Thông tư liên tịch 80/2013/TTLT-BTC-BNN của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 80/2013/TTLT-BTC-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 80/2013/TTLT-BTC-BNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Hà Công Tuấn; Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: | 16/04/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 80/2013/TTLT-BTC-BNN
BỘ TÀI CHÍNH – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 80/2013/TTLT-BTC-BNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2013 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/ NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Thực hiện Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020.
Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định diện tích khoán bảo vệ rừng, diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên theo hướng dẫn hàng năm về lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để phối hợp thực hiện.
Riêng đối với diện tích khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên do ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định và thông báo diện tích đối với từng loại rừng theo quy định tại Thông tư số 51/2012/TT-BNN ngày 19/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chi tiết theo từng địa phương, gửi Bộ Tài chính.
Đối với hợp đồng khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đã ký theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 còn hiệu lực nếu không trái với quy định của Thông tư này thì tiếp tục thực hiện khoán theo hợp đồng đã ký.
Trong đó ưu tiên khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc tại chỗ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ nghèo sinh sống chủ yếu bằng nghề rừng tại các địa phương.
Trường hợp đối với những khu rừng không có đối tượng nhận khoán, chủ rừng phải tổ chức bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.
Trường hợp vi phạm hợp đồng (như để xảy ra mất rừng hoặc suy giảm chất lượng rừng thì phải lập biên bản xác định diện tích rừng đã mất hoặc bị suy giảm chất lượng rừng), phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo trách nhiệm ghi trong hợp đồng.
Kết quả nghiệm thu hàng năm được hai bên giao khoán và bên nhận khoán xác nhận, là căn cứ để bên giao khoán quyết toán kinh phí.
Mức khoán cụ thể do Bộ, ngành (đối với diện tích rừng thuộc các Bộ, ngành quản lý) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với diện tích rừng thuộc địa phương quản lý) quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế và phải được công bố công khai hàng năm về mức khoán, diện tích khoán để bên nhận khoán biết.
- Ngân sách trung ương đảm bảo:
+ Kinh phí khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đối với diện tích rừng thuộc Bộ, ngành quản lý được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao quản lý.
+ Hỗ trợ ngân sách địa phương để khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đối với diện tích rừng thuộc địa phương quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo diện tích rừng cần bảo vệ.
- Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đối với diện tích cần khoán còn lại của địa phương.
- Ngân sách trung ương bảo đảm đối với diện tích khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên thuộc các Bộ, ngành quản lý.
- Ngân sách địa phương bảo đảm đối với diện tích khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên thuộc địa phương quản lý.
- Ngân sách trung ương bảo đảm đối với diện tích khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên thuộc các Bộ, ngành quản lý.
- Ngân sách địa phương bảo đảm đối với diện tích khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên thuộc địa phương quản lý.
Ngân sách Trung ương chi cho các nhiệm vụ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.
Ngân sách địa phương chi cho các nhiệm vụ do địa phương thực hiện.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 tại các địa phương;
- Kiểm tra đột xuất các trọng điểm chặt phá rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, buôn bán lâm sản trái pháp luật;
- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
- Chi tiền lương, chi tiền công, phụ cấp và các khoản đóng cho lao động hợp đồng theo quy định;
- Chi hoạt động thường xuyên: chi làm ngoài giờ; thanh toán dịch vụ công cộng; mua vật tư văn phòng; thông tin, liên lạc; chi phí hội nghị; thi đua khen thưởng; chi thanh toán công tác phí; chi sửa chữa tài sản; chi phí mua sắm tài sản dùng cho quản lý điều hành; chi cho các đoàn công tác liên ngành tham gia thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và chi phí khác (nếu có);
- Các khoản chi khác theo yêu cầu của Ban chỉ đạo.
Đối với các Đoàn công tác Ban Chỉ đạo giao các Bộ, ngành thực hiện kinh phí chi từ dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ, ngành.
Căn cứ quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Điều 5 Thông tư này, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 cấp tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây