Quyết định 133/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý luồng hàng hải
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 133/2003/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 133/2003/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/07/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định133/2003/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 133/2003/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 133/2003/QĐ-TTG
NGÀY 04 THÁNG 7 NĂM 2003 VỀ QUẢN LÝ LUỒNG HÀNG HẢI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 12 tháng 7 năm 1990;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (Công văn số 359/GTVT-KHĐT ngày 28 tháng 1 năm 2003); Bộ Tư pháp (Công văn số 358/TP/HTQT ngày 30 tháng 5 năm 2003),
QUYẾT ĐỊNH:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quyết định này quy định về quản lý đầu tư xây dựng và vận hành luồng hàng hải ra, vào các cảng biển áp dụng đối với mọi đối tượng kinh doanh khai thác cảng biển ở Việt Nam, trừ những luồng ra, vào các cảng sử dụng riêng cho mục đích quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý.
Điều 2. Giải thích thuật ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Luồng hàng hải" là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải bao gồm cả hệ thống báo hiệu hàng hải, các công trình phụ trợ, bảo đảm cho tàu thuyền hoạt động an toàn và được cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. "Luồng hàng hải công cộng" là luồng hàng hải do Nhà nước đầu tư xây dựng để sử dụng cho mục đích chung.
3. "Luồng hàng hải chuyên dùng" là luồng ra, vào các cảng chuyên dùng do các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư xây dựng để sử dụng vào mục đích riêng của cảng thuộc doanh nghiệp đó.
4. "Báo hiệu hàng hải" là công trình hàng hải bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng mắt, âm thanh và vô tuyến được thiết lập để hướng dẫn cho hoạt động của tàu thuyền.
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ LUỒNG HÀNG HẢI
Điều 3. Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về luồng hàng hải
1. Nội dung quản lý nhà nước về luồng hàng hải:
a) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển luồng hàng hải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam;
b) Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý luồng hàng hải, ban hành những tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến luồng hàng hải; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định này;
c) Ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện các Điều ước quốc tế liên quan đến luồng hàng hải;
d) Quy định các định mức kỹ thuật về luồng hàng hải làm cơ sở để giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện xây dựng và duy tu luồng hàng hải;
đ) Công bố danh mục luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng;
e) Ra thông báo hàng hải;
f) Phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên luồng hàng hải;
g) Bảo vệ môi trường biển và an ninh, quốc phòng.
2. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý thống nhất về luồng hàng hải trong phạm vi cả nước.
3. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về luồng hàng hải quy định tại khoản 1 Điều này; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc vận hành, khai thác, duy tu luồng hàng hải theo đúng quy định.
Điều 4. Đầu tư xây dựng luồng hàng hải
1. Việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải bao gồm:
a) Xây dựng vùng nước luồng hàng hải;
b) Xây dựng các báo hiệu hàng hải;
c) Xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ luồng hàng hải;
d) Trang bị phương tiện và thiết bị khác phục vụ công tác bảo đảm hàng hải.
2. Vốn đầu tư xây dựng luồng hàng hải công cộng được cấp từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động khác.
3. Luồng hàng hải chuyên dùng do các doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng. Khi chuyển sang luồng công cộng thì nhà nước sẽ hoàn trả vốn đã đầu tư xây dựng cho chủ đầu tư. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự và phương thức xác định giá trị luồng khi chuyển giao luồng hàng hải chuyên dùng thành luồng hàng hải công cộng.
Điều 5. Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải
1. Việc quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải đảm bảo các quy định sau:
a) Dự án đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển luồng và được Cục hàng hải Việt Nam chấp thuận bằng văn bản;
b) Thẩm quyền quyết định đầu tư, trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng luồng hàng hải tiến hành theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
c) Việc xây dựng luồng hàng hải phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Việc mở và công bố luồng hàng hải được thực hiện đồng thời với việc công bố mở cảng.
Điều 6. Quản lý vận hành luồng hàng hải
1. Quản lý vận hành luồng hàng hải gồm:
a) Duy tu luồng hàng hải và các công trình, thiết bị phụ trợ đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu thuyền;
b) Quản lý vận hành báo hiệu hàng hải;
c) Khảo sát, ra thông báo hàng hải theo quy định;
2. Quản lý vận hành luồng hàng hải công cộng do cơ quan Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam thực hiện.
3. Quản lý vận hành luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng luồng hàng hải chuyên dùng đó thực hiện theo quy định.
Điều 7. Thu phí và kinh phí cho quản lý vận hành luồng hàng hải
1. Kinh phí quản lý vận hành luồng hàng hải công cộng được thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí quản lý vận hành luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp vận hành luồng hàng hải chuyên dùng đó đảm nhận.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định việc thu, quản lý và sử dụng phí bảo đảm hàng hải.
Điều 8. Quản lý vận hành luồng hàng hải chuyên dùng
Doanh nghiệp quản lý luồng hàng hải chuyên dùng có nhiệm vụ sau:
1. Bảo đảm luồng hàng hải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
2. Định kỳ báo cáo tình trạng luồng hàng hải theo quy định. Khi có thay đổi về luồng hàng hải so với khi công bố hoặc khi phát hiện có chướng ngại vật trên luồng hàng hải, doanh nghiệp phải báo ngay cho Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam để có biện pháp xử lý.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều không có hiệu lực thi hành.
Điều 10.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 133/2003/QD-TTg | Hanoi, July 04, 2003 |
DECISION
ON THE MANAGEMENT OF NAVIGABLE CHANNELS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 12, 1990 Maritime Code of Vietnam;
At the proposals of the Ministry of Communications and Transport (Official Dispatch No. 359/GTVT-KHDT of January 28, 2003) and the Ministry of Justice (Official Dispatch No. 358/TP/HTQT of May 30, 2003),
DECIDES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Decision prescribes the management of construction and investment as well as operation of navigable channels in and out of seaports, applicable to all subjects that deal in the exploitation of seaports in Vietnam, except for channels in and out of ports used exclusively for military purposes, which are managed by the Ministry of Defense.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Decision, the following phrases are construed as follows:
1. "Navigable channels" mean the limits of waters determined by maritime-signaling system, including the system of maritime signals and support works, which ensure the safe operation of ships and boats, and are announced by competent agencies.
2. "Public navigable channels" mean navigable channels invested and built by the State for public use.
3. "Special-use navigable channels" mean channels in and out of special-use ports which are invested and built by enterprises themselves for use for the exclusive purposes of such ports.
4. "Maritime signals" mean maritime works, including visible, sound and radio signals, which are set up to guide the operation of ships and boats.
Chapter II
MANAGEMENT OF NAVIGABLE CHANNELS
Article 3.- Contents and responsibilities of State management over navigable channels
1. Contents of State management over navigable channels:
a/ To elaborate, approve and organize the implementation of planning and plans on development of navigable channels in line with the planning on development of Vietnam’s seaport system;
b/ To elaborate and promulgate legal documents on management of navigable channels, and promulgate technical standards related to navigable channels; to guide, inspect and examine the implementation of such regulations;
c/ To sign, accede to, and organize the implementation of, international treaties related to navigable channels;
d/ To prescribe technical norms on navigable channels for use as a basis for assigning tasks to units to build and renovate navigable channels;
e/ To announce the list of public navigable channels and special-use navigable channels;
f/ To make maritime notices;
g/ To coordinate in search and rescue on navigable channels;
h/ To protect the marine environment and maintain security and defense.
2. The Ministry of Communications and Transport shall have to uniformly manage the navigable channels nationwide.
3. Vietnam National Maritime Bureau shall have to assist the Minister of Communications and Transport in performing the tasks of State management over navigable channels as prescribed in Clause 1 of this Article; direct the attached units to operate, exploit and renovate navigable channels strictly according to regulations.
Article 4.- Investment and construction of navigable channels
1. The investment and construction of navigable channels cover:
a/ Construction of navigable channels’ waters;
b/ Construction of maritime signals;
c/ Construction of work items for protection of navigable channels;
d/ Supply of other equipment and facilities in service of the maritime guarantee work.
2. Capital for investment and construction of public navigable channels shall be allocated from the State budget and mobilized from other capital sources.
3. Special-use navigable channels shall be invested and built by enterprises themselves. When transforming them into public channels, the State shall refund the invested capital to the investors. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Communications and Transport in prescribing the order and modes for determining the channels’ value when transforming special-use navigable channels into public navigable channels.
Article 5.- Management of investment and construction of navigable channels
1. The management of investment and construction of navigable channels must ensure the following regulations:
a/ Projects on investment and construction of navigable channels must conform to the planning on channels’ development and be approved in writing by Vietnam National Maritime Bureau;
b/ The investment-deciding competence and order for the implementation of projects on investment and construction of navigable channels shall comply with the regulations on investment and construction management;
c/ The construction of navigable channels must comply with the regulations on technical standards promulgated by competent agencies.
2. The opening and announcement of navigable channels shall be effected simultaneously with the announcement of the opening of ports.
Article 6.- Management of the operation of navigable channels
1. The management of the operation of navigable channels covers:
a/ Maintenance of navigable channels as well as support works and equipment, ensuring safety for the operation of ships and boats;
b/ Management of the operation of maritime signals;
c/ Maritime surveys and notification according to regulations.
2. The management of the operation of public navigable channels shall be effected by Vietnam Maritime Safety Guarantee Agency.
3. The management of the operation of special-use navigable channels shall be effected by enterprises that invest in and build such special-use navigable channels according to regulations.
Article 7.- Charge collection and funds for the management of the operation of navigable channels
1. Funds for the management of the operation of public navigable channels shall comply with the current regulations.
2. Funds for the management of the operation of special-use navigable channels shall be provided by enterprises that operate such special-use navigable channels.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport in prescribing the collection, management and use of maritime guarantee charges.
Article 8.- Management of the operation of special-use navigable channels
Enterprises that manage special-use navigable channels shall have the following tasks:
1. To ensure that navigable channels fully meet the prescribed technical standards.
2. To make periodical reports on the conditions of navigable channels according to regulations. When there appear any changes in navigable channels as compared to the time of announcement, or when detecting obstacles on navigable channels, the enterprises must immediately notify such to Vietnam Maritime Safety Guarantee Agency for handling measures.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 9.- Implementation effect
This Decision takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
All previous stipulations contrary to this Decision shall be no longer effective.
Article 10.-
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the concerned provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây