Thông tư 99/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

thuộc tính Thông tư 99/2004/TT-BTC

Thông tư 99/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:99/2004/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành:19/10/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chế độ tài chính trong hoạt động bảo hiểm (SMS: 200244 - Không gửi qua fax) - Ngày 19/10/2004, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 99/2004/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đầy đủ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm, từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm... Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tài chính và được phép áp dụng phương pháp thống kê để trích lập dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa yêu cầu đòi bồi thường cho các hợp đồng bảo hiểm được giao kết trước ngày 01/01/2006... Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ công bố thông tin kịp thời, chính xác theo đúng quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này và chậm nhất trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính phải công bố các báo cáo tài chính đã được kiểm toán... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng từ 01/01/2005.

Xem chi tiết Thông tư99/2004/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 99/2004/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 99/2004/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2001/NĐ-CP
NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ
DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

 

- Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000;

- Căn cứ Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:

 

I. VỐN ĐIỀU LỆ

 

1. Các quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn điều lệ do chủ sở hữu thực góp vào doanh nghiệp.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện việc góp vốn điều lệ với mức không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

4. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Nếu do bất kỳ nguyên nhân nào mà số vốn điều lệ đã góp giảm xuống thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bổ sung vốn điều lệ sao cho số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP.

 


II. TIỀN KÝ QUỸ

 

1. Việc ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo Điều 6 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Trong trường hợp số tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung số tiền ký quỹ theo quy định.

3. Trong trường hợp số tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm cao hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được phép điều chỉnh lại số tiền ký quỹ theo quy định.

 

III. DỰ  PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

 

1. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đầy đủ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm, từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

3.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

3.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn và đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo hướng dẫn tại điểm 3.4 khoản 3 Mục III của Thông tư này hoặc các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ khác thận trọng hơn và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.

3.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tài chính. Trong trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.

3.4. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:

Dự phòng phí chưa được hưởng:

a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:

+ Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không: bằng 25% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

+ Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ bảo hiểm này.

+ Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không áp dụng phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của  tổng phí bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm được giao kết từ 1/1/2006 trở đi.

b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm

(i) Phương pháp 1/8: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều giữa các tháng trong quý, hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:

 

Dự phòng phí

chưa được hưởng

 

=

 

Phí bảo hiểm giữ lại

 

X

 

Tỷ lệ phí bảo hiểm

chưa được hưởng

 

 

Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004 được tính như sau:

+ Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2004:

 

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực

 

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

 

Năm

 

Quý

 

2005

 

I

 

1/8

 

II

 

3/8

 

III

 

5/8

 

IV

 

7/8

 

 

+ Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 8. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2004 được tính như sau:

 

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm  hết hiệu lực

 

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

 

Năm

 

Quý

 

2005

 

I

 

1/16

 

II

 

3/16

 

III

 

5/16

 

IV

 

7/16

 

2006

 

I

 

9/16

 

II

 

11/16

 

III

 

13/16

 

IV

 

15/16

 

 

(ii) Phương pháp 1/24: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều trong tháng, hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một tháng cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:

 

Dự phòng phí chưa được hưởng

 

=

 

Phí bảo hiểm giữ lại

 

X

 

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

 

 

Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004 được tính như sau:

+ Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2004:

 

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm  hết hiệu lực

 

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

 

Năm

 

Tháng

 

2005

 

1

 

1/24

 

2

 

3/24

 

3

 

5/24

 

4

 

7/24

 

5

 

9/24

 

6

 

11/24

 

7

 

13/24

 

8

 

15/24

 

9

 

17/24

 

10

 

19/24

 

11

 

21/24

 

12

 

23/24

 

 

+ Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 24. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2004 được tính như sau:

 

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm  hết hiệu lực

 

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

 

Năm

 

Tháng

 

2005

 

1

 

1/48

 

2

 

3/48

 

3

 

5/48

 

4

 

7/48

 

5

 

9/48

 

6

 

11/48

 

7

 

13/48

 

8

 

15/48

 

9

 

17/48

 

10

 

19/48

 

11

 

21/48

 

12

 

23/48

 

2006

 

1

 

25/48

 

2

 

27/48

 

3

 

29/48

 

4

 

31/48

 

5

 

33/48

 

6

 

35/48

 

7

 

37/48

 

8

 

39/48

 

9

 

41/48

 

10

 

43/48

 

11

 

45/48

 

12

 

47/48

 

 

c) Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau:

 

 

 

 

 

Phí bảo hiểm giữ lại X Số ngày bảo hiểm
còn lại của hợp đồng bảo hiểm

 

Dự phòng phí chưa được hưởng

 

=

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số ngày bảo hiểm theo
hợp đồng bảo hiểm

 

 

3.4.2. Dự phòng bồi thường:

a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường:

Theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập 2 loại dự phòng:

- Dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo phương pháp ước tính số tiền bồi thường cho từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

- Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo công thức sau:


 

 

 

Dự phòng BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường cho năm TC hiện tại

 

 

 

Tổng số tiền BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường của 3 năm TC trước liên tiếp

 

 

 

Số tiền BT phát sinh của năm TC hiện tại

 

 

 

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của năm TC hiện tại

 

 

 

 

 

Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân của năm TC hiện tại

 

=

 

---------------

 

x

 

x

 

---------------

 

x

 

------------

 

 

 

Tổng số tiền BT phát sinh của 3 năm TC trước liên tiếp

 

 

 

 

 

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của năm TC trước

 

 

 

Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân của năm TC trước

 

 

Trong đó:

+ Số tiền bồi thường phát sinh của một năm tài chính bao gồm số tiền bồi thường thực trả trong năm cộng với dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết tại thời điểm cuối năm.

+ Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân là thời gian bình quân từ khi tổn thất xẩy ra tới khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất hoặc hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường (tính bằng số ngày).

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép áp dụng phương pháp thống kê để trích lập dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa yêu cầu đòi bồi thường cho các hợp đồng bảo hiểm được giao kết trước ngày 1/1/2006.

b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường:

Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ bảo hiểm dựa trên nguyên lý sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các hệ số phát sinh bồi thường nhằm dự đoán số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải bồi thường trong tương lai. Để tính toán dự phòng bồi thường theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần phân tích các dữ liệu quá khứ để đảm bảo rằng việc thanh toán bồi thường qua các năm tuân theo các quy luật ổn định và không có sự bất thường.

Ví dụ: Tính dự phòng bồi thường theo phương pháp hệ số phát sinh bồi thường cho một nghiệp vụ bảo hiểm nhất định tại thời điểm 31/12/2004:

+ Bước 1: Thống kê toàn bộ các khoản thanh toán bồi thường thực trả tới thời điểm 31/12/2004 phân theo năm xảy ra tổn thất và năm bồi thường theo bảng sau (số liệu chỉ mang tính minh hoạ):


Đơn vị: triệu đồng

 

Năm xảy ra tổn thất

 

Năm bồi thường

 

0

 

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

6

 

7

 

1997

 

5.445

 

3.157

 

2.450

 

1.412

 

600

 

352

 

431

 

185

 

1998

 

5.847

 

3.486

 

1.366

 

848

 

1.045

 

1.054

 

369

 

 

 

1999

 

5.981

 

4.854

 

1.948

 

2.554

 

1.680

 

489

 

 

 

 

 

2000

 

7.835

 

4.453

 

3.888

 

3.335

 

2.088

 

 

 

 

 

 

 

2001

 

9.763

 

6.517

 

3.563

 

3.984

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2002

 

10.745

 

6.184

 

4.549

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2003

 

14.137

 

8.116

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2004

 

15.162

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo bảng thống kê bồi thường nêu trên (dòng 1997):

Số tiền bồi thường thực trả trong năm 1997 (năm bồi thường thứ 0) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 5.445 triệu đồng.

Số tiền bồi thường thực trả trong năm 1998 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 3.157 triệu đồng.

Số tiền bồi thường thực trả trong năm 1999 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 2.450 triệu đồng.

..................

Việc thống kê số tiền bồi thường trong các năm tiếp theo cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 được tiến hành tương tự như trên cho tới khi không còn khoản tiền bồi thường nào phát sinh thêm nữa. ở ví dụ này, sau năm 2004 (năm bồi thường thứ 7) không còn khoản tiền bồi thường nào phải thanh toán cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997.

Việc thống kê số tiền bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong năm 1998, 1999...., 2004 được thực hiện tương tự như năm 1997. Số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường sẽ tùy thuộc vào độ dài thời gian từ khi tổn thất xảy ra tới khi tổn thất được bồi thường hết. Thông thường, các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm có số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường nhiều hơn là các nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm tài sản...

+ Bước 2: Chuyển bảng thống kê số liệu bồi thường theo từng năm đã lập ở trên thành bảng thống kê số liệu bồi thường luỹ kế, trong đó số liệu bồi thường luỹ kế của mỗi năm là tổng các khoản bồi thường thực trả của năm đó và các năm trước đó.

Đơn vị: triệu đồng

 

Năm xảy ra tổn thất

 

Năm bồi thường

 

0

 

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

6

 

7

 

1997

 

5.445

 

8.602

 

11.052

 

12.464

 

13.064

 

13.416

 

13.847

 

14.032

 

1998

 

5.847

 

9.333

 

10.699

 

11.547

 

12.592

 

13.646

 

14.015

 

 

 

1999

 

5.981

 

10.835

 

12.783

 

15.337

 

17.017

 

17.506

 

 

 

 

 

2000

 

7.835

 

12.288

 

16.176

 

19.511

 

21.599

 

 

 

 

 

 

 

2001

 

9.763

 

16.280

 

19.843

 

23.827

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2002

 

10.745

 

16.929

 

21.478

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2003

 

14.137

 

22.253

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2004

 

15.162

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo bảng thống kê số liệu bồi thường luỹ kế nêu trên (dòng năm 1997):

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 1997 (năm bồi thường thứ 0) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 5.445 triệu đồng.

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 1998 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 3.157 triệu đồng + 5.445 triệu đồng = 8.602 triệu đồng.

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 1999 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 1997 là 2.450 triệu đồng + 8.602 triệu đồng = 11.052 triệu đồng.

..................

+ Bước 3: Tính hệ số phát sinh bồi thường qua các năm bằng cách chia số liệu bồi thường luỹ kế của năm sau cho năm trước đó.

 

Năm xảy ra tổn thất

 

Hệ số phát sinh bồi thường

 

1/0

 

2/1

 

3/2

 

4/3

 

5/4

 

6/5

 

7/6

 

1997

 

1,580

 

1,285

 

1,128

 

1,048

 

1,027

 

1,032

 

1,013

 

1998

 

1,596

 

1,146

 

1,079

 

1,090

 

1,084

 

1,027

 

 

 

1999

 

1,812

 

1,180

 

1,200

 

1,110

 

1,029

 

 

 

 

 

2000

 

1,568

 

1,316

 

1,206

 

1,107

 

 

 

 

 

 

 

2001

 

1,668

 

1,219

 

1,201

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2002

 

1,576

 

1,269

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2003

 

1,574

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số phát sinh BT bình quân

 

 

1,625

 

 

1,236

 

 

1,163

 

 

1,089

 

 

1,047

 

 

1,030

 

 

1,013

 

 

Sau đó tính hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 0 qua năm thứ 1, từ năm thứ 1 qua năm thứ 2, từ năm thứ 2 qua năm thứ 3....bằng cách tính giá trị trung bình của hệ số phát sinh bồi thường của từng cột trong bảng trên.

+ Bước 4: Sử dụng hệ số phát sinh bồi thường bình quân tính được ở bước 3 để ước tính số tiền bồi thường luỹ kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong các năm 1997, 1998,..., 2004 (phần in nghiêng, đậm trong bảng dưới đây):

 

Đơn vị: triệu đồng

 

Năm xảy ra tổn thất

 

Năm bồi thường

 

0

 

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

6

 

7

 

1997

 

5.445

 

8.602

 

11.052

 

12.464

 

13.064

 

13.416

 

13.847

 

14.032

 

1998

 

5.847

 

9.333

 

10.699

 

11.547

 

12.592

 

13.646

 

14.015

 

14.197

 

1999

 

5.981

 

10.835

 

12.783

 

15.337

 

17.017

 

17.506

 

18.031

 

18.266

 

2000

 

7.835

 

12.288

 

16.176

 

19.511

 

21.599

 

22.614

 

23.293

 

23.595

 

2001

 

9.763

 

16.280

 

19.843

 

23.827

 

25.948

 

27.167

 

27.982

 

28.346

 

2002

 

10.745

 

16.929

 

21.478

 

24.979

 

27.202

 

28.481

 

29.335

 

29.716

 

2003

 

14.137

 

22.253

 

27.505

 

31.988

 

34.835

 

36.472

 

37.566

 

38.055

 

2004

 

15.162

 

24.638

 

30.453

 

35.417

 

38.569

 

40.382

 

41.593

 

42.134

 

Theo bảng trên (dòng năm 2004):

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2005 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2004 là 15.162 triệu đồng x 1,625 = 24.638 triệu đồng (1,625 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 0 qua năm thứ 1).

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2006 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2004 là 24.638 triệu đồng x 1,236 = 30.453 triệu đồng (1,236 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2).

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2007 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2004 là 30.453 triệu đồng x 1,163 = 35.417 triệu đồng (1,163 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 2 qua năm thứ 3).

.........................

Số tiền bồi thường luỹ kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong năm 2003, 2002,....,1998 tính tương tự như năm 2004.

+ Bước 5: Ước tính dự phòng bồi thường:

Dự phòng bồi thường tại thời điểm 31/12/2004 được ước tính bằng cách lấy tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 1997, 1998,..., 2004 trừ đi tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất đó tính tới ngày 31/12/2004, trong đó:

Tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 1997, 1998,..., 2004 chính là số tiền bồi thường luỹ kế ở năm bồi thường thứ 7 của bảng trên.

Tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 1997, 1998,..., 2004 tính tới thời điểm 31/12/2004 chính là số tiền bồi thường luỹ kế nằm dọc theo đường chéo của bảng trên.

 

Đơn vị: triệu đồng

 

Năm xảy ra tổn thất

 

Năm bồi thường

 

Tính toán dự phòng BT tại 31/12/2004

 

 

 

0

 

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

6

 

 

 

7

 

Tổng số tiền ước tính phải BT

 

Tổng số tiền đã BT tới ngày 31/12/04

 

Dự phòng bồi thường ước tính

 

1997

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14.032

 

14.032

 

14.032

 

0

 

1998

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14.015

 

14.197

 

14.197

 

14.015

 

182

 

1999

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17.506

 

 

 

18.266

 

18.266

 

17.506

 

760

 

2000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21.599

 

 

 

 

 

23.595

 

23.595

 

21.599

 

1.996

 

2001

 

 

 

 

 

 

 

23.827

 

 

 

 

 

 

 

28.346

 

28.346

 

23.827

 

4.519

 

2002

 

 

 

 

 

21.478

 

 

 

 

 

 

 

 

 

29.716

 

29.716

 

21.478

 

8.238

 

2003

 

 

 

22.253

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

38.055

 

38.055

 

22.253

 

15.802

 

2004

 

15.162

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

42.134

 

42.134

 

15.162

 

26.972

 

Tổng cộng

 

208.341

 

149.872

 

58.469

 

 

Như vậy, với số liệu thống kê bồi thường như trên, dự phòng bồi thường ước tính của nghiệp vụ bảo hiểm mà ta đang nghiên cứu tại thời điểm 31/12/2004 là 58.469 triệu đồng.

3.4.3. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:

Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập hàng năm được áp dụng theo phương pháp thống kê.

4. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

4.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

4.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được phép lựa chọn và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại điểm 4.4 khoản 4 Mục III của Thông tư này hoặc phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác thận trọng hơn và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.

Đối với các sản phẩm bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn, doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại điểm 4.4 khoản 4 Mục III của Thông tư này hoặc phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác thận trọng hơn cho các hợp đồng bảo hiểm được giao kết từ ngày 1/1/2006 trở đi.

4.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không được phép thay đổi phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tài chính. Trong trường hợp thay đổi phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.

4.4. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ:

a) Dự phòng toán học:

- Phương pháp trích lập: theo phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh bởi hệ số Zillmer 3% số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh dùng để tính dự phòng không được cao hơn 90% phí bảo hiểm thực tế thu được.

- Nguyên tắc tính dự phòng: dự phòng toán học theo phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh Zillmer 3% số tiền bảo hiểm tính theo nguyên tắc sau:

Dự phòng toán học

 

=

 

Giá trị hiện tại của tổng số tiền bảo hiểm sẽ phải trả trong tương lai.

 

-

 

Giá trị hiện tại của tổng số phí bảo hiểm thuần điều chỉnh Zillmer 3% số tiền bảo hiểm sẽ thu trong tương lai.

 

- Cơ sở tính dự phòng: doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ sử dụng các cơ sở sau đây để tính dự phòng toán học:

+ Bảng tỷ lệ tử vong quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (Bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980)

+ Lãi suất kỹ thuật tối đa bằng 80% lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xin phê chuẩn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng.

- Dự phòng toán học được coi là bằng 0 trong trường hợp tính theo phương pháp và cơ sở nêu trên cho ra kết quả là số âm.

b) Dự phòng phí chưa được hưởng:

- áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn dưới một năm.

- Phương pháp trích lập: theo phương pháp 1/24 hoặc phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày.

c) Dự phòng bồi thường:

Được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

Dự phòng chia lãi:

Chỉ áp dụng với những hợp đồng có lãi chia được tích lũy qua các năm hợp đồng bảo hiểm và được tính theo công thức sau:

 

Dự phòng chia lãi

 

 

=

 

Tổng lãi công bố chia cho chủ hợp đồng trong năm tài chính

 

 

+

 

Giá trị tích lũy của lãi đã công bố chia cho chủ hợp đồng trong các năm tài chính trước nhưng chưa chi trả

 

 

đ) Dự phòng bảo đảm cân đối: được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm.

 

IV. ĐẦU TƯ VỐN

 

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đầu tư vốn theo quy định tại Mục 3, Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

 

V. KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

 

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.

3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu:

a) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ bằng 20% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.

Ví dụ: Tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm A kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có tổng phí bảo hiểm giữ lại là 1.000 tỷ đồng Việt Nam. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm A = 1.000 tỷ đồng Việt Nam x 20% = 200 tỷ đồng Việt Nam.

b) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.

Ví dụ: Tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm B kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có:

+ Dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống là 200 tỷ đồng Việt Nam.

+ Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống là 20.200 tỷ đồng Việt Nam.

+ Dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là 300 tỷ đồng Việt Nam.

+ Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là 50.300 tỷ đồng Việt Nam.

Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm B sẽ bằng:  (4% x 200 tỷ đồng) + 0,1%(20.200 tỷ đồng - 200 tỷ đồng) + (4% x 300 tỷ đồng) + 0,3%(50.300 tỷ đồng - 300 tỷ đồng) = 8 tỷ đồng + 20 tỷ đồng +  12 tỷ đồng + 150 tỷ đồng  = 190 tỷ đồng Việt Nam.

4. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm. Các tài sản sau sẽ không được đưa vào để tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm:

4.1. Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm;

4.2. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật hiện hành;

4.3. Các quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có).

 

 

VI.  DOANH THU, CHI PHÍ
CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

 

1.  Doanh thu:

1.1. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các khoản thu theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:

a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Thu phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%; thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập trừ đi các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm; phí nhượng tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

b) Doanh thu hoạt động tài chính: Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; thu lãi trên số tiền ký quỹ; thu cho thuê tài sản; hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán và các khoản thu hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật.

c) Thu nhập hoạt động khác: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; các khoản nợ khó đòi đã  xoá nay thu hồi được; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Nguyên tắc xác định doanh thu:

a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ được xác định theo nguyên tắc sau:

- Doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán khoản thu phí bảo hiểm gốc vào thu nhập khi phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm theo quy định tại Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm, cụ thể như sau:

+ Doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hoặc có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm.

+ Doanh nghiệp bảo hiểm có thoả thuận cho bên mua bảo hiểm được nợ phí bảo hiểm. Trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải hạch toán vào thu nhập khoản tiền cho bên mua bảo hiểm nợ mặc dù bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm.

+ Doanh nghiệp thoả thuận với bên mua bảo hiểm việc đóng phí bảo hiểm theo kỳ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập tương ứng với kỳ hoặc các kỳ phí bảo hiểm đã phát sinh, không hạch toán vào thu nhập phần phí bảo hiểm chưa đến kỳ bên mua bảo hiểm phải nộp phí theo như đã thoả thuận.

- Đối với các khoản thu còn lại: doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với các khoản phải chi để giảm thu: doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào giảm thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận của các bên, không phân biệt đã chi hay chưa chi tiền.

b) Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính.

c) Thu nhập hoạt động khác: là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ (-) các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp thuận thanh toán, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền.

1.3. Các khoản thu của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh trong kỳ trên cơ sở hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.

2. Chi phí:

2.1. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:

2.1.1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

a) Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ; chi bồi thường nhận tái bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm trừ đi các khoản phải thu để giảm chi như: thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%;

b) Trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Mục III Thông tư này;

c) Chi hoa hồng bảo hiểm theo quy định tại điểm 5 Mục II Thông tư số 98/2004/TT-BTC ngày 19 tháng 10 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

d) Chi giám định tổn thất theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

đ) Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

e) Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

f) Chi quản lý đại lý bảo hiểm;

g) Chi đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định tại Mục IX Thông tư số 98/2004/TT-BTC ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

h) Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm bao gồm các khoản chi cho công tác thu thập thông tin, điều tra, thẩm định về đối tượng bảo hiểm;

i) Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, trợ cấp thôi việc và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật tương ứng đối với mỗi loại hình doanh nghiệp;

k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trả theo quy định của pháp luật;

l) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật tương ứng đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.

2.1.2. Chi phí hoạt động tài chính là số phải chi trong năm tài chính bao gồm:

a) Chi phí cho hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

b) Lãi trả cho chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết;

c) Chi phí cho thuê tài sản;

d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;

đ) Trích dự phòng giảm giá chứng khoán;

e) Chi khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Chi phí hoạt động khác là số phải chi trong năm tài chính bao gồm:

a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;

c) Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng;

d) Chi  khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:

a) Các khoản tiền phạt mà tập thể, cá nhân phải nộp do vi phạm pháp luật;

b) Các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động, chi ủng hộ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp;

c) Các khoản  chi sự nghiệp, chi khen thưởng, chi phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất và các khoản khác do nguồn kinh phí khác đài thọ;

d) Các khoản chi không hợp lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tách và hạch toán riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm (sau đây gọi tắt là quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm).

b) Tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận tương ứng cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.

c) Mọi khoản thu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ liên quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm (bao gồm cả thu nhập từ hoạt động đầu tư tài sản của quỹ) phải được hạch toán cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.

d) Tài sản hình thành từ quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm được dùng để đáp ứng các trách nhiệm và chi phí liên quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm để chi trả các khoản tiền phạt do hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

đ)  Trong trường hợp quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có thặng dư (là phần chênh lệch giữa tài sản và trách nhiệm của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm) vào thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể sử dụng một phần hoặc toàn bộ thặng dư để phân chia cho các chủ hợp đồng bảo hiểm và chủ sở hữu sau khi có ý kiến phê chuẩn của chuyên gia tính toán được chỉ định.

e) Các quy định về quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được áp dụng kể từ ngày 1/1/2006.

 

VII. DOANH THU, CHI PHÍ
CỦA DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

 

1. Doanh thu:

Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:

1.1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ.

1.2. Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính.

1.3. Thu nhập hoạt động khác: là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ (-) các khoản giám giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp thuận thanh toán, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền.

2. Chi phí:

2.1. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là các khoản phải chi phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2.2. Các khoản chi của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ.

 

VIII. LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

 

Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định tại chương V Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

 

IX. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

 

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Báo cáo tài chính:

1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm  thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo tài chính, lập và gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước, cơ quan thống kê, cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

1.2. Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam.

2. Báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện lập và gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quý và năm cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

+ Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm: theo mẫu số 1-PNT

+ Báo cáo bồi thường bảo hiểm: theo mẫu số 2-PNT

+ Báo cáo thanh toán hoa hồng bảo hiểm: theo mẫu số 3-PNT

+ Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ: theo mẫu số 4-PNT

+ Báo cáo hoạt động đầu tư: theo mẫu số 5-PNT

+ Báo cáo khả năng thanh toán: theo mẫu số 6-PNT (doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện báo cáo hàng năm)

- Riêng đối với Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam ngoài các mẫu biểu báo cáo mẫu số 4-PNT, mẫu số 5-PNT, mẫu số 6-PNT nêu trên còn phải lập và gửi các báo cáo sau:

+ Báo cáo doanh thu tái bảo hiểm :  theo mẫu số 1-TBH

+ Báo cáo bồi thường tái bảo hiểm : theo mẫu số 2-TBH

+ Báo cáo thu chi hoa hồng tái bảo hiểm : theo mẫu số 3-TBH

-  Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

+ Báo cáo số lượng hợp đồng và số tiền bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 1-NT

+ Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 2-NT

+ Báo cáo trả tiền bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 3-NT

+ Báo cáo hoa hồng bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 4-NT

+ Báo cáo tình hình huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 5-NT

+ Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ: theo các mẫu từ  6-NT(A) đến 6-NT(E)

+ Báo cáo hoạt động đầu tư: theo mẫu số 7-NT

+ Báo cáo khả năng thanh toán: theo mẫu số 8-NT (doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện báo cáo hàng năm)

- Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: theo mẫu báo cáo hoạt động môi giới bảo hiểm - mẫu số 1-MGBH.

- Báo cáo quý: doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là  30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

- Báo cáo năm: doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là  90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

3. Công khai tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Hàng quí, năm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi bảo hiểm phải lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định tại điểm 1 Mục IX của Thông tư này.

4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính

Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm giải trình các vấn đề tài chính liên quan theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.

4.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính của mình. Việc kiểm tra tài chính được tiến hành theo các hình thức:

a) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;

b) Kiểm tra từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

4.2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật.

 

X. CÔNG KHAI HOÁ THÔNG TIN CỦA
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

 

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ công bố thông tin kịp thời, chính xác  theo đúng quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã được công bố theo quy định của pháp luật.

2. Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, bao gồm những thông tin cụ thể sau đây:

2.1. Kết quả kinh doanh trong năm tài chính: doanh thu, lợi nhuận, tổng các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

2.2. Vốn chủ sở hữu, tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của các thành viên sáng lập;

2.3. Tổng giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Việc công bố thông tin được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng.

 

XI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và áp dụng từ 01/01/2005.

2. Thông tư số 72/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.

 


Mẫu số  1-PNT

BÁO CÁO DOANH THU PHÍ  BẢO HIỂM

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Báo cáo quý (năm):...................................... Từ .......................  đến

 

Đơn vị:  triệu đồng

 

STT

 

Nghiệp vụ BH

 

Phí BH gốc

 

Nhận TBH trong nước

 

Nhận TBH ngoài nước

 

Nhượng TBH trong nước

 

Nhượng  TBH ngoài nước

 

Giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm

 

Phí bảo hiểm giữ lại

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

(7)

 

(8)

 

(9)=3+4+5-6-7-8

 

 

 

 

 

- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

+ sản phẩm bảo hiểm (**)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày...... tháng...... năm.......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

( Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- (*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.

- (**): sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.

 

 

 

 

 


Mẫu số  2-PNT

BÁO CÁO BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Báo cáo quý (năm):.......................... Từ ......................  đến

 

Đơn vị:  triệu đồng

STT

 

Nghiệp vụ BH

 

Bồi thường

BH gốc

 

Thu bồi thường

nhượng TBH trong nước

 

Thu bồi thường

nhượng  TBH ngoài nước

 

Chi bồi thường nhận  TBH trong nước

 

Chi bồi thường  nhận  TBH ngoài nước

 

Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

(7)

 

(8)=3-4-5+6+7

 

 

 

 

 

- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

+ Sản phẩm bảo hiểm (**)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng..... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

( Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- (*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.

- (**): sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 3-PNT

BÁO CÁO THANH TOÁN HOA HỒNG BẢO HIỂM

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Báo cáo quý (năm): ............................ Từ .............................  đến

 

Đơn vị:  triệu đồng

STT

 

Nghiệp vụ BH

 

Hoa hồng bảo hiểm phải trả

 

Hoa hồng nhượng TBH

 

BH gốc

 

Nhận TBH

 

Số tiền

 

Tỷ lệ % (****)

 

Số tiền

 

Tỷ lệ(***)

 

Số tiền

 

Tỷ lệ % (***)

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

(7)

 

(8)

 

 

 

 

 

- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

+ Sản phẩm bảo hiểm (**)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., Ngày.... tháng..... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

( Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- (*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.

- (**):sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.

- (***): Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm là tỷ số giữa số hoa hồng bảo hiểm gốc trên tổng phí bảo hiểm gốc, và tỷ số giữa hoa hồng nhận tái bảo hiểm trên phí nhận tái.

- (****): Tỷ lệ hoa hồng nhượng tái bảo hiểm là tỷ số giữa số hoa hồng nhượng tái bảo hiểm trên phí nhượng tái bảo hiểm.

 

 

 

 

 

 

 


Mẫu số  4-PNT

BÁO CÁO TRÍCH  LẬP  DỰ  PHÒNG NGHIỆP VỤ

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Báo cáo quý (năm): ............................... Từ ......................  đến

 

Đơn vị:  triệu đồng

STT

 

Nghiệp vụ BH

 

Phí bảo hiểm giữ lại

 

Dự phòng phí chưa được hưởng

 

Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết

 

Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất

 

Kỳ trước chuyển sang

 

Trích trong kỳ

 

Kỳ trước chuyển sang

 

Trích trong kỳ

 

Kỳ trước chuyển sang

 

Trích trong kỳ

 

Chi trong kỳ

 

Dư cuối kỳ

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

(7)

 

(8)

 

(9)

 

(10)

 

(11)=8+9-10

 

 

 

- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., Ngày..... tháng...... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- (*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.

 

 

 


Mẫu số 5-PNT

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Báo cáo quý (năm): ......................... từ ...................... đến

 

I. BáO CáO NGUồN VốN ĐầU TƯ:

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn đầu tư

 

Số đầu kỳ

 

Tăng trong kỳ

 

Giảm trong kỳ

 

Số cuối kỳ

 

a) Vốn điều lệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Quỹ dự trữ bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Quỹ dự trữ tự nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d) Các khoản lãi chưa sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

đ) Tổng dự phòng nghiệp vụ:

- Dự phòng phí chưa được hưởng

- Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết

- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất

* Nguồn vốn nhàn rỗi từ DPNV:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ  NGUỒN VỐN
NHÀN RỖI TỪ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ:

 

Đơn vị: Triệu đồng

Danh mục đầu tư

 

Số đầu kỳ

 

Tăng trong kỳ

 

Giảm trong kỳ

 

Số cuối kỳ

 

Tỷ lệ % vốn nhàn rỗi từ DPNV

 

Kết quả đầu tư

 

- Mua trái phiếu Chính phủ:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh):

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng:

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mua cổ phiếu:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh):

- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác:

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kinh doanh bất động sản:

- Cho vay

- ủy thác đầu tư

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

* Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bằng tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ  các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ.

 


Mẫu số 6-PNT

BÁO CÁO KHẢ NĂNG THANH TOÁN

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Báo cáo năm...........................  từ ................................... đến

 

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

 

Số tiền

 

1. Tổng nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán

1.1. Chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả

1.2. Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác

1.3. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật hiện hành

 

 

 

2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu

- Tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán x 20%

 

 

 

3. So sánh 1 và 2:

 

 

- Theo số tuyệt đối

- Theo tỷ lệ %

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Mẫu số 1 - TBH

BÁO CÁO DOANH THU TÁI BẢO HIỂM

 

Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam

Báo cáo quý (năm):................................. từ ............................... đến..........................................................

Đơn vị: triệu đồng

STT

 

Nghiệp vụ bảo hiểm

 

Phí nhận tái bảo hiểm

 

Phí nhượng tái bảo hiểm

 

Giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm

 

Phí bảo hiểm giữ lại

 

Tổng

 

Bắt buộc

 

Tự nguyện

 

Trong nước

 

Ngoài nước

 

Tổng

 

Bắt buộc

 

Tự nguyện

 

Trong nước

 

Ngoài nước

 

(1)

 

(2)

 

(3) = 4+5

= 6+7

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

(7)

 

(8)=9+10

=11+12

 

(9)

 

(10)

 

(11)

 

(12)

 

(13)

 

(14) =3-8-13

 

 

 

- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

+ Sản phẩm bảo hiểm (**)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày... tháng.... năm.....

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- (*), (**) liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm được công ty nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.

- Cột (4), (9): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm  bắt buộc theo quy định.

- Cột (5), (10): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm tự nguyện ngoài phần bắt buộc theo quy định.

- Cột (6), (11): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.

- Cột (7), (12): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.


Mẫu số 2 - TBH

BÁO CÁO BỒI THƯỜNG TÁI BẢO HIỂM

 

Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam

Báo cáo quý (năm):......................... từ .................... đến .................

 

Đơn vị: triệu đồng

STT

 

Nghiệp vụ bảo hiểm

 

Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm

 

Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm

 

Bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại

 

Chi bồi thường bảo hiểm từ dự phòng dao động lớn

 

Tổng

 

Trong nước

 

Ngoài nước

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

(7)=3-4

 

(8)

 

 

 

- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

+ Sản phẩm bảo hiểm (**)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- (*), (**) liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm được công ty nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.

- Cột (5): số liệu thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trong nước.

- Cột (6): số liệu thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài.

 

 

 

 

 

Mẫu số 3 - TBH

BÁO CÁO THU CHI HOA HỒNG TÁI BẢO HIỂM

 

Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam:

Báo cáo quý (năm): ........................... từ ............................. đến

 

Đơn vị: triệu đồng

STT

 

Nghiệp vụ bảo hiểm

 

Chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm

 

Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

 

Bắt buộc

 

Tỷ lệ %

 

Tự nguyện

 

Tỷ lệ %

 

Tổng

 

Số tiền

 

Tỷ lệ %

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

(7)=3+5

 

(8)

 

(9)

 

 

 

- Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

+ Sản phẩm bảo hiểm (**)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- (*), (**) liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm được công ty nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.

- Cột (4) = số chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm bắt buộc trên số phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc.

- Cột (6) = số chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm tự nguyện trên số phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện.

- Cột (9) = số thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm trên số phí nhượng tái bảo hiểm.

 

 

 

 

Mẫu số 1-NT

BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG VÀ SỐ TIỀN
BẢO HIỂM BẢO HIỂM NHÂN THỌ

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: ................................ từ .......................... đến

 

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

 

Số lượng hợp đồng

 

Số tiền bảo hiểm

 

Kỳ báo cáo

 

So với cùng kỳ năm trước (%)

 

Kỳ báo cáo

 

So với cùng kỳ năm trước (%)

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

I. Hợp đồng có hiệu lực đầu kỳ

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

Sản phẩm …

2….

Cộng

II. Hợp đồng khai thác mới trong kỳ

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Hợp đồng khôi phục hiệu lực trong kỳ

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

Sản phẩm …

2….

Cộng

IV. Hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

Sản phẩm …

2….

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ (I + II + III - IV)

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

Sản phẩm…

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

Sản phẩm…

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

Sản phẩm…

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

Sản phẩm…

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- Các mục I, II, III, IV, V được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

- “Hợp đồng khai thác mới trong kỳ” không bao gồm các hợp đồng bị hủy trong thời gian xem xét.

- “Hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ”: bao gồm các hợp đồng đáo hạn, bị hủy bỏ do nợ phí, hủy bỏ theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm hoặc quy định của doanh nghiệp bảo hiểm, chấm dứt hiệu lực do nguyên nhân khác.

- “Số tiền bảo hiểm” của các hợp đồng bảo hiểm trả tiền định kỳ được tính bằng giá trị trả tiền định kỳ, của các hợp đồng khác tính bằng Số tiền bảo hiểm.

 


Mẫu số 2-NT

BÁO CÁO DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: .................................. từ ................................ đến

 

Đơn vị: triệu đồng

Phí bảo hiểm thu trong kỳ

 

Phí bảo hiểm gốc

 

Phí

nhận tái bảo hiểm

 

Phí

nhượng tái bảo hiểm

 

Phí bảo hiểm giữ lại

 

Phí bảo hiểm gốc so với cùng kỳ năm trước (%)

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

I. Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Phí bảo hiểm tái tục các năm tiếp theo

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Phí bảo hiểm đóng một lần

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Tổng doanh thu phí bảo hiểm

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- Các mục I, II, III, IV được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

- (5) = (2)+(3)-(4)

- (6) = (2)/phí bảo hiểm gốc tương ứng cùng kỳ năm trước.


Mẫu số 3-NT

BÁO CÁO TRẢ TIỀN  BẢO HIỂM NHÂN THỌ

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: ....................................... từ ........................... đến

 

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

 

Trả tiền bảo hiểm

 

Trả giá trị hoàn lại

 

(1)

 

(2)

 

(4)

 

I . Trả tiền bảo hiểm gốc:

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

II. Trả tiền nhận tái bảo hiểm:

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

III. Tổng số tiền đòi được từ hợp đồng nhượng tái bảo hiểm

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

IV. Tổng số tiền bảo hiểm thực trả( I + II -  III)

 

 

 

 

 

V.Tổng số lãi chia trả cho người thụ hưởng:

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

VI. Tổng số tiền thanh toán: (IV + V)

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

Các mục I/II/III liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

 


Mẫu số 4-NT

BÁO CÁO HOA HỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: ............................... từ ............................... đến

 

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

 

Nộp phí bảo hiểm định kỳ

 

Nộp phí bảo hiểm 1 lần

 

Tổng số

 

 

Năm hợp đồng       thứ nhất

 

Năm hợp đồng thứ hai

 

Các năm hợp đồng tiếp theo

 

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

 

I.  Bảo hiểm:

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Đại lý bảo hiểm

+ Môi giới bảo hiểm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

+ Đại lý bảo hiểm

+ Môi giới bảo hiểm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Đại lý bảo hiểm

+ Môi giới bảo hiểm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

+ Đại lý bảo hiểm

+ Môi giới bảo hiểm

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.  Nhận tái bảo hiểm:

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.  Nhượng tái bảo hiểm:

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Tổng số hoa hồng bảo hiểm thực trả: ( I + II  - III)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

Các mục I, II, III, IV, V được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.


Mẫu số 5-NT

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: .................................. từ ........................... đến

 

Nghiệp vụ bảo hiểm

 

Trong năm hợp đồng thứ 1

 

Trong năm hợp đồng thứ 2

 

Trong các năm hợp đồng sau

 

Số hợp đồng

 

Tỷ lệ (%)

 

Số hợp đồng

 

Tỷ lệ (%)

 

Số hợp đồng

 

Tỷ lệ (%)

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

(7)

 

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

* Ghi chú:

- Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết  theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

- Công thức tính tỷ lệ hủy bỏ:

 

Tỷ lệ  =

 

Số hợp đồng trong năm hợp đồng thứ n hủy bỏ trong kỳ

 

 

0.5

 

Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n có hiệu lực đầu kỳ

 

+

 

Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n có hiệu lực cuối kỳ

 

+

 

Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n hủy bỏ trong kỳ

 

 

 

 

* n:

- Năm hợp đồng thứ nhất: Từ khi phát hành đến hết 12 tháng

- Năm hợp đồng thứ hai: Từ tháng thứ 13 đến hết tháng thứ 24

- Các năm hợp đồng sau: Từ tháng thứ 25 trở đi.

 


Mẫu số 6-NT (A)

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TOÁN HỌC BẢO HIỂM NHÂN THỌ

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: ................................. từ ................................. đến

 

Đơn vị: triệu đồng

 

Chỉ tiêu

 

Dự phòng toán học đã trích lập đầu kỳ

 

Dự phòng toán học phải trích lập cuối kỳ

 

Trích lập dự phòng toán học trong kỳ

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4) = (3) – (2)

 

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

-  “Dự phòng toán học đã trích lập đầu kỳ”: số dư đầu kỳ của dự phòng toán học đã trích lập kỳ trước.

Mẫu số 6-NT (B)

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG PHÍ CHƯA ĐƯỢC
HƯỞNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: ........................... từ ................................. đến

 

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

 

Dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập đầu kỳ

 

Dự phòng phí chưa được hưởng phải trích lập cuối kỳ

 

Trích lập dự phòng phí chưa được hưởng trong kỳ

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4) = (3) – (2)

 

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

Sản phẩm …

2….

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn

- “Dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập đầu kỳ”: số dư đầu kỳ của dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập kỳ trước.

 

 


Mẫu số 6-NT (C)

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CHIA LÃI

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: ................................. từ ............................ đến

 

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

 

Dự phòng chia lãi đã trích lập đầu kỳ

 

Dự phòng chia lãi phải trích lập cuối kỳ

 

Lãi chia đã thanh toán trong kỳ

 

Trích lập dự phòng chia lãi trong kỳ

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5) = (3) + (4) - (2)

 

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- Các mục 1, 2.... được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.


Mẫu số 6-NT (D)

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ  PHÒNG BỒI THƯỜNG

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: ............................... từ ............................... đến

 

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

 

Dự phòng BT đã trích lập đầu kỳ

 

Dự phòng BT phải trích lập cuối kỳ

 

Trích lập dự phòng BT trong kỳ

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4) = (3) – (2)

 

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- Các mục 1, 2.... được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn

 


Mẫu số 6-NT (E)

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: ............................... từ ................................... đến

 

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

 

Dự phòng bảo đảm cân đối đã trích lập đầu kỳ

 

Dự phòng bảo đảm cân đối phải trích lập cuối kỳ

 

Trích lập dự phòng bảo đảm cân đối  trong kỳ

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4) = (3) – (2)

 

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

Sản phẩm …

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

Sản phẩm …

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- Các mục 1, 2.... được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn


Mẫu số 7-NT

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: ................................... từ ............................. đến

 

I. BÁO CÁO NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:

 

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn vốn đầu tư

 

Số đầu kỳ

 

Tăng trong kỳ

 

Giảm trong kỳ

 

Số cuối kỳ

 

a) Vốn điều lệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Quỹ dự trữ bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Quỹ dự trữ tự nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d) Các khoản lãi chưa sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

đ) Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:

- Dự phòng toán học

- Dự phòng phí chưa được hưởng

- Dự phòng bồi thường

- Dự phòng chia lãi

- Dự phòng bảo đảm cân đối

* Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ  NGUỒN VỐN NHÀN RỖI
TỪ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM:

 

Đơn vị: Triệu đồng

Danh mục đầu tư

 

Số đầu kỳ

 

Tăng trong kỳ

 

Giảm trong kỳ

 

Số cuối kỳ

 

Tỷ lệ % vốn nhàn rỗi từ DPNV

 

Thu nhập từ đầu tư

 

- Mua trái phiếu Chính phủ:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh):

-  Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng:

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Mua cổ phiếu:

-  Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh):

-  Góp vốn vào các doanh nghiệp khác:

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kinh doanh bất động sản:

- Cho vay

- Uỷ thác đầu tư

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú: * Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bằng tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ  các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ.

 

 


Mẫu số 8-NT

BÁO CÁO KHẢ NĂNG THANH TOÁN

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

- Kỳ báo cáo: ............................... từ .............................. đến

 

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

 

Số tiền

 

1. Nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán

1.1. Chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả

1.2. Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác

1.3. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật hiện hành

 

 

 

2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu (a+b)

Trong đó:

Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 10 năm trở xuống (*)

Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 10 năm (**)

 

 

 

3. So sánh 1 và 2:

 

Theo số tuyệt đối

Theo tỷ lệ %

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(*): = 4% tổng DP nghiệp vụ bảo hiểm + 0,1% STBH chịu rủi ro đối với hợp đồng có thời hạn từ 10 năm trở xuống

(**): = 4% tổng DP nghiệp vụ bảo hiểm + 0,3% STBH chịu rủi ro đối với hợp đồng có thời hạn trên 10 năm

(trong đó STBH chịu rủi ro = Tổng STBH có hiệu lực – Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm)


Mẫu số 1-MGBH

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM

- Tên doanh nghiệp:

 

- Kỳ báo cáo:.............................. từ................................... đến

Số khách hàng bảo hiểm trong kỳ

 

Sản phẩm bảo hiểm

 

Số hợp đồng bảo hiểm

đã thu xếp với

doanh nghiệp bảo hiểm

(Đơn vị: hợp đồng)

 

Số phí bảo hiểm đã thu xếp

(Đơn vị:triệu đồng)

 

Số tiền hoa hồng môi giới bảo hiểm thu được

(Đơn vị: triệu đồng)

 

 

Trong kỳ

 

Lũy kế

 

Trong kỳ

 

Lũy kế

 

Trong kỳ

 

Lũy kế

 

 

Trong nước

 

Ngoài nước

 

Tổng số

 

Phí bảo hiểm

 

Phí tái bảo hiểm

 

Tổng số

 

Môi giới bảo hiểm

 

Môi giới tái bảo hiểm

 

Tổng số

 

 

Trong kỳ

 

Lũy kế

 

Trong nước

 

Ra ngoài nước

 

Trong nước

 

Ra ngoài nước

 

Nhận từ nước ngoài

 

Trong nước

 

Ra ngoài nước

 

Trong nước

 

Ra ngoài nước

 

Nhận từ  nước ngoài

 

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

(4)

 

(5)

 

(6)

 

(7)

 

(8)

 

(9)

 

(10)

 

(11)

 

(12)

 

(13)

 

(14)

 

(15)

 

(16)

 

(17)

 

(18)

 

(19)

 

(20)

 

(21)

 

 

 

 

 

 

 

1/ Tên nghiệp vụ bảo hiểm (*)

- Tên sản phẩm bảo hiểm (**)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên đây là đúng sự thật.

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

....., ngày..... tháng.... năm......

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(*): Nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH

(**): Sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 99/2004/TT-BTC

Hanoi, October 19, 2004

 

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 43/2001/ND-CP OF AUGUST 1, 2001 PRESCRIBING THE FINANCIAL REGIME FOR INSURANCE ENTERPRISES AND INSURANCE BROKERAGE ENTERPRISES

 

Pursuant to December 9, 2000 Insurance Business Law No. 24/2000/QH10;

Pursuant to the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises;

Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;

The Ministry of Finance hereby provides the following detailed guidance:

 

I. CHARTER CAPITAL

1. The provisions on charter capital of insurance enterprises or insurance brokerage enterprises shall comply with Article 5 of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.

2. Contributed charter capital of insurance enterprises or insurance brokerage enterprises is the charter capital amount actually contributed by the owners to the enterprises.

3. Within 15 days after the date they are granted the establishment and operation licenses, insurance enterprises or insurance brokerage enterprises must contribute a charter capital at a level not lower than the legal capital level prescribed in Article 4 of the Government’s Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.

4. Throughout the process of operation, insurance enterprises and insurance brokerage enterprises must maintain their charter capital at a level not lower than the legal capital level prescribed in Article 4 of the Government’s Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises. If, for any reasons, their charter capital decreases to a level lower than the legal capital level prescribed in Article 4 of the Government’s Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001, insurance enterprises or insurance brokerage enterprises must make additions to the contributed charter capital so that it is not lower than the said legal capital level.

II. ESCROW AMOUNTS

1. The escrow depositing by insurance enterprises shall comply with Article 6 of the Government’s Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.

2. Where the escrow amounts of insurance enterprises are lower than the level set in Clause 2, Article 6 of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises, such insurance enterprises shall have to supplement the escrow amounts as prescribed.

3. Where the escrow amounts of insurance enterprises are higher than the level set in Clause 2, Article 6 of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises, such insurance enterprises may readjust their escrow amounts as prescribed.

III. INSURANCE OPERATION RESERVES

1. Insurance operation reserves are amounts which enterprises must set up in order to cover pre-determined insurance liabilities arising from the signed insurance contracts.

2. Insurance enterprises must set up sufficient insurance operation reserves for each insurance operation and each insurance contract corresponding to their retained liability proportion.

3. For non-life insurance business enterprises:

3.1. Non-life insurance business enterprises must set up various insurance operation reserves as provided for in Article 8 of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.

3.2. Non-life insurance business enterprises may select and register with the Ministry of Finance the method of making deductions to set up non-life insurance operation reserves under the guidance at Point 3.4, Clause 3, Section III of this Circular or other more prudent methods of making deductions for setting up operation reserves for application after they are approved in writing by the Ministry of Finance.

3.3. In a fiscal year, non-life insurance business enterprises must not change the method of making deductions to set up insurance operation reserves. Where they shift to another method for the subsequent fiscal year, they must seek the Finance Ministry's approval before applying such method.

3.4. Methods of setting up non-life insurance operation reserves:

3.4.1. The unearned premium reserve:

a/ The method of setting up the reserve representing a percentage of total insurance premiums:

+ For insurance of cargoes transported by land, sea, river, railway and air: The reserve shall be equal to 25% of total insurance premiums of this insurance operation, retained in the fiscal year.

+ For other insurance operations: The reserve shall be equal to 50% of total insurance premiums of these insurance operations, retained in the fiscal year.

+ Non-life insurance enterprises shall not apply the method of setting up the reserve representing a percentage of total insurance premiums to insurance contracts concluded from January 1, 2006 afterwards.

b/ The method of setting up the reserve according to coefficients of insurance contract terms:

(i) Method 1/8: This method assumes that insurance premiums under insurance contracts issued in a quarter by an insurance enterprise are distributed evenly among the months of the quarter, in other words, all insurance contracts of a given quarter are assumed to be effective in the midst of that quarter. The unearned premium reserve is calculated according to the following formula:

Unearned

premiums

reserve

=

Retained

insurance

premium

x

Proportion of
unearned insurance
premiums

For example: The unearned premium reserve as of December 31, 2004 is calculated as follows:

+ For insurance contracts with a term of up to one year and still effective on December 31, 2004:

Time when insurance contracts cease to be effective

Proportion of unearned insurance premiums

Year

Quarter

2005

I

1/8

 

II

3/8

 

III

5/8

 

IV

7/8

+ For insurance contracts with a term of over 1 year: The proportion of unearned insurance premiums, according to the above-said formula, shall have a denominator being the insurance contract’s term (expressed in years) multiplied by 8. The unearned premium reserve as of December 31, 2004 of insurance contracts with a two-year term and still effective on December 31, 2004 is calculated as follows:

Time when insurance contracts cease to be effective

Proportion of unearned insurance premiums

Year

Quarter

2005

I

1/16

 

II

3/16

 

III

5/16

 

IV

7/16

2006

I

9/16

 

II

11/16

 

III

13/16

 

IV

15/16

(ii) Method 1/24: This method assumes that insurance premiums under insurance contracts issued in a month by an insurance enterprise are distributed evenly in the month, in other words, all insurance contracts of a given month are assumed to be effective in the midst of that month. The unearned premium reserve is calculated according to the following formula:

Unearned premium reserve

=

Retained insurance premium

x

Proportion of unearned insurance premiums

For example: The unearned premium reserve as of December 31, 2004 is calculated as follows:

+ For insurance contracts with a term of up to one year and still effective on December 31, 2004:

Time when insurance contracts cease to be effective

Proportion of unearned insurance premiums

Year

Month

2005

1

1/24

 

2

3/24

 

3

5/24

 

4

7/24

 

5

9/24

 

6

11/24

 

7

13/24

 

8

15/24

 

9

17/24

 

10

19/24

 

11

21/24

 

12

23/24

+ For insurance contracts with a term of over 1 year: The proportion of unearned insurance premiums, according to the above-said formula, shall have a denominator being the insurance contract’s term (expressed in years) multiplied by 24. The unearned premium reserve as of December 31, 2004 of insurance contracts with a two-year term and still effective on December 31, 2004 is calculated as follows:

Time when insurance contracts cease to be effective

Proportion of unearned insurance premiums

Year

Month

2005

1

1/48

 

2

3/48

 

3

5/48

 

4

7/48

 

5

9/48

 

6

11/48

 

7

13/48

 

8

15/48

 

9

17/48

 

10

19/48

 

11

21/48

 

12

23/48

2006

1

25/48

 

2

27/48

 

3

29/48

 

4

31/48

 

5

33/48

 

6

35/48

 

7

37/48

 

8

39/48

 

9

41/48

 

10

43/48

 

11

45/48

 

12

47/48

c/ The method of setting up the premium reserve on a daily basis: This method may be applied to calculating the unearned premium reserve for contracts with any term according to the following general formula:

Unearned premiumn reserve



=

Number of remaining Retained insurance premium

x

days of theinsurance contract

Total number of days of insurance under the insurance contract

3.4.2. The compensation reserve:

a/ The method of setting up the compensation reserve according to compensation claim dossiers:

With this method, non-life insurance enterprises must set up two reserves:

- The compensation reserve for unsettled claims: To be set up for each insurance operation by the method of estimating the amount to be compensated for each case of loss falling under the insurance liability, which has been notified or claimed for compensation by the insurance enterprises but has not yet been settled by the end of the fiscal year.

- The compensation reserve for losses already arisen and falling under the insurance liability but not yet notified or claimed for compensation: To be set up for each insurance operation according to the following formula:

Reserve forarisen losses not yet notified or claimed for compensation of the current fiscal year preceding fiscal year



=

Total compensation money for arisen losses not yet notified or claimed for compensation of the last three fiscal years



x

Incurred compensation money of the current  fiscal year



x

Net turnover of business activities of the current fiscal year



x

Average delay time compensation claims of the current fiscal year

Total compensation money incurred in the last three fiscal years

Net turnover of business activities of the preceding fiscal year

Average delay time of  compensation claims of  the

in which:

+ The incurred compensation money of a fiscal year comprises the compensation money actually paid in the year plus the compensation reserve for unsettled compensation claim by year end.

+ The average delay time of compensation claims is the average time counting from the time a loss occurs to the time an insurance enterprise receives the loss notice or compensation claim dossier (calculated in days).

Non-life insurance business enterprises may apply the statistical method to setting up the compensation reserve for arisen losses falling under the insurance liability but not yet claimed for compensation for insurance contracts concluded before January 1, 2006.

b/ The method of setting up the compensation reserve according to the compensation co-efficient:

This method is applied to setting up the compensation reserve for each insurance operation on the principle of using past compensation statistics for calculating compensation co-efficients in order to predict the amounts insurance enterprises shall have to compensate in the future. In order to calculate the compensation reserve by this method, non-life insurance enterprises should analyze the past statistics to ensure that the compensation payments over the years adhere to stable laws and see no irregularity.

For example: To calculate the compensation reserve by the compensation co-efficient method for a certain insurance operation as of December 31, 2004:

Step 1: Count up all compensation amounts actually paid by December 31,2004 by the year of loss occurrence and the year of compensation according to the following table (statistics used for the demonstration purpose only):

Unit: VND million

Year of loss occurrence

Year of compensation

0

1

2

3

4

5

6

7

1997

5,445

3,157

2,450

1,412

600

352

431

185

1998

5,847

3,486

1,366

848

1,045

1,054

369

 

1999

5,981

4,854

1,948

2,554

1,680

489

 

 

2000

7,835

4,453

3,888

3,335

2,088

 

 

 

2001

9,763

6,517

3,563

3,984

 

 

 

 

2002

10,745

6,184

4,549

 

 

 

 

 

2003

14,137

8,116

 

 

 

 

 

 

2004

15,162

 

 

 

 

 

 

 

According to the compensation data table above (line of the year 1997):

The compensation amount actually paid in 1997 (compensation year 0) for losses occurring in 1997 is VND 5,445 million.

The compensation amount actually paid in 1998 (compensation year 1) for losses occurring in 1998 is VND 3,157 million.

The compensation amount actually paid in 1999 (compensation year 2) for losses occurring in 1999 is VND 2,450 million.

---------------

The count of the compensation amounts paid in the following years for losses occurring in 1997 is conducted in the same way as demonstrated above till there is no compensation amount incurred. In this example, after 2004 (compensation year 7) there is no compensation amount to be paid for losses occurring in 1997.

The count of compensation amounts paid for losses occurring in 1998, 1999… 2004 shall be conducted in the same way as for 1997. The number of past years necessary for the count of compensation statistics shall depend on the length of time from the time of occurrence of losses till the time such losses are fully compensated for. Normally, liability insurance operations have more past years necessary for the count of compensation statistics than those of other insurance operations, such as property insurance…

+ Step 2: Convert the compensation statistics table by year made above into the cumulative compensation statistics table, in which the cumulative compensation statistic of each year is the total of compensation amounts actually paid in that year and those paid in the preceding years.

Unit: VND million

Year of loss occurrence

Year of compensation

0

1

2

3

4

5

6

7

1997

5,445

8,602

11,052

12,464

13,064

13,416

13,847

14,032

1998

5,847

9,333

10,699

11,547

12,592

13,646

14,015

 

1999

5,981

10,835

12,783

15,337

17,017

17,506

 

 

2000

7,835

12,288

16,176

19,511

21,599

 

 

 

2001

9,763

16,280

19,843

23,827

 

 

 

 

2002

10,745

16,929

21,478

 

 

 

 

 

2003

14,137

22,253

 

 

 

 

 

 

2004

15,162

 

 

 

 

 

 

 

According to the cumulative compensation statistics table above (line of the year 1997):

The cumulative compensation amount of 1997 (compensation year 0) for losses occurring in 1997 is VND 5,445 million.

The cumulative compensation amount of 1998 (compensation year 1) for losses occurring in 1998 is VND 3,157 million + VND million 5,445 = VND 8,602 million.

The compensation amount actually paid in 1999 (compensation year 2) for losses occurring in 1999 is VND 2,450 million + VND 8,602 million = VND 11, 052.

-------------

+ Step 3: Calculate the compensation co-efficient over the years by dividing the cumulative compensation amount of a year by that of the preceding year.

Year of loss occurrence

Compensation co-efficient

1/0

2/1

3/2

4/3

5/4

6/5

7/6

1997

1,580

1,285

1,128

1,048

1,027

1,032

1,013

1998

1,596

1,146

1,079

1.090

1,084

1,027

 

1999

1,812

1,180

1,200

1,110

1,029

 

 

2000

1,568

1,316

1,206

1,107

 

 

 

2001

1,668

1,219

1,201

 

 

 

 

2002

1,576

1,269

 

 

 

 

 

2003

1,574

 

 

 

 

 

 

Average compensation co-efficient

1,625

1,236

1,163

1,089

1,047

1,030

1,013

Then, calculate the average compensation co-efficient from year 0 to year 1, from year 1 to year 2, from year 2 to year 3… by calculating the mean value of the compensation co-efficient of each column of the table above.

+ Step 4: Use the average compensation co-efficient calculated in step 3 for projecting the cumulative compensation amount of each year for losses occurring in the years 1997, 1998,… 2004 (bold and italic figures in the table below):

Unit: VND million

Year of loss occurrence

Year of compensation

0

1

2

3

4

5

6

7

1997

5,445

8,602

11,052

12,464

13,064

13,416

13,847

14,032

1998

5,847

9,333

10,699

11,547

12,592

13,646

14,015

14,197

1999

5,981

10,835

12,783

15,337

17,017

17,506

18,031

18,266

2000

7,835

12,288

16,176

19,511

21,599

22,614

23,293

23,595

2001

9,763

16,280

19,843

23,827

25,948

27,167

27,982

28,346

2002

10,745

16,929

21,478

24,979

27,202

28,481

29,335

29,716

2003

14,137

22,253

27,505

31,988

34,835

36,472

37,566

38,055

2004

15,162

24,638

30,453

35,417

38,569

40,382

41,593

42,134

According to the table above (line of year 2004):

The cumulative compensation amount of 2005 (compensation year 1) divided by losses occurring in 2004: VND 15,162 million x 1.625 = VND 24,638 million (1.625 is the average compensation co-efficient from year 0 to year 1).

The cumulative compensation amount of 2006 (compensation year 2) divided by losses occurring in 2004: VND 24,638 million x 1.236 = VND 30,453 million (1.236 is the average compensation co-efficient from year 1 to year 2).

The cumulative compensation amount of 2007 (compensation year 3) divided by losses occurring in 2004: VND 30,453 million x 1.163 = VND 35,417 million (1.163 is the average compensation co-efficient from year 2 to year 3).

------------------

The cumulative compensation amount of each year for losses occurring in 2003, 2002,… 1998 is calculated in the same way as for 2004.

+ Step 5: Project the compensation reserve:

The compensation reserve as of December 31, 2004 is projected to be the total amount projected to be compensated for losses occurring in 1997, 1998,…, 2004 less the total amount already compensated for such losses as of December 31, 2004, in which:

The total amount projected to be compensated for losses occurring in 1997, 1998,…2004 is the cumulative compensation amount of compensation year 7 in the table above.

The total amount already compensated for losses occurring in 1997, 1998,… 2004 as of December 31, 2004 is the cumulative compensation amount lying on the diagonal line of the table above.

Unit: VND million

Year of loss occurrence

Year of compensation

Calculation of the projected compensation reserve as of  31/12/2004

0

1

2

3

4

5

6

7

Total amount projected to be compensated

Total amount already compensated as of 31/12/ 2004

Projected compensation reserve

1997

 

 

 

 

 

 

 

14,032

14,032

14,032

0

1998

 

 

 

 

 

 

14,015

14,197

14,197

14,015

182

1999

 

 

 

 

 

17,506

 

18,266

18,266

17,506

760

2000

 

 

 

 

21,599

 

 

23,595

23,595

21,599

1,996

2001

 

 

 

23,827

 

 

 

28,346

28,346

23,827

4,519

2002

 

 

21,478

 

 

 

 

29,716

29,716

21,478

8,238

2003

 

22,253

 

 

 

 

 

38,055

38,055

22,253

15,802

2004

15,162

 

 

 

 

 

 

42,134

42,134

15,162

26,972

TOTAL

208,341

149,872

58,469

So, with the above-said compensation statistics, the projected compensation reserve of the insurance operation we are studying as of December 31, 2004 is VND 58,469 million.

3.4.3. The compensation reserve for big loss fluctuations:

The compensation reserve for big loss fluctuations shall be set up annually till it is equal to the premium amount actually retained in the fiscal year by an insurance enterprise. The annual reserve shall be set up by the statistical method.

4. For life insurance business enterprises:

4.1. Life insurance business enterprises must set up insurance operation reserves as provided for in Article 9 of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.

4.2. Life insurance business enterprises may opt for the method of setting up non-life insurance operation reserves under the guidance at Point 4.4, Clause 4, Section III of this Circular or other more prudent methods and bases for making setting up operation reserves but must obtain the Finance Ministry's written approval thereof before application.

For insurance products already approved by the Finance Ministry, the enterprises must apply the methods and bases for setting up the insurance reserves under the provisions of Point 4.4, Clause 4, Section III of this Circular or other more prudent methods and bases for setting up operation reserves for insurance contracts concluded from January 1, 2006 on.

4.3. Life insurance business enterprises must not change the methods and bases for setting up insurance operation reserves in a fiscal year. In case of change of such methods and bases in the following fiscal year, life insurance business enterprises must seek the Finance Ministry's written approval before application.

4.4. Method of setting up life insurance operation reserves:

a/ The mathematical reserve:

- The method of setting up this reserve is the method of net premiums adjusted by Zillmer co-efficient of 3% of the insurance sum. The adjusted net insurance premium is used for calculating the reserve must not be higher than 90% of the actually collected insurance premium amount.

- The reserve calculation method: The mathematical reserve by the method of net premiums adjusted by Zillmer co-efficient of 3% of the insurance amount shall be calculated on the following principle:

Mathematical reserve

=

Current value of total insurance sum payable in future

-

Current value of total net premiums adjusted by Zillmer coefficient of 3% of the insurance amount collectible in future

- The reserve calculation bases: Life insurance business enterprises shall use the following bases for calculating the mathematical reserve:

+ The mortality table included in an appendix to this Circular (The mortality table CSO 1980) (not printed herewith):

+ The maximum technical interest rate equal to 80% of the interest rate of Government bonds with a 10-year term at the nearest time before the time of request for approval of the method and bases for setting up the reserve.

- The mathematical reserve is deemed to be zero in cases where it is a negative number as result of the calculation based on the above-said method and bases.

b/ The unearned premium reserve:

- To be applicable to contracts of a term of under one year:

- The method of setting up the reserve: Method 1/24 or method of making setting up the premium reserve on a daily basis.

c/ The compensation reserve:

To be set up by the dossier-based method with the amounts calculated on the basis of counting up the insurance sum payable for each compensation claim dossier already filed with the insurance enterprises but not yet settled by the end of the fiscal year.

d/ The profit-sharing reserve:

To be applicable only to contracts involving the sharing of profits accrued through the years of insurance contracts and calculated according to the following formula:

Profit - sharing reserve

=

Total profit publicized to be shared to the contract owner in the fiscal year

+

Accrued value of the profit publicized to be shared to the contract owner in the previous fiscal years but not yet paid thereto

e/ The balance assurance reserve: To be set up annually till it is equal to 5% of the insurance premium amount collected by an insurance enterprise in a fiscal year. The reserve to be set up annually is equal to 1% of the pre-tax profit of each insurance enterprise.

IV. CAPITAL INVESTMENT

Insurance enterprises shall invest their capital under the provisions of Section 3, Chapter II of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.

V. SOLVENCY OF INSURANCE ENTERPRISES

1. The insurance enterprises must maintain their solvency throughout the process of their insurance business activities under the provisions of Article 14 of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.

2. An insurance enterprise is in danger of insolvency when its solvency limit is lower than the minimum one.

3. The minimum solvency limit:

a/ The minimum solvency limit of a non-life insurance business enterprise is equal to 20% of the total amount of insurance premiums actually retained at the time of determination of the solvency limit.

For example: At the time of determination of its solvency limit, insurance enterprise A, which conducts non-life insurance business, has VND 1,000 billion as total amount of retained insurance premiums. Its minimum solvency limit will be VND 1,000 billion x 20% = VND 200 billion.

b/ The minimum solvency limit of life insurance business enterprises:

- For life insurance contracts with a term of 10 years or under, it is equal to 4% of the insurance operation reserve plus 0.1% of the insurance sum at risk;

- For life insurance contracts with a term of over 10 years, it is equal to 4% of the insurance operation reserve plus 0.3% of the insurance sum at risk.

For example: At the time of determination of its solvency limit, insurance enterprise B, which is engaged in life insurance business, has:

+ VND 200 billion as operation reserve for life insurance contracts with a term of 10 years or under.

+ VND 20,200 billion as total insurance amount of life insurance contracts with a term of 10 years or under.

+ VND 300 billion as operation reserve for life insurance contracts with a term of over 10 years.

+ VND 50,300 billion as total insurance amount of life insurance contracts with a term of over 10 years.

The minimum solvency limit of insurance enterprise B will be: (4% x VND 200 billion) + 0.1% (VND 20,200 billion - VND 200 billion) + (4% x VND 300 billion) + 0.3% (VND 50,300 billion - VND 300 billion) = VND 8 billion + VND 20 billion + VND 12 billion + VND 150 billion = VND 190 billion.

4. The solvency limit of an insurance enterprise is the difference between the asset value and the liabilities of the insurance enterprise. The following assets must not be included for calculation of the solvency limit of an insurance enterprise:

4.1. Contributed capital amounts for establishing other insurance enterprises from the source of owner's equities of the insurance enterprise;

4.2. Irrecoverable debts according to current law provisions;

4.3. Reward and/or welfare funds (if any).

VI. TURNOVER AND EXPENDITURES OF INSURANCE ENTERPRISES

1. Turnover:

1.1. Turnover of an insurance enterprise consists of revenues as specified in Article 19 of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises, including:

a/ Turnover from insurance business activities: Collected principal insurance premiums, charges for re-insurance acceptance; collected commissions for re-insurance ceding, collected charges for agency services including loss assessment, consideration and payment of compensations, request of indemnification by a third party, handling of 100% compensated goods; collected charges for loss assessment, excluding the assessment requested among internal accounting member units within the same independent accounting insurance enterprise, subtracting the to be-spent amounts for revenue reduction such as refunded insurance premiums, reduced insurance premiums charges for re-insurance ceding, refunded charges for re-insurance acceptance, reduced charges for re-insurance acceptance; refunded commissions for re-insurance ceding; reduced commissions for re-insurance ceding.

b/ Turnover from financial activities: Revenues from investment activities as specified in Section 3, Chapter II of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises; revenues from the sale and purchase of securities; collected interests on escrow amounts; revenues from the lease of assets; reimbursed balance of the reserve for decrease in the securities prices and revenues from other financial activities as provided for by law.

c/ Incomes from other activities: Proceeds from the sale and liquidation of fixed assets; recovered bad debts which had been written off; collected fines on contractual breaches and other revenues as provided for by law.

1.2. The principles for determination of turnover:

a/ Turnover from insurance business activities, which consists of receivable amounts arising in the period, shall be determined according to the following principle:

- Insurance enterprises shall account the collected principal premiums as incomes when their insurance liabilities arise toward the insurance buyers under the provisions of Article 15 of the Insurance Business Law. Specifically:

+ Insurance enterprises shall account as incomes when the insurance contracts have been concluded between the insurance enterprises and the insurance buyers or there is evidence that the insurance enterprises have accepted insurance and the insurance buyers have paid insurance premiums.

+ Insurance enterprises have agreed to allow the insurance buyers to owe insurance premiums. In this case, insurance enterprises must still account as incomes the premium amounts owed by the insurance buyers though such amounts have not yet been paid by the insurance buyers.

+ Enterprises have agreed with the insurance buyers on the periodical payment of insurance premiums. In this case, insurance enterprises shall account as incomes corresponding to the period or periods during which the insurance premiums have been paid and must not account as incomes the premium amounts not yet due for payment by the insurance buyers as agreed upon.

- For the remaining revenues: Insurance enterprises shall account them as incomes right after the economic activities arise and there is evidence of acceptance of payment by the involved parties, regardless of whether they have been received.

- For amounts to be spent in order to reduce revenues: Insurance enterprises shall account them as income decrease immediately after the economic activities arise and there is evidence of acceptance of payment by the involved parties, regardless of whether they have been paid.

b/ Turnover from financial activities is the receivable amount arising in the fiscal year.

c/ Incomes from other activities mean all proceeds from the sale of goods and the provision of services after subtracting (-) decreased amounts in the prices of sold goods or returned sold goods (if they are accompanied with valid vouchers), which the customers accept to pay, regardless of whether or not they have been received.

1.3. The insurance enterprises' revenues arising in the period must be accompanied with valid invoices or vouchers and fully accounted as turnover.

2. Expenditures:

2.1. The insurance enterprises' expenditures, which are payable and deductible amounts arising in the period as specified in Article 20 of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises, include:

2.1.1. Expenditures on business insurance activities:

a/ Compensations paid for principal insurance, for non-life insurance, paid insurance amounts, for life insurance; compensations paid for re-insurance acceptance upon the occurrence of insured events as committed in insurance contracts or re-insurance contracts, subtracting the receivable amounts in order to reduce costs such as collected compensations for re-insurance transfer, indemnities collected from third parties, collected goods which have been handled and compensated 100%;

b/ The operation reserves set up as provided for in Section III of this Circular;

c/ Insurance commissions paid as provided for at Point 5, Section II of the Finance Ministry's Circular No. 98/2001/TT-BTC of October 19, 2001 guiding the implementation of the Government's Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law;

d/ Expenses for loss assessment under the provisions of Article 26 of the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law;

e/ Expenses for agency services, including loss assessment, consideration and payment of compensations, request for indemnification by third parties;

f/ Expenses for handling of 100% compensated goods;

g/ Expenses for management of insurance agents;

h/ Expenses for loss prevention and restriction as provided for in Section IX of the Finance Ministry's Circular No. 98/2004/TT-BTC of October 19, 2004 guiding the implementation of the Government's Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law;

i/ Expenses for assessment of risks of the insured, including expenses for gathering of information on, investigation and evaluation of, the insured;

j/ Salaries, wages, bonuses, severance allowances and amounts of wage or salary nature according to relevant law provisions applicable to each type of enterprise;

k/ Social insurance and health insurance payable according to law provisions;

l/ Other expenses according to the relevant law provisions applicable to each type of enterprise.

2.1.2. Expenditures on financial activities, which are amounts to be spent in the fiscal year, include:

a/ Expenses for investment activities as provided for in Section 3, Chapter II of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises;

b/ Interests paid to life insurance contract owners as committed in the signed insurance contracts;

c/ Expenses for the lease of assets;

d/ Banking fees and loan interests;

e/ The reserve set up for decrease in the securities prices.

f/ Other expenses as provided for by law.

2.1.3. Expenditures on other activities, which are amounts to be spent in the fiscal year, include:

a/ Expenses for the sale and liquidation of fixed assets;

b/ Expenses for the recovery of forgiven bad debts which are now recoverable;

c/ Fines for contractual breaches;

d/ Other expenses as prescribed by law.

2.2. Insurance enterprises must not account as expenditures the following amounts:

a/ Fines paid by collectives and individuals for their law violations;

b/ Expenses for capital construction investment, procurement of fixed assets, allowances for laborers meeting with difficulties, donations for organizations and individuals according to the relevant law provisions applicable to each type of enterprise;

c/ Non-business expenses, rewards, welfare expenses, regular and irregular difficulty allowances, and other expenses covered by other funding sources;

d/ Other unreasonable expenses as prescribed by law.

3. Funds of insurance contract owners and funds of owners of life insurance business enterprises:

a/ Life insurance enterprises must separate and separately account the source of owner's capital from the source of insurance premiums collected from insurance buyers (hereinafter called the owners' fund and the insurance contract owners' fund for short).

b/ The enterprises' assets must be recognized accordingly for the insurance contract owners' fund and the owners' fund.

c/ All revenues collected by life insurance enterprises, which are associated with business transactions of the insurance contract owners' fund (including also incomes from the fund's property investment operations), must be accounted for the insurance contract owners' fund.

d/ Assets created from the insurance contract owners' fund shall be used to fulfill the liabilities and expenses associated with the business transactions of this fund. Insurance enterprises must not use the insurance contract owners' funds' assets for paying fines imposed on law violation acts or economic contract breaches committed by life insurance enterprises.

e/ Where an insurance contract owners' fund has a surplus (the difference between the assets and liabilities of the fund) at the end of a fiscal year, life insurance enterprises may divide part of the whole of such surplus to the insurance contract owners and owners after obtaining the approval of the certified actuaries.

f/ The provisions on the insurance contract owners' funds and owners' funds of life insurance enterprises shall apply from January 1, 2006.

VII. TURNOVER AND EXPENDITURES OF INSURANCE BROKERAGE ENTERPRISES

1. Turnover

Turnovers of insurance brokerage enterprises as prescribed in Article 22 of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises, include:

1.1. Turnover from insurance brokerage activities, consisting of receivable amounts arising in the period.

1.2. Turnover from financial activities, consisting of receivable amounts arising in the fiscal year.

1.3. Incomes from other activities, consisting of all proceeds from the sale of goods and the provision of services after subtracting (-) the decreased amounts of the prices of sold goods, returned sold goods (if they are accompanied with valid vouchers), which the customers accept to pay, regardless of whether they have been collected or not.

2. Expenditures

2.1. The insurance brokerage enterprises' expenditures consist of payable amounts arising in the period as prescribed in Article 23 of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.

2.2. The insurance brokerage enterprises' expenditures arising in the period must be accompanied with valid invoices or vouchers.

VIII. PROFITS AND DISTRIBUTION OF PROFITS

Profits and distribution of profits of insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall comply with the provisions of Chapter V of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.

IX. REPORTING REGIME

Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to make and send financial statements, statistical reports and operation reports according to current law provisions.

1. Financial statements:

1.1. Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall carry out final financial settlement and observe all regulations on financial statements, make and send financial statements to the State's finance offices, the statistic offices and tax offices according to current law provisions.

1.2. Accounting balance sheets as well as business result and cash flow reports must be certified by independent auditing organizations licensed to operate in Vietnam.

2. Statistical reports, operation reports: Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall make and send to the Ministry of Finance quarterly and annual statistical reports and operation reports, specifically as follows:

- For non-life insurance business enterprises:

+ Report on the insurance premium turnover: according to form No. 1-PNT

+ Report on insurance compensation: according to form No. 2-PNT

+ Report on the payment of insurance commissions: according to form No. 3-PNT

+ Report on deductions for setting up the operation reserves: according to form No. 4-PNT

+ Report on investment activities: according to form No. 5-PNT

+ Report on solvency: according to form No. 6-PNT (insurance enterprises shall make annual reports only).

- Particularly for Vietnam National Reinsurance Company, apart from the reports made according to forms No. 4-PNT, No. 5-PNT and No. 6-PNT above, it must make and send also the following reports:

+ Report on reinsurance turnover: according to form No. 1-TBH

+ Report on reinsurance compensation: according to form No. 2-TBH

+ Report on collection and payment of reinsurance commissions: according to form No. 3-TBH

- For life insurance business enterprises:

+ Report on the number of contracts and the life insurance amounts: according to form No. 1-NT

+ Report on life insurance premium turnover: according to form No. 2-NT

+ Report on the payment of life insurance amounts: according to form No. 3-NT

+ Report on life insurance commissions: according to form No. 4-NT

+ Report on the cancellation of life insurance contracts: according to form No. 5-NT

+ Report on the deductions for setting up the operation reserve: according to forms from No. 6-NT(A) to 6-NT(E)

+ Report on investment activities: according to form No. 7-NT

+ Report on solvency: according to form No. 8-NT (insurance enterprises shall make annual reports only).

- For insurance brokerage enterprises: According to the form of report on insurance brokerage activities - form No. 1-MGBH.

- Quarterly reports: Insurance enterprises must make and send them to the Ministry of Finance within 30 days after the end of each quarter.

- Annual reports: Insurance enterprises must make and send them to the Ministry of Finance within 90 days after the end of each fiscal year.

3. Financial publicity for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises: On a quarterly basis, insurance enterprises and insurance brokerage enterprises must make and send financial statements to State management bodies stated at Point 1, Section IX of this Circular.

4. Examination and inspection of the observance of financial regimes

The Managing Boards, the general directors (directors) of insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to give explanations on relevant financial issues at the requests of State management bodies performing State management functions according to law provisions.

4.1. Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall be accountable for the accuracy and truthfulness of their financial statements. The financial supervisions shall be conducted in the following forms:

a/ Periodical or unexpected examination;

b/ Examination by topic according to the financial management requirements.

4.2. Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises, which violate the State’s financial regimes, shall be sanctioned according to law provisions.

X. PUBLICIZATION OF INFORMATION OF INSURANCE ENTERPRISES

1. Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises must disclose information in a timely and accurate manner strictly according to law provisions and take responsibility for the accuracy of the disclosed information according to law provisions.

2. Within 120 days as from the last day of the fiscal year, insurance enterprises and insurance brokerage enterprises must publicize the audited financial statements, including the following specific information:

2.1. Business results in the fiscal year, turnover, profits, total of operation reserve funds, total compensated amounts and paid insurance sums.

2.2. Owner's capital, percentages of founding members' capital contributed to the owner's capital;

2.3. General director (director), Managing Board chairman,

Information shall be disclosed on the mass media.

XI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and applies as from January 1, 2005.

2. The Finance Ministry's Circular No. 72/2001/TT-BTC of August 28, 2001 guiding the implementation of the Government's Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 prescribing the financial regime applicable to insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall cease to be effective as from the date this Circular becomes effective.

3. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 99/2004/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe