, and maintenance of streets, bridges, dykes, and dams by public funds provided by the State;
- Geological exploration; and
- Distributing of books and magazines where, at the stage of printing and publishing, they are exempted from turnover tax.
6. Turnover tax in respect of enterprises with foreign owned capital and foreign parties to contractual business co-operation pursuant to the Law on Foreign Investment in Vietnam shall be levied in accordance with the Circular No. 55-TC-TCT of the Ministry of Finance dated 1 October 1991.
B. SPECIAL SALES TAX
1. Additional details in respect of the application of this tax rate are as follows:
(a) Cigarettes: rates of tax shall be determined in relation to shredded tobacco. Filter cigarettes produced using local shredded tobacco shall be subject to a rate applicable to locally manufactured cigarettes.
(b) Alcohol of all types including clear alcohol, alcohol made from fruit and fortified spirits.
- liquor with an alcohol content of over 40 degrees proof: tax rate of 50%
- liquor with an alcohol content between 30 to 40 degrees proof: tax rate of 40%;
- liquor with an alcohol content less than 30 degrees proof including alcohol made from fruit and medicinal alcohol the manufacture of which requires a licence to be issued by a medical authority and alcohol made from sugar: tax rate of 20%; and
Tax on alcohol levied in accordance with the provisions contained in article 7 of the Law on Special Sales Tax and article 5 of Decree No. 352-HDBT shall be levied on the basis of the sale price as sold by the manufacturer (including bottles, corks, bags, and labels).
2. The tax rate to be applied in respect of alcohol and cigarettes as stated in Circular No. 43-TC-TCT-CS of the Ministry of Finance dated 13 August 1991 shall apply from 1 July 1991 to the end of 30 September 1991. Manufacturers who pay the special sales tax during this period in accordance with the above tax rates shall at the end of the year not be required to pay additional tax.
From 1 October 1991 the tax rate stated in Decision No. 472-NQ-HDNN8 of the State Council dated 10 September 1991 and the provisions of this Circular shall apply.
3. Pursuant to article 2 of Decree No. 325-HDBT of the Council of Ministers dated 19 October 1991 which makes detailed provisions for implementation of Decision No. 472-NQ-HDNN8 of the State Council dated 10 September 1991, the Ministry of Finance shall provide further information on the reduction of and exemption from payment of actual special sales tax as follows:
Where special sales tax is paid in respect of the revenue earned by a new factory or assembly line during its trial period and as a result losses are incurred the Minister of Finance shall give consideration to reducing the special sales tax based on the specific circumstances and subject to an application submitted by the taxpayer and to the proposal of the Tax Department of the province or city concerned.
The duration of a tax reduction shall not exceed one year.
The reduction of special sales tax shall be in a sum equivalent to the loss suffered, provided that sum does not exceed fifty (50) per cent of the special sales tax due.
C. DATE OF EFFECT AND IMPLEMENTATION
1. This Circular shall be of full force and effect as of 1 October 1991.
Any previous provisions of the Ministry of Finance on turnover tax and special sales tax which are inconsistent with this Circular are hereby repealed.
2. The localities concerned shall report any difficulties or inquiries arising out of the implementation of this Circular to the Ministry of Finance for its examination and guidance.
 

 
FOR MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Phan Van Dinh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 59-BTC/TCT/CS DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất