Thông tư 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp

thuộc tính Thông tư 53/2006/TT-BTC

Thông tư 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:53/2006/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:12/06/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp - Theo Thông tư số 53/2006/TT-BTC ban hành ngày 12/6/2006, Bộ Tài chính hướng dẫn: việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp có các yêu cầu sau: Cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý về chi phí của từng công việc, bộ phận, dự án, sản phẩm,..., Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin thực hiện, các định mức, đơn giá,... phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành và ra quyết định, Đảm bảo cung cấp các thông tin chi tiết, cụ thể hơn so với kế toán tài chính, Xác lập các nguyên tắc, phương pháp phù hợp để đảm bảo được tính so sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng như giữa các thời kỳ hoạt động, giữa dự toán và thực hiện. Doanh nghiệp có thể tổ chức kế toán bán hàng theo từng phương thức bán hàng và thanh toán tiền (bán thu tiền ngay, bán trả góp, bán hàng thông qua đại lý hàng đổi hàng), theo từng bộ phận bán hàng (khu vực 1, khu vực 2,...), theo từng nhóm sản phẩm, loại hoạt động chủ yếu. Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức kế toán bán hàng bằng cách kết hợp nhiều tiêu thức với nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý của mình và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư53/2006/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 53/2006/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 53/2006/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP

- Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;

- Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;

- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tổ chức tốt công tác kế toán, Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, như sau:

Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Kế toán quản trị
a/ Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán, khoản 3, điều 4).
Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện.
b/ Đối tượng nhận thông tin kế toán quản trị là Ban lãnh đạo doanh nghiệp và những người tham gia quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không bắt buộc phải công khai các thông tin về kế toán quản trị trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
c/ Đơn vị tính sử dụng trong Kế toán quản trị, gồm: Đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật, thời gian lao động hoặc các đơn vị tính khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
d/ Nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị: Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc vận dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và chi tiết hóa các tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo kế toán quản trị cần thiết phục vụ cho kế toán quản trị của đơn vị.
đ/ Doanh nghiệp được sử dụng mọi thông tin, số liệu của phần kế toán tài chính để phối hợp và phục vụ cho kế toán quản trị.
2. Đối tượng áp dụng Thông tư
Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Riêng các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán, Tổ chức tín dụng, Tổ chức tài chính,... vận dụng các nội dung phù hợp hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp
a/ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.
b/ Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.
c/ Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị.
d/ Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
4. Nội dung, phạm vi, kỳ kế toán quản trị
4.1. Nội dung kế toán quản trị
a/ Nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, gồm:
- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm;
- Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh;
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;
- Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định;
- Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;
- Kế toán quản trị một số khoản mục khác:
+ Kế toán quản trị tài sản cố định (TSCĐ);
+ Kế toán quản trị hàng tồn kho;
+ Kế toán quản trị lao động và tiền lương;
+ Kế toán quản trị các khoản nợ.
b/ Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, doanh nghiệp có thể thực hiện các nội dung kế toán quản trị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi kế toán quản trị không bị giới hạn và được quyết định bởi nhu cầu thông tin về kế toán quản trị của doanh nghiệp trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch, kiểm tra, tổ chức, điều hành, ra quyết định và trình độ, khả năng tổ chức công tác kế toán quản trị của mỗi doanh nghiệp.
4.3. Kỳ kế toán quản trị thường là tháng, quý, năm như kỳ kế toán tài chính. Doanh nghiệp được quyết định kỳ kế toán quản trị khác (có thể là ngày, tuần hoặc bất kỳ thời hạn nào) theo yêu cầu của mình.
5. Các thuật ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
- Trung tâm trách nhiệm: Là một bộ phận (phân xưởng, dây chuyền sản xuất; một phòng, ban; một công ty hoặc toàn bộ công ty) trong một tổ chức mà người quản lý của bộ phận đó có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với số chi phí, thu nhập phát sinh hoặc số vốn đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
- Trung tâm chi phí: Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền điều hành quản lý các chi phí phát sinh thuộc bộ phận mình quản lý. Trung tâm chi phí có thể là bộ phận (phân xưởng, đội, tổ,...) hoặc từng giai đoạn hoạt động (giai đoạn làm thô, giai đoạn cắt gọt, giai đoạn đánh bóng,…).
- Chi phí chênh lệch: Là chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. Chi phí chênh lệch là một trong các căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất,  kinh doanh.
- Chi phí cơ hội: Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do lựa chọn phương án (hoặc hành động) này thay vì chọn phương án (hoặc hành động) khác.
- Chi phí chìm: Là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu bất kể đã lựa chọn phương án hoặc hành động nào. Chi phí chìm tồn tại ở mọi phương án nên không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánh, lựa chọn phương án, hành động tối ưu.
- Chi phí khả biến (gọi tắt là biến phí): Là những chi phí sản xuất, kinh doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số, về tỷ lệ với sự biến động về khối lượng sản phẩm, gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số khoản chi phí sản xuất chung, như: Chi phí nhân công, chi phí điện nước, phụ tùng sửa chữa máy,...Chi phí khả biến không thay đổi khi tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc.
- Chi phí bất biến (còn gọi là định phí): Là những chi phí mà tổng số không thay đổi với sự biến động về khối lượng sản phẩm, công việc, gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, lương nhân viên, cán bộ quản lý,...Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm, công việc có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc.
- Lãi trên biến phí: Là số chênh lệch giữa doanh thu với biến phí toàn bộ (gồm giá thành sản xuất theo biến phí, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp).
- Điểm hoà vốn: Là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc là một điểm mà tại đó lãi trên biến phí bằng tổng chi phí bất biến.
- Quyết định ngắn hạn: Là quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường dưới 1 năm hoặc ngắn hơn 1 chu kỳ kinh doanh thông thường như: Quyết định về sự tồn tại hay loại bỏ một bộ phận kinh doanh trong kỳ kế hoạch; Quyết định phương án tự sản xuất hay mua ngoài nguyên vật liệu, sản phẩm; Quyết định bán ở giai đoạn bán thành phẩm hay giai đoạn thành phẩm;…).
- Quyết định dài hạn: Là những quyết định có thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thời gian thực thi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (Ví dụ, như: Quyết định đầu tư TSCĐ cho doanh nghiệp; Quyết định đầu tư tài chính dài hạn;…).
- Thông tin thích hợp: Là những thông tin phải đạt hai tiêu chuẩn cơ bản:
+ Thông tin đó phải liên quan đến tương lai;
+ Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.
Phần II
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1. Việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp có các yêu cầu sau:
a/ Cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý về chi phí của từng công việc, bộ phận, dự án, sản phẩm,…;
b/ Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin thực hiện, các định mức, đơn giá,... phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành và ra quyết định;
c/ Đảm bảo cung cấp các thông tin chi tiết, cụ thể hơn so với kế toán tài chính;
d/ Xác lập các nguyên tắc, phương pháp phù hợp để đảm bảo được tính so sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng như giữa các thời kỳ hoạt động, giữa dự toán và thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo các nội dung: Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán; Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị và tổ chức phân tích thông tin kinh tế, tài chính.  
3. Nguyên tắc tổ chức vận dụng Chứng từ kế toán
a/ Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
b/ Cụ thể hoá và bổ sung các nội dung cần thiết vào từng mẫu chứng từ kế toán đã được quy định để phục vụ cho việc thu thập thông tin quản trị nội bộ doanh nghiệp.
c/ Sử dụng các chứng từ ban đầu, chứng từ thống kê trong điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (Lệnh sản xuất; Bảng kê khối lượng; Quyết định điều động lao động; Quyết định điều động (di chuyển) tài sản; Biên bản điều tra tình hình sản xuất,…) để kế toán quản trị khối lượng sản phẩm (công việc), thời gian lao động, lập kế hoạch.
d/ Được thiết kế và sử dụng các chứng từ nội bộ dùng cho kế toán quản trị mà không có quy định của Nhà nước (Bảng tính phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…); Được thiết lập hệ thống thu thập và cung cấp thông tin nhanh, kịp thời qua Email, Fax và các phương tiện thông tin khác.
4. Nguyên tắc tổ chức vận dụng Tài khoản kế toán
4.1. Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để chi tiết hoá theo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
4.2. Việc chi tiết hóa các cấp tài khoản kế toán dựa trên các yêu cầu sau:
a/ Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị của từng cấp quản lý.
b/ Các tài khoản có mối quan hệ với nhau cần đảm bảo tính thống nhất về ký hiệu, cấp độ,…(Ví dụ: TK 15411, 51111, 63211, 91111,...).
c/ Việc chi tiết hóa tài khoản không được làm sai lệch nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép của tài khoản.
4.3. Doanh nghiệp được mở tài khoản kế toán chi tiết theo các cấp trong các trường hợp sau:
a/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng công việc; Sản phẩm, mặt hàng, bộ phận sản xuất, kinh doanh,...
b/ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh theo từng công việc; Sản phẩm, mặt hàng, bộ phận sản xuất, kinh doanh,...
c/ Kế toán hàng tồn kho theo từng thứ, loại.
d/ Kế toán các nguồn vốn, các khoản vay, các khoản nợ phải thu, phải trả,...theo chủ thể và từng loại.
Ngoài ra tùy theo yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị mà doanh nghiệp thiết kế chi tiết hóa các tài khoản kế toán cho phù hợp.
5. Nguyên tắc tổ chức vận dụng Sổ kế toán
a/ Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để bổ sung các chỉ tiêu, yêu cầu cụ thể phục vụ cho kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Việc bổ sung hoặc thiết kế các nội dung của sổ.
b/ Doanh nghiệp có thể thiết kế các sổ kế toán mới phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh theo bộ phận, mặt hàng, công việc và các yêu cầu khác của kế toán quản trị (Phiếu tính giá thành sản phẩm; Báo cáo sản xuất; Sổ chi tiết bán hàng theo khách hàng,..như mẫu sổ ở phụ lục kèm theo).
6. Yêu cầu, nội dung Báo cáo kế toán quản trị
6.1. Yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị
a/ Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.
b/ Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp.
c/ Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.
6.2. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị
6.2.1 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu của một doanh nghiệp thường bao gồm:
a/ Báo cáo tình hình thực hiện:
- Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;
- Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;
- Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêu thụ;
- Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động;
- Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành;
- Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hoá;
- Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ;
- Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ;
- Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm;
- Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu.
b/ Báo cáo phân tích:
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tài chính;
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.
6.2.2 Một số mẫu báo cáo kế toán quản trị chủ yếu:  Xem phụ lục kèm theo.
7. Lưu trữ tài liệu kế toán quản trị
Việc lưu trữ tài liệu kế toán quản trị, đặc biệt là các báo cáo kế toán quản trị mang tính tổng hợp, phân tích kết quả kinh doanh, chiến lược kinh doanh,...được thực hiện theo quyết định của Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán trên cơ sở vận dụng các quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu kế toán. 
Phần III
MỘT SỐ NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
1. Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm
1.1. Kế toán quản trị chi phí
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để tổ chức tập hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí, như: Tổ, đội, phân xưởng hoặc cho từng công việc, từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất hoặc cho cả quá trình sản xuất và xác định các loại chi phí của doanh nghiệp theo các nội dung sau:
1.1.1 Phân loại chi phí
Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quản trị hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa chọn tiêu thức phân loại phù hợp.
a/ Phục vụ cho kế toán tài chính, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau:
- Theo nội dung kinh tế, chi phí được chia làm hai loại:
+ Chi phí sản xuất: Là chi phí hình thành nên giá trị của sản phẩm sản xuất, gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung;
+ Chi phí ngoài sản xuất: Là chi phí không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi phí được chia ra:
+ Chi phí thời kỳ: Là chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh (theo thời gian) có thể liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí thời kỳ có đặc điểm là những chi phí làm giảm lợi tức trong kỳ kinh doanh mà chi phí đó phát sinh;
+ Chi phí sản phẩm: Là chi phí cấu thành nên giá trị đơn vị sản phẩm hoàn thành, đang tồn kho hoặc đã được bán.
b/ Phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau:
- Theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra:
+ Chi phí khả biến;
+ Chi phí bất biến;
+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến (Ví dụ: Chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ,...).
- Theo tính chất chi phí, chi phí được chia ra:
+ Chi phí trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định hoàn thành (Ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp,...);
+ Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, hoặc nhiều dịch vụ khác nhau không làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ (Ví dụ: Chi phí quản lý hành chính, chi phí lương nhân viên quản lý,...). Chi phí gián tiếp phải được phân bổ vào từng đơn vị, sản phẩm, công việc;
+ Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó;
+ Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó.
c/ Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của một dự án được phân loại như sau:
- Chi phí thích hợp;
- Chi phí chênh lệch;
- Chi phí cơ hội;
- Chi phí chìm.
1.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí
Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí phù hợp từng loại chi phí:
a/ Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. Theo phương pháp này thì chi phí của đối tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
b/ Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày công, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng,…và phương pháp phân bổ là trực tiếp hoặc phân bổ theo cấp bậc.
1.1.3 Xác định trung tâm chi phí
Việc xác định trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy mô của từng doanh nghiệp. Các trung tâm chi phí thường được phân loại là:
- Trung tâm chính, như: Trung tâm mua hàng, trung tâm sản xuất (các phân xưởng, bộ phận sản xuất);
- Trung tâm phụ, như: Trung tâm hành chính, quản trị, trung tâm kế toán, tài chính,…
1.2. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm
1.2.1 Phương pháp tính giá thành
Tùy theo đặc điểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Các phương pháp tính giá thành chủ yếu là:
a/ Phương pháp tính giá thành theo công việc, sản phẩm
Tính giá thành theo công việc (hoặc sản phẩm) là quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có liên quan đến một công việc, một sản phẩm riêng biệt hoặc một nhóm sản phẩm cụ thể, một đơn đặt hàng:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng công việc, sản phẩm riêng biệt;
+ Chi phí sản xuất chung: Khi có chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp chung cho các công việc, sản phẩm sau đó tiến hành phân bổ.
Áp dụng phương pháp này doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể để chọn một trong những phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung, như sau:
+ Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mức thực tế;
Theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ điều chỉnh số chênh lệch giữa số ước tính phân bổ và chi phí chung thực tế phát sinh ghi tăng hoặc giảm “Giá vốn hàng bán” trong kỳ (Nếu số chênh lệch nhỏ không đáng kể) hoặc sẽ phân bổ số chênh lệch cho số chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm và giá vốn hàng bán trên cơ sở tỷ lệ với số dư (hoặc số luỹ kế) của các tài khoản này trước khi phân bổ mức chênh lệch chi phí sản xuất chung.
+ Ước tính chi phí sản xuất chung của từng công việc, sản phẩm,... ngay từ đầu kỳ, cuối kỳ tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và mức chi phí sản xuất chung đã ước tính.
b/ Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất (Phương pháp tổng cộng chi phí);
c/ Phương pháp tính giá thành theo định mức;
d/ Phương pháp hệ số;
đ/ Phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ.
1.2.2  Đối tượng và kỳ tính giá thành
a/ Đối tượng tính giá thành có thể là một chi tiết thành phẩm, thành phẩm, nhóm thành phẩm, công việc cụ thể hoặc giá thành bộ phận lĩnh vực. Doanh nghiệp có thể dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp:
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý;
+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất;
+ Điều kiện và trình độ kế toán, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
b/ Kỳ tính giá thành thông thường là theo tháng, quý, hoặc theo năm. Doanh nghiệp căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành. Đối với sản phẩm đơn chiếc thì kỳ tính giá thành là khi sản phẩm đơn chiếc hoàn thành.
1.2.3 Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các bước như sau:
+ Tập hợp chi phí (trực tiếp, gián tiếp và phân bổ);
+ Tổng hợp chi phí, xử lý chênh lệch thừa, thiếu;
+ Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang;
+ Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng;
+ Lập báo cáo (thẻ tính) giá thành sản phẩm.
2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh
2.1. Định giá bán sản phẩm
a/ Doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm theo nguyên tắc: Giá bán đủ bù đắp chi phí và đạt được lợi nhuận mong muốn.
b/ Doanh nghiệp có thể căn cứ vào từng hoàn cảnh, điều kiện và từng loại giá bán (giá bán sản phẩm thông thường, giá bán sản phẩm mới, giá bán nội bộ, giá bán trong điều kiện cạnh tranh,...) để lựa chọn căn cứ làm cơ sở xác định giá bán hợp lý (Ví dụ: căn cứ vào giá thành sản xuất, căn cứ vào biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm, dựa vào chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công,...).
Ví dụ: Định giá bán dựa trên giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp cộng thêm vào chi phí tỷ lệ tăng thêm theo công thức:

Giá bán

=

Giá thành sản xuất sản phẩm x (1 +  % cộng thêm)

 



Tỷ lệ
phần trăm
tăng thêm

 



=

Mức hoàn vốn           +      Chi phí bán hàng, chi phí
mong muốn                       quản lý doanh nghiệp

Thông tư 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Số sản phẩm              x      Giá thành sản xuất 1       
đã bán                                sản phẩm đã bán

 

Mức hoàn vốn mong muốn

=

Tỷ lệ hoàn
vốn đầu tư

x

Tổng vốn
đầu tư

2.2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả bán hàng
a/ Doanh nghiệp có thể tổ chức kế toán bán hàng theo từng phương thức bán hàng và thanh toán tiền (bán thu tiền ngay, bán trả góp, bán hàng thông qua đại lý hàng đổi hàng), theo từng bộ phận bán hàng (khu vực 1, khu vực 2,...), theo từng nhóm sản phẩm, loại hoạt động chủ yếu. Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức kế toán bán hàng bằng cách kết hợp nhiều tiêu thức với nhau, tùy theo yêu cầu quản lý của mình và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
b/ Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán và báo cáo bán hàng và kết quả bán hàng một cách liên hoàn và linh hoạt để có thể kế toán phù hợp với các trường hợp bán hàng trong từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận
Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận là mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng (số lượng, mức độ hoạt động), kết cấu hàng bán chi phí (cố định, biến đổi) và sự tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phân tích mối quan hệ này thông qua hệ thống chỉ tiêu phân tích, gồm:
+ Lãi tính trên biến phí đơn vị (còn gọi là số dư đảm phí);
+ Tổng lãi tính trên biến phí;
+ Tỷ suất lãi tính trên biến phí;
+ Kết cấu chi phí;
+ Đòn bẩy kinh tế;
+ Điểm hoà vốn (sản lượng, doanh thu, công suất, thời gian hoà vốn,…);
…………..
Việc phân tích mối quan hệ này giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết định trong sản xuất, kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận như: Lựa chọn sản phẩm và sản lượng sản xuất, giá bán, định mức chi phí.
4. Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
Ra quyết định là chức năng cơ bản của nhà quản trị doanh nghiệp. Quyết định phổ biến ở doanh nghiệp, gồm: Quyết định ngắn hạn và quyết định dài hạn.
4.1. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn
Để lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn, kế toán quản trị doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau :
+ Thu thập thông tin (chi phí, doanh thu) liên quan đến các phương án kinh doanh cần ra quyết định;
+ Loại bỏ các thông tin không thích hợp là các chi phí chìm, chi phí giống nhau (cả lượng và tính chất) và doanh thu như nhau của các phương án đang xem xét;
+ Xác định các thông tin thích hợp;
+ Ra quyết định.
4.2. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định đầu tư dài hạn
Quyết định đầu tư dài hạn thường là: Quyết định đầu tư tài sản mới hay tiếp tục sử dụng tài sản cũ; mở rộng quy mô sản xuất; thuê hay mua TSCĐ; lựa chọn các thiết bị khác trong thời gian thích hợp;…
Để cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định đầu tư, kế toán quản trị của doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:
- Phân loại các quyết định thành hai loại sau:
+ Quyết định có tính sàng lọc;
+ Quyết định có tính ưu tiên.
- Thu thập thông tin và phân loại thông tin phù hợp với loại quyết định.
- Lựa chọn một trong các phương pháp thích hợp để xác định thông tin (lập dự án đầu tư) phù hợp với loại quyết định:
+ Phương pháp kỳ hoàn vốn;
+ Phương pháp giá trị hiện tại ròng;
+ Phương pháp tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian;
+ Phương pháp chỉ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian.
- Quyết định lựa chọn phương án sau khi đã có thông tin thích hợp.
5. Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh
5.1. Yêu cầu lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh
a/ Hệ thống chỉ tiêu dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh được xây dựng riêng cho từng quá trình, như: Quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và chi tiết cho từng nội dung: Vốn bằng tiền; Hàng tồn kho; Từng loại chi phí nghiệp vụ kinh doanh: Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Từng loại báo cáo tổng hợp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,…
b/ Dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh được lập cho cả năm và chia ra các quý, các tháng trong năm. Song, để việc lập dự toán được chính xác và có tính khả thi thì cuối tháng, cuối quý doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán tháng, quý đó và các yếu tố ảnh hưởng của tháng, quý tiếp theo để lập dự toán.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng từng chỉ tiêu dự toán, doanh nghiệp cần gắn với các chỉ tiêu dự toán khác nhằm tạo thành hệ thống các chỉ tiêu dự toán.
Hệ thống các chỉ tiêu dự toán bao gồm:
- Chỉ tiêu dự toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Chỉ tiêu dự toán sản lượng sản xuất sản phẩm, dịch vụ;
- Chỉ tiêu dự toán chi phí sản xuất, dịch vụ;
- Chỉ tiêu dự toán hàng tồn kho;
- Chỉ tiêu dự toán chi phí bán hàng;
- Chỉ tiêu dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chỉ tiêu dự toán vốn bằng tiền;
- Chỉ tiêu dự toán Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh;
- Chỉ tiêu dự toán Bảng cân đối kế toán.
5.2. Trình tự lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh
a/ Các bộ phận trong doanh nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh của bộ phận mình.
b/ Phòng kế toán doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp dự toán của các bộ phận thành dự toán ngân sách chung của toàn doanh nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc họp cùng với các bộ phận liên quan để nhận ý kiến sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh dự toán.
c/ Đệ trình lên lãnh đạo doanh nghiệp. Sau khi có ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành phổ biến lại cho các bộ phận trong doanh nghiệp để thực hiện.
6. Kế toán quản trị một số khoản mục khác
6.1. Kế toán quản trị TSCĐ
a/ Doanh nghiệp cần phải mở sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để phản ánh được các chỉ tiêu về giá trị hiện vật của quá trình quản lý, sử dụng và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của toàn đơn vị, các bộ phận, các đối tượng TSCĐ chủ yếu, đồng thời cung cấp được nhu cầu sử dụng tài sản cố định của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp một cách cụ thể để giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở quyết định các phương án khai thác năng lực tài sản cố định hiện có và đầu tư mới thích hợp, hiệu quả.
b/ Doanh nghiệp có thể xác định cơ cấu TSCĐ theo cách phân loại TSCĐ phù hợp, đồng thời kết hợp kế toán theo từng đối tượng TSCĐ của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch đầu tư dài hạn cho từng thời kỳ, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như các khoản tổn thất do sử dụng TSCĐ không đúng mục đích.
c/ Doanh nghiệp cần xác định phạm vi tổ chức kế toán quản trị cụ thể để xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán TSCĐ thích hợp hoặc sử dụng các tài liệu của kế toán tài chính để phân tích.
6.2. Kế toán quản trị hàng tồn kho
a/ Doanh nghiệp cần lập danh điểm vật tư và tổ chức kế toán quản trị về số hiện có, số đã sử dụng, đã bán cả về số lượng và giá trị phù hợp danh điểm vật tư, sản phẩm, hàng hóa đã lập theo yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.
b/ Để kế toán được số vật tư đã sử dụng và số tồn kho hợp lý, doanh nghiệp cần xác định được phương pháp tính giá hàng tồn kho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như lập kế hoạch cho tương lai.
c/ Doanh nghiệp lập định mức chi phí nguyên liệu, vật liệu cho từng công việc, sản phẩm và lập định mức dự trữ cho từng danh điểm hàng tồn kho.
d/ So sánh giữa định mức đã lập và thực tế thực hiện, đưa ra nhận xét và kiến nghị.
6.3. Kế toán quản trị lao động và tiền lương
a/ Yêu cầu doanh nghiệp cần thực hiện được các việc sau:
- Lập được định mức giờ công và đơn giá tiền lương cho các bậc thợ, nhân viên của doanh nghiệp;
- Lập được định mức chi phí nhân công tiêu hao cho từng giai đoạn công việc, sản phẩm, dịch vụ,...;
- Xác định và kiểm soát được thời gian làm việc của từng lao động;
- Tính toán đầy đủ và phân bổ chi phí nhân công vào các giá phí, trung tâm chi phí và giá thành hợp lý, phù hợp.
b/ Phương pháp thực hiện:
- Doanh nghiệp cần thiết kế và vận hành tốt hệ thống chấm công, tính lương và bảng thanh toán lương phù hợp với các trung tâm chi phí và giá thành.
- Áp dụng phương pháp kế toán chi phí nhân công phù hợp (với từng thời gian, điều kiện):
+ Phương pháp trực tiếp;
+ Phương pháp phân bổ: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp người lao động cùng một lúc tham gia nhiều công việc và doanh nghiệp cần lựa chọn căn cứ phân bổ thích hợp.
6.4. Kế toán quản trị các khoản nợ
a/ Yêu cầu kế toán quản trị các khoản nợ là đảm bảo cung cấp được các thông tin về: Chủ nợ, loại nợ theo kỳ hạn, thời hạn thanh toán và chất lượng của khoản nợ vào bất kỳ lúc nào khi nhà quản lý cần;
b/ Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để thiết kế các tài khoản phản ánh các khoản nợ theo chủ nợ, khách nợ đồng thời phân tích theo chất lượng nợ và kỳ hạn thanh toán hoặc phản ánh các khoản nợ theo thời hạn nợ, đồng thời phân tích theo chủ nợ, chất lượng của khoản nợ.
Phần IV
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị
1.1. Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin  cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp.
1.2. Các doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện cụ thể của mình (Quy mô; Trình độ cán bộ; Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật...) để tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo một trong các hình thức sau:
a/ Hình thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,…Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực hiện các nội dung kế toán quản trị chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp. Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp hoặc do kế toán trưởng đảm nhiệm.
b/ Hình thức tách biệt: Tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với bộ phận kế toán tài chính trong phòng kế toán của doanh nghiệp. Hình thức này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, như: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế,...
c/ Hình thức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên như: Tổ chức bộ phận kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo hình thức kết hợp.
2. Người làm kế toán quản trị
2.1. Doanh nghiệp cần bố trí người làm kế toán quản trị có đủ năng lực, trình độ trên cơ sở vận dụng các tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán quy định tại Luật Kế toán.
Trường hợp doanh nghiệp tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị tách biệt riêng với bộ phận kế toán tài chính thì người làm kế toán quản trị phải có tiêu chuẩn, có quyền và trách nhiệm sau:
a/ Tiêu chuẩn của người làm kế toán quản trị:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
b/ Quyền hạn của người làm kế toán quản trị:
Người làm kế toán quản trị có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, hoặc thống kê; Có quyền chủ động phân tích, đánh giá và đề xuất.
c/ Trách nhiệm của người làm kế toán quản trị:
Người làm kế toán quản trị có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Khi thay đổi người làm kế toán quản trị, người làm kế toán quản trị cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán quản trị mới. Người làm kế toán quản trị cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán quản trị.
2.2. Thuê làm kế toán quản trị
Đối với đơn vị kế toán không có điều kiện hoặc không bố trí người làm kế toán quản trị thì có thể thuê người làm kế toán quản trị theo hướng dẫn sau:
- Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ  kế toán để thuê làm kế toán quản trị theo quy định của pháp luật;
- Việc thuê làm kế toán quản trị phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Đơn vị kế toán thuê người làm kế toán quản trị có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng;
- Doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán quản trị phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng.
3. Kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo doanh nghiệp về các thông tin, số liệu kế toán quản trị đã cung cấp.
Phần V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Các doanh nghiệp căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này làm cơ sở xây dựng và tổ chức kế toán quản trị thích hợp và có hiệu quả tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp thành viên (đối với Tổng công ty), đơn vị trực thuộc, phụ thuộc (đối với Công ty).
3. Các Trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung học Kinh tế - Tài chính - Kế toán, trên cơ sở nội dung của Thông tư này xây dựng giáo trình giảng dạy về kế toán quản trị phù hợp.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


Trần Xuân Hà

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/ 6/ 2006
của Bộ Tài chính)

Phụ lục 01

Đơn vị:…….....

Bộ phận:….....

PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG VIỆC

Doanh nghiệp:………………………………………………………………...................

(Tên khách hàng):………………................(Địa chỉ):….................(Ngày đặt hàng):…..

Loại sản phẩm:…………………………….Ngày bắt đầu sản xuất:……….....................

Mã số công việc:…………………………. (Ngày hẹn giao hàng):..………....................

Số lượng sản xuất:………………………....Ngày hoàn thành:………………................./

Đơn vị tính…….đ

Diễn giải

Nguyên liệu,    vật liệu trực tiếp

Nhân công

trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Tổng chi phí

Số lượng SP

 hoàn thành

Chứng từ

Số tiền

Chứng từ

Số tiền

Tỷ lệ (đơn giá)

Căn cứ  phân bổ

Số phân bổ

Chứng từ

Số lượng

Ngày

Số hiệu

 

Ngày

Số hiệu

Ngày

Số hiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá thành đơn vị

x

 

x

x

 

x

x

 

 

x

x

 

 

Ngày,…… tháng…….năm….

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người lập và ghi phiếu

                    (Ký,  họ tên)

Phụ lục 02

Đơn vị:…….....

Bộ phận:…......

SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG, KẾT QUẢ

Tên sản phẩm, (hàng hoá, dịch vụ).....

Đơn vị tính…….đ

 

S

TT

 

Ngày, tháng ghi sổ

 

Chứng từ

 

Diễn giải

 

Doanh thu

Các khoản

giảm trừ

 

Chi phí bán hàng

 

Chi phí quản lý DN

 

 

Lãi lỗ

 

Số

 

Ngày

 

Số lượng

 

Đơn giá

 

Thành tiền

 

Chiết khấu

 

Giảm giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày,…… tháng…….năm….

Người ghi sổ

                                                                                                      (Ký,  họ tên)

 

Phụ lục 03

Đơn vị:…….....

Bộ phận:….....

BÁO CÁO SẢN XUẤT

Tháng......Quý.....Năm....

( Phương pháp bình quân)

Đơn vị tính…..đ

 

Chỉ tiêu

 

Tổng

số

Khối lượng tương đương

Nguyên vật liệu trực tiếp

Nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

A

1

2

3

4

A - Khối lượng hoàn thành tương đương

 

 

 

 

- Khối lượng hoàn thành

 

 

 

 

- Khối lượng dở dang cuối kỳ

 

 

 

 

   + Nguyên vật liệu trực tiếp

 

 

 

 

   + Nhân công trực tiếp

 

 

 

 

   + Chi phí sản xuất chung

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

B - Tổng hợp chi phí và xác định giá thành đơn vị sản phẩm

 

 

 

 

- Chi phí dở dang đầu kỳ

 

 

 

 

- Chi phí phát sinh trong tháng

 

 

 

 

Tổng cộng chi phí

 

 

 

 

Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành

 

 

 

 

C - Cân đối chi phí

 

 

 

 

- Nguồn chi phí đầu vào

 

 

 

 

  + Chi phí dở dang đầu kỳ

 

 

 

 

  + Chi phí phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

- Phân bổ chi phí (đầu ra)

 

 

 

 

  + Giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành

 

 

 

 

  + Chi phí dở dang cuối kỳ

 

 

 

 

  + Nguyên vật liệu trực tiếp

 

 

 

 

  + Nhân công trực tiếp

 

 

 

 

  + Chi phí sản xuất chung

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm…

            Kế toán trưởng             Phụ trách                                            Người lập

            (Ký,  họ tên)                         bộ phận báo cáo                                    (Ký, họ tên)                                                                   (Ký, họ tên)       

Phụ lục 04

Đơn vị:…….....

Bộ phận:….....

BÁO CÁO SẢN XUẤT

Tháng......Quý.....Năm....

( Phương pháp nhập trước - xuất trước)

 

Đơn vị tính……đ

 

Chỉ tiêu

 

Tổng

số

Khối lượng tương đương

Nguyên liệu, vật liệu

 trực tiếp

Nhân công

 trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

A

1

2

3

4

A - Khối lượng hoàn thành tương đương

 

 

 

 

- Khối lượng dở dang đầu kỳ

 

 

 

 

- Khối lượng mới đưa vào sản xuất

 

 

 

 

- Khối lượng dở dang cuối kỳ

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

B - Tổng hợp chi phí và tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương

 

 

 

 

  + Chi phí phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

  + Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương

 

 

 

 

C - Cân đối chi phí

 

 

 

 

- Nguồn chi phí (đầu vào)

 

 

 

 

  + Chi phí dở dang đầu kỳ

 

 

 

 

  + Chi phí phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

- Phân bổ chi phí (đầu ra)

 

 

 

 

  + Chi phí dở dang đầu kỳ                           

 

 

 

 

   • Kỳ trước

 

 

 

 

   • Kỳ này: * Nhân công trực tiếp

 

 

 

 

                   * Chi phí sản xuất chung

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

  + Bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ    

 

 

 

 

  + Chi phí dở dang cuối kỳ                            

 

 

 

 

  + Nguyên vật liệu trực tiếp

 

 

 

 

  + Nhân công trực tiếp

 

 

 

 

Chi phí sản xuất chung

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 Ngày…..tháng….năm…

            Kế toán trưởng             Phụ trách                                            Người lập

            (Ký,  họ tên)                         bộ phận báo cáo                                    (Ký, họ tên)                                                                   (Ký, họ tên)       

Phụ lục 05a

Đơn vị:…….....

Bộ phận:….....

BÁO CÁO GIÁ THÀNH

Tháng…..Quý.......Năm…..

                                                                                        Đơn vị tính…….đ

 

 

Chi phí phát sinh

Sản

Tổng

Ý kiến

 

Tên sản phẩm

 

Dở dang

 

Chi

 

Chi phí

Chi phí

sản xuất chung

 

Tổng

phẩm

dở

chi

 phí

Nhận xét,

Kiến nghị

(Công việc)

đầu kỳ

Phí

NVL trực tiếp

nhân

công trực tiếp

Cố

định

Biến đổi

cộng

dang

cuối kỳ

để tính giá

thành

nguyên nhân

biện pháp

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                     Ngày…..tháng….năm…

            Kế toán trưởng                                                        Người lập

               (Ký, họ tên)                                                                      (Ký,  họ tên)

Phụ lục 05b

Đơn vị:……......

Bộ phận:….......

BÁO CÁO GIÁ THÀNH

Tháng…..Quý.......Năm…..

                                                                                        Đơn vị tính…….đ

 

 

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

….

Tổng cộng

Chỉ tiêu

Kỳ

Kỳ này

Kỳ

Kỳ này

 

Kỳ

Kỳ này

 

trước

KH

Thực hiện

trước

KH

Thực hiện

.....

trước

KH

Thực hiện

A

1

2

3

4

5

6

…..

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chi phí SX chung

+

+

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá thành SX sản phẩm hoàn thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Chi phí bán hàng phân bổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chi phí quản lý DN phân bổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Ý kiến nhận xét

- Nguyên nhân

- Kiến nghị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                               

Ngày…..tháng….năm…

Kế toán trưởng                                                          Người lập

  (Ký,  họ tên)                                                                        (Ký, họ tên)

Phụ lục số 06

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH

Tháng…..Quý.......Năm…..

 

PHẦN I –DOANH THU                                                                                 Đơn vị tính…….đ

 

Chỉ tiêu

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

 

….

 

Tổng cộng

 

Kỳ

Kỳ này

Kỳ

Kỳ này

......

Kỳ

Kỳ này

 

trước

KH

TH

trước

KH

TH

 

trước

KH

TH

A

1

2

3

4

5

6

…...

1. Doanh thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Các khoản giảm trừ

- Chiết khấu TM

- Giảm giá hàng bán

- Hàng bán bị trả lại

- Thuế TTĐB,

Thuế XK, thuế GTGT phải nộp (PP trực tiếp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Doanh thu thuần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II – CHI PHÍ

 

Chỉ tiêu

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

….

 

Tổng cộng

 

Kỳ

Kỳ này

Kỳ

Kỳ này

 

Kỳ

Kỳ này

 

trước

KH

TH

trước

KH

TH

 

trước

KH

TH

A

1

2

3

4

5

6

1. Giá vốn hàng bán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chi phí bán hàng phân bổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng chi phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

PHẦN III – XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

 

Chỉ tiêu

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

Sản phẩm

(Bộ phận, lĩnh vực)

 

….

 

Tổng cộng

 

Kỳ

Kỳ này

Kỳ

Kỳ này

.....

Kỳ

Kỳ này

 

trước

KH

TH

trước

KH

TH

 

trước

KH

TH

A

1

2

3

4

5

6

1. Lãi gộp trước thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chi phí thuế TNDN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN IV - Ý KIẾN

            + Nhận xét, đánh giá tình hình và nguyên nhân:.......................................................

            + Kiến nghị biện pháp:..............................................................................................

 

Ngày…..tháng….năm….

Kế toán trưởng                                                                   Người lập

  (Ký,  họ tên)                                                                                 (Ký,  họ tên)

Phụ lục số 07

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tháng…..Quý.......Năm…..

 

Đơn vị tính…….đ

 

SP (bộ phận,

lĩnh vực)

SP (bộ phận,

lĩnh vực)

.......

Tổng cộng toàn DN

Ý kiến

Chỉ tiêu

Kỳ

Kỳ này

Kỳ

Kỳ này

.......

Kỳ

Kỳ này

Nhận xét

Kiến nghị

 

trước

KH

TH

trước

KH

TH

 

trước

KH

TH

 nguyên nhân

biện pháp

A

1

2

3

4

5

6

........

....

....

....

....

......

1. Doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu

- Chiết khấu TM

- Giảm giá hàng bán

- Hàng bán bị trả lại

- Thuế TTĐB, thuế NX, thuế GTGT phải nộp (PP trực tiếp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Doanh thu thuần

Trừ chi phí khả biến

- Chi phí khả biến của hàng bán

- Chi phí khả biến khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí khả biến trừ chi phí bất biến thuộc sản phẩm, bộ phận...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Số chênh lệch của sản phẩm (bộ phận, lĩnh vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trừ chi phí bất biến chung toàn doanh nghiệp phân bổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.Thu nhập thuần trước thuế TNDN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Chi phí thuế TNDN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Thu nhập thuần sau thuế TNDN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm….

Kế toán trưởng                                                                                                                                      Người lập

   (Ký,  họ tên)                                                                                                                                                   (Ký,  họ tên)

Phụ lục số 08

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH

Tháng…..Quý.......Năm…..

 

Đơn vị tính…….đ

 

Doanh thu

Chi phí sản xuất, kinh doanh

 

 

 

 

 

 

Các khoản giảm trừ doanh thu

 

 

Trong đó

 

                            

 

Ý kiến

Sản phẩm.....

Bộ phận.......

Doanh

thu

bán hàng

 

Chiết khấu

thương mại

 

Giảm giá hàng bán

 

Hàng bán bị trả lại

Thuế TTĐB, XK, thuế GTGT phải nộp

Doanh 

thu thuần

Tổng

cộng chi phí

Giá vốn hàng bán

Chi phí bán hàng phân bổ

Chi phí quản lý phân bổ

Lãi

trước

thuế

Chi 

phí

thuế TNDN

 

Lợi

nhuận sau thuế TNDN

Nhận

xét, nguyên nhân

Kiến

nghị, biện pháp

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

SP...

Kỳ trước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bộ phận, lĩnh vực)

Kỳ này

KH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SP.......

Kỳ trước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bộ phận, lĩnh vực)

Kỳ này

KH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SP.....

Kỳ trước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.......

....

KH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

Kỳ trước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỳ này

KH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm….

Kế toán trưởng                                                                                                                                      Người lập

   (Ký, họ tên)                                                                                                                                                     (Ký, họ tên)

Phụ lục số 09

Đơn vị:………….

Bộ phận…………

 

BÁO CÁO BÁN HÀNG

   Tháng…..Quý.......Năm…..

 

Đơn vị tính..........đ

 

Bán buôn

Bán lẻ

 

 

Đơn giá

Thành tiền

Chi phí cho việc bán

 

 

Đơn giá

Thành tiền

Chi phí cho việc bán

 

 

Sản phẩm

 

Số

lượng

 

Giá vốn

 

Giá bán

 

Giá

Vốn

 

Doanh thu

Chi phí bán hàng phân bổ

Chi phí quản lý chung phân bổ

 

 

Cộng

 

Lãi (lỗ)

gộp

 

Số

lượng

 

Giá

vốn

 

Giá bán

 

Giá

Vốn

 

Doanh thu

Chi phí bán hàng phân bổ

Chi phí quản lý chung phân bổ

 

 

Cộng

Lãi

(lỗ) gộp

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Sản

KH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

phẩm......

TH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản

KH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

phẩm......

TH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...........

KH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

KH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

cộng

TH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm….

Kế toán trưởng                                                                                                                                      Người lập

   (Ký, họ tên)                                                                                                                                                    (Ký, họ tên

Phụ lục số 10

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………

 

BÁO CÁO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Tháng…..Quý.......Năm…..

 

 

Đơn vị tính:.............đ

 

Kế hoạch

Thực hiện

So sánh KH/TH

Ý kiến

Đối tượng

sử dụng

 

Số

 

Đơn

 

Thành

 

Số

 

Đơn

 

Thành

 

Tỷ lệ (%)

 

Chênh lệch

Nhận xét,

Kiến nghi,

 

công

giá

tiền

công

giá

tiền

Công

Tiền

Số công

Đơn giá

Thành

 tiền

nguyên nhân

biện pháp

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

- Sản phẩm (bộ phận)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

x

 

 

x

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm….

Kế toán trưởng                                                                                                                                      Người lập

   (Ký, họ tên)                                                                                                                                                    (Ký, họ tên)

Phụ lục số 11

Đơn vị:………….

Bộ phận…………

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU

Tháng…..Quý.......Năm…..

 

Đơn vị tính:...........đ

 

Tên, quy cách

Kế hoạch

 mua vào

Thực hiện

mua trong kỳ

Thực xuất kho

trong kỳ

Số tồn kho

 đầu kỳ

Số tồn kho

cuối kỳ

Ý kiến

nguyên liệu,

vật liệu

 

Số lượng

 

Đơn giá

 

Thành

tiền

 

Số lượng

 

Đơn

giá

 

Thành

tiền

 

Dùng SX

SP

 

Dùng cho

quản lý

 

Khác

 

Số lượng

 

Thành

tiền

 

Số

lượng

 

Thành tiền

 

Nhận xét,

 

Kiến nghị,

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

 

 

 

 

nguyên nhân

biện pháp

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm….

Kế toán trưởng                                                                                                                                      Người lập

   (Ký, họ tên)                                                                                                                                                    (Ký, họ tên)

 

Phụ lục số 12

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………

 

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Tháng…..Quý.......Năm…..

 

Đơn vị tính:............đ

 

 

Kế hoạch

 

Sản xuất, mua vào

trong kỳ

 

Số xuất bán, sử dụng

trong kỳ

 

Số tồn kho

đầu kỳ

 

Số tồn kho

cuối kỳ

 

Ý kiến

 

Sản phẩm

 

 

Số

 

 

Đơn

 

 

Thành

 

 

Số

 

 

Đơn

 

 

Thành

 

So sánh với KH (%)

 

Bán

 

Xuất sử dụng

 

 

Số

 

 

Thành

 

 

Số

 

 

Thành

 

Nhận xét,

 

Kiến nghị,

(hàng hoá)

lượng

giá

tiền

lượng

giá

tiền

 

Số

 

Thành

 

Số

 

Thành

 

Sản xuất

 

Quản lý

 

Khác

lượng

tiền

lượng

tiền

nguyên nhân

biện pháp

 

 

 

 

 

 

 

lượng

tiền

lượng

tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

 

 

 

 

 

 

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm….

Kế toán trưởng                                                                                                                                      Người lập

  (Ký, họ tên)                                                                                                                                                     (Ký, họ tên)

 

Phụ lục 13

Bộ phận:........................         

 

 

SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG

Từ ngày........ đến ngày........

Khách hàng:............................................................................................................................

 

 

Số

Đơn

Thành

Thuế

Các khoản giảm trừ doanh thu

Tổng

Tên hàng

(Chứng từ)

lượng

giá

tiền

GTGT

Chiết khấu TM

Giảm

giá

......

cộng

A

B

C

D

1

2

3

...

.....

Chứng từ số...ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

Chứng từ số...ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm…

                        Kế toán trưởng                                           Người ghi sổ

                        (Ký, họ tên)                                                              (Ký, họ tên)

Phụ lục 14

Bộ phận:........................         

           

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT

Tháng ......Quý.....năm....

 

 

Mã số

 

Sản phẩm

Đơn

vị

Kế hoạch

sản xuất

Thực tế

thực hiện

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

Ý kiến

 

 

tính

Số lượng

Chi

phí

Số lượng

Chi

phí

Số lượng

Chi

phí

Số lượng

Chi phí

Nhận xét

Kiến nghị

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm…

     Phụ trách                            Kế toán trưởng             Người lập biểu

 bộ phận báo cáo

  (Ký, họ tên)                             (Ký, họ tên)                                  (Ký, họ tên)

Phụ lục 15

Đơn vị:...........................

Bộ phận:........................

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NỢ THEO THỜI HẠN NỢ VÀ KHÁCH HÀNG

Từ ngày ............. đến ngày.............

 

 

Mã số

 

Khách hàng

 

Tổng nợ

 

Thời hạn nợ

Đánh giá

tình trạng nợ

Ý kiến

kiến nghị

 

 

 

.........

.......

.......

......

 

 

A

B

C

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm…

     Phụ trách                            Kế toán trưởng                                     Giám đốc

bộ phận báo cáo

  (Ký, họ tên)                             (Ký, họ tên)                                                        (Ký, họ tên)

 

Phụ lục 16

Đơn vị:...........................

Bộ phận:........................

 

BÁO CÁO DỰ BÁO VẬT TƯ THEO KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH

Tháng .......Quý..........năm........

 

 

Danh

Tên, quy

Đơn vị

Nhu cầu

Số tồn kho

Số cần

điểm

vật tư

cách

vật tư

tính

Kế hoạch

Đã sử dụng

Số chưa sử dụng

thực tế

nhập bổ sung

A

B

C

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày…..tháng….năm…

            Kế toán trưởng             Phụ trách                                            Người lập

            (Ký,  họ tên)                         bộ phận báo cáo                                    (Ký, họ tên)                                                                                (Ký, họ tên)      

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
_____________

No. 53/2006/TT-BTC

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
___________________

Hanoi , June 12, 2006

CIRCULAR

Providing guidance on the application of management accounting in enterprises

 

Pursuant to the Accounting Law No. 03/2003/QH11 dated June 17, 2003;

Pursuant to the Government's Decree No. 129/2004/ND-CP dated May 31, 2004, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the accounting law, applicable to business activities;

Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP dated July 01, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance.

With the purpose of producing and trading, enterprises shall organize well their management accounting, the Ministry of Finance guides the management accounting in enterprises as follows:

 

Part I

GENERAL PROVISIONS

 

1. Management accounting

a) Management accounting is the collection, process, analysis and provision of economic and financial information according to administrative requirements and economic and financial decision of accounting units (Clause 3 Article 4 of the Accounting Law)

Management accounting shall provide information on the internal operation of enterprises such as: cost of each unit (cost center), each job, and product; analysis and assessment of the implementation situation with the plan on revenues, costs and profits; management of assets, supplies, capital, and debts; analysis of the relationship between costs, volume and profits; selection of appropriate information for short-term and long-term investment decisions; preparing production and business budget estimates; etc to serve administration, inspection and making economic decision. Management accounting shall be the job of each enterprise. The State shall only guide principles, measures of organization, and the main contents and methods of management accounting to create favorable conditions for enterprises to implement.

b) Subjects receiving information of management accounting shall be the enterprise's leadership and people involved in managing and operating the enterprise's production and business activities.

Enterprises shall be not required to disclose information of management accounting unless otherwise prescribed by law.

c) Units of calculation used in management accounting, including: the monetary unit; the kind unit; labor time or other units according to management requirements of enterprises.

d) Principles for organizing management accounting information systems: the organization of a management accounting information system shall be not required to fully comply with accounting principles and can be implemented according to the internal regulations of the enterprise to create an appropriate management information system according to the specific management requirements of each enterprise. Enterprises shall have fully authority to decide on the application of accounting documents, organize the system of accounting books, apply and detail book-keeping accounts, and design report templates of necessary management accounting to serve their unit's management accounting.

dd) Enterprises shall use all information and data from the financial accounting section to coordinate and serve management accounting.

2. Subjects of application

This Circular shall apply to enterprises in the fields of production, business, trade and services.

For enterprises in the field of finance and banking, such as insurance companies, securities companies, securities investment fund management companies, credit institutions, financial institutions, etc shall apply contents consistent with the instructions in this Circular.

3. Tasks of management accounting in enterprises

a) Collecting, processing information and data of accounting according to the scope and content of management accounting of the unit determined by each period.

b) Inspecting, supervising norms, standards and estimates.

c) Providing information according to the unit's internal management requirements by using reports of management accounting.

d) Organizing and analyzing information to serve the planning and decision-making requirements of the leadership’s enterprises.

4. The content, scope and period of management accounting

4.1. The content of management accounting

a) Main and popular contents of management accounting in enterprises, including:

- Management accounting of costs and prices of products;

- Management accounting of selling and business results;

- Analyzing the relationship between costs, volumes and profits;

- Selecting appropriate information for making decisions;

- Preparing budget estimates of production and business;

- Management accounting for other items:

+ Management accounting of fixed asset;

+ Management accounting of inventory;

+ Management accounting of labor and salary;

+ Management accounting of debts.

b) In addition to main contents mentioned above, enterprises shall implement other contents of management accounting according to the management requirements of enterprises.

4.2. The scope of management accounting shall be not limited and be determined by the enterprise's need for information about management accounting in all stages of the process of organization, production management, business, planning, inspecting, organizing, operating, making decisions and the qualifications and ability to organize the work of management accounting of each enterprise.

4.3. Management accounting periods shall be months, quarters, and years like financial accounting periods. Enterprises shall decide on another management accounting period (can be daily, weekly or any period) according to their requirements.

5. The terms in this Circular are construed as follows:

- Responsibility center: is a department (a plant, a production line; a department; a company or the entire company) in an organization where the manager has the authority to operate and take responsibility for costs, incurred income or investment capital used in business operations.

- Cost center: is a responsibility center where the manager only has the right to manage costs incurred by the department under their management. A cost center can be a department (a plant, a team, etc) or each operating stage (roughing stage, cutting stage, polishing stage, etc).

- Differential cost: is the cost that exists in this option but is absent or only partly present in another option. Cost difference is one of the important bases for choosing investment plans or plans of production and business.

- Opportunity cost: is the potential benefit lost due to choosing a plan (or an action) instead of choosing another option plan (or the action).

- Sunk cost: is a type of cost that an enterprise will have to bear regardless of the selection of plan or action. The sunk cost exists in all plans, so there are no differences and are not considered when comparing and choosing the optimal plan or action.

- Variable cost: is production and business costs that change proportionally in total, in proportion to changes in product volume, including: raw material costs, direct materials, direct labor costs and some general production costs, such as: Labor costs, electricity and water costs, machine repair parts, etc. Variable costs do not change when calculating for a unit of product or work.

- Fixed cost: is cost whose total amount does not change with changes in the volume of products and work, including: depreciation costs of fixed assets, salaries of employees and management officers, etc. The fixed cost of a unit of product or work is inversely proportional to the volume, product, and work.

- Profit on variable cost: is the difference between revernues and total variable costs (including production costs according to variable costs, variable selling costs, variable costs of business management).

- Break-even point: is a point that total revernue equals total costs or a point at which profit on variable costs equals total fixed costs.

- Short-term decision: is a business decision whose validity period, influence period and implementation that is usually less than one year or shorter than one business cycle such as: decision on the existence or elimination of a business department in the planning period; decision on a plan to self-produce or purchase of raw materials and products; decision on selling at the semi-finished product stage or the finished product stage;...).

- Long-term decision: is a decision whose validity period, influence period and implementation are longer than one year or one business period (Example such as a decision on investment fixed assets in enterprises; a decisions on long-term financial investment; etc.)

- Appropriate information: is information that shall satisfy two basic standards:

+ That information shall be related to the future;

+ That information shall have differences between plans being considered and selected.

 

Part II

THE ORGANIZATION OF THE IMPLEMENTATION 

OF MANAGEMENT ACCOUNTING

 

1. The organization of the implementation of management accounting in enterprises shall have the following requirements:

a) Punctually and fully providing the information according to management requirements on the cost for each work, division, project and product, etc;

b) Punctually and fully providing the information of implementation, norms, unit prices, etc to make the plan, inspect, manage and make the decision;

c) Ensuring to provide information that is more detailed and specific than financial accounting;

d) Establishing appropriate principles and methods to ensure comparability between financial accounting and management accounting as well as among the operating periods, between the estimate and the implementation.

2. The organization of the implementation of management accounting in enterprises has the following contents: applying accounting documents, accounting accounts, accounting books; making reports on management accounting and analyzing economic and financial information.

3. Principles for organizing and applying accounting documents

a) Applying principles and methods to make, rotate, manage and use accounting documents appropriate to specific conditions of enterprises.

b) Specifying and adding necessary contents to each prescribed accounting document form to serve the collection of the information of internal corporate management.

c) Using initial documents and statistical documents in operating production and business of the enterprise (production orders; quantity lists; decisions to mobilize labor; decisions to mobilize (move) assets; reports of investigation of production situation, etc.) for management of product volume (work), labor time, and planning.

d) Designing and using internal documents for management accounting without State regulations (allocation spreadsheet of selling costs, business management costs, etc.); establishing a system to collect and provide quickly and promptly information via email, fax and other means of information.

4. Principles for the organization and applying accounting accounts

4.1. Enterprises shall base on the accounting account system issued by the Ministry of Finance or approved by the Ministry of Finance to apply to enterprises to detail levels (level 2, 3, 4) in accordance with made plans, estimates and requests for providing information of management accounting in the enterprise.

4.2. The detailing of levels of accounting accounts based on the following requirements:

a) Originating from the requirement to provide information of management accounting of each level of management.

b) Ensuring consistency in symbols, levels, etc with accounts that have a relationship with each other (For example: Account 15411, 51111, 63211, 91111, etc.).

c) Detailing an account shall not distort the content, structure and recording method of the account.

4.3. Enterprises shall be opened detailed accounting accounts according to levels in the following cases:

a) Accounting for production costs and calculating costs for each job; products, items, production and sales departments, etc.

b) Accounting for selling and determining business results for each job; products, items, production and sales departments, etc.

c) Accounting for inventory by item and type.

d) Accounting for capital sources, loans, receivables, payables, etc according to subject and type.

In addition, depending on the requirements for providing management accounting information, businesses design detailed accounting accounts accordingly.

5. Principles for organizing and applying accounting books

a) Enterprises shall base on the accounting book system issued by the Ministry of Finance or approved by the Ministry of Finance to apply for enterprises to supplement specific criteria and requirements to serve management accounting in enterprises, to supplement or design the content of accounting books.

b) Enterprises shall design new accounting books to suitable with the requirements of managing costs, revenues and determining business results by department, item, job and other requirements of management accounting (product cost calculation sheet; production report; sales detail book by customer, etc as sample book in the attached appendix).

6. Requirements and content of management accounting reports

6.1. Requirements for establishing management accounting reports system

a) The management accounting reporting system shall need to be built in accordance with the information provision requirements for internal management of each specific enterprise.

b) The content of the management accounting reporting system shall need to ensure adequate provision and comparability of information to serve the management, administration and economic decision-making requirements of the enterprise.

c) Targets in management accounting reports shall need to be designed in accordance with the targets of plans, estimates and financial reports but shall be changed according to management requirements at all levels.

6.2. The system of management accounting reports

6.2.1 The system of main management accounting reports of the enterprise shall include:

a) Reports on the situation of the implementation:

- Reports of revenues, costs and profits of each type of product, goods and service;

- Report of the volume of goods purchased and sold during the period according to customers, selling prices, discounts and other forms of promotion;

- Detailed reports on the volume of products (services) completed and consumed;

- Report on compliance with inventory norms;

- Report on labor usage and labor productivity;

- Detailed reports on products and completed work;

- Report on the balance of import, export, and inventory of raw materials, materials, products, and goods;

- Detailed report on receivables by debt term, debtor and debt collection ability;

- Detailed reports on loan debts and payables by debt term and creditor;

- Report of the department to the responsibility center;

- Detailed report on increase and decrease in equity.

b) Analysis report:

- Analyzing the relationship between costs, volumes and profits;

- Analyzing the financial situation of the enterprise;

- Analyzing factors affecting the implementation of production and financial plans;

In addition, based on the management and operating requirements of each specific period, enterprises shall prepare other management accounting reports.

6.2.2 Some major management accounting report samples: specified in the attached appendix.

7. The storage of management accounting documents

The storage of management accounting documents, especially general management accounting reports, analysis of business results, business strategies, etc shall be implemented according to the decision of the legal representative of the accounting unit on the basis of applying the provisions of law on storing accounting documents.

 

PART III

THE KEY CONTENTS OF MANAGEMENT ACCOUNTING

 

1. Management accounting for cost and product prices

1.1. Management accounting for cost

Enterprises shall base on operational characteristics and management requirements to organize to collect costs according to each center generating costs, such as: group, team, workshop or for each job, each product, each production step or for the entire production process and determining the types of costs of the enterprise according to the following contents:

1.1.1 Classification of costs

The classification of an enterprise's costs shall be aimed at serving the management of the enterprise's production and business activities, so it shall depend on the purpose and management requirements of the enterprise in each period and each situation to choose appropriate classification criteria.

a) Serving financial accounting, production and business costs shall be classified according to the following criteria:

- According to the content of economy, costs shall be divided into two types:

+ Production costs: are costs that form the value of manufactured products, including: raw material costs, direct materials, direct labor costs, general production costs;

+ Non-production costs: are costs that do not increase the value of manufactured products but are necessary to complete the production and business process, including: sales costs, business management costs.

- According to the relationship between costs and items on the financial statements, costs shall be divided into:

+ Period costs: are costs incurred in a business period (over time) that can be related to many different objects and products. Period costs are characterized by costs that reduce profits in the business period in which the cost arises;

+ Product costs: are the cost that constitutes the value of completed product units, in stock or sold.

b) Serving management accounting, production and business costs shall be classified according to the following criteria:

- According to the relationship to planning and control, costs shall be divided into:

+ Variable costs;

+ Fixed costs;

+ Mixed costs: the type of cost that includes both variable and fixed elements (for example: telephone costs, repair costs, maintenance of fixed assets, etc).

- According to cost nature, costs shall be divided into:

+ Direct costs: is the cost of product composition, associated with a certain completed product or service (for example: cost of raw materials, direct materials; direct labor costs, etc.);

+ Indirect costs are costs related to many different products or services that do not increase the value of the product or service (for example: administrative management costs, costs of management staff salary, etc). Indirect costs must be allocated to each unit, product, and job;

+ Controllable costs are costs that the management level predicts will arise and be under the decision of that management level;

+ Uncontrollable costs are costs whose occurrence cannot be predicted by the management level and are not within the decision-making authority of that management level.

c) According to the requirement to use costs in selecting investment projects, costs of a project shall be classified as follows:

- Appropriate costs;

- Cost differences;

- Opportunity costs;

- Sunk costs.

1.1.2 Cost pooling method

Enterprises shall need to choose appropriate cost pooling methods for each type of cost:

a) Direct method: is applicable to cases where costs are incurred only related to one cost object. According to this method, the cost of any object are collected directly for that object.

b) Allocation method: is applicable to cases where costs arise related to many cost subjects. When implementing the cost allocation method, enterprises can choose one of the following allocation bases: work hours, work days, machine operating hours, usable area, etc and the allocation method is direct or distributed by level.

1.1.3 Determining cost centers

Determining cost centers shall depend on the production process and scale of each enterprise. Cost centers shall be typically classified as:

- Main centers, such as: purchasing centers, production centers (factories, production departments);

- Sub-centers, such as: administrative and management centers, accounting and finance centers, etc.

1.2. Management accounting of product cost

1.2.1 Methods of price calculation

Depending on the characteristics of the product or the relationship between the cost accounting object and the product cost object, businesses shall choose one method or a combination of multiple methods to calculate product cost.

The main calculation methods of cost shall be:

a) The method of price calculation based on work and product

Calculating price by job (or product) shall be the process of gathering and allocating costs of raw material, direct materials, direct labor costs and manufacturing overhead costs related to a job, a individual product or a specific product group, an order:

+ Costs of raw materials, direct materials, direct labor costs shall be gathered directly for each separate job and product;

+ General production costs: When general production costs shall arise, they shall be gathered together for jobs and products and then allocated.

To apply this method, enterprises shall base on the specific situation to choose one of the methods of allocating general production costs, as follows:

+ Allocating general production costs according to actual levels;

According to this method, the enterprise will adjust the difference between the estimated allocation and the actual general costs incurred to record an increase or decrease in "cost of sold goods" during the period (If the difference shall be slight and insignificant) or the difference shall be allocated to costs of production, unfinished business, finished products and cost of goods sold on a proportional basis to the balance (or accumulated amount) of these accounts before allocating the difference general production costs.

+ Estimating the general production costs of each job, product, etc right from the beginning of the period, and at the end of the period adjust of the difference between the actual costs incurred and the estimated general production costs.

b/ Method of price calculation by production process (cost summing method);

c/ Method of price calculation by norms;

d/ Coefficient methods;

dd) Cost exclusion method by the sub-products.

1.2.2. Subjects and period of price calculation

a) Subjects of price calculation shall be finished product details, finished products, group of finished products, particular works or prices of divisions of fields. Enterprises shall base on one or a number of the following bases for determining the appropriate subjects of price calculation

+ The characteristics of the organization of production and management

+ The characteristics of the production technology process;

+ The conditions and level of accounting and management requirements of enterprises.

b) The period of price calculation shall usually make by months, quarters or years. Enterprises shall base on the form, process and characteristics of production to determine the period of price calculation. The period of price calculation of single products shall be the time that the single product shall be finished.

1.2.3. The order of accounting for production costs and calculating product prices shall follow the following steps:

+ Gathering costs (direct, indirect and allotted);

+ Summing up costs, settling differences of deficit/surplus;

+ Inventorying, assessing incomplete products, identifying incomplete costs;

+ Determining the method of price calculation be applied;

+ Making reports on product prices.

2. Administration accounting of selling and business results

2.1. Determining selling prices of products

a) Enterprises shall determine selling prices of products on the principle: the price shall sufficiently cover the cost and reach expected profits.

b) Enterprises shall base on circumstances, conditions and each type of selling prices (the selling price of common product, new product, internal selling prices, competitive selling price…) to select the basis for determining the appropriate selling price (e.g. basing on the production cost, the variable cost in the total cost of products, the material and labor costs, etc.)

Example: Determining the selling price based on the production cost according to the method of adding the increasing rate into cost by the formula:

Selling price = Production cost of the product x (1 + % added)

 

Ratio for

percentage

increase

=

Expected payback level

+

Selling cost, management cost of the enterprise

Number of products sold

x

Production cost of 1 product sold

 

Expected payback level = Investment payback rate x Total investment capital

2.2. Administration accounting of selling and selling results

a) Enterprises shall organize accounting of sales according to each method of sales and payment (immediate cash sales, installment sales, sales through barter agents), by each division of sales (area 1, area 2…), by each group of products and primary type of activities. Enterprises shall also organize accounting of sales by combining multiple criteria depending on the management requirement and particular conditions and circumstances of the enterprise in each period.

b) Enterprises shall need to build the models of accounts, accounting books, reports of selling and selling results continually and flexibly in order to practice accounting in appropriate with selling cases in each period, satisfying the requirements for determining the enterprise production and business result.

3. Analyzing the relation between costs, volume and profits

The relation between costs, volume and profits shall be the relation between factors such as selling prices, volume (quantity and operation level), cost structure of sold goods (fixed and variable) and the impact of these factors on enterprises’ profits

Enterprises shall need to analyze this relation via the system of analyzing criteria including:

+ Interest calculated on variable costs of units (as known as Contribution margin);

+ Total interest calculated on variable costs;

+ Interest rate calculated on variable costs;

+ Cost structure;

+ Economic lever;

+ Breakeven point (output, revenue, capacity, breakeven time, etc.);

The analysis of this relation shall help enterprises to make decisions in production and business in order to maximize profits such as: selecting products and output, selling prices, cost norms.

4. Selecting appropriate information for making decisions

Making decisions shall be the basic function of enterprise administrators. The popular enterprise decisions shall include: short-term decisions and long-term decisions.

4.1. Appropriate information for making short-term decisions

Selecting appropriate information for making short-term decisions, management accounting shall need to take the following steps:

+ Collecting information (costs, revenues) relating to the business plan that shall need decisions;

+ Discarding the inappropriate information being sunk costs, similar costs both quantity and nature) and equivalent revenues of the plans being considered;

+ Identifying the appropriate information;

+ Making decisions.

4.2. Appropriate information for making on long-term investment decisions

Long-term investment decisions shall be: decisions on investing in new assets or continuing to use old assets; expanding production scale, renting or purchasing fixed assets; selecting other equipment in appropriate time, etc.

Providing information for leaders to make investment decisions, the management accounting shall need to implement the following works:

- Classifying decisions as:

+ Selective decisions;

+ Prioritized decisions.

- Collecting and classifying information consistently with the type of decisions.

- Selecting one of the appropriate methods to identify information (making investment projects) in appropriate with the type of decisions:

+ The payback period method;

+ The method of net present value;

+ The method of profit arising rate adjusted by time;

+ The method of profitability index adjusted by time;

- Deciding to select a plan after obtaining appropriate information.

5. Making budget estimates for production and business

5.1. Requirements for making budget estimates for production and business

a) The criteria system for estimating budget for production and business shall be built separately for each process such as process of purchase, process of production, product consumption process of the enterprise's production and business activities, and detailed for each content including: monetary capital, inventory; each kind of cost of business operation such as selling cost, enterprise management cost; each kind of summary report: the statement of financial position, the business result report, etc.

b) The budget estimates for production and business shall be make for the whole year and divided into quarters and months. However, for the accuracy and feasibility of the estimate, enterprises shall make the estimate on the basic of the situation of estimating the implementation at the end of the months and quarters and the influencing factors of the succeeding months and quarters.

However, in the process of building each estimate criterion, enterprises shall need to associate it with other estimate criteria to form a system of estimate criteria.

The system of estimated criteria shall include:

- Estimated criteria of consumption of products, goods and services;

- Estimated criteria of production output of products and services;

- Estimated criteria of production and service costs;

- Estimated criteria of inventories;

- Estimated criteria of selling costs;

- Estimated criteria of enterprise management costs;

- Estimated criteria of monetary capital;

- Estimated criteria of the production and business results report;

- Estimated norms of the statement of financial position.

5.2. The order of making budget estimates for production and business

a) Divisions in the enterprise shall be directly responsible for making their own budget estimates for production and business.

b) The corporate accounting department shall be responsible to sum up the estimates from divisions to create the general budget estimates of the entire enterprise, and to organize meetings with relevant divisions to collect amending, supplementing opinions and complete the estimate.

c) Submitting to the enterprise’s leaders. After receiving opinions from the enterprise’s leaders, these opinions shall be disseminated to all departments within the enterprise for implementation.

6. The management accounting of some other items

6.1. The management accounting of fixed assets

a) Enterprises shall need to open and sum up the detailed accounting books to reflect the criteria of item values during the process of management, use and to analysis, assessment of the efficient use of fixed asset of the entire unit, divisions and subjects of primary fixed asset; and provide demand of use of fixed assets of each division as well as the entire enterprises particularly in order to assist enterprise’s leaders basing on the decision on options of exploiting existing fixed asset capacity, and new appropriate, efficient investment.

b) Enterprises shall determine the structure of the fixed asset by the classification of appropriate fixed asset together with practice of accounting each subject of fixed assets in order to satisfy the requirements of providing information for making long-term investment plans of each period, analyzing the efficiency of fixed asset use as well as loss due to fixed assets use be not right purpose.

c) Enterprises shall need to determine the specific scope of management accounting organization to build an appropriate account model, fixed asset accounting books or use financial accounting documents for analysis.

6.2. Administration accounting of inventory

a) Enterprises shall need to make the list of supplies and organize management accounting on the existing, used, and sold numbers in both quantity and value in accordance with the list of supplies, products, and goods established as requirement of internal business management needs.

b) To properly account for the amount of used materials and inventory, the enterprise shall need to determine the method for calculating inventory prices that is appropriate to the specific conditions and circumstances of the enterprise, meeting management requirements as well as planning for the future.

c) Enterprises shall make raw material cost norms for each job and product and set reserve norms for each inventory point.

d) Comparing the established norms and the reality, making comment and proposal.

6.3. Administration accounting of labor and salaries

a) Enterprises shall be implemented the following works:

- Establishing labor hour norms and unit prices of salary for workers and employees of the enterprise;

- Establishing norms for labor costs consumed for each stage of work, product, service, etc.

- Determining and controlling the working time of each employee;

- Calculating fully and allotting labor costs to charges, cost centers and prices reasonably, appropriately.

b) Methods of implementation:

- Enterprises shall need to design and operate well the system of timekeeping, salary calculation and salary payment table in accordance with cost centers and prices.

- Applying appropriate labor cost accounting methods (for each time and condition):

+ Direct method;

+ Allocation method: this method shall apply in cases where employees participate in many jobs at the same time and the enterprise shall need to choose an appropriate allocation basis.

6.4. Administration accounting of debts

a) The requirement of management accounting for debts shall be to ensure the provision of information about: creditors, debt types by term, payment term and debt quality at any time when managers need it;

b) Based on the actual situation of the enterprise, design accounts to reflect debts by creditor, debtor and analyze debt quality and payment term or reflect debts by debt term, and analyze by creditor and quality of debt.

 

Part IV

ORGANIZATION OF MANAGEMENT ACCOUNTING SYSTEM AND PERSON DOING MANAGEMENT ACCOUNTING

 

1. The organization of management accounting system

1.1. The organization of management accounting system of the enterprise shall be consistent with the operation characteristic, investment scale, production and business location of the enterprise, with the level of economic and financial management decentralization of the enterprise. The accounting machine shall be compact, scientific and highly efficient in providing information for the leadership system of the enterprise.

1.2. Enterprises shall base on their particular conditions (scale, qualifications of officers, characteristic of production, business, management, technical facilities, etc.) to organize the management accounting system under one of the following forms:

a) Combined form: Organization of the combination of financial accounting with management accounting according to each accounting section: Production cost accounting and price calculation, sales accounting, etc. Accountants who shall monitor any accounting activity will perform both financial accounting and management accounting for that activity. In addition, the enterprise shall arrange people to carry out other general management accounting contents, such as: collecting and analyzing information to serve making the estimate and analyzing information to serve decision-making in the corporate governance. These contents may assign general accountants or the chief accountant.

b) Separate form: organizing into a separate management accounting department from the financial accounting department in the enterprise's accounting department. This form shall be only suitable for large-scale businesses, such as corporations, economic groups, etc.

c) Mixed form: shall be a form that combines the two forms mentioned above such as: organizing a separate cost management accounting department, while other contents follow the combined form.

2. The person doing management accounting

2.1. Enterprises shall need to arrange person having sufficient capacity and qualification to do management accounting on the basis of applying standards and conditions for accountants prescribed in the Law on Accounting.

In case the enterprise organizes the management accounting division separately from the financial accounting division, the person doing management accounting shall satisfy standards and have rights and responsibilities as follows:

a) Standards of the person doing management accounting:

+ Having professional accounting ethics, honesty, integrity, and a sense of compliance with the law;

+ Having professional qualifications and experience in accounting.

b) Powers of the person doing management accounting:

The person doing management accounting shall have independence in expertise, accounting operations, or statistics; have the right to proactively analyze, evaluate and make recommendations.

c) Responsibilities of the person doing management accounting:

The person doing management accounting shall be responsible for complying with legal regulations on accounting, performing assigned tasks and taking responsibility for their expertise and operations as required by leaders of the enterprise. When changing the person doing management accounting, the old person doing management accounting shall be responsible for handing over accounting work and accounting documents to the new person doing management accounting. The old person doing management accounting shall be responsible for accounting work during their time as management accounting.

2.2. Hiring as a management accounting

For accounting units that shall not have the conditions or arrange people to work as the person doing management accounting, these accounting units can hire people to work as the person doing management accounting according to the following instructions:

- The accounting unit shall sign a contract with an accounting service enterprise or an individual registered to do accounting services to hire the management accounting according to the provisions of law;

- Hiring the management accounting shall be made into a contract according to the provisions of law;

- The accounting unit shall hire the management accounting that shall be responsible for providing fully, promptly, and truthfully all information and documents related to the accounting work and paying fully and promptly accounting service fees as agreed in the contract;

- Enterprises, individuals providing management accounting services shall be responsible for accounting information and data as agreed in the contract.

3. The chief accountant of the enterprise shall be responsible for organizing the implementation of management accounting in the enterprise and shall be responsible to the leadership of the enterprise for the information and data of management accounting provided.

 

Part V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

2. Enterprises shall base on the guidance in this Circular as a basis for building and organizing appropriate and effective management accounting at enterprises and member enterprises (for Corporations), and affiliated and dependent units (for the Company).

3. Universities, Academies, Colleges, and High Schools of Economics - Finance - Accounting shall develop course books of appropriate management accounting based on the content of this Circular.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 53/2006/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân, mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân, thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của NHNN

Tài chính-Ngân hàng

văn bản mới nhất