Quyết định 53/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới

thuộc tính Quyết định 53/2001/QĐ-TTg

Quyết định 53/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:53/2001/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:19/04/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Chính sách, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 53/2001/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 53/2001/QĐ-TTG
NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 2933 BKH/QLKT ngày 18 tháng 5 năm 2000; ý kiến các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Loại hình kinh doanh trong Khu kinh tế cửa khẩu.

1. Tại các Khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng các loại hình kinh doanh: xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong nước và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch ...

2. Cho phép thành lập Khu bảo thuế tại các Khu kinh tế cửa khẩu, nhưng phải cách biệt với các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu.

 

Điều 2. Các ưu đãi.

1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu.

a) Căn cứ số thực thu ngân sách nhà nước hàng năm tại Khu kinh tế cửa khẩu (không bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; các khoản thu không tính cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp như: thu tịch thu hàng buôn lậu, huy động dân đóng góp; học phí; viện phí; viện trợ...), nhà nước đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu theo các mức sau đây:

- Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện thu ngân sách dưới 50 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại 100%.

- Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu có số thực hiện thu ngân sách từ 50 tỷ đồng/năm trở lên thì được đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thực thu còn lại.

- Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu đã thực hiện 5 năm (kể từ khi thực hiện thí điểm) và có số thực thu ngân sách trên 100 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại không quá 50% số thực thu.

b) Các Khu kinh tế cửa khẩu được vay vốn ưu đãi nhà nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển) để phát triển cơ sở hạ tầng và được sử dụng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 để trả gốc và lãi.

 

c) Các khu kinh tế cửa khẩu có số thực thu ngân sách thấp, Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm để đầu tư. Việc đầu tư các công trình hạ tầng tại Khu kinh tế cửa khẩu do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo các quy định hiện hành, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

d) Nếu các công trình hạ tầng trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu đã được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh thì được dùng nguồn vốn còn lại được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 để đầu tư hỗ trợ các công trình khác ngoài địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu (kể cả các Khu kinh tế cửa khẩu mới) nhưng có liên quan và phục vụ trực tiếp Khu kinh tế cửa khẩu. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi chung.

2. Thương mại, du lịch.

a) Các doanh nghiệp kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 1 được vay vốn ưu đãi nhà nước để đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh trên các cửa khẩu.

b) Các hoạt động thương mại được hưởng các ưu đãi về buôn bán biên giới theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các cam kết nước ta đã ký kết với các nước láng giềng.

c) Tại khu bảo thuế được áp dụng cơ chế phi thuế quan như đối với kho ngoại quan.

d) Chủ đầu tư có dự án đầu tư kinh doanh du lịch được hưởng các ưu đãi như quy định tại Điều 15 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998.

3. Đất đai.

Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu khi thuê đất, mặt nước, ngoài quyền được hưởng các ưu đãi hiện hành, còn được giảm thêm 50% giá thuê đất và mặt nước so với mức giá cho thuê đất, mặt nước đang áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu đó.

4. Thuế.

Doanh nghiệp tại các Khu kinh tế cửa khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế trong những trường hợp cụ thể theo các quy định hiện hành phù hợp với các luật, nghị định về thuế và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

Điều 3. Quản lý một số lĩnh vực.

1. Xuất nhập cảnh.

a) Công dân các huyện của nước láng giềng có biên giới đối diện với Khu kinh tế cửa khẩu được qua lại Khu kinh tế cửa khẩu bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp. Nếu muốn vào các địa điểm khác của tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thì cơ quan công an tại tỉnh cấp giấy phép một lần, có giá trị trong một thời gian nhất định.

b) Người mang hộ chiếu không thuộc diện miễn thị thực (là công dân của nước láng giềng hay nước thứ ba), được miễn thị thực nhập cảnh và được lưu trú tại Khu kinh tế cửa khẩu, thời gian lưu trú không quá 15 ngày; nếu đi du lịch ra khu vực khác của Việt Nam theo chương trình do các Doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam tổ chức thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) xét cấp thị thực ngay tại Khu kinh tế cửa khẩu.

c) Cho phép phương tiện vận tải hàng hoá của nước láng giềng và nước thứ ba được vào Khu kinh tế cửa khẩu theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam. Nếu các phương tiện vận tải này có nhu cầu giao nhận hàng hoá tại các địa điểm khác ngoài địa phận Khu kinh tế cửa khẩu thì phải thực hiện theo quy định hiện hành.

Người điều hành phương tiện (thuyền viên trên các tàu, lái xe, phụ xe) được ra vào Khu kinh tế cửa khẩu bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

d) Cho phép mở rộng việc đón khách du lịch của nước láng giềng đi du lịch bằng hộ chiếu, thẻ hoặc các giấy tờ tương đương khác tại Khu kinh tế cửa khẩu để đi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước theo quy định tại mục b Điều 3.

đ) Chủ hàng, chủ phương tiện của Việt Nam, có quan hệ kinh doanh với đối tác nước láng giềng được phép theo hàng và phương tiện sang nước láng giềng để giao nhận hàng hoá bằng chứng minh thư hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

e) Công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống trên địa bàn huyện, thị xã có Khu kinh tế cửa khẩu được sang nước láng giềng bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

2. Ngân hàng.

Việc thành lập bàn đổi tiền và thực hiện nghiệp vụ mua bán tiền của nước có chung biên giới tại Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới và Khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam và các quy định hiện hành.

3. Kiểm dịch động, thực vật, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu.

Việc kiểm dịch động, thực vật và kiểm tra chất lượng hàng hoá đối với hàng nhập khẩu tại các Khu kinh tế cửa khẩu phải được thực hiện chặt chẽ theo các quy định hiện hành của pháp luật nhằm hạn chế tối đa việc lan truyền các dịch bệnh và hàng hoá kém chất lượng vào Việt Nam.

 

Điều 4. Tổ chức thực hiện.

1. cấp các cơ quan Trung ương.

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối với Khu kinh tế cửa khẩu và chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan đề xuất với Chính phủ việc kết thúc đầu tư đối với từng Khu kinh tế cửa khẩu.

b) Bộ Tài chính nghiên cứu và hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện các chính sách về thuế, phí và lệ phí nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, cho xuất khẩu tại Khu kinh tế cửa khẩu.

c) Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu các chính sách thương mại dành cho Khu kinh tế cửa khẩu, quy chế chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu được ưu đãi hơn so với chợ biên giới, quy chế Khu bảo thuế tại Khu kinh tế cửa khẩu và hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện.

Các Bộ, ngành: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Công an, Quốc phòng, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Địa chính, Tổng cục Hải quan... theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành mình hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện.

2. cấp tỉnh.

a) Uỷ ban nhân dân tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương để thống nhất quy định nội dung quản lý hành chính nhà nước đối với các hoạt động tại Khu kinh tế cửa khẩu theo nguyên tắc: tại Khu kinh tế cửa khẩu chỉ có một đầu mối thực hiện một lần kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá và một lần thu thuế, thu phí đối với hàng hoá và dịch vụ.

Uỷ ban nhân dân tỉnh lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu (là cơ quan phối hợp của các tổ chức có liên quan) làm đầu mối giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc thống nhất quản lý hành chính nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách được quy định tại Quyết định này. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu có quy chế hoạt động do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

b) Uỷ ban nhân dân tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu được phép quan hệ với chính quyền cấp tỉnh của nước láng giềng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến Khu kinh tế cửa khẩu trong khuôn khổ các Hiệp định Chính phủ hai nước đã ký.

 

Điều 5. Điều khoản thi hành.

Các Khu kinh tế cửa khẩu đang thực hiện thí điểm các chính sách theo các Quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ nay chuyển sang thực hiện theo Quyết định này, (riêng Khu thương mại Lao Bảo thực hiện theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ).

Việc triển khai một số Khu kinh tế cửa khẩu mới, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải làm đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để được áp dụng chính sách tại Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 53/2001/QD-TTg

Hanoi, April 19, 2001

 

DECISION

ON POLICIES TOWARD BORDER GATE ECONOMIC ZONES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

At the proposal of the Ministry of Planning and Investment in Report No. 2933/BKH/QLKT of May 18, 2000, and the suggestions of the ministries and central-level branches and concerned provinces;

DECIDES:

Article 1.-Types of business in border gate economic zones.

1. The following types of business are allowed in the border gate economic zones: export-import, temporary import for re-export, transport of transit goods, bonded warehouse, duty-free shop, exhibition-fair, product show-room, establishments producing or processing imports and exports, representative branches of domestic and foreign companies, border gate markets, investment in infrastructure, service, tourism...

2. It is allowed to set up a tax suspension area in the border gate economic zone, but it must be located separately from other functional areas in the border gate economic zone.

Article 2.-Preferences.

1. Investment in building infrastructure in border gate economic zones

a/ On the basis of the actually collected annual revenues of the State budget in the border gate economic zone (excluding value added tax and special consumption tax on imports, revenues not involved in the local budget balance according to the assignment of responsibilities, such as: confiscation of smuggled goods, contributions by the population, school fees, hospital charges, foreign aid...), the State shall invest back to build the infrastructure of the border gate economic zones at the following rates:

- Reinvestment of 100% in the border gate economic zones with budget revenues of less than VND 50 billion/year.

- Reinvestment of VND 50 billion and 50% of the remaining actually collected revenues of the border gate economic zones with budget revenues of VND 50 billion/year upward.

- Reinvestment of no more than 50% of the actually collected revenues of the border gate economic zones having operated for 5 years (after the test operation) and with actually collected revenues of more than VND 100 billion/year.

b/ Border gate economic zones are eligible for preferential loans from the State (the Development Assistance Fund) to develop their infrastructure and for the use of funds stipulated at Point a, Clause 1, Article 2, to repay principal and interest.

c/ The provincial Peoples Committee shall make dispositions in the annual budget to invest in the border economic zones with low actually collected budget revenues. The investment in the infrastructural works in the border gate economic zone shall be decided by the provincial Peoples Committee according to the current regulations and on the basis of the approved planning and plans.

d/ If the infratructual projects in the border gate economic zone have received all- embracing and complete investments, it can use the remaining fund stipulated at Point a, Clause 1, Article 2 as assistance investment in other projects outside the border gate economic zone (including new border gate economic zones) which are related to and directly serve the border-gate economic zone. The president of the provincial Peoples Committee shall take responsibility for his(her) investment decision. At the same time he (she) shall inform the Ministry of Planning and Investment thereof for integration and overseeing.

2. Trade and tourism

a/ Business enterprises stipulated in Clause 1, Article 1 are eligible for State preferential loans to invest in the building of business establishments at the border gates.

b/ Commercial activities shall enjoy border trade preferences according to the current regulations of the State and the commitments that our country has signed with neighboring countries.

c/ The non-duty mechanism shall apply at the tax suspension areas as at the bonded warehouses.

d/ Investors of touristic investment projects are eligible for preferences as stipulated in Article 15 of Domestic Investment Promotion Law (amended) No. 03/1998/QH10 of May 20, 1998.

3. Land

Domestic and foreign investors investing in a border gate economic zone, when renting land and water surface, besides enjoying the current preferences, are eligible for another 50% reduction of the land and water surface rent rates compared to those currently applied at this border gate economic zone.

4. Taxation

Enterprises in the border gate economic zones shall enjoy preferences in taxation in specific cases as currently stipulated and in accordance with the laws and decrees on taxes and guiding documents of the Ministry of Finance.

Article 3.-Management of some domains

1. Entry and exit

a/ Citizens of the districts of the neighboring country with the border opposite the border gate economic zone may travel into and out of the border gate economic zone with border identity cards or border laissez-passers issued by the competent agency of the neighboring country. When they want to enter other places in the province having the border gate economic zone, the police office of this province shall issue single permission valid for a definite time.

b/Bearers of passports not in the visa exemption category (citizens of the neighboring country or a third country) are exempt from entry visa and allowed to stay at the border gate economic zone for no more than 15 days. If they are on a tour to other areas of Vietnam according to tours organized by international travel enterprises of Vietnam, the entry and exit managing agency (Ministry of Public Security) shall consider the issuance of visas right at the border gate economic zone.

c/ Goods transport means of the neighboring country and a third country are allowed to enter the border gate economic zone according to business contracts between Vietnamese enterprises and their foreign partners. In case these transport means need to deliver or receive goods at other places outside the territory of the border gate economic zone, they shall have to observe the current regulations.

Conductors of transport means (crew members of ships, car drivers, assistant drivers) are allowed to enter or go out of the border gate economic zone with passports, crew member cards, border identity cards or border laissez-passers issued by competent agencies of the foreign country.

d/ It is allowed to broaden the reception at the border gate economic zone of tourists of the foreign country going on tours with passports, cards or other equivalent papers and bound for provinces and cities in the whole country as stipulated in Clause b, Article 3.

e/ Vietnamese owners of goods and transport means who have business relations with partners in the neighboring country are allowed to accompany their goods and means to the neighboring country to deliver or receive goods with identity cards or border laissez-passers issued by competent Vietnamese agencies.

f/ Vietnamese citizens working or living in the district or town where the border gate economic zone is located, are allowed to go to the neighboring country with border identity cards or border laissez-passers issued by competent Vietnamese agencies.

2. Banking

The installation of exchange counters and the buying and selling of the currency of the bordering country at the border gate economic zone shall comply with Decision No. 140/2000/QD-TTg of December 8, 2000 of the Prime Minister issuing the Regulations on the management of currencies of the bordering countries in the border areas and in the border gate economic zones of Vietnam, and the current regulations.

3. Animal and plant quarantine, inspection of the quality of imports

Animal and plant quarantine and the inspection of the quality of imports at the border gate economic zones must be done strictly according to the current provisions of law aimed at restricting to the minimum the spread of epidemics and diseases and the introduction of goods of inferior quality into Vietnam.

Article 4.-Organization of implementation

1. Central agencies

a/ The Ministry of Planning and Investment shall draw up an integrated report to submit to the Prime Minister for supplementing and amending the policies of economic development promotion at the border gate economic zones, assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches in proposing to the Government the ending of investment in each border gate economic zone.

b/ The Ministry of Finance shall study and guide the provinces having border gate economic zones in materializing the policies on taxes, charges and fees aimed at creating the most favorable conditions for the enterprises and the export operations at the border gate economic zones.

c/ The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches in studying trade policies toward the border gate economic zones and the market regulations in the border gate economic zones to assure more preferential treatment of these zones than the border markets, the regulations on the tax suspension areas in the border gate economic zones, and guide the implementation by the provinces having border gate economic zones.

The ministries and branches namely the Ministry of Construction, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, the General Tourism Department, the General Land Administration, the General Customs Department... shall, depending on their functions and tasks, guide the provinces having border gate economic zones in the implementation.

2. Provincial level

a/ The Peoples Committees of the provinces having border gate economic zones shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries and branches at the central level in unifying the content of State administrative management with regard to the activities in the border gate economic zones on the principle: there shall be only one agency to conduct a single inspection and control of the commodities and a single collection of taxes and charges on the goods and services.

The provincial Peoples Committee shall set up the Management Board of the border gate economic zone (the coordinating agency of the related organizations) to help the provincial Peoples Committee to unify the State administrative management with regard to the border gate economic zone and to solve questions arising in the process of carrying out the policies stipulated in this Decision. The Management Board of the border gate economic zone shall have an operating regulation to be adopted by the provincial Peoples Committee.

b/ The Peoples Committee of the province having a border gate economic zone is allowed to establish relations with the provincial administration of the neighboring country in order to solve questions related to the border gate economic zone in the framework of the Agreements signed by the two governments.

Article 5.-Implementation provision.

The border gate economic zones which are experimenting with policies according to earlier decisions of the Prime Minister shall now change to implementing policies based on this Decision, (for the Lao Bao trading zone in particular, Decision No. 219/1998/QD-TTg of November 12, 1998 of the Prime Minister shall apply).

With regard to the establishment of a number of new border gate economic zones, the provincial Peoples Committees shall draw up the projects to submit to the Prime Minister for approval before the policies defined in this Decision can be applied in these zones.

This Decision takes effect 15 days after its signing.

The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 53/2001/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất