Thông tư 54-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam

thuộc tính Thông tư 54-TC/TCT

Thông tư 54-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:54-TC/TCT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành:16/08/1997
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 54-TC/TCT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 54 TC/TCT NGÀY 16 THÁNG 8 NĂM 1997
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ LỆ PHÍ ĐỐI VỚI
CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI
HỒI HƯƠNG VỀ VIỆT NAM

 

Căn cứ Điều 7, Điều 8, Điều 9 Quyết định số 875/TTg ngày 21/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (dưới đây viết tắt là công dân VNĐCNN) hồi hương về Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 276/CT ngày 28/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc quản lý các loại phí và lệ phí;

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được hồi hương về Việt Nam như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG NỘP VÀ MỨC THU LỆ PHÍ:

 

1. Đối tượng nộp lệ phí: công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được hồi hương về Việt Nam thì phải nộp lệ phí (dưới đây gọi là lệ phí hồi hương) theo quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm 2, mục này.

2. Không phải nộp lệ phí hồi hương đối với thân nhân là trẻ em dưới 16 tuổi kê khai cùng đơn với người được hồi hương.

Thủ trưởng cơ quan cấp giấy thông hành hồi hương (đối với người được hồi hương đang ở nước ngoài) hoặc thủ trưởng cơ quan cấp giấy giới thiệu cho người hồi hương đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người hồi hương đã về Việt Nam) xét, quyết định trường hợp không phải nộp lệ phí hồi hương quy định tại điểm này.

3. Mức thu lệ phí hồi hương một người/lần: 100 USD (một trăm đôla Mỹ).

Lệ phí hồi hương nộp tại Việt Nam thu bằng tiền "đồng" Việt Nam, quy đổi theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu lệ phí; trường hợp người nộp lệ phí có nhu cầu nộp bằng tiền nước ngoài thì được nộp bằng tiền đôla Mỹ theo mức thu quy định tại điểm này.

Lệ phí hồi hương nộp tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thì được nộp bằng đôla Mỹ hoặc bằng tiền của nước sở tại quy đổi theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại có thẩm quyền của nước sở tại công bố tại thời điểm nộp tiền.

 

II. TỔ CHỨC THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ:

 

1. Đối với lệ phí hồi hương thu tại Việt Nam:

a. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi người hồi hương thường trú) có nhiệm vụ tổ chức thu lệ phí hồi hương đối với những công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã về và đang ở tại Việt Nam. Cơ quan thu lệ phí hồi hương có trách nhiệm:

- Đăng ký việc thu lệ phí hồi hương với cơ quan Thuế địa phương nơi đóng trụ sở, thực hiện mở sổ sách kế toán, sử dụng chứng từ thu, nộp và sử dụng lệ phí hồi hương theo quy định của Bộ Tài chính.

- Tổ chức thu lệ phí hồi hương trước khi cấp giấy giới thiệu (gọi chung là giấy phép) cho người hồi hương làm thủ tục đăng ký hộ khẩu thương trú theo thông báo của Bộ Nội vụ và thực hiện nộp lệ phí hồi hương đúng chế độ quy định. Khi thu tiền phải cấp biên lai thu lệ phí cho người nộp tiền (loại biên lai do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành, do Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi đơn vị thu đóng trụ sở cấp).

- Hàng năm thực hiện quyết toán thu, nộp, sử dụng tiền thu lệ phí đồng thời với việc sử dụng chứng từ thu lệ phí (biên lai) với cơ quan Thuế và gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm.

b. Thủ tục nộp ngân sách và quản lý lệ phí hồi hương:

- Định kỳ một tháng một lần, cơ quan thu lệ phí hồi hương thực hiện kê khai với cơ quan Thuế nơi đóng trụ sở về số lượng người được cấp giấy phép hồi hương, các trường hợp không thu lệ phí và số tiền lệ phí thu được trong kỳ.

Cơ quan Thuế kiểm tra tờ khai, tính và ra thông báo cho cơ quan thu số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước 90% số lệ phí thu được trong kỳ, thời hạn nộp và chương, loại, khoản tương ứng, mục 042 (tiểu mục 03), mục lục ngân sách nhà nước quy định.

Căn cứ vào thông báo của cơ quan Thuế, cơ quan thu thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời số lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước (cơ quan thu thuộc Trung ương quản lý thì nộp vào ngân sách Trung ương; cơ quan thu thuộc tỉnh, thành phố quản lý thì nộp vào ngân sách địa phương).

- Cơ quan trực tiếp thu lệ phí hồi hương được tạm trích lại 10% số tiền lệ phí hồi hương thu được trong kỳ (kể cả số ngoại tệ thu được quy đổi ra tiền Việt Nam) để chi phí cho công việc tổ chức thu lệ phí hồi hương theo nội dung cụ thể sau đây:

- In (hoặc mua) mẫu đơn, tờ khai, hồ sơ liên quan và giấy thông hành hồi hương.

- Trả thù lao cho cán bộ công nhân viên chuyên trách việc thu lệ phí phải làm việc ngoài giờ hành chính nhà nước (nếu có) theo chế độ Nhà nước quy định.

Việc chi trả tiền thu lao cho cán bộ công nhân viên làm ngoài giờ phải có bảng chấm công làm thêm giờ, bảng kê thanh toán lương làm thêm theo chế độ, có ký nhận của người lao động. Các khoản chi phí phải có chứng từ thanh toán hợp lý, hợp lệ theo quy định của Nhà nước. Toàn bộ số tiền lệ phí được tạm trích (10%) nêu tại tiết này, cơ quan thu phải sử dụng đúng mục đích, cuối năm quyết toán nếu chưa chi hết, phải nộp tiếp số tiền còn lại vào Ngân sách nhà nước.

2. Đối với lệ phí hồi hương thu ở nước ngoài:

Cơ quan đại diện (CQĐD) ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài tổ chức thu lệ phí hồi hương đối với những công dân Việt Nam đang ở nước ngoài.

Lệ phí hồi hương thu trước khi cấp giấy phép hồi hương theo thông báo của Bộ Nội vụ. Khi thu tiền phải cấp cho người nộp tiền biên lai thu lệ phí do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành (biên lai do Cục Thuế Hà Nội cấp cho Bộ Ngoại giao để chuyển cho các CQĐD). Tiền lệ phí hồi hương thu được phải nộp 100% vào quỹ tạm giữ của ngân sách Nhà nước ở các CQĐD. Cuối quý, cuối năm, các CQĐD kê khai và quyết toán việc thu, nộp lệ phí hồi hương trong kỳ với Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

1. Cơ quan Thuế có trách nhiệm cấp đầy đủ biên lai thu lệ phí cho cơ quan thu, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thu lệ phí thực hiện chế độ thu, nộp lệ phí; việc quản lý và sử dụng biên lai thu lệ phí, thực hiện chế độ sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng chế độ quy định.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Mọi quy định trước đây về lệ phí hồi hương trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

 

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao để nghiên cứu giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 54/TC-TCT
Hanoi, August 16, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE COLLECTION, PAYMENT AND MANAGEMENT OF FEES PAID BY VIETNAMESE RESIDING ABROAD UPON THEIR REPATRIATION TO VIETNAM
Pursuant to Articles 7, 8 and 9 of Decision No.875-TTg of November 21, 1996 of the Prime Minister allowing Vietnamese residing abroad (overseas Vietnamese for short) to repatriate to the country;
Pursuant to Decision No.276-CT of July 28, 1992 of the Chairman of the Council of Ministers (now the Prime Minister) on the management of charges and fees;
The Ministry of Finance hereby provides the following guidances on the collection, payment and management of fees paid by Vietnamese residing abroad who are permitted to repatriate to the country:
I. FEE PAYERS AND AMOUNTS TO BE COLLECTED:
1. Subject to fee payment are Vietnamese citizens residing abroad when permitted to repatriate to Vietnam, who shall have to pay fees (hereafter referred to as repatriation fees) under the provisions of this Circular, excluding cases stipulated in Point 2 of this Section.
2. Children under 16 who are listed together with a repatriate in the same repatriation application shall not have to pay repatriation fees.
The head of the agency issuing repatriation laissez passers (for repatriates who are staying abroad) or the head of the agency issuing letters of introduction for repatriates to register their permanent residence (for repatriates who have returned to Vietnam) shall consider and decide cases of exemption of repatriation fee as prescribed in this Point.
3. The fee to be collected from each repatriate for each time of repatriation is 100 USD (one hundred US dollars).
The repatriation fees paid in Vietnam shall be collected in "Vietnam dong", converted from foreign currencies at the official exchange rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of collection; if a fee payer wants to pay fee in a foreign currency, he/she shall be allowed to pay it in US dollars at the amount prescribed in this Point.
The repatriation fees paid at Vietnamese diplomatic missions may be in US dollars or the currency of the host country to be converted at the exchange rate announced by the State bank or the competent commercial bank of that country at the time of fee payment.
II. ORGANIZING THE COLLECTION, PAYMENT AND MANAGEMENT OF FEES:
1. For repatriation fees collected in Vietnam:
a/ The police office of the provinces and cities directly under the Central Government (where the repatriate resides) shall have to organize the collection of repatriation fees from overseas Vietnamese who have repatriated and are residing in Vietnam. The repatriation fee collecting agency shall have to:
- Register the collection of repatriation fees with the tax agency of the locality where its head office is located, open accounting books, issue receipts for the collection, payment and use of repatriation fees as prescribed by the Ministry of Finance.
- Organize the collection of repatriation fees before issuing letters of introduction (commonly referred to as permits) for repatriates to fill the procedures for permanent residence registration in accordance with the announcement of the Ministry of the Interior and organize the remittance of repatriation fees in accordance with the prescribed regime. When collecting fees the payment receipts issued by the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) and supplied by the Taxation Department of the province or city where the agency�s head office is located) must be issued to the fee payers.
- Annually settle the account of the collection, payment and use of fees as well as the use of fee-collecting vouchers (receipts) with the tax agency and submit the report thereof to the tax agency which directly manages it within 45 days from the last day of the year.
b/ Procedures for the remittance of repatriation fees to the State budget and their management:
- Once every month, the repatriation fee collecting agency shall declare to the tax agency of the locality where its head office is located, on the number of persons already granted with repatriation permits, cases of non-collection of fees and the amount of fees collected in the period.
The tax agency shall examine the declaration, make calculation and notify the fee collecting agency of the amount to be remitted to the State budget, which is equivalent to 90% of the fees collected in the period, the remittance time-limit and the corresponding chapter, category and clause, item 042 (sub-item 03), as prescribed in the State budget index.
Baasing itself on the tax agency�s notice, the fee collecting agency shall remit fully and promptly the fees to be remitted to the State budget (the fee collecting agency under the management of the central government shall remit the collected money to the central budget; and the fee collecting agency under the provincial/municipal management shall remit the money to the local budget).
The agency directly collecting repatriation fees shall be entitled to make a temporary deduction of 10% of the repatriation fees collected in the said period of time (including the amount of foreign currencies already converted into Vietnam Dong) in order to cover the expenses on organizing the collection of repatriation fees, including:
- The printing (or buying) of application and declaration forms, relevant dossier and the repatriation laissez passer.
- The payment of remuneration to the fee collectors who work off-hours (if any) after the State�s prescribed working hours in accordance with the State regulation.
The payment of remunerations to personnel for their overtime work must be made according to the extra time-recording, a list of recipients of off-hours remunerations as prescribed, affixed with signatures of the laborers. All expenses must be accompanied with proper and valid vouchers according to the provisions of the State.
The total amount of temporarily deducted fee (10%) mentioned in this point must be used by the fee collecting agency for the right purpose and the remainder after the final account settlement must be remitted to the State budget.
2. For repatriation fees collected in foreign countries:
The Vietnamese diplomatic missions shall organize the collection of repatriation fees from Vietnamese citizens residing abroad.
The repatriation fees shall be collected before the granting of repatriation permits under the notice of the Ministry of the Interior. When collecting fees, the fee payment receipts issued by the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) and supplied by the Hanoi Taxation Department to the Ministry for Foreign Affairs for the latter to transfer them to the Vietnamese diplomatic missions must be issued to fee payers.
100% of the collected repatriation fees must be remitted into the temporary deposit fund at the diplomatic missions. At the end of each quarter and each year, the diplomatic missions shall make a declaration and account settlement of the collection and remittance of the repatriation fees in the period with the Ministry of Finance and the Ministry for Foreign Affairs.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION:
1. The tax offices shall have to fully supply receipts for the collection of fees to the fee collecting agencies, organize the inspection and urge those agencies to comply with the regulation on fee collection, management and use as well as the current regulation on accounting books and vouchers.
2. This Circular takes effect after its signing. The earlier provisions on repatriation fees which are contrary to the provisions of this Circular are now annulled.
In the course of implementation, if any problem arises, it must be promptly reported to the Ministry of Finance, the Ministry of the Interior and the Ministry for Foreign Affairs for consideration and settlement.
 

 
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Mong Giao
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 54-TC/TCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất