Thông tư 58/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 58/2002/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 58/2002/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 28/06/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 58/2002/TT-BTC
Thông tư
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 58/2002/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN QUY CHẾ TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỘC
SỞ HỮU NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, CHÍNH TRỊ Xà HỘI
Thực hiện Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế tài chính đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thông tư này quy định quy chế tài chính áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước , tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001, Thông tư này và Điều lệ của công ty không trái với quy định của nhà nước.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN:
1. Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu (sau đây gọi chung là chủ sở hữu) đầu tư và được quy định trong điều lệ Công ty.
1.1 - Vốn Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm:
+ Vốn của chủ sở hữu thực có trên sổ kế toán tại thời điểm chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sang công ty theo quy định tại Nghị định số 63//2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ hoặc vốn chủ sở hữu đầu tư tại thời điểm thành lập Công ty;
+ Lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn cho Công ty;
+ Vốn do chủ sở hữu công ty bổ sung cho công ty (nếu có);
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước còn được bổ sung vốn từ các nguồn sau đây:
+ Khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng được nhà nước để lại bổ sung vốn (nếu có) theo quy định của nhà nước;
+ Các loại vốn khác có nguồn gốc từ ngân sách và coi như của ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính.
1.2. Việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ của công ty do chủ sở hữu quyết định.
Chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư vào công ty trong trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ. Trường hợp không điều chỉnh vốn điều lệ công ty thì chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư vào công ty thông qua hình thức chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần số vốn cho các tổ chức, cá nhân khác.
Đối với số vốn chủ sở hữu đã cam kết bổ sung cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư đủ vốn theo đúng thời hạn đã cam kết. Trường hợp sau 2 năm chủ sở hữu không đầu tư đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì chủ sở hữu phải điều chỉnh giảm vốn điều lệ của công ty.
2. Huy động vốn:
Ngoài số vốn do chủ sở hữu đầu tư, công ty được quyền huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để phục vụ kinh doanh. Việc huy động vốn của công ty không được làm thay đổi hình thức sở hữu của công ty.
Công ty có trách nhiệm hoàn trả vốn đã huy động và lãi vay (nếu có) cho chủ nợ theo cam kết.
Chủ sở hữu công ty quyết định và chịu trách nhiệm về các hợp đồng vay vốn có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm gần nhất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế của vốn vay. Trong trường hợp đặc biệt, chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty quyết định các hợp đồng vay vốn này. Việc uỷ quyền phải được ghi trong Điều lệ công ty.
Trường hợp chủ sở hữu quyết định tỷ lệ nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính thì tỷ lệ cụ thể phải được ghi trong Điều lệ công ty. Các dự án vay vốn còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty quyết định.
3. Tài sản cố định:
3.1. Tài sản cố định của công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Tiêu chuẩn (về thời gian và giá trị) và nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định của Bộ Tài chính .
Lãi vay vốn phải trả, chênh lệch tỷ giá của các khoản vay bằng ngoại tệ để đầu tư phát sinh trước khi đưa tài sản cố định vào khai thác sử dụng, công ty hạch toán vào nguyên giá tài sản cố định.
3.2. Công ty được chủ động lựa chọn các phương án đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới thiết bị công nghệ hoặc thay đổi cơ cấu tài sản cố định phù hợp với mục tiêu kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn.
- Công ty thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành. Riêng thẩm quyền quyết định dự án đầu tư thì chủ sở hữu công ty quyết định các dự án đầu tư mua sắm tài sản cố định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty ghi trên báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất. Trường hợp chủ sở hữu quyết định tỷ lệ nhỏ hơn 50% thì tỷ lệ cụ thể phải được quy định tại Điều lệ công ty.
Các dự án đầu tư còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty quyết định.
- Giám đốc công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại diện chủ sở hữu về tiến độ, chất lượng các dự án đã quyết định đầu tư.
- Đối với tài sản cố định là công trình, hạng mục công trình hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán giá trị công trình, hạng mục công trình thì tạm ghi tăng nguyên giá tài sản cố định theo giá trị tạm tính để trích khấu hao. Sau khi quyết toán, nếu có chênh lệch tăng hoặc giảm so với giá trị tạm tính, thì hạch toán điều chỉnh lại nguyên giá theo giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền duyệt.
3.3. Quản lý, sử dụng Tài sản cố định: Tài sản cố định được quản lý, sử dụng theo quy định của nhà nước và Điều lệ Công ty: Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo khung quy định của Bộ Tài chính để thu hồi vốn đầu tư và bảo toàn vốn. Chủ sở hữu quyết định mức khấu hao ngoài khung quy định của Bộ Tài chính.
3.4. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định: Công ty chủ động xây dựng phương án và trình Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch công ty quyết định việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn khi không có nhu cầu sử dụng hoặc tài sản đã hư hỏng không sử dụng được để thu hồi vốn. Việc nhượng bán, thanh lý tài sản phải thực hiện thông qua phương thức đấu giá. Tiền thu được từ nhượng bán, thanh lý tài sản được hạch toán vào thu nhập để xác định kết quả kinh doanh của công ty.
Đối với các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm công bố gần nhất thì do chủ sở hữu quyết định . Trong trường hợp đặc biệt chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch công ty quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả của phương án thanh lý, nhượng bán tài sản . Việc uỷ quyền phải được ghi trong Điều lệ công ty. Trường hợp chủ sở hữu quyết định tỷ lệ thấp hơn 50% thì tỷ lệ cụ thể phải được ghi trong Điều lệ công ty.
4. Quản lý hàng tồn kho:
- Tài sản lưu động là hàng hoá tồn kho bao gồm hàng hoá mua về để bán còn tồn kho, hàng hoá mua đang đi trên đường, hàng gửi bán, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho hoặc đã mua đang đi trên đường, sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất hoặc sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho, thành phẩm tồn kho hoặc thành phẩm đã gửi bán...
Giá hàng hoá tồn kho được xác định theo giá gốc bao gồm : giá mua, chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan như chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, chi phí bảo quản, phí bảo hiểm, thuế nhập khẩu (nếu có) để đưa hàng hoá tồn kho về địa điểm và trạng thái hiện tại. Nếu giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định.
- Tài sản lưu động là công cụ, dụng cụ lao động được phân bổ giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong 1 năm hoặc 2 năm tuỳ tính chất và giá trị của tài sản. Khi đã phân bổ hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng thì công ty phải mở sổ theo dõi chi tiết để quản lý.
5. Các khoản nợ phải thu, phải trả:
Công ty phải mở sổ theo dõi các khoản công nợ theo từng đối tượng: tổng số nợ phải thu, số đã thu được và số còn phải thu, tổng số nợ phải trả, số đã trả và số còn phải trả. Thường xuyên phân tích đôn đốc thu hồi nợ và thanh toán nợ phải trả.
Trước khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải kiểm kê, đối chiếu từng khoản nợ với chủ nợ hoặc khách nợ. Đối với khoản nợ phải thu xác định là khó đòi hoặc đã quá hạn từ 2 năm trở lên thì phải trích lập dự phòng theo qui định hiện hành. Nợ phải thu không đòi được phải xử lý xoá sổ theo quy định của nhà nước và được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Quản lý, sử dụng vốn:
6.1. Công ty có quyền quản lý và sử dụng linh hoạt toàn bộ số vốn chủ sở hữu đã đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác vào hoạt động kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận, đồng thời chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về bảo toàn vốn, về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan đến công ty như các chủ nợ, khách hàng... theo cam kết.
6.2. Công ty được sử dụng vốn và tài sản của công ty đầu tư ra ngoài công ty theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn đầu tư ra ngoài công ty phải theo quy định của Luật Đất đai và các quy định của nhà nước có liên quan.
- Việc đầu tư ra ngoài Công ty (bao gồm cả đầu tư ra nước ngoài), được thực hiện theo các hình thức: góp vốn liên doanh, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; nhận chuyển nhượng phần vốn đầu tư của các nhà đầu tư khác hoặc các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu quyết định các dự án đầu tư ra ngoài công ty hoặc chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài công ty có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm công bố gần nhất. Trường hợp chủ sở hữu quyết định tỷ lệ nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản thì tỷ lệ cụ thể phải được quy định tại Điều lệ công ty.
Các dự án đầu tư ra ngoài công ty còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty quyết định.
- Việc đánh giá lại tài sản để góp vốn liên doanh, thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.... thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
6.3. Hàng năm, trước khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, công ty phải tổ chức kiểm kê thực tế tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền vốn, công nợ để xác định số thực tế ở thời điểm lập Báo cáo tài chính ; xác định giá trị tài sản thừa thiếu hoặc tài sản bị tổn thất; làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định pháp luật và điều lệ Công ty. Mức bồi thường do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty quyết định. Giá trị tài sản thừa hạch toán vào thu nhập khác. Giá trị tài sản thiếu hoặc tổn thất thực tế sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức bảo hiểm hạch toán vào chi phí kinh doanh.
B. QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH.
Công ty được quyền quyết định giá bán sản phẩm hàng hoá của mình và quyết định các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh được xác định như sau:
1. Doanh thu, thu nhập của Công ty:
1.1- Doanh thu hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền đã thu hoặc sẽ thu được phát sinh từ việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ( nếu có).
1.2- Doanh thu hoạt động tài chính là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được phát sinh từ việc cho các bên khác sử dụng tài sản của công ty, thu nhập phát sinh từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, tín phiếu hoặc thu nhập được chia từ số vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp như vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh... Khoản thu nhập từ đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nếu chưa nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì công ty phải hạch toán vào thu nhập trước thuế.
1.3- Thu nhập khác là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm bồi thường, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, các khoản nợ phải trả nhưng nay không phải trả...
1.4- Các khoản doanh thu, thu nhập nói trên được xác định theo qui định tại Chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành và công bố chuẩn mực kế toán Việt nam (đợt 1) và các văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán.
2. Chi phí của Công ty bao gồm:
2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh:
a. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài (tính theo mức tiêu hao thực tế và giá vốn thực tế), chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ lao động, chi phí sửa chữa tài sản cố định;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định xác định theo quy định tại Điểm 3 Khoản A Phần II của Thông tư này;
- Chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động do Hội đồng quản trị quyết định theo hướng dẫn của Bộ lao động -Thương binh và Xã hội;
- Kinh phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế của người lao động trong doanh nghiệp phải nộp theo quy định;
- Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, quảng cáo hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh. Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt định mức chi phí và phải công bố công khai làm căn cứ để quản lý, điều hành và giám sát. Tổng giám đốc, Giám đốc công ty quyết định mức chi và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Công ty và Chủ sở hữu về quyết định của mình.
- Chi phí bằng tiền khác như chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi phí đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động, chi y tế, nghiên cứu khoa học, các khoản thuế như thuế tài nguyên, thuế đất, tiền thuê đất, chi phí cho lao động nữ, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm hoặc sửa chữa tài sản, chi phí mua bảo hiểm tài sản... .
- Giá trị tài sản tổn thất thực tế (xác định bằng giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán trừ các khoản bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm, giá trị phế liệu thu hồi và số đã được bù đắp bằng các quỹ dự phòng tài chính) , công nợ không thu hồi được.
- Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ. Mức trích các khoản dự phòng vào chi phí căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và quy định của nhà nước.
b.Chi phí sản xuất kinh doanh chia theo khoản mục như sau:
- Chi phí sản xuất kinh doanh trực tiếp bao gồm:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp; chi phí phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
+ Chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên phân xưởng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty như:
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ lao động nhỏ, phục vụ cho bộ máy quản lý và điều hành công ty.
+ Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý và điều hành công ty.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền như chi phí tiếp tân, khánh tiết giao dịch, khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động, các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi thưởng sáng kiến, cải tiến, chi phí đào tạo, giáo dục, chi y tế cho người lao động của doanh nghiệp, chi phí bảo vệ môi trường, chi phí cho lao động nữ, chi phí mua bảo hiểm tài sản...
- Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm như: tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, kinh phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên bán hàng, chi phí bao bì, đóng gói sản phẩm...
- Chi phí dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ.
- Giá trị tài sản tổn thất thực tế, công nợ không thu hồi được.
2.2. Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: chi phí liên quan đến đầu tư ra ngoài doanh nghiệp (góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn thành lập công ty...), chi phí lãi vay vốn kinh doanh, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu, kể cả khoản tổn thất trong đầu tư nếu có.
2.3. Chi phí khác:
- Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý và nhượng bán);
- Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ kế toán;
- Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
- Chi phí để thu tiền phạt;
- Các khoản chi phí bất thường khác.
2.4. Không tính vào chi phí kinh doanh các khoản đã có nguồn khác đảm bảo hoặc không liên quan đến sản xuất kinh doanh sau đây:
- Chi phí mua sắm xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình, vô hình.
- Lãi vay vốn phải trả, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trước thời điểm đưa công trình vào sử dụng.
- Các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ (hoặc giá vốn hàng hoá bán ra, dịch vụ cung cấp trong kỳ) bao gồm:
- Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền của giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ và giá thành sản phẩm tồn kho đầu kỳ; hoặc giá thành sản xuất sản phẩm nhập trước xuất trước; hoặc giá thành sản xuất sản phẩm nhập sau xuất trước.
Giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ được xác định bằng chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, cộng chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ, trừ chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Trường hợp do chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hoặc sản xuất mang tính đặc thù, tuỳ theo tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp, Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Công ty quyết định phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, sản phẩm tồn kho và sản phẩm dở dang cuối kỳ trên nguyên tắc đảm bảo giá trị sản phẩm tồn kho và sản phẩm dở dang cuối kỳ không cao hơn giá trị có thể thu hồi được.
- Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
- Chi phí dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ.
- Giá trị tài sản tổn thất thực tế, công nợ không thu hồi được.
4. Đối với các hoạt động hợp đồng hợp tác liên doanh, theo hình thức hợp đồng chia sản phẩm thì Công ty phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu và chi phí sản xuất tương ứng với số lượng sản phẩm được chia. Trường hợp, theo hình thức hợp đồng chia lợi nhuận thì lợi nhuận được hưởng từ hợp đồng hợp tác liên doanh được hạch toán vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp.
5. Lợi nhuận thực hiện của công ty được xác định theo chi phí tài chính được quy định tại thông tư này. Thu nhập doanh nghiệp làm căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào chi phí quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn dưới Luật của Bộ Tài chính và các Bộ ngành chức năng khác có liên quan.
C. LỢI NHUẬN VÀ SỬ DỤNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY:
1. Tổng lợi nhuận của công ty bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác.
Tổng lợi nhuận thực hiện của công ty là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác với giá thành sản phẩm tiêu thụ, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.
2. Lợi nhuận thực hiện của công ty, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và bù đắp các khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, chủ sở hữu quyết định sử dụng theo hướng sau đây:
a. Trích 10% lập quỹ dự phòng tài chính. Khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ thì không phải trích nữa.
b. Trích 5% để lập quĩ trợ cấp mất việc làm, khi số dư quĩ này bằng 6 tháng lương thực hiện thì không phải trích nữa.
c. Sau khi trừ đi khoản a,b phần lợi nhuận còn lại được dùng để:
+ Trích tối đa 10% lập quỹ khen thưởng;
+ Trích tối đa 10% lập quỹ phúc lợi.
+ Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý, điều hành công ty. Mức trích không vượt quá 100 triệu đồng với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch; trường hợp tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế thấp hơn kế hoạch thì phải giảm trừ tương ứng.
+ Trích tối thiểu 30% bổ sung vốn cho công ty.
Phần còn lại chủ sở hữu quyết định để lại tiếp tục bổ sung vốn cho công ty hoặc điều động đầu tư cho doanh nghiệp khác hoặc nộp Ngân sách.
3. Quỹ dự phòng tài chính dùng để:
- Bù đắp tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi trừ tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân có liên quan và của tổ chức bảo hiểm.
- Bù đắp khoản lỗ của công ty theo quyết định của chủ sở hữu công ty.
4. Quỹ trợ cấp mất việc làm dùng để trợ cấp cho người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp bị mất việc làm tạm thời theo quy định của Nhà nước; chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới; đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp.
5. Quỹ khen thưởng của công ty được dùng để:
Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho người lao động trong công ty bao gồm cả Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty và người bên ngoài công ty có quan hệ đóng góp giúp đỡ công ty trong hoạt động kinh doanh. Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án sử dụng quỹ khen thưởng do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty trình. Tổng giám đốc, Giám đốc công ty quyết định mức chi thưởng cụ thể cho người lao động và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty về các quyết định của mình.
6. Quỹ phúc lợi được dùng để:
- Đầu tư, sửa chữa công trình phúc lợi của công ty hoặc góp vốn xây dựng các công trình phúc lợi chung với các đơn vị trong Tổng công ty, Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân hoặc các đơn vị khác theo thoả thuận của hợp đồng.
- Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể người lao động trong công ty.
- Đóng góp quỹ hoặc chi dùng cho các hoạt động phúc lợi công cộng của chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở ( bao gồm cả công tác từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa).
- Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho người lao động trong công ty kể cả người lao động đã nghỉ hưu, mất sức, thôi việc.
7. Quĩ thưởng ban quản lý, điều hành dùng để:
Thưởng cho Hội đồng Quản trị hoặc Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc công ty. Chủ sở hữu quyết định mức thưởng cho Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Công ty; Hội đồng quản trị quyết định mức thưởng cho Tổng giám đốc hoặc giám đốc công ty theo kết quả hoạt động của công ty.
8. Việc sử dụng các quỹ nói trên phải thực hiện công khai theo quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước.
Khi công ty chưa thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả công ty chưa được trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng ban quản lý, điều hành công ty và chủ sở hữu không được rút lợi nhuận của công ty. Trong trường hợp này, người nào quyết định trích lập các quỹ khác hoặc phân phối lợi nhuận người đó chịu trách nhiệm thu hồi, nếu không thu hồi được phải bồi thường.
D. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN
1. Công ty thực hiện xây dựng phương án, kế hoạch đầu tư; kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh của công ty theo biểu mẫu tại phụ lục kèm theo Thông tư này.
2. Phương án và Kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm được lập theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
3. Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty quyết định kế hoạch tài chính của Công ty và báo cáo chủ sở hữu làm căn cứ để giám sát và đánh giá kết quả quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch công ty) Tổng giám đốc (hoặc giám đốc).
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu dùng để xác định mức trích lập quỹ Tổng giám đốc từ lợi nhuận sau thuế theo quy định tại khoản 2 phần II của Thông tư này.
4. Công ty phải tổ chức và thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của Bộ Tài chính nhằm phục vụ cho công tác điều hành của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty và công tác giám sát, kiểm tra của Hội đồng quản trị.
5. Cuối kỳ kế toán (quý, năm) công ty phải lập Báo cáo tài chính theo quy định chế độ về tài chính được quy định trong thông tư này, các thông tư hướng dẫn khác về tài chính kế toán có liên quan và Điều lệ của công ty.
Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch công ty có nhiệm vụ thẩm tra Báo cáo tài chính của công ty và chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu Báo cáo tài chính đã được thẩm tra. Sau khi thẩm tra, công ty gửi báo cáo tài chính đến các cơ quan chức năng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và trình chủ sở hữu phê duyệt.
Chủ sở hữu phải phê duyệt Báo cáo tài chính của công ty sau 15 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo tài chính của công ty. Văn bản phê duyệt Báo cáo tài chính phải gửi cho doanh nghiệp và cơ quan được nhận Báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
6. Công ty phải thực hiện công khai tài chính theo quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của nhà nước.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở tài chính - Vật giá, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Các Tổng công ty Nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư này.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài Chính để nghiên cứu hướng dẫn giải quyết.
PHỤ LỤC
1
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
năm...
STT
|
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Ước thực hiện năm ... |
Kế hoạch năm... |
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp đề nghị |
Chủ tịch HĐQT (Chủ tịch Công ty) phê duyệt |
1 |
Tổng doanh thu
|
1000đ |
|
|
|
2 |
Lợi nhuận thực hiện trước thuế thu nhập doanh nghiệp |
1000đ |
|
|
|
3 |
Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước |
% |
|
|
|
4 |
Mức trích khấu hao TSCĐ |
1000đ |
|
|
|
5 |
Khả năng thanh toán nợ đến hạn (a) |
% |
|
|
|
6 |
Thu nhập bình quân (lương + thưởng) đ/người/năm |
1000đ |
|
|
|
7 |
Tổng số thuế và các khoản khác phải nộp NSNN |
1000đ |
|
|
|
(a) Khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng tổng giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn so với nợ ngắn hạn phải trả, kể cả nợ dài hạn đã đến hạn
THE MINISTRY OF FINANCE | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 58/2002/TT-BTC | Hanoi, June 28, 2002 |
CIRCULAR
GUIDING THE FINANCIAL REGULATIONS APPLICABLE TO ONE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES OWNED BY THE STATE, POLITICAL ORGANIZATIONS OR SOCIO-POLITICAL ORGANIZATIONS
In furtherance of the Government’s Decree No. 63/2001/ND-CP of September 14, 2001 on the transformation of State enterprises, enterprises of political organizations or socio-political organizations into one-member limited liability companies, the Finance Ministry hereby guides the financial regulations applicable to one-member limited liability companies as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. This Circular prescribes the financial regulations applicable to one-member limited liability companies owned by the State, political organizations or socio-political organizations (hereinafter called one-member limited liability companies for short).
2. The one-member limited liability companies operate under the provisions of the Enterprise Law, the documents guiding the implementation of the Enterprise Law, Decree No. 63/2001/ND-CP of September 14, 2001, this Circular and the companies charters not contrary to the State’s stipulations.
II. SPECIFIC PROVISIONS
A. MANAGEMENT OF CAPITAL AND ASSETS
1. Charter capital:
The charter capital of one-member limited liability companies shall be invested by the owners or the owners representatives (hereinafter referred collectively to as owners) and prescribed in the companies charters.
1.1. The charter capital of the one-member limited liability companies shall include:
- The owners capital actually reflected on the accounting books at the time of transformation from the State enterprises, enterprises of political organizations or socio-political organizations into the companies as provided for in Decree No. 63/2001/ND-CP of September 14, 2001 of the Government or the capital invested by the owners at the time of founding the companies;
- After-tax profits left for the companies as addition to their capital;
- Capital supplemented to the companies by the owners (if any);
For the State-owned one-member limited liability companies, their capital shall also be supplemented from the following sources:
+ Amounts remittable to the State budget but left by the State for capital supplement (if any) according to the State’s regulations;
+ Capital of other sorts originating from the budget and considered as belonging to the budget under the stipulations of the Finance Ministry.
1.2. The increase and decrease of the companies charter capital shall be decided by owners.
The owners can withdraw their capital invested in the companies only in case of charter capital adjustment. In cases where the companies charter capital is not adjusted, the owners can withdraw their capital already invested in the companies only through form of transferring whole or part of their capital to other organizations or individuals.
For the capital amounts to be supplemented to one-member limited liability companies as pledged by the owners, the owners shall have to fully invest the capital according to the committed time limits. Where the owners, after two years, fail to invest the pledged capital amounts fully and on time, they must make the decrease adjustment of the companies charter capital.
2. Capital mobilization:
In addition to the capital amounts invested by owners, the companies are entitled to mobilize capital of organizations and individuals within and without the country under the provisions of law in service of their business. The capital mobilization by the companies must not alter the form of ownership of the companies.
The companies have the responsibility to repay the mobilized capital and the interests thereon (if any) to creditors as committed.
The company owners shall decide on and take responsibility for the capital-borrowing contracts with value being equal to or larger than 50% of the total asset value inscribed in the latest financial reports of the companies on the basis of ensuring the economic efficiency of the borrowed capital. For special cases, the owners may authorize the Managing Boards or the company presidents to decide on these capital-borrowing contracts. The authorization must be inscribed in the companies charters.
Where the owners decide on a percentage smaller than 50% of the total asset value inscribed in the financial reports, the specific percentages must be inscribed in the companies charters. The remaining capital-borrowing projects shall be decided by the Managing Boards or the company presidents.
3. Fixed assets:
3.1. The companies fixed assets include tangible fixed assets and intangible fixed assets.
The standards (on time and value) and the cost prices of fixed assets shall be determined according to the regulations of the Finance Ministry.
The payable interests on borrowed capital and the exchange rate differences of foreign currency loans for investment, which arise before the fixed assets are put to use, shall be accounted by the companies into the cost prices of the fixed assets.
3.2. The companies are entitled to select on their own plans for investment in the procurement of fixed assets, renewal of technological equipment or restructure of the fixed assets to suit the business objectives in order to raise the use efficiency of assets and capital.
- Companies shall invest in construction, procurement of assets according to the provisions of the current Regulation on investment and construction management. Regarding the competence to decide investment projects, the company owners shall decide on projects for procurement of fixed assets with value being equal to or larger than 50% of the total value of the companies assets inscribed in the financial reports at the time of latest publicization. Where owners decide on percentages smaller than 50%, the specific percentages must be prescribed in the companies charters.
The remaining investment projects shall be decided by the Managing Boards or the company presidents.
- The company directors have the responsibility to organize the implementation and take responsibility before the Managing Boards and the owners representatives for the tempo and quality of the investment projects already decided.
- For fixed assets being works, works items, which have been already completed and put to use, but their values have not yet been settled, their cost prices shall be temporarily recorded increasingly according to their temporarily calculated values for depreciation. After the final settlement, if there appear the increase or decrease difference against the temporarily calculated values, the cost prices shall be adjusted according to the settlement values approved by competent authorities.
3.3. Management and use of fixed assets: The fixed assets shall be managed and used according to the State’s regulations and the companies charters. The Managing Boards or the company presidents shall decide on the level of depreciation of fixed assets according to the frame prescribed by the Finance Ministry in order to recover the investment capital and preserve capital. The owners shall decide on the depreciation levels outside the prescribed frame of the Finance Ministry.
3.4. Liquidation and sale of fixed assets: The companies shall take initiative in drawing up plans on sale or liquidation of fixed assets when there is no need to use them or the assets have been unusably damaged in order to recover capital, and submitting them to the Managing Boards or the company presidents for decision. The sale or liquidation of assets must be effected through auctions. The proceeds from asset sale or liquidation shall be accounted into incomes in order to determine the business results of the companies.
For plans on liquidation or sale of fixed assets with their residual value being equal to or larger than 50% of the total asset value inscribed in the companies financial reports at the time of latest publicization, they shall be decided by the owners. For special cases, the owners may authorize the Managing Boards or the company presidents to decide and take responsibility for the results of the plans on asset liquidation or sale. The authorization must be inscribed in the companies charters. Where the owners decide on percentages lower than 50%, the specific percentages must be inscribed in the companies charters.
4. Management of stock merchandise:
- Current assets are stock merchandise, including goods purchased for sale and left in stock, purchased goods en route, consignment goods, raw materials, materials, instruments, tools in stock or purchased en route, unfinished products being in the process of production or finished products but not yet warehoused, stock finished products or products on consignment.
The stock merchandise prices shall be determined according to their original prices covering: the purchase prices, the processing expenses and other relevant expenses such as expenses for transportation, loading and unloading, preservation, insurance premium, import tax (if any), for carrying stock merchandise to the present locations and state. If the original prices inscribed on the accounting books are higher than the net realizable value, the enterprises must make deductions to set up reserves for stock price decrease as stipulated.
- Current assets being instruments or labor tools shall have their values distributed into the companies production and business expenses for one or two years depending on the nature and value of the assets. When their values are fully distributed but the instruments and tools are still in use, the companies shall have to open detailed-monitoring books to manage them.
5. Debts receivable, payable:
The companies shall have to open books to monitor debts according to each subject: The total amount of receivable debts, the amounts already received and the amounts to be received, the total amount of payable debts, the amounts already repaid and the amounts to be repaid. To regularly analyze and urge the recovery of receivable debts and the repayment of payable debts.
Before closing the accounting books to make the annual financial reports, the enterprises must inventory and compare debt amounts one by one with the creditors and/or the debtors. For receivable debts which are determined as bad debts or have been overdue for two years or more, the reserves must be set up according to the current regulations. The receivable bad debts shall be handled by crossing them from accounting books according to the regulations of the State and made up for with the receivable bad debt reserves; after subtracting the pecuniary compensations by concerned individuals and/or collectives, the deficit shall be accounted into business expenses of the enterprises.
6. Capital management and use:
6.1. The companies are entitled to flexibly manage and use the entire capital amounts invested by owners and other lawful capital sources for their business activities with a view to gaining profits, and at the same time take responsibility before the owners for capital preservation, for the efficient use of capital and ensure the interests of persons related to the companies such as creditors, customers, as committed.
6.2. The companies may use their capital and assets for investment outside the companies according to the provisions of law. The use of the land use right value as capital contribution for investment outside the companies must comply with the provisions of the Land Law and relevant stipulations of the State.
- The investment outside the companies (including investment overseas) shall be effected in forms of capital contribution to joint ventures, contribution of capital for the establishment of limited liability companies or joint-stock companies; receipt of investment capital transferred from other investors, or other investment forms prescribed by law.
- The owners shall decide on projects for investment outside the companies or the transfer of capital for investment outside the companies with value being equal to or larger than 50% of the total value of assets inscribed in the companies financial reports at the time of latest publicization. Where the owners decide on percentages lower than 50% of the total asset value, the specific percentages must be prescribed in the companies charters.
The remaining projects on investment outside the companies shall be decided by the Managing Boards or the company presidents.
- The re-evaluation of assets for contribution to joint ventures, to the establishment of joint-stock companies, limited liability companies shall comply with the current law provisions.
6.3. Annually, before closing the accounting books to make annual financial reports, the companies must organize the practical inventory of fixed assets, stock merchandise, capital money, debts in order to determine the actual figures at the time of making the financial reports; value the surplus, deficit or damaged assets; to clearly determine the causes thereof and responsibilities of concerned individuals and/or collectives and determine the material compensation levels according to law provisions and charters of the companies. The compensation levels shall be decided by the general directors or directors of the companies. The value of surplus assets shall be accounted into other incomes. The actual values of deficit or damaged assets, after subtracting the compensation money of individuals and/or collectives or insurance organizations shall be accounted into business expenses.
B. MANAGEMENT OF TURNOVER, EXPENSES AND COST PRICES
The companies are entitled to decide on their goods sale prices and on expenses arising in the course of their production and business activities. The turnover and business operation expenses are determined as follows:
1. Turnover and incomes of companies:
1.1. The business operation turnover means the enterprise’s entire money amount earned or expected to be earned from goods sale and/or service provision in the period, including extras and/or surcharges (if any).
1.2. The financial operation turnover means the money amount earned or expected to be earned from the use of the companies assets by other parties; incomes generated from loan capital, deposit interests, bond and/or note interests or income divided from capital invested outside the companies such as equity capital, joint-venture capital The income from investment outside the enterprises, if for which the enterprise income tax has not yet been paid, must be accounted by the companies into pre-tax incomes.
1.3. Other incomes mean money amounts earned or expected to be earned from liquidation or sale of fixed assets, insurance indemnities, fines collected from customers due to their contract breaches, payable debts which are now written off
1.4. The above-mentioned turnovers and incomes shall be determined under the provisions in Standard No. 14- Turnovers and other incomes, issued together with Decision No. 149/2001/QD-BTC of December 31, 2001 of the Finance Minister promulgating and announcing Vietnamese accounting standards (phase 1) and documents guiding the implementation of accounting standards.
2. The companies expenses shall include:
2.1. Business operation expenses:
a/ Production and business expenses arising in the period, including:
- Expenses for raw materials, materials, fuel, power, semi-finished products, services purchased from outside (calculated according to actual consumption and actual cost prices), distributed expenses of instruments and labor tools, expenses for fixed-asset repair;
- Expenses for fixed-asset depreciation determined according to the provisions at Point 3, Section A, Part II of this Circular;
- Wages and remuneration paid to laborers, decided by the Managing Boards under the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
- Social insurance fund, trade union fund, health insurance premiums of laborers inside the enterprises, to be paid according to regulations;
- Expenses for transactions, brokerage, guest reception, marketing, advertisement, meetings, calculated according to actually arising amounts. The Managing Boards or the company presidents shall decide on the expense levels and publicize them for use as basis for management, administration and supervision. The general directors or directors of the companies shall decide on the expense levels and take responsibility before the Managing Boards or the company presidents and the owners for their decisions.
- Other pecuniary expenses such as severance allowances for laborers, expenses for training to raise the managerial capabilities and professional skills of laborers, medical expenses, scientific research expenses, assorted taxes such as natural resource tax, land tax, land rent, expenses for female laborers, prior-deducted expenses for product warranty or asset repair, property insurance premium.
- The actual value of damaged assets (determined as being equal to the value of assets inscribed on the accounting books minus the compensations paid by concerned individuals and/or collectives, indemnities paid by insurance agencies, value of recovered discarded materials and amounts offset by financial reserve funds), irrecoverable debts.
- The value of reserves for stock or investment security price decrease, reserves for receivable bad debts, differences in exchange rates of long-term loan debts in foreign currency. The appropriation levels of reserves for expenses shall be based on the practical situation of the enterprises and the State’s regulations.
b/ The production and business expenses shall be divided according to clauses and items as follows:
- The direct production and business expenses include:
+ Expenses for raw materials, materials, fuel, power, which are used directly for the manufacture of the enterprises products; expenses payable to laborers directly involved in production such as wages, wage allowances, social insurance, health insurance, trade union funding.
+ General production expenses arising in work-shops such as expenses for fixed-asset depreciation, indirect raw materials and materials expenses, wages, wage allowances, social insurance, health insurance, trade union funding for workshop staff.
- Enterprise management expenses include expenses for the managerial and administrative apparatuses related to business activities of the companies, such as:
+ Expenses for depreciation of fixed assets, small labor tools in service of the apparatuses managing and administering the companies.
+ Wages, wage allowances and amounts for social insurance, health insurance, trade union funding of the apparatuses managing and administering the companies.
+ Expenses for services purchased from outside, other pecuniary expenses such as expenses for citizen reception, meetings, transactions, severance allowances for laborers, expenses for scientific research, technological renovation research, expenses for rewards to innovations and modifications, expenses for education and training, medical expenses for laborers of the enterprises, expenses for environmental protection, expenses for female laborers, property insurance premiums.
- The goods sale expenses mean all expenses related to the sale of products, services, including product warranty expenses, such as wages payable to sale personnel, social insurance and health insurance premiums, trade union funding for sale personnel, expenses for product packages, packing
- Expenses for stock price decrease reserves, receivable bad debt reserves, exchange rate differences of long-term loan debts in foreign currency.
- The actual value of damaged assets, irrecoverable debts.
2.2. Financial operation expenses, including; expenses related to investment outside the enterprises (capital contribution to joint-ventures, business cooperation, to the establishment of companies), expenses for interests on borrowed business capital, payment discount expenses, financial leasing expenses, reserve for investment securities price decrease, expenses for buying and selling bonds, shares, including investment losses, if any.
2.3. Other expenses
- Expenses for fixed- asset sale, liquidation (including the remaining value of fixed assets upon liquidation and sale);
- Expenses for recovery of receivable bad debts already written off from accounting books;
- Expenses for fines on breaches of economic contracts.
- Expenses for collection of fines;
- Other irregular expenses.
2.4. The following expenses which are offset by other sources or not related to production and business shall not be calculated into business expenses:
- Expenses for procurement, construction, installation of tangible and intangible fixed assets.
- Payable loan interests, exchange rate differences arising before the time the projects are put to use.
- Expenses not related to business activities of the companies.
3. Cost of products and/or services sold/provided in the period (or the cost prices of goods sold or services provided in the period).
- Production cost of products and/or services consumed in the period shall be calculated by the method of weighted average of the production costs of products in the period and the prices of stock products at the beginning of the period; or the production costs of products which are taken in first and delivered first; or the production costs of products which are taken in last but delivered first.
The production costs of products in the period shall be determined with the expenses for unfinished products at the beginning of the period, plus the direct production expenses arising in the period, minus the expenses for unfinished products at the end of the period.
- The enterprise management expenses arising in the period: Where the product-manufacturing cycle is long or the production is of particular character, depending on the practical situation of each enterprise, the Managing Board or the company president shall decide to distribute the enterprise management expenses into products consumed in the period, products left in stock and unfinished products at the end of the period on the principle that the value of stock products and unfinished products at the end of the period is not larger than the value which can be recovered.
- Goods sale expenses arising in the period.
- Expenses for stock price decrease reserves, receivable bad debt reserve, exchange rate differences of long-term loan debts in foreign currency.
- Value of actually damaged assets, irrecoverable debts.
4. For activities in forms of business cooperation, product-sharing contracts, the companies must organize the separate accountings of turnover and production expenses corresponding to the shared- product quantity. Where the profit-sharing form is applied, the profits earned from joint-venture cooperation contracts shall be accounted into the financial incomes of the enterprises.
5.The companies implemented profits shall be determined according to the financial expenses prescribed in this Circular. The enterprise income serving as basis for calculation of enterprise income tax shall be based on the expenses prescribed in the Enterprise Income Tax Law and the sub-law guiding documents of the Finance Ministry and other concerned ministries and functional branches.
C. PROFITS AND USE OF PROFITS OF COMPANIES
1. The gross profits of a company shall cover the business operation profits, the financial operation profits and other profits.
The total implemented profits of a company is the difference between the business operation turnover, the financial operation turnover as well as other incomes against the costs of consumed products, financial operation expenses and other expenses.
2.The companies implemented profits, after the payment of enterprise income tax as provided for in the Enterprise Income Tax Law and the offset for the preceding year’s losses not deducted from pre-tax profits, shall be used under the owners decisions according to the following directions:
a/ Deducting 10% for setting up the financial reserve fund. When this fund balance represents 25% of the charter capital, the deduction is no longer required.
b/ Deducting 5% for setting up the job-loss allowance fund; when this fund balance is equal to six months implemented wages, the deduction is no longer required.
c/ After subtracting amounts prescribed in Items a and b, the remaining profit amount shall be used for:
+ A maximum 10% - deduction to set up the reward fund;
+ A maximum 10% - deduction to set up the welfare fund;
+ A maximum 5% - deduction to set up a fund to reward the Boards which manage and administer the companies. The deduction level must not exceed VND 100 million provided that the ratio between the implemented pre-tax profits and the owners capital of the companies must be equal to or larger than the plan profit ratio; where the implemented pre-tax profit ratio is lower than the plan profit ratio, the corresponding reduction is required;
+ The minimum 30% - deduction to supplement capital to the companies.
The remainder shall be retained under the owners decisions to continue supplementing capital for the companies or mobilize for investment in other enterprises or to remit to the Budget.
3. The financial reserve fund is used to:
- Make up for property losses or damage incurred in the business process after subtracting the compensation money of concerned organizations and/or individuals and the insurance agencies.
- Make up for the companies losses under decisions of the companies owners.
4.The job-loss allowance funds are used to provide support for the laborers who have worked at the enterprises and temporarily lost their jobs under the regulations of the State; to provide funding for professional and technical retraining of laborers due to technological changes or their transfer to new jobs or for training the enterprises female laborers in reserve jobs.
5. The companies reward funds are used for:
Annual or periodical rewards to laborers in the companies, including the Managing Boards, general directors or directors, and people outside the companies who have assisted the companies in business activities. The Managing Boards or the company presidents shall ratify the plans on the use of reward funds, submitted by the general directors or directors of the companies. The general directors or directors of the companies shall decide on the concrete reward levels for laborers and take responsibility before the Managing Boards or the company presidents for their decisions.
6. The welfare funds are used for:
- Investment in, or repair of the welfare facilities of the companies or capital contribution to the construction of joint welfare projects with units in the corporations, ministries, branches, People’s Committees or other units as agreed upon in contracts.
- Expenditures for sport and cultural activities as well as public welfare of the labor collectives in the companies.
- Contribution to funds or expenditures for public welfare activities of local administrations where the enterprises are headquartered (including charity work, the construction of gratitude houses).
- Assistance to laborers in the companies, including those who have retired, lost their working capacity or left their jobs, who meet with regular or extraordinary difficulties.
7. The reward funds for managerial and administrative boards are used for:
Rewards to the Managing Boards of presidents, general directors, directors of the companies. The owners shall decide the reward levels for the Managing Boards or the presidents of the companies; the Managing Boards shall decide on the reward levels for general directors or directors of companies according to results of the companies activities.
8. The use of the above-mentioned funds must be publicized according to the regulations on grassroots democracy and the regulations of the State.
When the companies have not yet paid all their debts and fulfilled other property obligations, they must not make deductions for setting up of reward funds, welfare funds and reward funds for managerial and administrative boards of the companies and the owners must not withdraw profits of the companies. In this case, those who decide the deductions for setting up other funds or distribute profits shall have to recover them; if not, they shall have to pay compensations therefor.
D. FINANCIAL PLANS, ACCOUNTING, AUDIT
1. The companies shall draw up investment schemes and plans as well as long-term and annual financial plans in line with the business plans of the companies according to set forms.
2. The annual investment schemes and plans shall be drawn up according to the provisions of the current Regulations on investment and construction management.
3. The Managing Boards or the company presidents shall decide on the companies financial plans and report them to the owners for use as basis for supervision and evaluation of the results of management and administration of business activities of the Managing Boards (of the company presidents), general directors (or directors).
The norm on pre-tax profit ratio on owners capital shall be used for determination of the deduction levels for setting up the general directors funds from after-tax profits according to the provisions in Clause 2, Part II of this Circular.
4. The companies must organize and implement the work of internal audit according to the Finance Ministry’s regulations in order to serve the work of administration by the general directors or directors of the companies and the work of supervision and inspection by the Managing Boards.
5. At the end of an accounting period (quarter, year), the companies shall have to make financial reports according to the financial regimes prescribed in this Circular, other relevant guiding documents on finance and accounting and the charters of the companies.
The Managing Boards or the company presidents have the task to verify the financial reports of the companies and take responsibility for the truthfulness of the data in the verified financial reports. After the verification, the companies shall send the financial reports to functional bodies according to the current regulations of the Finance Ministry and submit them to the owners for approval.
The owners must approve the financial reports of companies within 15 days after receiving them. The written approval of the financial reports must be addressed to the enterprises and the financial report- receiving agencies according to the current regulations.
6. The companies shall have to effect the financial publicity according to the regulations on grassroots democracy and the regulations of the State.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the provincial/municipal Finance-Pricing Services, Tax Departments, the State corporations and one-member limited liability companies shall have to strictly follow the guidance in this Circular.
2. This Circular takes implementation effect 15 days after its signing. If problems arise in the course of implementation, the ministries, branches, localities and enterprises are requested to report them in time to the Finance Ministry for study and settlement guidance.
| FOR THE FINANCE MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây