Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý thuế sửa đổi

thuộc tính Thông tư 156/2013/TT-BTC

Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:156/2013/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:06/11/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn đề nghị miễn tiền chậm nộp thuế

Ngày 06/11/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ.
Xem thêm: Luật Thuế thu nhập cá nhân: 8 nội dung cần biết trong năm 2018
Theo quy định tại Thông tư này, người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp (bao gồm: Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, thời hạn ghi trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế và quyết định xử lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; người nộp thuế nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của các kỳ kê khai trước...) có quyền đề nghị miễn tiền chậm nộp tiền thuế trong trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo hoặc các trường hợp bất khả kháng khác. Trong đó, danh mục về bệnh hiểm nghèo thực hiện theo quy định của pháp luật và mức miễn tiền chậm nộp tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do các nguyên nhân chậm nộp tiền thuế hoặc chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp cá nhân bị bệnh hiểm nghèo.
Hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp bao gồm: Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế (với các nội dung chính như: Tên, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế; căn cứ đề nghị xử lý miễn tiền chậm nộp; số tiền chậm nộp đề nghị miễn); xác nhận đã khám chữa bệnh trên sổ y bạ của cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật; chi phí khám, chữa bệnh có đầy đủ chứng từ theo quy định; hồ sơ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (trường hợp cá nhân bị bệnh hiểm nghèo) hoặc tài liệu chứng minh nguyên nhân gây ra là do khách quan, bản thân người nộp thuế đã áp dụng hết các biện pháp nhưng không ngăn chặn được thiệt hại hoặc làm cho kết quả sản xuất kinh doanh lỗ (trường hợp bất khả kháng)...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2013 và thay thế Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011.

Từ ngày 17/01/2021, Thông tư này bị hết hiệu lực một phần bởi Thông tư 105/2020/TT-BTC

Xem chi tiết Thông tư156/2013/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

Số: 156/2013/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2013.

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ; LUẬT SỬA ĐỔI,

 BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2013/NĐ-CP

NGÀY 22/7/2013 CỦA CHÍNH PHỦ

nhayCác nội dung liên quan đến Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra và các nội dung quy định về tỷ giá khi xác định doanh thu, giá tính thuế tại Thông tư này bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 26/2015/TT-BTC.nhay

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ các Luật, Pháp lệnh, Nghị định về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế theo quy định của pháp luật về thuế; các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế nội địa quản lý thu (sau đây gọi chung là thuế).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;
d) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, bao gồm:
d.1) Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu;
d.2) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân;
đ) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, bao gồm:
- Người điều hành đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm.
- Công ty điều hành chung đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng điều hành chung.
- Doanh nghiệp liên doanh đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh hoặc Hiệp định liên Chính phủ.
- Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đối với trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tự tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu thô, khí thiên nhiên.
2. Cơ quan thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế;
3. Công chức thuế;
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.
Điều 3. Nội dung quản lý thuế hướng dẫn tại Thông tư này bao gồm
1. Khai thuế, tính thuế;
2. Ấn định thuế;
3. Nộp thuế;
4. Uỷ nhiệm thu thuế;
5. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
6. Thủ tục miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt;
7. Thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế;
8. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý rủi ro về thuế;
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến thực hiện pháp luật thuế.
Điều 4. Phạm vi và nội dung quản lý thuế không bao gồm trong Thông tư này
1. Các quy định về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Nội dung quản lý thuế về đăng ký thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Điều 5. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế
1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế bao gồm tài liệu kèm theo hồ sơ thuế, công văn, đơn từ và các tài liệu khác do người nộp thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế và các tổ chức, cá nhân khác gửi đến cơ quan thuế. Đối với những văn bản, hồ sơ phải nộp cơ quan thuế theo quy định thì người nộp thuế nộp 01 bộ.
2. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế phải ký, ban hành đúng thẩm quyền; thể thức văn bản, chữ ký, con dấu trên văn bản phải thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác văn thư.
3. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế được thực hiện thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ cần dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Đối với hồ sơ Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì tuỳ vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên; các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có); đồng thời gửi kèm theo bản chụp hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 16, Điều 20, Điều 44, Điều 54 Thông tư này.
5. Trường hợp phát hiện văn bản giao dịch với cơ quan thuế không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu người có văn bản giao dịch khắc phục sai sót và nộp bản thay thế.
6. Thời điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế hoặc bản dịch có đầy đủ các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế được coi là thời điểm nhận văn bản giao dịch.
Điều 6. Giao dịch với cơ quan thuế
1. Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế trực tiếp ký hoặc giao cho cấp phó của mình ký thay trên các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. Việc giao ký thay phải được quy định bằng văn bản và lưu tại doanh nghiệp.
2. Uỷ quyền trong giao dịch với cơ quan thuế
- Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có thể uỷ quyền cho cấp dưới ký thừa uỷ quyền các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế.
- Người nộp thuế là cá nhân có thể uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác (trừ trường hợp đại lý thuế thực hiện theo khoản 3 Điều này) được thay mặt mình thực hiện giao dịch với cơ quan thuế thì phải có văn bản uỷ quyền theo Bộ luật dân sự.
- Văn bản uỷ quyền phải quy định cụ thể thời hạn, phạm vi uỷ quyền. Văn bản uỷ quyền phải gửi cơ quan thuế cùng văn bản, hồ sơ giao dịch lần đầu trong khoảng thời gian uỷ quyền.
3. Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (sau đây gọi chung là đại lý thuế) thì người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế ký tên, đóng dấu vào phần đại diện hợp pháp của người nộp thuế trên văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế. Trên tờ khai thuế phải ghi đầy đủ họ tên và số chứng chỉ hành nghề của nhân viên đại lý thuế. Các văn bản, hồ sơ giao dịch đại lý thuế thực hiện chỉ trong phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền nêu trong hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế đã ký.
Chậm nhất 05 (năm) ngày trước khi thực hiện lần đầu các công việc thủ tục về thuế nêu trong hợp đồng, người nộp thuế phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế biết về việc sử dụng dịch vụ làm thủ tục về thuế và gửi kèm theo bản chụp hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế có xác nhận của người nộp thuế.
Quyền và trách nhiệm của đại lý thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Trường hợp cơ quan thuế cần thông báo những vấn đề liên quan đến văn bản, hồ sơ do đại lý thuế thực hiện theo sự uỷ quyền của người nộp thuế thì cơ quan thuế thông báo cho đại lý thuế, đại lý thuế có trách nhiệm thông báo cho người nộp thuế.
Điều 7. Tiếp nhận hồ sơ thuế gửi đến cơ quan thuế
1. Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
3. Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
4. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế hoặc đại lý thuế (nếu có) trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ; trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.
Điều 8. Cách tính thời hạn để thực hiện thủ tục hành chính thuế
1. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ theo quy định.
2. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước trừ ngày nghỉ theo quy định.
3. Trường hợp thời hạn là một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính hết thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.
4. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
5. Ngày đã nộp hồ sơ thuế để tính thời hạn giải quyết công việc hành chính thuế là ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ hợp lệ, đầy đủ giấy tờ, văn bản đúng theo quy định.
Điều 9. Thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế
Đối với người nộp thuế đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định 83/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này, thời hạn chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này (thay thế Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế).
Chương II
KHAI THUẾ, TÍNH THUẾ
Điều 10. Quy định chung về khai thuế, tính thuế
1. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế
a) Người nộp thuế phải tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại Điều 37, Điều 38 của Luật Quản lý thuế.
b) Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
c) Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 1 Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.
d) Đối với loại thuế khai theo tháng hoặc khai theo quý, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng hoặc quý đến ngày kết thúc hoạt động kinh doanh. Kỳ tính thuế năm của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên được tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính của người nộp thuế. Kỳ tính thuế năm của các loại thuế khác là năm dương lịch.
đ) Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;
- Lý do tạm ngừng kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.
Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
e) Đồng tiền khai thuế là Đồng Việt Nam. Trường hợp khai các loại thuế liên quan đến hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên thì đồng tiền khai thuế là Đô la Mỹ.
2. Hồ sơ khai thuế
Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan làm căn cứ để người nộp thuế khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế.
Người nộp thuế phải sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụ lục kèm theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
đ) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
e) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
g) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thu khác liên quan đến sử dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông thì thực hiện theo thời hạn quy định tại văn bản hướng dẫn về cơ chế một cửa liên thông đó.
4. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
a) Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
b) Thời gian gia hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế tạm tính theo quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
c) Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế nơi nhận hồ sơ khai thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; nếu cơ quan thuế không có văn bản trả lời thì coi như đề nghị của người nộp thuế được chấp nhận.
5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh:
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung).
b) Hồ sơ khai bổ sung
- Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế);
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.
c) Các trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế
c.1) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
c.2) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
Ví dụ 1: Công ty A vào tháng 8/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì Công ty A nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định để nộp vào NSNN.
Hồ sơ Công ty A nộp cho cơ quan thuế:
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh làm tăng thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của kỳ tính thuế GTGT tháng 01/2014;
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong tờ khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Ví dụ 2: Công ty B vào tháng 8/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 làm tăng số thuế TNDN phải nộp 100 triệu đồng, trường hợp này Công ty B nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định để nộp vào NSNN.
Hồ sơ Công ty B nộp cho cơ quan thuế:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 đã điều chỉnh tăng số thuế TNDN phải nộp của năm 2013 là 100 triệu đồng;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS làm tăng số thuế TNDN phải nộp 100 triệu đồng của kỳ quyết toán thuế TNDN năm 2013;
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
c.3) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung. Số tiền thuế điều chỉnh giảm được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế.
Ví dụ 3: Công ty C vào tháng 8/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) tháng 01/2014 làm giảm số thuế TTĐB phải nộp 100 triệu đồng, thì người nộp thuế xác định là số tiền thuế nộp thừa của tháng 01/2014, được bù trừ vào số thuế TTĐB phải nộp của kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế.
Hồ sơ Công ty C nộp cho cơ quan thuế:
- Tờ khai thuế TTĐB tháng 01/2014 đã điều chỉnh giảm số thuế TTĐB phải nộp 100 triệu đồng;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS làm giảm số thuế TTĐB phải nộp 100 triệu đồng của kỳ tính thuế TTĐB tháng 01/2014;
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Ví dụ 4: Công ty D vào tháng 8/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng thì số thuế điều chỉnh giảm được bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế.
Hồ sơ Công ty D nộp cho cơ quan thuế:
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của kỳ tính thuế GTGT tháng 01/2014;
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Ví dụ 5: Công ty E vào tháng 8/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2013 làm giảm số thuế TNDN phải nộp 100 triệu đồng (kê khai nộp thuế TNDN 200 triệu đồng, nay điều chỉnh còn phải nộp 100 triệu đồng), thì người nộp thuế xác định là số tiền thuế nộp thừa của năm 2013, được bù trừ vào số thuế TNDN phải nộp của kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế.
Hồ sơ Công ty E nộp cho cơ quan thuế:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 đã điều chỉnh giảm số thuế TNDN phải nộp 100 triệu đồng;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS làm giảm số thuế TNDN phải nộp 100 triệu đồng của kỳ quyết toán thuế TNDN năm 2013;
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Trường hợp người nộp thuế chưa nộp đối với số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán thuế năm 2013, thì khi nộp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2013, người nộp thuế được lập hồ sơ khai bổ sung thuế TNDN từng quý trong năm 2013, để xác định lại số thuế TNDN phải nộp theo từng quý, tính lại số tiền chậm nộp tiền thuế của các quý trong năm 2013.
c.4) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế chỉ làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung, số tiền thuế điều chỉnh tăng khấu trừ của kỳ sai sót khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại.
Ví dụ 6: Công ty G vào tháng 8/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 chỉ làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ hết là 500 triệu đồng:
Hồ sơ Công ty G nộp cho cơ quan thuế:
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ thêm 500 triệu đồng;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ thêm 500 triệu đồng của kỳ tính thuế GTGT tháng 01/2014;
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Số tiền điều chỉnh tăng 500 triệu đồng, Công ty G khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT tháng 7/2014 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 8/2014.
c.5) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung:
- Trường hợp người nộp thuế chưa dừng khấu trừ chưa đề nghị hoàn thuế thì số tiền thuế điều chỉnh giảm khấu trừ của kỳ sai sót khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại.
Ví dụ 7: Công ty H vào tháng 8/2014 lập hồ sơ khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng thì người nộp thuế không phải nộp số thuế GTGT 100 triệu đồng và không phải tính chậm nộp, mà điều chỉnh giảm số thuế GTGT không được khấu trừ của tháng 01/2014 là 100 triệu đồng vào tờ khai thuế GTGT của tháng 7/2014 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 8/2014, tháng lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh (kê khai vào chỉ tiêu - Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước).
Hồ sơ Công ty H nộp cho cơ quan thuế:
+ Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết 100 triệu đồng;
+ Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết 100 triệu đồng của kỳ tính thuế GTGT tháng 01/2014;
+ Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
- Trường hợp người nộp thuế đã dừng khấu trừ thuế và lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế nhưng chưa được hoàn thuế thì cơ quan thuế xét hoàn thuế theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế và hồ sơ khai bổ sung theo quy định.
Ví dụ 8: Trên tờ khai thuế GTGT tháng 01/2015, Công ty H đã dừng khấu trừ thuế và lập hồ sơ đề nghị hoàn 900 triệu đồng. Tháng 3/2015, Công ty H lập hồ sơ khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2015 làm giảm số thuế GTGT đã dừng khấu trừ đề nghị hoàn từ 900 triệu đồng xuống còn 800 triệu đồng do 100 triệu đồng không đủ điều kiện được khấu trừ thuế, cơ quan thuế chưa có quyết định hoàn thuế GTGT thì người nộp thuế không phải nộp số thuế GTGT 100 triệu đồng và không phải tính chậm nộp. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT của kỳ hoàn thuế GTGT tháng 01/2015 và hồ sơ khai bổ sung ra quyết định hoàn thuế GTGT với số thuế được hoàn sau khi khai bổ sung là 800 triệu đồng.
- Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế đã được hoàn sai và tính tiền chậm nộp kể từ ngày cơ quan Kho Bạc Nhà nước ký xác nhận trên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN đến ngày người nộp thuế kê khai bổ sung. Trường hợp người nộp thuế chưa nộp đủ số tiền thuế đã hoàn sai hoặc tính tiền chậm nộp không đúng quy định, cơ quan thuế sẽ tính tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế.
Ví dụ 9: Công ty H vào tháng 8/2014 lập hồ sơ khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng, số tiền thuế GTGT này người nộp thuế đã đề nghị hoàn và đã được cơ quan KBNN ký xác nhận trên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN số 123, ngày 25/04/2014 thì người nộp thuế phải nộp lại số thuế GTGT 100 triệu đồng vào Tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT và tự tính tiền chậm nộp từ ngày 25/04/2014 đến ngày kê khai bổ sung để nộp vào Tài khoản thu ngân sách nhà nước.
c.6) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết đồng thời làm tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung.
Người nộp thuế tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định đồng thời khai số tiền thuế còn được khấu trừ điều chỉnh giảm của kỳ sai sót vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại.
Ví dụ 10: Công ty I vào tháng 8/2014 lập hồ sơ khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết, chuyển sang kỳ sau là 200 triệu đồng, đồng thời làm phát sinh số thuế GTGT phải nộp tăng 100 triệu đồng (tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết, chuyển sang kỳ sau là 200 triệu, nay điều chỉnh giảm số thuế GTGT không được khấu trừ là 300 triệu, dẫn tới tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 phát sinh số thuế GTGT phải nộp là 100 triệu) thì đối với số thuế GTGT phải nộp tăng thêm 100 triệu, người nộp thuế phải nộp thuế, tính tiền nộp chậm; đối với số thuế GTGT 200 triệu đồng không được khấu trừ được điều chỉnh vào vào tờ khai thuế GTGT của tháng 7/2014 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 8/2014 (kê khai điều chỉnh vào chỉ tiêu - Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước).
Hồ sơ Công ty I nộp cho cơ quan thuế:
- Đối với việc điều chỉnh làm tăng số thuế GTGT phải nộp của tháng 01/2014 là 100 triệu đồng: Tại thời điểm phát hiện ra sai lệch, Công ty I thực hiện kê khai bổ sung, điều chỉnh để nộp thuế 100 triệu đồng và tính nộp chậm. Hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh nộp cho cơ quan thuế gồm:
+ Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng;
+ Bản giải trình bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS của kỳ kê khai thuế GTGT điều chỉnh tháng 01/2014;
+ Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
- Đối với việc điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng 01/2014 là 200 triệu đồng: Công ty I thực hiện khai điều chỉnh vào chỉ tiêu Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước của tờ khai thuế GTGT của tháng 7/2014 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 8/2014.
c.7) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ hết đồng thời làm giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung.
Người nộp thuế khai số tiền thuế còn được khấu trừ điều chỉnh tăng của kỳ sai sót vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại. Đối với số thuế GTGT được điều chỉnh giảm số thuế phải nộp, người nộp thuế khai điều chỉnh như trường hợp c.3 khoản 5 Điều này.
c.8) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với chỉ tiêu đề nghị hoàn trên tờ khai GTGT khấu trừ trong trường hợp điều chỉnh giảm số thuế đã đề nghị hoàn trên tờ khai do chưa đảm bảo trường hợp được hoàn và chưa làm hồ sơ đề nghị hoàn thì lập hồ sơ khai bổ sung đồng thời khai số tiền đề nghị hoàn điều chỉnh giảm vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại.
Ví dụ 11: Công ty K đã kê khai số thuế GTGT đề nghị hoàn vào Tờ khai thuế GTGT tháng 6/2014 là 200 triệu đồng nhưng chưa lập hồ sơ hoàn thuế GTGT. Tháng 8/2014, Công ty K phát hiện số thuế khai đề nghị hoàn nêu trên chưa đảm bảo trường hợp được hoàn thì Công ty được điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khai đề nghị hoàn chưa đảm bảo trường hợp được hoàn tại tờ khai thuế GTGT tháng 6/2014 và được khai điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước tương ứng trên tờ khai thuế GTGT tháng 7/2014 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 8/2014.
Hồ sơ Công ty K nộp cho cơ quan thuế:
- Tờ khai thuế GTGT tháng 6/2014 đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT đề nghị hoàn, tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau là 200 triệu đồng;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS.
6. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, phí, lệ phí và khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Một số trường hợp cụ thể địa điểm nộp hồ sơ khai thuế quy định như sau:
a) Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tỉnh và hồ sơ khai thuế theo phương pháp khoán được nộp theo hướng dẫn tại Điều 11, Điều 16, Điều 18, Điều 19 và Điều 21 Thông tư này.
b) Hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác tài nguyên mà người nộp thuế có trụ sở chính ở cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi doanh nghiệp có hoạt động khai thác tài nguyên được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế). Trường hợp người nộp thuế có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố này nhưng có hoạt động khai thác tài nguyên tại tỉnh, thành phố khác thì nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế nơi phát sinh hoạt động khai thác tài nguyên quy định.
c) Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản mà người nộp thuế có trụ sở chính ở cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng bất động sản được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế); Trường hợp người nộp thuế có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố này nhưng có hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh, thành phố khác thì nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản quyết định.
d) Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trường hợp người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt có cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính được nộp tại nơi có cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
đ) Trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước trên cùng một địa phương có quy định việc phối hợp, giải quyết thủ tục hành chính mà trong đó có quy định thủ tục, hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định đó.
Điều 11. Khai thuế giá trị gia tăng
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế
a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.
Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke.
c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
Đối với trường hợp người nộp thuế có dự án kinh doanh bất động sản ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, có thành lập đơn vị trực thuộc (chi nhánh, Ban quản lý dự án…) thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động sản.
Ví dụ 12: Công ty kinh doanh bất động sản A có trụ sở tại Hà Nội, Công ty là chủ đầu tư dự án phát triển nhà tại thành phố Đà Nẵng, Công ty thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng để quản lý dự án thì chi nhánh Công ty A phải thực hiện đăng ký thuế, khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản này tại Đà Nẵng.
Trường hợp các đơn vị trực thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị trực thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT.
d) Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:
Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra. Việc xác định doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
Trường hợp tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc do người nộp thuế xác định theo nguyên tắc nêu trên lớn hơn số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế tự phân bổ số thuế phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc như sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm do cơ sở trực thuộc sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp. Nếu người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì người nộp thuế không phải nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
Người nộp thuế phải lập và gửi “Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán” theo mẫu số 01-6/GTGT kèm theo Thông tư này cùng với hồ sơ khai thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp, đồng thời gửi một bản Bảng phân bổ mẫu số 01-6/GTGT nêu trên tới các cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ sở sản xuất trực thuộc.
Căn cứ số thuế giá trị gia tăng được phân bổ giữa địa phương nơi đóng trụ sở chính của người nộp thuế và các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên Bảng phân bổ theo mẫu số 01-6/GTGT nêu trên, người nộp thuế lập chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
Ví dụ 13: Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10% và do trụ sở chính xuất bán.
Trong kỳ khai thuế tháng 8/2014: doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hải Phòng là 500 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 600 triệu. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính của công ty A (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 25 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hải Phòng là:
500 triệu x 2% = 10 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hưng Yên là:
600 triệu x 2% = 12 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hà Nội là:
25 triệu - 10 triệu - 12 triệu = 3 triệu đồng.
Ví dụ 14: Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 3 nhà máy sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Hà Nội, Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính xuất bán.
Trong kỳ khai thuế tháng 9/2014: doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hải Phòng là 500 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 600 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hà Nội là 200 triệu.
Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính của Công ty A (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 20 triệu đồng.
Theo nguyên tắc tạm nộp tại các địa phương theo tỷ lệ 2% doanh thu đối với hàng hóa chịu thuế 10%, Công ty A xác định số thuế GTGT phải nộp cho Hải Phòng và Hưng Yên là: 500 triệu x 2% + 600 triệu x 2% = 22 triệu. Như vậy khi xác định theo nguyên tắc này thì số thuế phải nộp cho các địa phương sẽ lớn hơn số thuế GTGT phải nộp của Công ty A tại trụ sở chính. Vì vậy, Công ty A tự phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương như sau:
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hải Phòng là:
20 triệu x 500 triệu / (500 triệu + 600 triệu +200 triệu) = 7.69 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hưng Yên là:
20 triệu x 600 triệu / (500 triệu + 600 triệu + 200 triệu) = 9.23 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hà Nội là:
20 triệu - 7.69 triệu - 9.23 triệu = 3.08 triệu đồng.
Ví dụ 15: Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính xuất bán.
Trong kỳ khai thuế tháng 10/2014: doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hải Phòng là 400 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 500 triệu. Tháng 10/2014, Công ty A không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính. Công ty A cũng không phải nộp thuế giá trị gia tăng cho Hải Phòng và Hưng Yên.
đ) Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
Ví dụ 16: Công ty A trụ sở tại Hải Phòng, ký hợp đồng cung cấp xi măng cho Công ty B có trụ sở tại Hà Nội, theo hợp đồng, hàng hóa sẽ được Công ty A giao tại công trình mà công ty B đang xây dựng tại Hà Nội, thì hoạt động bán hàng này không được gọi là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh. Công ty A thực hiện kê khai thuế GTGT tại Hải Phòng, không phải thực hiện kê khai bán hàng vãng lai đối với doanh thu từ hợp đồng bán hàng cho Công ty B tại Hà Nội.
Ví dụ 17: Công ty B có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, có các kho hàng tại Hải Phòng, Nghệ An không có chức năng kinh doanh. Khi Công ty B xuất bán hàng hóa tại kho ở Hải Phòng cho Công ty C tại Hưng Yên thì Công ty B không phải kê khai thuế GTGT bán hàng vãng lai tại địa phương nơi có các kho hàng (Hải Phòng, Nghệ An).
Ví dụ 18:
- Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, ký hợp đồng với Công ty B chỉ để thực hiện tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình được xây dựng tại Sơn La mà Công ty B là chủ đầu tư thì hoạt động này không phải hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh. Công ty A thực hiện khai thuế GTGT đối với hợp đồng này tại trụ sở chính tại Hà Nội, không phải thực hiện kê khai tại Sơn La.
- Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, ký hợp đồng với Công ty C để thực hiện công trình được xây dựng (trong đó có bao gồm cả hoạt động khảo sát, thiết kế) tại Sơn La mà Công ty C là chủ đầu tư thì Công ty A thực hiện khai thuế GTGT xây dựng vãng lai đối với hợp đồng này tại Sơn La.
Ví dụ 19: Công ty B trụ sở tại Hà Nội bán máy điều hòa cho khách tại Hòa Bình (bao gồm cả lắp đặt) thì Công ty B không phải nộp vãng lai tại Hòa Bình.
Ví dụ 20: Công ty A có trụ sở tại Hà Nội mua 10 căn nhà thuộc 1 dự án của Công ty B tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó Công ty A bán lại các căn nhà này và thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng C thì Công ty A phải thực hiện kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo tỷ lệ % doanh thu với cơ quan thuế tại thành phố Hồ Chí Minh.
e)
Trường hợp người nộp thuế có công trình xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh liên quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí,..., không xác định được doanh thu của công trình ở từng địa phương cấp huyện, tỉnh thì người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng của doanh thu xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh chung với hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tại trụ sở chính.
2. Khai thuế giá trị gia tăng
a) Khai thuế giá trị gia tăng là loại khai thuế theo tháng trừ các trường hợp hướng dẫn tại điểm b, c, d khoản này.
b) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
b.1) Đối tượng khai thuế GTGT theo quý
Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống.
Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
Ví dụ 21:
- Doanh nghiệp A bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 1/2014 thì từ kỳ khai thuế tháng 1/2014 đến kỳ khai thuế tháng 12/2014, doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2014 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2015 thực hiện khai thuế tháng hay khai quý.
- Doanh nghiệp B bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2013 thì từ kỳ khai thuế tháng 8/2013 đến kỳ khai thuế tháng 12/2014, doanh nghiệp B thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2014 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2015 thực hiện khai thuế theo tháng hay theo quý.
Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay kê khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc diện khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
b.2) Thời kỳ khai thuế theo quý
Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2016.
Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo quý, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này trên 20 tỷ đồng, người nộp thuế không đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì từ năm tiếp theo của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp thuế phải thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo tháng, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này từ 20 tỷ đồng trở xuống, người nộp thuế đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì người nộp thuế được lựa chọn hình thức khai thuế theo tháng hoặc quý từ năm tiếp theo của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định.
Ví dụ 22: Doanh nghiệp C năm 2012 có tổng doanh thu là 18 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/7/2013. Doanh thu của năm 2013; 2014; 2015 hoặc 2016 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 25 tỷ đồng thì doanh nghiệp C vẫn tiếp tục thực hiện khai thuế GTGT theo quý đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 23: Doanh nghiệp D năm 2012 có tổng doanh thu là 27 tỷ đồng nên thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Doanh thu năm 2013 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 18 tỷ đồng thì doanh nghiệp D vẫn thực hiện khai thuế GTGT theo tháng đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 24: Doanh nghiệp E năm 2012 có tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 17 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/7/2013. Năm 2014, cơ quan thuế thanh tra kết luận doanh thu tính thuế GTGT của năm 2012 tăng thêm 5 tỷ so với số liệu kê khai là 22 tỷ, thì từ năm 2015 đến hết năm 2016 doanh nghiệp E thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 25: Doanh nghiệp G năm 2012 có tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 17 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/7/2013. Năm 2014, Doanh nghiệp G tự khai bổ sung doanh thu tính thuế GTGT của năm 2012 tăng thêm 5 tỷ so với số liệu kê khai là 22 tỷ, thì từ năm 2015 đến hết năm 2016 doanh nghiệp G thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 26: Doanh nghiệp H thành lập tháng 7/2013, tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT năm 2014 dưới 20 tỷ thì doanh nghiệp H được khai thuế theo quý từ năm 2015 đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
c) Khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
d) Khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh đối với thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.
3. Khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
a) Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là người nộp thuế tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thuế suất 0% theo mẫu số 01-3/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng, quý theo mẫu số 01-4A/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế phân bổ số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trong tháng, quý theo tỷ lệ (%) doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị gia tăng trên tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra của tháng, quý).
- Bảng kê khai điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào phân bổ được khấu trừ năm theo mẫu số 01-4B/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế tính phân bổ lại số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trong năm theo tỷ lệ (%) doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị gia tăng trên tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra của năm). Số liệu điều chỉnh tăng, giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào phân bổ được khấu trừ được tổng hợp vào Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng mười hai hoặc của quý 4 của năm.
- Bảng kê số thuế giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo mẫu số 01-5/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán (nếu có) theo mẫu số 01-6/GTGT kèm theo Thông tư này.
- Bảng kê số lượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy bán ra theo mẫu số 01-7/GTGT (áp dụng đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy).
c) Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mà chưa được bù trừ hết theo mức quy định của pháp luật về thuế GTGT thì được hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án đầu tư.
Trường hợp người nộp thuế có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, thì người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi đóng trụ sở chính. Nếu số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư theo mức quy định của pháp luật về thuế GTGT thì được hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án đầu tư.
Trường hợp người nộp thuế có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế. Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn, số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế và đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Ví dụ 27: Doanh nghiệp A có trụ sở chính tại Hà Nội, có dự án đầu tư tại Hải Phòng, đồng thời có thành lập Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh tại Hải Phòng để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý dự án đầu tư này; Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế riêng với cơ quan thuế tại Hải Phòng.
Ví dụ 28: Doanh nghiệp A có trụ sở tại Hà Nội, năm 2014 có dự án xây dựng nhà máy thép ở Hải Phòng (dự án gồm 3 tổ hợp), dự án đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, doanh nghiệp A lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và nộp tại cơ quan thuế Hà Nội - nơi đóng trụ sở chính, và thực hiện hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư tại Hà Nội. Đến năm 2017, Nhà máy thép Hải phòng đã đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế có tổ hợp thứ nhất đi vào hoạt động và có doanh thu đầu ra thì nhà máy thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại Hải Phòng. Đối với tổ hợp thứ hai và tổ hợp thứ ba vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng thì Nhà máy thực hiện kê khai thuế GTGT riêng cho dự án đầu tư, bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của Nhà máy và đề nghị hoàn thuế GTGT tại Hải Phòng
Ví dụ 29: Doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp A có dự án xây dựng nhà chung cư để bán thì đây là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, không thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT theo dự án đầu tư.
Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư bao gồm:
- Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo mẫu số 02/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người nộp thuế có dự án đầu tư và phải thực hiện bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện thì việc kê khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư theo tháng hay quý được thực hiện cùng với việc kê khai thuế giá trị gia tăng của trụ sở chính.
4. Khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng
a) Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là người nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định pháp luật về thuế GTGT.
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng/quý tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT ban hành theo Thông tư này.
5. Khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
a) Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là người nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu theo quy định pháp luật về thuế GTGT.
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng/quý tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT và Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu số 04-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều này.
7. Chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Người nộp thuế đang áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, nếu đáp ứng điều kiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT; hoặc người nộp thuế đang áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ chuyển sang phương pháp trực tiếp thì gửi văn bản thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người nộp thuế từ 01/01/2014 thuộc đối tượng được tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì gửi văn bản thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
Người nộp thuế phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế thực hiện phương pháp tính thuế mới hoặc năm người nộp thuế tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ.
8. Hướng dẫn khai thuế giá trị gia tăng, lập bảng kê hóa đơn bán ra, hóa đơn mua vào trong một số trường hợp cụ thể
a) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động đại lý
- Người nộp thuế là đại lý bán hàng hoá, dịch vụ hoặc là đại lý thu mua hàng hóa theo hình thức bán, mua đúng giá hưởng hoa hồng không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ bán đại lý; hàng hóa thu mua đại lý nhưng phải khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng. Hóa đơn đầu ra, đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán đại lý và hàng hóa thu mua đại lý được khai trên bảng kê mẫu số 01-1/GTGT và mẫu số 01-2/GTGT; số liệu tổng hợp về hàng hóa, dịch vụ bán đại lý, hàng hóa thu mua đại lý trên hai bảng kê này không được sử dụng làm căn cứ để lập Tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Đối với các hình thức đại lý khác thì người nộp thuế phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá, dịch vụ bán hàng đại lý; hàng hóa thu mua đại lý và thù lao đại lý được hưởng.
b) Người nộp thuế kinh doanh vận tải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh vận tải với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
c) Người nộp thuế tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quý, kê khai thuế giá trị gia tăng như sau:
- Đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tính thuế theo phương pháp khấu trừ, người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Đối với hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quý, người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này.
d) Người nộp thuế kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính không phải nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ cho thuê tài chính, mà chỉ nộp Bảng kê hóa đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT và Bảng kê hóa đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT, trong đó chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng mua vào chỉ ghi tiền thuế giá trị gia tăng của tài sản cho thuê phù hợp với hóa đơn giá trị gia tăng lập cho doanh thu của dịch vụ cho thuê tài chính trong kỳ kê khai. Người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế đối với các tài sản cho đơn vị khác thuê mua tài chính.
đ) Khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động xuất, nhập khẩu uỷ thác hàng hoá
Người nộp thuế nhận xuất, nhập khẩu ủy thác hàng hóa không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhận xuất, nhập khẩu ủy thác (trong trường hợp hợp đồng ủy thác không có nội dung ủy thác về thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT thay cho đối tượng ủy thác) nhưng phải khai thuế giá trị gia tăng đối với thù lao ủy thác được hưởng. Hóa đơn đầu ra, đầu vào của hàng hóa nhận xuất, nhập khẩu ủy thác được khai trên bảng kê mẫu số 01-1/GTGT và mẫu số 01-2/GTGT; số liệu tổng hợp về hàng hóa nhận ủy thác xuất, nhập khẩu trên hai bảng kê này không được sử dụng làm căn cứ để lập Tờ khai thuế giá trị gia tăng.
e) Việc lập các Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo Tờ khai thuế gửi cho cơ quan thuế trong một số trường hợp được thực hiện như sau:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đối tượng tiêu dùng như: điện, nước, xăng, dầu, dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận chuyển hành khách, mua, bán vàng, bạc, đá quý và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng khác thì được kê khai tổng hợp doanh số bán lẻ, không phải kê khai theo từng hóa đơn.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua lẻ, bảng kê tổng hợp được lập theo từng nhóm mặt hàng, dịch vụ cùng thuế suất, không phải kê chi tiết theo từng hóa đơn.
- Đối với cơ sở kinh doanh ngân hàng có các đơn vị trực thuộc tại cùng địa phương thì các đơn vị trực thuộc phải lập Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra để lưu tại cơ sở chính. Khi tổng hợp lập Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra, cơ sở chính chỉ tổng hợp theo số tổng hợp trên Bảng kê của các đơn vị phụ thuộc.
9. Trường hợp cơ sở kinh doanh uỷ nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ thì bên được uỷ nhiệm lập hóa đơn không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ được uỷ nhiệm lập hóa đơn. Cơ sở kinh doanh uỷ nhiệm lập hóa đơn có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ đã ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn.
10. Việc khai thuế giá trị gia tăng để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khoán thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.
11. Khai thuế GTGT đối với dự án ODA, viện trợ nhân đạo, miễn trừ ngoại giao
a) Chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại, Văn phòng đại diện nhà tài trợ Dự án ODA; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo thuộc diện được hoàn thuế GTGT; đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao không phải khai thuế GTGT hàng tháng.
b) Chủ dự án ODA thuộc diện không được hoàn thuế GTGT thực hiện khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Cục thuế quản lý trực tiếp địa bàn nơi thực hiện dự án.
c) Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT, thực hiện khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Cục thuế quản lý trực tiếp địa bàn nơi thực hiện dự án.
Trường hợp chủ dự án ODA và nhà thầu nước ngoài theo hướng dẫn tại điểm b và c nêu trên thực hiện dự án ODA có liên quan đến nhiều tỉnh thì hồ sơ khai thuế gửi Cục thuế quản lý trực tiếp nơi chủ dự án, nhà thầu nước ngoài đóng trụ sở chính.
12. Đối với các trường hợp sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động không phải tính thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT thì người nộp thuế vẫn thực hiện khai trên bảng kê mẫu số 01-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này, không phải tổng hợp lên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này .
Điều 12. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
2. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm và khai quyết toán đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động; trừ một số trường hợp cụ thể sau:
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản áp dụng đối với doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu.
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh áp dụng đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh (không bao gồm trường hợp khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý dành cho người nộp thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu).
b.3) Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư này (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
- Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
- Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Mẫu số 03-3A/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm, dự án đầu tư mới.
+ Mẫu số 03-3B/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất (đầu tư mở rộng).
+ Mẫu số 03-3C/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ.
- Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN.
- Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN.
- Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) theo mẫu số 03-6/TNDN.
- Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN.
- Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 03-8/TNDN.
- Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài, ngoài các hồ sơ nêu trên, doanh nghiệp phải bổ sung các hồ sơ, tài liệu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo từng lần phát sinh chuyển nhượng bất động sản. Doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản là doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản.
Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần chuyển nhượng bất động sản là Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
Kết thúc năm tính thuế khi lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở chính, trong đó phải quyết toán riêng số thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Tại trụ sở chính, việc xử lý số thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản cụ thể như sau: Trường hợp số thuế đã nộp theo thông báo khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thấp hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thì được trừ (-) số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu của hoạt động kinh doanh khác hoặc được trừ (-) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định. Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì doanh nghiệp phải theo dõi riêng, thực hiện bù trừ lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh khác nếu có (áp dụng từ ngày 1/1/2014) và chuyển lỗ trong các năm sau theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Đối với doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý. Doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản.
Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý là tờ khai thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 02/TNDN. Trường hợp trong một quý doanh nghiệp có nhiều hợp đồng chuyển nhượng bất động sản thì doanh nghiệp được lập Bảng kê chi tiết các bên nhận chuyển nhượng bất động sản theo mẫu 02-1/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản đề nghị khai thuế theo từng lần phát sinh chuyển nhượng bất động sản thì kê khai thuế như doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản và không phải kê khai tạm tính hàng quý.
Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp làm thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản đã kê khai theo tờ khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý hoặc theo từng lần phát sinh.
Tại trụ sở chính, việc xử lý số thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản cụ thể như sau: Trường hợp số thuế đã tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp số thuế đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thì được trừ (-) số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu của hoạt động kinh doanh khác hoặc được trừ (-) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định. Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì doanh nghiệp phải theo dõi riêng, thực hiện bù trừ lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh khác nếu có (áp dụng từ ngày 1/1/2014) và chuyển lỗ trong các năm sau theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
d) Doanh nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì:
- Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà đã xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo doanh thu trừ chi phí.
- Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu được tiền và doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp từ số tiền ứng trước của khách hàng thu theo tiến độ kê khai vào Phần II Tờ khai số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này. Khi bàn giao bất động sản, doanh nghiệp phải quyết toán chính thức số thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và kê khai vào Phần I Tờ khai số 02/TNDN. Trường hợp trong một quý doanh nghiệp có nhiều hợp đồng chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả trường hợp thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) thì doanh nghiệp được lập Bảng kê chi tiết các bên nhận chuyển nhượng bất động sản theo mẫu 02-1/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
Khai thuế thu nhập doanh nghiệp thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thực hiện kê khai cùng với việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản.
6. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ (không bao gồm trường hợp khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý dành cho người nộp thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu) áp dụng đối với: Đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh.
Đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa dịch vụ theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp có phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì được kê khai hàng quý và không phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh.
7. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập phát sinh tại trụ sở chính và tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc theo mẫu số 01-1/TNDN (đối với khai tạm tính quý) và theo mẫu số 03-8/TNDN (đối với khai quyết toán năm) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính đồng thời gửi một bản cho các cơ quan thuế quản lý các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
b) Tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn thì khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền chuẩn y việc chuyển nhượng vốn, hoặc ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn tại hợp đồng chuyển nhượng vốn đối với trường hợp không phải chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.
Hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển nhượng vốn (theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này);
- Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt các nội dung chủ yếu: Bên chuyển nhượng; bên nhận chuyển nhượng; thời gian chuyển nhượng; nội dung chuyển nhượng; quyền và nghĩa vụ của từng bên; giá trị của hợp đồng; thời hạn, phương thức, đồng tiền thanh toán.
- Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Bản chụp chứng nhận vốn góp;
- Chứng từ gốc của các khoản chi phí.
Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ; trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp nhận qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển nhượng vốn đăng ký nộp thuế.
Điều 13. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ quan thuế
a) Người nộp thuế sản xuất hàng hoá, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước phải nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Trường hợp người nộp thuế sản xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt cho toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng cho người nộp thuế thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi.
c) Trường hợp người nộp thuế có cơ sở phụ thuộc sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
2. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt là loại khai theo tháng; đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.
3. Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt
- Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hóa đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01-1/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo mẫu số 01-2/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Việc khai thuế tiêu thụ đặc biệt để xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo phương pháp khoán thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.
Điều 14. Khai thuế tài nguyên
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế
a) Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hướng dẫn tại điểm b khoản 6 Điều 10, khoản 3 Điều 23 và khoản 3 Điều 24 Thông tư này.
b) Tổ chức, cá nhân thu mua tài nguyên đăng ký nộp thuế tài nguyên thay cho tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ thì thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ sở thu mua tài nguyên.
c) Tổ chức được giao bán loại tài nguyên thiên nhiên bị bắt giữ, tịch thu thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh cho Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế nơi bán tài nguyên quy định.
2. Khai thuế tài nguyên (trừ dầu thô) là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
3. Hồ sơ khai thuế tài nguyên (trừ dầu thô, khí thiên nhiên)
a) Hồ sơ khai thuế tài nguyên tháng bao gồm:
Tờ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế tài nguyên bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thuế tài nguyên kèm theo (nếu có).
4. Việc khai thuế tài nguyên để xác định số thuế tài nguyên phải nộp theo phương pháp khoán thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Điều 15. Khai thuế bảo vệ môi trường
1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
a) Đối với hàng hóa sản xuất trong nước (trừ than đá tiêu thụ nội địa của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và xăng dầu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối) hoặc bao bì thuộc loại để đóng gói sản phẩm mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm, người nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối), người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.
2. Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu liên quan đến việc khai thuế, tính thuế.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa tự chịu trách nhiệm về việc kê khai thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện khai sai, gian lận, trốn thuế thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Khai thuế bảo vệ môi trường
a) Đối với hàng hóa sản xuất (hoặc bao bì thuộc loại để đóng gói sản phẩm mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm) bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng.
Đối với hàng hóa của cơ sở sản xuất, trường hợp trong tháng không phát sinh thuế bảo vệ môi trường phải nộp thì người nộp thuế vẫn kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để theo dõi.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu uỷ thác thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường thì người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối) theo quy định của pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Khai, nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất túi nilông và thiết bị điện lạnh có chứa HCFC căn cứ tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản xuất và các tài liệu hồ sơ liên quan để kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
b) Đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (sau đây gọi chung là xăng dầu)
b.1) Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị giá tăng, cụ thể:
- Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu (gọi chung là các đơn vị đầu mối) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị đầu mối đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị này trực tiếp xuất, bán bao gồm xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống của đơn vị đầu mối (kể cả các doanh nghiệp mà đơn vị đầu mối có cổ phần từ 50% trở xuống); trừ lượng xăng dầu xuất bán và nhập khẩu uỷ thác cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác.
- Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc đơn vị đầu mối; các Chi nhánh trực thuộc đơn vị đầu mối; các Công ty cổ phần do đơn vị đầu mối nắm cổ phần chi phối (trên 50% cổ phần) hoặc các Chi nhánh trực thuộc các đơn vị thành viên, các Chi nhánh trực thuộc các Công ty cổ phần nêu trên (gọi chung là các đơn vị thành viên) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị thành viên đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị thành viên xuất, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống.
- Tổ chức khác trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu (trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu) thực hiện kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi xuất, bán xăng dầu.
- Đối với các trường hợp xăng dầu dùng làm nguyên liệu pha chế xăng sinh học mà chưa kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường thì khi xuất bán xăng sinh học đơn vị bán xăng sinh học phải kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
b.2) Trường hợp xăng dầu nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác không phải để kinh doanh xăng dầu (trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có đăng ký kinh doanh xăng dầu); dầu nhờn, mỡ nhờn được đóng gói riêng khi nhập khẩu kèm với vật tư, phụ tùng cho máy bay hoặc kèm với máy móc thiết bị thì người nộp thuế kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan hải quan.
c) Đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa
c.1) Đối với than do Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) quản lý và giao cho các đơn vị thành viên khai thác, chế biến và tiêu thụ việc kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện như sau:
c.1.1) Hàng tháng các Công ty làm đầu mối tiêu thụ than của Vinacomin thực hiện phân bổ số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi có than khai thác tương ứng với sản lượng than thu mua của các Công ty sản xuất khai thác than tại địa phương và lập Biểu tính thuế bảo vệ môi trường theo mẫu phụ lục số 01-1/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này. Số thuế bảo vệ môi trường phân bổ cho các địa phương nơi khai thác than được xác định căn cứ trên tỷ lệ phần trăm (%) than tiêu thụ nội địa trong tổng số than bán ra và số lượng than khai thác tại địa phương bán cho công ty đầu mối tiêu thụ than của Vinacomin, được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ (%)

Sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ

=

Sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ

Tổng số than tiêu thụ trong kỳ

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho địa phương có than khai thác trong kỳ

=

Tỷ lệ (%) than tiêu thụ nội địa trong kỳ

x

Sản lượng than mua của các đơn vị tại địa phương nơi có than khai thác trong kỳ

x

Mức thuế tuyệt đối trên 1 tấn than tiêu thụ

c.1.2) Công ty đầu mối tiêu thụ than kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường cho toàn bộ số thuế bảo vệ môi trường phát sinh đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa theo mẫu tờ khai số 01/TBVMT và phụ lục số 01-1/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty đầu mối, đồng thời gửi 01 (một) bản phụ lục số 01-1/TBVMT cho cơ quan thuế quản lý công ty khai thác.
c.1.3) Căn cứ số thuế bảo vệ môi trường được tính nộp cho từng địa phương trên phụ lục số 01-1/TBVMT trong kỳ tính thuế, công ty đầu mối tiêu thụ than lập chứng từ nộp thuế bảo vệ môi trường cho địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có phát sinh số thuế phải nộp) và các địa phương nơi có than khai thác.
Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi công ty đầu mối đăng ký khai thuế và cơ quan thuế địa phương nơi có công ty khai thác than.
Kho bạc Nhà nước nơi Công ty đầu mối tiêu thụ than đóng trụ sở chính chuyển tiền và chứng từ thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước liên quan để hạch toán thu ngân sách nhà nước phần thuế của công ty khai thác than.
c.2) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh than khác (gồm cả trường hợp tiêu dùng nội bộ) thực hiện kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường tại cơ quan thuế địa phương nơi khai thác.
c.3) Trường hợp người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ lẻ thì thực hiện kê khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế.
d) Đối với than nhập khẩu: theo quy định của pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu than nguyên khai có hàm lượng than antraxít thì người nộp thuế phải kê khai riêng lượng than antraxit nhập khẩu để nộp thuế bảo vệ môi trường theo mức quy định đối với than antraxit. Nếu khối lượng thực tế than antraxit nhập khẩu khác với đã kê khai khi nhập khẩu thì người nộp thuế phải kê khai bổ sung, điều chỉnh.
nhayNội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.nhay
Điều 16. Khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phải thực hiện khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 hướng dẫn quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
1. Khai thuế, nộp thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
a) Nguyên tắc khai thuế
a.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế
a.2) Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theo hướng dẫn nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý.
Ví dụ 30: Năm 2014 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo quý thì năm 2014 Công ty A thuộc diện khai thuế TNCN theo quý, không phân biệt trong năm 2014 Công ty A thực tế có phát sinh khấu trừ thuế TNCN trên 50 triệu đồng hay dưới 50 triệu đồng.
Ví dụ 31: Năm 2014 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 02/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 03/KK-TNCN là 50 triệu đồng (hoặc lớn hơn 50 triệu đồng); Các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 02/KK-TNCN và 03/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng thì Công ty A không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2. Từ tháng 3 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo tháng.
Ví dụ 32: Năm 2014 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 02/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 03/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng; các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 02/KK-TNCN và 03/KK-TNCN đều từ 50 triệu đồng trở lên thì Công ty A không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2. Từ tháng 3 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo quý và thực hiện khai thuế theo quý từ quý I/2014.
a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.
a.4) Tổ chức trả thu nhập khi lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ trong năm không phải lập danh sách cá nhân có số thuế phải khấu trừ vào Bảng kê thu nhập chịu thuế mẫu số 05-1/BK-TNCN đối với cán bộ, công chức sau:
Cán bộ, công chức có hệ số lương quy định tại bảng lương ban hành kèm theo quyết định số 128/QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng; bảng lương ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của UBTV QH; bậc 3 Bảng 1 lương chuyên gia cao cấp, mức 1- 2 Bảng lương cấp bậc quân hàm ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CT ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
b) Hồ sơ khai thuế
b.1) Hồ sơ khai thuế tháng, quý
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế theo Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từ kinh doanh của cá nhân không cư trú; Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú khai thuế theo Tờ khai mẫu số 03/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Doanh nghiệp bảo hiểm trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của đại lý bảo hiểm ký hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm, thu nhập từ tiền phí tích luỹ bảo hiểm nhân thọ; công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tích lũy Quỹ hưu trí tự nguyện; doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp khai thuế theo Tờ khai mẫu số 01/KK-BHĐC ban hành kèm theo Thông tư này.
- Công ty xổ số kiến thiết khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của đại lý xổ số ký hợp đồng trực tiếp với Công ty xổ số khai thuế theo Tờ khai mẫu số 01/KK-XS ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Hồ sơ khai quyết toán thuế
b.2.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng kê mẫu số 05-1/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng kê mẫu số 05-2/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng kê mẫu số 05-3/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từ kinh doanh của cá nhân không cư trú; Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 06/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng kê mẫu số 06-1/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán).
b.2.3) Doanh nghiệp bảo hiểm trả thu nhập đối với thu nhập của đại lý bảo hiểm, thu nhập từ tiền phí tích luỹ bảo hiểm nhân thọ; công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tích lũy quỹ hưu trí tự nguyện; doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/KK-BHĐC ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng kê mẫu số 02-1/BK-BH ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng kê mẫu số 02-2/BK-ĐC ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2.4) Công ty xổ số kiến thiết trả thu nhập đối với thu nhập của đại lý xổ số không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/KK-XS ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng kê mẫu số 02-1/BK-XS ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức trả thu nhập là cơ quan Trung ương; cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.
- Tổ chức trả thu nhập là cơ quan thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện; cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.
- Tổ chức trả thu nhập là các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế .
- Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
đ) Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, quý, quyết toán thuế.
2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ kinh doanh
a.3) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ các trường hợp sau:
- Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
- Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh chỉ có một nguồn thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán.
- Cá nhân, hộ gia đình chỉ có thu nhập từ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất đã thực hiện nộp thuế theo khai thuế tại nơi có nhà, quyền sử dụng đất cho thuê.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng, đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 (hai mươi) triệu đồng, đã nộp thuế tại nơi có nhà, quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
a.5) Nguyên tắc khai quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 (mười hai) tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
+ Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày tính đủ 12 (mười hai) tháng liên tục.
+ Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch
- Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc Hợp đồng làm việc tại Việt nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh theo hướng dẫn tại điểm b.2 khoản này.
- Cá nhân có thu nhập từ đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp khai quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu thuộc diện quyết toán.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ kinh doanh đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo khai quyết toán với cơ quan thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 46 Thông tư này.
b.2.1) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đại lý bảo hiểm; thu nhập từ đại lý xổ số; thu nhập từ bán hàng đa cấp trực tiếp quyết toán thuế khai quyết toán với cơ quan thuế theo mẫu sau:
- Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phụ lục mẫu số 09-1/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phụ lục mẫu số 09-3/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
- Phụ lục mẫu số 09-4/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có). Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó.
Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan chi trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
- Bản chụp các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).
- Trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh hoặc xác nhận về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài kèm theo Thư xác nhận thu nhập năm mẫu số 20/TXN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2.3) Đối với cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công; vừa có thu nhập từ đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; vừa có thu nhập từ kinh doanh trực tiếp quyết toán thuế khai quyết toán theo mẫu sau:
- Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phụ lục mẫu số 09-1/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phụ lục mẫu số 09-2/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phụ lục mẫu số 09-3/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
- Phụ lục mẫu số 09-4/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có). Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó.
Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan chi trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
- Bản chụp các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).
- Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 08B/KK-TNCN đối với cá nhân có tham gia kinh doanh theo nhóm.
- Trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh hoặc xác nhận về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài kèm theo Thư xác nhận thu nhập năm mẫu số 20/TXN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
c.2.1) Đối với cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế trong năm thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Cục Thuế nơi cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trong năm.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện tự quyết toán thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:
+
Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc trong năm và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc trong năm và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
+ Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
- Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 (ba) tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
- Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
3. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
a) Nguyên tắc khai thuế
a.1) Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế theo từng lần phát sinh, kể cả trường hợp được miễn thuế.
a.2) Khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng đem thế chấp, bảo lãnh vay vốn hoặc thanh toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đến hết thời hạn trả nợ, cá nhân không có khả năng trả nợ thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm thủ tục phát mại, bán bất động sản đó đồng thời thực hiện khai thuế nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân trước khi thực hiện thanh quyết toán các khoản nợ của cá nhân.
- Trường hợp cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng đem thế chấp để vay vốn hoặc thanh toán với tổ chức, cá nhân khác, nay thực hiện chuyển nhượng toàn bộ (hoặc một phần) bất động sản đó để thanh toán nợ thì cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng thay phải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân trước khi thanh quyết toán các khoản nợ.
- Trường hợp bất động sản do cá nhân chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định thi hành án của Tòa án thì cá nhân chuyển nhượng phải khai thuế, nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân tổ chức bán đấu giá phải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho bên chuyển nhượng. Riêng đối với bất động sản của cá nhân bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện tịch thu, bán đấu giá nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật thì không phải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Trường hợp chuyển đổi nhà, đất cho nhau giữa các cá nhân (ngoài các trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp để sản xuất thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân) thì từng cá nhân chuyển đổi đất phải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Trường hợp khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, thì tổ chức, cá nhân khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức khai thay thì sau khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện người nộp thuế là cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
a.3) Cơ quan quản lý bất động sản chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản khi đã có chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc xác nhận của cơ quan thuế về khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản thuộc được miễn thuế hoặc tạm thời chưa thu thuế.
b) Hồ sơ khai thuế và hồ sơ miễn thuế
b.1) Hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 11/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản chụp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó. Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì nộp bản sao hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai ký với chủ dự án cấp I, cấp II hoặc sàn giao dịch của chủ dự án.
- Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản. Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì nộp Hợp đồng chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đã được công chứng. Nếu chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai từ lần thứ hai trở đi thì các bên phải xuất trình thêm hợp đồng chuyển nhượng lần trước liền kề. Trường hợp uỷ quyền bất động sản thì nộp Hợp đồng uỷ quyền bất động sản.
- Trường hợp cá nhân khai thuế theo thuế suất 25% trên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì nộp hồ sơ xác định giá vốn và chứng từ hợp pháp xác định các chi phí liên quan.
- Trường hợp chuyển nhượng bất động sản thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân phải kèm theo các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế theo hướng dẫn tại điểm b.2, khoản này.
- Trường hợp chuyển nhượng bất động sản do góp vốn vào doanh nghiệp thuộc diện tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân phải kèm theo các tài liệu làm căn cứ chứng minh việc góp vốn theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan thuế thông báo số thuế phải nộp mẫu số 11-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này cho cá nhân.
b.2) Hồ sơ miễn thuế đối với chuyển nhượng bất động sản
b.2.1) Đối với trường hợp chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa ông bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau thì hồ sơ miễn thuế đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa vợ với chồng cần một trong các giấy tờ sau: Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Quyết định của Tòa án xử ly hôn, tái hôn (đối với trường hợp chia nhà do ly hôn, hợp nhất quyền sở hữu do tái hôn).
- Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu (nếu cùng Sổ hộ khẩu) hoặc bản sao Giấy khai sinh.
Trường hợp con ngoài giá thú thì phải có bản sao quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu (nếu cùng Sổ hộ khẩu) hoặc bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông nội, bà nội với cháu nội cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu nội và bản sao Giấy khai sinh của bố cháu nội; hoặc bản sao Sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội, bà nội với cháu nội.
- Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu ngoại và bản sao Giấy khai sinh của mẹ cháu ngoại; hoặc bản sao Sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại.
- Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa anh, chị, em ruột với nhau cần có giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy khai sinh của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng thể hiện mối quan hệ có chung cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha hoặc các giấy tờ khác chứng minh có quan hệ huyết thống.
- Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể cần có giấy tờ sau: Bản sao Sổ hộ khẩu ghi rõ mối quan hệ giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn và Giấy khai sinh của chồng hoặc vợ làm căn cứ xác định mối quan hệ giữa người chuyển nhượng là cha chồng, mẹ chồng với con dâu hoặc cha vợ, mẹ vợ với con rể.
Trường hợp chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng được miễn thuế nêu trên nhưng người chuyển nhượng không có Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng làm căn cứ để xác định thu nhập được miễn thuế.
b.2.2) Đối với trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì hồ sơ miễn thuế là bản sao quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền ghi rõ mức miễn, giảm tiền sử dụng đất.
b.2.3) Đối với trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất thì hồ sơ miễn thuế là Văn bản thỏa thuận việc chuyển đổi đất giữa các bên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
b.2.4) Bản sao các giấy tờ đối với các trường hợp chuyển nhượng bất động được miễn thuế nêu tại điểm b.2.1, b.2.2, b.2.3 khoản này phải có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp không có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã thì người chuyển nhượng phải xuất trình bản chính để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu.
b.2.5) Đối với trường hợp cá nhân chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất tại Việt Nam được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định thì cá nhân chuyển nhượng nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại điểm b.1 khoản này. Trên Tờ khai mẫu số 11/KK-TNCN cá nhân tự khai thu nhập được miễn thuế và ghi rõ được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định đối với nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
Cá nhân nộp hồ sơ khai thuế cùng hồ sơ chuyển nhượng bất động sản tại bộ phận một cửa liên thông. Trường hợp ở địa phương chưa thực hiện quy chế một cửa liên thông thì nộp hồ sơ trực tiếp cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có bất động sản chuyển nhượng.
Trường hợp cá nhân chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế địa phương nơi có nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nộp hồ sơ khai thuế cùng hồ sơ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.
Trường hợp cá nhân chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai với chủ dự án.
đ) Thời hạn nộp thuế.
Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên Thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
4. Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán).
a) Nguyên tắc khai thuế
a.1) Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
a.2) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế và khai thuế theo khoản 1 Điều này. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là cá nhân thì chỉ khai thuế theo từng lần phát sinh không khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ.
a.3) Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện việc khai thay hồ sơ khai thuế của cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng vốn (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú).
b) Hồ sơ khai thuế
Cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo mẫu sau:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.
- Tài liệu xác định trị giá vốn góp theo sổ sách kế toán, hợp đồng mua lại phần vốn góp trong trường hợp có vốn góp do mua lại.
- Bản chụp các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
Cơ quan thuế lập Thông báo số thuế phải nộp mẫu số 12-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cá nhân (kể cả trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp).
c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
Cá nhân, doanh nghiệp khai thay nộp hồ sơ khai thuế chuyển nhượng vốn góp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp có vốn góp chuyển nhượng.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Cá nhân khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp khai thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.
Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước thời điểm làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật.
đ) Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên Thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
5. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
6. Khai thuế đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng
a) Nguyên tắc khai thuế
a.1) Cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế, nhận quà tặng khai thuế theo từng lần phát sinh kể cả trường hợp được miễn thuế.
a.2) Các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức có liên quan chỉ thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản, chứng khoán, phần vốn góp và các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cho người nhận thừa kế, nhận quà tặng khi đã có chứng từ nộp thuế hoặc xác nhận của cơ quan thuế về khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng là bất động sản được miễn thuế.
b) Hồ sơ khai thuế và hồ sơ miễn thuế
b.1) Đối với nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản, hồ sơ khai thuế thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b.1, khoản 3 Điều này. Riêng Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản thay thế bằng bản chụp giấy tờ pháp lý chứng minh quyền được nhận thừa kế, quà tặng cá nhân cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
b.2) Đối với nhận thừa kế, quà tặng là nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, hồ sơ khai thuế thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b.1, khoản 3 Điều này. Riêng Hợp đồng chuyển nhượng, Hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thay thế bằng bản chụp giấy tờ pháp lý chứng minh quyền được nhận thừa kế, quà tặng và cá nhân cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
b.3) Đối với nhận thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, hồ sơ khai thuế gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng theo mẫu số 14/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản chụp giấy tờ pháp lý chứng minh quyền nhận thừa kế, quà tặng và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
Cơ quan thuế lập Thông báo số thuế phải nộp mẫu số 14-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cá nhân.
b.4) Đối với nhận thừa kế, quà tặng (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) là bất động sản giữa vợ với chồng; giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau: hồ sơ miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b.2, khoản 3 Điều này.
c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
- Cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai) nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 3 Điều này.
- Cá nhân nhận thu nhập từ thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn góp nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp có phần vốn góp.
- Cá nhân nhận thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là tài sản khác nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai) thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 3 Điều này.
- Cá nhân có thu nhập từ thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn góp thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 4 và điểm d, khoản 5 Điều này.
- Cá nhân có thu nhập từ thừa kế, quà tặng là tài sản khác thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước thời điểm nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ.
đ) Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên Thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
7. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài
a) Nguyên tắc khai thuế
Cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài thực hiện khai thuế theo từng lần phát sinh, riêng cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại nước ngoài khai thuế theo quý.
b) Hồ sơ khai thuế
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại nước ngoài khai thuế theo mẫu số 07/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh phát sinh tại nước ngoài khai thuế theo mẫu số 08/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán), nhận thừa kế, quà tặng tại nước ngoài khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ đầu tư vốn, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng phát sinh tại nước ngoài thực hiện khai thuế theo mẫu số 19/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Khi khai thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh tại nước ngoài, cá nhân gửi kèm theo các chứng từ trả thu nhập ở nước ngoài, chứng từ chứng minh đã nộp thuế ở nước ngoài làm căn cứ để xác định thu nhập và số thuế thu nhập cá nhân đã nộp ở nước ngoài được trừ. Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan chi trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại nước ngoài khai thuế tại Cục Thuế trực tiếp quản lý nơi cá nhân làm việc hoặc Cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) (trường hợp cá nhân không làm việc tại Việt Nam)
- Cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài (trừ tiền lương, tiền công) khai thuế tại Cục Thuế nơi cá nhân cư trú nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
d) Thời hạn nộp sơ khai thuế
Cá nhân có trách nhiệm khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày phát sinh thu nhập hoặc nhận được thu nhập. Trường hợp khi phát sinh thu nhập hoặc nhận thu nhập ở nước ngoài nhưng cá nhân có thu nhập đang ở nước ngoài thì thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.
đ) Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
8. Khai thuế đối với cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận thu nhập ở nước ngoài
a) Nguyên tắc khai thuế
a.1) Cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận tại nước ngoài khai thuế theo lần phát sinh. Riêng cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận tại nước ngoài khai thuế theo quý.
a.2) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán) phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận thu nhập tại nước ngoài thực hiện khai thuế theo từng lần phát sinh như hướng dẫn tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.
b) Hồ sơ khai thuế
- Cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế theo mẫu số 07/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cá nhân không cư trú có thu nhập từ kinh doanh, đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng khai thuế theo mẫu số 19/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
- Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là Cục Thuế nơi cá nhân phát sinh công việc tại Việt Nam.
- Đối với thu nhập từ kinh doanh là Cục Thuế trực tiếp quản lý nơi cá nhân kinh doanh.
- Đối với thu nhập từ đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng là Cục Thuế nơi phát sinh hoạt động đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Cá nhân có trách nhiệm khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày phát sinh thu nhập hoặc nhận được thu nhập. Trường hợp khi phát sinh thu nhập hoặc nhận thu nhập ở nước ngoài nhưng cá nhân có thu nhập đang ở nước ngoài thì thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.
đ) Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
9. Khai thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn trong trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, lợi tức ghi tăng vốn
a) Nguyên tắc khai thuế
Cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu, lợi tức ghi tăng vốn chưa phải khai và nộp thuế từ đầu tư vốn khi nhận. Khi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá nhân khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn và thu nhập từ đầu tư vốn.
b) Hồ sơ khai thuế
Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn là Tờ khai mẫu số 24/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
Nơi nộp hồ sơ khai thuế là cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp phát hành hoặc lý doanh nghiệp có vốn góp.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại, rút vốn, giải thể doanh nghiệp.
đ) Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
10. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp, góp vốn bằng chứng khoán, góp vốn bằng bất động sản.
a) Nguyên tắc khai thuế
Cá nhân góp vốn bằng phần vốn góp, bằng chứng khoán, bằng bất động sản chưa phải khai và nộp thuế từ chuyển nhượng khi góp vốn. Khi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp mà cá nhân góp vốn đó, cá nhân khai và nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản khi góp vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi chuyển nhượng.
Việc khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn khi chuyển nhượng thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, Điều này.
b) Hồ sơ khai thuế
Hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản khi góp vốn như sau:
b.1) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản chụp Hợp đồng góp vốn
- Tài liệu xác định trị giá vốn góp theo sổ sách kế toán, hợp đồng mua lại phần vốn góp trong trường hợp vốn góp do mua lại.
- Bản chụp các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
Cơ quan thuế lập thông báo số thuế phải nộp mẫu số 12-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cá nhân.
b.2) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản chụp Hợp đồng góp vốn
Cơ quan thuế lập thông báo số thuế phải nộp mẫu số 12-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cá nhân.
b.3) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 3 Điều này và thay Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản bằng bản chụp Hợp đồng góp vốn.
c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán là cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phát hành vốn.
- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là Chi cục Thuế nơi có bất động sản góp vốn.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp.
đ) Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
11. Khai thuế từ tiền lương, tiền công đối với thu nhập từ thưởng bằng cổ phiếu
a) Nguyên tắc khai thuế
Cá nhân khi nhận thưởng bằng cổ phiếu từ đơn vị sử dụng lao động chưa phải nộp thuế từ tiền lương, tiền công. Khi cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng và thu nhập từ tiền lương, tiền công do được thưởng bằng cổ phiếu.
Việc khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán khi chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều này.
b) Hồ sơ khai thuế
Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công do được thưởng bằng cổ phiếu thì hồ sơ khai thuế là tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 07/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này
c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
Nơi nộp hồ sơ khai thuế là cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại.
đ) Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
12. Trường hợp cá nhân đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh; tổ chức, cá nhân trả thu nhập đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; cá nhân khai thuế về người phải trực tiếp nuôi dưỡng và cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có cam kết thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì khai theo các mẫu số 16/ĐK-TNCN, 17/TNCN, 21a/XN-TNCN, 21b/XN-TNCN và 23/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thuế thông báo mã số thuế người phụ thuộc theo mẫu số 16-1/TB-MST ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Trường hợp cá nhân nước ngoài có thu nhập chịu thuế thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ khác thì thực hiện các thủ tục sau:
a) Đối với cá nhân là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ khác (bao gồm cả trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ khác có thu nhập hướng dẫn tại điểm b.1 khoản 1 (đối với thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập và thu nhập khác); khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 10 và khoản 9 Điều này):
Mười lăm ngày trước khi thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân Việt Nam: cá nhân nước ngoài gửi cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định để nộp cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Bên Việt Nam cùng với hồ sơ khai thuế của lần khai thuế đầu tiên. Hồ sơ gồm:
- Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định mẫu 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do Cơ quan thuế cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản chụp Hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó (nếu có);
- Bản chụp Hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tại Việt Nam (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh) hoặc bản chụp giấy tờ pháp lý chứng minh nguồn gốc của khoản thu nhập (đối với các loại thu nhập khác) và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;
- Bản chụp hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;
- Bản chụp đăng ký kinh doanh và/hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập (thu nhập của thầy thuốc, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán viên) có xác nhận của người nộp thuế;
- Bản chụp đăng ký kinh doanh và/hoặc giấy phép hành nghề do Việt Nam cấp (đối với các ngành nghề pháp luật Việt Nam yêu cầu phải đăng ký kinh doanh hoặc có giấy phép hành nghề) đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập (thu nhập của thầy thuốc, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán viên) có xác nhận của người nộp thuế;
- Bản chụp hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế. Cụ thể:
+ Trường hợp chuyển nhượng bất động sản: bản chụp hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.
+ Trường hợp chuyển nhượng vốn: bản chụp hợp đồng chuyển nhượng vốn; bản chụp giấy chứng nhận đầu tư của công ty Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn có xác nhận của người nộp thuế.
+ Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán: bản chụp hợp đồng mua bán chứng khoán. Trường hợp hoạt động mua bán chứng khoán không có hợp đồng mua bán chứng khoán thì người nộp thuế nộp giấy chứng nhận tài khoản lưu ký cổ phiếu, trái phiếu do ngân hàng lưu ký hoặc công ty chứng khoán xác nhận theo mẫu số 01/TNKDCK ban hành kèm theo Thông tư này.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp Hợp đồng lao động ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài mới (nếu có).
Mười lăm ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) cá nhân gửi Giấy chứng nhận cư trú của năm tính thuế đó và bản chụp hộ chiếu cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho Cơ quan thuế Giấy chứng nhận cư trú này.
Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được giấy xác nhận cư trú thì cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú, cá nhân cung cấp bản chụp hộ chiếu thay cho Giấy chứng nhận cư trú.
Trường hợp tại thời điểm nộp bản chụp hộ chiếu chưa xác định được cá nhân là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ nào, cá nhân có nghĩa vụ cam kết gửi bản chụp hộ chiếu trong quý 1 của năm tiếp theo.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
b) Đối với cá nhân là đối tượng cư trú Việt Nam (bao gồm cả trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú Việt Nam có thu nhập theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2; điểm b khoản 7 và điểm b khoản 11 Điều này).
Đối với cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam được hưởng các quy định miễn, giảm thuế đối với thu nhập quy định tại các Điều khoản thu nhập từ phục vụ Chính phủ, thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề và thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu thủ tục như sau:
Mười lăm ngày trước khi thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài gửi cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định để nộp cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Bên Việt Nam cùng với hồ sơ khai thuế của lần khai thuế đầu tiên. Hồ sơ gồm:
- Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định mẫu 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do Cơ quan thuế cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận của cơ quan đại diện Việt Nam liên quan đến các hoạt động phát sinh thu nhập thông báo miễn thuế theo Hiệp định.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú, cá nhân cung cấp bản chụp hộ chiếu thay cho Giấy chứng nhận cư trú. Cá nhân có trách nhiệm cam kết và chịu trách nhiệm về việc không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú tại Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định.
Trường hợp tại thời điểm nộp bản chụp hộ chiếu chưa xác định được cá nhân là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ nào, cá nhân có nghĩa vụ cam kết gửi bản chụp hộ chiếu trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
c) Đối với vận động viên và nghệ sĩ là đối tượng cư trú của nước ngoài có thu nhập từ biểu diễn văn hoá, thể dục thể thao tại Việt Nam (bao gồm cả trường hợp vận động viên và nghệ sĩ hướng dẫn tại tiết b.1 khoản 1 Điều này)
Mười lăm ngày trước khi thực hiện hợp đồng (hoặc chương trình trao đổi văn hoá, thể dục thể thao) với các tổ chức, cá nhân Việt Nam: cá nhân nước ngoài gửi cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định để nộp cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Bên Việt Nam cùng với hồ sơ khai thuế của lần khai thuế đầu tiên. Hồ sơ gồm:
- Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định mẫu 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do Cơ quan thuế cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận của cơ quan đại diện Việt Nam trong các chương trình trao đổi văn hoá, thể dục thể thao về nội dung hoạt động và thu nhập thông báo miễn thuế theo Hiệp định.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Mười lăm ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam (hoặc chương trình trao đổi văn hoá, thể dục thể thao) hoặc kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) cá nhân nước ngoài gửi Giấy chứng nhận cư trú của năm tính thuế đó cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho Cơ quan thuế Giấy chứng nhận cư trú này.
Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được giấy xác nhận cư trú thì cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
Trường hợp không có hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tại Việt Nam, người nộp thuế có thể nộp cho Cơ quan thuế thư bổ nhiệm hoặc các giấy tờ tương đương hoặc có giá trị như hợp đồng lao động.
Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú, cá nhân cung cấp bản chụp hộ chiếu thay cho Giấy chứng nhận cư trú. Cá nhân có trách nhiệm cam kết và chịu trách nhiệm về việc không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú tại Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định.
Trường hợp tại thời điểm nộp bản chụp hộ chiếu chưa xác định được cá nhân là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ nào, cá nhân có nghĩa vụ cam kết gửi bản chụp hộ chiếu trong quý I của năm tiếp theo.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
d) Đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh hoặc thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng phát sinh tại Việt Nam do tổ chức, cá nhân trả thu nhập ở nước ngoài chi trả (bao gồm cả trường hợp cá nhân không cư trú hướng dẫn tại khoản 6 và khoản 8 Điều này):
Vào ngày nộp hồ sơ khai thuế của lần khai thuế đầu tiên, cá nhân là đối tượng cư trú nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền cho một đối tượng khác tại Việt Nam nộp cho Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân làm việc, kinh doanh hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định. Hồ sơ gồm:
- Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định mẫu 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do Cơ quan thuế cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản chụp Hợp đồng lao động hoặc bản chụp giấy tờ pháp lý chứng minh nguồn gốc của khoản thu nhập hoặc quyền được nhận thừa kế, quà tặng (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng) hoặc bản chụp hợp đồng kinh tế ký kết với các tổ chức cá nhân Việt Nam (đối với thu nhập từ kinh doanh) và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;
- Bản chụp hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;
- Bản chụp đăng ký kinh doanh và/hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập (thu nhập của thầy thuốc, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán viên) có xác nhận của người nộp thuế;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp Hợp đồng lao động ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài mới (nếu có).
Mười lăm ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) cá nhân trực tiếp hoặc uỷ quyền cho một đối tượng khác tại Việt Nam gửi Giấy chứng nhận cư trú của năm tính thuế đó và bản chụp hộ chiếu cho Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân làm việc, kinh doanh.
Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được giấy xác nhận cư trú thì cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú, cá nhân cung cấp bản chụp hộ chiếu thay cho Giấy chứng nhận cư trú.
Trường hợp tại thời điểm nộp bản chụp hộ chiếu chưa xác định được cá nhân là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ nào, cá nhân có nghĩa vụ cam kết gửi bản chụp hộ chiếu trong quý I của năm tiếp theo.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
Điều 17. Khai thuế môn bài
Điều 18. Khai thuế, khoản thu ngân sách nhà nước liên quan đến sử dụng đất đai
1. Khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
a) Hồ sơ khai thuế
a.1) Đối với trường hợp khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp của năm, hồ sơ gồm:
- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho từng thửa đất chịu thuế theo mẫu số 01/TK-SDDPNN áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc mẫu số 02/TK-SDDPNN áp dụng cho tổ chức, ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản chụp các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất, Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
- Bản chụp các giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn, giảm thuế (nếu có).
a.2) Đối với trường hợp khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, hồ sơ gồm:
- Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mẫu số 03/TKTH- SDDPNN ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Nguyên tắc khai thuế
b.1) Người nộp thuế có trách nhiệm khai chính xác vào Tờ khai thuế các thông tin liên quan đến người nộp thuế như: tên, số chứng minh nhân dân, mã số thuế, địa chỉ nhận thông báo thuế; Các thông tin liên quan đến thửa đất chịu thuế như diện tích, mục đích sử dụng. Nếu đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì phải khai đầy đủ các thông tin trên Giấy chứng nhận như số, ngày cấp, số tờ bản đồ, diện tích đất, hạn mức (nếu có).
Đối với hồ sơ khai thuế đất ở của hộ gia đình, cá nhân, UBND cấp xã xác định các chỉ tiêu tại phần xác định của cơ quan chức năng trên tờ khai và chuyển cho Chi cục Thuế để làm căn cứ tính thuế.
Đối với hồ sơ khai thuế của tổ chức, trường hợp cần làm rõ một số chỉ tiêu liên quan làm căn cứ tính thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xác nhận và gửi cơ quan Thuế.
b.2) Hàng năm, người nộp thuế không phải thực hiện khai lại nếu không có sự thay đổi về người nộp thuế và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp.
Trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về người nộp thuế thì người nộp thuế mới phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các sự việc trên; Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp (trừ trường hợp thay đổi giá 1m2 đất tính thuế) thì người nộp thuế phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp.
b.3) Việc kê khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ áp dụng đối với đất ở và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người nộp thuế thuộc diện phải kê khai tổng hợp theo hướng dẫn tại Thông tư này thì phải thực hiện lập tờ khai tổng hợp và nộp tại Chi cục Thuế nơi người nộp thuế đã chọn và đăng ký.
c) Khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể
c.1) Đối với tổ chức: Người nộp thuế thực hiện kê khai và nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm tự tính, tự khai và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại tiết đ.2 khoản này.
c.2) Đối với hộ gia đình, cá nhân
c.2.1) Đối với đất ở
c.2.1.1) Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với 01 (một) thửa đất hoặc nhiều thửa đất tại cùng một quận, huyện nhưng tổng diện tích đất chịu thuế không vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã và không phải lập tờ khai thuế tổng hợp.
c.2.1.2) Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau nhưng không có thửa đất nào vượt hạn mức và tổng diện tích các thửa đất chịu thuế không vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và không phải lập tờ khai tổng hợp thuế.
c.2.1.3) Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện và không có thửa đất nào vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các thửa đất chịu thuế vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất: người nộp thuế phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và lập tờ khai tổng hợp thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi người nộp thuế chọn để làm thủ tục kê khai tổng hợp.
c.2.1.4) Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau và chỉ có 01 (một) thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và phải lập tờ khai tổng hợp tại Chi cục Thuế nơi có thửa đất ở vượt hạn mức.
c.2.1.5) Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện và có thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất và nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế; đồng thời lựa chọn Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế vượt hạn mức để thực hiện lập tờ khai tổng hợp.
c.2.1.6) Chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm dương lịch tiếp theo, người nộp thuế lập Tờ khai tổng hợp thuế theo mẫu số 03/TKTH-SDDPNN gửi Chi cục Thuế nơi người nộp thuế thực hiện kê khai tổng hợp và tự xác định phần chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quy định với số thuế phải nộp trên Tờ khai người nộp thuế đã kê khai tại các Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế.
c.2.2) Đối với đất phi nông nghiệp chịu thuế
Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế hoặc tại tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy quyền theo quy định của pháp luật.
d) Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
d.1) Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp thì người nộp thuế phải kê khai bổ sung theo mẫu số 01/TK-SDDPNN hoặc mẫu số 02/TK-SDDPNN trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố đó.
d.2) Trường hợp phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì người nộp thuế được khai bổ sung.
Trường hợp đến sau ngày 31 tháng 3 năm sau mà người nộp thuế mới phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn thì được khai bổ sung (khai cho cả Tờ khai thuế năm và Tờ khai tổng hợp). Khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
đ) Thời hạn cơ quan thuế ra thông báo và thời hạn nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
đ.1) Thời hạn cơ quan thuế ra thông báo nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân chậm nhất là ngày 30 tháng 4 của năm. Cơ quan thuế ban hành Thông báo nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo mẫu số 01/TB-SDDPNN ban hành kèm theo Thông tư này.
đ.2) Thời hạn nộp thuế:
- Người nộp thuế nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của năm làm 2 kỳ. Kỳ thứ nhất, thời hạn nộp tiền chậm nhất là ngày 31 tháng 5. Kỳ thứ hai, thời hạn nộp tiền chậm nhất là ngày 31 tháng 10.
Người nộp thuế được quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc hai lần trong năm. Trường hợp người nộp thuế muốn nộp một lần cho cả năm thì phải nộp vào kỳ nộp thứ nhất của năm.
- Thời hạn nộp tiền chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm sau.
- Trường hợp trong chu kỳ ổn định 05 (năm) năm mà người nộp thuế đề nghị được nộp thuế một lần cho nhiều năm thì hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm đề nghị.
2. Khai thuế sử dụng đất nông nghiệp
a) Người nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp cho Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp (hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi lập sổ thuế).
b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Đối với tổ chức, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đã thuộc diện chịu thuế và có trong sổ bộ thuế của cơ quan thuế từ năm trước thì không phải nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp của năm tiếp theo.
- Trường hợp nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích trồng cây lâu năm thu hoạch một lần, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là 10 (mười) ngày kể từ ngày khai thác sản lượng thu hoạch.
- Trường hợp trong năm có phát sinh tăng, giảm diện tích chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh tăng, giảm diện tích đất.
- Trường hợp được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp cùng giấy tờ liên quan đến việc xác định miễn thuế, giảm thuế của năm đầu tiên và năm tiếp theo năm hết thời hạn miễn thuế, giảm thuế.
c) Hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp là Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho tổ chức theo mẫu số 01/SDNN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho hộ gia đình, cá nhân theo mẫu số 02/SDNN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho khai thuế đối với đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần theo mẫu số 03/SDNN ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Xác định số thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp
- Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp của người nộp thuế là tổ chức thì người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp trong Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân: căn cứ vào sổ thuế của năm trước hoặc Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp trong năm, Chi cục Thuế tính thuế, ra Thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo mẫu số 04/SDNN ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho người nộp thuế biết.
- Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm thu hoạch một lần, người nộp thuế tự xác định số thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp. Trường hợp người nộp thuế không xác định được số thuế phải nộp thì cơ quan thuế sẽ ấn định thuế và thông báo cho người nộp thuế biết.
đ) Thời hạn cơ quan thuế ra thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân:
- Chậm nhất là ngày 30 tháng 4 đối với thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp của kỳ nộp thứ nhất trong năm; thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 5.
- Chậm nhất là ngày 30 tháng 9 đối với thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp của kỳ nộp thứ hai trong năm; thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 10.
- Trường hợp nhận hồ sơ khai thuế bổ sung sau ngày đã ra thông báo thuế, cơ quan thuế ra thông báo nộp thuế theo hồ sơ khai bổ sung chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khai thuế.
Trường hợp địa phương có mùa vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp không trùng với thời hạn nộp thuế quy định tại điểm này thì Chi cục Thuế được phép lùi thời hạn thông báo nộp thuế và thời hạn nộp thuế không quá 60 (sáu mươi) ngày so với thời hạn quy định tại điểm này. Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu nộp thuế một lần cho toàn bộ số thuế sử dụng đất nông nghiệp cả năm thì người nộp thuế phải thực hiện nộp tiền thuế theo thời hạn của kỳ nộp thứ nhất trong năm.
3. Khai tiền thuê đất, thuê mặt nước và thông báo nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước
a) Người thuê đất, thuê mặt nước thực hiện khai tiền thuê đất, thuê mặt nước theo mẫu số 01/TMĐN ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cùng hồ sơ thuê đất, thuê mặt nước cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định đơn giá thuê đất theo quy định của UBND cấp tỉnh về quy trình phối hợp giữa các cơ quan chức năng của địa phương trong việc xác định đơn giá thuê đất. Trường hợp địa phương chưa thực hiện cơ chế một cửa liên thông thì hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước nộp tại cơ quan thuế địa phương nơi có đất, mặt nước cho thuê.
Thời hạn nộp hồ sơ kê khai tiền thuê đất, thuê mặt nước chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Ngày phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với trường hợp cho thuê đất, thuê mặt nước là ngày quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành. Trường hợp thời điểm bàn giao đất, mặt nước không đúng với thời điểm ghi trong quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước thì ngày phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước là ngày bàn giao đất, mặt nước thực tế.
Trường hợp người được thuê đất, thuê mặt nước đã nộp hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cơ quan thuế hoặc đang thực hiện nộp tiền thuê theo thông báo của cơ quan thuế thì không phải nộp hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Trường hợp trong năm có sự thay đổi về diện tích trong hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước, về vị trí đất... dẫn đến sự thay đổi về số tiền thuê phải nộp thì người được thuê đất, thuê mặt nước phải khai lại hồ sơ nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước mới và nộp cho cơ quan thuế chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày được cấp có thẩm quyền ban hành văn bản ghi nhận sự thay đổi về diện tích đất, mặt nước, về vị trí... dẫn đến sự thay đổi về số tiền thuê phải nộp.
b) Thông báo nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước
b.1) Trường hợp thuê đất, thuê mặt nước mới: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường có trách nhiệm chuyển hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước hợp lệ, cơ quan thuế xác định số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp và gửi Thông báo nộp tiền thuê đất theo mẫu số 02/TMĐN ban hành kèm theo Thông tư này thông qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường tới người thuê đất, thuê mặt nước biết để nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước vào ngân sách nhà nước.
b.2) Trường hợp nộp tiền thuê đất hàng năm thì kể từ năm thuê đất thứ hai, cơ quan thuế gửi thông báo nộp tiền thuê đất cho người thuê đất, thuê mặt nước như sau:
- Chậm nhất là ngày 30 tháng 4 đối với thông báo nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước của kỳ nộp thứ nhất trong năm; Thời hạn nộp tiền chậm nhất là ngày 31 tháng 5.
- Chậm nhất là ngày 30 tháng 9 đối với thông báo nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước của kỳ nộp thứ hai trong năm; Thời hạn nộp tiền chậm nhất là ngày 31 tháng 10.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh đơn giá thuê đất, thuê mặt nước thì cơ quan thuế phải xác định lại tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp và thông báo cho người nộp thuế thực hiện.
Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước muốn nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước một lần cho toàn bộ số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp cả năm thì phải thực hiện nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước theo thời hạn của kỳ nộp thứ nhất trong năm.
Trường hợp nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước 01 (một) lần cho toàn bộ thời gian thuê thì thời hạn nộp tiền là thời hạn ghi trên thông báo nộp tiền của cơ quan thuế.
4. Khai tiền sử dụng đất
a) Đối với Tổ chức kinh tế
Thời hạn nộp hồ sơ kê khai tiền sử dụng đất chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Ngày phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án là ngày quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành. Trường hợp thời điểm bàn giao đất không đúng với thời điểm ghi trong quyết định giao đất thì ngày phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước là ngày bàn giao đất thực tế.
Tổ chức kinh tế thực hiện khai tiền sử dụng đất theo mẫu số 01/TSDĐ ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cùng các giấy tờ liên quan đến việc xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của UBND cấp tỉnh về quy trình phối hợp giữa các cơ quan chức năng của địa phương trong việc luân chuyển hồ sơ, xác định, thu nộp nghĩa vụ tài chính về đất để kê khai nghĩa vụ về tiền sử dụng đất.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất phải nộp, ra và gửi Thông báo nộp tiền sử dụng đất theo mẫu số 02/TSDĐ ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức kinh tế.
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân
Thời hạn nộp hồ sơ kê khai tiền sử dụng đất chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được thông báo phải thực hiện nghĩa vụ tài chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người sử dụng đất thực hiện khai tiền sử dụng đất theo mẫu số 01/TSDĐ ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cùng các giấy tờ liên quan đến việc xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường. Trường hợp địa phương chưa thực hiện cơ chế một cửa liên thông thì hồ sơ khai tiền sử dụng đất nộp tại cơ quan thuế địa phương nơi có đất.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chuyển hồ sơ khai tiền sử dụng đất của người sử dụng đất cho cơ quan thuế nơi có đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ khai tiền sử dụng đất, cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất phải nộp, ra và gửi Thông báo nộp tiền sử dụng đất theo mẫu số 02/TSDĐ ban hành kèm theo Thông tư này cho người sử dụng đất hoặc thông qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường để gửi cho người sử dụng đất.
c) Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì người nộp thuế nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu giá.
d) Thời hạn nộp tiền sử dụng đất là thời hạn ghi trên thông báo nộp tiền của cơ quan thuế.
Điều 19. Khai phí, lệ phí
1. Khai lệ phí trước bạ
c) Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ tài sản khác theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ (trừ tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển thiếu hồ sơ gốc hoặc đóng mới tại Việt Nam nêu tại điểm e khoản 1 Điều này)
- Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu số 02/LPTB ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hóa đơn mua tài sản hợp pháp (đối với trường hợp mua bán, chuyển nhượng, trao đổi tài sản mà bên giao tài sản là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh); hoặc hóa đơn bán hàng tịch thu (đối với trường hợp mua hàng tịch thu); hoặc quyết định chuyển giao, chuyển nhượng, thanh lý tài sản (đối với trường hợp cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, cơ quan tư pháp nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp không hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện chuyển giao tài sản cho tổ chức, cá nhân khác); hoặc giấy tờ chuyển giao tài sản được ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản có xác nhận của Công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp chuyển giao tài sản giữa các cá nhân, thể nhân không hoạt động sản xuất, kinh doanh);
- Giấy đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ cũ (đối với tài sản đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tại Việt Nam từ lần thứ 2 trở đi);
- Các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ hoặc được miễn lệ phí trước bạ (nếu có).
d.4) Trường hợp nhà, đất được bồi thường:
- Quyết định thu hồi nhà đất cũ và quyết định giao nhà đất mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của chủ nhà đất bị nhà nước thu hồi được cơ quan có thẩm quyền cấp mà trên Giấy chứng nhận không ghi nợ nghĩa vụ tài chính.
Trường hợp chủ nhà đất đã hoàn thành nghĩa vụ về lệ phí trước bạ nhưng chưa được cấp hoặc mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì xuất trình chứng từ nộp lệ phí trước bạ của chủ nhà đất bị nhà nước thu hồi (hoặc xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ nhà đất); hoặc quyết định được miễn nộp lệ phí trước bạ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hóa đơn hoặc hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà, đất hợp pháp theo quy định của pháp luật, kèm theo bản chính chứng từ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ của cơ quan thu hồi nhà, đất trả (đối với trường hợp nhận bồi thường, hỗ trợ bằng tiền).
Cơ quan Thuế sau khi đã xử lý không thu lệ phí trước bạ đối với nhà, đất được đền bù hoặc mua bằng tiền đền bù thì ghi: “Đã xử lý không thu lệ phí trước bạ tại tờ khai số...”, ký tên và "đóng dấu treo" vào chứng từ nhận tiền đền bù.
d.7) Tài sản đã nộp lệ phí trước bạ mà tổ chức, cá nhân góp vốn, điều động hoặc được chia thì người nộp thuế cần có:
- Giấy tờ chứng minh người có tài sản trước bạ là thành viên của tổ chức đó (Quyết định thành lập tổ chức hoặc Điều lệ hoạt động của tổ chức có tên thành viên góp vốn bằng tài sản hoặc giấy tờ chứng minh việc góp vốn bằng tài sản; hoặc có tên trong đăng ký kinh doanh và có giấy tờ chứng minh việc góp vốn bằng tài sản).
- Quyết định giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức và phân chia tài sản cho thành viên góp vốn.
- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ (đối với trường hợp phải nộp lệ phí trước bạ); hoặc tờ khai lệ phí trước bạ tại phần xác định của cơ quan Thuế ghi: không phải nộp lệ phí trước bạ (đối với trường hợp không phải nộp theo quy định của pháp luật) của người giao tài sản bàn giao cho người nhận tài sản; hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản do người góp vốn bằng tài sản đứng tên (đối với tổ chức nhận vốn góp kê khai trước bạ); hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản do tổ chức giải thể đứng tên (đối với thành viên được chia tài sản kê khai trước bạ).
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (trường hợp góp vốn), hoặc quyết định phân chia, điều động tài sản theo hình thức ghi tăng, ghi giảm vốn của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp điều động tài sản giữa các đơn vị thành viên hoặc nội bộ một đơn vị dự toán).
2. Khai phí bảo vệ môi trường đối với trường hợp khai thác khoáng sản
a) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng nơi kê khai nộp thuế tài nguyên. Trường hợp tổ chức thu mua gom khoáng sản phải đăng ký nộp thay người khai thác thì tổ chức đó có trách nhiệm nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý cơ sở thu mua khoáng sản.
b) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là loại khai theo tháng và quyết toán năm.
Khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản bao gồm khai quyết toán năm và khai quyết toán đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
c) Hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo tháng là tờ khai theo mẫu 01/BVMT ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Hồ sơ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là tờ khai mẫu 02/BVMT kèm theo Thông tư này.
3. Khai phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước
a) Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm.
c) Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là Tờ khai phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Hồ sơ khai quyết toán năm phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 20. Khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài
1. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Điều này.
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh khai thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều này, khai thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư này.
2. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN
a) Bên Việt Nam ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế về việc Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập tính thuế TNDN trong phạm vi 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng.
Khi cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thì Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm gửi 01 (một) bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuế có xác nhận của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cho bên Việt Nam hoặc Nhà thầu nước ngoài. Trường hợp có phát sinh việc thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài trong thời gian bên Việt Nam chưa nhận được bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuế của Nhà thầu nước ngoài thì bên Việt Nam có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp khoản thuế GTGT, thuế TNDN thay Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài phải nộp như hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Khi Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đã được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế thì Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với doanh thu phát sinh kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế. Số thuế GTGT bên Việt Nam đã nộp thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ (%) không bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài; đồng thời Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phát sinh trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.
b) Khai thuế GTGT
Nhà thầu nước ngoài thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.
c) Khai thuế TNDN
Nhà thầu nước ngoài thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư này.
d) Hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định
Trường hợp nhà thầu nước ngoài thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ khác thì thực hiện thêm thủ tục sau:
Khi tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế gửi hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định cho cơ quan thuế cùng Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo mẫu số 01A/TNDN hoặc mẫu số 01B/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này. Hồ sơ gồm:
- Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản chụp hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
- Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp năm trước đó người nộp thuế đã thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài mới (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.
Khi khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó và xác nhận về việc thực hiện hợp đồng của các bên ký kết hợp đồng cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
nhayThời gian đăng ký thuế đối với bên Việt Nam kê khai và nộp thuế cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 156/2013/TT-BTC bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Thông tư số 95/2016/TT-BTC.nhay
3. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu
a) Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu là loại khai theo lần phát sinh thanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài và khai quyết toán khi kết thúc hợp đồng nhà thầu.
Trường hợp bên Việt Nam thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài nhiều lần trong tháng thì có thể đăng ký khai thuế theo tháng thay cho việc khai theo từng lần phát sinh thanh toán tiền cho Nhà thầu nước ngoài.
- Bên Việt Nam ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài khấu trừ và nộp thuế thay cho Nhà thầu nước ngoài và nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam.
Đối với hợp đồng nhà thầu là hợp đồng xây dựng, lắp đặt thì nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế cho Cục thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế địa phương nơi diễn ra hoạt động xây dựng, lắp đặt quy định.
- Bên Việt Nam có trách nhiệm đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong phạm vi 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng.
b) Khai thuế đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập khác
b.1) Hồ sơ khai thuế:
- Tờ khai thuế theo mẫu số 01/NTNN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản chụp hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có xác nhận của người nộp thuế (đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng nhà thầu);
- Bản chụp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề có xác nhận của người nộp thuế.
b.2) Hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định:
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ khác thì thực hiện thêm các thủ tục sau:
Mười lăm ngày trước thời hạn khai thuế, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập cho Nhà thầu nước ngoài gửi Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định. Hồ sơ gồm:
- Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản chụp hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế.
+ Trường hợp hoạt động mua bán chứng khoán không có hợp đồng mua bán chứng khoán thì người nộp thuế nộp Giấy chứng nhận tài khoản lưu ký cổ phiếu, trái phiếu do Ngân hàng lưu ký hoặc Công ty chứng khoán xác nhận theo mẫu số 01/TNKDCK ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn: người nộp thuế nộp thêm bản chụp có xác nhận của người nộp thuế hợp đồng chuyển nhượng vốn, bản chụp Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn có xác nhận của người nộp thuế.
+ Đối với trường hợp các cơ quan Chính phủ nước ngoài có thu nhập thuộc diện được miễn thuế theo quy định của điều khoản về lãi từ tiền cho vay của Hiệp định: người nộp thuế nộp bản chụp hợp đồng vay vốn được ký kết giữa cơ quan Chính phủ nước ngoài với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế
- Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.
15 (mười lăm) ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) Nhà thầu nước ngoài gửi bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho Cơ quan thuế bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú này.
Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
c) Khai thuế đối với hãng Hàng không nước ngoài
Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của hãng Hàng không nước ngoài có trách nhiệm khai thuế TNDN và nộp thuế cho hãng Hàng không nước ngoài.
Hồ sơ khai thuế được nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của hãng Hàng không nước ngoài.
Khai thuế TNDN cho hãng Hàng không nước ngoài là loại khai theo quý.
c.1) Hồ sơ khai thuế:
- Tờ khai thuế cho các hãng Hàng không nước ngoài theo mẫu số 01/HKNN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản chụp hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có xác nhận của người nộp thuế (đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng nhà thầu);
- Bản chụp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề có xác nhận của người nộp thuế.
c.2) Hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định:
Trường hợp hãng Hàng không nước ngoài thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ khác thì thực hiện thêm các thủ tục sau:
Mười lăm ngày trước khi khai thác thị trường bay hoặc kỳ tính thuế đầu tiên của năm (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước), văn phòng tại Việt Nam của hãng Hàng không nước ngoài gửi cho cơ quan thuế hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định. Hồ sơ gồm:
+ Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Bản chụp giấy phép khai thác thị trường Việt Nam (phép bay) của Cục hàng không dân dụng cấp theo quy định của Luật Hàng không dân dụng có xác nhận của người nộp thuế.
- Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp giấy phép khai thác thị trường Việt Nam (phép bay) của Cục hàng không dân dụng mới có xác nhận của người nộp thuế (nếu có).
Mười lăm ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) văn phòng tại Việt Nam của hãng Hàng không nước ngoài gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó và Bảng kê thu nhập vận tải quốc tế dành cho trường hợp bán vé tại thị trường Việt Nam theo mẫu số 01-1/HKNN, Bảng kê thu nhập vận tải quốc tế dành cho trường hợp hoán đổi, chia chỗ trong vận tải hàng không quốc tế theo mẫu 01-2/HKNN của năm tính thuế liên quan cho cơ quan thuế làm căn cứ áp dụng miễn, giảm thuế TNDN từ hoạt động vận tải quốc tế của hãng Hàng không nước ngoài.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
d) Khai thuế đối với hãng vận tải nước ngoài
Tổ chức làm đại lý tàu biển hoặc đại lý giao nhận vận chuyển hàng hóa cho các hãng vận tải nước ngoài (sau đây gọi chung là đại lý của hãng vận tải) có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho các hãng vận tải nước ngoài.
Hồ sơ khai thuế đối với hãng vận tải nước ngoài được nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên đại lý của hãng vận tải.
Khai thuế đối với hãng vận tải nước ngoài là loại khai theo quý.
d.1) Hồ sơ khai thuế:
- Tờ khai thuế đối với hãng vận tải nước ngoài theo mẫu số 01/VTNN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê thu nhập vận tải quốc tế dành cho trường hợp doanh nghiệp khai thác tàu theo mẫu số 01-1/VTNN, Bảng kê thu nhập vận tải quốc tế dành cho trường hợp hoán đổi/ chia chỗ theo mẫu số 01-2/VTNN, Bảng kê doanh thu lưu công-ten-nơ theo mẫu số 01-3/VTNN ban hành kèm theo Thông tư này.
d.2) Hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định:
Trường hợp hãng vận tải nước ngoài thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ khác thì thực hiện thêm các thủ tục sau:
Tại Tờ khai thuế đối với hãng vận tải nước ngoài của kỳ tính thuế đầu tiên của năm, hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài phải gửi cho cơ quan thuế hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định. Hồ sơ gồm:
- Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này ;
- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước, vùng lãnh thổ nơi hãng tàu nước ngoài cư trú cấp cho năm tính thuế ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Tài liệu chứng minh hãng vận tải nước ngoài khai thác tàu theo từng hình thức. Cụ thể như sau:
(i) Trường hợp hãng vận tải nước ngoài sở hữu tàu:
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
+ Hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường biển; và
+ Chứng từ vận chuyển (một trong các chứng từ theo Điều 73 Bộ Luật Hàng hải năm 2005).
(ii) Trường hợp hãng vận tải nước ngoài thuê tàu trần, thuê tàu định hạn hoặc thuê tàu chuyến:
+ Hợp đồng thuê tàu;
+ Hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường biển; và
+ Chứng từ vận chuyển (một trong các chứng từ theo điều 73 Bộ Luật Hàng hải năm 2005).
(iii) Trường hợp hãng vận tải nước ngoài khai thác tàu dưới hình thức hoán đổi chỗ:
+ Hợp đồng nguyên tắc thực hiện hoán đổi chỗ (trong đó có tên tàu thực hiện hoán đổi chỗ);
+ Hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường biển; và
+ Chứng từ vận chuyển (một trong các chứng từ theo điều 73 Bộ Luật Hàng hải năm 2005).
Các tài liệu chứng minh hãng vận tải nước ngoài khai thác tàu nêu trên là bản chụp có xác nhận của người nộp thuế. Các tài liệu này không phải nộp cùng với hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định mà được lưu tại trụ sở đại lý của hãng vận tải nước ngoài tại Việt Nam hoặc tại trụ sở của Văn phòng Đại diện của hãng vận tải nước ngoài tại Việt Nam và xuất trình cho cơ quan thuế khi được yêu cầu. Trường hợp hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định phải nộp thêm bản gốc giấy ủy quyền.
Trường hợp hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
Kết thúc năm, hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài gửi cơ quan thuế Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của hãng tàu cho năm đó.
Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, thì các năm tiếp theo hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài chỉ cần thông báo bất kỳ sự thay đổi nào về tình trạng kinh doanh như thay đổi về đăng ký kinh doanh, thay đổi về hình thức khai thác tàu (nếu có)...và cung cấp các tài liệu tương ứng với việc thay đổi.
Trường hợp các hãng vận tải nước ngoài có các đại lý tại nhiều địa phương ở Việt Nam hoặc các đại lý của hãng vận tải nước ngoài có các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện (sau đây gọi chung là chi nhánh) tại nhiều địa phương ở Việt Nam thì các hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài nộp bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã hợp pháp hóa lãnh sự và bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (hoặc Giấy đăng ký kinh doanh) cho Cục Thuế địa phương nơi đại lý của hãng vận tải nước ngoài có trụ sở chính; gửi bản chụp Giấy chứng nhận cư trú đã hợp pháp hóa lãnh sự và Giấy chứng nhận đăng ký thuế (hoặc Giấy đăng ký kinh doanh) có xác nhận của đại lý chính của hãng tàu nước ngoài có trụ sở chính tại các Cục Thuế địa phương nơi hãng vận tải nước ngoài có chi nhánh và ghi rõ nơi đã nộp bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) trong Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định.
đ) Khai thuế đối với tái bảo hiểm nước ngoài
Bên Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, khai và nộp thuế thay cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài.
Hồ sơ khai thuế được nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp Bên Việt Nam.
Khai thuế đối với tái bảo hiểm nước ngoài là loại khai theo quý.
đ.1) Hồ sơ khai thuế:
- Tờ khai thuế đối với tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài theo mẫu số 01/TBH ban hành kèm theo Thông tư này;
- Danh mục hợp đồng tái bảo hiểm theo từng loại theo mẫu số 02-1/TBH-TB ban hành kèm theo Thông tư này, mỗi loại hợp đồng chỉ gửi một bản chụp có xác nhận của người nộp thuế để làm mẫu. Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của danh mục này;
- Bản chụp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề có xác nhận của người nộp thuế.
đ.2) Hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định:
Các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài trực tiếp nộp hồ sơ thông báo thuộc diện áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần cho từng năm cho tất cả các hợp đồng tái bảo hiểm mà các tổ chức đã ký kết hoặc dự kiến ký kết trong năm đó. Các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài có thể uỷ quyền cho các đại lý thuế, văn phòng đại diện của công ty tại Việt Nam hoặc công ty tái bảo hiểm Việt Nam nộp hồ sơ. Khi đó, các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài nộp cho Cơ quan thuế 02 (hai) hồ sơ Thông báo: hồ sơ Thông báo (dự kiến) và hồ sơ Thông báo (chính thức). Cụ thể như sau:
đ.2.1) Đối với Thông báo (dự kiến):
- Thời điểm nộp Hồ sơ Thông báo (dự kiến) về việc thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định: Thời hạn nộp hồ sơ là một trong các thời điểm sau - tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước: 05 (năm) ngày trước khi ký kết Hợp đồng; hoặc 05 (năm) ngày sau khi thực hiện Hợp đồng; hoặc 05 (năm) ngày trước khi thanh toán.
- Địa điểm nộp Hồ sơ Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định:
+ Đối với các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam: nộp tại Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi đóng văn phòng đại diện.
+ Đối với các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài không có văn phòng đại diện tại Việt Nam:
Trường hợp các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài trực tiếp nộp hồ sơ: nộp tại Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi Công ty tái bảo hiểm Việt Nam đầu tiên dự kiến ký kết hợp đồng;
Trường hợp các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài uỷ quyền cho đại diện hợp pháp tại Việt Nam nộp hồ sơ: nộp tại Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi đại điện hợp pháp đăng ký nộp thuế. Ví dụ: các đại lý thuế, các công ty kiểm toán hoặc công ty tái bảo hiểm Việt Nam đầu tiên dự kiến ký kết hợp đồng ...
- Hồ sơ Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định bao gồm:
+ Thông báo (dự kiến) theo mẫu số 01/TBH-TB ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự (cho năm ngay trước năm nộp Thông báo (dự kiến)).
+ Bảng kê các Hợp đồng tái bảo hiểm đã hoặc dự kiến ký kết theo mẫu số 01-1/TBH-TB ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo (dự kiến) nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
đ.2.2) Đối với Thông báo (chính thức):
- Thời điểm nộp Hồ sơ: trong vòng quý I của năm sau, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài có trách nhiệm nộp cho cơ quan thuế Thông báo (chính thức) cùng với hồ sơ có liên quan.
- Địa điểm nộp: tương tự như đối với việc nộp Thông báo (dự kiến).
- Hồ sơ nộp cho Cơ quan thuế:
+ Thông báo (chính thức) theo mẫu số 02/TBH-TB ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong năm tính thuế đó.
+ Bản chụp các Hợp đồng tái bảo hiểm đã thực hiện trong năm có xác nhận của người nộp thuế (bao gồm cả những hợp đồng đã có trong kế hoạch và những hợp đồng ngoài kế hoạch đã gửi cơ quan thuế) nhưng chưa nộp cho cơ quan thuế.
+ Danh mục hợp đồng theo từng loại theo mẫu số 02-1/TBH-TB ban hành kèm theo Thông tư này. Tại thời điểm nộp Thông báo (chính thức), người nộp thuế sẽ phân loại hợp đồng và gửi danh mục hợp đồng theo từng loại (với các chỉ tiêu nhất định); mỗi loại hợp đồng chỉ gửi một bản chụp có xác nhận của người nộp thuế để làm mẫu. Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm về việc thống kê này.
+ Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo (chính thức) nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
đ.2.3) Thủ tục áp dụng Hiệp định:
- Sau khi các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài nộp Thông báo (dự kiến), Cơ quan thuế sẽ cấp Giấy xác nhận việc các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài đã nộp đầy đủ hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế TNDN theo Hiệp định tại Việt Nam chậm nhất sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và Cơ quan Thuế sẽ xác nhận ngay tại Thông báo (dự kiến). Khi ký kết hợp đồng với công ty tái bảo hiểm Việt Nam, các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài có thể cung cấp cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng bản sao Giấy xác nhận này của Cơ quan thuế có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền để được tạm miễn, giảm thuế theo Hiệp định. Thông báo (dự kiến) được lập thành 02 (hai) bản: 01 (một) bản do đối tượng đề nghị áp dụng Hiệp định giữ và 01 (một) bản lưu tại Cục Thuế.
- Sau khi các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài nộp Thông báo, Cơ quan thuế có nghĩa vụ kiểm tra hồ sơ. Trường hợp phát hiện việc không đúng, không đủ hoặc không hợp lệ sẽ thông báo cho người đề nghị áp dụng Hiệp định hoặc yêu cầu nộp thuế nếu người nộp thuế không thỏa mãn các điều kiện áp dụng Hiệp định.
e) Hồ sơ khai quyết toán:
- Tờ khai Quyết toán thuế nhà thầu theo mẫu số 02/NTNN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê các Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ Việt Nam tham gia thực hiện hợp đồng nhà thầu theo mẫu số 02-1/NTNN, 02-2/NTNN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê chứng từ nộp thuế;
- Bản thanh lý hợp đồng nhà thầu (nếu có).
4. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu.
a) Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp Bên Việt Nam.
Đối với hợp đồng nhà thầu là hợp đồng xây dựng, lắp đặt thì nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế cho Cục thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế nơi diễn ra hoạt động xây dựng, lắp đặt quy định.
Trong phạm vi 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng, Bên Việt Nam ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế địa phương nơi Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế về việc Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp đăng ký và thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu chịu thuế.
Khi cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài thì Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm gửi 01 (một) bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuế có xác nhận của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cho bên Việt Nam hoặc Nhà thầu nước ngoài. Trường hợp có phát sinh việc thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài trong thời gian bên Việt Nam chưa nhận được bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuế của Nhà thầu nước ngoài thì bên Việt Nam có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp khoản thuế GTGT, thuế TNDN thay Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Khi Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đã được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế thì Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với doanh thu phát sinh kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế. Số thuế GTGT bên Việt Nam đã nộp thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ (%) không bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài; đồng thời Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phát sinh trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.
b) Khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.
c) Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % tính trên doanh thu là loại khai theo lần phát sinh khi nhà thầu nước ngoài nhận được tiền thanh toán và khai quyết toán khi kết thúc hợp đồng nhà thầu.
Trường hợp nhà thầu nước ngoài nhận được tiền thanh toán nhiều lần trong tháng thì có thể đăng ký khai thuế theo tháng thay cho việc khai theo từng lần phát sinh.
c.1) Hồ sơ khai thuế:
- Tờ khai thuế theo mẫu số 03/NTNN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản chụp hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có xác nhận của người nộp thuế (đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng nhà thầu);
- Bản chụp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề có xác nhận của người nộp thuế.
c.2) Hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định:
Trường hợp nhà thầu nước ngoài thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ khác thì thực hiện thêm các thủ tục sau:
Mười lăm ngày trước thời hạn khai thuế, nhà thầu nước ngoài gửi cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định. Hồ sơ gồm:
+ Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định mẫu 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Bản chụp hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế.
+ Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế (nếu có).
Mười lăm ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) nhà thầu nước ngoài gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó cho Cơ quan thuế nơi đăng ký thuế.
Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
c.3) Hồ sơ khai quyết toán thuế:
- Tờ khai Quyết toán thuế nhà thầu theo mẫu số 04/NTNN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê các Nhà thầu phụ Việt Nam tham gia thực hiện hợp đồng nhà thầu theo mẫu số 02-2/NTNN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê chứng từ nộp thuế,
- Bản thanh lý hợp đồng nhà thầu (nếu có).
5. Khai, nộp thuế trong các trường hợp
a) Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đang thực hiện nghĩa vụ thuế theo một trong ba phương pháp như hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này thì phải tiếp tục khai, nộp thuế theo phương pháp đang thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng.
b) Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đang thực hiện nghĩa vụ thuế theo một trong ba phương pháp như hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, nếu tiếp tục ký hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ mới tại Việt Nam khi chưa kết thúc hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ cũ thì tiếp tục thực hiện khai, nộp thuế đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ mới theo các phương pháp đã thực hiện của hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ cũ.
c) Trường hợp việc ký kết, thực hiện hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ mới vào thời điểm hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ cũ đã kết thúc thì Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài được đăng ký lại phương pháp nộp thuế theo một trong ba phương pháp như hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này cho hợp đồng mới.
d) Trường hợp cùng một thời điểm mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nhiều hợp đồng, nếu có một hợp đồng đủ điều kiện theo quy định và Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc phương pháp hỗn hợp thì các hợp đồng khác (kể cả những hợp đồng không đủ điều kiện) cũng phải thực hiện nộp thuế theo phương pháp mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đã đăng ký thực hiện.
đ) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT thì bên Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay thuế GTGT theo tỷ lệ quy định.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Trong thời gian Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài chưa được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế để khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nếu bên Việt Nam thanh toán tiền cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thì bên Việt Nam có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT theo tỷ lệ quy định thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài . Trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đã được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế thì Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với doanh thu phát sinh kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế. Số thuế GTGT bên Việt Nam đã nộp thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ (%) không bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài; đồng thời Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phát sinh trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Ví dụ 33:
Tháng 1/2013, Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với bên Việt Nam về việc cung cấp dịch vụ khoan dầu khí với giá trị hợp đồng là 1 triệu USD. Trong thời gian Nhà thầu nước ngoài A chưa được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế để nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Nhà thầu nước ngoài A phát sinh số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng thầu là 5000 USD; đến thời hạn bên Việt Nam thanh toán tiền cho Nhà thầu nước ngoài A với giá trị là 100.000 USD (đã bao gồm thuế GTGT, chưa bao gồm thuế TNDN) thì bên Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ thuế GTGT cho Nhà thầu nước ngoài A với tỷ lệ GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với dịch vụ khoan dầu khí là 70%, thuế suất 10%, như vậy, số thuế GTGT mà bên Việt Nam nộp thay cho Nhà thầu nước ngoài A là 7000 USD.
Đến 1/5/2013, Nhà thầu nước ngoài A đăng ký và được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế và Nhà thầu nước ngoài A tự khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ngày 15/5/2013, bên Việt Nam thanh toán tiếp cho Nhà thầu nước ngoài A là 200.000 USD, Nhà thầu nước ngoài A xuất hóa đơn GTGT cho bên Việt Nam với số thuế GTGT là 20.000 ngàn USD (200.000 USD x 10%), thuế GTGT đầu vào phát sinh từ 1/5/2013 đến 15/5/2013 là 2000 USD. Số thuế GTGT Nhà thầu nước ngoài A phải nộp là 18.000 USD (20.000 USD - 2000 USD). Nhà thầu nước ngoài A không được khấu trừ 5000 USD thuế GTGT đầu vào phát sinh trước thời điểm 1/5/2013.
6. Khai thuế đối với trường hợp Nhà thầu nước ngoài liên danh với các tổ chức kinh tế Việt Nam để tiến hành kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thầu.
a) Trường hợp các bên liên danh thành lập ra Ban điều hành liên danh, Ban điều hành thực hiện hạch toán kế toán, có tài khoản tại ngân hàng và chịu trách nhiệm phát hành hóa đơn; hoặc tổ chức kinh tế Việt Nam tham gia liên danh chịu trách nhiệm hạch toán chung và chia lợi nhuận cho các bên thì Ban điều hành liên danh, hoặc tổ chức kinh tế Việt Nam, có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định trên toàn bộ doanh thu thực hiện Hợp đồng nhà thầu theo hướng dẫn tại Điều 11, Điều 12 Thông tư này.
b) Trường hợp các bên tham gia liên danh theo phương thức chia doanh thu, chia sản phẩm, hoặc cùng nhau liên danh nhận thầu công việc nhưng mỗi bên tham gia liên danh thực hiện một phần công việc riêng biệt, các bên tự xác định phần doanh thu thu được của mình thì nhà thầu nước ngoài có thể thực hiện kê khai, nộp thuế như hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.
Điều 21. Khai thuế và xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán
nhayNội dung liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.nhay
1. Đối tượng nộp thuế khoán
Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên nộp thuế theo phương pháp khoán (gọi chung là Hộ nộp thuế khoán) bao gồm:
a) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh không đăng ký thuế và không thực hiện đăng ký thuế theo thời hạn đôn đốc đăng ký thuế của cơ quan thuế.
b) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
c) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ dẫn đến không xác định được số thuế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.
d) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu động, không thường xuyên.
2. Loại thuế áp dụng theo phương pháp khoán bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng.
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt.
c) Thuế thu nhập cá nhân.
d) Thuế tài nguyên.
đ) Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
3. Hồ sơ khai thuế khoán
- Hộ nộp thuế khoán khai Tờ khai mẫu số 01/THKH ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp Hộ nộp thuế khoán đăng ký giảm trừ gia cảnh nộp Phụ lục chi tiết giảm trừ gia cảnh mẫu số 01-1/THKH ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn quyển thì hàng quý nộp Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu 03/THKH ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn bán lẻ theo từng số khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh đối với doanh thu trên hóa đơn mẫu số 01A/KK-HĐ ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán
a) Hộ nộp thuế khoán thực hiện khai thuế theo năm (một năm khai một lần).
Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 của năm trước, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế khoán năm sau cho tất cả các hộ nộp thuế khoán.
Cơ quan thuế đôn đốc hộ nộp thuế khoán khai và nộp Tờ khai thuế mẫu số 01/THKH cho cơ quan thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước.
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên, khoáng sản thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày có thay đổi.
b) Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn quyển thì thời hạn nộp Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu quý sau.
c) Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn bán lẻ theo từng số thì thời điểm khai thuế là thời điểm đề nghị được sử dụng hóa đơn tại cơ quan thuế.
5. Mức doanh thu không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán
Hộ nộp thuế khoán có mức doanh thu bằng hoặc dưới mức doanh thu không phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán.
6. Xác định số thuế khoán
Căn cứ vào tài liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế, cơ quan thuế xác định doanh thu và mức thuế khoán dự kiến của Hộ nộp thuế khoán để niêm yết công khai, đồng thời tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.
Đối với Hộ nộp thuế khoán hoạt động theo hình thức nhóm cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế căn cứ thu nhập chịu thuế ấn định của nhóm, tỷ lệ phân chia thu nhập và khai thuế giảm trừ gia cảnh của từng thành viên để tính và thông báo số thuế khoán phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo từng quý của từng thành viên trong nhóm.
Số thuế khoán được xác định cho từng quý và ổn định trong một năm. Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế điều chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế.
7. Niêm yết công khai và tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế phường, xã
a. Niêm yết công khai
Chi cục Thuế thực hiện niêm yết công khai thông tin về Hộ nộp thuế khoán tại địa điểm thích hợp (trụ sở UBND phường, xã; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ; ...) và thông báo công khai địa điểm niêm yết để Hộ nộp thuế khoán biết. Thời gian niêm yết công khai từ ngày 02 tháng 01 đến ngày 10 tháng 01 hàng năm.
Tài liệu niêm yết công khai bao gồm: Mức doanh thu không phải nộp thuế theo phương pháp khoán đối với từng nhóm ngành nghề tại địa phương; danh sách Hộ nộp thuế khoán không thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân; danh sách Hộ nộp thuế khoán và mức thuế dự kiến phải nộp; địa chỉ nhận thông tin phản hồi, góp ý về nội dung niêm yết công khai.
b. Tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế xã, phường
Chi cục Thuế tổ chức họp tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế xã, phường về các tài liệu niêm yết công khai chậm nhất là ngày 10 tháng 01 hàng năm. Nội dung lấy ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã phường phải được lập thành Biên bản trong đó ghi rõ các ý kiến về điều chỉnh doanh thu và số thuế phải nộp của từng Hộ nộp thuế khoán để làm tài liệu duyệt bộ thuế.
8. Lập và duyệt Sổ bộ
Căn cứ tài liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán, kết quả điều tra thực tế, biên bản họp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, tổng hợp ý kiến Hộ nộp thuế khoán phản hồi khi niêm yết công khai Chi cục Thuế thực hiện lập và duyệt Sổ bộ thuế. Tiền thuế khoán được ổn định cho cả năm tính thuế, trừ trường hợp Hộ nộp thuế khoán thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh. Việc duyệt Sổ bộ thuế ổn định năm phải được thực hiện trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
Hàng tháng, căn cứ vào tình hình biến động về hoạt động của Hộ nộp thuế khoán (hộ mới ra kinh doanh; hộ tạm ngừng, nghỉ kinh doanh; hộ thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi phương pháp tính thuế...) hoặc do những thay đổi về chính sách thuế có ảnh hưởng đến mức thuế khoán phải nộp của Hộ nộp thuế khoán, Chi cục Thuế duyệt Sổ bộ thuế điều chỉnh, bổ sung và thông báo lại tiền thuế phải nộp trong tháng, quý cho Hộ nộp thuế khoán. Trường hợp điều chỉnh tiền thuế do Hộ nộp thuế khoán thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh hoặc do thay đổi về chính sách thuế, tiền thuế điều chỉnh lại được thực hiện ổn định cho các tháng có thay đổi, bổ sung còn lại trong năm tính thuế.
Cục Thuế thực hiện công khai danh sách Hộ nộp thuế khoán, có doanh thu, thu nhập thấp thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN và công khai trạng thái kinh doanh, mức doanh thu, số thuế phải nộp (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân…) của Hộ nộp thuế khoán đầy đủ, kịp thời trước ngày 30 tháng 01 hàng năm trên trang điện tử của Cục Thuế. Trường hợp hộ, cá nhân mới ra kinh doanh hoặc có điều chỉnh số thuế phải nộp, trạng thái kinh doanh thì Cục Thuế thực hiện công khai thông tin hoặc điều chỉnh thông tin trên trang điện tử của Cục Thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng mà hộ, cá nhân mới ra kinh doanh hoặc có biến động.
9. Thời hạn thông báo thuế và thời hạn nộp thuế
a) Thời hạn thông báo
a.1) Cơ quan thuế gửi Thông báo nộp thuế khoán theo mẫu số 02/THKH ban hành kèm theo Thông tư này tới Hộ nộp thuế khoán (bao gồm cả hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT và hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT) chậm nhất là ngày 20 tháng 01 hàng năm. Thông báo một lần áp dụng cho các quý nộp thuế ổn định trong năm.
Trường hợp điều chỉnh lại tiền thuế của Hộ nộp thuế khoán thay đổi về quy mô, ngành nghề kinh doanh hoặc điều chỉnh tiền thuế do thay đổi về chính sách thuế, cơ quan thuế gửi thông báo mẫu số 02/THKH ban hành kèm theo Thông tư này cho Hộ nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 20 của tháng có thay đổi tiền thuế.
a.2) Trường hợp Hộ nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế gửi Thông báo mẫu số 02/THKH ban hành kèm theo Thông tư này cho Hộ nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 20 của tháng có phát sinh tiền thuế phải nộp.
a.3) Trường hợp Hộ nộp thuế khoán phát sinh số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân phải nộp bổ sung do doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán thì cơ quan thuế gửi Thông báo mẫu số 01-1/TB-HĐ ban hành kèm theo Thông tư này chậm nhất là ngày 20 của tháng đầu quý sau.
b) Thời hạn nộp thuế
b.1) Căn cứ Thông báo nộp thuế, Hộ nộp thuế khoán nộp tiền thuế của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý.
b.2) Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn quyển thì thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng bổ sung chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
b.3) Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn bán lẻ theo từng số thì thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu trên hóa đơn là thời điểm khai thuế theo từng lần phát sinh.
10. Xác định số thuế của Hộ nộp thuế khoán trong trường hợp có sự thay đổi doanh thu
a) Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn quyển
- Trường hợp trong quý doanh thu trên hóa đơn thấp hơn doanh thu khoán thì nộp thuế theo doanh thu khoán. Trường hợp trong quý doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán nhưng Hộ nộp thuế khoán chứng minh được doanh thu phát sinh cao hơn doanh thu khoán không phải do thay đổi quy mô, thay đổi ngành nghề mà do yếu tố khách quan đột xuất thì Hộ nộp thuế khoán phải nộp bổ sung thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Trường hợp này cơ quan thuế không thực hiện điều chỉnh lại doanh thu, số thuế đã khoán.
- Trường hợp Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn quyển có yêu cầu hoàn thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế của năm được xác định như sau:
+ Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm thấp hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu khoán.
+ Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm cao hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu trên hóa đơn.
b) Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nhập chịu thuế và nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh.
c) Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên khoáng sản thì khai lại Tờ khai mẫu số 01/THKH ban hành kèm theo Thông tư này kể từ tháng thay đổi.
Cơ quan thuế xác định lại số thuế khoán phải nộp cho các tháng có thay đổi và lập Thông báo mẫu số 02/THKH ban hành kèm theo Thông tư này cho người nộp thuế.
- Trường hợp Hộ nộp thuế khoán không khai báo sự thay đổi về ngành nghề, quy mô kinh doanh với cơ quan thuế hoặc khai báo không trung thực, hoặc cơ quan thuế có tài liệu chứng minh có sự thay đổi về quy mô của Hộ nộp thuế khoán dẫn đến tăng doanh số thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu Hộ nộp thuế khoán nộp bổ sung số thuế phát sinh tăng so với số thuế đã khoán và ấn định mức thuế phải nộp cho kỳ ổn định thuế phù hợp với tình hình kinh doanh.
11. Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh thì lập và gửi Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh và đề nghị miễn giảm thuế theo mẫu 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan thuế trong khoảng thời gian 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng, nghỉ kinh doanh. Cơ quan thuế căn cứ vào thời gian tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của Hộ nộp thuế khoán để xác định số tiền thuế được miễn, giảm và ban hành Quyết định miễn, giảm thuế mẫu số 03/MGTH hoặc Thông báo không được miễn, giảm thuế mẫu số 04/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này. Số thuế Hộ nộp thuế khoán được miễn, giảm do tạm ngừng, nghỉ kinh doanh được xác định như sau:
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của quý; tương tự nếu nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của quý.
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng.
Trường hợp trong thời gian nghỉ kinh doanh, Hộ nộp thuế khoán vẫn kinh doanh thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo thông báo của cơ quan thuế.
Ví dụ 34: Ông A là cá nhân kinh doanh có số thuế khoán phải nộp năm 2014 là 12,6 triệu đồng (trong đó thuế GTGT là 7,8 triệu, thuế TNCN là 4,8 triệu). Trong năm 2014, Ông A có nghỉ kinh doanh liên tục từ ngày 20 tháng 02 đến hết ngày 20 tháng 6, trước khi nghỉ, Ông A có gửi đến Chi cục thuế quản lý trực tiếp Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh trong thời hạn quy định.
Nghĩa vụ thuế của Ông A trong thời gian nghỉ kinh doanh được xác định như sau:
- Số tháng nghỉ kinh doanh liên tục của Ông A là tháng 3, tháng 4 và tháng 5;
- Số thuế giá trị gia tăng hàng tháng là 650.000 đồng (7,8 triệu đồng/12 tháng);
- Số thuế TNCN hàng tháng là 400.000 đồng (4,8 triệu đồng/12 tháng).
Do đó:
- Trong quý I: Ông A nghỉ kinh doanh liên tục 1 tháng (tháng 3) nên Ông A không phải nộp thuế GTGT của tháng 3 là 650.000 đồng và được giảm thuế thu nhập cá nhân của tháng 3 tương ứng với 400.000 đồng
- Trong quý II: Ông A nghỉ kinh doanh liên tục 2 tháng nên Ông A không phải nộp thuế GTGT của tháng 4 và tháng 5 là 1,3 triệu đồng và được giảm số thuế thu nhập cá nhân của tháng 4 và tháng 5 tương ứng với 800.000 đồng.
Điều 22. Khai thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê
Điều 23. Khai, nộp thuế đối với hoạt động sản xuất thủy điện
1. Khai, nộp thuế GTGT đối với hoạt động sản xuất thủy điện Cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện kê khai thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và nộp thuế GTGT vào kho bạc địa phương nơi có nhà máy sản xuất thủy điện (nơi có tuabin, đập thủy điện và những cơ sở vật chất chủ yếu của nhà máy thủy điện). Trường hợp nhà máy thủy điện nằm chung trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì thuế GTGT do cơ sở sản xuất thủy điện nộp ngân sách các tỉnh thực hiện theo tỷ lệ tương ứng giá trị đầu tư của nhà máy (bao gồm: tuabin, đập thủy điện và các cơ sở vật chất chủ yếu của nhà máy thủy điện) nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện kê khai thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính đồng thời sao gửi tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế GTGT. Ví dụ 36: Nhà máy thủy điện X nằm chung trên địa bàn 2 tỉnh A và B. Tỷ lệ phân chia thuế GTGT của Nhà máy Thủy điện X cho 2 tỉnh A và B được xác định như sau:

Nhà máy thủy điện

Chỉ tiêu

Giá trị (Tỷ đồng)

Tỷ lệ phân chia (%)

Tỉnh A

Tỉnh B

Tổng

Tỉnh A

Tỉnh B

(1)

(2)

(3)=(1)+(2)

(4)=(1)/(3)

(5)=(2)/(3)

Nhà máy thủy điện X

Tổng

560

900

1,460

38,36%

61,64%

- Tuabin

0

100

100

- Đập thủy điện

350

280

630

- Cơ sở vật chất chủ yếu của nhà máy thủy điện

210

520

730

Căn cứ vào số liệu trên thì số thuế GTGT của Nhà máy Thủy điện X thực hiện nộp cho Tỉnh A là 38% và nộp cho Tỉnh B là 62%. Cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện kê khai thuế GTGT theo Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cơ sở sản xuất thủy điện có nhà máy thủy điện tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi cơ sở sản xuất thủy điện đóng trụ sở vừa có hoạt động sản xuất thủy điện và hoạt động sản xuất kinh doanh khác, phải xác định riêng số thuế GTGT phát sinh của hoạt động sản xuất thủy điện để nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu từ các nhà máy thủy điện. Cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện khai số thuế GTGT phát sinh phải nộp của hoạt động sản xuất thủy điện theo từng nhà máy điện vào phụ lục Bảng kê số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất thủy điện mẫu số 01-1/TĐ-GTGT ban hành kèm theo Thông tư này, số thuế GTGT phát sinh phải nộp của hoạt động sản xuất thủy điện được xác định bằng số thuế GTGT đầu ra trừ (-) số thuế GTGT đầu vào của hoạt động sản xuất thủy điện. Số thuế GTGT đã nộp (theo chứng từ nộp thuế) của hoạt động sản xuất thủy điện được trừ vào số thuế GTGT phải nộp theo Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT của cơ sở sản xuất thủy điện. Đối với cơ sở sản xuất thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và cơ sở sản xuất thủy điện hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực hiện kê khai thuế GTGT theo Tờ khai thuế GTGT dùng cho các cơ sở sản xuất thủy điện hạch toán phụ thuộc EVN hoặc hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam mẫu số 01/TĐ-GTGT ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp thuế GTGT của cơ sở sản xuất thủy điện nộp ngân sách các tỉnh theo tỷ lệ tương ứng giá trị đầu tư của nhà máy thì cơ sở sản xuất thủy điện lập Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp của cơ sở sản xuất thủy điện cho các địa phương mẫu số 01-2/TĐ-GTGT ban hành kèm theo Thông tư này và sao gửi kèm theo Tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế GTGT.
2. Khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất thủy điện
Người nộp thuế có hoạt động sản xuất thủy điện thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư này.
Khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các trường hợp cụ thể như sau:
b) Trường hợp nhà máy sản xuất thủy điện (nơi có tuabin, đập thủy điện và những cơ sở vật chất chủ yếu của nhà máy thủy điện) nằm chung trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh của nhà máy thủy điện nộp ngân sách các tỉnh theo tỷ lệ giá trị đầu tư nhà máy (bao gồm: tuabin, đập thủy điện và các cơ sở vật chất chủ yếu của nhà máy thủy điện) nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng, cơ sở sản xuất thủy điện lập Bảng phân bổ số thuế TNDN phải nộp của cơ sở sản xuất thủy điện cho các địa phương mẫu số 02-1/TĐ-TNDN ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện kê khai thuế TNDN tại địa phương nơi đóng trụ sở chính đồng thời sao gửi tờ khai thuế TNDN, Phụ lục tính nộp thuế TNDN của doanh nghiệp có các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc mẫu số 01-1/TNDN (đối với các doanh nghiệp có đơn vị thủy điện hạch toán phụ thuộc) và Bảng phân bổ số thuế TNDN phải nộp của cơ sở sản xuất thủy điện cho các địa phương mẫu số 02-1/TĐ-TNDN ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan thuế địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế TNDN.
3. Khai, nộp thuế tài nguyên đối với hoạt động sản xuất thủy điện Cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện khai, nộp thuế tài nguyên tại địa phương nơi đăng ký kê khai nộp thuế theo Tờ khai thuế tài nguyên dùng cho các cơ sở sản xuất thủy điện mẫu số 03/TĐ-TAIN ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp lòng hồ thủy điện của cơ sở sản xuất thủy điện nằm chung trên địa bàn các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thì số thuế tài nguyên của cơ sở sản xuất thủy điện được phân chia cho các địa phương nơi có chung lòng hồ thủy điện, cơ sở sản xuất thủy điện nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kê khai thuế (hoặc nơi đóng trụ sở) và sao gửi Tờ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế tài nguyên, thực hiện nộp thuế tài nguyên cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở diện tích lòng hồ thủy điện; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư; số hộ dân phải di chuyển tái định cư và giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ. Ví dụ 37: Nhà máy Thủy điện X có lòng hồ thủy điện nằm chung trên địa bàn 2 tỉnh A và B thì số thuế tài nguyên của Nhà máy thủy điện X được phân chia cho Tỉnh A và Tỉnh B như sau:

Nhà máy

Chỉ tiêu

Tỉnh A

Tỉnh B

Số liệu

Tỷ lệ

Tỷ lệ bình quân các chỉ tiêu

Số liệu

Tỷ lệ

Tỷ lệ bình quân các chỉ tiêu

Nhà máy thủy điện X

Diện tích lòng hồ (ha)

1,500

79%

63,60%

400

21%

36,40%

Tổng số hộ dân phải di chuyển (hộ)

71

42,77%

95

57,23%

Giá trị thiệt hại vật chất vùng lòng hồ (tỷ đồng)

351

86,03%

57

13,97%

Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư (tỷ đồng)

28

46,67%

32

53,33%

Căn cứ vào số liệu trên thì số thuế tài nguyên của Nhà máy Thủy điện X thực hiện nộp cho Tỉnh A là 64% và nộp cho Tỉnh B là 36%. Trường hợp thuế tài nguyên của cơ sở sản xuất thủy điện được phân chia cho các địa phương thì cơ sở sản xuất thủy điện lập Bảng phân bổ thuế tài nguyên phải nộp của cơ sở sản xuất thủy điện cho các địa phương mẫu số 03-1/TĐ-TAIN ban hành kèm theo Thông tư này và sao gửi kèm theo Tờ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế tài nguyên. Cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện khai quyết toán thuế tài nguyên theo Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên dùng cho các cơ sở sản xuất thủy điện mẫu số 03A/TĐ-TAIN ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp cơ sở sản xuất thủy điện nằm chung trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khai điều chỉnh số thuế GTGT phát sinh, quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế tài nguyên phải nộp thì số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên phát sinh tăng hoặc giảm được tính phân chia cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Thủ tục nộp thuế
Doanh nghiệp nơi có trụ sở chính (hoặc nơi đăng ký, khai thuế) thực hiện nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên được tính nộp vào NSNN tại địa phương nơi có trụ sở chính (hoặc nơi đăng ký thuế) và nộp thay các đơn vị phụ thuộc tại các địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên.
Căn cứ số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên được tính, phân bổ cho địa phương nơi có trụ sở chính (hoặc nơi đăng ký, khai thuế) và tại các địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên trên Tờ khai thuế GTGT, Tờ khai thuế TNDN, Tờ khai thuế tài nguyên và các phụ lục số 01- 1/TĐ-GTGT, phụ lục số 01-2/TĐ-GTGT, phụ lục số 01-1/TNDN hoặc phụ lục số 03-8/TNDN, phụ lục số 02-1/TĐ-TNDN, phụ lục số 03-1/TĐ-TAIN, doanh nghiệp lập chứng từ nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính (hoặc nơi đăng ký, khai thuế) và địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên.
6. Trường hợp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên của cơ sở sản xuất thủy điện được phân chia cho các địa phương khác nhau thì Cục Thuế địa phương nơi có trụ sở nhà máy sản xuất thủy điện có trách nhiệm chủ trì phối hợp với chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện và các Cục Thuế địa phương nơi có chung nhà máy thủy điện xác định giá trị đầu tư của nhà máy (tuabin, đập thủy điện và các cơ sở vật chất chủ yếu của nhà máy thủy điện); diện tích lòng hồ thủy điện; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư; số hộ dân phải di chuyển tái định cư và giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ thuộc địa bàn từng tỉnh và báo cáo Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) trước ngày 30 tháng 6 năm trước liền kề năm nhà máy đi vào hoạt động để hướng dẫn tỷ lệ phân chia thuế TNDN, thuế GTGT, thuế tài nguyên.
7. Việc xác định nguồn thu thuế GTGT, thuế TNDN và thuế tài nguyên hướng dẫn tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này áp dụng đối với các nhà máy thủy điện bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh từ 01/01/2011.
Điều 24. Khai thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên.
Điều 25. Ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế
1. Cơ quan thuế có quyền ấn định số tiền thuế phải nộp nếu người nộp thuế vi phạm trong các trường hợp sau:
a) Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 của Luật Quản lý thuế;
b) Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định;
c) Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp;
d) Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;
đ) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp;
e) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;
g) Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.
2. Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp
Người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp trừ trường hợp bị ấn định số thuế phải nộp.
b) Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.
Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.
3. Đối với một số ngành nghề hoạt động kinh doanh qua kiểm tra phát hiện sổ sách, kế toán, hóa đơn, chứng từ không đầy đủ hoặc có vi phạm pháp luật về thuế hoặc có phát sinh bất hợp lý trong việc kê khai, nộp thuế thì cơ quan thuế ấn định tỷ lệ giá trị gia tăng, tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu hoặc ấn định doanh thu, thu nhập chịu thuế. Việc ấn định doanh thu, thu nhập để xác định số thuế phải nộp dựa trên một hoặc một số tiêu chí đã được xác định rõ như chi phí thuê nhà, chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí nguyên nhiên vật liệu...Việc ấn định này do Bộ Tài chính quy định cụ thể áp dụng đối với từng ngành nghề, hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ.
4. Căn cứ ấn định thuế
Cơ quan thuế ấn định thuế đối với người nộp thuế theo kê khai có vi phạm pháp luật thuế dựa vào một hoặc đồng thời các căn cứ sau:
a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ:
- Người nộp thuế khai báo với cơ quan thuế về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước.
- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước khác.
b) Các thông tin về:
b.1) Người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng qui mô tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về mặt hàng, ngành nghề, qui mô của người nộp thuế thì lấy thông tin của người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương khác;
b.2) Số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng của người nộp thuế thì lấy số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương khác.
c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.
5. Khi ấn định thuế, cơ quan thuế phải gửi Quyết định ấn định thuế cho người nộp thuế theo mẫu số 01/AĐTH ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Thời hạn nộp thuế là 10 (mười) ngày kể từ ngày cơ quan thuế ký Quyết định ấn định thuế. Trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế với số tiền thuế ấn định từ năm trăm triệu đồng trở lên, thời hạn nộp thuế là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cơ quan thuế ký quyết định ấn định thuế.
Trường hợp sau khi cơ quan thuế ký quyết định ấn định thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế của kỳ khai thuế hoặc lần khai thuế đã bị ấn định thuế thì người nộp thuế vẫn thực hiện nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế.
Số thuế đã khai trong hồ sơ khai thuế nộp chậm sẽ được cơ quan thuế ghi nhận là số phát sinh của kỳ khai thuế hoặc lần khai thuế đó để làm cơ sở xác định việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, trừ trường hợp cơ quan thuế không chấp nhận số đã kê khai thì cơ quan thuế sẽ có văn bản thông báo cho người nộp thuế biết.
Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích hoặc khiếu nại về việc ấn định thuế.
Chương III
NỘP THUẾ
Điều 26. Thời hạn nộp thuế
1. Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước.
2. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
3. Trường hợp tiền thuế, phí, lệ phí, thu khác thuộc ngân sách nhà nước được thực hiện theo hình thức ghi thu ngân sách nhà nước thì thời hạn nộp thuế là thời hạn cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện ghi thu ngân sách nhà nước.
Điều 27. Đồng tiền nộp thuế
Điều 28. Địa điểm và thủ tục nộp thuế
1. Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, vào ngân sách nhà nước
a) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
b) Tại Kho bạc Nhà nước;
c) Tại cơ quan thuế quản lý thu thuế;
d) Thông qua tổ chức được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế;
Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật, Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế quản lý thu thuế, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế (gọi chung là cơ quan, tổ chức thu tiền thuế) có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ, công chức, nhân viên thu tiền thuế bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt kịp thời vào ngân sách nhà nước.
2. Thủ tục nộp thuế
a) Người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản hoặc bằng các hình thức điện tử khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Cơ quan, tổ chức thu tiền thuế có trách nhiệm:
- Hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền thuế cho người nộp thuế đối với từng hình thức nộp tiền.
- Xác nhận trên chứng từ nộp tiền thuế của người nộp thuế hoặc cấp chứng từ nộp tiền thuế cho người nộp thuế theo quy định.
Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế hoặc cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan, tổ chức thu tiền thuế để ghi thông tin trên chứng từ nộp tiền do Bộ Tài chính quy định.
Tổ chức trả các khoản thu nhập chịu thuế TNCN khấu trừ thuế TNCN có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự in chứng từ khấu trừ để cấp cho cá nhân bị khấu trừ thuế. Việc in chứng từ khấu trừ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN tự in trên máy tính.
b) Cơ quan thuế mở tài khoản chuyên thu tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật để tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước (trừ trường hợp người nộp thuế được nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính). Cuối ngày làm việc, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế ở tài khoản chuyên thu tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải chuyển nộp ngân sách nhà nước.
Người nộp thuế, cơ quan, tổ chức thu tiền thuế thực hiện nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cơ quan thuế quản lý vào tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. Cơ quan, tổ chức thu tiền thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước theo đúng tài khoản hướng dẫn nêu trên.
Việc mở tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; quy trình nộp tiền qua tài khoản chuyên thu; quy trình thanh toán với ngân sách nhà nước; việc kế toán thuế đối với người nộp thuế và kế toán thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp vào ngân sách nhà nước từ tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
3. Kho bạc nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản giao dịch có trách nhiệm khấu trừ số thuế GTGT để nộp vào ngân sách nhà nước khi chủ đầu tư đến làm thủ tục thanh toán theo tỷ lệ quy định là 2% trên số tiền thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các khoản thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện chịu thuế GTGT (phần vốn đối ứng trong nước thanh toán tại Kho bạc Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của các dự án ODA). Kho bạc Nhà nước chưa thực hiện khấu trừ thuế GTGT đối với trường hợp chủ đầu tư làm thủ tục tạm ứng vốn khi chưa có khối lượng công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.
Các khoản thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản không có hợp đồng kinh tế như: thanh toán cho các công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện; các khoản chi của ban quản lý dự án, chi giải phóng mặt bằng, chi đối với các dự án do dân tự làm,…; các khoản thanh toán đối với các công trình xây dựng cơ bản thuộc các dự án ODA, mà chủ đầu tư không thực hiện mở tài khoản và thanh toán qua Kho bạc Nhà nước; các khoản thanh toán vốn của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước mà Kho bạc Nhà nước không thực hiện kiểm soát chi; các trường hợp người nộp thuế chứng minh đã nộp đầy đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước thì không thuộc phạm vi khấu trừ thuế GTGT hướng dẫn tại Điều này.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập chứng từ thanh toán theo mẫu C2-02/NS “Giấy rút dự toán ngân sách” hoặc mẫu C3-01/NS “Giấy rút vốn đầu tư”, hoặc mẫu số C4-02/NS “Uỷ nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử” ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS) (sau đây gọi là chứng từ thanh toán) gửi Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản giao dịch để kiểm soát, thanh toán theo quy định hiện hành và bổ sung thêm việc kê khai chi tiết tên, mã số thuế, cơ quan thuế quản lý của đơn vị nhận thầu hoặc cơ quan quản lý thuế nơi phát sinh công trình (trường hợp nhà thầu có hoạt động xây dựng, lắp đặt khác tỉnh/thành phố với nơi nhà thầu đóng trụ sở chính), Kho bạc nhà nước hạch toán khoản thu (là Kho bạc nhà nước ngang cấp với cơ quan thuế quản lý nhà thầu hoặc Kho bạc nhà nước nơi có công trình trong trường hợp nhà thầu có hoạt động xây dựng, lắp đặt khác địa bàn tỉnh/thành phố với nơi nhà thầu đóng trụ sở chính) vào phần “nộp thuế” để Kho bạc nhà nước thực hiện khấu trừ thuế GTGT và hạch toán thu ngân sách nhà nước.
Sau khi Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát và phê duyệt các chứng từ thanh toán cho các công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các dự án ODA thuộc diện chịu thuế GTGT, Kho bạc nhà nước thực hiện xác nhận trên chứng từ thanh toán, hạch toán thu ngân sách nhà nước đối với khoản thuế GTGT đã khấu trừ và chuyển chứng từ cho cơ quan thuế quản lý theo thông tin về cơ quan quản lý thu ghi trên chứng từ.
Căn cứ vào hồ sơ chứng từ thanh toán được phê duyệt, Kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán cho nhà thầu (bằng tổng số thanh toán trừ đi số thuế GTGT phải khấu trừ). Kho bạc nhà nước trả 02 liên chứng từ thanh toán cho chủ đầu tư để chủ đầu tư trả 01 liên cho nhà thầu. Số thuế GTGT do Kho bạc nhà nước khấu trừ theo chứng từ thanh toán này được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế là đơn vị nhận thầu. Chủ đầu tư thực hiện theo dõi việc giao nhận chứng từ thanh toán giữa chủ đầu tư với các đơn vị nhận thầu.
Kho bạc nhà nước có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế đồng cấp trong việc khấu trừ thu thuế GTGT các công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn, đồng thời hạch toán thu ngân sách nhà nước đối với số thuế GTGT đã khấu trừ theo nguyên tắc:
Công trình xây dựng cơ bản phát sinh tại địa phương cấp tỉnh nào, thì số thuế GTGT khấu trừ sẽ được hạch toán vào thu ngân sách của địa phương cấp tỉnh đó.
Đối với các công trình liên tỉnh thì chủ đầu tư phải tự xác định doanh thu công trình chi tiết theo từng tỉnh gửi Kho bạc nhà nước để khấu trừ thuế GTGT và hạch toán thu ngân sách cho từng tỉnh.
Riêng công trình phát sinh trong cùng tỉnh nhưng khác địa bàn huyện với nơi nhà thầu đóng trụ sở chính hoặc công trình phát sinh trên nhiều huyện (công trình liên huyện) thì Kho bạc nhà nước hạch toán thu ngân sách cho địa bàn nơi nhà thầu đóng trụ sở chính.
4. Đối với số tiền thuế nợ được gia hạn của người nộp thuế theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31, căn cứ danh sách đề nghị của cơ quan thuế chuyển sang, Kho bạc nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản giao dịch có trách nhiệm khấu trừ để nộp vào ngân sách nhà nước khi chủ đầu tư đến làm thủ tục thanh toán. Số tiền thuế khấu trừ không vượt quá số tiền thuế nợ được gia hạn của người nộp thuế. Việc hạch toán số tiền thuế khấu trừ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
5. Đối với số tiền thuế GTGT phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước (bao gồm trường hợp người nộp thuế tự phát hiện khai bổ sung và cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra) thì người nộp thuế nộp vào tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT (đối với hoàn thuế GTGT theo pháp luật thuế GTGT) và nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước (đối với hoàn thuế GTGT nộp thừa khác theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế).
6. Trường hợp thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
a) Thực hiện bằng hình thức trích chuyển tài khoản: Căn cứ vào Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước mẫu số 01/LT ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 13/1/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi bổ sung, Kho bạc nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế mở tài khoản có trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế để nộp ngân sách nhà nước.
b) Thực hiện bằng hình thức kê biên tài sản, bán tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế để thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan thực hiện cưỡng chế phải thực hiện các thủ tục kê biên, bán tài sản theo quy định để thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp vào ngân sách nhà nước.
7. Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp toàn bộ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã thu vào ngân sách nhà nước theo đúng tài khoản hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bằng tiền mặt tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển toàn bộ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày thu được tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bằng điện tử trong ngày làm việc thì ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bằng điện tử chuyển nộp ngay vào ngân sách nhà nước theo đúng tài khoản hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bằng điện tử ngoài thời gian làm việc thì ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bằng điện tử chuyển nộp vào ngân sách nhà nước vào đầu ngày làm việc tiếp theo.
Điều 29. Thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì người nộp thuế phải ghi rõ trên chứng từ nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo thứ tự thanh toán sau đây:
a) Tiền thuế nợ;
b) Tiền thuế truy thu;
c) Tiền chậm nộp;
d) Tiền thuế phát sinh;
đ) Tiền phạt.
Trường hợp trong cùng một thứ tự thanh toán có nhiều khoản phải nộp có thời hạn nộp khác nhau thì thực hiện theo trình tự thời hạn nộp thuế của khoản phải nộp, khoản nào có hạn nộp trước được thanh toán trước.
2. Trường hợp người nộp thuế khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước ghi cụ thể nội dung nộp tiền (tiểu mục) cho từng loại tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trên chứng từ nộp tiền thì cơ quan thuế thực hiện hạch toán theo đúng thứ tự thanh toán của tiểu mục đó được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này cho từng loại tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế đã ghi trên chứng từ.
3. Trường hợp tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh, tiền phạt đang trong thời gian giải quyết xóa nợ, hoặc điều chỉnh do sai sót của cơ quan thuế hoặc đã được gia hạn thì không thực hiện thanh toán. Sau khi cơ quan thuế hoàn thành việc giải quyết xóa nợ, điều chỉnh do sai sót hoặc hết thời gian gia hạn thì tiếp tục thực hiện thanh toán theo thứ tự hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan thuế hướng dẫn và yêu cầu người nộp thuế nộp tiền theo đúng thứ tự thanh toán nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng thứ tự thanh toán nêu trên, cơ quan thuế thực hiện thanh toán và thông báo cho người nộp thuế biết theo mẫu 01/NOPT ban hành kèm theo Thông tư này chậm nhất ngày 10 tháng sau tháng cơ quan thuế đã hạch toán.
Điều 30. Xác định ngày đã nộp thuế
1. Ngày đã nộp thuế được xác định là ngày:
a) Đối với nộp thuế bằng tiền mặt, chuyển khoản: Ngày nộp tiền thuế là ngày cơ quan, tổ chức thu tiền thuế xác nhận, ký, đóng dấu trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế.
b) Đối với nộp thuế bằng các hình thức giao dịch điện tử: Ngày nộp tiền thuế là ngày người nộp thuế thực hiện giao dịch trích tài khoản của mình tại ngân hàng, tổ chức tín dụng để nộp thuế và được hệ thống thanh toán của ngân hàng, tổ chức tín dụng phục vụ người nộp thuế (CoreBanking) xác nhận giao dịch nộp thuế đã thành công.
c) Cơ quan thuế thực hiện bù trừ trong trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa vừa có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ trên Quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngày đã nộp thuế thuộc năm nào thì hạch toán số thu ngân sách nhà nước năm đó.
Điều 31. Gia hạn nộp thuế
1. Trường hợp được gia hạn nộp thuế
a) Bị thiệt hại vật chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Thiệt hại vật chất là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế, tính được bằng tiền như: máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hoá, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền.
Tai nạn bất ngờ là việc không may xảy ra đột ngột ngoài ý muốn của người nộp thuế, do tác nhân bên ngoài gây ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không phải do nguyên nhân từ hành vi vi phạm pháp luật.
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
nhayĐối với các trường hợp gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, cơ quan thuế đã ban hành quyết định gia hạn nộp thuế trước ngày 01/01/2015 thì được tiếp tục thực hiện đến khi hết hiệu lực của quyết định theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BT.nhay
c) Chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước.
d) Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác.
2. Phạm vi số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (sau đây gọi tắt là tiền thuế) được gia hạn nộp và thời gian gia hạn nộp thuế
a) Người nộp thuế nêu tại điểm a khoản 1 Điều này được gia hạn số tiền thuế nợ tính đến thời điểm xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ nhưng tối đa không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại. Giá trị vật chất bị thiệt hại bằng tổng giá trị tổn thất về tài sản trừ phần được bồi thường do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 02 (hai) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cụ thể như sau:
a.1) Nếu người nộp thuế bị thiệt hại vật chất từ 50% trở xuống so với tổng tài sản ghi trên sổ sách kế toán quý liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại thì được xử lý gia hạn nộp số tiền thuế còn nợ tối đa không quá 01 (một) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
Ví dụ 38: Ngày 01/10/2013, cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế của Công ty A. Tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn ngày 01/6/2013, Công ty A nợ 700 triệu đồng tiền thuế, thấp hơn giá trị vật chất bị thiệt hại là 900 triệu đồng, trong đó: thuế GTGT 300 triệu đồng có hạn nộp ngày 22/4/2013; thuế TNDN là 400 triệu đồng có hạn nộp ngày 02/5/2012.
Giả sử hồ sơ gia hạn đầy đủ theo quy định, Công ty A được xử lý gia hạn nộp thuế như sau:
Thuế GTGT 300 triệu đồng được gia hạn từ ngày 23/4/2013 và tối đa không quá ngày 22/4/2014.
Thuế TNDN 400 triệu đồng không được gia hạn vì đã quá 01 (một) năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày xảy ra hỏa hoạn.
a.2) Nếu người nộp thuế bị thiệt hại vật chất trên 50% so với tổng tài sản ghi trên sổ sách kế toán quý liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại thì được xử lý gia hạn nộp số tiền thuế còn nợ tối đa không quá hai (02) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
Ví dụ 39: Ngày 01/10/2013, cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế của Công ty B. Tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn ngày 01/6/2013, Công ty B nợ 700 triệu đồng tiền thuế, thấp hơn giá trị thiệt hại vật chất là 900 triệu đồng, trong đó: thuế GTGT 300 triệu đồng có hạn nộp ngày 22/4/2013; thuế TNDN là 400 triệu đồng có hạn nộp ngày 30/7/2012.
Giả sử hồ sơ gia hạn đầy đủ theo quy định, Công ty B được xử lý gia hạn nộp thuế như sau:
Thuế GTGT 300 triệu đồng được gia hạn từ ngày 23/4/2013 và tối đa không quá ngày 22/4/2015.
Thuế TNDN 400 triệu đồng được gia hạn từ ngày 31/7/2012 và tối đa không quá ngày 30/7/2014.
b) Người nộp thuế nêu tại điểm b khoản 1 Điều này được gia hạn số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế bắt đầu ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không vượt quá chi phí thực hiện di dời và thiệt hại do phải di dời gây ra. Chi phí di dời không bao gồm chi phí xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 01 (một) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện người nộp thuế không thực hiện di dời thì phải tính tiền chậm nộp trên số tiền thuế được gia hạn.
Ví dụ 40: Ngày 01/10/2013, cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế của Công ty C, cụ thể như sau:
Tại thời điểm ngừng sản xuất, kinh doanh để thực hiện di dời vào ngày 01/6/2013, Công ty C nợ 700 triệu đồng tiền thuế, thấp hơn chi phí di dời là 750 triệu đồng, trong đó: thuế GTGT 400 triệu đồng có hạn nộp ngày 20/5/2013; thuế TNDN là 300 triệu đồng có hạn nộp ngày 30/3/2012.
Giả sử hồ sơ gia hạn đầy đủ theo quy định, Công ty C được xử lý gia hạn nộp thuế như sau:
Thuế GTGT 400 triệu đồng được gia hạn từ ngày 21/5/2013 và tối đa không quá ngày 20/5/2014.
Thuế TNDN 300 triệu đồng không được gia hạn vì đã quá 01 (một) năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày bắt đầu ngừng sản xuất, kinh doanh.
c) Người nộp thuế nêu tại điểm c khoản 1 Điều này được gia hạn số tiền thuế nợ tính đến thời điểm đề nghị gia hạn. Số thuế được gia hạn tối đa không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán bao gồm cả giá trị của các hoạt động tư vấn, giám sát, khảo sát thiết kế, lập kế hoạch dự án đối với các hợp đồng của công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản được người nộp thuế ký trực tiếp với chủ đầu tư, do ngân sách nhà nước cấp phát hoặc có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 01 (một) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
Ví dụ 41: Ngày 27/12/2013, cơ quan thuế nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của Công ty D lập ngày 23/12/2013 kèm theo hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, cụ thể như sau:
Theo văn bản xác nhận của chủ đầu tư thì số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho người nộp thuế là 100 triệu đồng. Công ty D nợ 250 triệu đồng tiền thuế, trong đó: thuế GTGT 60 triệu đồng có hạn nộp ngày 22/7/2013; thuế TNDN 190 triệu đồng có hạn nộp ngày 30/7/2013.
Giả sử hồ sơ gia hạn đầy đủ theo quy định, Công ty D được xử lý gia hạn nộp thuế với số tiền thuế là 100 triệu đồng:
Thuế GTGT 60 triệu đồng được gia hạn từ ngày 23/7/2013 và tối đa không quá ngày 22/7/2014.
Thuế TNDN chỉ được gia hạn 40 triệu đồng từ ngày 31/7/2013 và tối đa không quá ngày 30/7/2014.
Số tiền thuế TNDN 150 triệu đồng còn lại Công ty D phải nộp vào ngân sách nhà nước.
nhay Điểm c Khoản 2 Điều 31 Thông tư số 156/2013/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 151/2014/TT-BTC. Tuy nhiên Điểm c Khoản 2 Điều 31 Thông tư số 156/2013/TT-BTC đã bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC.nhay
d) Người nộp thuế nêu tại điểm d khoản 1 Điều này được gia hạn số tiền thuế còn nợ tính đến thời điểm đề nghị gia hạn do gặp khó khăn đặc biệt. Số tiền thuế được gia hạn tối đa không quá giá trị thiệt hại do nguyên nhân khó khăn đặc biệt đó gây ra. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 01 (một) năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
3. Thủ tục, hồ sơ
Để được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Điều này, người nộp thuế phải lập và gửi hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế. Hồ sơ bao gồm:
a) Đối với trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều này:
- Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Biên bản kiểm kê, đánh giá giá trị vật chất thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập;
- Văn bản xác nhận về việc người nộp thuế có thiệt hại tại nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và thời gian xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của một trong các cơ quan, tổ chức sau: cơ quan công an; UBND cấp xã, phường; Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc tổ chức cứu hộ, cứu nạn;
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (bản sao có công chứng hoặc chứng thực nếu có); hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (bản sao có công chứng hoặc chứng thực nếu có). Đối với người nộp thuế là pháp nhân thì các tài liệu nêu trên phải là bản chính hoặc bản sao có chữ ký của người đại diện theo pháp luật, đóng dấu của đơn vị.
b) Đối với trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:
- Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với người nộp thuế;
- Đề án di dời, kế hoạch và tiến độ thực hiện di dời của người nộp thuế;
- Tài liệu chứng minh người nộp thuế ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó xác định rõ thời điểm bắt đầu ngừng sản xuất kinh doanh, chi phí di dời, thiệt hại do di dời, ngừng sản xuất kinh doanh gây ra (nếu có).
c) Đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều này:
- Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hợp đồng kinh tế ký với chủ đầu tư; biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
- Văn bản xác nhận của chủ đầu tư về công trình, hạng mục công trình mà người nộp thuế đang thực hiện, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: số, ký hiệu, ngày ban hành văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bố trí vốn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tên và chức danh của người ký văn bản; tổng giá trị công trình, giá trị khối lượng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, tổng số vốn chủ đầu tư đã thanh toán, số vốn chủ đầu tư chưa thanh toán cho người nộp thuế tính đến thời điểm người nộp thuế đề nghị gia hạn nộp thuế.
d) Đối với trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều này:
- Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Văn bản của cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi cơ quan thuế cấp trên, trong đó: xác nhận khó khăn đặc biệt và những nguyên nhân gây ra khó khăn đó mà người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn số tiền thuế nợ theo đề nghị, giải trình của người nộp thuế tại văn bản đề nghị gia hạn;
- Bản sao các văn bản về gia hạn, xoá nợ, miễn thuế, giảm thuế đối với người nộp thuế của cơ quan thuế ban hành trong thời gian 02 (hai) năm trước đó (nếu có);
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của người nộp thuế khi thực hiện quyết định.
4. Thời hạn giải quyết
a) Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định hoặc phát hiện có dấu hiệu sai phạm về giá trị thiệt hại vật chất trong hồ sơ do người nộp thuế tự xác định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 03/GHAN cho người nộp thuế đề nghị giải trình hoặc bổ sung hồ sơ. Nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế thì không được xử lý gia hạn nộp thuế.
b) Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế đầy đủ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có văn bản gửi người nộp thuế:
b.1) Văn bản không chấp thuận gia hạn nộp thuế nếu người nộp thuế không đủ điều kiện được gia hạn theo mẫu số 04/GHAN ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Quyết định gia hạn nộp thuế nếu người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn theo mẫu số 02/GHAN ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Đối với trường hợp đề nghị gia hạn nộp thuế quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, sau khi tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện theo qui định tại điểm a và điểm b khoản này. Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn và hồ sơ đầy đủ thì lập văn bản đề nghị gia hạn và gửi lên cơ quan thuế cấp trên (kèm theo hồ sơ) để trình Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
d) Cơ quan thuế chưa thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với khoản nợ đề nghị gia hạn nếu người nộp thuế nộp đầy đủ hồ sơ; thời gian chưa thực hiện cưỡng chế kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế đến ngày ban hành văn bản không chấp thuận gia hạn.
5. Thẩm quyền gia hạn nộp thuế
a) Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này: Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế quyết định số tiền thuế được gia hạn, thời gian gia hạn nộp thuế.
b) Đối với gia hạn nộp thuế theo điểm d khoản 1 Điều này, trong trường hợp nếu gia hạn nộp thuế không phải điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định thì thẩm quyền như sau:
- Chính phủ quyết định gia hạn nộp thuế đối với trường hợp hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn chung cho sản xuất kinh doanh.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn nộp thuế đối với từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận gia hạn cho người nộp thuế, Cục trưởng Cục Thuế ban hành quyết định gia hạn trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
c) Quyết định gia hạn cho người nộp thuế phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử ngành thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
- Đối với trường hợp gia hạn do Chi cục Thuế, Cục Thuế quyết định: đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế.
- Đối với trường hợp gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định: đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
6. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với số tiền thuế được gia hạn. Khi hết thời gian gia hạn nộp thuế, người nộp thuế phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không nộp đầy đủ tiền thuế sau khi hết thời hạn gia hạn sẽ bị tính tiền chậm nộp và bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định.
Điều 32. Nộp dần tiền thuế nợ
1. Người nộp thuế được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Cơ quan thuế đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nhưng người nộp thuế không có khả năng nộp đủ trong một lần số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế (sau đây gọi tắt là tiền thuế).
b) Có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng. Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và phải chịu trách nhiệm về việc đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
c) Thư bảo lãnh của bên bảo lãnh với cơ quan thuế liên quan (bên nhận bảo lãnh) phải cam kết sẽ thực hiện nộp thay toàn bộ tiền thuế được bảo lãnh cho người nộp thuế (bên được bảo lãnh) ngay khi người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định tại Điều này.
Thư bảo lãnh phải bao gồm các nội dung chính theo quy định của pháp luật về bảo lãnh và phải có các nội dung cơ bản sau đây: tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của cơ quan thuế nhận bảo lãnh; tên, mã số thuế, tài khoản tiền gửi, địa chỉ, số điện thoại, số fax của người nộp thuế được bảo lãnh; tên, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax của bên bảo lãnh; căn cứ bảo lãnh; loại thuế, số tiền thực hiện bảo lãnh; ngày phát hành bảo lãnh; thời hạn nộp số thuế được bảo lãnh; cam kết của bên bảo lãnh: thư bảo lãnh có giá trị hiệu lực đến khi số tiền thuế được bảo lãnh đã nộp hết vào ngân sách nhà nước. Nếu đến thời hạn theo quy định của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp hoặc chưa nộp đủ số thuế được nộp dần thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế và Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
Thư bảo lãnh của bên bảo lãnh phải được ký bởi: người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh. Việc ủy quyền ký thư bảo lãnh (nếu có) phải được ban hành bằng văn bản và đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
Ví dụ 42: Căn cứ thư bảo lãnh của Ngân hàng thương mại A, cơ quan thuế đã ban hành Quyết định nộp dần tiền thuế nợ cho Công ty X với số tiền 100 triệu đồng, thời hạn nộp dần chậm nhất là ngày 30/6/2014. Hết ngày 30/6/2014 Công ty X vẫn chưa nộp số thuế nêu trên và tiền chậm nộp phát sinh trong thời gian được nộp dần. Từ ngày 01/7/2014, Ngân hàng thương mại A có nghĩa vụ nộp thay số tiền thuế 100 triệu đồng và tiền chậm nộp phát sinh kể từ ngày được nộp dần đến ngày tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước.
d) Người nộp thuế phải cam kết chia đều số tiền thuế được bảo lãnh để nộp dần theo tháng, chậm nhất vào ngày cuối tháng.
2. Trách nhiệm của người nộp thuế, bên bảo lãnh và cơ quan thuế
a) Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế được nộp dần theo mức 0,05% mỗi ngày được nộp dần.
b) Bên bảo lãnh có trách nhiệm:
b.1) Phát hành thư bảo lãnh gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.
b.2) Nộp thay cho người nộp thuế trong trường hợp quá thời hạn nộp dần tiền thuế từng tháng mà người nộp thuế chưa nộp, bao gồm: số tiền thuế được nộp dần; tiền chậm nộp phát sinh trên số tiền thuế được nộp dần theo mức 0,05% mỗi ngày được nộp dần và 0,07% mỗi ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp dần tiền thuế theo cam kết.
c) Cơ quan thuế lập văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo mẫu số 06/NDAN ban hành kèm theo Thông tư này gửi tổ chức bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật và gửi người nộp thuế trong trường hợp quá thời hạn nộp dần tiền thuế đã cam kết nộp theo từng tháng mà người nộp thuế không nộp hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ nộp thay, trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn nộp dần tiền thuế theo cam kết.
3. Thẩm quyền giải quyết
Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế quyết định số tiền thuế được nộp dần, thời hạn nộp dần.
4. Thủ tục, hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ
a) Văn bản đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế theo mẫu số 01/NDAN ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó nêu rõ số tiền thuế còn nợ, số tiền thuế đề nghị được nộp dần, thời gian đề nghị nộp dần và cam kết tiến độ thực hiện nộp dần tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
b) Thư bảo lãnh của bên bảo lãnh về số tiền thuế đề nghị nộp dần.
c) Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có liên quan đến khoản tiền thuế đề nghị nộp dần nêu tại điểm a khoản 1 Điều này.
5. Thời hạn giải quyết
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 03/NDAN ban hành kèm theo Thông tư này cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.
Người nộp thuế phải hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan thuế. Nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện cưỡng chế thuế theo quy định.
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan thuế quản lý trực tiếp có văn bản gửi người nộp thuế:
b.1) Thông báo không chấp thuận việc nộp dần tiền thuế nợ nếu người nộp thuế không đủ điều kiện nêu tại khoản 1 Điều này theo mẫu số 04/NDAN ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp phát hiện thư bảo lãnh có dấu hiệu không hợp pháp, cơ quan thuế có văn bản theo mẫu số 05/NDAN ban hành kèm theo Thông tư này gửi bên bảo lãnh để xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức bảo lãnh gửi kết quả xác minh cho cơ quan thuế trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
b.2) Quyết định chấp nhận nộp dần tiền thuế nợ nếu người nộp thuế đủ điều kiện nêu tại khoản 1 Điều này theo mẫu số 02/NDAN ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn và số tiền được nộp dần trong Quyết định nộp dần tiền thuế nợ phải phù hợp với thời hạn và số tiền bảo lãnh của bên bảo lãnh.
6. Trong thời gian được nộp dần tiền thuế nợ, tạm dừng áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với số thuế được nộp dần.
Điều 33. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân (trừ trường hợp nêu tại điểm a khoản này).
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.
- Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải thực hiện bù trừ trước khi hoàn thuế. Thứ tự thanh toán bù trừ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.
Trường hợp kết quả thanh tra, kiểm tra hoàn thuế xác định người nộp thuế vừa có số tiền thuế được hoàn, vừa có số tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế đồng thời bù trừ ngay số tiền thuế được hoàn với số tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế khi ra quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ của người nộp thuế vừa phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước vừa phải nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của ngân sách thì ưu tiên bù trừ cho số tiền phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc nhiều địa bàn thu ngân sách khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối với loại thuế có cùng địa bàn hạch toán thu ngân sách với loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của nhiều cơ quan quản lý thuế khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối với loại thuế có cùng cơ quan quản lý loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nhưng không đề nghị bù trừ khi đề nghị hoàn thuế, cơ quan thuế ra thông báo gửi người nộp thuế và phải thực hiện bù trừ số được hoàn với số thuế còn nợ ngân sách khi quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế.
- Trường hợp sau khi thực hiện bù trừ, người nộp thuế vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì được ngân sách nhà nước hoàn trả theo quy định.
Trường hợp hoàn các khoản thuế nộp thừa (trừ hoàn thuế TNCN) mà người nộp thuế nộp tiền thuế tại nhiều địa phương khác, khi thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ nêu tại điểm c khoản này, cơ quan thuế phải ghi rõ số tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước của từng địa phương theo tỷ lệ tương ứng với số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước tại từng địa phương đó.
d) Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thủ tục hoàn trả tiền thuế bù trừ với khoản thu NSNN được thực hiện theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.
3. Việc hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa cho người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện như sau:
a) Đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết:
Trường hợp di sản đã được chia thì việc hoàn trả tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt của người chết được thực hiện cho những người hưởng thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại, nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình được nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp di sản chưa được chia thì việc hoàn trả tiền thuế tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa của người chết được thực hiện cho người quản lý di sản.
Trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng được hoàn trả tiền thuế tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa của người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thì việc hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa của người chết để lại được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
b) Đối với người nộp thuế bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, việc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được thực hiện bởi người mà tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phạm vi tài sản được giao quản lý.
c) Phương thức hoàn trả số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa cho người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công được cá nhân uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu, khấu trừ số thuế còn phải nộp, trả cho cá nhân nộp thừa khi quyết toán thuế. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập ứng trước tiền để trả cho cá nhân có số thuế nộp thừa và thực hiện quyết toán với cơ quan thuế như sau:
a) Trường hợp trên tờ khai quyết toán thuế (mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này), nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện như sau:
- Trường hợp trên bảng kê 05-1/BK-TNCN chỉ có cá nhân nộp thừa thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện bù trừ hoặc đề nghị hoàn trả theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều này.
- Trường hợp trên bảng kê 05-1/BK-TNCN có tổng số tiền thuế của các cá nhân nộp thừa lớn hơn tổng số tiền thuế của các cá nhân nộp thiếu thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khấu trừ tiền thuế của cá nhân nộp thiếu để hoàn trả cho các cá nhân nộp thừa. Sau khi thực hiện bù trừ, tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện bù trừ hoặc đề nghị hoàn trả theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều này.
b) Trường hợp trên tờ khai quyết toán thuế, nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế còn phải nộp ngân sách nhà nước thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế của cá nhân nộp thiếu để hoàn trả cho các cá nhân nộp thừa. Sau khi thực hiện bù trừ, tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ hoặc đề nghị hoàn trả theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều này.
5. Nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân được bù trừ với nghĩa vụ khấu trừ của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập.
- Trường hợp nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ cũng có số thuế nộp thừa thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này cho cả 2 nghĩa vụ này, gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế.
- Trường hợp nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ không có số thuế còn phải nộp hoặc không có số thuế nộp thừa {số thuế bằng 0 (không)} thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.
- Trường hợp nghĩa vụ khấu trừ có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ quyết toán thay không có số thuế còn phải nộp hoặc không có số thuế nộp thừa {số thuế bằng 0 (không)}thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.
- Trường hợp nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ có số thuế còn phải nộp hoặc nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế còn phải nộp, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ có số thuế nộp thừa thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này để thực hiện bù trừ, trong đó ghi rõ nội dung phần đề nghị bù trừ cho khoản phải nộp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.
Điều 34. Tính tiền chậm nộp đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế
a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, thời hạn ghi trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế và quyết định xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Người nộp thuế nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của các kỳ kê khai trước.
c) Trường hợp ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật, Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế nhưng chậm nộp số tiền đã thu vào ngân sách nhà nước theo quy định thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế đã thu nhưng chưa nộp ngân sách nhà nước.
2. Xác định tiền chậm nộp tiền thuế
b) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2013 nhưng sau ngày 01/7/2013 vẫn chưa nộp thì tính như sau: trước ngày 01/7/2013 tính phạt chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế, từ ngày 01/7/2013 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
Ví dụ 44: Người nộp thuế B nợ 100 triệu đồng tiền thuế TNDN thuộc tờ khai quyết toán thuế năm 2012, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 01/4/2013 (do ngày 31/3/2013 là ngày nghỉ). Ngày 04/10/2013 người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 02/4/2013 đến ngày 04/10/2013.
Trước ngày 01/7/2013 tiền phạt chậm nộp được tính như sau: từ ngày 02/4/2013 đến ngày 30/6/2013, số ngày chậm nộp là 90 ngày: 100 triệu x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng.
Từ ngày 01/7/2013 trở đi tiền chậm nộp được tính như sau: số ngày chậm nộp là 96 ngày, cụ thể:
Từ ngày 01/7/2013 đến ngày 28/9/2013, số ngày chậm nộp là 90 ngày: 100 triệu x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng;
Từ ngày 29/9/2013 đến ngày 04/10/2013, số ngày chậm nộp là 06 ngày: 100 triệu x 0,07% x 06 ngày = 0,42 triệu đồng.
Số tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp người nộp thuế B phải nộp là: 4,5 triệu đồng + 4,5 triệu đồng + 0,42 triệu đồng = 9,42 triệu đồng.
c) Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ 45: Người nộp thuế C nợ thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/8/2013. Ngày 26/8/2013, người nộp thuế nộp số tiền trên vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 06 ngày, được tính từ ngày 21/8/2013 đến ngày 26/8/2013.
Ví dụ 46: Người nộp thuế D được cơ quan thuế quyết định gia hạn nộp thuế đối với khoản thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/5/2014, thời gian gia hạn từ này 21/5/2014 đến ngày 20/11/2014. Ngày 21/11/2014, người nộp thuế nộp 50 triệu vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 01 ngày (ngày 21/11/2014).
Ví dụ 47: Cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế đối với người nộp thuế E. Ngày 15/4/2014, cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế với số tiền là 500 triệu đồng, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 14/5/2014. Ngày 30/5/2014, người nộp thuế nộp 500 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 16 ngày, được tính từ ngày 15/5/2014 đến ngày 30/5/2014.
Bổ sung
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp. Việc xác định số tiền chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp tiền thuế và mức tỷ lệ phần trăm (%) trên ngày theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.
Các trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người nộp thuế đã nộp tiền chậm nộp thì người nộp thuế tự kê khai điều chỉnh.
4. Hàng tháng, nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp còn nợ của các tháng trước đó, cơ quan thuế thông báo số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp còn phải nộp tính đến ngày cuối tháng nếu số tiền thuế, tiền phạt đã quá 30 ngày. Trường hợp phát hiện sai sót về tiền thuế nợ, cơ quan thuế điều chỉnh lại tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế.
Bổ sung
Điều 35. Miễn tiền chậm nộp tiền thuế và thẩm quyền miễn tiền chậm nộp tiền thuế
1. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 34 của Thông tư này có quyền đề nghị miễn tiền chậm nộp trong trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo hoặc trường hợp bất khả kháng khác.
Danh mục về bệnh hiểm nghèo thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
2. Mức miễn tiền chậm nộp tối đa không quá: giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do các nguyên nhân nêu tại khoản 1 Điều này; chi phí khám, chữa bệnh đối với trường hợp cá nhân bị bệnh hiểm nghèo.
3. Hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: tên, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế; căn cứ đề nghị xử lý miễn tiền chậm nộp; số tiền chậm nộp đề nghị miễn;
b) Tùy từng trường hợp, hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp phải bổ sung các tài liệu sau:
b.1) Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, phải có:
- Biên bản kiểm kê, đánh giá giá trị vật chất thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế bị thiệt hại lập;
- Văn bản xác nhận về việc người nộp thuế có thiệt hại tại nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và thời gian xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của một trong các cơ quan, tổ chức sau: công an cấp xã, phường hoặc UBND cấp xã, phường, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc tổ chức cứu hộ, cứu nạn;
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có);
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
b.2) Trường hợp cá nhân bị bệnh hiểm nghèo thì phải có xác nhận đã khám chữa bệnh trên sổ y bạ của cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật; chi phí khám, chữa bệnh có đầy đủ chứng từ theo quy định; hồ sơ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có).
b.3) Trường hợp bất khả kháng phải có tài liệu chứng minh nguyên nhân gây ra là do khách quan, bản thân người nộp thuế đã áp dụng hết các biện pháp nhưng không ngăn chặn được thiệt hại hoặc làm cho kết quả sản xuất kinh doanh lỗ.
4. Thủ trưởng cơ quan thuế đã ban hành thông báo tiền chậm nộp có quyền ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp theo mẫu số 01/MTCN (ban hành kèm theo Thông tư này) đối với thông báo mà mình đã ban hành.
Quyết định miễn tiền chậm nộp có các nội dung chủ yếu sau: ngày, tháng, năm ban hành quyết định; tên, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế được miễn tiền chậm nộp; số tiền chậm nộp được miễn; chữ ký, đóng dấu của người, cơ quan ban hành quyết định.
Quyết định miễn tiền chậm nộp phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử Cục Thuế chậm nhất là ba (03) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
Bổ sung
Chương IV
UỶ NHIỆM THU THUẾ
Điều 36. Thẩm quyền và phạm vi uỷ nhiệm thu thuế
1. Cơ quan thuế uỷ nhiệm cho tổ chức, cá nhân thực hiện thu một số khoản thuế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế sau đây:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
- Thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán;
- Thuế thu nhập cá nhân.
Đối với các loại thuế khác, nếu cơ quan thuế uỷ nhiệm cho tổ chức, cá nhân khác thu thì phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Việc ủy nhiệm thu thuế phải được thực hiện thông qua hợp đồng giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế với đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc trực tiếp với cá nhân được ủy nhiệm thu thuế, trừ trường hợp uỷ nhiệm thu thuế đối với các khoản thu nhập có tính chất không thường xuyên theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Việc xác định địa bàn thực hiện uỷ nhiệm thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế quyết định. Trước khi ký hợp đồng uỷ nhiệm thu, bên được ủy nhiệm thu là tổ chức phải cung cấp cho cơ quan thuế danh sách và số lượng nhân viên ủy nhiệm thu. Cục trưởng Cục thuế quy định tiêu chuẩn của nhân viên ủy nhiệm thu tại địa phương.
4. Hợp đồng uỷ nhiệm thu thuế được lập theo mẫu số 01/UNTH ban hành kèm theo Thông tư này và phải đảm bảo có các nội dung
- Loại thuế được uỷ nhiệm thu;
- Địa bàn được uỷ nhiệm thu;
- Nội dung công việc uỷ nhiệm thu: Phát tờ khai thuế, đôn đốc người nộp thuế nộp tờ khai thuế; thu tờ khai thuế từ người nộp thuế và nộp cho cơ quan thuế; phát thông báo thuế cho người nộp thuế; thu tiền thuế và nộp tiền thuế đã thu được vào ngân sách nhà nước; cung cấp thông tin về tình hình người nộp thuế phát sinh mới hoặc người nộp thuế có thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trên địa bàn được uỷ nhiệm thu.
- Quyền hạn và trách nhiệm của bên uỷ nhiệm và bên được uỷ nhiệm;
- Chế độ báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng; chế độ thanh toán biên lai, ấn chỉ thu thuế;
- Thời hạn uỷ nhiệm thu; Kinh phí uỷ nhiệm thu.
Khi hết thời hạn uỷ nhiệm thu hoặc trường hợp chấm dứt hợp đồng uỷ nhiệm thu khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng đã ký thì hai bên phải thực hiện thanh lý hợp đồng uỷ nhiệm thu và lập biên bản thanh lý theo mẫu số 02/UNTH ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp bổ sung thêm nội dung công việc hoặc gia hạn hợp đồng thì phải làm phụ lục hợp đồng.
Điều 37. Trách nhiệm của bên được uỷ nhiệm thu
Bên được uỷ nhiệm thu thuế có trách nhiệm bố trí nhân viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan thuế để thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm thu đã ký. Bên được ủy nhiệm thu thuế không được uỷ nhiệm lại cho bất cứ bên thứ ba nào việc thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm thu đã ký với cơ quan thuế.
1. Hướng dẫn, đôn đốc và thu nộp tờ khai thuế
Bên được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm nhận tờ khai thuế từ cơ quan thuế, cung cấp mẫu tờ khai thuế và hướng dẫn cách kê khai thuế; đôn đốc người nộp thuế khai thuế và thu tờ khai thuế từ người nộp thuế để nộp cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định.
2. Gửi thông báo nộp thuế và đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp thuế
Bên được ủy nhiệm thu nhận thông báo nộp thuế từ cơ quan thuế phải gửi thông báo nộp thuế cho người nộp thuế trước ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo thuế ít nhất là 05 (năm) ngày và đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo đúng quy định.
3. Tổ chức thu nộp thuế và cấp chứng từ cho người nộp thuế
Bên được uỷ nhiệm thu phải cấp biên lai, chứng từ thu thuế cho người nộp thuế khi thu thuế, và quản lý, sử dụng biên lai thuế theo đúng quy định.
4. Nộp tiền thuế đã thu vào ngân sách nhà nước
Bên được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế và các khoản thu khác đã thu vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước. Số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước là tổng số tiền đã ghi thu trên các biên lai thu thuế.
Khi nộp tiền thuế vào Kho bạc nhà nước, bên được uỷ nhiệm thu phải lập bảng kê chứng từ thu và lập giấy nộp thuế vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt; Kho bạc nhà nước chuyển chứng từ cho cơ quan thuế về số tiền uỷ nhiệm thu đã nộp để theo dõi và quản lý.
Cơ quan thuế ký hợp đồng uỷ nhiệm thu quy định thời gian và mức tiền thuế đã thu mà bên được uỷ nhiệm thu thuế phải nộp vào Kho bạc nhà nước phù hợp với số thu và địa bàn thu thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Thời gian bên được uỷ nhiệm thu thuế phải nộp tiền vào Kho bạc nhà nước tối đa không quá năm ngày kể từ ngày thu tiền đối với địa bàn thu thuế là các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn; không quá ba ngày đối với các địa bàn khác; trường hợp số tiền thuế đã thu vượt quá mười triệu đồng thì phải nộp ngay vào ngân sách nhà nước, trừ một số trường hợp do lý do khách quan ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn thì Cục trưởng Cục Thuế xem xét quyết định số thuế đã thu vượt quá 10 triệu đồng được nộp vào Ngân sách Nhà nước vào ngày làm việc tiếp theo.
5. Quyết toán số tiền thuế thu được và biên lai thu thuế với cơ quan thuế
a) Quyết toán số tiền thuế thu được
Chậm nhất ngày 5 của tháng sau, bên được uỷ nhiệm thu thuế phải lập báo cáo số đã thu, đã nộp của tháng trước gửi cơ quan thuế theo mẫu số 03/UNTH ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo thu nộp phải phản ánh được số phải thu, số đã thu, số còn tồn đọng, nguyên nhân tồn đọng và kiến nghị các giải pháp đôn đốc thu nộp tiếp. Chi cục Thuế nhận được báo cáo thu nộp của bên được uỷ nhiệm thu thuế phải kiểm tra cụ thể từng biên lai đã thu, số thuế đã thu, số thuế đã nộp ngân sách, đối chiếu với số thuế đã thực nộp có xác nhận của Kho bạc, nếu có số chênh lệch phải lập biên bản xác định rõ nguyên nhân để qui trách nhiệm cụ thể.
b) Quyết toán biên lai thuế
Mỗi tháng một lần, chậm nhất ngày 5 của tháng sau, bên được uỷ nhiệm thu thuế phải lập bảng thanh toán các loại biên lai thuế đã sử dụng, số còn tồn theo từng loại biên lai với cơ quan thuế theo đúng quy định.
Sau 10 (mười) ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, bên được uỷ nhiệm thu thuế phải lập báo cáo quyết toán sử dụng biên lai thuế với cơ quan thuế về số biên lai thuế, phí, lệ phí đã sử dụng và chuyển tồn các loại biên lai sang năm sau theo mẫu số 04/UNTH ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp kết thúc hợp đồng trước thời hạn thì thực hiện thanh lý hợp đồng và thu hồi các loại biên lai thuế, phí, lệ phí theo quy định.
Mọi hành vi chậm thanh toán biên lai, chậm nộp tiền thuế đã thu vào ngân sách nhà nước đều coi là hành vi xâm tiêu tiền thuế; thu thuế không viết biên lai, hoặc viết không đúng chủng loại biên lai thuế phù hợp, bên được uỷ nhiệm thu thuế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Theo dõi và báo cáo với cơ quan thuế các trường hợp phát sinh người nộp thuế mới hoặc thay đổi quy mô, ngành hàng của người nộp thuế trên địa bàn ủy nhiệm thu.
Điều 38. Trách nhiệm của Cơ quan thuế uỷ nhiệm thu
Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách và quản lý các loại thuế trên địa bàn.
1. Thông báo công khai về các trường hợp người nộp thuế nộp thuế thông qua ủy nhiệm thu; tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu; thời hạn và loại thuế được ủy nhiệm thu để người nộp thuế biết và thực hiện.
2. Phát hành thông báo nộp thuế giao cho bên được uỷ nhiệm thu thuế cùng với sổ bộ thuế đã duyệt. Thời gian giao thông báo nộp thuế cho bên được uỷ nhiệm thu thuế trước khi hết thời hạn gửi thông báo nộp thuế theo quy định tại Chương III Thông tư này tối thiểu là 10 (mười) ngày.
3. Cấp phát đầy đủ, kịp thời biên lai thu thuế cho bên được uỷ nhiệm thu thuế và hướng dẫn bên được uỷ nhiệm thu thuế quản lý, sử dụng biên lai đúng quy định. Bên được uỷ nhiệm thu thuế khi xin cấp biên lai thuế phải có văn bản đề nghị và giấy giới thiệu giao cho người được uỷ quyền đi nhận biên lai.
4. Chi trả kinh phí uỷ nhiệm thu theo hợp đồng uỷ nhiệm thu đã ký.
5. Kiểm tra tình hình thu nộp tiền thuế của bên được uỷ nhiệm thu thuế
Căn cứ vào biên lai thuế do bên uỷ nhiệm thu đã thu thuế và thanh toán với cơ quan thuế và căn cứ giấy nộp tiền vào ngân sách đã phát hành, xác nhận đã nộp tiền của Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế thực hiện kế toán thuế và xác định số nợ thuế để có biện pháp quản lý thích hợp.
Cơ quan thuế ra quyết định phạt chậm nộp thuế đối với các trường hợp nộp chậm thuế và chuyển cho bên được uỷ nhiệm thu thuế để bên được uỷ nhiệm thu chuyển cho người nộp thuế. Bên được uỷ nhiệm thu thuế có trách nhiệm đôn đốc người nộp thuế nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 39. Kinh phí uỷ nhiệm thu
Kinh phí uỷ nhiệm thu trích từ kinh phí hoạt động của cơ quan thuế. Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế quyết định mức kinh phí trả cho bên được ủy nhiệm thu phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng địa bàn, từng loại thuế.
Việc chi trả kinh phí uỷ nhiệm thu phải được thực hiện đúng đối tượng, đúng địa bàn và thanh toán bằng chuyển khoản thông qua tài khoản của bên được uỷ nhiệm thu tại Ngân hàng, Kho Bạc; không thực hiện thanh toán kinh phí uỷ nhiệm thu bằng tiền mặt. Cơ quan thuế phải trả toàn bộ kinh phí cho bên được uỷ nhiệm thu trên cơ sở số tiền thuế đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.
Chương V
TRÁCH NHIỆM HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ
Điều 40. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
Điều 41. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Quản lý thuế và khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể.
Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể.
Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.
2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.
b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần nợ thuế còn lại do tổ trưởng tổ hợp tác chịu trách nhiệm nộp.
d) Những người có trách nhiệm nộp thuế đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình theo quy định của pháp luật dân sự.
Điều 42. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp bị chia chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
3. Doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
4. Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp bị tổ chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan thuế có quyền yêu cầu một trong các doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới phải hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ thuế. Trường hợp một doanh nghiệp đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thuế thì có quyền yêu cầu những doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình theo quy định của pháp luật dân sự.
Điều 43. Việc kế thừa nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân là người đã chết, người mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người mất tích theo quy định của pháp luật dân sự
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người được pháp luật coi là đã chết do những người hưởng thừa kế thực hiện trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp di sản chưa được chia thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện.
Trong trường hợp di sản đã được chia thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại được những người thừa kế thực hiện tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình được nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người chết để lại được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phạm vi tài sản được giao quản lý.
3. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì số tiền thuế nợ đã xoá theo quy định tại Điều 65 của Luật Quản lý thuế và khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế được phục hồi lại, nhưng không bị tính tiền chậm nộp cho thời gian bị coi là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Điều 44. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế
1. Người nộp thuế có quyền đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của từng loại thuế hoặc của tất cả các loại thuế (trừ các loại thuế ở khâu xuất nhập khẩu); hoặc đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn phải nộp đến thời điểm đề nghị xác nhận.
Trường hợp cá nhân, nhà thầu nước ngoài nộp thuế qua tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ tại nguồn thì đề nghị với cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên khấu trừ tại nguồn xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nêu rõ các nội dung:
- Tên người nộp thuế, mã số thuế;
- Số thuế phát sinh của từng loại thuế bao gồm cả số thuế do người nộp thuế khai trong hồ sơ thuế đã nộp cho cơ quan thuế và số thuế khoán, số thuế ấn định theo quyết định của cơ quan thuế;
- Số tiền phạt hành chính do vi phạm pháp luật thuế;
- Số tiền thuế, tiền phạt đã nộp;
- Số tiền thuế, tiền phạt còn nợ (nếu có).
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm ban hành văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Trường hợp cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế biết lý do chưa xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
4. Thủ tục khấu trừ thuế nước ngoài vào thuế phải nộp tại Việt Nam
Các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam và số thuế đã nộp là đúng với quy định của luật nước ngoài và quy định của Hiệp định thì sẽ được khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như đã nộp) tại Nước ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam. Thủ tục khấu trừ thuế như sau:
a) Người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như đã nộp) tại nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Việt Nam đến Cơ quan thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế. Hồ sơ gồm:
a.1) Giấy đề nghị khấu trừ thuế nước ngoài vào thuế phải nộp tại Việt Nam theo Hiệp định theo mẫu số 02/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến số thuế nước ngoài đề nghị được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của điểm a khoản 4 Điều này đề nghị giải trình cụ thể tại Giấy đề nghị khấu trừ thuế này để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
a.2) Các tài liệu khác tuỳ theo hình thức đề nghị khấu trừ. Cụ thể:
- Trường hợp khấu trừ trực tiếp
+ Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
+ Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
+ Bản gốc xác nhận của Cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp.
- Trường hợp khấu trừ số thuế khoán
+ Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
+ Bản chụp đăng ký kinh doanh hoặc các chứng từ pháp lý xác nhận hoạt động kinh doanh tại nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
+ Thư xác nhận của Nhà chức trách có thẩm quyền nước ngoài về số thuế đã miễn, giảm và xác nhận việc đề nghị khấu trừ số thuế khoán là phù hợp với Hiệp định và luật pháp của Nước ký kết Hiệp định có liên quan.
- Trường hợp khấu trừ gián tiếp
+ Các tài liệu pháp lý chứng minh quan hệ và tỉ lệ góp vốn của đối tượng đề nghị khấu trừ;
+ Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài của công ty chia lãi cổ phần mà đối tượng tham gia góp vốn có xác nhận của người nộp thuế ;
+ Bản chụp Tờ khai thuế khấu trừ tại nguồn đối với lợi tức cổ phần được chia có xác nhận của người nộp thuế;
+ Xác nhận của Cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp đối với cổ phần được chia và số thuế thu nhập công ty đã nộp trước khi chia lãi cổ phần.
a.3) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
b) Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ xem xét và giải quyết khấu trừ thuế theo quy định tại Hiệp định và hướng dẫn tại Thông tư này trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm a khoản này. Thời hạn 10 (mười) ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
5. Thủ tục xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam đối với đối tượng cư trú của nước ngoài
Trường hợp một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định và pháp luật thuế Việt Nam muốn xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam để được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại nước cư trú cần thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Trường hợp người nộp thuế đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:
a.1) Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam theo Hiệp định mẫu số 03/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chịu thuế và số thuế phát sinh từ giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
a.2) Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do Cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào) đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
a.3) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của điểm a khoản 5 Điều này, đề nghị giải trình cụ thể tại Giấy đề nghị mẫu số 03/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Thuế nơi đối tượng đăng k‎ý thuế có trách nhiệm cấp giấy xác nhận thuế thu nhập đã nộp tại Việt Nam theo mẫu số 04/HTQT hoặc mẫu số 05/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này. Mẫu số 04/HTQT được sử dụng để xác nhận đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp; Mẫu số 05/HTQT được sử dụng để xác nhận đối với thuế thu nhập tiền lãi cổ phần, lãi tiền cho vay, tiền bản quyền hoặc phí dịch vụ kỹ thuật. Thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
b) Trường hợp người nộp thuế đề nghị xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được hưởng ưu đãi thuế và được coi như số thuế đã nộp để khấu trừ số thuế khoán tại nước nơi cư trú gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:
b.1) Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam theo Hiệp định theo mẫu số 03/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chịu thuế, số thuế phát sinh và các ưu đãi thuế đối với giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
b.2) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào) đã được hợp pháp hóa lãnh sự ;
b.3) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của điểm b khoản 5 Điều này, đề nghị giải trình cụ thể tại Giấy đề nghị mẫu số 03/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Thuế có trách nhiệm xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được ưu đãi thuế dành cho đối tượng đề nghị. Thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
6. Thủ tục xác nhận đối tượng cư trú của Việt Nam
a) Tổ chức, cá nhân yêu cầu xác nhận là đối tượng cư trú thuế của Việt Nam theo quy định tại Hiệp định thực hiện thủ tục như sau:
a.1) Đối với các đối tượng đang là người nộp thuế, nộp Giấy đề nghị xác nhận cư trú của Việt Nam theo mẫu số 06/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này và Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định) đến Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế.
a.2) Đối với các đối tượng không phải là đối tượng khai, nộp thuế:
- Giấy đề nghị theo hướng dẫn tại tiết a.1 khoản 6 Điều này;
- Xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương về nơi thường trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu đối với cá nhân hoặc giấy đăng ký thành lập đối với các tổ chức (ví dụ như hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp);
- Xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập (nếu có). Trường hợp không có xác nhận này, đối tượng nộp đơn tự khai trong đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
b) Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Cục Thuế căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Hiệp định liên quan đến định nghĩa đối tượng cư trú để xét và cấp giấy chứng nhận cư trú mẫu số 07/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này cho đối tượng đề nghị. Thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
Trường hợp để áp dụng Hiệp định tại nước hoặc vùng lãnh thổ đối tác Hiệp định với Việt Nam (sau đây gọi là đối tác Hiệp định), cơ quan thuế đối tác Hiệp định yêu cầu đối tượng cư trú Việt Nam cung cấp giấy chứng nhận cư trú do Cơ quan thuế Việt Nam phát hành theo mẫu của đối tác Hiệp định đó: nếu mẫu Giấy chứng nhận cư trú này có các chỉ tiêu và thông tin tương tự như Giấy chứng nhận cư trú mẫu số 07/HTQT nêu trên hoặc có thêm các chỉ tiêu và thông tin thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế (ví dụ: thông tin về quốc tịch, ngành nghề kinh doanh của đối tượng, ...) thì Cục Thuế xác nhận vào mẫu Giấy chứng nhận cư trú này.
Chương VI
THỦ TỤC MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ; XOÁ NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN PHẠT
Điều 45. Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế
1. Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế trong hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ các trường hợp hướng dẫn tại Điều 46 Thông tư này.
2. Tài liệu liên quan đến việc xác định miễn thuế, giảm thuế là một phần của hồ sơ khai thuế.
Điều 46. Trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế
Cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ ra quyết định miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp sau đây:
1. Miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân
a) Nguyên tắc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân
- Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo việc xét giảm thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo năm dương lịch.
- Đối với cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán có tạm ngừng, nghỉ kinh doanh việc xét giảm thuế khoán được thực hiện theo tháng ngừng, nghỉ kinh doanh. Cách xác định số thuế được giảm và thủ tục hồ sơ giảm thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.
- Đối với cá nhân thuộc đối tượng được miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân theo quy định về chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án ODA tại Việt Nam; chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài làm việc tại văn phòng của tổ chức phi chinh phủ; cá nhân làm việc tại khu kinh tế thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
b) Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
b.1) Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn
- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn.
- Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này;
Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
Trường hợp thiệt hại về hàng hoá, dịch vụ: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định.
- Chứng từ bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây hỏa hoạn (nếu có).
- Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hỏa hoạn.
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
b.2) Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn
- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế.
- Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có).
- Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
b.3) Đối với người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo
- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.
- Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp; hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ.
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
c) Nơi nộp hồ sơ miễn, giảm thuế
Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo nơi nộp hồ sơ miễn, giảm thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
2. Miễn hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ theo quy định của pháp luật không có khả năng nộp thuế.
Hồ sơ đề nghị miễn hoặc giảm thuế bao gồm:
- Văn bản đề nghị miễn hoặc giảm thuế theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó nêu rõ thời gian, lý do bị thiệt hại, giá trị tài sản bị thiệt hại, số lỗ do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ gây ra, số thuế phải nộp, số thuế đề nghị miễn, giảm và danh mục tài liệu gửi kèm;
- Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này;
Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định độc lập xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
Trường hợp thiệt hại về hàng hóa, dịch vụ: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu (để miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định.
- Bản quyết toán tài chính (nếu là doanh nghiệp) kèm theo giải trình phân tích xác định số bị thiệt hại, số lỗ do bị thiệt hại.
3. Miễn, giảm thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế tài nguyên
a) Hồ sơ miễn, giảm thuế gồm:
- Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này.
- Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản (đối với trường hợp miễn, giảm thuế tài nguyên do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ) của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này;
Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
Trường hợp thiệt hại về hàng hóa: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thiệt hại về sử dụng nước thiên nhiên thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định.
- Các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thuế tài nguyên kèm theo.
b) Một số trường hợp miễn thuế tài nguyên không phải lập tờ khai thuế tài nguyên hàng tháng và quyết toán thuế tài nguyên năm: tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản tự nhiên thuộc diện miễn thuế tài nguyên; nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
c) Thủ tục miễn thuế tài nguyên đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
- Thủ tục miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước thiên nhiên tự sản xuất thủy điện phục vụ sinh hoạt phải có đơn đề nghị miễn thuế, kèm theo bản giải trình về thiết bị sản xuất thủy điện phục vụ cho sinh hoạt gia đình, có xác nhận của UBND cấp xã. Khi bắt đầu đi vào hoạt động hộ gia đình phải khai báo lần đầu với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hưởng miễn thuế tài nguyên.
- Thủ tục miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê:
Tổ chức, cá nhân khai thác đất (kể cả đơn vị nhận thầu thực hiện) phải có văn bản đề nghị miễn thuế, kèm theo bản sao có đóng dấu chứng thực quyết định giao đất, cho thuê đất và hồ sơ liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về việc xây dựng công trình tại địa phương của chủ đầu tư và gửi bộ hồ sơ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý nơi khai thác để biết và theo dõi việc miễn thuế.
4. Miễn, giảm thu tiền sử dụng đất
Hồ sơ khai miễn, giảm tiền sử dụng đất, gồm:
- Tờ khai tiền sử dụng đất theo mẫu số 01/TSDĐ ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất (bản sao có công chứng hoặc chứng thực) cụ thể là: giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đối với các trường hợp khuyến khích đầu tư; Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về phê duyệt dự án đầu tư đối với dự án công trình công cộng có mục đích kinh doanh, dự án xây dựng ký túc xá sinh viên, xây dựng nhà cho người có công, xây dựng chung cư cao tầng cho công nhân khu công nghiệp; Quyết định di dời và dự án đầu tư được phê duyệt theo thẩm quyền đối với nhà máy, xí nghiệp di dời theo quy hoạch; Đối với hộ thuộc diện nghèo phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về hộ nghèo theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; Đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số phải có hộ khẩu (ở nơi đã có hộ khẩu) hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (ở nơi chưa có hộ khẩu); Đối với hộ gia đình, cá nhân có công với Cách mạng phải có giấy tờ có liên quan chứng minh thuộc diện được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất của UBND cấp tỉnh hoặc của cơ quan được UBND cấp tỉnh uỷ quyền, phân cấp .
Hồ sơ khai miễn, giảm tiền sử dụng đất được gửi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp hồ sơ nộp tại cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong trường hợp hồ sơ nộp tại xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan thuế địa phương nơi có đất trong trường hợp chưa thực hiện cơ chế một cửa liên thông.
5. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước
a) Hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước (dưới đây gọi chung là tiền thuê đất), bao gồm:
- Đơn đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất, ghi rõ: diện tích đất thuê, thời hạn thuê đất; lý do miễn, giảm và thời hạn miễn, giảm tiền thuê đất.
- Tờ khai tiền thuê đất theo quy định.
- Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất mà đối tượng xét miễn, giảm không phải là dự án đầu tư thì trong hồ sơ không cần có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Quyết định cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; Hợp đồng thuê đất (và Hợp đồng hoặc văn bản nhận giao khoán đất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp với hộ nông trường viên, xã viên - đối với trường hợp được miễn, giảm hướng dẫn tại điểm 3 Mục II, điểm 3 Mục III Phần C Thông tư số 120/2005/TT-BTC nay được sửa đổi tại điểm 4 Mục VII, điểm 3 Mục VIII Thông tư số 141/2007/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính).
- Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong trường hợp dự án đầu tư phải được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi vào Giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án thuộc diện không phải đăng ký đầu tư nhưng nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư.
b) Trường hợp người nộp thuế tiếp tục thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất theo quyết định miễn, giảm tiền thuê đất trước đó thì hồ sơ đề nghị miễn, giảm, bao gồm:
- Đơn đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất, ghi rõ: diện tích đất thuê, thời hạn thuê đất; lý do miễn, giảm và thời hạn miễn, giảm tiền thuê đất (trong đó nêu rõ đề nghị tiếp tục được miễn, giảm theo quyết định miễn, giảm số, ngày, tháng, năm của cơ quan thuế); lý do thay đổi miễn, giảm (nếu có).
- Tờ khai tiền thuê đất theo quy định.
c) Ngoài các giấy tờ tại điểm a nêu trên, một số trường hợp hồ sơ phải có các giấy tờ cụ thể theo quy định sau đây:
c.1) Trường hợp dự án gặp khó khăn phải tạm ngừng xây dựng, tạm ngừng hoạt động được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng xây dựng, tạm ngừng hoạt động:
- Chậm nhất sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có xác nhận của cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc cấp đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng xây dựng, tạm ngừng hoạt động thì người nộp thuế phải gửi cho cơ quan thuế:
+ Văn bản đề nghị miễn, giảm nêu rõ lý do và thời gian phải tạm ngừng xây dựng, tạm ngừng hoạt động.
+ Đối với trường hợp tạm ngừng xây dựng thì phải có bản chụp Phụ lục hợp đồng xây dựng hoặc Biên bản (về việc tạm ngừng xây dựng) được lập giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu, trong đó xác định việc tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng.
- Xác nhận của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư về việc phải tạm ngừng xây dựng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư làm thay đổi tiến độ thực hiện dự án đầu tư đã cam kết hoặc cam kết của chủ đầu tư đối với các dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng.
c.2) Trường hợp được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thủ tục hồ sơ chia làm 2 giai đoạn:
c.2.1) Trong thời gian đang tiến hành xây dựng: người thuê đất phải xuất trình với cơ quan Thuế các giấy tờ để làm căn cứ tạm xác định thời gian được miễn tiền thuê đất gồm:
- Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp thực hiện dự án trong khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc diện không phải cấp Giấy phép xây dựng.
- Hợp đồng xây dựng; Trường hợp đơn vị tự làm, không có Hợp đồng xây dựng thì phải nêu rõ trong đơn xin miễn tiền thuê đất.
- Biên bản bàn giao đất trên thực địa.
c.2.2) Sau khi công trình hoặc hạng mục công trình được hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, người thuê đất phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ để cơ quan Thuế có căn cứ ban hành Quyết định miễn tiền thuê đất bao gồm:
+ Biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng được lập giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Hoặc các chứng từ chứng minh việc đơn vị tự xây dựng trong trường hợp đơn vị tự thực hiện hoạt động xây dựng cơ bản.
c.3) Trường hợp được miễn, giảm theo diện ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường:
- Các loại giấy về ưu đãi đầu tư (nếu có) có ghi ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước như: Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực).
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường.
- Quyết định cho thuê đất, Hợp đồng thuê đất hoặc Biên bản bàn giao đất trên thực địa tại nơi cơ sở sản xuất kinh doanh mới.
c.4) Trường hợp được miễn, giảm đối với dự án xây dựng trụ sở làm việc, đất thuê thuộc dự án xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Trường hợp này, người thuê đất phải xuất trình với cơ quan Thuế: Hiệp định, hoặc thỏa thuận, hoặc cam kết của Chính phủ Việt Nam với tổ chức quốc tế về việc miễn, giảm tiền thuê đất; hoặc Giấy xác nhận của Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền.
c.5) Trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hồ sơ phải có: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực).
6. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế phải kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 60 Thông tư này và ra quyết định miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 03/MGTH hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 04/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thực tế. Thời hạn ra quyết định miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp này là 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
7. Thẩm quyền giải quyết việc miễn thuế, giảm thuế
a) Đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê đất, thuê mặt nước:
- Cục trưởng Cục Thuế ban hành quyết định miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người nộp thuế là tổ chức kinh tế; Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế ban hành quyết định miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân.
b) Việc miễn, giảm các loại thuế khác đối với trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế: Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp cấp nào thì Thủ trưởng cơ quan thuế cấp đó quyết định việc miễn, giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không được miễn thuế, giảm thuế.
Điều 47. Ưu đãi thuế theo Điều ước quốc tế
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được hưởng các ưu đãi thuế theo các Điều ước quốc tế không phải là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (sau đây gọi là điều ước quốc tế) thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký kê khai, nộp thuế trực tiếp với Cơ quan thuế
a) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, thủ tục như sau:
Trong phạm vi 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng với Bên Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế, gồm:
- Bản chụp Điều ước Quốc tế.
- Thông báo miễn, giảm thuế có xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết Điều ước quốc tế theo mẫu số 01/MTPDTA ban hành kèm theo Thông tư này (trừ các Điều ước quốc tế do Bộ Tài chính đề xuất ký).
- Bản chụp hợp đồng với Bên Việt Nam có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền.
- Bản dịch tóm tắt hợp đồng có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền (nếu hợp đồng được làm bằng tiếng nước ngoài).
Bản dịch tóm tắt hợp đồng gồm các nội dung sau: tên hợp đồng và tên các điều khoản của hợp đồng, phạm vi công việc của hợp đồng, nghĩa vụ thuế tại hợp đồng.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài ủy quyền cho một tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam thực hiện các thủ tục thông báo miễn, giảm thuế. Giấy ủy quyền cần có đủ chữ ký của đại diện hai bên.
Trường hợp do đặc thù của giao dịch tổ chức, cá nhân nước ngoài không thể cung cấp hợp đồng với Bên Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp các tài liệu có giá trị tương đương hợp đồng và giải trình cụ thể tại Thông báo miễn, giảm thuế để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
Ví dụ 48: Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các loại chứng khoán tại Việt Nam (không có hợp đồng), vào ngày đăng ký mã số giao dịch chứng khoán với các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng lưu ký hoạt động tại Việt Nam (Bên Việt Nam), tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế. Trong trường hợp này, đối với mỗi Bên Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ cần gửi một bộ hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế để áp dụng đối với toàn bộ các giao dịch chuyển nhượng chứng khoán liên quan đến cơ quan thuế nơi đăng ký thuế. Hồ sơ bao gồm: thông báo miễn, giảm thuế và giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền) nêu trên.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc tài liệu theo yêu cầu của hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế theo Điều ước quốc tế, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo theo mẫu số 01/MTPDTA nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
Sau khi đã gửi hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế cho cơ quan thuế và vào thời điểm khai thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài (hướng dẫn tại Điều 12 hoặc Điều 16 hoặc Điều 20 Thông tư này) mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không nhận được thông tin hay yêu cầu nào của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có nghĩa vụ nộp bất kỳ khoản thuế nào trên các khoản thanh toán nhận được từ Bên Việt Nam.
b) Đối với cơ quan thuế:
Sau khi nhận hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế và đối chiếu với phạm vi được miễn, giảm thuế theo Điều ước quốc tế của tổ chức, cá nhân nước ngoài để đảm bảo tính chính xác, trung thực của việc thông báo miễn, giảm thuế.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, cá nhân nước ngoài giải trình các vấn đề liên quan đến việc thông báo miễn, giảm thuế.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không đăng ký kê khai, nộp thuế trực tiếp với Cơ quan thuế
a) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, thủ tục như sau:
Vào ngày ký hợp đồng với Bên Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho Bên Việt Nam hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế, gồm:
- Bản chụp Điều ước Quốc tế.
- Thông báo miễn, giảm thuế có xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết Điều ước quốc tế theo mẫu số 01/MTPDTA ban hành kèm theo Thông tư này (trừ các Điều ước quốc tế do Bộ Tài chính đề xuất ký).
- Bản chụp hợp đồng với Bên Việt Nam có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền.
- Bản dịch tóm tắt hợp đồng có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền (nếu hợp đồng được làm bằng tiếng nước ngoài).
Bản dịch tóm tắt hợp đồng gồm các nội dung sau: tên hợp đồng và tên các điều khoản của hợp đồng, phạm vi công việc của hợp đồng, nghĩa vụ thuế tại hợp đồng.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài ủy quyền cho một tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam thực hiện các thủ tục thông báo miễn, giảm thuế. Giấy ủy quyền cần có đủ chữ ký của đại diện hai bên.
- Trường hợp do đặc thù của giao dịch tổ chức, cá nhân nước ngoài không thể cung cấp hợp đồng với Bên Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp các tài liệu có giá trị tương đương hợp đồng và giải trình cụ thể tại Thông báo miễn, giảm thuế để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
Ví dụ 49: Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các loại chứng khoán tại Việt Nam (không có hợp đồng), vào ngày đăng ký mã số giao dịch chứng khoán với các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng lưu ký hoạt động tại Việt Nam (Bên Việt Nam), tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế cho Bên Việt Nam để nộp cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế. Trong trường hợp này, đối với mỗi Bên Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ cần gửi một bộ hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế để áp dụng đối với toàn bộ các giao dịch chuyển nhượng chứng khoán liên quan đến cơ quan thuế nơi đăng ký thuế. Hồ sơ bao gồm: thông báo miễn, giảm thuế và giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền) nêu trên.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc tài liệu theo yêu cầu của hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế theo Điều ước quốc tế, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo theo mẫu số 01/MTPDTA nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
b) Đối với Bên Việt Nam, thủ tục như sau:
Trong phạm vi 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Bên Việt Nam có nghĩa vụ gửi hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế của người nộp thuế cho cơ quan thuế nơi Bên Việt Nam đăng ký thuế.
Sau khi đã gửi hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế cho cơ quan thuế và vào thời điểm khai thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài (hướng dẫn tại Điều 12 hoặc Điều 16 hoặc Điều 20 Thông tư này) mà Bên Việt Nam không nhận được thông tin hay yêu cầu nào của cơ quan thuế, Bên Việt Nam không có nghĩa vụ khấu trừ bất kỳ khoản thuế nào trên khoản thanh toán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
c) Đối với cơ quan thuế:
Sau khi nhận hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài do Bên Việt Nam gửi, cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế và đối chiếu với phạm vi được miễn, giảm thuế theo Điều ước quốc tế của tổ chức, cá nhân nước ngoài để đảm bảo tính chính xác, trung thực của việc thông báo miễn, giảm thuế.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thuế yêu cầu Bên Việt Nam và/hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài giải trình các vấn đề liên quan đến việc thông báo miễn, giảm thuế.
Điều 48. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (sau đây gọi tắt là tiền thuế)
1. Trường hợp được xoá nợ tiền thuế
a) Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tiền, tài sản để nộp tiền thuế.
b) Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế.
c) Các khoản nợ tiền thuế không thuộc trường hợp nêu tại điểm a và b khoản 1 Điều này, đáp ứng đủ các điều kiện sau:
c.1) Khoản nợ tiền thuế đã quá 10 (mười) năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
c.2) Cơ quan thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định nhưng không thu đủ tiền thuế;
2. Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thì đồng thời được xóa khoản tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt phát sinh từ khoản nợ đó.
3. Phạm vi tiền thuế được xoá nợ
Các khoản tiền thuế nợ được xoá bao gồm thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật, trừ tiền sử dụng đất và tiền thuê đất.
Việc xoá nợ đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê đất được thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
4. Thủ tục, hồ sơ xóa nợ tiền thuế:
a) Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cơ quan thuế đề nghị xóa nợ cho nhiều người nộp thuế thì phải lập bảng kê chi tiết kèm theo.
Bảng kê bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế; căn cứ đề nghị xóa nợ; loại thuế, số tiền thuế đề nghị xóa nợ, thời hạn nộp thuế.
b) Hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế ngoài tài liệu quy định ở điểm a nêu trên, trong các trường hợp cụ thể phải bao gồm các tài liệu sau:
b.1) Đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
- Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản kèm theo phương án phân chia tài sản (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
- Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).
b.2) Đối với trường hợp cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
- Đối với trường hợp cá nhân được pháp luật coi là đã chết:
+ Giấy chứng tử, hoặc Giấy báo tử, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết hoặc các giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
+ Văn bản xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng của cá nhân đã chết về việc người chết không có tài sản.
Cơ quan thuế có trách nhiệm yêu cầu thân nhân của người chết cung cấp các giấy tờ trên. Trường hợp thân nhân của người chết không cung cấp được do thất lạc các giấy tờ trên thì cơ quan thuế yêu cầu thân nhân của người chết làm đơn đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng của người chết, xác nhận là đã chết và không có tài sản. Trường hợp thân nhân của người chết không làm đơn đề nghị thì cơ quan thuế làm đơn đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng của người chết, xác nhận là đã chết và không có tài sản.
- Đối với trường hợp cá nhân được pháp luật coi là mất tích:
+ Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
+ Văn bản xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi người bị tuyên bố mất tích cư trú về việc người mất tích không có tài sản.
Cơ quan thuế có trách nhiệm yêu cầu thân nhân của người mất tích cung cấp các giấy tờ trên.
- Đối với trường hợp cá nhân được pháp luật coi là mất năng lực hành vi dân sự:
+ Quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
+ Văn bản xác nhận của người giám hộ về việc cá nhân mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản, đồng thời có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cá nhân mất năng lực hành vi dân sự cư trú về việc cá nhân mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản.
Cơ quan thuế có trách nhiệm yêu cầu người giám hộ của cá nhân mất năng lực hành vi dân sự cung cấp các giấy tờ trên.
b.3) Đối với khoản tiền thuế nợ đã quá 10 (mười) năm, cơ quan thuế đã thực hiện hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này:
- Trường hợp khoản nợ phát sinh trước ngày 01/7/2007
Hồ sơ (bản sao có đóng dấu) của cơ quan thuế về việc đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế hoặc đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
- Trường hợp khoản nợ phát sinh từ ngày 01/7/2007
Hồ sơ (bản sao có đóng dấu) của cơ quan thuế về việc đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
5. Trình tự, thẩm quyền xoá nợ tiền thuế:
a) Đối với người nộp thuế thuộc trường hợp được xóa nợ quy định tại các điểm a, b hoặc hộ gia đình, cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan thuế quản lý trực tiếp lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, nêu rõ căn cứ đề nghị xoá nợ cho người nộp thuế và gửi đến cơ quan cấp trên theo trình tự sau:
a.1) Đối với hồ sơ do Chi cục Thuế lập và gửi đến, Cục Thuế thẩm định hồ sơ:
Trường hợp không thuộc đối tượng xoá nợ thuế thì Cục Thuế thông báo cho Chi cục Thuế theo mẫu số 07/XOANO ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp thuộc trường hợp được xóa nợ nhưng hồ sơ chưa đầy đủ thì Cục Thuế thông báo cho Chi cục Thuế bổ sung hồ sơ theo mẫu 02/XOANO ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Cục Thuế lập văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi UBND cấp tỉnh, thành phố xem xét, quyết định.
a.2) Đối với hồ sơ do Cục Thuế lập:
Trường hợp được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Cục Thuế lập văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi UBND cấp tỉnh, thành phố xem xét, quyết định.
b) Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp được xóa nợ tiền thuế theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, gửi đến cơ quan cấp trên theo trình tự sau:
b.1) Trường hợp hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt (chưa bao gồm tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp) dưới 05 (năm) tỷ đồng:
- Chi cục Thuế lập và gửi hồ sơ cho Cục Thuế thẩm định theo quy định tại tiết a.1 điểm a khoản này. Sau khi thẩm định xong, nếu thuộc trường hợp được xóa nợ, Cục Thuế gửi hồ sơ đến Tổng cục Thuế.
- Cục Thuế lập hồ sơ đối với người nộp thuế do mình quản lý và gửi Tổng cục Thuế xem xét, quyết định.
- Tổng cục Thuế thẩm định hồ sơ:
Trường hợp không thuộc đối tượng xoá nợ thuế thì Tổng cục Thuế thông báo cho Cục Thuế theo mẫu số 07/XOANO ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ nhưng hồ sơ chưa đầy đủ thì Tổng cục Thuế thông báo cho Cục Thuế bổ sung hồ sơ theo mẫu 02/XOANO ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Tổng cục Thuế ban hành Quyết định xóa nợ tiền thuế theo mẫu 04/XOANO ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Trường hợp hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt (chưa bao gồm tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp) từ năm (05) tỷ đến dưới mười (10) tỷ đồng:
- Chi cục Thuế và Cục Thuế lập và gửi hồ sơ theo hướng dẫn tại tiết b.1 điểm b khoản 5 Điều này;
- Tổng cục Thuế thẩm định hồ sơ:
Trường hợp không thuộc đối tượng xoá nợ thuế hoặc phải bổ sung hồ sơ thì Tổng cục Thuế thông báo cho Cục Thuế theo hướng dẫn tại tiết b.1 điểm b khoản 5 Điều này;
Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Tổng cục Thuế dự thảo quyết định xóa nợ theo mẫu số 05/XOANO, trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
b.3) Trường hợp hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt (chưa bao gồm tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp) từ mười (10) tỷ đồng trở lên:
- Chi cục Thuế, Cục Thuế và Tổng cục Thuế lập và thẩm định hồ sơ theo hướng dẫn tại tiết b.1 điểm b khoản 5 Điều này;
- Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Tổng cục Thuế dự thảo quyết định xóa nợ theo mẫu số 06/XOANO, trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
c) Trường hợp hồ sơ xoá nợ tiền thuế chưa đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xoá nợ phải thông báo cho cơ quan đã lập hồ sơ để hoàn chỉnh theo mẫu số 02/XOANO ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Trường hợp hồ sơ xoá nợ tiền thuế không thuộc đối tượng được xóa nợ tiền thuế thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xoá nợ phải thông báo cho cơ quan lập hồ sơ theo mẫu số 07/XOANO ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xoá nợ tiền thuế, người có thẩm quyền phải ban hành quyết định xoá nợ phù hợp với từng trường hợp theo mẫu số 03/XOANO, 04/XOANO, 05/XOANO, 06/XOANO ban hành kèm theo Thông tư này.
Quyết định xoá nợ tiền thuế có các nội dung chủ yếu sau: ngày, tháng, năm ban hành quyết định; tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế; loại thuế, số tiền thuế, tiền phạt tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xoá; chữ ký, đóng dấu của người, cơ quan ban hành quyết định.
e) Quyết định xoá nợ tiền thuế phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử ngành thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
- Trường hợp thẩm quyền xoá nợ do UBND tỉnh quyết định được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế.
- Trường hợp thẩm quyền xoá nợ do Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Thủ tướng chính phủ quyết định được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Cục Thuế.
6. Tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chính số tiền thuế được xoá hàng năm
a) Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp số tiền thuế đã được xoá hàng năm trên địa bàn quản lý theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này; báo cáo UBND tỉnh, thành phố, đồng thời gửi Tổng cục Thuế để tổng hợp chung.
b) Tổng cục Thuế tổng hợp số tiền thuế được xoá hàng năm đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
c) Tổng cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp số tiền thuế đã được xoá nợ hàng năm, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội số tiền thuế đã được xoá hàng năm khi Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn Tổng quyết toán ngân sách nhà nước.
Chương VII
THỦ TỤC HOÀN THUẾ, BÙ TRỪ THUẾ
Điều 49. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế giá trị gia tăng đầu ra, hoặc bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh; trường hợp xuất khẩu là: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 50. Hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA
1. Đối với Chủ dự án và Nhà thầu chính
a) Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT
Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp địa bàn nơi thực hiện dự án vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án; trường hợp dự án ODA có liên quan đến nhiều tỉnh thì hồ sơ hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi chủ dự án đóng trụ sở chính.
Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế.
b) Hồ sơ hoàn thuế GTGT
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi được ngân sách nhà nước cấp phát (bản chụp có đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của dự án). Trường hợp hoàn thuế nhiều lần thì chỉ xuất trình lần đầu.
- Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA về hình thức cung cấp dự án ODA là ODA không hoàn lại hay ODA vay được ngân sách nhà nước cấp phát ưu đãi thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng (bản chụp có xác nhận của cơ sở) và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế giá trị gia tăng. Người nộp thuế chỉ phải nộp tài liệu này với hồ sơ hoàn thuế lần đầu của dự án.
Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu nêu tại điểm này, còn phải có xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thuế giá trị gia tăng; giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế giá trị gia tăng và đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.
2. Đối với Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA
a) Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT
Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý địa bàn nơi đặt văn phòng điều hành của dự án vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án.
b) Hồ sơ hoàn thuế GTGT
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với Nhà tài trợ về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).
Điều 51. Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế GTGT ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
1. Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT
Các tổ chức, cá nhân nêu trên thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn.
2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Văn bản phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (bản chụp có xác nhận của người nộp thuế);
- Văn bản xác nhận của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương) hoặc của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương) về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài nêu rõ: tên tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý viện trợ.
Điều 52. Hoàn thuế GTGT đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
1. Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế và thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT
Các Cơ quan đại diện thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT, trong vòng 10 (mười) ngày đầu của tháng đầu quý, lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế của quý trước và gửi hồ sơ cho Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao để xác nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT.
Trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Lễ tân nhà nước có trách nhiệm xem xét hồ sơ và xác nhận về đối tượng, danh mục và số lượng hàng hoá, dịch vụ được hoàn thuế GTGT. Sau khi Cục Lễ tân nhà nước đã có xác nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT, Cục Lễ tân nhà nước chuyển hồ sơ cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.
Đối với trường hợp không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT hoặc hồ sơ hoàn thuế GTGT được lập không đầy đủ, Cục Lễ tân nhà nước gửi trả hồ sơ hoàn thuế cho đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao trong vòng 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao.
- Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-2/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này và Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho viên chức ngoại giao tại Việt Nam theo mẫu số 01-3/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản gốc kèm theo 02 (hai) bản chụp hóa đơn GTGT có đóng dấu của cơ quan đại diện. Cơ quan thuế sẽ trả lại các hóa đơn gốc cho cơ quan đại diện sau khi thực hiện hoàn thuế GTGT.
Điều 53. Hoàn thuế thu nhập cá nhân
Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Điều 54. Hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
1. Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Cục Thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức có trụ sở điều hành, nơi cá nhân có cơ sở thường trú hoặc tại Cục Thuế nơi tổ chức, cá nhân đã nộp số thuế đề nghị hoàn.
2. Hồ sơ hoàn thuế
- Giấy đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần theo mẫu số 02/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào).
- Bản chụp hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng uỷ thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ, chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp khai thác tàu (trong trường hợp doanh nghiệp vận tải quốc tế) hay hợp đồng lao động ký với tổ chức, cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận tiền gửi tại Việt Nam, giấy chứng nhận góp vốn vào Công ty tại Việt Nam (tuỳ theo loại thu nhập trong từng trường hợp cụ thể) có xác nhận của người nộp thuế.
- Chứng từ nộp thuế có xác nhận của Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan thuế khi thu tiền thuế hoặc bản chụp chứng từ nộp thuế có xác nhận của người nộp thuế.
- Xác nhận của tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian và tình hình hoạt động thực tế theo hợp đồng.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định. Trường hợp tổ chức, cá nhân lập giấy uỷ quyền để uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục hoàn thuế vào tài khoản của đối tượng khác cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự (nếu việc uỷ quyền được thực hiện ở nước ngoài) hoặc công chứng (nếu việc uỷ quyền được thực hiện tại Việt Nam) theo quy định.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ hoàn thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Giấy đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định mẫu số 02/ĐNHT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
Điều 55. Hồ sơ hoàn thuế, phí nộp thừa đối với người nộp thuế sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chấm dứt hoạt động
Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chấm dứt hoạt động;
- Hồ sơ quyết toán thuế hoặc hồ sơ khai thuế đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chấm dứt hoạt động.
Điều 56. Hoàn thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp
1. Phạm vi áp dụng thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư số 92/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục gia hạn nộp thuế và hoàn thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh thành lập từ dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư nhưng chưa đi vào hoạt động, nếu có nhu cầu đề nghị hoàn thuế trước khi nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hàng hóa thì thực hiện lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT riêng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nêu trên và kê khai vào hồ sơ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo quy định.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, đang trong giai đoạn đầu tư:
+ Đối với dự án đầu tư tại địa bàn cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính thì cơ sở kinh doanh phải kê khai bù trừ số thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nêu trên cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Trường hợp sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nêu trên mà chưa được khấu trừ hết thì được hoàn thuế theo dự án đầu tư.
+ Đối với dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, nếu có nhu cầu đề nghị hoàn thuế trước khi nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hàng hóa thì thực hiện lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT riêng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nêu trên và kê khai vào hồ sơ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo quy định.
2. Hồ sơ hoàn thuế
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó ghi rõ số thuế GTGT hàng nhập khẩu của thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp và cam kết của doanh nghiệp.
- Bảng kê hồ sơ hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 01-4/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giải quyết hoàn thuế
- Trường hợp người nộp thuế đã gửi hồ sơ hoàn thuế nhưng chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hoàn thuế đầy đủ, chính xác, đúng đối tượng theo quy định, cơ quan thuế có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế của cơ sở kinh doanh theo đúng quy trình hoàn thuế GTGT.
Trong thời gian tối đa 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết kết quả kiểm tra xác định hồ sơ hoàn thuế đã đủ điều kiện hoàn (kể cả trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau) và yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu để cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế.
- Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu, cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu chứng từ nộp thuế với số liệu đã kê khai trong hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế và ra quyết định hoàn thuế. Trường hợp số thuế GTGT hàng nhập khẩu đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế thấp hơn số thuế đề nghị hoàn ban đầu thì số thuế được hoàn là số thuế đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế; trường hợp số thuế GTGT đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế cao hơn số thuế đề nghị hoàn ban đầu thì số thuế được hoàn là số thuế đề nghị hoàn ban đầu.
4. Người nộp thuế phải kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng hóa nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định vào hồ sơ khai thuế GTGT đối với dự án đầu tư theo quy định. Nếu người nộp thuế đã đề nghị cơ quan thuế hoàn riêng số thuế GTGT đầu vào này trước khi nộp hồ sơ khai thuế thì vẫn thực hiện kê khai theo quy định nhưng không được lập hồ sơ đề nghị hoàn tương ứng với số thuế GTGT hàng nhập khẩu đã được hoàn.
Điều 57. Hồ sơ hoàn các loại thuế, phí khác
Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu kèm theo (nếu có).
Điều 58. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế
1. Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế
a) Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân là người nộp thuế và có mã số thuế thì được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức, cá nhân đó.
Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân không phải là người nộp thuế thì nộp tại Cục Thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức có trụ sở điều hành, nơi cá nhân có địa chỉ thường trú.
Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì được nộp tại nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế.
b) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.
c) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
d) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ hoàn thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
đ) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế
- Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu, trừ trường hợp đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân. Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế là người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế lần đầu và thuộc đối tượng, trường hợp được hoàn thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp theo vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu.
- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.
Trường hợp người nộp thuế có nhiều lần đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm, nếu trong lần đề nghị hoàn thuế đầu tiên tính từ sau thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, hoặc hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế và khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế. Trường hợp phát hiện những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, người nộp thuế vẫn có hành vi khai sai đối với hồ sơ hoàn thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Điều 108 Luật Quản lý thuế và khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế vẫn thuộc đối tượng kiểm tra trước hoàn theo đúng thời hạn 02 (hai) năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.
- Hàng hóa, dịch vụ trong bộ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua bán trong nội địa và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định này không áp dụng đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT, cụ thể: Trường hợp hàng hóa, dịch vụ trong bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT không thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật thuế GTGT thì cơ quan thuế không phải thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trước khi hoàn thuế và xử lý không hoàn thuế GTGT đối với số thuế GTGT liên quan đến hàng hóa, dịch vụ này.
- Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
- Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế; hoặc có giải trình, bổ sung lần hai nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng. Quy định này không áp dụng đối với phần hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện và thủ tục hoàn thuế theo quy định.
3. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế
a) Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c khoản này) thì chậm nhất là 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, căn cứ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải ban hành Thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo mẫu số 01/HT-TB ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này và/hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 02/HT-TB ban hành kèm theo Thông tư này gửi người nộp thuế.
Trường hợp này, đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, khoảng thời gian kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo đề nghị giải trình, bổ sung đến ngày cơ quan thuế nhận được văn bản giải trình, bổ sung của người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
b) Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c khoản này) thì chậm nhất là 40 (bốn mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này và/hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 02/HT-TB ban hành kèm theo Thông tư này gửi người nộp thuế.
Thời gian giãn, hoãn việc kiểm tra trước hoàn thuế do nguyên nhân từ phía người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
c) Đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế nộp thừa theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật số 21/2012/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế đã có xác nhận nộp thừa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như: xác nhận của cơ quan Hải quan về số tiền thuế GTGT nộp thừa khâu nhập khẩu, hoặc biên bản thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế kết luận số tiền thuế nộp thừa): Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này gửi người nộp thuế. Trường hợp này, cơ quan thuế không thực hiện phân loại hồ sơ thuộc diện: hoàn thuế trước, kiểm tra sau; kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
d) Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn khác số thuế đề nghị hoàn thì xử lý như sau:
- Nếu số thuế đề nghị hoàn lớn hơn số thuế đủ điều kiện được hoàn thì người nộp thuế được hoàn bằng số thuế đủ điều kiện được hoàn.
- Nếu số thuế đề nghị hoàn nhỏ hơn số thuế đủ điều kiện được hoàn thì người nộp thuế được hoàn bằng số thuế đề nghị hoàn.
Trong quá trình kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, nếu cơ quan thuế xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn thì giải quyết tạm hoàn số thuế đã đủ điều kiện hoàn, không chờ kiểm tra xác minh toàn bộ hồ sơ mới thực hiện hoàn thuế; đối với số thuế cần kiểm tra xác minh, yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung hồ sơ thì xử lý hoàn thuế khi có đủ điều kiện theo quy định.
đ) Thẩm quyền hoàn thuế
Căn cứ vào số thuế người nộp thuế được hoàn, số thuế còn nợ, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:
- Ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
- Ban hành Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế theo hồ sơ hoàn thuế và còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các loại thuế khác.
Riêng trường hợp hoàn thuế GTGT của người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp thì Cục trưởng Cục Thuế quyết định hoàn thuế.
Trong các quyết định hoàn thuế nêu trên phải nêu rõ tên người nộp thuế được hoàn thuế, số thuế được hoàn, nơi nhận tiền hoàn thuế.
e) Trường hợp giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan thuế thì ngoài số tiền thuế được hoàn theo quy định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi tính trên số thuế bị hoàn chậm cho thời gian chậm giải quyết hoàn thuế. Lãi suất tính tiền lãi do hoàn thuế chậm là lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm cơ quan thuế ra quyết định hoàn trả tiền thuế. Số ngày tính tiền lãi kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định đến ngày ban hành Quyết định hoàn thuế/Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước, bao gồm cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết).
Số tiền lãi được ghi trong quyết định hoàn thuế và người nộp thuế được thanh toán tiền lãi cùng với số tiền hoàn thuế.
Nguồn tiền trả lãi được lấy từ Quỹ hoàn thuế theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau
a) Việc kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế đối với các trường hợp sau:
- Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ 02 (hai) năm liên tục liền kề trước năm có quyết định hoàn thuế hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu tính đến năm liền kề trước năm có quyết định hoàn thuế. Số lỗ được xác định theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp có biên bản thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì số lỗ được xác định theo kết luận thanh tra, kiểm tra.
- Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề tổng hợp không tách riêng được số thuế được hoàn từ hoạt động kinh doanh bất động sản, thương mại, dịch vụ mà có tỷ lệ doanh thu của hoạt động kinh doanh bất động sản, thương mại, dịch vụ trên tổng doanh thu của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh của kỳ phát sinh số thuế đề nghị hoàn từ trên 50% trở lên thì áp dụng kiểm tra sau hoàn trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.
- Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ 02 (hai) lần trở lên trong vòng 12 (mười hai) tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước;
- Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường về doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước.
Điều 59. Hoàn trả tiền thuế, hoàn trả tiền thuế kiêm bù trừ với khoản phải nộp ngân sách nhà nước
1. Đối với hoàn trả thuế GTGT
a) Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN theo mẫu quy định gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.
b) Kho bạc nhà nước đồng cấp thực hiện bù trừ các khoản thu ngân sách nhà nước hoặc chuyển cho Kho bạc nhà nước nơi người nộp thuế còn nợ để thực hiện thu ngân sách qua hình thức bù trừ, thực hiện hoàn trả tiền cho người được hoàn trả bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt theo quy định cho người nộp thuế, sau đó báo nợ về Kho bạc nhà nước cấp trên để trích từ quỹ hoàn thuế GTGT.
Riêng trường hợp hoàn trả thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 33 Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều này.
2. Đối với hoàn trả các khoản thuế khác
a) Cơ quan thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN theo mẫu quy định gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp trên địa bàn. Kho bạc nhà nước đồng cấp thực hiện bù trừ các khoản thu ngân sách nhà nước, thực hiện hoàn trả bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt theo quy định cho người nộp thuế.
b) Trường hợp hoàn các khoản thuế (trừ thuế TNCN) mà người nộp thuế đăng ký thuế tại một địa phương nhưng nộp thuế tại nhiều địa phương khác, cơ quan thuế lập và gửi Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN theo mẫu quy định cho Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi người nộp thuế đăng ký kê khai, quyết toán thuế. Cơ quan thuế phải xác định và phân bổ số tiền phải hoàn trả cho từng địa phương nơi đã thu ngân sách nhà nước, số tiền phải bù trừ cho từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu, mỗi địa phương ghi một dòng riêng trên Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN. Kho bạc nhà nước đồng cấp trên địa bàn thực hiện chuyển toàn bộ số tiền hoàn trả cho người được hoàn trả; làm thủ tục hạch toán hoàn trả phần thuộc trách nhiệm của địa phương mình, đồng thời, chuyển chứng từ để báo Nợ cho các Kho bạc nhà nước nơi thu ngân sách nhà nước, báo Có cho các Kho bạc nhà nước nơi được hưởng nguồn thu để hạch toán hoàn trả, bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước phần thuộc trách nhiệm của các địa phương đó.
c) Trường hợp hoàn trả thuế TNCN mà người nộp thuế nộp tại nhiều địa bàn, nhưng quyết toán thuế và làm thủ tục hoàn thuế tại một cơ quan thuế, thì cơ quan thuế lập và gửi Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN cho Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi người nộp thuế đăng ký kê khai, quyết toán thuế. Kho bạc nhà nước hoàn trả và hạch toán hoàn trả thuế TNCN cho địa bàn nơi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và làm thủ tục hoàn thuế.
d) Việc hạch toán hoàn trả thực hiện theo hai trường hợp
- Hoàn trả các khoản thu thuộc năm ngân sách, nếu Kho bạc nhà nước thực hiện hoàn trả trước khi kết thúc thời hạn chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước năm đó thì Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán giảm thu năm ngân sách, theo từng cấp ngân sách, đúng mục lục ngân sách nhà nước của các khoản đã thu.
Trường hợp hoàn trả thuế TNCN bằng hình thức giảm thu ngân sách nhà nước, nhưng tổng số thu thuế TNCN trên địa bàn tại thời điểm hoàn trả không đủ để hoàn thuế, thì Kho bạc nhà nước hạch toán chi ngân sách để hoàn trả phần chênh lệch (như trường hợp hoàn trả khoản thu đã quyết toán vào niên độ năm trước).
- Hoàn trả các khoản thu sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách thì Kho bạc nhà nước hạch toán chi ngân sách năm hiện hành của từng cấp ngân sách, theo số tiền tương ứng với tỷ lệ phân chia khoản thu cho từng cấp ngân sách trước đó.
3. Luân chuyển chứng từ
Cơ quan thuế căn cứ phương thức hoàn trả, thanh toán (trả bằng tiền mặt, trả vào tài khoản của người nộp thuế tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng, hoàn trả tại Kho bạc Nhà nước khác địa bàn,...) để lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN đủ số liên cho các đối tượng liên quan. Cụ thể:
- Người nộp thuế được hoàn trả nhận được 01 (một) liên;
- Cơ quan thuế nơi ban hành quyết định hoàn trả nhận được 01 (một) liên do Kho bạc nhà nước gửi lại, sau khi đã xác nhận hạch toán hoàn trả;
- Kho bạc Nhà nước lưu 01 (một) liên làm căn cứ hạch toán hoàn trả;
- Trường hợp trả vào tài khoản tại ngân hàng thì ngân hàng được nhận 01 (một) liên để làm căn cứ hạch toán và lưu.
4. Cơ quan thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước để thực hiện hạch toán khoản hoàn trả, bù trừ các khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định để theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Chương VIII
KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ, QUẢN LÝ RỦI RO
Mục 1. KIỂM TRA THUẾ
Điều 60. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
1. Kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế
Trường hợp phát hiện trong hồ sơ khai thuế chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
2. Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế
a) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời gian giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế nhận được thông báo của cơ quan thuế hoặc hồi báo (nếu gửi qua đường bưu điện). Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.
Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì phải lập Biên bản làm việc theo mẫu số 02/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan thuế và chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu được lưu cùng với hồ sơ khai thuế.
c) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung. Thời hạn khai bổ sung là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo yêu cầu khai bổ sung.
d) Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho người nộp thuế biết theo mẫu 01/AĐTH ban hành kèm theo Thông tư này; hoặc ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nếu không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
Điều 61. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
1. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Điều 60 Thông tư này.
2. Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế căn cứ trên cơ sở dữ liệu được hướng dẫn tại Điều 70 Thông tư này để xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế về khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế đã hoàn, hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, hoặc có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.
Khi xác định người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
3. Kiểm tra đối với các trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.
Căn cứ phân loại hồ sơ kiểm tra trước khi hoàn thuế quy định tại khoản 2, Điều 41 và kiểm tra sau hoàn thuế tại khoản 4, Điều 41 Nghị định số 83/2013//NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
4. Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề: Hàng năm, cơ quan thuế căn cứ nguồn nhân lực của hoạt động kiểm tra, số lượng người nộp thuế đang hoạt động và tình hình thực tế trên địa bàn quản lý để xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra. Việc hướng dẫn xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định.
5. Kiểm tra đối với các đối tượng chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền được áp dụng linh hoạt các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điều này.
6. Phạm vi và tần suất kiểm tra
Kiểm tra đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 và khoản 4 Điều này được thực hiện kiểm tra tối đa 1 lần trong 1 năm với phạm vi kiểm tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về thuế hoặc kiểm tra theo từng dấu hiệu rủi ro về thuế của người nộp thuế; đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được kiểm tra theo nội dung cụ thể.
7. Xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra
- Trường hợp kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra của cơ quan thuế cấp dưới nếu có sự trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thuế của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, cơ quan thuế cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của các cơ quan cấp trên;
- Trường hợp kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra có sự trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch thanh tra, kiểm tra về thuế của Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, cơ quan thanh tra địa phương thì Cục trưởng Cục Thuế phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính để xử lý, báo cáo Tổng cục trưởng xem xét quyết định khi cần thiết.
Điều 62. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
1. Ban hành quyết định kiểm tra thuế
a) Thủ trưởng Cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra thuế đối với trường hợp hướng dẫn tại Điều 61 Thông tư này. Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế.
Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan thuế ban hành theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế không quá 05 (năm) ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 01 (một) ngày trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra theo quy định, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra để trình Thủ trưởng Cơ quan thuế gia hạn thời gian kiểm tra. Quyết định kiểm tra chỉ được gia hạn 01 (một) lần, dưới hình thức Quyết định theo mẫu số 18/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian gia hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc thực tế.
b) Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
c) Đối với trường hợp kiểm tra theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định kiểm tra thuế hoặc trước thời điểm công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được với cơ quan thuế số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt phải nộp theo xác định của cơ quan thuế, thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 19/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành quyết định kiểm tra nhưng người nộp thuế đã bỏ địa điểm kinh doanh, hoặc người đại diện theo pháp luật vắng mặt trong thời gian dài bởi lý do bất khả kháng, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang điều tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 19/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định. Khi bắt đầu kiểm tra thuế, trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra thuế, lập Biên bản công bố theo mẫu số 05/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và giải thích nội dung Quyết định kiểm tra để người nộp thuế hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyết định kiểm tra.
3. Trường hợp khi nhận được Quyết định kiểm tra, người nộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra.
4. Trong thời gian kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế phát sinh trường hợp bất khả kháng phải tạm dừng kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra nêu rõ lý do tạm dừng, thời hạn tạm dừng để trình người ban hành quyết định ra thông báo về việc tạm dừng kiểm tra. Thời gian tạm dừng không tính trong thời hạn kiểm tra.
5. Trường hợp người nộp thuế không chấp hành quyết định kiểm tra thuế quá thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc từ chối trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 (sáu) giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
6. Biên bản kiểm tra thuế
Biên bản kiểm tra thuế phải được lập theo mẫu số 04/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và được ký trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
Biên bản kiểm tra gồm các nội dung chính sau:
- Các căn cứ pháp lý để lập biên bản.
- Kết luận về từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, xác định hành vi vi phạm, mức độ vi phạm; xử lý vi phạm theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý không thuộc thẩm quyền của Đoàn kiểm tra.
Biên bản kiểm tra phải được công bố công khai trước Đoàn kiểm tra và người nộp thuế được kiểm tra. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (bao gồm cả dấu giáp lai và dấu cuối biên bản), nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng.
Trường hợp còn vướng mắc về cơ chế chính sách phải xin ý kiến cấp trên thì ghi nhận tại biên bản. Khi có văn bản trả lời của cấp trên thì đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra chịu trách nhiệm lập phụ lục biên bản với người nộp thuế để xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi kết thúc kiểm tra, trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản kiểm tra thuế thì chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra trình người ban hành quyết định kiểm tra ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời thông báo yêu cầu người nộp thuế ký biên bản kiểm tra. Nếu người nộp thuế vẫn không ký biên bản kiểm tra thì trong thời hạn tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý truy thu thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế theo nội dung biên bản kiểm tra và dữ liệu, số liệu đã thu thập được trong quá trình kiểm tra.
7. Xử lý kết quả kiểm tra thuế
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra với người nộp thuế, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra để trình người ban hành Quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra. Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không quá 7 (bẩy) ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản (Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản kiểm tra), Thủ trưởng cơ quan thuế phải ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế theo mẫu số 20/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến không phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Kết luận kiểm tra.
- Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 7 (bẩy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra (trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra), đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng cơ quan thuế để ban hành quyết định xử lý sau kiểm tra, hoặc chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật.
Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
1. Quyền của người nộp thuế
a) Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế;
c) Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
d) Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
đ) Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.
2. Nghĩa vụ của người nộp thuế
a) Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu (trường hợp người nộp thuế sử dụng phần mềm kế toán thì cung cấp cả file mềm) liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
d) Chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.
Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức thuế trong việc kiểm tra thuế
1. Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời gian ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Áp dụng biện pháp tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 90 của Luật Quản lý thuế;
c) Gia hạn kiểm tra tạm dừng kiểm tra, hoãn thời gian kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
d) Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của công chức thuế.
2. Công chức thuế khi thực hiện kiểm tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Lập biên bản xác nhận số liệu, Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.
Mục 2. THANH TRA THUẾ
Điều 65. Thanh tra tại trụ sở người nộp thuế
Các trường hợp thanh tra tại trụ sở người nộp thuế:
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá; hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Kế hoạch thanh tra hàng năm
a) Kế hoạch thanh tra hàng năm được lập trên cơ sở yêu cầu quản lý của ngành thuế; căn cứ hướng dẫn, định hướng của Bộ Tài chính và việc đánh giá, phân tích thông tin, xác định rủi ro của người nộp thuế.
b) Kế hoạch thanh tra hàng năm khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm các tài liệu: thuyết minh căn cứ lập kế hoạch; danh mục người nộp thuế được thanh tra và dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra.
c) Danh mục người nộp thuế được thanh tra bao gồm:
- Tên, mã số thuế người nộp thuế;
- Chuyên đề thanh tra (nếu có)
- Trường hợp cần thiết ghi rõ: kỳ thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian thực hiện.
3. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm
Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính và yêu cầu công tác quản lý thuế, Tổng cục Thuế hướng dẫn kế hoạch thanh tra ngành thuế trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
Tổng cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
Cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Tổng cục Thuế chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt kế hoạch thanh tra của Cục Thuế chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Chi cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Cục Thuế chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm.
Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hàng năm.
4. Điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm
a) Kế hoạch thanh tra hàng năm đã phê duyệt được điều chỉnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hoặc Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên:
Căn cứ chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên, cơ quan thuế cấp dưới dự thảo nội dung điều chỉnh kế hoạch thanh tra và gửi đến người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra xem xét phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra.
- Đề xuất của Thủ trưởng cơ quan thuế được giao nhiệm vụ kế hoạch thanh tra:
Căn cứ nhiệm vụ của đơn vị, yêu cầu quản lý, trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thanh tra đề xuất điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao, trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra xem xét.
b) Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Cục Thuế.
- Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế.
c) Nội dung, thủ tục trình phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra như nội dung, thủ tục phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm, trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh.
Hàng năm, trước ngày 30 tháng 9, các Cục Thuế, Chi cục Thuế xem xét việc thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm (nếu có) trước ngày 5 tháng 10 hàng năm.
5. Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên.
Trường hợp cơ quan thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính có kế hoạch thanh tra về thuế trùng với kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế thì ưu tiên kế hoạch thanh tra thuế của cơ quan thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra của các đơn vị cấp dưới thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các đơn vị liên quan trong ngành xử lý chồng chéo phát sinh; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết.
6. Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm.
Kế hoạch thanh tra hàng năm phải được thông báo cho người nộp thuế và cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra.
Trường hợp có điều chỉnh kế hoạch thanh tra, hoặc thay đổi kế hoạch thanh tra do trùng với kế hoạch cấp trên thì thông báo lại cho người nộp thuế.
7. Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành quyết định thanh tra nhưng người nộp thuế đã bỏ địa điểm kinh doanh, hoặc người đại diện vắng mặt trong thời gian dài bởi lý do bất khả kháng, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang điều tra thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định thanh tra thuế theo mẫu số 19/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 66. Trình tự, thủ tục thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Ban hành quyết định thanh tra thuế.
a) Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Căn cứ ban hành quyết định thanh tra:
- Kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt;
- Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Yêu cầu của việc giải quyết hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế.
- Yêu cầu của việc quyết toán thuế cho các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa doanh nghiệp.
c) Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây:
- Căn cứ pháp lý để thanh tra;
- Người nộp thuế được thanh tra (trường hợp người nộp thuế có các đơn vị thành viên thì nội dung Quyết định thanh tra phải ghi cụ thể danh sách đơn vị thành viên được thanh tra theo Quyết định);
- Nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời hạn tiến hành thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng Đoàn thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi ban hành quyết định thanh tra.
d) Thời hạn thanh tra thuế do Tổng cục Thuế tiến hành không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 (bẩy mươi) ngày làm việc; do Thanh tra Cục thuế, Chi cục Thuế tiến hành không quá 30 (ba mười) ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc.
Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất 05(năm) ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn thanh tra theo quyết định, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình người ban hành Quyết định thanh tra để gia hạn thanh tra. Quyết định gia hạn thời gian thanh tra chỉ được gia hạn một lần, dưới hình thức Quyết định. Thời gian của quyết định thanh tra và quyết định gia hạn thanh tra không quá thời hạn quy định có thể kéo dài cho một cuộc thanh tra phức tạp.
2. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu
Đoàn thanh tra được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu hoặc giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra trước khi tiến hành thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.
3. Trường hợp khi nhận được Quyết định thanh tra, người nộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành thanh tra thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian thanh tra, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian thanh tra.
4. Tiến hành thanh tra
a) Công bố Quyết định thanh tra
Chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ban hành quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với người nộp thuế được thanh tra.
Trước khi công bố Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo việc công bố quyết định thanh tra với người nộp thuế được thanh tra. Trường hợp cần thiết, bộ phận thanh tra thông báo bằng văn bản đến người nộp thuế được thanh tra về thời gian, thành phần tham dự. Khi công bố Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải: giải thích về nội dung quyết định thanh tra để người nộp thuế được thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm chấp hành Quyết định thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa Đoàn thanh tra với người nộp thuế được thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động thanh tra.
Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập biên bản theo mẫu số 05/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Thực hiện thanh tra
- Khi bắt đầu tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra như hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, tình trạng đăng ký sử dụng hóa đơn, hồ sơ, báo cáo hóa đơn, sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế... Người nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu (trường hợp người nộp thuế có sử dụng phần mềm kế toán thì cung cấp cả file mềm) liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của Đoàn thanh tra. Đối với những thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, người nộp thuế có quyền từ chối cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi tiếp nhận các tài liệu do người nộp thuế cung cấp, Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu. Trường hợp có căn cứ xác định người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế, Trưởng đoàn thanh tra thực hiện niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu có liên quan tới nội dung thanh tra. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc hủy bỏ niêm phong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Trong quá trình thực hiện Quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra thực hiện việc đối chiếu thông tin trong hồ sơ khai thuế với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản của người nộp thuế trong phạm vi nội dung của Quyết định thanh tra thuế để phát hiện, làm rõ các vấn đề, các sự việc và kết luận chính xác, trung thực, khách quan về nội dung thanh tra.
- Đối với những sự việc, tài liệu phản ánh chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, Đoàn thanh tra chuẩn bị chi tiết nội dung yêu cầu người nộp thuế giải trình bằng văn bản. Trường hợp giải trình bằng văn bản của người nộp thuế chưa rõ, Đoàn thanh tra tổ chức đối thoại, chất vấn người nộp thuế để làm rõ nội dung và trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Cuộc đối thoại, chất vấn phải được lập biên bản có chữ ký xác nhận của các bên và được ghi âm trong trường hợp cần thiết.
- Trường hợp cần thiết phải giám định tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ban hành quyết định thanh tra quyết định trưng cầu giám định về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra. Đoàn thanh tra lập biên bản thu giữ tài liệu ghi rõ tình trạng của tài liệu đó (kể cả hiện vật nếu có) để chuyển cơ quan giám định.
- Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến tổ chức, cá nhân khác, hoặc dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế có tính chất phức tạp thì cơ quan thuế có quyền áp dụng các biện pháp trong thanh tra theo quy định tại Điều 89, Điều 90, Điều 91 của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Điều 69 Thông tư này.
- Trong thời gian thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp phát hiện những vấn đề vượt quá thẩm quyền cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định; lập biên bản xác nhận tình hình và số liệu qua thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kiến nghị của thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
- Đoàn thanh tra thực hiện lập hồ sơ thanh tra làm tài liệu để lập Biên bản thanh tra.
c) Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra:
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra chậm nhất là 10 (mười) ngày 1 lần (theo mẫu số 21/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này) kể từ khi tiến hành thanh tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc theo yêu cầu đột xuất của người ra quyết định thanh tra.
- Tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải được báo cáo bằng văn bản, gồm các nội dung: Nội dung đã triển khai; Các nội dung đã hoàn thành; Các nội dung đang tiến hành; Các nội dung thực hiện trong thời gian tới; Vướng mắc, kiến nghị, đề xuất (nếu có).
d) Trong thời gian thanh tra tại trụ sở người nộp thuế phát sinh trường hợp bất khả kháng phải tạm dừng thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra nêu rõ lý do tạm dừng, thời hạn tạm dừng để trình người ban hành quyết định ra thông báo về việc tạm dừng thanh tra. Thời gian tạm dừng không tính trong thời hạn thanh tra.
đ) Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện vi phạm không thuộc phạm vi thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình người ban hành quyết định bổ sung nội dung thanh tra.
e) Trong trường hợp người nộp thuế không chấp hành quyết định thanh tra thuế quá thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc từ chối trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 (sáu) giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
g) Lập biên bản thanh tra thuế:
Biên bản thanh tra thuế phải được lập theo mẫu số 04/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
Biên bản thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây:
- Các căn cứ pháp lý để lập biên bản.
- Kết luận về từng nội dung đã tiến hành thanh tra, xác định hành vi vi phạm, mức độ vi phạm; xử lý vi phạm theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý không thuộc thẩm quyền của Đoàn thanh tra.
Biên bản thanh tra phải được công bố công khai trước Đoàn thanh tra và người nộp thuế được thanh tra. Biên bản thanh tra phải được Trưởng đoàn thành tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (bao gồm cả dấu giáp lai và dấu cuối biên bản) nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng.
Người nộp thuế được quyền nhận Biên bản thanh tra thuế, yêu cầu giải thích nội dung Biên bản thanh tra thuế và bảo lưu ý kiến trong Biên bản thanh tra thuế.
Trường hợp còn vướng mắc về cơ chế chính sách phải xin ý kiến cấp trên thì ghi nhận tại biên bản; khi có văn bản trả lời của cấp trên thì đoàn thanh tra hoặc bộ phận thanh tra chịu trách nhiệm lập phụ lục biên bản với người nộp thuế để xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi kết thúc thanh tra, trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản thanh tra thuế thì chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra trình người ban hành Quyết định thanh tra ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, đồng thời thông báo yêu cầu người nộp thuế ký biên bản thanh tra. Nếu người nộp thuế vẫn không ký biên bản thanh tra thì trong thời hạn tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai biên bản thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý truy thu thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế và kết luận thanh tra thuế theo nội dung biên bản thanh tra.
5. Báo cáo kết quả thanh tra
a) Chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra với lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình người ban hành Quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
b) Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
- Kết quả cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
- Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
- Các quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm và kiến nghị biện pháp xử lý.
6. Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính
a) Thủ trưởng cơ quan thuế đã ban hành Quyết định thanh tra thuế phải có văn bản Kết luận thanh tra thuế theo mẫu số 06/KTTT và Quyết định xử lý vi phạm về thuế theo mẫu số 20/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này;
Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ban hành văn bản kết luận thanh tra; trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b) Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây:
- Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của người nộp thuế được thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
- Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
c) Trong quá trình ban hành văn bản Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thuế đã ban hành Quyết định thanh tra thuế có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu người nộp thuế giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ban hành Kết luận thanh tra thuế và Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra.
d) Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra: phải được gửi cho người nộp thuế được thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người nộp thuế được thanh tra (nếu có). Việc gửi kết luận thanh tra trong nội bộ ngành thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 19/2013/TT-BTC ngày 20/2/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Tài chính.
đ) Công khai kết luận thanh tra phải được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thanh tra.
e) Cơ quan Thuế có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của người nộp thuế được thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
7. Trường hợp qua thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì đoàn thanh tra lập biên bản tạm dừng thanh tra tại đơn vị và có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình người ban hành quyết định thanh tra chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.
Điều 67. Thanh tra lại các kết luận thanh tra thuế
1. Thẩm quyền thanh tra lại các vụ việc đã được kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong ngành Thuế như sau:
a) Chánh Thanh tra Bộ Tài chính quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Thuế kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
c) Cục trưởng Cục Thuế quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chi cục trưởng Chi cục Thuế kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 66 Thông tư này. Chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và người nộp thuế được thanh tra lại.
3. Căn cứ thanh tra lại được quy định như sau:
- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.
- Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra.
- Người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của người nộp thuế chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
4. Trình tự thủ tục, nhiệm vụ quyền hạn thanh tra lại như quy định chung về thanh tra.
5. Thời hiệu thanh tra lại là 01 (một) năm, kể từ ngày ký kết luận thanh tra.
6. Kết luận thanh tra lại của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ. Kết luận thanh tra lại của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính. Kết luận thanh tra lại của Cục trưởng Cục Thuế gửi đến Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.
Điều 68. Hồ sơ thanh tra
Hồ sơ thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành gồm có: Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra; báo cáo, giải trình của người nộp thuế được thanh tra (nếu có); báo cáo kết quả thanh tra; Kết luận thanh tra; Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);
Trưởng đoàn có trách nhiệm lập danh mục hồ sơ và bàn giao hồ sơ thanh tra cho bộ phận lưu trữ hồ sơ thanh tra
Điều 69. Thủ tục áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế hoặc gây trở ngại cho việc thanh tra
1. Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
Thủ trưởng cơ quan thuế có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp.
a) Cung cấp thông tin bằng văn bản:
- Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin được lập theo mẫu số 07/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và phải được gửi trực tiếp đến tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin.
- Thời điểm để tính thời hạn cung cấp thông tin là thời điểm giao văn bản yêu cầu cung cấp thông tin cho người có trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc cho người thứ ba có trách nhiệm chuyển văn bản đến người có trách nhiệm cung cấp thông tin.
- Văn bản cung cấp thông tin phải bảo đảm định danh được người có trách nhiệm cung cấp thông tin. Trường hợp người cung cấp thông tin là đại diện của tổ chức nộp thuế thì văn bản phải có chữ ký, họ tên, chức danh của người cung cấp thông tin và đóng dấu của tổ chức. Trường hợp người cung cấp thông tin là cá nhân thì văn bản phải có chữ ký, họ tên, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thông tin tương đương khác của người cung cấp thông tin.
- Cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp thông tin trong thời hạn cơ quan thuế yêu cầu; trường hợp không thể cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
b) Cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp:
- Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp được lập theo mẫu số 08/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và phải có các nội dung chủ yếu sau: Tên tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, nội dung thông tin cần cung cấp, tài liệu cần mang theo, thời gian, địa điểm có mặt.
- Công chức thanh tra chuyên ngành Thuế được giao nhiệm vụ thu thập thông tin phải xuất trình thẻ công chức thanh tra chuyên ngành Thuế khi thu thập thông tin.
- Địa điểm thu thập thông tin là trụ sở cơ quan thuế .
- Khi thu thập thông tin, Công chức thanh tra chuyên ngành Thuế phải lập biên bản mẫu số 09/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó có các nội dung chính sau đây:
+ Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, nội dung hỏi và trả lời, tài liệu cung cấp, việc ghi âm, ghi hình, chữ ký của người cung cấp thông tin và chữ ký của công chức thanh tra chuyên ngành thuế thực hiện khai thác thông tin.
+ Người cung cấp thông tin được đọc hoặc nghe nội dung biên bản, ghi ý kiến trong biên bản.
+ Người cung cấp thông tin được giữ một biên bản cung cấp thông tin.
- Người có trách nhiệm cung cấp thông tin được cơ quan thuế chi trả chi phí đi lại, ăn ở theo chế độ quy định.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm giữ bí mật về người cung cấp thông tin, văn bản, tài liệu, bút tích, chứng cứ thu thập được từ người cung cấp thông tin.
2. Tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép
a) Thủ trưởng cơ quan thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
b) Việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế được áp dụng khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
c) Trong quá trình thanh tra thuế, nếu phát hiện việc sử dụng trái pháp luật các khoản tiền, đồ vật, giấy phép mà xét thấy cần phải ngăn chặn ngay hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ban hành quyết định thanh tra ban hành quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép.
Quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép phải được lập theo mẫu số 10/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và thể hiện các nội dung chính sau: tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ, thời gian tạm giữ, cách thức tạm giữ (niêm phong tại chỗ, đưa đến nơi tạm giữ khác), trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ, nghĩa vụ của đối tượng có tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ. Đối với đồ vật, giấy phép xét thấy cần giao cho cơ quan chức năng giữ thì yêu cầu cơ quan đó thực hiện.
d) Khi tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, Đoàn thanh tra phải lập Biên bản tạm giữ theo mẫu số 11/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản tạm giữ phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại của tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ; chữ ký của người thực hiện tạm giữ, người đang quản lý tiền, đồ vật, giấy phép vi phạm. Đoàn thanh tra có trách nhiệm bảo quản tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tiền, đồ vật, giấy phép bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng.
Trong trường hợp tiền, đồ vật, giấy phép cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt người có tiền, đồ vật, giấy phép; nếu người có tiền, đồ vật, giấy phép vắng mặt thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền cấp xã, người chứng kiến.
đ) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ, người ban hành quyết định tạm giữ phải ban hành Quyết định xử lý tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ theo mẫu số 12/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này, xử lý những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tiền, đồ vật, giấy phép. Thời hạn tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép phải do người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ quyết định. Việc trả lại tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ cho người có tiền, đồ vật, giấy phép phải được lập thành biên bản ghi nhận giữa các bên theo mẫu số 13/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Cơ quan thuế phải giao một bản Quyết định tạm giữ, Biên bản tạm giữ, Quyết định xử lý tiền, đồ vật, giấy phép, biên bản trả tiền, đồ vật, giấy phép cho tổ chức, cá nhân có tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ.
g) Trường hợp tiền, đồ vật, giấy phép bị mất, đánh tráo, hư hỏng hoặc trả quá thời hạn, gây thiệt hại cho người có thì cơ quan thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
h) Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.
3. Niêm phong tài liệu
a) Trong quá trình thanh tra, khi xét thấy cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra.
Quyết định niêm phong tài liệu phải được lập theo mẫu số 14/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và thể hiện các nội dung chính sau: tài liệu cần niêm phong, thời hạn niêm phong, nghĩa vụ của người nộp thuế. Trường hợp cần thiết thì lập biên bản về danh mục tài liệu niêm phong, biên bản phải có chữ ký của đối tượng thanh tra và đại diện Đoàn thanh tra.
b) Việc niêm phong tài liệu phải lập thành biên bản theo mẫu số 15/KTTT có chữ ký của người nộp thuế và trưởng đoàn thanh tra.
c) Thời hạn niêm phong tài liệu không được dài hơn thời gian thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra. Việc khai thác tài liệu niêm phong phải được sự đồng ý của Trưởng đoàn thanh tra.
d) Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp niêm phong thì người ra quyết định niêm phong phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.
4. Kiểm kê tài sản
a) Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện giữa sổ sách, chứng từ với thực tế có chênh lệch, bất hợp lý hoặc có dấu hiệu chiếm dụng, chiếm đoạt, có hành vi chiếm dụng, chiếm đoạt tài sản thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra quyết định kiểm kê tài sản.
Quyết định kiểm kê tài sản phải được lập theo mẫu số 16/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và thể hiện các nội dung chính sau: tài sản kiểm kê, thời gian, địa điểm tiến hành, trách nhiệm của những người tiến hành, nghĩa vụ của đối tượng có tài sản kiểm kê.
b) Việc kiểm kê tài sản phải lập thành biên bản theo mẫu số 17/KTTT có chữ ký của người nộp thuế được thanh tra và trưởng đoàn thanh tra.
c) Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp kiểm kê tài sản thì người ra quyết định kiểm kê phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.
d) Đối với tài sản xét thấy cần giao cho cơ quan chức năng tạm giữ thì yêu cầu cơ quan đó thực hiện việc tạm giữ.
đ). Đối với tài sản riêng của cá nhân thì việc kiểm kê tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mục 3. QUẢN LÝ RỦI RO VỀ THUẾ
Điều 70. Áp dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế
1. Thu thập thông tin người nộp thuế phục vụ cho việc quản lý rủi ro về thuế, bao gồm:
a) Thông tin về hồ sơ pháp lý của người nộp thuế.
b) Thông tin về các hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế.
c) Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc kê khai thuế, nộp tiền thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, thanh tra, kiểm tra thuế.
d) Thông tin từ các đơn vị thuộc, trực thuộc các Bộ, Ban, Ngành.
đ) Thông tin từ bên thứ ba có liên quan như Hiệp hội ngành nghề kinh doanh, các đối tác kinh doanh của người nộp thuế.
e) Thông tin từ đơn thư tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
g) Thông tin thu thập ở nước ngoài quy định tại khoản 1, Điều 46, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
h). Thông tin khác (bao gồm cả thông tin được phép mua theo quy định của pháp luật).
2. Xây dựng bộ tiêu chí phục vụ quản lý rủi ro.
a) Tổng cục Thuế căn cứ tình hình thực tế để xây dựng các bộ tiêu chí quản lý rủi ro phù hợp với các nghiệp vụ quản lý thuế trong từng thời kỳ.
b) Bộ tiêu chí quản lý rủi ro phải phù hợp với các quy định của pháp luật thuế, các chính sách quản lý nhà nước.
c) Tổng cục Thuế trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro.
3. Cơ quan thuế xây dựng và phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo tự động đánh giá rủi ro của người nộp thuế theo mức độ tuân thủ pháp luật về thuế được khách quan, minh bạch và hiệu quả.
4. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm căn cứ quy định về quản lý rủi ro đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế để thực hiện hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ trong quản lý thuế và lựa chọn đối tượng đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế.
Chương IX
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN VỀ THUẾ
Điều 71. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, khởi kiện
1. Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính sau của cơ quan thuế:
a) Quyết định ấn định thuế; Thông báo nộp thuế;
b) Quyết định miễn thuế, giảm thuế;
c) Quyết định hoàn thuế;
d) Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;
đ) Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
e) Kết luận thanh tra thuế;
g) Quyết định giải quyết khiếu nại;
h) Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản của cơ quan thuế được ban hành dưới hình thức công văn, thông báo... nhưng chứa đựng nội dung quyết định của cơ quan thuế áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế cũng được coi là quyết định hành chính của cơ quan thuế.
2. Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các hành vi hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Hành vi hành chính được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
3. Cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại tố cáo.
Điều 72. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan thuế các cấp
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế các cấp được thực hiện như sau:
a) Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
b) Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền:
b.1) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
b.2) Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền:
c.1) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
c.2) Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
d) Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền:
d.1) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
d.2) Giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan thuế các cấp được thực hiện như sau:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan thuế nào thì cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.
b) Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan thuế nào thì người đứng đầu cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.
c) Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan thuế nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.
Điều 73. Tiếp người đến khiếu nại, tố cáo
1. Thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm trực tiếp tiếp và tổ chức việc tiếp người đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp người đến khiếu nại, tố cáo.
2. Việc tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân. Cơ quan thuế phải bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiện để người đến khiếu nại, tố cáo trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo được dễ dàng, thuận lợi.
Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân.
3. Thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:
a) Chi cục trưởng Chi cục Thuế mỗi tuần ít nhất một ngày;
b) Cục trưởng Cục Thuế mỗi tháng ít nhất hai ngày;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế mỗi tháng ít nhất một ngày;
d) Ngoài việc tiếp công dân định kỳ, Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải tiếp công dân khi có yêu cầu cấp thiết.
4. Người đứng đầu bộ phận làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tố cáo có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:
a) Ở cấp Chi cục Thuế mỗi tuần ít nhất ba ngày;
b) Ở cấp Cục Thuế mỗi tuần ít nhất hai ngày;
c) Ở cấp Tổng cục mỗi tháng ít nhất bốn ngày.
Điều 74. Xử lý số thuế nộp thừa, số thuế nộp thiếu sau khi có quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền
1. Cơ quan thuế phải hoàn trả tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng và trả tiền lãi tính trên số tiền nộp thừa của tiền thuế, tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Tiền lãi được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố.
Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp số thuế phải nộp xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại cao hơn so với số thuế phải nộp xác định tại quyết định hành chính bị khiếu nại thì người nộp thuế phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
Chương X
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 75. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/12/2013 và thay thế Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
Các nội dung về quản lý thuế quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.
Hồ sơ khai thuế quy định tại Thông tư này bắt đầu áp dụng cho tất cả các kỳ tính thuế từ ngày 01/01/2014.
2. Đối với hoạt động dầu khí, các nội dung không được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
3. Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong kỳ tính thuế nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đó, trường hợp trước ngày 01/01/2014 cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung vào kỳ tính thuế tương ứng theo thời hạn được kê khai bổ sung theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Ví dụ 50: Doanh nghiệp A kể từ ngày 1/7/2013 được thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Tháng 11/2013, doanh nghiệp A phát hiện kê khai còn sót một hóa đơn GTGT đầu vào phát sinh tháng 5/2013 thì doanh nghiệp A được kê khai khấu trừ bổ sung vào kỳ khai thuế quý IV năm 2013.
4. Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 76. Trách nhiệm thi hành
1. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế thực hiện theo nội dung Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân, người nộp thuế thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện đầy đủ các hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính; Website Tổng cục Thuế;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCT (VT, CS).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Mẫu số: 08-MST

(Ban hành kèm theo Thông tư số156./2013/TT-BTC  ngày 06/11/2013 của  Bộ Tài chính)

 

 

TỜ KHAI

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ
 

Tên đơn vị/cá nhân:

Mã số thuế:

Địa chỉ trụ sở chính:

Đơn vị đăng ký thay đổi các chỉ tiêu đăng ký thuế như sau:


 

Chỉ tiêu

 (1)

Thông tin đăng ký cũ

(2)

Thông tin đăng ký mới

(3)

I. Điều chỉnh thông tin

Các chỉ tiêu trên Tờ khai đăng ký thuế:

1. Tên chính thức
2. Địa chỉ trụ sở
3. Địa chỉ nhận thông báo thuế
4. Quyết định thành lập
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
6. Đăng ký xuất nhập khẩu
7. Ngành nghề kinh doanh chính
8. Vốn điều lệ
9. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh
10. Loại hình kinh tế
11. Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh
12. Năm tài chính
13. Thông tin về đơn vị chủ quản (cơ quan cấp trên trực tiếp)
14. Thông tin về người đại diện theo pháp luật
15. Các loại thuế phải nộp
16. Thông tin về các đơn vị có liên quan
17. Thông tin khác: Ghi rõ họ và tên, và số điện thoại liên lạc của Tổng giám đốc, Giám đốc,... và kế toán trưởng của doanh nghiệp.
18. Tình trạng trước khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp (nếu có)

............

Ví dụ:

- Chỉ tiêu 3: Địa chỉ nhận Thông báo thuế

 

 

II. Bổ sung thông tin tài khoản của người nộp thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

124 Lò Đúc-Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

235 Nguyễn Thái Học - Hà Nội

 

Số tài khoản:

01011122334455

Mở tại:............

 

 

 

 

Đơn vị/cá nhân cam đoan những thông tin kê khai trên là hoàn toàn chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã khai./.

Phần dành cho cơ quan thuế ghi: Chương ...     Khoản  ...   

 

......, ngày ....... tháng ..... năm .........

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

 

 

Hướng dẫn:

            - Cột (1): chỉ tiêu trên mỗi tờ khai đăng ký thuế

            - Cột (2): ghi lại nội dung thông tin đã kê khai trong lần đăng ký thuế gần nhất

            - Cột (3): ghi chính xác chỉ tiêu muốn thay đổi

nhayMẫu Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (mẫu số 01/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được thay thế bởi Mẫu Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (mẫu số 01/GTGT) Thông tư 119/2014/TT-BTC theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1nhay

Mẫu số: 01-1/GTGT

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

  6/11 /2013 của Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA

(Kèm theo tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT)

[01] Kỳ tính thuế: tháng.......năm ...... hoặc quý.....năm....

 

[02] Tên người nộp thuế:........................................................................................      

    [03] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[04] Tên đại lý thuế (nếu có):……………………………………...........................

    [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT

Hoá đơn, chứng từ bán ra

Tên người mua

Mã số thuế người mua

Mặt hàng

Doanh số bán chưa có thuế GTGT

Thuế GTGT

Ghi chú

Ký hiệu mẫu hoá đơn

Ký hiệu hóa đơn

Số hoá đơn

Ngày, tháng, năm phát hành

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

1. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

2. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0% (*):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

3. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

4. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

5. Hàng hóa, dịch vụ không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra (**):                                   …………………                     

Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT (***):      ............................

Tổng thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra (****):                      ............................

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những  số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:.......

..., ngày …....tháng …....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

 

__________________________

Ghi chú:

(*) Trường hợp phát sinh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0% thì lập gửi kèm theo Bảng kê hàng hóa, dich vụ được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%- mẫu số 01-3/GTGT

(**) Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra là tổng cộng số liệu tại cột 8 của dòng tổng của các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4.

(***) Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT là tổng cộng số liệu tại cột 9 của  dòng tổng của các chỉ tiêu 2, 3, 4.

(****) Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra là tổng cộng số liệu tại cột 10 của  dòng tổng của các chỉ tiêu 2, 3, 4.

nhayMẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được thay thế bởi Mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT) Thông tư số 119/2014/TT-BTC theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 1
nhay

Mẫu số: 01 -2/GTGT

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156 /2013/TT-BTC ngày

  6/11/2013 của Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ CỦA HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO

(Kèm theo tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT)

[01] Kỳ tính thuế: tháng..... năm .... hoặc quý....năm....

[02] Tên người nộp thuế:..........................................................................................      

    [03] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[04] Tên đại lý thuế (nếu có):……………………………………...........................

    [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam         

 

 

STT

Hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế

 

Tên người bán

 

Mã số

thuế người bán

Mặt hàng

Giá trị HHDV

mua vào chưa có thuế

Thuế suất (%)

Thuế GTGT

Ghi chú hoặc thời hạn thanh toán trả chậm

Ký hiệu mẫu hóa đơn

Ký hiệu hóa đơn

Số hóa đơn

Ngày tháng, năm phát hành

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1. Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

2. Hàng hoá, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

3. Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

4. Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế (*):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

5. Hàng hóa, dịch vụ không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào(**):                                   .......................

Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào(***):             ........................

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những  số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:.......

..., ngày …....tháng …....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

Ghi chú:

(*) Tổng hợp theo từng dự án đầu tư thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT.

(**) Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ mua vào  là tổng cộng số liệu tại cột 9 của dòng tổng của các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4

(***) Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ  mua vào là tổng cộng số liệu tại cột 11 của dòng tổng của các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4

  • GTGT: giá trị gia tăng.
  •  SXKD: sản xuất kinh doanh.
  • HHDV: hàng hóa dịch vụ.
nhay Mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được thay thế bởi Mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT) Thông tư 119/2014/TT-BTC theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 1
nhay

Mẫu số: 03/GTGT

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM             

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRI GIA TĂNG

(Dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý)

[01] Kỳ tính thuế: Tháng...... năm …... hoặc quý.....năm....

 

 

[02] Lần đầu: 

 

[03] Bổ sung lần thứ      ]

      [04] Tên người nộp thuế:……………………………………......................................

 

                 [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       [06] Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

       [07] Quận/huyện: ............................... [08] Tỉnh/thành phố: .........................................

       [09] Điện thoại:…………..[10] Fax:..........................[11] Email: .................................

       [12] Tên đại lý thuế (nếu có):……………………………………..................................

       

                  [13] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


       [14] Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

      [15] Quận/huyện: ................... [16] Tỉnh/thành phố: .....................................................

      [17] Điện thoại: .....................  [18] Fax: .................. [19] Email: .................................

      [20] Hợp đồng đại lý thuế: Số.................................................ngày................................

 

                                                                                      Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Giá trị

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Giá trị gia tăng âm được kết chuyển kỳ trước

[21]

 

2

Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra

[22]

 

3

Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ mua vào  

[23]

 

4

Điều chỉnh tăng giá trị gia tăng âm của các kỳ trước

[24]

 

5

Điều chỉnh giảm giá trị gia tăng âm của các kỳ trước

[25]

 

6

Giá trị gia tăng (GTGT) chịu thuế trong kỳ:

[26]=[22]-[23]-[21]-[24]+[25];

[26]

 

7

Thuế GTGT phải nộp: [27]=[26]x10% 

[27]

 

 

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai ./.  

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:.......

               Ngày .......tháng …....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

nhayMẫu Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý (mẫu số 03/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được thay thế bởi Mẫu Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý (mẫu số 03/GTGT) Thông tư 119/2014/TT-BTC theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 1 nhay

Mẫu số: 04-1/GTGT

(Ban hành kèm theo Thông tư

số    156 /2013/TT-BTC ngày

06/11/2013 của  Bộ Tài chính)

BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA

(Kèm theo tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT)

[01] Kỳ tính thuế: tháng.......năm ...... hoặc quý.....năm....

 

[02] Người nộp thuế:…............…………………....………...……………….....................

                     [03] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

[04] Tên đại lý thuế (nếu có):……………………………………..................................

                     [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT

Hoá đơn, chứng từ bán ra

Tên người mua

Mã số

thuế người mua

Mặt hàng

 

Doanh số

bán

Ghi chú

Ký hiệu mẫu hóa đơn

Ký hiệu hóa đơn

Số hóa đơn

Ngày, tháng, năm phát hành

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc hàng hoá, dịch vụ áp dụng thuế suất 0%:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

2.  Phân phối, cung cấp hàng hóa áp dụng thuế suất  1%:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

3. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu áp dụng thuế suất 5%:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

4. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu áp dụng thuế suất 3%:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

5. Hoạt động kinh doanh khác áp dụng thuế suất  2%:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra (*): ……..

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT (**): ………

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán áp dụng tỷ lệ thuế/doanh thu (***): …….

               

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những  số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:.......

                               Ngày …....tháng …....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

 

Ghi chú:

(*) Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra là tổng cộng số liệu tại cột 9 của dòng tổng của các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 5.

(**) Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT là tổng cộng số liệu tại cột 9 của dòng tổng của chỉ tiêu 1

(***)Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán áp dụng tỷ lệ thuế/doanh thu là tổng cộng số liệu tại cột 9 của dòng tổng của của các chỉ tiêu  2, 3, 4, 5

nhayMẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 04-1/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được thay thế bởi Mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 04-1/GTGT) Thông tư 119/2014/TT-BTC theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 1 nhay

Mẫu số: 02-1/TNDN

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC  ngày

6/11/2013 của  Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

BẢNG KÊ CHI TIẾT CÁC BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN

(Kèm theo tờ khai quý đối với doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động bất động sản)

[01] Kỳ tính thuế: Quý....năm....

[02] Tên người nộp thuế:..........................................................................................      

         [03] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[04] Tên đại lý thuế (nếu có):……………………………………...........................

         [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Tên bên nhận chuyển nhượng

Mã số thuế/CMND (nếu không có mã số thuế)

Địa chỉ

Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản

(số, ngày...)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(CMND: Chứng minh nhân dân)

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những  số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:.......

......, Ngày …....tháng …....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

nhayThay thế các mẫu biểu 02/TNDN, 03/TNDN, 03-5/TNDN, 04/TNDN, 02-1/TĐ-TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC bằng các mẫu biểu mới tương ứng ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 nhay

Mẫu số: 03-6/TNDN

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC  ngày

6/11/2013 của  Bộ Tài chính)

 

PHỤ LỤC

BÁO CÁO TRÍCH, SỬ DỤNG QUỸ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN)

Kỳ tính thuế: từ ………… đến……………

 Tên người nộp thuế :................................................................................................................

         Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Xác định số trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong kỳ tính thuế:

1. Mức trích lập: ………………

2. Số tiền trích lập: ……………….đồng

II. Theo dõi việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ các kỳ tính thuế trước và kỳ này:

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT

Năm trích lập

Mức trích lập trong kỳ tính thuế này

Số tiền trích lập trong kỳ tính thuế này

Số tiền đã sử dụng trong kỳ tính thuế này

Số tiền đã trích lập được chuyển từ các kỳ tính thuế trước

Số tiền đã trích lập được chuyển sang các kỳ tính thuế sau

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)=(6)+(4)–(5)

1

....

 

 

 

 

 

2

....

 

 

 

 

 

……

 …….

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

Tài liệu kèm theo:

- Bản liệt kê các Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Bản liệt kê các Hợp đồng dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ;

- Bản liệt kê các hoạt động khoa học và công nghệ của Quỹ trong kỳ tính thuế.

 

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:

Chứng chỉ hành nghề số:......

           ....., ngày......... tháng........... năm..........

                             NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

 

Mẫu số: 03-7/TNDN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC  ngày
6/11/2013
của  Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

 THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

(Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN )

Kỳ tính thuế: từ……………......đến.....................

               Tên người nộp thuế: ........................................................................

    Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                           

              Tên đại lý thuế (nếu có): ........................................................................

    Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN A. THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN KẾT.                                                                                  

     

STT

Tên bên liên kết

Quốc gia

Mã số thuế

Hình thức liên kết

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

       

A

B

C

D

E

F

G

H

I

J

K

L

M

 
                                   
                                   
                                   
                                   

 

 












PHẦN B. THÔNG TIN XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI GIAO DỊCH LIÊN KẾT

 

                                                                                                                                                                                                                   
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

 

STT

Nội dung

Doanh thu, thu nhập

Chi phí

Lợi nhuận tăng do xác định lại theo giá thị trường

Giá trị ghi nhận theo sổ sách kế toán

Giá trị xác định lại theo giá thị trường

Chênh lệch

Phương pháp xác định giá

Giá trị ghi nhận theo sổ sách kế toán

Giá trị xác định lại theo giá thị trường

Chênh lệch

Phương pháp xác định giá

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(4)-(3)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(8)

(10)

(11) =(5)+(9)

I

Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh

                 

II

Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết

                 

1

Hàng hoá

                 

1.1

Hàng hoá hình thành tài sản cố định

                 

a

Công ty liên kết A

                 

b

Công ty liên kết B

                 
 

                 

1.2

Hàng hoá không hình thành TSCĐ

                 

a

Công ty liên kết A

                 

b

Công ty liên kết B

                 
 

                 

2

Dịch vụ

                 

2.1

Nghiên cứu, phát triển

                 

a

Công ty liên kết A

                 

b

Công ty liên kết B

                 
 

                 

2.2

Quảng cáo, tiếp thị

                 

a

Công ty liên kết A

                 

b

Công ty liên kết B

                 
 

                 

2.3

Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo

                 

a

Công ty liên kết A

                 

b

Công ty liên kết B

                 
 

                 

2.4

Hoạt động tài chính

                 

2.4.1

Tiền bản quyền và các khoản tương tự

                 

A

Công ty liên kết A

                 

B

Công ty liên kết B

                 
 

                 

2.4.2

Lãi vay

                 

A

Công ty liên kết A

                 

B

Công ty liên kết B

                 
 

                 

2.5

Dịch vụ khác

                 

A

Công ty liên kết A

                 

B

Công ty liên kết B

                 
 

                 

Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.

 

 

 

 

 

 

 

........., ngày...... tháng...... năm ...

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Họ và tên:……………

 

 

 

 

 

 

(Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ))

Chứng chỉ hành nghề số....................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đề nghị doanh nghiệp đọc kỹ Hướng dẫn kê khai thông tin về giao dịch liên kết để xác định đủ và chính xác các thông tin ghi vào tờ khai này;


- Những cột chỉ tiêu nào không có thông tin thì bỏ trống.

Mẫu số: 11/KK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Dành cho cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;

thu nhập từ nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản)

 

[01] Kỳ tính thuế: Ngày …. tháng … năm



[02] Lần đầu:                                      [03] Bổ sung lần thứ:

 

A - PHẦN CÁ NHÂN TỰ KÊ KHAI

I. THÔNG TIN NGƯỜI CHUYỂN NHƯỢNG, CHO THỪA KẾ, QUÀ TẶNG

[01] Họ và tên: ………………………………………………………………………………….

        [02] Mã số thuế (nếu có):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[03] Số chứng minh nhân dân (CMND)/hộ chiếu (trường hợp chưa có mã số thuế):………….  

[03a] Ngày cấp……….. [03b] Nơi cấp ..............................................................

[04] Tên tổ chức, cá nhân khai thay (nếu  có):……………………….......................

                        [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[06] Địa chỉ: ……………………..………………………………………………….

[07] Quận/huyện: ................... [08] Tỉnh/Thành phố: ................................................

[09] Điện thoại: .....................  [10] Fax: .......................... [11] Email: ......................

[12] Tên đại lý thuế (nếu  có):……………………….................................................

                         [13] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[14] Địa chỉ: ……………………..………………………………………………….

[15] Quận/huyện: ................... [16] Tỉnh/Thành phố: ................................................

[17] Điện thoại: .....................  [18] Fax: .......................... [19] Email: ......................

[20] Hợp đồng đại lý thuế: Số: .......................................Ngày:..................................

[21] Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà: ……………………………..

       Số ……………… Do cơ quan:…………………. Cấp ngày:………………....

[22] Hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai ký với chủ dự án cấp 1, cấp 2 hoặc Sàn giao dịch của chủ dự án:  ………..……………………………..Số……………… .Ngày:…………………….

[23] Các đồng chủ sở hữu (nếu có):

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Số CMND/Hộ chiếu

Tỷ lệ sở hữu (%)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[24] Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản (nếu là mua bán, đổi): Số:………………………….Nơi lập………………… Ngày lập:.....................................................................................................

Cơ quan chứng thực ……………………Ngày chứng thực: ....................................  

II. THÔNG TIN NGƯỜI NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG, NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG

[25] Họ và tên: ................................................................................................................................

[26] Mã số thuế (nếu có):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[27] Số CMND/Hộ chiếu (trường hợp chưa có mã số thuế):…………………….

[28] Đơn xin chuyển nhượng bất động sản (nếu là nhận thừa kế, nhận quà tặng)

Nơi lập hồ sơ nhận thừa kế, quà tặng............................... Ngày lập:.........................................

Cơ quan chứng thực …………………….Ngày chứng thực: ...............................      

III. LOẠI BẤT ĐỘNG SẢN CHUYỂN NHƯỢNG, NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG

[29] Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất

 

[30] Quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở

 

[31] Quyền thuê đất, thuê mặt nước

 

[32] Bất động sản khác

 

IV. ĐẶC ĐIỂM BẤT ĐỘNG SẢN CHUYỂN NHƯỢNG, NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG

[33] Đất

[33a] Địa chỉ thửa đất, nhà ở: ...........................................................................................

[33b] Vị trí (mặt tiền đường phố hay ngõ, hẻm): ...........................................................

[33c] Loại đất, loại nhà: ....................................................................................................

[33d] Diện tích (m2): .........................................................................................................

[34] Nguồn gốc đất: (Đất được nhà nước giao, cho thuê; Đất nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế, hoặc nhận tặng, cho…): ……………………………………..…….

[35] Giá trị đất thực tế chuyển giao (nếu có): ……………………………….đồng

[36] Nhà và các tài sản gắn liền với đất (gọi chung là nhà)

[36a] Cấp nhà: ....................................................................................................................

[36b] Loại nhà: ...................................................................................................................

[36c] Diện tích nhà (m2 sàn xây dựng): ..........................................................................

[37] Nguồn gốc nhà

Tự xây dựng   

       

[37a] Năm hoàn thành (hoặc năm bắt đầu sử dụng nhà):.….

Chuyển nhượng

 

[37b] Thời điểm làm giấy tờ chuyển giao nhà: ……….

 

[38] Giá trị nhà : …………………………………………………………..đồng

 

V. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN; TỪ NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

[39] Giá trị bất động sản thực tế chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng (đồng): ………………………………………………………………………………

VI. CÁCH XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ PHẢI NỘP

[40] Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS): ………………..đồng

Cách 1: Trường hợp xác định được giá mua, giá bán bất động sản

 

Thuế thu nhập phải nộp =  (Giá bán BĐS - Giá mua BĐS) x  25%.

Cách 2: Trường hợp không xác định được giá mua, giá bán bất động sản

 

Thuế thu nhập phải nộp = Giá trị BĐS chuyển nhượng x 2%.

[41] Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản:...................

 ………………………………………………………………………………đồng

[42] Thu nhập được miễn thuế:  ....................................................................đồng

(Đối với cá nhân được miễn thuế theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân)

[43] Thuế thu nhập phải nộp đối với chuyển nhượng bất động sản {[43]= ([40] - [42]) x thuế suất }:………………………………………………………… .đồng

Số thuế phải nộp của các đồng chủ sở hữu (chỉ khai trong trường hợp đồng sở hữu hoặc miễn giảm thuế với nhà duy nhất):

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Tỷ lệ sở hữu (%)

Số thuế phải nộp

(đồng)

Cá nhân được miễn với nhà ở duy nhất

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[44] Thuế thu nhập phải nộp đối với nhận thừa kế, quà tặng {[44]= ([41] - [42] - 10.000.000đ) x 10%}:…………………………………………………… đồng.

VII. GIẤY TỜ KÈM THEO GỒM:                                                                       

-

-

           Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: ………………

Chứng chỉ hành nghề số:.......

Ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

 

B - PHẦN XÁC ĐỊNH  GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ TÍNH THUẾ CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Tên người nộp thuế: ..................................................................................................................

2. Mã số thuế (nếu có):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Loại bất động sản chuyển nhượng:

1. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất

 

2. Quyền sử hữu hoặc sử dụng nhà ở

 

3. Quyền thuê đất, thuê mặt nước

 

4. Các bất động sản khác

 

II. Đặc điểm bất động sản chuyển nhượng:

1. Thửa đất số:……………………Tờ bản đồ số: .....................................................

      Số nhà, đường phố.............................................................................................

      Thôn, xóm...................................................................………………...........

      Phường/xã:....................................................................................................

      Quận/huyện......................................................................................................

      Tỉnh/ thành phố................................................................................................

2. Loại đất:..........................................................................................................                       

3. Loại đường/khu vực: ..........................................................................................                  

4. Vị trí (1, 2, 3, 4…):............................................................................................                    

5. Cấp nhà:………………………………..Loại nhà:.............................................                   

6. Hạng nhà:............................................................................................................                   

7. Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà:.................................................................                   

8. Diện tích đất, nhà tính thuế (m2):

       8.1. Đất:.............................................................................................................

       8.2. Nhà (m2 sàn nhà):...................................................................................

9. Đơn giá một mét vuông đất, sàn nhà tính thuế (đồng/m2):

       9.1. Đất:................................................................................................................

       9.2. Nhà (theo giá xây dựng mới):...................................................................

III. Thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản

1. Đối với chuyển nhượng:

       1.1. Giá chuyển nhượng bất động sản:................................................đồng

       1.2. Giá mua bất động sản:................................................................đồng

 1.3. Các chi phí khác liên quan đến giá bất động sản chuyển nhượng được loại trừ:...........................................................................................đồng

       1.4. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản ( (1.4) = (1.1) – (1.2) – (1.3)):..................................................................................đồng

2. Đối với nhận thừa kế, quà tặng:

       Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản = (đơn giá một mét vuông đất, sàn nhà) x (diện tích đất, diện tích sàn nhà) + (giá trị các bất động sản khác gắn với đất): ................................................................................đồng

IV. Thuế thu nhập phải nộp (đối với trường hợp phải nộp thuế):

1. Đối với thu nhập chuyển nhượng bất động sản:

Cách 1: Trường hợp xác định được giá mua bất động sản

 

   Thuế thu nhập phải nộp = Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản  x  25%.

Cách 2: Trường hợp không xác định được giá mua bất động sản

 

   Thuế thu nhập phải nộp = Giá bất động sản chuyển nhượng x 2%.

Số thuế thu nhập phát sinh: ………...................……………….................đồng

 (Viết bằng chữ:…………………….........…………………………….……………)

          Số thuế phải nộp của các đồng chủ sở hữu (trường hợp đồng sở hữu hoặc miễn giảm thuế với nhà duy nhất):

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Tỷ lệ sở hữu (%)

Số thuế phải nộp (đồng)

Cá nhân được miễn với nhà ở duy nhất

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản:

Thuế thu nhập phải nộp = (Thu nhập từ bất động sản nhận thừa kế, quà tặng – 10.000.000) x 10%.

Số thuế thu nhập phát sinh: ………..................………………................đồng

 (Viết bằng chữ:…………………………..........…………………….……………)

V. Xác nhận của cơ quan thuế đối với trường hợp được miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản:                                                       

Căn cứ vào tờ khai và các giấy  tờ có liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản giữa ông (bà)…………….....................và ông (bà)....................……………..., cơ quan thuế đã kiểm tra và xác nhận khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của ông (bà)…………………...........…… thuộc diện thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản .....................Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân với số tiền được miễn là................................./.

CÁN BỘ KIỂM TRA TÍNH THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

            ….ngày ……tháng…… năm …

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

nhayMẫu Tờ khai thuế thu nhập cá nhân dành cho cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản (mẫu số 11/KK-TNCN) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được thay thế bởi Mẫu Tờ khai thuế thu nhập cá nhân dành cho cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản (mẫu số 11/KK-TNCN) Thông tư 119/2014/TT-BTC theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 1 nhay

Mẫu số: 01/KK-BHĐC

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Dành cho doanh nghiệp bảo hiểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của đại lý bảo hiểm, thu nhập từ tiền phí tích luỹ bảo hiểm nhân thọ; công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tích lũy quỹ hưu trí tự nguyện; doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của

cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp)

[01] Kỳ tính thuế: tháng…….năm hoặc quý………năm ...……



[02] Lần đầu:                                        [03] Bổ sung lần thứ:   

           [04] Tên người nộp thuế:……………………………………………………………

                      [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           [06] Địa chỉ: ……………………………………...........................................................

           [07] Quận/huyện: ..................... [08] Tỉnh/thành phố: ...................................................

          [09] Điện thoại:………………..[10] Fax:.........................[11] Email: .........................

          [12] Tên đại lý thuế (nếu có):…..……………………….............................................

                     [13] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         [14] Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

         [15] Quận/huyện: ...................... [16] Tỉnh/thành phố: .................................................

         [17] Điện thoại: ........................  [18] Fax: .................. [19] Email: ..............................

         [20] Hợp đồng đại lý thuế: Số: .....................................Ngày:.......................................

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

I

Thu nhập của đại lý bảo hiểm

1

Tổng thu nhập trả trong kỳ

[21]

 

2

Tổng thu nhập trả thuộc diện khấu trừ

[22]

 

3

Tổng số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã khấu trừ

[23]

 

II

Thu nhập từ tiền phí tích lũy bảo hiểm nhân thọ

1

Tổng thu nhập trả thuộc diện khấu trừ

[24]

 

2

Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ

[25]

 

III

Thu nhập từ tiền tích lũy quỹ hưu trí tự nguyện

1

Tổng thu nhập trả thuộc diện khấu trừ

[26]

 

2

Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ

[27]

 

IV

Thu nhập từ tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp

1

Tổng thu nhập trả trong kỳ

[28]

 

2

Tổng thu nhập trả thuộc diện khấu trừ

[29]

 

3

Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ

[30]

 

V

Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ [31]=[23]+[25]+[27]+[30]

[31]

 


Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: ……………………

Chứng chỉ hành nghề số:..........

., ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

Mẫu số: 01/KK-XS

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Dành cho công ty xổ số kiến thiết trả thu nhập cho đại lý xổ số)



    [01] Kỳ tính thuế: tháng……..năm hoặc quý……… năm ...……

[02] Lần đầu:                                      [03] Bổ sung lần thứ:
 

    [04] Tên người nộp thuế:…………….……………………………………........................

               [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   [06] Địa chỉ: …………………………………….................................................................

   [07] Quận/huyện: ..................... [08] Tỉnh/thành phố: ........................................................

   [09] Điện thoại:………………..[10] Fax:..........................[11] Email: ..............................

   [12] Tên đại lý thuế (nếu có):…..……………………….....................................................

              [13] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   [14] Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

   [15] Quận/huyện: ...................... [16] Tỉnh/thành phố: ........................................................

   [17] Điện thoại: ........................  [18] Fax: .................. [19] Email: ....................................

   [20] Hợp đồng đại lý thuế: Số: .....................................Ngày:..............................................

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

1

Tổng thu nhập trả cho đại lý xổ số trong kỳ

[21]

 

2

Tổng thu nhập trả cho đại lý xổ số thuộc diện khấu trừ

[22]

 

3

Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ

[23]

 

 

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

   NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:

…………………….

Chứng chỉ hành nghề số:...........

…, ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

 

nhayThay thế mẫu số 01/KK-BHĐC và 01/KK-XS ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC bằng mẫu số 01/BHXSĐC ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 nhay

 

 Mẫu số: 02-1/BK-BH

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

 BẢNG KÊ THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

ĐÃ KHẤU TRỪ ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

 (Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/KK-BHĐC)

 [01] Kỳ tính thuế: Năm…………..
     [02] Tên người nộp thuế: …………………….……………………………………………

  [03] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[04] Tên đại lý thuế (nếu có):………………………………………....……………………

   [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Họ và tên đại lý

Mã số thuế

Số CMND/ Hộ chiếu

Thu nhập chịu thuế

Thu nhập làm căn cứ tính giảm thuế

Số thuế được giảm

Số thuế đã khấu trừ

[06]

[07]

[08]

[09]

[10]

[11]

[12]

[13]

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng :

[14]

[15]

[16]

[17]

 

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …………………...

Chứng chỉ hành nghề số:........

….,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

Mẫu số: 02-2/BK-ĐC

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

 BẢNG KÊ THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

ĐÃ KHẤU TRỪ ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA CÁ NHÂN THAM GIA

MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG ĐA CẤP

 (Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/KK-BHĐC)

 [01] Kỳ tính thuế: Năm…………..

        [02] Tên người nộp thuế (NNT): …………………….…………………………………

   [03] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    
                                                                
[04] Tên đại lý thuế (nếu có):………………………………………....……………………

  [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Họ và tên NNT

Mã số thuế

Số CMND/ Hộ chiếu

Thu nhập chịu thuế

Thu nhập làm căn cứ tính giảm thuế

Số thuế được giảm

Số thuế đã khấu trừ

[06]

[07]

[08]

[09]

[10]

[11]

[12]

[13]

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

[14]

[15]

[16]

[17]

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …………………..

Chứng chỉ hành nghề số:........

…,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

 

 Mẫu số: 02-1/BK-XS

(Ban hành kèm theo Thông tư

 số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

BẢNG KÊ THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

ĐÃ KHẤU TRỪ ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA ĐẠI LÝ XỔ SỐ

 (Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/KK-XS)

 [01] Kỳ tính thuế: Năm…………..

 

          [02] Tên người nộp thuế:……………..……………………………....................

                     [03] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          [04] Tên đại lý thuế (nếu có):……………………………………...........................

                     [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Họ và tên đại lý

Mã số thuế

Số CMND/ Hộ chiếu

Thu nhập chịu thuế

Thu nhập làm căn cứ tính giảm thuế

Số thuế được giảm

Số thuế đã khấu trừ

 

[06]

[07]

[08]

[09]

[10]

[11]

[12]

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

[13]

 

[14]

[15]

[16]

 

 

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: ……………………..

Chứng chỉ hành nghề số:............

..…,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

nhayThay thế mẫu số 02-1/BK-BH, 02-1/BK-ĐC và 02-1/BK-XS ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC bằng mẫu số 01-1/BK-BHXSĐC ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 4 Điều 24nhay

Mẫu số:  21a/XN-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

BẢN KÊ KHAI

VỀ NGƯỜI PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân (UBND) xã (phường) ……………………………………………

 

Họ và tên người nộp thuế: …….……………..………………………...……................................................................…

Mã số thuế (nếu có):…….………...........................................................................................................................................…

Số CMND/Hộ chiếu: …..…………………………...………….…  Ngày cấp: …...……………...………………….

Nơi cấp: ………………………………………...…………………………………………………………...….………………………..

Chỗ ở hiện nay: ……………………............................................................................................................................................…

Căn cứ Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN về việc chính quyền xã phường xác nhận thực tế đang nuôi dưỡng người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú , bác, cậu ruột, anh chị em ruột, cháu ruột và các cá nhân khác để được tính giảm trừ cho người phụ thuộc.

Tôi kê khai người sau đây đang sống cùng với tôi:

STT

Họ và tên

người phụ thuộc

Ngày, tháng, năm sinh

Số CMND /Hộ chiếu

Quan hệ với người khai

Địa chỉ thường trú của người phụ thuộc

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.

 

 

        ….., ngày …… tháng ……năm  ….

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG (nơi người nộp thuế cư trú):

UBND xã (phường)………………………………………… xác nhận người được kê khai trong biểu (nêu trên) hiện đang sống cùng ông (bà) ………………………tại địa chỉ ……………… ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………….../.

 

., ngày …… tháng …… năm  ……

TM. UBND………………………….……….

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số:  21b/XN-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư

 số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

BẢN KÊ KHAI

VỀ NGƯỜI PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG

Kính gửi: UBND xã (phường) …………………………………………………………..

Họ và tên người nộp thuế: …….……………..………………………...……................................................................…

Mã số thuế (nếu có):…….………...........................................................................................................................................…

Số CMND/Hộ chiếu: …..…………………………...………….…  Ngày cấp: …...……………...………………….

Nơi cấp: ………………………………………...…………………………………………………………...….………………………..

Chỗ ở hiện nay: ……………………............................................................................................................................................…

Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNCN về việc chính quyền xã (phường) xác nhận thực tế đang nuôi dưỡng người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, anh chị em ruột, cháu ruột và các cá nhân khác để được tính giảm trừ cho người phụ thuộc.

Tôi kê khai người sau đây không nơi nương tựa, tôi đang trực tiếp nuôi dưỡng:

STT

Họ và tên

người phụ thuộc

Ngày tháng năm sinh

Số CMND /Hộ chiếu

Quan hệ với người làm đơn

Địa chỉ cư trú của người phụ thuộc

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.

 

 

……,ngày ………. tháng …….… năm  ………..

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG (nơi người phụ thuộc cư trú):

UBND ……………………………………………………… xác nhận người được kê khai trong biểu (nêu trên) không nơi nương tựa, đang sống tại xã (phường) ……………......................................../.

 

 

…,ngày ………. tháng …… năm  ………

TM. UBND………………………….……….

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

            Xác nhận của UBND phường, xã: trường hợp đối tượng nộp thuế có nhiều người phụ thuộc ở nhiều địa điểm khác nhau thì tại mỗi địa phương có người phụ thuộc sống, đối tượng nộp thuế phải lập tờ khai và đề nghị UBND phường, xã nơi đó xác nhận.

            Ví dụ: Ông B có 3 người phụ thuộc (không nơi nương tựa và ông B đang trực tiếp nuôi dưỡng) đang sống tại 3 địa điểm khác; trong đó có 02 người ở xã K, 01 người ở xã M. Ông A sẽ phải lập 02 bản khai theo mẫu số 21b/XN-TNCN; 01 bản đề nghị UBND xã K xác nhận cho 02 người phụ thuộc sống ở xã K, 01 bản đề nghị UBND xã M xác nhận cho 01 người sống ở xã M.

nhayThay thế mẫu số 21a/XN-TNCN và 21b/XN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC bằng mẫu số 09/XN-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 5 Điều 24 nhay

Mẫu số: 05/KK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

   TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế

từ tiền lương, tiền công cho cá nhân)

        [01] Kỳ tính thuế: Năm………..



[02] Lần đầu:                          [03] Bổ sung lần thứ:
 

           [04] Tên người nộp thuế:…………….…………………….……………........................

                      [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           [06] Địa chỉ: ……………..…………..............................................................................

           [07] Quận/huyện: ..................... [08] Tỉnh/thành phố: ....................................................

           [09] Điện thoại:………………..[10] Fax:..........................[11] Email: ......................

           [12] Tên đại lý thuế (nếu có):…..…………………….....................................................

                      [13] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           [14] Địa chỉ: …………………………………………………………………………….

           [15] Quận/huyện: ...................... [16] Tỉnh/thành phố: ......................................................

           [17] Điện thoại: ........................  [18] Fax: .................. [19] Email: ..................................

           [20] Hợp đồng đại lý thuế: Số: .....................................Ngày:............................................

           I. Nghĩa vụ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập:

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam (VNĐ)

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số người/

Số tiền

1

Tổng số người lao động:

[21]

Người

 

Trong đó: Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động

[22]

Người

 

2

Tổng số cá nhân đã khấu trừ thuế [23]=[24]+[25]

[23]

Người

 

2.1

Cá nhân cư trú

[24]

Người

 

2.2

Cá nhân không cư trú

[25]

Người

 

3

Tổng số cá nhân thuộc diện được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

[26]

Người

 

4

Tổng thu nhập chịu thuế (TNCT) trả cho cá nhân [27]=[28]+[29]+[30]

[27]

VNĐ

 

4.1

Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động

[28]

VNĐ

 

4.2

Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động

[29]

VNĐ

 

4.3

Cá nhân không cư trú

[30]

VNĐ

 

5

Tổng TNCT trả cho cá nhân thuộc diện phải khấu trừ thuế [31]=[32]+[33]+[34]

[31]

VNĐ

 

5.1

Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động

[32]

VNĐ

 

5.2

Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động

[33]

VNĐ

 

5.3

Cá nhân không cư trú

[34]

VNĐ

 

6

Tổng số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã khấu trừ [35]=[36]+[37]+[38]

[35]

VNĐ

 

6.1

Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động

[36]

VNĐ

 

6.2

Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động

[37]

VNĐ

 

6.3

Cá nhân không cư trú

[38]

VNĐ

 

7

Tổng số thuế được giảm do làm việc tại khu kinh tế [39]=[40]+[41]+[42]

[39]

VNĐ

 

7.1

Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động

[40]

VNĐ

 

7.2

Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động

[41]

VNĐ

 

7.3

Cá nhân không cư trú

[42]

VNĐ

 

           II. Nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân:

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số người/

Số tiền

1

Tổng số cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay

[43]

Người

 

2

Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ

[44]

VNĐ

 

3

Tổng số thuế TNCN phải nộp

[45]

VNĐ

 

4

Tổng số thuế TNCN còn phải nộp NSNN

[46]

VNĐ

 

5

Tổng số thuế TNCN đã nộp thừa

[47]

VNĐ

 

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

      NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

         Họ và tên:   ……………………..

         Chứng chỉ hành nghề   số:............

..., ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

 

nhayBiểu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 05/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 nhay

Mẫu số: 05-1/BK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

BẢNG KÊ THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ CÓ KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

 (Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 05/KK-TNCN)

[01] Kỳ tính thuế: Năm…………..

[02] Tên người nộp thuế:……………….…………………………………………………..

         [03] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


[04] Tên đại lý thuế (nếu có):…………………………………….....................................................
 

          [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Số CMND/Hộ chiếu

Cá nhân uỷ quyền quyết toán thay

Thu nhập chịu thuế

Các khoản giảm trừ

Thu nhập tính thuế

Số thuế TNCN đã khấu trừ

Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT

Chi tiết kết quả quyết toán thay cho cá nhân nộp thuế

Tổng số

Trong đó: TNCT được giảm thuế

Tổng số tiền  giảm trừ gia cảnh

Từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Bảo hiểm được trừ

Quĩ hưu trí tự nguyện được trừ

Tổng số thuế phải nộp

Số thuế đã nộp thừa

Số thuế còn phải nộp

Làm việc trong KKT

Theo Hiệp định

[06]

[07]

[08]

[09]

[10]

[11]

[12]

[13]

[14]

[15]

[16]

[17]

[18]

[19]

[20]

[21]

[22]

[23]

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

[24]

[25]

[26]

[27]

[28]

[29]

[30]

[31]

[32]

[33]

[34]

[35]

[36]

(KKT: Khu kinh tế; TNCN: thu nhập cá nhân)

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
 

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …………………

Chứng chỉ hành nghề số:......

…,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu(nếu có)

 
nhayBiểu số 05-1/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 05-1/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24nhay

 

Mẫu số: 05-2/BK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

BẢNG KÊ THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

ĐÃ KHẤU TRỪ ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG  

CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ KHÔNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG HOẶC

CÓ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG DƯỚI 3 THÁNG VÀ CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ

 (Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 05/KK-TNCN)

[01] Kỳ tính thuế: Năm…………..

[02] Tên người nộp thuế:……………..………………………………………...........

 

                        

      [03] Mã số thuế:

                           
 

[04] Tên đại lý thuế (nếu có): ………………………………………………………..

 

      [05] Mã số thuế:

                           

 

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Số CMND/
Hộ chiếu

Cá nhân không cư trú

Thu nhập chịu thuế (TNCT)

Số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã khấu trừ

Số thuế TNCN được giảm do làm việc tại KKT

Tổng số

Trong đó: TNCT được giảm thuế

Làm việc tại KKT

Theo Hiệp định

[06]

[07]

[08]

[09]

[10]

[11]

[12]

[13]

[14]

[15]

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

[16]

[17]

[18]

[19]

[20]

(KKT: Khu kinh tế)

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …………………

Chứng chỉ hành nghề số:......

…,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu(nếu có)

 









 
nhayBiểu số 05-2/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 05-2/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 nhay

 

Mẫu số: 05-3/BK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

BẢNG KÊ THÔNG TIN NGƯỜI PHỤ THUỘC GIẢM TRỪ GIA CẢNH

 (Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 05/KK-TNCN)

[01] Kỳ tính thuế: Năm…………..

[02] Tên người nộp thuế:……………..………………………………………...........
 

  [03] Mã số thuế:

                           

 

[04] Tên đại lý thuế (nếu có): ………………………………………………………..
 

  [05] Mã số thuế:

                           


 

STT

Họ và tên người nộp thuế

MST của người nộp thuế

Họ và tên người phụ thuộc

Ngày sinh người phụ thuộc

MST của người phụ thuộc

Quốc tịch người phụ thuộc

CMND/ Hộ chiếu của người phụ thuộc

Quan hệ với người nộp thuế

Thông tin trên giấy khai sinh của người phụ thuộc

(Nếu người phụ thuộc không có MST, CMND và Hộ chiếu)

Thời gian tính giảm trừ 

Số

Quyển số

Nơi đăng ký

Quốc gia

Tỉnh/ Thành phố

Quận/ Huyện

Phường / Xã

Từ tháng

Đến tháng

[06]

[07]

[08]

[09]

[10]

[11]

[12]

[13]

[14]

[15]

[16]

[17]

[18]

[19]

[20]

[21]

[22]

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(MST: Mã số thuế; CMND: Chứng minh nhân dân)

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

            Họ và tên: ……………………………

           Chứng chỉ hành nghề số:.....................

…,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

nhayBiểu số 05-3/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 05-3/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 nhay

Mẫu số: 02/KK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Dành cho tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công)



[01] Kỳ tính thuế: Tháng……năm hoặc quý………năm ...……

[02] Lần đầu:                                 [03] Bổ sung lần thứ:

 

         [04] Tên người nộp thuế:…………………………………………….......................

                   [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        [06] Địa chỉ: ……………………………………................................................................  

       [07] Quận/huyện: ..................... [08] Tỉnh/thành phố: ....................................................

     [09] Điện thoại:………………..[10] Fax:..........................[11] Email: .....................

       [12] Tên đại lý thuế (nếu có):…..………………………................................................

                  [13] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      [14] Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

       [15] Quận/huyện: ...................... [16] Tỉnh/thành phố: .................................................

       [17] Điện thoại: ........................  [18] Fax: .................. [19] Email: ............................

       [20] Hợp đồng đại lý thuế: Số: .....................................Ngày:.........................................

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số người/

Số tiền

1

Tổng số người lao động:

[21]

Người

 

Trong đó: Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động

[22]

Người

 

2

Tổng số cá nhân đã khấu trừ thuế [23]=[24]+[25]

[23]

Người

 

2.1

Cá nhân cư trú

[24]

Người

 

2.2

Cá nhân không cư trú

[25]

Người

 

3

Tổng thu nhập chịu thuế (TNCT) trả cho cá nhân [26]=[27]+[28]+[29]

[26]

VNĐ

 

3.1

Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động

[27]

VNĐ

 

3.2

Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động

[28]

VNĐ

 

3.3

Cá nhân không cư trú

[29]

VNĐ

 

4

Tổng TNCT trả cho cá nhân thuộc diện phải khấu trừ thuế [30]=[31]+[32]+[33]

[30]

VNĐ

 

4.1

Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động

[31]

VNĐ

 

4.2

Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động

[32]

VNĐ

 

4.3

Cá nhân không cư trú

[33]

VNĐ

 

5

Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ [34]=[35]+[36]+[37]

[34]

VNĐ

 

5.1

Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động

[35]

VNĐ

 

5.2

Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động

[36]

VNĐ

 

5.3

Cá nhân không cư trú

[37]

VNĐ

 

          Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: ……………………

Chứng chỉ hành nghề số:...........

                             .…,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

nhayBiểu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24nhay

 

Mẫu số: 11/KK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Dành cho cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;

thu nhập từ nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản)

 

[01] Kỳ tính thuế: Ngày …. tháng … năm



[02] Lần đầu:                                      [03] Bổ sung lần thứ:

 

A - PHẦN CÁ NHÂN TỰ KÊ KHAI

I. THÔNG TIN NGƯỜI CHUYỂN NHƯỢNG, CHO THỪA KẾ, QUÀ TẶNG

[01] Họ và tên: ………………………………………………………………………………….

[02] Mã số thuế (nếu có):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[03] Số chứng minh nhân dân (CMND)/hộ chiếu (trường hợp chưa có mã số thuế):………….  

[03a] Ngày cấp……….. [03b] Nơi cấp ..............................................................

[04] Tên tổ chức, cá nhân khai thay (nếu  có):……………………….......................

           [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[06] Địa chỉ: ……………………..………………………………………………….

[07] Quận/huyện: ................... [08] Tỉnh/Thành phố: ................................................

[09] Điện thoại: .....................  [10] Fax: .......................... [11] Email: ......................

[12] Tên đại lý thuế (nếu  có):……………………….................................................

           [13] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[14] Địa chỉ: ……………………..………………………………………………….

[15] Quận/huyện: ................... [16] Tỉnh/Thành phố: ................................................

[17] Điện thoại: .....................  [18] Fax: .......................... [19] Email: ......................

[20] Hợp đồng đại lý thuế: Số: .......................................Ngày:..................................

[21] Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà: ……………………………..

       Số ……………… Do cơ quan:…………………. Cấp ngày:………………....

[22] Hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai ký với chủ dự án cấp 1, cấp 2 hoặc Sàn giao dịch của chủ dự án:  ………..……………………………..Số……………… .Ngày:…………………….

[23] Các đồng chủ sở hữu (nếu có):

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Số CMND/Hộ chiếu

Tỷ lệ sở hữu (%)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[24] Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản (nếu là mua bán, đổi): Số:………………………….Nơi lập………………… Ngày lập:.....................................................................................................

Cơ quan chứng thực ……………………Ngày chứng thực: ....................................  

II. THÔNG TIN NGƯỜI NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG, NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG

[25] Họ và tên: ................................................................................................................................

[26] Mã số thuế (nếu có):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[27] Số CMND/Hộ chiếu (trường hợp chưa có mã số thuế):…………………….

[28] Đơn xin chuyển nhượng bất động sản (nếu là nhận thừa kế, nhận quà tặng)

Nơi lập hồ sơ nhận thừa kế, quà tặng............................... Ngày lập:.........................................

Cơ quan chứng thực …………………….Ngày chứng thực: ...............................      

III. LOẠI BẤT ĐỘNG SẢN CHUYỂN NHƯỢNG, NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG

[29] Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất

 

[30] Quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở

 

[31] Quyền thuê đất, thuê mặt nước

 

[32] Bất động sản khác

 

IV. ĐẶC ĐIỂM BẤT ĐỘNG SẢN CHUYỂN NHƯỢNG, NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG

[33] Đất

[33a] Địa chỉ thửa đất, nhà ở: ...........................................................................................

[33b] Vị trí (mặt tiền đường phố hay ngõ, hẻm): ...........................................................

[33c] Loại đất, loại nhà: ....................................................................................................

[33d] Diện tích (m2): .........................................................................................................

[34] Nguồn gốc đất: (Đất được nhà nước giao, cho thuê; Đất nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế, hoặc nhận tặng, cho…): ……………………………………..…….

[35] Giá trị đất thực tế chuyển giao (nếu có): ……………………………….đồng

[36] Nhà và các tài sản gắn liền với đất (gọi chung là nhà)

[36a] Cấp nhà: ....................................................................................................................

[36b] Loại nhà: ...................................................................................................................

[36c] Diện tích nhà (m2 sàn xây dựng): ..........................................................................

[37] Nguồn gốc nhà

Tự xây dựng   

       

[37a] Năm hoàn thành (hoặc năm bắt đầu sử dụng nhà):.….

Chuyển nhượng

 

[37b] Thời điểm làm giấy tờ chuyển giao nhà: ……….

 

[38] Giá trị nhà : …………………………………………………………..đồng

 

V. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN; TỪ NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

[39] Giá trị bất động sản thực tế chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng (đồng): ………………………………………………………………………………

VI. CÁCH XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ PHẢI NỘP

[40] Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS): ………………..đồng

Cách 1: Trường hợp xác định được giá mua, giá bán bất động sản

 

Thuế thu nhập phải nộp =  (Giá bán BĐS - Giá mua BĐS) x  25%.

Cách 2: Trường hợp không xác định được giá mua, giá bán bất động sản

 

Thuế thu nhập phải nộp = Giá trị BĐS chuyển nhượng x 2%.

[41] Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản:...................

 ………………………………………………………………………………đồng

[42] Thu nhập được miễn thuế:  ....................................................................đồng

(Đối với cá nhân được miễn thuế theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân)

[43] Thuế thu nhập phải nộp đối với chuyển nhượng bất động sản {[43]= ([40] - [42]) x thuế suất }:………………………………………………………… .đồng

Số thuế phải nộp của các đồng chủ sở hữu (chỉ khai trong trường hợp đồng sở hữu hoặc miễn giảm thuế với nhà duy nhất):

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Tỷ lệ sở hữu (%)

Số thuế phải nộp

(đồng)

Cá nhân được miễn với nhà ở duy nhất

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[44] Thuế thu nhập phải nộp đối với nhận thừa kế, quà tặng {[44]= ([41] - [42] - 10.000.000đ) x 10%}:…………………………………………………… đồng.

VII. GIẤY TỜ KÈM THEO GỒM:                                                                       

-

-

           Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: ………………

Chứng chỉ hành nghề số:.......

Ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

 

B - PHẦN XÁC ĐỊNH  GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ TÍNH THUẾ CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Tên người nộp thuế: ..................................................................................................................

2. Mã số thuế (nếu có):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Loại bất động sản chuyển nhượng:

1. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất

 

2. Quyền sử hữu hoặc sử dụng nhà ở

 

3. Quyền thuê đất, thuê mặt nước

 

4. Các bất động sản khác

 

II. Đặc điểm bất động sản chuyển nhượng:

1. Thửa đất số:……………………Tờ bản đồ số: .....................................................

      Số nhà, đường phố.............................................................................................

      Thôn, xóm...................................................................………………...........

      Phường/xã:....................................................................................................

      Quận/huyện......................................................................................................

      Tỉnh/ thành phố................................................................................................

2. Loại đất:..........................................................................................................                       

3. Loại đường/khu vực: ..........................................................................................                  

4. Vị trí (1, 2, 3, 4…):............................................................................................                    

5. Cấp nhà:………………………………..Loại nhà:.............................................                   

6. Hạng nhà:............................................................................................................                   

7. Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà:.................................................................                   

8. Diện tích đất, nhà tính thuế (m2):

       8.1. Đất:.............................................................................................................

       8.2. Nhà (m2 sàn nhà):...................................................................................

9. Đơn giá một mét vuông đất, sàn nhà tính thuế (đồng/m2):

       9.1. Đất:................................................................................................................

       9.2. Nhà (theo giá xây dựng mới):...................................................................

III. Thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản

1. Đối với chuyển nhượng:

       1.1. Giá chuyển nhượng bất động sản:................................................đồng

       1.2. Giá mua bất động sản:................................................................đồng

       1.3. Các chi phí khác liên quan đến giá bất động sản chuyển nhượng được loại trừ:...........................................................................................đồng

       1.4. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản ( (1.4) = (1.1) – (1.2) – (1.3)):..................................................................................đồng

2. Đối với nhận thừa kế, quà tặng:

       Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản = (đơn giá một mét vuông đất, sàn nhà) x (diện tích đất, diện tích sàn nhà) + (giá trị các bất động sản khác gắn với đất): ................................................................................đồng

IV. Thuế thu nhập phải nộp (đối với trường hợp phải nộp thuế):

1. Đối với thu nhập chuyển nhượng bất động sản:

Cách 1: Trường hợp xác định được giá mua bất động sản

 

   Thuế thu nhập phải nộp = Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản  x  25%.

Cách 2: Trường hợp không xác định được giá mua bất động sản

 

   Thuế thu nhập phải nộp = Giá bất động sản chuyển nhượng x 2%.

Số thuế thu nhập phát sinh: ………...................……………….................đồng

 (Viết bằng chữ:…………………….........…………………………….……………)

          Số thuế phải nộp của các đồng chủ sở hữu (trường hợp đồng sở hữu hoặc miễn giảm thuế với nhà duy nhất):

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Tỷ lệ sở hữu (%)

Số thuế phải nộp (đồng)

Cá nhân được miễn với nhà ở duy nhất

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản:

Thuế thu nhập phải nộp = (Thu nhập từ bất động sản nhận thừa kế, quà tặng – 10.000.000) x 10%.

Số thuế thu nhập phát sinh: ………..................………………................đồng

 (Viết bằng chữ:…………………………..........…………………….……………)

V. Xác nhận của cơ quan thuế đối với trường hợp được miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản:                                                       

Căn cứ vào tờ khai và các giấy  tờ có liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản giữa ông (bà)…………….....................và ông (bà)....................……………..., cơ quan thuế đã kiểm tra và xác nhận khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của ông (bà)…………………...........…… thuộc diện thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản .....................Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân với số tiền được miễn là................................./.

 

CÁN BỘ KIỂM TRA TÍNH THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

            ….ngày ……tháng…… năm …

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

nhayBiểu số 11/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 nhay
 

Mẫu số: 11-1/TB-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

   

 CỤC THUẾ.......................

(CHI CỤC THUẾ)..................

 

                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ……......... /TB-CT (CCT)   

 

  .. ...,ngày..........tháng ........năm ........

 


THÔNG BÁO

Nộp thuế thu nhập cá nhân

 

Kính gửi: Ông/ Bà/Tổ chức .......................................

Mã số thuế: ................................................

Địa chỉ: .....................................................

 

Căn cứ hồ sơ và phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính số………../VPĐK ngày...….tháng.......năm ...… của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tờ khai thuế thu nhập cá nhân của ông (bà) ............................................…………, cơ quan thuế tính thuế và thông báo số tiền thuế thu nhập cá nhân ông (bà) phải nộp như sau:

 

I. ĐẶC ĐIỂM BẤT ĐỘNG SẢN

1. Thửa đất số:……………………Tờ bản đồ số: .....................................................

Số nhà, đường phố...............................................................................................

Thôn, xóm...............................................................................................……

Phường/xã:............................................................................................................

Quận/huyện......................................................................................................

Tỉnh/ thành phố....................................................................................................

2. Loại đất:..................................................................................................................

3. Loại đường/khu vực: .............................................................................................

4. Vị trí (1, 2, 3, 4…):.................................................................................................

5. Cấp nhà:………………………………..Loại nhà:...............................................

6. Hạng nhà:.........................................................................................................                      

7. Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà:.................................................................

8. Diện tích nhà, đất tính thuế (m2):

       8.1. Đất:...............................................................................................................

       8.2. Nhà (m2 sàn nhà):........................................................................................

9. Đơn giá một mét vuông sàn nhà, đất tính thuế (đồng/m2):

       9.1. Đất:...............................................................................................................

       9.2. Nhà (theo giá xây dựng mới):......................................................................

II. TÍNH THUẾ CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Tổng giá trị nhà, đất tính thuế thu  nhập cá nhân:.................................................                

       1.1. Đất (8 x 9):...................................................................................................

       1.2. Nhà (7 x 8 x 9):............................................................................................

2. Số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp: ...................................................đồng

(Viết bằng chữ: ........................................................................................................)

       Nộp theo chương ......tiểu mục........                                                                                        

Số thuế phải nộp của các đồng chủ sở hữu (nếu có):

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Số thuế phải nộp

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3. Địa điểm nộp:.........................................................................................................               

4. Thời hạn nộp tiền chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo thuế.

 Quá thời hạn nêu trên nếu Ông/ Bà chưa nộp đủ số tiền thuế theo thông báo này vào Ngân sách Nhà nước thì Ông/ Bà phải chịu nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

        Nếu có vướng mắc, đề nghị Ông/ Bà liên hệ với cơ quan thuế..................... theo số điện thoại: ........................ địa chỉ: .............................để được hướng dẫn cụ thể.

     Cơ quan thuế...............thông báo để Ông/ Bà được biết và thực hiện./.

 

NGƯỜI NHẬN THÔNG BÁO NỘP TIỀN

...,ngày ... tháng .... năm ....

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

          THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

          (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

III. PHẦN XỬ LÝ PHẠT CHẬM NỘP TIỀN THUẾ (Cơ quan thu tiền thực hiện):

1. Số ngày chậm nộp tiền thuế so với ngày thông báo của cơ quan thuế: .................

2. Số tiền chậm nộp tiền thuế :.......................................................................đồng

(Viết bằng chữ: ..........................................................................................................)

..., ngày ...... tháng ...... năm ........

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THU TIỀN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

nhayBiểu số 11-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 03/TBT-BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24nhay

Mẫu số: 07/KK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Dành cho cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế)

[01] Kỳ tính thuế: Quý……Năm ....…



[02] Lần đầu:                                      [03] Bổ sung lần thứ:

 

               [04] Tên người nộp thuế:…………………..……………………………...............
 

             [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

               [06] Địa chỉ: ……………………………………....................................................

               [07] Quận/huyện: ..................... [08] Tỉnh/thành phố: ............................................

               [09] Điện thoại:………………..[10] Fax:..........................[11] Email: ..............

               [12] Tên đại lý thuế (nếu có):…..……………………….........................................
 

             [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

               [14] Địa chỉ: ………………………………………………………………………

               [15] Quận/huyện: ...................... [16] Tỉnh/thành phố: ............................................

               [17] Điện thoại: ........................  [18] Fax: ......................[19] Email: .....................

               [20] Hợp đồng đại lý thuế: Số: .....................................Ngày:..................................

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

I

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

1

Cá nhân có thu nhập ổn định không phải nộp tờ khai các quý tiếp theo

[21]

 

2

Tổng thu nhập chịu thuế phát sinh trong kỳ

[22]

 

3

Trong đó thu nhập chịu thuế được miễn giảm theo Hiệp định

[23]

 

4

Tổng các khoản giảm trừ

[24]

 

a

Cho bản thân

[25]

 

b

Cho người phụ thuộc

[26]

 

c

Cho từ thiện, nhân đạo, khuyến học

[27]

 

d

 Các khoản đóng bảo hiểm được trừ

[28]

 

e

Khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện được trừ

[29]

 

5

Tổng thu nhập tính thuế

[30]

 

6

Tổng số thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong kỳ

[31]

 

7

Tổng thu nhập chịu thuế làm căn cứ tính giảm thuế

[32]

 

8

Tổng số thuế thu nhập cá nhân được giảm

[33]

 

9

Tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp

[34]

 

II

Cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

1

Tổng thu nhập tính thuế

[35]

 

2

Mức thuế suất

[36]

 

3

Tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp

[37]

 

(Trường hợp cá nhân được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, đề nghị nộp Hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định theo quy định.)

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

          NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …………………

        Chứng chỉ hành nghề số:......

                  …,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

nhayBiểu số 07/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24nhay

Mẫu số: 09/KK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Dành cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và

cá nhân có thu nhập từ kinh doanh)



[01] Kỳ tính thuế: Năm ....... (Từ tháng …/… đến tháng…/….)

[02] Lần đầu:                                      [03] Bổ sung lần thứ:

[04] Tên người nộp thuế:…………………..…………………………...................

           [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[06] Địa chỉ: …………………………………….......................................................

[07] Quận/huyện: ..................... [08] Tỉnh/thành phố: ...............................................

[09] Điện thoại:……………..[10] Fax:........................[11] Email: ...........................

[12] Số tài khoản ngân hàng (nếu có):……………...[12a] Mở tại: ………………

[13] Tên đại lý thuế (nếu có):…..……………………............................................

           [14] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[15] Địa chỉ: ………………………………………………………………………...

[16] Quận/huyện: ...................... [17] Tỉnh/thành phố: ..............................................

[18] Điện thoại: .......................  [19] Fax: ................. [20] Email: ............................

[21] Hợp đồng đại lý thuế: Số: ..................................Ngày:.......................................

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

1

Tổng thu nhập chịu thuế (TNCT) trong kỳ [22]=[23]+[26]

[22]

 

a

Tổng TNCT phát sinh tại Việt Nam

[23]

 

Trong đó

Tổng TNCT làm căn cứ tính giảm thuế

[24]

 

Tổng TNCT được miễn giảm theo Hiệp định

[25]

 

b

Tổng TNCT phát sinh ngoài Việt Nam

[26]

 

2

Các khoản giảm trừ [27]=[28]+[29]+[30]+[31]+[32]

[27]

 

a

Cho bản thân cá nhân

[28]

 

b

Cho những người phụ thuộc được giảm trừ

[29]

 

c

Từ thiện, nhân đạo, khuyến học

[30]

 

d

Các khoản đóng bảo hiểm được trừ

[31]

 

e

Khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện được trừ

[32]

 

3

Tổng thu nhập tính thuế [33]=[22]-[25]-[27]

[33]

 

4

Tổng số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phát sinh trong kỳ

[34]

 

5

Tổng số thuế đã tạm nộp, đã khấu trừ, đã nộp trong kỳ  [35]=[36]+[37]+[38]

[35]

 

a

Đã khấu trừ

[36]

 

b

Đã tạm nộp

[37]

 

c

Đã nộp ở nước ngoài được giảm trừ (nếu có)

[38]

 

6

Tổng số thuế TNCN được giảm trong kỳ [39]=[40]+[41]

[39]

 

a

Tổng số thuế TNCN được giảm do làm việc trong khu kinh tế

[40]

 

b

Tổng số thuế TNCN được giảm khác

[41]

 

7

Tổng số thuế còn phải nộp trong kỳ

[42]=[34]-[35]-[39] >= 0

[42]

 

8

Tổng số thuế nộp thừa trong kỳ

[43] = [34]-[35]-[39] < 0

[43]

 

a

Tổng số thuế đề nghị hoàn trả [44]=[45]+[46]

[44]

 

Trong đó:

Số thuế hoàn trả vào tài khoản người nộp thuế

[45]

 

Số thuế bù trừ cho khoản phải nộp Ngân sách nhà nước khác

[46]

 

b

Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau [47]=[43]-[44]

[47]

 

             

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …………………..

Chứng chỉ hành nghề số:........

                          …,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

nhayBiểu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 nhay

Mẫu số: 09-3/PL-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

GIẢM TRỪ GIA CẢNH CHO NGƯỜI PHỤ THUỘC

(Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân  mẫu số 09/KK-TNCN )

[01] Kỳ tính thuế: Năm ....... (Từ tháng …/… đến tháng…/)

[02] Tên người nộp thuế:................………………………………………….......................

               [03] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


             [04] Họ và tên vợ (chồng) nếu có: ……………………….………………………………...
 

               [05] Mã số thuế:

                   


              [06] Số CMND/ Số hộ chiếu vợ (chồng):..………………...................................................      

   [07] Tên đại lý thuế (nếu có):……………………………………………............................
 

               [08] Mã số thuế:

                   

 

 

 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

  1. Người phụ thuộc đã có MST/CMND/Hộ chiếu

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Mã số thuế

Quốc tịch

Số CMND/ Hộ chiếu

Quan hệ với người nộp thuế

Thời gian được tính giảm trừ trong năm

 

Từ tháng

Đến tháng

 

[09]

[10]

[11]

[12]

[13]

[14]

[15]

[16]

[17]

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Người phụ thuộc chưa có MST/CMND/Hộ chiếu

STT

Họ và tên

Thông tin trên giấy khai sinh

Quốc tịch

Quan hệ với người nộp thuế

Thời gian được tính giảm trừ trong năm

Ngày sinh

Số

Quyển số

Nơi đăng ký

 

Quốc gia

Tỉnh/ Thành phố

Quận/

Huyện

Phường/

Từ tháng

Đến tháng

 

[18]

[19]

[20]

[21]

[22]

[23]

[24]

[25]

[26]

[27]

[28]

[29]

[30]

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                   

            (MST: Mã số thuế; CMND: Chứng minh nhân dân)     

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: ……………………..

Chứng chỉ hành nghề số:............

                          …,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

nhayBiểu số 09- 3/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 02-1/BK-QTT ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 nhay

Mẫu số: 16/ĐK-TNCN

((Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐĂNG KÝ NGƯỜI PHỤ THUỘC GIẢM TRỪ GIA CẢNH

[01] Lần đầu:                              [02] Bổ sung lần thứ:

                        [03] Họ và tên cá nhân có thu nhập:...........................................................................

[04] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


[05] Địa chỉ cá nhân nhận thông báo mã số NPT:..............................................................................................................

[06] Nơi đăng ký giảm trừ người phụ thuộc (Tổ chức, cá nhân trả thu nhập/cơ quan quản lý):......................................

.........................................................................................................................................................................................

            [07] Mã số thuế của    tổ chức, cá nhân trả           thu nhập:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Người nộp thuế đã có MST/CMND/Hộ chiếu

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Mã số thuế

Quốc tịch

Số CMND / Hộ chiếu

Quan hệ với người nộp thuế

Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ

(tháng/năm)

Thời điểm kết thúc tính giảm trừ

(tháng/năm)

[08]

[09]

[10]

[11]

[12]

[13]

[14]

[15]

[16]

1

               

2

               

3

               

...

               
  1. Người nộp thuế  chưa có MST/CMND/Hộ chiếu

STT

Họ và tên

Thông tin trên giấy khai sinh

Quốc tịch

Quan hệ với người nộp thuế

Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ

(tháng/năm)

Thời điểm kết thúc tính giảm trừ

(tháng/năm)

Ngày sinh

Số

Quyển số

Nơi đăng ký

Quốc gia

Tỉnh/ Thành phố

Quận/ Huyện

Phường/ Xã

[17]

[18]

[19]

[20]

[21]

[22]

[23]

[24]

[25]

[26]

[27]

[28]

[29]

1

                       

2

                       

3

                       

                       

                       

(MST: Mã số thuế; CMND: Chứng minh nhân dân)

Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.

 

 

…..…,ngày … tháng … năm ...

CÁ NHÂN CÓ THU NHẬP

(Ký và ghi rõ họ tên)

nhayBiểu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 nhay

Mẫu số: 04 - 2/TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                                                              

GIẤY UỶ QUYỀN QUYẾT TOÁN

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Năm ..........

Tên tôi là: ………………………….. Quốc tịch:…………………….

Mã số thuế: ……………………………………………………..…….

 

Năm ............... tôi chỉ có thu nhập chịu thuế tại một nơi là Công ty/đơn vị  ................................................................................................................. ; 
 
 

 

 

 

 

 Năm ............... tôi có thu nhập chịu thuế tại Công ty/đơn vị………………...  .................................................................................................................................... và có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng /tháng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ tại nguồn;

 

 Năm ............... tôi có thu nhập chịu thuế tại Công ty/đơn vị………………...  .................................................................................................................................... và  có thu nhập từ cho thuê nhà, mặt bằng, quyền sử dụng đất mà có mức doanh thu từ cho thuê nhà, mặt bằng, quyền sử dụng đất bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng/tháng đã thực hiện nộp thuế tại nơi có nhà, mặt bằng, quyền sử dụng đất cho thuê.

 

 Đề nghị Công ty/đơn vị ................................................................................... ................................................................................(mã số thuế :………………….) thay mặt tôi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm ........... với cơ quan thuế.

Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện tôi có thu nhập chịu thuế ở nơi khác thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

......, ngày ....... tháng ....... năm .......

                                               NGƯỜI UỶ QUYỀN

                                    (Ký, ghi rõ họ tên)

 

nhayBiểu số 04-2/TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24nhay

 


                                                                      

Mẫu số: 23/CK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

                                                                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

BẢN CAM KẾT

 

          Kính gửi:(Tên tổ chức, cá nhân trả thu thập)………………………………………..

 

1. Tên tôi là: …………………………………..………...……….……………

2. Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



       3. Số CMND/hộ chiếu :.................... Ngày cấp: .............. Nơi cấp: ................

4. Địa chỉ cư trú:……………………….……...………..…………………...

6. Nơi làm việc chính (nếu có):…………………...…………………………

Tôi cam kết rằng tổng thu nhập năm ……..… của tôi không vượt quá (*) …………..  triệu đồng (ghi bằng chữ…..............................................………).

Tôi đề nghị ……………………………..……..… (Tên tổ chức, cá nhân trả thu nhập) …………..…………………… tạm thời chưa thực hiện khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

…., ngày …… tháng …… năm……....

                                                                                   CÁ NHÂN CAM KẾT

                                                                       (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: (*) Số tiền khai tại mục này được xác định như sau:

- Trường hợp người viết cam kết độc thân: số tiền khai là 108.000.000 triệu đồng.

- Trường hợp người viết cam kết có người phụ thuộc:

Số tiền khai

=

108.000.000 đồng

+

43.200.000 đồng

x

Tổng số người

phụ thuộc

 

VD: Người viết cam kết có 2 người phụ thuộc thì

Số tiền khai

=

108.000.000  đồng

+

43.200.000  đồng

x

2

=

194.400.000 đồng

 

 

nhayBiểu số 23/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 nhay

Mẫu số: 03/KK-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

 (Dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từ kinh doanh của cá nhân không cư trú; Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú )

    [01] Kỳ tính thuế: tháng…….năm hoặc quý………năm ...……



[02] Lần đầu:                                      [03] Bổ sung lần thứ:

 

   [04] Tên người nộp thuế:………….……………………………………...........

              [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   [06] Địa chỉ: ………………………...……………....................................................

   [07] Quận/huyện: ..................... [08] Tỉnh/thành phố: ...............................................

   [09] Điện thoại:……………..[10] Fax:..........................[11] Email: .......................

   [12] Tên tổ chức khai thay (nếu  có):……………………….......................

            [13] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     [14] Địa chỉ: …………….………………………………………………….

     [15] Quận/huyện: ................... [16] Tỉnh/Thành phố: ...........................................

     [17] Điện thoại: .....................  [18] Fax: .......................... [19] Email: .....................

     [20] Tên đại lý thuế (nếu có):…..……………………….........................................

               [21] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     [22] Địa chỉ: ……………………………………………………………………….

     [23] Quận/huyện: ...................... [24] Tỉnh/thành phố: ..............................................

     [25] Điện thoại: .......................  [26] Fax: ................. [27] Email: ............................

     [28] Hợp đồng đại lý thuế: Số: .....................................Ngày:....................................

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

I

Thu nhập từ đầu tư vốn

1

Tổng thu nhập tính thuế

[29]

 

2

Tổng số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã khấu trừ

[30]

 

II

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

1

Tổng giá trị chuyển nhượng chứng khoán

[31]

 

2

Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ

[32]

 

III

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

1

Tổng thu nhập tính thuế

[33]

 

2

Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ

[34]

 

IV

Thu nhập từ trúng thưởng

1

Tổng thu nhập tính thuế

[35]

 

2

Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ

[36]

 

V

Thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú

1

Tổng thu nhập chịu thuế trả cho cá nhân

[37]

 

2

Tổng số thuế đã khấu trừ

[38]

 

VI

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú

1

Tổng giá chuyển nhượng vốn

[39]

 

2

Tổng số thuế đã khấu trừ

[40]

 

         
 

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …………………

Chứng chỉ hành nghề số:......

                                   …,ngày ......tháng ….....năm …

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

nhayBiểu số 03/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 06/TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24nhay

Mẫu số: 17/TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP CHỨNG TỪ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

 

Kính gửi: ………………………….......................................................................................................................

 

1. Tên tổ chức, cá nhân trả thu nhập: ………………………………….....................................................................

 2. Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Địa chỉ: ……………………………...…………………………..……….............................................................................................

4. Số Điện thoại: …………………… …………...…5. Số fax: …………………………………………………………..

6. Số Tài khoản: ……………………………….….........7. Nơi mở Tài khoản: …………………………………

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành, căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị,  đề nghị cơ quan thuế cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho tôi (đơn vị chúng tôi).

 Tôi (đơn vị chúng tôi) chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo đúng các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế./.

 

 

....., ngày …… tháng …… năm .....

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRẢ THU NHẬP

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

nhayBiểu số 17/TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 07/CTKT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24nhay

Mẫu số: 18/MGT-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ GIẢM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

       Kính gửi: ……………………………………………..…………………………………………………………….

[01] Họ và tên:................…….………………….……...……….……………………..

[02] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[03] Địa chỉ:..…..............................................................................................................

[04] Số tài khoản ngân hàng: …………......… Mở tại: …....………...………………..

Đề nghị được giảm thuế thu nhập cá nhân với lý do và số thuế giảm cụ thể như sau:

1. Lý do đề nghị giảm thuế:

 .............................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................

2. Năm đề nghị được giảm thuế:………

3. Căn cứ xác định số thuế được giảm:

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam 

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

1

Tổng số tiền bị thiệt hại

[05]

 

2

Tổng số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp trong năm đề nghị giảm thuế

[06]

 

3

Tổng số thuế TNCN đã nộp (hoặc tạm nộp) trong năm bị thiệt hại đề nghị giảm thuế

[07]

 

4

Tổng số thuế TNCN được hoàn thuế (nếu có)

[08]

 

4. Các tài liệu gửi kèm:

a. Các tài liệu chứng minh số thuế đã nộp (hoặc tạm nộp) trong năm đề nghị giảm thuế: ..............................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................

b. Các tài liệu khác:......................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

....., ngày ……… tháng…… năm………

CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

nhayBiểu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Biểu số 08/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 nhay

Mẫu số:  01/TK-SDDPNN

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/TT-BTC ngày

6/11/2013  của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               

TỜ KHAI THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

(Dùng cho hộ gia đình, cá nhân)

 

[01]  Kỳ tính thuế: Năm ..... 

[02] lần đầu:    €                     [03]    bổ sung lần thứ:  €.             

 

I/ PHẦN NGƯỜI NỘP THUẾ TỰ KHAI

                                                                                                                                                                 

1. Người nộp thuế                                                   [04] Họ và tên:

[05] Ngày tháng năm sinh:                                      [06] Mã số thuế:

[07] Số CMND/hộ chiếu:                                        [08] Ngày cấp:                           [09] Nơi cấp:

[10] Địa chỉ cư trú :                                      

      [10.1] Tổ/thôn:

[10.2] Phường/xã/thị trấn:

      [10.3]  Quận/huyện:

[10.4] Tỉnh/Thành phố:

[11] Địa chỉ nhận thông báo thuế:  

 [12] Số tài khoản-tại ngân hàng (nếu có):

 [11.1] Điện thoại:              

 

 

2. Đại lý thuế (nếu có)                                            [13] Tên tổ chức:

[14] Mã số thuế:

[15] Địa chỉ nhận thông báo thuế:                                     

      [15.1] Phường/xã/thị trấn:

      [15.2]  Quận/huyện:                                           [15.3] Tỉnh/Thành phố:

      [15.4] Điện thoại:                         Fax:                                                   Email:

      [15.5] Hợp đồng đại lý thuế:       Số hợp đồng :                                    Ngày : .../.../.....

3. Thửa đất chịu thuế

 

[16]  Địa chỉ:….

 

[17] Tổ/Thôn:                                 

[18] Phường/xã/thị trấn:

[19]  Quận/huyện: 

[20] Tỉnh/Thành phố:  

[21] Là thửa đất duy nhất:  €                [22] Đăng ký kê khai tổng hợp tại (quận/huyện):

[23] Đã có giấy chứng nhận:  €          Số giấy chứng nhận:

[23.1] Ngày cấp:

      [23.2] Thửa đất số:

                      [23.3] Tờ bản đồ số:

      [23.4] Diện tích đất phi nông

       nghiệp ghi trên GCN:

                      [23.5] Mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp

                                 (đất ở, đất sản xuất kinh doanh...):                                 

[24] Tổng diện tích thực tế sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp:

        [24.1]

Diện tích đất sử dụng đúng mục đích                                     

        [24.2]

Diện tích đất sử dụng sai mục đích /chưa sử dụng theo đúng quy định: 

        [24.3] Hạn mức (nếu có):

        [24.4]

Diện tích đất lấn, chiếm:

[25] Chưa có giấy chứng nhận:   €                           [25.1] Diện tích:

      [25.2] Mục đích đang sử dụng:                                                          

4. [26] Đối với đất ở nhà chung cư (tính trên diện tích sàn thực tế sử dụng):

     [26.1] Loại nhà:                         [26.2] Diện tích:                          [26.3] Hệ số phân bổ:

5. [27] Trường hợp miễn, giảm thuế: (ghi rõ trường hợp thuộc diện được miễn, giảm thuế như: thương binh, gia đình thương binh liệt sỹ, đối tượng chính sách,...).........

6. Đăng ký nộp thuế:

€  Nộp thuế một lần trong năm 

€  Nộp thuế theo 2 lần trong năm

€  Nộp cho cả thời kỳ ổn định:  năm: ....

             

    .... ,Ngày .... tháng..... năm.....

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ                                 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

Họ và tên:                                                 ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ 

Chứng chỉ hành nghề số:..........                  Ký tên, ghi rõ họ tên;  chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

II/ PHẦN XÁC ĐỊNH CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG

                                                                                                                                                    Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

 

 

1. Người nộp thuế                                                    [28] Họ và tên:

 

 

[29] Ngày tháng năm sinh:                                      [30] Mã số thuế:    

 

 

[31] Số CMND/hộ chiếu:                                        [32] Ngày cấp:                           [33] Nơi cấp:

 

 

2. Thửa đất chịu thuế

 

 

 

[34]  Địa chỉ:

 

[35] Tổ/Thôn:                                 

 

 

[36] Phường/xã/thị trấn:

[37]  Quận/huyện: 

[38] Tỉnh/Thành phố:  

 

 

[39] Đã có giấy chứng nhận  €               Số GCN:

[39.1] Ngày cấp:

 

 

      [39.2] Thửa đất số:

[39.3] Tờ bản đồ số:

 

 

 

      [39.4] Diện tích đất phi nông

      nghiệp ghi trên GCN:

                 [39.5] Diện tích thực tế sử dụng cho

                  mục đích phi nông nghiệp:

 

 

      [39.6] Mục đích sử dụng:

 

[39.7] Hạn mức:

(Hạn mức tại thời điểm cấp GCN)

 

 

[40] Chưa có giấy chứng nhận:   €         [40.1] Diện tích:

 

 

       [40.2] Mục đích đang sử dụng:

 

 

3.  Trường hợp miễn,  giảm thuế: [41] (ghi rõ trường hợp thuộc diện được miễn, giảm thuế như: thương binh, gia đình thương binh liệt sỹ, đối tượng chính sách ...)

 

 

4. Căn cứ tính thuế

 

 

[42] Diện tích đất thực tế sử dụng:

 

[43] Hạn mức tính thuế:

 

 

[44] Thông tin xác định giá đất:

[44.1] Loại đất:

 

 

      [44.2] Tên đường/vùng:

 

 

 

      [44.3] Đoạn đường/khu vực:

 

 

 

      [44.4] Loại đường:

[44.5] Vị trí/hạng:

 

 

      [44.6] Giá đất:

[44.7] Hệ số (đường/hẻm):

 

 

      [44.8] Giá 1 m2 đất (Giá đất theo mục đích sử dụng):

 

 

 

 

 

 

 

5. Diện tích đất tính thuế

 

 

5.1. Đất ở (Tính cho đất ở, bao gồm cả trường hợp sử dụng đất ở để kinh doanh)

 Tính trên diện tích có quyền sử dụng:                                                      

 

 

[45] Diện tích trong hạn mức (thuế suất: 0,03%)

[46] Diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức (thuế suất: 0,07%)

[47] Diện tích vượt trên 3 lần hạn mức (thuế suất 0,15%)

 

 

...

...

...

 

 

 

5.2. Đất ở nhà chung cư (tính trên diện tích sàn thực tế sử dụng):  

 

 

[48] Diện tích:

  [49] Hệ số phân bổ:

 

 

5.3. [50]    Diện tích đất sản xuất kinh doanh – Tính trên diện tích sử dụng đúng mục đích:

 

5.4. Đất sử dụng không đúng mục đích hoặc chưa sử dụng theo đúng quy định:

 

  [51] Diện tích : ................[52] Mục đích thực tế đang sử dụng:  .........................................................................    

  [53] Hệ số phân bổ (đối với nhà chung cư):

 

5.5. Đất lấn chiếm

  [54] Diện tích : ............... [55] Mục đích thực tế đang sử dụng: ...........................................................................

  [56] Hệ số phân bổ (đối với nhà chung cư):

 

 Ngày .... tháng..... năm.....                                                 Ngày .... tháng..... năm.....

Cán bộ địa chính xã /phường                                 CHỦ TỊCH UBND XÃ /PHƯỜNG                    
(Ký tên , ghi rõ họ tên)                                            (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số: 02/TSDĐ

(Ban hành kèm theo Thông tư
số 156/ 2013/TT-BTC
ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
.

TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: …….... /TB-....       

 

............, ngày..........tháng ........năm ......

 

 

 

THÔNG BÁO NỘP TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT

 

 

I- PHẦN XÁC ĐỊNH CỦA CƠ QUAN THUẾ:

Căn cứ  Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính số .............../VPĐK ngày........tháng...... năm 201........ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất....................................., hoặc căn cứ hồ sơ của người nộp thuế, cơ quan Thuế thông báo nộp tiền sử dụng đất (SDĐ) như sau:

 

1. Tên người sử dụng đất:

 

- Mã số thuế (nếu có)

 

- Địa chỉ gửi thông báo nộp tiền SDĐ:

 

 

- Điện thoại:            

Email:

 

2. Đại lý thuế (nếu có):

 

 

- Mã số thuế:

 

 

- Địa chỉ:

 

 

3. Thửa đất số:                                           

Thuộc tờ bản đồ số:     

 

4. Loại đường/khu vực:

 

5. Vị trí thửa đất (1, 2, 3, 4...):

 

6. Loại đất thu tiền sử dụng đất:

 

7. Diện tích tính tiền sử dụng đất (m2):

 

7.1. Đất ở:

 

- Trong hạn mức giao đất ở:  

Trong đó:

Diện tích trong hạn mức giao đất ở lựa chọn tính giá Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định (nếu có):

 

- Ngoài hạn mức giao đất ở:

 

7.2. Đất sản xuất kinh doanh:

 

      7.3.  Đất sử dụng vào mục đích khác:

 

8. Giá đất tính tiền sử dụng đất (đồng/m2):

 

8.1. Giá quy định (hoặc đấu giá):

 

8.2. Giá loại đất đang sử dụng (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp):

 

9. Nguồn gốc đất sử dụng (Nhà nước giao đất, chuyển mục đích SDĐ...):

 

10. Người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất theo mức:

 

10.1. Chênh lệch giữa  giá 2 loại đất:

 

10.2. 50% chênh lệch giữa  giá 2 loại đất:

 

10.3. 50% giá đất do UBND cấp tỉnh quy định:

 

10.4. 50% tiền sử dụng đất:

 

10.5. 100% tiền sử dụng đất:

 

     10.6. Trường hợp khác:

 

11. Tổng số tiền sử dụng đất phải nộp (đồng):

 

12. Các khoản giảm, trừ tiền sử dụng đất (nếu có):

 

12.1. Tiền SDĐ được giảm do SDĐ dưới 70 năm (đồng):

 

12.2. Tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất (đồng):

 

12.3. Tiền thuê đất đã nộp trước (đồng):

 

13. Miễn, giảm tiền sử dụng đất:

 

13.1. Lý do miễn, giảm:

 

13.2. Số tiền miễn giảm (đồng):

 

14. Số tiền sử dụng đất còn phải nộp ([14] = [11] – [12] – [13]) (đồng):

 

(Viết bằng chữ:......................................................................)                                

 

15. Địa điểm nộp tiền:

 

16. Thời hạn nộp tiền: Chậm nhất là ngày...tháng...năm... .Quá ngày phải nộp theo quy định mà người nộp thuế chưa nộp thì mỗi ngày chậm nộp phải trả tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.

 

Nếu có vướng mắc, đề nghị người nộp thuế liên hệ với … (cơ quan thuế)... theo số điện thoại: ............................ địa chỉ: ....................................

(Cơ quan thuế) thông báo để người nộp thuế được biết và thực hiện./.

 

NGƯỜI NHẬN THÔNG BÁO

NỘP TIỀN

Ngày ..…. tháng ..…. năm .....…

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ  và đóng dấu (nếu có))

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

 RA THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

                          

 

 

II - PHẦN TÍNH TIỀN CHẬM NỘP TIỀN SDĐ (Dành cho cơ quan thu tiền):
 

 

1. Số ngày chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định:

 

2. Số tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất (đồng):

 

(Viết bằng chữ:.....................................................)                                                                                                                                   

 

 

                               ……………, ngày …….. tháng ……… năm …......                                                      

                                  THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THU TIỀN

                               (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)                         

 

Mẫu số:  01/TMĐN

 (Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

06/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI TIỀN THUÊ ĐẤT, THUÊ MẶT NƯỚC

[01Kỳ tính thuế: Năm ....            

[02]  Lần đầu   *              [03]  Bổ sung lần thứ  *

[04] Tên người nộp thuế:

 

[05] Mã số thuế:

 

[06] Địa chỉ: 

 

[07] Điện thoại:                         [08] Fax:                   [09] Email:    

[10] Đại lý thuế (nếu có) :

[11] Mã số thuế:

[12] Địa chỉ:   

[13] Quận/huyện:                 [14] Tỉnh/Thành phố:  

[15] Điện thoại:                [16] Fax:                     [17] Email:  .

[18] Hợp đồng đại lý thuế, số:                          ngày ..          

 

1. Văn bản của cấp có thẩm quyền về việc cho thuê đất, thuê mặt nước (hoặc chuyển từ giao đất sang cho thuê đất, gia hạn cho thuê đất, thuê mặt nước...):   

 

1.1. Quyết định số ............ ngày .....    tháng ....    năm .....   của ........

 

1.2. Hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước số:  …….. ngày ........ tháng ...... năm ......

 2. Đặc điểm đất/mặt nước thuê:

 

2.1. Địa chỉ thửa đất/mặt nước thuê:

 

2.2.Vị trí thửa đất/mặt nước

 

2.3. Mục đích sử dụng:

 

2.4. Diện tích:

 

2.5. Thời điểm được thuê đất ( theo ngày ghi trên quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền):……………….

Ngày được bàn giao sử dụng: ………..    (áp dụng trong trường hợp ngày ghi trên quyết định cho thuê đất, mặt nước khác với ngày được bàn giao sử dụng)

 

3. Diện tích đất, mặt nước phải nộp tiền thuê(m2) :

 

3.1. Đất/mặt nước dùng cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:

 

3.2. Đất xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng để cho thuê:

 

3.3. Đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề:

 

3.4. Đất/ mặt nước sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản

 

3.5.  Đất/mặt nước dùng vào mục đích khác

 

4. Thời gian thuê :

 5. Các khoản tiền được giảm trừ tiền thuê đất, mặt nước (nếu có):

 

5.1. Số tiền thực tế bồi thường, hỗ trợ về đất: ............................... đồng

 

5.2. Số tiền sử dụng đất đã nộp trước (nếu có): ..............................đồng

 

5.3. Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất (lý do được miễn, giảm):

 

 

 

6. Hình thức nộp tiền thuê đất:

6.1. Nộp một lần cho cả thời gian thuê: *

6.2. Nộp hàng năm:                                *

 

7. Hồ sơ, chứng từ kèm theo chứng minh thuộc đối tượng được trừ hoặc miễn, giảm tiền thuê đất (nếu bản sao thì phải có công chứng nhà nước):

 

 

 

         Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:

Chứng chỉ hành nghề số:

 

 

                    ...........,Ngày......... tháng........... năm..........

                           NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

           ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

                  (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ  và đóng dấu (nếu có))

 

 

 

 

   

Ghi chú: Tại Mục [5], tùy theo hình thức nộp tiền thuê đất, mặt nước đánh dấu X vào ô * tương ứng

Mẫu số: 02/TMĐN

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/ 2013/TT-BTC ngày  

06/11/2013 của Bộ Tài chính)

 

TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: ……... /TB         

 

............, ngày........ tháng ....... năm ......

 

                                                                                              

THÔNG BÁO NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT

 

I- PHẦN XÁC ĐỊNH CỦA CƠ QUAN THUẾ:

            Căn cứ Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính số .............................../VPĐK ngày ......... tháng ........ năm 20....... của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ..............................................., hoặc căn cứ hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước của người nộp thuế, cơ quan Thuế thông báo nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước như sau:

 

1. Tên người nộp thuế:

 

- Địa chỉ gửi thông báo nộp tiền:                                                                                   

 

- Mã số thuế (nếu có):                                                                               

Số điện thoại:

 

- Ngành nghề kinh doanh:

 

2. Đại lý thuế (nếu có):

 

 

- Mã số thuế:

 

 

- Địa chỉ:

 

 

3. Thửa đất số:

Thuộc tờ bản đồ số:

 

4. Loại đường/khu vực:

 

5. Vị trí (1, 2, 3, 4...):

 

6. Mục đích sử dụng đất, mặt nước thuê:

 

7. Nguồn gốc đất, mặt nước thuê (Nhà nước cho thuê/chuyển từ giao sang thuê…):

 

8. Thời hạn thuê đất, mặt nước (năm):

 

9. Diện tích đất, mặt nước thuê (m2):

 

9.1. Diện tích phải nộp tiền thuê :

 

9.2. Diện tích không phải nộp tiền thuê :

 

10. Giá đất tính tiền thuê đất (đồng/m2/năm):

 

11. Đơn giá thuê đất, mặt nước (%):

 

12. Tổng số tiền thuê đất, mặt nước phải nộp (đồng):

 

12.1. Số tiền phải nộp một năm  ([12.1] = [9.1] x [10] x [11]):

 

12.2. Số tiền phải nộp cho cả thời gian thuê đất ([12.2] = [8]x[9.1]x[10]x[11]):

 

13. Các khoản giảm trừ tiền thuê đất (đồng) ([13] = [13.1] + [13.2] ):

 

13.1. Tiền bồi thường, hồ trợ về đất được trừ:                                           

 

13.2. Các khoản giảm trừ khác (nếu có):

 

14. Miễn, giảm tiền thuê đất:

 

14.1. Lý do miễn, giảm:

 

14.2. Số tiền miễn, giảm (đồng):

 

15. Số tiền thuê đất còn phải nộp ngân sách nhà nước (đồng):

 

15.1. Số phải nộp cho cả thời gian thuê đất ([15.1] = [12.2] - [13] - [14.2]): (áp dụng đối với trường hợp nộp một lần cho cả thời gian thuê)

 

(Viết bằng chữ:                                                                                                     )

 

15.2. Số phải nộp một năm: (áp dụng đối với trường hợp nộp hàng năm )                                                                                                            

 

(Viết bằng chữ:                                                                                                        )                       

 

16. Địa điểm nộp:

 

17. Thời hạn nộp tiền: Chậm nhất là ngày...tháng...năm...

       Trường hợp người nộp thuế nộp một lần tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả năm thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày 31/5 trong năm.

       Quá ngày phải nộp theo quy định mà người nộp thuế chưa nộp thì mỗi ngày chậm nộp phải trả tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.

       Nếu có vướng mắc, đề nghị người nộp thuế liên hệ với … (Tên cơ quan thuế)... theo số điện thoại: ......................... địa chỉ: .....................................

....(Tên cơ quan thuế)... thông báo để người nộp thuế được biết và thực hiện./.

 

NGƯỜI NHẬN THÔNG BÁO

NỘP TIỀN

           ...,Ngày …. tháng …. năm …

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ  và đóng dấu (nếu có)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

 RA THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

II- PHẦN TÍNH TIỀN CHẬM NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT (dành cho cơ quan thu tiền):

 

 

 

1. Số ngày chậm nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật:

 

2. Số tiền chậm nộp tiền thuê đất (đồng):

 

(Viết bằng chữ:......................................................)                                                                                                                                        

 

                   

                                        ..., Ngày …….. tháng ……… năm …                                                    

                            THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THU TIỀN

                             (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)                          

Mẫu số: 01-1/LPTB

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2011/TT-BTC ngày

 06/11/2013 của Bộ Tài chính)

 

TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …..../TB-....  

 

............, ngày..........tháng ........năm ......

 

THÔNG BÁO NỘP LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ NHÀ, ĐẤT

 

Căn cứ hồ sơ và Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính số………../ VPĐK ngày….tháng.......năm .… của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất …........…………, hoặc căn cứ hồ sơ của người nộp lệ phí trước bạ, ...(tên cơ quan thuế)................... thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất lệ phí trước bạ như sau:

I. ĐỊNH DANH VỀ NGƯỜI NỘP THUẾ:

1.Tên chủ tài sản: ................................................................................................................................    

2. Mã số thuế (nếu có): ............................................................................................................        

3. Địa chỉ gửi thông báo nộp tiền LPTB: .........................................................................................

4. Đại lý thuế (nếu có) : .........................................................................................................................

5. Mã số thuế: : ....................................................................................................................................

6.  Địa chỉ:  .: .......................................................................................................................................

II. ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN

1. Thửa đất số:……………………………Tờ bản đồ số: .............................................................

Số nhà…      Đường phố….         Thôn (ấp, bản, phum, sóc)…….xã (phường) ........................

2. Loại đất.............................................................................................................................................

3. Loại đường/khu vực: ......................................................................................................................

4. Vị trí (1, 2, 3, 4…):.........................................................................................................................

5. Cấp nhà:………………………………..Loại nhà:.....................................................................

6. Hạng nhà:.........................................................................................................................................

7. Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà:                                        ...................................................

8. Diện tích nhà, đất tính lệ phí trước bạ (m2):.................................................................................

8.1. Đất:.................................................................................................................................................

8.2. Nhà (m2 sàn nhà):.........................................................................................................................

9. Đơn giá một mét vuông sàn nhà, đất tính lệ phí trước bạ (đồng/m2):......................................

9.1. Đất:.................................................................................................................................................

9.2. Nhà (theo giá xây dựng mới):.....................................................................................................

III. LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ DO CƠ QUAN THUẾ TÍNH:

1. Tổng giá trị nhà, đất tính lệ phí trước bạ:.....................................................................................

1.1. Đất (8.1 x 9.1):..............................................................................................................................

2.2. Nhà (7 x 8.2 x 9.2):......................................................................................................................

2. Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp (đồng): ......................................................................................

(Viết bằng chữ: ........................................................................................................................)

Nộp theo chương ......loại.......khoản............hạng..........mục..........tiểu mục................................

3. Địa điểm nộp....................................................................................................................................

4. Thời hạn nộp tiền: Chậm nhất là ngày...tháng...năm Quá ngày phải nộp theo quy định mà người nộp thuế chưa nộp thì mỗi ngày chậm nộp phải trả tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.

5. Trường hợp không  thu lệ phí trước bạ : Chủ tài sản thuộc diện không phải nộp lệ phí trước bạ theo quy định tại  (ghi rõ căn cứ theo văn bản quy phạm pháp luật áp dụng)

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

6. Trường hợp miễn nộp lệ phí trước bạ: Chủ tài sản thuộc diện được miễn nộp lệ phí trước bạ theo quy định tại (ghi rõ căn cứ theo văn bản quy phạm pháp luật áp dụng)

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Nếu có vướng mắc, đề nghị người nộp thuế liên hệ với …(Tên cơ quan thuế)... theo số điện thoại: ............................ địa chỉ: ..................................

...(Tên cơ quan thuế)............. thông báo để người nộp thuế được biết và thực hiện./.

 

NGƯỜI NHẬN THÔNG BÁO

NỘP LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ

...,ngày ..…. tháng ..…. năm .....…

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ  và đóng dấu (nếu có))

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

 RA THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

                          

 

 

II - PHẦN TÍNH TIỀN CHẬM NỘP LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ (dành cho cơ quan thu tiền):

1. Số ngày chậm nộp lệ phí trước bạ so với thông báo của cơ quan Thuế:

2. Số tiền phạt chậm nộp lệ phí trước bạ (đồng):

(Viết bằng chữ:                                                         )                                                                      

 

 

                                                ..., ngày …….. tháng ……… năm ….                                                   

                                  THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THU TIỀN

                               (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)                         

 

nhayMẫu Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (mẫu số 01-1/LPTB) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC được thay thế bởi Mẫu Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (mẫu số 01-1/LPTB) Thông tư 119/2014/TT-BTC theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 1nhay

Mẫu số: 01/THKH

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM             

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI THUẾ KHOÁN

(Áp dụng cho hộ kinh doanh, cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế

theo phương pháp khoán)

[01] Kỳ tính thuế: năm ..…(Từ tháng……đến tháng…..)



[02] Lần đầu:                                      [03] Bổ sung lần thứ:

[04] Người nộp thuế:……..........................………...……………….......................

                 [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

[06] Ngành nghề kinh doanh..........................................................................................

[07] Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

[08] Điện thoại:……......…….[09] Fax:……….……... [10] Email:…..…...………..

[11] Văn bản uỷ quyền (nếu có): …………………………………………..……….

[12] Tên đại lý thuế (nếu có):…..……………………….........................................

                 [13] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[14] Địa chỉ: ……………………………………………………………………….

[15] Quận/huyện: ...................... [16] Tỉnh/thành phố: ..............................................

[17] Điện thoại: .......................  [18] Fax: ................. [19] Email: ............................

[20] Hợp đồng đại lý thuế: Số: .....................................Ngày:....................................

 

A. Kê khai doanh thu kinh doanh và sản lượng khai thác tài nguyên khoáng sản

 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

 

Chỉ tiêu

 

Mã chỉ tiêu

Đơn vị tính

Dự kiến doanh thu trung bình (hoặc sản lượng khai thác khoáng sản) 1 tháng năm nay

1

Tổng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ

[21]

 

 

2

Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT)

[22]

 

 

 

- Phân phối, cung cấp hàng hóa áp dụng tỷ lệ: 1%;

[23]

 

 

 

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu áp dụng tỷ lệ: 5%;

[24]

 

 

 

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu áp dụng tỷ lệ: 3%;

[25]

 

 

 

 - Hoạt động kinh doanh khác áp dụng tỷ lệ: 2%.

[26]

 

 

3

Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

[27]

 

 

 

Hàng hoá, dịch vụ A.....

[27a]

 

 

 

Hàng hoá, dịch vụ B.....

[27b]

 

 

 

...........................

 

 

 

4

Sản lượng hàng hoá sản xuất hoặc tài nguyên khai thác:                

[28]

 

 

4.1

Sản lượng tài nguyên khai thác

[29]

 

 

 

Tài nguyên C.....

[29a]

 

 

 

Tài nguyên D.....

[29b]

 

 

 

..........................

 

 

 

4.2

Sản lượng hàng hoá sản xuất chịu phí bảo vệ môi trường

[30]

 

 

 

Hàng hoá E...

[30a]

 

 

 

Hàng hoá G...

[30b]

 

 

 

...........................

 

 

 

B. Kê khai các khoản giảm trừ và tỷ lệ phân chia thu nhập chịu thuế của từng cá nhân trong nhóm kinh doanh

[31] Số người tham gia kinh doanh: ...............................................................................

STT

Họ và tên

[32]

Mã số thuế

[33]

Tỷ lệ phân chia thu nhập (%)

[34]

Tổng thu nhập được giảm trừ

[35]

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Tổng cộng

[36]

[37]

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

 

.........,ngày......... tháng........... năm..........

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Ghi chú:

  • Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều ngành nghề kinh doanh thì khai tổng doanh thu và xác định thuế suất thuế GTGT theo ngành nghề kinh doanh chính.
  • Trường hợp cá nhân kinh doanh thì khai tại chỉ tiêu [31] số người tham gia kinh doanh là 1 và tỷ lệ phân chia thu nhập là 100%; Trường hợp nhóm cá nhân kinh doanh thì khai số người và tỷ lệ phân chia thu nhập của từng người trong nhóm.                  
  • Đối với các mã chỉ tiêu [28],[29],[29a],[29b], [30], [30a], [30b]: đơn vị tính theo quy định của các văn bản về chính sách thuế có liên quan.

Mẫu số: 01A/KK-HĐ

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN, THUẾ GIA TRỊ GIA TĂNG

(Dành cho cá nhân kinh doanh lưu động; hộ nộp thuế khoán và cá nhân không kinh doanh được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ )

[01] Kỳ tính thuế: Ngày ….. tháng …. năm……



[02] Lần đầu:                                      [03] Bổ sung lần thứ:

       [04] Tên người nộp thuế:…………………..……………………...........................

                   [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       [06] Địa chỉ: ……………………………………...............................................................

       [07] Quận/huyện: ..................... [08] Tỉnh/thành phố: ......................................................

       [09] Điện thoại:……………..[10] Fax:..........................[11] Email: ..............................

       [12] Ngành nghề kinh doanh:…………………………………………………………..

       [13] Tên đại lý thuế (nếu có):…..…………………….....................................................

                  [14] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       [15] Địa chỉ: …………………………………………………………………………….

       [16] Quận/huyện: ...................... [17] Tỉnh/thành phố: ......................................................

       [18] Điện thoại: ........................  [19] Fax: .................. [20] Email: ..................................

        [21] Hợp đồng đại lý thuế: Số: .....................................Ngày:...........................................

  1. Phần khai của người nộp thuế

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

I.

Cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến)

1

Tổng doanh thu phát sinh

[22]

 

2

Thu nhập chịu thuế TNCN làm căn cứ tính giảm thuế

[23]

 

II

Hộ nộp thuế khoán và cá nhân không kinh doanh sử dụng hoá đơn lẻ

1

Tổng doanh thu phát sinh trên hoá đơn

[24]

 

2

Thu nhập chịu thuế TNCN làm căn cứ tính giảm thuế

[25]

 

 

 

  1. Phần tính của cơ quan thuế

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

I.

Cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến)

1

Tỷ lệ thuế GTGT ấn định trên doanh thu

[26]

 

2

Thuế GTGT phải nộp [27]=[22]*[26]

[27]

 

3

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế TNCN ấn định

[28]

 

4

Tổng thu nhập chịu thuế TNCN  [29]=[22]*[28]

[29]

 

5

Thuế TNCN phải nộp

[30]

 

6

Thuế TNCN được giảm

[31]

 

7

Thuế TNCN còn phải nộp  [32]=[30]-[31]

[32]

 

II

Hộ nộp thuế khoán và cá nhân không kinh doanh sử dụng hoá đơn lẻ

1

Tỷ lệ thuế GTGT ấn định trên doanh thu

[33]

 

2

Thuế GTGT phải nộp  [34]=[24]*[33]

[34]

 

3

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế TNCN ấn định

[35]

 

4

Tổng thu nhập chịu thuế TNCN  [36]=[24]*[35]

[36]

 

5

Thuế TNCN phải nộp

[37]

 

6

Thuế TNCN được giảm

[38]

 

7

Thuế TNCN còn phải nộp  [39]=[37]-[38]

[39]

 

(TNCN: Thu nhập cá nhân; GTGT: Giá trị gia tăng)

Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …………………

Chứng chỉ hành nghề số:......

…,ngày ......tháng ….....năm …....

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu(nếu có)

 

 

 

 

nhayThay thế mẫu số 01/THKH và 01A/KK-HĐ ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC bằng mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 nhay

Mẫu số: 02/THKH

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

    CỤC THUẾ.........

CHI CỤC THUẾ ........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Số: ……/TB-CCT     

 

Thông báo lần đầu trong năm

Thông báo điều chỉnh trong năm

............,ngày..........tháng ........năm ......

 

 















THÔNG BÁO NỘP THUẾ

(Áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán)

             Kính gửi: Ông/ bà ..............(tên người nộp thuế)...................................  

                            Mã số thuế: ...............................................................................

                             Địa chỉ:...........................................................................................

 

          Căn cứ quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

          Căn cứ Tờ khai thuế  của  Ông/bà....(tên người nộp thuế)...  và biên bản họp Hội đồng tư vấn thuế xã (phường, thị trấn) ……........…….; xét đề nghị của Đội thuế ……………….., Đội Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán, Đội kê khai và kế toán thuế;

          Chi cục thuế ….(tên cơ quan thuế)....  thông báo số tiền thuế Ông/bà phải nộp như sau:

1. Thuế Giá trị gia tăng:

□ Hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khoán.

□ Hộ kinh doanh thuộc diện phải nộp Thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khoán.

2. Số thuế môn bài phải nộp trong năm:…………………………đồng

3. Tổng số thuế khoán phải nộp trong năm:.....................................đồng.

Cụ thể như sau:

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Loại thuế

Tiểu mục

Số thuế/phí phải nộp

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

1

Thuế Giá trị gia tăng

 

 

 

 

 

2

Thuế Tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

3

Thuế Tài nguyên

 

 

 

 

 

4

Phí  bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

5

Thuế Thu nhập cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

CHI TIẾT SỐ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN PHẢI NỘP TRONG KỲ CỦA TỪNG CÁ NHÂN TRONG NHÓM KINH DOANH

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Tỷ lệ phân chia thu nhập (%)

TNCT tương ứng

Tổng các khoản giảm trừ

Thu nhập tính thuế

Thuế phải nộp

1

 

  

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

(Nếu chỉ có một cá nhân thì tỷ lệ phân chia thu nhập là 100%; TNCT: Thu nhập chịu thuế)

 

4. Nơi nộp thuế:

 

 

                        Nộp cho uỷ nhiệm thu:… (Tên uỷ nhiệm thu)…, địa chỉ ...............

 

 

 

                        Nộp tại trụ sở cơ quan thuế:…………… . địa chỉ...........................

 

 

 

                        Nộp tại kho bạc: …………………………..địa chỉ.........................

 

 

 

                      Nộp tại ngân hàng:  ………………………..địa chỉ.........................

 

5. Thời hạn nộp thuế

5.1. Thuế môn bài nộp chậm nhất là ngày……….

5.2 Đối với các loại thuế nộp theo quý thì thời hạn nộp tiền chậm nhất là ngày cuối cùng của quý.

           Quá thời hạn nộp thuế nêu trên mà chưa nộp đủ số tiền thuế theo Thông báo này vào ngân sách nhà nước thì Ông/bà phải chịu nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nếu có vướng mắc, đề nghị Ông/bà liên hệ với .....(tên cơ quan thuế).... theo số điện thoại: ................... địa chỉ: ...........................................…để được hướng dẫn cụ thể.

Chi cục thuế ....….(tên cơ quan thuế)....  thông báo để Ông/bà được biết và thực hiện./.

NGƯỜI NHẬN THÔNG BÁO THUẾ 

           …,ngày.....tháng......năm....

                (Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

nhayThay thế mẫu biểu số 02/THKH ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC bằng mẫu biểu mới số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 nhay

Mẫu số: 01/KK-TTS

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

6/11/2013 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM             

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI SẢN


(Áp dụng cho hộ kinh doanh, cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản)


[01] Kỳ tính thuế: -          Quý ..... năm .....

        -          Lần phát sinh: Từ tháng .../... đến tháng .../...


Hình thức kê khai:  + Quyết toán riêng cho từng năm

 + Quyết toán hết vào năm đầu của kỳ thanh toán   

(Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản có kỳ hạn thanh toán trên một năm)



[02] Lần đầu:                           [03] Bổ sung lần thứ:

 

[04] Người nộp thuế:…….........………....………...……………….......................

           [05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

[06] Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

[07] Quận/huyện: ................... [08] Tỉnh/thành phố: .....................................................

[09] Điện thoại:……...............…….[10] Fax:……….……….... [11] Email:…..…...………..

[12] Tên đại lý thuế (nếu có):………………………………..................................

           [13] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

[14] Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

[15] Quận/huyện: ................... [16] Tỉnh/thành phố: .....................................................

[17] Điện thoại: .....................  [18] Fax: .................. [19] Email: .................................

[20] Hợp đồng đại lý thuế: Số.......................ngày....../......./.................

[21] Văn bản uỷ quyền (nếu có): Số………………ngày……tháng……năm…….

A. Kê khai doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản:

- [22] Số, ngày Hợp đồng cho thuê tài sản (nếu có) :…………………………

- [23] Tổng số doanh thu phát sinh:…………………đồng. Trong đó:

[23a] Doanh thu phát sinh cho thuê bất động sản: …………………..…… đồng.

[23b] Doanh thu phát sinh cho thuê các tài sản khác:…………………….đồng.

- [24] Tỷ lệ GTGT ấn định:..................%.

- [25] Số thuế GTGT phải nộp: ……….................................................................đồng.

- [26] Tỷ lệ thu nhập chịu thuế TNCN ấn định:…………….%

- [27] Thu nhập chịu thuế TNCN:………………………………………………đồng.

- [28]Tổng thu nhập làm căn cứ tính giảm thuế:…………………………………đồng.

- [29] Số người tham gia kinh doanh:  …..… người.

- [30] Số thuế phải nộp

STT

Họ và tên

 

 

 

Mã số thuế

 

 

 

[33]

Tỷ lệ chia TNCT

Thuế GTGT phải nộp

Thu nhập chịu thuế

Các khoản giảm trừ gia cảnh

Thu nhập tính thuế

Thuế TNCN tạm tính

Thuế TNCN được giảm

Thuế TNCN phải nộp

Tổng số

Trong đó: thu nhập làm căn cứ tính giảm thuế

[31]

[32]

[34]

[35]

[36]

[37]

[38]

[39]

[40]

[41]

[42]

1

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

[43]

[44]

[45]

[46]

[47]

[48]

[49]

[50]

[51]

(TNCT: Thu nhập chịu thuế; TNCN: Thu nhập cá nhân; GTGT: Giá trị gia tăng)

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

 

              ......, ngày......... tháng........... năm..........

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:Trường hợp cá nhân kinh doanh thì khai tại chỉ tiêu [29] số người tham gia kinh doanh là 1 thì tỷ lệ phân chia thu nhập tại chỉ tiêu [34] là 100%; Trường hợp nhóm cá nhân kinh doanh thì khai số người và tỷ lệ phân chia thu nhập của từng người trong nhóm.                                     

nhayThay thế mẫu biểu số 01/KK-TTS ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC bằng mẫu biểu mới 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 nhay

Mẫu số: 03/MGTH

(Ban hành kèm theo Thông tư

số 156/2013/TT-BTC ngày

05/11/2013 của Bộ Tài chính)

 

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: ............./QĐ-..............

..........., ngày........tháng..........năm ........

                                                                                             

                                                                                                                                                                                             

QUYẾT ĐỊNH

Về việc miễn (giảm) thuế cho....(tên người nộp thuế)....

CHỨC DANH THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế, Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Quyết định số ..... ngày ..... tháng ..... năm .... của ..................... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế/Cục thuế/Chi cục thuế;

Căn cứ văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế số ...... ngày ... tháng... năm... kèm theo hồ sơ của .....(tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ)....;

          Theo đề nghị của ......;

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Miễn (giảm) thuế cho .....(tên người nộp thuế, mã số thuế)......,  với tổng số tiền thuế được miễn (giảm) là: ............................................đồng (Bằng chữ: .........................................................), trong đó:

  1. Thuế thu nhập doanh nghiệp: ...................... đồng, kỳ tính thuế: ................
  2. Thuế tiêu thụ đặc biệt : ................................đồng, kỳ tính thuế: ..............
  3. Thuế Tài nguyên: ......................................đồng, kỳ tính thuế: ..............

..........

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

...(Tên người nộp thuế)..., ...(trưởng các bộ phận liên quan của cơ quan thuế)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:                                                      

- Như Điều 2;

- Lưu: VT; ….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 156/2013/TT-BTC

Hanoi, November 06, 2013.

 

CIRCULAR

GUIDANCE ON SOME ARTICLES OF THE LAW ON TAX ADMINISTRATION, THE LAW ON THE AMENDMENTS TO THE LAW ON TAX ADMINISTRATION, AND THE GOVERNMENT S DECREE No. 83/2013/ND-CP

Pursuant to the Law on Tax administration No. 78/2006/QH11 dated November 29, 2006;

Pursuant to the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH12 dated November 20, 2012;

Pursuant to the Law on State budget No. 01/2002/QH11 dated December 16, 2002;

Pursuant to the Laws, Ordinances, Decrees on tax, fees, charges, and other revenues classified as government budget;

Pursuant to the Government s Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 elaborating the implementation some of articles of the Law on Tax administration and the Law on the amendments to the Law on Tax administration;

Pursuant to the Government s Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance.

At the request of the Director of the General Department of Taxation;

The Minister of Finance promulgates a Circular to provide guidance on some Articles of the Law on Tax administration, the Law on the amendments to the Law on Tax administration, and the Government s Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 (hereinafter referred to as the Decree No. 83/2013/ND-CP):

Chapter I

GENERAL REGULATIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular applies to the administration of taxes prescribed in tax laws, fees and charges classified as government budget according to the laws on fees and charges, other revenues classified as government budget collected by domestic tax authorities (hereinafter referred to as taxes).

Article 2. Subjects of application

1. Taxpayers include:

a) The organizations, households, and individuals that pay taxes, fees, or other amounts to government budget as prescribed by law;

b) The organizations assigned to collect fees and charges classified as government budget;

c) The organizations that provide taxation services;

d) The organizations and individuals that deduct tax from incomes, including:

d.1) Any Vietnamese party that signs a contract with a foreign entity that does business in Vietnam or earns incomes in Vietnam, pays VAT using direct method, pays corporate income tax on revenue;

d.2) Any organization or individual that deduct tax from incomes of the persons whose incomes are subject to personal income tax;

dd) Any organization or individual that engage in petroleum exploration or extraction, including:

- The operator of the petroleum contract concluded in the form of a production sharing contract.

- The joint operating companies to the petroleum contract concluded in the form of a joint operating contract.

- The partners to the petroleum contract concluded in the form of a partnership contract or an intergovernmental agreement.

- PetroVietnam, general companies and companies affiliated to PetroVietnam that engage in petroleum exploration or extraction themselves.

2. Tax authorities: the General Department of Taxation, Departments of Taxation, and Sub-departments of taxation;

3. Tax officials;

4. Other state agencies, organizations, and individuals related to the implementation of tax laws.

Article 3. This Circular provides guidance on:

1. Tax declaration and tax calculation;

2. Tax imposition;

3. Tax payment;

4. Delegation of tax collection;

5. Responsibility to fulfill tax liability;

6. Procedures for tax exemption and reduction; cancellation of outstanding tax and fines;

7. Procedure for tax refund and offsetting;

8. Tax inspection and risk management;

9. Settlement of complaints, denunciations, and lawsuits related to the implementation of tax laws.

Article 4. Regulations not mentioned in this Circular:

1. Regulations on tax administration on exported or imported goods.

2. Regulations on tax registration, enforcement of implementation of tax decisions and penalties for violations against tax laws.

Article 5. Tax documents

1. Tax documents include the documents enclosed with the tax declaration and other documents sent to tax authorities by taxpayers, delegated tax collectors, and other organizations and individuals.  01 copy of the mandatory documents shall be submitted to the tax authority.

2. The tax documents must be signed and issued intra vires; the format of the document, the signature and the seal on the document must comply with law.

3. The tax documents sent online must comply with the laws on electronic transactions.

4. The language of tax documents is Vietnamese. The documents in foreign languages must be translated into Vietnamese. The taxpayer shall add their signature and seal on the translation and is responsible for the accuracy of the translation. If the length of the document in foreign language exceeds 20 A4 pages, the taxpayer shall make a written request for permission to translate only the terms and conditions related to tax determination.

For the Notice of eligibility for tax exemption or reduction according to a Double taxation agreement, the taxpayer shall translate only the name of the contract, the names of articles, the contract period or the period during which the expert of the foreign contractor is present in Vietnam (if any), the responsibilities and commitments of every parties, the stipulations about confidentiality and product ownership (if any), the persons eligible to sign the contract, the information about tax determination (if any). A photocopy of the contract certified by the taxpayer shall be enclosed thereto.

Consular legalization of the documents issued by foreign authorities is only compulsory in the cases mentioned in Article 16, Article 20, Article 44, and Article 54 of this Circular.

5. If any tax document does not comply with the aforementioned requirements, the tax authority shall request the sender to rectify and resubmit it.

6. The time the tax authority receives the satisfactory document or translation is considered the receiving time of the document.

Article 6. Transaction with tax authorities

1. The legal representative of the taxpayer shall directly sign the tax documents or delegate their deputy to do so. The delegation must be prescribed in writing at the company.

2. Delegating transaction with tax authorities

- The legal representative of the taxpayer may delegate their deputy to sign the tax documents.

- The taxpayer that is an individual may delegate another organization or individual in writing (except for tax agents defined in Clause 3 of this Article) to make transaction with the tax authority in accordance with the Civil Code.

- The written delegation must specify the delegation period and delegated tasks. The written delegation must be sent to the tax authority together with the first declaration during the same delegation period.

3. Where the taxpayer signs a taxation service contract with a tax agent, the legal representative of the tax agent shall add a signature and seal on every tax document. The tax declaration must contain the full name and license number of the employee of the tax agent. Only the delegated tasks in the taxation service contract shall be performed.

At least 05 days before the performing the contractual tasks for the first time, the taxpayer must send a written notification to the tax authority of the purposes of the taxation services together with a photocopy of the taxation service contract, which is certified by the taxpayer.

The rights and obligations of tax agents are specified in the documents on provision of taxation services issued by the Ministry of Finance.

If the tax authority needs to inform the issues related to the tax documents completed by the tax agent under the delegation of the taxpayer, the tax authority shall inform such issues to the tax agent, and the tax agent shall notify the taxpayer.

Article 7. Receipt of tax dossiers at tax authorities

1. If the tax dossier is directly submitted at the tax authority, the official that receives shall put a stamp on the dossier, record the receipt time and quantity of documents in the dossier.

2. If the dossier is sent by post, the tax official shall add a date stamp on the dossier and record it.

3. If the dossier is sent electronically, the tax authority shall receipt, check and accept it via the electronic data processing system.

4. If additional documents must be provided, the tax authority must notify the taxpayer or tax agent within the day if the dossier is submitted directly, within 03 working days if the dossier is sent by post or electronically.

Article 8. Expressions of deadlines

1. If the time limit is expressed as "days”, it means continuous calendar days including days off.

2. Where the time limit is expressed as "working days”, it means working days of state agencies, excluding days off.

3. If the deadline is a specific date, the expiration date is the day after the stated day.

4. If the deadline is a day off, the actual deadline shall be the day after the day off.

5. The submission date is the day on which the tax authority receives the sufficient and valid documents.

Article 9. Adjustment of tax registration information

If the taxpayer has been granted tax registration but has not informed the tax authority of their accounts at commercial banks or credit institutions before the Decree No. 83/2013/ND-CP takes effect, such information must be provided in the adjustment form (form 08-MST enclosed herewith) by December 31, 2013.

If the taxpayer’s accounts at commercial banks or credit institutions are changed or added during the business, the taxpayer must send an adjustment form (form No. 08-MST enclosed herewith) to the supervisory tax authority must be informed within 10 days from the day on which such change occurs (do not use the form 08-MST enclosed with the Circular No. 80/2012/TT-BTC dated May 22, 2012).

Chapter II

TAX DECLARATION AND TAX CALCULATION

Article 10. General regulations on tax declaration and tax calculation

1. Rules for tax declaration and tax calculation

a) The taxpayer must calculate the tax payable to government budget, except for the cases in which tax is imposed by tax authorities or the cases in Article 37 and Article 37 of the Law on Tax administration.

b) The taxpayer must provide truthful information in the tax form provided by the Ministry of Finance and submit the mandatory documents.

c) Where tax must be declared monthly, quarterly or annually but no tax is incurred during the period, or the taxpayer is eligible for tax incentives exemption or reduction, the tax declaration still have to be submitted on time, except for the cases in which the business is shut down or suspended as mentioned in Point dd Clause 1 of this Article, or submission of tax declaration is exempt as prescribed in Article 16, Article 17 and Article 18 of this Circular.

d) Where tax must be declared monthly or quarterly, the first tax period begins on the commencement date of the business and ends on the last day of the month or quarter. The last tax period begins on the first day of the month or quarter and ends on the ending date of the business. The tax year to calculate corporate income tax or of this Circular is the calendar year or the taxpayer’s tax year. Tax year to calculate other taxes is calendar year.

dd) If the taxpayer’s business is suspended and tax is not incurred, the tax declaration for the suspension period might not be submitted. If the taxpayer’s business is not suspended the whole calendar year or tax year, the annual terminal declaration must be submitted.

At least 15 days before the suspension, the taxpayer must send a written notification to the supervisory tax authority. The notification shall specify:

- Name, address of the premises, tax code;

- Suspension period, beginning date and ending date of the suspension;

- Reasons for suspension;

- Full name, signature of the legal representative of the company, the representative of the business group, or the owner of the business household.

At the end of the suspension, the taxpayer must make a tax declaration as prescribed. Where the taxpayer resumes their business ahead of schedule, a written notification and a tax declaration must be sent to the supervisory tax authority.

e) The currency in the tax declaration is VND. When declaring taxes on extraction or sale or crude oil/natural gas, the currency shall be USD.

2. Tax declaration dossier:

A tax declaration dossier consists of a tax declaration and relevant documents used for calculating tax.

The taxpayer must use the tax declaration and appendices provided by the Ministry of Finance. Do not change the format, add, remove, or move any part of the tax declaration. The documents of which the forms are not provided by the Ministry of Finance must comply with relevant laws.

3. Deadlines for submitting tax declarations:

a) The deadline for submitting a monthly tax declaration is the 20thof the month succeeding the month in which tax is incurred.

b) The deadline for submitting a quarterly tax declaration or provisional quarterly tax declaration is the 30thof the quarter succeeding the quarter in which tax is incurred.

c) The annual tax declaration must be submitted by the 30thof the first month of the calendar year.

d) The unscheduled tax declaration (upon incurrence of tax) must be submitted within 10 days from the day on which tax is incurred.

dd) The annual terminal declaration must be submitted within 90 days from the end of the calendar year or tax year.

e) The deadline for submitting a terminal tax declaration when the company is divided, split, amalgamated, merged, transformed, dissolved, or shut down is the 45thday from the day on which a decision on such division, split, amalgamation, merger, transformation, dissolution, or shut down is made.

g) The deadline for submitting a tax declaration related to land use under a single-window system is the deadline required by such system.

4. Deadline extension:

a) If the taxpayer fails to submit a tax declaration on schedule due to a natural disaster, conflagration, or accident, the head of the supervisory tax authority shall grand an extension of deadline.

b) The extended period shall not exceed 30 days (for monthly, quarterly, annual, and unscheduled tax declarations) or 60 days (for terminal declarations) from the previous deadline.

c) The taxpayer must send the tax authority a written request for deadline extension before the deadline, specifying the reasons for extension. Such reasons must be certified by the People’s Committee or police department of the commune.

d) Within 03 working days from the receipt of the written request of deadline extension, the tax authority shall inform the taxpayer in writing whether the extension is granted or not. If the tax authority does not make a written response, the taxpayer’s request is considered rejected.

5. Adjustment to declaration:

a) The taxpayer that finds errors in the submitted tax declaration after the deadline shall be allowed to make an adjustment to the declaration.

Where terminal declarations are submitted annually: if the annual terminal declaration is not submitted, the taxpayer may make adjustments to the erroneous monthly or quarterly declarations, and provide the adjusted information in the terminal declaration. If the terminal declaration has been submitted, only adjustment to the terminal declaration is required. If the adjustment to the terminal declaration leads to a reduction of the tax payable, adjustments to monthly and quarterly declarations may be made and late payment interest shall be recalculated (if any).

The adjusted declaration may be submitted to the tax authority on any working days regardless of the next deadline, as long as it is submitted before the tax authority or a competent authority announces a decision on tax inspection at the taxpayer’s premises. When a decision on tax inspection has been issued:

- Adjustments may be made if the errors in the submitted declarations are not relevant to the inspected periods and operations, and late payment interest shall be paid.

- Adjustments may be made if the errors in the submitted declarations are relevant to the inspected periods but are not relevant to inspected operations, and late payment interest shall be paid.

- Adjustments may be made if the errors that are relevant to the inspected periods and operations lead to an increase in the amount of tax payable or a decrease in the amount of tax refunded or reduced, or a decrease in the amount of overpaid tax. The taxpayer shall incur the penalties as if such mistakes are discovered by the tax authority or competent authority.

If the tax authority or a competent authority has issued a decision to settle the increase or decrease in deductible VAT, the taxpayer shall adjust the tax declaration of the period during which the decision is received (no additional declaration is required).

b) An adjustment dossier consists of:

- The adjusted declaration;

- A written explanation (form no. 01/KHBS enclosed herewith) if the adjustment leads to a change in the amount of tax);

- Supporting documents.

c) Cases of adjustment:

c.1) If the adjustment to the tax declaration does not lead to a change in the amount of tax payable, deducted, or refunded, then only the adjusted tax declaration shall be sent together with an explanation (form No. 01/KHBS and supporting documents).

c.2) If the adjustment to the tax declaration leads to a change in the amount of tax payable, the taxpayer shall make an adjustment and calculate the late payment interest based on the increased amount of tax, the number of days behind schedule, and the rate of interest. If the taxpayer fails to calculate or incorrectly calculates the late payment interest, the tax authority shall inform the taxpayer of the late payment interest.

Example 1: In August 2014, company A makes an adjustment to the VAT tax declaration of January 2014, which leads to an increase of 100 million VND in VAT. Company A shall pay an additional tax of 100 million VND, calculate and pay the late payment interest to government budget.

Company A shall submit a dossier to the tax authority, which consists of:

- An adjusted VAT declaration that specifies the increase of 100 million VND in VAT payable in January 2014;

- A written explanation for the increase of 100 million VND in VAT payable (form 01/KHBS);

- Supporting documents (if any).

Example 2: In August 2014, company B makes an adjustment to the terminal declaration of corporate income tax of 2013, which leads to an increase of 100 million VND in corporate income tax. In this case, company A shall pay an additional tax of 100 million VND, calculate and pay the late payment interest to government budget.

Company B shall submit a dossier to the tax authority, which consists of:

- An adjusted terminal declaration that reflects the increase of 100 million VND in corporate income tax payable in 2013;

- A written explanation for the increase of 100 million VND in corporate income tax (form 01/KHBS);

- Supporting documents (if any).

c.3) If the adjustment to the tax declaration leads to a decrease in the amount of tax payable, an adjusted declaration shall be made. If the subtrahend has been paid, it shall be offset against the tax payable in the next period, or refunded.

Example 3: In August 2014, company C makes an adjustment to the special excise tax declaration of January 2014, which leads to a decrease of 100 million VND in special excise tax. It will be considered overpaid tax and offset against the tax payable in the next period, or refunded.

Company C shall submit a dossier to the tax authority, which consists of:

- An adjusted special excise tax declaration that reflects the decrease of 100 million VND in special excise tax payable in January 2014;

- A written explanation for the decrease of 100 million VND in special excise tax of January 2014 (form 01/KHBS);

- Supporting documents (if any).

Example 4: In August 2014, company D makes an adjustment to the VAT declaration of January 2014, which leads to a decrease of 100 million VND in VAT payable. The subtrahend shall be offset against the tax payable in the next period, or refunded.

Company D shall submit a dossier to the tax authority, which consists of:

- An adjusted VAT declaration that reflects the decrease of 100 million VND in VAT payable in January 2014;

- A written explanation for the decrease of 100 million VND in VAT of January 2014;

- Supporting documents (if any).

Example 5: In August 2014, company E makes an adjustment to the terminal declaration of corporate income tax of 2013, which leads to a decrease of 100 million VND in corporate income tax (CIT) payable (CIT was initially 200 million VND). Is will be considered overpaid tax and offset against the amount of CIT payable in the next period, or refunded.

Company E shall submit a dossier to the tax authority, which consists of:

- An adjusted terminal declaration that reflects the decrease of 100 million VND in corporate income tax payable in 2013;

- A written explanation for the decrease of 100 million VND in corporate income tax payable of the tax year 2013 (form 01/KHBS);

- Supporting documents (if any).

If the taxpayer has not paid the corporate income tax in the terminal declaration of 2013, the taxpayer may make an adjustment to every quarterly declaration of CIT in 2013 when submitting the adjusted terminal declaration in 2013 to recalculate the CIT payable and late payment interest in every quarter of 2013.

c.4) If the adjustment to the declaration only leads to an increase in VAT that remains after deduction, the increase shall be written in box “Increase in deductible VAT of previous periods” on the current VAT declaration.

Example 4: In August 2014, company G makes an adjustment to the VAT declaration of January 2014, which leads to an increase of 500 million VND in VAT that remains after deduction.

Company G shall submit a dossier to the tax authority, which consists of:

- The VAT declaration of January 2014 that reflects the increase of 100 million VND in VAT that remains after deduction;

- A written explanation for such increase in January 2014;

- Supporting documents (if any).

The increase of 500 million VND shall be written in box “Increase in deductible VAT of previous periods” on the current VAT declaration of July 2014 (if the deadline for declaring tax has not passed) or August 2014.

c.5) If the adjustment leads to a decrease in the VAT that remains after deduction, an adjustment shall be made:

- If the taxpayer does not stop deducting tax and has not claimed refund, the decrease in the period shall be written in box "Decrease in deductible VAT in previous periods” on the current VAT declaration.

Example 7: In August 2014, company H makes an adjustment to the VAT declaration of January 2014, which leads to a decrease in the amount of VAT that remains after deduction from 200 million VND to 100 million VND. In this case the taxpayer is not required to pay the 100 million VND in VAT as well as late payment interest. Instead, the taxpayer shall decrease the non-deductible VAT of January 2014, which is 100 million VND in the VAT declaration of July 2014 (if the deadline for declaring tax has not passed) or August 2014 or the month in which the adjustment is made (box “Decrease in deductible VAT of previous periods).

Company H shall submit a dossier to the tax authority, which consists of:

+ A VAT declaration of January 2014 that reflects the decrease of 100 million VND in VAT that remains after deduction;

+ A written explanation for such decrease in the tax period January 2014 (form 01/KHBS);

+ Supporting documents (if any).

- If the taxpayer has stopped deducting tax and claims tax refund from the tax authority, the tax authority shall consider refunding according to the claim and the adjustment.

Example 8: According to the VAT declaration of January 2015, company H has stopped deducting tax and claims a refund of 900 million VND. In March 2015, company H makes an adjustment to the VAT declaration of January 2015, which leads to a decrease in VAT from 900 million VND to 800 million VND because the difference of 100 million VND is not eligible for deduction. If the tax authority has not made a decision on VAT refund, the taxpayer is not required to pay the 100 million VND in VAT as well as late payment interest. According to the claim for refund of VAT of January 2015 and the adjustment, tax authority shall make a decision to refund 800 million VND after adjustment.

- If the taxpayer already received the tax refund before the claim for refund is made, the taxpayer must return the amount that is refunded incorrectly and pay late payment interest from the day on which the State Treasury signs the Order of refund to the day on which the taxpayer makes an adjustment. If the taxpayer has not return in full the amount that is incorrectly refunded, or incorrectly calculates the late payment interest, the tax authority shall calculate and notify the late payment interest to taxpayers.

Example 9: In August 2014, company H makes an adjustment to the VAT declaration of January 2014, which causes the amount of VAT that remains after deduction to decrease from 200 million VND to 100 million VND. The taxpayer has already made a claim for the refund of this amount and the tax authority made an Order of refund on April 25, 2014. In this case the taxpayer must return 100 million VND to government budget and calculate late payment interest from April 25, 2014 to the day on which the rectification is made.

c.6) If the taxpayer makes a mistake that leads to a decrease in the amount of VAT that remains after deduction and an increase in VAT payable in the period, an adjustment shall be made.

The taxpayer shall calculate late payment interest according to the increase in tax payable, the days of late payment, and interest rates. The decrease in deductible tax shall be written in box “Decrease in deductible VAT of previous periods” on the current VAT declaration.

Example 10: in August 2014, company I makes an adjustment to the VAT declaration in January 2014, which leads to a decrease of 200 million VND in VAT that remains after deduction, and an increase of 100 million VND in VAT payable. A decrease of 300 million VND in non-deductible VAT is made, which causes the VAT payable of January 2014 to increase by 100 million VND. In this case the taxpayer must pay the increase of 100 million VND in VAT and late payment interest; the non-deductible VAT of 200 million VND shall be written in the VAT declaration of July 2014 (if the deadline for declaring tax has not passed) or August 2014 (box "Decrease in deductible VAT of previous periods).

Company I shall submit a dossier to the tax authority, which consists of:

- When discovering the increase of 100 million VND in VAT payable in January 2014, company I shall make an adjustment to pay that 100 million VND and late payment interest. The adjustment submitted to the tax authority consists of:

+ A VAT declaration of January 2014 that reflects the increase of 100 million VND in VAT payable;

+ A written explanation for such increase in January 2014 (form 01/KHBS);

+ Supporting documents (if any).

- Company I shall write the decrease of 200 million VND in VAT that remains after deduction in January 2014 on the VAT declaration of July 2014 (if the deadline for declaring tax has not passed) or August 2014 (box “Decrease in deductible VAT of previous periods).

c.7) If the taxpayer makes a mistake that leads to an increase in the amount of VAT that remains after deduction and a decrease in the amount of VAT payable in the period, an adjustment shall be made.

The taxpayer shall write the increase in deductible tax in box “Increase in deductible VAT of previous periods” on the current VAT declaration. When VAT payable is decrease, the taxpayer shall make an adjustment similarly to the case in Point c.3 Clause 5 of this Article.

c.8) The taxpayer may decrease the amount of tax refund on the declaration of deductible VAT if the conditions for refund are not met and the claim for refund is not submitted. In this case the taxpayer shall make an adjustment specifying the amount of tax refund in box “Increase in deductible VAT of previous periods" on the current VAT declaration.

Example 11: Company K has claimed a VAT refund of 200 million VND in the VAT declaration of June 2014 but has not made an application for VAT refund. In August 2014, company K discovers that the claim is not justifiable, it decrease the amount of refund on the VAT declaration of June 2014 and increase the amount of deductible VAT of corresponding periods on the VAT declaration of July 2014 (if the deadline for declaring tax has not passed) or August 2014.

Company K shall submit a dossier to the tax authority, which consists of:

- A VAT declaration of June 2014 that reflects the decrease in VAT refund and increase of 200 million VND in deductible VAT;

- A written explanation form 01/KHBS.

6. Places for submitting tax declarations

The taxpayer shall submit the tax declarations, pay fees and other charges to the supervisory tax authority, in particular:

a) Declarations of personal income tax, non-agricultural land levies, agricultural land levies, land levies, land rents, registration fees, VAT on extra provincial business, and declarations of flat tax shall be submitted in accordance with Article 11, Article 16, Article 18, Article 19 and Article 21 of this Circular.

b) Declarations of severance tax shall be submitted at the supervisory tax authority (Department of Taxation or Sub-department of taxation) if the taxpayer’s head office is in the same province as the extraction site. Otherwise, the Director of the Department of Taxation of the province where the extraction site is located shall decide where tax declarations must be submitted.

b) Declarations of corporate income tax on real estate transfer shall be submitted at the supervisory tax authority (Department of Taxation or Sub-department of taxation) if the taxpayer’s head office is in the same province as the property transferred. Otherwise, the Director of the Department of Taxation of the province where the property transferred is located shall decide where tax declarations must be submitted.

d) If the taxpayer has a facility that manufacture goods subject to special excise tax in another province than that of the head office, special excise tax declarations shall be submitted in the locality where the manufacturing facility is situated.

dd) If the regulatory bodies in the same locality adopt a single-window system to process tax declarations, the places to submit tax declarations are the places required by the system

Article 11. VAT declaration

1. Responsibility to submit VAT declaration:

a) The taxpayer shall submit the tax declaration to the supervisory tax authority.

b) Where the taxpayer has an affiliate in the same province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province) as the taxpayer’s head office, the taxpayer shall file a joint VAT declaration.

If the affiliate has a seal, deposit account, directly sells goods or services, declares sufficient input and output VAT, and wishes to declare tax separately, it must apply for permission to declare tax separately and use separate invoices.

Directors of local Departments of Taxation shall decide the place where providers of restaurant, hotel, massage, and karaoke services declare their tax.

c) Where the taxpayer has an affiliate in another province than the taxpayer’s head office, the affiliate shall directly submit the VAT declaration to the supervisory tax authority. If the affiliate does not sell anything and thus does not earn any revenue, tax shall be declared at the taxpayer’s head office.

Where the taxpayer plans to sell real estate in another province than that of the taxpayer’s head office and establishes an affiliate (branch, management board, etc.), then the taxpayer must apply for tax registration and use credit-invoice method to pay the tax on real estate trading to the tax authority of the locality where real estate is sold.

Example 12: Real estate company A has a head office in Hanoi, and is the investor in a housing project in Da Nang city. When establishing a branch in Da Nang city to supervise the project, company A must apply for tax registration and pay tax using credit-invoice method in Da Nang city.

When the affiliates of a farming, forestry or fishery company that have registered and paid VAT using credit-invoice method buy farming, forestry or fishery products, then transfer or sell them to the head office, internal delivery notes shall be used instead of VAT invoices.

d) Where a taxpayer that declares and pays tax using credit-invoice method has a manufacturing division (processing, assembling facility) situated in another province than that of the head office that does not directly sell goods and thus does not earn any revenue, then:

If the affiliated manufacturing division keeps accounting records, tax shall be registered and paid using credit-invoice method in the same locality, and VAT invoices shall be used when semi-finished products or finished products are transferred, including those transferred to the head office.

If the manufacturing division does not keep accounting records, the taxpayer shall declare tax at the head office and pay tax in the locality where the manufacturing division is situated. The VAT is 2% (if the goods incur 10% VAT) or 1% (if the goods incur 5% VAT) of the revenue at VAT-exclusive prices of sold products. The revenue of sold products is determined according to the prices of the same kind of products in the locality where the manufacturing division is situated.

Where the total VAT payable in the localities where the taxpayer’s manufacturing divisions are situated is greater than the amount of VAT payable by the taxpayer at the head office, the taxpayer shall distribute the amount of tax payable among the manufacturing divisions as follows: VAT payable at the locality where the manufacturing division is situated equals (=) VAT payable by the taxpayer at the head office multiplied by (x) the ratio of revenue at VAT-exclusive prices of the products created by the manufacturing division (or products of the same kind in the same locality) to the total revenue at VAT-exclusive prices of the products created by the whole company. If the taxpayer does not incur any tax at the head office, then the taxpayer does not have to pay tax at the localities of their manufacturing divisions.

The taxpayer shall make and send a “VAT distribution table” (form No. 01-6/GTGT) together with the tax declaration to the supervisory tax authority, and a copy of form 01-6/GTGT to the supervisory tax authorities of the manufacturing divisions.

According to the amount of VAT paid in the locality where the taxpayer’s head office is situated and the localities where manufacturing divisions are situated in the distribution table form 01-6/GTGT, the taxpayer shall make a notice of VAT payment in the locality where the head office is situated and in every locality where the manufacturing divisions are situated. The notice must specify that tax is paid to an account of a State Treasury at the same level as the tax authority

Example 13: Company A has its head office in Hanoi and 02 affiliated factories that do not keep accounting records and are situated in Hai Phong and Hung Yen. The products manufactured incur 10% VAT and are sold by the head office.

In August 2014: revenue at VAT-exclusive prices of the products manufactured by the factory in Hai Phong is 500 million VND, in Hung Yen is 600 million VND. The amount of VAT paid in the locality where the head office is situated (according to form 01/GTGT) in the period is 25 million VND.

The amount of VAT paid by company A in Hai Phong:

500 million VND x 2% = 10 million VND.

The amount of VAT paid by company A in Hung Yen:

600 million VND x 2% = 12 million VND.

The amount of VAT paid by company A in Hanoi:

25 million VND - 10 million VND - 12 million VND = 3 million VND.

Example 14: Company A has its head office in Hanoi and 03 affiliated factories that do not keep accounting records and are situated in Hanoi, Hai Phong and Hung Yen. The products manufactured are sold by the head office.

In September 2014: revenue at VAT-exclusive prices of the products manufactured by the factory in Hai Phong is 500 million VND, in Hung Yen is 600 million VND, in Hanoi is 200 million VND.

The amount of VAT paid in the locality where the head office is situated (according to form 01/GTGT) in the period is 20 million VND.

The amount of VAT paid by company A in Hai Phong and Hung Yen according to 2% rule (the goods incur 10% tax): 500 million VND x 2% + 600 million VND x 2% = 22 million VND. By this rule, the amount of VAT paid in the localities where the factories are situated is greater than that paid by the head office. Therefore, company shall distribute VAT as follows:

The amount of VAT paid by company A in Hai Phong:

20 million VND x 500 million VND / (500 million VND + 600 million VND + 200 million VND) = 7.69 million VND.

The amount of VAT paid by company A in Hung Yen:

20 million VND x 600 million VND / (500 million VND + 600 million VND + 200 million VND) = 9.23 million VND.

The amount of VAT paid by company A in Hanoi:

20 million VND - 7.69 million VND - 9.23 million VND = 3.08 million VND.

Example 15: Company A has its head office in Hanoi and 02 affiliated factories that do not keep accounting records and are situated in Hai Phong and Hung Yen. The products manufactured are sold by the head office.

In October 2014: revenue at VAT-exclusive prices of the products manufactured by the factory in Hai Phong is 400 million VND, in Hung Yen is 500 million VND. In October 2014, company A’s head office does not incur any tax. Company A also does not have to pay VAT in Hai Phong and Hung Yen.

dd) Where the taxpayer engages in a extraprovincial construction, installation, or sale, or extraprovincial real estate transfer (except for the case in Point c Clause 1 of this Article) without establishing an affiliate in that province (hereinafter referred to as extraprovincial business), the taxpayer must submit a tax declaration to the tax authority of the locality where the extraprovincial business takes place.

Directors of local Departments of Taxation shall decide the place where tax on extraprovincial business is declared.

Example 16: Company A, which has its head office in Hai Phong, signs a contract to sell cement to company B, which has its head office in Hanoi. According to the contract, goods shall be delivered to the company B’s construction site in Hanoi. This sale is not considered extraprovincial. Company A shall declare VAT in Hai Phong and is not required to declare the revenue from extraprovincial sale under this contract.

Example 17: Company B has a head office in Ho Chi Minh City. Its warehouses in Hai Phong and Nghe An are not meant to trade. When company B sells goods from the warehouse in Hai Phong to a company C in Hung Yen, company B is not required to declare tax on extraprovincial sale in the locality where the warehouse is situated (Hai Phong or Nghe An).

Example 18:

- Company A, which has its head office in Hanoi, signs a contract with company B for construction consultancy, survey, and design in Son La in which company B is an investor. This activity is not considered extraprovincial. Company A shall declare VAT on this contract in Hanoi where its head office is situated, not Son La.

- Company A, which has its head office in Hanoi, signs a contract with company C to execute the construction in Son La (including the consultancy, survey, and design) in which company C is an investor. Company A shall declare VAT on extraprovincial construction in Son La.

Example 19: Company B, which has its head office in Hanoi, sells air conditioners to their customers in Hoa Binh (including installation). Company B is not required to pay tax on extraprovincial business in Hoa Binh.

Example 20: Company A, which has its head office in Hanoi, buys 10 houses from company B in Ho Chi Minh City, then sells these houses and issue invoices to their customers. In this case company A must declare and pay tax on revenue from extraprovincial real estate transfer at a tax authority in Ho Chi Minh City.

e) Where the taxpayer has an extraprovincial construction project that relate to multiple localities such as roads, power line, water, oil, gas pipeline, etc. and thus is not able to determine the revenue earned from each district or province, VAT on revenue from the extraprovincial construction shall be declared in the locality where the taxpayer’s head office is situated.

2. Declaring VAT

a) VAT declarations shall be declared monthly, except for the cases in Points b, c, and d of this Clause.

b) Quarterly declaration of VAT.

b.1) The taxpayers eligible to declare VAT quarterly:

The taxpayer earns a total revenue of 20 billion VND or less from the sale of goods and/or services in the preceding.

The taxpayer that has just begun his business shall declare VAT monthly. In the next calendar year after 12 months of business, VAT declarations shall be declared whether monthly or quarterly depending on the revenue from the sale of goods and/or services in the preceding calendar year (12 months)

Example 21:

- Company A begins its business from January 2014, thus VAT shall be declared monthly from January 2014 to December 2014. In 2015, tax shall be declared monthly or quarterly depending on the revenue in 2014 (12 months).

- Company B begins its business from August 2013, thus VAT shall be declared monthly from August 2013 to December 2014. In 2015, tax shall be declared monthly or quarterly depending on the revenue in 2014 (12 months).

Taxpayers shall determine their eligibility to declare tax quarterly themselves.

Any taxpayer eligible to declare VAT quarterly that wishes to declare tax monthly shall send a notification to the supervisory tax authority not later than the submission of the VAT declaration of the first month of the tax year in which VAT are declared monthly.

b.2) Period of quarterly declaration

VAT shall be declared monthly or quarterly throughout the calendar year and the 3-year cycle. The first stable cycle begins on July 01, 2013 and ends on December 31, 2016.

During the cycle of quarterly declaration, if the taxpayer or the tax authority discovers that the revenue earned in the year preceding the cycle is over 20 billion VND, and thus the taxpayer is not eligible to declare VAT quarterly, then the taxpayer shall declare VAT monthly from the year succeeding the year of discovery until the end of the cycle.

During the cycle of monthly declaration, if the taxpayer or the tax authority discovers that the revenue earned in the year preceding the cycle is 20 billion VND or less, and thus the taxpayer is eligible to declare VAT quarterly, then the taxpayer may choose whether to declare VAT monthly or quarterly from the year succeeding the year of discovery until the end of the cycle.

Example 22: In 2012, company C earns a total revenue 18 billion VND, thus it is eligible to declare VAT quarterly from July 01, 2013. If the revenue earned in 2013, 2014, 2015 or 2016 declared by the company (including adjustments), or determined by the inspector is 25 billion VND, company C shall keep declaring VAT quarterly until the end of 2016. The declaration cycle shall be redetermined from 2017 according to the revenue earned in 2016.

Example 23: in 2012, company D earns a revenue of 27 billion VND, thus it shall declare VAT monthly. In 2013, the revenue declared by the company or determined by the inspector is 18 billion VND. In this case company D still declares VAT monthly until the end of 2016. The declaration cycle shall be redetermined from 2017 according to the revenue earned in 2016.

Example 24: In 2012, company E states a revenue of 17 billion VND in the VAT declaration, which makes it eligible to declare VAT quarterly from July 01, 2013. In 2014, the inspector concludes that the taxable revenue earned in 2012 is actually 22 billion VND. Consequently, company E shall declare VAT monthly from 2015 to the end of 2016. From 2017, the declaration cycle shall be redetermined according to the revenue earned in 2016.

Example 24: In 2012, company G states a revenue of 17 billion VND in the VAT declaration, which makes it eligible to declare VAT quarterly from July 01, 2013. In 2014, company G makes an adjusted declaration specifying that the taxable revenue earned in 2012 is actually 22 billion VND. Consequently, company G shall declare VAT monthly from 2015 to the end of 2016. From 2017, the declaration cycle shall be redetermined according to the revenue earned in 2016.

Example 26: Company H is established in July 2013. The total revenue in the VAT declaration 2014 is below 20 billion VND. In this case company H may declare tax quarterly from 2015 to the end of 2016. From 2017, the declaration cycle shall be redetermined according to the revenue earned in 2016.

b.3) Method of determining revenue from sale of goods and services in the preceding year (to determine the eligibility to declare VAT quarterly).

- The revenue from sale of goods and services is the total of revenues in the VAT declarations in the year (including taxable and non-taxable revenues).

- Where the taxpayer declares tax at the head office on behalf of their affiliates, the revenue from sale of goods and services include the revenues earned by their affiliates.

c) VAT on revenues from extraprovincial business shall be declared upon incurrence of tax.

d) VAT on revenues of casual businesspeople shall be declared upon incurrence of tax using direct method.

3. Declaring VAT using credit-invoice method:

a) The taxpayers that pay VAT using credit-invoice method shall declare VAT by deduction

b) A declaration dossier consists of:

- The VAT declaration shall be made in accordance with form 01/GTGT enclosed herewith;

- The list of sold goods and services shall be made in accordance with from 01-1/GTGT enclosed herewith;

- The list of purchased goods and services shall be made in accordance with form 01-2/GTGT enclosed herewith;

- The list of goods and services eligible for 0% tax shall be made in accordance with form 01-3/GTGT enclosed herewith.

- The table of distribution of deductible input VAT in the month or quarter shall be made in accordance with form 01-4A/GTGT enclosed herewith (if the taxpayer distributes deductible VAT in the month or quarter according to the ratio of taxable revenue from sale of goods and services to total revenue from sale of goods and services in the month or quarter).

- The adjustment to distributed deductible input VAT shall be made in accordance with 01-4B/GTGT enclosed herewith (if the taxpayer redistributes deductible VAT in the year according to the ratio of taxable revenue from sale of goods and services to total revenue from sale of goods and services in the year). Increase or decrease of distributed deductible input VAT shall be specified in the VAT declaration of December or Q4 of the year.

- The table of paid VAT on revenue from extraprovincial business shall be made in accordance with form 01-5/GTGT enclosed herewith.

- The table of VAT distribution between the head office and the affiliates that do not keep accounting records (if any) shall be made in accordance with form 01-6/GTGT enclosed herewith.

- The list of sold motorcycles shall be made in accordance with from 01-7/GTGT (applied to motorcycle sellers).

c) Where a taxpayer eligible to pay VAT using credit-invoice method is making investment in a project in the same province as the head office, a separate tax declaration for the project of investment shall be made. The VAT on purchased goods and services serving the project shall be offset against the VAT on the current business. After offsetting, VAT on purchased goods and services serving the project shall be refunded if it is not completely cleared.

If the taxpayer is making investment in a project in another province than that of the head office, which is not put into operation, has not applied for business registration and/or tax registration, the taxpayer shall make a separate tax declaration for the project and submit it at the supervisory tax authority of the head office. If VAT on purchased goods and services serving the project are not completely eliminated, VAT on the project shall be refunded.

If the taxpayer establishes project management boards or branches in the other province to manage one or multiple projects, such management boards or branches must submit separate tax declarations to the local tax authorities if they have the seal, keep accounting records, deposit accounts at banks, have applied for tax registration and issued with tax codes.  When the project is complete as well and the procedure for business registration and tax registration, the investor in the project must provide the new company with information about the amounts of VAT that are new, refunded, and not refunded so that it can declare, pay tax, and claim tax refund.

Example 27: Company A has a head office in Hanoi and a project of investment in Hai Phong, establishes a branch in Hai Phong to monitor the project. The branch has a seal, keeps accounting records, deposit accounts at banks, has applied for tax registration and issued with tax a code. In this case the branch must submit separate tax declarations to the tax authority in Hai Phong.

Example 28. in 2014, company A, which has a head office in Hanoi, invests in a steel factory in Hai Phong (which consists of three complexes). The project is not inaugurated and not registered. Company A makes a separate tax declaration for the project and pay tax at the tax authority in Hanoi where their head office is situated. VAT on the project is refunded in Hanoi. In 2017, the steel factory in Hai Phong has applied for business registration and tax registration. One of the complexes has been put into operation and starts earning revenue. In this case the factory shall declare and pay VAT using credit-invoice method in Hai Phong. Meanwhile, the other complexes are still under construction. VAT shall be declared separately, offset against the VAT payable by the factory, and refunded in Hai Phong.

Example 29: Construction and real estate company A has a project of apartment building for sale, which is its primary business and thus not eligible for VAT refund.

The VAT declaration dossier consists of:

- The VAT declaration for the project of investment (form 02/GTGT) is enclosed herewith;

- A list of purchased goods and services (form 01-2/GTGT) enclosed herewith.

Where the taxpayer has a project of investment and offset VAT on purchased goods and services serving the project against VAT on the current business, then VAT on the project of investment shall be declared at the same time with the head office.

4. Declaring VAT on value added using direct method:

a) The taxpayers that pay VAT on value added using direct method shall declare VAT on value added using direct method.

b) The monthly/quarterly declaration of VAT on value added using direct method is form 03/GTGT enclosed herewith.

5. Declaring VAT on revenue using direct method:

a) The taxpayers that pay VAT on revenue using direct method according to the laws on VAT shall declare VAT on revenue using direct method.

b) The monthly/quarterly declaration of VAT on revenue using direct method is form 03/GTGT and the manifest of sold goods and services form 04-1/GTGT enclosed herewith.

c) The unscheduled declaration of VAT on revenue using direct method is form 04/GTGT enclosed herewith.

6. VAT on extraprovincial business that does not fall into the cases mentioned in Clause 1 of this Article shall be declared as follows:

a) The taxpayer that engages in extraprovincial business shall provisionally declare VAT at 2% if the goods/services incur 10% VAT, or at 1% if the goods/services incur 5% VAT and submit the provisional declaration to the tax authority in the locality where the business is located.

b) The declaration of VAT on extraprovincial business shall be made using form 05/GTGT enclosed herewith.

c) The declaration of VAT on extraprovincial business shall be submitted whenever revenue is earned. If many tax declarations must be submitted in one month, the taxpayer may request the tax authority to permit monthly submission of tax declarations.

d) When declaring tax at the supervisory tax authority, the taxpayer must aggregate the revenues that are earned and the paid VAT on extraprovincial business in the tax declaration. The paid tax (according to the tax receipt) on extraprovincial business shall be deducted from the VAT payable according to the VAT declaration submitted in the locality where the head office is situated.

7. Changing methods of VAT calculation

When a taxpayer that applies direct method is eligible to apply credit-invoice method according to the VAT laws, or when the taxpayer applying credit-invoice method switches to the direct method, a written notification must be sent to the supervisory tax authority (the form No. 06/GTGT enclosed herewith).

If the taxpayer is eligible to apply the credit-invoice method from January 01, 2014 according to the laws on VAT, a notification shall be sent to the supervisory tax authority (the form No. 06/GTGT enclosed herewith).

The taxpayer must send the notification of tax calculation method to the supervisory tax authority by December 20 of the year preceding the year in which credit-invoice method is applied.

8. Instructions on declaring VAT, enumerating invoices for sale and purchase invoices in some specific cases:

a) Declaring VAT on agent business

- Any taxpayer that is a agent that sells goods/services or purchases goods and earns commissions is not required to declare VAT on such goods and services, but must declare VAT on the commission earned. Input invoices and output invoices of such goods/services shall be listed in forms 01-1/GTGT and 01-2/GTGT. Data about goods/services on these forms must not be used to make VAT declarations.

- In other forms of agent business, the taxpayer must declare VAT on the goods/services sold or purchased by the agent, and the commission earned by the agent.

b) Any taxpayer that provides transport services shall submit declarations of VAT on transport services to the supervisory tax authority.

c) Any taxpayers applying credit-invoice method that trades in gold, silver and/or gemstones shall declare VAT as follows:

- Taxpayers shall follow the instructions in Clause 3 of this Article when declaring tax on taxable goods and services using the credit-invoice method.

Taxpayers shall follow the instructions in Clause 4 of this Article when declaring tax on the sales and purchases of gold, silver, and/or gemstones.

d) The taxpayer that provide finance lease services is not required to submit the declaration of VAT on finance lease services and only submits the list of sold goods and services (form 01-1/GTGT) and the list of purchased goods and services (form No. 01-2/GTGT). Only the VAT on leased assets that is conformable with the VAT invoices in the period shall be written. The taxpayer must declare tax on the assets hire-purchased by other units.

dd) Declaring tax incurred by entrusted exporters and importers

Any taxpayer entrusted to export, import goods is not required to VAT on the entrusted exports and imports (if the entrustment contract does not delegate tax obligation to the entrusted party), and shall declare VAT on the payment for entrustment. Output and input invoices of entrusted exports and imports shall be enumerated on the form No. 01-1/GTGT and the form No.01-2/GTGT; data about entrusted exports and imports on such forms must not be used for making VAT declarations.

e) In some cases, the list of purchased and sold goods/services enclosed with the tax declaration shall be made as follows:

- The goods and services that are sold retail to consumers such as: electricity, water, gasoline, oil, postal and telecommunications services, hotel services, food and drink services, passenger transport, gold, silver, gemstones, other goods and services shall be declared as retail revenue instead of separately by invoice.

- Lists of goods and services purchased separately shall be made by group of goods/services at the same rate of tax instead of separately by invoice.

- Affiliates of a bank in the same locality shall make and send the lists of purchased and sold goods/services to the head office. The head office shall only aggregate the lists of purchased and sold goods/services sent by the affiliates.

9. Where the business establishment authorized a third party to make invoices for sold goods and services, the authorized party is not required to declare VAT on the revenue from sold goods and services for which invoices are made. The authorizing party shall declare VAT on the revenue from sold goods and services, the invoices for which are made by the authorized party.

10. Declarations of flat VAT shall be made in accordance with instructions in Article 21 of this Circular.

11. Declaring VAT on ODA projects, humanitarian aid, and diplomatic immunity:

a) Owners of ODA projects, representative offices of sponsors for ODA projects, foreign organizations, foreigners, Vietnamese organizations that use humanitarian aid that is eligible for VAT refund, and the entities provided with diplomatic immunity are not required to declare VAT monthly.

b) Owners of ODA projects that are not eligible for VAT refund shall declare VAT monthly (using form 01/GTGT enclosed herewith) to the tax authority in the locality where the project is located.

c) Foreign contractors that execute ODA projects eligible for VAT refund shall declare VAT monthly (using form 01/GTGT enclosed herewith) to the tax authority in the locality where the project is located.

Where a project owner and a foreign contractor mentioned in Point b and Point c above execute an ODA project that is related to multiple provinces, the tax declaration shall be submitted to the Departments of Taxation in the locality where the head office of the project owner and foreign contractor is situated.

12. The VAT invoices are used for the activities that are not subject to VAT, shall be enumerated on form 01-1/GTGT instead of form 01/GTGT.

Article 12. Declaring corporate income tax (CIT)

1. Responsibility to submit CIT declarations:

a) The taxpayer shall submit CIT declarations to the supervisory tax authority.

b) Where the taxpayer has an affiliate that keep accounting records independently, the affiliate shall submit its tax declarations to the supervisory tax authority.

c) Where the taxpayer has an affiliate that does not keep accounting records independently, such affiliate is not required to submit tax declarations. The taxpayer must include the tax incurred by the affiliate in the CIT declaration.

d) Where the taxpayer has a manufacturing facility that does not keep accounting records independently and is located in another province than that of the taxpayer’s head office, the taxpayer must include the tax incurred by the manufacturing facility in the CIT declaration.

dd) If an associate of a corporation or general company has determined their revenue, expense, and taxable income, it shall declare and pay CIT to the supervisory tax authority.

e) If an associate engages in another business than the common business of the corporation or general company, and can separate the revenue from such business, the associate shall submit CIT declarations to the supervisory tax authority.

If another method of tax declaration must be applied, the corporation or general company must request the Ministry of Finance to provide instructions.

2. Provisional declarations of income tax shall be made every quarter; terminal declarations shall be made every year and when a decision on division, split, amalgamation, merger, conversion, dissolution, or shutdown of the company is made, except for the following cases:

- CIT on real estate transfer shall be declared whenever it is incurred by the taxpayer that is not a real estate company, or by the real estate company that wishes to do so.

- CIT shall be declared whenever it is incurred by any foreign organization that does business in Vietnam or earns income in Vietnam (hereinafter referred to as foreign contractor) from capital transfer without following the Law on Investment or the Law on Enterprises.

- Corporate income tax on revenue from selling goods/services shall be declared quarterly by the public service agencies, political organizations, socio-political organizations, and socio-professional organizations that sell goods/services subject to corporate income tax without being able to separate income from expense (except for the case in which provisional declarations of CIT are made by taxpayers according to the ratio of taxable income to revenue).

3. Provisional quarterly declaration of CIT:

Form 01A/TNDN enclosed herewith shall be used to made provisional quarterly declarations of CIT.

Where the taxpayer fails to declare the actual expense incurred in the period, form 01B/TNDN enclosed herewith shall be used. Tax basis in the quarter is the ratio of taxable income to revenue in the preceding year.

Where the ratio of taxable income to revenue declared by the taxpayer is different from that determined by the tax authority, the latter shall apply.

In the tax year, the company may only choose one of the two methods of provisional CIT declaration using form 01A/TNDN or 01B/TNDN.  Where a company that is established in the preceding year suffers from a loss, provisional corporate income tax shall be declared using form 01A/TNDN.

4. Terminal declaration of CIT:

a) Terminal declarations of CIT shall be made annually and when a decision on division, split, amalgamation, merger, conversion, dissolution, or shutdown of the company is made.

b) The terminal declaration dossier consists of:

b.1) A terminal declaration of CIT (form 03/TNDN enclosed herewith).

b.2) An annual financial statement or a financial statement up to the time a decision on division, split, amalgamation, merger, conversion, dissolution, or shutdown of the company is made.

b.3) Appendix(es) enclosed with the tax declaration (on a case-by-case basis):

- Business performance (form 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN, 03-1C/TNDN).

- Loss transfer (form 03-2/TNDN)

- Appendixes about CIT incentives:

+ Form 03-3A/TNDN: CIT incentives for new businesses that are established from a project of investment, for businesses that are moved, and for new projects of investment.

+ Form 03-3B/TNDN: CIT incentives for businesses that invest in new production line, expansion, technological innovation, environmental improvement, or productivity growth.

+ 03-3C/TNDN: CIT incentives for businesses that employ people from ethnic minorities, or manufacturing, construction, transport businesses that employ many female workers.

- CIT paid overseas that is deductible (form 03-4/TNDN.)

- CIT on real estate transfer (form 03-5/TNDN).

- Reports on the use of science and technology fund (if any - form 03-6/TNDN).

- Information about related transactions (if any - form 03-7/TNDN).

- Calculation of corporate income tax incurred by the company that has manufacturing facilities that do not keep accounting records independently and are located in other provinces than the head office (if any - form 03-8/TNDN).

- Where a company has a project of investment overseas, additional documents required by the Ministry of Finance must be included apart from the aforementioned documents.

5. Declaring CIT on real estate transfer:

a) If a company makes a real estate transfer in the same province as the head office, the tax declaration shall be submitted at the supervisory tax authority (Department of Taxation or Sub-department of taxation). Where a company has its head office in one province but makes a real estate transfer in another, the Director of the Department of Taxation where the real estate transfer takes place shall decide the place to submit the tax declaration.

b) The companies that do not regularly make real estate transfer shall submit a provisional CIT declaration whenever a real estate transfer is made. Such companies are the companies that are not licensed to trade in real estate.

CIT declaration for each real estate transfer is the declaration of tax on real estate transfer (form 02/TNDN enclosed herewith).

At the end of the year, the tax on real estate transfer must be separated when making the terminal CIT declaration at the head office. At the head office, CIT on real estate transfer shall be handled as follows: if the tax paid when applying for the land use right certificate is lower than the tax payable in the terminal declaration, the company must pay the outstanding tax to government budget. If the tax paid is higher than the tax payable in the terminal declaration, the overpaid tax shall be deducted from outstanding CIT on other business operations, or from the CIT payable in the next period, or refunded. If the real estate transfer leads to a loss, the company must offset such loss against the profit of other business operations (if any) from January 2014, and against the profit in the next years according to the laws on corporate income tax.

c) The companies regularly make real estate transfer shall submit a provisional CIT declaration every quarter. Such companies are the companies licensed to trade in real estate.

Form 02/TNDN enclosed herewith shall be used to make the quarterly declaration of CIT on real estate transfer. If a company enters into multiple real estate transfer contracts in the same quarter, it may make a list of real estate transferees using form 02-1/TNDN enclosed herewith.

If a company licensed to trade in real estate requests for permission to declare tax whenever a real estate transfer is made, it shall declare tax as if it is not licensed to trade in real estate and is not required to provisionally declare tax every quarter.

At the end of the tax year, the company shall make a terminal declaration of corporate income tax on all the real estate transfers stated in the provisional declarations of CIT.

At the head office, CIT on real estate transfer shall be handled as follows: if the tax paid during the year is lower than the amount payable in the terminal declaration, the company must pay the outstanding tax to government budget. If the tax paid is higher than the tax payable in the terminal declaration, the overpaid tax shall be deducted from outstanding CIT on other business operations or from the CIT payable in the next period, or be refunded. If the real estate transfer leads to a loss, the company must offset such loss against the profit of other business operations (if any) from January 2014, and against the profit in the next years according to corporate income tax laws.

d) Where a company is allocated with land by the Government to execute projects for infrastructure or housing for sale or for lease and collects advances from customers, in any shape or form:

- If the company has determined the expense, it shall make a provisional declaration and pay CIT according to the difference between revenue and expense.

- If the company is not able to determine the expense, it shall pay CIT at 1% of the revenue, and such revenue is not yet included to taxable revenue in the year.

Provisional CIT on advances paid by customers shall be written in Part 2 of form 02/TNDN enclosed herewith. When the property is transferred, the company must calculate write the official CIT on real estate transfer in part I of form 02/TNDN. If a company enters into multiple real estate transfer contracts in the same quarter (including the cases in which advances is paid by customers), it may make a list of real estate transferees using form 02-1/TNDN enclosed herewith.

CIT on advances paid by customers shall be declared when declaring provisional CIT on revenue from real estate transfer of a real estate company.

6. Corporate income tax on revenue from selling goods/services shall be declared quarterly by the public service agencies, political organizations, socio-political organizations, and socio-professional organizations that sell goods/services subject to corporate income tax without being able to separate income from expense (except for the case in which provisional declarations of CIT are made by taxpayers according to the ratio of taxable income to revenue).

Public service agencies, political organizations, socio-political organizations, and socio-professional organizations shall declare CIT on revenue from selling goods/services using form 04/TNDN enclosed herewith.

The public service agencies, political organizations, socio-political organizations, and socio-professional organizations that regularly sell goods/services subject to corporate income tax may declare tax quarterly and are not required to submit terminal declarations annually.

The public service agencies, political organizations, socio-political organizations, and socio-professional organizations that do not regularly sell goods/services subject to corporate income tax shall declare tax whenever tax is incurred.

7. Any taxpayer that has a manufacturing facility that does not keep accounting records independently and is located in another province than that of the taxpayer’s head office must include the tax incurred by the manufacturing facility in the CIT declaration made at the head office.

The amount of CIT paid in the province where the aforementioned manufacturing facility is situated is calculated by multiplying the amount of CIT payable in the period by the ratio of expense incurred by the manufacturing facility to the total expense incurred by the whole company.

The head office shall declare and pay CIT on the income earned by the head office and the manufacturing facility using form 01-1/TNDN (quarterly provisional declaration) and form 03-8/TNDN (annual terminal declaration) to the local tax authority, and send a copy to the supervisory tax authority of the manufacturing facility.

a) Circulation of documents between State Treasuries and tax authorities

According to the CIT paid in the localities where the head office and manufacturing facilities are situated in Appendix 01-1/TNDN (quarterly provisional declaration) and 03-8/TNDN (annual terminal declaration), the company shall send a CIT payment notice to the tax authority in every locality where the head office and manufacturing facilities are situated. The payment notice must specify that the payment is transferred to a government’s account at a State Treasury at the same level with the tax authority of the locality where the head office is registered. The State Treasury shall transfer money and the receipt to relevant State Treasury for recording the tax incurred by manufacturing facilities.

b) Terminal declaration:

The company shall submit the terminal declaration in the locality where its head office is situated. The outstanding CIT is the total CIT payable in the terminal declaration minus the provisional tax paid in the localities where the head office and manufacturing facilities are situated. The CIT that is refundable or payable must also be distributed according to the proportion paid in the localities where the head office and manufacturing facilities are situated.

8. Declaring CIT on capital transfer

a) The incomes from capital transfer may be considered another other incomes. Any company that earns incomes from capital transfer must determine and write the CIT on capital transfer in the quarterly provisional declarations and annual terminal declaration.

Where the company sells part of or the whole single-member limited liability company in the form of capital transfer, CIT shall be declared and paid quarterly at the tax authority where the transfer is made (form 02/TNDN - Declaration of CIT on real estate transfer); the annual declaration shall be submitted where the head office is situated.

b) Any foreign organization that does business in Vietnam or earns incomes in Vietnam (hereinafter referred to as foreign contractor) without following the Law on Investment and the Law on Enterprises, and make capital transfer, then CIT shall be declared whenever it is incurred.

The capital transferee shall determine, declare, deduct, and pay the CIT payable on behalf of the foreign organization. If the transferee is also a foreign organization that does not follow the Law on Investment and the Law on Enterprises, the company established under Vietnam’s law in which capital is invested shall declare and pay the CIT payable on behalf of the foreign organizations.

The tax declaration must be submitted within 10 days from the day on which the competent authority approves the capital transfer or the transfer date agreed by all parties in the transfer contract (if the transfer is not subject to approval).

A declaration dossier consists of:

- A declaration of CIT on capital transfer (form 05/TNDN enclosed herewith);

- A photocopy of the transfer contract. If the transfer contract is written in a foreign language, it must be translated into organization, which contains at least the information about: the transferor, the transferee, time of transfer, transfer contents; rights and obligations of every party, contract value, deadline, method of payment and currency.

- A photocopy of the decision on approval for capital transfer made by a competent authority (if any);

- A certificate of capital contribution;

- Original documents of expenditures.

If additional documents must be provided, the tax authority must notify the transferee within the day when the dossier is received (if the dossier is submitted directly), or within 03 days from the day on which the dossier is received (if the dossier is sent by post or electronically).

Tax declarations shall be submitted to the tax authority where the foreign transferor applied for tax registration.

Article 13. Declaring special excise tax

1. Responsibility to declare special excise tax:

a) Declarations of special excise tax (SET) shall be submitted to the supervisory tax authority by the taxpayers that produce, process, and/or sell goods/services subject to special excise tax, the exporters that buy goods at SET-exclusive prices for export and eventually sell them on the domestic market.

b) If the taxpayer manufactures goods subject to special excise tax and sells goods via its branches, stores, agents, etc., the taxpayer must declare special excise tax on all these goods.  The aforementioned branches, stores, agents, etc. are not required to declare SET, but a copy of the sales statement, which is sent to the taxpayer, must be sent to the supervisory tax authority.

c) If the taxpayer has an affiliated facility that manufactures goods subject to SET in another province than the head office, SET shall be declared at the supervisory tax authority of the manufacturing facility.

2. SET declarations shall be submitted monthly; SET on the exports that are eventually sold domestically shall be declared whenever it is incurred.

3. A declaration dossier consists of:

- A SET declaration (form 01/TTDB enclosed herewith);

- A list of invoices for goods and services subject to SET (form 01-1/TTDB enclosed herewith);

- A list of deductible SET (if any - form 01-2/TTDB enclosed herewith).

4. Declarations of flat SET shall be made in accordance with instructions in Article 21 of this Circular.

Article 14. Declaring severance tax

1. Responsibility to declare severance tax:

a) The organizations and individuals that extract natural resources (hereinafter referred to as miners) shall submit declarations of severance tax to their supervisory tax authorities according to Point b Clause 6 Article 10, Clause 3 Article 23, and Clause 3 Article 24 of this Circular.

b) The organizations and individuals that procure severance tax and pay severance tax on behalf of minor miners shall submit severance tax declarations to supervisory tax authorities.

c) The organizations assigned to sell confiscated natural resources shall submit a severance tax declaration to the local Department of Taxation or Sub-department of taxation whenever tax is incurred (decided by the Director of the local Department of Taxation).

2. Severance tax (except for tax on crude oil) shall be declared monthly and annually, or when a decision on division, split, amalgamation, merger, conversion, dissolution, or shutdown of the company is made.

3. A declaration dossier consists of (except for crude oil and natural gas)

a) A dossier of monthly declaration consists of:

A severance tax declaration (form 01/TAIN enclosed herewith).

b) A terminal declaration dossier consists of:

- A terminal declaration of severance tax (form 02/TAIN enclosed herewith).

- Documents related to exemption and/or reduction of severance tax (if any).

4. Declarations of flat severance tax shall be made in accordance with instructions in Article 21 of this Circular.

Article 15. Declaring of environmental protection tax

1. Places to submit tax declarations

a) Declarations of environmental protection tax on goods manufactured in Vietnam (except for fossil coal for domestic use of Vinacomin, oil and gas of wholesalers) or packages of products that are not used for packaging shall be submitted to supervisory tax authorities.

If the taxpayer has a facility that manufactures or sells goods subject to environmental protection tax in another province than the head office, environmental protection tax declarations shall be submitted to the supervisory tax authority of the facility.

b) For imported goods (except for gas and oil imported by wholesalers), the taxpayer shall submit tax declarations to the customs authority where customs procedure is followed.

2. The declaration dossier consists of form 01/TBVMT enclose herewith and the documents related to tax determination.

Sellers and manufacturers are responsible for the declared environmental protection tax. False statement, fraud and tax evasion shall incur penalties according to tax laws.

3. Declaring environmental protection tax

a) Environmental protection tax on goods (or packages of products that are not used for packaging) that are manufactured, traded, internally used, donated, given, or advertised shall be declared and paid monthly.

If environmental protection tax is not incurred in a month, the taxpayer is still required to make and submit a tax declaration to the tax authority.

b) The taxpayer shall declare and pay environmental protection tax on imported goods and entrusted imported goods whenever tax is incurred (except for gas and oil imported by wholesalers) in accordance with tax laws applicable to exports and imports.

4. Declaring and paying environmental protection tax in some cases:

a) Manufacturers of plastic bags and refrigerators that contain HCFC shall declare and pay environmental protection tax in accordance with quality standards and relevant documents.

b) Gas, oil and grease (hereinafter referred to as gas and oil)

b.1) Gas and oil wholesalers shall register, declare and pay environmental protection tax at the tax authorities where VAT is paid. In particular:

- The wholesalers that directly import, manufacture, or process gas and oil shall declare and pay tax on the amount of gas and oil they use internally, traded for other goods, or sold to external entities (including the companies of which less than 50% of shares are held by the wholesaler), except for the amount of oil and gas sold and imported under entrustment by another wholesaler.

- The affiliates that keep accounting records independently, the branches of the wholesaler, the joint-stock companies of which more than 50% of shares are held by the wholesaler, branches of associates, braches of the mentioned joint-stock companies (hereinafter referred to as associates) shall declare and pay tax on the amount of gas and oil they sold to external entities in the localities where their head offices are situated.

- Other organizations that directly import, manufacture, process gas and oil (gas and oil trading is mentioned in the Certificate of Business registration) shall declare and pay tax at the tax authorities of the localities where VAT on gas and oil is paid.

- When gas and oil are used for making biofuels without paying environmental protection tax, the seller of biofuels shall declare and pay environmental protection tax when biofuels are sold.

b.2) Where gas and oil are imported for other purposes besides trading (gas and oil trading is not mentioned in the Certificate of Business registration), where imported grease is packaged separately from aviation supplies, parts, or machinery, the taxpayer shall declare and pay environmental protection tax to the customs.

c) Where coal is produced and sold domestically:

c.1) Environmental protection tax on coal that is under the management of Vinacomin, produced, treated, and sold by its associates shall be declared and paid as follows:

c.1.1) Every month the distributors of Vinacomin must distribute the environmental protection tax payable to the localities where coal is produced in proportion to the amount of coal bought from local mining companies, and make a Table of environmental protection tax using form 01-1/TBVMT enclosed herewith.

The environmental protection tax shall be distributed according to the percentage (%) of domestic sale of coal to the total sale, the amount of coal produced locally, and the amount of coal sold to distributors of Vinacomin.

Percentage (%) of domestic sale of coal

=

Domestic sale

Total sale

 

Environmental protection tax payable in the locality where coal is produced

=

Percentage of domestic sale

x

Amount of coal bought locally in the period

x

Tax on 01 metric ton of coal sold

c.1.2) Coal distributors shall declare and pay environmental protection tax on the coal produced and sold domestically (using form 01/TBVMT and appendix No. 01-1/TBVMT enclosed herewith) to their supervisory tax authorities, then send a copy of Appendix No. 01-1/TBVMT to the supervisory tax authority of the mining company.

c.1.3) According to the environmental protection tax paid locally in the Appendix No. 01-1/TBVMT, the distributor shall make receipts for payment of environmental protection tax in the locality where the head office is situated (if tax is incurred) and in the localities where coal is produced.

The tax receipts must specify the accounts at the State Treasuries at the same level as the tax authority where the distributor applies for tax registration and the local tax authorities where the coal mining companies are located.

The State Treasury where the distributor’s head office is situated shall transfer money and receipt to the relevant State Treasuries.

c.2) The producers and mining companies (including internal use) shall declare and pay environmental protection tax at the tax authorities where coal is produced.

c.3) If the taxpayer is an organization, household or individual that procures coal from minor coal miners, environmental protection tax shall be declared at the supervisory tax authority of the taxpayer.

d) Imported coal: follow the regulations of Law on Tax administration on exported and imported goods. When importing coal that contains anthracite, the taxpayer must separate the amount of anthracite coal imported to pay environmental protection tax on anthracite coal. If the actual amount of imported anthracite coal is different from the declaration, the taxpayer must make an adjustment.

Article 16. Declaring personal income tax (PIT)

Payers of taxable income and earners of taxable incomes must declare and pay personal income tax in accordance with Article 17 of the Decree No. 83/2013/ND-CP, in particular:

1. Tax declaration and payment by payers of taxable incomes:

a) Rules for declaring tax:

a.1) The income payers that deduct personal income tax shall declare tax monthly or quarterly. The income payer is not required to declare tax if no personal income tax is deducted in the month or quarter.

a.2) The eligibility to declare tax quarterly shall be determined in the month in which tax is deducted, and kept unchanged throughout the year. In particular:

- If at least 50 million VND in personal income tax is incurred in the month, the income payer shall declare tax monthly, unless the taxpayer is eligible to declare tax quarterly.

- The income payers that do not fall into the case above shall declare tax quarterly.

Example 30: in 2014, company A is eligible to declare VAT quarterly, then it shall declare PIT quarterly whether the amount of PIT deducted in 2014 is above 50 million VND or not.

Example 31: In 2014, company A is required to declare VAT monthly. No PIT is deducted in January and February. Deducted PIT in March in the declaration No. 02/KK-TNCN is below 50 million VND, and ≥ 50 million VND in the declaration No. 03/KK-TNCN. From April to December, deducted PIT in the declaration No. 02/KK-TNCN and 03/KK-TNCN is below 50 million VND. In this case company A is not required to submit the tax declarations of January and February. From March, company A must declare tax monthly.

Example 32: In 2014, company A is required to declare VAT monthly. No PIT is deducted in January and February. PIT deducted in March in the declaration No. 02/KK-TNCN is below 50 million VND, and also below 50 million VND in the declaration No. 03/KK-TNCN. From April to December, deducted PIT in both the declarations No. 02/KK-TNCN and 03/KK-TNCN is ≥ 50 million VND. In this case company A is not required to submit the tax declarations of January and February. From March, company A is eligible to declare tax quarterly and shall start declaring tax quarterly from Q1 2014.

a.3) Payers of taxable incomes shall declare and pay personal income tax on behalf of the authorizing individuals, whether tax is deducted or not.

a.4) When the income payer makes a report on PIT deducted in the year, the following officials and civil servants are not required to be included in the list of taxable incomes (form 05-1/BK-TNCN):

The officials and civil servants listed in the payroll enclosed with the Decision No. 128/QD/TW dated December 14, 2004 of the Secretariat of Communist Party, the payroll enclosed with the Resolution No. 730/2004/NQ-UBTVQH11 dated September 30, 2004 of Standing Committee of the National Assembly, level 3 Table 1 of the payroll for senior experts, level 1 and level 2 of the military payroll enclosed with the Government s Decree No. 204/2004/ND-CT dated December 14, 2004.

b) Declaration dossier

b.1) Monthly and quarterly declaration:

- The income payer shall deduct tax from salaries and wages in accordance with form 02/KK-TNCN enclosed herewith.

- Income payers that deduct tax on incomes from capital investment, securities transfer, copyright, franchise, prizes earned by residents and non-residents; organizations and individuals that receive from non-residents shall declare tax using form 03/KK-TNCN enclosed herewith.

- Insurers that deduct PIT from incomes of insurance agents, incomes from life insurance accrued premium; pension fund management companies shall deduct PIT on accrued pension; multi-level marketing companies that deduct PIT from incomes of the individuals in the network shall declare tax using form 01/KK-BHDC enclosed herewith.

- Lottery companies that deduct PIT from incomes of lottery agents shall declare tax using form 01/KK-XS enclosed herewith.

b) Terminal declaration dossier:

b.2.1) Wage payers shall declare tax using the forms below, whether tax is deducted or not:

- Terminal declaration of PIT - form 05/KK-TNCN enclosed herewith.

- Form 05-1/BK-TNCN enclosed herewith.

- Form 05-2/BK-TNCN enclosed herewith.

- Form 05-3/BK-TNCN enclosed herewith.

b.2.2) Payers Income payers that deduct tax on incomes from capital investment, securities transfer, copyright, franchise, prizes earned by residents and non-residents; recipients of capital from non-residents shall declare tax using the forms below:

- Terminal declaration of PIT - form 06/KK-TNCN enclosed herewith.

- Form 06-1/BK-TNCN enclosed herewith (applicable to payers of incomes from securities transfer).

b.2.3) Insurers that deduct PIT from incomes of insurance agents, incomes from life insurance accrued premium; pension fund management companies that deduct PIT on accrued pension; multi-level marketing companies that deduct PIT from incomes of the individuals that join the network in accordance shall declare tax using the forms below, whether tax is deducted or not:

- Terminal declaration of PIT - form 02/KK-BHDC enclosed herewith.

- Form 02-1/BK-BH enclosed herewith.

- Form 02-2/BK-DC enclosed herewith.

b.2.4) Lottery companies that deduct PIT from incomes of lottery agents shall declare tax using the forms below, whether tax is deducted or not:

-  Terminal declaration of PIT - form 02/KK-XS enclosed herewith.

- Form 02-1/BK-XS enclosed herewith.

c) Places to submit tax declarations

- Income payers that are businesses shall submit tax declarations at supervisory tax authorities.

- Income payers that are central agencies, agencies affiliated to Ministries or the People’s Committees of provinces, and provincial agencies shall submit tax declarations at local Departments of Taxation.

- Income payers that are affiliated to the People’s Committees of districts or district authorities shall submit tax declarations at local Sub-departments of Taxation.

- Income payers that are affiliated to the People’s Committees of districts or district authorities shall submit tax declarations at local Sub-departments of Taxation.

d) Deadlines for submitting tax declarations

- The deadline for submitting a monthly tax declaration is the 20thof the month succeeding the month in which tax is incurred.

- The quarterly tax declaration must be submitted within the first 30 days of the quarter succeeding the quarter in which tax is incurred.

- The terminal tax declaration must be submitted within 90 day from the end of the calendar year or tax year.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is the deadline for submitting the monthly, quarterly, or terminal tax declaration.

2. Tax declaration by earners of incomes from wages or business:

a) Rules for declaring tax:

a.1) The individuals earning incomes from wages or business shall declare tax directly at tax authorities as follows:

- Earners of incomes from wages paid by international organizations, embassies, consulates in Vietnam that do not deduct tax shall declare tax quarterly;

- Residents that earn income from wages paid from abroad shall declare tax quarterly.

a.2) The individuals earning income from business shall declare tax directly at tax authorities as follows:

- The individuals and groups of individuals that pay tax under declarations are those that sufficiently keep accounting records and invoices, and are not able to separate expense from revenue shall declare tax quarterly.

- The individuals and groups of individuals that pay flat tax are those that fail to adhere to the laws on accounting and invoicing, and are not able to separate expense from revenue shall declare tax in accordance with Article 21 of this Circular.

- Traveling traders shall declare tax whenever tax is incurred.

- The individuals that do not do business but randomly sell goods/services and issue invoices to customers shall declare tax whenever tax is incurred.

- The individuals and groups of individuals that earn incomes from asset lease shall declare tax in accordance with Article 22 of this Circular.

a.3) The residents that earn incomes from wages or business shall submit a terminal declaration if additional tax is incurred or tax refund is claimed, or offset tax against tax in  the next period, except for the following cases:

- The tax payable is smaller than paid tax without claim for refund or offsetting against tax in the next period.

- The businessperson or group of businesspeople that have only one source of income from business have paid tax at a flat rate.

- The individual or household that only earns income from leasing houses or land has paid tax locally.

- The wage earners that sign labor contracts for 03 months or longer, earn no more than 10 million VND in additional income from other places, and have had tax deducted from their incomes by the income payer are not required to declare tax on the additional income.

- The wage earners that sign labor contracts for 03 months or longer, earn no more than 20 million VND in additional income from other places, and have had tax deducted from their incomes by the income payer are not required to declare tax on the additional income.

a.4) A wage earner shall authorize the wage payer to pay tax on their behalf in the following case:

- The person only earns income from wage and signs a labor contract for at least 03 months with the wage payer, and is still working when authorizing the making of the terminal declaration, even when he has not worked for the full 12 months in the year.

- The person signs a labor contract for 03 months or longer, earns additional income from other places, income from leasing houses or land mentioned in Point a.3 of this Clause.

The wage payer only pays tax on the amount paid by the wage payer on behalf of the wage earner.

a.5) Some cases of terminal declarations:

- When a resident, who earns income from wages, is present in Vietnam for fewer than 183 days in the first calendar year, and for more than 183 days in 12 consecutive months from the first day he arrives in Vietnam.

+ In the first tax year, the terminal declaration shall be submitted within 90 days from the end of the 12-month period of presence in Vietnam.

+ In the second tax year, the terminal declaration shall be submitted within 90 days from the end of the calendar year.

- The resident that is a foreigner who finishes a labor contract in Vietnam shall make a terminal declaration before departure in accordance with instructions in Point b.2 of this Clause.

- The individual that earns income from an insurance agent, lottery agent, or multi-level marketing agent shall submit the terminal declaration to the tax authority if required.

- The resident that earns income and is eligible for tax reduction due to a natural disaster, conflagration, accident, or fatal disease shall follow the instructions in Clause 1 Article 46 of this Circular.

a.6) The businessperson or group of businesspeople that is not a resident and have a permanent business establishment in Vietnam shall declare as if they are a resident.

b) Declaration dossier

b.1) Declaring tax every quarter and upon incurrence of tax:

b.1.1) The resident that earn income from wages shall directly submit tax declarations (form 07/KK-TNCN enclose herewith) to the tax authority.

b.1.2) The individuals and groups of individuals that earn income from business shall declare tax quarterly using one of the forms below:

- Individuals shall use form 08/KK-TNCN enclosed herewith.

- Groups of individuals shall use form 08A/KK-TNCN enclosed herewith.

b.1.3) The individuals and groups of individuals that earn income from business and pay flat tax shall follow instructions in Article 21 of this Circular.

b.1.4) The traveling traders that randomly sell goods/services and issue invoices to customers shall declare tax whenever tax is incurred (form 01A/KK-HD enclosed herewith).

b.1.5) The individuals and groups of individuals that earn incomes from asset lease shall declare tax in accordance with Article 22 of this Circular.

b.2) Terminal declaration dossier

b.2.1) The individuals earning income from wages, from insurance agents, lottery agents, or multi-level marketing that directly submit the terminal declarations shall use the forms below:

- Terminal declaration form 09/KK-TNCN enclosed herewith.

- Form 09-1/PL-TNCN enclosed herewith.

- Form 09-3/PL-TNCN enclosed herewith if deductions for dependants is claimed.

- Form 09-4/PL-TNCN enclosed herewith.

- Photocopies of documents proving the amount of tax deducted, paid in the year, or paid overseas (if any). The individual is company for the accuracy of such documents.

If the tax authority foreign does not verify paid tax according to their jurisdiction, the taxpayer may submit a photocopy of the Certificate of tax deduction (specifying the tax declaration number) issued by the income payer, or a photocopy of a banking notice of tax payment overseas, which is certified by the taxpayer.

- Photocopies of invoices proving the contributions to charitable funds, humanitarian funds, or scholarship funds (if any).

- If a individual receives income from a international organization, embassy, consulate, and receives income from abroad, it is required to have documents proving or certifying the amount of money paid by the foreign income payer, enclosed with a Certification of annual income (form 20/TXN-TNCN enclosed herewith).

b.2.2) The individuals only earn income from business that directly submit the terminal declaration shall use the forms below:

- Terminal declaration form 09/KK-TNCN enclosed herewith.

- Form 09-2/PL-TNCN enclosed herewith.

- Form 09-3/PL-TNCN enclosed herewith if deductions for dependants are claimed.

- Photocopies of documents proving the amount of tax deducted, paid in the year, or paid overseas (if any). The individual is company for the accuracy of such documents.

If the tax authority foreign does not verify paid tax according to their jurisdiction, the taxpayer may submit a photocopy of the Certificate of tax deduction (specifying the tax declaration number) issued by the income payer, or a photocopy of a banking notice of tax payment overseas, which is certified by the taxpayer.

- Photocopies of invoices proving the contributions to charitable funds, humanitarian funds, or scholarship funds (if any).

- - Form 08B/KK-TNCN if the individual join a business group.

b.2.3) The individuals earning income from wages, from insurance agents, lottery agents, or multi-level marketing, and from business that directly submit the terminal declaration shall use the forms below:

- Terminal declaration form 09/KK-TNCN enclosed herewith;

- Form 09-1/PL-TNCN enclosed herewith.

- Form 09-2/PL-TNCN enclosed herewith.

- Form 09-3/PL-TNCN enclosed herewith if deductions for dependants are claimed.

- Form 09-4/PL-TNCN enclosed herewith.

- Photocopies of documents proving the amount of tax deducted, paid in the year, or paid overseas (if any). The individual is company for the accuracy of such documents.

If the tax authority foreign does not verify paid tax according to their jurisdiction, the taxpayer may submit a photocopy of the Certificate of tax deduction (specifying the tax declaration number) issued by the income payer, or a photocopy of a banking notice of tax payment overseas, which is certified by the taxpayer.

- Photocopies of invoices proving the contributions to charitable funds, humanitarian funds, or scholarship funds (if any).

- - Form 08B/KK-TNCN if the individual join a business group.

- If a individual receives income from a international organization, embassy, consulate, and receives income from abroad, it is required to have documents proving or certifying the amount of money paid by the foreign income payer, enclosed with a Certification of annual income (form 20/TXN-TNCN enclosed herewith).

b.2.4) Where the income earner authorizes the wage payer to declare tax on their behalf:

Form 04-2/TNCN enclosed herewith shall be used when the income earner authorizes the income payer to declare tax on their behalf, which is enclosed with photocopies of invoices and documents proving the contribution to charitable, humanitarian, or scholarship funds (if any).

b.2.5) Group of businesspeople:

A individual that represent the group shall use the form no. 08B/KK-TNCN enclosed herewith to determine the taxable income earned by the whole group and the every member.

Each individual of the group shall receive 01 terminal declaration form and follow the instructions in Point b.2.2, and b.2.3 of this Clause.

c) Places to submit tax declarations

c.1) Places to submit quarterly and unscheduled declarations:

- The individuals that earn income from wages shall submit tax declarations to local Departments of Taxation where the they work or where the work takes place (if they are not working in Vietnam).

- Businesspeople and groups of businesspeople (including traveling traders) shall submit tax declarations at local Sub-departments of taxation.

- The individuals that do not do business but randomly sell goods/services and issue invoices to customers shall submit tax declarations to local Sub-departments of taxation.

c.2) Places to submit terminal declarations

c.2.1) Wage earners:

- The individuals that earn income from wages and declare tax themselves shall submit the terminal declaration at the Departments of Taxation where tax declarations are submitted in the year.

- The individuals earning income from two wages payers and shall submit the terminal declaration as follows:

+ The terminal declaration shall be submitted to the supervisory tax authority of the income payer with whom deductions for the individual (the taxpayer) are registered. If the individual changes the workplace in the year and claims personal deductions, the terminal declaration shall be submitted to the supervisory tax authority of the latest income payer. If the individual changes the workplace in the year without claiming personal deductions, the terminal declaration shall be submitted to the Sub-department of taxation where the individual resides (whether temporarily or permanently).

If the individual has not claimed deductions, the terminal declaration shall be submitted to the Sub-department of taxation where the individual resides (whether temporarily or permanently).

- If the individual does not sign a labor contract, signs a labor contract for less than 03 months, or signs a service contracts with one or multiple entities, the terminal declaration shall be submitted to the Sub-department of taxation where the individual resides (whether temporarily or permanently).

- If the individual earns wages by multiple payers but does not work for any of them when declaring tax, the terminal declaration shall be submitted to the Sub-department of taxation where the individual resides (whether temporarily or permanently).

c.2.2) Individuals and groups of individuals that only earn income from business

- If the individual or group does business at the same location, tax shall be submitted to the local Sub-department of taxation. If the business location is changed in the year, the terminal declaration shall be submitted to the supervisory tax authority of the latest location.

- If the individual does business at multiple locations, the terminal declaration shall be submitted to the Sub-department of taxation that issued the first tax code to the individual.

- Any individual that runs a registered insurance agent, lottery agent, or multi-level marketing company shall submit the terminal declaration the local Sub-department of taxation where the business is located.

- Any individual that runs an unregistered insurance agent, lottery agent, or multi-level marketing company shall submit the terminal declaration to the local Sub-department of taxation where the individual resides.

c.2.3) The individuals that earn income from both business and wages shall submit the terminal declaration to the Sub-departments of taxation where the business is located.  The place to submit the terminal declaration of tax on income from business shall be determined in accordance with Point c.2.2 Clause 2 of this Article.

d) Deadlines for submitting tax declarations

- The unscheduled tax declaration must be submitted within 10 days from the day on which tax is incurred.

- The quarterly tax declaration must be submitted within the first 30 days of the quarter succeeding the quarter in which tax is incurred.

- The terminal tax declaration shall be submitted within 90 days from the end of the calendar year or tax year.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is the deadline for submitting the unscheduled, quarterly, or terminal tax declaration.

3. Declaring tax on income from real estate transfer:

a) Rules for declaring tax:

a.1) Any individual that earns income from real estate transfer shall declare tax whenever tax is incurred, including the cases in which tax is exempted.

a.2) Declaring tax in some cases:

- Where an individual put up their rights to use land or house ownership as collateral for a loan or payment at a credit institution or branch of a foreign bank, and fails to repay the debt when it is due, then the credit institution or branch of a foreign bank shall liquidate such real estate and pay PIT on the individual’s behalf before settling the debts owed by the individual.

- If the individual put up their rights to use land or house ownership as collateral for a loan or payment with another organization or individual, then transfer the whole or part of such real estate to repay debt, the individual that holds the rights to use land or house ownership shall pay personal income tax, or the organization/individual that follows the transfer procedure shall pay PIT on the individual’s behalf before settling the debt.

- If real estate is transferred by an individual to another organization or individual under court decision, the transferor shall pay PIT, or the auction organizer shall pay PIT on the transferor’s behalf. PIT shall not be paid when the individual’s real estate that is confiscated and sold at auction by competent authorities.

- When the individuals exchange houses and land with each other (except for exchange or farming land of the entities eligible for PIT exemption according to Clause 6 Article 4 of the Law on Personal income tax), each of them must pay PIT.

- When an organization/individual declares tax on behalf of an individual that transfer real estate, the declarant shall write “PP” before “Tax payer or representative of tax payer” on the tax declaration, then add a signature, full name, and seal (if the declarant is an organization). The individual that earns income from real estate transfer must be expressed as the taxpayer in the tax receipts.

a.3) The real estate administration agency shall only carries out the procedure for transferring real estate ownership or rights to use after tax receipts are presented or the tax authority has certified the eligibility for tax exemption or tax delay of the income from real estate transfer.

b) Declaration dossier and application for tax exemption

b.1) A declaration dossier consists of:

- PIT declaration - form 11/KK-TNCN enclosed herewith.

- A photocopy, which bears the individual’s signature, of the certificate of land use rights, ownership of house or other constructions on land. When transferring a contract to buy a future house or construction, a photocopy of the contract signed with the project owner shall be submitted.

- Real estate transfer contract When transferring a contract to buy a future house or construction, a notarized transfer contract/sale contract shall be submitted.  When transferring the second contract to buy a future house or construction, the previous contract must be presented.  When the rights to the real estate are delegated, a delegation contract shall be submitted.

- If the individual states a 25% tax on income from real estate transfer, the documents about determination of cost and relevant expenses shall be submitted.

- When transferring real estate exempt form PIT, the documents proving eligibility for PIT exemption mentioned in Point b.2 of this Clause must be presented.

- When transferring real estate as capital contribution, which is eligible for tax delay, the documents proving the capital contribution must be presented.

- The tax authority shall send a notice of tax payable (form 11-1/TB-TNCN enclosed herewith) to the individual.

b.2) Application for exemption of tax on real estate transfer:

b.2.1) For real estate transfer (including future constructions) between a husband and wife, a parent and a child, an adoptive parent and an adopted child, a parent-in-law and a child-in-law, a grandparent and a grandchild, or between brothers and/or sisters:

- A copy of the family register, a marriage certificate, or a court decision on divorce or remarriage must be submitted if the transfer is between a husband and wife (when the house is divided when divorcing, or house ownership is merged when remarrying).

- A copy of the family register (if they are in the same family register) or a copy of the birth certificate must be submitted if the transfer is between a parent and a child.

A copy of the certification of adoption issued by a competent authority must be submitted if the child is illegitimate.

- A copy of the family register (if they are in the same family register) or a copy of the certification of adoption issued by a competent authority must be submitted if the transfer is between an adoptive parent and adopted child.

- A photocopy of the birth certificate of the grandchild’s and the and the birth certificate of the grandchild’s father or mother, or a copy of the family register showing the relation between the grandparent and the grandchild.

- A copy of the family register or copies of birth certificates of the transferor and transferee showing their sibling relationship, whether they are full or half brothers/sisters, or other papers showing their consanguinity if the transfer is between brothers and/or sisters.

- A copy of the family register showing the relationship between the parent-in-law and the child-in-law, or a copy of the marriage certificate which proves the relationship between the parent-in-law and the child-in-law if the transfer is between a parent-in-law and a child-in-law.

If the transferor does not have a birth certificate or family register when transferring real estate that is eligible for tax exemption, a certification issued by the People’s Committee of the commune of the relationship between the transferor and the transferee must be submitted as the basis for determination of tax-free income.

b.2.2) If an individual is allocated with land and is not required to pay land levy, or is exempt form land levy, a copy of the decision on land location made by the competent authority, specifying the exemption or reduction in land levy, must be submitted as an application for tax exemption.

b.2.3) When farming land allocated by the Government is transferred, the application for tax exemption is the written agreement on land transfer between the parties, which is certified by a competent authority.

b.2.4) The copies of papers mentioned in b.2.1, b.2.2, and b.2.3 of this Clause must be notarized or authenticated by People’s Committees of communes. Otherwise, the original of such paper must be presented at the tax authority for comparison.

b.2.5) The transferor that has only one house or piece of land in Vietnam that is exempt from PIT shall follow instructions in Point b.1 of this Clause. The tax-free income shall be written on form 11/KK-TNCN. The individual is responsible for the statement that he has only one house or piece of land in Vietnam.

c) Places to submit tax declarations

The tax declaration and real estate transfer documents shall be submitted at the same authority. The documents may be submitted to the local land registry where transferred real estate is located if the single-window system is not adopted in the locality.

If the individual transfers a future construction, tax shall be declared and paid at the local Sub-department of taxation where such construction is located,

d) Deadline for submitting tax declarations

The individual that earns income from real estate transfer shall submit the tax declaration together with real estate transfer documents.

If the individual transfers a future construction, the tax declaration must be submitted before the procedure for transferring such construction is carried out.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is written on the tax notice of the tax authority.

4. Declaring tax on income from capital transfer (except for securities transfer).

a) Rules for declaring tax:

a.1) The residents that transfer capital shall declare tax whenever a transfer is made, whether income is earned or not.

a.2) The non-residents that earn income from capital transfer in Vietnam are not required to directly declare tax at tax authorities. Instead, the transferee shall deduct and declare tax in accordance with Clause 1 of this Article. If the transferee is an individual, tax shall be declared upon incurrence. Terminal declaration of deducted tax is not required.

a.3) When transferring capital, if a company changes the list of contributors without having documents proving the fulfillment of tax liability of the transferring individual, the company shall pay tax on the individual’s behalf.

The company that pays tax on an individual’s behalf shall also declare tax on that individual’s behalf. The declarant shall write “PP” before “Tax payer or representative of tax payer” on the tax declaration, and then add his signature, full name, and the company’s seal. The name of the individual being the transferor (if the capital transferred is a resident’s) or the transferee (if the capital transferred is a non-resident’s) must be expressed as the taxpayer on the tax receipts.

b) Declaration dossier:

The resident that earns income from capital transfer shall submit the following documents:

- A PIT declaration for individuals earning income from capital transfer (form 12/KK-TNCN enclosed herewith).

- A photocopy of the capital transfer contract.

- Documents proving the value of capital contribution according to accounting records or the contract to buy capital contribution (if capital contribution is bought).

- A photocopy, which bears the individual’s signature, of the documents proving the expenditures on determination of income from capital transfer.

The tax authority shall send a Tax notice (form 12-1/TB-TNCN enclosed herewith) to the individual (even when no tax is incurred).

c) Places to submit tax declaration

Tax declarations shall be submitted to the supervisory tax authority of the company holding the transferred capital.

d) Deadline for submitting tax declarations

The tax declaration shall be submitted within 10 days from the day on which the capital transfer contract comes into force.

If the company pays tax on the individual’s behalf, the tax declaration shall be submitted before the list of contributors is changed.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is written on the tax notice of the tax authority.

5. Declaring tax on income from securities transfer

a) Rules for declaring tax

a.1) The individual that transfers securities of a public company at a Stock Exchange is not required to directly declare tax at the tax authority. The securities company, the commercial bank where the individual opens his depository account, the asset management company entrusted by the individual to manage the investment portfolio shall declare tax in accordance with Clause 1 of this Article.

a.2) When an individual transfers securities without using the transaction system of a Stock Exchange:

- The individual that transfers securities of a public company and has registered at a Vietnam Securities Depository is not required to submit the tax declaration to the tax authority. The securities company, commercial bank where the individual opens his depository account shall deduct and declare tax in accordance with Clause 1 of this Article.

- The individual that transfers securities of a joint-stock company, which is not yet a public company and is authorized by a securities issuer to manage the list of shareholders, is not required to submit the tax declaration to the tax authority. The securities company authorized to manage the list of shareholders shall deduct and declare tax in accordance with Clause 1 of this Article.

a.3) The individuals transferring securities that do not fall into the cases in Point a.1 and Point a.2 of this Clause shall submit a tax declaration whenever tax is incurred.

a.4) When transferring capital, if a company changes the list of contributors without having documents proving the fulfillment of tax liability of the transferring individual, the company shall pay tax on the individual’s behalf.

The company that pays tax on the individual’s behalf shall also complete the tax declaration on the individual’s behalf. The declarant shall write “PP” before “Tax payer or representative of tax payer” on the tax declaration, and then add his signature, full name, and the company’s seal. The name of the individual that transfers securities must be expressed as the taxpayer on the tax receipts.

a.5) The individual may submit the terminal declaration directly to the tax authority if required.

b) Tax declaration

b.1) Unscheduled declaration:

The individual that transfers securities and directly declares tax at the tax authority according to Point a.3 of this Clause shall submit:

- Form 12/KK-TNCN enclosed herewith.

- A photocopy of the securities transfer contract.

The tax authority shall send a notice of tax payable (form 12-1/TB-TNCN enclosed herewith) to the individual.

b.2) Terminal declaration dossier

The individual that earns income from securities transfer shall submit a dossier that consists of:

- Terminal declaration form 13/KK-TNCN enclosed herewith.

- A detailed list of transferred securities in the year (form 13-1/BK-TNCN enclosed herewith).

- Photocopies, which bear the individual’s signature, of the documents proving the cost of securities transfer.

- Photocopies, which bear the individual’s signature, of documents proving the amount of tax deducted in the year.

c) Places to submit tax declarations

c.1) The individual that declares tax upon incurrence as mentioned in Point a.3 of this Clause shall submit tax declarations to the supervisory tax authority of the issuer of the securities they transfer.

c.2) When a taxpayer wishes to submit a terminal declaration:

- The individual that only transfers securities at a securities company shall submit the terminal declaration to the supervisory tax authority of such securities company.

- In other cases, the terminal declaration shall be submitted to the tax authority where the individual resides.

d) Deadline for submitting tax declarations

- The individual required to directly submit tax declarations to the tax authority must submit the tax declaration within 10 days from the day on which the securities transfer contract comes into force.

- The terminal declaration shall be submitted within 90 days from the end of the calendar year.

- If the company pays tax on the individual’s behalf, the tax declaration must be submitted before the list of shareholders is changed.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is the deadline for submitting the tax declaration.

6. Tax on income from inheritance or gifts

a) Rules for declaring tax

a.1) Any individual that earns income inheritance or gift shall declare tax whenever tax is incurred, including the cases in which tax is exempt.

a.2) Competent authorities and relevant organizations only carries out the procedure for transferring the right to ownership or enjoyment of real estate, securities, capital contributions in other companies (hereinafter referred to as capital contributions), and other assets (to which the aforesaid rights must be registered) when the transferee presents tax receipts or a tax authority’s certification of exemption of tax on the inheritance or gift.

b) Declaration dossier and application for tax exemption

b.1) Point b.1 Clause 3 of this Article shall apply if the inheritance or gift is real estate. The real estate transfer contract shall be replaced with a photocopy of a paper proving the right to the inheritance or gift, which bears the individual’s signature.

b.2) Point b.1 Clause 3 of this Article shall apply if the inheritance or gift is future construction. The real estate transfer contract shall be replaced with a photocopy of a paper proving the right to the inheritance or gift, which bears the individual’s signature.

b.3) If the inheritance or gift is an asset of which the ownership must be registered, tax documents include:

- The PIT declaration - form 14/KK-TNCN enclosed herewith.

- Photocopies of documents proving the rights to the inheritance or gift.

The tax authority shall send a notice of tax payable (form 14-1/TB-TNCN enclosed herewith) to the individual.

b.4) Point b.2 Clause 3 of this Article shall apply if inheritance or gift (including future constructions) is between a husband and a wife, a parent and a child, an adoptive parent and an adopted child, a parent-in-law and a child-in-law, a grandparent and a grandchild, brothers and/or sisters:

c) Places to submit tax declarations

- The recipient of inheritance of gift that is real estate (including future constructions) shall submit tax declarations in accordance with Point c Clause 3 of this Article.

- The recipient of inheritance or gift that is securities or capital contributions shall submit tax declarations to the supervisory tax authority of the securities issuer or the company to which capital is contributed.

- Recipients of inheritance and gifts that are other assets shall submit tax declarations to the tax authorities where declarations of registration fee are submitted.

d) Deadline for submitting tax declarations

- The recipient of inheritance of gift that is real estate (including future constructions) shall submit tax declarations by the deadline in Point d Clause 3 of this Article.

- The recipient of inheritance or gift that is securities or capital contributions shall submit tax declarations by the deadline in Point d Clause 4 and Point d Clause 5 of this Article.

- Recipients of inheritance and gifts that are other assets shall submit tax declarations before registration fees are declared.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is written on the tax notice of the tax authority.

7. Residents earning income overseas

a) Rules for declaring tax

The residents that earn income overseas shall declare tax whenever an income is earned. The residents that earn income from wages overseas shall declare tax quarterly.

b) Tax documents

- The residents that earn income from wages overseas shall declare tax using form 07/KK-TNCN enclosed herewith.

- The residents that earn income from business overseas shall declare tax using form 08/KK-TNCN enclosed herewith.

- The residents that earn income from real estate transferor or capital transfer (including securities transfer), inheritance, or gift from abroad shall declare tax in accordance with Clause 3, Clause 4, Clause 5 and Clause 6 of this Article.

- The residents that earn income from capital investment, copyright, franchise, prizes overseas shall declare tax using form 19/KK-TNCN enclosed herewith.

- When declaring tax on the incomes earned overseas, the individual must enclose the documents proving the income payment and tax payment overseas to determine the income earned and PIT paid overseas. If the tax authority foreign does not verify paid tax according to their jurisdiction, the taxpayer may submit a photocopy of the Certificate of tax deduction (specifying the tax declaration number) issued by the income payer, or a photocopy of a banking notice of tax payment overseas, which is certified by the taxpayer.

c) Places to submit tax declarations

- The individual that earns income from wages overseas shall submit tax declarations to the Department of Taxation where the individual works or resides (if the individual is not working in Vietnam).

- The individual that earns income overseas (not from wages) shall submit tax declarations to the Department of Taxation where the individual resides.

d) Deadlines for submitting tax declarations

The deadline for submitting a declaration is the 10thday from the day on which income is earned. If the individual is not in Vietnam when the income is earned, the tax declaration must be submitted within 10 days from the date of arrival in Vietnam.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is the deadline for submitting the tax declaration.

8. When a non-resident earns income in Vietnam but receives it overseas.

a) Rules for declaring tax

a.1) The non-resident that earns income in Vietnam but receives it overseas shall declare tax quarterly.

a.2) The residents that earn income from real estate transferor or capital transfer (including securities transfer) in Vietnam but receive it overseas shall declare tax whenever tax is incurred according to Clause 3, Clause 4 and Clause 5 of this Article.

b) Tax documents

- b.1.1) The non-residents that earn income from wages shall declare tax using form 07/KK-TNCN enclose herewith.

- The non-residents that earn income from capital investment, copyright, franchise, prizes overseas shall declare tax using form 19/KK-TNCN enclosed herewith.

c) The tax declarations shall be submitted at:

- The Department of Taxation where the work takes place in Vietnam if the income is from wages.

- The supervisory Department of Taxation of the individual’s business location if the income is from business.

- The Department of Taxation where income from capital investment, copyright, franchise, prizes is earned.

d) Deadline for submitting tax declarations

The deadline for submitting a tax declaration is the 10thday from the day on which income is earned. If the individual is not in Vietnam when the income is earned, the tax declaration must be submitted within 10 days from the date of arrival in Vietnam.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is the deadline for submitting the tax declaration.

9. Tax on income from capital investment when receiving dividend in the form of shares or reinvested profits

a) Rules for declaring tax

The individual that receives dividend in the form of shares or reinvested profits is not required to pay tax at that time. When capital is transferred or withdrawn, or when the company is dissolved, the individual shall pay PIT on the income from capital transfer and capital investment.

b) Tax documents:

Form 24/KK-TNCN enclosed herewith shall be used to declare PIT on income from capital investment.

c) Places to submit tax declarations

The tax declaration shall be submitted to the supervisory tax authority of the company holding the capital.

d) Deadline for submitting tax declarations

The tax declaration shall be submitted within 10 days from the date of capital transfer, shares transfer, capital withdrawal, or company dissolution.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is the deadline for submitting the tax declaration.

10. Tax on income from transfer of capital, securities, or real estate (in the form of capital contributions, shares, or real estate).

a) Rules for declaring tax

The individual that contributes capital in the form of capital contributions, shares, or real estate is not required to declare and pay tax at that time. When transferring or withdrawing capital, or when the company in to which capital is contributed is dissolved, the individual shall declare and pay tax on the income from the transfer of capital contribution, securities, or real estate upon capital contribution and transfer.

Declarations of tax on income from real estate transfer and capital transfer shall be made in accordance with Clause 3, Clause 4 and Clause 5 of this Article.

b) Tax documents:

Declarations of tax on income from capital transfer, securities transfer, and real estate transfer when making capital contribution:

b.1) Tax on income from capital transfer:

- A PIT declaration - form 12/KK-TNCN enclosed herewith.

- A photocopy of the capital contribution contract.

- Documents proving the value of capital contribution according to accounting records or the contract to buy capital contribution (if the capital contribution is bought).

- A photocopy, which bear the individual’s signature, of the documents proving the expenditures on determination of income from capital transfer.

The tax authority shall send a notice of tax payable (form 12-1/TB-TNCN enclosed herewith) to the individual.

b.2) Tax on income from securities transfer

- A PIT declaration - form 12/KK-TNCN enclosed herewith.

- A photocopy of the capital contribution contract.

The tax authority shall send a notice of tax payable (form 12-1/TB-TNCN enclosed herewith) to the individual.

b.3) The declaration of tax on real estate transfer includes the documents listed in Point b Clause 3 of this Article, the real estate transfer contract among which is replaced with a capital transfer contract.

c) The tax declaration shall be submitted to:

- The supervisory tax authority of the contributing company if capital or securities are transferred.

d) Deadline for submitting tax declarations

The tax declaration shall be submitted within 10 days from the date of capital transfer, capital withdrawal, or company dissolution.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is the deadline for submitting the tax declaration.

11.  Tax on income from bonus shares

a) Rules for declaring tax:

The employee is not required to pay tax on income at the time of receiving bonus shares from the employer. When shares of the same type are transferred, tax on the income from securities transfer and income bonus shares shall be declared.

Declarations of tax on income from securities transfer shall be made in accordance with Clause 5 of this Article.

b) Tax declaration:

Form 07/KK-TNCN enclosed herewith shall be used to declare PIT on income from wages in the form of bonus shares.

c) Places to submit tax declarations

Tax declarations shall be submitted to the supervisory tax authority of the income payer.

d) Deadline for submitting tax declarations

The tax declaration shall be submitted within 10 days from the date of transfer of shares of the same type.

dd) Deadline for paying tax

The deadline for paying tax is the deadline for submitting the tax declaration.

12. Form 16/DK-TNCN, 17/TNCN, 21a/XN-TNCN, and 23/CK-TNCN shall be respectively used when the individual claims deductions for a dependant, or when the income payer applies for PIT deduction receipts, or when the individual, who does not sign a labor contract or signs a labor contract for less than 03 months and declares that his income is not taxable, includes a dependant in the tax declaration. The tax authority shall inform the taxpayer of the dependant’s number (form 16-1/TB-MST enclosed herewith) to the individual.

13. Where the foreigner that earns taxable income is eligible for tax exemption or reduction according to a Double taxation agreement between Vietnam and another country/territory:

a) If the individual is a resident of another country/territory, even when he is a resident of another country/territory and earns income as mentioned in Point b.1 Clause 1 (from self-employments and other sources), Clause 3, Point b Clause 4, Clause 5, Point b Clause 10, and Clause 9 of this Article:

15 days before performing the contract with the Vietnamese entity, the foreigner must send the Vietnamese party a dossier. The Vietnamese party shall submit it the supervisory tax authority together with the first declaration. The dossier consists of:

- The Notice of eligibility for tax exemption or reduction (form 01/HTQT enclosed herewith);

- The original or certified true copy of the Certificate of residence (consularly legalized) issued by the tax authority of the home country before the year in which the Notice of eligibility for tax exemption or reduction is issued;

- A photocopy of the labor contract with the overseas employer, which bear the individual’s signature;

- A photocopy of the labor contract with employer in Vietnam (if the income is from wages or business), or photocopies of documents proving the origin of the income (other incomes), which bear the individual’s signature;

- A photocopy of the passport showing the arrival in Vietnam, which bears the individual’s signature;

- A photocopies of the business registration and/or practice certificate, tax registration certificate issued by the authority of the home country if the individual earns income from self-employment (physicians, lawyers, engineers, architects, dentists, accountants);

- A photocopies of the business registration and/or practice certificate issued by the Vietnamese authority to the individual that earns income from self-employment (physicians, lawyers, engineers, architects, dentists, accountants);

- A photocopy of the contract with the Vietnamese entity, which is certified by the taxpayer. In particular:

+ Real estate transfer: a photocopy of the real estate transfer contract.

+ Capital transfer: a photocopy of the capital transfer contract, a photocopy of the certificate of investment of the Vietnamese company to which the foreign investors contribute capital, which are certified by the taxpayer.

+ Securities transfer: a photocopy of the securities transfer contract. If securities are traded without a contract, the taxpayer shall submit the certificate of depository account, which is certified by the depository bank or the securities company (form 01/TNKDCK enclosed herewith).

- The Letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to carry out the procedure.

If a notice of eligibility for tax exemption or reduction has been sent in the previous year, only the photocopies of labor contracts with new Vietnamese and foreign entities shall be submitted.

15 days before the expiration of the labor contract in Vietnam or the end of the tax year (whichever occurs first), the individual shall send a Certificate of residence in that tax year and a photocopy of the passport to the Vietnamese party that signs the contract or pays income. Within 03 working days from the receipt of the Certificate of residence, the Vietnamese party shall submit it to the tax authority.

If such certificate is not received by the deadline, the foreigner must make a commitment to send it right after the ending day of the tax year.

If the individual’s home country, which has signed a Tax Agreement with Vietnam, does not issue the certificate of residence, the individual shall provide the photocopy of the passport instead of the certificate of residence.

if the individual is not identified as a residence of any country/territory, the individual must make a commitment to send a photocopy of the passport in Q1 of the next year.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in form 01/HTQT mentioned above.

b) For the individuals being residents of Vietnam (including those mentioned in Point b Clause 2, Point b Clause 7, and Point b Clause 11 of this Article):

If the resident of Vietnam is eligible for exemption or reduction of tax on income from government service, students income, teachers and lecturers , and researchers’ income:

15 days before performing the contract with the Vietnamese entity, the foreigner must send the Vietnamese party a dossier. The Vietnamese party shall submit it to its supervisory tax authority of the Vietnamese party together with the first declaration. The dossier consists of:

- The Notice of eligibility for tax exemption or reduction (form 01/HTQT enclosed herewith);

- The original or certified true copy of the Certificate of residence (consularly legalized) issued by the tax authority of the home country before the year in which the Notice of eligibility for tax exemption or reduction is issued;

- A certification issued by a Vietnamese authority of the activities eligible for tax exemption according to the Agreement.

- The Letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to carry out the procedure.

If the individual’s home country, which has signed a Tax Agreement with Vietnam, does not issue the certificate of residence, the individual shall provide the photocopy of the passport instead of the certificate of residence. The individual is responsible for the statement that no certificate of residence is issued in the home country.

if the individual is not identified as a residence of any country/territory, the individual must make a commitment to send a photocopy of the passport within the quarter after the end of the tax year.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in form 01/HTQT mentioned above.

c) Athletes and artists that are residents of other countries and earn income from their performance in Vietnam (including those mentioned in Point b.1 Clause 1 of this Article)

15 days before performing the contract with the Vietnamese entity, the foreigner must send the Vietnamese party a dossier. The Vietnamese party shall submit it to its supervisory tax authority together with the first declaration.  The dossier consists of:

- The Notice of eligibility for tax exemption or reduction (form 01/HTQT enclosed herewith);

- The original or certified true copy of the Certificate of residence (consularly legalized) issued by the tax authority of the home country before the year in which the Notice of eligibility for tax exemption or reduction is issued;

- A certification issued by a Vietnamese authority of the operations and incomes eligible for tax exemption according to the Agreement.

- The Letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to carry out the procedure.

15 days before the expiration of the labor contract in Vietnam (or the end of the program) or the end of the tax year, whichever occurs first, the individual shall send a Certificate of residence in that tax year to the Vietnamese party that signs the contract or pays income. Within 03 working days from the receipt of the Certificate of residence, the Vietnamese party shall submit it to the tax authority.

If such certificate is not received by the deadline, the foreigner must make a commitment to send it right after the ending day of the tax year.

If no labor contract is signed with the employer overseas or in Vietnam, the taxpayer may submit a letter of designation or a paper that is equivalent to a labor contract.

If the individual’s home country, which has signed a Tax Agreement with Vietnam, does not issue the certificate of residence, the individual shall provide the photocopy of the passport instead of the certificate of residence. The individual is responsible for the statement that certificate of residence is issued in the home country.

if the individual is not identified as a residence of any country/territory, the individual must make a commitment to send a photocopy of the passport in Q1 of the next year.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in form 01/HTQT mentioned above.

d) For non-residents that earns income from wages, business, inheritance or gifts in Vietnam that is paid by an overseas entities (including non-residents mentioned in Clause 6 and Clause 8 of this Article):

When submitting the first tax declaration, the foreign resident shall directly submit or authorize another person in Vietnam to submit a dossier to the local Department of Taxation. The dossier consists of:

- The Notice of eligibility for tax exemption or reduction (form 01/HTQT enclosed herewith);

- The original or certified true copy of the Certificate of residence (consularly legalized) issued by the tax authority of the home country before the year in which the Notice of eligibility for tax exemption or reduction is issued;

- A photocopy of the labor contract or the paper proving the origin of income or the right to the inheritance or gifts with employer in Vietnam (if the income is from wages or business), or photocopies of business contracts with Vietnamese, which bear the individual’s signature;

- A photocopy of the passport showing the arrival in Vietnam, which bears the individual’s signature;

- A photocopies of the business registration and/or practice certificate, tax registration certificate issued by the authority of the home country if the individual earns income from self-employment (physicians, lawyers, engineers, architects, dentists, accountants);

- The Letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to carry out the procedure.

If a notice of eligibility for tax exemption or reduction has been sent in the previous year, only the photocopies of labor contracts with new Vietnamese and foreign entities shall be submitted.

15 days before the expiration of the labor contract in Vietnam or the end of the tax year (whichever occurs first), the individual shall send a Certificate of residence in that tax year and a photocopy of the passport to the local Department of Taxation, or may authorize another person in Vietnam to do so.

If such certificate is not received by the deadline, the foreigner must make a commitment to send it right after the ending day of the tax year.

If the individual’s home country, which has signed a Tax Agreement with Vietnam, does not issue the certificate of residence, the individual shall provide the photocopy of the passport instead of the certificate of residence.

if the individual is not identified as a residence of any country/territory, the individual must make a commitment to send a photocopy of the passport in Q1 of the next year.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in form 01/HTQT mentioned above.

Article 17. License tax

1. Tax declarations shall be submitted to supervisory tax authorities.

If the taxpayer has an affiliate (branch, store, etc.) in the same province, the tax declarations of the affiliate may be submitted to the taxpayer’s supervisory tax authority.

If the taxpayer has an affiliate (branch, store, etc.) in another province, the tax declarations of the affiliate may be submitted to the supervisory tax authority of the affiliate.

If the taxpayer does not have a permanent business location, tax declarations shall be submitted to the supervisory Sub-department of taxation of the business or where the taxpayer resides.

2. License tax is submitted annually and declared as follows:

- License tax shall be declared the first time when the taxpayer inaugurates his business. The deadline is the last day of the month in which the business is inaugurated.

If the business has not been inaugurated, license tax shall be declared within 30 days from the day on which the Certificate of business registration and tax registration or Certificate of company registration is issued.

If the taxpayer has declared and paid license tax, he is not required to submit license tax declarations in the next year if the amount of license tax payable is not changed.

- If the taxpayer amount of license tax payable in the next year is changed, a tax declaration shall be submitted by December 31 of the year.

3. Form 01/MBAI enclosed herewith shall be used to declare license tax.

Article 18. Declaring tax and government revenues related to land

1. Tax on non-agricultural land

a) Tax dossier

a.1) When declaring tax on non-agricultural land, the dossier consists of:

- A declaration of tax on non-agricultural land - form 01/TK-SDDPNN (used by households and individuals) or 02/TK-SDDPNN (used by organizations) enclosed herewith.

- Photocopies of the papers related to the taxable piece of land such as: land use right certificate, decision on land allocation, land lease contract, or decision on permission to repurpose land;

- Photocopies of the papers proving the eligibility for tax exemption or reduction (if any).

a.2) When declaring tax on non-agricultural land, the dossier consists of:

- Form 03/TKTH-SDDPNN enclosed herewith.

b) Rules for declaring tax

b.1) The taxpayer shall provide accurate information about the taxpayer such as name, ID number, tax code, address, and information about the taxable piece of land such as area, purpose in the tax declaration. If the piece of land already has a Certificate, information about the Certificate must be provided such as its number, date of issue, land area, limit (if any).

The People’s Committee shall provide information on the tax declaration and send it to the Sub-department of taxation.

If information in the declaration submitted by an organization must be verified at the request of the tax authority, the local Land and Resources Authority shall verify it and notify the tax authority.

b.2) The taxpayer is not required to make a tax declaration every year if the taxpayer and the amount of tax payable are not changed.

If the taxpayer is changed, the new taxpayer must make and submit a tax declaration in accordance with this Circular within 30 days from the day on which such change occurs. If the amount of tax payable is changed (except for changes in land prices), the taxpayer must make and submit a tax declaration within 30 days from the day on which such change occurs.

b.3) Levy on non-agricultural land shall only be declared if the land is residential and issued with a land use right certificate.

If the taxpayer must make an aggregated declaration as prescribed in this Circular, the aggregated declaration shall be submitted to the Sub-department of taxation where the taxpayer applies for registration.

c) Declaring tax in some cases:

c.1) Organizations: taxpayers shall complete and submit tax declarations to the Sub-departments of taxation where taxable land is located. Taxpayers shall calculate, declare and pay tax on non-agricultural land in accordance with Point dd.2 of this Clause.

c.2) Households and individuals:

c.2.1) Residential land

c.2.1.1) If the taxpayer has the rights to use one or multiple pieces of land in the same district, but the total taxable area of land does not exceed the limit, the taxpayer shall make a separate tax declaration for each piece of land. An aggregated tax declaration is not required.

c.2.1.2) If the taxpayer has the rights to use multiple pieces of land in the various districts, none of them exceeds the area limit, and the total taxable area of land does not exceed the limit, then the taxpayer shall make a separate tax declaration for each piece of land. An aggregated tax declaration is not required.

c.2.1.3) If the taxpayer has the rights to use multiple pieces of land in different districts, none of them exceeds the limit but the total taxable area of land exceeds the limit, then the taxpayer shall make a separate tax declaration for each piece of land, which shall be submitted to the People’s Committees of the communes where such land is located, and a aggregated tax declaration that is submitted to a Sub-department of taxation at the taxpayer’s choice.

c.2.1.4) If the taxpayer has the rights to use multiple pieces of land in different districts but only one of them exceeds the limit, then the taxpayer shall make a separate tax declaration for each piece of land, which shall be submitted to the People’s Committees of the communes where such land is located, and a aggregated tax declaration that is submitted to the Sub-department of taxation where the taxable piece of land is located.

c.2.1.5) If the taxpayer has the rights to use multiple pieces of land in various districts, the area of which exceed the area limit, the taxpayer must make separate tax declaration for each piece of land and submit it to the People’s Committee of the commune, then select a Sub-department of taxation where one of the pieces of land is located to submit the aggregated declaration.

c.2.1.6) Not later than March 31 of the next calendar year, the taxpayer shall make an aggregated tax declaration using form 03/TKTH-SDDPNN and send it to the Sub-department of taxation, then determine the difference between the actual tax payable and tax declared in the declarations that are submitted to the Sub-departments of taxation where taxable land is located.

c.2.2) For taxable non-agricultural land:

The taxpayer shall submit tax declarations to the Sub-departments of taxation where taxable land is located or to the tax collectors authorized by tax authorities.

d) Adjustment to tax declarations

d.1) If a change occurs and leads to an increase or decrease in the amount of tax payable, the taxpayer shall make an adjustment using form 01/TK-SDDPNN or 02/TK-SDDPNN within 30 days from the occurrence of such change.

d.2) If an error in a submitted tax declaration is found, which leads to a change in the amount of tax payable, the taxpayer may make an adjustment.

If the error is found after March 31 of the next year, the taxpayer may make an adjustment (to both the annual declaration and aggregated declaration).  The adjustment shall be made in accordance with Clause 5 Article 10 of this Circular.

dd) Deadline for sending notices and deadline for paying tax on non-agricultural land:

dd.1) Tax authorities shall send notices of tax on non-agricultural land to households and individuals by April 30 using form 01/TB-SDDPNN enclosed herewith.

dd.2) Deadline for paying tax:

- Tax on non-agricultural land shall be paid twice a year. The first payment shall be made by May 31, the second October 31.

The taxpayer may choose to make one or two payments in a year. If the taxpayer wishes to pay once for the whole year, the payment must be made by May 31.

- The deadline for paying the difference according to the aggregated declaration is March 31 of the next year.

- If the taxpayer wishes to pay once for many years in a 5-year period, the deadline is December 31 of the year in which the request is made.

2. Tax on agricultural land

a) The taxpayer that uses agricultural land shall submit tax declarations to the Sub-department of taxation where taxable agricultural land is located (or the People’s Committee of the commune where tax is registered).

b) Deadlines for submitting tax declarations:

- Organizations shall submit tax declarations by January 30 every year.

- Households and individuals that use taxable land and have their names in the tax register of tax authorities in the previous year are not required to submit tax declarations for the next year.

- The declaration of tax on agricultural land used for planting monocarpic perennial plants shall be paid within 10 days from the harvest.

- If the area of taxable land increases or decreases during the year, the tax declaration must be submitted within 10 days from the occurrence of the increase or decrease.

- If tax on agricultural land is exempt or reduced, the taxpayer still has to submit the tax declaration together with the papers proving the tax exemption or reduction of the first year and the year succeeding the expiration of the tax exemption or reduction.

c) The declaration of tax on agricultural land is one of the forms below:

- Form 01/SDNN enclosed herewith shall be used by organizations;

- Form 02/SDNN shall be used by households and individuals;

- Form 03/SDNN enclosed herewith shall be used for declaring tax on land for monocarpic perennial plants.

d) Calculation of tax payable:

- If the taxpayer that is an organization shall calculate tax payable in the tax declaration itself.

- According to the tax records of the previous year or the tax declaration submitted in the year, the Sub-department of taxation shall calculate tax and send a notice of tax on agricultural land using form 04/SDNN to the taxpayers that are households and individuals.

- If agricultural land is for planting monocarpic perennial plants, taxpayers shall calculate tax on agricultural land themselves. If the taxpayer is not able to calculate tax payable, the tax authority shall impose tax and notify the taxpayer.

dd) Deadline for sending notices and deadline for paying tax on agricultural land:

- The first tax notice in the year shall be sent by April 30, and tax shall be paid by May 31.

- The second tax notice in the year shall be sent by September 30, and tax shall be paid by October 31.

- If an adjustment is made after the tax notice is sent, the tax authority shall send another tax notice according to the adjustment within 10 days from the day on which the adjustment is received.

If the harvest does not coincide with the aforementioned deadline, the Sub-department of taxation may delay the deadline for not more than 60 days. If the taxpayer wishes to pay a lump sum for the whole year, the payment shall be made by May 31.

3. Declaring of rent for land or water surface (hereinafter referred to as rent declaration); notice of rent for land and water surface

a) The tenant shall make a rent declaration using form 01/TMDN enclosed herewith, then submit it together with lease documents to the local Land Registry or Land and Resources Authority or a state agency competent to determine land lease prices. If the single-window system has not been adopted locally, the declarations of land rent shall be submitted to the tax authority of the locality where the land or water surface is located.

The rent declaration shall be submitted within 30 days from the day on which the financial liability is incurred.

The day on which financial liability is incurred is the effective date of the decision on land lease or water surface lease, which is made by a competent authority. The day on which land or water surface is handed over shall be considered the day on which financial liability is incurred if it is not consistent with that in the decision.

If the tenant has submitted the rent declaration to the tax authority, or has been paying rent according to the notice sent by the tax authority, then rent declaration might not be submitted.

If the area or location of leased land or water surface is changed during the year, which causes a change in the amount of rent, another declaration shall be made and submitted to the tax authority within 30 days from the day on which a competent authority recognizes such change in writing.

b) Notice of rent

b.1) When a new area of land or water surface is rented: the local Land Registry or Land and Resources Authority shall send the rent declaration to the supervisory tax authority of the taxpayer. Within 05 working days from the day on which the valid rent declaration, the tax authority shall determine the rent payable and send a notice of rent using form 02/TMDN enclosed herewith to the tenant via the local Land Registry or Land and Resources Authority.

b.2) If land rent is paid annually, the tax authority shall send a notice of rent to the tenant from the second year, in particular:

- The first rent notice in the year shall be sent by April 30, and rent shall be paid by May 31.

- The second rent notice in the year shall be sent by September 30, and rent shall be paid by October 31.

When the competent authority changes the price list, the tax authority must redetermine the amount of rent payable and notify it to the taxpayer.

If the taxpayer wishes to pay a lump sum for the whole year, the payment shall be made by May 31.

When a lump sum is paid for the whole lease period, the deadline for making the payment is the deadline written on the notice sent by the tax authority.

4. Land levy declaration

a) Business organizations

The land levy declaration shall be submitted within 10 days from the day on which financial liability is incurred.

If a business organization is allocated levied land, which can be repurposed, by the Government via an auction, the day on which financial liability is incurred is the effective date of the decision on land allocation made by a competent authority. The day on which land is handed over shall be considered the day on which financial liability is incurred if it is not consistent with that in the decision on land allocation.

The business organization shall make the land levy declaration using form 01/TSDD enclose herewith, and then submit it together with the papers related to the determination of financial liability to a competent authority.

Within 10 days from the receipt of the decision on approval for land levies sent by a competent authority, the tax authority shall determine the amount of land levy payable and send a notice of land levy (form 02/TSDD) to the business organization.

b) Households and individuals:

The land levy declaration shall be paid within 10 days from the receipt of the notice from a competent authority.

The land user shall complete form 01/TSDD enclose herewith, the submit it together with the papers related to the determination of financial liability to the local Land Registry or Land and Resources Authority. If the single-window system has not been adopted locally, the declarations of land levy shall be submitted to the tax authority of the locality where the land is located.

The local Land Registry or Land and Resources Authority shall send the land levy declaration submitted by the taxpayer to the tax authority where the land is located.

Within 03 days from the receipt of the land levy declaration, the tax authority shall determine the amount of land levy payable and send a notice of land levy (form 02/TSDD) to the land user directly or via the local Land Registry or Land and Resources Authority.

c) If rights to use land are put up for auction, the taxpayer shall pay land levy in accordance with auction laws.

d) The deadline for paying land levy is the deadline written on the notice sent by the tax authority.

Article 19. Fees and charges

1. Registration fee

a) Places to submit declarations of registration fee

Owners of assets subject to registration fees shall submit declarations to tax authorities when registering their ownership or rights to use.

- The declarations shall be submitted to local Land Registries or land authorities where the property is located. If the single-window system has not been adopted locally, the declarations of registration fee shall be submitted to Sub-department of taxation of the locality where the property is located.

- Declarations of registration fees for other assets such as vehicles, guns, etc. shall be submitted at local Sub-departments of taxation where the ownership or rights to use are registered.

b) For real estate, a declaration dossier consists of:

- The declaration form 01/LPTB enclosed herewith.

- Papers proving legitimate origins of property;

- Documents about the asset transfer between the transferor and the transferee.

- Papers proving the eligibility of the assets or asset owner for exemption from registration fee (if any).

c) For other assets (except for fishing ships, inland waterway ships, ships without origin documents or built in Vietnam as mentioned in Point e Clause 1 of this Article), the declaration dossier consists of:

- A declaration of registration fee (form 02/LPTB enclosed herewith).

- Sale invoices (if the transferor is a business organization or businessperson) or invoices for sale of confiscated goods (if confiscated goods are bought), decision on asset transfer or liquidation (if goods are transferred by a political organization, socio-political organization, social organization, or socio-professional organization that does not do business to other organizations and individuals), or documents about asset transfer certified by competent authorities (if assets are transferred between non-business entities);

- Old owner’s Certificate of registration of ownership or rights to use of assets (if assets are registered in Vietnam for the second time or more);

- Papers proving the eligibility of the assets or asset owner for exemption from registration fee (if any).

d) The papers proving the eligibility of the assets or asset owner for exemption from registration fee must be original or certified true copies. In particular:

d.1) If land is allocated by the Government and used for farming, forestry, fishery, or salt production, the “Notice of cadastral information serving fulfillment of financial liability” must be certified by Land Registry, stating that the piece of land is eligible for the Certificate of right to use land.

d.2) The religious religion that is recognized or licensed by the Government, and use land for public purposes shall submit:

- The papers proving they are permitted to operate by the Government;

- The Decision on land allocation or issuance of Certificate of rights to use land.

d.3) Special assets and property, assets serving national defense and security: a photocopy (stamped) of the approval by the competent authorities for transfer or acquisition of assets, or certification of a police or military agency of the assets serving national defense and security.

d.4) Compensable property:

- A decision made by a competent authority on withdrawal of the old property and transfer of new property.

-  A certificate of rights to use land or house ownership of the owner of the property withdrawn by the Government, on which financial liability is not written.

If the property owner has paid registration fee but the certificate of property ownership is lost or is not issued, the owner shall present the receipts for registration fee payment or the decision on registration fee exemption made by a competent authority.

- An invoice or a property sale/transfer contract, enclosed with documents about the receipt of compensation/support in cash).

After the tax authority has decided not to collect registration fee for the compensatory house or land, or the property bought with compensatory payment, the tax authority shall write “No registration fee”, add a signature and a seal on the certificate of compensatory payment.

d.5) When the certificate of property ownership is reissued, the papers proving the ownership or rights to use such property must be presented.

d.6) When a company is converted into a joint-stock company, the following documents must be submitted to the tax authority:

- A photocopy (bearing the company’s seal) of the decision made by a competent authority on the conversion into the joint-stock company.

- A list of assets transferred to the joint-stock company from the old company, specifying the assets that incur registration fee. If only part of the company is converted into a joint-stock company, a decision on asset transfer must be provided).

d.7) If registration fees for the contributed or distributed assets have been paid, the following documents must be submitted:

- The papers proving that the owners of the assets are members of the organization (Decision on establishment or Charter of the organization bearing the names of the members that contribute assets, or papers proving the asset contribution; or Certificate of Business registration bearing their names and the papers proving the asset contribution).

- The decision on dissolution, division, split, amalgamation, merger or the organization, and distribution of assets among capital contributors.

- Documents about the payment of registration fee (if incurred), or the declaration of registration fee saying “No registration fee” (if registration fee is not incurred), or the certificate of ownership or rights to use assets owned by asset contributors (for the organization that receive contributed capital); or the certificate of ownership or rights to use assets owned by the dissolved organization (for the members that receive such assets).

- The business cooperation contract (when contributing capital) or the decision on asset distribution (when assets are circulated internally).

d.8) For humanitarian houses: documents about transfer of property ownership between the donor and the recipient.

d.9) Financial lease assets:

- A finance lease contract between the lessor and the lessee that comply with laws on finance lease.

- A notice of contract finalization between the lessor and the lessee.

- Certificates of ownership of the finance lease company.

d.10) Shells, frames, engine components that must be re-registered during warranty period:

- The warranty certificate.

- The delivery note of substitute products, enclosed with a notice of product withdrawal issued by the seller to the buyer.

d.11) The following papers shall be used to prove family relationship: family register, marriage certificate, birth certificate, decision on recognition of child adoption, or certificate of relationship between the giver and the recipient issued by the People’s Committee of the commune.

dd) The fishing ships, inland waterway ships, ships without origin documents or built in Vietnam must have:

- The declaration of registration fee (form 02/LPTB enclosed herewith).

- A certification issued by a competent authority that the ownership of the ship may be registered (to ensure the benefits of the registration fee payer in case registration fee has been paid without being issued with a certificate of ownership registration)

e) The Sub-department of taxation shall issue a notice of registration fee within 03 working days (for real estate) or 01 working day (for ships, cars, motorcycles, hunting guns, sport guns) from the receipt of sufficient documents.  If the documents are not valid, they shall be returned to the local Land Registry or Land and Resources Authority (for real estate) or the asset owner (for other assets) by the deadline mentioned in this Point.

The notice of registration fee for real estate (form 01-1/LPTB enclosed herewith); the notice of registration fee for other assets shall be written right on the declaration of registration fee.

g) The deadline for paying registration fee is written on the notice of registration fee.

2. Declaring environment protection fees upon mineral extraction:

a) The organizations and individuals engaged in mineral extraction (hereinafter referred to as miner) shall pay environment protection fees to the supervisory tax authority where severance tax is paid. If resources are bought in batch, the buyer shall pay it on behalf of the miner and submit the declaration of environment protection fee to the supervisory tax authority of the buying station.

b) Environment protection fees shall be declared monthly and annually.

Terminal declarations of environment protection fees shall be made annually and when a decision on division, split, amalgamation, merger, conversion, dissolution, or shutdown of the company is made.

c) Form 01/BVMT enclosed herewith shall be used to declare environment protection fees for mineral extraction.

d) Form 02/BVMT enclosed herewith shall be used to make the terminal declaration of environment protection fees.

3. Other fees and charges classified as government revenues

a) The organizations assigned to collect fees and charge shall submit declarations to supervisory tax authority.

b) Fees and charges classified as government revenues shall be declared monthly and annually.

c) Form 01/PHLP enclosed herewith shall be used to make monthly declarations of fees and charges.

d) Form 02/PHLP enclosed herewith shall be used to make annual terminal declarations of fees and charges.

Article 20. Declaring VAT and CIT incurred by foreign contractors and foreign sub-contractors

1. Foreign contractors and foreign sub-contractors that are organizations shall declare VAT and CIT in accordance with this Article.

Foreign contractors and foreign sub-contractors that are shall declare VAT in accordance with this Article, and declare personal income tax in accordance with Article 16 of this Circular.

2. Declaring VAT when applying credit-invoice method, paying CIT according to revenue and expense.

a) The Vietnamese party that signs a contract with a foreign contractor, or the foreign contractor that signs a contract with a foreign sub-contractor shall notify the tax authority that the foreign contractor or foreign sub-contractor applies credit-invoice method to pay VAT, or pay CIT according to revenue and expense within 20 days from the conclusion of the contract.

When the tax authority issues a tax registration certificate to the foreign contractor or foreign sub-contractor, the foreign contractor or the foreign sub-contractor shall send 01 photocopy of the tax registration certificate to the Vietnamese party or the foreign contractor respectively. If payment to the foreign contractor must be made before the Vietnamese party receives the photocopy, the Vietnamese party shall declare and pay VAT or CIT on behalf of the foreign contractor as guided in Clause 3 of this Article.

The foreign contractor or foreign sub-contractor that has been issued with a tax registration certificate must declare and pay VAT (using credit-invoice method) on the revenue earned after the issuance of the tax registration certificate. The VAT paid by the Vietnamese party on behalf of the foreign contractor or foreign sub-contractor shall not be deducted from the amount of VAT payable by the foreign contractor or foreign sub-contractor. The foreign contractor or foreign sub-contractor must not deduct input VAT incurred before the issuance of the tax registration certificate.

b) VAT declaration:

Foreign contractors shall declare VAT in accordance with Article 11 of this Circular.

c) CIT declaration:

Foreign contractors shall declare CIT in accordance with Article 12 of this Circular.

d) Notice of eligibility for tax exemption or reduction according to Agreements

Where the foreign contractor is eligible for tax exemption or reduction according to a Double taxation agreement between Vietnam and another country/territory, the following procedure shall be followed:

When calculating provisional CIT, the taxpayer shall send a dossier to the tax authority together with the quarterly declaration of CIT (form 01A/TNDN or 01B/TNDN enclosed herewith). The dossier consists of:

- The Notice of eligibility for tax exemption or reduction (form 01/HTQT enclosed herewith);

- The original or certified true copy of the Certificate of residence (consularly legalized) issued by the tax authority of the home country before the year in which the Notice of eligibility for tax exemption or reduction is issued;

- A photocopy of the contract with the Vietnamese entity, which is certified by the taxpayer.

- The Letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to carry out the procedure for applying the Agreement.

If a notice of eligibility for tax exemption or reduction has been sent in the previous year, only the photocopies of labor contracts with new Vietnamese and foreign entities shall be submitted.

When making the terminal declaration of CIT, the taxpayer shall send the Certificate, which has been consularly legalized, and a certification of performance of contracts with the parties, together with the terminal declaration of CIT (form 03/TNDN enclosed herewith).

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in form 01/HTQT mentioned above.

3. Declaring VAT on value added or CIT on revenue:

a) Declarations of VAT on value added or CIT on revenue shall be made whenever a payment is made to the foreign contractor. A terminal declaration shall be made when the contract is finished.

When the Vietnamese party makes multiple payments to a foreign contractor in a month, the taxpayer may request for permission to declare tax monthly instead of whenever a payment is made.

- The Vietnamese party that signs the contract with the foreign contractor shall pay tax on behalf of the foreign contractor, and submit tax declarations to the supervisory tax authority of the Vietnamese party.

When a construction or installation contract is signed, declarations of tax shall be submitted to the Department of Taxation or local Sub-department of taxation, depending on the decision of the Director of the local Department of Taxation where the contract is performed.

- The Vietnamese party shall apply for tax registration with the supervisory tax authority to pay tax on behalf of the foreign contractor or foreign sub-contractor within 20 working days from the day on which the contract is signed.

b) Declaring tax on other kinds of business and incomes

b.1) A declaration dossier consists of:

- The declaration of tax (form 01/NTNN enclosed herewith);

- A photocopy of the contract, which is certified by the taxpayer (when declaring tax for the first time);

- A photocopy of the Business license or practice certificate, which is certified by the taxpayer.

b.2) Notice of eligibility for tax exemption or reduction according to Agreements:

If the foreign contractor is eligible for tax exemption or reduction according to a Double taxation agreement between Vietnam and another country/territory, the following procedure shall be followed:

15 days before the deadline for declaring tax, the Vietnamese party, which signs the contract or makes payment to the foreign contractor, shall send the supervisory tax authority of the Vietnamese party a dossier that consists of:

- The Notice of eligibility for tax exemption or reduction (form 01/HTQT enclosed herewith);

- The original or certified true copy of the Certificate of residence (consularly legalized) issued by the tax authority of the home country before the year in which the Notice of eligibility for tax exemption or reduction is issued;

- A photocopy of the contract with the Vietnamese entity, which is certified by the taxpayer.

+ If securities are traded without a contract, the taxpayer shall submit the certificate of depository account, which is certified by the depository bank or the securities company (form 01/TNKDCK enclosed herewith).

+ For income from capital transfer: the taxpayer shall submit a photocopy of the capital transfer contract, a photocopy of the certificate of investment of the Vietnamese company to which the foreign investors contribute capital, which are certified by the taxpayer.

+ When a foreign government agency earns tax-free income according to the clauses on loan interests of the Agreement: the taxpayer shall submit a photocopy of the loan contract between the foreign government agency and the Vietnamese entity, which is certified by the taxpayer.

- The Letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to carry out the procedure for applying the Agreement.

If a notice of eligibility tax exemption or reduction has been sent in the previous year, only the photocopies of labor contracts with new Vietnamese and foreign entities shall be submitted.

15 days before the expiration of the labor contract in Vietnam or the end of the tax year (whichever occurs first), the foreign contractor shall send the original or a certified true copy of the Certificate of residence, which has been consularly legalized in the tax year, to the Vietnamese party that signs the contract or pays income. Within 03 working days from the receipt of the Certificate of residence, the Vietnamese party shall submit it (the original or a certified true copy) to the tax authority.

If no Certificate of residence is available at that time, the foreign contractor shall make a commitment to send the Certificate of residence, which has been consularly legalized, within the quarter after the ending day of the tax year.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in form 01/HTQT mentioned above.

c) Declaring tax incurred by foreign airlines

Ticket agencies in Vietnam of foreign airlines shall declare and pay CIT on behalf of the foreign airlines.

Declarations of tax shall be submitted to supervisory tax authorities.

CIT incurred by foreign airlines shall be declared monthly.

c.1) A declaration dossier consists of:

- The declaration of tax incurred by foreign airline (form 01/HKNN enclosed herewith).

- A photocopy of the contract, which is certified by the taxpayer (when declaring tax for the first time);

- A photocopy of the Business license or practice certificate, which is certified by the taxpayer.

c.2) Notice of eligibility for tax exemption or reduction according to Agreements:

If the foreign airline is eligible for tax exemption or reduction according to a Double taxation agreement between Vietnam and another country/territory, the following procedure shall be followed:

15 days before a the commencement or the first tax period of the year (whichever comes first), the office in Vietnam of the foreign airline shall submit a dossier to the tax authority, which consists of:

+ The Notice of eligibility for tax exemption or reduction (form 01/HTQT enclosed herewith);

+ The original or certified true copy of the Certificate of residence (consularly legalized) issued by the tax authority of the home country before the year in which the Notice of tax exemption or reduction is issued;

+ A photocopy, which is certified by the taxpayer, of the license to operate in Vietnam of issued by Civil Aviation Administration of Vietnam in accordance with the Law on Civil aviation.

- A Letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to carry out the procedure for applying the Agreement.

If a notice of eligibility tax exemption or reduction has been sent in the previous year, only the photocopies of the license to operate in Vietnam issued by Civil Aviation Administration of Vietnam, which are certified by the taxpayer, shall be submitted.

15 days before the expiration of the contract in Vietnam, or the end of the tax year (whichever comes first), the office in Vietnam of the foreign airline shall send the Certificate of residence that has been consularly legalized in that tax year, a declaration of income from international transport (form 01-1/HKNN if tickets are sold in Vietnam, form 01-2/HKNN if seats are swapped or shared) in the tax year to the tax authority as the basis for exemption or reduction of CIT on international transport services of the foreign airline.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in form 01/HTQT mentioned above.

d) Declaring tax incurred by foreign transport companies:

The shipping agencies or forwarding agents of foreign transport companies (hereinafter referred to as agents of transport companies) shall pay tax on behalf of the foreign transport companies

Declarations of tax incurred by a foreign transport company shall be submitted to the supervisory tax authority of its agent.

Tax incurred by foreign transport companies shall be declared every quarter:

d.1) A declaration dossier consists of:

- The declaration of tax incurred by foreign transport company (form 01/VTNN enclosed herewith);

- A declaration of income from international transport (form 01-1/VTNN for shipping companies, 01-2/VTNN if seats are swapped or shared), a declaration of income from storage of container (form 01-3/VTNN enclosed herewith).

d.2) Notice of eligibility for tax exemption or reduction according to Agreements:

If the foreign transport company is eligible for tax exemption or reduction according to a Double taxation agreement between Vietnam and another country/territory, the additional procedure below shall be followed:

The foreign transport company or its agent shall send the tax authority, together with the tax declaration of the first tax period of the year, a dossier that consists of:

- The Notice of eligibility for tax exemption or reduction (form 01/HTQT enclosed herewith);

- The original or certified true copy of the Certificate of residence (consularly legalized) issued by the tax authority of the country/territory, where the foreign shipping company is situated, for the year preceding the year in which the Notice of tax exemption or reduction is issued;

- Documents proving the operation of the foreign transport company. In particular:

(i) If the foreign transport company owns the ships:

+ Certificates of ship registration;

+ Contracts to transport goods by sea; and

+ Transport documents (one of those in Article 73 of Maritime Code 2005).

(ii) If the foreign transport company leases the ships:

+ Ship lease contracts;

+ Contracts to transport goods by sea; and

+ Transport documents (one of those in Article 73 of Maritime Code 2005).

(iii) If the foreign transport company swaps the seats:

+ Swapping contracts (specifying the names of the ships);

+ Contracts to transport goods by sea; and

+ Transport documents (one of those in Article 73 of Maritime Code 2005).

The aforementioned documents are photocopies certified by the taxpayer. Such documents may be kept at the agent or representative office in Vietnam of the foreign transport company, and shall be presented to the tax authority on request. If the foreign transport company or its agent authorizes a legal representative to apply the Agreement, the original Letter of attorney must be submitted.

If the foreign transport company or its agent fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in form 01/HTQT mentioned above.

At the end of the tax year, the foreign transport company or its agent shall send the tax authority a certificate of residence that has been consularly legalized in that year.

If a notice of eligibility tax exemption or reduction has been sent in the previous year, the foreign transport company or its agent is only required to notify the changes to the business in the next years, such as changed in business registration, method of ship operation, etc., and provide corresponding documents.

If the foreign transport company has multiple agents in different provinces of Vietnam, or the agent has multiple branches or representative offices (hereinafter referred to as branches)in different provinces of Vietnam, the foreign transport company or its agent shall submit the original (or certified true copy) of the Certificate of residence that has been consularly legalized, the certificate tax registration (or certificate of business registration) to the local Department of Taxation where the agent of the foreign transport company is situated, and photocopies of these papers to the Departments of Taxation of the provinces where the branches are situated, specifying the place where the original (or certified true copy) is submitted in the Notification of eligibility for tax exemption or reduction.

dd) Declaring tax on foreign reinsurance

The Vietnam party shall declare and pay tax on behalf of foreign reinsurer.

Declarations of tax shall be submitted to the supervisory tax authority of the Vietnamese party.

Tax on foreign reinsurance shall be declared every quarter.

dd.1) A declaration dossier consists of:

- The declaration of tax incurred by foreign reinsurer (form 01/TBH enclosed herewith);

- A list of reinsurance contracts (form 02-1/TBH-TB enclosed herewith). Only one photocopy of the type of contract, which is certified by the taxpayer, shall be sent as a sample. The taxpayer is responsible for the accuracy of the list;

- A photocopy of the Business license or practice certificate, which is certified by the taxpayer.

dd.2) Notice of eligibility for tax exemption or reduction:

Foreign reinsurers shall directly submit the Notice of eligibility for tax exemption or reduction for every reinsurance contract it signs or intends to sign in the year. The foreign reinsurer may authorize its tax agents or representative offices in Vietnam of a Vietnamese insurer to submit it. In this case, the foreign reinsurer shall submit a provisional notice and an official notice to the tax authority.  In particular:

dd.2.1) Provisional notice:

- The provisional notice shall be submitted at least 05 days before concluding the contract or 05 days after performing the contract, or 05 days before making payment, whichever occurs first.

- Places to submit the notice of eligibility for tax exemption or reduction:

+ If the foreign reinsurer has a representative office in Vietnam, the notice shall be submitted to the building work of the province where the representative office is situated.

+ If the foreign reinsurer does not have any representative office in Vietnam:

The foreign reinsurer may directly submit the notice to the Department of Taxation of the province where the first Vietnamese reinsurer with which the foreign reinsurer plans to sign the contract is situated;

The foreign reinsurer may also authorize a legal representative in Vietnam to submit the dossier to the Department of Taxation of the province where the representative applies for tax registration. Example: the tax agents, audit companies, Vietnamese reinsurers, etc.

- A dossier consists of:

+ A provisional notice (form 01/TBH-TB enclosed herewith).

+ The original or certified true copy of the Certificate of residence issued by the tax authority of the home country, which has been consularly legalized in the year preceding the year in which the provisional notice is submitted.

+ A list of reinsurance contracts that are signed or planned to be signed (form 01-1/TBH-TB enclosed herewith).

+ A letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to carry out the procedure for applying the Agreement.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in the provisional notice mentioned above.

dd.2.2) Official notice:

- The foreign reinsurer shall submit the official notice together with relevant documents to the tax authority in Q1 of the next year.

- The provisional notice and official notice shall be submitted at the same place.

- Documents submitted to the tax authority:

+ The official notice (form 02/TBH-TB enclosed herewith).

+ The original or certified true copy of the Certificate of residence issued by the tax authority of the home country, which has been consularly legalized in the tax year.

+ Photocopies (certified by the taxpayer) of the reinsurance contracts performed in the year that are not sent to the tax authority (including both the contracts listed and not listed in the plan sent to the tax authority).

+ A list of contracts (form 02-1/TBH-TB enclosed herewith). When submitting the official notice, the taxpayer shall classify the contracts and send a list of contracts. Only one photocopy (certified by the taxpayer) of the type of contract shall be sent as a sample. The taxpayer must take responsibility for such statistics.

+ A letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to carry out the procedure for applying the Agreement.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in the official notice mentioned above.

dd.2.3) Procedure for applying the Agreement:

- After the foreign reinsurers submit provisional notices, the tax authority shall issue a Certificate of sufficient documents within 15 days from the day on which sufficient documents are received. When signing a contract with a Vietnamese reinsurer, the foreign reinsurer may send the Vietnamese reinsurer a photocopy of this Certificate, which is authenticated by a competent authority, to be eligible for tax exemption or reduction according to the Agreement. The provisional notice shall be made into 02 copies, one of which is kept by the applicant for application of the Agreement, and the other is kept at the Department of Taxation.

- The tax authority shall check the documents after the notice is submitted by the foreign reinsurer. If the documents are found inaccurate, insufficient, or invalid, the tax authority shall notify the applicant or request a tax payment if the taxpayer fails to meet the conditions for applying the Agreement.

e) Terminal declaration dossier:

- A terminal declaration of tax incurred by contractors (form 02/NTNN enclosed herewith);

- A list of foreign contractors and Vietnamese sub-contractors that participate in contract performance (form 02-1/NTNN and 02-2/NTNN enclosed herewith);

- A list of tax payment receipts;

- A notice of contract finalization (if any).

4. Declaration of VAT using credit-invoice method; declaration of CIT on revenue.

a) The foreign contractor or foreign sub-contractor that directly declares VAT using credit-invoice method or declares CIT on revenue shall submit declarations of tax to the supervisory tax authority of the Vietnamese party.

When a construction or installation contract is signed, declarations of tax shall be submitted to the Department of Taxation or local Sub-department of taxation, depending on the decision of the Director of the local Department of Taxation where the contract is performed.

Within 20 days from the conclusion of the contract, the Vietnamese party that signs a contract with a foreign contractor, or the foreign contractor that signs a contract with a foreign sub-contractor shall notify the local tax authority that the foreign contractor or foreign sub-contractor pays VAT using credit-invoice method, or pay CIT on taxable revenue.

When the tax authority issues a tax registration certificate to the foreign contractor or foreign sub-contractor, the foreign contractor or the foreign sub-contractor shall send 01 photocopy of the tax registration certificate to the Vietnamese party or the foreign contractor respectively. If payment to the foreign contractor must be made before the Vietnamese party receives the photocopy, the Vietnamese party shall declare and pay VAT or CIT on behalf of the foreign contractor or foreign sub-contractor as guided in Clause 3 of this Article.

The foreign contractor or foreign sub-contractor that has been issued with a tax registration certificate must declare and pay VAT (using credit-invoice method) on the revenue earned after the issuance of the tax registration certificate. The VAT paid by the Vietnamese party on behalf of the foreign contractor or foreign sub-contractor shall not be deducted from the amount of VAT payable by the foreign contractor or foreign sub-contractor. The foreign contractor or foreign sub-contractor must not deduct input VAT incurred before the issuance of the tax registration certificate.

b) Declarations of VAT using credit-invoice method shall be made in accordance with instructions in Article 11 of this Circular.

c) A declaration of CIT on revenue shall be made whenever the foreign contractor receives a payment. A terminal declaration shall be made when the contract is finished.

When the foreign contractor receives multiple payments in a month, the taxpayer may request for permission to declare tax every month instead of whenever a payment is received.

c.1) A declaration dossier consists of:

- The declaration of tax (form 03/NTNN enclosed herewith);

- A photocopy of the contract, which is certified by the taxpayer (when declaring tax for the first time);

- A photocopy of the Business license or practice certificate, which is certified by the taxpayer.

c.2) Notice of eligibility for tax exemption or reduction:

If the foreign contractor is eligible for tax exemption or reduction according to a Double taxation agreement between Vietnam and another country/territory, the following procedure shall be followed:

15 days before the deadline for declaring tax, the foreign contractor shall the supervisory tax authority a dossier that consists of: + A Notice of eligibility for tax exemption or reduction (form 01/HTQT enclosed herewith);

+ The original or certified true copy of the Certificate of residence (consularly legalized) issued by the tax authority of the home country before the year in which the Notice of tax exemption or reduction is issued;

+ A photocopy of the contract with the Vietnamese entity, which is certified by the taxpayer.

+ A letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to carry out the procedure for applying the Agreement.

If a notice of eligibility tax exemption or reduction has been sent in the previous year, only the photocopies (certified by the taxpayer) of new business contracts with Vietnamese and foreign entities shall be submitted.

15 days before the expiration of the labor contract in Vietnam or the end of the tax year (whichever occurs first), the foreign contractor shall send an the Certificate of residence, which has been consularly legalized in the tax year, to the tax authority where tax is registered.

If no Certificate of residence is available at that time, the foreign contractor shall make a commitment to send the Certificate of residence, which has been consularly legalized, within the quarter after the ending day of the tax year.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in form 01/HTQT mentioned above.

c.3) Terminal declaration dossier:

- A terminal declaration of tax (form 04/NTNN enclosed herewith);

- A list of Vietnamese sub-contractors that enter into the contract (form 02-2/NTNN enclosed herewith);

- A list of tax payment receipts;

- A notice of contract finalization (if any).

5. Some cases of declaring and paying tax:

a) The foreign contractor or foreign sub-contractor that applies one of the three methods mentioned in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article shall keep using that method to declare and pay tax until the end of the contract.

b) If the foreign contractor or foreign sub-contractor that is following one of the three methods signs new contracts in Vietnam before the end of the old contract, the current method shall still be applied to the new contracts.

c) If a contract is signed after the end of the new contract, the foreign contractor or foreign sub-contractor may apply one of the three methods in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article to the new contract.

d) If the foreign contractor or foreign sub-contractor performs multiple contracts at the same time, and the foreign contractor or foreign sub-contractor applies one of the methods, then the same method is also applied to the other contracts, whether they are eligible or not).

dd) If the foreign contractor or foreign sub-contractor that provides goods/services serving petroleum exploration and extraction pays VAT using the direct method, the Vietnamese party shall pay VAT on their behalf.

If the foreign contractor or foreign sub-contractor that provides goods/services serving petroleum exploration and extraction pays VAT using credit-invoice method: If the Vietnam party pays the foreign contractor or foreign sub-contractor before they are issued with the tax registration certificate for applying credit-invoice method, the Vietnam party shall declare and pay tax on behalf of the foreign contractor or foreign sub-contractor. the foreign contractor or foreign sub-contractor that has been issued with a tax registration certificate must apply credit-invoice method to declare and pay VAT on the revenue earned after the issuance of the tax registration certificate. The VAT paid by the Vietnamese party on behalf of the foreign contractor or foreign sub-contractor shall not be deducted from the amount of VAT payable by the foreign contractor or foreign sub-contractor. The foreign contractor or foreign sub-contractor must not deduct input VAT incurred before the issuance of the tax registration certificate.

Example 33:

In January 2013, foreign contractor A signs a contract with a Vietnamese party to provide oil-drilling services for 1 million USD. Before contractor A obtains the tax registration certificate to apply credit-invoice method, contractor A incurs a VAT of 5,000 USD on the purchases serving the contract performance. The Vietnamese party pays 100,000 USD to contractor A (inclusive of VAT, exclusive of CIT). In this case the Vietnamese party shall deduct the VAT incurred by contractor A (70% of 10% VAT on taxable revenue from oil drilling services). Thus the amount of VAT paid by the Vietnam party on behalf of contractor A is 7,000 USD.

On May 01, 2013, contractor A is issued with the tax registration certificate so they can apply credit-invoice method to declare and pay VAT themselves.  On May 15, 2013, the Vietnam party pays 200,000 USD to contractor A. Contractor A issues a VAT invoice to the Vietnam party, the tax on which is 20,000 USD (200,000 USD x 10%). Input VAT from May 01, 2013 to May 15, 2013 is 2,000 USD. VAT payable by contractor A is 18,000 USD (20,000 USD - 2000 USD). Contractor A must not deduct 5,000 USD of input VAT that is incurred before May 01, 2013.

6. Where the foreign contractor enters into a partnership with a Vietnamese business organization to do business in Vietnam under contracts:

a) If the parties to the partnership establish an executive board, and this executive board keeps accounting records, opens bank accounts, and issues invoices, or the Vietnamese organization keeps accounting records and distributes profit, VAT and CIT on the whole revenue from performance of the contract shall be declared and paid by the executive board or the Vietnamese organization in accordance with Article 11 and Article 12 of this Circular.

b) If revenues and/or products are shared among the parties, or each party perform separate tasks of the contract, then each party shall determine the revenue they earn, and the foreign contractor may declare and pay tax as guided in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article.

Article 21. Determination and declaration of flat tax

1. Payers of flat tax

Businesspeople, groups of businesspeople or miner shall pay flat tax (hereinafter referred to as flat tax payers), including:

a) The businesspeople and groups of businesspeople exempt from business registration or tax registration.

b) The businesspeople and groups of businesspeople that do not adhere to accounting and invoicing practice.

c) The businesspeople and groups of businesspeople that do not follow accounting and invoicing practice and thus fail to determine the correct amount of tax payable.

d) The businesspeople and groups of businesspeople that manually, nomadically, or irregularly extract resources.

2. The taxes may be paid at flat rates:

a) VAT.

b) Special excise tax (SET).

c) Personal income tax (PIT).

d) Severance tax.

dd) Environment protection fees for mineral extraction.

3. Declaration of flat tax

- Form 01/THKH enclosed herewith shall be used to declare flat tax.

- The taxpayer that claims deductions shall submit form 01-1/THKH enclosed herewith.

- The taxpayer that uses invoice books quarterly shall submit a list of sold goods/services (form 03/THKH enclosed herewith).

- The taxpayer that uses separate invoices shall declare VAT and PIT on the revenue in invoices whenever tax is incurred (form 01A/KK-HD enclosed herewith).

4. Deadline for submitting declarations of flat tax

a) Flat tax shall be declared annually.

From November 20 to December 05 of the previous year, the tax authority shall send a declaration of flat tax in the next year to every payer of flat tax.

Form 01/THKH shall be used to declare flat tax. The declaration must be submitted by December 15 of the previous year.

If the payer of flat tax has just commenced their business or mineral extraction, the declaration shall be submitted within 10 days from the commencement of the business or mineral extraction.

If the payer of flat tax changes their business line, scale of business or mineral extraction, the declaration shall be submitted within 10 days from the occurrence of such change.

b) If the taxpayer uses invoice books, the list of sold goods/services must be submitted by the 15thof the first month of the next quarter.

c) If the taxpayer uses separate invoices, tax shall be declared when the application for using invoices is submitted to the tax authority.

5. If the revenue earned by the taxpayer does not exceed the level that incurs VAT shall not pay VAT at flat rate.

6. Determination of flat tax

According to the declaration of revenue, income and production of the taxpayer, the database of the tax authority, and the actual revenue, the tax authority shall determine the revenue and flat tax rate applied to the taxpayer, which will be publicly posted.

The group of businesspeople that pays flat tax: According to the fixed taxable income earned by the group, the ratio of income distribution, and deductions for each member, the tax authority shall calculate and notify the amount of tax payable in the year, and the provisional amount of tax payable by each member in the group every quarter.

Flat tax shall be determined every quarter and remain unchanged throughout the year. If the payer of flat tax changes their business line, scale of business or mineral extraction, the tax authority shall adjust the flat tax rate and keep it unchanged until the end of the tax year.

7. Announcement and consultation with local Tax Advisory Councils

a) Announcement:

Sub-departments of taxation shall publicly post information about payers of flat tax at proper places (the People’s Committees of communes, tax offices, market management boards, etc.) and announce such places Information shall be posted from January 02 to January 10.

The following information shall be posted: the levels of revenue from various businesses that do not incur tax, the list of payers of flat tax exempt from VAT and/or CIT, the list of payers of flat tax, amounts of tax payable, and feedback address.

b. Consultation with local Tax Advisory Councils

Sub-departments of taxation shall hold consultations with local Tax Advisory Council about the posted information by January 10. The consultation must be recorded in writing, specifying the opinions about adjustment of revenue and tax payable of every taxpayer.

8. Making and approving tax registers

According to the declarations submitted by flat tax payers, investigation results, minutes of meeting with the Tax Advisory Council of the commune, opinions offered by flat tax payers, Sub-departments of taxation shall make and approve tax registers The flat tax is unchanged throughout the tax year, unless the taxpayer changes their scale or line of business. Tax registers must be approved by January 15 every year.

Every month according to the change in business of the taxpayer (the taxpayer has just commenced the business, the taxpayer suspends or shuts down the business, changes the business line or tax calculation method, etc.), or the changes in tax policies that affect the tax payable by the taxpayer, the Sub-department of taxation shall adjust the tax register and notify the taxpayer of the tax payable in the month or in the quarter. If the tax payable by the taxpayer is adjusted due to a change in the scale or line of business, or change in tax policies, the tax shall remain unchanged throughout the remaining months in the tax year.

Departments of Taxation shall post the list of households that earn revenues or incomes below the taxable level, their status, revenue, tax payable (VAT, PIT, etc.) on the websites of Departments of Taxation by January 30 every year. When a taxpayers has just commenced their business or adjusts the tax payable or business status, the Department of Taxation shall make an adjustment on its website by the last day of the month in which the event occurs.

9. Deadlines for sending tax notices and deadlines for paying tax

a) Deadlines for sending tax notices:

a.1) Tax authorities shall send notices of flat tax (form 02/THKH enclosed herewith) to taxpayers (whether they are exempt from VAT or not) by January 20.  Only one notice shall be sent to the taxpayer in a quarter if the tax remains unchanged.

If tax payable is changed due to a change in the taxpayer’s business line or scale, or a change in tax policies, the tax authority shall send a notice to the taxpayer (form 02/THKH) by the 20thof the month in which the change occurs.

a.2) If the taxpayer has just commenced their business or mineral extraction, the tax authority shall send a notice (form 02/THKH) to the taxpayer by the 20thof the month in which tax is incurred.

a.2) If an additional amount of VAT/CIT is incurred by the taxpayer because the revenue on the invoice is higher than the flat revenue, the tax authority shall send a notice (form 01-1/TB-HD enclosed herewith) by the 20thof the first month of the next quarter.

b) Deadlines for paying tax:

b.1) According to the tax notice, the taxpayer shall pay quarterly tax by the last day of the month.

b.2) If the taxpayer uses invoice book, additional payment of PIT and VAT is the 30thof the first month of the next quarter.

b.3) If the taxpayer uses separate invoices, PIT and VAT on the revenue on invoices shall be paid when tax is declared.

10. Determination of tax incurred by a taxpayer when revenue changes:

a) The taxpayer uses invoice books:

- In the quarter, if the revenue is lower than the flat revenue, tax shall be paid according to the flat revenue. If the revenue earned in the quarter is higher than the flat revenue, but the taxpayer is able to prove that the increase is due to an unexpected cause, not a change in the business line or scale, then the taxpayer must pay additional VAT and PIT. In this case the tax authority shall not adjust the flat revenue and flat tax.

- If the taxpayer that uses invoice books claims a PIT refund, taxable revenue in the year shall be determined as follows:

+ In the year, if the revenue on invoices is lower than the flat revenue, tax of the year shall be paid according to the flat revenue.

+ In the year, if the revenue on invoices is higher than the flat revenue, taxable revenue of the year is the revenue on invoices.

b) If the taxpayer uses the invoices sold separately by the tax authority, 10% PIT on taxable income and VAT shall be paid whenever it is incurred.

c) Where the taxpayer changes their business line, scale, or mining production, another declaration (form 01/THKH) shall be made from the day on which the change is made.

The tax authority shall redetermine the amount of tax payable in the month in which the chance is made, and send a notice (form 02/THKH enclosed herewith) to the taxpayer.

- If the taxpayer fails to inform or misinforms the tax authority of such change, or the tax authority have documents proving a change in the scale of the taxpayer’s business, which leads to an increase in the revenue, then the tax authority is entitled to request the taxpayer to may additional tax and impose another flat tax that suits the business scale.

11. When taxpayer suspends or shuts down the business:

The taxpayer must make and send a notice of suspension or shutdown to the tax authority together with an application for tax exemption or reduction (form 01/MGTH enclosed herewith) at least 15 days before the suspension or shutdown. According to the suspension period, the tax authority shall determine the reduction level and issue a Decision on tax exemption or (form 03/MGTH). Determination of reduction level:

If the taxpayer suspends the business for a full month (from 1stto the last day of the month) or longer shall have the amount of VAT and PIT payable in the quarter reduced by 1/3. Similarly, VAT and PIT payable in the quarter shall be reduced by 2/3 if the business is suspended for 02 consecutive full months, and VAT and PIT payable in the quarter shall be exempt if the business is suspended for the whole quarter.

The taxpayer does not suspend the business for the full month, no tax reduction shall be given.

If the taxpayer keeps running the business during the suspension period, PIT and VAT shall be paid according to the tax authority’s notice.

Example 34: Mr. A is a businessperson who incurs a flat tax of 12.6 million VND in 2014 (including 7.8 million VND in VAT and 4.8 million VND in PIT). In 2014, Mr. A suspends his business from February 20 to the end of January 20. Before that Mr. A sent a notice of business suspension to the local Sub-department of taxation.

Tax liability of Mr. A during the suspension period:

- Mr. A’s business is suspended for 03 full months including March, April, and May;

- Monthly VAT is 650,000 VND (7.8 million VND/12 months);

- Monthly PIT is 400,000 VND (4.8 million VND/12 months).

Accordingly:

- In Q1: Mr. A’s business is suspended during the whole March, thus he shall not pay 650,000 VND in VAT and 400,000 VND in PIT in March.

- In Q1: Mr. A’s business is suspend for 02 full months, thus he shall not pay 1,300,000 VND in VAT and 800,000 VND in PIT in April and May.

Article 22. Tax incurred by households and individuals that lease out assets

1. Tax declaration:

The households and individuals that lease out assets (hereinafter referred to as lessors) must declare, pay VAT, PIT, and license tax according to the notices of tax authorities.

The lessor may choose one of the following methods for declaring VAT and PIT:

Quarterly declaration:

Lessors shall declare tax quarterly and calculate deductions in each quarter.

Taxable revenue in the quarter is the revenue earned in the quarter according to the contractual lease period. If no revenue is earned in the quarter, no tax declaration shall be made.

The level of income that incurs PIT shall be decided according to the Taxable Income Table of the tax authority.

b) Declaring tax whenever a contract is concluded:

b) Declaring tax whenever a contract is concluded:

b.1) When signing a contract for one year or less, the lessor shall declare and pay VAT and PIT whenever tax is incurred, and submit a terminal declaration of PIT if required by laws.

b.2) When signing a contract for more than one year, the lessor shall choose between declaring all PIT in the first year and making a separate terminal declaration every year.

b.2.1) If all PIT is completely paid in the first year, the revenue shall be determined according to the lump sum and deductions shall be calculated only in that year, not in the next years. Tax payable is calculated as follows:

VAT payable

=

Lump sum

x

VAT rate (%)

 

PIT payable

=

(

Lump sum

x

PIT rate (%)

-

Deductions

)

x

Tax rate

b.2.2) If PIT is paid annually, the lump sum and deductions shall be provisionally declared in the first year. The lump sum shall be distributed among the months of advance payment to calculate monthly provisional tax. The lessor shall provisionally pay VAT and PIT for the period of advance payment. When making the annual terminal declaration, taxable revenue shall be distributed among the months of the year.  Tax payable is calculated as follows:

VAT payable

=

Lump sum

x

VAT rate (%)

 

Provisional PIT in the first year

=

Provisional monthly tax

x

Months of advance payment

 

Provisional monthly PIT

=

(

Lump sum

x

Taxable income

-

Deductions

)

x

Tax rate

Months of advance payment

 

Taxable revenue of the year

=

Lump sum

x

Lease months

Months of advance payment

2. Tax declaration:

The lessor shall use form 01/TTS enclosed herewith to declare tax, whether they declare tax quarterly or whenever a contract is signed, and submit it together with the documents related to the lease (the contract, notice of contract finalization, and other documents).

3. Places to submit the declaration:

The declaration shall be submitted to the Sub-department of taxation where the asset is located.

4. Deadlines for submitting declarations:

a) If tax is declared monthly, the declaration shall be submitted by the 30thof the first month of the next quarter.

b) If tax is declared whenever a contract is signed, the declaration shall be submitted by the 30th of the first month of the quarter succeeding the quarter in which the lease period begins, which is the quarter that has the first month of the lease period.

Example 35: Mr. X signs a lease contract for 03 years from April 10, 2014 to April 10, 2017. He chooses to declare tax whenever a contract is signed, so the deadline for declaring tax is July 30, 2014.

5. Deadlines for paying tax:

a) If tax is declared quarterly, the deadline for paying tax is also the deadline for submitting the declaration.

b) If tax is declared whenever a contract is signed, it shall be paid when the declaration is submitted to the tax authority.

Article 23. Declaring and paying tax on hydroelectricity generation

1. Declaring and paying VAT on hydroelectricity generation

The hydroelectricity producer shall declare VAT in the locality where their head office is situated, and pay VAT to the State Treasuries of the localities where the hydroelectricity plants are situated (turbines, dams, and other primary facilities of hydroelectric power plants). If a hydroelectric power plant spreads over multiple provinces, VAT paid by the producer to each province is proportional to the producer’s investment in the facilities of the plant in that province. The producer shall declare VAT in the province where the head office is situated and send copies of the VAT declaration to the tax authorities to which VAT is distributed.

Example 36: Power plant X spreads over province A and province B. VAT incurred by the plant is distributed between two provinces as follows:

 

Contents

Value (billion VND)

Distribution ratio (%)

Province A

Province B

Total

Province A

Province B

(1)

(2)

(3)=(1)+(2)

(4)=(1)/(3)

(5)=(2)/(3)

Plant X

Total investment

560

900

1,460

38.36%

61.64%

- Turbines

0

100

100

- Dams

350

280

630

- Primary facilities

210

520

730

Accordingly, 38% of VAT shall be paid in province A, and 62% in province B.

The producer shall use form 01/GTGT enclosed herewith to declare VAT. If the hydroelectricity producer has a hydroelectric power plant in another province and engages in another business, the VAT on hydroelectricity generation must be separated. The hydroelectricity producer shall write the VAT on hydroelectricity generation incurred by each plant on form 01-1/TD-GTGT enclosed herewith. VAT on hydroelectricity generation equals output VAT minus (-) input VAT on hydroelectricity generation. The paid VAT on hydroelectricity generation (according to tax receipts) shall be deducted from the amount of VAT payable according to form 01/VALUE ADDED.

The hydroelectricity producers affiliated to EVN, the hydroelectricity producers affiliated to electricity general companies shall use form 01/TD-GTGT enclosed herewith to declare VAT.

If the hydroelectricity producer pays VAT to provincial budgets in proportion to the investment in the provinces, the producer shall submit a table of VAT distribution using form 01-2/TD-GTGT enclosed herewith, together with a VAT declaration to every tax authority to which VAT is distributed.

2. Declaring and paying corporate income tax (CIT) on hydroelectricity generation:

Hydroelectricity producers shall declare CIT in accordance with Article 12 of this Circular.

Some cases of declaring and paying CIT:

a) Every hydroelectricity company that keeps accounting records independently shall pay CIT in the province where their head office is situated. If such company has affiliated hydroelectricity producers in other provinces, CIT shall be paid in the provinces where the head office and the hydroelectricity producers are located according to the laws on CIT;

The hydroelectricity producers affiliated to EVN, the hydroelectricity producers affiliated to electricity general companies that are situated in other provinces than the head office of EVN and the general companies, CIT shall be paid in the provinces where the head office and the affiliated hydroelectricity producers are located.

b) In case the hydroelectric power plant (having the turbines, hydroelectric dams, and primary facilities) spreads over multiple provinces, the corporate income tax incurred by the hydroelectric power plant shall be paid to provincial budgets in proportion to the investment in the provinces. The hydroelectricity producer shall send a table of corporate income tax distribution to each province (form 02-1/TD-TNDN enclosed herewith) The hydroelectricity producer shall declare CIT in the province where the head office is situated, then send a photocopy of the CIT declaration, form 01-1/TNDN (CIT calculation table), and form 02-1/TD-TNDN (table of CIT distribution) to the tax authorities to which CIT is distributed.

c) If the expense incurred by each hydroelectric power plant of the hydroelectricity producer is not determinable, the CIT to be paid in the province where the hydroelectric power plant is situated equals (=) the CIT payable in the period multiplied by (x) the ratio of generation of the plant to the total generation of the hydroelectricity producer.

3. Declaring and paying severance tax on hydroelectricity generation

Hydroelectricity producers shall declare and pay severance tax in the province where the declaration is submitted (form 03/TD-TAIN enclosed herewith). If the reservoir of the hydroelectricity producer spreads over multiple provinces, the severance tax incurred by the hydroelectricity producer shall be distributed among the provinces. The declaration of severance tax shall be submitted to the tax authority where tax is registered and its photocopies shall be sent to the other tax authorities to which severance tax is distributed. Severance tax shall be transferred to the budgets of the provinces in proportion to the reservoir area, the cost of compensation for land clearance and relocation, the number of relocated households, and damage to the reservoir.

Example 37: The reservoir of power plant X spreads over province A and province B. Severance tax incurred by the plant is distributed between two provinces as follows:  

Plant

Contents

Province A

Province B

Quantity

Ratio

Average ratio

Quantity

Ratio

Average ratio

Plant X

Reservoir area (hectares)

1,500

79%

63.60%

400

21%

36.40%

Number of relocated households

71

42.77%

95

57.23%

Damage to the reservoir (billion VND)

351

86.03%

57

13.97%

Cost of compensation for land clearance and relocation (billion VND)

28

46.67%

32

53.33%

Accordingly, 68% of severance tax shall be paid to province A and 36% to province B.

If severance tax paid by the hydroelectricity producer is distributed among the provinces, the hydroelectricity producer shall send a table of severance tax distribution (form 03-1/TD-TAIN) together with the declaration of severance tax to the tax authorities of the provinces to which severance tax is distributed.

Hydroelectricity producers shall use form 03A/TD-TAIN enclosed herewith to make the terminal declaration of severance tax.

4. If a hydroelectricity producer that spreads over multiple provinces adjusts the amount of VAT, CIT, or severance tax, then the increase/decrease of VAT, CIT, or severance tax shall be distributed among the provinces to which revenues are distributed as guided in Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article.

5. Procedure for paying tax:

The head office (or the office where tax is registered) shall pay VAT, CIT, and severance tax in the province where the head office is situated (or where tax is registered) an in other provinces where VAT is distributed on behalf of its affiliates.

According to the VAT, CIT, and severance tax distributed to the province where the head office is situated (or where tax is registered) and the other provinces in the declarations of VAT, CIT, and severance tax, the appendices form 01-1/TD-GTGT, form 01-2/TD-GTGT, form 01-1/TNDN, form 03-8/TNDN, form 02-1/TD-TNDN, and 03-1/TD-TAIN, the company shall send tax receipts to the province where the head office is situated and the other provinces to which VAT, CIT, and severance tax are distributed.  The taxpayer must declare that tax is paid to an account at a State Treasury at the same level as the tax authority where the head office is situated and the other provinces to which VAT, CIT, and severance tax are distributed.

6. If VAT, CIT, and severance tax paid by the hydroelectricity producer is distributed among multiple provinces, the Department of Taxation of the province where the producer’s head office is situated shall cooperate with the investor and the Departments of Taxation of the provinces where the investor’s hydroelectric power plants are situated in determining the investment in the plants, the reservoir area, the compensation for land clearance and relocation, the number of relocated households, and damage to the reservoir in every province, then send a report to the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) by June 30 of the year preceding the year in which the plant commences its operation.

7. The instructions in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article are applied to the hydroelectric power plants that commence their operation from January 01, 2011.

Article 24. Declaring, paying severance tax and CIT on extraction and sale of crude oil or natural gas

1. Responsibility to submit declarations:

The taxpayer shall submit the declarations of CIT and severance tax to the tax authority of the province where the taxpayer’s head office is situated.

According to the intended production of crude oil and natural gas, the taxpayer shall e provisional rates of severance tax and CIT, then send the report on intended petroleum production and provisional tax rates (form 01/BCTL-DK enclosed herewith) to the supervisory tax authority by December 01 of the previous tax year.

In the tax year, if the intended production of crude oil and natural gas, or the intended duration of petroleum extraction in the last 6 months is changed and causes an increase or decrease in severance tax rate by 15% or more in comparison to the provisional rate, then the taxpayer shall recalculate the rate of severance tax and CIT, then notify it to the tax authority by May 01 of that year.

2. Declaring CIT:

a) Declaring provisional CIT on extraction and sale of crude oil:

a.1) Declaring provisional CIT on extraction and sale of crude oil whenever a sale is made:

The declaration of CIT on a sale of crude oil shall be submitted within 35 days from the day on which the sale is made (if crude oil is sold domestically), or from the day on which the customs procedure is completed (if crude oil is exported).

a.2) A declaration dossier consists of:

- A declaration of provisional CIT on crude oil (form 01A/TNDN-DK enclosed herewith).

- An appendix specifying tax liabilities of petroleum contractors (form 01/PL-DK enclosed herewith).

b) Declaring provisional CIT on natural gas:

b.1) Provisional CIT on extraction and sale of natural gas shall be declared monthly or quarterly.

- The monthly provisional declaration of provisional CIT shall be submitted by the 20thof the month succeeding the month in which tax is incurred.

- The quarterly provisional declaration of provisional CIT shall be submitted by the 30thof the quarter succeeding the quarter in which tax is incurred.

b.2) A declaration dossier consists of:

- Form 01A/TNDN-DK (monthly provisional declaration of CIT on petroleum) or form 01B/TNDN-DK (quarterly provisional declaration of CIT on natural gas) enclosed herewith.

- An appendix specifying tax liabilities of petroleum contractors (form 01/PL-DK enclosed herewith).

c) A terminal declaration dossier consists of:

- A terminal declaration of CIT on petroleum (form 02/TNDN-DK enclosed herewith).

- An appendix specifying tax liabilities of petroleum contractors (form 01/PL-DK enclosed herewith).

- The annual financial statement or a financial statement upon the end of the petroleum contract.

d) The terminal declaration must be submitted within:

-  90 days from the end of the calendar year or tax year.

-  45 days from the end of the petroleum contract.

3. Declaring severance tax on extraction and sale of crude oil or natural gas:

a) Declaring provisional severance tax on extraction and sale of crude oil or natural gas:

a.1) Declaring provisional severance tax on extraction and sale of crude oil whenever a sale is made:

The declaration of severance tax on a sale of crude oil shall be submitted within 35 days from the day on which the sale is made (if crude oil is sold domestically), or from the day on which the customs procedure is completed (if crude oil is exported).

a.2) A declaration dossier consists of:

- A provisional declaration of severance tax on crude oil (form 01/TAIN-DK enclosed herewith).

- An appendix specifying tax liabilities of petroleum contractors (form 01/PL-DK enclosed herewith).

b) Declaring provisional severance tax on natural gas:

b.1) Severance tax on extraction and sale of natural gas shall be declared monthly;

The monthly provisional declaration of provisional severance tax shall be submitted by the 20thof the month succeeding the month in which tax is incurred.

b.2) A declaration dossier consists of:

- A provisional declaration of severance tax on crude oil (form 01/TAIN-DK enclosed herewith).

- An appendix specifying tax liabilities of petroleum contractors (form 01/PL-DK enclosed herewith).

c) A terminal declaration dossier consists of:

- A terminal declaration of severance tax on petroleum (form 02/TAIN-DK enclosed herewith).

- An appendix specifying tax liabilities of petroleum contractors (form 01/PL-DK enclosed herewith).

- An appendix specifying the production and revenue for petroleum sale (form 02-1/PL-DK enclosed herewith).

d) Deadlines for submitting the terminal declaration of severance tax on extraction and sale of crude oil or natural gas.

- Within 90 days from the end of the calendar year or tax year.

- Within 45 days day from the end of the petroleum contract.

Article 25. Tax imposition when taxpayers violate tax law

1. The tax authority is entitled to impose tax in the following cases:

a) The taxpayer fails to apply for tax registration as prescribed in Article 22 of the Law on Tax administration;

b) The taxpayer fails to submit the tax declaration within 10 days from the deadline for declaration submission or from the end of the extended period;

c) The taxpayer fails to provide supplementary documents at the request of the tax authority, or the tax basis in the documents provided is not accurate or ample enough to determine the tax payable;

d) The taxpayer fails to present accounting documents, invoices, and the documents related to determination of tax basis by the end of the tax inspection at the taxpayer’s premises;

dd) The tax inspection proves that the taxpayer fails to follow the accounting practice, or the data in accounting books is insufficient or incorrect that leads to incorrect calculation of tax payable;

e) The taxpayer is suspected of making a getaway or liquidating assets to avoid tax liability;

g) The taxpayer fails to calculate the amount of tax payable after submitting the declaration to the tax authority.

2. Imposition of each factor related to the determination of tax payable

Each factor related to the determination of tax payable shall be imposed in the following cases:

a) The tax inspector proves that the taxpayer fails to follow the accounting practice, the data in Provides incorrect information in accounting books that lead to incorrect determination of tax basis, unless tax is imposed.

b) The inspector finds that the taxpayer record incorrect sale prices and purchase prices of goods.

The tax authority may refer to the prices of goods and services announced by a authority, or sale prices, purchase prices of similar companies, or sale prices of a large-scale company that sells the same products to determine appropriate prices

3. The tax authority shall impose VAT, ratio of taxable income on revenue, taxable revenue or taxable income if the inspector finds that the accounting books, invoices, and receipts are inadequate, the taxpayer commits tax offences, or the declarations made by the taxpayer are unreasonable. The imposition of taxable revenue or taxable income is based on certain criteria such as building rent, cost of labor, depreciation, cost of raw materials, etc. The Ministry of Finance shall specify the imposition on a case-by-case basis. 

4. Basis for tax imposition

The tax authority shall impose tax if the taxpayer is considered violating tax law according to the following basis:

a) The database of the tax authority is collected from:

- The taxpayer’s declarations of revenue, expense, income, and tax payable in the previous periods.

- The organizations and individuals relevant to the taxpayer.

- Other state authorities.

b) Information about:

b.1) The local taxpayers that provide the same type of goods or services. If such information about local taxpayers is not available, information about taxpayers in other areas may be used;

b.2) Average amount of tax payable by some local companies that provide the same type of goods or services. If information about local companies is not available, information about such companies in other areas may be used.

c) Unexpired inspection results and documents.

5. When imposing tax, the tax authority shall send a Decision on tax imposition (form 01/ADTH enclosed herewith) to the taxpayer.

6. Tax must be paid within 10 days from the day on which the Decision on tax imposition is signed. If the tax imposed by the tax authority is 500 million VND or more, it must be paid within 30 days from the day on which the Decision on tax imposition is signed.

If the taxpayer submits a tax declaration after the tax authority signs the decision on tax imposition, the decision still applies.

The amount of tax mentioned in such declaration shall be considered by the tax authority to determine whether the taxpayer’s liability is fulfilled. The tax authority shall notify the taxpayer in writing if the declared tax is not accepted.

If the taxpayer does not concur with the tax imposed by the taxpayer, the taxpayer still has to pay such tax and is entitled to request an explanation from the tax authority, or file a complaint against the tax imposition.

Chapter III

TAX PAYMENT

Article 26. Deadlines for paying tax

1. Taxpayers must pay tax sufficiently and on schedule.

2. The deadline for paying tax is the deadline for submitting the tax declaration if tax is calculated by the taxpayer, or the deadline imposed by the tax authority or a competent authority.

License tax shall be paid by January 30 of the year in which tax is incurred. If the taxpayer has just commenced their business, the deadline for paying tax is the deadline for submitting the tax declaration.

3. The deadlines for paying tax, fees, charges, and other amounts payable to government budget shall are the deadline for competent authorities to record such amounts.

Article 27. Currencies

1. The currency for paying tax is VND.

2. In the cases when the Ministry of Finance allows tax payment in foreign currencies:

a) Taxpayers may only pay tax in the convertible foreign currencies according to regulations of the State bank.

If the taxpayer is required to pay tax in foreign currency but a competent authority allows payment in VND, the amount must be converted into VND according to the average exchange rate on inter-bank foreign exchange market announced by the State bank when tax is paid by the taxpayer.

b) The amount of foreign currencies paid to government budget shall be managed in accordance with regulations of the Ministry of Finance.

Article 28. Places and procedures for tax payment

1. Taxpayers shall pay tax, late payment penalties, and fines at:

a) Commercial banks, other credit institutions, and other service providers prescribed by law;

b) State Treasuries;

c) Tax collection agencies;

d) The organizations authorized by tax authorities to collect tax;

Commercial banks, other credit institutions, service providers, State Treasuries, tax collection agencies, the organizations authorized by tax authorities to collect tax (hereinafter referred to as tax collectors) must prepare the locations, equipment, personnel to enable taxpayers to pay tax, late payment penalties and fines.

2. Procedure for paying tax:

a) Taxpayers shall pay tax in cash, by wire transfer, or in other electronic means according to the instructions of the Ministry of Finance.

Tax collectors shall:

- Provide guidance on making tax receipts according to the methods of payment.

- Add certification on the tax receipts or issue certifications of tax payment to taxpayers as prescribed.

Taxpayers must write sufficient information on the tax receipts or to tax collectors for them to write such information on the tax receipts.

Payers of incomes subject to personal income tax, if eligible, may print and issue deduction notes to the individuals that have tax deducted from their incomes. Deduction notes shall be printed in accordance with the instructions of the Ministry of Finance on printing, using, and managing deduction notes.

b) Tax authorities shall open collection accounts at commercial banks and other credit institutions to collect the payables (unless such amounts are paid by taxpayers directly at State Treasuries in accordance with instructions of the Ministry of Finance). At the end of the working day, the amounts paid by taxpayers to the aforementioned collection accounts must be transferred to government budget.

Taxpayers and tax collectors shall transfer the tax, late payment penalties, and fines to the collection accounts. Tax collectors shall instruct taxpayers to pay tax, late payment penalties, fines, and other amounts to such accounts.

The opening of accounts at commercial banks, other credit institutions; the transfer of payment to collection accounts; the payment procedure, the bookkeeping of tax, late payment penalties, and fines paid to government budget from collection accounts must comply with instructions of the Ministry of Finance.

3. The State Treasury where the investor opens their business account shall deduct the 2% VAT on the payment for the fundamental works funded by government budget, the payments for the fundamental works of ODA-funded projects funded by government budget (reciprocal capital paid for fundamental works of ODA projects at State Treasuries). The State Treasury shall not deduct VAT before any fundamental work is finished when the investor applies for advance capital.

The repayments for investments in fundamental constructions without business contracts such as: payment for project management by the investor, payments by the project management board, payments for land clearance and the projects carried out by local residents, etc.; the repayments for investments in fundamental works of ODA projects that are not made via accounts opened by the investors at State Treasuries; the repayment for investments in national defense and security projects from the accounts advertisement State Treasuries that are not controlled by State Treasuries. VAT shall be deducted if the taxpayer is able to prove the sufficient payment of tax.

Investors shall make tax receipts using form C2-02/NS, form C3-01/NS, or form C4-02/NS enclosed with the Circular No. 08/2013/TT-BTC dated January 101, 2013 on government bookkeeping applicable to Treasury and Budget Management Information System (TABMIS) and send them to State Treasuries where the business accounts are opened to monitor the payments, then provide detailed information about the names, tax code, local tax authority of the contractor or where the construction site is located (if the construction site is located in another province than the contractor’s head office). The collected amounts shall be recorded as tax to deduct VAT and record government revenues.

After the State Treasury check and approve the receipts for payments for fundamental works funded by government budget, ODA projects that are subject to VAT, the State Treasury shall add certification on the receipts, record the deducted VAT as government revenues, and transfer the receipts to the tax authority according to information on the receipts.

According to the approved receipts, the State Treasury shall make a payment to the contractor (equal to total amount minus deducted VAT). State Treasury shall give 2 slips of the receipt to the investor; the investor shall give one of them to the contactor. The amount of VAT deducted by the State Treasury according to the receipt shall be deducted from the VAT payable by the contractor. The investor shall monitor the circulation of receipts between the investor and the contractors.

The State Treasury shall cooperate with the tax authority at the same level in deducting VAT on local fundamental works funded by government budget, and record the deducted VAT as government revenues as follows:

Deducted VAT shall be recorded in the budget of the province where the fundamental work is located.

For extraprovincial works, the investor shall determine the revenue from each province and send a report to the State Treasury.

If the works are located in another district or multiple districts, records shall be kept in the district where the contractor s head office is situated.

4. According to the list sent by the tax authority, the State Treasury where the investor’s account is opened shall deduct the rescheduled tax debt (according to Point c Clause 1 Article 31) owed by the taxpayer when the investor is following the payment procedure. The deducted tax must not exceed the rescheduled tax debt owed by the taxpayer. Deducted tax shall be recorded in accordance with Clause 3 of this Article.

5. The taxpayer shall transfer VAT arrears (whether discovered by the taxpayer or the tax authority) to the VAT collection accounts (if VAT was refunded) or the government budget account (if VAT was overpaid according to Clause 3 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on amendments to the Law on Tax administration).

6. Enforcement of administration decision on taxation (hereinafter referred to as tax decision):

a) Wire transfer: according to the Decision on enforcement of tax decision and the payment request (form 01/LT enclosed with the Circular No. 08/2013/TT-BTC dated January 13, 2013 of the Ministry of Finance and the amendments thereto), the State Treasury, the State bank, commercial bank, or credit institution where the taxpayer’s account is opened shall transfer money from the taxpayer’s account to government budget.

b) Asset distraint: the enforcing agency shall follow the procedure for distraining or liquidating assets to collect tax, late payment penalties and fine.

7. Within 08 working hours from the collection of tax, late payment penalties and fine, the tax collector must transfer all of the amount to the account mentioned in Point b Clause 2 of this Article. When collecting tax, late payment penalties and fine in highlands, remote areas, or islands where traveling is difficult, the collected amount shall be transferred to government budget within 05 working days from the collection date.

If tax, late payment penalties and fine are collected electronically within the working days, the tax collector shall immediately transfer such amount to the account mentioned in Point b Clause 2 of this Article. If tax, late payment penalties and fine are collected electronically beyond working hours, the tax collector shall immediately transfer such amount to government budget on the next working day.

Article 29. Payment of tax, late payment penalties and fines

1. If the taxpayer owes tax debt, tax arrears, late payment penalties, fines and new tax, the taxpayer must write such amounts in the following orders:

a) Tax debt;

b) Tax arrears;

c) Late payment penalties;

d) New tax;

dd) Fines.

If the deadlines for paying such amounts are different, the amount that is due first shall be paid first.

2. If the taxpayer separates the tax, late payment interest, and fines in the tax receipt, the tax authority shall record such amounts in the order mentioned in Clause 1 of this Article.

3. If a cancellation, adjustment, or deferral of tax debt, tax arrears, late payment interest, additional tax, or fine is being considered (on account of the tax authority’s errors), it shall not be paid. After the cancellation or adjustment is decided, or at the end of the deferral period, the remaining amounts shall be paid in the order in Clause 1 of this Article.

4. Tax authorities shall instruct taxpayers to follow the order in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article. When a taxpayers fails to determine the order, the tax authority shall make the payment and send a notification to the taxpayer (form 01/NOPT enclosed herewith) by the 10thof the month succeeding the month in which the payment is made.

Article 30. Determination of tax payment date

1. Determination of tax payment date:

a) If payment is made in cash or wire transfer, the payment date is the day on which the taxpayer certifies, signs and adds a seal on the tax receipt.

b) If the payment is made electronically: the payment date is the day on which the taxpayer transfers money from their account at a bank or credit institution to pay tax, and the payment system of such bank or credit institution certifies that the payment has been made.

c) The tax authority shall offset the overpaid tax, late payment penalties, and fines against the outstanding tax, late payment penalties, and fines on the Decision to refund and offset tax (form 02/QDHT enclosed herewith).

2. Government revenues shall be recorded in the year in which tax is paid.

Article 31. Deferring tax payment

1. Tax payment may be deferred in the following cases:

a) Property damage caused by natural disasters, blazes, or accidents that affects the business:

Property damage means the damage to the taxpayer’s property that can be measured by money, such as: machinery, equipment, supplies, goods, buildings, cash, and valuable papers.

Accidents are the unexpected incidents due to external causes that affect the taxpayer’s business, not violations of law.

b) The business must be suspended when the business establishment is moved at the request of a competent authority, which affects the business.

c) The investment in fundamental construction capital has not been repaid.

d) The taxpayer fails to pay tax on time due to other difficulties.

2. Amount of outstanding tax, fines, penalties for late payment of tax or fines (hereinafter referred to as tax) that can be deferred; deferral period:

a) When the natural disaster, blaze or accident happens, the taxpayers mentioned in Point a Clause 1 of this Article may defer paying an amount of outstanding tax that does not exceed the property damage. The property damage equals the value of damaged property minus the compensation paid by responsible entities as prescribed by law.

Tax payment may be deferred for up to 02 years from the deadline. In particular:

a.1) If the taxpayer suffers from a property damage that does not exceed than 50% of the total property in the accounting book of the quarter before the damage is incurred, tax payment may be deferred for up to 01 year from the deadline.

Example 38: On October 01, 2013, the tax authority receives a request for tax deferral from company A. When the blaze occurs in June 01, 2013, company A is owes 700 million VND in tax (lower than the property damage which is 900 million VND), including 300 million VND in VAT that is due on April 22, 2013, and 400 million VND in corporate income tax that is due on May 02, 2012.

If documents are satisfactory, company A may defer the payment of 300 million VND in VAT until April 22, 2014, and may not defer 400 million VND in corporate income tax because it has been more than 01 year from the deadline to occurrence of the blaze.

a.2) If the taxpayer suffers from a property damage higher than 50% of the total property in the accounting book of the quarter before the damage is incurred, tax payment may be deferred for up to 02 year from the deadline.

Example 39: On October 01, 2013, the tax authority receives a request for tax deferral from company B. When the blaze occurs in June 01, 2013, company B is owes totally 700 million VND in tax (lower than the property damage which is 900 million VND), including 300 million VND in VAT that is due on April 22, 2013, and 400 million VND in corporate income tax that is due on July 30, 2012.

If documents are satisfactory, company B may defer the payment of 300 million VND in VAT until April 22, 2015, and 400 million VND in corporate income tax until July 30, 2014.

b) The taxpayers mentioned in Point b of this Clause may defer the outstanding tax when their business is suspended. The tax debt being rescheduled must not exceed the cost of moving and the damage caused by moving. The cost of moving does not include the cost of building the new establishment. Tax payment must not be deferred for more than 01 year from the deadline.

If the competent authority finds that the taxpayer does not actually moves the business, a late payment interest on the deferred tax shall be charged.

Example 40: On October 01, 2013, the tax authority receives a request for tax deferral from company C.

The business is suspended for moving on June 01, 2013, company C is owes totally 700 million VND in tax (lower than the moving cost which is 750 million VND), including 400 million VND in VAT that is due on May 20, 2013, and 300 million VND in corporate income tax that is due on March 30, 2012.

If documents are satisfactory, company C may defer the payment of 400 million VND in VAT until May 20, 2014, and may not defer the payment of 300 million VND in corporate income tax because it has been more than 01 year from the deadline to suspension of the business.

c) The taxpayers mentioned in Point c Clause 1 of this Article may defer the payment of tax debt. The amount of deferred tax must not exceed the amount of unsettled liabilities to government budget, including the cost of consultancy, supervision, survey, design, planning of the contracts for fundamental works between the taxpayer and the investor, which is covered or funded by government budget. Tax payment must not be deferred for more than 01 year from the deadline.

Example 41: On December 27, 2013, the tax authority receives a request for tax deferral from company D, which is made on December 23, 2013.

According to the investor’s certification, the outstanding amount payable by government budget to the taxpayer is 100 million VND. Company D is owes totally 250 million VND in tax, including 60 million VND in VAT that is due on July 22, 2013, and 190 million VND in corporate income tax that is due on July 30, 2013.

If documents are satisfactory, company D may defer totally 100 million VND in tax, including 60 million VND in VAT until July 22, 2014, and 40 million VND in corporate income tax until July 30, 2014. The remaining 150 million VND must be paid to government budget.

c.1) If the government budget repays the investment of fundamental construction during the deferral period, the taxpayer shall pay tax right after the date of payment. In particular:

- If repaid investment is equal to or higher than the amount of deferred tax, the taxpayer shall immediately pay the deferred tax.

- If repaid investment is smaller than the amount of deferred tax, the taxpayer shall immediately pay an amount tax equal to the repaid investment. The taxpayer may choose to pay one of the deferred taxes in part or in full.

The remaining outstanding tax shall be deferred until the end of the deferral period, or until investment is repaid by government budget during the deferral period.

c.2) If the competent authority finds that the taxpayer does not pay the deferred tax when investment is repaid by government budget, a late payment interest on the deferred tax shall be charged from the day succeeding the date of payment according to Article 34 of this Circular.

d) The taxpayers mentioned in Point d Clause 1 of this Article may defer the payment of tax debt if they are suffering special difficulties. The amount of deferred tax must not exceed the damage caused by such difficulties. Tax must not be deferred for more than 01 year from the deadline.

3. Procedure and documentation:

The taxpayer that wishes to defer tax payment shall make and send a dossier to the supervisory tax authority. The dossier consists of:

a) In the cases mentioned in Point a Clause 1 of this Article:

- A written request for tax deferral (form 01/GHAN enclosed herewith);

- An assessment of property damage made by the taxpayer or their legal representative;

- A written certification that the taxpayer suffers from damage where the natural disaster, blaze, or accident occurs and of the occurrence time. The certification must be made by either a police station, the People’s Committee of the commune, the management board of the industrial zone, export-processing zone, or economic zone where the incident occurs, or a rescue organization;

- A compensation claim approved by the insurer (notarized or authenticated copy if available); documents specifying the responsibilities of the compensation provider (notarized or authenticated copy if available). If the taxpayer is a legal entity, the aforesaid documents must be original or copies bearing the signature of the legal representative and the company’s seal.

b) In the cases mentioned in Point b Clause 1 of this Article:

- A written request for tax deferral (form 01/GHAN enclosed herewith);

- A decision of competent authorities to move the taxpayer’s business establishment;

- A moving plan made by the taxpayer;

- The documents proving the business suspension, specifying the beginning day, the moving cost, the damage caused by moving and suspension (if any).

c) In the cases mentioned in Point c Clause 1 of this Article:

- A written request for tax deferral (form 01/GHAN enclosed herewith);

- Business contracts with the investor; records on terminal assessments and transfer of works (notarized or authenticated copies);

- An investor’s certification that the works are in progress, specifying the numbers, dates of the competent authorities’ documents about allocation of capital from government budget, names and positions of the signers, the total value of the construction, the value of finished works, the amount of investment repaid by the investor, the amount of investment that has not been repaid by the investor before the request for tax deferral is made.

d) In the cases mentioned in Point d Clause 1 of this Article:

- A written request for tax deferral (form 01/GHAN enclosed herewith);

- Documents sent by the supervisory tax authority to its superior tax authority, certifying the special difficulties that cause the taxpayer to not pay tax on time;

- Copies of the documents about the deferral, cancellation, exemption, reduction of tax issue by the tax authority over the previous 02 years (if any);

- The decisions of competent authorities that affect the taxpayer’s business.

4. Deadlines

a) If the documents are not sufficient or the property damage stated is suspected to be incorrect, within 03 working days from the day on which the documents are received, the tax authority shall requests the taxpayer in writing (form 03/GHAN) to provide explanation or additional documents. The taxpayer may not defer tax payment if the taxpayer fails to comply with the request of the tax authority.

b) If the documents are sufficient, within 10 working days from the day on which the documents are received, the supervisory tax authority shall send the taxpayer:

b.1) A written refusal of tax deferral (form 04/GHAN enclosed herewith) if the taxpayer fails to meet the requirements.

b.2) A written approval for tax deferral (form 02/GHAN enclosed herewith) if the taxpayer meets the requirements.

c) In the case mentioned in Point d Clause 1 of this Article, tax authority shall follow Point a and Point b of this Clause after receiving documents from the taxpayer. If the taxpayer is eligible for tax deferral and submits sufficient documents, the taxpayer shall send a written request for tax deferral to the superior tax authority (together with the dossier).

d) The tax authority shall not enforce the payment of deferred tax if the taxpayer submits sufficient documents. The enforcement shall be delayed until a written refusal of deferral is issued.

5. Entitlements to approve tax deferral

a) In the cases mentioned in Point a, Point b and Point c Clause 1 of this Article: the Director of the supervisory tax authority shall decide the amount of deferred tax and the deferral period.

b) In the case mentioned in Point d Clause 1 of this Article, if the estimate of government revenue that is decided by the National Assembly is not adjusted:

- The Government shall grant tax deferral when supporting the market to resolve business difficulties.

- The Prime Minister shall decide tax deferral on a case-by-case basis.

After the Prime Minister makes a written approval for tax deferral, the Director of the Department of Taxation shall issue a decision on tax deferral in accordance with instructions of the Ministry of Finance and the General Department of Taxation.

c) The decision on tax deferral must be posted on the websites of tax authorities within 03 working days from the day on which the decision is issued.

- The decisions on deferral made by Sub-departments of taxation or Department of Taxation shall be posted on the website of the Department of Taxation.

- The decisions on deferral made by the Prime Minister shall be posted on the website of the General Department of Taxation.

6. During the deferral period, late payment interest on the deferred tax shall not be charged. At the end of the deferral period, the taxpayer must pay tax. If the taxpayer fails to pay tax sufficiently after the deferral, late payment interest shall be charged and tax payment shall be enforced.

Article 32. Paying tax debt in instalments

1. The taxpayer may pay tax debt in instalments over not more than 12 months from the day on which the tax decision is enforced if the following requirements are met:

a) the tax authority has issued a decision on enforcement of tax decision, but the taxpayer fails to pay all the tax and late payment interest (hereinafter referred to as tax) all at once.

b) A credit institution offers a payment guarantee. The credit institution must be established and operated in accordance with the Law on credit institutions, and is responsible for the eligibility to offer guarantee as prescribed by law.

c) A letter of guarantee is sent to the relevant tax authority (the obligee) saying that the guarantee will pay all the tax on behalf of the taxpayer (the obligor) when the taxpayer defaults.

The letter of guarantee must contain sufficient information prescribed by law, specifying the name, address, phone number, fax number of the obligee, guarantee basis, type and amount of guaranteed tax; name, tax code, account number, address, phone number, and fax number of the obligor, name, tax code, account number, address, phone number, and fax number of the guarantor. The letter of guarantee is effective until all of the guaranteed tax debt is paid off. If the taxpayer does not pay or sufficiently pay off tax according to the instalment plan at the end of the instalment period, the guarantor must fulfill their obligations in accordance with Clause 2 Article 114 of the Law on Tax administration and Article 39 of the Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 elaborating the implementation of some Article of the Law on Tax administration and the Law on amendments to the Law on Tax administration.

The letter of guarantee shall be signed by the legal representative of the credit institution, the person in charge of risk management, and the guarantee assessor. Another person may be authorized in writing to sign the letter of guarantee.

Example 42: According to the letter of guarantee of commercial bank A, the tax authority has issued a decision to allow company X to pay 100 million VND in tax debt in instalments by June 30, 2014. At the end of June 30, 2014, company X has not paid this amount and interest charged over the instalment period. From July 01, 2014, bank A shall pay 100 million VND in tax and interest.

d) The taxpayer must make a commitment to equally divide the guarantee tax to pay monthly by the end of the months.

2. Responsibilities of the taxpayer, the guarantor, and the tax authority:

a) The taxpayer shall pay an interest on the tax paid in instalments at 0.05% per day.

b) The guarantor shall:

b.1) Send a letter of guarantee to the supervisory tax authority of the taxpayer.

b.2) Pay on behalf of the taxpayer the tax, interest at 0.05% per day before the deadline, and 0.07% per day after the deadline if the taxpayer defaults.

c) Within 05 working days from the end of the instalment period, the tax authority shall make and send a written request for fulfillment of guarantor’s obligations (form 06/NDAN enclosed herewith) to the guarantor, and to the taxpayer if the taxpayer fails to pay tax or the guarantor fails to pay tax on the taxpayer’s behalf.

3. Settlement:

The Director of the supervisory tax authority shall decide the amount of tax paid in instalments and the length of instalment period.

4. Documentation for paying tax in installments

a) A written request for permission to pay tax in instalments (form 01/NDAN enclosed herewith), specifying the amount of outstanding tax, the requested amount paid in instalment, the requested length of instalment period, and a commitment to adhere to the payment schedule.

b) A letter of guarantee made by the guarantor.

c) A decision on enforcement of tax decision issued by the Director of the supervisory tax authority of the taxpayer regarding the tax paid in instalment mentioned in Point a Clause 1 of this Article.

5. Deadlines

a) If documents are not sufficient, within 03 working days from the day on which the documents are received, the tax authority shall requests the taxpayer in writing (form03/NDANenclosed herewith) to provide additional documents.

The taxpayer must provide sufficient documents within 05 working days from the day on which the tax authority’s request is received. If the taxpayer fails to provide sufficient documents at the request of the tax authority, the tax authority shall enforce the tax payment.

b) If the documents are sufficient, within 10 working days from the day on which the documents are received, the supervisory tax authority shall send the taxpayer:

b.1) A written refusal of instalment plan (form 04/NDAN enclosed herewith) if the taxpayer fails to meet the requirements in Clause 1 of this Article.

If the letter of guarantee is suspected to be illegitimate, the tax authority shall send a notification (form 05/NDAN enclosed herewith) to the guarantor to verify.

The guarantee shall send a verification result to the tax authority by the deadline prescribed by law.

b.2) A written approval for instalment plan (form 02/NDAN enclosed herewith) if the taxpayer meets the requirements in Clause 1 of this Article.

The instalment period and amount of tax paid by instalment in the decision on instalment plan must be consistent with the guaranteed period and amount of the guarantor.

6. During the instalment period, the measures for enforcement of tax decision are suspended.

Article 33. Settlement of overpaid tax, late payment penalties, and fines

1. An amount of tax, late payment penalties, or fines is considered overpaid when:

a) The tax, late payment interest, and fines paid by the taxpayer is higher than the amounts payable within 10 years from the day on which the amounts are paid to government budget. If terminal declarations must be made, the taxpayer may only determine overpaid tax when the paid tax is higher than the tax payable according to the terminal declaration.

b) The taxpayer claims a tax refund in accordance with the laws on VAT, special excise tax, environmental protection tax, personal income tax (except for the case in Point a of this Clause).

2. The taxpayer is entitled to settle the overpaid tax, late payment penalties, and fines in the following order:

a) Offset the overpaid amount against the outstanding tax, late payment interest, or fines of the same tax according to Clause 1 Article 29 of this Circular (except for the case in Point b Clause 1 of this Article).

b) Offset the overpaid amount against the outstanding tax, late payment interest, or fines of the same tax according to Clause 1 Article 29 of this Circular (except for the case in Point b Clause 1 of this Article). If no liability is incurred after 06 months from the overpayment, instructions in Point c of this Clause shall be followed.

c) After following the instructions in Point a and Point b of this Clause, if the overpaid amount is not cleared, the taxpayer shall send a submit a claim for tax refund to the local tax authority in accordance with Chapter VII of this Circular.

- If the taxpayer still owes tax, late payment interest or fines, the overpaid amount must be offset against the outstanding amounts before receiving the refund. The offsetting order is specified in Article 29 of this Circular.

If the inspector concludes that the taxpayer has both overpaid tax and tax arrears, the tax authority shall issue a decision on penalties and offset the refundable tax against the tax arrears.

If the outstanding tax, late payment interest, or fines must be paid to both the government revenue account and provisional account, it must be offset against the payable to the government revenue account first.

If the taxpayer owes tax, late payment interest and fines in different localities, the outstanding amounts shall be offset against the overpaid tax in the same locality.

If the taxpayer owes tax, late payment interest and fines at different tax authorities, the outstanding amounts shall be offset against the overpaid tax at the same tax authority.

If the taxpayer still owes tax debt, late payment interest or fines, but does not wish to offset them against the refundable amount, the tax authority shall notify the taxpayer in writing that the refundable amount must be offset against the debt.

- If the overpaid amount is not cleared after offsetting, the taxpayer shall receive a refund from government budget.

If the overpaid tax is paid in different localities, the tax authority must specify the amount refunded by government budget in each locality in proportion to the amount of tax paid in such locality when offsetting the overpaid tax against the outstanding amounts mentioned in Point c of this Clause.

d) The application for tax refund, the procedures for refunding tax and offsetting refunded tax against government revenues are specified in Chapter VII of this Circular.

3. The overpaid tax, late payment interest or fines paid by a taxpayers that is dead, missing, or incapable of civil acts shall be refunded as follows:

a) The taxpayer is considered dead by law:

If the inheritance has been divided, tax shall be refunded to the inheritors in proportion to the inheritance they receive, unless otherwise agreed.

If the inheritance has not been divided, tax shall be refunded to inheritance manager.

If the government or an organization is also a beneficiary of the inheritance according to the taxpayer’s will, they shall also receive the refund.

If there is no inheritor or the inheritor refuses to receive the inheritance, tax shall be refunded in accordance with civil laws.

b) If the taxpayer is declared missing or late payment interest, tax shall be refunded by the person assigned by the court to manage the taxpayer’s property.

c) Tax overpaid by the taxpayer that is dead or incapable of civil acts shall be refunded in accordance with Clause 2 of this Article.

4. The wage payer authorized by the income earner to make the terminal declaration of personal income tax shall offset the overpaid tax against the tax payable. The income earner shall refund the overpaid tax to the earner from their budget, and then settle it with the tax authority as follows:

a) If overpaid tax is shown in the terminal declarations (form 05/KK-TNCN enclosed herewith) made on behalf of the individuals:

- If only overpaid taxes are shown in the list (form 05-1/BK-TNCN), the income payer shall offset or refund them in accordance with Clause 5 of this Article.

- If the total amount overpaid tax in form 05-1/BK-TNCN is higher than the outstanding tax, the income earner shall deduct the refund from the income of the individuals that underpays their tax. After deducting tax, the income payer shall offset or refund tax in accordance with Clause 5 of this Article.

b) If tax liabilities are shown in the terminal declarations made on behalf of the individuals, the income payer shall deduct the refund from the income of the individuals that underpays their tax. After deducting tax, the income payer shall offset or refund tax in accordance with Clause 5 of this Article.

5. Tax in the terminal declarations shall be offset against tax in the declarations of deducted tax made by the income payer on the individuals’ behalf.

- If the terminal declarations indicate overpaid tax, and the declarations of tax deduction also indicate overpaid tax, the income earner shall make a written request for refund using form 01/DNHT enclosed herewith and send it to the supervisory tax authority for refund.

- If the terminal declarations indicate overpaid tax, and the declarations of tax deduction do not indicate any overpaid or underpaid tax (tax =0), the income earner shall make a written request for refund using form 01/DNHT enclosed herewith and send it to the supervisory tax authority for refund.

- If the declarations of tax deduction indicate overpaid tax, and the terminal declarations do not indicate any overpaid or underpaid tax (tax =0), the income earner shall make a written request for refund using form 01/DNHT enclosed herewith and send it to the supervisory tax authority for refund.

- If the terminal declarations indicate overpaid tax and the declarations of tax deduction indicate tax liability, or the terminal declarations indicate tax liability and the declarations of tax deduction indicate overpaid tax, the income earner shall make a written request for refund using form 01/DNHT enclosed herewith and send it to the supervisory tax authority, specifying the overpaid tax being offset against tax liability, then send it to the supervisory tax authority for tax refund.

Article 34. Calculating late payment interest

1. Late payment interest shall be charged when:

a) The taxpayer fails to pay tax by the deadline for paying tax, the end of the extended period, the deadline written in the notice of the tax authority, or the deadline in the decision on penalties for tax offences.

b) If the taxpayer pays tax insufficiently because of incorrect statement of tax payable, exempt tax, reduced tax, or refunded tax in the previous periods.

c) The tax collector authorized by the tax authority fails to transfer the collected tax to government budget on schedule.

2. Determination of late payment interest

a) If tax debt is incurred from July 01, 2013, late payment interest shall be charged at:

0.05% per day from the deadline for paying tax to the 90thday;

0.07% per day from 91stday.

Example 43: Taxpayer A owes 100 million VND in VAT, which is due on July 22, 2013 (July 20 is a day off). Taxpayer A pays 100 million VND on October 31, 2013. The late payment period extends from July 23, 2013 to October 31, 2013. The late payment interest paid by taxpayers A is 5.26 million VND. In particular:

From July 23, 2013 to October 20, 2013 (90 days): 100 million VND x 0.05% x 90 days = 4.5 million VND.

From October 21, 2013 to October 31, 2013 (11 days): 100 million VND x 0.05% x 11 days = 0.77 million VND.

b) If tax debt is owed before July 01, 2013 but is not paid after July 01, 2013, late payment interest shall be charged in accordance with the Law on Tax administration for the days before July 01, 2013, and in accordance with the Law on the amendments to the Law on Tax administration for the days after July 01, 2013.

Example 44: Taxpayers B owes 100 million VND in corporate income tax according to the terminal declaration 2012, which is due on April 01, 2013 (March 31, 2013 is a day off). Taxpayer B pays tax on October 04, 2013. The late payment period extends from April 02 2013 to October 04, 2013.

Before July 01, 2013, interest is charged as follows: For 90 days from April 02, 2013 to June 30, 2013: 100 million VND x 0.05% x 90 days = 4.5 million VND.

There are 96 late payment days that remain from July 01, 2013, including:

90 days from July 01, 2013 to September 28, 2013: 100 million VND x 0.05% x 90 days = 4.5 million VND;

06 days from September 29, 2013 to October 04, 2013: 100 million VND x 0.07% x 06 days = 0.42 million VND.

The late payment interest payable by taxpayer B: 4.5 million VND + 4.5 million VND + 0.42 million VND = 9.42 million VND.

c) The late payment period (including days off and holidays) begins on the day after the deadline for paying tax, the end of the extended period, the deadline written in the notice of the tax authority, or the deadline in the decision on penalties for tax offences, until tax is paid off by the taxpayer.

Example 45: Taxpayer C owes 50 million VND in VAT, which is due on August 20, 2013. Taxpayer C pays tax on August 26, 2013. The number of late payment days is 06 days from August 21, 2013 to August 26, 2013.

Example 46: Taxpayer D is permitted by the tax authority to defer the payment of 50 million VND in VAT, which is due on May 20, 2014, until November 21, 2014. Tax is paid off by the taxpayer on November 21, 2014. So there is only one day of late payment (November 21, 2014).

Example 47: After an inspection, taxpayer E incurs a fine of 500 million VND on April 15, 2014, which is due on May 14, 2014. The fine is paid off by the taxpayer on May 30, 2014. The number of late payment days is 16 days from May 15, 2014 to May 30, 2014.

3. The taxpayer shall determine the late payment interest himself. Late payment interest is determined according to the amount of late payment, the number of days of late payment, and the rate (%) per day as prescribed in Clause 2 of this Article.

In case the late payment interest is not imposed according to Clause 1 of this Article but the taxpayer has paid it, the taxpayer shall make an adjustment himself.

4. Every month, if the taxpayer has not paid tax, fines, late payment interest incurred in the previous month, the tax authority shall notify the taxpayer of the outstanding tax, fines and late payment interest if the amount has been incurred for more than 30 days. If the amount outstanding tax is incorrect, the tax authority shall adjust the late payment interest and notify the taxpayer.

Article 35. Exemption of late payment interest and entitlement to grant exemption

1. The taxpayer that must pay late payment interest according to Article 34 of this Circular may request an exemption of late payment interest if the taxpayer faces a natural disaster, blaze, accident, epidemic, or fatal disease, or other force majeure circumstances.

The lists of fatal diseases are provided in other legislative documents.

2. The exemption level must not exceed the damage or the cost of medical treatment.

3. An application for exemption of late payment interest consists of:

a) A written request for exemption made by the taxpayer, specifying the name, tax code, address of the taxpayer, basis for exemption, and amount of late payment interest being exempt;

b) Additional documents must be provided on a case-by-case basis:

b.1) The following documents must be provided if the damage is caused by a natural disaster, blaze, accident, or epidemic:

- An assessment of property damage made by the taxpayer or the legal representative;

- A written certification that the taxpayer suffers from damage caused by a natural disaster, blaze, accident, or epidemic and the occurrence time made by the police station of the commune, the People’s Committee of the commune, the management board of the industrial zone, export-processing zone, or economic zone where the natural disaster, accident, or epidemic occurs;

- A claim for compensation approved by the insurer (if any);

- The documents specifying the responsibilities of the entities responsible for paying compensation (if any).

b.2) If the individual suffers from a fatal disease, a certification of medical treatment issued by a medical facility, and the receipts for medical examination and treatment;

b.3) If a force majeure circumstance occurs, it is required to submit the documents proving the objective causes of the even, and that the taxpayer has taken every measure possible for reducing the damage but still suffers a loss.

4. The Director of a tax authority is entitled to issue a decision on exemption of the late payment interest (form 01/MTCN) he charged.

A decision on exemption of late payment interest must contain the date of the decision, name, tax code, address of the taxpayer that has late payment interest exempted, exempted amount, signature and seal of the issuer.

Decisions on exemption of late payment interest must be posted on the website of the Department of Taxation for at least 03 working days from the day on which the decisions are issued.

Chapter IV

AUTHORIZING TAX COLLECTION

Article 36. Entitlement to authorize tax collection

1. Tax authorities may authorize other organizations and individuals to collect the following taxes:

- Tax on agricultural land of households and individuals;

- Tax on non-agricultural land of households and individuals;

- Tax incurred by the business households that pay flat tax;

- Personal income tax.

Tax authorities may authorize other organizations and individuals to collect other taxes if approved by the Minister of Finance.

2. Tax collection shall be authorized under a contract between the Director of the tax authority and the legal representative of the authorized entity, except for authorization of collection of tax on irregular incomes.

3. The range of authorization of collection of tax from the business households that pay flat tax shall be decided by the Director of the General Department of Taxation. Before signing a contract to authorize tax collection, the authorized party must send the tax authority with a list of tax-collecting employees. The Director of the Department of Taxation shall impose standards of local tax-collecting employees.

4. The authorization contract (form 01/UNTH enclosed herewith) must contain:

- The taxes authorized to collect;

- The areas of tax collection;

- The delegated tasks: dispensing tax declarations, urging taxpayers to submit tax declarations, collecting tax declarations and submit them to tax authorities; dispensing tax notices, collecting tax and transferring collected tax to government budget; providing information about new taxpayers or the taxpayers that change their business lines or scale.

- Rights and responsibilities of the authorizing party and authorized party:

- Regulations on reporting contract performance; regulations on settlement of tax receipts;

- Authorization period and authorization cost.

At the end of the authorization period or when the authorization contract terminates because one party violates the contract, both parties must make a notice of contract finalization (form 02/UNTH enclosed herewith).

Appendices shall be made when more tasks are added or when the contract is extended.

Article 37. Responsibilities of the authorized party

The authorized party must mobilize qualified employees to perform the contract. The authorized party must not authorize any third party to perform the authorization contract signed with the tax authority.

1. The authorized party shall receive tax declarations from the tax authority, dispense them, provide instructions on declaring tax, urge taxpayers to declare tax, collect tax declarations from taxpayers and send them to the tax authority on schedule.

2. The authorized party shall receive tax notices from the tax authority and send them to taxpayers at least 05 days before the deadline written on the tax notices, and urge taxpayers to pay tax properly.

3. The authorized party must issue tax receipts to taxpayers when collecting tax, and manage such receipts properly.

4. Transferring collected tax to government budget:

The authorized party shall transfer in full the collected tax and other amounts to State Treasuries. The total amount transferred to government budget is the total amount of collected tax on the tax receipts.

When transferring tax to the State Treasury, the authorized party must make a list of tax receipts and a deposit slip. The State Treasury shall send the documents about the transferred tax to the tax authority.

The tax authority shall specify the time and amount of tax the authorized party must transfer to State Treasury. The authorized party shall transfer tax to the State Treasury within 05 days if tax is collected in remote areas where traveling is difficult, or 03 days otherwise. If the collected tax is higher than 10 million VND, it must be immediately transferred to government budget. The Director of the Department of Taxation might consider allowing the taxpayer to make the transfer on the next working day if tax is collected in a disadvantaged or severely disadvantaged area.

5. Reporting collected tax and tax receipts

a) Reporting collected tax:

By the 5thof the next month, the authorized party shall make and send a report on the tax collected and transferred in the previous month (form 03/UNTH enclosed herewith) to the tax authority. The report must show the collected amount, uncollected amount, causes, and suggested solutions. The Sub-department of taxation that receives the report from the authorized party shall check every receipt, the collected amount, the transferred amount, and compare them with the amount verified by the State Treasury. Any difference found must be investigated to attribute responsibility.

b) Tax receipts:

Every month by the 5thof the next month, the authorized party shall make and send a list of used and unused tax receipts to the tax authority.

After 10 days from the end of the calendar year, the authorized party shall send a report on the quantity of used receipts (form 04/UNTH enclosed herewith) to the tax authority, and transfer the unused receipts to the year. In case the contract is terminated ahead of schedule, the authorized party shall finalize the contract and collect the receipts as prescribed.

The party shall face penalties for late settlement of receipts, late transfer of collected tax to government budget, collecting tax without receipts, or issuing incorrect invoices.

6. Monitoring and notifying the tax authority of new taxpayers or changes in the scale or business lines of local taxpayers.

Article 38. Responsibilities of the authorizing tax authority

The tax authority is responsible for the implementation of policies and administration of taxes locally.

1. Announce cases taxpayers must pay tax via authorized tax collectors, the authorized tax collectors, and the deadlines for paying tax.

2. Give tax notices and tax records to the authorized tax collector at least 10 days before the deadline for sending tax notices mentioned in Chapter III of this Circular.

3. Provide sufficient tax receipts for the authorized tax collector; instruct the authorized tax collector to use and manage the receipts properly. The person assigned by the authorized tax collector to receive the receipts must present the written request and the letter of introduction.

4. Pay for the authorization cost according to the authorization contract.

5. Inspect the collection and transfer of collected tax by the authorized tax collector

According to the receipts for collected tax and the deposit slip, which certifies the transfer of collected tax, the tax authority shall record the tax and determine the amount of outstanding tax.

The tax authority shall issue decisions on penalties for late payment of tax, transfer them to the authorized tax collector, then the authorized tax collector shall give them to taxpayers. The authorized tax collector is responsible for urging taxpayers to pay tax and late payment interest in full.

Article 39. Funding for authorization

The funding for authorization is extracted from the tax authority’s budget. The Director of the General Department of Taxation shall decide the amount paid to the authorized tax collector according to the local conditions and the taxes.

Funding shall be provided by wire transfer to the authorized collector’s account at a bank or State Treasury, not in cash. The tax authority must pay the authorized collector for the collection cost according to the amount of tax transferred to government budget.

Chapter V

RESPONSIBILITY TO FULFILL TAX LIABILITY

Article 40. Fulfillment of tax liability before leaving Vietnam

1. The Vietnamese people that emigrate to reside overseas, Vietnamese people residing overseas, foreigners must fulfill their tax liability before leaving Vietnam.

2. The taxpayers mentioned in Clause 1 of this Article must obtain certifications of fulfillment of tax liability before departure. Tax authority shall issue written certifications of fulfillment of tax liability at the taxpayer’s request.

3. The immigration agency must stop an individual from leaving Vietnam when receiving a written or electronic notification from a tax authority that the person has not fulfilled their tax liability.

Article 41. Fulfillment of tax liability upon dissolution, bankruptcy, shutdown

1. Fulfillment of tax liability upon dissolution or bankruptcy must comply with Article 54 of the Law on Tax administration and Clause 16 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, laws on companies, cooperatives, and bankruptcy.

The owner of the private company, the board of members or owner of the limited liability company, the Executive Board of the joint-stock company, or the organization in charge of liquidation is responsible for the fulfillment of tax liability of the company when it is dissolved.

The cooperative dissolution council is responsible for the fulfillment of tax liability of the cooperative when it is dissolved.

The asset management and liquidation board is responsible for the fulfillment of tax liability of the company when it is dissolved.

2. Responsibility to fulfill tax liability when the company is shut down without following the dissolution or bankruptcy procedure.

a) If the company is shut down without following the dissolution or bankruptcy procedure, the owner of the private company, the president of the board of members or owner of the limited liability company, the president of Executive Board of the joint-stock company, or the head of the cooperative shall pay the outstanding tax.

b) If a household or individual that shuts down the business without fulfilling tax liability, the householder shall pay the outstanding tax.

c) When an artel is shut down without fulfilling tax liability, the householder shall pay the outstanding tax.

d) The persons responsible for fulfilling tax liability mentioned in Point a, Point b, and Point c of this Clause are entitled to request the joint obligors to fulfill their liability.

Article 42. Fulfillment of tax liability upon restructuring

1. The divided company must fulfill tax liability before the decision. If the divided company has not fulfilled tax liability, the new companies derived from the divided company shall fulfill tax liability.

2. The split, amalgamated, or merged company must fulfill tax liability before the split, amalgamation, or merger. Otherwise, the new companies derived from the old company must fulfill tax liability.

3. When a company is converted, tax liability must be fulfilled before the conversion. Otherwise the new company derived from the conversion shall fulfill tax liability.

4. The restructuring of a company does not affect the deadline for paying tax. Any company that is restructured or a new company established without paying tax by the deadline shall face the penalties prescribed by law.

5. The tax authority is entitled to request one of the companies that are jointly responsible to fulfill tax liability. When a company has fulfilled tax liability, it is entitled to request the companies that are jointly responsible to fulfill their obligations in accordance with civil laws.

Article 43. Inheritance of tax liability of a person that is dead, incapable of civil acts, or missing according to civil laws

1. The tax liability of a person that is considered dead shall be fulfilled by his inheritor within the value of inheritance left by the dead person.

If the inheritance has not been divided, the inheritance manager shall fulfill tax liability.

If the inheritance has been divided, the inheritors shall fulfill tax liability according to the proportion of inheritance they receive, unless otherwise agreed.

If the government or an organization is also an inheritor according to the will, they must fulfill the tax liability left by the dead person as if they are an individual.

If no inheritor is available according to the will or law, or the inheritor refuses the inheritance, the dead person’s tax liability shall be fulfilled in accordance with civil laws.

2. Tax liability of a person declared missing or incapable of civil acts shall be fulfilled by the person assigned by the court to keep the former’s property within the inheritance left by the former.

3. If the declaration that a person is dead, missing, or incapable of civil acts is revoked by a competent authority, the decision on cancellation of outstanding tax shall also be revoked according to Article 65 of the Law on Tax administration and Clause 20 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, but no late payment interest shall be charged on the period over which the taxpayer is declared dead, missing, or incapable of civil acts.

Article 44. Certification of tax liability fulfillment

1. The taxpayer is entitled to request the supervisory tax authority to certify the fulfillment of their tax liability (except for the taxes incurred during exportation or importation), or request the supervisory tax authority to certify the amount of tax, late payment interest and fines payable hitherto.

The individual or foreign contractor that pays tax at source (via the income payer) shall request the supervisory tax authority of their income payer to certify the fulfillment of tax liability.

2. The certification of tax liability fulfillment must contain:

- Name and tax code of the taxpayer;

- The taxes incurred, including those stated in the declarations submitted to the tax authority, flat tax and imposed tax;

- Fines for tax offences;

- Paid tax and fines;

- Outstanding tax and fines (if any).

3. Within 05 working days from the receipt of the request for certification from the taxpayer, the tax authority shall issue the certification. If information about the fulfillment of tax liability needs verifying, the tax authority shall notify the taxpayer of the reasons for delaying the certification.

4. Deducting foreign tax from tax payable in Vietnam

The organizations and individuals that are Vietnamese residents and have paid tax in a country that signs a tax treaty with Vietnam in accordance with that country’s law and the treaty shall have the paid tax deducted from the tax payable in Vietnam. Tax shall be deducted as follows:

a) The taxpayer shall submit an application for deduction of paid tax from the tax payable in Vietnam to the tax authority of the province where tax is registered. The application consists of:

a.1) A written request for deduction of paid tax against the tax payable in Vietnam (form 02/HTQT enclosed herewith), providing information about the transactions related to the paid tax which is deduct from tax payable in Vietnam.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents as prescribed in Point a Clause 4 of this Article, explanation must be provided in the written request.

a.2) Other documents: - For direct deduction:

+ A photocopy of the declaration of overseas income, which is certified by the taxpayer;

+ Photocopies of overseas tax receipts, which are certified by the taxpayer;

+ The original certification of the paid tax issued by the foreign tax authority.

- For deduction of flat tax:

+ A photocopy (certified by the taxpayer) of the declaration of overseas income;

+ A photocopy (certified by the taxpayer) of the of the Certificate of Business registration or documents certifying the overseas business;

+ A certification issued by a foreign authority of the tax exemption or reduction, and the conformity of tax deduction with the treaty and laws of contracting countries.

- For indirect deduction:

+ The documents proving the relationship with and contribution ratio of the applicant for deduction;

+ A photocopy (certified by the taxpayer) of the declaration of overseas income earned by the dividend payer to which capital is contributed;

+ A photocopy (certified by the taxpayer) of the declaration of tax deducted at source from dividends;

+ A certification issued by the foreign tax authority of the payment of tax on dividends and income tax paid made by the company before paying dividends.

a.3) A letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to follow the procedure.

b) The tax authority shall consider allowing tax deduction according to the treaty and this Circular within 10 working days from the receipt of all the documents mentioned in Point a of this Clause. The aforesaid 10-day period does not include the time for providing additional documents and explanation.

5. Procedure for certifying tax paid in Vietnam by foreign residents

When a resident of a contracting country has to pay income tax in Vietnam according to the treaty and Vietnam’s tax laws, and wishes to have the tax paid in Vietnam certified so that it could be deducted from the tax payable in his home country, the following procedure shall be followed:

a) The taxpayer that wishes to have the tax paid in Vietnam certified shall submit an application to the Department of Taxation of the province where tax is registered. The application consists of:

a.1) A written request for certification of tax paid in Vietnam (form 03/HTQT enclosed herewith), specifying information about the transactions related to the taxable income and the tax incurred under the treaty.

a.2) The original copy (or certified true copy) of the Certificate of residence (consularly legalized) issued by the tax authority of the home country (specifying the tax period).

a.3) A letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to follow the procedure.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents as prescribed in Point a Clause 5 of this Article, explanation must be provided in form 03/HTQT mentioned above.

Within 07 working days from the receipt of sufficient documents, the Department of Taxation shall issue a certification of tax paid in Vietnam (form 04/HTQT or 05/HTQT enclosed herewith). Form 04/HTQT shall be used for certifying the payment of personal income tax and corporate income tax; form 05/HTQT shall be used for certifying the payment of tax on dividends, loan interest, payment for copyright or technical services. The aforesaid 7-day period does not include the time for providing additional documents and explanation.

b) The taxpayer incurs a tax in Vietnam but is not required to pay it because of eligible for tax incentives. This tax is considered paid and may be deducted from the flat tax in the home country. In this case an application shall be sent to the Department of Taxation, which consists of:

b.1) A written request for certification of tax paid in Vietnam (form 03/HTQT enclosed herewith), specifying information about the transactions related to the taxable income and the tax incurred, and the tax incentives under the treaty.

b.2) The consularly legalized Certificate of residence issued by a tax authority of the home country, specifying the tax period;

b.3) A letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to follow the procedure.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents as prescribed in Point b Clause 5 of this Article, explanation must be provided in form 03/HTQT mentioned above.

Within 07 working days from the receipt of sufficient documents, the Department of Taxation shall issue a certification of tax incurred in Vietnam that is exempted because of tax incentive. The aforesaid 7-day period does not include the time for providing additional documents and explanation.

6. Procedure for certifying residents of Vietnam

a) The applicant for the certification of residence in Vietnam under the treaty shall follow the procedure below:

a.1) If the applicant is a taxpayer, the request for certification of residence in Vietnam (form 06/HTQTenclosed herewith) and a letter of attorney (if the taxpayer authorizes a legal representative to follow the procedure) shall be submitted to the Department of Taxation of the province where tax registration is applied for.

a.2) If the application is not a taxpayer:

- A written request mentioned in Point a.1 Clause 6 of this Article;

- A certification issued by the local authority of the permanent residence (for individuals) or the registered address (for organizations);

- A certification issued by the income payer (if any). If this certification is not available, the applicant shall make a declaration in the request and take responsibility for it;

- A letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to follow the procedure.

b) Within 07 working days from the receipt of the application, the Department of Taxation shall consider issuing the certificate of residence (form 07/HTQT enclosed herewith) to the applicant in accordance with the definitions of residents in the treaty. The aforesaid 7-day period does not include the time for providing additional documents and explanation.

If the tax authority of the contracting country requests a resident of Vietnam to provide a certificate of residence issued by a Vietnamese tax authority using the form provided in the treaty in order to apply the treaty in that contracting country, the Department of Taxation shall add a certification to the form if it contain similar information to the form 07/HTQT mentioned above.

Chapter VI

PROCEDURE FOR TAX EXEMPTION, TAX REDUCTION, CANCELLATION OF TAX AND FINES

Article 45. When the taxpayer is able to determine the amount of exempt or reduced tax

1. The taxpayer shall write the amount of exempt or reduced tax in the tax declaration or in the application for tax exemption or reduction and send it to the supervisory tax authority, except for the cases in Article 6 of this Circular.

2. Documents about the determination of tax exemption or reduction shall be enclosed with the declaration.

Article 46. When the tax authority issues a decision on tax exemption or reduction

The tax authority shall check the application and issue a decision on tax exemption or reduction in the following cases:

1. Exemption or reduction of personal income tax:

a) Rules for exemption or reduction of personal income tax:

- If the taxpayer suffers from a natural disaster, blaze, accident, or fatal disease, reduction of personal income tax shall be considered every calendar year.

- When a business individual or group of individuals that pays flat tax suspends or shuts down the business, reduction of flat tax shall be considered in the month when the business is suspended or shut down. Instructions on determination of reduced tax and procedure for tax reduction are provided in Article 21 of this Circular.

- The individuals that are eligible for exemption or reduction of personal income tax according to the regulations on foreign experts of ODA projects in Vietnam, foreign experts of non-governmental aid programs in Vietnam, foreigners working in offices of non-governmental organizations, and the individuals working in economic zones shall follow separate procedures for tax exemption or reduction provided by the Ministry of Finance.

b) Application for tax exemption or reduction

b.1) If the taxpayer suffers from a natural disaster or blaze:

- A written request for tax reduction (form 18/MGT-TNCN enclosed herewith) certified by the authority of the commune where the event happens.

- An assessment of property damage made by a competent agency and certified by the authority of the commune where the event happens (form 02/MGTH enclosed herewith);

The agency competent to assess damage is a finance agency or a damage assessment agency.

If damage is inflicted upon goods or services, the taxpayer shall submit the damage assessment form made by the damage assessment agency. The damage assessment agency is responsible for the accuracy of the assessment form.

If damage is inflicted upon land or crops, damage shall be assessed by a finance agency.

- The receipts for compensation of the insurer (if any), or an agreement to pay compensation of the person responsible for the blaze (if any).

- Receipts for recovery expenses.

- The terminal declaration of personal income tax (if required).

b.2) If the taxpayer suffers from an accident

- A written request for tax reduction (form 18/MGT-TNCN enclosed herewith).

- An accident record certified by the police, or an injury assessment certified by a medical facility.

- The receipts for compensation of the insurer (if any), or an agreement to pay compensation of the person responsible for the conflagration (if any).

- Receipts for recovery expenses.

- The terminal declaration of personal income tax (if required).

b.3) If the taxpayer suffers from a fatal disease

- A written request for tax reduction (form 18/MGT-TNCN enclosed herewith).

- Photocopies of medical records.

- Documents proving medical expenses provided by the medical facility, or receipts for medicines enclosed with prescriptions.

- The terminal declaration of personal income tax (if required).

c) Places to submit the application for tax exemption or reduction

The taxpayer that suffers from a natural disaster, blaze, accident, or fatal disease shall submit the application to the local tax authority.

2. Exemption or reduction of special excise tax, rent for land or water surface, tax on non-agricultural land or agricultural land for taxpayers that suffer from natural disasters, blazes, accidents and thus are not able to pay tax.

An application for tax exemption or reduction consists of:

- A written request for tax exemption or reduction (form 01/MGTH enclosed herewith) specifying the time, causes of damage, level of damage, the loss caused by the natural disaster or accident, the tax payable, the exempt or reduced tax, and a list of enclosed documents;

- An assessment of property damage made by a competent authorities and certified by the authority of the commune where the natural disaster, blaze, or accident happens (form 02/MGTH enclosed herewith);

The agency competent to assess damage is a finance agency or an independent damage assessment agency.

If damage is inflicted upon goods or services, the taxpayer shall submit the damage assessment form made by the assessing agency. The assessing agency is responsible for the accuracy of the assessment form.

The damage is inflicted upon land or crops (for exemption/reduction of tax on agriculture or non-agricultural land) shall be determined by a finance agency.

- A financial statement (for companies) enclosed with analysis of damage and loss.

3. Exemption or reduction or severance tax incurred by miners according to Article 9 of the Law on Severance tax

a) An application for tax exemption or reduction consists of:

- A written request for tax reduction (form 01/MGTH enclosed herewith).

- An assessment of property damage caused by the natural disaster, blaze, or accident, which is made by a competent authorities and certified by the authority of the commune where the event happens (form 02/MGTH enclosed herewith);

The agency competent to assess damage is a finance agency or a damage assessment agency.

If damage is inflicted upon goods, the taxpayer shall submit the damage assessment form made by the assessing agency. The assessing agency is responsible for the accuracy of the assessment form.

The damage is inflicted upon natural water supply shall be assessed by a finance agency.

- Documents related to the exemption or reduction of severance tax.

b) Some cases of severance tax exemption without monthly declarations of severance tax and annual terminal declarations: natural water used for industry, forestry, fishery, salt production, and natural water for daily life.

c) Procedure for exemption of severance tax in some cases:

- Procedure for exemption of tax on natural water used by households and individuals for hydroelectricity generation serving everyday life: the household or individual shall submit an application for tax exemption together with the explanation for the hydroelectricity generation equipment, which is certified by the People’s Committee of the commune. The household shall submit a declaration to the local tax authority when the generation is commenced to be entitled for the exemption.

- Procedure for exemption of tax on allocated or leased land:

The land user (including the contractor) must submit an application for tax exemption together with certified true copy of the decision on land allocation or land lease and relevant documents to the authority competent to approve local constructions, then send a dossier to the local tax authority.

4. Exemption or reduction of land levy

An application for exemption or reduction of land levy consists of:

- A declaration of land levy (form 01/TSDD enclosed herewith);

- The documents proving the eligibility for exemption or reduction of land levy (notarized or authenticated copy), in particular: certificate of investment incentives; written approval for project of investment (for commercial public facilities, dormitories, houses for national contributors, multistory apartment buildings for workers in industrial parks; decision on moving the factory according to planning and approved project of investment; a poor household must submit a certification of poor household; a household of ethnic minorities must submit the family register or a certification by the People’s Committees of the commune (if the family register is not available); the household or individual that is a national contributor must submit the documents proving the eligibility for exemption or reduction of land levy and the decision on exemption or reduction of land levy issued by the People’s Committee of the province.

The application for exemption or reduction of land levy shall be sent to Land Registry or Land and Resources Authority or the People’s Committee of the commune.

5. Exemption or reduction of rent for land or water surface (hereinafter referred to as land rent)

a) An application for exemption or reduction of land rent consists of:

- A written request for exemption or reduction of land rent, specifying the land area, lease period, reasons for exemption or reduction of land rent, exemption or reduction period.

- A declaration of land rent.

- The project of investment approved by competent authorities (unless the land, on which tax is exempt or reduced, is not a project of investment).

- A decision on land lease made by a competent authority; a land lease contract (and a land allocation agreement between the agricultural company or cooperative and its members according to Point 3 section II and Point 3 section III part C of the Circular No. 120/2005/TT-BTC, amended in Point b Section VII and Point 3 Section VIII of the Circular No. 141/2007/TT-BTC dated November 30, 2007 of the Ministry of Finance).

- A investment license or Certificate of Business registration.

- A certificate of investment issued by a competent authority if the project of investment must be written on the certificate of investment, or the project is exempt from registration but the investor requests a certification of investment incentives.

b) If the taxpayer is eligible for exemption or reduction of land rent, the application consists of:

- A written request for exemption or reduction of land rent, specifying the land area, lease period, reasons for exemption or reduction of land rent, exemption or reduction period, the number and date of the decision on land rent exemption or reduction, reasons for changes in exemption or reduction (if any).

- A declaration of land rent.

c) Apart from the documents in Point a above, the following documents are also required in some cases:

c.1) If the project must be suspended from construction or operation, thus land rent is exempt during the suspension period:

- The taxpayer must send the following documents to the tax authority within 30 days from the day on which the certification of suspension from construction or operation is issued by the issuer of the investment license or business registration certificate:

+ A written request for land rent exemption or reduction, specifying the reasons for and period of suspension.

+ If the construction is suspended, it is required to have appendices to the construction contract or a suspension record between the investor and contractor.

- A certification of an investment authority of the necessity of the suspension, which slows down the progress of the project (if the capital is below 15 billion VND).

c.2) If land rent is exempt over the construction period, documents shall be submitted 2 times:

c.2.1) During the construction: the tenant must submit the documents used for provisional determination of exemption period, including:

- A license for construction issued by a competent authority, unless the project is situated in a new urban area, industrial park, or industrial complex where license for construction is exempt.

- A construction contract; If the construction is executed by the tenant without a construction contract, it must be mentioned in the request for land rent exemption.

- A land transfer record.

c.2.2) After the work is completed and put into operation, the tenant must present all the documents to the tax authority as the basis for issuing the decision on land rent exemption, including:

+ A record on terminal assessment and transfer of completed works between the investor and the contractor, or the documents proving the tenant executes the fundamental construction themselves.

c.3) If land rent is exempt or reduced because of investment incentives, or a new business establishment is moved according to planning or because of environmental pollution:

- Notarized or authenticated copies of documents about investment incentives such as certificate of investment incentives, investment license, certificate of investment issued by a competent authority.

- The decision made by a competent authority on moving the business establishment according to planning or because of environmental pollution.

- The decision on land lease, land lease contract, or land transfer record of the new business establishment.

c.4) If exemption or reduction is given to an office building project or leased land belonging to an office building project of a diplomatic mission, consular office, or representative office of a international organization in Vietnam according to an international agreement to which Vietnam is a signatory or according to principle of reciprocity, the tenant must present the agreement between the Vietnamese government and the international organization on land rent exemption or reduction, or a certification issued by the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam or a local foreign affairs agency authorized by the Ministry of Foreign Affairs.

c.5) If the land rent exemption or reduction is decided by the Prime Minister at the request of a Minister, a head of a ministerial agency, Governmental agency, or a Presidents of the People’s Committee of a province, the application must be enclosed with a notarized or authenticated copy of the Prime Minister’s decision.

6. Deadline for processing application for tax exemption or reduction

Within 30 days from the receipt of sufficient documents, the tax authority shall check the application in accordance with Article 60 of this Circular and issue a decision on tax exemption or reduction (form 03/MGTH), or notify the taxpayer of the reasons for refusal of tax exemption or reduction (form 04/MGTH enclosed herewith).

If the taxpayer fails to provide explanation, additional information or documents at the request of the tax authority, or fails to prove the accuracy of the declared tax, the tax authority shall carry out an on-site inspection. The decision on tax exemption or reduction shall be issued within 60 days from the day on which sufficient documents are received.

7. Entitlement to decide tax exemption and reduction

a) Land levy and land rent:

- Directors of Departments of Taxation shall decide the exemption and reduction of land rent and land levy incurred by business organizations, foreign entities, and Vietnamese people that reside overseas.

- Directors of Sub-departments of Taxation shall decide the exemption and reduction of land rent and land levy incurred by households and individuals.

b) The exemption and reduction of other taxes decided by tax authorities: the Director of the tax authority to which the application for tax exemption or reduction is submitted shall decide the tax exemption or reduction.

Article 47. Tax incentives according to international agreements

1. The organizations and individuals eligible for tax incentives according to the international agreements that are not Double taxation agreements (hereinafter referred to as international agreements) shall follow the instructions in Clause 2 or Clause 3 of this Article.

2. In case a foreign entity declares and pays tax directly at the tax authority:

a) Procedure applied to the foreign entity:

Within 03 working days from the day on which the contract is signed with the Vietnamese party, the foreign entity shall send a dossier to the tax authority where tax registration is applied for, which consists of:

- A photocopy of the international agreement.

- A notice of tax exemption or reduction (form 01/MTPDTA enclosed herewith) certified by the agency that proposed the international agreement, except for the international agreements proposed by the Ministry of Finance).

- A photocopy of the contract with the Vietnamese party, certified by the foreign entity or an authorized representative.

- A brief translation of the contract certified by the foreign entity or an authorized representative (if the contract is in a foreign language).

The translation must contain: names of the contract and articles, contractual tasks and tax liability.

- The letter of attorney if the foreign entity authorizes a Vietnamese entity to follow the procedure. The letter of attorney must be signed by representatives of both parties.

If the foreign entity is not able to provide the contract with the Vietnamese party, it may submit equivalent documents and provide explanation in the notice of tax exemption or reduction.

Example 48: A foreign entity invests in securities in Vietnam (without contracts). when registering the securities transaction code with the securities companies or depository banks in Vietnam (Vietnamese parties), the foreign entity sends a dossier to the tax authority where tax is registered. In this case, the foreign entity only needs to send one dossier to a Vietnamese party, which applies to all securities transfers related to the aforesaid tax authority. The dossier consists of a notice of tax exemption or reduction and the letter of attorney (if authorizing).

In case the foreign entity is not able to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in the notice (form 01/MTPDTA).

When declaring tax after sending the notice of tax exemption or reduction to the tax authority (see Article 12, Article 16 or Article 20 of this Circular), the foreign entity is not required to pay any tax on the payments made by Vietnamese parties if no information or request is sent from the tax authority.

b) Tax authority:

After receiving the notice of tax exemption or reduction from the foreign entity, the tax authority shall check it and compare with the international agreement to ensure its accuracy and truthfulness.

If necessary, the tax authority shall request the foreign entity to explain relevant issues regarding the notice.

3. In case a foreign entity does not declare and pay tax directly to the tax authority:

a) Procedure applied to the foreign entity:

When signing the contract with the Vietnamese party, the foreign entity shall send the Vietnamese party a dossier, which consists of:

- A photocopy of the international agreement.

- A notice of tax exemption or reduction (form 01/MTPDTA enclosed herewith) certified by the agency that proposed the international agreement, except for the international agreements proposed by the Ministry of Finance).

- A photocopy of the contract with the Vietnamese party, certified by the foreign entity or an authorized representative.

- A brief translation of the contract certified by the foreign entity or an authorized representative (if the contract is in a foreign language).

The translation must contain: names of the contract and articles, contractual tasks and tax liability.

- The letter of attorney if the foreign entity authorizes a Vietnamese entity to follow the procedure. The letter of attorney must be signed by representatives of both parties.

- If the foreign entity is not able to provide the contract with the Vietnamese party, it may submit equivalent documents and provide explanation in the notice of tax exemption or reduction.

Example 49: A foreign entity invests in securities in Vietnam (without contracts). When registering the securities transaction code with the securities companies or depository banks in Vietnam (Vietnamese parties), the foreign entity sends a notice of tax exemption or reduction to the Vietnamese party. The Vietnamese party then submits it to the tax authority where tax is registered. In this case, the foreign entity only needs to request one notice of tax exemption or reduction to a Vietnamese party, which applies to all securities transfers related to the aforesaid tax authority. The dossier consists of a notice of tax exemption or reduction and the letter of attorney (if authorizing).

In case the foreign entity is not able to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in the notice (form 01/MTPDTA).

b) Procedure applied to Vietnamese parties:

Within 03 working days from the receipt of the dossier from the foreign entity, the Vietnamese party must send it to the tax authority where the Vietnamese party applies for tax registration.

When declaring tax after sending the notice of tax exemption or reduction to the tax authority (see Article 12, Article 16 or Article 20 of this Circular), the Vietnamese party is not obliged to deduct  any tax from the payments to the foreign entity if no information or request is sent from the tax authority.

c) Tax authority:

After receiving the notice of tax exemption or reduction from the foreign entity, the tax authority shall check it and compare with the international agreement to ensure its accuracy and truthfulness.

If necessary, the tax authority shall request the Vietnamese party and/or foreign entity to explain relevant issues regarding the notice of tax exemption or reduction.

Article 48. Cancellation of tax debts, fines, interest on late payment of tax and fines (hereinafter referred to as tax)

1. Outstanding tax shall be cancelled when:

a) The remaining money or assets of the company that is declared bankrupt are not sufficient to pay tax after making the payments prescribed by the laws on bankruptcy.

b) The assets of the individual that is declared dead, missing, or incapable of civil acts are not sufficient to pay tax.

c) The outstanding tax does not fall into the cases in Point a and Point b Clause 1 of this Article, and the following requirements are met:

c.1) It has been more than 10 years from the deadline for paying tax;

c.2) Tax is not paid in full though the tax authority has taken every measures possible to enforce tax payment;

2. When a tax debt or fine is cancelled, the interest on late payment of such amount is also cancelled.

3. Cancellable amounts

Cancellable amounts include tax and other government revenues collected by tax authorities, except for land levy and land rent.

Outstanding land levy and land rent shall be cancelled in accordance with the Law on land and its guiding documents.

4. Documentation for cancellation of outstanding tax:

a) A written request for cancellation of tax debt made by the supervisory tax authority (form 01/XOANO enclosed herewith). If the tax authority requests cancellation of tax incurred by multiple taxpayers, a list of taxpayers must be enclosed.

The list must specify the names, tax codes, addresses of taxpayers, the basis for tax cancellation, the cancelled taxes, cancelled amount, and deadlines for paying tax.

b) Documents in the application for tax debt cancellation:

b.1) Where a company is declared bankrupt according to Point a Clause 1 of this Article:

- A decision on asset liquidation enclosed with an asset division scheme (notarized or authenticated copy);

- A decision to declare bankruptcy issued by the court (notarized or authenticated copy).

b.2) Where a individual is declared dead, missing, or incapable of civil acts according to Point b Clause 1 of this Article:

- If the individual is declared dead:

+ A death certificate, death notification, or a court’ decision to declare a person is dead, or a substitute for the death notification according to the laws on family registration (notarized or authenticated copy);

+ A written certification made by the People’s Committee of commune that the dead person does not have assets.

The tax authority shall request the dead person’s relatives to provide the aforesaid documents. Otherwise, the tax authority shall request the dead person’s relatives to send a written request the President of the People’s Committee of the commune where the dead person’s last residence is situated for confirmation that the person is dead and has no assets. If the dead person’s relative does not make a written request, the tax authority shall make it.

- If the individual is declared missing:

+ A court’s decision to declare a person is missing (notarized or authenticated copy);

+ A written certification made by the People’s Committee of the commune that the dead person does not have assets.

The tax authority shall request the dead person’s relatives to provide the aforesaid documents.

- If the individual is declared incapable of civil acts:

+ A court’s decision to declare a person is incapable of civil acts (notarized or authenticated copy);

+ A guardian’s certification and a certification of the People’s Committee of the commune that the person has no assets.

The tax authority shall request the person s guardian to provide the aforesaid documents.

b.3) Tax has been owed for more than 10 years, and the tax authority has taken every measure possible to enforce the payment according to Point c Clause 1 of this Article:

- If tax is incurred before July 01, 2007:

Documents (stamped photocopies) of the tax authority about the implementation of decisions on penalty imposition according to the Government s Decree No. 100/2004/ND-CP dated February 25, 2004 on administrative penalties for tax offences, or implementation of all measures for enforcement of tax decisions according to the Law on Tax administration and the Law on amendments to the Law on Tax administration.

- If tax is incurred from July 01, 2007 onwards:

Documents (stamped photocopies) of the tax authority about the implementation of all measures for enforcement of tax decisions according to the Law on Tax administration and the Law on amendments to the Law on Tax administration.

5. Procedure and entitlement to cancel tax debt:

a) If the taxpayer is eligible for tax debt cancellation according to Point a, Point b or Point c Clause 1 of this Article, the supervisory tax authority shall make an application for tax debt cancellation, specifying the cancellation basis, and send it to the superior agency in the following order:

a.1) The documents made by a Sub-department of taxation shall be sent to a Department of Taxation:

If the taxpayer is not eligible for tax debt cancellation, the Department of Taxation shall notify the Sub-department of taxation using form 07/XOANO enclosed herewith;

If the taxpayer is eligible for tax debt cancellation but the documents are not sufficient, the Department of Taxation shall request the Sub-department of taxation to provide additional documents using form 02/XOANO enclosed herewith;

If the taxpayer is eligible for tax cancellation and documents are sufficient, the Department of Taxation shall send a written request for consideration enclosed with the documents to the People’s Committee of the province.

a.2) If documents are made by a Department of Taxation:

If the taxpayer is eligible for tax cancellation and documents are sufficient, the Department of Taxation shall send a written request for consideration enclosed with the documents to the People’s Committee of the province.

b) If the taxpayer is a company eligible for tax debt cancellation according to Point c Clause 1 of this Article, the supervisory tax authority shall make an application for tax debt cancellation, specifying the cancellation basis, and send it to the superior agency in the following order:

b.1) If the debt being cancelled (exclusive of late payment interest) is below 05 billion VND:

- The Sub-department of taxation shall make and send documents to the Department of Taxation for examination according to Point a.1 of this Clause. After consideration, if the taxpayer is eligible for tax cancellation, the Department of Taxation shall send the documents to the Department of Taxation.

- The Department of Taxation shall make documents about the taxpayer and send them to the General Department of Taxation for consideration.

- The General Department of Taxation shall examine the documents:

If the taxpayer is not eligible for tax debt cancellation, the General Department of Taxation shall notify the Department of taxation using form 07/XOANO enclosed herewith;

If the taxpayer is eligible for tax debt cancellation but the documents are not sufficient, the General Department of Taxation shall request the Department of taxation to provide additional documents using form 02/XOANO enclosed herewith;

If the taxpayer is eligible for tax debt cancellation and the documents are sufficient, the General Department of Taxation shall issue a decision on tax debt cancellation using form 04/XOANO enclosed herewith.

b.2) If the debt being cancelled (exclusive of late payment interest) is from 05 billion VND to below 10 billion VND:

- The Sub-department of taxation and the Department of Taxation shall make and send documents in accordance with Point b.1 Clause 5 of this Article;

- The General Department of Taxation shall examine the documents:

If the taxpayer is not eligible for tax debt cancellation or additional documents must be provided, the General Department of Taxation shall notify the Department in accordance with Point b.1 Clause 5 of this Article;

If the taxpayer is eligible for tax debt cancellation and the documents are sufficient, the General Department of Taxation shall draft a decision on tax debt cancellation (form 05/XOANO) and send it to the Ministry of Finance for consideration.

b.3) If the debt being cancelled (exclusive of late payment interest) is 10 billion VND and over:

- The Sub-department of taxation, the Department of Taxation, and the General Department of Taxation shall make and process documents in accordance with Point b.1 Clause 5 of this Article;

- If the taxpayer is eligible for tax debt cancellation and the documents are sufficient, the General Department of Taxation shall draft a decision on tax debt cancellation (form 06/XOANO) and send it to the Ministry of Finance and the Prime Minister for consideration.

c) If the documents are not sufficient, within 05 working days from the receipt of such documents, the recipient must send a request (form 02/XOANO enclosed herewith) to the sender for additional documents.

d) If the taxpayer is not eligible for tax debt cancellation, within 10 working days from the receipt of such documents, the recipient must notify the sender using form 07/XOANO enclosed herewith.

dd) Within 60 working days from the receipt of sufficient documents, a competent persons shall issue a decision on tax debt cancellation using form 03/XOANO, 04/XOANO, 05/XOANO, or 06/XOANO on a case-by-case basis.

The decision on tax debt cancellation must contain its date of issue; name, address, tax code of the taxpayer; the kind and amount of tax, late payment interest, and cancelled interest; signature and seal of the issuer.

e) The decision on tax debt cancellation shall be posted on the website of the tax authority within 03 working days from its date of issue.

- The entitlements to cancel tax debt decided by the People’s Committee of the province shall be posted on the website of the Department of Taxation.

- The entitlements to cancel tax debt decided by the General Department of Taxation, the Ministry of Finance, and the Prime Minister shall be posted on the websites of the General Department of Taxation and Departments of Taxation.

6. The total amount of tax debt cancelled shall be reported to the Ministry of Finance annually.

a) Annually, Departments of Taxation shall report the total amount of cancelled tax debt in the province to the People’s Committee of the province and the General Department of Taxation.

b) The General Department of Taxation shall aggregate the total amount of cancelled tax debt annually in the cases in Point b Clause 5 of this Article.

c) Annually, the General Department of Taxation shall report the total amount of cancelled tax debt in the year to the Minister of Finance when the government submits the terminal statement of government budget to the National Assembly.

Chapter VII

REFUNDING AND OFFSETTING TAX

Article 49.Form 01/DNHT enclosed herewith shall be used to claim refund of VAT when input tax is not completely deducted, or no output VAT is incurred during the investment period, or when VAT on purchased goods and services serving the project is offset against VAT on the business.

Article 50. Refund of VAT on ODA projects

1. For project owner and primary contractor

a) Submission of application for VAT refund:

The owner of the ODA project eligible for VAT refund shall submit an application for VAT refund to the Department of Taxation of the province where the project is executed whenever refundable input VAT is incurred during the project execution. If the ODA project is related to multiple provinces, the application shall be submitted to the Department of Taxation of the province where the project owner’s head office is situated.

The foreign contractors eligible for VAT refund shall submit the application for VAT refund to the tax authority where the tax declaration is submitted.

b) An application for VAT refund consists of:

- A claim for refund (form 01/DNHT enclosed herewith);

- A list of invoices and receipts for purchases goods and services (form 01-1/DNHT enclosed herewith);

- A decision of a competent authority to approve the project funded by non-refundable ODA or loaned ODA allocated by the state (photocopy bearing the seal and signature of a competent person). This decision shall only be presented when refund is claimed for the first time.

- A photocopy (certified by the taxpayer) of the certification made by the governing body of the ODA project that ODA is non-refundable or allocated by the State and no counterpart fund is provided to pay VAT. The taxpayer must submit this document together with the first application for tax refund of the project.

if the application is made by the primary contractor, apart from the documents mentioned in this Point, it is also required to have a project owner’s certification that no counterpart fund is provided by the state to pay the contractor at VAT-inclusive prices, and the winning prices are exclusive of VAT.

2. Representative office of sponsor for ODA project

a) Submission of application for VAT refund:

The representative office shall submit the application for VAT refund to the local Department of Taxation whenever refundable input VAT is incurred during the execution of the project.

b) An application for VAT refund consists of:

- A claim for refund (form 01/DNHT enclosed herewith);

- A list of invoices and receipts for purchases goods and services (form 01-1/DNHT enclosed herewith);

- The written agreement between a Vietnamese competent authority and the sponsor on the establishment of the representative office (a photocopy certified by the representative office).

- The decision of the competent authority on the establishment of the representative office (a photocopy certified by the representative office).

Article 51. Refund of tax incurred by foreign entities, organizations inVietnam that use money from humanitarian aid and/or non-refundable aid to buy charitable goods that subject to VAT in Vietnam

1. Submission of application for VAT refund:

The aforesaid entities shall submit the application for VAT refund whenever refundable input VAT is incurred.

2. An application for VAT refund consists of:

- A claim for refund (form 01/DNHT enclosed herewith);

- A list of invoices and receipts for purchases goods and services (form 01-1/DNHT enclosed herewith);

- The written approval for the aid made by a competent authority (a photocopy certified by the taxpayer);

- The certification made by the Ministry of Finance (if the aid is transferred to the central budget) or Service of Finance (if the aid is transferred to the provincial budget) of the aid provided by the foreign non-governmental organization, specifying the name of the aid provider, the recipient, the manager, and the aid value.

Article 52. Refund of VAT for beneficiaries of diplomatic immunity

1. Submission and processing of application for VAT refund

Within ten first days of the first month of the quarter, the diplomatic missions eligible for VAT refund shall make an application for the refund of tax in the previous quarter and send it to Directorate of State Protocol for verification.

Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, Directorate of State Protocol shall verify the eligibility for VAT refund, the names and quantity of goods/services eligible for VAT refund. After Directorate of State Protocol verifies the application for VAT refund, it shall be sent to the Department of Taxation.

If the diplomatic mission is not eligible for VAT refund or the application for VAT refund is not satisfactory, Directorate of State Protocol shall return the application within 05 days from its receipt.

2. An application for VAT refund consists of:

- A request for refund (form 01/DNHT enclosed herewith) certified by Directorate of State Protocol.

- A list of VAT on purchased goods and services serving the operation of the diplomatic mission (form 01-2/DNHT enclosed herewith) and a list of VAT on purchased goods and services serving the foreign service officer (form 01-3/DNHT enclosed herewith).

- The original and 02 photocopies of the VAT invoice bearing the seal of the diplomatic mission. The tax authority shall return the original invoices to the diplomatic mission after VAT is refunded.

Article 53. Refund of personal income tax (PIT)

Only the individuals that have tax codes shall receive PIT refund.

When an individual authorizes the income payer to make the terminal declaration, tax shall be refunded via the income payer.

If the individual submits the terminal declaration himself, overpaid tax shall be refunded or offset against the tax payable in the next period.

1. When an individual authorizes the income payer to make the terminal declaration, tax shall be refunded via the income payer.

After offsetting overpaid tax against tax arrears and tax is still overpaid, the income owner shall submit an application for tax refund to the local tax authority. An application for tax refund consists of:

- A request for refund (form 01/DNHT enclosed herewith);

- Photocopies of tax receipts bearing the signature of the legal representative of the income earner.

2. If tax is overpaid by the individual that earns income from business or wages and directly submits the terminal declaration, the individual shall write the amount of tax refund in box 45 “Amount of tax refund” or box 47 “Tax offset against next period” in the terminal declaration (form 09/KK-TNCN).

3. If tax is overpaid by the individual that earns income from securities transfer, the individual shall write the amount of tax refund in box 31 “Amount of tax refund” or box 33 “Tax offset against next period” in the terminal declaration form 13/KK-TNCN.

Article 54. Tax refund according to Double taxation agreements

1. Submission of application for tax refund:

The application for tax refund according to a Double taxation agreement shall be submitted to the Department of Taxation of the province where the head office of the organization or the permanent residence of the individual is situated, or the Department of Taxation where tax was overpaid.

2. An application for tax refund consists of:

- A written request for tax refund according to a Double taxation agreement (form 02/DNHT enclosed herewith).

- The original copy (or certified true copy) of the consularly legalized Certificate of residence issued by a tax authority of the home country, specifying the tax year.

- Photocopies of business contracts, service contract, agent contract, entrustment contract, technology transfer contract, or documents proving the shipping business (if the taxpayer is an international transport company), or labor contract with the Vietnamese entity, certificate of deposit in Vietnam, certificate of capital contribution to a company in Vietnam (depending on the income earned) that are certified by the taxpayer.

- Tax receipts certified by a State Treasury, commercial bank, credit institution, or tax authority, or photocopies of tax receipts certified by the taxpayer.

- Certification of the operation period and performance according to the contract by the Vietnamese party.

- A letter of attorney if the taxpayer authorizes a legal representative to follow the procedure. If the taxpayer authorizes a legal representative to claim tax refund that is transferred to the account of another entity, consular legalization (if the authorization is made overseas) or notarization (if the authorization is made in Vietnam) is required.

If the taxpayer fails to provide sufficient information or documents, explanation must be provided in the aforesaid request for refund (form 02/DNHT).

Article 55. Refund of overpaid tax and fees upon merger, amalgamation, division, bankruptcy, ownership transfer, or shutdown

An application for refund consists of:

- A request for refund (form 01/DNHT enclosed herewith);

- A decision of a competent authority on the merger, amalgamation, division, bankruptcy, ownership transfer, or shutdown;

- A declaration or terminal declaration of tax upon merger, amalgamation, division, bankruptcy, ownership transfer, or shutdown.

Article 56. Refund of VAT on specialized machinery, equipment, and vehicles in a technological line, building materials that cannot be manufactured inVietnam and must be imported to form fixed assets

1. Article 1 of the Circular No. 92/2010/TT-BTC dated June 17, 2010 of the Ministry of Finance providing guidance on deferral and refund of tax on specialized machinery, equipment, and vehicles in a technological line, building materials that cannot be manufactured in Vietnam and must be imported to form fixed assets shall be applied.

- If the company derived from a project of investment is not inaugurated and tax refund is claimed before VAT on imported goods is paid, an application for refund of tax on the imported goods that cannot be manufactured in Vietnam shall be made and mentioned in the declaration of VAT on project of investment.

- If an operating business establishment that pays VAT using credit-invoice method is making investment in a manufacturing line:

+ if the project of investment is located in the same province as the head office, the business establishment must declare the VAT on imported goods and VAT on the current business. If VAT on imported goods is not cleared after offsetting, tax shall be refunded.

+ If the project of investment is located in another province than the head office and tax refund is claimed before VAT on imported goods is paid, an application for refund of tax on the imported goods that cannot be manufactured in Vietnam shall be made and mentioned in the declaration of VAT on project of investment.

2. An application for tax refund consists of:

- A request for refund (form 01/DNHT enclosed herewith) specifying the VAT on specialized machinery, equipment, and vehicles in a technological line, building materials that cannot be manufactured in Vietnam and must be imported to form fixed assets.

- A manifest of imported goods (form 01-4/DNHT enclosed herewith).

3. Deciding tax refund

- Within 02 working days from the receipt of the application, the tax authority shall request the taxpayer to complete the application if it is not satisfactory.

- If the documents are sufficient, accurate and conformable, the tax authority shall examine the application in accordance with the procedure for VAT refund.

Within 06 working days from the day on which the sufficient documents are submitted, the tax authority shall notify the taxpayer that the application is approved (including inspections before refund), and request the taxpayer to submit the receipt for VAT on imported goods before issuing a decision to refund tax.

- Within 03 working days from the day on which the VAT receipt is received, the tax authority shall compare it with the figures in the application for tax refund and issue a decision to refund tax. If the amount of paid VAT on the receipt is smaller than the claimed refund, the refundable amount is the amount on the receipt; if the amount of paid VAT on the receipt is greater than the claimed refund, the refundable amount is the claimed refund.

4. The taxpayer must write the input VAT on imported goods in the declaration of VAT on project of investment. If the taxpayer has received a refund of such input VAT before submitting the tax declaration, the declaration shall be made as usual but the taxpayer must not request a refund of the VAT on imported goods that was refunded.

Article 57. Refund of other taxes and fees

A request for refund (form 01/DNHT enclosed herewith) enclosed with other documents.

Article 58. Processing application for tax refund

1. Places to submit applications for tax refund:

a) The application for tax refund of a organization or individual that is a taxpayer and has a tax code shall be submitted to their supervisory tax authority.

The application for tax refund of a organization or individual that is not a taxpayer shall be submitted to the Department of Taxation of the province where the head office of the organization or the permanent residence of the individual is situated.

a) The applications for tax refund of income payers or individuals that submit the terminal declarations directly code shall be submitted to place where the terminal declarations are submitted.

b) If the application for tax refund is submitted directly to the tax authority, the recipient shall add a seal on the application, record the date of receipt and the enclosed documents.

c) If the application for tax refund is sent by post, the recipient shall add date stamp on the application.

d) If the application for tax refund is submitted electronically, it shall be received, checked, and accepted via a electronic data processing system.

dd) Within 03 working days from the receipt of the application, the tax authority shall request the taxpayer to complete the application if it is not satisfactory.

2. Cases of inspection before tax refund

- Refund is demanded according to a international agreement to which Vietnam is a signatory.

- The taxpayer claims the refund of tax for the first time (except for personal income tax). If the taxpayer submits the application for tax refund for the first time and is eligible for tax refund, inspection shall be carried out before tax refund. If the taxpayer submits the application for tax refund for the first time but is not eligible for tax refund, the next application for tax refund is still considered the first application.

- The taxpayer claims a tax refund within 02 years from the imposition of penalty for tax offences.

When the taxpayer makes multiple claims for tax refund over the aforesaid 02-year period: if the tax authority does not found understatement of tax payable or overstatement of refundable tax according to Clause 33 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, or any of the tax offences mentioned in Article 108 of the Law on Tax administration and Clause 34 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, the taxpayer is exempt from inspection before tax refund from the second claim. When making the subsequent claims, if the taxpayer is found making incorrect declaration or committing one of the tax offences in Clause 33 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, Article 108 of the Law on Tax administration, and Clause 34 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, inspection shall be carried out before refund over the 02-year period.

- The payment for goods and services mentioned in the application for tax refund is not made via a bank, including the goods traded domestically, imported goods, and exported goods. This regulation is not applied to applications for VAT refund. In particular: If payment for the goods and services in the application is not made via a bank, the tax authority shall not carry out an inspection at the taxpayer’s premises before refund, and shall not refund the VAT on such goods and services.

- The company is merged, amalgamated, split, divided, dissolved, bankrupt, converted, or shut down; the state-owned company is allocated, sold, or leased.

- The taxpayer fails to provide explanation or complete the application for tax refund, or fails to prove the accuracy of the tax declared. This regulation is not applicable to the goods and services eligible for tax refund.

3. Responsibility to process application for tax refund

a) If an inspection must be carried out before refund (except for the case in Point c of this Clause), within 06 working days from the receipt of the sufficient application for tax refund, the head of the tax authority must send a notice of inspection before refund (form 01/HT-TB enclosed herewith), or a decision to refund tax (form 01/QDHT), or a decision to refund and offset tax (form 02/QDHT enclosed herewith), and/or a notice of ineligibility for tax refund (form 02/HT-TB enclosed herewith) to the taxpayer.

In this case, if the taxpayer is eligible for tax refund before inspection, the period from the day on which the tax authority makes the request for explanation to the day on which the tax authority receives the explanation is not included in the time limit for processing the application.

b) If the taxpayer is not eligible for tax refund before inspection (except for the case in Point c of this Clause), within 30 days from the receipt of the sufficient application for tax refund, the head of the tax authority must send a decision to refund tax (form 01/QDHT), or a decision to refund and offset tax (form 02/QDHT) and/or a notice of ineligibility for tax refund (form 02/HT-TB enclosed herewith) to the taxpayer

If the inspection is delayed on account of the taxpayer, the delay is not included in the time limit for processing the application.

c) If the application for tax refund according to Clause 13 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH12 on amendments to the Law on Tax administration is certified by a competent authority (such as: a certification of overpaid VAT during importation by a customs authority, or a tax inspection record certifying the overpaid tax): within 05 working days from the receipt of the sufficient application for tax refund, the head of the tax authority shall send a decision to refund tax (form 01/QDHT) or a decision on tax refund and offsetting (form 02/QDHT) to taxpayers without considering the necessity of inspection before tax refund.

d) If the tax authority finds that the refundable tax is different from the claimed refund:

- If the claimed refund is greater than the refundable tax, the taxpayer shall receive an amount equal to the refundable tax.

- If the claimed refund is smaller than the refundable tax, the taxpayer shall receive an amount equal to the claimed refund.

While the application for tax refund is being processed, the taxpayer shall receive the refundable amount before the tax authority finishes processing the application. The tax authority shall request the taxpayer to provide explanation and additional documents about the claimed refund that need verifying.

dd) Entitlement to refund tax

According to refundable tax, outstanding tax, the head of the tax authority shall:

- Issue a decision to refund tax (form 01/QDHT enclosed herewith) if the taxpayer does not owe any tax, late payment interest, or fines; or

- Issue a decision to refund and offset tax (form 02/QDHT enclosed herewith) if the taxpayer owes outstanding tax, late payment interest, or fines.

The Department of Taxation shall decide the refunds of taxes incurred by the taxpayers under the management of Sub-departments of taxation.

The decision to refund tax must specify the name of the taxpayer, the refundable tax, and the place to receive the refund.

e) If the application for tax refund is processed behind schedule on account of the tax authority, the taxpayer shall also receive an interest on the refundable amount on top of the refundable amount. The interest on late refund is the fundamental interest announced by the State bank when the decision on tax refund is issued. The number of days to calculate interest is from the day succeeding the deadline for processing the application for tax refund to the day on which the decision to refund tax or the decision to refund and offset tax is issued, including days off (Saturdays, Sundays, holidays).

The interest shall be written in the decision to refund tax. The taxpayer shall receive the refund and the interest.

The interest shall be provided by the Tax Refunding Fund according to regulations of the Ministry of Finance.

4. Inspection after tax refund

a) In the following cases, the inspection must be carried out within 01 year from the day on which the decision to refund tax is issued:

- The company declares a lost in 02 consecutive years preceding the year in which the decision to refund tax is issued, or suffers from a loss that exceeds the owner’s equity in the year preceding the year in which the decision to refund tax is issued. The loss is determined according to the terminal declaration of corporate income tax or the inspection record made by a competent authority (if any).

- If tax on real estate trading, sale, and service provision is refunded but the company fails to separate the refundable tax on real estate trading, sale, and service provision, and the ratio of revenue from real estate trading, sale, and service provision to the total revenue is 50% or more when the refund is claimed, an inspection shall be carried out after refund (within 01 year from the day on which the decision to refund tax is issued). - The company changes its location twice over 12 months before the issuance of the decision to refund tax.

- The company’s taxable income and refundable tax fluctuate sharply over 12 months before the issuance of the decision to refund tax.

b) In other cases than those in Point a of this Clause, inspection shall be carried out after tax refund in accordance with risk management principles within 10 years from the day on which the decision to refund tax is issued.

Article 59. Refunding tax, offsetting refundable tax against other payables to government budget

1. VAT refund:

a) The Department of Taxation shall make an Order to refund according to the decision to refund and offset tax (01/QDHT), or an Order to refund and offset according to the decision to refund and offset tax (form 02/QDHT), then send it to the State Treasury of the same province.

b) The State Treasury of the same province shall offset payables to government budget or request the State Treasury to which the taxpayer owes a debt to collect the payables by offsetting, make refunds by wire transfer or in cash, then request the superior State Treasury to draw money from VAT Refunding Fund.

When refunding VAT in the case mentioned in Point a Clause 1 Article 33 of this Circular, instructions in Point b and Point d Clause 2 of this Article shall be followed.

2. Refund of other taxes:

a) The Department of Taxation shall make an Order to refund according to the decision to refund tax (01/QDHT), or an Order to refund and offset according to the decision to refund and offset tax (form 02/QDHT), then send it to the State Treasury of the same province. The State Treasury of the same province shall offset the payables to government budget, then refund the taxpayer in cash or by wire transfer.

b) When refunding taxes (except for personal income tax), if the taxpayer applies for tax registration in one locality but pay tax in the others, the tax authority where tax declarations are submitted shall make and send the Order to refund to the State Treasury in the same locality. The tax authority must determine and distribute the refundable amount among the localities to which government revenues are distributed. Each and every of them must be enumerated in the Order. The State Treasury in the same province shall transfer the refunded amount to the taxpayer in full, record the refund, transfer debit notes to the State Treasuries where revenues are collected and credit notes to the State Treasuries to which the revenues are distributed.

c) If the taxpayer pays tax in multiple localities but submits the terminal declaration and claims refund at a tax authority, such tax authority shall make and send an Order to refund or Order to refund and offset to the State Treasury of the same locality. The State Treasury shall refund personal income tax and records the refunds of personal income tax where the taxpayer submits the terminal declaration and claims tax refund.

d) Two cases of recording tax refunds:

- If the refunds are completely made before the deadline for adjusting government revenue settlement in the year, the State Treasury shall record a decrease in government revenues.

If personal income tax is refunded in the form of a decrease in government revenue, but the total amount of personal income tax collected locally at the time is not sufficient to make the refunds, the State Treasury shall withdraw from the budget to make the refunds.

- If the revenues are refunded after the deadline for adjusting government revenue settlement, the State Treasury shall record the expenditures in the year in proportion to the distribution of revenues.

3. Documents circulation

According to the method of payment (cash or wire transfer), the tax authority shall send the Orders to refund or Orders to refund and offset to relevant entities. In particular:

- The taxpayer that receives the refund shall be given 01 stub;

- The tax authority that issues the decision on refund shall receive 01 stub after certifying the refund;

- The State Treasury shall keep 01 stub as evidence;

- The bank shall receive 01 stub if the refund is transfer to the bank account.

4. According to the decision to refund tax or decision to refund and offset tax, the tax authority shall record the refunded and offset amounts to monitor the fulfillment of tax liability of the taxpayer.

Chapter VIII

TAX EXAMINATION, TAX INSPECTION AND RISK MANAGEMENT

Section 1. TAX EXAMINATION

Article 60. Examination of tax declarations at tax authorities

1. Examination sufficiency of tax declarations

If a tax declaration is found insufficient, the tax authority shall request the taxpayer to complete the declaration within 03 working days from the date of receipt.

2. Examination to determine the information that needs supplementing

a) During the examination, if the information or figures provided are inaccurate, or information about the tax payable, reduced, exempt, refunded tax needs verifying, the tax authority shall request the taxpayer in writing (form 01/KTTT enclosed herewith) to provide additional information/documents.

Explanation or additional information/documents must be provided within 10 working days from the day on which the taxpayer receives the request from the tax authority. The taxpayer may give explanation in writing or directly at the tax authority.

If the taxpayer gives explanation directly at the tax authority, a record must be made (form 02/KTTT enclosed herewith).

b) If the taxpayer has provided satisfactory explanation or additional information/documents at the request of the tax authority, and proves the truthfulness of the declared tax, the explaining documents, additional information/documents shall be kept together with the tax declaration.

c) If the taxpayer has provided satisfactory explanation or additional information/documents but is not able to prove the truthfulness of the declared tax, the tax authority shall request the taxpayer to adjust the declaration. The declaration must be adjusted within 10 working days from the day on which the tax authority makes the requests for adjustment.

d) By the deadline imposed by the taxpayer, if the taxpayer fails to provide explanation, additional information/documents, adjust the declaration, or does so without being able to prove the truthfulness of the declared tax, the tax authority shall impose tax and notify the taxpayer using form 01/ADTH enclosed herewith, or makes a decision on tax examination at the taxpayer’s premises if the basis for imposing tax is not ample.

Article 61. Tax examination at taxpayer’s premises

1. An examination shall be carried out at the taxpayer’s premises if the taxpayer fails to provide explanation or additional information/documents at the request of the tax authority, fails to satisfactorily, adjust the declaration, or does so without being able to prove the truthfulness of the declared tax, or the tax authority does not have ample basis to impose tax as mentioned in Article 60 of this Circular.

2. An examination shall be carried out if the taxpayer is suspected of committing tax offences.

The database mentioned in Article 70 of this Circular shall be used to determine the signs of tax offences such as false statement of tax payable, reduced, exempt, refunded tax, using illegal invoices, tax evasion, or tax fraud.

The tax authority shall issue a decision to carry out an inspection at the taxpayer’s premises if the taxpayer is suspected of committing tax offences.

3. Examination before tax refund and examination after tax refund:

The basis for examination before tax refund in Clause 2 Article 41 and the basis for examination after tax refund in Clause 4 Article 41 of the Decree No. 83/2013/ND-CP shall be applied to decide the inspection at the taxpayer’s premises.

4. Planned examination: Annually, tax authority shall formulate an examination plan according to the manpower for examination, the number of operative taxpayers, and the situation of the locality. The head of the superior tax authority shall provide instructions, examine, and adjust the examination plan.

5. Tax authority may apply any of the aforesaid methods to carry out examinations upon division, splitting, amalgamation, merger, dissolution, equitization, relocation of an entity, or to carry out unscheduled examinations and other examinations at the request of competent authorities.

6. Examination scope and frequency

In the cases mentioned in Clause 2 and Clause 4 of this Article, no more than one examination of the taxpayer’s adherence to tax laws shall be carried out in a year. Examination of separate operations shall be carried out in Clause 1 and Clause 3 of this Article.

7. Elimination of overlapping examinations:

- If the examination plan made by an inferior tax authority and an examination plan of Government Inspectorate, State Audit Agency, Inspectorate of the Ministry of Finance, or a superior tax authority are overlapping, the plan of the superior authority shall apply.

- If an examination plan is overlap with that of a provincial inspectorate, Service of Finance, or local inspectorate, the Director of the Department of Taxation shall cooperate with the chief inspector of the province or the Director of the Service of Finance in considering the case and requesting the Director of the General Department of Taxation to decide.

Article 62. Procedure for tax examinationat taxpayer’s premises

Issuance of decision on tax examination

a) The head of the tax authority issues a decision on tax examination in accordance with Article 61 of this Circular. Tax examination shall only be carried out at the taxpayer’s province after a decision on tax examination at the taxpayer’s premises is issued. The taxpayer is entitled to refuse the examination if no decision on tax examination is presented.

The decision on tax examination at the taxpayer’s premises shall be issued by the head of the tax authority (form 03/KTTT enclosed herewith).

The examination must not extend beyond 05 working days from the day on which the decision on inspection is announced. If more time is needed to verify information and collect evidence, the chief examiner must request the head of the tax authority to extend the deadline. The deadline shall only be extended once (form 18/KTTT enclosed herewith). The extended period must not exceed 05 working days.

b) The decision on tax examination must be sent to the taxpayer within 03 days from its date of issue.

c) In the case mentioned in Clause 2 Article 60 of this Circular, within 05 working days from the receipt of the decision on tax examination, or before the decision on tax examination, if the taxpayer is able to prove the truthfulness of the declared tax, or pays off the tax and fines, the head of the tax authority shall issue a decision to revoke the decision on tax examination using form 19/KTTT enclosed herewith.

d) If the decision on tax examination has been issued but the taxpayer has left the business premises, or the legal representative is absent for a long time because of force majeure circumstances, or a competent authority is conducting an investigation at the taxpayer’s premises, the head of the tax authority shall issue a decision to revoke the decision on tax examination using form 19/KTTT enclosed herewith.

2. The examination must be carried out within 10 working days from the day on which the decision on tax examination is issued. When initiating the examination, the chief examiner must announce the decision on tax examination make an announcement record (form 05/KTTT enclosed herewith), and explain the decision to the taxpayer.

3. When receiving the decision on examination, if the taxpayer wishes to delay the examination, a written request must be sent to the tax authority, specifying the reasons and the delay length. Within 05 working days from the receipt of the request for delay, the tax authority shall notify the taxpayer of their approval or refusal.

4. If the tax examination must be suspended because of force majeure circumstances, the chief examiner shall send a report to the head of the examination department, specifying the causes and the suspension period. The suspension period is not included in the examination period.

5. If the taxpayer fails to comply with the decision on tax examination within 03 working days, delays or avoids providing documents, invoices, receipts, and accounting documents related to tax liability within 06 working hours from the receipt of the request from a competent authority, the taxpayer shall incur administrative penalties as prescribed.

6. Tax examination record

The tax examination record (form 04/KTTT enclosed herewith) must be made and signed within 05 working days from the end of the examination.

The examination record must contain:

- The legal basis.

- The conclusion about the inspected operations, the offences, the penalties within and beyond the competence of the examiners.

The examination record must be announced to the examiners and the taxpayer. Every page of the examination record must bear the signatures and seals of the chief examiner and the taxpayer (or the legal representative of the taxpayer).

The difficulties with policies that need opinions from superior authorities shall be written in the province. When a written response is made by a superior authority, the examiner and the taxpayer shall make an appendix.

If the taxpayer refuses to sign the examination record, the chief examiner shall request the person that issues the decision on examination to issue a decision on penalty imposition within 05 working days from the announcement of the examination record, and request the taxpayer to sign the examination record. If the taxpayer still refuses to sign the examination record, within 30 working days from the announcement of the examination record, the head of the tax authority shall issue a decision to collect tax arrears, impose penalties for tax offences according to the examination record and the information collected during the examination.

7. Handling tax examination results

- Within 05 working days from the day on which the examination record is signed, the chief examiner must report the examination results to the issuer of the decision on examination. If the examination result leads to tax collection and imposition of penalties, within 07 working days from the day on which the record is signed (or 30 working days if the case is complicated), the head of the tax authority shall issue a decision on penalties for tax offences using form 20/KTTT enclosed herewith. If the examination result does not lead to tax collection or imposition of penalties, the head of the tax authority shall issue a conclusion about the examination.

- If tax evasion or tax noncompliance is suspected during the examination, within 07 working days from the end of the examination (or 30 working days if the case is complicated), the examiners shall request the tax authority to decide necessary actions or transfer the case to the investigation department.

Article 63. Rights and obligations of the taxpayer during examination

1. The taxpayer is entitled to:

a) Refuse the examination if no decision on tax examination is presented;

b) Refuse to provide information and documents that are not relevant to the examination;

c) Receive the examination record and demand explanation for its contents;

d) Conserve their opinions in the examination record;

dd) Lodge complaints, lawsuits, and claim damages in accordance with law;

e) Report violations of law during the examination.

2. The taxpayer is obliged to:

a) Comply with the decision on tax examination;

b) Provide accurate and sufficient information/documents (and soft copies if the taxpayer uses accounting software) related to the examination at the request of the examiner; take responsibility for the accuracy and truthfulness of the provided information/documents;

c) Sign the examination record within 05 working days from the end of the examination;

d) Comply with the decision to handle examination results.

Article 64. Tasks and entitlements of the head of the tax authority that issues the decision on tax examination and tax officials

1. Tasks and entitlements of the head of the tax authority that issues the decision on tax examination:

a) Direct the implementation of the decision on tax examination;

b) Impounding money, items, and licenses related to tax evasion or tax fraud according to Article 90 of the Law on Tax administration;

c) Delay or suspend the tax examination where necessary;

d) Decide collection of tax arrears and imposition of penalties for administrative violations, or request competent persons to do so;

d) Settle the complaints and denunciations related to the acts and decisions of tax officials.

2. Tasks and entitlements of tax officials during an examination:

a) Comply with the decision on tax examination;

b) Refuse to provide information and documents that are not relevant to the examination;

c) Make a record certifying the figures and an examination record; report the examination results to the issuer of the decision on tax examination and take responsibility for the accuracy and truthfulness of such reports and records;

d) Impose penalties for administrative violations, or request competent persons to do so.

Section 2. TAX INSPECTION

Article 65. Inspection at taxpayer’s premises

Cases of inspection at taxpayer’s premises:

- Inspections according to plan.

- Unscheduled inspections when taxpayers are suspected of committing tax offences; inspections to settle complaints and lawsuits; inspections upon division, splitting, merger, amalgamation, dissolution, bankruptcy, equitization; inspections at the request of heads of tax authorities or the Minister of Finance.

2. Annual inspection plan:

a) Annual inspection plans shall be according to the requirements for tax administration, instructions of the Ministry of Finance, taxpayers’ information analysis and risk assessment.

b) An annual inspection plan consists of: the basis for planning, list of inspected taxpayers, and the draft decision to approve the inspection plan.

c) A list of inspected taxpayers consists of:

- Names and tax codes of taxpayers;

- The inspection subject (if any).

- The date and contents of inspection if necessary.

3. Formulating and approving annual inspection plans:

According to the orientation, instructions of the Ministry of Finance and requirements for tax administration, the General Department of Taxation shall provide instructions on inspection plans by October 15.

The General Department of Taxation shall make their own inspection plan and send it to the Ministry of Finance by November 01.

The Ministry of Finance shall approve the inspection plan of the General Department of Taxation by November 25.

Departments of Taxation shall make their inspection plans to the General Department of Taxation by November 25.

The Director of the General Department of Taxation shall approve the inspection plans sent by Departments of Taxation by November 25.

Sub-departments of taxation shall make their inspection plans to Departments of Taxation by December 05.

The Directors of Departments of Taxation shall approve the inspection plans sent by Sub-departments of Taxation by December 20.

4. Adjustment to annual inspection plan:

a) An annual inspection plan that has been approved shall be adjusted in the following cases:

- The adjustment is requested by the Ministry of Finance or the head of a superior tax authority:

According to the request of the Ministry of Finance or the head of a superior tax authority, the inferior tax authority shall draft an adjustment to the inspection plan and send it to the person entitled to approve inspection plans for consideration.

- The adjustment is requested by the head of the tax authority assigned to implement the inspection plan:

The head of the tax authority assigned to implement the inspection plan shall adjust the approved inspection plan and request the person entitled to approve inspection plans to consider the adjustment.

b) Entitlements to approve adjustments to annual inspection plans:

- The Minister of Finance shall approve adjustments to inspection plans of the General Department of Taxation.

- The Director of the General Department of Taxation shall approve adjustments to inspection plans of Departments of Taxation.

- Directors of Departments of Taxation shall approve adjustments to inspection plans of Sub-departments of taxation.

c) The procedure for approving adjustments to an inspection plan is similar to the procedure for approving annual inspection plans. The reasons for adjustment must be stated.

Annually before September 30, Departments of Taxation and Sub-departments of taxation shall consider implementing the approved inspection plans and report the adjustments to annual inspection plans (if any) by October 05.

5. Elimination of overlapping inspections:

If an inspection plan of an authority overlaps with that of a superior authority, the latter shall apply.

If the inspection plan of a tax authority overlaps with that of Government Inspectorate, State Audit Agency, or Inspectorate of the Ministry of Finance, the latter shall apply.

The Director of the General Department of Taxation shall settle the overlapping inspection plans of inferior units, and request the Chief Inspector of the Ministry of Finance to consider where necessary.

6. Disclosure of annual inspection plan:

The annual inspection plan must be notified to taxpayers and tax authorities within 30 days from the day on which the decision to approve the inspection plan is issued.

The taxpayer must be notified if the inspection plan is adjusted because of overlapping with the plan of a superior authority.

7. If a decision on tax inspection has been issued but the taxpayer has left the business premises, or the legal representative is absent for a long time because of force majeure circumstances, or a competent authority is conducting an investigation, the head of the tax authority shall issue a decision to revoke the decision on tax inspection using form 19/KTTT enclosed herewith.

Article 66. Procedure for tax inspection at taxpayer’s premises

Issuance of decision on tax inspection

a) Heads of tax authorities shall issue decision on inspections using form 03/KTTT enclosed herewith.

b) A decision on tax inspection shall be issued when:

- The inspection plan has been approved;

- The inspection is requested by the head of a state authority;

- Tax offences are suspected;

- The inspection is necessary for taking actions against the taxpayer’s tax offences

- The inspection is necessary for making the terminal declaration of tax upon the division, split, merger, amalgamation, dissolution, bankruptcy, or equitization of a company.

c) A decision on tax inspection must contain:

- The legal basis;

- The inspected taxpayer (if the taxpayer has affiliates, the decision on inspection must enumerate such affiliates);

- Inspection tasks;

- Inspection period;

- The chief and members of the inspectorate. A deputy may be appointed to assist the chief where necessary, and is responsible to the chief for the assigned tasks.

The decision on tax inspection must be sent to the taxpayer within 03 days from its date of issue.

d) The inspection carried out by the General Department of Taxation must not extend beyond 45 working days (or 70 working days if the case is complicated); that carried out by a Department of Taxation or Sub-department of taxation must not extend beyond 30 working days (or 45 working days if the case is complicated).

The inspection period begins on the day the decision on tax inspection is announced and ends when the inspection is finished.

If more time is needed to verify information and collect evidence, the chief of the inspectorate must request the issuer of the decision on tax inspection to extend the deadline at least 05 days before the end of the inspection period. The inspection period shall only be extended once. The total duration of an inspection after extension must not exceed the duration of a complicated case.

2. Request for information and documents from taxpayers:

The inspectorate is entitled to request the taxpayer to provide information, documents, or explanation related to the inspection before carrying out the inspection.

3. When receiving the decision on inspection, if the taxpayer wishes to delay the inspection, a written request must be sent to the tax authority, specifying the reasons and the length of delay. Within 05 working days from the receipt of the request for delay, the tax authority shall notify the taxpayer of their approval or refusal.

4. Carrying out the inspection

a) Announcing the decision on tax inspection

Within 15 days from the issuance of the decision on tax inspection, the chief of the inspectorate must announce it to the inspected taxpayer.

Before announcing, the chief of the inspectorate must notify the taxpayer of the announcement. If necessary, the taxpayer shall notify the taxpayer in writing of the time and participants. When announcing the decision on tax inspection, the chief of the inspectorate must explain the contents of the decision, announce the inspection schedule and other tasks related to the inspection.

A record on the announcement must be made using form 05/KTTT enclosed herewith.

b) Initiating the inspection

- The inspectorate shall request the taxpayer to provide relevant information and documents such as documents about business registration and tax registration, invoices, invoicing reports, accounting books, accounting documents, financial statements, tax declarations, etc. The taxpayer must provide accurate and sufficient information/documents (and soft copies if the taxpayer uses accounting software) related to the inspection at the request of the inspectorate. The taxpayer is entitled to refuse to provide the information and documents that are not relevant to the inspection, the information and documents classified as state secrets, unless otherwise prescribed by law. When receiving the documents provided the taxpayer, the inspectorate must check, preserve, and use them properly without losing any of them. If there is evidence that the taxpayer commits tax offences, the chief of the inspectorate shall seal part or all of the relevant documents. The seal shall be broken in accordance with law.

- During the inspection, the inspectorate shall compare information in the declarations and accounting documents, financial statements, relevant documents, or check the taxpayers’ assets if necessary to clarify the issues and draw an objective conclusion.

- The inspectorate shall request the taxpayer to explain the vague events and unclear documents in writing. If the written explanation of the taxpayer is not satisfactory, the inspectorate shall hold a discussion with the taxpayer to clarify the issues and responsibilities. A record on the discussion must be made, bearing the signatures of both parties and. The discussion may be recorded if necessary.

- If the documents must be verified, the chief shall send a report to the issuer of the decision on tax inspection. The inspectorate shall make a record on the documents (and items, if any) being verified, specifying their conditions and send it to the verifying authority.

- During the inspection, if the taxpayer is suspected of committing tax evasion or tax fraud that is complicated or related to another entity, the tax authority is entitled to take the measures mentioned in Article 89, Article 90, Article 91 of the Law on Tax administration and the Article 69 of this Circular.

- During the inspection, members of the inspectorate must report the progress, the accomplishment of their tasks, and the issues beyond their competence to the chief.

The chief of the inspectorate must consider the recommendations given by its members, and report the issues beyond their competence to the issuer of the decision on tax inspection.

c) Reporting inspection progress:

- The chief of the inspectorate must report the progress of the inspection to the issuer of the decision on tax inspection every 10 days (form 21/KTTT enclosed herewith) or at his request.

- The report must be made in writing, specifying the initiated works, the finished works, pending works, difficulties, and recommendations (if any).

d) If the tax inspection must be suspended because of force majeure circumstances, the chief of the inspectorate shall send a report to the head of the inspection department, specifying the causes and the suspension period. The suspension period is not included in the inspection period.

dd) If an offence beyond the decision on tax inspection is found during the inspection, the chief shall send request its issuer to expand the scope of inspection.

e) If the taxpayer refuses to comply with the decision on tax inspection within 03 working days, delays or avoids providing documents, invoices, receipts, and accounting documents related to tax liability within 06 working hours from the receipt of the request from a competent authority, the taxpayer shall incur administrative penalties as prescribed.

g) Tax inspection records:

The record on the tax inspection shall be made using form 04/KTTT enclosed herewith.

The record must contain:

- The legal basis.

- Conclusion about the inspected operations, the offences, and penalties.

The inspection record must be announced to the inspectorate and the taxpayer. Every page of the inspection record must bear the signatures and seals of the chief of the inspectorate and the taxpayer (or the legal representative of the taxpayer).

The taxpayer is entitled to receive the inspection record, request explanation for the record, and conserve their opinions in the records.

The difficulties in the policies shall also be written in the record; When a written response is made by a superior authority, the inspectorate and the taxpayer shall make an appendix.

At the end of the inspection, if the taxpayer refuses to sign the inspection record, the chief of the inspectorate shall request the person that issues the decision on inspection to issue a decision on penalties within 05 working days from the announcement of the inspection record, and request the taxpayer to sign the inspection record. If the taxpayer still refuses to sign the inspection record, within 30 working days from the announcement of the inspection record, the head of the tax authority shall issue a decision to collect tax arrears, impose penalties for tax offences according to the inspection record and the information collected during the inspection.

5. Reporting inspection result

a) Within 15 working days from the end of the inspection, the chief of the inspectorate must send a report on the inspection result to the issuer of the decision on tax inspection.

b) The report must contain:

- Result of every inspected operation;

- Difference between the opinions of members and opinions of the chief of inspectorate about the inspection result (if any);

- The laws being the basis for determining the nature and severity of the violations, and suggested actions.

6. Conclusion about the inspection, decision on tax arrears collection, and decision on penalty imposition

a) The head of the tax authority that issues the decision on tax inspection shall make a written conclusion (form 06/KTTT enclosed herewith) and a decision on penalties for tax offences (form 20/KTTT enclosed herewith)

Within 15 working days from receipt of the report on inspection result, the issuer of the decision on tax inspection must issue a conclusion, unless opinions from specialized agencies or competent organizations are being requested.

b) The record must contain:

- The assessment of the taxpayer’s adherence to tax law;

- The conclusion about the tax inspection;

- The nature and severity of the offences, causes and responsibilities of the violator (if any);

- Imposition of penalties for administrative violations.

c) While making the conclusion about the inspection, decision on tax arrears collection, and decision on penalty imposition, the head of the tax authority is entitled to request the chief or member of the inspectorate to report, and request the taxpayer to provide explanation necessary for making such conclusion and decisions.

d) The conclusion about the inspection, decision on tax arrears collection, and decision on penalty imposition must be sent to the taxpayer and the head of the superior authority of the taxpayer. The conclusions about internal inspections shall be sent in accordance with Article 5 of the Circular No. 19/2013/TT-BTC dated February 20, 2013 of the Ministry of Finance on finance inspection.

dd) The conclusion must disclosed in accordance with the Law on Inspection and its guiding documents.

e) The tax authority must supervise the implementation of the conclusion and the decision on penalty imposition, inspect the implementation of them by the taxpayer and relevant organizations and individuals.

7. During the inspection, if the taxpayer is suspected of committing criminal tax evasion, the inspectorate shall suspend the inspection, send a report to the head of the inspection department to request the issuer of the decision on tax inspection to transfer the case to an investigation agency.

Article 67. Reinspecting conclusion about tax inspection

1. The following persons are entitled to reinspect the cases that have been concluded but are suspected for tax offences:

a) The Chief Inspector of the Ministry of Finance shall decide the reinspection of the cases concluded by the General Department of Taxation but suspected of tax offences.

b) The Director of the General Department of Taxation shall decide the reinspection of the cases concluded by Directors of Departments of Taxation but suspected of tax offences.

c) Directors of Departments of Taxation shall decide the reinspection of the cases concluded by Directors of Sub-departments of Taxation but suspected of tax offences.

2. The contents of a decision on reinspection are prescribed in Point Clause 1 Article 66 of this Circular. Within 03 working days from the day on which the decision on reinspection is issued, the issuer must send it to the person that signs the decision on tax inspection and the inspected taxpayer.

3. A reinspection shall be carried out when:

- Serious violations are committed during the inspection procedure.

- Laws are erroneously applied when making the conclusion about the inspection

- The conclusion is not consistent with the evidence collected during the inspection.

- The issuer of the decision on tax inspection, the chief or members of the inspectorate, the officials appointed as inspectors deliberately falsify the case documents or make illegal conclusion.

- Serious offences committed by the taxpayer are not completely found during the inspection.

4. The reinspection procedure tasks and entitlements are the same as inspection.

5. The time limit for carrying out a reinspection is 01 year from the day on which the conclusion is signed.

6. The conclusion about reinspection made by the Chief Inspector of the Ministry of Finance shall be sent to the Minister of Finance and Government Inspectorate. The conclusion about reinspection made by the Director of the General Department of Taxation shall be sent to the Inspectorate of the Minister of Finance. The conclusion about reinspection made by the Directors of Departments of Taxation shall be sent to the Director of the General Department of Taxation.

Article 68. Inspection documentation

Inspection documentation includes: the decision on inspection, inspection record; report, explanation of the inspected taxpayers (if any); report on inspection result; inspection conclusion; decision on tax arrears collection and decision on penalty imposition (if any);

The chief of the inspectorate shall make a list of documents and give the documents to the archive department.

Article 69. Dealing with suspicion of tax evasion, tax fraud, or obstruction of inspection

1. Collecting information related to tax evasion or tax fraud:

The head of the tax authority is entitled to request relevant organizations and individuals to provide information related to tax evasion tax fraud orally or in writing (if they have any).

a) Providing information in writing:

- A written request for information provision (form 07/KTTT enclosed herewith) shall be sent to the entity that has information.

- The time limit for providing information begins when the request is given to the person in charge of information provision (hereinafter referred to as information provider) or any third person assigned to receive and transfer the request to the information provider.

- The documents providing information must identify the information provider. If the information provider is a representative of a tax-paying organization, the documents must bear the signature, full name, position of the information provider, and the seal of the organization. If the information provider is a individual, the documents must bear the signature, full name, ID number or similar information about the information provider.

- Information must be provided by the deadline imposed by the tax authority. If information cannot be provided, a written response and explanation must be made.

b) Providing information orally:

- A written request for oral information provision (form 08/KTTT enclosed herewith) shall be made, specifying the name of the information provider, the necessary information and documents, time and place.

- The official assigned to collect information must present the official’s card when collecting information.

- Information shall be provided at the tax authority office.

- When collecting information, the official shall make a record using form 09/KTTT enclosed herewith, which specifies:

+ The beginning time, ending time, questions and answers, provided documents, audio and video recordings, signature of the information provider and the official.

+ The information provider may read or listen to the record, and give his opinions in the record.

+ The information provider may keep a copy of the record.

- The information provider shall have the reasonable cost of traveling and accommodation covered by the tax authority.

- The tax authority must keep secret about the information provider, the documents, handwriting, and evidence provided by the information provider.

2. Impounding money, items, and licenses

a) The head of the tax authority or chief of the inspectorate is entitled to decide the impoundment of the money, items, and licenses related to the tax evasion or tax fraud.

b) The money, items, and licenses related to the tax evasion or tax fraud shall be impounded if they are the basis for dealing with or preventing the tax evasion or tax fraud.

c) During the tax inspection, if the illegal use of money, items and licenses needs to be immediately stopped, the chief of the inspectorate shall request the issuer of the decision on tax inspection to issue a decision to impound the money, items and licenses.

The decision on impoundment (form 10/KTTT enclosed herewith) must specify the impounded money, items and licenses, duration and method of impoundment (sealed on site or taken to other places), responsibilities of the decision issuer and the entity that owns the impounded money, items, or licenses (hereinafter referred to as owner). The items and licenses may be sent to a suitable agency for impoundment.

d) When impounding the money, items, and licenses related to the tax evasion or tax fraud, the inspectorate must made an impoundment record using form 11/KTTT enclosed herewith. The record must specify the names, quantity, categories of the money, items and licenses impounded, bear the signatures of the person in charge of impoundment. The inspectorate is responsible for preserving the impounded money, items and licenses, and is responsible if they are lost, sold, swapped, or damaged.

If the money, items and licenses must be sealed, they must be sealed in front of the owner. If the owner is absent, they shall be sealed in front of a representative of his family or the organization, the representative of the commune authority, and the witness.

dd) Within 10 working days from the day on which the decision on impoundment is issued, a decision on handling impounded money, items and licenses (form 12/KTTT enclosed herewith) shall be issued, then the measures written in the decision shall be taken or the impounded money, items, and licenses shall be returned to the owner if they are not confiscated as a punishment. The time limit for impoundment may be extended if the case is complicated, but must not exceed 60 days. The extension of time limit shall be decided by the issuer of the decision on impoundment. The return of impounded money, items, and licenses must be recorded in writing using form 13/KTTT enclosed herewith.

e) One copy of the Decision on impoundment, impoundment record, and decision to return the impounded money, items, and licenses shall be given to the owner.

g) If the money, items, or licenses are lost, swapped, damaged, or returned behind schedule, the tax authority must pay compensation to the owner.

h) If the impoundment is considered unnecessary, the issuer of the decision on impoundment must revoke it.

3. Sealing documents

a) During the inspection, if the documents must be kept intact, the chief of the inspectorate may seal part or all of the documents related to the inspection.

The decision to seal documents (form 14/KTTT enclosed herewith) must specify the documents that need sealing, the sealing duration, and responsibilities of the taxpayer. A list of sealed documents may be made if necessary. The list must bear the signatures of the taxpayer and representative of the inspectorate.

b) A record on sealing documents (form 15/KTTT) must be made and signed by the taxpayer and the chief of the inspectorate.

c) The sealing duration must not exceed the inspection period. The use of sealed documents is subject to approval by the chief of the inspectorate.

d) If sealing documents is considered unnecessary, the issuer of the decision on sealing documents must revoke it.

4. Inventory checking

a) The chief of the inspectorate or the issuer of the decision on tax inspection shall decide the inventory checking if the figures in books are different from the actuality, or the taxpayer is suspected of embezzlement.

The decision to inventory checking (form 16/KTTT enclosed herewith) must specify the assets that need checking, time, location, responsibilities of the checker and the asset owner.

b) A record on inventory (form 17/KTTT) must be made and signed by the taxpayer and the chief of the inspectorate.

c) If inventory checking is considered unnecessary, the issuer of the decision on inventory checking must revoke it.

d) The assets may be sent to a suitable agency for impoundment.

dd) The assets under private ownership shall be checked in accordance with law.

Section 3. RISK MANAGEMENT

Article 70. Risk management by tax authorities

1. The following information about the taxpayer shall be collected for risk management:

a) Information about legal records of the taxpayer.

b) Information about the taxpayer’s tax declarations.

c) Information about the taxpayer’s adherence to tax laws in terms of tax declaration, tax payment, tax refund, tax exemption or reduction, tax examination, and tax inspection.

d) Information from the units affiliated to Ministries and agencies.

dd) Information from third parties such as business associations or business partners of the taxpayer.

e) Information from denunciations of tax evasion or tax fraud.

g) Information from abroad according to Clause 1 Article 46 the Decree No. 83/2013/ND-CP.

h) Other information (including purchasable information prescribed by law).

2. Establishing criteria serving risk management.

a) According to the actual situation, the General Department of Taxation shall establish various sets of criteria that are suitable for various periods of tax administration.

b) The sets of criteria must conform with tax law and state management policies.

c) The General Department of Taxation shall submit the sets of criteria to the Minister of Finance for adoption.

3. Tax authorities shall develop information technology application systems that automatically assess the risks posed by taxpayers according to their adherence to tax laws.

4. According to the regulations on risk management, tax authorities shall assess taxpayers’ adherence to tax laws in terms of tax registration, tax declaration, tax payment, tax debt, tax exemption, tax reduction, or tax refund in order to assist in tax administration and select the taxpayers that need inspecting.

Chapter IX

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, AND LAWSUITS OVER TAXATION

Article 71. Administrative decisions and administrative acts against with complaints or lawsuits may be filed

1. Taxpayers, organizations, and individuals are entitled to file complaints against the following administrative decisions of tax authorities:

a) Decisions on tax imposition; Tax notices;

b) Decisions on tax exemption or reduction;

c) Decisions to refund tax;

d) Decisions on penalties for tax offences;

dd) Decisions on enforcement of tax decision;

e) Conclusion about tax inspection;

g) Decisions on complaint settlement;

h) Other administrative decisions prescribed by law.

The documents of a tax authority in the form of dispatches, notifications, etc. that indicate a decision of the tax authority on a particular issue that is applied to one or multiple subjects are also considered administrative decisions of the tax authority.

2. Taxpayers, individuals, and organizations are entitled to file complaints against administrative acts committed by the tax authorities, tax officials, and other persons in charge of tax administration when there are evidence that such acts are illegal or infringe their the lawful rights and interests. Omission is also considered an administrative act.

3. Tax authorities, tax officials, and other persons in charge of tax administration must reconsider their administrative decisions or administrative acts, rectify them if unlawful to avoid complaints and denunciations.

Article 72. Entitlements of tax authorities to settle complaints and denunciations

1. Entitlements of tax authorities to settle complaints:

a) Directors of Sub-departments of taxation are entitled to settle complaints against their administrative decisions and administrative acts, or those committed by the persons under their management.

b) Directors of Departments of Taxation are entitled to:

b.1) Settling complaints against administrative decisions and administrative acts committed by their subordinates.

b.2) Settling the complaints that are not completely settled by Directors of Sub-departments of taxation.

c) The Director of the General Department of Taxation is entitled to:

c.1) Settling complaints against administrative decisions and administrative acts committed by their subordinates.

c.2) Settling the complaints that are not completely settled by Directors of Departments of taxation.

d) The Minister of Finance is entitled to:

d.1) Settling complaints against administrative decisions and administrative acts committed by their subordinates.

d.2) Settling the complaints that are not completely settle by the Director of the General Department of Taxation.

2. Entitlements of tax authorities to settle denunciations:

a) Tax authorities shall settle the denunciations against the persons under their management.

b) The head of a tax authority shall settle the denunciations against its staff.

c) The tax authority shall settle the denunciations against the heads of its inferior tax authorities.

Article 73. Discussion with complainants and denunciators (hereinafter referred to as plaintiffs)

1. The head of the tax authority must directly discuss with plaintiffs and organize the discussions with plaintiffs; appoint the officials that are righteous, responsible, and knowledgeable about laws and policies to discuss with plaintiffs.

2. Discussions with plaintiffs shall be held in a separate office. The tax authority must prepare a suitable office to hold discussions with plaintiffs.

Discussion schedule and regulations must be put up in the discussion office.

3. Responsibility of heads of tax authorities to discuss with plaintiffs:

a) Directors of Sub-departments of taxation shall discuss with plaintiffs at least one day in a month;

b) Directors of Departments of taxation shall discuss with plaintiffs at least two days in a month;

c) The Director of the General Department of Taxation shall discuss with plaintiffs at least one day in a month;

d) Apart from periodic discussions, heads of tax authorities must hold a discussion with plaintiffs whenever a discussion is urgent.

4. Responsibility of heads of the department in charge of settling complaints and denunciations to discuss with plaintiffs:

a) At Sub-departments of taxation: at least 03 days a week;

b) At Departments of taxation: at least 02 days a week;

c) At the General Department of Taxation: at least 04 day in a month.

Article 74. Settling overpaid and underpaid tax after decisions are made by competent authorities

1. The tax authority must return the overpaid tax and fines, then pay an interest on the overpaid amount to the taxpayer or the third party within 15 days from the day on which a decision on settlement of a competent authority is issued or received. Interest shall be charged at the basic rate announced by the State bank.

Decisions on settlement of competent authorities include: decisions of state administrative agencies, judgments or decisions of competent courts.

2. If the tax payable in the decision on settlement of complaint is higher than that in the administrative decision complained against, the taxpayer must pay the tax arrears within 10 days from the receipt of the decision on settlement of complaint.

Chapter X

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 75. Effect

1. This Circular takes effect on December 20, 2013 and supersedes the Circular No. 28/2011/TT-BTC dated February 28, 2011 of the Ministry of Finance.

The guidance on the regulations on tax administration in the Law on the amendments to the Law on Tax administration and the Decree No. 83/2013/ND-CP take effect on July 01, 2013.

The regulations on tax declarations in this Circular are applied to all tax periods from January 01, 2014.

2. The current legislative documents are still applied to petroleum operations and the regulations that are not amended in this Circular.

3. Input VAT incurred in a tax period shall be declared and deducted when calculating tax payable in that tax period. Before January 01, 2014, if the available capacity finds an error in the declared input VAT, an adjustment may be made in the corresponding tax period baby the deadline for making adjustment according to the laws on VAT.

Example 50: Company A declares VAT quarterly from July 01, 2013. In November 2013, company A finds an error in an invoice for input VAT incurred in May 2013, company A may make an adjustment in the tax period of Q4 2013.

4. The regulations on tax administration that are issued by the Ministry of Finance before this Circular takes effect and are not conformable with this Circular are abrogated.

Article 76. Responsibility to implementation

1. Tax authorities must instruct organizations, individuals, and taxpayers to implement this Circular.

2. The organizations, individuals, and taxpayers regulated by this Circular must follow all the instructions in this Circular.

Any difficulty that arises during the implementation should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

 

 

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

 

 

Form 04 - 2/TNCN

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------------------

 

LETTER OF AUTHORIZATION

TO SETTLE PERSONAL INCOME TAX

......................

 

My name is: ………………………….. Nationality:…………………….

Tax code: ……………………………………………………..…….

 

In ............... I only earn taxable income from .................................

 

.............................................................................................................. ;

 

In ............... I earn taxable income from ………………...

 

.................................................................................................................................... and extra income from other places, which does not exceed 10 million VND per month averagely and has been deducted at source by the income payers;

 

In ............... I earn taxable income from ………………...

 

.................................................................................................................................... and also earn income from the lease on houses, premises, right to use land that does not exceed 20 million VND per month averagely and has been paid to the tax authority where such property is located.

 

I, the undersigned, hereby authorizes ......................................................................... ............................................................................... (tax code:………………….) to declare and settle my personal income tax in ................ with the tax authority on my behalf.

I am totally responsible if the tax authority discovers any income I earn from other places./.

 

 

................., .....................................

AUTHORIZER

(Signature and full name)

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 156/2013/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất