Quyết định 1979/QĐ-TTg 2016 về quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

thuộc tính Quyết định 1979/QĐ-TTg

Quyết định 1979/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1979/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:14/10/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đầu tư hơn 13.000 tỷ quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế Bắc Bộ

Nhằm nâng cao hiệu quản quản lý tổng hợp chất thải rắn, phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải phải chôn lấp…, ngày 14/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1979/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030.
Tại Quy hoạch, Thủ tướng dự báo giai đoạn từ nay đến năm 2020, tổng lượng chất thải rắn toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát sinh khoảng 38.980 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn thông thường phát sinh khoảng 36.040 tấn/ngày, chất thải rắn nguy hại phát sinh khoảng 2.940 tấn/ngày. Trên cơ sở đó, đề xuất phân vùng xử lý chất thải rắn; cụ thể, chất thải rắn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được phân vùng xử lý theo phạm vi phục vụ của cơ sở xử lý Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên) hoặc được phân vùng xử lý theo phạm vi phục vụ của các cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch của từng địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ sở xử lý chất thải rắn đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo đúng quy định hiện hành; thực hiện các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tới môi trường đối với các cơ sở có trước năm 2020; đóng cửa bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh và có giải pháp xử lý giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường, kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn trong toàn vùng…
Dự kiến tổng vốn đầu tư triển khai quy hoạch lên đến 13.350 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn đến năm 2020 khoảng 8.870 tỷ đồng, giai đoạn từ năm 2021 - 2030 khoảng 4.480 tỷ đồng.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Xem chi tiết Quyết định1979/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 1979/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2016

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2030

----

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 198/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tng thphát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:

1. Phạm vi quy hoạch

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ thuộc ranh giới hành chính của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Quảng Ninh.

2. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định s198/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014); Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ; Chiến lược Quốc gia về quản tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009); Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Cầu đến năm 2020 (Quyết định s2211/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013); các Đề án bảo vệ môi trưng lưu vực sông và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan trong vùng.

- Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng xử lý chất thải rn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hi.

- Các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp điều kiện kinh tế xã hội, ưu tiên áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận và các công nghệ tiên tiến, xử lý, tái chế, tái sử dụng và hạn chế chôn lấp nhằm góp phần xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

3. Mục tiêu quy hoạch

- Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh, xác định phương thức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn; xác định các cơ sở xử lý chất thải rắn và phạm vi phục vụ đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn cho vùng KTTĐ Bắc Bộ.

- Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế đgiảm thiểu tối đa khối lượng chất thải phải chôn lấp.

- Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn trên địa bàn các tỉnh trong phạm vi vùng KTTĐ Bắc Bộ.

4. Nội dung quy hoạch

a) Các chỉ tiêu quy hoạch

Các chỉ tiêu tính toán quy hoạch căn cứ theo các quy chun, tiêu chun kỹ thuật hiện hành.

b) Dự kiến tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn theo các giai đoạn đến năm 2030 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ như sau:

TT

Các loại CTR

Tỷ lệ thu gom và xử lý (%)

Đến năm 2020

Đến năm 2030

I

CTR thông thường:

 

 

1

CTR sinh hoạt đô thị

90

100

2

CTR sinh hoạt nông thôn

70

90

3

CTR xây dựng

80

90

4

CTR công nghiệp

90

100

5

CTR y tế không nguy hại

100

100

6

CTR làng nghề

80

100

7

Bùn thải (bao gồm bùn thải từ hệ thống thoát nước và bể tự hoại)

50 - 85

70 - 90

II

CTR nguy hại:

 

 

1

CTR công nghiệp

70

100

2

CTR y tế

100

100

3

CTR làng nghề

80

100

c) Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh

- Dự báo giai đoạn từ nay đến năm 2020 tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 38.980 tấn/ngày. Trong đó chất thải rắn thông thường phát sinh khoảng 36.040 tấn/ngày, chất thải rắn nguy hại phát sinh khoảng 2.940 tấn/ngày.

- Dự báo giai đoạn 2021 - 2030 tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 59.695 tấn/ngày. Trong đó chất thải rắn thông thường phát sinh khoảng 55.385 tấn/ngày, chất thải rắn nguy hại phát sinh khoảng 4.310 tấn/ngày.

Tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ theo các giai đoạn đến năm 2030 (chi tiết kèm theo tại Phụ lục I).

d) Phân vùng xử lý chất thải rắn

Đxuất phân vùng xử lý chất thải rắn như sau:

- Phạm vi vùng liên tỉnh: Chất thải rắn trong vùng KTTĐ Bắc Bộ được phân vùng xử lý theo phạm vi phục vụ của cơ sở xử lý Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên.

- Phạm vi vùng tỉnh: Chất thải rắn trong vùng KTTĐ Bắc Bộ được phân vùng xử lý theo phạm vi phục vụ của các cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch của từng địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó thành phố Hà Nội được phân thành 03 vùng: phía Bắc, phía Nam, phía Tây của thành phố; các tỉnh còn lại mỗi tỉnh được phân thành 02 đến 04 vùng xử lý chất thải rắn có bán kính phục vụ phù hợp.

đ) Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn

- Phân loại chất thải rắn:

+ Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn thành 3 loại: Chất thải rn hữu cơ (rau, quả, thức ăn thừa...); chất thải rắn vô cơ có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại...); các loại chất thải rắn còn lại.

+ Chất thải rắn công nghiệp, làng nghề được phân thành 2 loại: Chất thải rn công nghiệp, làng nghnguy hại và chất thải rn công nghiệp, làng nghề thông thường.

+ Chất thải rắn xây dựng, bùn thải (bao gồm bùn thải từ hệ thống thoát nước và bùn thải bể tự hoại) được phân thành các loại có thể tái chế, tái sử dụng.

+ Chất thải rắn y tế được phân thành 2 loại: Chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn y tế thông thường. Trong đó chất thải rắn y tế thông thường tiếp tục được phân loại như chất thải rắn sinh hoạt.

- Thu gom, vận chuyển chất thải rắn:

+ Đối với chất thải rắn thông thường:

. Chất thải rắn sinh hoạt:

Khu vực đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn,...): Thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày từ nơi phát sinh tới các điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc được vận chuyển đến cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch.

Khu vực dân cư nông thôn: Thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết thôn, xã và vận chuyển đến cơ sở xử lý chất thải rắn cấp huyện hoặc thực hiện theo quy hoạch nông thôn mi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

. Chất thải rắn công nghiệp, làng nghề, y tế: Thực hiện thu gom, vận chuyển từ trạm trung chuyển của các khu, cụm công nghiệp; điểm tập kết của các làng nghề hoặc trực tiếp từ cơ sở sản xuất, cơ sở y tế đến các cơ sở xử lý chất thải rắn cấp vùng tỉnh, vùng liên tỉnh theo quy hoạch.

. Chất thải rắn xây dựng: Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng đến cơ sở xử lý theo quy hoạch, đảm bảo các yêu cầu an toàn và vệ sinh môi trường.

. Bùn thải: Thực hiện thu gom, vận chuyển đến các cơ sở xử lý tập trung đã được quy hoạch hoặc vị trí do cơ quan có thẩm quyền cho phép. Khuyến khích xử lý bùn thải bể tự hoại tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung.

+ Đối với chất thải rắn nguy hại:

. Chất thải rắn nguy hại từ các nguồn thải được phân loại, bảo quản, lưu giữ, thu gom, vận chuyển trực tiếp đến các cơ sở xử lý chất thải rắn cấp vùng tỉnh, vùng liên tỉnh theo quy hoạch và tuân thủ các tiêu chun, quy chun an toàn vệ sinh môi trường; thực hiện theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại.

. Chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn nguy hại có trách nhiệm ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyn và xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định hiện hành.

e) Quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn

- Yêu cầu đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn:

+ Các cơ sở xử lý chất thải rắn đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

+ Thực hiện các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tới môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn hiện có trước năm 2020 (xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp chất thải rắn, chuyển đổi công nghệ hạn chế chôn lấp...); đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải rắn không hp vệ sinh và có giải pháp xử lý giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường, kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở xử lý chất thi rắn trong toàn vùng.

- Quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn:

+ Xác định 01 cơ sở xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh (cơ sở xử lý Sóc Sơn, Hà Nội với diện tích 257 ha, công suất khoảng 6.000 tấn/ngày, tiếp nhận và xử lý chất thải rắn thông thường cho khu vực thành phố Hà Nội, chất thải rắn nguy hại cho các tỉnh, thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên) và 05 cơ sở xử lý chất thải rắn cấp vùng tỉnh có chức năng cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn liên tỉnh (với tổng diện tích khoảng 231 ha, công suất khoảng 11.500 tn/ngày). Cụ thể vị trí, quy mô, công suất, phạm vi phục vụ các cơ sở xử lý chất thải rắn trong vùng KTTĐ Bắc Bộ (chi tiết kèm theo tại Phụ lục II).

+ Đối với việc quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác sẽ căn cứ theo các đồ án quy hoạch của các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải rắn vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ phù hợp với Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 (tại Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ).

g) Định hướng lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn

- Công nghệ xử lý chất thải rắn được lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; khả năng phân loại, tính chất, thành phần chất thải rắn của từng địa phương.

- Ưu tiên các công nghệ trong nước, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, các công nghệ tái chế có sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ của mi địa phương.

- Công nghệ áp dụng đối với chất thải rắn thông thường: Công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi năng lượng, công nghệ tái chế, công nghệ hạn chế chôn lấp,...

- Công nghệ áp dụng đối với chất thải rắn nguy hại: Công nghệ xử lý lý hóa, công nghệ đốt, hạn chế chôn lấp,...

5. Khái toán kinh phí đầu tư

a) Nhu cầu vốn đầu tư:

Ước tính vốn đầu tư triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2030 khoảng: 13.350 tỷ đồng.

Trong đó:

- Giai đoạn đến năm 2020 khoảng: 8.870 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2021 - 2030 khoảng: 4.480 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách nhà nước;

- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài;

- Vốn tín dụng đầu tư;

- Vốn từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước;

- Vốn hợp pháp từ các thành phần kinh tế khác.

6. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020

a) Tỉnh Hải Dương

Dự án mở rộng và nâng công suất xử lý cơ sở xử lý chất thải rắn Việt Hồng (Thanh Hà), quy mô 1.500 tấn/ngày.

b) Thành phố Hải Phòng

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn Trấn Dương (huyện Vĩnh Bảo), quy mô 2.500 tấn/ngày.

7. Đánh giá môi trường chiến lược

a) Tác động tích cực đến môi trường:

- Thu gom và xử lý chất thải rắn thông thường và nguy hại đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn gây ra.

- Hạn chế, xóa bỏ các điểm tập kết chất thải rắn và các bãi chôn lp chất thải rn không hợp vệ sinh, nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải tạo môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người dân trong vùng KTTĐ Bc Bộ.

- Xác định địa điểm, quy mô, công suất các cơ sở xử lý chất thải rắn trên địa bàn các tỉnh, đảm bảo phục vụ nhu cầu xử lý chất thải rắn đô thị - nông thôn, khu công nghiệp, làng nghề trong vùng KTTĐ Bắc Bộ.

- Các công nghệ xử lý các loại chất thải rắn được đề xuất theo hướng hạn chế chôn lấp góp phần tiết kiệm đất và xử lý triệt để đảm bảo yêu cu vệ sinh môi trường;

- Góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và sự phát triển bền vững của các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ.

b) Dự báo tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch:

- Hoạt động của các xe vận chuyển chất thải rắn có nguy cơ gây ô nhiễm.

- Quá trình xây dựng các cơ sở xử lý sẽ gây ra các tác động tới môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng (các tác động này chỉ diễn ra cục bộ và trong thời gian ngắn).

- Quá trình vận hành các cơ sở xử lý sẽ làm tăng tiếng ồn, gây bụi... tại khu vực đặt cơ sở xử lý chất thải rắn.

- Hoạt động của các điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý có th gây ô nhim môi trường nếu quy trình vận hành không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Nguy cơ xảy ra sự cố môi trường (phân tán khí độc, chất độc hại ra môi trường,...) và tai nạn lao động trong quá trình vận chuyển chất thải rắn nguy hại từ nguồn phát sinh đến trạm trung chuyển.

c) Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường:

- Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn đối với các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường và dọc tuyến đường vận chuyển.

- Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn trên công trường xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và các biện pháp an toàn và phòng chống tai nạn, sự cố trong quá trình xây dựng.

- Các dự án khi triển khai phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và các biện pháp hỗ trợ khác.

- Các biện pháp thu gom và xử lý khí thải, khói bụi và nước thải từ các cơ sở xử lý chất thải rắn và các biện pháp giảm thiểu tuân thủ theo ĐTM được phê duyệt.

- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước mặt nước ngm và đất.

- Cảnh báo các sự cố môi trường và đề xuất các giải pháp phòng chống giảm thiểu các ảnh hưởng xấu tới môi trường.

- Các biện pháp hỗ trợ khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Xây dựng:

- Tổ chức công bố Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2030 sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bàn giao hồ sơ quy hoạch cho các địa phương theo quy định hiện hành.

- Hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030.

2. Các bộ, ngành liên quan:

Có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tổ chức thực hiện quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn đáp ứng cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn triển khai quy hoạch này.

- Rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình thu gom, xử lý chất thải rắn.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định hiện hành.

- Tổ chức các chương trình, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh môi trường, bảo vệ hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn; vai trò của hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn với môi trường.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi
trường, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Quảng Ninh;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX;
- Lưu: VT, KTN(3).XH

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

PHỤ LỤC I

DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH TOÀN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Tỉnh, thành phố

Dự báo khối lượng CTR phát sinh (tấn/ngày)

Đến năm 2020

Đến năm 2030

CTR thông thường

CTR nguy hại

CTR thông thường

CTR nguy hại

CTR sinh hoạt đô thị

CTR sinh hoạt nông thôn

CTR công nghiệp

CTR xây dựng

CTR làng nghề

CTR y tế

Bùn thải bể tự hoại

Bùn thải hệ thống thoát nước

CTR sinh hoạt đô thị

CTR sinh hoạt nông thôn

CTR công nghiệp

CTR xây dựng

CTR làng nghề

CTR y tế

Bùn thải bể tự hoại

Bùn thải hệ thống thoát nước

1

Hà Nội

6410

2070

1190

2100

1790

72

1500

260

620

9160

2140

1330

3400

4120

120

1800

350

810

2

Vĩnh Phúc

1140

170

990

260

80

7

340

90

430

1850

280

1240

430

170

8

430

110

540

3

Bắc Ninh

660

230

510

180

240

4

300

80

230

1360

360

960

340

560

6

390

100

440

4

Hưng Yên

840

310

1200

230

430

4

410

110

530

1760

310

1290

410

990

8

500

130

600

5

Hải Dương

1020

320

840

270

350

6

460

120

380

1790

350

1300

430

790

8

500

130

600

6

Quảng Ninh

1340

150

890

300

130

9

400

110

390

2190

200

1350

480

290

11

480

120

600

7

Hải Phòng

2570

230

830

560

120

8

630

170

360

4280

360

1630

930

280

14

850

210

720

 

Tổng cộng

13980

3480

6450

3900

3140

110

4040

940

2940

22390

4000

9100

6420

7200

175

4950

1150

4310

 

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH CÁC CƠ SỞ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG LIÊN TỈNH, VÙNG TỈNH THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

CSXL CTR

Diện tích quy hoạch (ha)

Công sut (tấn/ngày)

Công nghệ xử lý

Phạm vi phục vụ

Đến năm 2020

Đến năm 2030

Đến năm 2020

Đến năm 2030

A. CSXL CTR CẤP VÙNG LIÊN TỈNH

1

CSXL Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội

157

257

4500

6000

Tái chế, chế biến phân vi sinh, chôn lấp hp vệ sinh có thu hồi năng lượng, đốt CTR thông thường và nguy hại (có thu hồi năng lượng)

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế, làng nghề, bùn thải và xây dựng cho Thủ đô Hà Nội.

- Xử lý CTR nguy hại cho các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên

B. CSXL CTR CẤP VÙNG TỈNH (có chức năng cung cấp dịch vụ xử lý CTR liên tỉnh)

I

Tỉnh Vĩnh Phúc

 

 

 

 

 

 

1

CSXL Lập Thạch, huyện Lập Thạch

6

6

500

500

Đốt CTR thông thường và nguy hại

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế cho tỉnh Vĩnh Phúc.

- Cung cấp dịch vụ xử lý CTR nguy hại cho các địa phương phía Tây - Bắc vùng Thủ đô Hà Nội.

II

Tỉnh Bắc Ninh

 

 

 

 

 

 

2

CSXL Phù Lãng, huyện Quế Võ

60

60

2000

3000

- Tái chế vật liệu nhựa, thủy tinh, giấy

- Tái chế chất vô cơ thành vật liệu xây dựng (gch lát đường, gạch block...)

- Sản xuất phân hữu cơ

- Đốt CTR công nghiệp nguy hại và không nguy hại

- Đốt CTR y tế nguy hại

- Chôn lấp hợp vệ sinh

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế, làng nghề, bùn thải, xây dựng và CTR nguy hại cho tỉnh Bc Ninh.

- Cung cấp dịch vụ xử lý CTR nguy hại cho các huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh (dọc trục đường QL 18).

III

Tỉnh Hưng Yên

 

 

 

 

 

 

3

CSXL Đại Đồng, huyện Văn Lâm

30

30

1500

1500

Tái chế, chế biến phân vi sinh, đốt, chôn lấp hợp vệ sinh.

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghip, y tế, làng nghề, bùn thải và xây dựng cho tỉnh Hưng Yên.

- Cung cấp dịch vụ xử lý CTR cho các huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Hải Phòng (dọc trục đường QL 5)

IV

Tỉnh Hải Dương

 

 

 

 

 

 

4

CSXL Việt Hồng, huyện Thanh Hà

30

55

1500

2500

- Tái chế vật liệu nhựa, thủy tinh, giấy...

- Tái chế chất vô cơ thành vật liệu xây dựng (gạch lát đường, gạch block...)

- Sản xuất phân hữu cơ

- Đốt CTR công nghiệp nguy hại và không nguy hại

- Chôn lấp hợp vệ sinh

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế, làng nghề, bùn thải, xây dựng và CTR nguy hại cho TP Hải Dương và một shuyện lân cận của tỉnh Hải Dương.

- Cung cấp dịch vụ xử lý CTR nguy hại cho các khu công nghiệp dọc trục đường QL5 thuộc tỉnh Hưng Yên và TP Hải Phòng.

V

TP Hải Phòng

 

 

 

 

 

 

5

CSXL Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo

50

80

2500

4000

Tái chế, chế biến phân vi sinh, chôn lấp hp vệ sinh, đốt CTR thông thường và nguy hại

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế, làng nghề, bùn thải, xây dựng và CTR nguy hại cho thành phố Hải Phòng.

- Cung cấp dịch vụ xử lý CTR nguy hại cho các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh (dọc theo trục cao tốc duyên hải Bắc Bộ dự kiến).

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 1979/QD-TTg dated October 14, 2016 of the Prime Minister on approving the solid waste management planning in Northern key economic region by 2030

Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No.59/2007/ND-CP on solid waste management dated April 09, 2007;

Pursuant to the Decision No.198/2014/QD-TTg dated January 25, 2014 by the Prime Minister on approval for the master plan on socio-economic development in Northern key economic region to 2020 and visions towards 2030;

Pursuant to the Decision No.2149/QD-TTg dated November 20, 2009 by the prime Minister on approval for national strategies for managing solid wastes up to 2025 and visions towards 2050;

Upon request by the Minister of Construction,

DECIDES:

Article 1.To approve the solid waste management planning applicable to the Northern key economic region up to 2030 (hereinafter referred to as “solid waste management planning”) which has the following main contents:

1.Scope of adjustment

The Northern key economic region covers 07 provinces and direct-controlled municipalities, namely, Hanoi, Bac Ninh, Hung Yen, Hai Duong, Vinh Phuc, Hai Phong and Quang Ninh.

2.Standpoints

-The solid waste management planning shall be consistent with the socio-economic development master plan applicable to Northern key economic region by 2020 and visions towards 2030 ( refer to the Decision No.198/QD-TTg dated January 25, 2014); land use planning; planning on development of provinces and direct-controlled municipalities in the Northern key economic zone); national solid waste management strategy by 2025 and visions towards 2050 (refer to the Decision No. 2149/QD-TTg dated December 17, 2009); solid waste management plans for Cau river locality (refer to Decision No.2211/QD-TTg dated November 14, 2013); river basin protection schemes and respective planning in the Northern key economic region.

-It is required to enhance the quality of State management, treated solid wastes and environmental protection to meet social development demand.

-Solid waste treatment technologies shall be suitable for socio-economic conditions. Solid waste treatment technologies that are researched and developed in Vietnam and certified in writing, and advanced technologies for treatment, recycle and reuse of solid wastes shall be prioritized to apply to ensure environment protection and land use efficiency.

-The involvement of multiple types of ownership in development and management of solid waste collection, transport and treatment shall be promoted.

3.Objectives

-Forecast total generated solid wastes, classify solid wastes, determine collection and transport methods; identify solid waste treatment facilities and scope of treatment to meet the need of the Northern key economic region.

-Enhance solid waste management, prevent and reduce generated solid waste; prioritize to apply solid waste technologies such as recycle and reuse, minimize landfill method.

-Lay a foundation for construction of solid waste treatment facilities in provinces within the Northern key economic region.

4.Planning

a) Targets

The planning shall be conformable to current technical regulations and standards.

b) Forecast of solid waste collection and treatment in provinces within the Northern key economic region by 2030:

No.

Types of solid wastes

Percentage of collected and treated solid waste (%)

By 2020

By 2030

I

Non-hazardous wastes:

 

 

1

Municipal domestic solid waste

90

100

2

Rural domestic solid waste

70

90

3

Construction solid waste

80

90

4

Industrial solid waste

90

100

5

Non-infectious medical solid waste

100

100

6

Solid waste from trade villages

80

100

7

Sewage sludge ( including sludge from drainage systems and septic tanks)

50 - 85

70 - 90

II

Hazardous solid wastes:

 

 

1

Industrial solid waste

70

100

2

Medical solid waste

100

100

3

Solid waste from trade villages

80

100

c) Generated solid waste forecast

-From now up to 2020: 38,980 tons/day including 36,040 tons of non-hazardous solid wastes and 2,940 tons of hazardous solid wastes.

-2021 - 2030: 59,695 tons/day including 55,385 tons of non-hazardous solid wastes and 4,310 tons of hazardous solid wastes..

Refer to Appendix 1 for total generated solid wastes in the Northern key economic region by 2030.

d) Proposed zoning for solid waste treatment

-Inter-provincial zones: Solid wastes which are generated within Hanoi, Vinh Phuc, Bac Ninh and Hung Yen shall be treated by Soc Son solid waste treatment facility, Soc Son district, Hanoi.

-Provincial zones: Solid wastes generated within the Northern key economic region shall be treated according to the capacity and scope of treatment facilities of provinces approved by the competent authority. There are 03 zones in Hanoi including the North, South and West of Hanoi; and from 02 to 04 zones in each remaining provinces.

dd) Solid waste classification, collection and transport

-Solid waste classification:

+ Domestic solid waste is categorized into organic solid waste (vegetables, leftovers, etc.); inorganic solid waste which may be recycled (paper, plastics, metal, etc) and the remaining.

+Industrial solid waste is categorized into hazardous and non-hazardous industrial solid wastes.

+ Construction solid waste and sludge (including sludge from drainage system and septic tanks) is categorized into reusable and recycled wastes.

+Medical solid waste is categorized into infectious and non-infectious wastes. Non-infectious medical solid waste is divided into 03 types as domestic waste was.

-Solid waste collection and transport:

+ For non-hazardous solid wastes

.Domestic solid wastes:

In urban: domestic solid wastes shall be collected and transported to dump sites, transfer stations or planned solid waste treatment facilities.

In rural areas: domestic solid wastes shall be collected and transported to dump sites of communes and too solid waste treatment facilities of districts thereafter; or shall be collected and transport in accordance with the planning for new rural areas approved by the competent authority.

.Industrial and medical solid wastes and solid wastes from trade villages: Such solid wastes shall be collected and transported from transfer stations of industrial zones, dump sites in trade villages or manufacturers, medical facilities to provincial or inter-provincial solid waste treatment facilities under the planning.

.Construction solid wastes: Construction projects’ investors shall enter into construction waste collection and transportation agreements with functional entities to collect and transport construction solid waste to treatment facilities in order to meet requirements of environmental sanitary and safety.

.Sludge:

Sludge shall be collected and transported to centralized treatment facilities that are planned or licensed by the competent authority. Sludge from septic tanks should be treated at centralized wastewater treatment plants.

+For hazardous solid waste:

.Hazardous solid wastes shall be categorized, collected and directly transported to inter-provincial or provincial solid waste treatment facilities under the planning and shall be conformable to environmental sanitary regulations and standards, and regulations on hazardous solid waste management.

.Hazardous solid waste generators shall enter into agreements with functional entities to collect and transport hazardous solid wastes under current regulations of laws.

e) Solid waste treatment facility planning

-Requirements for solid waste treatment facilities:

+Solid waste treatment facilities shall conform to current regulations and standards on safety distance.

+ Environmental impact mitigation measures (such as: construction of leaked waste water collection systems, technology transfer....) shall be applied by existing solid waste treatment facilities by 2020; unhygienic landfills shall be closed; measures for mitigating environmental impact and pollution control shall be introduced.

-Solid waste treatment facility planning:

+ 01 inter-provincial solid waste treatment facility ( Soc Son solid waste treatment facility with the capacity of 6,000 tons/day, covering an area of 257 ha, located in Hanoi) is expected to come into operation to treat non-hazardous solid wastes for Hanoi and hazardous solid wastes for Hanoi, Vinh Phuc, Bac Ninh and Hung Yen, and 05 provincial solid waste treatment facilities (total area of 231 ha, capacity of 11,500 tons/day) are expected to come into operation to treat solid wastes for multiple provinces. Refer to Appendix II for solid waste treatment facilities in Northern key economic region.

+ Planning for solid waste treatment facilities in other provinces shall be conformable to the approved planning by provinces in the Northern key economic region.

+ Infectious medical solid wastes shall be treated at solid waste treatment facilities in provinces within the Northern key economic region in conformity with the master plan for infectious medical solid wastes by 2025 (Decision No.170/QD-TTg dated February 08, 2012 by the Prime Minister).

g) Orientations of selection of applicable solid waste technologies

-Applicable solid waste treatment technologies shall be suitable to socio-economic conditions; solid waste categories, characteristics and constituents.

-Solid waste treatment technologies which are researched and developed in Vietnam, energy-efficient, environmentally-friendly and suitable for local demand shall be prioritized.

-Treatment technologies applicable to non-hazardous solid wastes : Biofertilizer composing, incineration for energy recovery, recycle, etc. Landfill is not favored.

-Treatment technologies applicable to hazardous solid wastes : Incineration, physical and chemical treatment technologies …Landfill is not favored

5.Cost estimation

a) Investment:

It is estimated that the execution of the solid waste management planning will cost 13,350 billion dong

Including:

-By 2020: approximately 8,870 billion dong;

-2021-2030: approximately 4,480 billion dong) Sources of finance:

-The state budget;

-ODA, funding by foreign countries;

-Loan capital;

- Investments from domestic and overseas investors;

-Lawful investments from other economic sectors.

6.Prioritized project proposal by 2020

a) In Hai Duong province

Project for expansion of Viet Hong solid waste treatment facility (Thanh Ha), capacity: 1,500 tons/day.

b) In Hai Phong

Tran Duong solid waste treatment facility project (in Vinh Bao district); capacity: 2,500 tons/day.

7.Strategic environment assessment

a) Positive impacts on environment:

-Collection and treatment of hazardous and non-hazardous solid wastes will contribute to reduction of environmental pollution .

-Unhygienic dump sites and landfills will be closed to mitigate environmental pollution and protect residents’ health in the Northern key economic region.

-The location and capacity of solid waste treatment facilities in provinces shall be determined to meet the demand for solid waste treatment of municipal and rural residents, industrial zones and trade village within the Northern key economic region.

-It is prioritized to apply solid waste treatment technologies by which solid wastes will be fully treated; landfill method is not favored to improve environmental sanitary and land-use efficiency;

-Community health will be enhanced and the sustainable development in Northern key economic region will be promoted.

b) Prediction of environmental impacts due to execution of this planning:

-Transport of solid wastes may cause pollution.

-Construction of solid waste treatment facilities will affect the environment and community health (in a short period of time and within a certain area).

-The operation of solid waste treatment facilities will generate dust, noise… in their vicinity.

-Dump sites, transfer stations and solid waste treatment facilities may cause environmental pollution if their operation fails to meet environmental standards.

-Environmental incidents (dispersion of noxious gases or substances …)and occupational accidents during transport of hazardous solid wastes to transfer stations may occur.

c) Mitigation measures:

-Remedial measures for controlling air and noise pollution caused by means of transport and construction vehicles within construction sites and along the route shall be introduced .

-Domestic wastewater and solid wastes on the construction sites of treatment facilities shall be collected and treated; safety and accident prevention measures shall apply during the construction .

-The environmental impact assessment shall be carried out prior to execution of any projects, and supporting measures shall apply.

-Measures for collecting and treating exhaust gases, dust and wastewater from solid waste treatment facilities and mitigation measures shall be conformable to the approved environmental impact assessment.

-Air quality, surface water, underground water and soil shall be monitored.

-Warnings of environmental incidents and mitigation measures shall be proposed.

-Other supporting measures shall be taken.

Article 2. Implementation provisions

1.The Ministry of Construction shall:

-Make the solid waste management planning publicly available after it is approved by the Prime Minister and transfer planning documents to local authorities under current regulations of laws.

-Provide guidance on adjustments to construction planning and solid waste management planning in conformity with the solid waste management planning in Northern key economic region by 2030.

2.Every relevant agency shall:

Cooperate with the Ministry of Construction and People’s Committees of provinces within the Northern key economic region to execute the planning according to assigned tasks and functions.

3.Every People’s Committee of provinces within the Northern key economic region shall:

-Review and adjust construction planning and solid waste management planning in conformity with the approved solid waste management planning in Northern key economic region by 2030.

-Compile financial plans by stage according to the solid waste management system development plan; introduce investment mobilization mechanism and policies.

-Review and prepare land use plans for solid waste collection and treatment construction works.

-Give directives on implementation of solid waste collection and treatment facilities in the province under current regulations of laws.

- Disseminate and raise public awareness of environmental sanitary, protection solid waste collection and treatment systems and the significance of such systems to environment.

Article 3.This Decision takes effect on the signing date.

The Minister of Construction, Minister of Planning and Investment, Minister of Finance, Minister of Environment and Resources, Minister of Health, Minister of Agricultural and Rural Development and Presidents of People s Committees of Hanoi, Bac Ninh, Hung Yen, Hai Duong, Vinh Phuc, Hai Phong and Quang Ninh, and heads of relevant agencies shall be responsible for the implementation of this Decision.

For the Prime Minister

The Deputy Minister

Trinh Dinh Dung


APPENDIX I

FORECAST OF SOLID WASTE GENERATION IN NORTHERN KEY ECONOMIC ZONE BY 2030
(Issued together with the Decision No.1979/QD-TTg dated October 14, 2016 by the Prime Minister)

No.

Province

 Generated solid waste (tonne/day)

 By 2020

 By 2030

Non-hazardous wastes

 Hazardous solid wastes

 Non-hazardous wastes

 Hazardous solid wastes

Municipal solid waste

Rural domestic solid waste

Industrial solid waste

Construction waste

Solid waste from trade villages

Medical solid waste

Sludge from septic tanks

Sludge from water drainage systems

 

Municipal solid waste

Rural domestic solid waste

Industrial solid waste

Construction waste

Solid waste from trade villages

Medical solid waste

Sludge from septic tanks

Sludge from water drainage systems

 

1

Hanoi

6,410

2,070

1,190

2,100

1,790

72

1,500

260

620

9,160

2,140

1,330

3,400

4,120

120

1,800

350

810

2

Vinh Phuc

1,140

170

990

260

80

7

340

90

430

1,850

280

1,240

430

170

8

430

110

540

3

Bac Ninh

660

230

510

180

240

4

300

80

230

1,360

360

960

340

560

6

390

100

440

4

Hung Yen

840

310

1,200

230

430

4

410

110

530

1,760

310

1,290

410

990

8

500

130

600

5

Hai Duong

1,020

320

840

270

350

6

460

120

380

1,790

350

1,300

430

790

8

500

130

600

6

Quang Ninh

1,340

150

890

300

130

9

400

110

390

2,190

200

1,350

480

290

11

480

120

600

7

Hai Phong

2,570

230

830

560

120

8

630

170

360

4,280

360

1,630

930

280

14

850

210

720

 

Total

13,980

3,480

6,450

3,900

3,140

110

4,040

940

2,940

22,390

4,000

9,100

6,420

7,200

175

4,950

1,150

4,310

 

APPENDIX II

INTER-PROVINCIAL AND PROVINCIAL SOLID WASTE TREATMENT FACILITIES IN NORHERN KEY ECONOMIC REGIONS BY 2030
(Issued together with the Decision No.1979/QD-TTg dated October 14, 2016 by the Prime Minister)

No.

Solid waste treatment facilities

 Area (ha)

 Capacity (ton/day)

 Applicable technologies

 Scope

 By 2020

 By 2030

 By 2020

 By 2030

 

 

INTER-PROVINCIAL SOLID WASTE TREATMENT FACILITIES

1

 Soc Son solid waste treatment facility, in Soc Son district, Hanoi

157

257

4,500

6,000

 Recycling, biofertilizer composting, landfill, incineration of both non-hazardous and hazardous solid waste (for energy recovery)

-Treating domestic, industrial medical solid wastes, solid waste from trade villages and construction, and sludge within Hanoi capital

-Treating hazardous solid wastes generated in Vinh Phuc, Bac Ninh and Hung Yen

B. PROVINCIAL SOLID WASTE TRETAMENT FACILITIES ( provide inter-provincial treatment)

I

Vinh Phuc

 

 

 

 

 

 

1

Lap Thach treatment facility, in Lap Thach district

6

6

500

500

Incineration (both hazardous and non-hazardous solid wastes)

-Treating domestic, medical and industrial solid wastes in Vinh Phuc

-Treating hazardous solid wastes generated from the Northwest of Hanoi capital.

II

Bac Ninh

 

 

 

 

 

 

2

Phu Lang solid waste treatment facility, in Que Vo districts

60

60

2,000

3,000

-Recycling plastic, glass and paper

-Recycle inorganic substances into building materials (bricks, titles…)

-Organic composting

-Incineration (both hazardous and non-hazardous industrial solid waste)

-Incinerate infectious medical solid waste

-Landfill

-Treating domestic, industrial medical solid wastes, solid waste from trade villages and construction, sludge and hazardous solid waste in Bac Ninh

-Treating hazardous solid waste generated from Hai Duong, Quang Ninh (along national high way 18).

III

Hung Yen

 

 

 

 

 

 

3

Dai Dong solid waste treatment facility, in Van Lam district

30

30

1,500

1,500

 Recycle, bioferlizer composting, landfill

-Treating domestic, industrial medical solid wastes, solid waste from trade villages and construction, and sludge in Hung Yen

-Treating solid waste generated from Hai Duong, Quang Ninh (along national high way 5).

IV

Hai Duong

 

 

 

 

 

 

4

Viet Hong solid waste treatment facilities

30

55

1,500

2,500

-Recycle plastic, glass and paper

-Recycle inorganic substances into building materials (bricks, titles…)

-Organic composting

-Incineration (both hazardous and non-hazardous industrial solid waste)

-Landfill

-Treating domestic, industrial medical solid wastes, solid waste from trade villages and construction, sludge and hazardous solid waste in Hai Duong city and some adjacent districts, Hai Duong province.

-Treating hazardous solid waste generated from industrial zones along the national highway No.5, Hung yen provinces and Hai Phong city.

V

Hai Phong

 

 

 

 

 

 

5

Tran Duong solid waste treatment facility, in Vinh Bao

50

80

2,500

4,000

 Recycle, bioferlizer composting, landfill and incineration (hazardous and non-hazardous solid wastes)

-Treating domestic, industrial medical solid wastes, solid waste from trade villages and construction, sludge and hazardous solid waste in Hai Phong

-Treating hazardous solid wastes generated from Hai Duong, Quang Ninh (along Northern coastal highway)

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1979/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất