Thông tư 33/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hạch toán trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước

thuộc tính Thông tư 33/1998/TT-BTC

Thông tư 33/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hạch toán trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/1998/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành:17/03/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 33/1998/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 33/1998/TT/BTC NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN
DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO, DỰ PHÒNG NỢ PHẢI
THU KHÓ ĐÒI, DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN TẠI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

 

- Tiếp theo Thông tư số 64 TC/TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính "Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính tại doanh nghiệp Nhà nước", Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp hạch toán việc trích lập, hoàn nhập và xử lý các khoản dự phòng trong doanh nghiệp như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán được thực hiện vào thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.

2. Số dự phòng đã trích lập tính vào chi phí ở cuối niên độ trước, đến cuối niên độ sau phải được hoàn nhập toàn bộ. Đối với khoản dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho và dự phòng các khoản phải thu khó đòi được hoàn nhập vào thu nhập bất thường; Khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được hoàn nhập vào thu nhập hoạt động tài chính.

3. Đối tượng, điều kiện, mức trích lập dự phòng và xoá nợ các khoản nợ không thu hồi được thực hiện theo các quy định tại Thông tư 64 TC/TCDN ngày 15 tháng 9 năm 1997 của Bộ Tài chính.

 

II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VIỆC TRÍCH LẬP
VÀ HOÀN NHẬP CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG.

 

1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

- Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá số lượng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá, kế toán tính, xác định mức trích lập dự phòng cho niên độ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Cuối niên độ kế toán sau, kế toán tiến hành hạch toán hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập bất thường, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường.

Đồng thời tính xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới phải lập cho niên độ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

2. Hạch toán dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

- Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá chứng khoán và các loại chứng khoán hiện có, kế toán tính, xác định mức lập dự phòng giảm giá chứng khoán cho niên độ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Có TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

- Cuối niên độ kế toán sau, kế toán tiến hành hạch toán hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Nợ TK 229 - Dự phòng giám giá đầu tư dài hạn

Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính.

Đồng thời tính xác định mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán mới cho năm sau, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Có TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

3. Hạch toán dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi

3.1. Hạch toán trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi:

- Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán tính xác định mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

- Cuối niên độ kế toán sau, kế toán hoàn nhập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập bất thường, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường

Đồng thời tính xác định mức trích lập dự phòng mới các khoản phải thu khó đòi cho niên độ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

3.2. Hạch toán xử lý xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi.

- Việc xử lý xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng đòi được, phải căn cứ vào quy định của chế độ tài chính hiện hành. Khi có quyết định cho phép xoá nợ, kế toán ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 138 - Phải thu khác

....................................

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý cho xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 721 - Thu nhập bất thường

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Thông tư này có hiệu lực sau khi ký 15 ngày. Mọi quy định trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các doanh nghiệp kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 33/1998/TT-BTC
Hanoi, March 17, 1998
 
CIRCULAR
GUIDING THE COST-ACCOUNTING OF THE SETTING UP AND USE OF THE RESERVE FOR THE PRICE DECREASE OF UNSOLD GOODS, THE RESERVE FOR BAD DEBTS AND THE RESERVE FOR THE PRICE DECREASE OF SECURITIES OF STATE ENTERPRISES
In subsequence to Circular No. 64-TC/TCDN of September 15, 1997 of the Minister of Finance "guiding the setting up and use of the reserve for the price decrease of unsold goods, the reserve for bad debts and the reserve for the price decrease of securities of State enterprises, the Ministry of Finance hereby provides the following guidance on the method of cost-accounting of the setting up, remittance and handling of various reserves of enterprises
I. GENERAL PROVISIONS:
1. The time of setting up and remitting the reserve for the price decrease of unsold goods, the reserve for bad debts and the reserve for the price decrease of securities shall be the time of closing the accounting books before the making of annual financial statements.
2. All the reserves which have been set up and accounted into the costs at the end of the last fiscal year shall be remitted at the end of the subsequent fiscal year. The reserve for the price decrease of unsold materials and goods and the reserve for bad debts shall be remitted into the irregular income while the reserve for the price decrease of securities shall be remitted into the income from financial activities.
3. The objects, the conditions for setting up reserves and their levels and the writing off of irrecoverable debts shall comply with the provisions of Circular No. 64-TC/TCDN of September 15, 1997 of the Ministry of Finance.
II. METHOD OF COST-ACCOUNTING OF THE SETTING UP AND REMITTANCE OF RESERVES
1. Cost-accounting of the reserve for the price decrease of unsold goods:
At the end of every accounting year, enterprises' accountants shall base themselves on the actual price decrease of each kind of unsold material or goods to calculate and determine the level of the reserve to be set up for the subsequent accounting year. Write as follows:
Debit of Account 642 - Enterprise's managerial costs
Credit of Account 159 - The reserve for the price decrease of unsold goods.
- At the end of the subsequent accounting YEAR, the accountants shall account and remit all the reserve already set up at the end of the last accounting year into the irregular incomes and write:
Debit of Account 159 - The reserve for the price decrease of unsold goods
Credit of Account 721 - Irregular incomes.
At the same time they shall calculate and determine the level of the new reserve for the price decrease of unsold goods to be set up for the subsequent accounting year and write:
Debit of Account 642 - Enterprise' managerial cost
Credit of Account 159 - The reserve for the price decrease of unsold goods.
2. Cost-accounting of the reserve for the price decrease of securities:
At the end of every accounting year, enterprises' accountants shall base themselves on the actual price decrease of securities and the existing types of securities to calculate and determine the level of the reserve for the price decrease of securities to be set up for the subsequent accounting year, THEN write:
Debit of Account 811 - Financial operation costs
Credit of Account 129 - The reserve for the price decrease of short-term investment.
Credit of Account 229 - The reserve for the price decrease of long-term investment
- At the end of the subsequent accounting period, accountants shall account and remit all the reserve already set up at the end of the last accounting year into the income from financial activities and write:
Debit of Account 129 - The reserve for the price decrease of short-term investment
Debit of Account 229 - The reserve for the price decrease of long-term investment
Credit of Account 711 - Incomes from financial activities.
At the same time they shall calculate and determine the level of the new reserve for the price decrease of the investment in securities to be set up for the subsequent accounting year and write:
Debit of Account 811 - Financial operation costs
Credit of Account 129 - The reserve for the price decrease of short-term investment
Credit of Account 229 - The reserve for the price decrease of long-term investment
3. Cost-accounting of the reserve for bad debts
3.1. Cost-accounting of the setting up and remittance of the reserves for bad debts:
- At the end of every accounting year, enterprises' accountants shall base themselves on the amount of bad debts and the estimated loss likely to occur during the plan year to calculate and determine the level of the reserve for bad debts to be set up for the subsequent accounting year, then write:
Debit of Account 642 - Enterprise's managerial costs
Credit of Account 139 - The reserve for bad debts.
- At the end of the subsequent accounting year, the accountants shall account and remit all the bad debt reserves already set up at the end of the last accounting year into the irregular incomes and write:
Debit of Account 139 - The reserve for bad debts
Credit of Account 721 - Irregular incomes.
At the same time they shall determine the level of the new reserve bad debts to be set up for the subsequent accounting year, and write:
Debit of Account 642 - Enterprise' managerial cost
Credit of Account 139 - The reserve for bad debts
3.2. Cost-accounting of the writing off of bad debts
The writing off of bad debts which are unrecoverable shall comply with current financial regulations. When there is a decision to permit the writing off of debts, accountants shall write:
Debit of Account 642 - Enterprise's managerial costs
Credit of Account 131 - Customers' liable amounts
Credit of Account 138 - Other liable amounts.
.............................
At the same time, write on the debit side of Account 004 - Bad debts already dealt with
For bad debts that have been already written off but later recovered, accountants shall base themselves on the actual value of the recovered debt(s) and write:
Debit of Account 111 - Cash
Debit of Account 112 - Bank deposits
Credit of Account 721 - Irregular incomes.
At the same time, write on the credit side of Account 004 - Bad debts already dealt with.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This Circular takes effect 15 days after its signing. All previous provisions contrary to the provisions of this Circular are hereby annulled.
2. In the course of implementation any arising problem should be promptly reported by enterprises to the Ministry of Finance for study, guidance and settlement.
 

 
THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Mong Giao
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 33/1998/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất